Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu bệnh hoại tử thần kinh (viral nervous necrosis - VNN) ở một số loài cá biển nuôi ở Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 59 trang )


1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo, bạn bè và những người thân.
Bằng tình cảm chân thành tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô khoa NTTS,
trường Đại Học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đồ án tôt nghiệp này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Hòa cùng Th.S Trần Vĩ Hích đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án.
Xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Nguyệt Huệ và các anh chị công tác tại phòng thí nghiệm
bộ môn Bệnh Học Thủy Sản đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi suốt thời gian thực
hiện đồ án.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban điều hành dự án NORAD, khoa NTTS, trường Đại
học Nha Trang đã hỗ trợ cơ sở kinh phí, cơ sở vật chất và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành đồ án này.
Lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới những người bạn cùng thực tập tại phòng thí
nghiệm bộ môn Bệnh học Thủy Sản và những người thân đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đồ án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Duyên












2

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây bệnh hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis-VNN) tạo
ra bởi sự cảm nhiễm virus Betanodavirus đã gây những tác hại rõ rệt ở nhiều trại ương nuôi cá
biển ở nhiều nơi trên thê giới. Hiện nay đã có nhiều phương pháp để chẩn đoán phát hiện ra
sự có mặt của virus trong mô cá nhiễm bệnh như quan sát dấu hiệu bệnh lý, sự biến đổi mô
học, kỹ thuật FAT, PCR, RT-PCR, công nghệ nuôi cấy tế bào.
Đề tài “Nghiên cứu bệnh hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis-VNN) ở một vài
loài cá biển nuôi ở Khánh Hoà” được thực hiện trên các loài cá biển ương nuôi tại Khánh Hoà
từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 10 tháng 11 năm 2007 theo phương pháp mô bệnh học và quan sát
dấu hiệu bệnh lý. Mẫu cá thu được ngâm trong dung dịch cố định Bouin rồi chuyển sang
Ethanol 95
o
C rồi chuyển sang Ethanol 100
o
C. Tiếp tục cho mẫu thấm và bao bọc trong Parafin.
Mẫu cắt có kích thước 6 µm , sau đó nhuộm trong Haematoxylin và Eosin và đọc tiêu bản mô
trên kính hiển vi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi tiến hành thu 64 mẫu cá gồm 32 mẫu cá Mú
Epinephelus spp, 15 mẫu cá Chẽm Lates calcarifer, 17 mẫu cá Bớp Rachycentron canadum.
Mỗi mẫu gồm 10 con cá, trong đó có 7 con có dấu hiệu bên ngoài giống với bệnh VNN và 3 cá
chưa có dấu hiệu bệnh. Kết quả kiểm tra mô học những mẫu này thì có 17 mẫu có dấu hiệu
bệnh lý và mô học đặc trưng của bệnh VNN. Cá bệnh VNN có dấu hiệu bơi lội không định
hướng, giảm hoặc bỏ ăn, ruột tích dịch màu xanh, tấp bờ, nằm đáy lồng hoặc đáy ao, cơ thể
chuyển sang màu đen tối rồi chết, có sự xuất hiện những không bào trong mô não và niêm mạc

mắt cá. Không bào hình tròn có đường kính từ 4-16 µm, màu trắng đục, riêng trong mô mắt
không bào còn có hình elip kích thước (6; 12) và (12;25) µm. Trong khi mô não và mắt của
những cá khoẻ của 17 mẫu cá này và 47 mẫu cá còn lại không thấy xuất hiện những không bào.
Bệnh VNN đã xuất hiện trên cả 3 loại cá biển đang được nuôi ở Khánh Hoà là cá Mú
Epinephelus spp, cá Chẽm Lates calcarifer, cá Bớp Rachycentron canadum với tỷ lệ nhiễm lần
lượt là 31,25%, 20% và 23,53%. Tỷ lệ nhiễm VNN chung trên cả 3 loại cá biển trên là 26,56%.
Điều tra thực tế 45 hộ ương nuôi cá biển tại Khánh Hoà cho kết quả 42 hộ (chiếm
93,33%) gặp hội chứng có dấu hiệu bệnh lý giống với bệnh VNN (LVNNS). Hội chứng
LVNNS xuất hiện ở cả 3 loại cá biển là cá Mú, cá Chẽm, cá Bớp trong đó có 2 loài cá đang
được nuôi nhiều ở Khánh Hoà là cá Mú và cá Chẽm với các dấu hiệu là cá bơi không định
hướng, bỏ ăn, thân đen xám, nằm đáy lồng, tấp bờ, rồi chết. Cá xuất hiện hội chứng này vào
mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 9 và gây chết nhiều ở giai đoạn cá nhỏ hơn 5 cm. Thực người
dân không áp dụng biện pháp kỹ thuật nào khi cá mắc hội chứng trên, ngoại trừ việc vớt bỏ cá
bệnh ra khỏi bể, ao, lồng nuôi ương nuôi.

3

MỤC LỤC

Trang
Danh mục các bảng i
Danh mục các hình i
Các thuật ngữ viết tắt ii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2. TỔNG LUẬN 3
2.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu 3
2.1.1. Hệ thống phân loại 3
2.1.2. Thành phần giống loài và sinh thái phân bố 3
2.1.3. Đặc điểm về dinh dưỡng, sinh sản, tốc độ tăng trưởng 4
2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển 5

2.2.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới 5
2.2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam 7
2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá biển trên thế giới 9
2.3.1 Bệnh do kí sinh trùng 9
2.3.2. Bệnh do vi khuẩn 10
2.3.3. Bệnh do virus 12
2.3.4. Bệnh do nấm 16
2.4. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá biển ở Việt Nam 16
2.4.1. Bệnh do kí sinh trùng 16
2.4.2. Bệnh do vi khuẩn 17
2.4.3. Bệnh do virus 18
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Địa điểm nghiên cứu 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu 19
3.2.1. Sơ đồ khối nội dung đề tài 19
3.2.2. Phương pháp tìm hiểu tình hình nuôi cá biển tại Khánh Hoà, vài nét về
điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hoà và một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng bệnh
giống với bệnh hoại trên cá biển nuôi tại Khánh Hoà 20
3.3. Thiết bị, hoá chất cầncho nghiên cứu 20
3.4. Phương pháp mô bệnh học 21
3.5. Đánh giá mức độ cảm nhiễm của bệnh VNN trên đàn cá 22

4

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Tìm hiểu nghề nuôi cá biển ở Khánh Hoà 25
4.1.1. Địa điểm, diện tích, sản lượng cá biển nuôi ở Khánh Hoà 25
4.1.2. Loài, hình thức nuôi, nguồn giống cá biển nuôi hiện nay ở Khánh Hoà 26
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi cá biển ở Khánh Hoà 27
4.2. Kết quả điều tra về hội chứng giống với bệnh hoại tử thần kinh (Like Viral

Nervuos Necrosis-LVNNS) trên cá biển nuôi tại Khánh Hoà 29
4.2.1. Một số dấu hiệu bộc lộ ở cá bị nhiếm LVNNS 29
4.2.2. Loài, cỡ cá, mùa vụ xuất hiện hội chứng bệnh giống với bệnh hoại tử
thần kinh (LVNNS) trên cá biển nuôi ở Khánh Hoà 30
4.3. Kết quả nghiên cứu mô bệnh học ở các mẫu cá bị hội chứng giống với bệnh
hoại tử thần kinh (LVNNS) ở cá biển nuôi tại Khánh Hoà 33
4.3.1. Đặc điểm của các mẫu cá biển thu trong thời gian nghiên cứu 34
4.3.2. Những biến đổi mô bệnh học ở các mẫu cá biển có biểu hiện bên ngoài
giống với bệnh VNN 35
4.3.3. Tỷ lệ cảm nhiễm virus gây hoại tử thần kinh (VNN) trên cá Mú ương
nuôi tại Khánh Hoà 42
4.3.4. So sánh bước đầu về sự cảm nhiễm bệnh VNN ở cả ba loại cá biển nuôi
tại Khánh Hoà: cá Mú (Epinephelus spp), cá Bớp (Rachycentron canadum) và cá
Chẽm (Lates calcarifer) 43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 44
5.1. Kết luận 44
5.1.1. Về tình hình nuôi cá biển tại Khánh Hoà 44
5.1.2. Về kết quả điều tra về hội chứng giống bệnh hoại tử thần kinh (Like
Viral Nervous Necrosis-LVNNS) trên cá biển nuôi tại Khánh Hoà 44
5.1.3. Về kết quả nghiên cứu mô bệnh học ở các mẫu cá bị hội chứng giống
với bệnh hoại tử thần kinh (LVNNS) ở cá biển nuôi tại Khánh Hoà 45
5.2. Đề xuất ý kiến 45






5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1. Phân bố phiếu điều tra (n=45) 20
Bảng 2. Diện tích, sản lượng, giá bán cá Mú ở Cam Ranh từ năm 2002-2006 25
Bảng 3. Loài và hình thức nuôi cá biển tại Khánh Hòa (n=45) 26
Bảng 4. Các dấu hiệu của LVNNS trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa (n=42) 30
Bảng 5. Tần số bắt gặp bệnh LVNNS trên từng loại cá biển: cá Mú, cá Chẽm, cá Bớp
nuôi tại Khánh Hoà (n=42) 31
Bảng 6: Tần số xuất hiện hội chứng LVNNS trên từng loài cá Mú nuôi ở Khánh
Hoà (n=28) 32
Bảng 7. Cỡ cá, mùa vụ xuất hiện LVNNS trên các loài cá biển nuôi ở Khánh Hoà
(n=42) 32
Bảng 8. Mô tả một số đặc điểm bệnh lý của các mẫu cá thu trong thời gian nghiên cứu
(n=64) 34
Bảng 9. Đặc điểm mô bệnh học và mức độ nhiễm VNN trên từng mẫu cá biển
bị bệnh VNN thu ở Khánh Hòa (n=17) 36
Bảng 10. Tỷ lệ nhiễm VNN trên các mẫu cá Mú ương nuôi tại Khánh Hòa (n=32) 42
Bảng 11. So sánh tỷ lệ cảm nhiễm VNN ở cá Mú, cá Chẽm và cá Bớp nuôi tại
Khánh Hoà 43

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Một số hình ảnh các loài cá nghiên cứu 3
Hình 2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19
Hình 3. Một vài loài cá Mú đang nuôi ở Khánh Hoà 27
Hình 4. Hình ảnh mô học não và mắt cá Mú Epinephelus malabaricus 38
Hình 5. Hình ảnh mô học não và mắt cá Chẽm Lates calcarifer 39
Hình 6. Hình ảnh mô học não và mắt cá Bớp Rachycentron canadum 40
Hình 7. Một số hình ảnh cá Mú Đen Epinephelus malabaricus bị bệnh VNN ( ) 41







6


CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CTV, et al: cộng tác viên
LVNNS: hội chứng bệnh có dấu hiệu bên ngoài giống với bệnh hoại tử thần kinh- VNN
NTTS: nuôi trồng thuỷ sản
KST: kí sinh trùng
Tp: thành phố
TX: thị xã
VNN: Viral Nervous Necrosis-virus gây hoại tử thần kinh ở cá biển






















1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn cho phát triển NTTS, đặc biệt là nuôi thủy sản
ở nước lợ và nước mặn tại các tỉnh ven biển. Trong những năm gần đây, nuôi cá, tôm và động
vật thân mềm đã thực sự góp phần nâng cao đời sống người dân ở các tỉnh có NTTS phát
triển. Ngoài ra NTTS cũng đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu góp phần mang lại nhiều ngoại
tệ cho quốc gia.
Trong vài năm gần đây, ngoài phong trào nuôi tôm Sú (Penaeus monodon), tôm he
Chân Trắng (Penaeus vanamei), người dân một số tỉnh ven biển ở Miền Bắc như Quảng Ninh,
Hải Phòng, đặc biệt là các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh
Thuận và Vũng Tàu đã phát triển nghề nuôi cá biển. Đây là những đối tượng đã mang lại giá
trị kinh tế cao cho người nuôi.
Khánh Hoà là một tỉnh ven biển miền Trung với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát
triển nuôi các đối tượng thủy sản nước lợ mặn. Một số loài cá biển đang được nuôi ở Khánh
Hòa là cá Mú (Epinephelus spp), cá Hồng (Lutjanus sp), cá Chẽm (Lates calcarifer) và cá Giò
(Rachycentron canadum). Cũng giống như nuôi các đối tượng thủy sản khác, nuôi cá biển ở
Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn như: con giống chưa
chủ động, thị trường tiêu thụ bấp bênh. Đặc biệt đã có nhiều loại bệnh đã và đang bùng phát
trong lồng và ao nuôi các đối tượng này, đe dọa hiệu quả của nghề nuôi cá biển ở các địa
phương Trên thế giới đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu chỉ ra tác hại của bệnh
hoại tử thần kinh gây ra trên các đối tượng cá biển như cá Mú (Epinephelus spp), cá Bớp

(Rachycentron canadum), cá Chẽm (Lates calcarifer)… . Các kết quả điều tra của TS. Bùi
Quang Tề cho thấy các loài cá Mú (Epinephelus spp) nuôi lồng trên Vịnh Hạ Long, nuôi tại
vùng biển Nha Trang cũng thường gặp bệnh có dấu hiệu tương tự như bệnh hoại tử thần kinh
(Viral Nervous Necrosis – VNN). Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu sâu về bệnh này ở Việt
Nam, đặc biệt là Khánh Hòa. Do vậy đặt vấn đề nghiên cứu bệnh hoại tử thần kinh ở một số
loài cá nuôi tại Khánh Hòa là điều rất cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và góp phần
vào việc nghiên cứu bệnh VNN ở Việt Nam. Được sự cho phép của nhà trường, của khoa
NTTS, của giáo viên hướng dẫn, tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp với tiêu đề “NGHIÊN CỨU
BỆNH HOẠI TỬ THẦN KINH (VIRAL NERVOUS NECROSIS–VNN) Ở MỘT SỐ LOÀI
CÁ BIỂN NUÔI Ở KHÁNH HÒA”. Đề tài này gồm các một số nội dung chính như sau:
1. Tìm hiểu một số đặc điểm dịch tế học của bệnh VNN

2

2. Nghiên cứu sự biến đổi mô bệnh học ở một số loài cá biển nuôi tại Khánh Hoà bị
nhiễm virus VNN
3. Xác định mức độ cảm nhiễm của bệnh VNN trên một số loài cá biển nuôi ở Khánh
Hòa
Để thực hiện đề tài tốt nghiệp này bản thân tôi đã có nhiều cố gắng để vận dụng các kiến
thức đã học vào việc nghiên cứu. Tuy vậy do trình độ bản thân còn hạn chế nên báo cáo đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn .


Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Duyên






















3

PHẦN 2: TỔNG LUẬN

2.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Chordata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Lớp phụ vây tia: Actinopterggic
Bộ cá Vược: Perciformes
Họ cá Mú: Serranidae
Giống Epinephelus

Họ cá Sơn biển: Centromidae

Giống cá Vược: Psammoperca
Loài: Psammoperca waigiensis


Họ: Rachycentridae
Giống: Rachycentron canadum
Loài: Rachycentron canadum



2.1.2. Thành phần giống loài và sinh thái phân bố
Theo Lê Trọng Phấn (1993) họ cá Mú có 75 giống và trên 400 loài. Trong đó ở Việt
Nam họ cá Mú có tới 48 loài và 11 giống. Theo TS. Nguyễn Tuần Viện Nghiên cứu nuôi
trồng Thủy Sản II, cá Mú nằm trong họ phụ Epinephelinae có 159 loài thuộc 15 giống. Nhưng
theo kết quả nghiên cứu của Đào Minh Sơn và Đỗ Văn Nguyên (1998) thì cá Mú ở Việt Nam
có tới 13 giống với trên 40 loài. Tuy nhiên cá kinh tế chỉ khoảng 23 loài thuộc 6 giống:
Anyperodon, Cromileptes, Plextropomus, Cephalopholis, Variola, Epinephelus [13, 14, 28].
Cá Mú, cá Chẽm, cá Bớp đều là loài cá vùng nước ấm, phân bố ở vùng biển nhiệt đới
và á nhiệt đới, nơi có rạn san hô, đá ngầm, phân bố rất ít ở vùng ôn đới [22, 23, 28]. Chúng
phân bố rộng từ Đông châu Phi, Hồng Hải, Ả Rập, Ấn Độ đến Indonesia, Philippine, Nhật
Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Bắc Úc. Riêng cá Mú, ở vùng biển Thái Bình Dương
Cá Mú Chấm Trắng
(Epinephelus caeruleopunctatus)
Cá Chẽm Lates calcarifer
Cá Bớp Rachycentron canadum
Hình 1: Một số hình ảnh các loài cá nghiên cứu

4

có tới 37 loài, Trung Quốc có 31 loài, Nhật Bản có 25 loài, Đài Loan có 27 loài, Hồng Kông

có 17 loài. Theo viện Hải Dương Học Nha Trang ở Việt Nam có trên 30 loài. Các loài cá Mú
có giá trị kinh tế cao phân bố khác nhau ở các vùng biển. Cụ thể: vùng biển vịnh Bắc Bộ có cá
Mú Mỡ Epinephelus tauvina, Mú Đen E. malabaricus, Mú Báo E. fuscoguttatus; vùng biển
miền Trung có cá Mú Đỏ E. akaara; vùng biển Đông và Tây Nam Bộ có cá Mú Đỏ E.
akaara, Mú Mỡ E. tauvina. Cá Bớp phân bố phổ biến ở khu vực Ấn Độ Dương và bờ Tây
của Thái Bình Dương. Chúng xuất hiện từ Hokkaido Nhật Bản tới Australia và từ Đông Ấn
Độ tới Nam Phi. Ở Việt Nam cá Bớp phân bố từ Bắc vào Nam cả vùng ven bờ và xa bờ.
Trong khi đó ở Việt Nam cá Chẽm phân bố ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Vũng Tàu, Nam Bộ và quần đảo Trường Sa. [5, 14, 28]
Cá Mú là loài sống đáy, có thể sống ở độ sâu 1-100 m, nhiệt độ từ 22-32
o
C, pH từ 7,0-
9,0, chịu đựng độ mặn từ 11-41
o
/
oo
. Tuy nhiên môi truờng thích hợp ở độ sâu 10-30 m, nhiệt
độ 26-30
o
C, pH từ 7,5-8,5, ở nhiệt độ 18
o
C cá bắt đầu ít ăn, ở 15
o
C cá gần như ngưng hoạt
động [8, 26]. Đặc biệt cá Bớp là loài bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ, ngưỡng nhiệt độ chịu
đựng của cá từ 16,8-32
o
C (Dawson 1971, Milstein và Thomas 1976). Cá Bớp giống có thể bị
chết ở nhiệt độ nước 17,7
o

C và ngừng bắt mồi khi ở nhiệt độ nước ở 18,3
o
C (Richrads 1967).
Ngưỡng chịu đựng độ mặn của cá Bớp từ 22,4-44,5
o
/
oo
(Christesen 1965, Rossler, 1967), pH
thích hợp từ 7,5-8,3, oxy hoà tan lớn hơn 5,5 mg/L [9].
2.1.3. Đặc điểm về dinh dưỡng, sinh sản, tốc độ tăng trưởng
Cả 3 loài cá trên đều thuộc nhóm cá ăn dữ, ăn mồi động vật, thường rình bắt mồi nơi
yên tĩnh, tranh ăn dữ dội, con lớn lấn át con bé, khi đói thiếu thức ăn chúng ăn lẫn nhau. Cá
mới nở ăn động vật phù du, cá lớn từ cỡ từ 8-12 cm trở đi ăn tôm, tép, cá con… Chúng rất ít
khi ăn mồi đã chết và mồi chìm ở đáy [10, 28].
Tốc độ tăng trưởng của một vài loài cá Mú nuôi ở nước ta sau 1 năm: cá Mú Son
(Cephalopholis miniata) là 0,3–0,4 kg, cá Mú Đen Chấm Đen (E. malabaricus) là 0,8 kg; cá
Mú Đen Chấm Nâu (E. coioides) là 0,8 kg; cá Mú Ruồi E. tauvina là 1-1,2 kg; cá Mú Nghệ
(E. lanceolatus) là 3-4 kg [28]. Trong điều kiện tự nhiên, cá Bớp khi đánh bắt thường có chiều
dài từ 15-120 cm, có con dài 200 cm, trọng lượng đạt 68 kg. Đặc biệt trong điều kiện nuôi, cá
Bớp là đối tượng tăng trưởng nhanh, sau 6 tháng nuôi có thể đạt 1 kg, 1 năm nuôi đạt 5-6 kg;
2 năm nuôi đạt 8-10 kg. Tuy cá Bớp là loài tăng trưởng nhanh nhưng tuổi thọ lại ngắn. Người
ta xác định được rằng với cá đực có thể sống tối đa 9-13 năm, cá cái 11-14 năm [9, 10]. Cá
Mú là loài cá tập tính chuyển đổi giới tính, thông thường lúc còn nhỏ là cá cái, khi lớn lên
chuyển thành cá đực. Thời gian chuyển đổi giới tính thay đổi theo từng loài, loài cá Mú Đen
Chấm Đỏ (E. akaara) chuyển đổi giới tính lúc có chiều dài 27–30 cm với trọng lượng 0,7–1

5

kg, loài cá Mú Mỡ (E. tauvina) lúc có chiều dài 65–75 cm, loài cá Mú Chuột lúc có trọng
lượng trên 3 kg. Hệ số thành thục và sức sinh sản khác nhau ở các loài: ở cá Mú Đen Chấm

Đen (E. malabarricus) có hệ số thành thục cao nhất vào tháng 1 (5,2±2,7%) và thấp nhất vào
tháng 3. Sức sinh sản cao nhất vào tháng 12 là 3,18±0,61 x 106 và thấp nhất vào tháng 8 là
0,13 x 106 trứng. Sức sinh sản của cá Mú Đỏ (E. akaara): 150.000÷500.000 trứng, cá Mú
Đen Chấm Nâu (E. coioides): 600.000÷1.900.000 trứng/kg. Mùa đẻ của cá Mú vùng phía Bắc
vào tháng 5 đến tháng 7, vùng miền Trung vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau [2, 10, 13, 28].
Trong khi đó cá Bớp có sức sinh sản khá lớn từ 1,9-5,4 triệu trứng/kg cá cái tuỳ tuộc váo kích
thước và tuổi cá với mùa vụ sinh sản thường vào cuối tháng 4 đến tháng 5. Trứng cá Bớp là
trứng nổi có trọng lượng 2300-3800 trứng/g [9].
2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển
2.2.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới
Trong những năm qua, nghề nuôi cá biển có tốc độ phát triển khá nhanh, thu lợi nhuận
cao trên toàn thế giới. Theo thống kê của FAO giai đoạn 1988-1997 sản lượng nước lợ và
mặn trên toàn thế giưói tăng lên 10% hàng năm. Năm 1997 sản lượng đạt 2 triệu tấn, trị giá
khoảng 8 tỷ USD. Theo đó những loài cá đã và đang trở thành đối tượng cá biển có giá trị
kinh tế khá cao như cá Mú (Epinephelus spp), cá Bớp (Rachycentron canadum), cá Chẽm
(Lates calcarifer)…Chúng được nuôi ở cả trong đất và ở lồng trên biển. Cá Mú là một loài cá
biển nuôi có giá trị kinh tế cao. Theo Ngô Văn Mạnh, 2004 cá Mú được nuôi nhiều ở Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Brunei
Theo T.S Nguyễn Tuần, nghề nuôi cá Mú ở châu Á đã xuất hiện khá lâu, nhưng nguồn giống
hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá Mú đã bắt đầu ở Nhật Bản
vào thập niên 60, các nước Đông Nam Á vào cuối thập niên 70. Đến nay hơn 10 loài cá Mú
đã được nuôi và sản xuất giống nhân tạo như cá Mú Đen Chấm Đen (E. malabaricus), cá Mú
Đen Chấm Nâu (E. coioides), cá Mú Ruồi (E. tauvina), cá Mú Đen Chấm Đỏ (E. akaara), cá
Mú màu Đỏ (E. awoara), cá Mú Cọp (E. fuscoguttatus), cá Mú Nghệ (E. lanceolatus), E.
aeneus, E. microdon, E. polyphekadion, cá Mú Chuột (Cromileptes altiveles)…Cá Mú thường
được nuôi trong lồng lưới nổi trên biển hoặc trong ao đất nhưng ở Đông Nam Á hình thức
nuôi lồng là phổ biến hơn [2, 9, 10, 23, 27].
Năm 1997 sản lượng cá Mú nuôi tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đóng
góp 90% trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới. Cụ thể tổng sản lượng xấp xỉ
15.000 tấn trong đó Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cao nhất đạt 8.000 tấn. Những quốc

gia khác trong khu vực có sản lượng 1 năm khoảng 1.000-2.000 tấn trong những năm 1990-
1997 [24].

6

Năm 1981, Thái Lan bắt đầu nuôi cá Mú (Ratanochote, et al, 1985). Từ đó đã
có nhiều tài liệu kỹ thuật chăm sóc và cho sinh sản nhân tạo cá Mú như của Chaiyakarn, et al,
1993. Tuy nhiên việc sản xuất giống nhân tạo vẫn không hiệu quả, cá bột và cá hương thường
được thu từ tự nhiên bằng cách bẫy và giăng lưới là chủ yếu [27].
Theo Chu, 1996, ở Đài Loan có khoảng 300 trại sản xuất cá giống có khả năng
cung cấp khoảng 20.000 cá Mú bột mỗi năm. Hiện nay Đài Loan là nước sản xuất thành công
nhất về công nghệ sản xuất giống cá Mú, chủ yếu là cá Mú Chấm Nâu (E. coioides), cá Mú
Đen Chấm Đen (E. malabaricus), cá Mú Cọp (E. fuscoguttatus), cá Mú Nghệ (E.
lanceolatus). Một số nước Đông Nam Á cũng có những thành công nhất định trên quy mô thí
nghiệm với một số loài như Indonesia với cá Mú Chuột (Cromileptes altiveles) và cá Mú Cọp
(E. fuscoguttatus); Thái Lan với cá Mú Đen Chấm Đen (E. malabaricus); Việt Nam và các
nước khác như Trung Quốc, Philipine với cá Mú Chấm Nâu (E. coioides) [17, 27].
Từ những thành công đầu tiên trong nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá Chẽm (Lates
calcarifer) ở Thái Lan đầu những năm của thập niên 70, nghề nuôi cá Chẽm đã phát triển
mạnh mẽ, đã trở thành một nghề nuôi có hiệu quả cao không chỉ ở Thái Lan mà lan rộng ra
các nước trong khu vực: Philippine, Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei, India, Đài Loan,
Austrlia và cả ở Papua new guinea. Theo Mackinnon, 1984, năm 1981 Thái Lan nuôi thương
phẩm đạt được 300 tấn. Theo Anon, 1985 đã tổng kết cá Chẽm được nuôi ở Thái Lan vào năm
1983 đạt được 512 tấn. Cá Chẽm (Lates calcarifer) là một trong những loài cá nuôi có triển
vọng ở Indonesia vì chúng sinh trưởng nhanh và dễ nuôi. Năm 1978 Indonesia thu được 571
tấn cá Chẽm nuôi nước lợ (Rabalal và Soesanto, 1982). Philippine bắt đầu nuôi cá Chẽm
(Lates calcarifer) từ những năm 1983 dựa vào kỹ thuật , kinh nghiệm của các nước trong khu
vực. Năm 1985 Fortes đưa cá Chẽm vào Philippine nuôi thí nghiệm và rút ra kết luận rằng
hình thức nuôi ghép cá Chẽm với Măng biển (Chanos chanos) hoặc Tilapia là có hiệu quả
nhất. Trại sản xuất cá Chẽm (Lates calcarifer) có qui mô lớn nhất được thành lập đầu tiên ở

Australia, sau đó một số trại được xây dựng ở Queenland, sản lượng cá Chẽm nuôi thương
phẩm đạt 500 tấn năm 1995 [3].
Trong khu vực Đông Nam Á, có thể nói Đài Loan là nước đi đầu trong lĩnh vực sản
xuất và nuôi cá Bớp thương phẩm. Cụ thể năm 1992 Đài Loan đã cho sinh sản lần đầu, đễn
năm 1997 kỹ thuật sản xuất gióng đại trà được phát triển. Năm 1999, Đài Loan sản xuất được
5 triệu giống cá, vừa cung cấp đủ nhu cầu trong nước vừa xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật
bản, Việt Nam…Cá Bớp nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở Đài Loan chiếm
80% số lượng lồng nuôi trên biển với sản lượng ước tính 1800 tấn vào năm 1999. Một số
nước khác nhưc Mỹ, Australia đã bắt đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Bớp khi nhận thấy

7

được được những ưu điểm quan trọng của chúng (Svenevig, 2001). Tuy nhiên do trình độ
hiểu biết về đối tượng này chưa nhiều, mặt khác do sản xuất gióng đại trà phương pháp ương
nuôi bán thâm canh trong ao nên tỷ lệ sống thấp 5-20% trong nuôi thương phẩm [3].
Cả 3 loài cá trên đã và đang trở thành những đối tượng nuôi khá phổ biến ở nhiều quốc
gia. Tuy nhiên nghề nuôi cá những loài cá trên còn gặp một số khó khăn như về con giống
chưa chủ động, thiếu vốn đầu tư… Đặc biệt dịch bệnh cũng là một trở ngại lớn, trong đó bệnh
hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis-VNN) là một đe dọa cho ngành sản xuất giống cá
biển [2, 6, 14, 27].
2.2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam
Việt Nam là một trong 4 nước Đông Nam Á được xếp vào nhóm 20 quốc gia đứng đầu
thế giới về sản xuất NTTS. Trong những năm gần đây, ngoài tôm Sú (Penaeus monodon),
tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei), người dân một số tỉnh ven biển nước ta còn phát triển
nuôi một só đối tượng cá biển như cá Mú, cá Bớp, cá Chẽm…
Theo Đào Mạnh Sơn, 1998, ở Việt Nam nghề nuôi cá Mú mới tiến hành từ năm 1989.
Cá Mú được nuôi tập trung ở cá tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình
Thuận, Vũng Tàu với hình thức nuôi lồng trên biển và trong ao đất, thức ăn hoàn toàn là cá
tạp. Nguồn giống chủ yếu từ tự nhiên, một số nhỏ từ giống nhân tạo [4, 8, 25]. Theo GS-TS
Nguyễn Trọng Nho và CTV (2001) từ năm 1995-1998 số lồng nuôi trên biển tăng gấp 10 lần.

Tại Hải Phòng, cá Mú nuôi lồng với thể tích 50 m
3
thả cỡ giống 12 cm/con, mật độ 19
con/m
3,
cho ăn

thức ăn tươi sống như cá tạp, cua, ghẹ…Sau 6 tháng nuôi cá thu hoạch đạt cỡ
trung bình 500 g/con, tỷ lệ sống ước tính đạt 75-78%, năng suất 7,2 kg/m
3
. Ở Huế cá Mú nuôi
lồng tròn hoặc ovan với đủ các loại kích cỡ, mật độ thả 30-45 con/m
3
[5]. Theo Lê Anh Tuấn,
2004 vào năm 1994-1995 Viện Nghiên cứu Hải Sản Hải Phòng kết hợp với Sở Nông Lâm
Ngư Quảng Ninh và công ty Đại Bàng Trung Quốc đã sản xuất thành công giống cá Mú Mỡ
(E. tauvina), cá Mú Đen Chấm Đen (E. malabaricus) tại Vịnh Hạ Long sau 3 tháng ương nuôi
đạt 13 cm tương ứng với khối lượng 50 g/con. Theo TS Nguyễn Tuần cho biết bắt đầu từ năm
1995 Bộ Thủy Sản đã giao đề tài ương giống cá Mú Đen Chấm Đỏ (E. akaara) cho một số
đơn vị nghiên cứu Hải Sản phía Bắc tiến hành tạo giống vì đây là loài cá có giá trị kinh tế cao,
phục vụ chiến lược xuất khẩu. Nhưng đến cuối năm 2001 mới sản xuất được giống cá Mú
Đen Chấm Đỏ với số lượng không đáng kể vì tỷ lệ sống thấp chỉ đạt trên dưới 1%. Theo các
chuyên gia về cá nước mặn, cá Mú Đen Chấm Đỏ là loại cá tương đối dễ nuôi và phát triển tốt
tại nhiều vùng nuôi nước mặn ở Việt Nam phù hợp với nhiều mô hình như lồng, ao. TS
Nguyễn Tuần cho biết nhóm nghiên cứu do ông phụ trách đã thành công trong việc ương
giống cá Mú Đen Chấm Đỏ vào năm 2004. Tuy nhiên cái khó hiện nay vẫn là khâu giống. Cá

8

Mú giống Đen Chấm Đỏ của Trung Quốc, Đài Loan được nhập về Việt Nam bán là 17.000

đồng/con. Trong những năm gần đây, ngư dân miền Trung đã có kinh nghiệm gom cá Mú
nhỏ, “cá hạt dưa” cỡ 1-2 cm để ương thành cá giống lớn, cung cấp số lượng giống nhiều, tập
trung đúng thời vụ, cá đồng cỡ, khỏe mạnh cho các lồng nuôi thịt [27]. Năm 2003, Lê Xân,
Nguyễn Xuân Sinh, Bùi Khánh Tùng, Lê Đức Cường và cộng tác viên đã cho sinh sản thành
công cá Mú Đen Chấm Nâu (E. coioides) với tỷ lệ sống là 5,8-6,2% [17]. Theo KS Nguyễn
Thị Như Phượng-GĐ công ty sản xuất cá Mú giống Hoằng Ký cho biết tính đến năm 2007
công ty đã cho sản xuất thành công giống cá Mú Đen Chấm Nâu (E. coioides), cá Mú Mỡ (E.
tauvina) với tỷ lệ sống nhỏ hơn 10%.
Ở Việt Nam, từ năm 1995-2000 đã có các đề tài nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá biển
cấp nhà nước do các ông đào mạnh Sơn, Đỗ Văn Khương chủ trì nghiên cứu thành công trên
một số đối tượng trong đó có cá Bớp. Những nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá Bớp đã được
Viện nghiên cứu Hải Sản tiến hành từ năm 1992 đến năm 1999 với đề tài “Nghiên cứu công
nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi một số loài cá biển” (năm 1998-2000) đã sản xuất được đợt
thương phẩm đầu tiên 12000 con, năm 2000 là 1000 con (cỡ 4-6 cm). Mặc dù quy trình sản
xuất giống vẫn chưa được hoàn thiện nhưng đã để lại những kinh nghiệm rất có giá trị trong
công tác nghiên cứu. Từ năm 2001-2003, Đỗ Văn Minh và CTV với sự tải trợ của hợp phần
SUMA trong khuôn khổ dự án NORAD của Viện NCNTTS 1 thực hiện đề tài “Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Giò tại Cát Bà-Hải Phòng” và
sản xuất được 13000 con giống cỡ 8-12 cm và tỷ lệ sống từ 1,2-25%. Năm 2002 và 6 tháng
đầu năm 2003, Viện NCNTTS 1 triển khai thêm hướng, cho đẻ và ương cá Giò theo phương
pháp đơn giản trên cơ sở đó mở rộng quy mô ứng dụng [9].
Ở Việt nam việc nghiên cứ về cá Chẽm còn rất ít và được thực hiện chưa đồng bộ.
Trước đây, việc nghiên cứ chủ yếu là xác định đặc điẻm hình thái, phân bố, đặc điểm sinh học
và đánh giá nguồn lợi. Năm 2000, Nguyễn Duy Hoan và Võ ngọc Thám đã thực hiện thành
công đề tài “Nghiên cứu sản xuất thử giống cá Chẽm (Lates calcarifer, Bloch) tại Khánh
Hoà”. Các tác giả đã được đưa ra qui trình sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi cá Chẽm từ
giai đoạn cá bột lên giai đoạn cá giống. Theo khảo sát nguồn lợi cá Chẽm giống và hiện trạng
nuôi cá Chẽm ở đồng bằng sông Cửu Long, nguồn giống cá Chẽm cung cấp cho nghề nuôi
hiện nay vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên. Nhìn chung, việc nuôi cá thương
phẩm loài cá Chẽm còn rất hạn chế [3].

Tóm lại những loài cá trên đều là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng nghề
nuôi còn mang tính tự phát, người nuôi chưa hiểu về kĩ thuật nuôi, chưa xử lí chất thải ô
nhiễm môi trường, kinh nghiệm còn hạn chế [2, 10, 14, 27, 28], con giống thì người dân khai

9

thác ở các rạn lớn nên chất lượng không đảm bảo, nguồn giống nhập khẩu giá cao, không chủ
động… [Nguồn thời báo Kinh Tế Việt Nam, số 124, 23/06/2005].
2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh cá biển trên thế giới
2.3.1. Bệnh do kí sinh trùng
Từ năm 1959–1973 nhà kí sinh trùng học nổi tiếng người Nga A.Parukhin đã tiến
hành nghiên cứu về KST trên một số loài cá Mú và cá biển ở Đông Nam Á (A.M Parukhin,
1976). Trong công trình nghiên cứu này ông đã hệ thống được thành phần giun sán kí sinh ở 4
loài cá Mú sống tự nhiên là: E. areolatus; E. fasciatus; E. orientalis, E. ascolatus. Kết quả đã
phát hiện được hơn 20 loài giun sán kí sinh ở ruột cá, trong 4 loài nghiên cứu thì thành phần
giun sán kí sinh là tương tự nhau. Riêng loài cá E. ascolatus có khả năng nhiễm giun sán hơn
3 loài kia [12].
Năm 1987, hai nhà khoa học là Leong Tak Seng và S.I.Wong ở Malaysia tiến hành
nghiên cứu khu hệ kí sinh trùng kí sinh ở cá Mú nuôi lồng và một số đối tượng cá biển nuôi
khác. Công trình nghiên cứu kí sinh trùng trên cá Mú Đen Chấm Đen (E. malabaricus), kết
quả tìm thấy 16 loài kí sinh trùng kí sinh ở cá Mú nuôi lồng và 11 loài kí sinh ở cá Mú ngoài
tự nhiên. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy mức độ cảm nhiễm kí sinh trùng ở cá nuôi cao gấp
3 lần cá Mú sống ngoài tự nhiên. Trong đó loài Pseudorhabdosynnochus epinepheli là phổ
biến nhất: tỷ lệ cá Mú nuôi nhiễm là 97,2%, cá Mú tự nhiên nhiễm 77%. Trong khi đó tỷ lệ
cảm nhiễm Trematoda loài Prosorhynchus pacificus ở cá nuôi là 81%, ở cá tự nhiên là 72%.
Theo tổng kết trong số 21 loài kí sinh trùng đã tìm thấy thì chỉ có 6 loài kí sinh trùng là gặp ở
2 nhóm cá nuôi và cá tự nhiên. Năm 1988, 2 tác giả trên đã kiểm tra trên 149 con cá Chẽm
(Lates calcarifer) trưởng thành, trong đố 102 con thu tại Bangkok, 47 con tại Songla (Thái
Lan) và 32 con kích cỡ thương phẩm nuôi ở Penang (Malaysia). Kết quả tìm thấy 17 loài kí
sinh trùng: 2 laòi thuộc Protozoa, 2 loài thuộc Monogenea, 6 loài thuộc Digena, 1 loài

Cestoidea, 2 loài Nematoda, 2 loài Isopoda, 1 loài Branchiura. Theo Leong và Wong, 1988
cho biết sán lá song chủ thường được quan sát thấy trong ruột của cá Mú nuôi và cá Mú ngoài
tự nhiên, bao gồm Cardicola sp, Aphanurus sp, Leithochiri neopacificum, Ectnurus sp,
Pseudometadene celebesensis, Allopodocotyle serrani, Stephanostonum sp…[12, 23].
Từ năm 1994-2001, tổ chức JICA do các nhà khoa học Nhật Bản và Indoneia hợp tác
để nghiên cứu về bệnh trên tôm, cá trong đó có một phần nghiên cứu về kí sinh trùng trên cá
Mú kết quả tìm thấy 5 loài thuộc lớp Monogenea, Crustacae: 2 loài, Protozoa: 4 loài,
Nematoda: 2 loài, Hirudinea: 1 loài.
Bệnh kí sinh trùng do động vật đơn bào là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cá
Mú bột và giống. Những loài cá Mú nuôi lồng thường gặp là Cryptocaryon irritans;

10

Trichodina spp. Khi bị bệnh cá ngứa, quẫy nhiều, cá yếu, bơi lờ đờ, nổi từng đàn trên mặt
lồng, ao, cá bị tiết nhớt, tróc vẩy, da bị phá hủy.
Theo Leong, 1994 cho biết rằng kí sinh trùng thuộc giống Amyloodinium cũng là
nguyên nhân gây chết cao ở cá Mú bột ở Malaysia [23].
Bệnh Oodiniossis do kí sinh trùng Oodinium spp. Cá bị bệnh thường xuất hiện màu
vàng nâu trên mang, da, đặc biệt ở mép các đầu cơ mang, làm mất đi màu đỏ tươi của tơ
mang. Cá bị bệnh có hiện tượng chết rải rác và hàng loạt. Chiu–yaan Chien & CTV đã thông
báo dịch bệnh này xảy ra gây tác hại lớn trên các loài cá Mú [6].
Sán lá đơn chủ kí sinh trên da, vây, mang cá, phát triển trực tiếp không qua kí chủ trung
gian, không xen kẽ thế hệ và cũng không thay đổi kí chủ. Cá bị bệnh nặng có những ổ xuất
huyết nhỏ trên cơ thể, chính tổn thương này đã mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào. Hai
loài sán lá đơn chủ đã được xác định là Megalocotyloides epinepheli &
Pseudorhabdosynnochus epinepheli được thông báo từ Malaysia, Thái Lan và Philippine. Các
giống Dactylogyrus sp và Benedenia sp cũng đã được tìm thấy ở cá Mú nuôi [6, 23].
Caligus spp thuộc lớp giáp xác chân chèo Copepoda đã được tìm thấy kí sinh trên một
vài loài cá Mú như Epinephelus coioides, E. fuscoguttatus, E. malabaricus, Cromileptes
altivelis, Plectropomus leopardus nuôi ở Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan, Việt

Nam. Chúng có thể kí sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá từ cá con đến cá bố mẹ.
Trên cơ thể cá những nơi bị bọn này kí sinh vẩy bị mất, xuất hiện các vết xuất huyết hoặc vết
loét, bề mặt cơ thể nhiều chỗ sưng lên, cá bơi lội lờ đờ gần mặt nước, biếng ăn và tiết nhiều
nhớt. Một số loài thường kí sinh trên cá Mú nuôi như Caligus epidemicus, Caligus sp,
Lepeooptheirus sp [23].
Trên cá Mú E. coioides nuôi tại Philippine đã tìm thấy loài Zeylanicobdella arugamensis
kí sinh. Ngoài ra bệnh đỉa còn thấy trên rất nhiều loài cá Mú khác được nuôi ở Malaysia và
Thái Lan như E. bleekeri, E. malabaricus, E. lanceolatus, E. fuscoguttatus…Đỉa cá kí sinh
trên bề mặt cơ thể, miệng, khoang mũi và trên nắp mang. Chúng làm giảm khả năng bắt mồi,
khiến cá khó cử động nắp mang và làm cá chậm lớn, không những thế đỉa còn đóng vai trò
như một đường dẫn truyền cho các loài virus, vi khuẩn và động vật đơn bào kí sinh trong máu
xâm nhập. Bệnh gây chết cá nếu cảm nhiễm với cường độ cao [23].
2.3.2. Bệnh do vi khuẩn
Không phải tất cả vi khuẩn tồn tại trong cơ thể động vật thủy sản đều là tác nhân gây
bệnh. Ở động vật thủy sản vi khuẩn gây rất nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau và là mối đe
dọa rất lớn trong ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp. Các bệnh nhiễm khuẩn ở cá Mú

11

thường có một số dấu hiệu giống nhau như cá xuất huyết ở trên mang và trong cơ thể, mắt cá
lồi, tích dịch trong ruột, xoang cơ thể hay dưới gốc vẩy [6].
Vi khuẩn Vibrio gây bệnh cho cá biển thường có các dấu hiệu như trên thân xuất hiện các
đốm nhỏ, tại đó cá bị tróc và rụng vẩy sau đó tạo các vết loét nhỏ và sâu, cá yếu, bơi lờ đờ,
ngửa bụng, xuất huyết [5, 24]. Bệnh Vibriosis đã được phát hiện trong nghề nuôi cá Mú ở rất
nhiều quốc gia như Brunei, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Singapore…[23]. Đối với cá Mú
ương và nuôi lồng thường do nhóm vi khuẩnVibrio spp gây bệnh là chủ yếu [4, 5, 8, 12].
Những vi khuẩn Gram âm đặc biệt là V. parahaemolyticus & V. alginolyticus là nguyên nhân
gây bệnh xuất huyết máu ở cá Mú ương và nuôi lồng [23]. Hai loài vi khuẩn này gây bệnh
trên cá Mú ở Singapore thiệt hại số cá Mú Mỡ cỡ giống 2-4 cm rất lớn vào năm 1986-1991
(Lim, 1998). Nhóm vi khuẩn Vibrio còn gây bệnh trên các loài cá Mú E. salmoides (Ogbum,

1994), E. malabaricus (Wong & Leong, 1996), và trên cá Mú Epinephelus spp (Rena yashiro,
1996) [4].
Vi khuẩn Gram dương Streptococcus sp này gây ra sự cảm nhiễm hệ thống ở cá Mú với
biểu hiện cá gầy yếu, màu sắc đen tối, bơi lội không bình thường, mắt cá lồi và đục, xuất
huyết ở các vây và xương nắp mang, cá bị bệnh vận động khó khăn, bơi xoắn, lá lách và thận
tăng lên về thể tích. Bệnh có thể xảy ra ở thể nhẹ chỉ có một vài nốt xuất huyết trên thân mà
không có hiện tượng tổn thương nội tạng. Nhưng nếu bệnh ở dạng cấp tính, tỷ lệ chết cao.
Một vài loài cá Mú bắt đầu xuất hiện các chỗ sưng đỏ trên toàn thân, chỗ sưng lan rộng cuối
cùng vỡ ra, có thể gây chết cá và được xác định tác nhân gây nên hiện tượng này là do
Strepstococcus sp gây ra [4, 6, 23].
Ở Singapore thối đuôi, mòn vây là một trong 3 bệnh chủ yếu trong nghề nuôi cá biển do
tác nhân vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh thối đuôi mòn vây lợi dụng những tổn thương cơ học
để xâm nhâp vào cơ thể cá và gây bệnh. Bình thường cụt đuôi cũng chưa đủ gây chết cá, tuy
nhiên từ chỗ vây, đuôi bị mòn cụt đó sẽ mở đường cho những vi khuẩn khác xâm nhập vào
gây bệnh khiến cá chết nhanh chóng. Cá bị bệnh ban đầu màu sắc cơ thể sẫm lại, đầu, vây trở
nên xám rồi sau đó bị ăn mòn dần và xuất huyết, các vết loét lan rộng dẫn đến thối vây hoặc
mất đuôi. Ở Singapore người ta kiểm tra dưới kính hiển vi vùng vây bị ăn mòn phát hiện thấy
không có động vật đơn bào nhưng bắt gặp rất nhiều loài vi khuẩn bao gồm Myxobacter sp,
Vibrio sp, Pseudomonad. Trong một báo cáo khác về cá Mú nuôi ở Thái Lan cũng chỉ ra rằng
cá rất dễ bị sốc do các điều kiện môi trường nuôi không phù hợp và có thể bị nhiễm
Flexibacteria–tác nhân chính phá hủy da và làm mòn vây đuôi. Tại Indonesia, cá Mú Chuột
được bắt từ biển về thường bị mòn vây và xuất huyết với một loài vi khuẩn duy nhất đã được
phân lập và định danh là Flexibacter maritimus. Mặc dù vi khuẩn này không phải là nguyên

12

nhân gây nhiễm trùng máu nhưng nếu bệnh không có cách xử lý cá sẽ chuyển biến rất xấu khi
có tác nhân thứ hai là Vibrio xâm nhập. Khi cảm nhiễm Vibrio bệnh sẽ trở nên rất trầm trọng.
Những vi khuẩn và tác nhân cơ hội khác sẽ tiếp tục xâm nhập vào [27].
Ngoài ra ở Malaysia, bệnh do vi khuẩn Pseudomonas flonesceus gây ra trên cá Mú Mỡ

làm thiệt hại 20–60% tổng số cá Mú nuôi lồng vào năm 1982–1986. Theo Muroga & CTV,
1977; Ueki & CTV, 1990 tại Nhật Bản vi khuẩn Pasteurell piscicida đã phân lập trên loài cá
Mú Chấm Đỏ. Ở Thái Lan, kết quả phân lập và xác định tên vi khuẩn trên cá Mú nuôi lồng
chủ yếu là do vi khuẩn Aeromonas spp, Flexibacter spp, Vibrrio spp, Streptococcus spp [4].
2.3.3. Bệnh do virus
Gây bệnh ở động vật thủy sản và ở cá biển nói riêng có rất nhiều giống virus. Theo
KenWolf, 1988, thế giới đã phát hiện và nghiên cứu 59 loài virus gây bệnh ở cá, trong đó nuôi
cấy virus thành công từ 23 loại bệnh ở cá [6]. Nhìn chung theo các kết quả nghiên cứu thì
bệnh virus ở cá Mú chủ yếu do Nodavirus và Iridovirus. Tuy nhiên chưa có thuốc đặc trị các
bệnh trên [2, 6, 21]. Dưới đây là một số bệnh thường gặp do virus gây ra trên cá Mú.
• Bệnh hoại tử thần kinh (Viral nervous necrosis – VNN)
Hiện nay bệnh VNN gây ra những tác hại rất lớn đối với nghề sản xuất giống cá biển nên
gần đây đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về bệnh VNN trên thế giới. Các công
trình nghiên cứu chủ yếu tập trung từ năm 1992 trở lại đây với sự đóng góp của rất nhiều nhà
khoa học như Chi SC, Nakai, Nishizawa, Munday, Danayadol, Zaffan, Sohn SG,
H.D.Nguyễn…Đối tượng của những nghiên cứu này chủ yếu là những loài cá Mú như E.
malabaricus, E. tauvina, E. fuscoguttatus, E. akaara, E. septemfaciatus, Cromileptes
altiveles…Ngoài ra còn có những đối tượng thủy sản khác như cá Chẽm Lates calcarifer, cá
Giò Raapcentron canadam, Psedocaranx dentex, Saparus aurata, Dicetrachus labrax…[6,
19, 21].
- Bệnh này có tên khác là: bệnh virus viêm màng lưới não (Viral encephalopathy and
retionpathy–VER) của cá biển; bệnh cá bơi xoắn (Spining Grouper Disease); bệnh cá Mú liệt
(Paralytic syndrome), bệnh cá điên… [6,18, 19, 20, 21].
- Tác nhân gây bệnh là Betanodavius thuộc họ Nodavirus, hình cầu đường kính 20-25 nm,
22-28 nm, 25–30 nm, acid nucleic là ARN. Virus kí sinh trong tế bào chất của các tế bào thần
kinh ở não và ở võng mạc mắt [6, 12, 19, 21, 24].
- Bệnh đã phát hiện ở ít nhất 20 loài cá biển Thái Bình Dương như cá Mú Epinephelus sp,
cá Giò Raapcentron canadam, cá Chẽm Lates calcarifer, Dicentrachus labrax, Anguila
alguila, Gadus morhua, Lateolabrax japonicus, Latric nineata, Pseudocaranx dentex, Seriola
dumerili, Oplegnathus fasciatus, Oplegnathus punctatus, Oxyeleotris lineolatus, Racycentron


13

canadum, Verasper moseri, Hippoglossus hippoglosuss, Solea solea…và đặc biệt rất thường
gặp ở các loài cá Mú nuôi Epinephelus sp, Cromileptes altivelis [2, 6, 18, 19, 21, 23]. Tại
Indonesia, bệnh VNN được phát hiện trên cá Mú Chuột ở giai đoạn cá bột và cá giống vào
năm 1998 tại Godol Reseach. Tại miền Nam Thái Lan bệnh VNN được tìm thấy ở giai đoạn
cá bột và cá hương. Tỷ lệ chết 70–100% ở cá hương cỡ 2,5–4 cm khi cá lớn (15 cm) tỷ lệ chết
giảm còn 20% [6]. Bệnh này gây chết cao ở giai đoạn cá con đặc biệt ở giai đoạn nhỏ hơn 20
ngày tuổi [2, 18, 19, 21]. Tuy nhiên bệnh VNN thỉnh thoảng xảy ra ở cá trưởng thành như cá
Mú Chấm Nâu, cá Mú Mỡ, cá Mú Bảy Sọc, cá Giò. Tại Philippine, năm 2001, bệnh đã xảy ra
ở một trại sản xuất giống cá Mú Chấm Nâu Epinephelus coioides làm cá chết 5–10%/ngày và
lên đến 100% sau 10 ngày. Vào tháng 6 năm 2001 cá Chẽm Lates calcarifer 14 ngày tuổi bị
bệnh VNN đã chết hàng loạt với dấu hiệu bơi lội không định hướng, thân tối màu, mô não và
mắt xuất hiện không bào [24]. Theo Chi, SC bệnh VNN phân bố rộng rãi trên thế giới. Nó đã
lan truyền ở Nhật Bản, Triều Tiên, các quốc gia Đông Nam Á, Bắc Australia, Iran, Ieral, Ai
Cập, Pháp, Thụy Điển, Canada, Mỹ. Theo đó ở châu Á bệnh VNN phần lớn cảm nhiễm ở các
loài cá Mú Epinephelus spp (ở Đông Nam Á, Nhật Bản), cá Chẽm Dicentrachus labrax ở Bắc
Australia, cá Pseudocaranx ocellatus ở Nhật Bản, Liza auratus ở Iran, cá Chình Anguilla
anguilla, Parasilums asotus, Tandanus tandanus, Oryzias latipes, Poicelia reticulata [5, 18,
19, 21].
- Dấu hiệu bệnh lý: cá dưới 20 ngày tuổi không có dấu hiệu rõ ràng. Cá sau 20–45 ngày
tuổi bị bệnh có dấu hiệu bơi yếu gần tầng mặt. Cá từ 45 ngày tuổi đến 4 tháng tuổi khi bị bệnh
bơi không định hướng, bơi quay tròn hoặc xoắy trôn ốc, kém ăn hoặc bỏ ăn, thân đen xám,
đầu treo trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy bể, đáy lồng. Đặc biệt đuôi và các vây chuyển màu
sẫm, bóng hơi căng phồng ra. Giải phẫu bên trong cho thấy ruột cá không có thức ăn nhưng
chứa đầy chất dịch màu xanh hoặc nâu nhạt, lá lách có chấm đỏ [5, 6, 14, 18, 19, 20, 21, 24].
- Dấu hiệu mô bệnh học: trong mô não và mắt cá tồn tại hiện tượng hoại tử. Tổ chức não và
mắt cá bệnh xuất hiện nhiều không bào, đường kính 5–10 µm., không nhận thấy sự biến đổi
mô học ở các cơ quan khác như gan, lách, thận, mang…. [6, 18, 19, 21, 22].

- Bệnh VNN phát triển mạnh vào mùa có nhiệt độ cao, ở nhiệt độ 28
o
C độc lực của virus
này mạnh hơn nhiều so với 16
o
C. Ở viện nghiên cứu Gondol, bệnh này xảy ra vào ngày 15–30
trong bể nuôi ấu trùng. Theo Yaowanit Danaydol và CTV (1995) đã cảm nhiễm thành công
Nodavirus cho một số loài cá Mú khỏe. Với loài cá Mú Đen E. malabaricus bệnh xảy ra sau 4
ngày thí nghiệm, tỷ lệ chết ở các lô được tiêm là 100%, tác nhân gây bệnh lên tới 70% sau 5
ngày cảm nhiễm, trong khi tỷ lệ chết ở các lô đối chứng là 0% [2, 6].

14

- Để chẩn đoán bệnh sơ bộ ta dựa vào các dấu hiệu bên ngoài như đã kể trên. Để chẩn đoán
bệnh chính xác ta dùng phương pháp mô học kết hợp với kính hiển vi quang học và kính hiển
vi điện tử, kĩ thuật ELISA, PCR, RT-PCR, FAT. Theo kết quả nghiên cứu của H.D.Nguyễn,
K.Mushiake, T.Nakai, K.Muroga cho biết kỹ thuật FAT và PCR, RT-PCR đã phát hiện ra có
mặt của virus SJNNV không chỉ ở trong tuyến sinh dục mà cả ở trong những cơ quan khác
như gan, thận, dạ dày, ruột. Tuy nhiên kỹ thuật PCR và kính hiển vi điện tử không xác định
được sự có mặt của virus trong các tầng tế bào màng mắt. Trong những nghiên cứu hiện nay
kính hiển vi điện tử không thể chứng minh được sự có mặt của vius trong giác mạc và trong
những mô khác mà những mô này đã cho kết quả dương tính khi sử dụng kỹ thuật PCR [6,
22].
- Con đường lan truyền bệnh: theo cả trục ngang (nguồn nước, chất tiết và thức ăn tuơi
sống mang mầm bệnh…) và trục dọc (cá bố mẹ bị bệnh là nguồn lây bệnh cho đàn cá con sau
này) [5, 6, 19, 22].
- Biện pháp phòng và trị: hiện nay chưa có phương pháp đặc trị nào đối với bệnh VNN gây
ra. Giải pháp có hiệu quả nhất để phòng bệnh này trong sản xuất giống và nuôi cá biển là
dùng vaccine và các chất kích thích miễn dịch. Trong sản xuất cá biển giống cần lựa chọn cá
bố mẹ không mang virus bằng cách kiểm tra trứng trước khi cho đẻ bằng phương pháp PCR

[6, 14, 19, 21]. Vệ sinh bể và dụng cụ bằng Chlorine 100 ppm 1 tuần, loại bỏ cá chết, cá yếu,
cá bột bị bệnh VNN ra khỏi bể ương. Tăng hoạt động trao đổi nước trong bể ương ấu trùng để
đảm bảo môi trường tốt và loại bỏ bớt tác nhân [2, 6]. Khi cá bị bệnh ta có thể trị bằng
Prefuran 1 ppm từ 1–3 ngày liên tiếp và kết hợp thay nước. Tuy nhiên đây không phải là giải
pháp có hiệu quả. Prefuran không có hiệu quả trực tiếp trên VNN. Có thể loại kháng sinh này
chỉ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn bội nhiễm vào các mô bị hoại tử [2].
• Bệnh do Iridovirus
Iridovirus gây rất nhiều bệnh trên cá Mú. Có rất nhiều công trình nghiên cứu bệnh do
Iridovirus gây ra trên cá Mú, sau đây là một vài kết quả nghiên cứu.
Bệnh cá Mú ngủ do Iridovirus-SGD (Sleepy Grouper Disease): tác nhân gây bệnh là
Iridovirus hình cầu 20 mặt, đường kính nhân là 130-160 nm, acid nucleic là AND. Virus kí
sinh ở thận, gan, lá lách của cá bệnh. Cá bị bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, cơ thể chuyển màu đen,
đặc biệt ở phần cuối thân và vây đuôi. Cá bệnh nặng tách đàn, nổi lên tầng mặt nước hay từ từ
chìm xuống đáy, các vây vận động chậm chạp và yếu ớt, mang cá nhợt nhạt, hoạt động đóng
mở nắp mang gấp hơn. Hiện tượng chết có thể xảy ra khoảng 12–24 giờ sau khi cá bệnh đã bỏ
ăn. Cá bệnh thường chết về ban đêm hay sáng sớm, ít chết vào ban ngày. Khi bệnh cấp tính cá
có thể chết 50% cá trong ao, lồng. Bệnh xảy ra ở giai đoạn cá giống (100–200 g/con) và ở cá

15

thịt (2–4 kg/con). Bệnh đã gặp ở cá Mú Điểm Đai (E. malabaricus), cá Mú Chấm Nâu (E.
coioides), cá Mú Mỡ (E. tauvina) [6, 7, 21].
Bệnh tế bào Lympho-FLD (Fish Lymphocystis Disease): tác nhân gây bệnh là do virus
Iridovirus kích thước 130-330 nm. Khi cá bị bệnh sẽ xuất hiện những khối u nhỏ đường kính
từ 0.5-2 nm riêng rẽ hoặc tạo thành đám trên bề mặt cơ thể, vây, và thỉnh thoảng trên mang
cá. Đây là bệnh virus mãn tính xảy ra ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Bệnh này đã được
báo cáo ở cá E. bruneus, E. malabaricus, E. chlorostigma nuôi lồng ở Guangdong, Trung
Quốc. và ở cá Mú E. fuscoguttatus ở Indonesia.
Đặc biệt Iridovirus còn gây loại bệnh dẫn gây chết khá cao trên cá Mú.Bệnh này đã
được nghiên cứu ở rất nhiều quốc gia như Đài Loan, Thái Lan, Singapore…với nhiều tên gọi

khác nhau như TGIVD, GSIVD, GIVD, SGIVD. Dưới đây là một vài kết quả nghiên cứu về
bệnh này trên thê giới.
Bệnh TGIVD (Grouper Iridovirus Disease of Taiwan): tác nhân gây bệnh là do
virus Iridovirus có kích thước 200-240 nm. Khi cá bị bệnh TGIV cá bỏ ăn, sau đó trọng lượng
giảm dần, cơ thể thiếu máu và ở trạng thái hôn mê, các tế bào ở lá lách có sự lớn lên về kích
thước. Trong các ao nuôi cá Mú ở Đài Loan cá ở giai đoạn 5–8 cm thường hay bị bệnh TGIV
và có thể gây chết đến 60% ở nhiệt độ 25-28
o
C. Khả năng nhiễm bệnh 100% từ cá bệnh sang
cá khỏe chỉ mất 11 ngày, cá có thể cảm nhiễm bệnh ở mọi giai đoạn [12, 21].
Bệnh GSIVD (Grouper Spawner Iridovirus Diease): tác nhân gây bệnh là do
virus đường kính 120-135 nm. Cá bị bệnh không biểu lộ bất kỳ sự thương tổn nào nhưng cơ
thể trở nên nhợt nhạt sau đó chết rất đột ngột. Bệnh có thể gặp cả cá Mú Đen (E. malabaricus
cỡ nhỏ và cá trưởng thành. Tỷ lệ chết lên tới 90% ở cá Mú cỡ 20 g-5 kg nuôi lồng tại Thái
Lan khi bùng nổ dịch bệnh do sự cảm nhiễm virus này. Những tế bào của thận, lá lách, tim và
ống ruột trở nên to hơn. Virus được tìm thấy trong những tế bào phình to của lá lách và phần
đầu thận đã gây ra sự hoại tử của những cơ quan này.
Bệnh GIVD (Grouper Iridovirus Disease): tác nhân gây bệnh là do Iridovirus
thuộc giống Ranavirus đường kính 200-240 nm. Cá bị bệnh bơi lội bất bình thường với những
cơn co thắt, giảm ăn, bơi lờ đờ, đuôi và vây trở nên tối. Cá gần chết trôi nổi trên nước và cuối
cùng chìm dần xuống đáy bể rồi chết. Thể virus 20 mặt đã được phát hiện ở tế bào vây, lá
lách, thận của cá cảm nhiễm, tỷ lệ chết lên tới 20-30%. Cá Mú E. aurowa, E. malabaricus cỡ
1,0-1,5 cm và 10-12 cm ở Đài Loan, Thái Lan đã cảm nhiễm bệnh này [21].




16

2.3.4. Bệnh do nấm

Nấm Ichthyoponus là loại thường gây bệnh trên cá Mú thương phẩm. Cá bị bệnh biếng
ăn, sụt cân, màu sắc cơ thể thay đổi, trên thân xuất hiện các vết loét; khi giải phẫu cơ quan nội
tạng tim, gan, thận, lá lách và buồng trứng có các đốm nhỏ [27].
2.4. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá biển ở Việt Nam
Nhìn chung ở Việt Nam bệnh trên cá Mú được nghiên cứu tập trung chủ yếu là bệnh
do kí sinh trùng và bệnh do vi khuẩn. Trong khi đó có rất ít nghiên cứu về bệnh do virus.
2.4.1. Bệnh do kí sinh trùng
Bệnh kí sinh trùng do động vật đơn bào trên cá biển ở Việt Nam rất phổ biến, rất nhiều
động vật đơn bào là tác nhân gây bệnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt
hại lớn cho nghề nuôi nhất là giai đoạn cá con [6].
Trùng miệng lệch kí sinh ở cá biển Brooklynella hostilisi cũng là một bệnh thường gặp
ở cá Mú. Chúng kí sinh trên mang gây tác hại lớn khi cá còn nhỏ. Khi bị kí sinh da, mang cá
tiết nhiều nhớt làm cá khó chịu, kém ăn, gầy yếu và chết rải rác. Theo Bùi Quang Tề cá Mú
giống nuôi trong lồng tại vinh Hạ Long đã bị cảm nhiễm kí sinh trùng này lên tới 100%,
cường độ cảm nhiễm 18–20 trùng/thị trường kính 10x10, gây chết cá tỷ lệ cao. Theo Đỗ Thị
Hòa, 2002, cá giống nuôi tại công ty Hoằng Ký, Nha Trang cũng bị nhiễm kí sinh trùng này
và gây chết cá con [6].
Bệnh Cryptocaryonosis do trùng lông Cryptocaryon irrtans cũng là bệnh thường gặp ở
cá Mú nuôi lồng. Ở Việt Nam bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa đông ở miền Bắc
và mùa mưa ở miền Nam [2, 6, 27].
Ở nước ta đã phát hiện hơn 40 loài thuộc 6 giống bào tử sợi kí sinh ở cá nước ngọt và ở cá
Mú nuôi lồng trên biển. Bào tử sợi Ceratomyxa spp đã phát hiện kí sinh trong mật với tỷ lệ
cảm nhiễm cao trên các loài cá Mú nuôi ao hay lồng ở miền Trung. Tuy vậy, tác hại của
chúng trên cơ thể kí chủ lại thể hiện không rõ ràng. Những cơ thể cá bị nhiễm kí sinh trùng
này vẫn thể hiện trạng thái khỏe mạnh. Bệnh này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu [6].
Bệnh sán lá đơn chủ kí sinh ở da của cá là rất phổ biến ở cá biển nuôi. Từ năm 1978-1980,
đề tài khoa học “Điều tra thành phần giống loài kí sinh trùng trên cá ở vùng biển Phú Khánh”
do Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hoà tiến hnàh đã phát hiện được 80 loài kí sinh trùng kí sinh
trên cá biển thuộc 55 giống, 17 bộ, 6 lớp: Monogenea, Trematodea, Nematodea, Cestoidea,
Acanthocephalea, Crustacea. đề tài đã nghiên cứu trên 7 bộ cá biẻn. Trong 80 loài đã phát

hiện thì có 46 loài sán, 18 loài giun tròn, 7 loài giun đầu móc và 9 laòi giáp xác. Theo Nguyễn
Thị Muội, 1980, Đỗ Thị Hòa, 2002 đã phát hiện thấy loài Benedenia epinipheli kí sinh trên cá
Mú nuôi ở Khánh Hòa. Đặc biệt giống Benedenia đã gây ra cho cá Mú Mè chết nhiều ở Vịnh

17

Hạ Long, Cát Bà (Bùi Quang Tề). Theo Bùi Quang Tề trong các lồng nuôi cá biển tại vịnh Hạ
Long, Việt Nam đã bị cảm nhiễm khoảng 20 giống sán lá đơn chủ. Trong đó có 4 giống kí
sinh ở các loài cá Mú nuôi lồng tại đây là: Ancyrocephalus, Pseudorhabdosynochus,
Haliotrema & Benedenia (Bùi Quang Tề, 2001). Bệnh này có thể phát triển quanh năm nhưng
cường độ cảm nhiễm và tác hại lớn nhất vào các mùa có nhiệt độ trong khoảng 20–30
o
C [5].
Năm 2003 các lồng nuôi cá Mú cỡ 10-15 cm tại khu vực bảo tồn Hòn Mun đã bị chết dữ
dội, khi kiểm tra cho thấy cá bị nhiễm kí sinh trùng Pseudorhabdosynochus epinepheli với
mật độ cao (Đỗ Thị Hòa, 2003) [6].
Tác hại của sán lá song chủ đối với nghề nuôi thủy sản không lớn như sán lá đơn chủ, tác
hại phụ thuộc vào chủng loại hoặc vị trí kí sinh. Thường chúng kí sinh trong mắt, mang, trong
hệ thống tuần hoàn và một số cơ quan quan trọng khác thì gây tác hại lớn hơn khi kí sinh
trong hệ thống ống tiêu hóa. Sán Sanguinicola có thể kí sinh trên cá nước ngọt và cá biển ở
các giai đoạn khác nhau của cá [6].
Giống kí sinh trùng Lamproglena kí sinh trên một số loài cá nước ngọt ngoài ra còn gặp kí
sinh ở cá biển, trên mang các loài cá Mú (Epinephelus spp) nuôi tại Khánh Hòa cũng gặp
Lamproglena kí sinh nhưng cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm không cao [6].
Caligus spp là kí sinh trùng kí sinh rất phổ biến trên cá, đặc biệt là cá nước lợ và cá nước
mặn. Tại công ty sản xuất giống cá biển Hoằng Ký, Khánh Hòa, năm 2002, cá Mú giống đã bị
chết rải rác khi bị nhiễm Caligus ở cường độ cao [6].
Bệnh đỉa cá Piscicolosis rất phổ biến ở cá nước ngọt, lợ, mặn. Đặc biệt cá nuôi lồng trên
biển, hay nuôi trong các đìa nước mặn tại Nha Trang, Khánh Hòa cũng đã có trường hợp
nhiễm đỉa cá với cường độ cao [6].

2.4.2. Bệnh do vi khuẩn
Theo nghiên cứu của một số tác giả cá biển nuôi thường xuyên gặp một số bệnh nhiễm
khuẩn. Theo báo cáo đề tài “Chẩn đoán và phòng trừ một số bệnh vi khuẩn, virus ở cá Mú
nuôi lồng và thủy sản” năm 1996–1998 của Bùi Quang Tề đã phân lập được 6 loài Vibrio và
một loài Pseudomonas sp ở mẫu cá Mú bị bệnh xuất huyết, lở loét. Trong đó bắt gặp 2 loài
gây bệnh phổ biến là V. alginoticus và V. vulnificus. Theo Phan Thị Vân và CTV, 2000 cá Mú
bị xuất huyết, lở loét do Vibrio spp. Trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, tại đó vẩy cá bị
tróc và rụng đi. Sau một thời gian tạo nên các vết loét nhỏ, sâu, vây cá có thể bị mòn cụt và xơ
xác, nội tạng và cơ có hiện tượng xuất huyết. Bệnh có thể gây chết rải rác đến hàng loạt. Kết
quả theo dõi bệnh ở cá nuôi lồng tại vùng biển Bái Từ Long và chi nhánh công ty công nghệ
Việt Mỹ-Quảng Ninh của Lê Ngọc Hiên, năm 2002 cũng tìm thấy 3 loài vi khuẩn là Vibrio
parahaemolyticus, V. alginolyticus và V. aguillarum trên cá Mú (Epinephelus spp), cá Giò
(Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus erythopterus) [2, 4, 6].

18

Luận văn thạc sĩ của KS Nguyễn Thị Thanh Thùy (2005) cho biết từ mẫu cá Mú lở loét đã
phân lập được 9 loài vi khuẩn thuộc 4 giống khác nhau. Trong đó giống Vibrio chiếm 55.6%
tổng số các loài với tần số bắt gặp cao là V. parahaemolyticus (56%). Ngoài ra còn tìm thấy 2
loài thuộc giống Edwardsielle và 1 loài thuộc giống Pasteurella [15].
Nghề nuôi cá lồng trên biển đã gặp bệnh do Flexibacter trên cá Mú vào mùa thu ở miền
Bắc, mùa mưa ở miền Nam [6].
2.4.3. Bệnh do virus
Ở nước ta đã phát hiện ra một số bệnh do virus gây ra trên cá biển. Tuy nhiên chưa có
nhiều nghiên cứu sâu về bệnh do virus trên cá biển. Theo TS. Bùi Quang Tề, ở Việt Nam
bệnh có dấu hiệu cá Mú ngủ đã xuất hiện ở cá Mú nuôi lồng ở vịnh Hạ Long. Mùa vụ phát
bệnh từ tháng 3-8 hàng năm. Theo kết quả điều tra cho thấy các loài cá Mú nuôi lồng trên
vịnh Hạ Long, nuôi tại vùng biển Nha Trang cũng thường gặp bệnh có dấu hiệu tương tự bệnh
hoại tử thần kinh (VNN) [6].
Năm 2003, 2004 Phan Thị Vân và Bùi Ngọc Thanh đã tiến hành đề tài nghiên cứu

“Những dấu hiệu mô bệnh học trên cá Song Chấm Nâu Epinephelus coioides tại Hải Phòng
và Nghệ An”. Đề tài được tiến hành từ tháng 7/2003 đến tháng 6/2004 với phương pháp
nghiên cứu mô bệnh học và kỹ thuật PCR. Theo đó các mẫu cá Mú được thu ở trại sản xuất cá
biển Cát Bà, Cửa Hội và lồng nuôi ở Cát Bà với các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của bệnh
VNN là bơi không định hướng, bơi vòng trên mặt nước, bỏ ăn, thân sậm đi. Kết qủa được 56
mẫu dương tính bằng kỹ thuật PCR. Tuy nhiên trong 56 mẫu bị dương tính này thì chỉ có 22
mẫu xuất hiện không bào hình tròn, elip ở niêm mạc mắt, hình tròn ở não cá bệnh với đường
kính không bào từ 5-12 µm. Mẫu cá bệnh trên được thu vào tháng 6, 10/2003, tháng 6/2004 ở
28-45 ngày tuổi và cá có kích cỡ 15-20 cm. Bệnh gây chết 70-80% ở cá giai đoạn ấu trùng 40-
45 ngày tuổi tại trại Cửa Hội trong 7 ngày sau khi có dấu hiệu bỏ ăn, bơi xoay vòng, đảo từ
đáy lên mặt nhưng gây chết rải rác và kéo dài tỷ lệ thấp ở cá nuôi lồng ở Cát Bà với dấu hiệu
sưng bóng hơi, bơi nghiêng trên mặt nước, tập trung đáy lồng, mình cong. Cá thương phẩm
thu tại Cát Bà nhiễm VNN không có dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhưng cá chết ở dưới đáy
lồng kéo dài 10-15 ngày và tỷ lệ chết lên tới 80-90% [16].
Mặc dù bệnh VNN gây tác hại rất lớn với nghề sản xuất giống và nuôi cá biển ở nhiều
quốc gia trên trế giới, nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu sâu về bệnh này [6]. Đặc
biệt, Khánh Hòa là nới có nghề nuôi cá mú khá phát triển, ngoài ra còn có một vài cơ sở cho
sinh sản nhân tạo các loài cá biển, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào về bệnh
VNN ở cá biển nuôi tại địa phương này. Do vậy một nghiên cứu về bệnh này tại địa phương
là thật sự cần thiết.

19

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm nghiên cứu
−Thời gian: từ 15/08/2007 đến 10/11/2007
−Địa điểm: các cơ sở ương nuôi cá biển tại Khánh Hòa, mẫu được phân tích tại phòng thí
nghiệm bệnh học Thủy Sản-trường Đại học Nha Trang
−Đối tượng: cá Mú (Epinephelus sp), cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Bớp (Rachycentrron
canadum) ương nuôi tại Khánh Hòa

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Sơ đồ khối nội dung đề tài
























Nghiên cứu bệnh VNN trên cá biển ở Khánh Hòa
Tìm hiểu tình hình
nuôi cá biển ở Khánh
Hòa

Một số đặc điểm dịch
tế của bệnh VNN ở
cá biển
Nghiên cứu mức độ
cảm nhiễm của bệnh
VNN trên cá biển nuôi
bằng phương pháp mô
bệnh học
Loài,
hình
thức
nuôi

biển
Năng
suất,
sản
lượn
g
Khó
khăn,
thuậ
nlợi
Loài

mẫn
cảm
Giai
đoạn
phát

triển
của cá
nhiễm
VNN
Mùa
vụ
xuất
hiện
Tần
số
bắt
gặp
Dấu
hiệu
bệnh

Dấ
u
hiệ
u

học
Tỷ lệ

cường
độ
nhiễm
Tổng hợp, phân tích
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu


×