MÔ HÌNH THIẾT KẾ BÀI HỌC ĐỊA LÍ
THEO QUAN ĐIỂM CÔNG NGHỆ DAY HỌC
1
PGS,TS Trần Đức Tuấn
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
I. MỞ ĐẦU
Thiết kế bài học địa lí là để tạo ra những giáo án, những “kich bản” tổ chức bài học điạ lí.
Khâu khởi đầu quan trọng này của quá trình dạy học địa lí thường tiêu tốn không ít thời gian và
sức lực của giáo viên phổ thông. Khi chương trình và SGK địa lí lớp 11 đã được đổi mới theo
hướng tăng cường tính chủ thể và hoạt động tich cực, độc lập nhận thức của học sinh thì việc
đổi mới thiết kế bài học địa lí là tất yếu, bởi vì việc đổi mới các hoạt động dạy học ở trên lớp
trước hết và trên hết phải được thể hiện trong một kịch bản (giáo án) được thiết kế theo những
định hướng đổi mới.
Điều cần phải nhấn mạnh là cho đến nay việc đổi mới thiết kế các bài học địa lí đã trở thành
một phong trào khá rầm rộ, nhưng đây vẫn còn là một khâu yếu trong quá trình đổi mới tổ chức
dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông. Thực tế đã cho thấy khi phải thiết kế các hoạt động dạy
học của thày và trò theo quan điểm đổi mới giáo viên tỏ ra lúng túng và phụ thuộc nhiều vào
sách hướng dẫn giáo viên và những bài thiết kế sẵn trong các sách. Cho đến nay, mặc dù đã có
những đổi thay nhất định trong việc thiết kế các bài học địa lí người ta vẫn phát hiện ra khá
nhiều hạn chế và thiếu sót trong các bản thiết kế bài học địa lí của giáo viên như mục tiêu
thường được đề ra quá nhiều (thường là 4-6 mục tiêu) cho môt bài học 45 phút, mối liên hệ
giữa mục tiêu toàn bài được xác định ở phần đầu và mục tiêu của các hoạt động dạy học được
thiết kế ở phần dưới thường không chặt chẽ và rõ ràng và các quá trình, qui trình cũng như
các mối quan hệ tương tác thày-trò và trò-trò thường bị bỏ qua hoặc được thể hiện một cách
mờ nhạt trong các thiết kế về hoạt động dạy học địa lí. Nguyên nhân có thể là giáo viên thiếu
một tiếp cận đổi mới thích hợp và không có mô hình lí thuyết và qui trình cụ thể để đổi mới
thiết kế bài học và các hoạt động dạy học địa lí theo quan điểm đổi mới.
Công nghệ dạy học địa lí là một xu hướng dạy học hiện đại có khả năng tối ưu hoá quá
trình day học địa lí trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ giữa mục tiêu, các nguyên liệu
đầu vào, các sản phẩm đầu ra và các quá trình dạy học nhằm chế biến đầu vào thành sản phẩm
đầu ra. Việc áp dụng quan điểm của công nghệ dạy học có thể tạo những đổi mới thực sự cho
việc thiết kế bài học địa lí ở các trường THPT và giúp giáo viên vượt qua được thiếu sót, hạn
chế nêu trên. Trong bài báo của chúng tôi, những điểm mới và nổi bật của việc đổi mới thiết kế
bài học địa lí theo quan điểm công nghệ dạy học như bản chất, mô hình và qui trình thiết kế
bài học và các hoạt động dạy học địa lí theo công thức GIPO sẽ được luận giải và làm sáng tỏ
thong qua những ví dụ minh hoạ cụ thể.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mô hình đổi mới thiết kế bài học địa lí theo quan điểm công nghệ dạy học và công
thức GIPO
2.1.1. Công nghệ dạy học và công thức GIPO
Thày thiết kế- Trò thi công là một cách tiếp cận quan trọng của việc đổi mới dạy học theo
quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo kiểu này sẽ phát huy được tính chủ thể
nhận thức của hoọc sinh, tạo cơ hội để học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn với sự
chủ động, tính tích cực và tinh thần trách nhiệm cao của mình. Hơn nữa, dạy học theo kiểu
Thày thiết kế- Trò thi công là một trong những phương thức dạy học đổi mới, hiện đại, được
thiết kế và xây dựng theo quan điểm công nghệ dạy học. Hiện nay, công nghệ dạy học là một
xu hướng dạy học hiện đại, một tiếp cận quan trọng để đổi mới việc thiết kế bài học địa lí ở nhà
trường phổ thông.
1
Bài viết này đã được đăng trên Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 4 năm 2009
1
Xét về bản chất, công nghệ dạy học không đơn giản chỉ là ứng dụng ICT (công nghệ
thônog tin và truyền thông) vào trong dạy học mà cần được hiểu là quá trình hiện đại hoá và
tối ưu hoá quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông theo hướng xibecnetic hoá (tự động hoá),
qui trình hoá và công nghệ hoá trên cơ sở ứng dụng ngày càng nhiều hơn, rộng lớn hơn ICT
trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất của các quá trình giáo dục
2
.
Theo tác giả Nguyễn Bá Kim
3
, xét về mặt cấu trúc, công nghệ dạy học gồm ba bộ phận quan
trọng là Đầu vào, Bộ phận tác động và Đầu ra (Hình 1)
Hình 1: Sơ đồ về các bộ phận cấu thành của công nghệ dạy học
Để cho học sinh có thể “thi công được” thì việc thiết kế của thày không thể giống như
“soạn giáo án” trước đây mà phải đổi mới nhằm tạo ra một chương trình phối hợp hoạt động
dạy của thày và hoạt động học của trò theo một qui trình chặt chẽ mà ở đó mối liên hệ hữu cơ
giữa mực tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện học tập được thể hiện một cách rõ ràng và
sinh động. Mục tiêu như vậy có thể đạt được nếu như giáo viên sử dụng quan điểm công nghệ
dạy học và công thức GIPO để thiết kế toàn bộ bài học cũng như các hoạt động cơ bản cần phải
diễn ra trong bài học.
2. 2. GIPO- công cụ để đổi mới thiết kế bài học địa lí
2.2.1 Sử dụng GIPO như là một tiếp cận tổng thể để đổi mới thiết kế bài học địa lí
2
Hiểu theo nghĩa rộng thì “công nghệ dạy học là khoa học giáo dục, nó xác lập nhữngnguyên tắc hợp lí của cong
tác dạy học và những đIều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình dạy học, cũng như xác lập các phương pháp
và phương tiện có kết quả nhất để đạt mục đích dạy học đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của cả thày và
trò” (UNESCO, 1970) (Xem Lê Khách Bằng: Công nghệ dạy học với vấn đề tổ chứuc quá trình dạy học ở
THPT, Bộ GD &ĐT, Vụ Giáo viên, 1995)
3
Nguyễn Bá Kim: Phương pháp dạy học môn toán. NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội. 2004.
2
BỘ PHẬN TÁC ĐỘNG
Trình độ xuất
phát của người
học về
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Hành vi-Thái
đọ
KĨ THUẬT
CON NGƯỜI
THÔNG TIN
TỔ CHỨC
Tổ
KĨ THUẬT
CON NGƯỜI
THÔNG TIN
TỔ CHỨC
Tổ
Kết quả đạt dược
ở người học về
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Hành vi-Thái đọ
ĐẦU RA
ĐẦU VÀO
Hộp 1: Khái niệm về GIPO
GIPO là viết tắt của 4 chữ cái đứng đầu của các từ tiếng anh Goal, Input, Process và
Output, trong đó: Goal là Mục tiêu, Input: Đầu vào, Process: quá trình và Output.
GIPO là công thức của công nghệ dạy học được sử dụng để thiét kế các bài học địa lí. Khi
áp dụng công thức này trong quá trình thiết kế bàI học người giáo viên phải tuân thủ
nghiêm ngặt những đòi hỏi của công nghệ dạy học, tức là:
Phải xác định rõ mục tiêu dạy học địa lí và mối quan hệ của nó với input, process
và output,
Kiểm soát chặt chê Input (đầu vào), process (quá trình biến đổi) và output (đầu ra)
của quá trình dạy học địa lí.
Giáo viên có thể sử dụng GIPO như một tiếp cận có được một cái nhìn tổng quát về toàn bộ
qúa trình thiết kế bài học và xác định chính xác những điều kiện khung cần thiết để cho việc tổ
chức một bài học. Cụ thể, giáo viên cần phải:
a) Xác định chính xác các yếu tố cấu thành cơ bản của việc tổ chức bài học, cụ thể là
xác định:
Mục tiêu của bài học: Mục tiêu của bài học chính là các kiến thức, kĩ năng, phuơng
pháp hay hành vi thái độ mới, cơ bản mà thông qua bài học học sinh cần phải đạt tới.
Ngoài việc xác định các mục tiêu có tính khả thi về mặt nhận thức (theo các mức độ
khác nhau theo phân loại của Bloom), thì việc xác định một số lượng vừa phải các mục
tiêu (nên giới hạn từ 2-3 mục tiêu chính) cho một bài học là điều hết sức cần thiết.
Các nguyên liệu đầu vào cần thiết: Giáo viên cần phải chú ý rằng kiến thức, kĩ năng sẵn
có của học sinh là một nguyên liệu đầu vào rất quan trọng để thiết kế các hoạt động
thích hợp
4
. Bên cạnh đó, thời gian, phương tiện-công cụ dạy học cũng như qui mô và
không gian lớp học… cũng là những yếu tố đầu vào rất cơ bản cần được chú ý khi
thiết kế bài học theo công thức GIPO.
Các quá trình dạy học cơ bản: Các quá trình nhận thức theo kiểu qui nạp hay diễn dịch,
cũng như các quá trình học tập theo kiểu nêu vấn đề, tìm tòi khám phá hay mang đặc
tính tương tác cao (dạy học hợp tác) cần được giáo viên tính đến khi thiết kế các hoạt
động cụ thể.
Các sản phẩm của hoạt động dạy học: Bản thiết kế một hoạt động dạy học cần phải thể
hiện rõ là học sinh sẽ đạt được những kiến thức và kĩ năng cụ thể gì sau khi tham gia
thực hiện một hoạt động và điều đó có thể kiểm chứng, đo lường được.
b) Xác định mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ bản của việc tổ chức bài học, tức
là:
Xác định mối liên hệ giữa mục tiêu (Goal) và các thành tố của GIPO: Trong sơ đồ
GIPO, mục tiêu (Goal) là yếu tố chi phối trực tiếp đối với Input, Processes và Output.
Xác định mối liên hệ giữa Inputs với Processes và Outputs: Đây là một chuỗi mối liên
hệ nhân quả, xuất phát từ Input và kết thúc ở output.
Hình 2: Sơ đồ về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của GIPO
c) Sử dụng GIPO để thiết kế các hoạt động dạy học trong một bài học:
Thiết kế một bài học về thực chất là thiết kế một tổ hợp (một chuỗi) các hoạt động dạy học
kế tiếp nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và chất lượng thiết kế của từng hoạt động dạy học
có ảnh hưởng đến chất lượng chung của việc thiết kế toàn bộ bài học. Khi thiết kế một hoạt
động dạy học theo công thức GIPO giáo viên cần phải xác định và thể hiện một cách tường
minh:
4
Ngay trong một trường với học sinh lớp chọn có trình độ học phần lớn khá và với lớp học bình thương có nhiều
học sinh trung bình và yếu thì việc thiết kế các qúa trình và các hoạt dộng nhận thức không thể như nhau,
3
Goal: Mục tiêu hoạt động của thày và trò
Input: Nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động dạy học
Output: Sản phẩm của hoạt động dạy học
Processes: Các quá trình dạy học nhằm biến đổi, chế biến input
thành output
Goal: Mục tiêu hoạt động của thày và trò
Input: Nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động dạy học
Output: Sản phẩm của hoạt động dạy học
Processes: Các quá trình dạy học nhằm biến đổi, chế biến input
thành output
Goal
s
Goal
s
Inputs
Inputs
Processes
Processes
Outputs
Outputs
Mục tiêu cụ thể của hoạt động dạy học và sản phẩm của hoạt động dạy học.
Xác định rõ những nguyên liệu đầu vào cơ bản cho những hoạt động dạy học
Thể hiện rõ qui trình (các bước) tiến hành của hoạt động và mối quan hệ tác động giữa
GV với HS cũng như giữa HS với học sinh.
2.2.3. Qui trình thiết kế bài học theo công thức GIPO
Thiết kế theo tinh thần đổi mới nêu trên được gọi là thiết kế bài học theo công thức GIPO.
Qui trình và những yêu cầu cơ bản đối với việc thực hiện việc thiết kế bài học địa lí theo công
thức GIPO như sau:
2.2.3.1.Xác định chính xác số luợng và biểu đạt một cách tường minh các mục tiêu của bài
học và của từng hoạt động dạy học
Về mặt số lượng, mục tiêu bài học, không nên đặt ra nhiều mục tiêu cho một bài học 45
phút. Khi mà điều kiện đầu vào cho một tiết học chỉ giới hạn trong 45 phút (thực chất thời gian
dành cho tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới chỉ là 30-35 phút) và lớp học thường trên 40 học sinh
thì không nên và không thể xác định quá nhiều mục tiêu của một tiết học, chỉ nên hạn chế trong
3 mục tiêu cơ bản.
Về mặt chất lượng, các mục tiêu và sản phẩm của toàn bài học cũng như của từng hoạt
động dạy học cần phải được xác định và biểu đạt một cách cụ thể, rõ ràng, khả thi và đo lường
được. Đây là yêu cầu rất quan trọng của việc xây dựng mục tiêu bài học địa lí theo quan điểm
công nghệ dạy học. Điều này có nghĩa là bên cạnh xác định mục đích của bài học giáo viên xác
định một cách cụ thể các sản phẩm mà các hoạt động dạy học phải tạo ra. Trong thực tế, không
phải lúc nào mục tiêu của bài học cũng biểu hiện rõ các sản phẩm mà học sinh cần phải tạo ra
4
Hộp 2 : Mô hình thiết kế và biểu đạt một hoạt động dạy học theo công thức
GIPO
Một hoạt động dạy học được thiết kế theo công thức GIPO cần biểu đạt rõ các thành phần
cơ bản sau đây:
Tên của hoạt động dạy học: Trong phần đầu của hoạt động dạy học, cần ghi rõ
số thứ tự và tiêu đề của hoạt động dạy học. Trong tiêu đề, mục tiêu, các yếu tố input
quan trọng nhất (thời gian, phương pháp hoặc phương tiện), phương thức, phương
pháp dạy học chủ yếu với tư cách là quá trình chế biến sẽ được ưu tiên biểu đạt.
Qui trình, quá trình và quan hệ tương tác (3Q): Trong phần thân của hoạt động
dạy học nhất thiết phải biểu đạt được: 1) Qui trình (các bước) mà một hoạt động sẽ trải
qua, 2) Các quá trình dạy học sẽ được diễn ra trong mỗi bước, 3) Mối quan hệ tương
tác của các chủ thể trong bài học (GV-HS, HS-HS) khi thực hiện các quá trình dạy
học.
Tên sản phẩm: Cần biểu đạt rõ sản phẩm mà hoạt động dạy học tạo ra.
Ví dụ minh hoạ: Để cụ thể hoá mô hình khái quát nêu trên, chúng tôi đưa ra một ví dụ
minh hoạ cụ thể về việc thiết kế và biểu đạt một hoạt động dạy học trong Bài 9 Địa lí lớp
11 THPT, Ban nâng cao (Tiết 1: EU- Liên minh khu vực lớn trên thế giới)
Hoạt động 1: Phân tích các sơ đồ trong SGK nhằm tìm hiểu các mục tiêu cơ bản và
thể chế của EU (10 phút)
1. GV-LOP: Khởi động và đặt vấn đề nhận thức. Giáo viên đề nghị toàn lớp nghiên
cứu SGK đặc biệt là sơ đồ 9.3 và 9.4 để xác định những mục tiêu cơ bản
và thể chế của EU,
2. HS - HS: Học sinh tích cực, hợp tác làm việc theo các nhóm đôi. Các nhóm đôi
học sinh trao đổi, phân tích 2 sơ đồ và đọc kĩ nội dung kênh chũ trong
SGK và xác định các mục tiêu cơ bản và thể chế,
3. HS-LOP: Học sinh phản ánh, trình bày kết quả làm việc của mình. Một học sinh
đại diện trình bày kết làm việc nhóm đôi.
4. GV-LOP: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập. Giáo viên đề nghị một số HS trong
trong một giờ học. Với các giờ học thực hành thì việc hình dung và xác định sản phẩm mà học
sinh cần phải tạo ra sau giờ học thường không quá phức tạp và khá rõ ràng. Đối với các gìơ
học tiếp thu kiến thức mới thì việc xác định sản phẩm mà các hoạt động dạy học cần phải tạo ra
thường không đơn giản, nhưng hoàn toàn có thể làm được.
Mỗi một hoạt động dạy học của thày và trò thường tương ứng với một đơn vị kiến thức nào
đó của bài học và cần được thiết kế để tạo ra một sản phẩm cụ thể, có thể đo lường được (Hộp
3). Một công cụ rất có hiệu quả giúp giáo viên thực hiện được điều này là bảng phân loại mục
tiêu của Bloom
5
. Cũng cần phải khẳng định rằng việc xác định rõ sản phẩm dạy học là sự tuân
thủ một cách nghiêm ngặt những đòi hỏi của quan điểm công nghệ dạy học và công thức GIPO
đối với việc thiết kế các bài học nói chung và các hoạt động dạy học nói riêng
2.2.3.2.Xác định chính xác và đầy đủ “các nguyên liệu đầu vào” (Input) cần thiết cho các
hoạt động dạy học
Nguyên liệu đầu vào cho hoạt động dạy học bao gồm a) Trình độ ban đầu của học sinh về
kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập, b) Kiến thức cơ bản được trình bày trong SGK, c) Tài liệu
tham khảo cần thiết cho bài học, d) Phương tiện, công cụ dạy học chủ yếu. Ở đây cần xem bài
tập nhận thức (BTNT) là một công cụ quan trong để giáo viên tổ chức cho học sinh tích cực và
độc lập nhận thức.
5
Theo Bloom, trong lĩnh vực nhận thức có thế phân các mục tiêu theo các cấp độ Biết, Hiểu, áp dụng, phân tích,
tổng hợp, đánh giá. Điều quan trọng là trong mỗi cấp độ đó lại phân chia ra nhưng mục tiêu ở mực độ thấp hơn
và cụ thể hơn. Chẳng hạn, ở mức độ hiểu có thể có những mục tiêu cụ thể hơn như giải thích, nêu lí do, xác định
nguyên nhân, chứng minh, minh hoạ…
5
Hộp 3: Ví dụ minh hoạ về việc xác đinh và biểu đạt mục tiêu
của bài học địa lí theo quan điểm công nghệ dạy học
Mục tiêu toàn bài học:
Trong điều kiện thời gian dành cho tiết học là 45 phút, lớp học có hơn 45 học sinh, học lực
của phần lớn học sinh trong lớp là trung bình và khá thì 3 mục tiêu có thể xác lập cho tiết 1
bài 9 địa lí lớp 11 (chương trình nâng cao) như sau:
Sau bài học, học sinh có khả năng
1. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của quá trình hình thành và phát triển EU
2. Nêu lên được mục tiêu và thể chế của EU trên cơ sở phân tích các sơ đồ trong SGK
3. Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới
Mục tiêu và sản phẩm của các hoạt động dạy học :
Hoạt đông dạy
học
Mục tiêu Sản phẩm (Output)
Hoạt động 1
Xác lập được các đặc điểm của
quá trình hình thành và phát
triển.
Thể hiện những đặc điểm hình thành
và phát triển EU theo 2 mức độ khái
quát và cụ thể trên một bảng tổng hợp.
Hoạt động 2
Phân tích các sơ đồ trong SGK
để tìm hiểu mục tiêu và thể chế
của EU.
Trình bày được những nội dung cơ bản
về mục tiêu và thể chế của EU.
Hoạt động 3
Chứng minh EU là trung tâm
kinh tế hàng đầu của thế giới.
Đưa ra được những dẫn chứng tiêu
biểu chúng minh được vị thế hàng đầu
thế giới về kinh tế của EU.
Hộp 4: Ví dụ về việc xác định Input cho các hoạt động dạy học
(Tiết 1 Bài 9 Địa lí lớp 11 chương trình nâng cao)
Trong tiết 1 bài 9 Địa lí lớp 11 (Chương trình nâng cao), giáo viên thiết kế 3 hoạt động dạy
học. Input cho mỗi hoạt động dạy học không giống nhau. Vì vậy, khi thiết kế hoạt động
dạy học giáo viên cần phải xác định chính xác, đủ những input cần thiết để các hoạt động
dạy học diễn ra có kết quả và tạo ra những ouput theo yêu cầu của mục tiêu mà các hoạt
động đã đề ra.