Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 125 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG








PHẠM VĂN TUẤN



GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH DỊCH VỤ
HẬU CẦN NGHỀ CÁ TRÊN BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ
















Khánh Hòa – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




PHẠM VĂN TUẤN


GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH DỊCH VỤ
HẬU CẦN NGHỀ CÁ TRÊN BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành đào tạo: Kỹ thuật khai thác thủy sản
Mã số: 60620304


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC




TS. Phan Trọng Huyến

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC



TS. Trần Đức Phú ………………………



Khánh Hòa – 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là do quá trình nghiên cứu tài liệu,
thực hiện các chuyến điều tra khảo sát tại Đà Nẵng và các chuyến nghiên cứu thử
nghiệm trên tàu thu mua hải sản, các tàu khai thác hải sản tại Đà Nẵng.
Số liệu được sử dụng trong luận văn là toàn bộ kết quả, khảo sát và thí nghiệm
ở thành phố Đà Nẵng của đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ hậu
cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển Miền Trung”. Số liệu trong luận văn
là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy.
Số liệu trong luận văn được Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Chủ nhiệm đề
tài cấp Bộ nói trên cho phép sử dụng. Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không
trùng lặp với bất cứ luận án bảo vệ học vị nào đã có trước đây.

Tác giả




Phạm Văn Tuấn













ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Phan Trọng Huyến là người trực tiếp
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, chủ nhiệm đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở
vùng biển Miền Trung”, đã cho phép và tạo mọi điều kiện để tôi sử dụng số liệu.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Phi Toàn đã tạo mọi điều kiện cho tôi
hoàn thành bản luận văn này. Xin cảm ơn KS. Phan Văn Vải, ThS. Phan Đăng Liêm,
ThS. Lê Văn Bôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong các chuyến điều tra khảo sát tại Đà
Nẵng. Cảm ơn TS. Nguyễn Long, ThS. Nguyễn Văn Kháng đã góp ý, hướng dẫn để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa sau đại học,

Quý thầy trong Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản đã truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả



Phạm Văn Tuấn












iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮA VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
1.1.1. Tổng quan các công trình NCKH liên quan 3
1.1.2. Giới thiệu một số mô hình đã được thực hiện trên thế giới 4
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 5
1.2.1. Tổng quan các công trình NCKH liên quan 5
1.2.2. Giới thiệu một số mô hình đã được thực hiện trong nước 8
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Nội dung nghiên cứu 12
2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
2.3. Phương pháp nghiên cứu 12
2.3.1 Số liệu sử dụng 12
2.3.2. Phương pháp đánh giá thực trạng hoạt động của các mô hình 13
2.3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các mô hình 14
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
3.1. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản ở Đà Nẵng 16
3.2. Khái quát về các dạng mô hình trong nghề cá hiện nay ở Đà Nẵng 17
3.3. Kết quả điều tra thực trạng về các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở
Đà Nẵng 18
3.3.1. Giới thiệu về các mô hình dịch vụ hậu cần 18
iv
3.3. 2. Thực trạng hoạt động trên biển của các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên
biển ở Đà Nẵng 30
3.3.3. Thực trạng về công tác cứu trợ, cứu nạn cho người và tàu trong mô hình khi
hoạt động trên biển 67
3.3.4. Thực trạng về công tác an ninh, an toàn hàng hải cho tàu con trong mô hình69
3.4. Phân tích, đánh giá thực trạng các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở
Đà Nẵng 70
3.4.1. Phân tích, đánh giá thực trạng của mô hình thứ nhất 70
3.4.2. Phân tích, đánh giá thực trạng của mô hình thứ hai 72

3.4.3. Phân tích, đánh giá thực trạng của mô hình thứ ba 73
3.4.4. Phân tích, đánh giá thực trạng của mô hình thứ tư 75
3.4. 5. Đánh giá về hiệu quả công tác cứu trợ, cứu nạn cho tàu và người trên biển
trong các mô hình 76
3.4. 6. Đánh giá về hiệu quả đảm bảo công tác an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo
của các mô hình 76
3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên
biển ở Đà Nẵng 77
3.5.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức của mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển 77
3.5.2. Giải pháp về nghề khai thác của các tàu con trong mô hình 79
3.5.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm. 80
3.5.4. Giải pháp về quy chế hoạt động của các tàu trong mô hình. 81
3.5.5. Giải pháp về cứu trợ, cựu nạn cho các tàu trong mô hình 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1. Kết luận 86
2. Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 90



v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt Chú thích
1 B Chiều rộng
2 CP Chi phí trung bình
3 CPUE Năng suất khai thác

4 CV Công suất
5 D

Chuẩn số Denier
6 DL Doanh lợi
7 DT Doanh thu trung bình
8 DVHC Dịch vụ hậu cần
9 HĐ Hoạt động
10 HTX Hợp tác xã
11 KS Khảo sát
12 KT Khai thác
13 KT&BVNL Khai thác và bảo vệ nguồn lợi
14 L Chiều dài
15 LĐ Lao động
16 LN Lợi nhuận
17 MH Mô hình
18 NT Ngư trường
19 NVL Nguyên vật liệu
20 SL Sản lượng
21 SP Sản phẩm
22 T Chiều cao
23 TB Trung bình
24 TC Tàu con
25 TM Tàu mẹ
26 TN Thu nhập






vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thông số cơ các của một số tàu cá công nghiệp 3
Bảng 1.2: Số lượng tàu và số ngày trong một chu kỳ khai thác của các mô hình tổ chức
sản xuất. 7
Bảng 2.1. Số mẫu điều tra mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Đà Nẵng 13
Bảng 3.1: Cơ cấu tàu thuyền TP. Đà Nẵng phân theo nghề và nhóm công suất 16
Bảng 3.2: Thông tin về chủ tàu mẹ trong mô hình thứ nhất 19
Bảng 3.3: Thông tin về các chủ tàu con trong mô hình thứ nhất 20
Bảng 3.4: Thông số cơ bản của các tàu con trong mô hình thứ nhất 20
Bảng 3.5: Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư cụ và đầu tư sản xuất của các tàu
con trong mô hình thứ nhất 21
Bảng 3.6: Thông tin về chủ tàu mẹ trong mô hình thứ hai 22
Bảng 3.7: Thông tin về các chủ tàu con trong mô hình thứ hai 22
Bảng 3.8: Thông số cơ bản của các tàu con trong mô hình thứ hai 23
Bảng 3.9: Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư cụ và đầu tư sản xuất của các tàu
con trong mô hình thứ hai 23
Bảng 3.10: Thông tin về chủ tàu tàu mẹ trong mô hình thứ ba 24
Bảng 3.11: Thông tin về các chủ tàu con trong mô hình thứ ba 25
Bảng 3.12: Thông số cơ bản của các tàu con trong mô hình thứ ba 25
Bảng 3.13: Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư cụ và đầu tư sản xuất của các
tàu con trong mô hình thứ ba 26
Bảng 3.14: Thông tin về các chủ tàu tàu mẹ trong mô hình thứ tư 27
Bảng 3.15: Thông tin về các chủ tàu con trong mô hình thứ tư 28
Bảng 3.16: Thông số cơ bản của các tàu con trong mô hình thứ tư 28
Bảng 3.17: Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư cụ và đầu tư sản xuất của các
tàu con trong mô hình thứ tư 28
Bảng 3.18: Thông số cơ bản vàng lưới vây của tàu con trong mô hình thứ nhất 31
vii
Bảng 3.19 : Thông số cơ bản vàng lưới rê của tàu con trong mô hình thứ nhất 31

Bảng 3.20: Năng suất khai thác của các tàu con trong mô hình thứ nhất 34
Bảng 3.21: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận các tàu trước khi tham gia mô hình thứ nhất36
Bảng 3.22: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận tàu con trong khi tham gia mô hình thứ nhất37
Bảng 3.23: Sản lượng thu mua chuyến biển của tàu mẹ trong mô hình thứ nhất 38
Bảng 3.24: Nguyên vật liệu cung ứng trong chuyến biển cho tàu con mô hình thứ nhất39
Bảng 3.25: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận chuyến biển tàu mẹ trong mô hình thứ nhất 41
Bảng 3.26: Thông số cơ bản vàng lưới vây của tàu con trong mô hình thứ hai 42
Bảng 3.27: Thông số cơ bản vàng lưới rê của tàu con trong mô hình thứ hai 42
Bảng 3.28: Năng suất khai thác của các tàu con trong mô hình thứ hai 43
Bảng 3.29: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận các tàu trước khi tham gia mô hình thứ hai 44
Bảng 3.30: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận tàu con trong khi tham gia mô hình thứ hai 45
Bảng 3.31: Sản lượng thu mua chuyến biển của tàu mẹ trong mô hình thứ hai 46
Bảng 3.32: Nguyên vật liệu cung ứng trong chuyến biển cho tàu con mô hình thứ hai47
Bảng 3.33: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận chuyến biển tàu mẹ trong mô hình thứ hai . 49
Bảng 3.34: Thông số cơ bản vàng lưới chụp mực của tàu con trong mô hình thứ ba 50
Bảng 3.35: Thông số cơ bản vàng lưới vây của tàu con trong mô hình thứ ba 50
Bảng 3.36: Năng suất khai thác các tàu con trước khi tham gia mô hình thứ ba 52
Bảng 3.37: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận các tàu trước khi tham gia mô hình thứ ba . 54
Bảng 3.38: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận tàu con trong khi tham gia mô hình thứ ba . 55
Bảng 3.39: Sản lượng thu mua chuyến biển của tàu mẹ trong mô hình thứ ba 56
Bảng 3.40: Nguyên vật liệu cung ứng trong chuyến biển cho tàu con mô hình thứ ba 57
Bảng 3.41: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận chuyến biển tàu mẹ trong mô hình thứ ba 59
Bảng 3.42: Thông số cơ bản vàng lưới chụp mực của tàu con trong mô hình thứ tư 60
Bảng 3.43: Thông số cơ bản vàng lưới vây của tàu con trong mô hình thứ tư 60
Bảng 3.44: Năng suất khai thác của các tàu con trong mô hình thứ tư 61
viii
Bảng 3.45: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận các tàu trước khi tham gia mô hình thứ tư 62
Bảng 3.46: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận tàu con trong khi tham gia mô hình thứ tư . 63
Bảng 3.47: Sản lượng thu mua chuyến biển của tàu mẹ trong mô hình thứ tư 64
Bảng 3.48: Nguyên vật liệu cung ứng trong chuyến biển cho tàu con mô hình thứ tư 65

Bảng 3.49: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận chuyến biển tàu mẹ trong mô hình thứ tư 67
Bảng 3.50: Các thông tin về sự cố của các tàu trước khi tham gia mô hình 67
Bảng 3.51: Các thông tin về sự cố của các tàu trong khi tham gia mô hình 68
Bảng 3.52: Thông tin về thực trạng an ninh, an toàn hàng hải của tàu con trước khi
tham gia mô hình 69
Bảng 3.53: Thông tin về thực trạng an ninh, an toàn hàng hải của tàu con trong khi
tham gia mô hình 70



ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 12
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình hoạt động của tàu mẹ 29
Hình 3.2: Sơ đồ qui trình sản xuất của tàu con khai thác đơn lẻ 32
Hình 3.3: Sơ đồ qui trình sản xuất của tàu con khi tham gia mô hình 32
Hình 3.4: Năng suất khai thác của các tàu con trong mô hình thứ nhất 34
Hình 3.5: Lợi nhuận chuyến biển của các tàu con trong mô hình thứ nhất 37
Hình 3.6: Năng suất khai thác của các tàu con trong mô hình thứ hai 43
Hình 3.7: Lợi nhuận chuyến biển của các tàu con trong mô hình thứ hai 45
Hình 3.8: Năng suất khai thác của các tàu con trong mô hình thứ ba 52
Hình 3.9: Lợi nhuận chuyến biển của các tàu con trong mô hình thứ ba 55
Hình 3.10: Năng suất khai thác của các tàu con trong mô hình thứ tư 61
Hình 3.11: Lợi nhuận chuyến biển của các tàu con trong mô hình thứ tư 63
Hình 3.12: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của mô hình tàu mẹ - tàu con 78











1
MỞ ĐẦU
Đà Nẵng là một trong những tỉnh có đội tàu cá phát triển ở khu vực Miền Trung
nước ta, tính đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 1329 chiếc, trong đó đội tàu có công suất
máy chính trên 90cv khai thác ở vùng biển xa bờ chiếm 11,7% (Chi cục KT & BVNL
Đà Nẵng). Hiện nay nghề khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng đang gặp phải nhiều khó
khăn về trình độ công nghệ và ngư trường đánh bắt. Việc tổ chức khai thác và bao tiêu
sảm phẩm chưa gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động nên hiệu quả sản xuất chưa
cao. Đây là vấn đề bức xúc đối với các nhà khoa học, các nhà quản lý và hoạch định
chính sách phát triển ngành.
Mặt khác, những biến động về thị trường, giá cả nhiên liệu trong thời gian vừa
qua đã tác động không nhỏ đến đội tàu, đẩy chi phí đầu vào lên cao, trong khi đó sản
phẩm bán ra giá lại không tăng. Ngoài ra, an ninh và thời tiết trên các vùng biển trong
những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, thất thường, tai nạn trên biển xảy ra
nhiều gây những thiệt hại khá nặng nề, trong khi trang thiết bị an toàn trên các tàu
đánh bắt xa bờ lại lạc hậu, ảnh hưởng nhiều việc đi biển dài ngày [3].
Đứng trước tình hình đó ngư dân ở một số địa phương đã hợp tác với nhau để
thành lập các tổ (đội) khai thác, với mục đích là tăng hiệu quả khai thác, giảm thiểu rủi
ro, hỗ trợ nhau trong tìm kiếm ngư trường, giảm chi phí sản xuất khi giá xăng dầu gia
tăng, từng bước ổn định tổ chức sản xuất trên biển để phát triển khai thác có hiệu quả,
bền vững, an toàn và bảo vệ nguồn lợi. Việc thành lập các tổ đội khai thác một cách tự
phát là những bước đi đầu tiên cho sự hình thành các mô hình dịch vụ hậu cần trên
biển nhằm giải quyết những khó khăn nói trên.
Ở Đà nẵng hiện nay có các loại mô hình dịch vụ hậu cần như: mô hình tàu mẹ -
tàu con (tàu thu mua hải sản và các tàu khai thác, dịch vụ hậu cần trên biển), mô hình

truyền thống (các tàu khai thác đơn lẻ và các tổ/đội, dịch vụ hậu cần tại bờ) với các
loại nghề khai thác xa bờ như: chụp mực, lưới rê, lưới vây, Trong thời gian qua các
mô hình dịch vụ hậu cần này đã từng bước thu được những kết quả nhất định. Tuy
nhiên, hiện nay do nguồn lợi suy giảm, giá trị sản phẩm giảm, chi phí sản xuất tăng,
rủi ro khi hoạt động nhiều, nên các loại mô hình dịch vụ hậu cần của các nghề như
trên đã bộc lộ khá nhiều hạn chế như: hiệu quả kinh tế, xã hội của các mô hình chưa
cao; số lượng tàu trong một mô hình không phù hợp; qui trình hoạt động, phương thức
vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm sau khai thác chưa đồng bộ và chưa phù hợp; một số
2
mô hình còn thu mua theo hình thức chọn lọc đối tượng; hình thức liên kết trong các
mô hình hiện nay ở Đà Nẵng chưa bền vững; cơ cấu tổ chức của các mô hình hiện nay
chưa chặt chẽ và thiếu tính khoa học; an toàn cho người và tàu khi hoạt động trên biển
chưa được quan tâm đúng mức; vấn đề an ninh, trật tự trên biển cũng là thách thức lớn
đối với nghề cá biển Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Vì vậy, từ những phân tích đánh giá các mặt được và mặt còn tồn tại, hạn chế
của các mô hình hiện có để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
của các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Đà Nẵng là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ các vấn đề trên cần thiết phải thực hiện đề tài “Giải pháp nâng
cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thành phố Đà Nẵng”.
Mục tiêu của đề tài là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu
cần nghề cá trên biển tại Đà Nẵng.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đưa ra những biện pháp khắc phục khó khăn tồn tại cho các mô hình dịch vụ
hậu cần nghề cá trên biển tại Đà Nẵng.
- Tạo điều kiện cho việc quản lý tốt các đội tàu khai thác hải sản xa bờ. Nâng cao
hiệu quả kinh tế cho nghề khai thác xa bờ.
MỤC TIÊU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
- Làm rõ những ưu điểm, nhược điểm về mặt hoạt động của các mô hình dịch
vụ hậu cần nghề cá trên biển tại Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên

biển tại Đà Nẵng.








3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Tổng quan các công trình NCKH liên quan
Nghiên cứu về các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển hiện nay chưa
được các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, chưa có các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về các mô hình dịch vụ hậu cần trên biển.
Các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển được hình thành xuất phát từ yêu cầu
thực tế của hoạt động khai thác thủy sản. Cùng với sự phát triển của nghề khai thác
thủy sản các mô hình dịch vụ hậu trên biển này cũng phát triển và hoàn thiện về nhiều
mặc [15],[16].
Các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá của các nước trong khu vực và trên thế
giới đã hình thành và phát triển mạnh ở cả qui mô lẫn phạm vi hoạt động, các tàu này
hoạt động dưới nhiều hình thức và qui mô khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay hình thức tổ
chức sản xuất của các đội tàu trên thế giới vẫn tồn tại dưới 2 dạng mô hình chính như
sau: Mô hình công nghiệp (tàu lớn) và mô hình hợp tác xã hoặc tổ đội (tàu qui mô
nhỏ).
Mô hình công nghiệp được áp dụng cho các tàu cá công nghiệp. Các tàu này tự
đánh bắt, tự chế biến và bảo quản luôn trên tàu. Khi nào đủ sản lượng cần thiết thì mới
vận chuyển sản phẩm về bờ và bán cá ở các cảng theo hình thức bán đấu giá. Các
thông số cơ bản của các tàu cá công nghiệp:

Bảng 1.1: Thông số cơ các của một số tàu cá công nghiệp
TT

Tên tàu
Chiều dài
lớn nhất
(m)
Công suất
tàu (CV)
Trọng tải
tàu (tấn)
Nghề khai
thác
1 ORDINAT 112 8700 832 Lưới kéo
2 Amaltal Columbia 64 3340 350 Lưới kéo
3 SOLOMON RUBY 108 7600 718 Lưới vây
Nguồn: ( FAO, 2004)
Mô hình hợp tác xã/tổ đội được áp dụng cho tàu cá qui mô nhỏ. Ngư dân vào
Hợp tác xã/Tổ đội nhưng tài sản, tàu thuyền, ngư cụ, thuộc quyền sở riêng. Hợp tác
xã/tổ đội có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các dịch vụ hậu cần cho ngư dân
(do ngư dân yêu cầu). Việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nhiên liệu, lương thực, nước
ngọt cho các tàu khai thác có thể do các tàu trong tổ tự đảm nhiệm hoặc do các tàu thu
mua cỡ lớn thực hiện.( FAO, 2004).
4
1.1.2. Giới thiệu một số mô hình đã được thực hiện trên thế giới
Các hình thức tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm khai thác tại một số nước trên
thế giới và khu vực được hình thành dựa trên nguyên tắc hợp tác. Một số mô hình của
các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Philipin: Mô hình dịch vụ hậu cần của nghề câu tay ở đây hoạt động theo hình
thức tàu mẹ - tàu con (mô hình 1 tàu lớn chở theo nhiều tàu nhỏ). Mô hình này phát

triển khá mạnh ở thành phố General Santos. Số lượng tàu câu tay khoảng 4.000 chiếc,
với trọng tải lớn hơn 18 tấn. Thời gian chuyến biển khoảng 20 - 25 ngày [1],[2]. Ngư
trường khai thác của các tàu lớn làm nghề câu tay quanh chà là vùng biển Indonesia,
Papua New Guinea, Phương pháp khai thác của mô hình này như sau: Tàu mẹ chở
theo 4 - 6 tàu con tới điểm thả chà, sau đó sẽ thả 1 tàu con xuống tiến hành câu thử
quanh chà, nếu cá ăn câu thì sẽ tiến hành thả các tàu con còn lại xuống câu và câu trên
tàu. Trong trường hợp cá không ăn câu thì thuyền trưởng tàu mẹ sẽ thu các tàu con lên
tàu mẹ và chạy tới cây chà khác để câu. Hình thức ăn chia như sau: 10% tổng lợi
nhuận để bảo dưỡng vỏ tàu, máy móc; số còn lại chia làm 4 phần: Ba phần dành cho
chủ tàu và một phần dành cho thuỷ thủ. (N. Barut & E. Garvilles, 2004. Philippines
Fishery Report)
- Thái Lan: Các tàu ở đây hoạt động theo mô hình như sau: Đội tàu khai thác
thủy sản sẽ bán sản phẩm cho tàu thu mua và ngược lại tàu thu mua sẽ cung cấp nhiên
liệu, lương thực thực phẩm cho các tàu khai thác. Tàu thu mua sẽ mua sản phẩm của
tất cả các tàu đánh bắt ở gần khu vực mà tàu này hoạt động. Tàu thu mua thường có
chiều dài từ 30 - 50m và được đầu tư hệ thống bảo quản sản phẩm rất hiện đại, để đảm
bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn. Như vậy, ở Thái Lan các mô hình dịch
vụ hậu cần chủ yếu là do ngư dân tự thành lập, liên kết lại với nhau, Chính Phủ chỉ
quản lý bằng cách cấp giấy phép hoạt động [18].
- Đài Loan: Mô hình dịch vụ hậu cần của đội tàu câu vàng cá ngừ của Đài Loan
hoạt động ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Các Đội tàu hoạt động ở
vùng nhiệt đới được tổ chức dưới hình thức tàu mẹ - tàu con, các tàu khai thác sẽ
chuyển sản phẩm cho tàu mẹ và nhận nhiên liệu, vật tư từ tàu mẹ để tiệp tục đánh bắt,
cứ khoảng 10 - 15 ngày thì tàu mẹ vận chuyển sản phẩm về bờ một lần và lấy nhiên
liệu, vật tư ra cho các tàu con. Đối với đội tàu hoạt động khai thác ở vùng cận nhiệt
đới và ôn đới thường đánh bắt theo hình thức đơn lẻ, các tàu này thường tự đánh bắt và
5
vận chuyển sản phẩm vào các cảng cá gần nhất để bán theo hình thức đấu giá và sau
đó lấy nhiên liệu, vật tư, để tiếp tục chuyến biển khác. Những tàu này thường đi vào
các cảng cá mỗi năm từ 2 - 3 lần để bán sản phẩm và lấy nhiên liệu, vật tư.

- Ở các nước EU, Ghana, Senegal, Nga, đội tàu câu cá ngừ hoạt động theo
mô hình tổ đội (tàu mẹ - tàu con). Tàu mẹ cung cấp lương thực, thực phẩm, nhiên
liệu, cho đội tàu con (khoảng 5 - 6 tàu), sau đó tàu mẹ vận chuyển sản phẩm về bờ.
Đội tàu con thường hoạt động liên tục và rất ít khi về bờ (khoảng 1 năm mới về bờ 1
lần) [17].
- Tại Nhật Bản: Ngoài mô hình dịch vụ hậu cần theo kiểu Công nghiệp, Nhật
Bản đã xây dựng mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, với việc xây dựng Hợp
tác xã có đặc điểm chính như sau:
+ Tất cả ngư dân, chủ tàu đều có thể tham gia Hợp tác xã.
+ Tài sản, tàu thuyền vẫn thuộc sở hữu riêng.
+ Hợp tác xã chỉ làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho xã viên, dịch vụ cầu cảng,
kho lạnh, hậu cần, Các xã viên chỉ phải trả một phần chi phí nhất định tuỳ theo các
dịch vụ mà họ yêu cầu Hợp tác xã đáp ứng. Việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ
hậu cần được tổ chức minh bạch, rõ ràng theo hình thức bán đấu giá ở các chợ cá. Ở
Nhật Bản nếu ngư dân không vào hợp tác xã thì sẽ không bán được cá. Vì vậy, 100%
ngư dân Nhật là xã viên hợp tác xã (Thanyalak, 2012).
- Malaysia: Chính phủ nước này đã xây dựng mô hình quản lý nghề cá dựa vào
cộng đồng cho các tàu khai thác hải sản (mô hình hợp tác xã). Sản phẩm sau khi khai
thác ngư dân sẽ giao cho hợp tác xã để bán. Hợp tác xã sẽ bán theo hình thức đấu giá ở
các cảng cá.
Như vậy, ở các nước trên thế giới và trong khu vực hiện nay tồn tại chủ yếu 2 mô
hình chính, mô hình công nghiệp và mô hình hợp tác xã/tổ đội. Tuy nhiên, tùy thuộc
vào điều kiện nghề cá của mỗi nước để lựa chọn và đưa ra được mô hình hiệu quả
nhất.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Tổng quan các công trình NCKH liên quan
- Từ năm 2000-2002, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước
“Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp
phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam”. Đề tài đã sơ bộ đánh giá được hiệu quả
6

hoạt động của các mô hình tổ chức khai thác thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước, các
hợp tác xã và tư nhân. Các mô hình này thành lập chủ yếu nhằm mục đích vay được
vốn ưu đãi của Nhà nước nên hầu hết các mô hình hoạt động đều không có hiệu quả
cao, ngoại trừ một số mô hình tổ khai thác của các hộ tư nhân. Tuy nhiên, các tàu này
mới chỉ dừng ở việc hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, tìm kiếm cứu nạn và dò tìm
ngư trường,… việc chú trọng đầu tư về mặt con người và đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào áp dụng, chưa xây dựng được cơ chế hoạt động quản lý chung cho các mô
hình.
- Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác
hải sản ven bờ Việt Nam” do Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III tiến hành và
thời gian thực hiện trong 3 năm từ 2007 đến 2009. Nội dung nghiên cứu là: điều tra cơ
cấu đội tàu, cơ cấu nghề nghiệp và hiệu quả kinh tế của các loại nghề khai thác hải sản
ven bờ và tình hình nuôi trồng thủy sản; xây dựng mô hình quản lý thủy sản đồng quản
lý; đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững nghề khai thác hải sản ven bờ. Như
vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài nói trên chỉ thực hiện trong một phạm vi hẹp (vùng
biển ven bờ) và các giải pháp được đề xuất dựa trên các kết quả điều tra đội tàu và
nghề nghiệp, hiệu quả kinh tế của các nghề khai thác hải sản, tình hình nuôi trồng thủy
sản và xây dựng mô hình quản lý thủy sản đồng quản lý.
- Đề tài “Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ
đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ” do Viện Nghiên cứu Hải sản
thực hiện từ năm 2005 đến 2006. Đề tài đã đề xuất được mô hình tổ chức khai thác
nghề câu vàng cá ngừ đại dương. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: mỗi mô hình
sẽ gồm 10 tàu công suất máy từ 60 - 150cv hoặc 150 - 350cv Trong khoảng thời gian
không quá 7 ngày, các tàu sẽ luân phiên chở cá về bờ tiêu thụ và cung ứng lại nhiên
liệu, thực phẩm để các tàu còn lại có thể bám biển dài ngày, giảm chi phí đi lại.
Ngoài ra đề tài cũng đã đề xuất được mô hình khai thác kiêm nghề câu vàng với lưới
chụp mực. Tuy nhiên, việc đề xuất này chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết, chưa có điều kiện
kiểm chứng trong thực tế nên việc nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng là rất cần
thiết.
- Năm 2006 - 2007, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quốc gia đã thực

hiện đề tài “Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ”. Đề tài đã đánh giá
được trình độ công nghệ khai thác của một số nghề chính khai thác ở vùng biển xa bờ.
7
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đưa ra kết luận về mô hình tổ đội khai thác như sau:
Phương thức tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác và liên kết trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn
nhau trong quá trình khai thác trên biển đã và đang được ngư dân ở nhiều địa phương
áp dụng. Tuy nhiên, do được hình thành tự phát nên hình thức này vẫn chưa thực sự
phát huy được hiệu quả cao, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá còn nhiều thiếu thốn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu của thực tế, điều kiện tiếp nhận thông tin khoa học, tiến bộ kỹ
thuật, thị trường của ngư dân còn nhiều hạn chế.
- Năm 2008 - 2010, Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ
sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải
sản” Nghiên cứu về nội dung mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá, đề tài đã xác định
được cơ sở khoa học để đề xuất mô hình tổ chức sản xuất cho các đội tàu khai thác hải
sản ở vùng biển ven bờ, vùng lộng và vùng khơi, từ đó đề tài đã đề xuất được các mô
hình tổ, đội cho từng đội tàu khai thác ở các vùng biển khác nhau. Cụ thể như sau:
Đề tài đã xây dựng mô hình tổ chức sản xuất cho nghề lưới kéo đôi, nghề lưới
kéo đơn, nghề lưới rê tầng mặt, nghề lưới rê tầng đáy, nghề lưới vây, nghề câu nổi,
nghề câu đáy và nghề chụp mực, tập trung ở 3 nhóm công suất sau:
+ Mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ hậu cần cho các đội tàu công suất 50 -
89cv khai thác ở vùng (tuyến) lộng.
+ Mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ hậu cần cho các đội tàu công suất 90 -
249cv khai thác ở vùng (tuyến) khơi.
+ Mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ hậu cần cho các đội tàu công suất ≥
250cv khai thác ở vùng (tuyến) khơi.
Bảng 1.2: Số lượng tàu và số ngày trong một chu kỳ khai thác của các mô hình tổ chức
sản xuất.
Nhóm công suất
(cv)
Số tàu trong một

mô hình (tàu)
Số ngày trong một
chu kỳ (ngày)
50 - <90 5 - 10 5 - 8
90-<250 3 - 13 5 - 10
≥250 3 - 14 4 - 8
Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ mới dừng lại ở việc tính toán xây dựng mô hình tổ
chức sản xuất dựa vào nguồn số liệu phụ thuộc nghề cá mà chưa có điều kiện để kiểm
chứng hiệu quả hoạt động trong thực tế của các mô hình đề xuất.
8
- Năm 2010, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 thực hiện đề tài “Đánh giá
thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng thủy sản sau thu hoạch của tàu
khai thác xa bờ”. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy công nghệ bảo quản cá trên
tàu xa bờ của nước ta vẫn còn lạc hậu. Mặc dù, trong những năm gần đây đã có nhiều
cải tiến trong công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Nhưng, chở ngại lớn nhất
hiện nay là việc phân phối sản phẩm sau thu hoạch phụ thuộc hoàn toàn vào nậu vựa
nên dù có đầu tư công nghệ bảo quản mới để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng
thì giá bán sản phẩm cũng không cao hơn sản phẩm thông thường. Chính vì vậy, việc
xây dựng được mô hình dịch vụ hậu cần hợp lý cùng với việc hỗ trợ đổi mới công
nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch sẽ thúc đẩy nghề khai thác hải sản xa bờ nước
ta phát triển bền vững.
Như vậy, từ năm 2000 trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình
tổ đội sản xuất trên biển, các công trình nghiên cứu đều chủ yếu tập trung nghiên cứu
theo 2 hướng: đánh giá hiện trạng hoạt động của các mô hình tổ đội khai thác hải sản;
nghiên cứu xây dựng mô hình tổ đội sản xuất trên biển. Ở hướng nghiên cứu thứ 2, các
công trình nghiên cứu đã tính toán được số lượng tàu và chu kỳ hoạt động của tàu
trong tổ đội khai thác, đã xây dựng được dự thảo tổ chức hoạt động cho các mô hình
dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí cụ thể. Ngoài việc hỗ trợ nhau khai thác các tàu còn
luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ hậu cần nghề cá trên biển như: thay phiên nhau
chở sản phẩm về bờ tiêu thụ, cung cấp nhiên liệu và các trang thiết bị cần thiết phục vụ

quá trình khai thác.Tuy nhiên, việc nghiên cứu để xuất xây dựng mô hình tổ đội sản
xuất trên biển của hầu hết các đề tài trước đây chủ yếu xây dựng cho mô hình thay
phiên nhau vận chuyển sản phẩm và cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu dựa trên cơ
sở lý thuyết. Vì vậy, việc xác định các mô hình này có hiệu quả hay không vẫn chưa
được kiểm chứng qua thực tế sản xuất.
1.2.2. Giới thiệu một số mô hình đã được thực hiện trong nước
+ Mô hình Công ty Lâm Sản Bến Tre: Đội tàu nghề lưới vây (9 tàu) của công ty
hoạt động theo hình thức thay phiên nhau vận chuyển sản phẩm về bờ và sau đó lấy
nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, ra cho các tàu khác trong đội. Thời kỳ đầu, mô
hình này hoạt động rất hiệu quả và nổi lên như một mô hình mẫu cho các địa phương
tham khảo ứng dụng vào nghề cá. Tuy nhiên, sau một thời gian thành công, hiệu quả
9
từ các hoạt động khai thác ngày một đi xuống dẫn đến công ty phải giải tán do làm ăn
thua lỗ.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc phá sản của công ty gồm:
- Phương thức quản lý không chặt chẽ và phù hợp với thực tế sản xuất, việc
quản lý trong thời gian vận chuyển sản phẩm về bờ không tốt đã dẫn đến việc thất
thoát sản lượng khai thác và làm giảm hiệu quả kinh tế.
- Chưa gắn kết được quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với sản phẩm
tạo ra dẫn đến tình trạng “mạnh ai người ấy làm” đã làm cho hiệu quả hoạt động của
các công ty ngày càng đi xuống và dẫn đến phá sản [3].
+ Hợp tác xã (HTX) Thống Nhất của TP Nha Trang: Hoạt động theo phương
thức sau: nguồn vốn của HTX được huy động từ các cổ đông, với tiêu chí vừa góp vốn
để được chia lợi nhuận vừa có việc làm ổn định trong HTX. Hợp tác xã này hoạt động
trên nhiều lĩnh vực từ khai thác đến đóng mới và sửa chữa tàu thuyền cũng như cung
ứng dịch vụ hậu cần và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sau khai thác. Điểm đặc biệt của HTX
là mọi hoạt động đều được thực hiện theo cơ chế khoán theo định mức, lao động được
hưởng lợi khi thực hiện vượt định mức. Nhờ đó kích thích lao động tích cực sản xuất.
Trong HTX có đội tàu nghề lưới đăng, kể từ khi được chuyển sang cơ chế khoán sản
phẩm, hiệu quả của đội tàu luôn ổn định ở mức khá cao. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ

chế khoán sản phẩm chỉ áp dụng thích hợp cho các tàu khai thác thuộc các HTX và đối
với những loại nghề khai thác có hiệu quả ổn định, ít phụ thuộc các tác động khách
quan từ bên ngoài, mà không thể áp dụng được cho tất cả các loại nghề.
+ Đội tàu của 2 ngư đội Trường Sa (Đây là mô hình ra đời từ sự liên kết giữa
Công ty TNHH một thành viên 128, ngư dân và Công ty TNHH Hải Vương): Mô hình
này hoạt động theo hình thức tàu mẹ - tàu con. Quy mô của mô hình này gồm 8 tàu
của ngư dân khai thác xa bờ làm tàu con, 2 tàu mẹ. Tàu mẹ có nhiệm vụ
cung cấp dầu, nước đá, nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế, đồng thời tiêu thụ cá cho tàu
con với giá bằng giá hiện hành trên đất liền nếu có nhu cầu bán. Hai ngư đội đều được
hỗ trợ trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy liên lạc ICOM, máy
dò cá, vàng câu, lưới chuyên dụng để khai thác cá ngừ đại dương, bám biển 9 - 10
tháng/năm. Đến nay, 8 tàu con đã bán được chuyến hàng đầu tiên thành công, mỗi tàu
thu lãi trên 40 triệu đồng. Mô hình “tàu mẹ - tàu con” được xem là giải pháp tốt nhất
cho ngư dân khi chi phí hoạt động khai thác ngày càng tăng. Ngoài ra, mô
10
hình cũng có tác dụng tích cực loại trừ nạn sử dụng chloramphenicol trong bảo quản
như khi ngư dân hoạt động đơn lẻ, do sản phẩm luôn có thể chuyển nhanh về bờ. Tuy
nhiên, để mô hình này đạt hiệu quả và bền vững thì cần đưa ra được cơ chế, chính
sách, cơ cấu tổ chức phù hợp rõ ràng, đảm bảo được quyền lợi cho cả 2 bên [10].
+ Các tập đoàn khai thác cá ngừ đại dương ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ
Chí Minh: Đặc điểm của nghề khai thác cá ngừ đại dương là thường khai thác ở vùng
khơi xa, di chuyển ngư trường trong phạm vi rộng. Do đó, để giảm chi phí nhằm đảm
bảo hiệu quả khai thác, các Công ty khai thác cá ngừ ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ
Chí Minh đã đầu tư nhiều tàu để thành lập các tập đoàn khai thác cá ngừ đại dương
như Mạnh Hà, Việt Tân, Đại Dương, Tân Biển Đông v.v mỗi đoàn có từ 7 - 14 tàu do
Đoàn trưởng chỉ huy điều hành sản xuất. Các tàu trong đoàn thường liên hệ chặt chẽ
với nhau trong sản xuất. Để kích thích sản xuất các Công ty thường khoán chia lương
dựa trên sản lượng khai thác, ngoài ra còn trích thưởng thêm cho thuyền viên dựa trên
lợi nhuận hàng năm. Ngoài việc chia sẻ thông tin ngư trường trên biển, cung cấp
nguyên - nhiên liệu và vận chuyển sản phẩm về bờ, các tàu trong tổ còn hỗ trợ đắc lực

cho nhau khi có sự cố về tàu thuyền và ngư cụ cũng như việc bảo vệ nhau trên biển
trong khai thác xa bờ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sản lượng khai thác
giảm, chi phí sản xuất tăng cao, việc quản lý đội tàu chưa phù hợp, đã làm cho một
số công ty làm ăn kém hiệu quả và phải phá sản.
+ Mô hình tàu dịch vụ chuyên thu mua hải sản trên biển:
Mô hình này được một số ngư dân, doanh nghiệp tại Phú Quý - Bình Thuận và
Phú Yên triển khai thực hiện thành công. Hình thức thành lập của ngư dân là tự phát
do yêu cầu từ thực tế sản xuất. Tàu thu mua được trang bị hầm cấp đông, thu mua sản
phẩm và sơ chế ngay trên biển. Hình thức hoạt động của mô hình dịch vụ hậu cần này
như sau: Sản phẩm sau khi khai thác được các đội tàu này thu mua, chế biến ngay trên
tàu và đưa xuống hầm cấp đông để bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và được đưa về bờ
trong thời gian ngắn nhất, sau khi tàu thu mua đủ số lượng sản phẩm. Các sản phẩm
khi đưa về bờ được bán cho các cơ sở thu mua ở tại đảo hoặc các công ty chuyên xuất
khẩu thủy sản để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Việc
mua bán này đều do tự nguyện của hai bên và giá sản phẩm thường được thu mua
bằng hoặc thấp hơn không nhiều so với giá trên bờ. Ngoài ra, các đội tàu này còn cung
cấp nhiên liệu (dầu, nhớt), nước đá, lượng thực, thực phẩm, cho các tàu hoạt động
11
khi thác trên biển, giúp cho ngư dân bám biển dài ngày, tăng hiệu quả hoạt động cho
mỗi chuyến biển [11].
Như vậy, mô hình tàu dịch vụ thu mua sản phẩm và cung cấp nhiên liệu trên
biển đã giúp cho ngư dân tăng thời gian bám biển, giảm chi phí, tăng thu nhập, tăng
chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn một số hạn chế đó là: chưa có
cơ chế, chính sách ràng buộc trong quá trình cung ứng dịch vụ hậu cần nên tình trạng
cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ tàu thu mua với nhau vẫn xây ra thường
xuyên; ngư dân vẫn bán sản phẩm theo kiểu tàu nào thu mua cao thì bán, tình trạng ép
giá thu mua và tăng giá nguyên vật liệu vẫn xẩy ra, dẫn đến mức độ ổn định, bền
vững của mô hình là chưa cao. Bên cạnh đó, hiện tại các đội tàu thu mua này mới chỉ
chú trọng đến các sản phẩm theo đơn đặt hàng cũng như các sản phẩm xuất khẩu mà
chưa chú trọng đến các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Vì vậy nó vẫn chưa phát huy được

hết các thế mạnh của mô hình cũng như chưa thể giúp cho ngư dân có thể tăng thời
gian bám biển một cách tối đa.

















12
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu













Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là cách thức tổ chức hoạt động,
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển tại
Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2012 đến tháng 11/2014.
- Địa điểm nghiên cứu: các chuyến khảo sát được thực hiện tại Đà Nẵng và
một số địa phương ở miền Trung (các mô hình dịch vụ hậu cần của Đà Nẵng có liên
quan khi hoạt động thu mua trên biển).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Số liệu sử dụng
Nguồn số liệu được lấy từ kết quả điều tra của đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô
hình dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển miền Trung” từ
năm 2012-2013 ở Đà Nẵng; số liệu điều tra về mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá của
các đề tài khác do phòng Nghiên cứu công nghệ khai thác Viện nghiên cứu hải sản
quản lý.
Điều tra hiện trạng các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển tại Đà Nẵng

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các mô hình

Đánh giá cách
thức tổ chức
hoạt động của
các mô hình
dịch vụ


Đánh giá hiệu
quả xã hội của
các mô hình
dịch vụ

Đánh giá hiệu
quả kinh tế
của các mô
hình dịch vụ

Đánh giá mức
độ an toàn, an
ninh của các
mô hình

13
Số lượng mẫu tàu khảo sát dựa vào số tàu trong các mô hình dịch vụ hậu cần
nghề cá trên biển ở Đà Nẵng, được ước tính theo phương pháp ước lượng mẫu của
FAO [20].
Bảng 2.1. Số mẫu điều tra mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Đà Nẵng
TT Đối tượng
Số mẫu khảo sát
Tàu mẹ (chiếc) Tàu con(chiếc)
1 Mô hình thứ nhất

1 7
2 Mô hình thứ hai 1 8
3 Mô hình thứ ba 1 10
4 Mô hình thứ tư 1 7

Tổng 4 32
2.3.2. Phương pháp đánh giá thực trạng hoạt động của các mô hình
Dựa trên các tài liệu, số liệu thu thập bằng các phương pháp:
- Sử dụng mẫu phiếu điều tra khảo sát các mô hình dịch vụ hậu cần trên biển ở
Đà Nẵng, kết hợp với thông tin quản lý nghề cá của địa phương (phụ lục 1).
- Thu thập những thông tin phục vụ cho nội dung nghiên cứu đặt ra, đề tài sử
dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu, thuyền trưởng tại các phường/xã,
bến cá.
- Số lượng mẫu thu thập bao gồm 36 tàu thuyền trong các mô hình, trong đó 04
tàu dịch vụ hậu cần và 32 tàu khai thác. Các thông tin thu thập như:
+ Tên mô hình, thời gian thành lập, Cơ cấu tổ chức mô hình, quy chế hoạt động
của mô hình.
+ Thông tin điều tra về phương thức hoạt động của mô hình gồm: số lượng tàu
thuyền trong mỗi mô hình; Các thông số về kích thước vỏ tàu, sức chở, công suất máy,
tốc độ, của các tàu trong mô hình, thời gian chuyến biển, vùng biển/độ xa cách bờ,
khoảng cách giữa tàu mẹ và tàu con, số ngày chạy từ ngư trường về bờ, cách thức thu
mua sản phẩm cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thu sản phẩm,
+ Thông tin điều tra hiệu quả kinh tế của các tàu trong mô hình gồm: vốn đầu tư
tàu thuyền và trang thiết bị, sản lượng khai thác, sản lượng thu mua, doanh thu, chi phí
biến đổi, chi phí cố định,
+ Thông tin điều tra hiệu quả xã hội của mô hình gồm: thông tin về những sự cố
về người, tàu, ngư cụ xảy ra với từng tàu con của từng mô hình như hỏng máy, chìm
tàu, gặp giông, bão ; người rơi xuống biển, bị bệnh nặng cần giúp đỡ ; lưới bị

×