Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.36 KB, 12 trang )

I.Đặt vấn đề.
1.MỞ ĐẦU:
Trong những năm qua "gần đây" nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà nước đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh
chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kéo theo nó
các vấn đề môi trường diễn ra ngày càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang
ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc
sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải phải bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhưng do môi trường là một khái niệm có
nội hàm vô cùng rộng lớn và phức tạp nó chứa đựng rất nhiều vấn đề như: Ô
nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn…
Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con người
đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến
bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song
chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất
cứ lúc nào như than đá dầu mỏ. Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên
liệu hoá thạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc biệt là khai thác và
sử dụng than. Nếu như quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì
quá trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái, và có những sự cố môi
trường diễn ra ngày càng phức tạp đặt con người trước sự trả thù ghê gớm
của thiên nhiên đã ảnh hưởng trở lại tới phát triển kinh tế của con người.
Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
CNH- HĐH đất nước, xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể không
quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm biến động nguồn tài
nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện tích rừng gây ô
nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả ô nhiểm biển ảnh
hưởng tới tài nguyên sinh vậtvà sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy,việc chống ô
nhiễn môi trường là một bài toán vô cùng phức tạp và khó khăn đồi hỏi mọi
người cùng tham gia thì mới hy vọng giảm thiểu ô nhiễm.
Chính vì vậy việc áp dụng các phương pháp Đánh Giá Tác Động môi trường
với tìm ra phương pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nhằm phát triển bền


vững cho từng dự án là hợp lý.
Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài : "Đánh Giá hiện trạng ô nhiễm môi trường
do hoạt động khai thác than
ở Tỉnh Quảng Ninh và các giải pháp quản lý môi trường." để phần nào làm
giảm ô nhiêm môi trường.
2.MỤC TIÊU:
-Mục tiêu chung: Đánh giá hiện trạng gây ô nhiễm nói chung và khai thác
than nói riêng ở dịa bàn Tỉnh Quảng Ninh từ đó tim ra những giải pháp khắc
phục.
-Mục tiêu riêng:
Góp phần nghiên cứu,tổng hợp,hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực
tiễn về khai thác than và bảo vệ môi trường ở Tỉnh Quảng Ninh.
phân tích thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường.Từ
đó đề xuất những định hướng và giải pháp để giải quyết.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1.Cơ sở lý luận:
Định nghĩa môi trường
:Môi trường là tổng hợp tất cả các điều kiện xung quanh một điểm trong
không gian và thời gian.Môi trýờng là tổng hợp các ngoại lực ảnh hýởng,tác
động lên đời sống,tính chất,hành vi và sự sinh trýởng và phát triển,trýởng
thành của cõ thể sống.
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã
hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các
loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.
Định nghĩa Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". Trên thế
giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,

đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải),
rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng
năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô
nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt
đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối rộng và có thể có nhiều
cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một định nghĩa chung nhất đã được đưa ra
cho khái niệm phát triển bền vững trong Báo cáo Brundtland như sau:
"Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ
tương lai"
Chức năng của môi trường sống
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình
tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ
ẩm, nước, nhà ở cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các
nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các
nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển
của từng quốc gia và ở từng thời kì.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất,
đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường
cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị
của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải
của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường.
Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới
dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học
phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy
nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn.
Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và
ô nhiễm môi trường.

2.Cơ sở thực tiễn:
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-Phương pháp đánh giá tổng giá trị kinh tế của hàng hoá môi trường.
-phương pháp chi phí thay thế.
-phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và xử l ý thông tin
2.Th
ực trạng khai thác than ảnh hưởng đến môi trường.
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam với nhiều loại
khoáng sản có giá trị công nghiệp, quan trọng nhất là than đá chiếm trên
90% trữ lượng cả nước, tiếp đến là đá vôi, sét làm nguyên liệu sản xuất xi
măng, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Pyrophylit, cát
thủy tinh, đá Granit, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
Trong những năm qua, nhất là từ năm 2003 đến nay, công nghiệp khai
khoáng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có những bước phát triển vượt bậc, đặc
biệt là khai thác than đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của
Tỉnh cũng như của cả nước. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây nên
nhiều tác động tiêu cực tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi
trường, ảnh hưởng mạnh đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của các
ngành kinh tế khác.
Các mỏ than đang hoạt động phần lớn phân bố trên các dãy núi phía Bắc
đường quốc lộ 18A từ Mạo Khê đến Mông Dương. Hoạt động sản xuất (khai
thác, vận chuyển, chế biến, kho bãi, bến xuất) xen lẫn các khu dân cư, lân cận
với các đô thị, các khu kinh tế trọng điểm, thượng nguồn sông suối, các hệ
sinh thái nhạy cảm cửa sông ven biển và nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên,
văn hóa, lịch sử quan trọng (Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Di tích
lịch sử văn hóa Yên Tử).
Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường tỉnh Quảng Ninh trong suốt thời gian qua, đặc
biệt là giai đoạn 2003 đến nay do việc tăng nhanh sản lượng khai thác trong
khi đó hạ tầng kỹ thuật và các công trình bảo vệ môi trường chưa được quan

tâm đầu tư thích đáng, gây bức xúc trong nhân dân.
Về ô nhiễm môi trường không khí: Môi trường không khí các khu vực khai
thác khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ
và tiếng ồn phát sinh ở hầu hết các khâu sản xuất. Đặc biệt khu vực Cẩm Phả,
Uông Bí, Mạo Khê và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà
Phong - TP Hạ Long.
Nguồn phát sinh bụi lớn nhất là từ các khâu sàng, chế biến, vận chuyển than.
Ngoài ra bụi còn sinh ra từ các bãi thải chưa dừng đổ thải hoặc những bãi
thải đã dừng đổ thải nhưng chưa được cải tạo, phủ thảm thực vật.
Nhìn chung, hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác than, chế biến than đều
vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ);
hàm lượng bụi tại các khu dân cư lân cận các khu vực sản xuất, chế biến than
tại Quảng Ninh vượt TCCP 3,3 lần (trung bình 24 giờ).
Hiện nay, mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp quản lý
BVMT, đặc biệt là việc cấm vận chuyển than trên quốc lộ 18A, các phương
tiện vận chuyển theo đường chuyên dụng, quy hoạch, sắp xếp lại các cảng,
bến cảng đã hạn chế được ô nhiễm môi trường trong vận chuyển than đến
khu dân cư tập trung. Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc môi trường tỉnh
Quảng Ninh năm 2009, tình trạng ô nhiễm bụi do hoạt động khai thác, chế
biến, vận chuyển than vẫn còn tồn tại.
Về nước thải mỏ: Tại vùng than, theo số liệu kê khai, nộp phí BVMT đối với
nước thải công nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than thì tổng lượng nước
thải mỏ năm 2009 đã kê khai là 38.914.075 m
3
. Tuy nhiên, lượng nước thải
này chưa tính đến nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ. Hai thông số điển hình
tác động đến môi trường là tính axit và cặn lơ lửng, bên cạnh đó là hàm
lượng Fe và Mn. Độ pH của nước thải mỏ dao động từ 3,1 - 6,5, hàm lượng
chất rắn lơ lửng (TSS) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 2,4 lần, cá biệt có nơi
vượt đến 8,09 lần. Nước thải mỏ gây nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông,

suối, hồ, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn sinh thủy, suy giảm
chất lượng nước Do tác động lâu ngày, trong đó có tác động của khai thác
than trái phép trong một thời gian dài, một số hồ thủy lợi vùng Đông Triều đó
bị chua hóa, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ nông nghiệp.
Trước năm 2009, chỉ có 1 đơn vị thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam
(TKV) có hệ thống xử lý nước thải mỏ. Hiện nay, TKV đang đầu tư 32 dự án
xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ đảm bảo đạt TCCP (kế hoạch năm 2009 -
2010), trong đó hiện nay mới có 10 dự án đã xây dựng xong với tổng lưu
lượng xử lý lớn nhất là 2.370 m
3
/giờ, các mỏ còn lại mới chỉ lắng sơ bộ và xả
trực tiếp ra môi trường.
Tác động đến địa hình, cảnh quan: Biến đổi địa hình và cảnh quan. Những
biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở những khu vực có khai thác than lộ
thiên. Các bãi đổ thải tạo nên những quả đồi ở Cọc Sáu cao 280 m, Nam Đèo
Nai có độ cao 200 m, Đông Cao Sơn cao 250 m, Đông Bắc Bàng Nâu cao 150
m và Núi Béo cao 240 m và nhiều bãi thải trên các sườn đồi. Bãi thải
thường có sườn dốc tới 350. Nhiều moong khai thác lộ thiên tạo nên địa hình
âm có độ sâu từ - 50 m đến - 150 m dưới mực nước biển trung bình (các mỏ
Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo ).
Nhiều khu vực tập trung dân cư tại Mạo Khê (Đông Triều), Vàng Danh, Quang
Trung (Uông Bí), Hà Khẩu, Cao Xanh, Hà Khánh, Hà Lầm, Cao Thắng, Hà
Trung, Hà Tu, Hà Phong (Hạ Long) và toàn bộ thị xã Cẩm Phả chịu tác động
mạnh do các nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động khoáng sản, trở thành
những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống
của nhân dân.
Ô nhiễm môi trường tăng theo sản lượng
Trước giai đoạn 2003, sản lượng khai thác than của cả Tập đoàn TKV chỉ ở
ngưỡng trên dưới 10 triệu tấn than/năm. Nhưng kể từ những năm sau này,
sản lượng khai thác tăng với tốc độ chóng mặt. Đến năm 2009, sản lượng đạt

43 triệu tấn, dự kiến đến hết năm 2010, con số trên sẽ được đẩy thêm nấc
nữa.
Theo số liệu kê khai, nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của các đơn
vị thuộc TKV, tổng lượng nước thải mỏ năm 2009 là 38.914.075m
3 (chưa tính đến
nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ). Qua kiểm tra hai thông số điển hình tác động đến môi trường là tính axit và cặn lơ lửng đều có chỉ
số vượt quá lớn. Đặc biệt, độ pH của nước thải mỏ dao động từ 3,1-6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7-
2,4 lần, cá biệt có nơi vượt đến 8,09 lần.
Cơ quan chức năng đã xác định chính nước thải mỏ gây ảnh hưởng đến hệ
thống sông, suối, hồ, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn sinh thuỷ,
suy giảm chất lượng nước và là tác nhân "tiêu diệt" các hồ thuỷ lợi tại huyện
Đông Triều khiến nông dân huyện này thiếu nghiêm trọng nguồn nước để
phục vụ trồng cấy.
Môi trường không khí các khu vực khai thác khoáng sản và lân cận thường
xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn phát sinh ở hầu hết các
khâu sản xuất. Đặc biệt khu vực Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê và các phường
Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong - TP Hạ Long. Hàm lượng bụi
tại các khu vực khai thác than, chế biến than đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ
1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ); hàm lượng bụi tại các khu dân cư lân
cận các khu vực sản xuất, chế biến than tại Quảng Ninh vượt 3,3 lần. Bụi than
chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh phổi thuộc nhóm cao
nhất nước.
Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, không khí, hoạt động khai thác than còn làm
biến đổi địa hình và cảnh quan ở một địa phương ven vịnh vốn có rất nhiều
thắng cảnh rất đẹp. Những biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở khu vực có
khai thác than lộ thiên. Trải qua hàng trăm năm chỉ biết đào than và đổ chất
thải đủ để làm nên những ngọn núi thải do… "than tạo" như Cọc Sáu (280m),
Nam Đèo Nai (200m), Đông Cao Sơn (250m), Đông Bắc Bàng Nâu (150m) và
Núi Béo (240m)
Ngoài ra việc khai thác lộ thiên tại còn tạo ra nhiều bãi thải trên các sườn đồi

có sườn dốc tới 35 độ; tạo ra nhiều moong sâu như giếng, lớn như thung lũng
có độ sâu -50 mét đến -150 mét dưới mực nước biển cũng tại các mỏ Cọc Sáu,
Hà Tu, Núi Béo
Những năm gần đây ngành Than đã tăng mạnh tốc độ khai thác than ở vùng
mỏ Quảng Ninh. Nếu như năm 2002 TKV mới khai thác đạt 14,8 triệu tấn
than thì năm 2003 đã khai thác 20 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ 18,2
triệu tấn, hoàn thành trước hơn 2 năm chỉ tiêu sản lượng than của năm 2005
trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã
đề ra.
Vào năm 2002, tổng sản lượng khai thác than của Việt Nam mới chỉ đạt 14,8
triệu tấn than. Năm 2003, sản lượng tiếp tục tăng thêm 2 triệu tấn, về trước
2 năm theo kế hoạch 5 năm (2001-2005) mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX đề ra. Trong năm 2006, ngành than đã sản xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37 triệu
tấn than, vượt 7 triệu tấn so với quy hoạch phát triển ngành mà Chính phủ
phê duyệt đến năm 2020.
Năm 2007, do nhu cầu gia tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu,
ngành than lại tăng tốc ồ ạt, sản xuất than ở cấp độ lớn hơn. Báo cáo của Ban
Kinh tế ngân sách tại kỳ họp thứ 10 HĐND diễn ra vào đầu tháng 7 đã nêu cụ
thể: Dự kiến sản lượng than khai thác năm 2007 sẽ là 43 triệu tấn than
nguyên khai.
Như vậy tốc độ khai thác hiện nay được cho là quá "nóng" do ngành than đã
tự "vượt rào", phá vỡ quy hoạch phát triển của ngành. Đằng sau việc gia tăng
sản lượng này, theo ông Phạm Hải Đường - Đại biểu HĐND - là ngành than
đã "hứa" rất nhiều giải pháp để cải thiện môi trường, nhưng làm quá chậm.
Còn ĐB Nguyễn Duy Hưng bức xúc: "Chưa bao giờ xe than chạy trên quốc lộ
nhiều như hiện nay. Chiến lược của ngành than là khai thác xu ng sâu để tăng
sản lượng, nhưng trên thực tế chỉ toàn "bới" các mỏ nhỏ. Nếu đứng trên mỏ
Cao Sơn nhìn xuống sẽ thấy cả thị xã Cẩm Phả ngập trong bụi".
Môi trường vùng than bị suy thoái và ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm bụi,
tiến ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá huỷ

3.Một số Đề xuất và Giải pháp khắc phục.
Trong những năm qua, nhất là từ năm 2003 đến nay, công nghiệp khai
khoáng Quảng Ninh có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây nên
nhiều tác động tiêu cực tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường
sống của nhân dân và sự phát triển của các ngành kinh tế khác.Trước những
tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường, TKV cần đôn đốc các
đơn vị khai thác than khẩn trương hoàn thành nội dung và thực hiện nghiêm
túc nội dung các giấy phép khai thác than. Bên cạnh đó, triển khai xây dựng
các công trình BVMT và thực hiện đúng nội dung của báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt. Chú trọng xử lý các nguồn nước thải có
ảnh hưởng trực tiếp tới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và hệ thống các
sông, suối; lập quy hoạch bãi đổ thải và triển khai các dự án cải tạo bãi thải;
thường xuyên nạo vét, cải tạo các sông, suối chịu ảnh hưởng của khai thác
than. Đồng thời, tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục
vụ hoạt động sản xuất, đặc biệt là các tuyến đường liên quan đến dân sinh;
thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nói
chung và dự án đầu tư công trình khai thác mỏ nói riêng.
Để phát triển kinh tế vền vững
Thực trạng ô nhiễm môi truờng vùng than đòi hỏi các nhà lãnh đạo từ trung
ương đến địa phương, đặc biệt là Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản
Việt Nam( TKV) phải có những giải pháp chiến luợc thân thiện với môi
trường trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, phát triển sản xuát kinh
doanh theo hướng bền vững. Hiện nay mỗi năm, TKV bốc xúc trên 160 triệu
mét khối đất đá và đào trên 260.000 mét lò để sản xuất và tiêu thụ từ 35-40
triệu tấn than. TKV cần tính toán việc tăng sản lượng than với việc đầu tư
đồng bộ về cơ sở hạ tầng theo hướng "chủ động bảo vệ môi truờng", không
thể để tình trạng như hiện nay tiếp diễn!
Cán bộ công nhân viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ Đông Triều,
Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh đến Hạ Long, Cẩm Phả, Cọc Sáu, Cửa Ông-Mông

Dương nhiều năm nay phải sống chung với bụi than, đặc biệt trên các tuyến
đuờng" bão táp" Mạo Khê-Bến Cân, Vàng Danh ra cảng Điền Công, khu vực
cảng km 6, khu vực cầu 4 phường Cẩm Sơn, phường Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và
từ Cửa Ông-Mông Duơng bụi than đã quá mức báo động. Ông Nguyễn Hùng
Thắng, đại biểu HĐND tỉnh thuộc tổ Đông Triều cho biết: vừa qua một số
người dân tại huyện đã chặn xe chở than vì gây ô nhiễm nặng môi truờng ở
khu vực các xã Bình Khê, Tràng Luơng Ông Dương Văn Khuể, đại biểu HĐND
tỉnh khu vực thị xã Uông Bí nhận xét: nguyên nhân ô nhiễm môi truờng là do
sản xuất than tăng rất nhanh nhưng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp. Các cơ sở
sản xuất và tiêu thụ than trên địa bàn thị xã Uông Bí chỉ đáp ứng sản lượng
trên 2 triệu tấn than/năm, nhưng hiện nay đang sản xuất từ 4-5 triệu tấn
than, gấp đôi gấp ba so với trước, do đó gây ô nhiễm về bụi, tiếng ồn, nguồn
nuớc Các cử tri trên địa bàn thị xã Cẩm Phả-khu công nghiệp khai thác than
lớn nhất nước ta cũng đề nghị ngừng việc nổ mìn quá lớn của các Xí nghiệp
than Tân Lập, xí nghiệp khai thác, chế biến, kinh doanh than, xí nghiệp than
Quảng Lợi vì ảnh hưỏng nghiêm trọng đến môi truờng. Ngay tại thành phố
Hạ Long- trung tâm đô thị và du lịch lớn nhất tỉnh cũng có nhiều khu vực như
Hà Khánh, Cọc 5, Cọc 8, Hà Tu, Hà Lầm sống chung với bụi than, bụi đất đá
do sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ than và đổ đất lấn biển .
Vừa qua, Cục Bảo vệ môi truờng (Bộ Tài nguyên và Môi truờng) phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi truờng Quảng Ninh kiểm tra công tác bảo vệ môi
truờng của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy chất thải ra môi
truờng đều vượt quá tiêu chuẩn. Tại khu công nghiệp Cái Lân, hầu hết các dự
án đầu tư vào khu công nghiệp đều không lập báo cáo điều tra tác động môi
trường (ĐTM). Mặc dù chủ đầu tư là Công ty cổ phần xi măng và xây dựng
Quảng Ninh đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nuớc thải tập trung, nhưng
thực tế chưa thu gom đuợc nước thải để xử lý, nên tại thời điểm kiểm tra
nuớc thải có màu đen vượt các tiêu chuẩn quy định thải ra ngoài môi truờng.
Công ty dầu thực vật Cái Lân chưa tổ chức thu gom, phân loại vận chuyển đi
xử lý các chất thải nguy hại, chưa thực hiện quan trắc khí thải lò hơi làm cho

không khí quanh vùng có mùi khó chịu. Ở khu vực Cửa Ông, kết quả quan trắc
hàm lượng bụi và tiếng ồn trong khu vực sàng tuyển than đều vượt tiêu
chuẩn cho phép: nuớc thải tại cống chảy qua khu vực hồ xử lý nuớc thải có
hàm luợng amôniac vượt 4,2 lần quy định cũng như hàm lượng các chất ô
nhiễm hữu cơ và vi khuẩn cũng đều vượt tiêu chuẩn cho phép!
Theo Sở Tài nguyên và Môi truờng Quảng Ninh, nguyên nhân của tình trạng
trên, truớc hết là do chiến lược tăng tốc sản lượng than khai thác, tiêu thụ
không đồng bộ với chiến luợc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông,
bến cảng và các quy định của pháp luật bảo vệ môi truờng. Một nguyên nhân
khác như đồng chí Bí thư tỉnh uỷ-Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Quynh và
đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Nguyên Nhiệm cho biết: công tác quản lý nhà
nuớc các cấp còn nhiều bất cập, chưa kiên quyết trong kiểm tra, xử lý vi
phạm môi truờng.
Phải chú trọng bảo vệ môi trường
Như đã nêu trên, mức độ ô nhiễm môi trường tại vùng than đã ở mức quá
nghiêm trọng, nếu chỉ BVMT bằng một vài việc, ở vài nơi thì chẳng thấm gì và
môi trường sống và cảnh quan tỉnh Quảng Ninh tiếp tục bị huỷ hoại. Vì vậy,
ngoài những giải pháp cấp bách đối với hàng loạt vấn đề tồn tại, ô nhiễm môi
trường phải được kiểm soát, ngăn chặn từ gốc, tức là trước khi có kế hoạch
khai thác, phải chắc chắn không để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng về
môi trường. Muốn làm được điều này, công tác quy hoạch từ khâu sản xuất
đến tiêu thụ than đều phải gắn liền với quy hoạch BVMT.
Để làm được điều này, dư luận rất mong UBND tỉnh giám sát, đôn đốc ngành
than thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
tại Văn bản số 2171/VPCP-KTN ngày 7/4/2009: Đó là, khai thác than theo
đúng toạ độ, diện tích, trữ lượng than và các qui định khác nêu trong giấy
phép và qui định của pháp luật; việc thăm dò, khai thác ngoài phạm vi ranh
giới được cấp phép chỉ được phép thực hiện khi có giấy phép của cơ quan
thẩm quyền cấp theo qui định.
TKV phải cung cấp lộ trình triển khai xây dựng các công trình BVMT và thực

hiện đúng nội dung của ĐTM đó được phê duyệt; Chú trọng xử lý các nguồn
nước thải có ảnh hưởng trực tiếp tới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và hệ
thống các sông, suối; Lập Quy hoạch bãi đổ thải và triển khai các dự án cải
tạo bãi thải; Thường xuyên nạo vét, cải tạo các sông, suối chịu ảnh hưởng của
khai thác than.
Trữ lượng than đã đến hồi cạn kiệt, có lẽ giờ cũng là lúc phải tính đến chuyện
hoàn trả lại cho người dân Quảng Ninh môi trường sống trong lành, tái tạo
quỹ đất để phát triển sản xuất lĩnh vực khác khi "vàng đen" không còn nữa.
Không làm được điều này, chiến lược phát triển bền vững của Quảng Ninh
chắc chắn chỉ là khái niệm rất… mơ hồ.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngành than cần thay đổi phương thức đổ
thải. Phải phân tầng, cắt lớp, phủ xanh bãi thải. Đối với các vùng nhạy cảm
như: Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, cần giảm dần khai thác l thiên Kinh phí
cho môi trường 2%/năm tính trong chi phí giá thành như hiện nay là quá ít
so với mức từ 15 -19% mà nhiều quốc gia đang áp dụng.
Kinh phí dù rất quan trọng, nhưng yếu tố quyết định cuối cùng vẫn là sự nhận
thức và thái độ trách nhiệm trước cộng đồng. Mà ở đây, trước hết thuộc về
những người trong cuộc, đặc biệt là ngành than.
Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn
trương lập đủ các quy hoạch chuyên ngành có liên quan đến bảo vệ môi
trường như quy hoạch cấp thoát nước và xử lý nước thải, rác thải, quy hoạch
hệ thống thu gom xử lý chất thải nguy hại, quy hoạch hệ thống nghĩa trang,
nghĩa địa cho các địa phương có chính sách huy động các nguồn lực để đầu
tư thực hiện quy hoạch; thực hiện nghiêm túc việc đưa chính sách, giải pháp
bảo vệ môi trường ngay từ khâu đầu tiên lập quy hoạch, lập duyệt dự án và
quản lý đầu tư.
- Đẩy nhanh việc thực hiện một số nội dung cụ thể về bảo vệ môi trường còn
chậm như: xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; việc
ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

việc quản lý và cấp giấy phép xả nước thải và chủ nguồn chất thải nguy hại
sớm thành lập quỹ Môi trường của tỉnh để chủ động hơn trong các hoạt động
bảo vệ, phục hồi môi trường.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về
bảo vệ môi trường, quan tâm quản lý bảo vệ rừng ngập mặn và rừng cảnh
quan, nhất là trong việc xây dựng các khu dân cư, san gạt mặt bằng; triển
khai việc lập danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý hằng
năm theo đúng quy định.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các địa phương tích
cực, chủ động phối hợp với các đơn vị thành viên của TKV và các cơ sở sản
xuất công nghiệp quy mô lớn để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc về quy hoạch, giải phóng mặt bằng góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự
án, công trình khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất
kinh doanh gây ra trên địa bàn.
- Tiếp tục triển khai và đổi mới nội dung công tác thông tin, truyền thông,
giáo dục, hướng dẫn nhân dân và doanh nghiệp nâng cao nhận thức về bảo
vệ môi trường, nhất là việc phân loại - thu gom - xử lý chất thải tại nguồn để
nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường.
Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:
TKV và các đơn vị thành viên cần tăng cường và thực hiện triệt để các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi từ các khai trường, nơi sàng tuyển, vận chuyển
than; tăng tỷ lệ khai thác than hầm lò, vận chuyển bằng đường sắt và băng
tải kín; tiếp tục đầu tư các tuyến đường chuyên dụng vận chuyển than và đầu
tư xây dựng hệ thống cảng than để hạn chế ảnh hưởng đến giao thông công
cộng và các khu dân cư. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cải tạo, phục
hồi môi trường các khu vực khai thác than để thực hiện việc ký quỹ và triển
khai thực hiện; tích cực đầu tư các công trình xử lý nước thải mỏ, khắc phục
ô nhiễm nguồn nước do khai thác than gây ra.
Trên đây là kết quả giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
và Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐND ngày 29/7/2003 của Hội đồng nhân

dân tỉnh khóa X “Về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản
lý bảo vệ môi trường đến năm 2010”, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét./.
II.KẾT LUẬN VÀ
ĐỀ XUẤT.
1.Kết luận:
Cho dù TKV đã và đang có nhiều dự án nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường tại các khu vực khai thác than – khoáng sản mà ngành này phụ
trách như dùng khai thác than ở một số vỉa than, cải tạo các bãi thải, có nạo
vét các sông suối… nhưng rõ ràng, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các
vùng này vẫn chưa được cải thiện. Nhiều nơi, thậm chí còn đang xấu đi gây
xáo trộn lớn đến sinh hoạt, lao động của người dân.Tình trạng thiếu quan
tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, không chỉ ở TKV mà còn có thể thấy rõ ở
nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn khác của Nhà nước như tổng công ty Phân
bón và hoá chất, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)… Vì mục tiêu lợi nhuận
trên hết, nhiều tập đoàn, tổng công ty rõ ràng đang không có những dự án,
chương trình bảo vệ môi trường cần thiết trong quy hoạch phát triển mà
chính các tập đoàn, tổng công ty này xây dựng lên. Ví dụ như quy hoạch phát
triển điện hiện nay xác định mục tiêu: tỷ lệ thuỷ điện trong cơ cấu nguồn điện
tới năm 2020 là 62%. Ai cũng hiểu rằng, thuỷ điện là nguồn phát điện có chi
phí rẻ nhất, nhanh hoàn vốn và đem lại lợi nhuận cao nhưng tác động về môi
trường của nó vô cùng lớn: làm biến đổi dòng chảy, phá rừng, phá hoại môi
trường thuỷ sinh, gây hạn hán về mùa kiệt… Hay như ngành hoá chất, việc
đầu tư quá thấp cho các dự án, công trình xử lý nước thải ở hầu hết các
doanh nghiệp vẫn đang làm cho hệ thống sông: sông Hồng, sông Nhuệ, sông
Đồng Nai… luôn trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
2.
Đề xuất:
Việc tăng sản lượng khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh những năm
qua đã vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng và sức chịu

tải của môi trường, đề nghị Chính phủ có cơ chế chính sách để tăng cường
đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Quảng Ninh phù hợp với
quy hoạch, chiến lược phát triển ngành than.
Việc mở rộng quy mô sản xuất than của các doanh nghiệp là tất yếu, nhưng
đề nghị trong quá trình sản xuất phải đảm bảo không ảnh hưởng đến đời
sống người dân nơi đây. Các cơ quan chức năng cần sớm có những biện pháp
dảm bảo môi trýờng trong sạch, đồng thời có cơ chế, chính sách cho phù hợp .
Trước mắt, các doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường, thực hiện hoàn nguyên môi trường, đảm bảo các điều kiện sống
thiết yếu cho người dân
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. />

×