Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (Dong ABank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.54 KB, 14 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
I. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần
Đông Á (Dong ABank).
Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) được thành lập vào ngày 01/07/1992,
với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, hoạt động theo phương châm “Bình
dân hoá dịch vụ ngân hàng - Đại chúng hoá công nghệ ngân hàng”, hướng
đến một ngân hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh.
Trải qua hơn 18 năm hoạt động, DongA Bank đã tăng vốn điều lệ lên
16.900% đạt 3.400 tỷ đồng; từ 3 phòng ban nghiệp vụ lên 37 phòng ban thuộc
hội sở và các trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và 205 chi nhánh,
phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. Về nhân sự, từ con
số khiêm tốn 56 người vào những ngày đầu thành lập đến một đội ngũ gồm
hơn 4.000 người hiện nay.
Chặng đường hình thành và phát triển từ năm 1992 đến nay là hành trình
liên tục của những nỗ lực, của nhiệt huyết và đam mê, từng bước xây dựng
một DongA Bank vững mạnh và trường tồn.
Tới năm 2003 Đông Á được bảo lãnh của USAID - Cơ quan phát
triển quốc tế Hoa Kỳ - cho khách hàng vay tiền tại Ngân hàng Đông Á. Ngân
hàng Nhà Nước cũng chấp thuận cho NH TMCP Nông thôn Tân Hiệp sáp
nhập vào Ngân hàng Đông Á, thương hiệu Ngân hàng Đông Á đoạt giải
thưởng “SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2003”, đoạt giải thưởng "Chất lượng
Việt Nam 2003". Từ năm 2003, Ngân hàng Đông Á đã khởi động dự án hiện
đại hoá công nghệ và chính thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới
(Core-banking) trên toàn hệ thống từ tháng 6/2006. Phần mềm này do tập
đoàn I-Flex cung cấp. Với việc thành công trong đầu tư công nghệ và hoàn
chỉnh cơ sở hạ tầng, Ngân hàng Đông Á cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng
nhu cầu của mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, Ngân hàng
Đông Á có khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống chi
KHOA NGÂN HÀNG
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39


nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi.
Năm 2005 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện đối với ngân hàng Đông á.
Tháng 9: Ngân hàng được nhận các giải thưởng Cúp Vàng Thương hiệu
Nhãn hiệu, Sao Vàng Đất Việt, Dịch vụ Uy tín chất lượng. Tháng 10: Ngân
hàng Đông Á chính thức kết nối với tập đoàn China Union Pay (Trung Quốc).
Tháng 12: hệ thống VNBC kết nối thêm 2 ngân hàng thành viên mới là Ngân
hàng Nhà Hà Nội và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đồng thời số vốn điều lệ lên đến 500 tỷ đồng.
Và vào năm 2006: tháng 3: Ngân hàng Đông Á được người tiêu dùng
bình chọn là "Thương hiệu Việt nam nổi tiếng nhất" ngành Ngân hàng -
Tài chính - Bảo hiểm năm 2006. Tháng 4: ngân hàng chính thức công bố triển
khai thành công giai đoạn 1 dự án hiện đại hoá ngân hàng. Tháng 7: khánh
thành toà nhà Hội sở và nhận chứng nhận ZDNet 50 – dành cho 50 doanh
nghiệp Châu Á ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào hoạt động
doanh nghiệp, chính thức ra mắt Trung tâm giao dịch tự động 24/24. Tháng
8: triển khai kênh giao dịch “Ngân hàng Đông Á Điện tử”. Và vốn điều lệ
(tính đến ngày 31/12/2006) đã lên tới con số 880 tỷ đồng.
Năm 2007 đạt hai giải thưởng đó là: Giải thưởng "Thương hiệu mạnh
Việt Nam 2007". Và Giải thưởng "Top 100 thương hiệu tiêu biểu nhất Việt
Nam 2007".
Đến năm 2008, ngân hàng Đông á chính thức thay đổi logo, từ tên viết
tắt EAB chuyển thành DAB, hình ảnh Đông á trở nên mới mẻ hơn trong mắt
người tiêu dùng nhưng vẫn không làm mất đi độ tin tưởng của một ngân hàng
hiện đại. Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng với phương châm “Người bạn
đồng hành tin cậy” Đông á luôn mang những dịch vụ phát triển nhất, tốt nhất
đến với khách hàng trên đà phát triển của nền kinh tế nước nhà, cũng như
toàn thế giới.
Sau 18 năm hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ hình ảnh 3 chữ A
KHOA NGÂN HÀNG
2

Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
– thể hiện độ tin cậy tuyệt đối trên logo của Đông Á vẫn luôn là một điểm
sáng mà khách hàng dõi đến. Luôn luôn vận động mình để phát triển cùng
thời đại, đổi mới cách thức hoạt động hòa theo xu thế đi lên của thị trường tài
chính quốc tế luôn là mục tiêu hướng đến của một hình ảnh Đông Á mới
DAB.
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội:
+ Sự ra đời và mô hình tổ chức của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Đông Á – Chi nhánh Hà Nội.
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội chính
thức khai trương hoạt động vào ngày 17/09/1993, tính đến nay vừa tròn mười
tám năm. Mười tám năm qua là quá trình vừa hoạt động kinh doanh vừa hoàn
thiện tổ chức bộ máy quản lý. Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội đã
từng bước trưởng thành phát triển, và đã đạt được kết quả khả quan.
Từ khi ra đời Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – Chi nhánh Hà
Nội với cở sở vật chất và trang thiết bị chưa đầy đủ nhưng trước sự nỗ lực của
tập thể cán bộ và Ban lãnh đạo Ngân hàng, ngân hàng đã từng bước thay đổi.
Đến nay Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội
không những lớn mạnh cả về quy mô cơ cấu và cở sở vật chất kỹ thuật, có trụ
sở làm việc khang trang rất thuận tiện cho khách hàng mỗi khi đến giao dịch.
Các phòng ban được đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại với lực lượng
cán bộ công nhân viên được bố trí làm việc ở nhiều nơi như: chi nhanh Hà
Nội 181 Nguyễn Lương Bằng và các phòng giao dịch trực thuộc (PGD
Nguyễn Biểu, PGD Khâm Thiên, PGD Hồ Gươm…)
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội với
phương châm “Người bạn đồng hành tin cậy” trong tất cả các lĩnh vực hoạt
động của Ngân hàng như ứng dụng công nghệ NH hiện đại để tiết kiệm chi
KHOA NGÂN HÀNG
3

Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
phí, phong cách phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo với mục tiêu vì sự
phát triển của ngan hàng, cho lợi ích phát triển khinh tế xã hội, thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia. Thời gian hoạt động vừa qua Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội đã đem lại sự thành đạt cho nhiều
khách hàng cũng như bản than Ngân hàng. Quán triệt các mục tiêu đề ra Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – chi nhánh Hà Nội luôn luôn chủ động
hướng phất triển kinh doanh của mình ngày càng chiếm ưu thế quan trọng
trong nền kinh tế thị trường.
+ Cơ cấu và mô hình tổ chức Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á
– Chi nhánh Hà Nội:
Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á
– Chi nhánh Hà Nội:
KHOA NGÂN HÀNG
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
KHOA NGÂN HÀNG
5
Ban Tổng Giám Đốc
Giám đốc khu vực hoặc lãnh đạo của
hội sở trực tiếp
Giám đốc chi nhánh Hà nội
P. kế toán
P.KHDN
P KHCN
P.Ngân Quỹ
P.Hành Chính
P.IT
TD cá nhân, nhân
sự

Các PGD
…………
Phó Giám đốc
P. kế toán
P KHCN
P.Ngân Quỹ
Phó Giám đốc
Phát triển KD
CN
P.KHDN
Các PGD
Phó Giám đốc
Các PGD
Các nghiệp
vụ lien quan
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
+ Chức năng và nhiệm vụ
Phòng kế toán:
Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi
hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ kinh doanh tại ngân hàng. Phổ biến,
hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách và chế độ
kế toán của Nhà nước và của ngành. Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán, cân
đối kế toán, ngày tháng, năm, các báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ của
toàn ngân hàng.
Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà nước theo
chế độ hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu
cầu của ban lãnh đạo. Trực tiếp thực hiện kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng
như: Dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ trả lương…
Phòng khác hàng doanh nghiệp:
Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay và tổ chức trên cơ

sở hồ sơ được duyệt.
Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách
hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
Thực hiện các giao dịch nhận tiền gủi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của
khách hàng.
Thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng
doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc.
Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng
Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
Phòng khách hàng cá nhân:
•Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch với khách hàng là cá nhân.
•Thực hiện việc giải vốn vay trên cơ sở hồ sơ được duyệt.
KHOA NGÂN HÀNG
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
•Mở tài khoản tiên gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách
hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
•Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại
tệ của khách hàng.
•Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ giao ngay đối với
khách hàng theo thẩm quyền được giám đốc giao.
•Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín
dụng cho khách hàng.
•Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
•Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng.
•Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
Phòng ngân quỹ:
Thực hiện nhiệm vụ thu nhận, cất giữ, bảo quản chi trả tiền mặt…
Phòng hành chính:

Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân viên,
quản lý việc thu chi các quỹ lương, thưởng và công tác hậu cần của cơ quan.
Phòng IT:
•Duy trì hệ thồng mạng lưới, bảo mật cho các giao dịch ngân hàng trực tuyến.
+ Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng
• Với chức năng của Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ
Ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước
và nước ngoài.
• Thực hiện nhiệm vụ thu chi hộ cho các doanh nghiệp lớn với phương
châm “Thành công của khách hàng là thành công của Ngân hàng”. Ngân
hàng Đông Á không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính -
Ngân hàng.
• Mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện thanh
KHOA NGÂN HÀNG
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
toán không dùng tiền mặt.
• Thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm.
Quản lý vốn nội, ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi và cân đối điều hòa vốn nội tệ của
Ngân hàng.
• Nhận chuyển tiền nhanh trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đông Á.
• Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và
ngoại tệ.
• Thực hiện mua bán kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ.
• Thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ Ngân hàng quốc tê, bảo lãnh, tái bảo
lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ, mua bán ngoại tệ, thanh toán
quốc tế (L/C, D/P, T/T…).
• Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, mua cổ phiếu, liên doanh các
hình thức đầu tư với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.
• Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối nhanh chóng, an toàn.

• Phát hành thẻ đa năng ( thẻ rút tiền tự động ) với nhiều tiện ích…
III. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần - Chi nhánh Hà Nội.
3.1 Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần- Chi nhánh Hà Nội.
Hoạt động cho vay.
o Cấp tín dụng là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng
Đông Á. Từ khi bắt đầu triển khai đến nay, dịch vụ này có những bước tiến
không ngừng. Các hình thức cấp tín dụng rất đa dạng như bổ sung vốn lưu
động, xuất nhập khẩu, xây dựng nhà xưởng, kinh doanh chứng khoán, tiêu
dùng, mua ôtô, xe máy, cho vay trả góp, cho vay thông qua nghiệp vụ phát
hành thẻ tín dụng.
Thanh toán quốc tế.
o Dịch vụ thanh toán quốc tế rất đa dạng với các hình thức như: thư tín
KHOA NGÂN HÀNG
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
dụng (L/C), nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh,…
Tiền gửi tiết kiệm.
Đây là một trong các dịch vụ chính của ngân hàng. Sản phẩm tiết kiệm là
một kênh huy động vốn với khối lượng lớn và mang tính ổn định cao. Chính
vì vai trò quan trọng này nên ngân hàng luôn có các chính sách tối ưu cho các
sản phẩm tiết kiệm, và đa dạng sản phẩm này. Tính đa dạng thể hiện từ các kỳ
hạn đến các mức lãi suất khác nhau cho từng sản phẩm. Ví dụ như:
* Về kỳ hạn: ngân hàng Đông á huy động từ kỳ hạn 1 tuần cho tới 12
tháng, 13 tháng, 24 tháng
* Về lãi suất: luôn mang tính ổn định để độ tin cậy của khách hàng vào
ngân hàng là cao nhất. Các hình thức lãi suất cũng vô cùng đa dạng theo từng
kỳ hạn, đặc biệt là đối với các khoản tiền gửi không mang tính ổn định cũng
có những hình thức tốt nhất cho khách hàng.

Thẻ Đông Á.
o Là công cụ giúp khách hàng tự thực hiện nhiều giao dịch qua Ngân
hàng mọi lúc - mọi nơi. Các dịch vụ nổi bật như: gửi tiền trực tiếp qua máy
ATM, chuyển khoản trực tiếp qua Ngân hàng điện tử ( SMS hoặc Internet),
thanh toán khi mua hàng qua mạng, rút tiền tại nhà, mua các loại thẻ trả trước
qua ATM, thanh toán tự động tiền điện - nước - điện thoại - internet - phí bảo
hiểm nhân thọ.
Chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu của Ngân hàng.
Giống như các ngân hàng khác, Đông á huy động vốn thông qua việc
phát hành các chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu kỳ phiếu ngân hàng. Các sản
phẩm này được gọi chung là giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành, được bán
cho các khách hàng. Khi khách hàng mua các sản phẩm này từ ngân hàng thì có
nghĩa khách hàng đang đầu tư tiền vào ngân hàng với mức lãi suất nhất định đã
được ngân hàng quy định tại thời điểm phát hành loại giấy tờ có giá đó.
Công tác huy động vốn.
KHOA NGÂN HÀNG
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
Từ khi thành lập đến nay, qua nhiều năm hoạt động, Ngân Hàng TMCP
Đông Á- CN Hà Nội đã tạo đươc uy tín lớn trong dân cư và có quan hệ mật
thiết đối với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các nhân. Hoạt động huy
động vốn luôn được Ngân hàng chú trọng và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên
của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại của Ngân hàng.
Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của ngân hàng, cung như các
Ngân hàng TMCP khác chi nhánh NH đã có nhiều hinh thức huy động vốn.
Kết quả huy động vốn được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
-Huy động vốn 2.477.184 100 2.409.442 100 2.856.025 100
-VND 2.192.436 88,5 2.117.948 87,9 2.546.219 89,15
-Ngoại tệ 284.747 11,5 291.495 12.1 309.807 10,85
-Tg < 12 tháng 1.872.457 75,6 1.567.082 65,09 1.681.353 58,87
-Tg > = 12 tháng 605.836 24,4 841.021 34,91 1.174.673 41,43
Qua bảng trên ta thấy mức độ huy động vốn tăng nhanh, năm 2008 so
với 2007 giảm 67.742 triệu đồng. Đến 31/12/2009 huy động vốn đạt
2.856.025 triệu đồng.
Đây là mức tăng lớn, trong đó tiền gửi khách hàng và dân cư đều tăng
tương ứng. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đẫ cố gắng và phát huy những khả
năng của mình trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
3.2 Mở và sử dụng tài khoản thanhh toán của khách hàng tại Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần – Chi nhánh Hà Nội.
Cũng là một trong những dịch vụ mang tính quan trọng không kém gì
sản phẩm tiết kiệm. Tài khoản thanh toán ngoài mục đích dảm bảo tính nhanh
KHOA NGÂN HÀNG
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39

chóng cho khách hàng trong các giao dịch của mình thì ngân hàng Đông á còn
đảm bảo quyền lợi cho khách hàng bằng cách tính lãi trên số dư của tài khoản.
Lãi suất mà ngân hàng áp dụng trong trường hợp này là lãi suất không kỳ hạn.
Để sử dụng tốt phương tiện TTKDTM thì phải phát triển hệ thống tài
khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Nói đến những khó khăn của tình
trạng TTKDTM trong nền kinh tế chưa phát triển phải đề cập đến nguyên
nhân số lượng tài khoản cá nhân đẻ thanh toán còn quá thấp. mặc dù có những
khó khăn chi nhánh đã và vẫn đang tập trung mọi cố gắng để mở rộng
TTKDTM đó là thu hút khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
Tình hình mở tài khoản tại NHTMCP Đông Á – CN Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng Số dư Số lượng Số dư Số lượng Số dư
TKCN 1.989 98.542 2.281 190.726 3.813 201.748
TKTG 2.676 3.714 6.949
TKTV 1.569 1.799 4.127
TK khác 1.015 1.321 2.508
Tổng 7.249 9.115 17.397
Qua bảng trên ta thấy số lượng khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng
ngày càng nhiều. Năm 2008 tổng số các tài khoản tại NH tăng thêm 1866 tài
khoản, tốc độ tăng trưởng là 25.8%. Năm 2009 tăng them 8.282 TK so với
2008, tốc độ tăng là 90,9%. Trong đó, số lượng các tài khoản cá nhân năm
2007 là 1.989. Năm 2008 tăng them 292 tài khoản, tốc độ tăng là 14,7%. Năm
2009 tăng them 1.532 TK, tốc độ tăng là 67,2%. Số lượng tài khoản tiền gửi
không ngừng tăng lên từ 2.676 năm 2007 lên 6.949 tài khoản chiếm số lượng
lớn nhất trong tổng số các tài khoản tại NH, tốc độ tăng là 259%. Tương tự,
tài khoản tiền vay tăng từ 1.569 lên đến 4.127 tài khoản, tốc độ tăng là 63,1%.
Số lượng các tài khoản khác tăng từ 1.015 lên 2.508 tài khoản, tốc độ tăng là
47.2%. Trong tổng số các tài khoản tại NH, TKTG của khách hàng chiếm số
lượng lớn từ 36,9% đến 39,9%.

3.3 Mức độ thanh toán không dùng tiền mặt
KHOA NGÂN HÀNG
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
Nghiệp vụ thanh toán của Chi nhánh được đổi mới về nhiều mặt: tin học
hóa công nghệ thanh toán; đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán năng động có
trình độ nghiệp vụ chuyên môn và sử dụng máy vi tính thành thạo. Nhờ vậy
đã khắc phục tình trạng chậm trễ và yếu kém trong thanh toán, tổ chức thanh
toán thuận tiện, chính xác, an toàn, đã tạo được uy tín đối với khách hàng, thu
hút được ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch chuyển tiền, mở rộng
thanh toán không dùng tiền mặt.
Tình hình thanh toán chung tại chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Thanh toán không
dùng tiền mặt
9.700.000 80,5 13.350.000 86,13 14.500.000 81,69

Thanh toán bằng
tiền mặt
2.350.000 19,5 2.150.000 13,87 3.250.000 18,31
Tổng doanh số
thanh toán
12.050.000 100 15.500.000 100 17.750.000 100
Qua bảng trên cho thấy công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày
một gia tăng. Năm 2007 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là
9.700.000 triệu đồng chiếm 80,5% tổng doanh số thanh toán chung, nhưng
đến năm 2008 là 13.350.000 triệu đồng chiếm 86,13 triệu đồng, Năm 2009 thì
doanh số này đã tăng lên với con số 14.500.000 triệu đồng và tăng 4.800.000
so với cùng kỳ năm 2007.
Tương ứng ngược lại, thanh toán bằng tiền mặt tại Chi nhánh có xu
hướng giảm, tuy nhiên lượng giảm trong thanh toán tiền mặt tại Ngân hàng
không nhiều. Năm 2007 doanh số thanh toán bằng tiền mặt là 2.350.000 triệu
đồng chiếm 19,5% doanh số thanh toán chung, nhưng đến năm 2009 doanh số
thanh toán bằng tiền mặt là 3.250.000 triệu đồng chỉ chiếm 18,31% doanh số
thanh toán chung.
IV. Đánh giá chung tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần - Chi nhánh Hà Nội.
KHOA NGÂN HÀNG
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
4.1 Kết quả đạt được trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
- Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng.
TTKDTM góp phần làm tăng quy mô ứng dụng và từng bước giảm lãi
xuất cho vay, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, mở rộng phạm vi kinh
doanh, nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh.
- Chất lượng thanh toán ngày càng được đảm bảo và có xu hướng cải thiện.
+ Tốc độ thanh toán đã được nâng cao rõ rệt nhờ việc ứng dụng công

nghệ hiện đại vào quá trình xử lý các nghiệp vụ.
+ Trình độ cán bộ làm công tác thanh toán được nâng cao cả về chuyên
môn và nghiệp vụ lẫn thái độ phục vụ.
- Công nghệ thanh toán ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
Để TTKDTM được mở rộng và phát triển hơn nữa Ngân hàng trong thời
gian tới cần đẩy mạnh tốc độ thực hiện dự án hiện đại hóa hệ thống thanh
toán, giảm chi phí cho hoạt động thanh toán, tạo điều kiện phát triển các công
cụ thanh toán mới, tăng khả năng cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch
vụ liên quan đến mở rộng và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
4.2 Những mặt tồn tại trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội.
- Những tồn tại.
KHOA NGÂN HÀNG
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Nguyễn Thị Ngọc Lan – K39
+ Việc sử dụng hình thức TTKDTM vẫn còn đơn điệu và có rất nhiều
hạn chế. Hình thức chủ yếu được khách hàng ưa chuộng vẫn là UNC. Loại
hình thanh toán bằng Séc vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thanh toán
không dùng tiền mặt, mặc dù đây là công cụ thanh toán mang nhiều lợi ích và
được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
+ Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn lớn.
Thnah toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn (năm 2005 là 17,3%) tổng
thanh toán trong khi ở nhiều nước tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm
một vài phần trăm.
+ Phạm vi, đối tượng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt còn hẹp.
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chưa phát triển và mở rộng ra nhiều
cá nhân, Ngân hàng chưa khi thác được thị trường đầy tiềm năng này.
+ Việc mở tài khoản thanh toán cá nhân còn hạn chế.
Người dân chưa thấy tầm quan trọng của việc mở tài khoản cá nhân ở
Ngân hàng, tâm lý của người dân chưa tin tưởng vào ngân hàng, sợ bị rút tiền

khó và đặc biệt sợ người khác biết được thu nhập của mình, trốn thuế.
- Nguyên nhân tồn tại.
+ Do trình độ phát triển kinh tế, tâm lý người dân vẫn chưa hoàn toàn tin
tưởng vào Ngân hàng, sợ rút tiền khó, chậm, phiền phức, không an toàn khi
người khác biết rõ thu nhập của mình, khó trốn thuế…
+ Văn bản pháp lý về công tác không dùng tiền mặt vẫn còn thiếu, chưa
phu hợp còn chồng chéo.
+ Cán bộ thực hiện chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch, quá trình
vận hành chương trình còn nhiều lúng túng, khả năng tư vấn cho khách còn
nhiều hạn chế do vậy mà chưa thu hút được nhiều khách hàng.
+ Ngân hàng vẫn chưa thấy hết được những ưu điểm của việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng.
KHOA NGÂN HÀNG
14

×