Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 3C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.34 KB, 30 trang )

Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
MỤC LỤC
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của thực tập kinh tế
Thực tập kinh tế giúp tôi vận dụng các kiến thức đã học để làm quen, tìm hiểu
và nắm vững về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống tài chính – kế toán
của doanh nghiệp cũng như một số nghiệp vụ chính của hệ thống trong thực tiễn.
Đồng thời tôi có thể tự rút ra những kinh nghiệm thực tiễn ban đầu chuẩn bị cho
thực tập tốt nghiệp nhằm xác định đề tài tốt nghiệp.
2. Lý do chọn cơ sở thực tập
Việc lựa chọn cơ sở thực tập hoàn toàn được dựa trên nguyện vọng thực sự
của cá nhân vì muốn được tìm hiểu một mô hình doanh nghiệp chuyên sản xuất và
kinh doanh thiết bị điện tử nên tôi đã xin thực tập tại Công ty TNHH Điện – Điện tử
3C. Đó cũng là một lợi thế nhất định khiến cho việc tìm hiểu hoạt động của bộ phận
tài chính kế toán tại Công ty không bị gặp trở ngại nhiều. Đồng thời tạo điều kiện
cho tôi có khả năng quan sát, tìm hiểu được sâu hơn nhiều vấn đề liên quan tới lý
thuyết mà khi còn đi học tôi chưa thực sự lắm rõ.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo công ty, đại diện là
Ông Nguyễn Tuấn Đức – Giám đốc tài chính CT TNHH Điện – Điện tử 3C đã tạo
điều kiện cho tôi có cơ hội thực tập tại bộ phận Tài chính kế toán của Công ty.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới bộ phận tổ chức hành chính đã tạo điều kiện
cho tôi được đến làm việc tại phòng Tài chính kế toán theo lịch làm việc chung của
Công ty. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cô Bùi Thị Vân – Trưởng
phòng Tài chính kế toán, cùng tập thể cán bộ, nhân viên làm việc tại phòng, đã giúp
đỡ và tạo rất nhiều điều kiện cho tôi được tiếp xúc thực tế cũng như hình dung ra
được phần nào hệ thống làm việc của kế toán tài chính trong thực tế.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Đặng Thị Thúy Hằng đã chỉ
dẫn giúp tôi có được một định hướng tốt cho bài báo cáo thực tập, cũng như giúp tôi
có được động lực để thực hiện tốt bài báo cáo của mình. Do thời gian thực tập có
hạn, cũng như kiến thức còn hạn chế, nên bài báo cáo không tránh khỏi nhiều thiếu


sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô.
Hà Nội ngày 17 tháng 3 năm 2012
Sinh viên thực tập
Hoàng Thị Mai Phương
1
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 3C
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Điện – Điện tử 3C
- Tên giao dịch quốc tế: 3C ELECTRIC ELECTRONIC COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: 3C Electric Co.,Ltd
Trụ sở chính: Toà nhà 18 Trần Thái Tông - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 84 4 37689145 Fax: 84 4 37688908
Trụ sở chính: Toà nhà 18 Trần Thái Tông - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 84 4 37689145 Fax: 84 4 37688908
website: www.3ce.vn
1. Văn phòng giao dịch- showroom:
Toà nhà 18 Trần Thái Tông - Cầu Giấy – HN
2. Văn phòng điều hành và giao dịch, dự án:
Tầng 8 toà nhà số 8 Láng Hạ - Ba đình – Hà nội
3. Chi nhánh 3C Electric tại TPHCM (3C Electric – HCM):
157 Hoàng Hoa Thám - Quận Tân Bình TP HCM
4. Nhà máy sản xuất tại Khu Công nghiệp Thạch Thất – Hà nội:
Xã Hương Ngải - Thạch Thất – Hà nội
5. Đại lý phân phối sản phẩm và đại diện dịch vụ sau bán hàng:
Hơn 100 đại lý phân phối sản phẩm và đại diện dịch vụ sau bán hàng hơn 40
tỉnh thành trên tòan quốc.
Công ty Điện - Điện tử 3C (3C Electric) được thành lập vào năm 2002, và
nằm trong hệ thống 3C Group với tiền thân là Công ty Máy tính – Truyền thông

điều khiển 3C. Với định hướng phát triển sản xuất trực tiếp, nội địa hoá các sản
phẩm phục vụ trong lĩnh vực CNTT và Viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong nước, cũng như xuất khẩu những mặt hàng lợi thế ra các nước trong
khu vực. Phối hợp với các hãng lớn trong lĩnh vực CNTT và Viễn thông trong và
ngoài nước, nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên
2
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
tiến, cũng như trực tiếp tham tham gia vào lĩnh vực tích hợp hệ thống, cung cấp các
sản phẩm CNTT và Viễn thông phục vụ phát triển những hệ thống lớn. Kế thừa về
điều kiện tài chính, cũng như kinh nghiệm của Tổng công ty 3C, 3C Electric
Co.,Ltd ngày một mở rộng, lớn mạnh và chứng tỏ được sự phát triển bền vững qua
các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Kể từ buổi đầu đi vào hoạt động, Công ty
đã có những mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, các nhà sản xuất và các bạn
hàng trên thị trường trong và ngoài nước. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh
3C Electric đã tự khẳng định mình và dần trở thành một trong những đơn vị hàng
đầu trong việc cung cấp các thiết bị phục vụ các công trình cơ điện, hệ thống tủ
điện, hệ thống thang máng cáp, hệ thống máy phát điện, trạm biến áp, hệ thống
công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, điện nhẹ, thiết bị văn phòng, các giải pháp
mạng tích hợp, tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm Ngoài ra Công ty 3C
Electric đã thành công trong việc xây dựng nhà máy sản xuất các thiết bị và phụ
kiện phục vụ các ngành điện, điện tử, công nghiệp tin học và viễn thông như các sản
phẩm tủ điện, tủ phân phối, ATS, tủ RMU, tủ mạng ( Rack ), các Container – BTS,
Shelter, cột trạm phát sóng và hầu hết các phụ kiện cho ngành viễn thông, tin học.
Nhà máy sản xuất với quy mô lớn và chuyên môn hoá, sản xuất các thiết bị và phụ
kiện trong ngành tin học và viễn thông mang thương hiệu Việt nam, hội đủ các tiêu
chuẩn thay thế các sản phẩm tương ứng nhập khẩu, từng bước đáp ứng nhu cầu của
các doanh nghiệp trong nước, là tiền đề để từng bước tiến sâu vào thị trường Quốc
tế.
Đặc biệt, Công ty 3C Electric rất có kinh nghiệm trong xây dựng và triền khai
các dự án cơ điện (M&E) cho building, nhà máy công nghiệp, hệ thống điều hòa

trung tâm, ứng dụng CNTT tổng thể cho các sự kiện lớn tầm cỡ Quốc tế của Quốc
gia: Triển khai các hệ thống mạng LAN, WAN, trung tâm hội nghị, họp báo, truyền
thông. Đảm bảo hoạt động liên tục bằng các dịch vụ về nguồn điện ngoài, đường
truyền dự phòng (backup), đội ngũ trực hệ thống, an ninh mạng và phòng cháy chữa
cháy ngăn ngừa thảm họa.
3
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Với nguồn nhân lực : 350 người ( trong đó nhà máy 190 người)
1. Lĩnh vực kinh doanh chính :
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí như thang máng cáp, vỏ tủ điện, shelter cho
BTS, tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, thiết bị điện tử.
- Phân phối ủy quyền thiết bị điện đóng cắt trung thế, hạ thế của hãng
Schneider Electric, phân phối độc quyền tại miền Bắc sản phẩm Voice- Data- Image
( VDI) của hãng Clipsal thuộc tập đoàn Schneider Electric.
- Đối tác phân phối thiết bị điện, thiết bị đóng cắt trung thế- hạ thế, biến áp,
biến tần, bộ điều khiển, của các hãng như: LS Industrial, Mitsubitshi Electric,
Huyndai Industries, ABB, IDEC ZUMI, Autonics, Epcos, Shamwa, Ducati.
- Cung cấp và lắp đặt các sản phẩm máy phát điện dự phòng từ 1kVA tới
2500kVA của các hãng như Kohler, Cummins, CoolPower, Denyo, Kipor, Honda.
Sản xuất và lắp ráp các bộ chuyển nguồn (ATS) lên tới 5000A cho các tòa nhà, nhà
máy công nghiệp, trung tâm viễn thông.
- Cung cấp hệ thống UPS cho hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin, của
các hãng trên thế giới như APC, Santak, Socomec, Emerson,
- Kinh doanh các sản phẩm cáp điện bọc, cáp trần, cáp điện điều khiển, dây
điện hạ thế của các hãng như Goldcup, LS Vina, TAYA, Trần Phú, Cadivi,
Goldsun. Tư vấn, cung cấp và lắp đặt hệ thống Busway cho các tòa nhà cao tầng.
- Tư vấn thiết kế các hệ thống cấp điện, điện nhẹ cho các khu đô thị, khu
resort, tòa nhà cao tầng, nhà máy công nghiệp, trung tâm dữ liệu, báo chí,
- Cung cấp giải pháp về hệ thống quản lý nguồn điện ( Power managerment

system) cho các tòa nhà cao tầng, trung tâm dữ liệu ( data center), nhà máy công
nghiệp. Cung cấp giải pháp quản lý tòa nhà ( BMS, BEMS) của hãng Honeywell
cho các building, office, nhà máy công nghiệp,
- Tư vấn thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện lạnh ( HVAC) bao gồm điều hòa
trung tâm, điều hòa chính xác, hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa cục bộ. Cung
cấp các sản phẩm điện lạnh của các hãng như: TRANE, DAIKIN, Reetech,
Mitsubitshi, Honeywell.
4
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
- Lắp ráp máy tính cá nhân, máy chủ nội địa.
- Kinh doanh các sản phẩm CNTT và viễn thông ( Sản phẩm của các hãng
Quốc tế).
- Tích hợp hệ thống trung tâm thông tin, viễn thông.
- Tư vấn thiết kế hệ thống thông tin và truyền thông.
- Cho thuê các hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông (phần cứng), cho
thuê các dịch vụ phần mềm và CSDL.
- Dịch vụ bảo hành bảo trì các hệ thống CNTT và Viễn thông ( Hệ thống lớn).
2. Tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh
- Quản lý : Toàn bộ hệ thống quản lý của 3C Electric được áp dụng theo hệ
thống quản lý chất lượng (HTQLCL) ISO 9001-2000
- Quy trình sản xuất: Áp dụng theo HTQLCL ISO 9001-2000 và ISO 14000
- Bảo hành : Áp dụng quy trình bảo hành và bảo trì thống nhất trong toàn
quốc
- Phân phối : Áp dụng giá bán thống nhất trong toàn quốc, không phân biệt
vùng, miền.
- Tiêu chuẩn sản phẩm : Các sản phẩm vỏ tủ điện do công ty 3C Electric sản
xuất phù hợp với tiêu chuẩn IEC và TCVN. Các sản phẩm khi sản xuất đều được
kiểm định và thử nghiệm độ an toàn trước khi xuất xưởng về độ cách điện, thử
nghiệm xung điện áp cao, độ phát nóng, thử hoạt động không tải và có tải theo tiêu
chuẩn của IEC như tiêu chuẩn về lắp ráp và đóng cắt tủ đóng cắt và điều khiển IEC

64039-1, tiêu chuẩn ngăn ngừa sự cố hồ quang bên trong IEC 61641, tiêu chuẩn cấp
độ bảo vệ IEC 60259, các thiết bị được sử dụng trong hệ thống tủ điện của công ty
được kiểm định phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60947-2 và IEC60947-4-1.
3. Các khách hàng lớn của công ty
- Các sản phẩm sản xuất phổ thông: Công ty 3C Electric cung cấp 30% thị
phần bán sỉ và bán lẻ các sản phẩm về tủ mạng, tủ server, tủ viễn thông ngoài trời,
giá đấu dây (Thương hiệu đã được đăng ký độc quyền C-RACK) trên toàn quốc.
- Các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng: Các sản phẩm như Shelter, giá
đỡ, giá đấu dây, thang cáp, cột ăng ten cho các khánh hàng lớn như Viettel,
MobiFone, Vinaphone, G-Tel, VietnamMobile, S-Phone.
5
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
- Các sản phẩm Cơ điện: Sản xuất và lắp đặt các công trình cơ điện cho các
khách hàng lớn như Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị Hà nội (HUD), Tập đoàn
Hoàng Gia, Công ty TNHH Trần Hồng Quân, Công ty tư vấn thiết kế Dầu khí, Tập
đoàn P&G, nhà máy MHI Aerospace Viet Nam Factory, tòa nhà HITC, thủy điện
Srêpok 3, tòa nhà VDC, trung tâm báo chí AIG 2009, khách sạn Continential - Đà
Nẵng, Nippon Steel Co,
- Các sản phẩm CNTT và viễn thông: Các khách hàng lớn như Viettel, Tập
đoàn Điện lực, Điện lực các tỉnh, Tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT, Đài truyền
hình Việt Nam, TCT truyền thông VTC, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, TCT
Gốm- Vigracera, Vietcombank, Bộ công an, G-Tel, S-Fone, các cơ quan báo chí,
các trường đại học, khối các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ
- Các sản phẩm cho thuê: Công ty thực hiện thành công việc cho thuê cả hệ
thống tích hợp lớn phục vụ , AIG 2009, SEAGAME, ASEM5, đại hội thể thao
Học sinh - Sinh viên Asian. Cũng như một số hệ thống tích hợp cho Viettel, các
hôi thảo lớn tại Hà nội và TP HCM.
4. Các đối tác cung cấp thiết bị và giải pháp lớn
3C Electric là nhà phân phối, đại lý của một số hãng lớn trong lĩnh vực điện,
điện tử và viễn thông, như các hãng Schneider Electric, LS, Mitshubitshi Electric,

Honeywell, Siemens, APC, Emerson, Clipsal, Kohler, Cool Power
III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty
3C Electric được quản lý phân cấp nhằm đảo bảo tính chủ động trong công
việc và chuyên nghiệp trong xử lý công việc. Hội đồng thành viên là bộ phận có
quyền quyết định cao nhất, chi phối các hoạt động chính của tòan Công ty thông
qua Ban giám đốc điều hành.
Các đơn vị cấp dưới được tổ chức chuyên sâu theo từng lĩnh vực và chủ động
xây dựng, đề xuất và triển khai công việc sau khi thông qua ban giám đốc.
6
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các đơn vị trong cơ cấu tổ chức:
- Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của Công ty trong mọi giao dịch
và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm
trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
theo quy định trong Điều lệ Công ty Điện – Điện tử 3C.
- Các Phó Giám đốc: giúp GĐ điều hành công ty, triển khai các nhiệm vụ
theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và
pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và ủy quyền.
- Phòng Tổ chức – Hành chính:
+ Chức năng: tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo công ty về công tác tổ chức
cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, thanh tra, bảo vệ nội bộ. Các chế độ
7
Chủ tịch hội đồng
Giám đốc
Các phó giám đốc
Bộ phận
quản lý
Phòng tổ chức hành chính


Phòng quản lý kinh doanh

Phòng tài chính kế toán
Phòng quản lý kỹ thuật
Bộ phận
sản xuất

Nhà máy sản xuất
Bộ phận
phục vụ

Tổ hồ sơ, tạp vụ
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
chính sách liên quan đến người lao động, công tác thi đua, khen thưởng và kỷ
luật, công tác hành chính, quản trị trong công ty.
+ Nhiệm vụ: thực hiện các công tác liên quan tới việc tổ chức cán bộ, đào tạo
cán bộ; các công tác bảo hộ, lao động tiền lương; công tác chế độ, chính sách
cho cán bộ; công tác hành chính quản trị.
- Phòng quản lý kinh doanh:
+ Chức năng: tham mưu cho Lãnh đạo công ty quản lý việc thực hiện các hoạt
động về sản xuất kinh doanh bao gồm: tìm kiếm công việc, mở rộng ngành
nghề, lập kế hoạch, thống kê theo dõi dự án, phân phối tiền lương, bảo hộ lao
động, vật tư thiết bị, xây dựng các quy định nội bộ thuộc lĩnh vực quản lý kinh
doanh.
+ Nhiệm vụ: thực hiện các công tác kế hoạch đề ra, thống kê, thu thập các
thông tin kinh tế, các nhu cầu về dịch vụ tư vấn để đề xuất phương án mở rộng
thị trường mua bán, mở rộng các loại hình ngành nghề; theo dõi khiếu nại
khách hàng, đôn đốc việc giải quyết các khiếu nại; chủ trì xây dựng kế hoạch
hàng năm và dài hạn về sản xuất kinh doanh của Công ty; lập dự toán chi phí
sản xuất và lắp đặt công trình. Thực hiện phối hợp với các phòng quản lý Kỹ

thuật và tài chính kế toán lập báo cáo mua sắm văn phòng phẩm, vật tư, trang
thiết bị phục vụ công tác sản xuất.
- Phòng tài chính kế toán:
+ Chức năng: Tham mưu cho Lãnh đạo công ty quản lý việc thực hiện các
hoạt động về tài chính kế toán của công ty, hướng dẫn, kiểm tra về công tác
Tài chính, Kế toán cho các đơn vị, tham gia xây dựng các quy định nội bộ có
liên quan đến tài chính kế toán.
+ Nhiệm vụ: Tổ chức, thực hiện công tác tài chính và hạch toán kế toán các
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; đề xuất các phương án phân phối
lợi nhuận sau thuế, trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước và điều lệ tổ
chức hoạt động của Công ty; đề xuất các hình thức đầu tư, góp vốn ra bên
ngoài Công ty như góp vốn liên doanh, mua cổ phần, cổ phiếu… theo đúng
quy định của Pháp luật đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời phối hợp
8
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
với các phòng ban liên quan tham gia lập hồ sơ đấu thầu các công trình.
- Phòng quản lý kỹ thuật
+ Chức năng: tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo công ty trong công tác triển
khai các dự án, quản lý khai thác thiết bị trong hệ thống công nghệ thông tin,
công tác quản lý kỹ thuật khoa học công nghệ, hệ thống QLCL ISO. Xây dựng
các quy định về quản lý kỹ thuật và thực hiện một số dự án do Lãnh đạo công
ty giao.
+ Nhiệm vụ: Theo dõi, cập nhật các kế hoạch và phương pháp trong việc sản
xuất cũng như lắp đặt các hệ thống máy móc theo quy trình nghiên cứu. Kiểm
tra chất lượng tất cả các hồ sơ của các dự án, hồ sơ nghiệm thu thanh toán với
khách hàng, các nhà thầu phụ. Chủ trì phổ biến và hướng dẫn kiểm tra các đơn
vị thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, các thông tin về
khoa học công nghệ, sáng chế, phát minh, hệ thống ISO 9001:2000. Đồng thời
triển khai thực hiện các dự án hoặc một phần dự án do Lãnh đạo công ty giao.
- Nhà máy sản xuất:

+ Chức năng, nhiệm vụ: Tiến hành thu thập các mẫu thiết kế và đơn đặt hàng
từ phòng kỹ thuật và phòng kinh doanh để từ đó vận hành sản xuất. Nhà máy
với lực lượng nhân công đông đảo được làm việc theo một hệ thống dây
chuyền sản xuất và lắp ráp tiên tiến. Đây là lực lượng quan trọng nhằm tạo ra
sản phẩm cho Công ty.
- Tổ hồ sơ
+ Chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức in ấn, đóng quyển hồ sơ tham gia gói thầu,
chuẩn bị các tài liệu đáp ứng các yêu cầu về tiến độ, chất lượng các dự án.
IV. Chiến lược phát triển, phương hướng phát triển của Công ty.
Khác với các sản phẩm khác, chất lượng sản phẩm dịch vụ Điện – Điện tử
phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm, trình độ của hệ thống nhân lực tham gia sản
xuất và lắp đặt cũng như hệ thống bán hàng, đóng vai trò quyết định đối với sự phát
triển của Công ty. Hiểu rõ điều này, Công ty Điện – Điện tử 3C đặt vấn đề phát
triển nguồn nhân lực là chiến lược phát triển trọng tâm của công ty. Hiện nay công
ty có khoảng 350 người, trong đó có 2 thạc sỹ kỹ thuật, 1 thạc sỹ tài chính, 3 thạc sỹ
9
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
kinh tế số còn lại là kỹ thuật viên và cử nhân kinh tế. Nguồn nhân lực của công ty
đạt tiêu chuẩn:
- Luôn tự đào tạo và được đào tạo lại, đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại.
- Có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh ngiệm
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng hiện đại như AutoCAD,
Land Development Desktop, RM2000, GeoSlope Office, SAP2000…
- Sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc tiên tiến trong quá trình sản xuất.
- Có kỷ luật lao động cao, hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001-2000 của công ty.
Thị trường của công ty trong những năm gần đây, phát triển ổn định cho thấy
uy tín của công ty không ngừng tăng cao, các sản phẩm do công ty cung cấp có chất
lượng vượt trội và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
10

Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
PHẦN 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY TNHH ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 3C
I. Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
1. Vị thế phòng tài chính kế toán
Đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động tài chính của Công ty. Tổ chức
và thực hiện công tác kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
luật Kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán đã ban hành. Làm nhiệm vụ tổ chức và
thực hiện kế toán quản trị trong Công ty nhằm cung cấp thông tin và tham mưu giúp
lãnh đạo công ty và những người tham gia quản lý điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Đồng thời cũng đề xuất các phương án phân phối lợi
nhuận sau thuế, trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước và điều lệ tổ chức
hoạt động của Công ty; đề xuất các hình thức đầu tư, góp vốn ra bên ngoài Công ty
như góp vốn liên doanh, mua cổ phần, cổ phiếu… theo đúng quy định của Pháp luật
đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả. Phối hợp cùng phòng Quản lý kinh doanh đóng
vai trò quan trọng trong việc thực hiện thanh quyết toán với Chủ đầu tư (Bên A),
với nhà thầu phụ và các phòng ban trong nội bộ Công ty.
2. Tổ chức hệ thống kế toán của công ty
Công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp được chia thành 6 phần việc cho
6 người thực hiện những chức năng, nhiệm vụ khác nhau:
11
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
Sơ đồ bộ máy kế toán của doanh nghiệp
o Kế toán trưởng – Trưởng phòng:
Phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác tài chính, kế toán của phòng
- Thực hiện toàn bộ nhiệm vụ của Kế toán trưởng – trưởng phòng Tài chính kế
toán theo quy định trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Giúp lãnh đạo công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công
ty và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật kế toán.

o Kế toán tổng hợp:
- Tổng hợp số liệu kế toán, lập sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.
- Lập báo cáo tài chính định kỳ theo đúng quy định.
- Lập báo cáo nhanh, báo cáo Hội đồng quản trị, các báo cáo khác theo sự
phân công.
- Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN, Báo cáo kê khai thuế TNDN.
- Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công việc được
giao bao gồm các nghiệp vụ liên quan tới các tài khoản: 142, 154, 351, 411, 415,
421, 431, 511, 515, 627, 632, 635, 811, 829, 911
- Cung cấp số liệu tài chính phục vụ lập hồ sơ thầu.
- Bảo quản và lưu trữ số liệu kế toán trên phần mềm kế toán.
12
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
thanh toán
Kế toán TS,
Vật tư,
CCDC
Kế toán
ngân hàng
Thủ quỹ
- Thủ kho
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
- Trực tiếp tham gia các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán…
- Theo dõi công tác ISO.
- Thư ký các cuộc họp.
- Điều hành công việc của phòng khi trưởng phòng đi vắng.
o Kế toán tài sản, vật tư, CCDC:
- Quản lý, theo dõi tài sản, vật tư của toàn công ty

- Thành viên ban kiểm kê, thanh lý tài sản công cụ dụng cụ
- Kiểm tra, tính toán Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp
cho người lao động theo quy định.
- Báo cáo thuế VAT đầu vào.
- Lập báo cáo nhanh, Báo cáo Hội đồng quản trị, các báo cáo khác theo sự
phân công.
- Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công việc được
giao bao gồm các nghiệp vụ liên quan tới các tài khoản: 133, 152, 153, 211, 213,
214, 338, 333.
- Mở sổ theo dõi chi phí công trình phục vụ lập hồ sơ thầu.
- Trực tiếp tham gia các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán…
o Kế toán thanh toán:
- Trực tiếp thanh toán nội bộ và theo dõi chi tiết công nợ từng công trình cho
từng đơn vị.
- Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công việc được
giao bao gồm các nghiệp vụ liên quan tới các tài khoản: 111, 141, 228, 334, 242,
138, 128.
- Lập báo cáo nhanh, Báo cáo Hội đồng quản trị, Báo cáo thống kê và các báo
cáo khác theo sự phân công.
- Báo cáo tiền lương, thu nhập của CBCNV.
- Kê khai tính thuế thu nhập cá nhân của CBCNV và thu nhập khấu trừ tại
nguồn.
- Theo dõi chi phí tổng thể
- Thực hiện kiểm kê tồn quỹ theo quy định.
13
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
- Trực tiếp tham gia các cuộc điều tra, thanh tra, kiểm toán…
o Kế toán ngân hàng:
- Thanh toán các khoản chi trả qua Ngân hàng.
- Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công việc được

giao bao gồm các nghiệp vụ liên quan tới các tài khoản: 112, 131, 144, 331, 311,
333.
- Giao dịch với Ngân hàng về tiền vay, tiền gửi, bảo lãnh…
- Quan hệ với kho bạc, chủ đầu tư để thanh toán tiền công trình theo yêu cầu.
- Theo dõi các hợp đồng nghiệm thu, đối chiếu công nợ với chủ đầu tư và với
nhà thầu phụ.
- Quản lý và viết hóa đơn trả cho khách hàng.
- Lập báo cáo thuế GTGT, báo cáo hóa đơn theo định kỳ
- Lập các báo cáo quản trị và các báo cáo khác theo yêu cầu.
- Phụ trách hệ thống mạng, máy tính, máy in… trong nội bộ phòng.
- Tham gia công tác ISO.
- Trực tiếp tham gia các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
o Thủ quỹ - thủ kho:
- Thu, chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt và các loại tương đương tiền theo quy
định.
- Tham gia kiểm kê tồn kho theo quy định.
- Phối hợp cùng kế toán đi lấy tiền ở Ngân hàng và nơi khác khi có yêu cầu.
- Ghi chép sổ quỹ hàng ngày phục vụ đối chiếu kiểm kê tồn quỹ cuối ngày.
- Lưu trữ công văn, giấy tờ của phòng theo quy định.
- Phô tô hồ sơ tài liệu của phòng. Nộp báo cáo và đi công tác theo yêu cầu.
- Đóng gói chứng từ theo yêu cầu của kế toán sắp xếp vào kho theo định kỳ.
- Giúp kế toán tìm chứng từ khi cần thiết.
II. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty
a. Chế độ chứng từ kế toán:
Các chứng từ kế toán được thực hiện theo QĐ Số 15/2006/QĐ – BTC gồm các
chứng từ sau:
14
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
- Phần lao động tiền lương gồm các chứng từ:
 Bảng chấm công số: Số 01a-LĐTL

 Bảng chấm công làm thêm giờ: Số 01b – LĐTL
 Bảng thanh toán tiền lương: Số 02-LĐTL
 Bảng thanh toán tiền thưởng: Số 03-LĐTL
 Giấy đi đường: Số 04-LĐTL
 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Số 06-LĐTL
 Hợp đồng giao khoán: Số 08-LĐTL
 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) HĐ giao khoán: Số 09-LĐTL
 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương: Số 10-LĐTL
 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội: Số 12-LĐTL
- Hàng tồn kho bao gồm:
 Phiếu nhập kho: 01-VT
 Phiếu xuất kho:02-VT
 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, CC: 03-VT
 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ: 04-VT
 Biên bản kiểm kê vật tư, CC: 05-VT
 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ: 07-VT
- Tiền tệ:
 Phiếu thu: 01-TT
 Phiếu chi: 02-TT
 Giấy đề nghị tạm ứng: 03-TT
 Giấy thanh toán tiền tạm ứng: 04-TT
 Giấy đề nghị thanh toán:05-TT
 Biên lai thu tiền:06-TT
 Bảng kiểm kê quỹ : 08a-TT
 Bảng kê chi tiền: 09-TT
- TSCĐ:
 Biên bản giao nhận TSCĐ: 01-TSCĐ
 Biên bản thanh lý TSCĐ:02-TSCĐ
15
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120

 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: 03-TSCĐ
 Biên bản đánh giá lại TSCĐ:04-TSCĐ
 Biên bản kiểm kê TSCĐ:05-TSCĐ
 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:06-TSCĐ
- Một số chứng từ khác:
 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
 Hóa đơn GTGT
 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
b. Chế độ sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán trong công ty gồm:
o Sổ nhật ký chung
o Sổ nhật ký thu tiền
o Sổ nhật ký chi tiền
o Sổ nhật ký bán hàng
o Sổ nhật ký mua hàng
o Sổ cái
o Bảng cân đối số phát sinh
o Sổ quỹ tiền mặt
o Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
o Sổ tiền gửi ngân hàng
o Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
o Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
o Sổ kho (thẻ kho)
o Sổ tài sản cố định
o Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng đồng Việt Nam
o Sổ chi tiết tiền vay
o Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
o Sổ chi tiết các tài khoản
16

Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
o Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ
o Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh
o Sổ theo dõi thuế GTGT
Doanh nghiệp thực hiện hình thức ghi sổ sách kế toán trên máy vi tính.Việc sử
dụng nhật ký chứng từ được thực hiện theo từng tháng với sự trợ giúp của phần
mềm kế toán máy. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức
kế toán Nhật ký chung. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán viên cập nhật
vào máy tính, máy sẽ sử lý các thông tin liên quan đến kế toán và cho ra dữ liệu
mới. Cuối tháng có thể in ra các sổ cần thiết theo yêu cầu quản lý. Cấu trúc chương
trình gồm các mục chính như sau:
- Hệ thống: quản lý dữ liệu dùng chung cho cả hệ thống (gồm: danh mục tài
khoản, danh mục tài khoản ngoài bảng, kỳ kế toán, chọn năm tài chính, định vị cơ
sở dữ liệu, khóa sổ cuối năm, mở sổ đầu năm mới; quản lý người sử dụng)
- Nhật ký chung: nhập số dư đầu năm, cập nhật định khoản, kết chuyển số dư,
tạo các báo cáo kế toán (gồm các nghiệp vụ: ghi sổ nhật ký chung; xtôi, in nhật ký
chung; nhập số dư đầu năm; kết chuyển số dư cuối kỳ; báo cáo kế toán; xtôi, in
bảng kê; nhật ký tài khoản ngoài bảng; nhập số dư đầu năm tài khoản ngoài bảng;
sổ nhật ký ghi đơn; nhập số dư đầu năm nhật ký ghi đơn.)
- Kế toán chi phí: Phân bổ chi phí cho các công trình, lên báo cáo giá thành
theo khoản mục chi phí và tình hình quyết toán công trình (gồm các nghiệp vụ: chi
tiết chi phí theo khoản mục; ghi sổ chi tiết chi phí theo công trình; phân bổ chi phí;
báo cáo giá thành; xác định các tài khoản tập hợp CPSX, tài khoản giá vốn, doanh
thu, thuế GTGT làm cơ sở lên báo cáo giá thành.)
- Danh mục: cập nhật danh mục các đối tượng phải thu phải trả, danh muc đơn
vị, danh mục công trình, khoản mục (gồm 6 khoản mục chi phí: vật liệu, nhân công,
máy, thầu phụ, chi phí khác, chi phí chung), tiểu mục (chi phí ăn ca, tiếp khách, làm
tài liệu…phục vụ cho báo cáo kế toán quản trị).
c. Hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp gồm 2 hệ thống là báo cáo tài

chính và báo cáo quản trị:
17
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
- Báo cáo tài chính: tổng hợp về tài sản, nguồn vốn và tình hình hoạt động
đơn vị, được lập ra để cung cấp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp. Báo cáo tài chính được lập theo đúng phương pháp, đúng nội dung và mẫu
quy định của Nhà nước. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo tài chính
năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
o Báo cáo tài chính năm, gồm:
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Bản thuyết minh báo cáo tài chính
o Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng
đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược:
 Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ và tóm lược)
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ và tóm
lược)
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ và tóm lược)
 Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (dạng đầy đủ và tóm lược)
- Báo cáo quản trị: tổng hợp về tình hình và kết quả hoạt động của doanh
nghiệp ở từng bộ phận theo định kỳ hàng tháng. Tại doanh nghiệp báo cáo quản trị
chủ yếu cung cấp số liệu cho ban giám đốc. Báo cáo quản trị bao gồm: báo cáo giá
thành, báo cáo nợ, báo cáo tình hình vật liệu…
- Chương trình Kế toán của Công ty phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hệ thống tài khoản áp dụng là hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Nhà
nước.
- Chương trình phần mềm kế toán máy đặc biệt phù hợp với mô hình hạch
toán của các công ty TNHH Điện – Điện tử 3C trên góc độ theo dõi công nợ của

từng khách hàng, nhà thầu theo từng công trình, tập hợp chi phí theo các khoản mục
chi phí, tính giá thành và quyết toán công trình. Sắp xếp định khoản và sổ cái theo
nhiều tiêu thức khác nhau một cách đơn giản, liên kết trực tiếp giữa sổ cái và định
18
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
khoản tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, tìm kiếm số liệu, hiệu chỉnh số liệu.
Các báo cáo tài chính và sổ sách do chương trình in ra đảm bảo mẫu biểu và nội
dung do Bộ Tài chính quy định theo chế độ kế toán hiện hành.
III. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
- Chi phí và giá thành: Với đặc điểm là phục vụ trong doanh nghiệp kinh
doanh, nên đối tượng sản phẩm tại doanh nghiệp cũng đồng thời là đối tượng phân
loại chi phí chính là những đơn đặt hàng sẵn có của khách hàng, những hợp đồng
thầu… Đây là những sản phẩm có giá trị cao, khối lượng công việc lớn. Vì những lý
do đó mà chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo từng
công việc, nghĩa là theo các dự án khác nhau, đây là phương pháp phân loại chi phí
theo các khoản mục chi phí. Mục đích của việc phân loại chi phí này giúp các nhà
quản trị có thể tính được giá thành của từng dự án, hoặc giá thành của việc duy trì
hoạt động của các dự án có thời gian nghiệm thu dài.
Với đặc thù sản phẩm dịch vụ của mình, doanh nghiệp phân chia thành chi phí
trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: nguyên vật liệu
trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy sản xuất, sản xuất chung. Chi phí quản lý doanh
nghiệp bao gồm chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ
dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí cùng các khoản chi
bằng tiền khác là những chi phí gián tiếp. Tiêu thức phân bổ chi phí là tổng sản
lượng hoàn thành trong quý cho mỗi công trình có chi phí cần phân bổ.
Quy trình hạch toán một số khoản mục chi phí chủ yếu
* Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo các khoản mục:
- Vật liệu, vật tư xuất từ kho ra cho các tổ, đội sản xuất, hoặc cũng do các tổ
đội trực tiếp mua về và đưa vào sử dụng ngay, bao gồm: văn phòng phẩm, xăng xe,
vật tư (ti vi, máy tính, máy chiếu, máy in,…). Giá thành của NVL được tính theo

giá thực tế từng lần nhập. Khi tính chi phí NVL chính vào chi phí sản xuất trong kỳ,
nếu có những NVL chính đã xuất dùng cho các tổ, đội, công trình (theo các chứng
từ xuất vật liệu) nhưng chưa sử dụng hết vào sản xuất thì được loại trừ ra khỏi chi
phí sản xuất trong kỳ bằng các bút toán điều chỉnh thích hợp.
- Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào
19
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
quá trình hoạt động tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình, bao gồm: phải
trả cho người lao động thuộc quyền quản lý của Công ty, và lao động thuê ngoài
theo từng loại công việc. Chi phí nhân công trực tiếp nếu tính trả lương theo sản
phẩm hoặc tiền lương trả theo thời gian nhưng có liên hệ trực tiếp với từng đối
tượng (công trình, dự án) tập hợp chi phí cụ thế thì dùng phương pháp tập hợp trực
tiếp. Đối với chi phí nhân công trực tiếp sản xuất trả theo thời gian có liên quan tới
nhiều đối tượng (công trình, dự án) và không hạch toán trực tiếp được thì dùng
phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn được dùng để phân bổ là theo giờ công
thực tế.
- Chi phí sử dụng máy sản xuất: CP liên quan đến hoạt động của máy sản xuất
như: CP vật liệu cho máy hoạt động, CP tiền lương và các khoản phụ cấp lương,
tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, CP bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy
thi công…; CP vật liệu, CP dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy sản xuất. Các chi phí
liên quan tới hoạt động của máy sản xuất được tính vào khoản mục chi phí sử dụng
máy sản xuất
- Chi phí sản xuất chung: các khoản mục bao gồm lương nhân viên quản lý,
tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội sản xuất, các khoản trích theo lương với quy
định hiện hành của Nhà nước; khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội
và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội sản xuất. Chi phí sản xuất
chung được tập hợp theo từng phòng ban và tính phân bổ cho từng công trình, hạng
mục công trình theo phương pháp thích hợp
* Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và đánh giá sản
phẩm dở dang cuối kỳ:

- Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ = CP trực tiếp + CP gián tiếp
Trong đó, CP trực tiếp = CP vật liệu, vật tư + Chi phí nhân công trực tiếp +
Chi phí sử dụng máy sản xuất + Chi phí sản xuất chung được phân bổ
- Đánh giá SPDD cuối kỳ: căn cứ vào phương thức giao nhận giữa khách hàng
và Công ty, có các phương pháp đánh giá SPDD như sau:
+ Trường hợp bàn giao thanh toán khi sản phẩm sản xuất và công trình lắp đặt
hoàn thành toàn bộ, tổng cộng chi phí đó chính là chi phí sản xuất dở dang thực tế.
20
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
+ Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, SPDD là
các giai đoạn (GĐ) thiết kế chưa hoàn thành. Xác định CP SXDD cuối kỳ theo
phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành (Z) dự toán (DT) và mức
độ hoàn thành theo các bước như sau:
- Z DT khối lượng DDCK của từng giai đoạn = (Z DT của từng giai đoạn) x
(Tỷ lệ hoàn thành của từng giai đoạn)
- Hệ số phân bổ CP thực tế cho GĐ DD = (CP thực tế DD ĐK + CP thực tế
trong kỳ)/ (ZDT của KL thiết kế hoàn thành bàn giao trong kỳ + Tổng ZDT KL DD
CK của các giai đoạn)
- CPSX thực tế DDCK của từng GĐ = ZDT KLDD CK của từng GĐ + Hệ số
phân bổ
* Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Là
một bảng tổng hợp số dư đầu và cuối của 1 kỳ kế toán của các loại tài khoản: Tài
sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nguồn vốn gồm nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu. Nó được sử dụng để kiểm tra, đánh giá sự chính xác của việc định
khoản, ghi chép số liệu, và tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn.
Công ty sử dụng loại bảng có kết cấu dọc, với bảng cân đối có kết cấu dọc có
thể dễ dàng so sanh số liệu của cuối kỳ và đầu kỳ, nhưng lại gặp khó khăn trong
việc mở khoản mới.
Chức năng:
- Phần “Tài sản”:

+ Về mặt kinh tế: số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên “Tài sản” thể hiện giá trị tài
sản theo kết cấu hiện có tại Công ty đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào nguồn số
liệu này, trên cơ sở tổng số tài sản và kết cấu tài sản hiện có mà đánh giá một cách
tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của Công ty.
+ Về mặt pháp lý: số liệu của các chỉ tiêu bên “Tài sản” phản ánh toàn bộ số
tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng gắn với mục đích thu được
lợi nhuận trong tương lai.
- Phần “Nguồn vốn”:
+ Về mặt kinh tế: số liệu phần “Nguồn vốn” thể hiện quy mô và thực trạng tài
21
Hoàng Thị Mai Phương Lớp KTK2120
chính của Công ty.
+ Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên “Nguồn vốn” thể hiện trách
nhiệm của Công ty về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với nhà nước về sử dụng
tài sản đã hình thành từ các nguồn vốn khác nhau. Cũng như trách nhiệm phải thanh
toán các khoản nợ với nhà nước, với người lao động, với nhà cung cấp, với khách
hàng …
Dựa vào bảng cân đối kế toán của Công ty (phụ lục 2) ta có thể phân tích một
vài đặc điểm về cơ cấu tài sản nguồn vốn của Công ty như sau:
22
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty:
CHỈ TIÊU 2011 (1) 2010 (2) 2009(3)
BIẾN ĐỘNG
2011 2010
Số tiền (4)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền (5)
Tỷ lệ
(%)

I.TÀI SẢN 26,735,965,170 28,344,790,280 23,641,948,166 (1,608,825,110) -7.1 4,702,842,114 19,9
A. TSNH 21,465,072,938 22,735,819,635 18,579,150,778 (6,954,701,606) 30.6 4,156,668,858
22.3
7
B. TSDH 5,270,892,231 5,608,970,645 5,062,797,388 (338,078,414) -6.03 546,173,257
10,7
9
II. NGUỒN
VỐN
26,735,965,170 28,344,790,280 23,641,948,166 (1,608,825,110) -7.1 4,702,842,114 19,9
A. Nợ phải trả 16,760,719,884 16,771,064,507 13,701,442,291 (10,344,623) -0.06 3,069,622,216 22.4
B. Nguồn vốn
CSH
9,975,245,286 11,573,725,773 9,940,505,874 (1,598,480,487) -13.8 1,633,219,898
16.4
3
Nhận thấy:
Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty trong 3 năm hầu như không có sự
biến động lớn về tương đối (cơ cấu tài sản, nguồn vốn). TSNH của Công ty được tài
trợ từ hai nguồn Nợ phải trả và VCSH. Trong đó ta thấy:
+ TSNH năm 2010 có sự tăng lên tương đối cao so với năm 2009 là > 4.1 tỷ
chiếm 22.37%, cùng với sự tăng lên về TSDH đã nâng Tài sản chung của Công ty
lên trên mức 28 tỷ, với phần tăng tuyệt đối là 4.7 tỷ. Tuy nhiên sang năm 2011, Tài
sản giảm với tỷ lệ 7.1%, do việc doanh nghiệp thực hiện giảm đầu tư chung vào các
khoản mục TSNH và TSDH.
+ Sự tăng, giảm Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng mang
những đặc điểm tương tự như đối với TSNH và TSDH. Xét trong năm 2010, Công
ty đã sử dụng phần lớn nguồn tài trợ từ các khoản vay nợ. Khoản nợ năm 2010 tăng
3 tỷ so với năm 2009 chiếm 22.4%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 1.6
tỷ chiếm 6.43%. Sang năm 2011, Công ty đã giảm mạnh về nguồn vốn chủ sở hữu.

Khoản nợ cũng đã giảm nhưng chỉ giảm 0.06%, rất nhỏ so với việc giảm nguồn vốn
chủ sở hữu là 13.8%. Ta cần xem xét thêm các chỉ số về rủi ro tài chính để đánh giá
sự an toàn của Công ty.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tóm lược
các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời
kỳ nhất định.
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh có thể kiểm tra, phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu hàng
hoá, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và các kết quả kinh doanh sau
một kỳ kế toán.
Xem xét bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty để phân tích
khái quát kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2010, 2011.

×