Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ CỦA
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TƯ NHÂN SỐ 16
1.1. Đặc điểm doanh thu, chi phí của Doanh nghiệp xây dựng tư
nhân số 16.
1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp xây
dựng tư nhân số 16.
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh lần đầu doanh nghiệp đăng kí kinh
doanh các ngành nghề sau:
- Xây dựng dân dụng.
- Xây dựng giao thông, thủy lợi vừa và nhỏ.
- Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi, xi
măng, sắt thép).
- Mua bán máy móc, thiết bị vật tư trong sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
Hiện nay các ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp đã được mở
rộng đa dạng hơn về các sản phẩm và dịch vụ. Hai định hướng chính của
Doanh nghiệp là xây dựng những công trình chất lượng cao và khai thác, sản
xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và mua bán máy móc thiết bị vật tư trong
sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
* Xây dựng công trình dân dụng, xây dựng giao thông, thủy lợi bao gồm:
- Xây dựng công trình công nghiệp, nhà ở và xây khác;
- Trang trí nội thất;
- Xây dựng đường giao thông Quốc gia, đường liên tỉnh, liên huyện…
- Xây dựng công trình thủy lợi nông thôn….
* Khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và mua bán máy móc thiết bị
vật tư trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Khai thác, cung cấp các loại vật liệu xây dựng trên toàn địa bàn các
tỉnh vùng Tây Bắc cho các đơn vị ngành xây dựng khác.
Bùi Văn Tường KT3K40
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Sản xuất vật liệu xây dựng: gạch ngói, tấm lợp, đá ốp lát, cấu kiện bê
tong.
- Mua bán các loại máy móc, thiết bị vật tư trong sản xuất nông nghiệp
và phát triển nông thôn cho tổ chức phân phối nhỏ lẻ, và các hộ giao đình.
1.1.2. Đặc điểm doanh thu.
Với đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là các công trình thi
công thực hiện trong thời gian dài. Do vậy tại Doanh nghiệp Xây dựng tư
nhân số 16 các công trình, hạng mục công trình được chia nhỏ thành nhiều
giai đoạn để tiến hành thực hiện được dễ dàng hơn và được nghiệm thu, bàn
giao cho chủ đầu tư theo từng giai đoạn hình thành của công trình. Vì vậy,
một công trình, hạng mục công trình được coi là hoàn thành khi có biên bản
nghiệm thu theo từng giai đoạn của công trình hoàn thành của chủ đầu tư. Do
đó, doanh thu của Doanh nghiệp được xác định theo từng giai đoạn của công
trình, được ghi nhận ngay khi nhận được biên bản nghiệm thu công trình
theo giai đoạn công trình hoàn thành do chủ đầu tư lập và không có các
trường hợp giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán hay hàng bán bị trả lại.
Kế toán tại Doanh nghiệp Xây dựng tư nhân số 16 sử dụng tài khoản
511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, được chi tiết theo từng công
trình, hạng mục công trình để tiến hành hạch toán hoạt động doanh thu trong
Doanh nghiệp.
1.1.2.1. Bản chất của doanh thu
Theo khái niệm doanh thu được cả chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14
(VAS 14) và chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 (IAS 18) thống nhất định
nghĩa: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao
gồm khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
Bùi Văn Tường KT3K40
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Việc ghi nhận doanh thu đúng thời điểm phát sinh, hình thành sẽ quyết định
đến tính đúng đắn, chính xác của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Phân loại doanh thu trong doanh nghiệp xây dựng tư nhân số
16.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý doanh thu đúng đắn và có hiệu quả nhất,
doanh nghiệp thường phân loại doanh thu theo các tiêu thức sau:
- Phân loại doanh thu theo thời điểm xác nhận doanh thu
+ Doanh thu ban đầu: Là giá trị dự toán ban đầu của hợp đồng được
quy định trong hợp đồng xây dựng đã kí kết.
+ Doanh thu tăng giảm trong quá trình thực hiện: Là phần doanh thu
tăng lên hoặc giảm đi so với doanh thu ban đầu.
- Phân loại doanh thu theo phương pháp xác định doanh thu
+ Doanh thu theo sản lượng hoàn thành thực tế: Là số tiền của khối
lượng xây lắp đã hoàn thành, được khách hàng nghiệm thu thanh toán thể
hiện bằng hoá đơn tài chính đã lập.
+ Doanh thu tạm xác định theo kế hoạch: Là số tiền doanh nghiệp xây
lắp tự xác định trên cơ sở đánh giá khối lượng công việc hoàn thành không cần
khách hàng nghiệm thu và không cần căn cứ vào hoá đơn đã lập hay chưa.
Xây dựng là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp, tạo ra cơ sở
vật chất kỹ thuật cho xã hội. Tuy nhiên, đây là một ngành sản xuất công
nghiệp đặc biệt. Sản phẩm xây dựng cũng được tiến hành sản xuất một cách
liên tục từ khâu thăm dò, điều tra, khảo sát đến thiết kế thi công và quyết
toán khi công trình hoàn thành.
Hoạt động sản xuất xây dựng có những đặc điểm mang tính chất đặc
thù, do vậy phương pháp và cách thức tổ chức quản lý nói chung và công tác
hạch toán kế toán nói riêng cũng có những sự khác biệt cơ bản. Những đặc
điểm cơ bản có thể kể đến là:
Thứ nhất, sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc rõ rệt, mỗi sản
phẩm xây dựng có tính chất riêng lẻ và được sản xuất theo các hợp đồng giao
Bùi Văn Tường KT3K40
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
nhận thầu xây dựng nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn
khác nhau giữa các công trình, ngay cả khi công trình thi công theo cùng
thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở các địa điểm khác nhau thì chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm của công trình cũng khác nhau (vì đơn giá vật
liệu, nhân công ở các địa phương khác nhau là khác nhau). Vì vậy kế toán
phải tính chi phí, giá thành và kết quả thi công cho từng công trình xây dựng
riêng biệt.
Thứ hai, sản phẩm xây dựng chỉ được tiến hành sau khi có đơn đặt
hàng (hợp đồng giao thầu) của chủ đầu tư (người giao thầu). Hầu hết các sản
phẩm hoàn thành được nghiệm thu và bàn giao không qua nhập kho. Bên
cạnh đó, tình hình và điều kiện sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, luôn
biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây
khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện làm việc cho
người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản
xuất và cho công trình tạm…đòi hỏi kế toán phải phản ánh chính xác chi phí
này và phân bổ chi phí cho hợp lý.
Thứ ba, sản phẩm xây dựng có giá trị lớn vượt quá số vốn lưu động
của doanh nghiệp xây dựng. Hơn nữa thời gian thi công thường kéo dài,
trong thời gian thi công xây dựng doanh nghiệp chưa tạo ra sản phẩm cho xã
hội nhưng lại sử dụng rất nhiều nguồn lực, điều này làm cho vốn đầu tư xây
dựng công trình và vốn sản xuất của doanh nghiệp xây dựng thường bị ứ
đọng lâu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng phải lựa chọn phương án
thi công hợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, phải có quy ước thanh toán
chia thành nhiều giai đoạn theo giai đoạn thi công, dự trữ vốn phù hợp, theo
dõi sát chi phí phát sinh trong quá trình thi công tránh thất thoát, lãng phí.
Thứ tư, hoạt động xây dựng thường tiến hành ngoài trời, chịu tác động
trực tiếp của môi trường, khí hậu, thời tiết trong điều kiện không thuận lợi,
có thể có nhiều rủi ro bất ngờ như bão lụt làm phát sinh các khoản thiệt hại
Bùi Văn Tường KT3K40
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
phải làm lại, thiệt hại do ngừng sản xuất. Những khoản thiệt hại này đòi hỏi
các doanh nghiệp xây dựng phải theo dõi riêng.
Thứ năm, sản phẩm xây dựng có yêu cầu về độ bền vững cao, do vậy
trong thi công phải thận trọng để tránh gây ra những thiệt hại không thể khắc
phục, sửa chữa được.
Thứ sáu, để nhận được công trình, doanh nghiệp phải trải qua khâu
đấu thầu. Do đó, việc xác định giá dự toán công trình, phân tích hiệu quả đầu
tư cần phải được coi trọng để từ đó xác định mức giá bỏ thầu hợp lý.
Thứ bảy, sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch
do điều kiện của thi công mang lại.
1.1.3. Đặc điểm chi phí.
1.1.3.1. Bản chất của chi phí
Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí được định nghĩa theo
nhiều phương diện khác nhau.
Theo chuẩn mực kế toán số 01 của Việt Nam - chuẩn mực chung
(VAS 01) thì chi phí được hiểu như sau: “ Chi phí là tổng giá trị các khoản
làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi
ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm
giảm vốn chủ sở hữu; không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc
chủ sở hữu”. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của sự tiêu hao nguồn lực của
chủ sở hữu nhưng không phải là sự tiêu hao thông thường mà là sự tiêu hao
để tạo ra thu nhập và sẽ được bù đắp bằng thu nhập do nó tạo ra, chi phí gắn
liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ từ vốn kinh doanh và
được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi tiêu không gắn
liền với mục đích sản xuất kinh doanh và không được bù đắp từ thu nhập của
hoạt động sản xuất kinh doanh, còn vốn là biểu hiện bằng tiền của những tài
sản của doanh nghiệp nên bản thân chúng chưa tạo nên phí tổn. Chi phí và
chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian. Sở
Bùi Văn Tường KT3K40
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
dĩ nó có sự khác nhau giữa chi phí và chi tiêu là do đặc điểm, tính chất vận
động, phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản
xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng.
1.1.3.2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây dựng
Để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực thì doanh
nghiệp cần phải nghiên cứu kết cấu chi phí kinh doanh của đơn vị mình. Tuỳ
theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin mà chi phí sản xuất kinh
doanh được phân loại như sau:
* Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
Cách phân loại này phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội
dung kinh tế. Theo đó, có các yếu tố chi phí sau:
- Yếu tố chi phí NVL: Là toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp sử
dụng trong quá trình xây dựng.
- Yếu tố chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền lương (tiền công) và các
khoản BHXH. BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của công nhân.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ : Là giá trị hao mòn của những tài sản
cố định dùng phục vụ cho hoạt động xây dựng.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí về dịch vụ như điện,
nước, điện thoại…phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp xây dựng.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng ngoại trừ các chi phí ở trên.
Cách phân loại chi phí này làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và
lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho việc lập dự toán chi phí
sản xuất cho kỳ sau.
* Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về giá trị nguyên vật liệu
thực tế đã sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất xây dựng.
Bùi Văn Tường KT3K40
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương phải trả cho công
nhân không bao gồm khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây dựng.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí liên quan đến việc sử dụng
máy thi công như: tiền lương, phụ cấp lương, khấu hao máy móc thiết bị thi
công, chi phí về sửa chữa bảo trì máy và các chi phí bằng tiền khác phục vụ
cho máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí trực tiếp khác có tính chất
chung phát sinh ở công trường thi công gắn liền với các tổ đội thi công.
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập
hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng và trong việc đánh giá tính hợp lý
của chi phí và tìm biện pháp không nhừng làm giảm chi phí gián tiếp, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2. Tổ chức quản lý doanh thu, chi phí tại doanh nghiệp xây dựng
tư nhân số 16
1.2.1. Tổ chức quản lý doanh thu tại Doanh nghiệp:
Với đặc điểm của hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là các công trình
thi công thực hiện trong thời gian dài. Với các công trình nhỏ thì thường là từ
6 tháng đến 1 năm, với các công trình lớn thì trên 1 năm, thậm chí là 2 hoặc
3 năm tuỳ tính chất của từng công trình. Do vậy tại Doanh nghiệp Xây dựng
tư nhân số 16 các công trình, hạng mục công trình được chia nhỏ thành nhiều
giai đoạn để tiến hành thực hiện được dễ dàng hơn và được nghiệm thu, bàn
giao cho chủ đầu tư theo từng giai đoạn hình thành của công trình. Vì vậy,
một công trình, hạng mục công trình được coi là hoàn thành khi có biên bản
nghiệm thu theo từng giai đoạn của công trình hoàn thành của chủ đầu tư. Do
đó, doanh thu của Doanh nghiệp được xác định theo từng giai đoạn của công
trình, được ghi nhận ngay khi nhận được biên bản nghiệm thu công trình
theo giai đoạn công trình hoàn thành do chủ đầu tư lập và không có các
trường hợp giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán hay hàng bán bị trả lại.
Bùi Văn Tường KT3K40
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Kế toán tại Doanh nghiệp Xây dựng tư nhân số 16 sử dụng tài khoản
5112- Doanh thu cung cấp dịch vụ, được chi tiết theo từng công trình, hạng
mục công trình để tiến hành hạch toán hoạt động doanh thu trong Doanh
nghiệp.
1.2.2. Tổ chức quản lý chi phí tại Doanh nghiệp:
Do đặc thù của doanh nghiệp xây dựng là sản phẩm sản xuất mang
tính đơn chiếc, không đồng nhất và độc lập với nhau do vậy phương pháp tập
hợp chi phí đang được áp dụng tại Doanh nghiệp là phương pháp trực tiếp,
chi phí liên quan đến công trình nào tập hợp trực tiếp cho công trình đó.
Theo đó, nhân viên kế toán phải thu thập chứng từ phát sinh riêng cho từng
công trình. Còn đối với chi phí phát sinh phát sinh chung cho nhiều công
trình thì Doanh nghiệp phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức hợp lý.
Doanh nghiệp thực hiện phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất.
Các chi phí được tính toán và quản lý chặt chẽ, mỗi công trình từ khi lập dự
toán đến khi bàn giao thanh quyết toán đều được mở riêng một sổ chi tiết chi
phí sản xuất dể tập hợp chi phí phát sinh cho từng công trình, đồng thời cũng
để tính giá thành cho công trình đó. Căn cứ để tiến hành ghi sổ là từ các bảng
tổng hợp chứng từ gốc phát sinh của mỗi tháng, kế toán tổng hợp theo quý
của từng giai đoạn thực hiện công trình và được chi tiết theo các khoản mục
sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử
dụng máy thi công. Ngoài ra còn có chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
cho toàn Doanh nghiệp.
Bùi Văn Tường KT3K40
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TƯ
NHÂN SỐ 16
2.1. Kế toán doanh thu tại Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 16
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là các công trình có giá trị lớn,
kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài. Giá trị công trình có thể được
nghiệm thu từng giai đoạn hoặc ở giai đoạn cuối cùng khi công trình đã hoàn
thành toàn bộ. Tại công trình nghiệm thu theo các giai đoạn kỹ thuật thì
doanh thu của công trình này sẽ được chia thành nhiều kỳ để ghi nhận, tổng
số tiền ghi nhận ở các kỳ chính là tổng doanh thu của công trình đó Kế
toán tại Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 16 sử dụng tài khoản 5112-
Doanh thu cung cấp dịch vụ, được chi tiết theo từng công trình, hạng mục
công trình để tiến hành hạch toán hoạt động doanh thu trong Doanh nghiệp.
Bùi Văn Tường KT3K40
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 2-1: Hoá đơn giá trị gia tăng ghi nhận doanh thu
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 3: Nội bộ
(Ngày 25 tháng7 năm 2011)
Mẫu số: 01GTKT-3LL
Ký hiệu:NN/2011B
Số: 0092479
Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 16
Địa chỉ: Khối 5 – Thị trấn Mường Chà – huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên.
Điện thoại: 0230 842 144. MST: 5600149723.
Họ và tên người mua hàng: Công Ty TNHH Phúc Linh
Địa chỉ: Khối 8 Thị trấn Mường Chà – huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên.
MST: 5600225205
STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT SL ĐG Thành tiền
1 Giá trị hợp đồng- công
trình trụ sở làm việc Ủy
ban thị trấn - dự án tổ
hợp công trình trụ sở
làm việc Ủy ban thị trấn
3.589.237.125
Cộng tiền hàng: 3.589.237.125đ
Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 358.923.712đ
Tổng cộng tiền thanh toán 3.948.160.837đ
Tổng số tiền viết bằng chữ: Ba tỷ chín trăm bốn mươi tám triệu một trăm
sáu mươi ngàn tám trăm ba mươi bảy đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bùi Văn Tường KT3K40
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2 - 1: Tờ kê chi tiết doanh thu năm 2011
Kết chuyển doanh thu năm 2011 ĐVT: Đồng
TT CT
5112
DT thuần
3368
VAT đra
Doanh thu
Phụ phí
Doanh
nghiệp
1 Kè Ủy ban 780.386.364 78.036.636 858.425.000 34.337.000
2 Thủy lợi dân
sinh
1.628.103.703 162.810.370 1.790.914.073 71.636.562
3 Trụ sở làm
việc Ủy ban
thị trấn
3.589.237.125 358.923.712 3.948.160.837 157.926.433
Cộng 5.997.727.192 599.770.718 6.597.499.910 263.899.995
Người lập Kế toán trưởng
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng 2-2: Tờ kê chi tiết doanh thu thuần năm 2011
Kết chuyển doanh thu thuần năm 2011 ĐVT: Đồng
TT Công trình 5112- Doanh thu thuần
1 Kè Ủy ban 780.386.364
2 Thủy lợi dân sinh 1.628.103.703
3 Trụ sở làm việc Ủy ban thị trấn 3.589.237.125
Cộng 5.997.727.192
Người lập Kế toán trưởng
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
2.1.2. Kế toán chi tiết về doanh thu:
Căn cứ vào giá trị khối lượng công trình hoàn thành bàn giao cho chủ
đầu tư và đã được chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
Một bộ hồ sơ thanh quyết toán bao gồm:
- Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (gồm cả file mềm)
- Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện (gồm cả file mềm)
- Bảng tính gồm cả file mềm
Bùi Văn Tường KT3K40
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Biên bản nghiệm thu cho mỗi phần việc, bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu
+ Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu
+ Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
+ Các bản vẽ nghiệm thu đính kèm
+ Các bản vẽ thiết kế sửa đổi (nếu có)
+ Biên bản lấy mẫu hiện trường
2.1.3. Kế toán tổng hợp về doanh thu:
Vào ngày 31/12, sau khi các xưởng trưởng và cán bộ kỹ thuật chuyển
lên phòng kế toán biên bản kiểm kê khối lượng công trình hoàn thành trong
quý, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành giai đoạn thực hiện và thông báo cho
chủ đầu tư biết.
Sau khi nhận được biên bản nghiệm thu công trình theo giai đoạn do
chủ đầu tư gửi, kế toán tiến hành lập hoá đơn giá trị gia tăng và bộ hồ sơ
thanh quyết toán như trên, kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu giai đoạn
cho từng công trình vào tài khoản 5112. Kế toán tiến hành lập sổ chi tiết tài
khoản 5112 theo công trình và vào sổ nhật ký chung.
2.2. Kế toán chi phí tại Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 16
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
2.2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
* Thủ tục kế toán:
Do đặc thù của doanh nghiệp xây dựng là sản phẩm sản xuất mang
tính đơn chiếc, không đồng nhất và độc lập với nhau do vậy phương pháp tập
hợp chi phí đang được áp dụng tại Doanh nghiệp là phương pháp trực tiếp,
chi phí liên quan đến công trình nào tập hợp trực tiếp cho công trình đó.
Theo đó, nhân viên kế toán phải thu thập chứng từ phát sinh riêng cho từng
công trình. Với đặc thù là một doanh nghiệp kinh doanh ngành Xây dựng, do
vậy doanh nghiệp tập hợp chi phí theo từng công trình, hạng mục kí kết với
Bùi Văn Tường KT3K40
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
các chủ đầu tư, với nguyên tắc chung là chi phí phát sinh tại công trình nào
thì tập hợp theo từng công trình ấy, còn đối với chi phí phát sinh chung cho
nhiều công trình thì Doanh nghiệp phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức
hợp lý. Doanh nghiệp thực hiện phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản
xuất. Các chi phí được tính toán và quản lý chặt chẽ, mỗi công trình từ khi
lập dự toán đến khi bàn giao thanh quyết toán đều được mở riêng một sổ chi
tiết chi phí sản xuất dể tập hợp chi phí phát sinh cho từng công trình, đồng
thời cũng để tính giá thành cho công trình đó. Căn cứ để tiến hành ghi sổ là
từ các bảng tổng hợp chứng từ gốc phát sinh của mỗi tháng, kế toán tổng hợp
theo quý của từng giai đoạn thực hiện công trình và được chi tiết theo các
khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sử dụng máy thi công. Ngoài ra còn có chi phí quản lý doanh nghiệp
phát sinh cho toàn Doanh nghiệp.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Bao gồm toàn bộ giá
trị vật liệu cần thiết để trực tiếp tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị nguyên
vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ cấu thành nên sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Chi phí này là những khoản
tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương được trả theo số ngày công
của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công việc của công trình. Số
ngày công lao động bao gồm cả lao động chính, lao động phụ, cả công tác
chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công. Ngoài ra tiền công trả cho
lao động thuê ngoài cũng được tính vào khoản mục này.
- Chi phí máy thi công (CPMTC): Là toàn bộ chi phí máy móc phát
sinh trong quá trình thi công các công trình phải thuê ngoài và chi phí khấu
hao máy móc của Doanh nghiệp phục vụ cho thi công công trình, chi phí của
công trình nào thì tính cho công trình đó.
Bùi Văn Tường KT3K40
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Chi phí sản xuất chung (CPSXC): Là những chi phí phục vụ cho sản
xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất, chi phí sản xuất chung
bao gồm:
+ Tiền lương của bộ phận quản lý thi công phân bổ cho các công trình.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất chung.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ thi công
+ Chi phí bằng tiền khác
- Chi phí quản lý doanh lý doanh nghiệp: Là chi phí phát sinh chung cho
toàn Doanh nghiệp, không tính riêng cho một công trình nào.
Trong phạm vi bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em, em xin dẫn
chứng số liệu vào năm 2011 của Doanh nghiệp với công trình trụ sở làm việc
Ủy ban thị trấn, công trình này được bắt đầu đi vào thi công tháng 01 năm
2011 và sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2011.
* Chứng từ sử dụng cho chi phí nguyên vật liệu tại Doanh nghiệp số 16:
Bùi Văn Tường KT3K40
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 2-2: Hoá đơn giá trị gia tăng
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: (Lưu)
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Mẫu số: 01GTKT-3LL
Ký hiệu: PT/2010B
Số: 0025864
Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp tư nhân Phú Hưng.
Địa chỉ: Phố 8 phường Mường Thanh. TP Điện Biên Phủ. Tỉnh Điện Biên.
Điện thoại: Mã số: 5600180138
Họ tên người mua hàng: Hoàng Việt Cường.
Tên đơn vị: Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 16
Địa chỉ: Khối 5 – Thị trấn Mường Chà – huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên.
Mã số: 5600149723
Hình thức thanh toán: TM/CK
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1x2
1 Thép D10 kg 10.150 18.312 185.866.800
2 Thép D14 kg 10.990 18.092 198.831.080
3 Thép D18 kg 6.542 18.092 118.357.864
4 Thép D20 kg 11.210 18.092 202.811.320
5 Thép D22 Kg 10.100 18.092 182.729.200
Cộng tiền hàng: 888.596.264đ
Thuế suất: 5% Tiền thuế GTGT: 88.859.626đ
Tổng cộng tiền thanh toán : 977.455.890đ
Số tiền viết bằng chữ: Chín trăm bảy mươi bảy triệu bốn trăm năm mươi
năm ngàn tám trăm chín mươi đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Bùi Văn Tường KT3K40
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 2-3: Phiếu nhập kho
Đơn vị: Doanh nghiệp xây dựng
số 16
Mẫu số 01 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 1141/1995/QĐ-
BTC Ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
-Họ và tên người giao: Doanh nghiệp tư nhân Phú Hưng.
-Theo Hợp đồng số 002586 ngày 31 tháng 10 năm 2011.
Nhập tại kho: Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 16 Địa điểm:
S
T
T
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật tư,
dụng cụ sản phẩm,
hàng hoá
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
Nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Thép D10 Kg 10.150 18.312 185.866.800
2 Thép D14 Kg 10.990 18.092 198.831.080
3 Thép D18 Kg 6.542 18.092 118.357.864
4 Thép D20 Kg 11.210 18.092 202.811.320
5 Thép D22 Kg 10.100 18.092 182.729.200
Cộng 888.596.264
-Tổng số tiền (viết bằng chữ: Tám trăm tám mươi tám triệu năm trăm chín
mươi sáu ngàn hai trăm sáu mươi bốn đồng chẵn.
-Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Biểu 2-4: Phiếu xuất kho
Đơn vị:Doanh nghiệp xây dựng số 16
Bộ phận:
Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Bùi Văn Tường KT3K40
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 31 tháng 10 năm2011
-Họ và tên người nhận hàng: Lò Văn Tâm. Bộ phận:Chủ nhiệm CT
-Lý do xuất kho: Phục vụ thi công công trình - Tổ cốt thép
-Xuất tại kho: Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 16 Địa điểm:
S
T
T
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật
tư, dụng cụ, sản
phẩm, hàng hóa
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 Thép D10 Kg 10.150 18.312 185.866.800
2 Thép D14 Kg 10.990 18.092 198.831.080
3 Thép D18 Kg 6.542 18.092 118.357.864
4 Thép D20 Kg 11.210 18.092 202.811.320
5 Thép D22 Kg 10.100 18.092 182.729.200
Cộng 888.596.264
-Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám trăm tám mươi tám triệu năm trăm
chín mươi sáu ngàn hai trăm sáu mươi bốn đồng chẵn.
-Số chứng từ gốc kèm theo:
Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
phiếu hàng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Mẫu sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và Sổ Cái TK 621 như sau:
Biểu 2-5: Nhật ký chung
NHẬT KÝ CHUNG
Số CT
Ngày
CT
Ngày
GS
Diễn giải
TK đối
ứng
Phát sinh Nợ Phát sinh Có
Số
dư
SGT10 24/12 24/12 Thép 621
977.455.890
Bùi Văn Tường KT3K40
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
(xuất kho) 152
977.455.890
SGX13 31/12 31/12 Xuất kho 621 37.322.720
xi măng 152 37.322.720
KC1 31/12 31/12 Kết chuyển
CP NVLTT
632 1.058.728.610 1.058.728.610
621
Cộng
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Biểu 2-6: Sổ chi tiết TK 621
SỔ CHI TIẾT - TK 621
Công trình: Trụ sở làm việc Ủy ban thị trấn
Số CT
Ngày
CT
Ngày
GS
Diễn giải
TK đối
ứng
Phát sinh
Nợ
Phát sinh
Có
Số
dư
SGT10 24/12 31/12 XK Thép 152
977.455.890
SGX13 31/12 31/12 XK xi măng 152 37.322.720
KC – 1 31/12 31/12 K\C CPNCTT
tháng 12
154 1.089.219.475
Cộng phát sinh
×
3.031.619.065 3.031.619.065
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Biểu 2-7: Sổ Cái TK 621
SỔ CÁI TK 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Quý IV/2011
Số CT
Ngày
CT
Ngày
GS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh Nợ Phát sinh Có
Số
dư
SGC09 20/12 20/12 XK cát 152 10.372.230
SGT10 20/12 20/12 XK thép 152
977.455.890
SGX13 31/12 31/12 XK xi măng 152 37.322.720
KC – 1 31/12 31/12 K\C CPNVLTT 154 1.089.219.475
Bùi Văn Tường KT3K40
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Cộng phỏt sinh 4.211.653.009 4.211.653.009
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
2.2.1.2. Kế toán tổng hợp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Doanh
nghiệp xây dựng số 16
Chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, nó
chiếm khoảng 60 – 70% tổng chi phí. Do đó việc hạch toán chính xác, đầy
đủ chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định tiêu hao vật
chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành xây
dựng. Chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí trực tiếp nên nó được hạch toán
trực tiếp vào các đối tượng là các công trình, hạng mục công trình theo giá
thực tế của từng loại vật liệu xuất kho.
Chi phí nguyên vật liệu chính của Doanh nghiệp bao gồm giá trị vật
liệu xây dựng như: gạch, xi măng, sắt thép, vôi, cát…dùng trực tiếp vào xây
dựng công trình, hạng mục công trình.
Ngoài ra còn có các vật liệu khác như: giàn giáo, cốp pha, ván
khuôn… được sử dụng lâu dài, nhiều lần phục vụ cho nhiều công trình. Do
đó cần phải phân bổ giá trị của nó cho từng công trình. Giá trị phân bổ này
chỉ bao gồm giá trị vật liệu còn công lắp đặt, tháo dỡ cũng như giá trị vật liệu
khác như đinh, dây buộc thì được thanh toán vào chi phí trong kỳ của công
trình có liên quan.
* Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Hàng tháng vào cuối tháng kế toán thu nhận chứng từ bao gồm các
hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, phân loại kiểm tra, lên
bảng kê nhập, xuất vật tư, lên bảng tổng hợp xuất vật tư và định khoản kế
toán.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn giá trị gia tăng, biên bản nghiệm
thu chất lượng vật tư mua về, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy
báo nợ…
Bùi Văn Tường KT3K40
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Đối với nguyên vật liệu trực tiếp như thép, xi măng, bê tông thương
phẩm…, đơn vị sẽ tiến hành nhập kho sau đó xuất kho luôn để cho kịp tiến
độ công trình, việc nhập xuất chỉ mang tính chất hình thức vì khi nguyên vật
liệu mua về là đưa vào thi công ngay.
+ Khi mua nguyên vật liệu, kế toán định khoản:
Nợ TK 152 – Thép: 888.596.264đ
Nợ TK 133: 88.859.626đ
Có TK 112: 977.455.890đ
+ Khi xuất vật liệu cho thi công công trình, kế toán định khoản:
Nợ TK 621: 888.596.264đ
Có TK 152: 888.596.264đ
Chi phí công trình, hạng mục công trình nào thì được ghi vào sổ chi tiết
theo từng công trình đó để làm cơ sở tổng hợp chi phí nguyên vật liệu cho
từng công trình theo từng tháng, sau đó tổng hợp chi phí nguyên vật liệu cho
toàn Doanh nghiệp.
Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất trong tháng, kế toán tổng hợp số
liệu về nhập xuất tồn kho từng loại vật liệu của từng công trình, hạng mục
công trình trong tháng. Trên cơ sở đó lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư
trong tháng cho từng công trình, hạng mục công trình.
Trong đó, trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng được xác định như sau:
Giá trị NVL
tồn kho cuối
tháng
=
Trị giá NVL
tồn kho đầu
tháng
+
Trị giá NVL
mua vào
trong tháng
-
Trị giá NVL xuất
dung trong tháng
Còn đối với các loại vật tư được phép hao hụt như vôi, sỏi, cát… được
xác định như sau:
Giá trị
NVL tồn
kho cuối
tháng
=
Trị giá NVL
tồn kho đầu
tháng
+
Trị giá NVL
mua vào
trong tháng
-
Trị giá NVL
xuất dung
trong tháng
-
Hao hụt
theo định
mức
Bùi Văn Tường KT3K40
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Cuối tháng kế toán các đội sẽ gửi phiếu nhập, phiếu xuất kho vật tư và
bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư trong tháng chi tiết cho từng công trình,
hạng mục công trình về phòng kế toán Doanh nghiệp.
2.2.2. Kế toán về chi phí nhân công trực tiếp tại Doanh nghiệp xây
dựng tư nhân số 16.
2.2.2.1. Chứng từ và thủ tục kế toán.
Trong giá thành xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ lệ
tương đối lớn trong tổng chi phí, nhất là trong điều kiện thi công bằng máy
còn hạn chế. Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp còn
có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương và trả lương chính xác cho người
lao động và nó góp phần việc hạ giá thành sản phẩm xây dựng.
Hiện nay tại Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 16, hình thức trả
lương cho lao động trực tiếp mà Doanh nghiệp áp dụng là giao khoán từng
khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc.
*Tài khoản sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
*Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, Bảng phân phối tiền
lương, Hợp đồng giao khoán công nhân thuê ngoài, biên bản nghiệm thu
khối lượng giao khoán hoàn thành…
2.2.2.2. Kế toán chi tiết về chi phí nhân công trực tiếp.
* Đối với lao động thuê ngoài:
Do đặc điểm phải thực hiện các công trình, hạng mục công trình ở
những địa phương xa để thuận tiện cho việc thực hiện công việc, Doanh
nghiệp tiến hành thuê nhân công ngay tại địa bàn tiến hành công trình đó.
Doanh nghiệp không tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà tính toán hợp
lý vào đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động. Đơn giá này là
đơn giá nội bộ của Doanh nghiệp do phòng kỹ thuật cùng ban chủ nhiệm
công trình dựa trên cơ sở đơn giá quy định của Nhà nước cùng với sự liên
đới của thị trường và điều kiện thi công của từng công trình cụ thể.
Bùi Văn Tường KT3K40
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sau khi lập hợp đồng thuê nhân công sẽ làm hợp đồng giao khoán khối
lượng công việc thuê ngoài. Cuối tháng khi khối lượng công việc hoàn thành,
đội trưởng kỹ thuật công trình cùng tổ trưởng tổ nhân công tiến hành nghiệm
thu khối lượng công việc hoàn thành. Biên bản này là căn cứ để thanh toán
khối lượng thuê ngoài.
Dựa vào bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài, chủ nhiệm công trình
sẽ lập phiếu đề nghị thanh toán lên phòng kế toán xin thanh toán.
Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, kế toán tiền hành lập phiếu
chi và thanh toán cho chủ nhiệm công trình, khoản thanh toán sẽ được ghi
vào sổ chi tiết chi phí tiền lương, sổ nhật ký chung và sổ cái theo định khoản:
Nợ TK 622: 12.040.000
Có TK 334: 12.040.000
*Đối với lao động trong danh sách
Doanh nghiệp tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy
định hiện hành.
Kế toán căn cứ vào hợp đồng giao khoán từng phần việc, khối lượng
thực tế công tác xây dựng hoàn thành, thời gian hoàn thành bàn giao, chất
lượng kỹ thuật công việc và đơn giá ban hành tính số tiền cần thiết phải
thanh toán cho tổ lao động này. Đồng thời kế toán phải căn cứ vào bảng
chấm công để tiến hành chia lương cho từng thành viên trong tổ.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào hợp đồng làm khoán, khối lượng thực
hiện và các bảng chấm công để lập bảng thanh toán lương cho lao động trong
biên chế.
Từ các bảng thanh toán lương và chứng từ liên quan do đội sản xuất
nộp lên kế toán lập bảng kê chi tiết tiền lương và phòng kế toán tiến hành
trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp chi tiết cho
từng công trình, hạng mục công trình cho công nhân trong biên chế theo quy
định.
Bùi Văn Tường KT3K40
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Văn Tường KT3K40
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2-3: Bảng thanh toán lương Quý III năm 2011
Công trình: Trụ sở làm việc Ủy ban thị trấn
Tổ nề: Nguyễn Văn Thanh
STT Họ và tên
Lương sản phẩm
Lương
Lễ
Tổng số Kỳ I Kỳ II
Ký
nhận
Công Tiền Công Tiền
1 Nguyễn Văn Thanh 92 6.441.000 6.441.000 1.000.000 5.441.000
2 Nguyễn Văn Thắng 92 6.350.000 6.350.000 1.000.000 5.350.000
3 Phạm Văn Hải 89 4.850.000 4.850.000 1.000.000 3.850.000
4 Bùi Văn Cư 91 6.300.000 6.300.000 1.000.000 5.300.000
5 Đinh Thị Dung 89 4.830.000 4.830.000 1.000.000 3.830.000
………………. ……
Tổng 453 28.771.000 28.771.000 5.000.000 23.771.000
Người lập Kế toán trưởng
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bùi Văn Tường KT3K40
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2-4: Tổng hợp lương Quý III năm 2011
Công trình: Trụ sở làm việc Ủy ban thị trấn
ST
T
Tên tổ
( lấy tên tổ trưởng
của mỗi tổ)
Tổng số Kỳ I Kỳ II
1 Nguyễn Văn Thanh 28.771.000 5.000.000 23.771.000
2 Lương Duy Tu 38.125.000 5.500.000 32.625.000
3 Nguyễn Đình Cháp 30.648.000 15.000.000 15.648.000
………………………
……
…………
…….
……………
…….
………………
……
Tổng 97.544.000 25.500.000 72.044.000
Người lập Kế toán trưởng
(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)
Biểu 2-8: Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
Công trình: Trụ sở làm việc Ủy ban thị trấn
Bùi Văn Tường
KT3K40
25