Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.63 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
LỜI NÓI ĐẦU
Theo kế hoạch của Khoa Tài Chính – Ngân Hàng trường đại học Kinh
Doanh & Công Nghệ Hà Nội chúng em được đi thực tập thực tế. Đây chính là cơ
hội cho chúng em được tiếp cận với thực tế, quan sát học tập phong cách và kinh
nghiệm làm việc, được áp dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường và
quan trọng nhất đây cũng là thời gian để thực tập sinh tìm cho mình cơ hội việc
làm sau khi ra trường cũng như. Được sự đồng ý của ban lãnh đạo Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai, em được tới đây thực tập.
Trong quá trình thực tập, em đã được tập sự tại một số phòng ban như: Tổ
thẻ, Phòng kế toán…Được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ làm việc tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai và sự hướng dẫn của
thầy giáo PGS.TS Thái Bá Cẩn, em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình
hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng
Mai và hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Kết cấu báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Hoàng Mai
Chương II: Những nội dung đã thực tập tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai
Chương III: Một số kiến nghị và các giải pháp khắc phục
Mặc dù em đã hết sức cố gắng nhưng trình độ hiểu biết có hạn, thời gian
thực tập không nhiều cho nên báo cáo thực tập của em còn nhiều khiếm khuyết.
Mong các thầy cô chỉ bảo để em rút kinh nghiệm, chuẩn bị tốt hơn cho luận văn
nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS TS Thái Bá Cẩn và các cán bộ ở
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai đã giúp em
hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin trân thành cảm ơn!
1
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
CHƯƠNG I


KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀNG MAI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HOÀNG MAI
1.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Tên đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Hoàng Mai (VietinBank Hoàng Mai).
Địa chỉ : Số 2-4 đường Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố
Hà Nội.
1.1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai là một chi
nhánh ngân hàng thương mại trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam, được thành lập theo quyết định số 269 HĐQT - NHCT1 vào ngày 6 tháng 11
năm 2006. Chi nhánh Hoàng Mai được thành lập kể từ ngày 10/11/2006, tách ra từ
Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng và chính thức đi vào
hoạt động ngày 20 tháng 01 năm 2007.
Nằm trong hệ thống của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, có quan hệ
đại lý với 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới. Là hệ thống
ngân hàng hiện đại, là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt nam, Hiệp hội các
Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội tài chính viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu
(SWIFT), Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Do đó,
Chi nhánh Hoàng Mai có rất nhiều lợi thế từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, được sử dụng các phần mềm tin học hiện
đại xuyên suốt hệ thống, đội ngũ cán bộ có trình độ cao hướng dẫn những cán bộ
mới đã giúp cho trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngày càng phát triển. Bên cạnh
những thuận lợi đó Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng
2
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
Mai gặp không ít khó khăn. Hiện tại, trụ sở làm việc phải đi thuê nên rất chật chội,
do mới thành lập được bốn năm nên hoạt động kinh doanh gặp không ít khó khăn.

Từ những lợi thế có sẵn, và biết khắc phục khó khăn Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai không ngừng phát triển về nhiều
phương diện như tổ chức cán bộ, dịch vụ, chiến lược khách hàng, không ngừng
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên, ứng dụng tin học và
công nghệ mới vào ngân hàng.
Với xu thế thuận lợi khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với các tổ chức kinh tế
lớn, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai đã dần tự
chủ trong kinh doanh, đứng vững trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi, ổn định và
phát triển. Mạng lưới, cơ cấu tổ chức của chi nhánh được cải tiến cho phù hợp với
kinh tế thị trường, phát huy và khai thác triệt để các lợi thế của mình trong mọi
hoạt động huy động vốn cũng như sử dụng vốn.
1.1.3.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
1.1.3.1.CƠ CẦU TỔ CHỨC
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai gồm 21 phòng
ban, 11 phòng giao dịch trong đó: 03 phòng giao dịch loại 1, 08 phòng giao dịch
loại 2. Đến nay Quỹ tiết kiệm số 43, 48, 65 và 68 đã chuyển đổi thành phòng giao
dịch.
Chi nhánh có một Giám đốc, hai Phó giám đốc công tác tại Chi nhánh Hoàng Mai
và 117 lao động chính thức và 18 lao động ngắn gọn công tác tại chi nhánh, các
phòng và điểm giao dịch.
3
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
Sơ đồ 01 : Sơ đồ tổ chức của NHTMCP công thương Việt Nam
chi nhánh Hoàng Mai
4
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
(Sơ đồ tổ chức NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai)
1.1.3.2.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
5
BAN GIÁM ĐỐC

KHỐI KINH DOANH KHỐI HỖ TRỢ
P.Khách hàng doanh
nghiệp
P.Khách hàng cá nhân
P.Tổ chức hành chính
P.Điện Toán
CHI NHÁNH ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
P.GIAO DỊCH
Trương Định
P.Tổng hợp
P.Quản lý rủi ro
P.Kế Toán
P.Tiền tệ Kho quỹ
P.GIAO DỊCH
Định Công
P.GIAO DỊCH
Nam Hà Nội
P.GIAO DỊCH
Tân Mai
P.GIAO DỊCH
Số 88
P.GIAO DỊCH
Số 68
P.GIAO DỊCH
Số 65
P.GIAO DỊCH
Số 48
P.GIAO DỊCH
Số 43
P.GIAO DỊCH

Số 28
P.GIAO DỊCH
Số 18
Tổ thẻ
P.Kiểm tra kiểm soát
nội bộ
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
Giám đốc ngân hàng là người đứng đầu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cấp trên. Giám đốc chịu trách
nhiệm về hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Hoàng Mai.
Giám đốc có quyền phân công, uỷ quyền cho các phó giám đốc giải quyết và
ký một số văn bản thuộc thẩm quyền của mình.
Ban giám đốc điều hành công việc theo chương trình, kế hoạch tháng, quý,
năm theo quy định của ngân hàng cấp trên.
Phó giám đốc là người trợ giúp công việc của Giám đốc, phụ trách điều hành
một số nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước
Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công.
Trưởng phòng có trách nhiệm tham mưu cho Ban lãnh đạo chỉ đạo điều hành
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về trách nhiệm của người đứng đầu phòng trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của phòng phụ trách.
Các phòng ban khác: Thực hiện chuyên môn nghiệp vụ riêng làm nhiệm vụ
tham mưu, quản lý, giám sát, điều hành và triển khai các chính sách về tiền tệ, tín
dụng của Chi nhánh theo chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên và theo định hướng của
NHNN Việt nam. Các phòng ban :
- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp
- Phòng Khách hàng Cá nhân
- Tổ thẻ

- Phòng Tổ chức hành chính
- Phòng Điện toán
- Phòng Tổng hợp
- Phòng Quản lý rủi ro
- Phòng Kế toán
6
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
- Phòng Tiền tệ kho quĩ
- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ
Và các đơn vị trực thuộc khác như phòng giao dịch, quĩ tiết kiệm có chức
năng thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng như : hoạt động huy động vốn,
cho vay vốn, thanh toán…Ngoài ra, còn cung cấp và xử lý thông tin liên quan đến
nghiệp vụ và thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin và thực hiện giao dịch cho
khách hàng, chịu trách nhiệm quản lý và xử lý yêu cầu của khách hàng.
1.1.4.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ
1.1.4.1.CHỨC NĂNG
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai là chi
nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam, hạch toán phụ
thuộc, có con dấu riêng và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của chi
nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Chi nhánh Hoàng Mai có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
ngân hàng nhằm sử dụng hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tài sản khác để thực
hiện tốt mục tiêu kinh doanh “An toàn – Hiệu quả - Hiện đại và Tăng trưởng bền
vững” và hoàn thành sứ mệnh “Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt
Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế,
nhằm nâng giá trị cuộc sống”.
1.1.4.2.NHIỆM VỤ
Huy động vốn từ tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế và
doanh nghiệp trên địa bàn bằng đồng nội tệ và ngoại tệ, từ nhận tiền gửi tiết kiệm
với nhiều hình thức như : Tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại

tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích lũy Ngoài ra, phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ. Tài trợ xuất,
nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối
với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài, cho vay tài trợ, uỷ thác và các hiệp
7
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
định tín dụng khung Thấu chi, cho vay tiêu dùng. Hùn vốn liên doanh, liên kết với
các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế Đầu tư trên thị
trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh
thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh
toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối
phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong
nước và quốc tế Chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ
nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, Chi trả
Kiều hối…
1.1.5.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
− Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai
hoạt động dưới mô hình ngân hàng chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công
thương Việt Nam.
− Được thành lập theo quyết định số 269 HĐQT – NHCT1 ngày 6
tháng 11 năm 2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam.
− Đại diện theo uỷ quyền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán.
− Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai
trực tiếp hoạt động ngân hàng theo uỷ quyền của tổng giám đốc Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam.
8
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
CHƯƠNG II
NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG – CHI NHÁNH HOÀNG MAI
2.1.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Với đặc điểm của Ngân hàng là đi vay để cho vay nên huy động vốn là một
trong những nghiệp vụ chủ yếu, quan trọng của Ngân hàng, nó là tiền đề, cơ sở
quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khi nguồn vốn huy
động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của Ngân hàng. Từ đó, Vietinbank Hoàng Mai đã chủ động, tích cực
khai thác các nguồn vốn bằng nhiều biện pháp, hình thức thích hợp mặc dù quy mô
nguồn vốn còn nhỏ nhưng đã có sự tăng trưởng ổn định.
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động từ hai nguồn chủ
yếu:
- Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình.
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế và doanh nghiệp.
Ngoài ra có Vốn đi vay là nguồn vốn được Ngân hàng đi vay của các tổ
chức tín dụng khác hoặc NHTƯ.
- Vay các TCTD khác trong trường hợp không đủ đáp ứng nhu cầu thanh
khoản.
- Vay NHTƯ dưới hình thức tái cấp vốn, vay thanh toán, vay ngắn hạn bổ
xung
9
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
Bảng 01: Kết quả huy động vốn năm 2008, 2009, 2010.
Đơn vị : Tỷ đồng
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010)
Dựa vào bảng 01 ta có thể thấy được mặc dù nguồn vốn huy động có tăng dần

qua các năm nhưng sự tăng trưởng dường như bị chậm ở năm 2009 với tỷ trọng
nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2008 là 30% giảm
nhẹ vào năm 2009 với 28,8%. Đây là hệ quả của việc lãi suất NH không
tăng, cho đến tháng 10/2009 rất ít NH dám đẩy lãi suất tiền gửi dài hạn lên
tới 10%/năm (sát mức trần 10,5%/năm của NHNN).
Để ngăn dòng tiền chảy vào chứng khoán và phá tan bức tường ngăn tiền
chảy vào ngân hàng thì trong năm 2010 các NH đã đẩy dần lãi suất lên tới 12-
13%/năm và cho tới 12/2010 thì lãi suất tiền gửi đã lên tới 14%/năm.
Ngoài ra kết hợp với một số chương trình khuyến mãi như tặng quà, tặng
tiền, tặng lãi suất, rút thăm trúng thưởng Với nỗ lực đó mà tỷ trọng nguồn vốn
huy động trong tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2010 đã tăng vọt tới 34,9%.
Bảng 02 : Tình hình huy động vốn năm 2008, 2009, 2010./.
Đơn vị : Tỷ đồng
10
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nguồn vốn kinh doanh
4595 4992 5294
Nguồn vốn huy động
1375 1426 1850
Tỷ trọng = Nguồn vốn huy động :
Tổng nguồn vốn kinh doanh x 100%
30 % 28,8 % 34,9 %
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010)
Theo số liệu bảng 2 ta thấy: tổng nguồn vốn huy động năm 2008 là 1375 tỷ
đồng, năm 2009 là 1426 tỷ đồng tăng 51 tỷ đồng (3,71%) so với năm 2008. Năm
2010 tổng nguồn vốn Chi nhánh Hoàng Mai đã huy động được là 1850 tỷ đồng
tăng 424 tỷ đồng (29,7%) so với năm 2009. Điều này cho thấy Chi nhánh Hoàng
Mai những năm qua ngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn, uy tín của
Vietinbank ngày càng nâng lên trên thị trường và dần khẳng định được thương

hiệu mới thay thế cho thương hiệu Incombank.
11
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
ST
TT
(%)
ST
TT
(%)
ST
TT
(%)
(+)/
(-)
TT
(%)
(+)/(-)
TT
(%)
1 2 3 4 5 6 7
8=4–
2
9=8 :
2
10=6-

4
11 =
10 : 4
Tổng nguồn vốn
huy động
1375 100 1426 100 1850 100 51 3,71 424 29,7
Theo loại tiền
Tiền gửi nội tệ 663 48,2 592 41,5 386 20,9 -71 -10,71 -206 -34,8
Tiền gửi ngoại tệ 712 51,8 834 58,5 1464 79,1 122 17,13 630 75,5
Theo đối tượng
Tiền gửi của dân cư 970 70,5 1180 82,7 1200 64,9 210 21,6 20 1,69
Tiền gửi của TCKT 350 25,5 201
14,
1
577 31,2 - 105 - 0,3 376 187
Kỳ phiếu 55 4 45 3,2 73 3,9 - 10 - 18,2 28 62,2
Theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 356 25,9 223
15,
6
426 23,02 - 133 - 37,4 203 91,03
Kỳ hạn dưới 12 tháng 578 42 788 55,3 873 47,2 210 36,3 85 10,79
Kỳ hạn trên 12 tháng 441
32,
1
415 29,1 551 29,78 - 26 - 5,9 136 32,77
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
Khi giá vàng và USD trên thị trường liên tục tăng, sự biến động này là bất
thường, chủ yếu do yếu tố tâm lý đầu cơ tích trữ USD. Chính vì lãi suất tiền gửi
ngoại tệ cao sẽ tạo chỗ trũng cho việc đầu tư, đầu cơ găm giữ USD từ

khu vực dân cư và doanh nghiệp. Kết hợp với chỉ số lạm phát cũng đang ở
mức cao dẫn tới lượng tiền gửi nội tệ liên tục giảm từ năm 2008 đến năm
2010.
Nhìn vào Bảng 1 ta thấy năm 2008 tiền gửi nội tệ là 663 tỷ đồng chiếm
tỷ trọng là 48,2%. Năm 2009 đạt 592 tỷ chiếm tỷ trọng 41,5% giảm 71 tỷ
đồng (10,71%) so với năm 2008. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá
giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng nhưng với thực tế là tiền gửi ngoại tế quá cao
khoảng trên dưới 5%/năm đối với USD so với lãi suất tiền gửi VND khoảng
12%/năm thì lượng tiền gửi nội tệ năm 2010 vẫn tiếp tục giảm xuống còn
389 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20,9% giảm 206 tỷ đồng (34,8%) so với năm
2009.
Theo đó tiền gửi ngoại tệ tăng mạnh từ 712 tỷ đồng năm 2008 tăng
112 tỷ đồng (17,13%) ở năm 2009 và tiếp tục tăng vọt thêm 630 tỷ đồng
(75,5%) trong năm 2010.
Trong cơ cấu vốn của Chi nhánh Hoàng Mai chủ yếu là tiền gửi của khách
hàng dân cư, tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và biến
động không liên tục, phức tạp. Theo như phân tích ở trên thì dòng tiền
chảy vào chứng khoán mạnh nên lượng tiền huy động được từ khách hàng
dân cư có tăng nhưng ít còn tiền gửi huy động từ doanh nghiệp và các tổ
chức kinh tế thì giảm 105 tỷ đồng ở năm 2009 so với năm 2008, xuống
mức 201 tỷ đồng chiếm tỷ trọng tương đối thấp 14,1%.
Thị trường chứng khoán là một thị trường hết sức nhạy cảm với những biến
động của chính sách, tỷ giá nên tình hình trên được cải thiện ngay ở năm 2010 khi
có những động thái từ Chính phủ và NHNN, lượng tiền huy động được từ doanh
nghiệp đã ở mức 557 tỷ đồng, tăng 376 tỷ đồng so với năm 2009. Như ta cũng
12
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
thấy, kênh huy động từ kỳ phiếu chiếm tỷ trọng rất nhỏ cũng chịu ảnh
hưởng trên và biến động bất thường như kênh huy động từ doanh nghiệp,

TCKT.
Qua đó nhận ra rằng công tác quản lý tiền gửi dân cư được Chi nhánh Hoàng
Mai thực hiện thường xuyên thông qua công các kiểm tra với nhiều hình thức, kịp
thời chỉ đạo các quỹ tiết kiệm thực hiện đúng quy trình, chế độ nghiệp vụ, khắc
phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư, nâng cao uy
tín của ngân hàng với khách hàng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của ngân hàng, nó mang lại thu
nhập lớn nhất cho ngân hàng. Do đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam –
Chi nhánh Hoàng Mai có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô gắn liền với nâng
cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro.
2. 2.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là hoạt
động mang tính chất sống còn của bất cứ Ngân hàng nào. Trong những năm vừa
qua, mặc dù gặp phải những khó khăn không nhỏ, nhưng với nỗ lực trong hoạt
động kinh doanh của mình, Chi nhánh Hoàng Mai đã đạt được nhiều thành tích
đáng khích lệ.
Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng là nghiệp vụ tín dụng còn các nghiệp
vụ khác như mua bán kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán….chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ. Do đó, Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Hoàng Mai đã có
nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng cho vay,
đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro.
13
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
Bảng 03: Tình hình cho vay năm 2008, 2009, 2010./.
Đơn vị : Tỷ đồng
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010)
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến 31/12/2009 đạt 2050 tỷ đồng, tăng
559 tỷ đồng, tương đương tăng 37,49% so với 31/12/2008. Đến năm 2010 thì tăng
nhẹ 57 tỷ đồng, tương đương 2,78% so với cùng kỳ năm 2009.
14

Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
ST
TT
(%)
ST
TT
(%)
ST
TT
(%)
(+)/
(-)
TT
(%)
(+)/
(-)
TT
(%)
1 2 3 4 5 6 7
8
=4-2
9
=8:2
10
=6-4

11
=10:4
Tổng dư nợ cho
vay
1491 100 2050 100 2107 100 559
37,4
9
57 2,78
Theo loại tiền
Dư nợ nội tệ
1.14
1
76,5 1.265 61,3 1.428 67,8 115 10,8 172 13,69
Dư nợ ngoại tệ
350 23,5 794 38,7 679 32,2 444
126,
8
- 115 - 14,48
Theo thành
phần kinh tế
Doanh nghiệp
quốc doanh
358 24 368 17,95 412 19,55 10 2,79 44 11,96
Doanh nghiệp
ngoài quốc
doanh
951
63,
8
1.15

0
56,05 1.250
59,3
3
199 20,92 100 8,69
Tư nhân, cá thể
182 12,2 532 26 445 21,12 350
192,
3
- 87 -16,35
Theo kỳ hạn
Dư nợ ngắn hạn
923
61,
9
1.15
0
56,1
1.09
3
51,9 227 24,59 - 57 - 4,97
Dư nợ trung hạn
262
17,
6
429 20,9 325 15,4 167
63,7
4
- 104 - 24,24
Dư nợ dài hạn

306 20,5 471 23 689 32,7 165 53,92 218 46,28
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
Dư nợ nội tệ năm 2009 là 1265 tỷ đồng, tăng 115 tỷ đồng, tương ứng với 10,8% so
với năm 2008. Năm 2010 dư nợ nội tệ đạt 1428 tỷ đồng, tăng 172 tỷ đồng, tương
ứng với 13,69%. Điều này cho thấy công tác tín dụng và các chính sách khuyến
khích vay vốn tiêu dùng, vay vốn kinh doanh tỏ ra khá hiệu quả.
Dư nợ ngoại tệ năm 2009 là 794 tỷ đồng, tăng 444 tỷ đồng, tương ứng với
126,8% so với năm 2008. Diễn biến bất thường này là do hệ quả của tỷ giá
VND/USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và trên thị trường chợ đen tăng
cao, kết hợp với một số nguyên nhân khác như: tâm lý kỳ vọng, giá vàng trong
nước chênh lệch cao hơn giá thế giới, nhu cầu ngoại tệ thanh toán tiền hàng xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp tăng cao vào dịp cuối năm. Tuy nhiên tình hình này
không kéo dài quá, năm 2010 dư nợ ngoại tệ là 679 tỷ đồng, giảm 115 tỷ đồng,
tương ứng mức giảm 14,48% so với năm 2009.
Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế thì doanh nghiệp quốc doanh
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do tâm lý e ngại doanh
nghiệp quốc doanh của phần đa Ngân hàng, bởi vì doanh nghiệp quốc doanh có
nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nhờ vốn vay Ngân hàng và vốn chiếm dụng, có
cơ cấu tài chính không hợp lý dễ phát sinh rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ phải trả
cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu gây ra tình trạng thanh khoản thấp.
Cụ thể, dư nợ doanh nghiệp quốc doanh năm 2009 là 368 tỷ đồng, tăng 10 tỷ
đồng, tương ứng 2,79% so với năm 2008. Trong khi đó, dư nợ doanh nghiệp ngoài
quốc doanh năm 2009 là 1150 tỷ đồng, tăng 199 tỷ đồng, tương ứng với 20,92% so
với năm 2008.
Đến năm 2010 với những nỗ lực cải thiện tâm lý trên của Ngân hàng và thúc
đẩy cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh là 412 tỷ đồng,
tăng 44 tỷ đồng, tương ứng với 11,96% so với năm 2009. Dư nợ cho vay doanh
nghiệp ngoài quốc doanh vẫn tăng trong năm 2010 với 1250 tỷ đồng, tăng 100 tỷ
đồng, tương ứng với 8,69% so với năm 2009.
Ngoài ra, kênh cho vay tư nhân, cá thể chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng biến động

bất thường chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố tâm lý và kỳ vọng. Năm 2009 dư nợ
cho vay tư nhân, cá thể tăng vọt lên 532 tỷ đồng, tăng 350 tỷ đồng, tương ứng
15
Bỏo cỏo thc tp Sinh viờn: Trng Yờn
192,3% so vi nm 2008. Nhng n nm 2010 thỡ b chng li do lói sut cho vay
ca Ngõn hng quỏ cao, cú Ngõn hng nõng lờn ti 26%/nm (bng 371,4% so vi
lói sut c bn). C th, d n cho vay t nhõn, cỏ th nm 2010 l 445 t ng,
gim 87 t ng, tng ng vi mc gim 16,35% so vi nm 2009.
Khi tỡnh hỡnh kinh t n nm 2010 dn n nh, Chi nhỏnh Hong Mai cng
tng cng, n lc trong cụng tỏc m bo an ton vn cho vay m c cu cho vay
dn chuyn sang cho vay di hn. C th, d n di hn nm 2010 l 689 t ng,
tng 218 t ng, tng ng 46,28% so vi nm 2009.
T bn trờn ta thy, d n ngn hn, trung hn tng vo nm 2009 khi nn
kinh t cha c n nh, ngõn hng tp trung vo cho vay ngn hn v trung hn
tng kh nng m bo an ton vn so vi di hn. D n ngn hn nm 2009 l
1150 t ng, tng 227 t ng, tng ng 24,49% so vi nm 2008. D n trung
hn nm 2009 l 429 t ng, tng 167 t ng, tng ng 63,74% so vi nm
2008.
2.3.CC HOT NG KINH DOANH KHC
2.3.1.HOT NG THANH TON
c trang b thit b, mỏy múc tiờn tin, ng dng cụng ngh thụng tin v
cú mng li liờn kt cht ch to nim tin v s thun li cho khỏch hng. Nh ú
m doanh s t hot ng thanh toỏn tng ỏng k t nm 2009 n nm 2010
Trong ú, thu chi h gia cỏc t chc tớn dng l 35,413 t ng nm 2009 lờn
55,315 t ng nm 2010. Thanh toỏn gia cỏc t chc tớn dng l 22,917 t ng
nm 2007 lờn 43,514 t ng nm 2010.
2.3.2.HOT NG TIN T KHO QU
Doanh số thu tiền mặt năm 20010 đạt 5.455 tỷ đồng, giảm 75 tỷ đồng tơng đ-
ơng 1,36 % so với năm 2009.
Doanh số chi tiền mặt năm 2010 đạt 5.241 tỷ đồng giảm 1,45 % so với năm

2006. Bội thu tiền mặt năm 2009 chỉ đạt 214 tỷ đồng trong khi năm 2008 đạt 340
tỷ đồng.
Trả tiền thừa cho khách hàng năm 2010 là 68 món, năm 2009 là 70 món.
16
Bỏo cỏo thc tp Sinh viờn: Trng Yờn
Công tác tiền tệ kho quỹ của ngân hàng đợc quản lý chặt chẽ, đáp ứng tốt nhu
cầu về tiền mặt của khách hàng, đảm bảo an toàn kho quỹ tuyệt đối, chấp hành
nghiêm quy trình nghiệp vụ.
2.3.3.CC HOT NG DCH V KHC
Tuy khụng phi l hot ng chớnh ca ngõn hng nhng cỏc hot ng ny
mang li doanh thu khụng nh cho ngõn hng bờn cch ú cỏc hot ng ny to
s thun tin trong kinh doanh cho khỏch hng nh: thu t nghip v bo lónh
tng t 294 t ng nm 2009 lờn 402 t ng nm 2010. Thu t dch v ngõn
qu tng t 134 t ng nm 2009 lờn 258 t ng nm 2010. Thu t kinh doanh
ngoi t tng t 1,402 t ng lờn 1,548 t ng nm 2010
2.4.TèNH HèNH QUN Lí V PHềNG NGA RI RO
Bng 04: Tỡnh hỡnh n quỏ hn 2008, 2009, 2010./.
n v : T ng
Ch tiờu
Nm 2008 Nm 2009 Nm 2010
So sỏnh
2009/2008
So sỏnh
2010/2009
ST
TT
(%)
ST
TT
(%)

ST
TT
(%)
(+)/
(-)
TT
(%)
(+)/
(-)
TT
(%)
1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9=8:2
10=6-
4
11=10:4
Tng d n 1491 100 2050 100 2107 100 559 37,5 57 2,78
D n quỏ hn 18,6 1,25 39,2 1,9 20,1 0,95 20,6 110,75 -19,1 -48,7
T l n quỏ hn /
Tng d n
1,25 1,9 0.95 0,65 -0.95
(Ngun : Bỏo cỏo thng niờn nm 2008, 2009, 2010)
T bng trờn cho thy vic qun lý n ca NH TMCP Cụng Thng Vit
Nam Chi nhỏnh Hong Mai cú nhiu chuyn bin tớch cc. D n quỏ hn nm
2008 l 18,6 t ng chim t trng 1,25%, nm 2009 l 39,2 t ng chim t
trng 1,9%. Xột thy c cu t l n quỏ hn trờn tng d n nh vy l cú tng
nhng khụng ỏng k. n nm 2010 ó gim xung l 20,1 t ng, chim t
trng 0,95%. Nm 2010 ỏnh du chuyn bin tớch cc ny vi t l n quỏ hn
trờn tng d n gim 0,95%.
Kt qu trờn õy hon ton nh n lc ca Chi nhỏnh Hong Mai trong cụng tỏc
thu hi n v chớnh sỏch cng c bc tng an ninh ti chớnh ca Ngõn hng TMCP

17
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
Công Thương Việt Nam như: tháng 10/2010 đã tăng vốn điều lệ lên 15.000 tỷ đồng,
từ đó bổ sung vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu….
2.5.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bảng 05: Kết quả hoạt động kinh doanh 2008, 2009, 2010
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
ST ST ST (+)/(-) TT(%) (+)/(-) TT(%)
Tổng thu 108,16 125,03 139,01 16,97 15,7 13,98 11,18
Tổng chi 85,05 90,29 75.34, 5,24 6,16 -14,95 -16,6
Lợi
nhuận
23,11 34,74 63,67 11,63 50,3 28,93 83,3
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010)
Qua bảng 05 ta thấy doanh thu các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước,
cụ thể năm 2009 tăng 15,7% so với năm 2008 tương ứng là 16,97 tỷ đồng so với
năm 2008. Tổng thu năm 2010 đạt 139,01 tỷ đồng, tăng 13,98 tỷ đồng, tương
đương với mức tăng là 11,18% so với năm 2009.
Tổng chi phí năm 2009 tăng 6,16% tương ứng với 5,24 tỷ đồng so với năm
2008. Năm 2010 tổng doanh thu tăng lên và tổng chi phí giảm xuống còn 75,34 tỷ
đồng tương ứng với giảm 16,6% so với năm 2009.
Nhìn chung trên bảng chênh lệch thu – chi đã phản ánh tình hình kinh doanh
của Ngân hàng khá ổn định.
2.6.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.6.1.THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau bốn năm thành lập, tổng nguồn vốn huy động đã tăng đều qua các năm, chứng
tỏ hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt
1850 tỷ đồng, tăng 424 tỷ đồng so với năm 2009. Chi nhánh Hoàng Mai không
ngừng triển khai công tác khai thác, tiếp thị thu hút nguồn vốn, thường xuyên bám
sát thị trường, thực hiện nhiều giải pháp, chính sách huy động vốn linh hoạt, năng
động, đưa ra các sản phẩm, dịch vụ đa dạng để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng
khách hàng.
18
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng theo nguyên tắc tăng trưởng an toàn và hiệu
quả. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay năm 2009 đạt 2050 tỷ đồng, tăng 559 tỷ đồng
tương đương với mức tăng 37,49% và còn tiếp tục tăng trong năm 2010. Tìm kiếm,
tiếp cận khách hàng có tiềm lực tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ.
Cung cấp các dịch vụ trọn gói có đặc tính phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Với tình hình kinh doanh có hiệu quả như vậy, lợi nhuận năm 2010 đạt 63,67 tỷ
đồng, tăng 83,3% so với năm 2009.
2.6.2.HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC
Nhìn chung giai đoạn 2008 – 2010 Chi nhánh Hoàng Mai kinh doanh có hiệu quả
nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đó là:
- Nguồn vốn vẫn còn nhỏ và cơ cấu huy động vốn của kênh TCKT và Doanh
nghiệp chưa được hiệu quả. Đây là một kênh hết sức tiềm năng, tổ chức rà soát
đánh giá lại thị trường, tăng cường công tác tín dụng cho kênh huy động vốn này.
- Cơ cấu huy động và cho vay của đồng nội tệ và ngoại tệ chênh lệch lớn, ảnh
hưởng đến tâm lý khách hàng. Cần có biện pháp như cắt giảm lãi suất huy động
đồng ngoại tệ và tăng cường chính sách, dịch vụ, chương trình khuyến mãi để thu
hút nguồn vốn đồng nội tệ, giúp cân bằng cơ cấu nguồn vốn, góp phần giảm bớt
sức nóng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Hệ thống máy ATM của Ngân hàng cần bảo được bảo trì, giữ vững sự tin tưởng
tuyệt đối của khách hàng với sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

- Bộ phận phát triển nghiệp vụ thẻ của ngân hàng còn nhiều bất cập về số lượng và
chất lượng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp, còn nhiều thiếu sót.
19
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
2.6.3.NGUYÊN NHÂN
2.6.3.1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, ảnh hưởng
không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam và dẫn đến tình trạng biến động trong cơ cấu
nguồn vốn của Ngân hàng.
Cho đến nay, chính sách của Nhà nước và các văn bản của các ngành chư a
đồng bộ và chưa phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Các văn bản quy định
của ngành ngân hàng cho các nghiệp vụ chưa đáp ứng đầy đủ.
Trong thời kỳ mở cửa, lợi dụng kẽ hở của hành lang pháp lý và cán bộ kém
năng lực, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, vay vốn Ngân hàng sử dụng sai mục đích,
đồng thời không trả nợ được.
Sự cạnh tranh của các Ngân hàng diễn ra hết sức gay gắt.
Khi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, không ít hacker tấn công
vào thẻ tín dụng đánh cắp thông tin, gây tổn thất cho chủ thẻ và từ đó dẫn đến sự
mất lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng.
2.6.3.2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
Những chính sách của Ngân hàng nhằm cải thiện tình hình biến động về cơ
cấu nguồn vốn của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, chỉ góp phần giảm bớt ảnh
hưởng của tình trạng trên.
Công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ tín dụng còn khắt khe chưa có đánh giá
sát thực về khách hàng và linh hoạt trong quá trình cấp tín dụng khiến nhiều khách
hàng có tâm lý ngại đến Ngân hàng xin vay vốn, mà chấp nhận vay nóng ở ngoài
với lãi suất cao cho nhanh.
Công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ chưa thật sự chuyên nghiệp,
20

Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
3.1.KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HOÀNG MAI
Tăng cường tổ chức các khoa học ngắn hạn, các lớp huấn luyện về thẩm
định dự án đầu tư, tổ chức trao đổi kinh nghiệm với cá đối tác ngân hàng khác
trong và ngoài nước, bên cạnh đó tổ chức đào tạo trên các lĩnh vực chuyên môn
khác, có những buổi trao đổi kinh nghiệm về các ngành nghề đặc thù.
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái cần tăng cường hoạt động của bộ phận phòng
ngừa rủi ro, đẩy mạnh về nghiệp vụ và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro.
Tăng cường nhân sự cho Tổ thẻ, chăm sóc khách hàng, bảo trì bảo dưỡng
máy ATM.
3.2.KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ TRƯỜNG
Theo em, vấn đề cho sinh viên đi thực tập thực tế cần xem xét lại về thời
gian. Nên tránh thời điểm Tết Nguyên Đán vì đây là thời điểm các Ngân hàng
rất bận rộn sẽ không có thời gian hướng dẫn sinh viên một cách tận tình và tránh
tâm lý nghỉ Tết của sinh viên.
Ngoài ra tránh gián đoạn thời gian cho sinh viên khi nghỉ tết. Thời điểm
ngoài Tết, theo phong tục, tín ngưỡng thì mọi người nghỉ để đi Lễ đầu năm, nên
tình trạng sinh viên bị gián đoạn khoảng 2 tuần lễ là khó tránh khỏi.
Về vấn đề cấp giấy giới thiệu thực tập, có thể ban hành Mẫu chung, sinh
viên có thể tự kê khai thông tin và lấy dấu Nhà trường. Tránh tình trạng như bản
thân em khi gặp rắc rối trong việc tự liên hệ thực tập, đến trường xin đổi giấy
giới thiệu thực tập cũng gặp phải một số khó khăn khi cán bộ thường trực tại
VP-Khoa đi vắng.
Em rất mong nhà trường sẽ có kế hoạch thực tập cho sinh viên các khóa
sau phù hợp hơn.
21
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên

KẾT LUẬN
Thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Hoàng Mai đã giúp em thấy được quy trình làm việc của một cán bộ trong ngân
hàng. Các cán bộ làm việc luôn tuân theo một trình tự, quy trình nhất định và tuân
thủ nghiêm ngặt đúng với quy định của pháp lý, thái độ làm việc nghiêm túc và
thân thiện. Qua sự quan sát trong quá trình thực tập em nhận thấy Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai kinh doanh khá thành
công, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam. Được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo PGS.TS
Thái Bá Cẩn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong ngân hàng giúp em có
cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của Ngân hàng và hiểu rõ hơn những lý
luận mình được trang bị trong nhà trường. Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng bài
báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai xót. Vì vậy, em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các cô, chú, anh chị đang công
tác tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai để em
có thể rút kinh nghiệm trong Luận Văn Tốt Nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới Thầy Thái Bá Cẩn và các cô chú, anh chị cán bộ trong Chi nhánh
Hoàng Mai đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp cho em những số liệu cần
thiết trong quá trình thực tập giúp em hoàn thành bài Báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
22
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
MỤC LỤC
Báo cáo thực tập Sinh viên: Đỗ Trường Yên
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

×