- i -
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG KHOÁN 3
1.1.1. Những vấn đề chung về chứng khoán 3
1.1.1.1. Khái niệm: 3
1.1.1.2. Đặc điểm: 3
1.1.1.3. Phân loại chứng khoán: 3
1.1.2. Cổ phiếu. 3
1.1.2.1. Khái niệm. 3
1.1.2.2. Đặc điểm cổ phiếu 3
1.1.2.3. Một số thuật ngữ về cổ phiếu 4
1.1.2.4. Các loại cổ phiếu 4
1.1.2.5. Giá cổ phiếu 4
1.1.3. Trái phiếu 5
1.1.3.1. Khái niệm: 5
1.1.3.2. Đặc điểm trái phiếu: 5
1.1.3.3. Các loại trái phiếu: 5
1.1.4. Chứng khoán phái sinh 6
1.1.4.1. Quyền tiên mãi (Right certificate) 6
1.1.4.2. Chứng quyền (Warrant) 6
1.1.4.3. Quyền lựa chọn (Option) 7
1.2. Khái quát chung về thị trường chứng khoán 7
1.2.1. Khái niệm và cơ cấu của thị trường chứng khoán 7
- ii -
1.2.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán 7
1.2.1.2 .Cơ cấu của thị trường chứng khoán. 7
1.2.2. Phân loại thị trường chứng khoán. 8
1.2.2.1. Căn cứ vào phương thức hoạt động có thể chia thành: 8
1.2.2.2. Căn cứ vào công cụ lưu thông 8
1.2.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 8
1.3. Sở giao dịch chứng khoán 9
1.3.1. Khái niệm: 9
1.3.2. Thành viên: 9
1.3.3. Nguyên tắc hoạt động: 9
1.4. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 9
1.4.1. Khái niệm: 9
1.4.2. Các nghiệp vụ cơ bản: 9
1.4.3. Bộ máy tổ chức theo lý thuyết 10
1.5. TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH 10
1.5.1. Cách thức mua bán chứng khoán: 10
1.5.2.Các quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại TTGDCK 10
1.5.3. Những quy định về giao dịch chứng khoán niêm yết tại TTGDCK. 11
1.5.3.1. Thời gian giao dịch. 11
1.5.3.2. Phương thức giao dịch 11
1.5.3.3. Nguyên tắc khớp lệnh 12
1.5.3.4. Sửa và hủy lệnh 15
1.5.3.5. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá: 16
15.3.6. Xác định giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết 18
1.5.3.7. Các loại lệnh giao dịch 18
1.5.3.8. Sửa hủy lệnh đối với giao dịch khớp lệnh 23
1.5.3.9.Giao dịch thoả thuận 23
1.5.3.10. Một số giao dịch đặc biệt 23
1.5.3.11. Các giao dịch và hành vi bị cấm 23
- iii -
1.6. ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO DỊCH TỚI DOANH THU CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN 24
1.7. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 27
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY. 27
2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 27
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HASECO 28
2.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HASECO 30
2.3.1 Chức năng của HASECO 30
2.3.1.1. Môi giới chứng khoán: 30
2.3.1.2. Tự doanh chứng khoán: 30
2.3.1.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 31
2.3.1.4. Tư vấn đầu tư: 31
2.3.1.5. Quản lý danh mục đầu tư 32
2.3.2. Nhiệm vụ của HASECO. 34
2.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA HASECO 34
2.4.1 Thuận lợi: 34
2.4.2. Khó khăn 38
B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 39
2.1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HASECO 39
2.1.1 Môi trường vĩ mô 39
2.1.1.1. Môi trường kinh tế 39
2.1.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp: 42
2.1.2. Môi trường vi mô 44
2.1.2.1. Môi trường đối thủ cạnh tranh: 44
2.1.2.2. Khách hàng: 45
2.1.3. Nhân tố thuộc về công ty 45
2.1.3.1. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: 45
2.1.3.2. Văn hoá doanh nghiệp: 46
2.2. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HASECO 47
- iv -
2.2.1. Quản trị rủi ro 47
2.2.1.1 Rủi ro về kinh tế: 47
2.2.1.2. Rủi ro về luật pháp. 48
2.2.1.3. Rủi ro đặc thù 49
2.2.1.4. Rủi ro đối với các tổ chức phi ngân hàng 50
2.2.1.5. Rủi ro thị trường 51
2.2.2. Quản trị chiến lược: 52
2.2.3. Quản trị công nghệ 58
2.2.4. Quản trị nhân sự 59
2.2.5. Quản trị marketing 61
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG 61
2.3.1. Đánh giá chung 61
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của HASECO 64
2.3.3. Phân tích tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của HASECO 70
C. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CỦA HAESCO 75
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG: 75
2.1.1. Môi trường vĩ mô 75
2.1.1.1. Chính sách kinh tế, chính trị: 75
2.1.1.2. Khoa học công nghệ: 76
2.1.1.3. Nhận thức của người dân về chứng khoán: 77
2.1.1.4. Thời gian thực hiện giao dịch: 78
2.1.2. Môi trường vi mô: 78
2.1.2.1. Khách hàng 78
2.1.2.2. Vấn đề con người trong công ty chứng khoán: 78
2.1.3. Các nhân tố thuộc về công ty 79
2.1.3.1. Chính sách hỗ trợ giao dịch: 79
2.1.3.2. Thủ tục mở tài khoản tại công ty: 80
2.1.3.3. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: 80
2.2. NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG GIAO DỊCH TẠI CÔNG TY 80
- v -
2.2.1 Nghiên cứu quy trình giao dịch 80
2.2.1.1. Nghiên cứu quy trình mở tài khoản giao dịch tại công ty: 80
2.2.1.2. Nghiên cứu quy trình nhận lệnh và nhập lệnh tại công ty. 81
2.2.1.3. Nghiên cứu quy trình giao dịch sau khớp lệnh 82
2.2.2. Phân tích, đánh giá kết quả hoạt giao dịch: 82
D. THÀNH TÍCH, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN 84
2.1. THÀNH TÍCH: 84
2.1.1. Thành tích toàn công ty 84
2.1.2. Thành tích hoạt động giao dịch: 84
2.2. HẠN CHẾ: 85
2.3. NGUYÊN NHÂN 85
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO DỊCH TẠI CÔNG
TY CHỨNG KHOÁN HẢI PHÒNG 86
3.1. GIẢI PHÁP PHẦN MỀM GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN 86
3.1.1. Lý do đưa ra giải pháp: 86
3.1.2. Nội dung giải pháp: 87
3.2. GIẢI PHÁP CHO VAY CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN 90
3.2.1. Lý do đưa ra giải pháp 90
3.2.2. Nội dung giải pháp 91
3.2.2.1. Giới thiệu về dịch vụ 91
3.2.2.2 Lợi ích cho NĐT 91
3.2.2.3. Điều kiện để sử dụng dịch vụ 91
3.2.2.4. Thủ tục vay 91
3.2.2.5. Các điểm nhà đầu tư cần lưu ý 92
3.3. GIẢI PHÁP CHO VAY MUA CHỨNG KHOÁN 93
3.3.1. Lý do đưa ra giải pháp. 93
3.3.2. Nội dung giải pháp 93
3.3.2.1. Giới thiệu về dịch vụ 93
3.3.2.2. Lợi ích cho nhà đầu tư 94
3.3.2.3 Điều kiện sử dụng dịch vụ 94
- vi -
3.3.2.4. Thủ tục vay 94
3.3.2.5. Một số điểm nhà đầu tư cần lưu ý 94
3.4. So sánh các giải pháp 95
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI UBCK NN 95
3.5.1. Chuẩn hóa công nghệ để thực hiện kịp lộ trình giao dịch không sàn 95
3.5.2. Cải tiến quy trình thanh toán, khắc phục nhược điểm của T + 3 97
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
- vii -
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ví dụ về khớp lệnh định kỳ 13
Bảng 1.2. Ví dụ về khớp lệnh liên tục 14
Bảng 1.3. Bảng đơn vị yết giá 16
Bảng 1.4. Ví dụ về lệnh giới hạn 19
Bảng 1.5. Ví dụ về lệnh MP 21
Bảng 1.6. Ví dụ về lệnh ATO 22
Bảng 2.1. Danh sách cổ đông sáng lập tại thời điểm thành lập HASECO: 35
Bảng 2.2. Danh sách cổ đông sáng lập tại thời điểm 30/9/2006: 35
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn điều lệ theo loại hình tổ chức: 36
Bảng 2.4. Cơ cấu vốn điều lệ theo quan hệ với HASECO 36
Bảng 2.5. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 2007-2009 53
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động tại thời điểm 01/03/2007 60
Bảng 2.7. Bảng cân đối kế toán các năm 2005 và 2006 64
Bảng 2.8. Kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2006 66
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu so sánh kết quả kinh doanh HASECO, SSI, BVSC 70
Bảng 2.10. Số dư Nợ phải trả của HASECO tại thời điểm 31/12/2005 70
Bảng 2.11. Số dư Nợ phải trả của HASECO tại thời điểm 31/12/2006 71
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp 71
Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu tài chính 2005-2006 72
Bảng 2.14. Chi tiết tài sản cố định của HASECO 74
Bảng 2.15. Tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá qua các năm 75
Bảng 2.16. Chi tiết thu nhập năm 2004 - 2006 82
Bảng 2.17. Tỷ lệ doanh thu môi giới trong tổng doanh thu 82
Bảng 3. So sánh các giải pháp 95
- viii -
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cở cấu tổ chức của HASECO 29
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quản lý danh mục đầu tư 32
Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh năm 2004 - 2006 66
Biểu đồ 2.2: Tài khoản để dành của Việt Nam (tỉ USD) 76
- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu khóa luận
Trên thế giới, chứng khoán đã có hàng trăm năm phát triển và trưởng thành
với công nghệ cao và nhận thức của người dân về chứng khoán như là một vấn đề
đã trở nên phổ thông. Ở Việt Nam, chứng khoán vẫn còn khá mới mẻ với 7 năm xây
dựng và phát triển. Mặc dù vậy, sự gia tăng về số lượng nhà đầu tư (NĐT), lượng
vốn đổ vào lĩnh vực chứng khoán càng lớn và sự mọc lên như nấm của các công ty
chứng khoán đã làm dấy lên cơn sốt chứng khoán ở Việt Nam. Sự phát triển quá
mức đối với điều kiện vật chất - cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý sẽ gây nguy hiểm
cho thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Chủ thể tham gia chứng khoán đầu tiên bị ảnh hưởng chính là các công ty chứng
khoán.Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng là một công ty còn non trẻ, với hơn
3 năm hoạt động. Để tồn tại và phát triển vững mạnh công ty phải không ngừng cố
gắng và hoàn thiện mình. Đồng thời, công ty phải đi tắt đón đầu công nghệ tiên tiến
đang được áp dụng trên thế giới. Để làm được điều này thì công ty chứng khoán Hải
Phòng cần có những ý tưởng mang tính chất sáng tạo và đột phá để tạo nên sự thay
đổi về chất của công ty. Những ý tưởng này vừa có nhiệm vụ cải thiện tình hình
kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng nói riêng và thị trường
chứng khoán Việt Nam nói chung. Xuất phát từ sự cần thiết đó, được sự đồng ý của
Nhà trường, Khoa Kinh Tế và ban lãnh đạo công ty, em xin nghiên cứu đề tài ‘‘Một
số giải pháp năng cao hiệu quả giao dịch của công ty cổ phần chứng khoán Hải
Phòng’’.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chứng khoán, thị trường chứng khoán, phương thức giao dịch chứng
khoán và một số vấn đề liên quan đến chứng khoán ở Việt Nam ;
Nghiên cứu hệ thống giao dịch của Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Ph òng,
các chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Từ đó em đề xuất một số giải pháp cho gi ao dịch tại công ty chứng khoá n Hải
Phòng để hoạt động giao dịch đạt hiệu quả cao hơn.
- 2 -
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp, phân tích,
thống kê các tài liệu, thông tin thu thập và phương pháp phỏng vấn, điều tra trực
tiếp.
4. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận bao gồm ba chương :
Chương 1 : Phương pháp luận về chứng khoán.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động tại công ty cổ phần chứng khoán Hải
Phòng.
Chương 3 : một số giải pháp nâng cao hiệu quả giao dịch tại công ty chứng
khoán Hải Phòng.
Với thời gian thực tập không dài, khóa luận này không thể đưa ra được tất cả
những giải pháp cho tất cả các bộ phận. Mà chỉ đưa ra những giải pháp cơ bản nhất
cho bộ phận môi giới công ty.
Để khóa luận này thêm hoàn chỉnh, em mong nhận được ý kiến đóng góp của
quý thầy cô và các anh chị trong công ty chứng khoán Hải Phòng.
- 3 -
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Những vấn đề chung về chứng khoán
1.1.1.1. Khái niệm:
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành.
1.1.1.2. Đặc điểm:
Chứng khoán có nhiều đặc điểm khác nhau tuỳ vào quan điểm của các nhà
kinh tế. Trong đó có 4 đặc điểm chung nhất, nổi bật nhất là: Chứng khoán có mệnh
giá; chứng khoán có khả năng sinh lời; chứng khoán có tính rủi ro; chứng khoán có
tính thanh khoản.
1.1.1.3. Phân loại chứng khoán:
Có nhiều cách phân loại chứng khoán phụ thuộc vào các chỉ tiêu khác nhau.
Ví dụ:
a. Căn cứ chủ thể phát hành chứng khoán người ta chia làm 2 loại: Chứng
khoán nhà nước và chứng khoán công ty
b. Căn cứ quan hệ giữa người sở hữu và người phát hành chia ra làm 2 loại:
Chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.
c. Căn cứ tính chất ổn định của thu nhập từ chứng khoán chia làm 2 loại:
Chứng khoán có thu nhập ổn định và chứng khoán có thu nhập không ổn định
1.1.2. Cổ phiếu.
1.1.2.1. Khái niệm.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc
bút toán ghi sổ, xác nhận số vốn góp, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể để sở
hữu đối với vốn hoặc tài sản của công ty cổ phần.
1.1.2.2. Đặc điểm cổ phiếu.
Cổ phiếu có ba đặc điểm chính là:là chứng khoán vốn có mệnh giá; không
quy định lãi suất; là chứng khoán vĩnh viễn.
- 4 -
1.1.2.3. Một số thuật ngữ về cổ phiếu
Cổ phiếu được phép phát hành: Là cổ phiếu được cơ quan có thẩm quyền cho
phép phát hành.
Cổ phiếu đã phát hành: Được tính bằng cổ phiếu được phép phát hành – cổ
phiếu chưa phát hành.
Cổ phiếu quỹ: Là cổ phiếu đã phát hành và được chính công ty cổ phần đó
mua lại.
Cổ phiếu đang lưu hành: Được tính bắng cổ phiếu đã phát hành – cổ phiếu quỹ.
1.1.2.4. Các loại cổ phiếu.
a. Cổ phiếu ưu đãi:
Được ưu tiên phân chia cổ tức trước cổ phiếu thường.
Được ưu tiên phân chia phần tài sản còn lại khi thanh lý công ty.
Không có quyền biểu quyết.
b. Cổ phiếu thông thường:
Cổ tức của cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, do đó không cố định.
Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá
trị còn lại của tài sản thanh lý.
Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy đặc biệt là trên thị trường thứ cấp do
nhiều nhân tố, nhưng nhân tố cơ bản nhất là hiệu quả kinh doanh và giá trị thị
trường của công ty.
1.1.2.5. Giá cổ phiếu
a. Mệnh giá ( Face Value): Là giá trị của một cổ phần, được ghi trên bề mặt của
cổ phiếu
=
V
ốn điều
Tổng số cổ
phi
ếu
Mệnh giá
c
ổ phiếu
- 5 -
b. Thư giá (Book Value)
c. Thị giá cổ phiếu (Market value): Giá cả cổ phiếu giao dịch trên thị
trường thứ cấp tại mỗi thời điểm.
d. Hiện giá (Present value) : là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.
Tại điểm cân đối giữa cung và cầu, hiện giá của cổ phiếu là giá cả hợp lý của cổ
phiếu được nhà đầu tư chấp thuận.
1.1.3. Trái phiếu
1.1.3.1. Khái niệm:
Trái phiếu là một loại chứng khoán, được phát hành dưới hình thức chứng
chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ hoàn trả nợ đúng hạn cả vốn và lãi của
chủ thể phát hành đối với người sở hữu.
1.1.3.2. Đặc điểm trái phiếu:
a. Là chứng khoán nợ;
b. Có ấn định mệnh giá;
c. Có thời hạn;
d. Có quy định lãi suất và thời hạn trả lãi;
e. Khi công ty bị giải thể thanh lý tài sản, trái chủ được ưu tiên trả nợ trước cổ đông.
1.1.3.3. Các loại trái phiếu:
a. Trái phiếu nhà nước
Trái phiếu kho bạc
Trái phiếu đầu tư
Vốn
điều
lệ
Tổng số CP thường đang lưu hành
Thư
giá cổ
phiếu
Vốn
thặng
dư
Ln
giữ
lại
Vốn cổ
phần
ưu đãi
+
+
-
=
Tổng
TS
Tổng số CP thường đang lưu hành
hhhhhanhhhhhành
Tổng
thư
giá cổ
phiếu
Nợ
Vốn cổ
phần
ưu đ
ãi
-
-
=
- 6 -
b. Trái phiếu công ty
Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bonds)
Trái phiếu thế chấp (Mortgage Bonds)
Trái phiếu không có thế chấp (Debenture)
Trái phiếu có thể chuộc lại (Callable Bonds)
Trái phiếu có lãi suất ổn định (Straight Bonds)
Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating Rate Bonds)
Trái phiếu chiết khấu (Zero Coupon Bonds)
Trái phiếu bảo lãnh,…:
1.1.4. Chứng khoán phái sinh
1.1.4.1. Quyền tiên mãi (Right certificate)
a. Khái niệm:
Là một chứng thư do công ty cổ phần phát hành cho các cổ đông hiện hữu,
xác nhận quyền được mua một số lượng nhất định cổ phiếu mới phát hành, với một
giá cả nhất định và trong một thời hạn nhất định.
b. Đặc điểm quyền tiên mãi
Phát hành từng đợt, gắn với đợt phát hành cổ phiếu bổ sung;
Quyền mua cổ phiếu phụ thuộc vào số cổ phần đóng góp;
Giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn thị giá cổ phiếu;
Thời hạn chứng quyền ngắn;
Xác định quyền mua chứ không phải nghĩa vụ mua.
1.1.4.2. Chứng quyền (Warrant)
a. Khái niệm:
Là một chứng thư được công ty phát hành kèm với trái phiếu hay cổ phiếu
ưu đãi của đợt phát hành, trong đó cho phép người sở hữu được quyền mua một số
lượng xác định cổ phiếu thường, với giá cả ấn định và trong thời hạn quy định.
b.Đặc điểm chứng quyền:
Phát hành cùng trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi;
Xác nhận quyền mua chứng khoán với giá ấn định;
Thời hạn dài;
- 7 -
Xác nhận quyền mua chứ không phải nghĩa vụ mua đối với người sở hữu.
1.1.4.3. Quyền lựa chọn (Option)
a. Khái niệm
Là một hợp đồng được ký kết giữa một bên là người ký phát và một bên là
người mua hợp đồng, trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền mua hoặc
bán cho người ký phát hợp đồng một số lượng chứng khoán xác định, với giá cả ấn
định và trong thời hạn quy định.
b.Đặc điểm quyền lựa chọn:
Có hai loại:
Quyền chọn mua
Quyền chọn bán
Thời hạn quyền lựa chọn ngắn
Là hợp đồng bắt buộc đối với người ký phát, nhưng không bắt buộc đối với
người mua quyền lựa chọn.
1.2. Khái quát chung về thị trường chứng khoán
1.2.1. Khái niệm và cơ cấu của thị trường chứng khoán
1.2.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (Securities Market) là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế
của họat động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các lọai trái phiếu, cổ
phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phát sinh
như hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền.
1.2.1.2 .Cơ cấu của thị trường chứng khoán.
Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành,
trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua
việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành trên thị
trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán
đã phát hành.
- 8 -
1.2.2. Phân loại thị trường chứng khoán.
1.2.2.1. Căn cứ vào phương thức hoạt động có thể chia thành:
a. Thị trường giao dịch tập trung:
Tại Sở giao dịch chứng khoán và các trung tâm giao dịch chứng khoán, các
giao dịch được tập trung tại một địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch
và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên phiên giao dịch.Chỉ có các
loại chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mới được giao dịch tại đây.
b. Thị trường giao dịch phi tập trung:
Thị trường O.T.C (Over The Counter market): cùng với thị trường tập trung
tạo nên một thị trường chứng khoán hoàn chỉnh, là thị trường dành cho những
chứng khoán không niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán.
1.2.2.2. Căn cứ vào công cụ lưu thông
Thị trường cổ phiếu.
Thị trường trái phiếu.
Thị trường các chứng khoán phát sinh.
1.2.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Chủ thể phát hành cổ phiếu: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua
thị trường chứng khoán, là người cung cấp chứng khoán - hàng hóa của thị trường
chứng khoán.Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể phát hành các trái
phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là chủ thể phát hành các cổ
phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ
tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng phục vụ cho họat động của họ.
Chủ thể đầu tư chứng khoán: là những người thực sự mua và bán chứng
khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể chia thành hai loại: nhà đầu
tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
Nhà môi giới – công ty chứng khoán: công ty chứng khoán là những công ty
họat động trong lĩnh vực chứng khoán có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các
nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư
vấn đầu tư chứng khoán.
- 9 -
Cơ quan quản lý vĩ mô: Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán,
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.
Các tổ chức có liên quan.
1.3. Sở giao dịch chứng khoán
1.3.1. Khái niệm:
Là nơi tổ chức giao dịch mua bán các loại chứng khoán đã được phát hành
qua thị trường sơ cấp. Trong đó, việc giao dịch được thực hiện tại một địa điểm tập
trung gọi là sàn giao dịch.
1.3.2. Thành viên:
Các công ty chứng khoán thành viên, các công ty này cử đại diên đến với tư
cách là nhà môi giới hay nhà kinh doanh chứng khoán mua bán chứng khoán cho
khách hàng hay cho tài khỏan của chính công ty.
1.3.3. Nguyên tắc hoạt động:
Mua bán qua trung gian;
Công khai;
Hình thành giá qua đấu giá.
1.4. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.4.1. Khái niệm:
Công ty chứng khoán thành lập trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành
lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh
chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp.
1.4.2. Các nghiệp vụ cơ bản:
Môi giới
Tự doanh
Bảo lãnh phát hành
Tư vấn đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư.
- 10 -
1.4.3. Bộ máy tổ chức theo lý thuyết
Ban giám đốc
Các phòng ban chức năng
Phòng thông tin tổng hợp
Phòng điện toán
Phòng phân tích chứng khoán
Phòng bảo lãnh phát hành
Phòng kế toán tài chính
Phòng Marketing
Phòng môi giới
Phòng thanh toán, lưu trữ chứng khoán
Nhân viên kinh doanh
Nhân sự khác
1.5. TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH
1.5.1. Cách thức mua bán chứng khoán:
Mua chứng khoán từ tổ chức phát hành
Mua trực tiếp từ tổ chức phát hành.
Mua thông qua trung gian.
Mua chứng khoán niêm yết từ TTGDCK.
1.5.2.Các quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại TTGDCK
Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán tại một công
ty chứng khoán.
Bước 2: Công ty chuyển lệnh mua hoặc bán chứng khoán cho đại diện của
Công ty tại TTGDCK. Người đại diện này sẽ nhập lệnh vào hệ thống của TTGDCK.
Bước 3: TTGDCK thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho
Công ty chứng khoán.
Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền
(nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại Công ty chứng khoán sau 3 ngày làm
việc kể từ ngày mua bán.
- 11 -
1.5.3. Những quy định về giao dịch chứng khoán niêm yết tại TTGDCK.
1.5.3.1. Thời gian giao dịch.
a. Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư.
Từ 8h30 đến 9h00 : Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Từ 9h00 đến 10h00 : Khớp lệnh liên tục
Từ 10h00 đến 10h30: Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa
Từ 10h30 đến 11h00: Giao dịch thỏa thuận.
11h00 : Đóng cửa
b. Đối với trái phiếu
Từ 8h30-11h00 : Giao dịch thỏa thuận.
1.5.3.2. Phương thức giao dịch.
a. Phương thức khớp lệnh:
Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so
khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Phương
thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của
chứng khoán trong phiên giao dịch.
Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so
khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống
giao dịch.
b. Phương thức thoả thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên
tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của
thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.
c. Phương thức khớp lệnh lô lẻ.
d. Phương thức chào mua công khai.
e. Phương thức báo giá trung tâm (TTDGCK Hà Nội)
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch theo phương thức khớp
lệnh và thoả thuận.
Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thoả thuận.
- 12 -
1.5.3.3. Nguyên tắc khớp lệnh
a. Nguyên tắc khớp lệnh định kỳ
Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán
theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian như sau:
Ưu tiên về giá
Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Ưu tiên về thời gian
Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào
hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh định kỳ
Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất
Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mục (i) nêu trên thì mức giá trùng hoặc gần
với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn;
Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn mục (ii) nêu trên thì mức giá cao hơn sẽ
được chọn
Ví dụ về khớp lệnh định kỳ
Sổ lệnh LO đối với chứng khoán XYZ trong đợt giao dịch như sau:
Có 8 NĐT A, B, C, D, E, F, G, H đặt lệnh mua/ bán giới hạn theo khối lượng
và giá như bảng dưới.
2 NĐT đặt lệnh ATO: J (bán khối lượng 3000 cp) và I (mua khối lượng 2000 cp).
Trong đó nhà đầu tư F đặt bán 3,500 cổ phần vào lúc 8h20, nhà đầu tư G bán
4000 cổ phần lúc 8h25.
Giả sử giá tham chiếu của XYZ ngày hôm nay là 100.000đ/cp.
Theo nguyên tắc ưu tiên cho người đặt mua giá cao và ưu tiên cho người chào
bán giá thấp sẽ có cột cộng dồn khối lượng (cột mua cộng dồn từ trên xuống, cột
bán cộng dồn từ dưới lên), sẽ có bảng sau:
Chú ý: Trong cột mua sẽ có 2000 cp của I và cột bán sẽ có 3000 CP của J ưu tiên
cộng vào trước tiên.
- 13 -
Bảng 1.1. Ví dụ về khớp lệnh định kỳ
Dựa vào nguyên tắc xác định giá
Giá giao dịch là mức giá có khối lượng giao dịch là lớn nhất ( khối lượng
9.500 cp )
Nếu có nhiều mức giá có cùng khối lượng giao dịch lớn nhất thì giá gần với
giá tham chiếu nhất sẽ được chọn. Vậy chọn giá khớp lệnh là 99.500đ/cp
(không chọn giá 99.000đ/cp vì mức giá này xa giá 100.000đ/cp hơn so với
giá 99.500đ/cp)
Dựa vào nguyên tắc ưu tiên cho các nhà đầu tư
Ưu tiên về lệnh: lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn, vậy I và J được
khớp trước các lệnh LO khác tại mức giá khớp lệnh.
Ưu tiên về giá: ưu tiên cho nhà đầu tư đặt mua ở giá cao và đặt bán ở giá
thấp (mua: A, B, C – bán: H, F, G)
Ưu tiên về thời gian: nếu các lệnh có cùng giá mua, bán thì ưu tiên cho các
lệnh đặt trước (chọn F, không chọn G)
Kết quả khớp lệnh của từng khách hàng như sau:
Trước (chọn F, không chọn G)
Kết quả khớp lệnh của từng khách hàng như sau:
Hai nhà đầu tư F và G cùng đặt bán tại mức giá 99.000đ/cp nhưng F bán được
toàn bộ số cổ phiếu đặt bán còn G chỉ bán được 2000 cp, còn 2000 cp không bán
được do G đặt bán sau và tại mức giá khớp lệnh không có dư mua. Điều đó có nghĩa
G bán với mức giá thấp hơn giá khớp lệnh nhưng vẫn không được bán hết.
b. Nguyên tắc khớp lệnh liên tục
Với phương thức khớp lệnh liên tục, ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ
thống, lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó, giá cả sẽ được xác định
liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định.
- 14 -
Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh liên tục:
Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước.
Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước
sẽ được thực hiện trước.
Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện
sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của
đơn vị giao dịch.
Ví dụ về khớp lệnh liên tục
Bảng 1.2. Ví dụ về khớp lệnh liên tục
KL Mua (cp) Giá mua (VNĐ) Giá bán (VNĐ) KL Bán
1000 ( A) 80 78 2000 ( C)
1000 ( B) 81
Nếu lệnh C được nhập vào trước sau đó đến lệnh B và lệnh A thì chỉ có 1
mức giá khớp 78.000đ với khối lượng khớp 2.000 CP.
Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là A, B, C thì giá khớp sẽ là 80.000đ
và 81.000đ với khối lượng khớp 1.000 CP tại mỗi mức giá.
Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là A, C, B thì giá khớp sẽ là 80.000đ
và 78.000đ với khối lượng là 1.000 CP tại mỗi mức giá.
Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là B, C, A thì giá khớp sẽ là 81.000đ
và 78.000đ với khối lượng là 1.000 CP tại mỗi mức gia.
c. Giao dịch thoả thuận
Trong thời gian giao dịch thoả thuận đại diện giao dịch của Thành viên được
phép nhập lệnh quảng cáo mua bán chứng khoán theo phương thức giao dịch thỏa
thuận trên hệ thống giao dịch.
Trong thời gian giao dịch thoả thuận, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được
thực hiện giao dịch theo lô lớn.
Giao dịch thỏa thuận cổ phiếu, chứng chỉ quỹ phải tuân theo quy định về
biên độ dao động giá trong ngày và không phải tuân thủ quy định về đơn vị yết giá.
- 15 -
Sau đây miêu tả chi tiết về giao dịch thỏa thuận mà người ta gọi là giao dịch
ngoài sàn hay giao dịch cổ phiếu hiếm:
Cổ phiếu X được coi là hiếm khi xác lập xu hướng tăng giá kịch trần liên tục
và nhà đầu tư rất khó khăn để mua được cổ phiếu này trên sàn. Do đó, bên muốn
mua (A) có thể thoả thuận với bên có cổ phiếu (B) việc mua - bán với giá cao hơn
nhiều so với giá trần của ngày giao dịch.
Thông thường, giá giao dịch được xác định theo mức giá trần của 3 đến 7
phiên sau đó và bên A thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của B hoặc chuyển tiền
trực tiếp. Ngược lại, bên B sẽ chuyển cho bên A một lệnh bán số cổ phiếu bên A đã
trả tiền mua, có chữ ký sẵn của bên B, để bên A có quyền bán lượng cổ phiếu này
bất kỳ lúc nào.
Tất nhiên, 2 bên sẽ phải thoả thuận việc khi bán số cổ phiếu X, số tiền về tài
khoản của bên B sẽ được chuyển trở lại cho bên A và trong thời gian bên A chưa tất
toán số cổ phiếu đã trả tiền mua của bên B, bên B không được đặt lệnh bán nào cho
số cổ phiếu này (ở đây cần có sự bảo lãnh của công ty chứng khoán hoặc nhân viên
môi giới hoặc có sự tin cậy cao giữa A và B).
Một điều đặc biệt của giao dịch thỏa thuận là giá áp dụng là giá danh nghĩa.
Do hình thức giao dịch thoả thuận chỉ áp dụng cho lô lớn 10.000 cổ phiếu, nên mức
phí giao dịch mà hai bên phải trả là không nhỏ. Để lách việc trả phí cao, khi bên A
và bên B định mua - bán thoả thuận với nhau, họ sẽ thoả thuận ngầm về giá giao
dịch thực tế, còn mức giá hiển thị qua công ty chứng khoán là giá sàn.
Sau khi giao dịch hoàn tất, bên mua sẽ trả thêm cho bên bán khoản tiền
chênh lệch giữa giá thực mua và giá sàn
1.5.3.4. Sửa và hủy lệnh
a. Đối với TTGDCK Hà Nội:
Khách hàng chỉ được thực hiện lệnh sửa giá chứng khoán.
Nếu khách hàng sửa khối lượng chứng khoán thì phải thực hiện hủy lệnh gốc
(chỉ có thể hủy một phần hoặc toàn bộ lệnh chưa được khớp) và đặt lệnh mới.
b.Đối với SGDCK Hồ Chí Minh:
- 16 -
Khách hàng không được huỷ lệnh giao dịch được đặt trong cùng đợt khớp
lệnh định kỳ, chỉ được phép huỷ các lệnh gốc hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa
được thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.
Trong thời gian khớp lệnh liên tục, khách hàng được phép sửa, hủy lệnh nếu
lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn
lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ trước đó.
Khách hàng không được hủy lệnh giao dịch thỏa thuận.
Tổ chức, cá nhân hoặc cùng với người có liên quan nắm giữ tới các mức
5%, 10%, 15%, 20% vốn cổ phần của một công ty niêm yết, mỗi khi có giao
dịch làm tăng, giảm các mức nắm giữ này phải báo cáo cho Uỷ Ban Chứng
khoán Nhà Nước ( UBCKNN ), TTGDCK Hà Nội hoặc SGDCK Hồ Chí
Minh và tổ chức niêm yết trong vòng ba ngày làm việc, kể từ ngày giao dịch
đạt tỷ lệ sở hữu trên.
1.5.3.5. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá:
a. Đơn vị giao dịch
Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
trở lên.
Không quy định đơn vị giao dịch đối với phương phức giao dịch thỏa thuận.
b. Đơn vị yết giá:
Đối với phương thức khớp lệnh:
Bảng 1.3. Bảng đơn vị yết giá
Mức giá Đơn vị yết giá
49.900
100 đồng
50.000 – 99.500 500 đồng
100.000
1.000 đồng
Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thỏa thuận.
- 17 -
Biên độ dao động giá:
Biên độ dao động giá quy định trong ngày giao dịch đối với giao dịch cổ
phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là 5%
Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được xác định
như sau:
Giá tối đa (Giá trần) = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
Giá tối thiểu (Giá sàn) = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu.
Biên độ dao động giá không áp dụng đối với chứng khoán trong một số
trường hợp sau:
Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết;
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng
giao dịch trên 30 ngày;
Các trường hợp khác theo quyết định của TTGDCK Thành Phố Hồ Chí Minh
Giá tham chiếu
Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch
là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
Giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong ngày giao dịch
là giá thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa của
ngày giao dịch. Nếu trong lần khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng
cửa không có giá khớp lệnh thì giá giao dịch cuối cùng trong ngày của
cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư sẽ được coi là giá đóng cửa của cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đó.
Trường hợp chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày, khi
được giao dịch trở lại thì giá tham chiếu được xác định tương tự quy
định tại Khoản b.
Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các
quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được
xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần