ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thị Bích Liên
XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – Năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thị Bích Liên
XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG VĂN BÀO
Hà Nội – Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích liên
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
tận tình, chu đáo của thầy giáo, PGS. TS Đặng Văn Bào, Khoa Địa lý – Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội người đã thường xuyên hướng
dẫn, dạy bảo, khuyến khích và động viên em trong suốt thời gian làm luận văn.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm Khoa
Địa lý, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên
– Đại học Quốc gia Hà Nội, đã quan tâm dạy bảo em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thái nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ và các cơ
quan, cá nhân… đã giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn
này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình thực
hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Liên
MỞ ĐẦU …………………………………….…………………………………
1. Lý do chọn đề tài ……………………….………….…………… …………
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………… ………….…
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………….…
4. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………………
NỘI DUNG ………………………………………… …………….…………
Chương 1-NCƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ……………………………….…………………………
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường…………………………………………………………
1.2. Khái niệm về cơ sở địa lý trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về huyện Đại Từ ……………………
1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ………… ……… ……………….
Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẠI
TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ……………………………
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên …….……………………
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Đặc điểm địa chất………………………………………………………………
2.1.3. Đặc điểm địa mạo…………………………………………………………………
2.1.4. Đặc điểm khí hậu………………………………………………………………
2.1.5. Đặc điểm thủy văn………………………………………………………………
2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng…………………………………………………………….
2.1.7. Đặc điểm sinh vật…………………………………………………………………
2.2. Điều kiện và nguồn lực kinh tế - xã hội…………………………….…… …
2.2.1. Thực trạng nguồn lực xã hội ………… …………………………………
2.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế………………………………………………
2.3. Phân vùng địa lý tự nhiên huyện Đại Từ…………………………………….
2.3.1. Mục tiêu và hệ thống các chỉ tiêu phân vùng…………………………………
2.3.2. Phân vùng địa lý…………………………………………………………………
Chương 3 – THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI
NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Phân tích thực trạng và mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên ………………
3.1.1. Thực trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đất … ……………
3.1.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường nước……………
3.1.3.Thực trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản
Trang
1
1
2
3
4
5
5
5
14
29
30
34
34
34
34
39
43
47
48
49
51
51
54
61
61
64
72
72
72
77
82
3.1.4. Thực trạng sử dụng tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái…………………
3.1.5. Phân tích thực trạng SDTN và BVMT các nguồn TN nhân văn……………
3.2. Phân tích các quy hoạch phát triển liên quan với sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường ……… …………………………………………………………
3.2.1. Khái quát phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho giai đoạn
20 năm tới và giai đoạn tiếp theo………….……………….……….….…………
3.2.2. Quan điểm sử dụng đất……………………………………………………
3.3. Đánh giá tiểm năng lãnh thổ phục vụ mục đích phát triển huyện Đại Từ…
3.4. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ……………
3.4.1. Tiểu vùng núi Tam Đảo (I.A)……………………………………………………
3.4.2. Tiểu vùng núi Hồng (I.B)………………………………………………………
3.4.3. Tiểu vùng núi Chúa (II.A)………………………………………………………
3.4.4. Tiểu vùng núi Pháo (II.B)………………………………………………………
3.4.5. Tiểu vùng núi Thằn Lằn (II.C)…………………………………………………
3.4.6. Tiểu vùng đồi chân núi Tam Đảo (II.D)………………………………………
3.4.7. Tiểu vùng đồi Phúc Lương (II.E)………………………………………………
3.4.8. Tiểu vùng thung lũng ven phía Đông sông Công (III.A)……………………
3.4.9. Tiểu vùng thung lũng ven sông Công (III.B)…………………………………
3.4.10. Tiểu vùng thung lũng bãi bồi – thềm sông Công (III.C)……………………
3.4.11. Tiểu vùng Hồ Núi Cốc (III.D)………………………………………………
KẾT LUẬN .………………….………………………………………….….…
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………
PHỤ LỤC
86
88
91
91
92
93
95
95
97
98
99
100
101
102
102
103
104
105
109
111
i
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tần xuất gió mùa đông trạm Đại Từ
44
Bảng 2.2: Tần xuất gió mùa đông 45
Bảng 2.3: Nhiệt độ trung bình tháng năm ở trạm Đại Từ 45
Bảng 2.4. Tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm
55
Bảng 2.5.So sánh một số chỉ tiêu huyện Đại Từ với Thái Nguyên năm 2012
56
Bảng 2.6. Biến động sản xuất ngành lâm nghiệp
58
Bảng 2.7 . Đặc điểm các tiểu vùng địa lí tự nhiên huyện Đại Từ 70
Bảng 3.1.Tổng hợp định hướng SDHLTN và BVMT huyện Đại Từ 106
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Tỷ trọng cơ cấu các ngành năm 2013
55
Hình 2.2. So sánh cơ cấu kinh tế huyện Đại Từ với Thái Nguyên năm 2012
56
Hình 2.3. Sơ đồ phân vùng địa lý tự nhiên huyện Đại Từ 69
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỔ
Trang
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu 33*
Hình 2. Bản đồ địa chất huyện Đại Từ 34*
Hình 3. Bản đồ phân tầng độ cao huyện Đại Từ 39*
Hình 4. Bản đồ địa mạo huyện Đại Từ 39*
Hình 5. Bản đồ sinh khí hậu huyện Đại Từ 43*
Hình 6. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Đại Từ 48*
Hình 7. Bản đồ thảm thực vật huyện Đại Từ 49*
Hình 8. Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
68*
Hình 9. Bản đồ HTSDĐ năm 2013 huyện Đại Từ 72*
Hình 10. Bản đồ định hướng SDHLTN & BVMT huyện Đại Từ 105*
ii
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung
1 BVMT
Bảo vệ môi trường
2 CQ
Cảnh quan
3 ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
4 GTSX Giá trị sản xuất
5 HST
Hệ sinh thái
6 KT – XH
Kinh tế - Xã hội
7 LVS
Lưu vực sông
8 MTTN Môi trường tự nhiên
9 PTBV Phát triển bền vững
10 QHMT Quy hoạch môi trường
11 TNTN Tài nguyên thiên nhiên
12 SDHL Sử dụng hợp lý
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu hiện nay, vấn đề khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được đặt ra như một yêu cầu
bắt buộc vì sự sống còn của mỗi quốc gia.
Những tác động mạnh mẽ của con người, xã hội lên tự nhiên đặc biệt phát
triển cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển xã hội ở trình độ cao,
những nhu cầu trong việc sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
môi trường ngày càng tăng. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các nhu cầu về khai thác, sử dụng các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên càng trở lên bức xúc, được triển khai mạnh mẽ và
đồng bộ.
Sự phân hóa theo không gian và thời gian của tự nhiên nhìn chung khá đa
dạng, phức tạp. Trên cơ sở nghiên cứu quy luật phân hóa tự nhiên, mối quan hệ
tương hỗ giữa các thành phần và yếu tố của tự nhiên sẽ cho ta biết về sự phân hóa
một cách có hệ thống, có quy luật của các thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ. Nghiên
cứu đặc điểm đặc trưng của các thể tổng hợp tự nhiên, làm rõ các quy luật phân hóa
không gian, các đặc điểm phát sinh, phát triển của chúng có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn quan trọng, nhằm hiểu biết, nắm vững những đặc điểm điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên, định hướng khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
đó.
Khu vực miền núi là một dạng lãnh thổ đặc biệt, một không gian rộng lớn,
nơi mà các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có quan hệ mật thiết với nhau và tuân
theo những quy luật rất chặt chẽ. Trên thế giới vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường ở khu vực miền núi đã được nghiên cứu áp dụng rộng rãi ở nhiều
quốc gia, đặc biệt là một số nước phát triển như Mỹ, Pháp, Australia và mang lại
hiệu quả rất lớn.
2
Miền núi trung du nước ta chiếm một diện tích rộng lớn (hơn 70% diện tích
đất tự nhiên của cả nước). Khu vực miền núi được đánh giá là giàu tiềm năng, có
sức mạnh kinh tế tổng hợp. Để phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ đặc biệt là
khu vực miền núi lâu dài và bền vững thì vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là những vấn đề hết sức
quan trọng.
Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Với một diện tích đất
tự nhiên tương đối lớn 57415,73 ha, dân số 160.598 người (năm 2011), tiềm năng
đất đai, khí hậu, tài nguyên phong phú. Tuy nhiên, hiện nay huyện vẫn còn nghèo,
vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như các mâu thuẫn, xung đột nảy sinh liên quan
đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên trong khu vực đang tạo nên những nguy cơ
thiếu bền vững.
Vấn đề cấp bách đặt ra đối với khu vực lãnh thổ này là cần phải có một chiến
lược phát triển tổng thể với những giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng.
Với nhu cầu cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định
lựa chọn đề tài "Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên" cho luận văn tốt nghiệp của
mình góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường cũng giải quyết phần nào những bức xúc về vấn đề tài nguyên,
môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
- Bổ sung, làm phong phú thêm cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
3
- Làm rõ đặc điểm và sự phân hóa điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hiện trạng
khai thác, sử dụng tài nguyên và những vấn đề môi trường, mẫu thuẫn xung đột trên
địa bàn nghiên cứu.
- Bước đầu định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
2.2. Nội dung và nhiệm vụ
Để đạt được những mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện được các nội dung
chính sau:
- Thu thập, phân tích, hệ thống hoá tài liệu, tư liệu có liên quan đến lãnh thổ
nghiên cứu.
- Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
và môi trường; đặc điểm văn hoá, dân cư, kinh tế - xã hội của huyện.
- Phân vùng địa lý tự nhiên huyện Đại Từ phục vụ cho việc định hướng sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường,
các mẫu thuẫn xung đột trên địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất định hướng phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế và việc sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường không gian lãnh thổ nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện địa lý, tài nguyên và môi trường huyện Đại Từ.
- Các hoạt động sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Đại
Từ tỉnh Thái Nguyên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của 29 xã, 2 thị
trấn, gồm 482 phường, xóm của huyện Đại Từ . Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được
xác định trên cơ sở địa giới hành chính huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
4
+ Thời gian: Việc đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên và môi trường huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được tiến hành trong thời gian từ năm 2014 trở về trước.
4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Chương 1: Cơ sở lý luận sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên
Chương 3: Thực trạng và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nghiên cứu SDHL tài nguyên,
bảo vệmôi trường được tiếp cận từ các hướng nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu
cảnh quan; nghiên cứu KT – XH; nghiên cứuđánh giá xói mòn đất và bảo vệ đất
khỏi xói mòn; hướng nghiên cứu phân tích lưu vực (gồm quản lý tổng hợp tài
nguyên nước theo LVS, quy hoạch sử dụng đất lưu vực dựa trên đánh giá phân cấp
phòng hộ đầu nguồn và phân cấp xói mòn đất theo lưu vực); nghiên cứu quản lý
tổng hợp tài nguyên và môi trường…
1.1.1. Trên thế giới
- Hướng nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo bệ môi trường:
Trong khoa học địa lý, cảnh quan được xem là một thể tổng hợp tự nhiên
được cấu thành bởi những thành phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ, được phân
chia ở các cấp phân vị khác nhau. Nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý trên
thế giới gắn liền với sự ra đời của khoa học cảnh quan. Từ những năm cuối thế kỉ
19, đầu thế kỉ 20 trên thế giới đã có nhiều công trình đánh giá, khai thác và sử dụng
tài nguyên, môi trường theo quan điểm địa lý tổng hợp. Trong đó, các công trình
của các nhà địa lý Hòa Kỳ, Anh thường mang tínhứng dụng nhằm giải quyết các
yêu cầu thực tiễn còn những kết quả nghiêncứu về sử dụng TNTN, BVMT và sự
phân chia lãnh thổ tự nhiên của các nhà địa lý Liên Xô (cũ) đặc biệt có ý nghĩa về
mặt lý luận. Có thể coi, các quan điểm và kết quả nghiên cứu của những nhà địa lý
trong giai đoạn này có tính chất cơ sở tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học cảnh
quan.
6
Từ giữa thế kỉ 20, vai trò của các bản đồ và phương pháp cảnh quan
trongnghiên cứu cải tạo tự nhiên được đánh giá cao, chính vì thế các nhà địa lý Liên
Xô (cũ) đã tập trung nghiên cứu có hệ thống để thành lập các bản đồ cảnh quan và
phân vùng địa lý tự nhiên ở những tỉ lệ khác nhau nhằm mục đích phục vụ phát
triển KTXH. Qua công tác này, những kinh nghiệm nghiên cứu được tổng hợp và
phát triển thành những khái niệm và cơ sở lý luận về cảnh quan.
Những kết quả nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ 20 trở về đây đã đánh
giá bước phát triển mới trong nghiên cứu đánh giá cảnh quan nhằm với sự chuyển
dần từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng và ngày càng đa dạng về
nội dung. Nhiều phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành được sử dụng
nhưphương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận sinh thái… đã tạo nên bước ngoặt trong
nghiên cứu cảnh quan từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu cả chức năng và động
lực của cảnh quan [12].
Cũng từ cuối thập kỷ 60 của thế kỉ 20 đến nay một hướng nghiên cứu ứng
dụngmới của cảnh quan xuất hiện từ sự giao thoa, thống nhất giữa cảnh quan học và
sinh tháihọc là nghiên cứu cảnh quan sinh thái. Cảnh quan sinh thái sử dụng phương
pháp tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu sự phân hoá của các đơn vị cảnh quan theo
một hệ thống phân bậc, có sự kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu cảnh
quan và HST [12].Những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn theo xu hướng
này hiện nay đang được vận dụng trong nghiên cứu đánh giá tài nguyên, môi trường
sinh thái (MTST).
- Hướng nghiên cứu đánh giá xói mòn đất và bảo vệ đất khỏi xói mòn
Những khảo sát sơ khai về xói mòn trên các sườn dốc đã ra xuất hiện từ thời
Hy Lạp và La Mã cổ đại. Tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ 18, những nghiên cứu vềxói
mòn trong mối quan hệ với dòng chảy mặt mới thực sự được các nhà khoa học Liên
Xô (cũ) tiến hành nghiên cứu có hệ thống.
Nhìn chung, hướng nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới đều tập trung vào
các vấn đề như: xác định nguyên nhân, hiện trạng quá trình xói mòn đất cả về mặt
địnhtính và định lượng; dự báo nguy cơ xói mòn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp,
7
cácmô hình canh tác hạn chế xói mòn; ứng dụng triển khai các biện pháp hạn chế
xóimòn có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh
thổ.
Tại Liên Xô (cũ), nghiên cứu xói mòn do mưa và tuyết tan được M.B.
Lômônôxốp tiến hành từ những năm 1751 đến 1763. Sau đó, là các công trình của
N.A. Xolocop (1884), P.A.Kostưtrep (1886), A.P. Pavlop (1898) và Docutraev
(1890). Vào năm 1923, A.C Kozxenco đã cho xây dựng trạm nghiên cứu sự
hìnhthành và phát triển của khe rãnh. Đến năm 1925, bản đồ khe rãnh lãnh thổ châu
Âuđã được thành lập, tiếp đến là bản đồ xói mòn Ukraina (1936), bản đồ xói mòn
LiênXô (cũ) vào các năm 1939, 1948, 1960) [dẫn bởi 28].
Ở Hoa Kỳ, một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc hạn chế xói
mònlà trồng rừng phòng hộ cho đồng ruộng. Chính vì thế ngay từ những năm đầu
thế kỷ20, chính phủ Hoa Kỳ đã triển khai trồng và phục hồi rừng phòng hộ cho
đồngruộng. Diện tích rừng phòng hộ đặc biệt phát triển mạnh từ năm 1935 trên
khắplãnh thổ. Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ cũng tăng cường các biện pháp công
trìnhnhư xây dựng các đập ngăn dòng để hạn chế động lực dòng chảy, xây dựng bờ
kè ởnhững vùng canh tác trên những sườn dốc.
Ở một số quốc gia khác như Canada, Pháp, hướng nghiên cứu xói mòn
tậptrung vào việc tìm ra các biện pháp hạn chế xói mòn có hiệu quả. Những biện
pháphạn chế xói mòn chủ yếu của các quốc gia này bao gồm: trồng rừng phòng hộ
đầunguồn và bao quanh các thửa ruộng canh tác; xây dựng các bờ kè giữ đất, trồng
cỏvà cây thân gỗ kết hợp cây nông nghiệp trên các sườn dốc; tiến hành san lấp các
khehẻm bằng biện pháp cơ giới sau đó trồng hỗn hợp giữa lúa mạch đen và cỏ lâu
nămđể hạn chế mất đất, mất nước
Tại các nước châu Á và châu Phi, nhiều công trình nghiên cứu xói mòn
đãđược tiến hành ở Trung Quốc, Nhật Bản, Xrilanca, Philipin Điểm chung
nhấttrong các công trình nghiên cứu xói mòn ở các quốc gia này là tập trung vào
việc vận dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu, biện pháp và mô hình canh tác
hạn chế xói mòn của các nước Châu Âu vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia.
8
- Hướng nghiên cứu phân tích lưu vực sông:
LVS được nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực và hướng tiếp cận khác nhau.
Theohướng phân tích lưu vực, đơn vị được sử dụng trong đánh giá tổng hợp là
LVS.Mức độ chi tiết về cấp LVS được sử dụng phụ thuộc vào lãnh thổ nghiên cứu.
Côngnghệ GIS ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quản lý dữ liệu, phân tích
khônggian bằng các mô hình và chỉ tiêu định lượng.
Nghiên cứu quy hoạch SDHL tài nguyên theo LVS là nội dung quan trọng
củaquản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực. Do đặc thù của thiên
nhiênnhiều đồi núi trong điều kiện mưa mùa, sự cân bằng của MTTN không ổn định
nênhướng phân tích lưu vực được đánh giá là cách tiếp cận phù hợp nhất nhằm
khaithác hợp lý tài nguyên và BVMT ở nước ta. Cho đến nay đã có nhiều công
trìnhnghiên cứu lưu vực từ nhiều hướng tiếp cận và phương pháp khác nhau nhằm
đềxuất quy hoạch sử dụng đất và SDHL tài nguyên. Tổng hợp các kết quả nghiên
cứutheo hướng này, có thế thấy một số cách tiếp cận chính sau:
+ Quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực:
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo LVS đã được thực hiện ở nhiều nước
châuÂu từ nửa cuối của thế kỷ 20 và được xem là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn
hiện nay.Theo cách tiếp cận này, tài nguyên nước trong lưu vực sông phải được
quản lý thốngnhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và
hạ nguồn. Mục đíchcủa tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo lưu vực là nhằm đảm
bảo sự bình đẳng, hợp lývề nhu cầu sử dụng và công bằng về trách nhiệm trong việc
quản lý tài nguyên nước giữacác ngành, các địa phương theo không gian địa lý của
lưu vực, hướng tới sự bền vữngtrong việc khai thác, sử dụng nguồn nước [8], [10],
[23].
Các quốc gia Đông Nam Á đều coi trọng cách tiếp cậnquản lý tổng hợp tài
nguyên nước theo LVS và đang tiến hành nghiên cứu xây dựngcác mô hình quản lý
tài nguyên nước phù hợp. Tính đến 2009, đã có trên 80 tổ chứcLVS được xây dựng
trong tổng số 169 LVS lớn của khu vực Đông Nam Á nhằmquản lý tổng hợp tài
nguyên nước nói riêng và TNTN theo lưu vực nói chung.
9
+ Quy hoạch sử dụng đất lưu vực dựa trên đánh giá phân cấp phòng hộ đầu
nguồn: Phân cấp đầu nguồn (WSC - Watershed Classification) là phương pháp
phânchia hệ thống lưu vực thành các cấp đầu nguồn khác nhau (5 cấp) dựa trên các
đặctrưng địa hình và thổ nhưỡng. Mục đích của WSC là phân tích nguy cơ xói mòn
vàtiềm năng sử dụng đất, xác định những vị trí và khu vực rủi ro liên quan đến
sửdụng đất [5].
Mô hình phân cấp đầu nguồn đã được Ủy ban sông Mekong đề xuất và áp
dụng ởmột số nước trong LVS Mekong như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt
Nam. Trongđó độ dốc, độ cao và dạng đất là những biến được xem xét trong
phương trình còn cácyếu tố khác như mưa, tính chất đất và chiều dài sườn không
được đề cập đến.
- Nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông:
Quản lý tổng hợp LVS trên thế giới đã được thực hiện ở nhiều nước từ
nửacuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây. Từ sau
Hộinghị Dublin và Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và phát triển của Liên
HợpQuốc họp tại Rio de Janero (Braxin, 1992), do phải đối phó với những thách
thức vềnguồn nước, sự gia tăng ô nhiễm và suy thoái các nguồn TNTN trên các
LVS, phầnlớn các nước trên thế giới đều thực hiện quản lý tổng hợp lãnh thổ theo
ranh giớilưu vực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TNTN, giải quyết các mâu thuẫn
trongkhai thác, sử dụng tài nguyên giữa các vùng và giữa các đối tượng khai thác
sửdụng trong LVS.
Nhiều quốc gia đã xây dựng các tổ chức vàmô hình quản lý tổng hợp từ rất
sớm trên các LVS lớn như:
+ Cộng hòa Pháp đã tiến hành quản lý 6 LVS trên cả nước từ năm 1966.
Mỗilưu vực tổ chức một Cục lưu vực với vai trò định hướng và khuyến khích các
hộdùng nước SDHL tài nguyên nước thông qua các công cụ kinh tế; khởi xướng
vàcung cấp thông tin cho các dự án phát triển, chăm lo cho việc thống nhất các lợi
íchđịa phương, lợi ích cá biệt với lợi ích chung trong việc khai thác tài nguyên
nước.
10
+ Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Ủy ban bảo tồn sông Hoàng Hà - là
consông lớn thứ 2 của Trung Quốc với diện tích lưu vực khoảng 795.000km2.
Chứcnăng của Ủy ban sông Hoàng Hà là quản lý thống nhất tài nguyên nước và
quản lýtổng hợp LVS, phát triển và quản lý các công trình thuỷ lợi quan trọng, thực
hiệnquy hoạch, điều phối, hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động.
+ Trên cơ sở Hiệp định hợp tác PTBV LVS Mekong giữa các quốc gia cóliên
quan là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, Uỷ hội sông Mekong đượcthành
lập năm 1995. Các lĩnh vực quan tâm hoạt động của Uỷ hội sông Mekonglà sử
dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên đất, nước và các tài nguyên liên quancủa lưu
vực.
1.1.2. Ở Việt Nam
- Hướng nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo bệ môi trường:
Đã có nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước tập trung vào
phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về cảnh
quan cũng như đánh giá tổng hợp nhằm mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ
môi trường như các công trình mang tính chất lý thuyết cảnh quan ứng dụng của Vũ
Tự Lập, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần, Nguyễn Ngọc Khánh Năm 1976,
trong cuốn “Cảnh quan Địa lý miền Bắc Việt Nam”, GS. Vũ Tự Lập đã trình bày
về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tổng hợp cảnh quan.Tác giả Phạm
Hoàng Hải và nnk đã công bốcông trình “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên,bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” (1997). Nội
dung nghiên cứu của công trìnhđã phân tích đặc điểm và biến đổi của tự nhiên Việt
Nam với vai trò là các nhân tốtạo thành cảnh quan; tổng luận những vấn đề lý luận
của cảnh quan học và việc vậndụng trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.
Các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng (1993) đã đánh giá
tổnghợp ĐKTN, TNTN, thực trạng sử dụng tài nguyên và kiến nghị phương hướng,
mụctiêu phát triển KT-XH Tây Nguyên [13]
- Hướng nghiên cứu xói mòn đất và bảo vệ đất khỏi xói mòn
11
Lịch sử nghiên cứu đất đai ở Việt Nam bắt đầu hàng trăm năm nay
nhưngcông tác nghiên cứu quá trình xói mòn đất, các biện pháp chống xói mòn mới
diễnra trong khoảng 4-5 thập kỷ gần đây và chỉ được phát triển mạnh từ sau năm
1975đến nay. Chương trình nghiên cứu tổng hợp Tây Nguyên 1và 2 (1976-1985) và
Chương trình nghiên cứu Tây Bắc đã đẩy mạnh công tácnghiên cứu xói mòn và đề
ra các biện pháp chống xói mòn thích hợp [28].
Công tác nghiên cứu về xói mòn đất ở Việt Nam từ sau năm 1975 đã đạt
đượcnhiều kết quả quan trọng. Hầu hết các nghiên cứu này đều được tiến hành ở
miềnnúi trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
+ Về hướng nghiên cứu các nhân tố hoạt động của xói mòn có các nghiên
cứucủa Bùi Quang Toản (1976), Phạm Ngọc Dũng (1978, 1983), Nguyễn Quang
Mỹ(1982), Đào Đình Bắc (1985)…
+ Về hướng nghiên cứu các phương pháp chống xói mòn đất có Lê
Kha(1970), Nguyễn Ban Đạt (1977)…
+ Một số nghiên cứu được triển khai theo hướng đánh giá định lượng trị số
xóimòn lưu vực (tấn/km2/năm) thông qua mối quan hệ giữa lượng dòng chảy cát
bùntrên sông với XMTN lưu vực (Nguyễn Lập Dân và nnk).
Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu xói mòn ở Việt Nam đã đạt
đượcnhiều kết quả chính xác, tin cậy nhờ việc ứng dụng viễn thám và công nghệ
GIS vàonghiên cứu xói mòn trên các vùng lãnh thổ của cả nước. Bên cạnh đó,
phương trìnhmất đất tổng quát (Universal Soil Loss Equation-USLE) của
Wischmeier và Smithđược sử dụng rộng rãi trong các mô hình nghiên cứu xói mòn
do ưu thế về tính minhbạch và dễ áp dụng. Một số tác giả theo hướng nghiên cứu
này là Phạm Văn Cự(1995), Nguyễn Tứ Dần, Nguyễn Quang Mỹ (1996), Nguyễn
Ngọc Thạch và nnk(1993)…
- Hướng nghiên cứu phân tích lưu vực ở Việt Nam
+ Nghiên cứu phân cấp phòng hộ đầu nguồn
Do ĐKTN nhiều đồi núi, chia cắt mạnh và mưa mùa nên Việt Nam là nước
cónguy cơ suy thoái môi trường rất lớn, đặc biệt là khi nhu cầu và tốc độ khai thác
12
TNTNnói chung, tài nguyên rừng nói riêng luôn ở mức cao và ngày càng gia tăng.
Do nhiềunguyên nhân khác nhau nên mãi đến thập kỷ 70 của thế kỷ 20, những
nghiên cứu nhằmđảm bảo cân bằng sinh thái xuất phát từ hướng đánh giá yêu cầu
PHĐN lưu vực ởnước ta mới được bắt đầu, muộn hơn so với nhiều nước trên thế
giới.
Liên quan đến hướng nghiên cứu này, trong thời gian qua đã có một số
côngtrình nghiên cứu cụ thể như:
- Phân cấp phòng hộ đầu nguồn sông Mekong tại các tỉnh vùng Tây
Nguyên(Ủy ban sông Mekong, 1993-1997).
- Chương trình cấp nhà nước KN-03, đề tài “Nghiên cứu và áp dụng các cơ
sởkhoa học các giải pháp kinh tế kỹ thuật để quy hoạch thiết kế lưu vực phòng hộ
xâydựng rừng phòng hộ nguồn nước, rừng chống gió bão ven biển” (Nguyễn
NgọcLung, 1991-1995).
- Đề tài: Rà soát hệ thống phân cấp đầu nguồn LVS Đà và thử nghiệm
phâncấp đầu nguồn của khu vực hồ thuỷ điện Sơn La (Phạm Xuân Hoàn, 2004-
2005)…
Mặc dù mỗi công trình có hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
riêngnhưng có thể thấy hầu hết các phương pháp được sử dụng trong các công trình
nghiêncứu phân cấp PHĐN ở nước ta đều dựa trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của
các nhân tốtới xói mòn đất và điều tiết nước lưu vực, đặc biệt là các nhân tố tự
nhiên.
+ Nghiên cứu kết hợp phân tích lưu vực và cảnh quan
Tiếp cận phân tích liên kết lưu vực và cảnh quan là hướng nghiên cứu
đúngđắn trong việc đề xuất quy hoạch SDHL lãnh thổ theo lưu vực và còn khá mới
ởViệt Nam. Đây là cách tiếp cận mang tính tổng hợp cho phép giải quyết tốt các
vấnđề liên quan đến sử dụng tài nguyên và BVMT các vùng lãnh thổ. Tuy nhiên
chođến nay hướng nghiên cứu này mới chỉ được một số ít tác giả trong nước tiến
hànhnghiên cứu trong những khu vực và điều kiện cụ thể.Nguyễn Cao Huần và nnk
(2008) đã vận dụng hướng tiếp cận này trong việcnghiên cứu SDHL các hồ chứa
13
đông nam huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh[119]. Hướng nghiên cứu này đã
được tác giả Nguyễn Kim Chương [5] và các tácgiả khác [6] hệ thống hóa và đề
xuất trình tự tiến hành liên kết phân tích lưu vựcvới phân tích - đánh giá cảnh quan
theo hướng quy hoạch và sử dụng lãnh thổ từtổng thể đến cụ thể.
- Nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và môi trường lưu vực
sông
Năm 1959, Chính phủ đã thành lập Ủyban trị thủy và khai thác sông Hồng
với nhiệm vụ chủ yếu là quy hoạch sử dụng tàinguyên nước và các tài nguyên khác
có liên quan trong phạm vi lưu vực. Năm 1978,Việt Nam đã tham gia Ủy ban lâm
thời sông Mekong và chính thức trở thành thànhviên của Ủy hội sông Mekong vào
năm 1995. Năm 1992, Việt Nam cũng đã có nhữngnghiên cứu và thảo luận về quản
lý tổng hợp theo LVS tại Hội nghị Quốc tế về tàinguyên nước và môi trường ở
Dublin.
Trong những năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu khai thác và bảo vệ TNTN,
môitrường lưu vực, hàng loạt những nghiên cứu tổng hợp theo lưu vực được triển
khai trêncác sông lớn như sông Hồng - Thái Bình; sông Đà, sông Cầu, sông Nhuệ -
Đáy, sôngCả, sông Ba - sông Côn, sông Hương - sông Thu Bồn, sông Đồng Nai…
Nội dung nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu quản lý tổng hợp TNTN và môi trường
lưu vực, nghiên cứu đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN.
Có thể nói đây là hướng nghiên cứu khá mới ở Việt Nam. Hầu hết các
nghiêncứu này tập trung vào việc xác lập cơ sở khoa học đề xuất giải pháp, xây
dựng cácmô hình và đề án quản lý tổng hợp LVS. Mục đích chung của các nghiên
cứu nàynhằm: nghiên cứu hiện trạng và diễn biến TNTN, môi trường; xác định
nguyênnhân và dự báo mức độ, quy mô ảnh hưởng của quá trình biến đổi, suy thoái
tàinguyên môi trường, tai biến thiên nhiên trên các lưu vực; đề xuất giải pháp tổng
thểđể khai thác SDHL tài nguyên, BVMT, phòng tránh thiên tai theo lưu vực;
xâydựng và đề xuất các mô hình tổ chức quản lý tổng hợp TNTN và môi trường
theoLVS; xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng suy thoái tài nguyên, môi trường,
cácdạng tai biến thiên nhiên trên các lưu vực.
14
Cho đến nay ở Việt Nam đã có các cơ quan quản lý LVS, được thành lập
theoquyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là: Ban
quản lýLVS Hồng- Thái Bình; Ủy ban sông Mekong Việt Nam; Ban chỉ đạo lâm
thời khaithác và bảo vệ LVS Cầu; Ủy ban BVMT LVS Đồng Nai - Sài Gòn; Hội
đồng quản lýLVS Nhuệ - Đáy.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ ĐỊA LÝ TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Khái niệm về cơ sở địa lý học
1.2.1.1. Khái niệm Địa lý học
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam[44], Địa lý học (trong tiếng Hy
Lạp nghĩa là “mô tả trái đất”) là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất,
địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất
Người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ này là Eratosthenes (276–194 TCN).
Bốn lĩnh vực truyền thống nghiên cứu về địa lí là phân tích không gian của tự nhiên
và các hiện tượng con người (như các nghiên cứu về phân bố), nghiên cứu khu vực,
nghiên cứu về mối quan hệ con người đất, và nghiên cứu về Các khoa học Trái Đất.
Tuy nhiên, địa lý hiện đại mang tính liên ngành bao gồm tất cả những hiểu biết
trước đây về trái đất và tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa con con người và tự
nhiên - không chỉ đơn thuần là nơi có các đối tượng đó, mà còn về cách chúng thay
đổi và đến được như thế nào. Địa lý đã được gọi là "ngành học về thế giới" và "cầu
nối giữa con người và khoa học vật lý". Địa lý được chia thành hai nhánh
chính: Địa lý nhân văn và địa lý tự nhiên
.
1.2.1.2. Khái niệm về cơ sở địa lý học
15
Cơ sở địa lý (cơ sở địa lý không hiểu theo nghĩa là ngành khoa học) được hiểu
là những kết quả nghiên cứu địa lý làm căn cứ khoa học cho việc giải quyết các nội
dung khoa học theo không gian và thời gian để đạt được mục tiêu đã hoạch định.
Theo quan niệm kinh điển, địa lý học bao gồm: Địa lý tự nhiên và địa lý kinh
tế (Từ điển Bách khoa Địa lý, Trenhikov, 1988). Trong quá trình phát triển của
khoa học địa lý các lĩnh vực môi trường được nghiên cứu từ góc độ địa lý, đã được
đề cập trong cuốn “Những quy luật địa lý chung của trái đất” (X.V.Kalexnik, 1973)
nay đã trở thành một ngành khoa địa lý môi trường, còn bản đồ học với hệ thống
thông tin địa lý như một ngành “công nghệ địa lý”.
Xuất phát từ nhận thức đó, quan niệm về cấu trúc khoa học địa lý hiện đại sẽ
bao gồm:
(i) Địa lý tự nhiên (Địa mạo học, địa lý thổ nhưỡng, … cảnh quan học);
(ii) Địa lý nhân văn mà cốt lõi là địa lý kinh tế - xã hội (vì thế thường chỉ nói
là địa lý kinh tế - xã hội);
(iii) Địa lý môi trường;
(iv) Công nghệ địa lý (Bản đồ học, hệ thông tin địa lý)
(“Báo cáo khoa học về cấu trúc khoa học địa lý và sự phát triển các lĩnh vực
địa lý hiện đại trong khoa học địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội”, Nguyễn Cao Huần, 2004 trong Xemina khoa học tại khoa Địa lý,
Đại học Kansai, Nhật Bản) nên tùy theo góc độ nghiên cứu của chuyên ngành địa lý
nào đó, có thể cụ thể hóa nội hàm của “cơ sở địa lý”, chẳng hạn: Cơ sở địa lý theo
tiếp cận cảnh quan học: lấy kết quả nghiên cứu cảnh quan làm cơ sở khoa học cho
giải quyết mục tiêu đề ra. Cũng tương tự có thể dùng “Cơ sở địa lý theo tiếp cận địa
mạo học”, “Cơ sở địa lý theo tiếp cận địa lý kinh tế - xã hội”,…
Trong phạm vi của luận văn, Cơ sở địa lý được xác định trên các căn cứ:
16
(i) Kết quả nghiên cứu về địa lý tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và cảnh quan – là tài nguyên không gian nhằm xác định các
không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
(ii) Kết quả nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội làm cơ sở đánh giá xu hướng
biến đổi giữa phát triển kinh tế với sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường từ đó
đưa ra định hướng các tiểu vùng địa lý nhằm sử dụng hợp lý lãnh thổ.
(iii) Kết quả nghiên cứu địa lý môi trường làm cơ sở để xác định các giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm thiểu các tai biến thiên nhiên cho khu vực
nghiên cứu.
1.2.2. Khái niệm tài nguyên và sử dụng hợp lý tài nguyên
1.2.2.1. Khái niệm, phân loại tài nguyên
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam [44] tài nguyên được hiểu
là“tổng lượng một dạng thức sẵn có trong môi trường, như đất đai, nhân lực, tư liệu
sản xuất, cơ hội, khả năng, tiền vốn, dữ liệu khoa học, thông tin được khai thác, sử
dụng trong những điều kiện xã hội, kinh tế và công nghệ nhất định”. Có nhiều loại
tài nguyên khác nhau như:Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên kinh tế, tài nguyên xã
hội, tài nguyên khoa học, vv. Việc đánh giá tài nguyên thay đổi theo những biến đổi
về kinh tế (vd. biến đổi về giá cả), về xã hội và khoa học công nghệ (vd. công nghệ
mới có thể làm tăng số lượng tài nguyên). Phần tài nguyên có thể khai thác theo
công nghệ thông dụng, trong những điều kiện kinh tế và xã hội hiện thời gọi là dự
trữ. Những dự trữ đã được nhận biết có thể chia thành loại dự trữ đã xác minh, loại
có thể có và loại có thể thu hồi; những dự trữ khác được phát hiện thì hoặc là dự trữ
giả thiết hoặc là dự trữ theo lí thuyết.
Nói cách khác, tài nguyên, theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn vật
liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử
dụng để phục vụ nhu cầu cầu phát triển của mình. Tuy theo tiêu chí, tài nguyên
được phân chia thành các dạng khác nhau.
17
- Nếu dựa vào khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình khai thức sử dụng,
người ta chia ra: tài nguyên có thể bị cạn kiệt và tài nguyên không cạn kiệt.
- Nếu dựa vào khả năng có thể phục hồi trong quá trình khai thác sử dụng,
người ta chi ra: tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên không thể phục hồi.
- Nếu dựa vào nguồn gốc phát sinh, người ta chia ra: tài nguyên thiên nhiên
và tài nguyên nhân văn.
- Nếu dựa vào mục đích sử dụng, người ta có thể chia ra: tài nguyên nông
nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch,…
Nói tóm lại, tài nguyên là một phạm trù lịch sử, ranh giới của nó mở rộng
theo thời gian cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Việc phân loại tài nguyên
phụ thuộc vào tiêu chí phân loại.
1.2.2.2. Bản chất sử dụng tài nguyên
Quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên là quá trình con người khai thác các
chất có ích, các thuộc tính có ích của các vật thể và các lực trong tự nhiên, đồng thời
để lại trong môi trường các chất thải và năng lượng thừa, một mặt có thể làm tài
nguyên bị cạn kiệt, mặt khác lại làm cho môi trường bị ô nhiễm. [37]
Quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên chính là quá trình con người tham
gia vào các chu trình vật chất, năng lượng trong tự nhiên, làm cho các chu trình này
bị biến đổi phức tạp hơn, đồng thời lại tạo ra các bộ phận mới có nguồn gốc nhân
tác. Chẳng hạn, trong quá trình sử dụng tài nguyên nước, con người đã làm thay đổi
vòng tuần hoàn nước trên toàn cầu, và việc bơm nước vào các vỉa dầu đã loại bỏ
một bộ phận nước trên trái đất ra khỏi vòng tuần hoàn. Con người đã làm thay đổi
mạnh mẽ chu trình cacbon, nitơ…
Do tính chất không thể chia cắt được của môi trường tự nhiên, nhất là của
khí quyển, thủy quyển và sinh quyển, nên tác động của con người lên môi trường ở
địa phương có thể truyền được đi xa hàng trăm, hàng nghìn kilômet, làm cho vấn đề