Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên môi trường tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải huyện Tiền Hải - Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 113 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
5. Cơ sở dữ liệu được sử dụng ....................................................................................... 4
6. Các kết quả đạt được ................................................................................................. 4
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................ 5
8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 6
1.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................ 6
1.1.1. Quan điểm nghiên cứu ......................................................................................... 6
1.1.2. Các bước nghiên cứu ........................................................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài
nguyên và môi trường. ................................................................................................... 8
1.2.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái. ........................................................................ 8
1.2.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và môi trường. ..... 16
1.3. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ
HỘI TẠI VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH. ........................ 24
2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 24
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
2.2.1. Đặc điểm địa chất .............................................................................................. 24
2.2.2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................... 25
2.2.3. Đặc điểm thủy văn, hải văn ................................................................................ 29


2.2.4. Thổ nhưỡng ....................................................................................................... 31
2.3. Dân cư và nguồn lao động .................................................................................... 33

iii


2.3.1. Dân cư ............................................................................................................... 33
2.3.2. Nguồn lao động và việc làm .............................................................................. 35
2.4. Điều kiện kinh tế – xã hội ..................................................................................... 36
2.4.1. Cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển của các ngành ............................................ 36
2.4.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ................................................ 38
CHƢƠNG 3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƢỜNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI - HUYỆN TIỀN HẢI,
TỈNH THÁI BÌNH...................................................................................... 45
3.1. Tiềm năng phát triển du lịch................................................................................. 45
3.1.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................. 45
3.1.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn................................................................ 51
Đánh giá chung về Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm Khu
BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ......................................................... 59
3.2. Hiện trạng môi trường tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình. ................... 62
3.2.1. Mơi trường khơng khí. ....................................................................................... 62
3.2.2. Môi trường nước................................................................................................ 63
3.2.3. Chất thải và rác thải. .......................................................................................... 66
3.2.4. Hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các chất bảo vệ thực vật. ................... 66
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI
VÙNG ĐỆM – KHU BTTN TIỀN HẢI ........................................................ 68
4.1. Tổng quan về định hướng phát triển kinh tế – xã hội ............................................. 68
4.2. Mơ hình tổ chức hoạt động du lịch ........................................................................ 71
4.3. Mơ hình tổ chức khơng gian DLSTCĐ trong mối liên kết du lịch .......................... 81
4.4. Mơ hình quản lý du lịch sinh thái cộng đồng ............................................................. 87

4.5. Dự báo các vấn đề nảy sinh sau khi triển khai mơ hình phát triển du lịch ........................ 90
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 92
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 96

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Lƣợng mƣa tháng và năm (mm) ........................................................................ 27
Bảng 2. Số ngày mƣa trung bình tháng và năm (ngày) ................................................... 27
Bảng 3. Số cơn bão đổ bộ hoặc tiếp cận các đoạn bờ biển từ 1960 - 1997 .................... 28
Bảng 4. Điều kiện môi trƣờng để tổ chức một số hoạt động du lịch cơ bản. ................... 30
Bảng 5. Số ngƣời trong độ tuổi lao động......................................................................... 34
Bảng 6. Cơ cấu phân công lao động trong các ngành ..................................................... 35
Bảng 7. Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2005 – 2006 ....................................................... 37
Bảng 8. Chỉ tiêu chất lƣợng không khí đối với một số hoạt động du lịch ......................... 62
Bảng 9. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc sinh hoạt đối với một số hoạt động du lịch ................. 64
Bảng 10. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc biển đối với một số hoạt động du lịch....................... 65
Bảng 11. Điều tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Thái Bình ...................................... 66

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu ................................................................................. 8
Hình 2: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái (theo Phạm Trung Lƣơng)................................. 13
Hình 3. Dân số của 3 xã vùng đệm khu BTTN Tiền Hải. ................................................ 33
Hình 4. Cơ cấu dân số phân theo giới tính. ..................................................................... 33
Hình 5. Cơ cấu kinh tế năm 2005 và 2006. ..................................................................... 38
Hình 6. Mơ hình phát triển DLSTCĐvùng đệm khu BTTN Tiền Hải ................................. 83
Hình 7. Mơ hình phát triển du lịch cụm khu du lịch sinh thái cộng đồng........................... 87
Hình 8. Mơ hình quản lý DLSTCĐ tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải ............................... 89


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KBTTN :

Khu bảo tồn thiên nhiên

VQG :

Vườn quốc gia

DLST :

Du lịch sinh thái

MCD :

Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng

GIS :

Hệ thống thông tin địa lý

ĐDSH :

Đa dạng sinh học


UBND :

Uỷ ban nhân dân

ODA :

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

CN :

Công nghiệp

CBCNV :

Cán bộ công nhân viên

ASEAN :

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

NTTS :

Nuôi trồng thuỷ sản

NGO :

Tổ chức phi Chính Phủ

VNWTO :


Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc

WWF :

Quĩ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

IUCN :

Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên

ESCAP :

Uỷ ban kinh tế – xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương của
Liên Hợp Quốc

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
KBTTN Tiền Hải là khu vực rất phong phú về các kiểu sinh cảnh, trong đó quan
trọng nhất là các bãi cát ngập triều, trảng sậy và rừng ngập mặn. Ngoài ra, các bãi
bồi ngập triều cũng là một sinh cảnh quan trọng, là nơi kiếm ăn của các loài chim
ven bờ. Rừng ngập mặn trong khu bảo tồn có thực vật ưu thế thuộc loài Trang, Bần
chua, Vẹt dù và Sú. Ngoài ra, trên cồn Vành và dọc đê cịn có Phi lao được trồng
với mục tiêu chắn cát, chắn gió.
KBTTN Tiền Hải, là một khu bảo tồn nằm ở cửa sông Hồng. Từ cuối những
năm 80, KBTTN Tiền Hải đã được đề xuất là một phần của khu Ramsar cửa sông
Hồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đến tận năm 1995 mới có quyết
định cơng nhận của Chính Phủ. Gần đây, tháng 10 năm 2004, Tổ chức Giáo dục

Khoa học và Văn Hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức cơng nhận
KBTTN Tiền Hải là một trong các vùng lõi của Khu Dự trữ Sinh Quyển Thế Giới
Vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng.
Tiền Hải là nơi dừng chân và trú đơng quan trọng của các lồi Vịt trời, Mịng bể
và chim ven biển. Trong số này có các lồi bị đe doạ tồn cầu như: Mịng bể mỏ
ngắn, Cị thìa. Ở đây cịn là nơi trú ngụ của một số loài chim khác với số lượng lớn.
KBTTN Tiền Hải đóng một vai trị quan trọng đối với nền kinh tế của địa
phương. Đây là nơi có sự đa dạng rất cao về các loài thuỷ sinh vật, trong đó có
nhiều lồi có giá trị kinh tế rất cao như các lồi tơm, cua, cá… và các lồi nhuyễn
thể như ngao, sò huyết… Rừng ngập mặn của khu vực là nơi cung cấp bãi đẻ cho
các loài thuỷ sản, là cơ sở cho nghề nuôi ong lấy mật cải thiện điều kiện kinh tế của
các hộ gia đình.
Tuy nhiên, Ngày nay trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang nổi lên các
vấn đề về khai thác triệt để tài nguyên và ô nhiễm môi trường, tạo ra các sức ép đối
với KBTTN Tiền Hải. Do vậy, đề tài đã chọn 3 xã vùng đệm của KBTTN Tiền Hải
là điểm nghiên cứu.

1


Vùng đệm có diện tích tự nhiên là 4.571,16 ha, chia ra xã Nam Thịnh: 836,01
ha; xã Nam Hưng: 1.269,67 ha; xã Nam Phú: 2.465,48 ha, tổng diện tích đất nông
nghiệp: 2.232,94 ha chia ra: xã Nam Thịnh: 311,18 ha; xã Nam Hưng: 855,91 ha; xã
Nam Phú: 1.066,57 ha, tổng diện tích đất phi nơng nghiệp: 622,81 ha chia ra: xã
Nam Thịnh: 134,69; xã Nam Hưng: 316,84 ha; xã Nam Phú: 171,28 ha. Đất có mặt
nước ven biển: 4.080,44 ha trong đó: đất có rừng ngập mặn: 1.075,54 ha và đất nuôi
trồng thuỷ sản: 496 ha.
Vùng đệm khu BTTN Tiền Hải có 4.141 hộ với 16.014 nhân khẩu trong đó:
Nam chiếm 46,9% và Nữ là: 53,1%. Các hộ thuần nông chiếm 51%, các hộ nuôi
trồng, khai thác thuỷ sản chiếm 42,2%, hộ thương mại, dịch vụ 5%, hộ sản xuất

công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp 1,8%. Tồn vùng có 48,8% hộ thuộc diện nghèo.
Như vậy có thể nhận thấy, hầu hết các hộ sống ở vùng đệm KBTTN Tiền Hải
vẫn có nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào nơng nghiệp là chính, sau đó là dựa vào
khai thác các nguồn lợi sẵn có của thuỷ sản và rừng ngập mặn. Chính nguyên nhân
này đã dẫn đến huỷ hoại sự đa dạng của các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là hệ
thống rừng ngập mặn ở KBTTN Tiền Hải. Biến diện tích đất canh tác nơng nghiệp
thành các ao ni trồng thuỷ sản một cách ồ ạt cũng là một cách tàn phá tài nguyên
đất đai, làm mặn hoá các cánh đồng đã được thau chua rửa mặn.
Do vậy, việc áp dụng một mơ hình sinh kế bền vững, thích hợp với điều kiện và
hoàn cảnh của 3 xã vùng đệm đó là du lịch sinh thái với các tơn chỉ của nó như:
- Phát triển dựa vào những giá trị của thiên nhiên và văn hoá bản địa
- Được quản lý bền vững về mơi trường sinh thái
- Có giáo dục và diễn giải về mơi trường
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Vùng đệm của KBTTN Tiền Hải cũng là nơi có nhiều địa danh lịch sử và giàu
truyền thống văn hoá. Nằm ngay cạnh một Hệ sinh thái của khu vực Tiền Hải vẫn
còn nhiều nét nguyên sơ và do vậy có nhiều tiềm năng du lịch cao.

2


Từ đây có thể dễ dàng đi thăm rừng ngập mặn, xem chim ở cồn Vành, cồn Thủ,
cửa sông Hồng Lấp v.v… đi thăm hải đăng cồn Vành, thăm các nơng trường cói,
đến bãi tắm Đồng Châu, tắm và thưởng thức nước khoáng Tiền Hải, thăm làng nghề
chạm bạc Đồng Xâm…
Như vậy, có thể thấy tài nguyên du lịch của vùng đệm nói riêng và của Tiền Hải
nói chung rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ
nào để có thể áp dụng và xúc tiến quảng bá phát triển du lịch cho vùng.
Đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm Tài
Nguyên Môi trường tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải - huyện Tiền

Hải - Thái Bình” sẽ là một bước đi tiên phong trong việc khơi dậy tiềm năng du
lịch của vùng và đồng thời đạt được mục đính bảo tồn bền vững đa dạng sinh học
hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái thuỷ sinh ven biển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu ngắn hạn
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng nhằm mục đích bảo vệ Tài
nguyên Môi trường. Đề xuất áp dụng tại 3 xã vùng đệm của KBTTN Tiền Hải.
Bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo điều kiện môi trường, bảo vệ cảnh quan rừng
ngập mặn và hệ sinh thái ven biển.
Mục tiêu lâu dài
Thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa các bên liên quan
Là mơ hình điểm học tập, giáo dục cộng đồng về đa dạng sinh học rừng ngập
mặn và hệ sinh thái ven biển, giáo dục môi trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chọn lãnh thổ nghiên cứu
- Nghiên cứu trong phòng
- Nghiên cứu, khảo sát tại thực địa
- Tổng quan tài liệu, số liệu, bản đồ... có liên quan

3


- Lập định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm khu BTTN
Tiền Hải – Thái Bình
+ Mơ hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm khu BTTN Tiền
Hải – Thái Bình.
+ Mơ hình quản lý du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi lãnh thổ:
Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu gồm có 3 xã Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú là

3 xã vùng đệm của Khu BTTN Tiền Hải – huyện Tiền Hải – Thái Bình.
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, các vấn đề về tài nguyên và môi trường trên quan điểm tổng hợp và từ đó đưa
ra các khuyến nghị về không gian sử dụng hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt là
du lịch sinh thái cộng đồng vùng đệm Khu BTTN Tiền Hải – Tiền Hải – Thái Bình.
5. Cơ sở dữ liệu được sử dụng
Các loại dữ liệu sau đã được sử dụng cho việc hoàn thiện luận văn:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã công bố (số liệu khí hậu
thuỷ văn; số liệu về kinh tế, xã hội; hiện trạng sử dụng đất...).
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu, tỷ lệ 1: 50.000;
- Các tài liệu đã cơng bố có liên quan đến đề tài.
- Các tài liệu, số liệu do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng
đồng (MCD) cung cấp.
- Tài liệu nghiên cứu thực địa.
6. Các kết quả đạt được
- Phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đệm Khu
BTTN Tiền Hải phục vụ hướng nghiên cứu của đề tài.

4


- Xây dựng được định hướng không gian du lịch sinh thái cộng đồng vùng đệm
Khu BTTN Tiền Hải.
- Xây dựng được mơ hình quản lý du lịch sinh thái cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Kết qủa nghiên cứu của đề tài đã làm rõ thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
của vùng và đặc biệt là các dạng tài nguyên thiên nhiên, môi trường của vùng. Đề
tài cũng làm sáng tỏ khả năng phát triển du lịch của vùng đệm Khu BTTN Tiền Hải

khi có những thế mạnh về các dạng tài nguyên du lịch cũng như về các vấn đề văn
hoá, nhân văn của vùng.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là một sản phẩm có giá trị thực tiễn cao, có thể
được chính quyền địa phương cũng như cộng đồng dân cư 3 xã vùng đệm Khu
BTTN Tiền Hải áp dụng để triển khai phát triển du lịch tại địa phương mình một
cách bền vững, có hiệu quả.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khố luận được
trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, hiện trạng, phát triển kinh tế – xã hội và Môi trường
tại vùng đệm Khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình.
Chương 3: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và thực trạng môi
trường tại vùng đệm Khu BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Chương 4: Định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm khu
BTTN Tiền Hải – Thái Bình.

5


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm nghiên cứu
1.1.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm tổng hợp : Vùng ven biển với sự đa dạng về tài nguyên là sản phẩm của
hoạt động tương tác Lục địa - Biển - Khí quyển và hoạt động của con người. Các dạng
tài nguyên chủ yếu được khai thác để phát triển kinh tế ở vùng ven biển gồm:
+ Tài nguyên đất sử dụng cho định cư, phát triển công - nông - lâm - ngư nghiệp,
mở mang du lịch....

+ Tài nguyên nước (nước lục địa và nước biển ven bờ) cơ sở phát triển nghề cá
(khai thác và nuôi trồng Thủy sản), phát triển giao thông ....
+ Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn và nguồn lợi thủy sản.
+ Các dạng tài nguyên khác phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của con người.
Do đó, vùng ven biển thường là địa bàn, nơi phát triển nhiều ngành kinh tế và vì
vậy kết quả của tình trạng này là thường xuất hiện những xung đột về lợi ích giữa
các lĩnh vực kinh tế. Việc khai thác sử dụng lãng phí tài nguyên làm suy giảm đa
dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật ảnh hưởng đến chất lượng môi trường [Vũ
Trung Tạng, 2005]
Theo quan điểm tổng hợp, bất kỳ sự phát triển phải xem xét đến nhiều yếu tố từ
tự nhiên đến kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguồn tài nguyên mà con người đang sinh
sống và khai thác của địa phương.
Quan điểm hệ thống: Theo quan điểm này, khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ
các xã ven biển vùng đệm của Khu BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải phải đặt trong
hệ thống phát triển với các mối quan hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định
hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của xã, huyện.
Quan điểm phát triển bền vững: sử dụng hợp lý lãnh thổ ở các xã vùng đệm của
Khu BTTN Tiền Hải theo quan điểm phát triển bền vững là vừa đáp ứng được các

6


mục tiêu về phát triển kinh tế song hạn chế tác động đến tài nguyên và môi trường,
đảm bảo sự phát triển cộng đồng.
Phát triển du lịch bền vững là một hướng tiếp cận của phát triển bền vững chung
toàn huyện, phát triển bền vững du lịch phải chú ý tới : Bền vững về mặt mơi
trường theo đó phát triển du lịch cần bảo vệ được đất đai, các giá trị tài ngun, mơi
trường hạn chế sự thối hố đất. Bền vững về mặt kinh tế : theo đó các ngành nơng
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản cần bố trí hợp lý, tạo hiệu quả kinh tế cao và cuối cùng
là Bền vững về mặt xã hội : theo đó phát triển du lịch phải tạo thêm được nhiều việc

làm, tăng thu nhập cho cộng đồng bảo đảm đời sống. Riêng vấn đề thu hút lao động
phải được coi trọng vì đây là vấn đề xã hội, là đặc thù ở các xã vùng đệm Khu
BTTN Tiền Hải, trong bối cảnh tỷ lệ nghề nông chiếm trên 70%, vấn đề thu hút lao
động, góp phần thay đổi cơ cấu việc làm phải được coi là chỉ tiêu quan trọng trong
đánh giá về mức độ phát triển du lịch bền vững.
1.1.2. Các bƣớc nghiên cứu
Buớc 1: Công tác chuẩn bị
Bao gồm tổng quan tài liệu, xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm
và phương pháp nghiên cứu; chuẩn bị tư liệu bản đồ, công cụ khảo sát, xây dựng
vấn đề, vạch ra các tuyến khảo sát, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện.
Bước 2: Khảo sát thực địa
Đây là bước thu thập tài liệu, số liệu trên thực địa về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và kiểm chứng những tài liệu đã thu thập được ở bước trên
Bước 3: Xây dựng các bản đồ chuyên đề
Các bản đồ chuyên đề, thành phần sau khi số hoá sẽ được đưa vào GIS để hiệu
chỉnh, cập nhật để sử dụng xây dựng bản đồ định hướng tổ chức không gian du lịch
sinh thái cộng đồng tại vùng đệm Khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình.

7


Các bước tiến hành theo sơ đồ dưới đây.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

- Tổng quan tài liệu
- Xác định mục tiêu, đối tƣợng, nội
dung, quan điểm và phƣơng pháp
nghiên cứu
KHẢO SÁT THỰC
ĐỊA


Điều kiện tự nhiên –
tài nguyên du lịch, các
vấn đề môi trường
của vùng.

Hiện trạng phát triển
kinh tế - xã hội
- Dân cƣ và nguồn lao động
- Thực trạng phát triển các
ngành

- Điều kiện tự nhiên
- Tài nguyên du lịch
- Các vấn đề môi
trƣờng liên quan

- Cơ sở hạ tầng phục vụ
DL

XÂY DỰNGNỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG ĐỆM
KHU BTTN TIỀN HẢI - THÁI BÌNH

Hình 1. Sơ đồ các bước nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái cộng đồng
trên quan điểm tài nguyên và môi trường.
1.2.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái.
Các khái niệm về du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái được nhiều người là sự kết hợp của hai từ “Du lịch” và “Sinh
Thái”, nhưng thực ra nếu hiểu như vậy thì quá đơn giản về du lịch sinh thái. Sau

đây là một số khái niệm về du lịch sinh thái được đưa ra và hay được sử dụng.
Khái niệm du lịch sinh thái được Cebllos-Lascurain đưa ra năm 1987 với nội
dung như sau:

8


“DLST là du lịch đến những khu tự nhiên hầu như khơng bị ơ nhiễm hoặc ít bị
xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và
muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khu vực
này”.
Năm 1991, Wood đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái:
“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực cịn tương đối hoang sơ với mục
đích tìm hiểu về lịch sử mơi trường tự nhiên và văn hố mà khơng làm thay đổi sự
tồn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc
bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương.”
Năm 1993, Lindberg và Hawkins đã đưa ra một khái niệm về DLST: “DLST là
du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và
cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Năm 1994, Buckley đã tổng quan về du lịch sinh thái như sau :
“Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và
có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái”
Tiếp sau đó Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã đưa ra khái niệm
của mình:
“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với mơi trường tại các điểm tự
nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn
tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn
chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những
người dân địa phương tham gia tích cực”.
“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa

và lịch sử tự nhiên của mơi trường, khơng làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái,
đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và
lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. (Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, 1998)
Năm 1991, Butler và Scace et. al đã đưa ra các yêu cầu của du lịch sinh thái.

9


1. Hoạt động này quảng cáo cho các đạo đức môi trường và phổ biến cho các
thành viên các hànhvi được “ưa thích hơn” một cách tích cực.
2. Hoạt động này khơng gây thiệt hại cho tài ngun.
Nói theo cách khác, hoạt động này khơng làm tiêu mịn mơi trường tự nhiên.
3. Hoạt động này trọng tâm vào giá trị bản chất hơn là giá trị bên ngoài. Các
phương tiện và dịch vụ có thể tạo điều kiện gặp gỡ với các tài ngun có giá trị bản
chất, nhưng khơng bao giờ trở thành một thu hút từ chính bản thân tài ngun này
vì khơng gây hại cho tài ngun.
4. Hoạt động này xoay xung quanh môi trường chứ không phải con người. Các
nhà DLST chấp nhận môi trường trong trạng thái tự nhiên của nó, khơng nghĩ đến
một sự thay đổi hay sửa đổi để thuận tiện hơn cho họ.
5. Hoạt động này phải có lợi cho động vật hoang dã và mơi trường. Vấn đề mơi
trường có được lợi hay khơng có thể được xác định trên phương diện xã hội, kinh
tế, quản lý, khoa học và chính trị. Ít nhất mơi trường phải nhận được lợi để đóng
góp vào sự bền vững và tồn vẹn sinh thái.
6. Hoạt động này cung cấp các tiếp cận trực tiếp với môi trường thiên nhiên (và
với các yếu tố văn hoá đi kèm trong các khu vực nguyên sơ). Khu đón khách và các
dịch vụ chiếu bóng giải nghĩa tại chỗ có thể được coi như một phần của DLST chỉ
khi các dịch vụ này phục vụ du khách trong việc tiếp cận trực tiếp với môi trường
thiên nhiên.
7. Hoạt động có liên quan đến các cộng đồng địa phương một cách tích cực, để
cộng đồng có thể được chia sẻ quyền lợi, từ đó đóng góp vào sự nâng cao nhận thức

về giá trị của tài nguyên thiên nhiên tại địa phương đó.
8. Điều đạt được từ hoạt động này là sự giáo dục và sự hiểu biết hơn là các cảm
giác kỳ thú hay các hưởng thụ cơ học khác như thường thấy ở du lịch mạo hiểm.
9. Hoạt động này yêu cầu nhiều chuẩn bị và kiến thức sâu rộng của các hướng
dẫn viên và du khách. Sự thoả mãn được kết tụ từ kinh nghiệm du lịch được cảm
thấy và biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ và gây cảm hứng.

10


Một số Quốc gia cũng đưa ra khái niệm của mình về du lịch sinh thái như:
Định nghĩa của Nêpal:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc
hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng,
liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập
từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”.
Định nghĩa của Malaysia:
“Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm
về mặt mơi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và
trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hố kèm theo, trước
đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh
hưởng của du khách khơng lớn, và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được
tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế ”
Định nghĩa của Australia:
“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên có liên quan đến sự giáo dục
và diễn giải về môi trường thiên nhiên và được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế cũng đưa ra quan điểm về du lịch sinh
thái như sau:
“Du lịch sinh thái là chuyến du hành có trách nhiệm, đến những khu vực tự
nhiên, gìn giữ bảo vệ mơi trường và góp phần cải thiện phúc lợi xã hội cho người

dân địa phương”.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái:
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối
tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp
chặt chẽ, hài hịa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp
của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và
tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”

11


Đặc điểm cơ bản nhất của khái niệm về DLST cũng đã được Tổ chức Du lịch
Thế giới (WTO) tóm tắt lại như sau :
+ DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó
mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như
những giá trị văn hố truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
+ DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường
+ Thông thường DLST được các tổ chức chun nghiệp và doanh nghiệp có quy
mơ nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các cơng ty lữ hành
nước ngồi có quy mơ khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành và/hoặc quảng cáo
các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.
+ DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và
văn hố-xã hội.
+ DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách :
Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể
quản lý với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.
Tạo ra các cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự
cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hố.

Như vậy có thể thấy được du lịch sinh thái được hiểu dưới nhiều khía cạnh khác
nhau, rất nhiều các ý kiến tranh luận khác nhau nhằm tìm ra một định nghĩa chung
nhất cho du lịch sinh thái. Tuy nhiên các ý kiến đều cho rằng du lịch sinh thái là du
lịch có trách nhiệm, là du lịch dựa vào thiên nhiên, không tạo ra các tác động gây
hại cho thiên nhiên, không gây xáo trộn các nét đặc sắc của văn hoá bản địa, có sự
quan tâm đến mơi trường và đặc biệt là phải có trách nhiệm về các giá trị thiên
nhiên, văn hố và lợi ích tài chính với cộng đồng dân cư tại nơi du lịch.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90
song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi

12


trường. Tuy nhiên cũng chưa đưa ra được quan điểm chung nhất về Du lịch sinh
thái do có những góc độ nhìn nhận khác nhau.
Để có được sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt
động thực tiễn phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều
Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN... có sự tham gia của các chuyên gia,
các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức
Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt
Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng của Hội thảo
là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hố bản
địa gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình
phát triển của DLST Vit Nam.
du lịch
thiên nhiên


DU LịCH
DU LCH H TR BO
TN V PHT TRIN
CNG NG

Định nghĩa
Du lịch
sinh thái

du lịch có

du lịch đ-ợc

giáo dục

quản lý

môi tr-ờng

bền vững

Hỡnh 2: S cu trúc du lịch sinh thái (theo Phạm Trung Lương)
- Giá trị kinh tế của du lịch sinh thái.

13


Chưa có mấy nghiên cứu ước lượng giá trị kinh tế của du lịch cũng như du lịch
sinh thái trong các khu BTTN, chưa kể đến giá trị tổng thể của tất cả các khu BTTN
trên thế giới. Điều này một phần là do các dữ liệu về DLST không được các thành

phần tư nhân, nhà nước hay UNWTO thu thập một cách hệ thống. Nguyên do thực
tế DLST là một khái niệm khá mới mẻ. Hơn nữa, chưa có một định nghĩa về DLST
nào được chấp nhận và có thể ước lượng. Để khắc phục được khó khăn này, Fillion,
et al (1992) đã trang bị một quy trình gồm 3 bước cho phép thiết lập các con số ước
lượng có thể được sử dụng cho cá dữ liệu có sẵn về du lịch.
+ Kiểm tra lại các nghiên cứu cấp vùng về du lịch có liên quan đến thiên nhiên.
+ Thiết lập các con số ước lượng về DLST
+ Áp dụng các con số ước lượng vào dữ liệu của UN WTO về du lịch toàn cầu.
Kết quả cho thấy DLST đóng góp vào khoảng 93 – 233 tỷ USD cho thu nhập
quốc gia của các nước có DLST năm 1988. Du lịch liên quan đến chim có thể thu
hút khoảng 78 triệu khách du lịch với lợi nhuận là 78 tỷ USD cho nền kinh tế của
các nước được tới thăm (Fillion, et al 1992).
Ngắm chim, là một trong những hoạt động giải trí phát triển với tốc độ nhanh
nhất ở Bắc Mỹ, với khoảng từ 20 – 30 triệu người tham gia mỗi năm (jacquemot và
Fillion, 1987)
Hoạt động ngắm chim là một khoản chi tiêu kinh tế lớn, ước lượng một cách
khiêm tốn, hơn 20 tỷ USD cho Bắc Mỹ mỗi năm (US fish and Wild Life Service,
1982). Ngoài ra nhiều người ngắm chim ở Bắc Mỹ giờ đây dang tổ chức những
chuyến đi tới các vùng xa xôi. Tại costa Rica, giá trị du lịch từ tổ chức tham quan
cho những người đến ngắm loài chim Pharomachrus mocinno đã khuyến khích địa
phương bảp vệ những cánh rừng đang bị mất đi của Monteverde. Vậy mà đóng góp
vào phát triển kinh tế của hoạt động ngắm chim thường bị đánh giá thấp.
Tuy nhiên, lợi ích tài chính thu được từ dịch vụ du lịch chỉ có giá trị cho các tài
nguyên mà du lịch dựa vào nếu các lợi ích này được sử dụng – ít nhất một phần để
duy trì các tài nguyên này. Tại Mỹ, lợi nhuận sản sinh từ du lịch tham quan các

14


VQG lên tới 3 tỷ USD mỗi năm. Cho đến nay, các lợi nhuận này chủ yếu rơi vào

tay các chủ khách sạn, chủ nhà hàng, những người bán xăng dầu, dụng cụ câu cá và
áo phông. Những lợi nhuận này có thể có lợi cho VQG nếu như những người nhận
được các nguồn thu này thành lập một nhóm có nhiệm vụ tăng cường bảo vệ VQG.
Dữ liệu của UNWTO cũng cho thấy một sự di chuyển về địa điểm du lịch đã
xảy ra và có thiên hướng nghiêng về các nước đang phát triển. Cụ thể hơn là các
nước có các hệ động, thực vật và hệ sinh thái phong phú, do đó có tiềm năng lớn
nhất về du lịch sinh thái, đang được các du khách ưa thích. Xu hướng này sẽ tiếp tục
với các khu vực có nền chính trị ổn định sẽ được lợi nhiều nhất.
- Du lịch và khu bảo tồn thiên nhiên: mối quan hệ cộng sinh
Ngày càng nhiều du khách tới tham quan các khu BTTN, trớ trêu thay càng
nhiều người tìm cơ hội đến với những nơi chưa bị khai phá, các sức ép lên những
nơi này càng tăng lên. Do đó, cơ hội và nhu cầu đang tồn tại để thiết lập một quan
hệ cộng sinh giữa quản lý khu BTTN và du lịch.
Budowski (1976) đã mô tả ba loại quan hệ có thể tồn tại giữa bên điều hành du
lịch và bên chịu trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên.
Du lịch và bảo tồn thiên nhiên đi đến mâu thuẫn, đặc biệt nếu du lịch làm thoái
hoá thiên nhiên và các tài nguyên. Các nhà bảo tồn có xu hướng chống đối du lịch
bằng cách cấm đoán và giới hạn.
Sự cùng tồn tại là có thể, nếu cả du lịch và bảo tồn đều không phát triển lắm trên
một khu vực thích hợp, hoặc do bên nọ khơng quan tâm tới lĩnh vực của bên kia.
Tuy nhiên, sự cùng tồn tại này rất hiếm khi được lâu dài, đặc biệt nếu du lịch này có
thể được phát triển và kéo theo các thay đổi hệ trọng. Giai đoạn này có thể được nối
tiếp bởi một quan hệ có sự thoả mãn chung thậm chí hỗ trợ (cộng sinh) hoặc bởi
một quan hệ mâu thuẫn.
Quan hệ cộng sinh có thể diễn ra nếu du lịch và bảo tồn được tổ chức trên cơ sở
hai bên cùng có lợi. Từ cách nhìn của các nhà bảo tồn, điều này có nghĩa là các vốn
quí tự nhiên được bảo tồn tới mức tối đa ở trạng thái ban đầu, hoặc tiến hoá tới một

15



trạng thái hoàn hảo hơn, trong khi nhiều người hơn sẽ được hưởng nhiều hơn quyền
lợi từ thiên nhiên và tài nguyên, các quyền lợi này cũng có thể là về cơ học, mỹ
thuật, giải trí, khoa học hay giáo dục. Đây cũng là các lợi ích về kinh tế. Sự hỗ trợ
lẫn nhau này là có thể và phải tăng cường nhận thức rằng thiên nhiên có thể là một
cơng cụ có lợi giúp cho việc nâng cao chất lượng đời sống.
Thật không may, quan hệ của du lịch và bảo tồn thường đi từ cùng tồn tại tói
mâu thuẫn. Điều này có một vài lý do: quản lý không tốt, thiếu hiểu biết, ở cả hai
bên về mục đích và mục tiêu của nhau, sự bùng nổ của du lịch cũng như sự suy
thoái và mất đi các khu thiên nhiên. Sự mở rộng qui mô của du lịch mà khơng có
quy hoạch cẩn thận.
Nhưng tình trạng khơng nhất thiết phải như vậy, một sự chuyển đổi về tư tưởng
của cả hai bên có thể dẫn đến một số lợi ích cho quốc gia. Một mối quan hệ cộng
sinh hai bên cùng có lợi giữa những người làm công tác du lịch và những người
chịu trách nhiệm cho bảo tồn mơi trường là có thể đạt được.
1.2.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài
nguyên và môi trƣờng.
- Khái niệm về du lịch sinh thái cộng đồng
Năm 1940, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được bàn đến ở các nước
thuộc địa của Anh. Năm 1950, tổ chức Liên Hợp Quốc chính thức cơng nhận khái
niệm cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một định
hướng để phát triển. Cơ sở của phát triển cộng đồng dựa trên 3 nguyên lý chính: thứ
nhất về tính tương đối của phát triển cộng đồng, thứ hai về tính đa dạng của phát
triển cộng đồng và thứ ba về tính bền vững của phát triển cộng đồng. Có ba thể chế
chủ yếu tham gia vào sự phát triển của cộng đồng đó là sự tự quản cộng đồng, sự
quản lý của Nhà nước và sự can thiệp của thị trường.
Triết lý tham dự là một trong những quan điểm quan trọng của phát triển cộng
đồng. Triết lý này thể hiện rõ rằng để cho cộng đồng phát triển tốt đẹp, bền vững thì
phải có sự phối hợp của tất cả các lực lượng xã hội, của các tổ chức và thiết chế xã


16


hội, mà tạm hình dung là có 4 lực lượng chủ chốt tham dự vào phát triển cộng đồng
là: bản thân cộng đồng, Nhà nước, thị trường và các nhân tố xã hội khác.
Du lịch sinh thái cộng đồng được hiểu là loại hình du lịch sinh thái có sự tham
gia tích cực của cộng đồng, trong đó cộng đồng địa phương là chủ sở hữu, dựa trên
sự định hướng của chính quyền địa phương. Trong cộng đồng đó tất cả các loại hình
du lịch, sản phẩm du lịch đều chịu sự chi phối và kế hoạch hoá của cộng đồng địa
phương. Từ đó du lịch có thể dựa vào cộng đồng để có thể phát huy được hết khả
năng của mình và mang lại nguồn lợi cũng như sự phát triển bền vững cho cộng
đồng địa phương.
Thực tế hoạt động du lịch nói chung, DLST nói riêng có thể thấy vai trò của
cộng đồng trong việc trực tiếp tham gia và quản lý vào hoạt động phát triển du lịch
và DLST ở các VQG, khu BTTN, bao gồm:
+ Tham gia vào quá trình quy hoạch phát triển du lịch: Đây là yếu tố rất quan
trọng đảm bảo cho quy hoạch du lịch đi vào cuộc sống với sự ủng hộ, giám sát của
cộng đồng địa phương.
+ Cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách là hướng dẫn
viên/thuyết minh viên địa phương. ở các VQG, khu BTTN, sự hiểu biết và kinh
nghiệm của cộng đồng sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về các giá trị cảnh quan,
ĐDSH ở khu vực.
+ Tham gia ủng hộ việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch khi cộng đồng
có được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Việc bảo vệ tài nguyên ĐDSH và môi
trường du lịch sẽ khơng thể có hiệu quả nếu thiếu sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương.
+ Cung cấp các dịch vụ đến du khách: cộng đồng có khả năng tự tổ chức cung
cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch như lưu trú tại nhà, vận chuyển
khách, dịch vụ ăn uống, bán hàng thủ cơng mỹ nghệ... Tuy nhiên, để có thể thực
hiện được các dịch vụ này, cộng đồng cần được huấn luyện với những hiểu biết tối

thiểu về giao tiếp, về các quy định nghiệp vụ…

17


+ Cung cấp các sản phẩm du lịch văn hóa mang bản sắc truyền thống: biểu diễn
nghệ thuật dân gian truyền thống; Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, truyện kể, văn
học dân gian... hoạt động trình diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
hoặc đơn giản là các sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày mà ở đó cộng đồng là
chủ thể, là những nghệ nhân.
Một số vấn đề quan trọng cần thiết cho phát triển DLST cộng đồng bao gồm :
+ Việc quản lý và kiểm soát hoạt động phát triển DLST ở các vùng tự nhiên chủ
yếu phải do cộng đồng địa phương đảm trách.
+ Cần có được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về sự cần thiết bảo vệ
các vùng tự nhiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng văn hố.
+ Cần có được những dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ chức phát
triển hoạt động DLST ở những khu vực có tính nhạy cảm đặc biệt về môi trường.
+ Cần đảm bảo các quyền lợi truyền thống của cộng đồng và quyền lợi của địa
phương ở những khu vực thuận lợi cho phát triển DLST.
- Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và môi trường
Bảo vệ tài nguyên, môi trường cộng đồng được hiểu đồng nhất với thuật ngữ
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mơi trường có sự tham gia của cộng đồng nhưng ở
mức cao hơn. Cộng đồng không chỉ tham gia mà là tham dự, không chỉ bàn bạc mà
cả đi đến thống nhất và thực hiện, không chỉ là hội họp mà còn cả triển khai, thực
thi. Nội dung bảo vệ tài nguyên, môi trường ở cộng đồng bao gồm:
+ Cộng đồng xác lập các vấn đề ưu tiên cho phát triển cộng đồng.
+ Cộng đồng tìm ra cách để giải quyết các vấn đề ưu tiên, lập dự án, chương
trình và kế hoạch thực hiện.
+ Cộng đồng tìm kiếm sự liên kết, hỗ trợ cho mình để thực hiện dự án, chương
trình đã lập ra.

+ Tổ chức thực hiện
+ Đánh giá từng cơng đoạn, hiệu chỉnh trong q trình thực hiện nếu thấy cần thiết.

18


+ Kết thúc đánh giá tổng thể.
+ Xác lập ưu tiên mới.
Đây là quy trình khép kín, lặp đi lặp lại nhưng ở trình độ lần sau cao hơn lần
trước. Điểm mấu chốt của phương pháp bảo vệ môi trường ở cộng đồng là xuất phát
từ cộng đồng, vì cộng đồng và động lực của nó là tiềm lực to lớn của cộng đồng.
Quá trình phát triển của địa phương gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên, môi
trường cộng đồng đã được đặt ra và được cộng đồng tham gia thì sự ơ nhiễm có thể
được khống chế, ngăn chặn.
Cộng đồng có sức sáng tạo rất dồi dào, chỉ cần làm cho họ hiểu, nhận ra những
điều cần phải làm vì chính họ. Mọi bất đồng, mọi khó khăn trong cơng cuộc vận
động cộng đồng đều có thể được giải quyết, thơng qua q trình kiên trì bàn bạc,
trao đổi, thuyết phục.
+ Kinh nghiệm của một số nước và Việt Nam trong việc bảo vệ tài ngun, mơi
trường có sự tham gia của cộng đồng.
Nêpal:
Khoảng 50% cư dân của khu vực gần khu bảo tồn thiên nhiên Annapurna nằm ở
phía Tây Bắc, đã đóng góp cả về vật chất và tinh thần cho dự án phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, những nhân viên của dự án này cũng là những cư
dân của khu vực. Một chương trình đặc biệt dành ưu tiên đối với phụ nữn và khích
lệ sự tham gia tích cực của họ trong quá trình tạo ra các quyết định, thực hiện các nỗ
lực bảo tồn. Cách tiếp cận của dự án đã tạo nên một mơ hình về quản lý tài nguyên
hợp lý trong một khuôn khổ truyền thống địa phương, có tính thuyết phục cao. Mơ
hình này đã cho phép nhân dân địa phương tiếp tục các hoạt động sống bình thường,
khơng ảnh hưởng đến các giá trị bảo tồn, và do vậy đã ngăn ngừa các mâu thuẫn

vốn rất rễ nảy sinh khi nguồn lợi của cộng đồng bị ảnh hưởng. Được thành lập năm
1986, khu Annapurna ngày nay đã trở thành một vùng đa dạng, có giá trị sinh thái
cao. Sự hợp tác của Chính phủ với các nhóm cộng đồng địa phương đã góp phần to
lớn vào thành công của dự án.

19


Ấn Độ.
Những bất đồng giữa các cơ quan của Chính phủ và của chính quyền địa phương
đã dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Việc nâng cao
hiệu quả quản lý mơi trường địi hỏi có sự cam kết từ cả hai phía chính quyền địa
phương và nhân dân. Một trong những biện pháp chủ yếu là trao cho nhân dân
quyền kiểm soát những đối tượng gây ô nhiễm môi trường, dù là thuộc nhà nước
hay tư nhân. Các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra ô nhiễm có kế hoạch phân phát
cho các cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ các bản tóm tắt về báo
cáo đánh giá tác động mơi trường với ngôn ngữ dễ hiểu, mạch lạc, thông báo về các
kết quả giám sát mơi trường. Khi đó, các nhóm cộng đồng có thể kiểm tra lại nồng
độ các chất thải so với các tiêu chuẩn được quy định và kiện ra toà nếu thực tế sai
khác với báo cáo đánh giá tác động mơi trường.
Vai trị của cộng đồng trong việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên ở Cẩm Mỹ,
Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Từ lâu đời, các dân tộc miền núi có quan niệm rằng “ Rừng là tài ngun vơ tận,
khơng có chủ, ai khai thác được đến đâu thì khai thác”. Từ quan điểm này đã dẫn
đến vô số những hành động xâm phạm, khai thác bừa bãi tài nguyên rừng như: khai
thác gỗ quý, săn bắn động vật quý hiếm… Hậu quả của quá trình khai thác này để
lại những bằng chứng cho đến ngày nay như hệ sinh thái “rừng kín thường xanh”
chỉ còn lại là rừng nghèo, rừng non mới phục hồi, tán che phủ bị phá vỡ, dây leo
phát triển mạnh.
Để tăng cường bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, chính quyền địa phương

đã triển khai một số biện pháp phù hợp với sự tham gia tích cực của cộng đồng
nhân dân xung quanh cụ thể như:
+ Thay đổi cơ cấu sản xuất và quan niệm sống của cộng đồng. Quá trình chuyển
đổi phương thức sản xuất rõ nét nhất là: Cộng đồng địa phương ở đây đã chuyển từ
khai thác lâm sản đơn thuần (khai thác tự do dựa vào tài nguyên rừng) sang sản xuất
lâm nghiệp (trồng, khoanh ni, khai thác, bảo vệ). Q trình chuyển đổi này làm

20


thay đổi hoàn toàn quan niệm cũ của cộng đồng, vì họ đã hiểu thế nào là khai thác
lâm sản đơn thuần và thế nào là sản xuất lâm nghiệp.
Ngành sản xuất lâm nghiệp thực sự phát triển, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của các
dự án như dự án 4304, 327, dự án trồng rừng Việt - Đức, chương trình 5 triệu ha
rừng… và chính sách giao đất giao rừng của nhà nước. Hiện nay nhiều hộ gia đình
đã nhận đất để trồng rừng hay nhận rừng để chăm sóc và bảo vệ. Một số hộ gia đình
đã mạnh dạn nhận tới vài chục hecta đất rừng để đầu tư, chăm sóc, bảo vệ để sau đó
chính họ sẽ được hưởng quyền lợi khai thác sản phẩm do chính mình tạo nên. Q
trình sản xuất này hiện nay mang đến cho mỗi một người lao động trong cộng đồng
trung bình khoảng 8 - 9 triệu đồng/năm.
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ khu bảo tồn
thiên nhiên. Sự tham gia của UBND xã trong công tác bảo vệ khu bảo tồn thiên
nhiên Kẻ Gỗ được thể hiện rõ nhất là việc phối hợp với các đơn vị kiểm lâm, cơng
an, tồ án, bắt giữ các vụ buôn bán lậu động vật quý hiếm, thu hồi và ngăn chặn các
vụ chặt cây, phá rừng lén lút. Ngồi ra, UBND xã cịn có trách nhiệm tuyên truyền,
giải thích cho cộng đồng người dân địa phương hiểu thêm về mơi trường, xói mịn,
tính chất quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn các động thực vật q hiếm. Xã Cẩm
Mỹ cịn có đội tuần tra bảo vệ rừng của nhân dân địa phương, đội này kết hợp với
hạt kiểm lâm đóng tại xã nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác rừng bất hợp
pháp, các vụ buôn lậu gỗ… Đội cũng đã nhận bảo vệ tồn bộ diện tích rừng cịn lại

trong xã và những khu rừng nằm ở ranh giới với khu bảo tồn. Người dân ở đây đã
thành lập một đội phòng cháy rừng với sự hỗ trợ của lâm trường Cẩm Xuyên và đội
này hoạt động rất có hiệu quả.
+ Thu hút dự án của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ. Hiện nay trong
vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã và đang thực thi một số dự án phát
triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương như: Dự án xây dựng mơ hình nông
– lâm kết hợp, dự án sử dụng và phát triển bền vững lâm sản phi gỗ, chương trình
vay vốn ưu đãi (xố đói giảm nghèo, ODA, ngân hàng người nghèo, 327, 4303…),
chương trình khuyến lâm của huyện Cẩm Xuyên… Các dự án này đang tiến hành

21


×