Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VĂN BẰNG 2 NGÀNH TIẾNG ANH The interesting words, phrasese and structures

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.31 KB, 21 trang )

PH ẦN I: V ĂN B ẢN G ỐC V À Đ ÍCH
Chapter 2
Updating Vietnam’s Poverty Monitoring
System
Vietnam’s poverty monitoring system was
updated to reflect changing economic
conditions since the first Vietnam Living
Standards Survey was conducted in 1993.
New, comprehensive consumption aggregates
were created using data from the 2010
Vietnam Household Living Standards Survey
(VHLSS). The GSO-WB poverty line was
updated using these aggregates: the new line
is 653,000 VND per person per month,
yielding a national poverty rate of 20.7
percent.
Chương 2
Cập nhật Hệ thống Theo dõi Nghèo của Việt
Nam
Hệ thống theo dõi nghèo của Việt Nam đã
được cập nhật nhằm phản ánh những thay đổi
về điều kiện kinh tế kể từ khi cuộc Khảo sát
Mức sống Dân cư Việt Nam đầu tiên được
thực hiện vào năm 1993. Các số liệu tổng hợp
mới và toàn diện về tiêu dùng đã được tính
toán trên cơ sở sử dụng dữ liệu từ Khảo sát
Mức sống dân cư năm 2010. Chuẩn nghèo của
Tổng cục Thống kê – Ngân hàng Thế giới đã
được cập nhật trên cơ sở sử dụng những số
liệu tổng hợp này: chuẩn nghèo mới là
653.000 đồng/người/tháng, và theo chuẩn này


thì tỉ lệ nghèo quốc gia là 20.7%.
1
A. Introduction
2.1 Vietnam has a robust system for
monitoring changes in poverty, based on a
long-running system of nationally
representative, comparable Vietnam
Household Living Standards Surveys
(VHLSS); consistent estimates of household
welfare; and a poverty line that has been kept
constant in real purchasing power since the
mid-1990s, when it was agreed between the
General Statistics Office (GSO), the World
Bank (WB), and other development
partners.10 Consistency in methodology and
comparability over time are two of the great
strengths of Vietnam’s poverty monitoring
system. However, by 2009, it had become
clear that key aspects of Vietnam’s poverty
monitoring system were outdated. The
methods used to measure household welfare
and construct the original GSO-WB poverty
line were based on economic conditions and
the consumption patterns of poor households
in the early 1990s.
Conditions have changed: Vietnam today is
very different from Vietnam in the 1990s. The
economy is more diversified and better
integrated in the global economy.
Connectivity and access to markets have

improved, even for households living in more
remote rural areas. In addition, the production
structure of households has changed:
households have access to a much wider array
of consumer goods, and they purchase more
food from the market rather than producing it
at home. Incomes are more diversified, and
there has been a rapid shift out of agriculture
and into industry and services. These changes
affect households across the income
distribution. Especially important for
determining a poverty line, the consumption
patterns of poor households today are
substantially different from those of the
1990s.
2.2 This chapter describes revisions and
updates to Vietnam’s poverty monitoring
system, including improvements to the 2010
VHLSS (and subsequent rounds), revisions to
the definition of household welfare to make it
a more comprehensive measure of well-being,
new indexes to adjust for spatial cost-of-living
differences, and an update to the original
A. Giới thiệu
2.1 Việt Nam có một hệ thống tốt để theo
dõi những thay đổi về tình hình nghèo đói dựa
trên một hệ thống dài hạn các cuộc Khảo sát
Mức sống Dân cư (KSMSDC) đại diện cho
toàn quốc và đảm bảo khả năng so sánh; các
ước lượng nhất quán về phúc lợi hộ gia đình,

và một chuẩn nghèo tính theo sức mua tương
đương thực tế được giữ nguyên từ giữa thập
kỷ 1990, khi nó được TCTK, NHTG và các cơ
quan phát triển khác nhất trí sử dụng.10 Tính
nhất quán về phương pháp luận và khả năng
so sánh qua thời gian là hai điểm mạnh lớn
nhất của hệ thống theo dõi nghèo của Việt
Nam. Tuy nhiên, đến năm 2009, có thể thấy rõ
rằng những khía cạnh chính trong hệ thống
theo dõi nghèo của Việt Nam đã trở nên lỗi
thời. Các phương pháp được sử dụng nhằm đo
lường phúc lợi hộ gia đình và nhằm xây dựng
chuẩn nghèo ban đầu của TCTK - NHTG
được đưa ra trên cơ sở những điều kiện về
kinh tế và mô hình tiêu dùng của các hộ nghèo
vào đầu thập kỷ 1990. Những điều kiện đã
thay đổi: Việt Nam của ngày hôm nay rất khác
so với Việt Nam của thập kỷ 1990. Nền kinh
tế trở nên đa dạng hơn và hội nhập sâu hơn
vào nền kinh tế toàn cầu. Khả năng kết nối và
tiếp cận thị trường đã được cải thiện ngay cả
đối với các hộ sống ở các khu vực nông thôn
vùng sâu vùng xa. Cơ cấu sản xuất của các hộ
gia đình đã thay đổi: hiện nay các hộ gia đình
được tiếp cận với nhiều loại hàng hóa tiêu
dùng hơn rất nhiều, và họ mua nhiều lương
thực thực phẩm từ chợ hơn là tự sản xuất tại
nhà. Thu nhập đa dạng hơn và có sự chuyển
dịch nhanh chóng từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ. Sự thay đổi này ảnh hưởng

đến các hộ thông qua sự phân bổ thu nhập.
Đặc biệt quan trọng trong xác định một chuẩn
nghèo là mô hình tiêu dùng của các hộ nghèo
ngày nay khác biệt về căn bản so với những
năm 90.
2.2 Chương này mô tả việc sửa đổi và cập
nhật hệ thống theo dõi nghèo ở Việt Nam, bao
gồm cả việc cải tiến khảo sát mức sống 2010
(và các vòng tiếp theo), xem lại định nghĩa về
phúc lợi hộ gia đình để nó trở thành một thước
đo toàn diện hơn về mức sống, sử dụng các
chỉ số mới để điều chỉnh sự khác biệt về giá
sinh hoạt theo vùng lãnh thổ và cập nhật
chuẩn nghèo ban đầu của TCTK - NHTG.
Phương pháp luận dùng để xây dựng chuẩn
2
GSO-WB poverty line. The methodology to
construct the new poverty line is consistent
with the original GSO-WB methodology, but
is based on new information from the 2010
VHLSS.11 The revisions described in this
chapter result in a higher estimate of poverty
for 2010 than the original GSO-WB poverty
line would have yielded, and, particularly for
rural areas and areas with high numbers of
ethnic minority households, higher poverty
estimates compared to official estimates.
Reasons for these differences are also
discussed
2.3 The chapter also describes a new

methodology for estimating “subjective”
poverty lines, drawing on experimental
questions introduced in the 2010 VHLSS.
Poverty estimates based on the subjective
poverty line are very similar to those using the
updated GSO-WB poverty line.
2.4 The 2010 VHLSS can only give reliable
estimates of poverty at the national level, for
urban and rural areas and by region. This is
due to sample size and design of the sample of
the VHLSS, which includes information on
both expenditures and incomes. Chapter 3
describes a small-area estimation (poverty
mapping) methodology that can be used to
estimate poverty at lower levels of
disaggregation—in Vietnam’s case, for
provinces and districts—and presents new
district- and provincial-level poverty maps
based on the 2009 Population and Housing
Census and 2010 VHLSS.
B. Rethinking Poverty and Poverty
Measurement in Vietnam
2.5 Poverty is defined as unacceptable
deprivation in well-being. But well-being can
encompass a multitude of dimensions, and
there are many different views about what
constitutes an acceptable (or unacceptable)
standard of living. In many countries, setting
(or revising) the poverty line involves active
public debate and a careful balancing of

political and scientific considerations. The
enormous public response, in India and
internationally, to the Indian Planning
Commission’s announcement of new poverty
estimates and revised urban and rural poverty
lines provides a recent example of the
challenges inherent in updating poverty lines,
with some interesting parallels to current
nghèo mới phù hợp với phương pháp luận ban
đầu của TCTK - NHTG nhưng dựa trên các
thông tin mới từ Khảo sát mức sống 2010.11
Những sửa đổi được mô tả trong chương này
dẫn tới các ước lượng về nghèo đói của năm
2010 cao hơn so với các ước lượng nếu tính
theo chuẩn nghèo ban đầu của TCTK -
NHTG. Đặc biệt, đối với các khu vực nông
thôn và khu vực có nhiều hộ dân tộc thiểu số,
các ước lượng về nghèo có mức cao hơn so
với các ước lượng chính thức. Những lý do
gây nên những khác biệt này cũng được đề
cập.
2.3 Chương này cũng mô tả một phương
pháp luận mới để ước lượng chuẩn nghèo
“chủ quan” dựa trên các câu hỏi thử nghiệm
trong Khảo sát mức sống 2010. Các ước
lượng về nghèo đói theochuẩn nghèo chủ
quan rất giống với các ước lượng về nghèo đói
theo chuẩn nghèo mới của TCTK - NHTG.
2.4 Khảo sát mức sống 2010 chỉ có thể
cung cấp các ước lượng đáng tin cậy về nghèo

đói ở cấp quốc gia, khu vực thành thị và nông
thôn và vùng. Đó là do cỡ mẫu và thiết kế
mẫu của Khảo sát mức sống, mà mẫu này bao
gồm thông tin về cả chi tiêu và thu nhập.
Chương 3 mô tả phương pháp luận về ước
lượng nhỏ (lập bản đồ nghèo) có thể dùng để
ước lượng nghèo đói ở các mức phân tổ chi
tiết hơn – trong trường hợp của Việt Nam là
cấp tỉnh và cấp huyện – và đưa ra bản đồ
nghèo mới của cấp tỉnh và cấp huyện dựa trên
kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở
2009 và KSMSDC 2010.
B. Nhìn nhận lại hiện trạng nghèo và đo
lường nghèo ở Việt Nam
2.5 Nghèo được định nghĩa là sự thiếu
thốn không thể chấp nhận được trong đời
sống. Nhưng đời sống có thể bao hàm vô số
khía cạnh và có nhiều quan điểm khác nhau về
những yếu tố cấu thành nên một mức sống
chấp nhận được (hay không chấp nhận được).
Ở nhiều nước, việc thiết lập (hay sửa đổi)
chuẩn nghèo thường kéo theo những tranh
luận sôi nổi của công chúng và việc cân bằng
kỹ lưỡng giữa những cân nhắc về chính trị và
khoa học. Vô số ý kiến phản hồi của công
chúng tại Ấn Độ và quốc tế đối với tuyên bố
của Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ về những ước
lượng nghèo mới và các chuẩn nghèo thành
thị và nông thôn sửa đổilà một ví dụ gần đây
về những thách thức cố hữu trong việc cập

3
discussions in Vietnam. Many in India feel
that the new official poverty lines are far too
low (box 2.1).
Box 2.1 Do India’s New Official Poverty
Lines Measure Up?
What are Lessons for Vietnam?
The Indian Planning Commission released a
new set of poverty estimates and new poverty
lines in March 2012. Many observers believe
the new poverty lines are much too low—29
rupees per person per day for rural households
(just under US$1.25 2005 Purchasing Power
Parity [PPP]) and 32 rupees per person per
day for urban households (US$1.65 2005
PPP). The Planning Commission’s new
estimates showed a 7-percentage-point drop in
poverty, the largest drop since the official
poverty rate was first calculated in 1962. The
announcement caused a furor in the Indian
and international press: Indian poverty lines
have always been low by international
standards, and the new lines were seen as a
missed opportunity to rectify this.
One important criticism is that the nutrition
standards embedded even in India’s new lines
continue to be based on the sparse diet that the
poor consumed in the 1973–74 National
Sample Survey (NSS). Like in Vietnam,
consumption patterns in India have changed

substantially since these standards were set.
Another criticism is that India’s new poverty
lines do not “constitute an adequate definition
of poverty because they do not take into
account malnutrition, sanitation, drinking
water, housing and health needs” (Gill 2012).
Vietnam’s updated 2010 poverty lines take
full account of housing, durables, nutrition,
clean water and sanitation, and health needs.
If India is using the same methodology it used
in the past, why the big controversy now?
Over time, the Indian poverty line has
increasingly been used as a cut-off to
determine eligibility for India’s social welfare
schemes and targeted poverty reduction
programs.
People who fall below the poverty line are
eligible for a range of social benefits; states
receive funds for some poverty reduction
programs (for example, the Public
Distribution System, which distributes
nhật chuẩn nghèo, với một vài điểm tương
đồng thú vị với các cuộc thảo luận gần đây ở
Việt Nam. Nhiều người ở Ấn Độ cho rằng các
chuẩn nghèo chính thức mới là quá thấp (Hộp
2.1)
Hộp 2.1 Các Chuẩn nghèo mới của Ấn Độ có
đo lường tăng lên không?
Đâu là Bài học cho Việt Nam?
Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ đã công bố một bộ

các ước lượng mới về nghèo đói và chuẩn
nghèo mới vào tháng 3 năm 2012. Nhiều nhà
quan sát cho rằng chuẩn nghèo mới là quá
thấp –29 rupi/người/ngày đối với các hộ gia
đình nông thôn (dưới 1,25 USD theo Sức mua
tương đương2005) và 32 rupi/người/ngày đối
với các hộ gia đình thành thị (1,65 USD theo
sức mua tương đương 2005). Số liệu ước tính
mớicủaỦy ban Kế hoạch cho thấy tỉ lệ nghèo
đã giảm 7 điểm phần trăm, mức giảm lớn nhất
kể từ khi tỷ lệ nghèo chính thức lần đầu tiên
được tính toán vào năm 1962. Việc công bố đã
gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi trên báo chí
Ấn Độ và quốc tế: chuẩn nghèo của Ấn Độ
luôn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, vàcác
chuẩn nghèo mới được nhìn nhận như một cơ
hội đã bị bỏ lỡ để khắc phục tình trạng này.
Một chỉ trích quan trọng là các tiêu chuẩn
dinh dưỡng được đưa vào ngay cả trong các
chuẩn nghèo mới của Ấn Độ vẫn dựa trên chế
độ ăn uống nghèo nàn mà người nghèo tiêu
thụ trong Khảo sát Mẫu Quốc gia 1973-1974
(NSS). Giống như Việt Nam, mô hình tiêu
dùng ở Ấn Độ đã thay đổi đáng kể kể từ khi
các tiêu chuẩn này được thiết lập. Một chỉ
trích khác là các chuẩn nghèo mới của Ấn Độ
không “tạo nên một định nghĩa đầy đủ của
nghèo đói, bởi vì chúng không tính đến các
vấn đề suy dinh dưỡng, vệ sinh, nước uống,
nhà ở và các nhu cầu sức khỏe” (Gill, 2012).

Chuẩn nghèo cập nhật năm 2010 của Việt
Nam đã tính đến đầy đủ các vấn đề về nhà ở,
đồ dùng lâu bền, dinh dưỡng, nước sạch, vệ
sinh, và các nhu cầu sức khỏe.
Nếu Ấn Độ đang sử dụng cùng một phương
phápluận mà họ đã sử dụng trong quá khứ thì
tại sao bây giờ lại có cuộc tranh luận lớn như
vậy? Chuẩn nghèo của Ấn Độ ngày càng được
sử dụng như là ngưỡng để xác định điều kiện
hưởng lợi áp dụng cho các chương trình phúc
lợi xã hội của Ấn Độ và các chương trình mục
tiêu giảm nghèo.
Những người sống dưới chuẩn nghèo thì đủ
4
subsidized rice to poor households) according
to the number of residents who fall below the
official poverty line. So where the poverty
line is set is not just a statistical artifact, but an
important policy decision that determines the
eligibility of millions of families for public
support. The Government of India cannot
afford a poverty cut-off that is too high, and—
as the controversy continues—it appears that
the people of India will not accept a poverty
cut-off that is too low.
In a recent article in the Hindustan Times,
Abhijit Banerjee, Ford Foundation
International Professor of Economics at MIT,
suggested that the way out of the current
muddle is to have “two different poverty lines:

an ethical poverty line to describe the standard
we should aspire to … and an administrative
poverty line which tells us how to best target
our limited resources. As [India] gets richer,
perhaps the latter will be raised till it is
effectively the same as the former. But right
now we don’t want to hurt the poorest [by
spreading resources too thinly] in the name of
being more aggressive about poverty”
(Banerjee 2011).
Source: Banerjee 2011; Gill 2012.
2.6 Vietnam’s official poverty lines for the
2011–2015 Socio-economic Development
Plan are more akin to Banerjee’s concept of an
administrative poverty line: they are designed
to help target limited public resources to those
most in need, and should be judged by that
standard. The updated GSO- WB poverty line
better captures what Banerjee refers to as an
ethical poverty line; it reflects what Vietnam
should aspire to achieve. The good news is
that compared to the situation in the 1990s,
Vietnam’s administrative and monitoring
poverty lines are not very far apart. Moreover,
the official poverty lines help to target poverty
reduction policies and programs to those most
in need, and thus help Vietnam achieve its
điều kiện được hưởng một loạt các phúc lợi xã
hội; các bang nhận được kinh phí cho một số
chương trình giảm nghèo (ví dụ Hệ thống

Phân phối Công cộng phân phối gạo trợ cấp
cho hộ nghèo) căn cứ theo số lượng dân cư
sống dưới chuẩn nghèo chính thức. Vì vậy,
chuẩn nghèo được thiết lập ở đây không chỉ là
một sản phẩm thống kê, mà còn là một quyết
định chính sách quan trọng xác định điều kiện
hợp lệ củahàng triệu gia đình để được hưởng
hỗ trợ của nhà nước. Chính phủ Ấn Độ không
có đủ khả năng ngân sách để có thể áp dụng
một chuẩn nghèo quá cao và - khi cuộc tranh
cãi vẫn tiếp tục - thì xem ra người dân Ấn Độ
sẽ không chấp nhận một chuẩn nghèo quá
thấp.
Trong một bài báo gần đây trên Thời báo
Hindustan, Abhijit Banerjee, Giáo sư kinh tế
của chương trình Ford Foundation
International ở MIT cho rằng cách thoát ra
khỏi tình trạng lúng túng hiện nay là phải có
“hai chuẩn nghèo khác nhau: một chuẩn
nghèo theo nguyên tắc đạo đức để mô tả tiêu
chuẩn chúng ta mong muốn đạt được… và
một chuẩn nghèo hành chính cho chúng ta biết
cách tập trung nguồn lực vốn hạn chế của
chúng ta một cách tối ưu nhất. Khi Ấn Độ trở
nên giàu có hơn, có lẽ chuẩn nghèo hành
chính sẽ được nâng lên bằng chuẩn nghèo
theo nguyên tắc đạo đức. Nhưng hiện tại
chúng tôi không muốn làm ảnh hưởng tới
những người nghèo nhất [bằng việc phân bố
nguồn lực quá mỏng] dưới danh nghĩa giải

quyết vấn đề nghèo đói một cách triệt để hơn”
(Banerjee,2012).
Nguồn: Banerjee 2011; Gill 2012.
2.6 Chuẩn nghèo chính thức của Việt
Nam cho giai đoạn Kế hoạch Phát triển KT-
XH 2011-2015 giống với khái niệm về ‘chuẩn
nghèo hành chính’ của Banerjee hơn: đó là
chuẩn nghèo được thiết kế nhằm tập trung
nguồn lực công có hạn cho những người cần
nhất, và phải được đánh giá theo chuẩn đó.
Chuẩn nghèo được cập nhật của TCTK -
NHTG nắm bắt tốt hơn cái mà Banerjee gọi là
chuẩn nghèo “mang tính đạo đức”: nó phản
ánh những gì mà Việt Nam cần mong muốn
đạt được. Tin tốt lành ở đây là so với tình hình
ở thập kỷ 1990 thì chuẩn nghèo hành chính và
chuẩn nghèo dùng để theo dõi của Việt Nam
không quá cách xa nhau. Hơn nữa, chuẩn
nghèo chính thức giúp tập trung các chính
5
poverty reduction goals.
Capturing Multiple Dimensions of Poverty
2.7 Measuring poverty is a challenging and
complicated task, because poverty itself is
complex and has many dimensions. This
chapter focuses primarily on conventional
approaches, based on absolute poverty lines
and consumption measures of welfare. While
familiar to the public and policy makers in
Vietnam, the standard methodology may not

fully capture other important dimensions of
well-being. For example, households living in
large, prosperous cities like Hanoi or Ho Chi
Minh City may have access to better-quality
schools and health facilities than households
in other regions. But students attending
higher-quality schools do not necessarily face
higher school fees; in fact, households living
in areas with poor schools may have to pay
more, for instance, on extra tutoring to
compensate for quality differences. Poor
households that live in areas with low-quality
schools but cannot afford to pay more may be
at an additional disadvantage not captured in
standard poverty analysis. Similarly, two
households that look the same in terms of
schooling and skills endowments may not
earn the same income if one of the households
faces discrimination in hiring—due to
ethnicity or gender—that limits future
prospects.
2.8 A variety of economic and social factors
—some subtle and difficult to capture in
standard poverty analysis—must be examined
to get a full picture of poverty. Conventional
poverty measures provide an important
starting point for analyzing other dimensions
of poverty. For example, the profile of poverty
presented in Chapter 3 looks explicitly at
other dimensions of poverty, for example,

deprivations in education and skills, poor
health status, and deprivations in access to
basic services such as clean water and
sanitation. The aim of multitopic surveys of
living conditions (like the VHLSS) is to
facilitate the measurement and analysis of
poverty in multiple dimensions. The Human
Development Index (HDI) described in
Chapter 1 is a composite measure of well-
sách và chương trình giảm nghèo cho các đối
tượng thực sự cần nhất, vì vậy giúp Việt Nam
đạt được các mục tiêu giảm nghèo.
Nắm bắt Nghèo Đa chiều
2.7 Đo lường nghèo là một nhiệm vụ đầy
thách thức và phức tạp bởi bản thân khái niệm
nghèo đã rất phức tạp và có nhiều chiều cạnh.
Chương này tập trung trước hết vào cách tiếp
cận truyền thống dựa trên các chuẩn nghèo
tuyệt đối và thước đo tiêu dùng của phúc lợi.
Mặc dù phương pháp luận chuẩn đã trở nên
quen thuộc với công chúng và các nhà hoạch
định chính sách ở Việt Nam, phương pháp này
có thể không nắm bắt đầy đủ các khía cạnh
quan trọng khác của phúc lợi. Chẳng hạn, các
hộ sống ở những thành phố lớn và phồn vinh
như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh có
thể được tiếp cận các trường học và cơ sở y tế
với chất lượng tốt hơn những hộ ở những khu
vực khác. Nhưng không phải học sinh nào học
trường tốt hơn cũng phải đóng học phí cao

hơn. Thực tế là, những hộ sống ở nơi có
trường học kém hơn có thể lại phải chi trả
nhiều hơn, ví dụ như học thêm để bù đắp cho
chất lượng giáo dục ở trường. Những hộ
nghèo sống ở nơi có trường học chất lượng
thấp nhưng không có tiền để chi trả thêm thì
có thể phải đối mặt với những bất lợi khác nữa
mà phân tích nghèo tiêu chuẩn không nắm bắt
được. Tương tự, hai hộ có thể giống nhau về
trình độ học vấn và kĩ năng nhưng có thể thu
nhập lại không giống nhau nếu một trong hai
hộ này bị đối xử phân biệt trong công việc -
do dân tộc hoặc giới tính - làm hạn chế triển
vọng tương lai của họ.
2.8 Rất nhiều các nhân tố kinh tế và xã
hội - một số rất tinh tế và khó nắm bắt trong
phân tích nghèo tiêu chuẩn - cần được xem
xét nhằm có được bức tranh đầy đủ về nghèo
đói. Các thước đo nghèo truyền thống đưa ra
điểm xuất phát quan trọng để phân tích khía
cạnh khác của nghèo. Ví dụ, bức tranh về
nghèo đói được trình bày trong Chương 3 chủ
yếu dựa trên các khía cạnh khác của đời sống,
chẳng hạn như nghèo do không được học
hành và không có trình độ/kĩ năng, sức khỏe
kém, và thiếu tiếp cận các dịch vụ cơ bản như
nước sạch và vệ sinh. Mục đích của các cuộc
khảo sát đa chủ đề vê điều kiện sống (như
Khảo sát mức sống dân cư) là nhằm tạo thuận
lợi cho việc đo lường và phân tích nghèo đói ở

nhiều chiều cạnh. Chỉ số Phát triển Con người
6
being, as is the new Child Poverty Index (used
in Chapter 3) and the broader
Multidimensional Poverty Index (MPI)
proposed by several UN organizations.
2.9 Additional information on other
dimensions of deprivation experienced by the
poor can be identified by soliciting their
perceptions and insights through discussions
and open-ended interviews. A number of
Participatory Poverty Assessments (PPAs)
have been carried out over the years in
Vietnam, including three new field studies
carried out in preparation for this report (see
Chapter1). Findings from qualitative studies
are included throughout the report. These
studies let the poor themselves give voice and
context to the story that emerges from more
conventional statistical analyses—poor men
and women in Vietnam highlight concerns
about lack of skills and education, access to
land and job security. They also speak about
poverty in terms of risks—linked to health
shocks, aging, and disability; job loss and
uncertain wages; and weather shocks that
destroy crops and affect rural incomes. Many
of the poor are highly indebted, and risk can
undermine new economic initiatives. The
importance of social identity is also evident;

in rural areas, minority status was often
equated with being poor.
C. Updating Methods for Measuring
Poverty
2.10 Two important decisions are required in
order to measure poverty: (a) how to measure
welfare—in income or expenditure terms, and
(b) what poverty threshold or line to use. Both
issues have been the subject of debate in
Vietnam, among both local researchers and
policy makers and in the international
community (box 2.2).
2.11 The GSO-WB approach uses per capita
expenditures from the VHLSS as a measure of
household welfare. The poverty line is
constructed using a standard Cost of Basic
Needs (CBN) approach, based on the
observed consumption behavior of the poor,
as reported in the VHLSS. It includes an
(HDI) được nêu trong Chương 1 là một chỉ số
phức hợp về phúc lợi; cũng như Chỉ số Nghèo
Trẻ em (được sử dụng trong Chương 3) và bao
quát rộng hơn là Chỉ số Nghèo đa chiều (MPI)
do một vài tổ chức Liên hợp quốc đề xuất.
2.9 Có thể xác định những thông tin bổ
sung về các khía cạnh khác của sự thiếu thốn
mà người nghèo phải trải qua bằng cách khai
thác nhận thức và cách nhìn nhận của họ
thông qua các cuộc phỏng vấn mở. Nhiều
cuộc Đánh giá Nghèo có sự tham gia của

người dân (PPAs) đã được thực hiện trong
những năm qua tại Việt Nam, bao gồm 3 lĩnh
vực nghiên cứu mới được thực hiện để làm
đầu vào cho báo cáo này (xem Chương 1). Kết
quả từ các nghiên cứu định tính cũng được
đưa vào báo cáo. Những nghiên cứu này cho
phép người nghèo tự lên tiếng và nêu bối cảnh
cho câu chuyện được đưa ra từ các phân phân
tích thống kê truyền thống– phụ nữ và đàn
ông nghèo ở Việt Nam đã nêu bật những quan
ngại về việc thiếu kĩ năng và học vấn, không
có công việc tốt và việc làm ổn định, không có
đất đai và an ninh việc làm. Đồng thời họ
cũng nói về nghèo đói xét từ khía cạnh rủi ro
– đó là những rủi ro liên quan đến cú sốc về
sức khỏe, tuổi tác và khuyết tật; mất việc làm
và lương không ổn định, thiên tai hủy hoại
mùa màng và ảnh hưởng tới thu nhập ở nông
thôn. Nhiều hộ nghèo ngập trong nợ nần, và
rủi ro có thể hủy hoại những sáng kiến kinh tế
mới. Tầm quan trọng của sự nhận dạng xã hội
cũng được thể hiện rõ nét - ở nông thôn cứ nói
đến đồng bào dân tộc thiểu số là người ta liên
hệ ngay đến nghèo đói.
C. Cập nhật phương pháp đo lường nghèo
2.10 Cần có hai quyết định quan trọng để
đo lường nghèo: (a) làm thế nào để đo lường
mức phúc lợi – xét về thu nhập hoặc chi tiêu -
và (b) nên sử dụng ngưỡng hoặc chuẩn nghèo
nào. Cả hai vấn đề trên đã trở thành chủ đề

gây tranh cãi ở Việt Nam giữa những nhà
nghiên cứu trong nước và các nhà hoạch định
chính sách cũng như trong cộng đồng quốc tế
(Hộp 2.2).
2.11 Cách tiếp cận của Tổng cục Thống kê
- Ngân hàng Thế giới sử dụng chi tiêu bình
quân đầu người từ Khảo sát mức sống. Chuẩn
nghèo được xây dựng theo cách tiếp cận Chi
phí cho Các Nhu cầu Cơ bản (CBN), dựa trên
hành vi tiêu dùng quan sát được của người
nghèo, như đãkhai báo trong Khảo sát mức
7
allowance for food and nonfood spending.
The food allowance (or food poverty line) is
based on a single reference food basket for
poor households, scaled up or down as needed
to meet caloric norms and priced using a
vector of national food prices. An additional
allowance is added for essential nonfood
spending, for example, on fuel, housing,
schooling, health care, and clothing based on
nonfood spending of households whose food
spending is equal to the food poverty line
(World Bank 1999).
2.12 Vietnam carried out two Living
Standards Surveys in the 1990s—the 1992–93
VLSS and the
1997–98 VLSS—with extensive technical
support from international partners. Vietnam
then carried out a series of government-

financed Vietnam Household Living
Standards Surveys (VHLSS) (in 2002, 2004,
2006, and 2008) using a similar approach to
the earlier VLSS. The design of the core
expenditure and income modules of the
VHLSS questionnaires were kept broadly
consistent with similar modules of the VLSS
modules, with the specific and laudable aim of
maintaining comparability over time. As
noted, comparability has been one of the great
strengths of Vietnam’s poverty data.
2.13 But by 2010, strict comparability was
coming at too high a cost. The 2010 VHLSS
and related welfare aggregates represent a
break with the 2002–2008 VHLSS series in
three important respects: (a) the 2010 VHLSS
was based on a new master sample based on
the 2009 Housing and Population Census,
including a new set of communes and
enumeration areas; (b) the VHLSS household
questionnaire was substantially revised
(including revisions to the core consumption
module) and reduced in length; and (c) an
updated methodology was used to construct a
more comprehensive consumption (welfare)
aggregate. These improvements are
summarized here and described in greater
sống. Chuẩn này bao gồm các khoản chi tiêu
cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực,
thực phẩm. Khoản chi tiêu cho lương thực,

thực phẩm (hay chuẩn nghèo lương thực, thực
phẩm) được dựa trên một rổ lương thực, thực
phẩm tham chiếu duy nhất đối với hộ nghèo,
được tăng lên hoặc giảm xuống khi cần thiết
để đáp ứng định mức calo và được qui ra trị
giá/chi phí dựa theo vec-tơ giá lương thực,
thực phẩm quốc gia. Một khoản bổ sung được
phân bổ cho chi tiêu lương thực, thực phẩm,
ví dụ: nhiên liệu, nhà ở, học hành, chăm sóc
sức khỏe và quần áo, dựa trên chi tiêu phi
lương thực, thực phẩm của các hộ có mức chi
tiêu cho lương thực, thực phẩm bằng với
chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm (NHTG,
1999).
2.12 Việt Nam thực hiện hai cuộc Khảo sát
mức sống trong những năm 90 – Khảo sát
Mức sống 1992-
93 và 1997-98 - với sự hỗ trợ kỹ thuật to lớn
từ các đối tác quốc tế. Sau đó Việt Nam thực
hiện một loạt các cuộc Khảo sát Mức sống Hộ
Gia đình Việt Nam (năm 2002, 2004, 2006 và
2008), sử dụng phương pháp tiếp cận tương tự
như trong các cuộc Khảo sát mức sống trước
đó. Thiết kế mô-đun chính về chi tiêu và thu
nhập trong bảng câu hỏi điều tra trong Khảo
sát Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam nói
chung được đảm bảo nhất quán với các mô-
đun tương tự trong Khảo sát mức sống, với
mục tiêu rất cụ thể và được hoan nghênh là
duy trì khả năng so sánh theo thời gian. Như

đã lưu ý, khả năng so sánh được coi là một
trong những điểm mạnh lớn của dữ liệu nghèo
ở Việt Nam.
2.13 Tuy nhiên đến năm 2010, việc đảm
bảo khả năng so sánh một cách chặt chẽ lại
đòi hỏi chi phí quá cao. Khảo sát Mức sống
Hộ Gia đình Việt Nam 2010 và các số liệu
tổng hợp về phúc lợi có liên quan cho thấy có
sự đứt gãy so với loạt Khảo sát Mức sống Hộ
Gia đình Việt Nam 2002-2008 ở ba khía cạnh
quan trọng: (a) Khảo sát Mức sống Hộ Gia
đình Việt Nam 2010 được dựa trên một mẫu
chủ mới trên cơ sở Tổng Điều tra Nhà ở và
Dân số năm 2009), bao gồm một tập hợp các
xã và địa bàn điều tra mới;(b) Bảng câu hỏi
điều tra trong Khảo sát Mức sống Hộ Gia đình
Việt Nam được sửa đổi đáng kể (kể cả mô-
đun chính về chi tiêu) và được rút ngắn về độ
dài; và (c) đã sử dụng một phương pháp luận
8
detail in Kozel, Hinsdale, and Nguyen (2013).
The VHLSS was Improved and Shortened in
2010.
2.14 Sampling. The 2002–08 rounds of the
VHLSS used a master sample of
communes/urban wards drawn from the 1999
Housing and Population Census. In each
round of the VHLSS, half of the enumeration
areas (villages) and households within the
communes were kept and half replaced, with

the aim of ensuring stability in poverty
measurement. While good for measurement
stability, the 2002–08 master sample was
substantially outdated by the end of the
period. For example, between 2002 and 2008,
there was substantial residential development
in erstwhile empty areas (for example, “New
City” on the outskirts of Hanoi), and
residential growth in provincial cities and
towns, but these new developments were not
included in the master sample used for 2002–
08 rounds of the VHLSS.
2.15 A new master sample of communes and
wards was developed for the 2010 and
subsequent VHLSSs based on the 15 percent
sample of the 2009 Housing and Population
Census. Analysis suggests that the new
sample provides better coverage of smaller
households in urban areas, and somewhat
better coverage of migrant households, many
of whom come to work in urban areas for
extended periods. Previous rounds of the
VHLSS have been criticized for poor
coverage of urban migrants, who are often
assumed to belong to rural sending
households (Pincus and Sender 2008). A
recent study of poverty in Hanoi and Ho Chi
Minh City (Haughton et al. 2010) indicates
that many unregistered short-term urban
migrants—who are likely to be undersampled

in the VHLSS—may be vulnerable and have
lower living standards than longer-term
residents. These issues will be explored more
systematically in the future; the 2012 VHLSS
includes a special module on migrants,
focusing in particular on long- and short-term
migration for work purposes.
được cập nhật để xây dựng các số liệu tổng
hợp về tiêu dùng (phúc lợi) toàn diện hơn.
Những cải tiến này được tóm tắt dưới đây và
mô tả chi tiết hơn trong báo cáo của Kozel,
Hinsdale và Nguyễn (2013).
Khảo sát mức sống dân cư đã được cải tiến và
rút ngắn trong năm 2010
2.14 Chọn mẫu. Các vòng Khảo sát mức
sống dân cư (KSMSDC) 2002-2008 sử dụng
một mẫu chủ gồm các xã/phường được rút ra
từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1999. Tại
mỗi vòng Khảo sát mức sống, một nửa số địa
bàn điều tra (địa bàn TĐTDS 1999) và hộ gia
đình trong các xã được giữ nguyên và một nửa
được thay thế nhằm mục đích đảm bảo tính ổn
định trong đánh giá nghèo đói. Trong khi tốt
cho tính ổn định trong đo lường, mẫu chủ cho
giai đoạn 2002-2008 lại trở nên rất lỗi thời
vào cuối thời kỳ này. Ví dụ, trong giai đoạn từ
2002 đến 2008 có sự phát triển nhà ở đáng kể
ở những khu vực trước đây không có ai ở (ví
dụ, ‘Khu đô thị mới’ ở ngoại thành Hà Nội) và
sự tăng trưởng nhà ở ở các thành phố và thị tứ

của các tỉnh, song những sự phát triển này
không được đưa vào trong mẫu chủ sử dụng
cho các vòng Khảo sát mức sống 2002 - 2008.
2.15 Một mẫu chủ mới gồm các xã phường
đã được xây dựng cho Khảo sát mức sống
2010 và các vòng tiếp theo, dựa trên mẫu 15%
của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009.
Phân tích cho thấy mẫu mới có độ bao phủ tốt
hơn đối với các hộ nhỏ ở khu vực thành thị, và
độ bao phủ tốt hơn một chút đối với các hộ di
cư, trong đó gồm nhiều hộ đến làm việc ở khu
vực thành thị trong một khoảng thời gian. Các
vòng Khảo sát mức sống trước đó bị phê phán
là chưa đảm bảo độ bao phủ tốt đối với người
di cư vào thành thị- là những người vẫn được
coi là thành viên trong hộ gia đình gốc của họ
ở nông thôn (Pincus và Sender, 2008). Một
nghiên cứu gần đây về nghèo đói ở Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh (Haughton và các tác
giả khác, 2010) đã cho thấy rằng nhiều người
di cư thành thị trong ngắn hạn không có đăng
ký hộ khẩu -là những người có thể được chọn
thiếu vào mẫu của Khảo sát Mức sống Dân cư
Việt Nam - có thể dễ bị tổn thương và có mức
sống thấp hơn những người cư trú dài hạn.
Những vấn đề này sẽ được tìm hiểu một cách
hệ thống hơn trong tương lai; Khảo sát Mức
sống Dân cư Việt Nam 2012 bao gồm một
mô-đun đặc biệt về người di cư, tập trung đặc
9

2.16 The sample of households for the 2012
VHLSS will be drawn from the same
communes as the
2010 VHLSS, similar to the design of the
2002–08 sample. For 2014 and subsequent
years, GSO is strongly advised to (a) update
the master sample through careful relisting of
enumeration areas on a regular basis, and (b)
add new communes to the VHLSS master
sample over time, with particular attention to
good coverage in peri-urban areas where new
population growth is occurring. GSO is also
encouraged to explore alternative approaches
to improve coverage of urban migrants,
through either a more comprehensive
sampling methodology or in-depth surveys of
migrant populations.
2.17 Questionnaire Design. The VHLSS has
been criticized by some researchers for taking
too long to administer in the field, with related
concerns about data quality and accuracy. In
response to these criticisms, many sections of
the 2010 questionnaire were shortened. The
consumption modules were redesigned to
collect information on food and frequent
nonfood spending using a fixed reference
period (30 days) rather than a “typical month”
(used in 2002–2008), and a decision was
made to administer the VHLSS in four rounds
during each survey year. Questions designed

to collect information on labor earnings also
used a fixed reference period (prior month)
rather than being based on “typical” work
activities. Additional questions were added to
capture Vietnam’s expanding array of social
insurance and social assistance programs, and
were better measures of remittances and
transfers. Improvements were also made to the
module on access to poverty programs,
including targeting and coverage of benefits
from targeted poverty reduction programs
such as the National Target Program for
Sustainable Poverty Reduction.
New, more Comprehensive Consumption
biệt vào những người di cư dài hạn và ngắn
hạn vì mục đích làm việc.
2.16 Mẫu các hộ gia đình của Khảo sát
mức sống 2012 được lấy từ các xã như trong
Khảo sát mức sống 2010, với 50% các hộ đã
tham gia Khảo sát mức sống 2010 và 50% hộ
chọn mới. Đối với năm 2014 và các năm sau
đó Tổng cục Thống kê cần (a) cập nhật mẫu
chủ thông qua việc lập lại danh sách địa bàn
điều tra một cách định kỳ và (b) bổ sung các
xã mới vào mẫu chủ của Khảo sát mức sống
qua thời gian, trong đó đặc biệt chú trọng tới
việc đảm bảo độ bao phủ tốt ở các vùng ven
đô nơi diễn ra quá trình tăng trưởng dân số.
Chúng tôi cũng khuyến khích Tổng cục Thống
kê nghiên cứu những cách tiếp cận thay thế

nhằm cải thiện độ bao phủ đối với nhóm dân
di cư ở thành thị, thông qua một phương pháp
luận chọn mẫu toàn diện hơn hoặc điều tra sâu
về các nhóm dân số di cư.
2.17 Thiết kế Bảng câu hỏi điều tra. Khảo
sát mức sống bị nhiều nhà nghiên cứu phê
phán là mất quá nhiều thời gian để thực hiện
trên thực địa với những quan ngại về chất
lượng và tính chính xác của số liệu. Để đáp
lại, nhiều mục trong bảng câu hỏi điều tra năm
2010 đã được cắt ngắn. Mô-đun tiêu dùng
được thiết kế lại để thu thập thông tin về chi
tiêu cho lương thực, thực phẩm và các mặt
hàng phi lương thực, thực phẩm tiêu dùng
thường xuyên với khoảng thời gian tham
chiếu cố định (30 ngày) thay vì một ‘tháng
điển hình’ (như sử dụng trong giai đoạn từ
2002 - 2008), và đã có quyết định thực hiện
Khảo sát mức sống bốn kỳ trong mỗi năm
điều tra.12 Các câu hỏi được thiết kế để thu
thập thông tin về thu nhập từ lao động cũng sử
dụng thời kỳ tham chiếu cố định (tháng trước
đó) thay vì dựa trên các hoạt động công việc
‘điển hình’. Các câu hỏi được bổ sung thêm
để phản ánh một loạt các chương trình bảo
hiểm xã hội và trợ giúp xã hội của Việt Nam
cũng như phản ánh tốt hơn thước đo về tiền
chuyển về gia đình và tiền trợ cấp. Mô-đun về
tiếp cận các chương trình giảm nghèo cũng
được cải tiến, bao gồm cả nội dung về xác

định đối tượng mục tiêu và độ bao phủ của
những khoản phúc lợi do các chương trình
mục tiêu giảm nghèo mang lại, ví dụ như
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo bền vững.
Các số liệu tổng hợp mới về tiêu dùng mang
10
Aggregates were constructed
2.18 The first step in estimating a poverty
line is to construct a welfare aggregate. The
consumption aggregates constructed from the
VHLSS follow standard practices well
established in the literature (Deaton 1997;
Deaton and Zaidi 2002). The consumption
aggregates includes (a) food consumption, (b)
frequent and infrequent nonfood items
(personal care and hygiene, clothing, fuel,
household goods), (c) education (tuition,
books and uniforms, tutoring, and other fees),
(d) health (curative and preventive care, health
insurance), and (e) utilities (water, electricity,
sanitation and trash collection). Two standard
imputations are made in constructing the
consumption aggregates, (a) the annual flow
of services from durables, and (b) the annual
value of housing services/imputed rents.
2.19 The poverty line is defined on the basis
of the welfare aggregate. Any changes in the
definition of the welfare aggregate will thus
require revisions to the poverty line. Different

countries use different welfare aggregates for
measuring poverty; some countries use
income, others use household expenditures.
Within countries using household
expenditures, there are substantial differences
in expenditure aggregates. For example,
although many countries include health or
education expenditures in the expenditure
aggregate, an increasing number of low-
income countries in Sub- Saharan Africa do
not. If basic health services and primary
education services are provided free of charge,
they are not captured in household
expenditures, however defined, unless
imputations are made to value the flow of
publically provided services. Instead of trying
to value these—which is complicated and
controversial—additional analysis can be
carried out to measure deprivations in human
development, as a complement to income- or
expenditure-based measures of deprivation.
Many countries, particularly as they become
more affluent, include the (imputed) value of
durables, housing services, and local
amenities in the expenditure aggregate. While
broad concepts may be similar—welfare is
tính toàn diện hơn đã được xây dựng
2.18 Bước đầu tiên trong ước tính chuẩn
nghèo là xây dựng một chỉ tiêu tổng hợp về
phúc lợi. Các chỉ tiêu chi tiêu dùng được xây

dựng từ Khảo sát mức sống tuân theo các cách
làm chuẩn đã được thiết lập trong các tài liệu
(Deaton, 1997; Deaton và Zaidi, 2002). Các
chỉ tiêu chi tiêu dùng bao gồm (a) tiêu dùng
lương thực-thực phẩm; (b) các mặt hàng phi
lương thực, thực phẩm thường xuyên và
không thường xuyên (sản phẩm chăm sóc và
vệ sinh cá nhân, quần áo, nhiên liệu, đồ gia
dụng); (c) giáo dục (học phí, sách và đồng
phục, học thêm và các khoản phí khác); (d)
sức khỏe (phòng bệnh và chữa bệnh, bảo hiểm
y tế); và (e) các dịch vụ tiện ích công cộng
(nước, điện, vệ sinh và thu gom rác). Hai cách
quy đổi chuẩn được đưa ra trong xây dựng các
chỉ tiêu chi tiêu dùng, gồm: (a) dòng dịch vụ
hàng năm từ hàng tiêu dùng lâu bền và (b) giá
trị hàng năm của dịch vụ nhà ở/tiền thuê nhà
quy đổi.
2.19 Chuẩn nghèo được xác định dựa trên
chỉ tiêu tổng hợp về phúc lợi. Do đó, bất kỳ sự
thay đổi nào trong cách xác định chỉ tiêu tổng
hợp về phúc lợi sẽ đòi hỏi phải có sự điều
chỉnh đối với chuẩn nghèo. Các nước khác
nhau sử dụng chỉ tiêu tổng hợp về phúc lợi
khác nhau để đo lường nghèo đói; một số
nước sử dụng thu nhập, một số khác sử dụng
chi tiêu hộ gia đình. Trong số các nước sử
dụng chi tiêu hộ gia đình lại có sự khác biệt
lớn về các chỉ tiêu tổng hợp về chi tiêu. Ví dụ,
mặc dù nhiều nước đưa cả chi tiêu y tế và giáo

dục vào tổng chi tiêu nhưng ngày càng có
nhiều quốc gia thu nhập thấp ở vùng cận sa
mạc Sahara ở Châu Phi không làm như vậy.
Nếu dịch vụ y tế cơ bản và dịch vụ giáo dục
tiểu học được cung cấp miễn phí thì nó không
được tính vào chi tiêu hộ gia đình cho dù nó
được định nghĩa như thế nào, trừ khi người ta
có sử dụng quy đổi để định giá trị dòng dịch
vụ được nhà nước cung cấp. Thay vì cố gắng
xác định các giá trị này - vốn phức tạp và gây
tranh cãi - thì phân tích bổ sung có thể được
thực hiện nhằm đo lường mức độ thiếu hụt
trong phát triển con người để bổ sung cho
thước đo sự thiếu hụt dựa trên thu nhập hoặc
chi tiêu. Nhiều quốc gia, nhất là khi họ trở nên
giàu có hơn, đưa cả giá trị (quy đổi) đồ dùng
lâu bền, dịch vụ nhà ở và dịch vụ tiện ích ở
địa phương vào tổng chi tiêu. Mặc dù các khái
11
measured through a household-level
expenditure aggregate—the great diversity in
actual practice makes it difficult to compare
national poverty lines and poverty rates across
countries, even when converted into
“internationally” comparable 2005 Purchasing
Power Parity (PPP) measures. One reason
India’s national poverty line is low in PPP
terms is because it is based on a very
parsimonious welfare aggregate (box 2.1).
2.20 Two different sets of consumption

aggregates have been used for poverty
analysis in Vietnam. One set of aggregates
(referred to as “temporally comparable”) was
designed, as the name suggests, to be strictly
comparable with the consumption aggregates
initially developed using the 1992–93 VLSS.
For example, although new durable goods
were added to later rounds of the VHLSS (for
example, cell phones, computers), only items
available in the 1992–93 VLSS are included
in the comparable aggregate. Similarly,
estimates of the value of housing services are
also based on spending patterns in the 1992–
93 VLSS. Because Vietnam’s housing market
was very underdeveloped in the 1990s,
imputed rents were calculated as a fixed
percentage of total nonfood consumption
rather than derived using conventional
hedonic methods. This same fixed percentage
(from 1993) was used to calculate the housing
component of the consumption aggregate in
all subsequent rounds of the VHLSS through
2008.
2.21 The vast majority of research and
analytic work using VHLSS data has used the
comparable consumption aggregate. The
original GSO-WB poverty line, used
extensively in the poverty literature for
Vietnam, was constructed using the
comparable aggregate, and is based on a

reference food basket from the 1992–93
VLSS and related spending on a minimum
basket of nonfood items, also based on
spending patterns of the poor as reported in
the 1992–93 VLSS.
niệm chung có thể tương tự nhau - phúc lợi
được đo lường thông qua tổng chi tiêu cấp hộ
gia đình - nhưng sự đa dạng trong thực tế
khiến người ta khó so sánh chuẩn nghèo quốc
gia và tỉ lệ nghèo giữa các quốc gia, ngay cả
khi đã được chuyển đổi thành thước đo theo
sức mua tương đương năm 2005 để có thể so
sánh “trên bình diện quốc tế”. Một lý do tại
sao chuẩn nghèo của Ấn Độ lại thấp xét theo
sức mua tương đương (PPP) là bởi vì nó được
dựa trên một chỉ tiêu tổng hợp về phúc lợi rất
chi li (Hộp 2.1).
2.20 Hai tập hợp các chỉ tiêu tổng hợp về
tiêu dùng khác nhau đã được sử dụng cho
phân tích nghèo ở Việt Nam. Một tập hợp
(được gọi là ‘có thể so sánh về mặt thời gian’)
được thiết kế, và như tên gọi của nó cho thấy,
có thể so sánh một cách chặt chẽ với các chỉ
tiêu tổng hợp được xây dựng ban đầu trên cơ
sở sử dụng Khảo sát Mức sống Dân cư Việt
Nam 1992-93. Ví dụ, mặc dù các đồ dùng lâu
bền mới được bổ sung vào các vòng sau của
Khảo sát mức sống (chẳng hạn như điện thoại
di động, máy tính) nhưng chỉ có những mặt
hàng có trong Khảo sát Mức sống Dân cư Việt

Nam 1992-93 được đưa vào trong chỉ tiêu
tổng hợp có thể so sánh được. Tương tự, các
số liệu ước tính về giá trị của các dịch vụ nhà
ở cũng dựa trên các mô hình chi tiêu trong
Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam 1993-
93. Vì thị trường nhà ở Việt Nam rất kém phát
triển trong những năm 90 nên tiền thuê quy
đổi được tính theo tỉ lệ phần trăm cố định của
chỉ tiêu tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm
thay vì sử dụng phương pháp hưởng thụ
truyền thống. Tỉ lệ phần trăm cố định như thế
(từ năm 1993) được sử dụng để tính toán cấu
phần nhà ở trong chỉ tiêu tổng hợp tiêu dùng
trong tất cả các vòng Khảo sát mức sống sau
đó đến năm 2008.
2.21 Đa số các công trình nghiên cứu và
phân tích sử dụng số liệu Khảo sát Mức sống
Hộ Gia đình Việt Nam đều sử dụng chỉ tiêu
tiêu dùng có thể so sánh được. Chuẩn nghèo
ban đầu của Tổng cục Thống kê - Ngân hàng
Thế giới - được sử dụng rộng rãi trong các tài
liệu nghèo đói về Việt Nam - đã được xây
dựng thông qua việc sử dụng chỉ tiêu tổng hợp
có thể so sánh được và dựa trên rổ hàng lương
thực, thực phẩm tham chiếu từ Khảo sát Mức
sống Dân cư Việt Nam 1992-93 và chi tiêu có
liên quan cho rổ hàng hóa tối thiểu các mặt
12
2.22 Vietnam today is different from
Vietnam in the 1990s, and expenditures,

including expenditures of low-income
households, are far more diversified. Real
estate markets are more developed,
particularly in urban areas, and many
households put considerable investment into
housing and land. Vietnam is similar to other
fast-growing economies in this respect.
Housing values reported in recent rounds of
the VHLSS are more reliable than those
collected in earlier rounds.
2.23 A second set of “comprehensive”
consumption aggregates was created for the
2004, 2006, 2008, and 2010 rounds of the
VHLSS, which aimed to make optimal use of
all the expenditure information in a given
year, unencumbered by considerations of strict
comparability over time. There are a number
of minor and major differences between
comparable and comprehensive aggregates
(see Annex 2.1 for a detailed description). The
comprehensive aggregate includes the
imputed value for all durables owned by the
household and an imputed flow of services
from housing. The latter is a particularly
important addition (box 2.3).
2.24 Tables 2.1 and 2.2 present comparable
and comprehensive consumption aggregates
for the last four rounds of the VHLSS.12 By
2010, it was clear that the benefits of
maintaining procedural consistency with 1993

consumption aggregates was substantially
outweighed by the resulting loss of
information; there is a large and growing gap
between the temporally comparable and
comprehensive aggregates over time. Going
forward, it is recommended that the
methodology for estimating consumption
aggregates and poverty lines be updated on a
more frequent basis. How frequently will
depend on Vietnam’s rate of economic
progress and how quickly consumption
patterns are changing, particularly changes at
the lower end of the income distribution,
where there is a trade-off between stability
and consistency over time and relevance of
hàng phi lương thực, thực phẩm cũng dựa trên
mô hình chi tiêu của hộ nghèo như được báo
cáo trong Khảo sát Mức sống Dân cư Việt
Nam 1992-93.
2.22 Việt Nam ngày nay khác với Việt
Nam trong những năm 90 và chi tiêu, trong đó
bao gồm chi tiêu của các hộ có thu nhập thấp,
cũng đa dạng hơn nhiều. Thị trường bất động
sản phát triển hơn, đặc biệt ở khu vực thành
thị, và nhiều gia đình đầu tư đáng kể vào nhà
ở và đất đai. Việt Nam cũng giống các nền
kinh tế tăng trưởng nhanh khác ở khía cạnh
này. Giá trị nhà ở được báo cáo trong các
vòng Khảo sát mức sống gần đây đáng tin cậy
hơn nhiều so với những gì được thu thập trong

các vòng điều tra trước đó.
2.23 Một tập hợp thứ hai các chỉ tiêu tổng
hợp về tiêu dùng “toàn diện” được thiết lập
cho các vòngKhảo sát mức sống 2004, 2006,
2008, 2010 nhằm mục đích sử dụng tối ưu tất
cả các thông tin về chi tiêu trong một năm
nhất định, không bị trở ngại bởi những cân
nhắc về khả năng so sánh chặt chẽ theo thời
gian. Có một số khác biệt nhỏ và lớn giữa các
chỉ tiêu tổng hợp có thể so sánh được và chỉ
tiêu tổng hợp “toàn diện” (xem Phụ lục 2.1 để
biết thêm chi tiết). Các chỉ tiêu tổng hợp“toàn
diện” bao gồm giá trị quy đổi của tất cả đồ
dùng lâu bền do hộ sở hữu và dòng quy đổi
của các dịch vụ từ nhà ở. Dòng quy đổi của
các dịch vụ từ nhà ở là một bổ sung đặc biệt
quan trọng (Hộp 2.3)
2.24 Bảng 2.1 và 2.2 trình bày các chỉ tiêu
tổng hợp tiêu dùng có thể so sánh được và
toàn diện cho bốn vòng Khảo sát mức sống
gần đây.13 Đến năm 2010, rõ ràng là lợi ích
của việc duy trì sự nhất quán với các chỉ tiêu
tổng hợp về tiêu dùng 1993 đã trở nên kém
quan trọng hơn nhiều so với vấn đề mất thông
tin do việc duy trì sự nhất quán đó gây ra: có
khoảng cách lớn và ngày càng gia tăng giữa
các chỉ tiêu tổng hợp “có thể so sánh được
theo thời gian” và chỉ tiêu tổng hợp “toàn
diện” qua các thời kỳ. Trong tương lai, chúng
tôi khuyến nghị rằng phương pháp luận để

ước tính các chỉ tiêu tổng hợp về tiêu và
chuẩn nghèo cần được cập nhật thường xuyên
hơn. Còn thường xuyên đến mức độ nào thì
tùy thuộc vào tốc độ đạt tiến bộ về kinh tế của
Việt Nam và tùy vào tốc độ thay đổi các mô
hình tiêu dùng, đặc biệt là những thay đổi ở
cận dưới của phân phối thu nhập, nơi có sự
13
the methodology to contemporary living
conditions.
Source: 2012 Vietnam Poverty Assessment
(World Bank in Vietnam 2012)
đánh đổi giữa sự ổn định và sự nhất quán theo
thời gian với tính phù hợp của phương pháp
luận đối với điều kiện sống đương thời.
Nguồn: Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam
2012 (Ngân hang Thế giới tại Việt Nam 2012)
14
PH ẦN HAI: PH ÂN T ÍCH
1. The interesting words, phrasese and structures
No English terms, words, phrases, structures Equivalent
1
Vietnam’s poverty monitoring system was
updated to reflect changing economic
conditions since the first Vietnam Living
Standards Survey was conducted in 1993.

Passive voice: N +was updated…
Hệ thống theo dõi nghèo của Việt
Nam đã được cập nhật nhằm phản ánh

những thay đổi về điều kiện kinh tế kể
từ khi cuộc Khảo sát Mức sống Dân
cư Việt Nam đầu tiên được thực hiện
vào năm 1993.
Cấu trúc bị động: Chủ ngữ + động từ
tobe + động từ thì hoàn thành…
2 the first Vietnam Living Standards Survey cuộc Khảo sát Mức sống Dân cư Việt
Nam đầu tiên
3 New, comprehensive consumption aggregates Các số liệu tổng hợp mới và toàn diện
về tiêu dùng
4
The GSO-WB poverty line Chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê
– Ngân hàng Thế giới
5 a national poverty rate tỉ lệ nghèo quốc gia
a robust system một hệ thống tốt
6
a long-running system of nationally
representative, comparable Vietnam
Household Living Standards Surveys
(VHLSS)
một hệ thống dài hạn các cuộc Khảo
sát Mức sống Dân cư (KSMSDC) đại
diện cho toàn quốc và đảm bảo khả
năng so sánh
7 consistent estimates of household welfare các ước lượng nhất quán về phúc lợi
hộ gia đình
8 the mid-1990s giữa thập kỷ 1990
9
the General Statistics Office (GSO), the
World Bank (WB)

Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế
giới
10
…were based on economic conditions and the
consumption patterns of poor households in
the early 1990s.
Base on….
…trên cơ sở những điều kiện về kinh
tế và mô hình tiêu dùng của các hộ
nghèo vào đầu thập kỷ 1990.
Dựa trên…
11
Vietnam today is very different from Vietnam
in the 1990s
is very different from…
Việt Nam của ngày hôm nay rất khác
so với Việt Nam của thập kỷ 1990.
rất khác so với…
12 more diversified and better integrated đa dạng hơn và hội nhập sâu hơn
13 remote rural areas các khu vực nông thôn vùng sâu vùng
xa
14
a rapid shift out of agriculture and into
industry and services.
a rapid shift out of…into…
sự chuyển dịch nhanh chóng từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
sự chuyển dịch nhanh chóng từ…
sang…
15

the consumption patterns of poor households
today are substantially different from those of
the 1990s.
substantially different from…
mô hình tiêu dùng của các hộ nghèo
ngày nay khác biệt về căn bản so với
những năm 90.
khác biệt về căn bản so với…
16 spatial cost-of-living differences sự khác biệt về giá sinh hoạt theo
15
vùng lãnh thổ
17 ethnic minority households hộ dân tộc thiểu số
18 “subjective” poverty lines chuẩn nghèo “chủ quan”
19
Poverty estimates based on the subjective
poverty line are very similar to those using
the updated GSO-WB poverty line.
…are very similar to…
Các ước lượng về nghèo đói
theochuẩn nghèo chủ quan rất giống
với các ước lượng về nghèo đói theo
chuẩn nghèo mới của TCTK – NHTG
…rất giống với…
20 Both expenditures and incomes.
…both…and…
Cả chi tiêu và thu nhập
…cả…và…
21 unacceptable deprivation in well-being sự thiếu thốn không thể chấp nhận
được trong đời sống
22 a multitude of dimensions vô số khía cạnh

23 “constitute an adequate definition of poverty
because they do not take into account
malnutrition, sanitation, drinking water,
housing and health needs”
“tạo nên một định nghĩa đầy đủ của
nghèo đói, bởi vì chúng không tính
đến các vấn đề suy dinh dưỡng, vệ
sinh, nước uống, nhà ở và các nhu cầu
sức khỏe”
24 People who fall below the poverty line are
eligible for a range of social benefits
…are eligible for…
Những người sống dưới chuẩn nghèo
thì đủ điều kiện được hưởng một loạt
các phúc lợi xã hội
…đủ điều kiện được hưởng…
25 a statistical artifact một sản phẩm thống kê
26 the way out of the current muddle is to have
“two different poverty lines:
The way out of…
cách thoát ra khỏi tình trạng lúng túng
hiện nay là phải có “hai chuẩn nghèo
khác nhau:
Cách thoát ra khỏi…
27 Vietnam’s official poverty lines Chuẩn nghèo chính thức của Việt
Nam
28 an administrative poverty line chuẩn nghèo hành chính
29 It reflects what Vietnam should aspire to
achieve.
…aspire to…

Nó phản ánh những gì mà Việt Nam
cần mong muốn đạt được.
…mong muốn, khao khát …
30 Multiple Dimensions of Poverty Nghèo Đa chiều
31 This chapter focuses primarily on
conventional approaches, based on absolute
poverty lines and consumption measures of
welfare.
…focuses primarily on…
Chương này tập trung trước hết vào
cách tiếp cận truyền thống dựa trên
các chuẩn nghèo tuyệt đối và thước đo
tiêu dùng của phúc lợi.
…tập trung trước hết vào…
32 policy makers các nhà hoạch định chính sách
33 better-quality chất lượng tốt hơn
34 Poor households that live in areas with low-
quality schools but cannot afford to pay more
may be at an additional disadvantage not
captured in standard poverty analysis.
cannot afford to…
Những hộ nghèo sống ở nơi có trường
học chất lượng thấp nhưng không có
tiền để chi trả thêm thì có thể phải đối
mặt với những bất lợi khác nữa mà
phân tích nghèo tiêu chuẩn không nắm
bắt được.
không có đủ khả năng để…
35 in terms of… về…
36 A variety of economic and social factors— Rất nhiều các nhân tố kinh tế và xã

16
some subtle and difficult to capture in
standard poverty analysis—must be examined
to get a full picture of poverty.
hội - một số rất tinh tế và khó nắm bắt
trong phân tích nghèo tiêu chuẩn - cần
được xem xét nhằm có được bức tranh
đầy đủ về nghèo đói.
37 Conventional poverty measures Các thước đo nghèo truyền thống
38 The Human Development Index (HDI) Chỉ số Phát triển Con người (HDI)
39 Child Poverty Index Chỉ số Nghèo Trẻ em
40 Multidimensional Poverty Index (MPI) Chỉ số Nghèo đa chiều (MPI)
41 open-ended interviews các cuộc phỏng vấn mở
42 qualitative studies các nghiên cứu định tính
43 the poor themselves give voice người nghèo tự lên tiếng
44 Many of the poor are highly indebted, and risk
can undermine new economic initiatives.
Nhiều hộ nghèo ngập trong nợ nần, và
rủi ro có thể hủy hoại những sáng kiến
kinh tế mới.
45 Cost of Basic Needs (CBN) Các Nhu cầu Cơ bản (CBN)
46 a vector of national food prices phẩm tham chiếu duy nhất đối với hộ
nghèo
47 …is equal to… …bằng với
48 Vietnam carried out two Living Standards
Surveys in the 1990s—the 1992–93 VLSS
and the 1997–98 VLSS—with extensive
technical support from international partners.
Carry out…
Support from

Việt Nam thực hiện hai cuộc Khảo sát
mức sống trong những năm 90 – Khảo
sát Mức sống 1992-93 và 1997-98 -
với sự hỗ trợ kỹ thuật to lớn từ các đối
tác quốc tế.
Thực hiện…
Sự hỗ trợ từ…
49 But by 2010… Tuy nhiên đến năm 2010
50 …drawn from… …được rút ra từ…
51 half of the enumeration areas (villages) một nửa số địa bàn điều tra
52 on the outskirts of Hanoi ở ngoại thành Hà Nội
53 A recent study of poverty in Hanoi and Ho
Chi Minh City (Haughton et al. 2010)
indicates that many unregistered short-term
urban migrants—who are likely to be
undersampled in the VHLSS—may be
vulnerable and have lower living standards
than longer-term residents.
…are likely to…
Một nghiên cứu gần đây về nghèo đói
ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
(Haughton và các tác giả khác, 2010)
đã cho thấy rằng nhiều người di cư
thành thị trong ngắn hạn không có
đăng ký hộ khẩu -là những người có
thể được chọn thiếu vào mẫu của
Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam
- có thể dễ bị tổn thương và có mức
sống thấp hơn những người cư trú dài
hạn

…có thể (có khả năng)…
54 …with particular attention to… …trong đó đặc biệt chú trọng tới…
55 The poverty line is defined on the basis of the
welfare aggregate.
…is defined on…
Chuẩn nghèo được xác định dựa trên
chỉ tiêu tổng hợp về phúc lợi.
…được xác định dựa trên…
56 Instead of trying to value these—which is
complicated and controversial—additional
analysis can be carried out to measure
deprivations in human development, as a
complement to income- or expenditure-based
measures of deprivation.
Thay vì cố gắng xác định các giá trị
này - vốn phức tạp và gây tranh cãi -
thì phân tích bổ sung có thể được thực
hiện nhằm đo lường mức độ thiếu hụt
trong phát triển con người để bổ sung
cho thước đo sự thiếu hụt dựa trên thu
17
Instead of…
income- or expenditure-based measures of
deprivation
(Noun-based-Noun)
nhập hoặc chi tiêu.
Thay vì…
sự thiếu hụt dựa trên thu nhập hoặc
chi tiêu.
(Cái gì dựa trên cái gì)

57 Purchasing Power Parity (PPP) sức mua tương đương (PPP)
58 fast-growing economies Các nền kinh tế tăng trưởng nhanh
59 an imputed flow Dòng qui đổi
2. Detail analysis of technical translation
2.1 Chọn từ phù hợp với văn phong và phong cách của ngôn ngữ mục tiêu
Khi dịch một từ từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích có một số từ đồng nghĩa có thể
thể hiện được nghĩa đó thì người dịch nên chọn từ nào sát với văn phong của ngôn ngữ
đích nhất
Ví dụ:
17 ethnic minority households hộ dân tộc thiểu số
37 Conventional poverty measures Các thước đo nghèo truyền thống
2.2 Dịch tên riêng
 Tên riêng (người, vật, sự kiện…) có đặc thù rất riêng. Nó không có thuộc tính thống
nhất. Về góc độ dịch thuật tên riêng là yếu tố “không thể dịch được” và “không nên
dịch”
 Chấp nhận những tên đã dịch và đã quen thuộc.
Ví dụ:
9 the General Statistics Office (GSO), the
World Bank (WB)
Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế
giới
38 The Human Development Index (HDI) Chỉ số Phát triển Con người (HDI)
2.3 Viết tắt
 Viết tắt tên riêng
Ví dụ: WB, HDI, GSO…Người dịch nên giữ nguyên tên viết tắt này và mở ngoặc
tên dịch của tổ chức đó (như đã list ở phần trên)
 Từ viết tắt về một hoạt động, một sự kiện thông dụng trong mội cộng đồng có liên
quan. Trong bản dịch này các từ loại được giữ nguyên vì văn bản dùng cho giới
chuyên môn đọc (lĩnh vực kinh tế và xã hội)
Ví dụ: Vietnam Household Living Standards Survey (VHLSS) - Khảo sát Mức sống

Dân cư Việt Nam (VHLSS); HDI (The Human Development Index) – Chỉ số Phát
triển Con người (HDI); Cost of Basic Needs (CBN) - Các Nhu cầu Cơ bản (CBN).
2.4 Lặp lại từ
Giữa tiếng Việt và tiếng Anh có một sự khác nhau rất lớn về qui ước khi nào nhắc lại
và khi nào không nhắc lại các yếu tố đã được nhắc đến. Trong tiếng Anh người ta dùng
đại từ nhân xưng để tránh nhắc lại danh từ chủ ngữ hoặc tân ngữ. Ngoài ra, trong cấu
trúc với đại từ quan hệ, tiếng Việt thường nhắc lại danh từ hoặc tân ngữ trong tiếng
Anh chỉ dùng các đại từ quan hệ để thay thế.
Ví dụ:
18
 This is due to sample size and design of the sample of the VHLSS, which includes
information on both expenditures and incomes. Chapter 3 describes a small-area
estimation (poverty mapping) methodology that can be used to estimate poverty at
lower levels of disaggregation—in Vietnam’s case, for provinces and districts—and
presents new district- and provincial-level poverty maps based on the 2009
Population and Housing Census and 2010 VHLSS.
Đó là do cỡ mẫu và thiết kế mẫu của Khảo sát mức sống, mà mẫu này bao gồm thông
tin về cả chi tiêu và thu nhập. Chương 3 mô tả phương pháp luận về ước lượng nhỏ
(lập bản đồ nghèo) có thể dùng để ước lượng nghèo đói ở các mức phân tổ chi tiết
hơn – trong trường hợp của Việt Nam là cấp tỉnh và cấp huyện – và đưa ra bản đồ
nghèo mới của cấp tỉnh và cấp huyện dựa trên kết quả của Tổng điều tra Dân số và
Nhà ở 2009 và KSMSDC 2010.
 (For example, the Public Distribution System, which distributes subsidized rice to
poor households) according to the number of residents who fall below the official
poverty line.
(Ví dụ Hệ thống Phân phối Công cộng phân phối gạo trợ cấp cho hộ nghèo) căn cứ
theo số lượng dân cư sống dưới chuẩn nghèo chính thức.
2.5 Từ vay mượn
 Hiện tượng vay mượn là hiện tượng phổ biến đối với mọi ngôn ngữ. Thông thường
các ngôn ngữ gần nhau hay vay mượn lẫn nhau để làm giàu thêm vốn từ vựng về

nghĩa định danh nếu chưa có từ chỉ khái niệm đó, hoặc về sắc thái nếu có một từ chỉ
khái niệm ấy nhưng cần thêm một từ mới với sắc thái mới.
 Những từ mượn để bổ sung cho vốn từ vựng thường không gây khó khăn cho người
dịch. Nhưng điều quan tâm nhất là những từ mượn chỉ “được mượn” một nghĩa,
nhiều khi là nghĩa ít thông dụng chứ không mượn tất cả các nghĩa của từ đó trong
ngôn ngữ gốc.
Ví dụ:
The consumption modules were redesigned to collect information on food and
frequent nonfood spending using a fixed reference period (30 days) rather than a
“typical month” (used in 2002–2008), and a decision was made to administer the
VHLSS in four rounds during each survey year.
Mô-đun tiêu dùng được thiết kế lại để thu thập thông tin về chi tiêu cho lương thực,
thực phẩm và các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm tiêu dùng thường xuyên với
khoảng thời gian tham chiếu cố định (30 ngày) thay vì một ‘tháng điển hình’ (như
sử dụng trong giai đoạn từ 2002 - 2008), và đã có quyết định thực hiện Khảo sát
mức sống bốn kỳ trong mỗi năm điều tra.
PHẦN BA: TRẢI NGHIỆM THỰC TẬP
Studying English is really interesting, but there are so many obstacles which all learner
have to face to improve skills. Translation perhaps is the most difficult skill. Even, I have
19
a various vocabulary can not also transtate fluently. Consequently, it is not easy for me to
translate a special document. These are difficulties:
 I don’t have expricence and knowledge about technical translation. I only
translation according to anything I accumulated during studying English. Still lack
of theoretical basis translation
 This is the economic and social document and a report of World Bank. Therefore,
how to translate original document into target document is very difficult. There are
a lot of words, phrases which I can not translate approaching to real context of
document. Especially, terms were translated into Vietnamese that it is difficult to
image.

 Besides, private name of organizations or generally private name which I am
impossible to translate exactly. No way else that must remember them.
 Moreover, English and Vietnamese are very different languages about many
aspects: grammar, cultrure
 Language is a big field which relates to a large number of areas such as: economy,
cultrure, sience and technology, society…etc. We can not know about all areas, so
it is a limitation in translation process.
Measurecounter for the above difficulties is:
 Practice translation frequentlty to have experience and study more about all about
areas in life
 Learn about culture of Vienam and English, especilally in language to improve
knowledge widely.
 Have translation method properly, spend more time translating.
Inconclusion, translation is really challenger for me. I must keep trying to learn,
practice…more and more to improve my English and translation possibility. Learning languge
is a long-term process. Now, all people took part in this course (the second Certificate) are
very busy with work, family…etc. Consequently we have no much time for studying English.
It is really big problem. However, after finishing the course I found that my English are
getting better and better. It helps me very much in my work and life. I am very happy about
that. I will keep trying more and more.
Thank all teachers in School of foreign languages, Hanoi University of Sicence and
Technology for teaching, directing… us during the Course.

MỤC LỤC
20
21

×