Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.67 KB, 65 trang )

M ỤC L ỤC
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG:
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức công ty Error: Reference source not found
HÌNH:
Hình 2.1: Phối cảnh tổng thể khu đô thị mới Vân Canh - huyện Hoài Đức – Hà Nội
Error: Reference source not found
Hình 2.2: Chung cư cao tầng Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 1: Tăng trưởng của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau
thuế trong giai đoạn 2009 – 2011 Error: Reference source not found
Biều đồ 2: Tăng trưởng TSDH 33
Biểu đồ 3 : Tăng trưởng nợ phải trả trong giai đoạn 2009 – 2011Error: Reference
source not found
Biều đồ 4: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2009 – 2011 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 5: Sự tăng trưởng của TSLĐ giai đoạn 2009 – 2011 Error: Reference
source not found
Biểu đồ 6: Sự tăng trưởng của khoản mục tiền và tương đương tiền trong giai
đoạn 2009 – 2011 40
Biểu đồ 7 : Sự tăng trưởng của HTK trong giai đoạn 2009 – 2011 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 8 : Sự tăng trưởng của khoản phải thu ngắn hạn trong giai đoạn 2009 – 2011
Error: Reference source not found
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
TSLĐ Tài sản lưu động
ATM Máy rút tiền tự động


NVL Nguyên vật liệu
NHTM Ngân hàng thương mại
KNTT Khả năng thanh toán
HTK Hàng tồn kho
HUD Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1
HUD1 Tổng công ty HUD
CP Chi phí
QLDA Quản lý dự án
ĐHDA Điều hành dự án
TT Thứ tự
BĐS Bất động sản
DT Doanh thu
LN Lợi nhuận
DT HĐTC Doanh thu hoạt động tài chính
CP HĐTC Chí hoạt động tài chính
CPBH Chi phí bán hàng
CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
TN Thu nhập
CTLD, LK Công ty liên doanh, liên kết
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
TTS Tổng tài sản
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
TSCĐ Tài sản cố định
DH Dài hạn
NH Ngắn hạn
NV Nguồn vốn
CSH Chủ sở hữu
CĐ Cổ đông

KH Khách hàng
NB Người bán
DP Dự phòng
BQ Bình quân
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh
nghiệp với nhau và sự tác động ngày càng mạnh mẽ của các nhân tố chính sách,
môi trường, thiên nhiên. Việc mỗi doanh nghiệp tìm cho mình một chỗ đứng đã
khó, muốn doanh nghiệp phát triển ngày một lớn mạnh càng khó khăn hơn rất
nhiều. Một trong những nhân tố quyết định đến sự tồn tài và phát triển của
doanh nghiệp đó chính là hiệu quả quản lý tài sản lưu động. Bởi vì tài sản lưu
động giống như những mạch máu vô hình của doanh nghiệp vậy. Tài sản lưu
động đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách liên tục, thông suốt, trơn
tru và hiệu quả. Nó từng giờ từng ngày tác động lên hiệu quả sản xuất kinh
doanh chung của cả doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1, em
nhận thấy vấn đề quản lý tài sản lưu động của công ty quả là đáng để quan tâm và
nghiên cứu. Mặc dù ban lãnh đạo công ty đã có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng
của công tác quản lý tài sản lưu động nhưng do những tác động khách quan và chủ
quan khiến cho hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại công ty chưa thực sự cao. Đặc
biệt, sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự suy giảm
trầm trọng của nhóm ngành xây dựng – bất động sản càng khiến cho công ty càng
thêm khó khăn.
Với hai nguyên nhân trên em quyết định lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng HUD1 ” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Lê việt Thủy và các cô chú, anh chị phòng
Tài chính – Kế toán công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 đã tận tình chỉ bảo,

giúp đỡ cho em hoàn thiện đề tài thực tập tốt nghiệp.
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
1
Nội dung bài viết gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tài sản lưu động và hiệu quả quản lý tài sản
lưu động
Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản lưu động tại công ty cổ phần đầu tư
và xây dựng HUD1
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động
tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về tài sản lưu động:
1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động và đặc điểm TSLĐ:
1.1.1.1.Khái niệm TSLĐ:
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản
xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Phần
lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của
sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thủy tinh, một số khác biến mất đi như các
loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải cần phải có
các đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng
lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là những tài sản
ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp , tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền và
các chứng khoán thanh khoản cao, dự trữ tồn kho và khoản phải thu. Giá trị các loại
tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng giá trị tài sản. Quản lý sử dụng hợp lý các tài sản lưu động có ảnh hưởng

rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp ( Nguồn:
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Chủ biên: PGS.TS Lưu thị Hương, Nhà xuất
bản thống kê 2005 ).
Trong các doanh nghiệp, TSLĐ bao gồm: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông
•TSLĐ sản xuất: Bao gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản
xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư
liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Theo đó, TSLĐ sản xuất gồm:
Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm
dở dang, công cụ lao động nhỏ.
•TSLĐ lưu thông: Bao gồm sản phẩm hàng hóa chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền,
vốn trong thanh toán
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông.
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
3
Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động
sản xuất và tài sản lưu động lưu thông chuyển hóa lẫn nhau, vận động không ngừng
làm cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Như vậy tài sản lưu động là những
tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ
phận: tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, khoản phải thu và tồn kho.
1.1.1.2. Đặc điểm TSLĐ:
Từ khái niệm về tài sản lưu động, ta rút ra các đặc điểm của tài sản lưu động
như sau:
•Tài sản lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn
của chu kỳ kinh doanh: dự trữ - sản xuất - lưu thông. Quá trình này gọi là quá trình
lưu chuyển của tài sản lưu động.
•Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, tài sản lưu động lại thay đổi hình
thái biểu hiện. Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần
vào giá trị sản phẩm.

•Tài sản lưu động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái
khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
1.1.2. Phân loại TSLĐ:
Để phân loại tài sản lưu động người ta bắt đầu nghiên cứu chu kỳ vận động
của tiền mặt. Chu kỳ vận động của tiền mặt là độ dài thời gian từ khi thanh toán
khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc
bán sản phẩm cuối cùng.
Có thể hình dung quá trình vận động của tài sản lưu động như sau:
•Công ty mua nguyên vật liệu để sản xuất, phần lớn các khoản mua này chưa
phải trả ngay, tạo nên những khoản phải trả. Do vậy việc mua trong trường hợp này
không gây ảnh hưởng đến luồng tiền của doanh nghiệp.
•Lao động được sử dụng để chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng
và thông thường tiền lương không được trả ngay vào lúc công việc được thực hiện,
từ đó hình thành nên các khoản phải trả ( phải trả khác )
•Hàng hóa, thành phẩm được bán, nhưng là bán chịu. Do đó tạo nên khoản
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
4
phải thu, việc bán hàng không tạo nên luồng tiền vào ngay lập tức.
•Tại một thời điểm nào đó trong quá trình vận động nói trên, doanh nghiệp
phải thanh toán những khoản phải trả và nếu những khoản thanh toán này được thực
hiện trước khi thu được những khoản phải thu thì sẽ tạo ra những luồng tiền ra ròng.
Luồng tiền này phải được tài trợ bằng những biện pháp nào đó
•Chu kỳ vận động của tiền mặt hoàn thành khi doanh nghiệp thu được những
khoản phải thu. Khi đó doanh nghiệp sẽ trả hết nợ được sử dụng tài trợ cho việc sản
xuất và chu kỳ được lặp lại.
Căn cứ vào chu kỳ trên, tài sản lưu động được chia làm những loại sau:
a, Tiền ( Cash )
Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trong các tài khoản ngân hàng và tiền đang
chuyển, cụ thể bao gồm:
• Tiền mặt ( Cash on hand )

• Tiền gửi ngân hàng ( Bank accounts )
• Tiền dưới dạng séc các loại ( Checks )
• Tiền trong thanh toán ( Floating money )
• Tiền trong thẻ tín dụng và ATM
b, Vàng bạc, đá quý và kim khí quý:
Đây là nhóm tài sản lưu động đặc biệt, chủ yếu vào mục đích dự trữ. Loại tài
sản này thường phổ biến các doanh nghiệp trong ngành : ngân hàng, tài chính, bảo
hiểm.
c, Các tài sản tương đương tiền ( Cash Equivalents )
Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, dễ bán, dễ
chuyển thành tiền khi cần thiết. Không phải tất cả chứng khoán đều thuộc nhóm
này, chỉ các chứng khoán ngắn hạn có thanh khoản cao mới thuộc nhóm này. Ngoài
ra các giấp tờ có giá ngắn hạn như: hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, bộ
chứng từ hoàn chỉnh cũng thuộc nhóm này.
d, Chi phí trả trước ( Prepaid Expenses )
Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp đã trả trước cho
người bán, nhà cung cấp.
e, Các khoản phải thu ( Receivable )
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
5
Các khoản phải thu là khoản mục quan trọng trong tài sản doanh nghiệp, nhất
là đối với các doanh nghiệp thương mại. Các khoản phải thu phát sinh do có hoạt động
mua bán chịu giữa các bên – các khoản tín dụng thương mại. Các khoản phải thu gồm
nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất của quan hệ mua bán, hợp đồng.
f, Tiền đặt cọc:
Trong nhiều trường hợp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số
tiền nhất định có tính chất như là tài sản đảm bảo.
g, Hàng hóa, vật tư ( Inventory )
Hàng hóa, vật tư hay tồn kho. Khoản mục này là toàn bộ hàng hóa, nguyên,
nhiên, vật liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Bao gồm nhiều

chủng loại khác nhau, như: NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, thành phẩm, sản
phẩm dở dang.
h, Các chi phí chờ phân bổ:
Trong thực tế, có một số khối lượng NVL và các khoản chi phí đã phát sinh
nhưng chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm, dịch vụ và chúng cũng được
xem là tài sản lưu động của doanh nghiệp.
1.1.3. Nguồn hình thành tài sản lưu động:
Trong doanh nghiệp, TSLĐ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Theo
các tiêu thức phân loại khác nhau thì TSLĐ được hình thành từ các nguồn sau:
1.1.3.1. Căn cứ quan hệ sở hữu về vốn:
• Vốn chủ hữu: Là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn
chủ sở hữu trong tổng vốn của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp đó càng tự
chủ về tài chính.
• Các khoản nợ: Được hình thành từ các khoản vay của các NHTM, tổ chức tài
chính, phát hành trái phiếu doanh nghiệp
1.1.3.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn:
• Vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mang tính chất ổn định và dài hạn: Vốn
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
6
chủ sỡ hữu và các khoản vay dài hạn
• Vốn tạm thời: Có tính chất ngắn hạn, phục vụ các nhu cầu ngắn hạn, cấp
bách của doanh nghiệp: Vốn tín dụng của NHTM, vay các tổ chức tài chính phi
ngân hàng.
1.1.3.3.Căn cứ phạm vi huy động vốn:
•Vốn bên trong doanh nghiệp: Lợi nhuận giữ lại, các quỹ, thu từ nhượng bán,
thanh lý tài sản.
•Vốn bên ngoài doanh nghiệp: Vốn góp liên doanh của doanh nghiệp khác
vào doanh nghiệp, vốn vay, thu từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
1.2. Hiệu quả quản lý TSLĐ:
1.2.1. Quan điểm về hiệu quả quản lý TSLĐ:

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì bản thân doanh nghiệp đó phải hoạt động có
hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp là tổng hợp từ rất
nhiều các chỉ tiêu về hiệu quả của các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp,
trong đó có hiệu quả quản lý tài sản lưu động.
Hiệu quả quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp phản ánh năng lực sản
xuất, đầu tư, dự trữ, tiêu thụ và thu hồi vốn của doanh nghiệp. Do vậy nó có ảnh
hưởng sâu sắc đến hiệu quả toàn doanh nghiệp.
Hiện nay theo các tiêu thức đánh giá và các góc nhìn khác nhau có rất nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả quản lý TSLĐ. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết
của mình, dưới góc độ hiệu quả tài chính doanh nghiệp thì hiệu quả quản lý TSLĐ
của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng
TSLĐ so cho doanh nghiệp đạt lợi ích tối đa với chi phí thấp nhất.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý TSLĐ:
Từ quan điểm về hiệu quả quản lý TSLĐ như trên, ta thấy việc nâng cao hơn
nữa hiệu quả quản lý TSLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị
doanh nghiệp. Bởi vì, nó sẽ làm cho bộ máy sản xuất của doanh nghiệp hoạt động
một cách trơn tru và liên tục gia tăng giá trị . Cả dòng tiền, nguyên, nhiên, vật liệu
và hàng hóa sẽ lưu thông một cách đều đặn tạo thành chu kỳ khép kín. Quá trình
này diễn ra liên tục và thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm tối đa chi phí và gia
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
7
tăng hiệu quả. Rõ ràng, nâng cao hiệu quả quản lý TSLĐ cũng chính là nâng cao
hiệu quả của toàn doanh nghiệp. Đặc biệt trong tình trạng nền kinh tế đang đi lên từ
suy thoái thì việc nâng cao hiệu quả quản lý TSLĐ lại mang ý nghĩa sống còn và
thiết thực hơn lúc nào hết với doanh nghiệp và nó còn thể hiện được sự linh hoạt
trong quản trị của doanh nghiệp.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý TSLĐ:
1.2.3.1. Vòng quay TSLĐ:
Việc quản lý TSLĐ có hiệu quả hay không thể hiện trước hết ở tốc độ luân

chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm. TSLĐ luân chuyển càng nhanh thì
hiệu quả quản lý TSLĐ càng cao.
=
Doanh thu thuần
TSLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu vòng quay TSLĐ phản ánh một năm TSLĐ của doanh nghiệp được
luân chuyển bao nhiêu vòng hay một đồng TSLĐ trong một năm bình quân tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
1.2.3.2. Mức đảm nhiệm TSLĐ:
Mức đảm nhiệm TSLĐ
=
TSLĐ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng
TSLĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ sẽ càng tốt cho doanh nghiệp, lúc đó tỷ suất lợi nhuận
của một đồng TSLĐ sẽ cao.
1.2.3.3. Mức tiết kiệm TSLĐ:
Mức tiết
kiệm
TSLĐ
=
Doanh thu
thuần kỳ
phân tích
* (
Thời gian 1
vòng luân
chuyển kỳ phân
tích
-

Thời gian 1
vòng luân
chuyển kỳ gốc
)
360
Mức tiết kiệm TSLĐ là số TSLĐ doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
8
luân chuyển vốn. Doanh nghiệp càng tăng vòng quay TSLĐ thì mức tiết kiệm càng
cao, hiệu quả quản lý TSLĐ sẽ càng cao.
Trong đó:
Thời gian 1 vòng luân chuyển
TSLĐ
=
360
Số vòng quay TSLĐ
Thời gian 1 vòng luân chuyển của TSLĐ cho biết mất bao nhiêu ngày thì
TSLĐ luân chuyển được 1 vòng. Chỉ tiêu này càng bé thì càng tốt, cho thấy tốc độ
lưu chuyển TSLĐ càng cao.
1.2.3.4. Các chỉ tiêu khác:
a, Khả năng thanh toán tức thời: ( KNTT tức thời )
KNTT tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp
b, Khả năng thanh toán nhanh: ( KNTT nhanh )
TSLĐ - HTK
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng dùng tiền và phải thu để trả nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp

c, Khả năng thanh toán hiện thời: ( KNTT hiện thời )
KNTT hiện thời = TSLĐ
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong
ngắn hạn.
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
9
d, Vòng quay hàng tồn kho: ( Vòng quay HTK )
Vòng quay
HTK
=
Doanh thu thuần ( hoặc giá vốn hàng bán )
Giá trị HTK
Chỉ tiêu này cho biết số lần HTK luân chuyển trong kỳ sản xuất của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh có hiệu quả nên HTK được luân chuyển liên tục.
e, Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình
= Khoản phải thu
Doanh thu bình quân ngày
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp. Nó cho biết,
bình quân bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp có thể thu hồi hết các khoản phải thu
của mình. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào chính
sách tín dụng của doanh nghiệp.
1.2.4. Một số phương pháp quản lý TSLĐ:
1.2.4.1. Sự cần thiết cần tìm hiểu các phương pháp quản lý TSLĐ
a, Xuất phát từ mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên
suốt là tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp
thường xuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và

ngắn hạn. Quản lý và sử dụng có hiệu quả TSLĐ là một nội dung trọng tâm trong
các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tối
đa hóa giá trị chủ sở hữu.
Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn tìm mọi
biện pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn đó khiến cho việc tìm
cho doanh nghiệp phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn nói chung và
TSLĐ nói riêng là một yêu cầu khách quan.
b, Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài sản lưu động:
Tài sản lưu động là một thành phần quan trọng trong tất cả các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh. Trong khâu dự trữ và sản xuất, TSLĐ đảm bảo cho sản
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
10
xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công
đoạn sản xuất. Trong khâu lưu thông, TSLĐ đảm bảo thành phẩm được tới tay
khách hàng kịp thời. Thời gian luân chuyển TSLĐ lớn khiến cho việc quản lý
TSLĐ diễn ra thường xuyên hàng ngày. Với vai trò đó việc tìm phương pháp quản
lý TSLĐ phù hợp là một yêu cầu khách quan.
1.2.4.2. Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao:
Quản lý tiền mặt đề cập đến quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản
lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn với tiền mặt như các
loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao.
Các loại chứng khoán gắn với tiền mặt giữ vai trò như một “bước đệm “ cho
tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán
thanh khoản cao, ngược lại khi cần thêm tiền mặt cũng có thể chuyển đổi từ chứng
khoán thanh khoản cao sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Như
vậy, trong quản trị tài chính người ta sử dụng chứng khoán có khả năng thanh
khoản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn – mức tối ưu.
a, Xác định mức ngân quỹ tối ưu theo mô hình Baumol:
William Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình xác định số dư tiền mặt kết
hợp giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch.

• Giả định mô hình:
- Công ty áp dụng tỷ lệ bù đắp tiền mặt không đổi
- Không có thu tiền trong kỳ hoạch định
- Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn
- Quản lý dòng tiền rời rạc
• Mô hình ngân quỹ:
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
11
C
2
C
Thời gian
1 2 3

Đồ thị chi phí nắm giữ tiền mặt:
F: Chi phí giao dịch khi chuyển chứng khoán thanh khoản cao thành tiền mặt
T: Tổng nhu cầu sử dụng tiền
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
Chi phí giữ tiền mặt
Chi phí giao dịch
Qui mô tiền mặt
Chi phí cơ hội
Tổng chi phí giữ tiền mặt
12
K: Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền
C: Số tiền dự trữ
C
*
: Mức dự trữ tối ưu
TC: Tổng chi phí nắm giữ tiền mặt

Số lần giao dịch: T / C
Tổng chi phí giao dịch: F * ( T / C )
Chi phí cơ hội của việc nắm giữ C / 2 là: K * ( C/ 2 )
Ta có: TC = F * ( T / C ) + K * ( C/ 2 )
Mức dự trữ tối ưu tại đó TC đạt Min hay TC

= 0
Suy ra:
*
2* *T F
C
K
=
• Ưu điểm của mô hình: Mô hình Baumol cho phép doanh nghiệp xác định
mức ngân quỹ tối ưu trong kỳ với chi phí nắm giữ tiền mặt là nhỏ nhất
• Nhược điểm của mô hình: Các giả định trong mô hình Baumol thường không
có trong thực tế làm hạn chế mô hình. Trong mô hình tiếp theo – mô hình Miller-Orr
chúng ta xem xét sẽ khắc phục được một số hạn chế của mô hình Baumol.
b, Xác định mức ngân quỹ tối ưu theo mô hình Miller-Orr:
Khác với William Baumol, Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình
số dư tiền mặt với luồng thu và chi biến động hàng ngày – Dòng tiền liên tục:
•Giả định mô hình: Dòng tiền ròng hàng ngày có phân phối chuẩn
Mô hình Miller-Orr :
- H: Giới hạn trên
- Z: Mức tiền mặt thiết kế / Tối ưu
- L: Giới hạn dưới
- d: Khoảng dao động
- K: Lãi suất
- V
b

: Phương sai dòng tiền ròng hàng
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
13
Trong mô hình Miller-Orr, H và Z được tính như sau:
Mức tiền mặt tối ưu Z
*
:
*
2 *F T
Z
K
=
Khoảng dao động của tiền :
3
3 *
3*
4
b
F V
d
K
=
Tiền mặt giới hạn trên:
* *
3 2H Z L
= −
• Để sử dụng được mô hình Miller-Orr nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần
phải thực hiện:
- Xác định tiền mặt giới hạn dưới
- Ước tính độ lệch chuẩn của dòng tiền ròng ra hàng ngày

- Xác định lãi suất
- Ước tính chi phí giao dịch của việc mua hoặc bán chứng khoán thanh khoản
cao
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
14
Giới hạn trên ( H )
Giới hạn dưới ( L )
Thời gian
Mức tiền mặt thiết kế / Tối ưu ( Z )
•Ưu điểm của mô hình: Khắc phục được nhược điểm trong giả định của mô
hình Baumol về dự trữ, kết hợp được lý thuyết và thực tế, dễ tính toán.
•Nhược điểm của mô hình: Phải dùng dữ liệu quá khứ để tính V
b
nên dẫn đến
mô hình có độ trễ giảm tính chính xác của mô hình.
•Những nhân tố tác động tới mức tiền mặt theo thiết kế / tối ưu Z:
- Đi vay: Đi vay có chi phí cao hơn bán chứng khoán thanh khoản. Nhu cầu đi
vay sẽ phụ thuộc quan điểm của nhà quản trị trong việc nắm giữ tiền ở mức giới hạn
dưới.
- Khoản tiền chi trả: Doanh nghiệp phải để một khoản tiền nhất định để chi trả
cho các dịch vụ của ngân hàng. Ở các tập đoàn lớn có hàng nghìn tài khoản ở các
ngân hàng khác nhau. Do vậy, đôi khi các khoản tiền này tạo ra tâm lý để tiền nhàn
rỗi hơn là quản trị những khoản tiền này hàng ngày.
1.2.4.3. Quản lý dự trữ:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì dự trữ là hoạt động quan
trọng quyết định tính ổn định và liên tục trong sản xuất và phân phối hàng hóa. Dự
trữ đũng mức và hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất liên tục không bị gián
đoạn, luôn có hàng để tiêu thụ mà lại tiết kiệm tối đa chi phí lưu trữ.
Dự trữ có tính hai mặt: Tích cực đó là giúp doanh nghiệp có thể chủ động
trong sản xuất và sản xuất liên tục. Tuy nhiên, mặt tiêu cực là làm phát sinh các chi

phí liên quan đến dự trữ như : kho bãi, bảo quản Vì vậy câu hỏi đối với nhà quản
trị tài chính doanh nghiệp là: “ Dự trữ ở mức bao nhiêu là hợp lý ? ”.
Các chi phí phát sinh do dự trữ là:
- Chi phí đặt hàng: Ordering Costs _ O
- Chi phí lưu kho: Carrying Costs _ C
- Chi phí thiệt hại do không có hàng: Stockout Costs _ S
a, Mô hình điểm đặt hàng hiệu quả EOQ ( Economic Order Quantity )
Giả sử: - Q: Lượng tồn kho mỗi lần cung ứng
-
2
Q
: Lượng tồn kho trung bình
- D: Tổng nhu cầu sử dụng hàng hóa/năm
- TC: Tổng chi phí lưu trữ
- Q
*
: Lượng đặt hàng tối ưu
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
15
Suy ra: - Số lần đặt hàng:
D
Q
- Tổng chi phí đặt hàng:
D
O
Q
×
- Tổng chi phí lưu kho:
2
Q


Mô hình lưu trữ:
Đồ thị chi phí lưu trữ:
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
Q
2
Q
Thời gian
1 2 3
16

Lượng hàng đặt tối ưu là tại đó tổng chi phí lưu trữ là nhỏ nhất hay TC

= 0
Suy ra:
*
2D
Q O
C
= ×
Điểm đặt hàng mới:
Điểm đặt
hàng mới =
Nhu cầu sử dụng
hàng hóa / ngày
*
Độ dài thời gian
giao hàng +
Lượng dự trữ
an toàn

b,Phương pháp cung cấp đúng lúc _ Just in time ( Dự trữ = 0 )
- Quản lý dự trữ đúng lúc: Tất cả các mặt hàng cần thiết có thể được
cung cấp trực tiếp cho các giai đoạn sản xuất một cách chính xác kể cả về
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
Chi phí lưu kho
Lượng hàng cung ứng
Chi phí đặt hàng
Tổng chi phí lưu trữ
Q
*
17
Chi phí
thời gian và số lượng thay vì phải dự trữ.
- Ưu điểm mô hình : Mô hình “ Dự trữ = 0” giúp giảm thiểu chi phí và
thời gian lưu kho.
- Nhược điểm mô hình: Khi vận dụng mô hình này không có sự phối
hợp nhịp nhàng giữa khâu cung ứng và sản xuất sẽ dẫn đến gián đoạn hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4.4. Quản lý khoản phải thu:
Trong nền kinh tế thị trường việc mua chịu, bán chịu là điều không tránh
khỏi. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả chưa đến hạn như nguồn vốn
bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu TSLĐ và dĩ nhiên doanh nghiệp cũng sẽ bị các
doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn theo cách này. Việc mua, bán chịu hay các bên
cung cấp cho nhau tín dụng thượng mại sẽ góp phần nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau
và giúp đối tác vượt qua khó khăn trước mắt. Tuy vậy, nếu không có tính toán kỹ
lưỡng về tỷ trọng khoản phải thu trong TSLĐ sẽ gây nên những hệ lụy không đáng
có cho doanh nghiệp, dễ dẫn đến nguy cơ bị chiếm dụng vốn lớn với thời gian lâu
và có thể bị mất vốn.
Để quản trị tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp phải có biện pháp giảm kỳ
thu tiền bình quân, thúc đẩy nhanh vòng luân chuyển vốn lưu động, giảm thiểu các

chi phí liên quan đến thu hồi nợ. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác phân tích tín
dụng khách hàng để đảm bảo khoản tín dụng của doanh nghiệp được cấp đúng chỗ
cần thiết, tránh rủi ro mất vốn.
Để quản lý tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp nên thực hiện đầy đủ 3
bước:
•Bước 1: Phân tích tín dụng của khách hàng :
- Uy tín, phẩm chất khách hàng: Căn cứ vào lịch sử tín dụng của khách hàng
với doanh nghiệp, thái độ và trách nhiệm của khách hàng đối với các khoản nợ của
doanh nghiệp và của các doanh nghiệp khác.
- Vốn: Thông qua chỉ tiêu này để đánh giá sức mạnh tài chính của khách
hàng, khả năng tài trợ cho các khoản nợ của khách hàng
- Khả năng thanh toán : Thông qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán để
đánh giá khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn của khách hàng.
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
18
- Thề chấp: Tìm hiểu và đánh giá các tài sản của khách hàng có thể trả nợ.
•Bước 2: Giám sát các khoản phải thu
Giám sát các khoản phải thu một cách chặt chẽ bằng việc liên tục cập nhật
tình hình sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngân quỹ của khách hàng mà doanh nghiệp
đã cấp tín dụng. Điều đó giúp doanh nghiệp luôn biết chắc chắn về khả năng trả nợ
của khách hàng.
• Bước 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các khoản phải thu
Đánh giá hiệu quả các khoản phải thu bằng việc so sánh lợi ích của việc tăng
doanh thu với chi phí cho các khoản phải thu và những rủi ro phải đối mặt. Qua sự
đánh giá đó doanh nghiệp sẽ tìm cho mình biện pháp tối ưu nhất cho quản lý các
khoản phải thu
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TSLĐ:
1.2.5.1. Nhân tố chủ quan:
• Xác định nhu cầu TSLĐ:
Do sự thiếu chính xác trong xác định nhu cầu TSLĐ sẽ dẫn tới tình trạng

thiếu hoặc thừa vốn trong quá trình kinh doanh. Điều này dẫn đến làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh tế chung của cả doanh nghiệp
• Trình độ đội ngũ quản lý:
Trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư, sản phẩm, thiếu hụt
trong sản xuất sẽ xảy ra gây tổn thất cho doanh nghiệp
• Lựa chọn phương án đầu tư:
Doanh nghiệp có phương án đầu tư tốt thì TSLĐ sẽ được quay vòng nhanh,
khai thác tối đa và phát huy tối đa năng lực TSLĐ. Ngược lại, nếu phương án đầu tư
kém hiệu quả, không được thị trường chấp nhận thì sẽ gây nên sự lãng phí cho
TSLĐ.
• Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp quản lý TSLĐ tốt hơn và
thúc đẩy được sản xuất
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
19
• Trang thiết bị và hệ thống thông tin:
Có thể nói ngày nay yếu tố này ngày càng góp phần lớn hơn trong quản lý
doanh nghiệp nói chung và quản lý TSLĐ nói riêng
1.2.5.2. Nhân tố khách quan:
• Chính sách vĩ mô và môi trường chính trị :
Chính sách kinh tế vĩ mô và môi trường chính trị có tác động trực tiếp đến
khả năng quản trị TSLĐ của doanh nghiệp. Chính sách kinh tế vĩ mô và môi trường
chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp khai thác TSLĐ tốt nhất
• Rủi ro thiên nhiên:
Các rủi ro như động đất, sóng thần, cháy rừng cũng có tác động trực tiếp
đến toàn bộ doanh nghiệp cũng như khả năng quản lý TSLĐ
• Khoa học công nghệ:
Sự tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ làm cho máy móc thiết bị
nhanh trở nên lạc hậu, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa được sản xuất, qua đó
làm giảm hiệu quả quản lý TSLĐ.

Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
20
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1
2.1. Giới thiệu về công ty:
2.1.1. Giới thiệu chung:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1
Tên tiếng Anh: HUD1 INVESTMENT AND CONSTRUCTION JOINT –
STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HUD1
Mã chứng khoán: HU1 ( Niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh)
Địa chỉ: Số 168 - đường Giải Phóng – phường Phương Liệt – quận Thanh
Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 3.8687557/3.8686559 Fax: 3.8686557
Website : www.hud1.vn Email:
Biểu tượng công ty:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101043264 do Sở kế hoạch và đầu
tư Hà Nội cấp thay đổi lần 6 ngày 25 / 01/ 2011.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 trực thuộc Tập Đoàn Phát Triển
Nhà Và Đô Thị (trước đây là Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1) được chuyển
đổi Cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước hạng I theo Quyết định số 1636/ QĐ-
BXD ngày 03 tháng 12 năm 2003 của Bộ xây dựng.
Ninh viết Hà CQ511138 Lớp: Tài chính doanh nghiệp A
21

×