Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 115 trang )

MC LC
mục lục .................................................................................................................................................. ii
Danh mục các bảng .......................................................................................................................... iv
Danh mục các hình.............................................................................................................................v
Lời cảm ơn ............................................................................................................................................. vi
lời cam đoan ....................................................................................................................................... vii
mở đầu ................................................................................................................................................. 1
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 5
1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan.............................................. 5

1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 5
1.1.2. ở Việt Nam ................................................................................................... 7
1.1.3. Những nghiên cứu tại địa ph-ơng .................................................................... 8
1.2. Quan điểm và ph-ơng pháp nghiên cứu ........................................................... 9

1.2.1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................... 9
1.2.2. Các b-ớc nghiên cứu ................................................................................... 10
1.2.3. Ph-ơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 13
Chương 2. Điều kiện tự nhiên, ti nguyên thiên nhiên v nhân văn
huyện nghĩa h-ng, tỉnh nam định ........................................................................... 16
2.1. Vị trí địa lý........................................................................................................... 16
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................. 18

2.2.1. Đặc điểm địa chất và tài nguyên khoáng sản ................................................... 18
2.2.2. Đặc điểm địa mạo ........................................................................................ 20
2.2.3. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................... 26
2.2.4. Đặc điểm thủy văn, hải văn ........................................................................... 27
2.2.5. Thổ nh-ỡng ................................................................................................ 29
2.2.6. Thảm thực vật và đa dạng sinh học ................................................................ 31
2.2.7. Nguồn lợi thuỷ sản ....................................................................................... 41
2.3. Dân c- và nguồn lao động ............................................................................... 43



2.3.1. Dân c- ....................................................................................................... 43
2.3.2. Nguồn lao động và việc làm .......................................................................... 43
2.4. Đặc điểm cảnh quan huyện Nghĩa H-ng ........................................................ 46

ii


2.4.1. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Nghĩa H-ng ............................................ 46
2.4.2. Đặc điểm cảnh quan .................................................................................... 48
Chương 3. hiện trạng khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế xà hội huyện
nghĩa h-ng tỉnh nam định .......................................................................................... 51
3.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất .............................................................. 51

3.1.1. Tình hình quản lý đất đai ............................................................................... 51
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................. 51
3.1.3. Biến động đất đai giai đoạn 2000 2005 ........................................................ 56
3.2. Hiện trạng phát triển kinh tÕ - x· héi ............................................................... 60

3.2.1. C¬ cÊu kinh tÕ ............................................................................................ 60
3.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành .............................................................. 62
3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng .............................................................................. 67
3.3. Các vấn đề môi tr-ờng...................................................................................... 68
Chương 4. Định hướng sử dụng hợp lý Tài Nguyên và bảo vệ Môi Trường
huyện nghĩa h-ng tỉnh nam định ............................................................................ 76
4.1. Đánh giá mức độ thuận lợi của cảnh quan đối với một số loại hình sử dụng
đất nông - lâm - ng- nghiệp huyện Nghĩa H-ng .................................................... 76

4.1.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp sinh thái ................ 77
4.1.2. Đánh giá riêng và đánh giá tổng hợp mức độ phù hợp sinh thái của cảnh quan .... 81

4.2. Định hớng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trờng ....................... 85

4.2.1. Quan điểm định h-ớng sử dụng hợp lý tài nguyên theo h-ớng
phát triển bền vững

.. 85

4.2.2. Cơ sở thực tiễn và căn cứ khoa học trong định h-ớng sử dụng hợp lý tài nguyên huyện
Nghĩa H-ng ................................................................................................................... 87
4.3. Một số định h-ớng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi tr-ờng ........... 90
Kết luận............................................................................................................................................... 97
Khuyến nghị ....................................................................................................................................... 99
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................ 100
Phô lôc ............................................................................................................................................. 107

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sự thay đổi lưu lượng nước sông Ninh Cơ và sông Đáy .......................... 27
Bảng 2.2. Tổng lượng phù sa hàng năm đổ ra biển .................................................... 27
Bảng 2.3. Mực nước và biên độ triều trung bình tháng ở trạm Như Tân và Phú Đệ 28
Bảng 2.4. Số lượng các loài sinh vật vùng bãi bồi ven biển Nghĩa Hưng ................ 38
Bảng 2.5. Cấu trúc thành phần loài động vật đáy vùng ven biển Nghĩa Hưng......... 40
Bảng 2.6. Tình hình dân số trung bình năm 1990-2005 ............................................. 43
Bảng 2.7. Cân đối lao động xã hội huyện Nghĩa Hưng.............................................. 44
Bảng 2.8. Hiện trạng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ..................... 44
Bảng 2.9. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định ....... 47
Bảng 3.1. Cơ cấu các loại đất huyện Nghĩa Hưng năm 2005 .................................... 52
Bảng 3.2. Diện tích cây hàng năm huyện Nghĩa Hưng năm 2005 ............................ 53

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế đã đạt được ............................................................ 61
Bảng 3.4. Sản lượng sản phẩm ngành thuỷ sản .......................................................... 65
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Nghĩa Hưng ...................................... 66
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát nguồn nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ
huyện Nghĩa Hưng......................................................................................... 73
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát chất lượng nước trong đầm nuôi huyện Nghĩa Hưng ... 73
Bảng 4.1. Bảng cơ sở đánh giá riêng các chỉ tiêu đối với một số loại hình sử dụng
đất
chủ yếu huyện Nghĩa Hưng .......................................................................... 80
Bảng 4.2. Mức độ phù hợp sinh thái của cảnh quan Nghĩa Hưng đối với một số loại
hình
sử dụng đất ..................................................................................................... 84

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 . Sơ đồ các bước nghiên cứu ........................................................................ 12
Hình 2.1. Vị trí nghiên cứu .......................................................................................... 17
Hình 2.2. Bản đồ cảnh quan huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định .............................. 50
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định .......... 55
Hình 3.2. Tỷ trọng các ngành năm 2005 huyện Nghĩa Hưng .................................... 60
Hình 3.3. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt huyện Nghĩa Hưng
giai đoạn 2000-2005 ...................................................................................... 62
Hình 3.4. Diện tích rừng trồng giai đoạn 1997-2005 ................................................. 63
Hình 3.5. Sơ đồ quá trình hình thành phèn trong các đầm ni tơm quảng canh
nước tù đọng .................................................................................................. 71
Hình 4.1. Sơ đồ các bước đánh giá cảnh quan huyện Nghĩa Hưng ........................... 77
Hình 4.2. Bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định ................................................................................................................ 92


v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong bối cảnh tài ngun thiên nhiên và mơi trường tồn cầu đang đứng
trước những thách thức nghiêm trọng, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế-xã
hội đã trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế
giới tại Johannesburg 2002 đã kêu gọi mỗi quốc gia, địa phương hoạch định chiến
lược, quy hoạch dài hạn về phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã được
Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng
cường kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”;
“Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với cải thiện và bảo vệ mơi trường, đảm bảo sự
hài hồ giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học;
Chủ động phịng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí
hậu bất lợi ... Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch,
kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về môi
trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển”
Nghĩa Hưng là một huyện ven biển tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 25.412,94
ha. Hoạt động nơng nghiệp và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản đã được phát triển từ
lâu, đặc biệt những năm gần đây càng được phát triển mạnh mẽ và với quy mô ngày
càng lớn, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nhằm đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu và tiêu thụ trong nước. Song song với phát triển nuôi trồng thuỷ sản, ngành
nông nghiệp lúa nước vẫn đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Các
hoạt động kinh tế trên đã mang lại những kết quả khả quan, đem lại nhiều lợi ích
kinh tế cho người dân.
Bên cạnh những thuận lợi và những hiệu quả tích cực của phát triển kinh tế cịn tồn

tại khơng ít những khó khăn mà chính quyền cũng như người dân trong khu vực này
cần có những biện pháp khắc phục. Nghĩa Hưng đã phải đối mặt với nhiều vấn đề
nổi cộm - nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái tài nguyên và suy giảm chất lượng

1


mơi trường, đó là tình trạng ơ nhiễm mơi trường, nuôi trồng thuỷ sản tràn lan không
theo quy hoạch. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên không được quy hoạch
hợp lý của con người đã làm cảnh quan bị biến đổi. Điều này đã khiến cho hiệu quả
sản xuất trở nên giảm sút, cuộc sống của nhiều người dân khơng ổn định. Đứng
trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra hết sức quan trọng và thực sự cần thiết là phải
đánh giá một cách tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và lấy đó làm
cơ sở cho việc định hướng các chiến lược, kế hoạch phát triển cụ thể cũng như
những biện pháp và giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những khó khăn của huyện.
Với những trăn trở đã nêu, trên cơ sở tiếp cận Địa lý tổng hợp, nghiên cứu các điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội một cách đồng bộ sẽ góp phần giải quyết tốt những vấn
đề đặt ra, là cơ sở thiết thực phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho vùng đất giàu
tiềm năng.
Với cách nhìn nhận như trên và với mong muốn giảm bớt các mâu thuẫn trong phát
triển của địa phương, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập các căn cứ khoa học về tài nguyên và môi trường cho xây dựng định h−ớng
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện Nghĩa Hưng tỉnh
Nam Định trên cơ sở phân tích cấu trúc cảnh quan.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện luận văn cần giải quyết các
nhiệm vụ sau:
1. Phân tích điều kiện tự nhiên, tμi nguyên tự nhiên vμ nhân văn phục vụ quy
hoạch định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
2. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế và các vấn đề mơi trường có liên quan
đến khai thác tài ngun;

2


3. Đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên của khu vực
nghiên cứu
4. Đề xuất hướng hoạch định tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện Nghĩa Hưng theo đơn vị cảnh quan.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi lãnh thổ: Huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định bao gồm 23 xã và 2 thị trấn
Giới hạn nội dung nghiên cứu:Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, một số vấn đề về tài nguyên và môi trường trên quan
điểm tổng hợp và từ đó đưa ra các khuyến nghị về không gian sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường cho huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
5. Cơ sở dữ liệu đƣợc sử dụng
Các loại dữ liệu sau đã được sử dụng cho việc hoàn thiện luận văn:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã công bố (số liệu khí hậu
thuỷ văn; số liệu về kinh tế, xã hội; hiện trạng sử dụng đất...). Trong đó tư liệu bản
đồ gồm:
- Bản đồ địa hình, tỷ lệ 1: 50.000;
- Bản đồ thổ nhưỡng, tỷ lệ 1: 50.000
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tỷ lệ 1: 25.000
- Các tài liệu đã cơng bố có liên quan đến đề tài.
- Tài liệu nghiên cứu thực địa của tác giả luận văn.

6. Các kết quả đạt đƣợc
- Hệ thống và phân tích tổng hợp các điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội
theo hướng nghiên cứu của luận văn.
- Xây dựng được bản đồ cảnh quan trên địa bàn nghiên cứu tỷ lệ 1: 25.000
- Đưa ra được định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường cho khu vực nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ một bức tranh tổng hợp về tài
nguyên thiên nhiên, hiện trạng về phát triển kinh tế cũng như các vấn đề về dân cư,

3


lao động và các hoạt động khai thác tài nguyên của huyện ven biển Nghĩa Hưng. Đề
tài cũng làm sáng tỏ sự phân hoá lãnh thổ của khu vực nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo quan
trọng cho địa phương hoạch định không gian phát triển kinh tế - xã hội gắn với sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện ven biển.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khố luận được
trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chương 3: Hiện trạng khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế xã hội huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chương 4: Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

4



CH−ƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Trên thế giới
Mơi trường có vai trị nhiều mặt trong quá trình phát triển kinh tế, duy trì điều kiện
thích hợp cho sức khoẻ con người, nên khơng thể có phát triển bền vững nếu như tài
ngun khơng được khai thác một cách hợp lý, chất lượng môi trường không được
đảm bảo. Tuy nhiên, trong quá khứ, các kế hoạch phát triển thường rất ít chú ý tới
khía cạnh hợp lý trong khai thác tài nguyên và môi trường. Chỉ từ khi xuất hiện
“phong trào của các nhà hoạt động môi trường” ở Mỹ từ những năm 60, nhiều chính
phủ trên tồn thế giới mới nghiêm chỉnh chú ý tới các thơng số mơi trường trong
q trình ra quyết định về phát triển. [ADB, 1991].
Xu hướng này đã được hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ trong ba, bốn
thập kỷ gần đây. Nó xuất phát từ việc con người ngày một nhận thức sâu sắc về
những tác động hủy hoại do chính con người gây ra đối với mơi trường sống của
mình trong các hoạt động phát triển do khai thác tài nguyên và sự cần thiết phải
xem xét một cách hệ thống những ảnh hưởng của nó tới mơi trường, tiến hành xây
dựng một cách hệ thống những biện pháp tổng thể nhằm khai thác sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Leonard Ortolano, (1984) đã sử dụng tổng hợp các kiến thức liên ngành như sinh
học, kỹ thuật, địa chất, kiến trúc cảnh quan, mơi trường sinh học, luật mơi trường,
chính sách mơi trường, thẩm mỹ mơi trường và q trình ra quyết định, để phân tích
các khía cạnh khác nhau trong quy hoạch môi trường.
Trong cuốn "Quy hoạch môi trường cho phát triển vùng” [Anne R. Beer, l990] đã trình
bày khái niệm về quy hoạch sinh thái cảnh (site planning). Những vấn đế về môi
trường xã hội trong sử dụng đất, quản lý đất, ..., cùng với các vấn đề như không gian
sinh sống của con người (chất lượng cuộc sống, nhu cầu của người sử dụng), những
vấn đề về tiềm năng của vùng và các bước trong dự án quy hoạch vùng được đề cập
một cách khá đầy đủ.


5


John M. Edington và M. Ann Edington, (1979) đã trình bày những vấn đề về sinh thái,
môi trường và mối quan hệ của chúng. Tác giả đề cập và phân tích về sử dụng đất ở
nơng thơn, phát triển đơ thị, phát triển công nghiệp, hệ thống giao thông và ao hồ.
Đặc biệt trong cuốn sách cịn có phần nghiên cứu mẫu, đó là các nghiên cứu về vùng
phát triển duyên hải, vườn quốc gia, khu công nghiệp và khu vực phát triển nhiệt đới.
Walter E. Westman, (1985) đã phân tích và lưu ý đến khía cạnh đánh giá ảnh hưởng
sinh thái, đặc biệt khi người ra quyết định về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Ông đã xem xét mơi trường theo các khía cạnh về giá trị tài nguyên và dự báo các biến
đổi do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành
động để cải thiện phúc lợi con người và sức khỏe môi trường.
Quy hoạch phát triển ở khu vực Châu Á, có lẽ tiên tiến nhất là ở Nhật Bản [ADB,
1986]. Bắt đầu từ năm 1957, các kế hoạch phát triển cho các khu đô thị kém phát
triển, nhằm đạt tới việc sử đụng đất đai và nguồn lực có hiệu quả thơng qua việc
quy hoạch thực tế thích hợp, các đầu tư cơng cộng vào cơ sở hạ tầng tạo ra một mơi
trường sống thích hợp và áp dụng các biện pháp bảo tồn thiên nhiên. Trung tâm
Liên Hợp Quốc về phát triển khu vực (UNCRD) đóng tại Nagoya Nhật Bản, có
nhiều kinh nghiệm thực tế về phát triển khu vực theo hướng này. UNCRD đã xác
định một khn khổ lý thuyết gồm có 7 bước mô tả đặc trưng xây dựng khuôn khổ
vĩ mô quy hoạch ngành, phối hợp liên ngành, hoàn tất việc lập kế hoạch, soạn thảo
chương trình hành động và lập kế hoạch để thực hiện.
Dự án Songkla, “Nghiên cứu quy hoạch vùng lịng hồ Songkla” hồn thành năm 1985
với sự giúp đỡ của ADB dưới sự đồng quản lý của Ban Phát triển Kinh tế-Xã hội Quốc
gia và Ban Môi trường Quốc gia, [ADB, 1991]. Dự án này là dự án đầu tiên ở các nước
đang phát triển có mục tiêu là thực hiện lồng ghép các mục tiêu kinh tế và mơi trường
ngay lúc khởi đầu.
Dải ven biển phía Đơng, “Nghiên cứu quy hoạch dải ven biển phía Đơng”. Dưới sự

bảo trợ và giám sát của ban phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, một dự án phát triển
kinh tế khu vực, với sự lưu ý ít ỏi đến mơi trường đã được hoàn thành vào năm
1982. Một nghiên cứu tiếp theo đó "Dự án quy hoạch quản lý mơi trường khu vực

6


dải ven biển phía Đơng" đã được hồn thành vào năm 1986 bởi Ban Môi trường
Quốc gia với sự giúp đỡ của ủy ban Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đã phát triển
hơn nữa các khía cạch mơi trường của kế hoạch ban đầu thành một kế hoạch phát
triển môi trường khu vực toàn diện [ADB, 1991].
Segara Anakan, “Dự án quy hoạch giám sát và sử dụng tối ưu môi trường Segara
Anakan”. Nghiên cứu này đã được hoàn thành vào năm 1986 do Tổng Cục Phát
triển các nguồn nước quản lý thực hiện với sự bảo trợ của ADB. Mặc dù giới hạn
vào vùng rừng ngập mặn của cửa sông cụ thể, bản nghiên cứu này đã chỉ ra rằng
nếu muốn vùng đầm lầy này được tồn tại như một nguồn lực mơi trường, thì phải
lưu ý tới những ưu tiên phát triển kinh tế khu vực [ADB, 1991].
1.1.2. Ở Việt Nam
Cùng với xu thế nghiên cứu của thế giới, ở Việt Nam ngày càng có nhiều bài báo,
cơng trình nghiên cứu hướng đến sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đàm Trung Phường, (1983) trong bài báo “Tổ chức môi sinh và quản lý chống ô
nhiễm môi trường” đã nêu ra vấn đề lớn để nghiên cứu là: Tổ chức quản lý và có
biện pháp hiệu quả khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm.
Để khai thác hợp lý tài nguyên và chống ô nhiễm chúng ta cần phải lập kế hoạch
trong đó các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được xem xét một cách tổng hợp với
các mục tiêu về mơi trường. Ngồi các yếu tố về tài ngun thiên nhiên, môi trường,
kinh tế, xã hội cần nhấn mạnh vào khả năng chịu tải của một vùng và có thể kết hợp
phân tích tính thích hợp của đất với phân tích khả năng chịu tải để phân vùng, tức là
trả lời câu hỏi “ở đâu và thế nào” trong các hoạt động phát triển Lê Thạc Cán,
(1994). Trần Ngọc Ninh, (1998) đã đề cập đến vấn đề có tính lý thuyết đó là quy

hoạch tổng thể trên cơ sở sinh thái - tài ngun - mơi trường, trong đó tác giả nhấn
mạnh vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật, phục vụ chiến lược
phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống là nội dung thiết thực trong kế
hoạch phát triển kinh tế các vùng lãnh thổ.

7


Trong thập kỷ 90 và đầu thế kỷ XXI hàng loạt các nghiên cứu về sinh thái cảnh
quan ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ và
bảo vệ môi trường ở các vùng địa lý của Việt Nam được công bố.
Các nghiên cứu đánh giá cảnh quan trên quy mô lớn của Nguyễn Cao Huần, (1992),
tác giả đã phân tích cấu trúc chức năng các địa tổng thể nhiệt đới cho mục đích sử
dụng hợp lý và bảo vệ thiên nhiên; và Phạm Hoàng Hải, (1997) nghiên cứu về cảnh
quan Việt Nam, sử dụng tổng hợp lãnh thổ dựa trên cơ sở đặc điểm cảnh quan và
ứng dụng cảnh quan Việt Nam trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường,
Nguyễn Cao Huần, (2005b) trình bày cơ sở lý luận, quy trình và phương pháp đánh
giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái. Những kết quả nghiên cứu ứng dụng
một số phương pháp đánh giá cảnh quan phục vụ quy hoạch lãnh thổ.
Bên cạnh đó, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm cảnh quan cho một vùng
lãnh thổ cụ thể như: Nguyễn Thế Thôn, (1999), Lê Văn Thăng, (1995), Nguyễn
Trọng Tiến, (1996), Nguyễn Văn Vinh, (1996), Hà Văn Hành, (2002).
1.1.3. Những nghiên cứu tại địa phƣơng
Huyện ven biển Nghĩa Hưng nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung từ lâu đã được nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu trước đây thường tập
trung nghiên cứu điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, đề xuất các biện pháp sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học. Các nghiên cứu về địa lý tự nhiên và tài
nguyên đất của tác giả Vũ Tự Lập, (1976); Lê Bá Thảo, (1990); Đàm Duy Ân, (2004);
Đỗ Minh Đức, (2004); Lương Phương Hậu, (2002); Trần Đức Thạnh, (1996). Các cơng
trình nghiên cứu về tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tác giả Lê Đức An,

Lại Huy Anh, (1990); Hồng Văn Thắng, (2002); Lê Thanh Bình, (2003); Nguyễn Chu
Hồi,(2004). Các cơng trình nghiên cứu về đa dạng sinh học của các tác giả Phan Nguyên
Hồng, (1999); Phạm Đình Trọng, (2004); Lê Đình Thuỷ, (2002); Nguyễn Xuân Dục,
(1993); Nguyễn Thị Thu Hà, (2004); Hoàng Ngọc Khắc, (2005); Đỗ Văn Nhượng,
(2004). Các cơng trình nghiên cứu về kinh tế của Lê Xuân Tuấn, (1999); Lê Xuân Tuấn,
(2004); Nguyễn Hữu Thọ, (2004); các báo cáo của huyện và các sở có liên quan. Các

8


cơng trình về mơ hình kinh tế đề xuất cho vùng ven biển của tác giả Phạm Bình Quyền,
(2003).
Nhận xét chung
Qua xem xét các tài liệu có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn và lãnh thổ
nghiên cứu, có thể thấy rằng những tài liệu trên là những cơng trình khoa học có giá trị cả
về lý luận và thực tiễn. Đây được xem là những tài liệu tham khảo chủ yếu khi lựa chọn
phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và trong quá trình thực hiện đề tài.

1.2. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm tổng hợp : Vùng ven biển vμ các dạng tμi nguyên của nó lμ sản phẩm
của hoạt động t−ơng tác Lục địa - Biển - Khí quyển vμ hoạt động của con ng−ời.
Các dạng tμi nguyên tham gia vμo kết cấu của các thμnh phần kinh tế của vùng ven
biển gồm:
+ Đất vμ sản phẩm của đất sử dụng cho định c−, phát triển công - nông - lâm ng− - diêm nghiệp, mở mang du lịch....
+ N−ớc vμ sản phẩm của n−ớc, cơ sở phát triển nghề cá (khai thác vμ nuôi
trồng Thủy sản), phát triển giao thông ....
+ Tμi nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn, các đai cỏ biển vμ nguồn lợi thủy sản.
+ Các dạng tμi nguyên khác phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của con ng−ời.
Do đó, vùng ven biển lμ địa bμn hoạt động của con ng−ời, tạo nên nền kinh tế đa

ngμnh, nh−ng ở đấy th−ờng xuất hiện những xung đột về lợi ích của các lĩnh vực
kinh tế. Điều đó dẫn đến việc khai thác sử dụng lãng phí tμi ngun, lμm thất thốt
đa dạng sinh học, gây suy giảm nguồn lợi sinh vật vμ chất l−ợng môi tr−ờng [Vũ
Trung Tạng, 2005]
Theo quan điểm tổng hợp, khi quy hoạch sử dụng lãnh thổ phải xem xét nhiều yếu
tố từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguồn tài nguyên mà con người đang
sinh sống và khai thác của địa phương.
Quan điểm hệ thống: Theo quan điểm này, khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ các
xã ven biển huyện Nghĩa Hưng phải đặt trong hệ thống sản xuất với các mối quan

9


hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội
chung của lãnh thổ.
Quan điểm phát triển bền vững: sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất ở các xã ven biển
huyện Nghĩa Hưng theo quan điểm phát triển bền vững là vừa sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vừa thích ứng về kỹ thuật, có hiệu quả kinh
tế và phải tính đến các yếu tố kinh tế xã hội - nhân văn thực tế của lãnh thổ nghiên
cứu, vì đây là những nguyên nhân thúc đẩy hay làm tổn hại đến phát triển bền vững.
Phát triển nông nghiệp bền vững là một trong những nhiệm vụ trong phát triển bền
vững chung của toàn huyện, phát triển bền vững nông nghiệp phải chú ý tới 3 yêu
cầu: (1) Bền vững về mặt mơi trường nghĩa là loại hình sử dụng đó phải bảo vệ
được đất đai, ngăn chặn sự thối hố đất, khơng làm tổn hại đến mơi trường tự
nhiên.(2) Bền vững về mặt kinh tế : cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận và cuối cùng(3) Bền vững về mặt xã hội : thu hút được lao động,
bảo đảm đời sống, xã hội được phát triển. Riêng vấn đề thu hút lao động phải được
coi là đặc thù của nước ta nói chung và Nghĩa Hưng nói riêng, vì trong bối cảnh
hiện nay khi mà dân số trong nông nghiệp chiếm trên 70%, lực lượng lao động nông
nghiệp khá lớn, công nghiệp chưa phát triển thì vấn đề thu hút lao động phải được

coi là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá về mức độ bền vững của một loại hình sử
dụng đất.
1.2.2. Các bƣớc nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên và đánh giá tài nguyên của huyện Nghĩa
Hưng được thực hiện theo phương pháp đánh giá cảnh quan với quy trình gồm 5
bước được tóm tắt như ở hình 1.1.
Buớc 1: Cơng tác chuẩn bị
Nhiệm vụ của bước này là tổng quan tài liệu, xác định mục tiêu, đối tượng, nội
dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu; chuẩn bị tư liệu bản đồ, công cụ khảo
sát, xây dựng vấn đề, vạch ra các tuyến khảo sát, từ đó xây dựng kế hoạch thực
hiện.
Bước 2: Khảo sát thực địa

10


Đây là bước thu thập tài liệu, số liệu trên thực địa về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội và kiểm chứng những tài liệu đã thu thập được ở bước trên
Bước 3: Xây dựng bản đồ cảnh quan
Các bản đồ chuyên đề, thành phần sau khi số hoá được đưa vào GIS để hiệu chỉnh,
cập nhật và chồng xếp đưa ra bản đồ cảnh quan
.

11


CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

- Tổng quan tài liệu
- Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan

điểm và phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng kế hoạch thực hiện

KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

Điều kiện tự nhiên
- Địa chất - địa mạo
- Khí hậu
- Thuỷ văn, hải văn
- Thổ nhưỡng, sinh vật

Kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động
- Thực trạng phát triển các ngành
- Các hoạt động khai thác tài
nguyên
- Các vấn đề môi trường

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẢNH QUAN
HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỶ LỆ 1: 25.000

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN
THEO CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN

ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUN VÀ BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG

Hình 1.1 . Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu

12



Bước 4:Đánh giá tổng hợp tài nguyên theo các đơn vị cảnh quan
Đánh giá tài nguyên theo đơn vị cảnh quan gồm các công đoạn: Xác định hệ thống
các đơn vị đánh giá, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá, đánh giá mức độ
thích nghi của từng dạng cảnh quan với một số loại hình sử dụng chủ yếu ở địa
phương.
Bước 5: Đề xuất định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ mơi
trường
Sau khi đã có kết quả đánh giá các đơn vị cảnh quan, kết hợp với các vấn đề kinh tế
- xã hội và môi trường của khu vực nghiên cứu để đưa ra đề xuất định hướng không
gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp
Phương pháp này được thực hiện qua các bước cơ bản như: thu thập tài liệu thứ cấp
từ các nguồn khác nhau, sau đó phân tích đánh giá nguồn tài liệu, nội dung tài liệu
để rút ra được lượng thông tin cần thiết và cuối cùng là tổng hợp tài liệu. Quá trình
tổng hợp tài liệu nhằm rút ra những thơng tin cơ sở mang tính hệ thống, đồng thời
phát hiện những lỗ hổng thông tin cần bổ sung hoặc những thông tin sai lệch cần
được điều chỉnh hay chuẩn hóa. Phương pháp này hết sức có ích trong q trình
nghiên cứu vì từ việc phân tích tài liệu, cơ sở lý thuyết của đề tài đã được hình
thành. Hơn nữa, hiện nay lượng thông tin, tư liệu về vùng ven biển đồng bằng sơng
Hồng nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đang được lưu giữ ở nhiều cơ
quan khác nhau, dưới nhiều dạng, nên việc phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu
trở thành hệ thống tư liệu cơ sở quan trọng cho việc hoàn thành nghiên cứu này.
Những khiếm khuyết của số liệu đ−ợc bổ sung bằng các đợt khảo sát thực địa
- Phương pháp bản đồ và GIS
Nghiên cứu bản đồ cho phép ta nắm bắt một cách khái quát và nhanh chóng về khu
vực nghiên cứu để từ đó vạch ra các tuyến khảo sát chi tiết, điểm khảo sát đặc trưng
cho vùng nghiên cứu. Qua các đợt khảo sát thực địa, phải kiểm tra, đánh giá các kết

quả thu đ−ợc ở trong phòng để chỉnh sửa lại vμ hoàn thiện các bản đồ. Sử dụng

13


ph−ơng pháp bản đồ vμ hệ thông tin địa lý (GIS) để xây dựng các bản đồ chuyên đề
(Địa mạo, Thổ nh−ỡng, Hiện trạng sử dụng đất, ...) nhằm phản ánh sự phân bố
không gian các điều kiện tự nhiên. Sau khi các bản đồ chuyên đề đã số hoá được sử
lý qua các phần mềm MapInfor và Arcview để phân tích và chồng xếp tạo thành
bản đồ sinh thái cảnh quan nhằm phục vụ đánh giá khả năng thích nghi của một số
loại hình sử dụng đất.
- Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân (PRAParticipatory Rural Appraisal)
Với phương pháp này người dân vừa là người cung cấp thông tin, trả lời những câu
hỏi liên quan đến hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất đồng thời họ cũng
có quyền tham gia tư vấn các vấn đề chuyên môn, xác định các vấn đề nổi cộm và
đề xuất các giải pháp phát triển bền vững.
- Phương pháp đánh giá cảnh quan qua việc kết hợp giữa hệ thống thông tin
địa lý (GIS) với hệ thống đánh giá đất tự động (ALES-Automatical Land
Evaluation System)
Phương pháp này bao gồm các bước chính:
-

Xác định hệ thống các đơn vị đánh giá

-

Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá

-


Đánh giá mức độ thích nghi của từng loại cảnh với một số loại hình sử dụng
chủ yếu ở địa phương.

Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng bài toán đánh giá là trung bình nhân hay
cịn gọi là nhân điều hồ để đánh giá tổng hợp mức độ thích nghi của từng loại cảnh
quan cảnh quan đối với loại hình sử dung. Bài tốn có dạng:
D=

n

D1.D 2.D3... Dn

Trong đó:
D: Điểm đánh giá tổng hợp
D1, D2,...Dn: điểm số cho từng chỉ tiêu đánh giá
n: số chỉ tiêu dùng đánh giá

14


Sau khi áp dụng bμi tốn trung bình nhân sẽ phân hạng theo các mức thích nghi.
Khoảng cách điểm của mỗi hạng trong thang điểm phân hạng thích nghi đ−ợc tính
tốn theo cơng thức Aivasian
S=

S max  S min
1  lg H

Trong đó :
Smax : Điểm trung bình nhân tối đa 3 điểm

Smin : Điểm trung bình nhân tối thiểu 1 điểm
H : Số l−ợng dạng cảnh quan đ−ợc đ−a vμo đánh giá
- Khảo sát thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu lãnh thổ. Nội dung của
phương pháp bao gồm cả khảo sát tự nhiên và khảo sát kinh tế xã hội theo tuyến và
điểm khảo sát.
Trong các đợt đi nghiên cứu thực địa, có 2 tuyến chính đã được khảo sát:
+ Tuyến Bắc Nam: Bao gồm các xã: Thị trấn Liễu Đề, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lạc, Nghĩa
Phong, Nghĩa Tân
+ Tuyến Đông Tây: Bao gồm các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nam Điền, Thị trấn
Rạng Đông, Nghĩa Hải
Các công việc chủ yếu đã thực hiện tại thực địa:
Tiến hành khảo sát, đo đạc và thu thập thông tin về đặc điểm các hợp phần tự nhiên,
cập nhật hiện trạng sử dụng đất, chính xác hố ranh giới phân bố các loại đất sau
khi đã nghiên cứu sơ bộ trong phòng.
Thu thập các tài liệu thứ cấp của huyện và xã về kinh tế - xã hội, trao đổi, tham
khảo ý kiến của cán bộ sở, huyện, xã, phịng, ban có liên quan và một số cộng đồng
dân cư.

15


CH−ƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TμI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Vμ NHÂN VĂN
HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Vị trí địa lý
Huyện Nghĩa Hưng là huyện ven biển nằm ở phía tây nam của tỉnh Nam Định, có
toạ độ địa lý từ 19055' đến 20019'20'' vĩ độ Bắc và từ 106004' đến 106011' kinh độ
Đơng.
- Phía bắc giáp huyện Nam Trực và huyện Ý n

- Phía đơng giáp huyện Hải Hậu và huyện Trực Ninh
- Phía tây giáp huyện Kim Sơn và huyện n Khánh tỉnh Ninh Bình
- Phía nam giáp biển Đơng
Với vị trí nằm giữa sơng Đào, sơng Đáy, sơng Ninh Cơ và biển đã tạo cho huyện có
thế mạnh phát triển giao thông đường thuỷ và kinh tế biển. Đất huyện Nghĩa Hưng
chủ yếu là đất phù sa do hệ thống sông Hồng bồi đắp tạo thành, huyện có diện tích
tự nhiên 25.412,94 ha với địa hình bằng phẳng, nghiêng thoải từ bắc xuống nam.
Chiều ngang của huyện chỗ hẹp nhất rộng hơn 500m, chỗ rộng nhất khoảng 16 km.
Huyện Nghĩa Hưng có 23 đơn vị hành chính cấp xã và 2 đơn vị hành chính cấp
huyện. Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua. Đường 55 đi từ thành
phố Nam Định chạy dọc huyện từ bắc xuống nam tới thị trấn Rạng Đông với chiều
dài trên 40 km là trục giao thơng chính. Đường 56 nối quốc lộ 10 và quốc lộ 21 cắt
ngang huyện tạo ra khu trung tâm huyện lỵ Liễu Đề.

16


Hình 2.1. Vị trí nghiên cứu

17


2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1. Đặc điểm địa chất và tài nguyên khoáng sản
Đặc điểm địa chất
Khu vực nghiên cứu nằm ở đông bắc miền võng Hà Nội, vì vậy, đặc điểm địa chất
và kiến tạo của khu vực hoàn toàn gắn liền với miền võng Hà Nội và được xem là
một bộ phận cấu thành của chúng. Về phương diện cấu trúc, võng Hà Nội là phần
tiếp tục của võng sông Hồng kéo dài về phía nội địa. Đây là kiểu kiến trúc đặc trưng
cho một vùng bờ biển có chế độ kiến tạo khơng bình ổn. Tính chất khơng bình ổn

đó phần nào được thể hiện rõ trong quá trình thành tạo trầm tích của miền võng Hà
Nội nói chung và của khu vực nghiên cứu nói riêng.
Theo các tài liệu lỗ khoan gần rìa tây nam của khu vực nghiên cứu cho thấy trầm
tích Pleistoxen bao gồm cát, bột kết, sét kết phân lớp mỏng, phủ trực tiếp trên đá
móng kết tinh cổ sinh. Chiều dày trầm tích này trong khu vực biến đổi từ vài chục
mét đến hàng trăm mét, cộng cả trầm tích đệ tứ ở phía trên thì mặt đáy của trầm tích
Plioxen ở độ sâu 110 - 130 m, nghiêng thoải về phía đơng bắc.
Thành tạo lục nguyên hệ tầng Hà Nội (QII-III1 hn) gồm cát kết hạt vừa đến thô, phần
dưới gồm nhiều tảng và cuội, phần trên là cuội sỏi, cát lẫn bột sét chứa các di tích
thực vật.
Thành tạo lục nguyên hệ tầng Vĩnh Phúc (QIII2 vp) gồm bột sét và sét màu đen, sỏi
limonit, sét than bùn có chứa nhiều tàn tích thực vật đầm lầy. Phần lớn hệ tầng Vĩnh
Phúc có màu sắc loang lổ, là sản phẩm phong hoá trong điều kiện khơ nóng. Thành
tạo này thường nằm ở độ sâu từ 40 - 60 m, dày 10 - 24 m
Thành tạo lục nguyên humit hệ tầng Hải Hưng (QIV1-2 hh) gồm sét xám xanh, sét
xám đen, bột màu xám có chứa than bùn, thường ở độ sâu 10 - 40 m.
Thành tạo lục nguyên đa nguồn gốc hệ tầng Thái Bình (QIV3 tb) có thành phần gồm
bột sét màu nâu, cát bột mịn, xen lớp sét bùn màu xám đen, chứa nhiều thực vật
thân cỏ sống ở đầm lầy.

18


Thành tạo trầm tích hiện đại có thành phần là bột sét, cát mịn màu xám đen, chứa
vật liệu hữu cơ. Đây là thành tạo trầm tích đang được hình thành trong vùng bãi bồi
và ngoài đê Quốc gia và các thềm hiện đại của sông Đáy và Ninh Cơ.
Trên bình đồ chung của cấu trúc địa chất lãnh thổ, vùng nghiên cứu nằm trên đới rìa
chuyển tiếp tây nam. Vào cuối kỷ Neogen-Plioxen vùng trũng Hà Nội được mở
rộng ra và cả các vùng rìa tây nam và đơng bắc. Trong thời gian này, khu vực
nghiên cứu có quá trình sụt lún yếu mang tính chất một vùng chuyển tiếp. Đứt gãy

sông Hồng chạy dọc trung lưu sông Hồng xuống đồng bằng, chạy dọc sông Đáy, đi
đến bờ biển gần cửa sông Ninh Cơ. Đứt gãy dọc bờ biển Hải Hậu - Ninh Cơ là yếu
tố cấu trúc địa chất quan trọng, ảnh hưởng đến hình thái bờ biển Nam Định nói
chung và huyện Nghĩa Hưng nói riêng. Đứt gãy này khống chế q trình xói lở dọc
bờ chạy dài trên 20 km của huyện Hải Hậu, cửa sông Ninh Cơ thuộc địa phận xã
Nghĩa Phúc, sự dịch chuyển về phía Nam của mũi cát Hải Thịnh (Hải Hậu). Trên cơ
sở địa chất chung đó, bề mặt dải ven biển Nghĩa Hưng nói riêng và vùng ven biển
Nam Định nói chung đều được hình thành trong giai đoạn lịch sử gần đây.
Tài nguyên khoáng sản
Tại khu vực nghiên cứu đến nay chưa có nhiều số liệu điều tra khảo sát về khoáng
sản rắn. Theo tác giả Nguyễn Chu Hồi, (2004) đã ghi nhận một số biểu hiện quặng
sa khoáng chiến Inmenit (FeTiO3), Ziacon (ZrSiO4) ở khu vực Cồn Mờ.
Đất sét là nguyên liệu khoáng sản để sản xuất gạch và khá phổ biến ở các thềm sông,
gần với cửa sông Đáy và sông Ninh Cơ, thuộc các xã Nghĩa Phúc, Nam Điền, Nghĩa
Hải, Nghĩa Thắng.
Nước ngầm trong khu vực nghiên cứu khá phong phú, gồm 4 tầng chứa nước ngọt
chính:
- Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen trên (qh2)
Là tầng chứa nước thứ nhất, phân bố ngay trên bề mặt, có mặt ở mọi nơi trong vùng.
Mực nước thường nằm ở độ sâu 0,5-3m cách mặt đất. Mực nước dao động yếu theo
mùa, biên độ dao động năm (chênh lệch giữa mùa khô và mùa mưa) là 0,5m. Nguồn

19


nước cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa và các nguồn nước trên mặt. Tầng
chứa nước nghèo, lại có chất lượng xấu nên khơng có ý nghĩa cung cấp nước.
- Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen trên (qh1)
Tầng này khơng lộ trên mặt đất mà bị phủ hồn tồn. Tầng chứa nước phân bố
khơng liên tục, chiều sâu bắt gặp tầng chứa nước từ 20 đến 25 m cách mặt đất.

Nước bị nhiễm bẩn, tầng chứa nước này, tuy được xếp vào loại tương đối giàu, song
do chất lượng xấu và phân bố không liên tục, nên cũng khơng có ý nghĩa cung cấp
nước.
- Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước này phân bố rộng rãi, liên tục ở vùng nghiên cứu, tầng chứa nước
bắt gặp ở độ sâu từ 45m đến 100m, chiều dày từ 25m đến 35m. Loại nước dưới này
đang được nhân dân khoan (lỗ khoan kiểu UNICEF) khá nhiều để ăn uống, sinh
hoạt. Tầng chứa nước do rất giầu và có chất lượng tốt rất có ý nghĩa để cung cấp
cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
- Tầng nước chứa khe nứt và nước trong trầm tích Neogen (me)
Tầng chứa nước này phân bố rộng rãi, liên tục ở khu vực nghiên cứu. Nước dưới đất
có chất lượng tốt, tầng chứa nước này có liên quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với tầng
chứa nước qp nằm trên, do đó, mực nước của tầng cũng bị tụt dần do khai thác từ
tầng qp. Tầng chứa nước rất giàu nước và chất lượng tốt nên rất có ý nghĩa cung cấp
nước.
2.2.2. Đặc điểm địa mạo
Nằm rìa delta sơng Hồng, khu vực nghiên cứu có dạng đồng bằng châu thổ t−ơng
đối điển hình. Địa hình nói chung bằng phẳng, đơn điệu. Tính bằng phẳng chỉ bị
phá vỡ bởi sự xuất hiện các cồn cát, các tuyến đê. Độ cao của đồng bằng có xu
h−ớng nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
+ Các dạng địa hình
Địa hình do dịng chảy
Địa hình dịng chảy (lịng sông vμ bãi bồi) lμ những thμnh tạo ngập n−ớc dọc thung
lũng sông. Trên đồng bằng, tại các đoạn bờ lồi của sơng Hồng vμ các nhánh của nó

20


phát triển các bãi bồi thấp mμ nó nguyên lμ lịng sơng vμo mùa m−a lũ. Các bãi bồi
ven sơng vμ giữa lịng liên tục bị thay đổi hình dạng qua các mùa m−a lũ. Cμng về

phía cửa sơng bề mặt bãi bồi hạ thấp vμ chuyển dần sang bề mặt có nguồn gốc hỗn
hợp khác nhau. Các bãi bồi hiện đại phát triển dọc theo sông Đáy và sông Ninh Cơ
cμng về phía cửa sơng chúng cμng đ−ợc mở rộng hơn. Chúng đ−ợc cấu tạo bởi sét
bột, bột sét pha cát mịn mμu xám nâu tuổi Holocen muộn thuộc hệ tầng Thái Bình.
Đặc điểm địa hình khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía lịng sơng. Độ cao từ 0 3m vμ th−ờng xuyên đ−ợc bồi đắp vμo mùa lũ hμng năm.
a. Bãi bồi hiện đại
Các bãi bồi hiện đại phát triển dọc theo sông Đáy và sông Ninh Cơ, cμng về phía
cửa sơng chúng cμng đ−ợc mở rộng hơn. Chúng đ−ợc cấu tạo bởi cát bột, cát pha
sét, bùn hoặc bùn sét. Địa hình khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía lịng sơng. Bãi
bồi bị hệ thống đê khống chế nên chúng thường dịch chuyển theo chiều dọc về phía
hạ lưu.
b. Lịng sơng vμ bãi bồi thấp ven lịng hiện đại
Lịng sơng vμ bãi bồi thấp ven lịng hiện đại lμ những thμnh tạo th−ờng xuyên bị
ngập n−ớc của thung lũng sông. Trên đồng bằng, tại các đoạn bờ lồi của sơng phát
triển các bãi bồi thấp mμ nó ngun lμ lịng sơng vμo mùa m−a lũ. Các bãi bồi ven
sơng vμ giữa lịng liên tục bị thay đổi hình dạng qua các mùa m−a lũ theo chiều dọc
sơng. Cμng về phía cửa sơng bề mặt bãi bồi hạ thấp vμ chuyển dần sang bề mặt có
nguồn gốc hỗn hợp khác nhau.
Địa hình hỗn hợp sơng biển
Đây lμ dạng địa hình chiếm phần lớn diện tích. Chúng đ−ợc hình thμnh trong quá
trình t−ơng tác các yếu tố biển vμ sơng ngịi. Vật liệu cấu tạo chủ yếu bao gồm bộtcát, bột-sét vμ sét-bột…đặc tr−ng cho t−ớng bãi triều hình thμnh trong quá khứ. Bề
mặt địa hình bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển vμ có nhiều dấu tích các
lạch triều, lịng dẫn chết sót lại. Hiện nay dạng địa hình nμy đang đ−ợc khai thác
chính trong nơng nghiệp.
a. Bề mặt tích tụ sơng - biển từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX

21



×