Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1970) nuôi tại Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 55 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
______________




BÁO CÁO TÓM TẮT

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH TRÊN CÁ
CHẼM (Lates calcarifer Bloch, 1790) NUÔI TẠI KHÁNH HÒA

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, Khóa 2003 – 2008






Sinh viên thực hiện:
SVTH : BÙI THỊ HUYỀN
LỚP : 45 NT2
MSSV : 45DN059
Giáo viên hướng dẫn:
TS. ĐỖ THỊ HÒA



2

Nha Trang, tháng 11 năm 2007
LỜI CẢM ƠN.
Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp cũng như việc hoàn thành luận văn này, tôi đ
ã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ nhiều phía. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Trường Đại học Nha Trang, Khoa Nuôi trồng T
hủy sản, Bộ
môn Bệnh học Thủy sản
, các thầy cô trong khoa đã tận tình chỉ dạy, cung cấp những nền
tảng kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
đề tài.
Cô giáo – TS Đỗ Thị Hòa, cô là người định hướng đề tài cho tôi và đã hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực tập.
Thầy Phan Văn Út đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Các anh, chị trong phòng Bệnh học Thủy sản – khoa Nuôi trồng thủy sản – trườ
ng ĐH
Nha Trang tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi làm việc tại phòng thí nghiệm.
Dự án NORAD đã hỗ trợ kinh phí cho tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, gia đình và bạn bè đã động viên tôi
trong
suốt khóa học cũng như trong thời gian tôi làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn !















3


LỜI MỞ ĐẦU.

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá biển phát triển mạnh, góp phần vào sự phát
triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta. Mục tiêu của Bộ thủy sản đến năm 2010 sản lượng
nuôi cá biển đạt 200.000 tấn, đối tượng nuôi chủ yếu là cá giò (Ratrycentron canadum),
cá hồng (Lutjanus spp), cá mú (Epinephenus spp), cá chẽm (Lates calcarifer). [16]
Cá chẽm (L. cacalrifer) là một loài có giá trị kinh tế cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh,
thịt thơm ngon có thể nuôi ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ và nược mặn, là đối tượng
nuôi quan trọng. Từ năm 2005, khi công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá chẽm đã hoàn
thiện, đối tượng này được nuôi khá phổ biến ở nước ta ở các ao nuôi ven biển hay nuôi
lồng tập trung ở các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ninh, Phú Yên, Hải Phòng…đã mang lại lợi
nhuận cho người nuôi.
Tuy vậy, sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở nước ta nói chung còn gặp nhiều khó
khăn về giống, thức ăn đặc biệt là vấn đề bệnh. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên
cứu về bệnh ở cá nước ngọt, bệnh ở tôm nuôi nước mặn, nhưng các nghiên cứu về bệnh
trên cá biển gần như còn bỏ ngỏ. Cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
bệnh trên cá biển có ý nghĩa trong thực tiễn được công bố, đặc biệt ở cá chẽm. Do vậy

việc nghiên cứu bệnh trên cá chẽm nói chung, bệnh ký sinh trùng nói riêng là một yêu cầu
thiết thực để góp phần ổn định nghề nuôi cá chẽm ở Việt Nam.
Bệnh do ký sinh trùng (KST) gây ra là một trong những bệnh thường gặp và gây tác
hại đáng kể cho nghề nuôi cá, đặc biệt là nghề nuôi cá biển. Đã có nhiều báo cáo trên thế
giới thông báo về tác hại do KST gây ra, đã gây chết từ rải rác đến hàng loạt ở cá biển.
ngoài ra KST còn là nguyên nhân mở đường cho các tác nhân gây bệnh khác (virus, vi
khuẩn, nấm) xâm nhập và gây nhiều bệnh cho cá.
Ở Khánh Hòa, nhiều đìa nuôi cá chẽm, cá mú đã bị nhiễm một số giống loài KST với
tỷ lệ và cường độ cao như: Caligus sp, Trichodina sp, Piscicola sp đã gây chết từ rải rác
đến hàng loạt cá nuôi, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
4

Từ thực tế đó, để hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư ngành Nuôi trồng Thủy sản,
tôi được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang giao cho
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá chẽm (Lates
calcarifer Bloch, 1970) nuôi tại Khánh Hòa”.
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/8/2007 đến ngày 15/11/2007 với các nội dung chính
như sau:
1. Nghiên cứu thành phần giống loài KST kí sinh trên cá chẽm (L. calcarifer).
2. So sánh mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng ở các giai đoạn khác nhau của cá chẽm.
Mục tiêu của đề tài là đưa ra được thành phần giống loài KST kí sinh trên cá chẽm
nuôi tại Khánh Hòa và danh mục các loại ký sinh trùng thường gặp với tỷ lệ và cường độ
cao có thể gây bệnh cho cá nuôi, làm cơ sở cho các nghiên cứu phòng trị bệnh tiếp theo.
Do điều kiện thời gian thực tập có hạn, năng lực bản thân còn có những hạn chế. Mặc
dù tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, nên rất mong
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để báo cáo của tôi được hoàn thiện
hơn.















Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Huyền
5


PHẦN 1: TỔNG LUẬN.
1. Một số đặc điểm sinh học của cá chẽm (Lates calcarifer)
1.1. Hệ thống phân loại.
Theo Nguyễn Nhật Thi, 1991 [11], hệ thống phân loại cá chẽm.
Ngành động vật có xương sống: Vertebrata
Lớp cá xương : Osteichthyes
Bộ cá vược : Perciformes
Họ cá sơn biển : Centropomidae
Giống cá chẽm : Lates
Loài cá chẽm : L. calcarifer (Bloch, 1970).
Tên tiếng Việt: Cá chẽm, cá vược.
Tên tiếng Anh: Barramundi, White Seabass, Giant Perch
1.2. Đặc điểm hình thái.
Cá chẽm có thân dài, dẹp, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng

và lồi ở phía trước vây lưng. Miệng rộng, hàm trên chồm tới phía sau mắt. Vây lưng có 7-
9 gai và 10 – 11 tia mềm. Vây hậu môn tròn có 3 gai, 7 – 8 tia mềm, vây đuôi tròn. Vẩy
dạng lược rộng.[7] [11] [8]
Màu sắc: có 2 giai đoạn, thường giai đoạn giống cá có màu Oliu ở phía trên và màu
bạc ở các bên. Giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh luc hay màu vàng nhạt ở phần trên
và màu bạc ở phần dưới.[7] [11] [8]
1.3. Đặc điểm phân bố.
Phân bố theo địa lý: cá chẽm phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc
Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngoài ra chúng còn phân bố ở khắp phần Bắc
Châu Á, phía Nam kéo dài đến Queesland (Úc), phía Tây Châu Phi. [7],[11]
Phân bố theo vùng sinh thái: cá chẽm là loài rộng muối, có thể sống được ở các vùng
nước ngọt, lợ, mặn và có tính di cư xuôi dòng. Cá thành thục sinh dục thường tìm thấy ở
các vùng cửa song, hồ, hay các đầm nước lợ có độ mặn cao và ổn định từ 30 – 32 ‰, độ
sâu từ 10 – 15m. Ấu trùng mới nở (10 – 15 ngày tuổi, chiều dài dưới 1cm) thường phân
6

bố ở các vùng ven bờ biển gần các cửa sông nước lợ, cá bột cỡ trên 1cm có thể gặp trong
thủy vực nước ngọt.[7] [11]

1.4. Đặc điểm dinh dưỡng.
Cá chẽm là loài cá dữ ăn thịt. Tuy nhiên giai đoạn cá giống lại ăn tạp, khi phân tích dạ
dày cá thu ngoài tự nhiên (cỡ 1 – 10 cm) thấy 20% là phiêu sinh vật, chủ yếu là nhóm tảo
khuê và thực vật phù du , phần còn lại là tôm, cá nhỏ (Kungvankij, 1984). [7]
1.5. Đặc điểm sinh sản.
Cá chẽm trong vòng đời có sự chuyển đổi giới tính. Giai đoạn đầu (1,5 – 2,5 kg) phần
lớn cá chẽm là đực. Nhưng khi đạt khối lượng 4 – 6 kg phần lớn cá trở thành cái.[7] [11]
Mùa vụ sinh sản: cá chẽm đẻ quanh năm (Kungvankij, 1984), nhưng thời điểm chính
vụ là từ tháng 4 – 8. [7]
Sức sinh sản của cá chẽm liên quan đến kích thước và khối lượng của cá. Cá có khối
lượng từ 5,5 – 11 kg cho khoảng 2,1 – 2,7 triệu trứng (Wongsomnuk và Maneewongsa,

1976). Anon, 1975 cho rằng cá có khối lượng 12 kg cho 7,5 triệu trứng, cá 19,5 kg cho
8,5 triệu trứng và cá 22 kg cho 17 triệu trứng. [7], [11]
2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá.
2.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thể giới.
2.2.1. Tình hình chung.
Nghiên cứu ký sinh trùng được bắt đầu từ thời Linnae (1707 – 1778) [1], nhưng phải
đến năm 1929 khi nhà ký sinh trùng học người Nga – Dolgiel đưa ra cuốn “ phương pháp
nghiên cứu ký sinh trùng trên cá”, đã mở ra một hướng phát triển mới cho nghiên cứu về
khu hệ ký sinh trùng trên cá và các loại bệnh do ký sinh trùng gây ra.[4]
Từ năm 1929 – 1970, hàng loạt công trình nghiên cứu về ký sinh trùng kí sinh ở cá
nước ngọt và nước mặn công bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.[4]
Năm 1932 – 1935, Afred L. Buschkiel đã phát hiện ra một loài trùng đơn bào
(Ichthyophthyrius multifilius) kí sinh trên một số loài cá nước ngọt ở Indonesia .[ 1]
Trong khoảng thời gian 1959 – 1973, nhà ký sinh trùng học nổi tiếng người Nga là
A.M Purakhin đã tiến hành nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá mú và một số loài cá biển
7

ở Đông Nam Á. Kết quả phát hiện được 20 loài giun sán kí sinh trong hệ thống tiêu hóa
của cá.[14].
Năm 1962, Bychowsky và ctv đã xuất bản cuốn sách “Bảng phân loại ký sinh trùng
của cá nước ngọt Liên Xô”, cuốn sách phân loại được 1211 loài KST của khu hệ cá nước
ngọt Liên Xô [1]. Năm 1984 – 1987, Bauer, Schulman, Gussev tái bản cuốn sách và bổ
sung gần 2000 loài KST của 233 loài thuộc 25 họ cá nước ngọt Liên Xô.[15]
Năm 1965, I.Lan Parperna người Ấn Độ đã công bố 116 loài KST trên các loài cá
nước ngọt. Bao gồm 20 loài sán đơn chủ , 13 loài sán song chủ, 43 dạng ấu trùng, 7 loài
sán dây ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, 1 loài giun móc, 1 loài đỉa, 1 loài móc lông
và 6 loài giáp xác kí sinh.[12]
Năm 1973, Chen Chih-Leu đã kiểm tra 50 loài cá nước ngọt tỉnh Hồ Bắc. Kết quả tìm
thấy 375 loài KST, bao gồm: 159 loài động vật đơn bào (Protozoa), 116 loài sán đơn chủ
(Monogenea), 10 loài sán dây (Cestoda), 33 loài sán song chủ (Digenea), 21 loài giun

tròn (Nematoda), 7 loài giun đầu gai (Acanthocephala), 2 loài đỉa (Hirudinea), 1 loài
nhuyễn thể (Mollusca), 26 loài giáp xác (Crustacea). [ 1]
Năm 1975, Carmen C. Valasques xuất bản cuốn sách “ Sán song chủ - Trematoda kí
sinh ở cá nuôi tại Philippine” trong đó mô tả 73 loài thuộc 50 giống, 21 họ sán song chủ
kí sinh trên 27 họ cá ở Philippine [ 14]
Năm 1976, A.V Gussev người Ấn Độ đã nghiên cứu khu hệ sán đơn chủ ở 37 loài cá
nước ngọt Ấn Độ. Kết quả phân loại được 57 loài sán đơn chủ trong đó có 40 loài mới với
khoa học. [ 1]
Năm 1987 hai nhà khoa học người Malaisia là Leong và Wong đã tiến hành điều tra
khu hệ ký sinh trùng trên cá mú. Kết quả phát hiện 16 loài KST ở cá mú nuôi lồng và 11
loài ký sinh trùng ở cá mú tự nhiên. Trong đó có 97,2% cá nuôi và 77,1% cá tự nhiên bị
nhiễm sán song chủ Prosorhynchus pacificus [14]
Khi kiểm tra 148 con cá hồng giống (Lutjanus johni) ngoài tự nhiên và 197 con cá
bệnh nuôi lồng ở Penag, Malaysia. Hai ông đã phát hiện được 17 loài KST, gồm 2 loài
Protozoa, 3 loài Monogenea, 7 loài Trematoda, 1 loài ấu trùng Nematoda, 1 loài ấu trùng
8

Isopoda, 1 loài ấu trùng Cestoda.Trong đó loài Haliotrema johni (Monogenea) gặp nhiều
nhất trên cả cá ngoài tự nhiên và cá bệnh.[18]
Leong và Wong (1988), cho biết KST thuộc lớp sán lá song chủ (Digenea) thường kí
sinh trong ruột cá mú nuôi và ngoài tự nhiên là: Cardicola sp, Aphanurus sp, Ectenurus sp,
Lecithochirium neopacificum, Prosorhynchus pacificus, Prosorhynchus sp.,
Pseudometadena celebesensis, Allopodocotyle serrani, and Stephanostomum sp.[21]
Năm 1989, Lin đã phát hiện ra 1 loài mới Caligus sp cảm nhiễm với cường độ cao trên
cá Măng tại trạm nghiên cứu thủy sản Đài Loan. Tháng 3/ 1989, ông còn phát hiện được
138 con Caligus cái và 21 con Caligus đực trên một con cá. Chúng đã gây ra các vết loét
nặng trên da cá, trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho cá bị chết [ 10]
Năm 1990, Leong và Wong nghiên cứu ký sinh trùng trên cá mú (Epinephenus
malabaricus) và một số loài cá biển khác. Kết quả có 13 loài KST được tìm thấy trên cá
mú: 2 loài Protozoa, 2 loài Monogenea, 5 loài Trematoda, 1 loài ấu trùng Nematoda, 1

loài Cestoda, 1 loài Acanthocephala, 1 loài Copepoda. Trong đó loài
Pseudorhadosynochus epinepheni là gặp nhiều nhất.[19]
Năm 1997, Arthur J.R và S. Lumanlan – May khi tổng kết nghiên cứu ký sinh trùng cá
ở Philippine đã điều tra và xác định được 201 loài KST ở 172 loài cá gồm: 1 loài
Apicomplexa, 16 loài Ciliophora, 2 loài Mastigophora, 1 loài Microspora, 9 loài
Myxozoa, 90 loài Trematoda, 22 loài Monogenea, 6 loài Cestoda, 20 loài Nematoda, 5
loài Acanthocephala, 1 loài Mollusca, 2 loài Branchiura, 21 loài Copepoda và 5 loài
Isopoda. [1]
Năm 2002, Fris Jonhny và Des Raza cho rằng trong quá trình sản xuất giống, cá bố mẹ
thường bị nhiễm bệnh ký sinh trùng gây ra bởi Trichodina, Monogenea, Caligus,
Rhexanella, Glugeosis, Scuticociliata, Nematoda, Cestoda, Hirudenia. Cá bị nhiễm bệnh
có biểu hiện đục mắt, tiết nhiều dịch nhày trên bề mặt cơ thể và bỏ ăn. [ 14]
Nhìn chung ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng kí sinh
trên cá và bệnh do chúng gây ra. Cho đến nay đã xác định được khoảng hơn 10.000 loài
ký sinh trùng kí sinh trên các loài cá sống ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá chẽm.
9

Nghề nuôi cá chẽm được hình thành từ thập kỷ 70 ở Songkhla Marine Laboratories –
Thái Lan. Và được nhân rộng khắp các nước Châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Sigapore,
Malaysia ), đóng góp phần không nhỏ vào sản lượng cá biển thế giới. Theo thống kê của
FAO (2006), tính riêng tổng sản lượng cá Vược nuôi của thế giới năm 2004 đạt 22.989
tấn, tăng 37,4% so với năm 1990 [8]. Đi cùng với việc mở rộng diện tích nuôi, tăng sản
lượng đó vấn đề về bệnh cũng được quan tâm nghiên cứu. Đã có công trình nghiên cứu
trên thế giới về bệnh , khu hệ KST và bệnh do KST gây ra trên cá chẽm.
Carmen C.Valasquez, 1958 khi kiểm tra cá chẽm nuôi nước mặn ở Malabon,tỉnh
Rizal, Philippine. Kết quả tìm thấy 1 loài Transversotrema laruei (Digenea), giai đoạn ấu
trùng Metacecaria kí sinh trong cơ và ruột.[17]
Yamaguti, 1963 cho biết Neobenedenea melleni là một loài phổ biến kí sinh trên da và
là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho nhiều loài cá tự nhiên.Trong báo cáo đầu tiên về tác

nhân gây bệnh thuộc lớp Monogenea ( N. melleni) ở Australia, Marty R Denevey và ctv
(2001) cho biết sự bùng nổ của N.melleni trên cá chẽm nuôi lồng tại Hinchinbrook
Channel đã làm thiệt hại khoảng 200.000 con cá (50 tấn). [20]
B.W. Herbert, F.A Shaharom và I.G. Anderson (1965) nghiên cứu “ mô bệnh học cá
chẽm nuôi (L.calcarifer) (Centropomidae) từ Pulau Ketam, Malaysia cảm nhiễm với
Cruoricola lates (Tramatoda: Sanguinicolidae)”. Khi kiểm tra 45 mô học con cá chẽm ở
các giai đoạn khác nhau kết quả đều phát hiện C. lates, phổ biến tìm thấy ở màng treo
ruột, mạch máu, thận, thành động mạch và ở mắt. Trứng của C.lates phần lớn được tìm
thấy ở mang, tim, tụy, thận nhưng ở mang và tim chỉ phát triển đến giai đoạn ngắn của
Miracidium. [16]
Khu hệ KST trên cá chẽm giống ở Thái Lan và nuôi lồng ở Malaysia được công bố
bởi Leong và Wong (1986). Hai ông cho biết loài KST thường gặp phổ biến ở cá chẽm là
Cryptocaryon irritans, Pseudorhabdosynochus latesi, Diplectanum sp và Raphidascaris
sp.[19]
Năm 1988, Leong và Wong đã tiến hành kiểm tra KST trên 149 con cá chẽm trưởng
thành 9 (L. calcarifer), trong đó 102 con từ Bangkok và 47 con Song Kla ( Thái Lan), 23
con có kích cỡ thương phẩm nuôi ở Penang (Malaisia). Kết quả tìm được 17 loài KST bao
10

gồm: 2 loài Protozoa, 2 loài Monogenea, 6 loài Digenea, 1 loài Cestoidea, 2 loài
Nematoda, 2 loài Isopoda, 1 loài Copepoda. [19]
Leong và Wong (1990), kiểm tra 642 con cá chẽm giống (501 từ Thái Lan, 141 từ
Malaysia) có 10 loài KST được phát hiện, bao gồm 2 loài Protozoa, 2 loài Monogenea, 4
loài Trematoda, 1 loài Cestoidea, 1 loài Nematoda, 1 loài Isopoda. Khi kiểm tra 102 con
cá giống bệnh từ Thái Lan, kết quả tìm thấy 13 loài KST, gồm có 2 loài Protozoa, 2 loài
Monogenea, 4 loài Trematoda, 1 loài Cestoidea, 2 loài Nematoda, 2 loài Isopoda. Số loài
KST phát hiện trên cả cá bệnh và cá khỏe là 16 loài, trong đó ở Thái Lan cá đều bị cảm
nhiễm nặng bởi Trichodina sp, Cryptocaryon irritans, Pseudorhabdosynochus latesi và
Diplectanum sp.[19]
Năm 1994, Leong và Wong thông báo gặp ít nhất 4 loài thuộc sán lá đơn chủ

(Monogenea) kí sinh trên mang cá chẽm. Bao gồm: Pseudodorhabdosynochus latesi, P.
monosquamodiscus và 2 loài khác thuộc giống Diplectanum. [14]
1997, Leong và Wong cho rằng nguyên sinh động vật là tác nhân gây bệnh chậm lớn ở
cá chẽm.[ 10]
2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam.
2.2.1. Tình hình chung.
Ở nước ta trước những năm 1960, lĩnh vực bệnh học thủy sản chưa được quan tâm
nghiên cứu. Nhưng từ những năm 1960 trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về
bệnh động vật thủy sản nói chung, khu hệ ký sinh trùng và bệnh do ký sinh trùng gây ra ở
cá nói riêng.
Từ năm 1959 – 1961, một số nhà khoa học người Nga đã nghiên cứu ký sinh trùng
trên cá ở vịnh Bắc Bộ. Kết quả phát hiện hơn 90 loài KST trong đó có nhiều giống loài
mới. [ 14]
Có thể nói người nghiên cứu đầu tiên có quy mô và đầy đủ nhất về ký sinh trùng cá ở
Việt Nam là PGS Hà Ký. Từ năm 1960 – 1978, ông đã tiến hành điều tra ký sinh trùng
của 16 loài cá nước ngọt miền bắc Việt Nam. Kết quả phát hiện 120 loài KST trong đó có
42 loài mới, 1 giống mới, 1 họ phụ mới đối với khoa học.[ 4]
11

Năm 1976, Nguyễn Thị Muội và ctv đã nghiên cứu giun đầu gai trên cá thuộc vùng
đồng bằng Bắc Bộ, bước đầu phân loại được 9 loài KST trên 12 loài cá.[ 1]
Năm 1978 – 1980, Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa tiến hành điều tra ký sinh trùng
trên một số loài cá biển tại Khánh Hòa. Kết quả phát hiện 80 loài KST kí sinh trên cá
biển.[ 4]
Năm 1980 – 1985, Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa nghiên cứu “ Khu hệ ký sinh
trùng kí sinh ở 20 loài cá nước ngọt ở miền Trung và Tây Nguyên”, đã tìm được 57 loài
KST, bao gồm 15 loài Monogenea, 13 loài Protozoa, 11 loài Nematoda, 7 loài Crustacea,
5 loài Cestoda, 3 loài Nematoda, 3 loài Acanthocephala. [1]
Năm 1988 – 1989 Sey và F. Moravec người Tiệp Khắc và Hungari đã nghiên cứu sán
lá, giun tròn, giun đầu móc ở một số loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam. [15]

Trong khoảng thời gian 1984 – 1990, Bùi Quang T ề và ctv tiến hành nghiên cứu “ Khu hệ ký sinh tr ùng
kí sinh trên 39 loài cá nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Kết quả điều tra được 157 loài
KST thuộc 78 giống, 55 họ, 27 bộ, 16 lớp.[15]
Nhìn chung giai đoạn từ 1960 đến 1990 các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng
chủ yếu là ở cá nước ngọt.Trong khi đó nghiên cứu về ký sinh trùng kí sinh trên cá biển
rất ít còn hạn chế và chưa đầy đủ.
Theo thống kê mới nhất của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), cho đến nay đã nghiên
cứu ký sinh trùng ở 110 loài cá nước ngọt và nước lợ, thuộc 59 giống, 37 họ, 18 lớp. Đã
xác định được 373 loài KST, thuộc 132 giống, 83 họ, 18 lớp. Trong đó đã phân loại được
78 loài, 3 giống, 1 họ mới đối với khoa học, ngoài ra còn một số loài chưa đủ tài liệu để
định danh đến loài. Trong tổng số loài phát hiện được chủ yếu là Monogenea 103 loài
(27.61%), Trematoda 48 loài (12.87%), Nematoda 47 loài (12.60%), Myxosporea 46 loài
(12.33%), Oligohymenophorea 35 loài (9.38%), Maxillopoda 27 loài (7.24%),
Acanthocephala 18 loài (4.83%), Cestoidae 16 loài (4.29%). Còn 10 lớp khác số lượng ký
sinh trùng ít gặp hơn có khoảng 33 loài.[ 6]
Tuy nhiên trong những năm gần đây nghề nuôi cá biển bắt đầu phát triển mạnh, cùng
với sự phát triển ấy trong thực tế đã có nhiều dịch bệnh do ký sinh trùng gây lên đã làm
chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá biển. Chính vì vậy lĩnh vực nghiên cứu
12

khu hệ ký sinh trùng trên cá biển và bệnh do chúng gây lên ngày càng được quan tâm và
đầu tư nghiên cứu.
Trong 3 năm ( 1996 – 1998) nghiên cứu về ký sinh trùng kí sinh trên cá mú (
Epinephelus sp) nuôi lồng tại vịnh Hạ Long, Bùi Quang Tề và ctv đã phát hiện được 10
giống ký sinh trùng thuộc 7 họ, 5 bộ, 5 lớp, 4 ngành kí sinh trên 3 loài cá mú. Cá mú mỡ
(E. tauvina) gặp 10 loài ký sinh trùng, cá mú sáu sọc ( E. moara) gặp 7 loài, cá mú Chuối
(E.resfexciatus) gặp 9 loài. Trong đó loài sán đơn chủ Pseudorhabdosynochus epinepheli
và Ancyrophalus sp ký sinh ở cá 3 loài cá mú này với tỷ lệ cảm nhiễm rất cao 71.4 – 93.8
%.[ 14]
Năm 1998, luận văn tốt nghiệp của Đàm Bá Long “ Nghiên Cứu ký sinh trùng kí sinh

trên một số loài cá mú đang nuôi và khai thác tại vùng biển Khánh Hòa”. Kết quả tìm thấy
16 loài ký KST, trong đó 14 loài thuộc 14 giống, 12 họ, 9 bộ, 7 lớp. Ngoài ra còn 2 mẫu
chưa phân loại được đến loài.[14 ]
Nguyễn Thị Muội 1980 và Đỗ Thị Hòa 2002 đã phát hiện Benedenia epinepheli ký
sinh trên cá mú nuôi ở Khánh Hòa. Ngoài ra trên một số loài cá biển tự nhiên cũng có thể
gặp loại KST này kí sinh với các thành phần giống loài khác nhau.[4]
Kết quả nghiên cứu do Nguyễn Ngọc Diễm (2002) thực hiện trên cá mú giống
(Epinephelus sp) đã tìm ra 7 loài KST thuộc 3 lớp. Trong đó 1 loài thuộc Ciliata, 2 loài
thuộc Crustacae và 2 mẫu chưa phân loại đến loài.[2]
Năm 2006, luận văn thạc sĩ của Phan Văn Út “ nghiên cứu bệnh do sán lá đơn chủ
(Monogenea) kí sinh trên một số loài cá biển nuôi tại Khánh Hòa”, cho biết bệnh mè ở cá
mú và cá hồng do 1 số loài KST thuộc 2 giống Benedenia và Neobenedenia kí sinh ở da,
vây với tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cao gây ra.Trong đó có 2 loài KST tìm thấy có tính
chất kí sinh đặc thù B. epinepheli kí sinh gây bệnh ở cá mú, N. lutjalus kí sinh gây bệnh ở
cá hồng. Bệnh sưng mang ở cá mú và cá hồng do một số loài KST thuộc 3 giống
Pseudorhabdosynochus, Diplectanum và Ancyrocephalus kí sinh ở mang với tỉ lệ cảm
nhiễm cao gây ra.Trong đó 1 loài có tính ch ất kí sinh đặc th ù là P. epinepheli .[ 14]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá chẽm ở Việt Nam.
13

Nghề nuôi cá biển nói chung, cá chẽm nói riêng trong những năm gần đây phát triển
mạnh. Tuy nhiên lĩnh vực nghiên cứu bệnh trên cá chẽm vẫn còn bỏ ngỏ.
Tại trại thực nghiệm hải sản trường đại học Thủy sản, trong năm 2001 cá chẽm
(L.calcarifer) bố mẹ bị chết rải rác. Khi kiểm tra mang cá đã phát hiện ký sinh trùng
Pseudorhabdosynochus latesi cảm nhiễm với cường độ cao 50 – 60 con / tơ mang (Đỗ
Thị Hòa). [4]
Năm 2003, đề tài tốt nghiệp “ Nghiên cứu thành phần giống loài kí sinh trên một số
loài cá biển tại Khánh Hòa” của Mai Đăng Nhân, đã phát hiện 16 loài KST thuộc 8 giống,
6 lớp, 5 bộ. Trong đó kiểm tra 8 con cá chẽm (L. calcarifer) đã xác định được 5 loài KST
gồm: 1 loài Monogenea, 1 loài Trematoda, 3 loài Nematoda.[ 9]

Năm 2004, Ngô Thu Hiền thực hiện đề tài tốt nghiệp “ Tìm hiểu thành phấn KST kí
sinh trên cá hồng bạc (Lutjalus argentimaculatus, Forscal, 1775) và cá chẽm (L.
calcarifer, Bloch, 1970) giống tại Nha Trang – Khánh hòa”. Kết quả xác định được 21
loài KST kí sinh trên 2 loài cá. Khi kiểm tra 45 con cá chẽm giống phát hiện được 3 loài
KST thuộc Ciliata kí sinh ở nhớt da.[10]
Kết quả nghiên cứu của đề tài “ Nghiên cứu thành phần KST kí sinh trên cá chẽm ((L.
calcarifer, Bloch) tại Khánh Hòa” do Bùi Thị Khuyên (2006) thực hiện đã phát hiện 15
loài KST, 13 loài thuộc 12 giống, 11 họ, 7 lớp, 5 ngành. Trong đó có 2 loài thuộc lớp
Digenea chưa xác định rõ hệ thống phân loại.[ 2]
3. Một số bệnh ký sinh trùng nguy hiểm trên cá biển.
3.1. Bệnh do nguyên sinh động vật (Protozoa).
Nguyên sinh động vật có lẽ là nhóm ký sinh trùng gây bệnh chủ yếu nhất cho cá. Có
nhiều báo cáo từ khắp nơi trên thế giới cho thấy nguyên sinh động vật đã gây thiệt hại cho
cá nuôi. Protozoa gây hại cho cá chủ yếu là do tổn thương cơ học, tiết chất độc, làm tắc
nghẽn mạch máu, hút chất dinh dưỡng và làm cá mẫn cảm với sự nhiễm trùng thứ
cấp.[22]
Nguyên sinh động vật có kích thước nhỏ khi chúng bám nhiều trên bề mặt cơ thể sẽ
làm cho bề mặt cơ thể và mang phủ 1 lớp dịch nhày màu trắng trên mang và da có thể có
sắc tố màu vàng.
14

 Bệnh Cryptocaryosis: Tác nhân gây bệnh là Cryptocaryon sp có cấu tạo gần giống
trùng quả dưa nước ngọt (Ichthyophthirius) và gây bệnh đốm trắng trên cá biển. Khi cá bị
cảm nhiễm nhiều trên cơ thể cá có những hạt lấm tấm nhỏ, màu hơi trắng đục hoặc mang
có màu sắc nhợt nhạt. Khi trùng bám nhiều ở mang sẽ phá hoại tổ chức mang và làm cá
ngạt thở. Cá bị bệnh này với mức độ cao có thể gây chết rải rác hoặc hàng loạt ở giai đoạn
cá con.[ 4] [22]
Phòng trị bệnh: Dùng Formalin tắm nồng độ 100 – 200 ppm trong khoảng thời gian 30
– 60 phút. Hoặc dùng xanh Malachite tắm nồng độ 1 – 4 ppm thời gian 10 – 20 phút.[ 4]
 Bệnh trùng bánh xe: Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cá hương, cá giống đã gây thiệt

hại lớn cho các cơ sở ương nuôi cá giống. Tại Đồng Tháp, một ao ương có 360.000 con cá
Tra hương khi đàn cá nhiễm bệnh chỉ sau 2 ngày đã chết 200.000 con. Một ao nuôi khác
đang nuôi 210.000 con cá Tra giống cỡ 10 – 12 cm, đàn cá bị bệnh trùng bánh xe ở mang
chỉ 48 giờ sau khi phát hiện bệnh đã chết hơn 200.000 con.[ 4]
 Phòng trị bệnh: biện pháp tốt nhất là vệ sinh ao hồ ương cá thật kỹ trước khi thả giống,
thực tế cho thấy những nơi dùng phân tươi thường hay phát sinh bệnh ( Đỗ Thị Hòa,
2004). Mật độ cá thả không nên quá dày. Theo Hà Ký (1963), mật độ thả quá dày thì
cường độ cảm nhiễm trùng bánh xe của cá sẽ tăng gấp 4 – 12 lần.
Dùng muối NaCl 2 – 3 % tắm cho cá trong 5 – 15 phút, dùng CuSO
4
tắm cho cá 5 –
15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7 ppm.
3.2. Bệnh do sán lá đơn chủ (Monogenea).
Monogenea có khoảng 1500 loài, hầu hết giống đều là KST ngoại kí sinh. Monogenea
có cơ quan bám rất phát triển, phía trước cơ thể có các giác bám hút, phía sau cơ thể có
đĩa bám lớn. Có thể cắm sâu và phá hoại tổ chức cơ của kí chủ, gây tổn thương cơ học mở
đường cho vi sinh vật, nấm và các KST khác xâm nhập vào gây viêm loét. Khi chúng kí
sinh trên cơ thể cá với số lượng lớn có thể làm cho cá hương, cá giống chết hàng loạt, gây
các bệnh nguy hiểm.
Theo Leong, 1994 cho biết 2 loài sán Megalocotyloides epinepheli và Benedenia sp là
nguyên nhân gây chết cá mú nuôi và giống. Haliotrema spp và Benedenia spp lại được
cơi là nguyên nhân gây chết ở cá hồng (Lutjanus johni).[ 14]
15

Tại Khánh Hòa năm 1994, Gyrodactylus đã cảm nhiễm và gây chết hàng loạt cá rô phi
đơn tính tại 1 cơ sở sản xuất giống (Đỗ Thị Hòa).
Giống Benedenia đã gây cho cá mú nuôi bè chết nhiều ở vịnh Hạ Long, Cát Bà (Bùi
Quang Tề, 1998).
Trong các lồng nuôi cá biển tại Vịnh Hạ Long đã bị cảm nhiễm khoảng 20 loài sán lá
đơn chủ, trong đó 4 kí sinh ở các loài cá mú nuôi lồng tại đây, bao gồm Ancyrocephalus,

Pseudorhabdosynochus, Haliotrema và Benedenia (Bùi Quang Tề, 2001).
Các lồng nuôi cá mú con cỡ 10 – 15 cm tại khu vực bảo tồn Hòn Mun đã bị chết dữ
dội. Khi kiểm tra mang cá cho thấy cá bị nhiễm KST là sán lá đơn chủ thuộc loài
Pseudorhabdosynochus epinepheni (Đỗ Thị Hòa, 2003).
 Phòng trị bệnh:
Trước khi thả xuống ương, nuôi cần tẩy dọn ao tiêu diệt trứng và ấu trùng sán lá đơn
chủ với liều lượng 2.500 kg / ha (Bùi Quang Tề, 2001).
Tắm cho cá bằng NaCl 3% trong 5 phút, hoặc Formalin nồng độ 100 – 200 ppm trong
khoảng thời gian 30 – 60 phút, có sục khí.[4]
3.3. Bệnh do sán lá song chủ (Digenea).
Sán lá song chủ thường kí sinh trong hệ thống tiêu hóa, tác hại của chúng phụ thuộc
vào chủng loại hoặc vị trí kí sinh. Thường khi sán lá kí sinh trong mắt, mang, trong hệ
thống tuần hoàn sẽ gây tác hại lớn hơn khi chúng kí sinh trong hệ thống tiêu hóa [4].
 Phòng trị bệnh: Hiện nay trên thế giới chưa có biện pháp phòng trị tốt nhất đối với các
bệnh do sán lá song chủ gây ra ở cá. Chủ yếu tiến hành một số phòng bệnh gián tiếp như
tiêu diệt ký chủ trung gian là ốc bằng vôi nung (CaO), hoặc dùng CuSO
4
nồng độ 0,5 – 1
ppm phun xuống đáy ao khi tẩy dọn. [ 4]
3.4. Bệnh do giun tròn (Nematoda).
Nematoda thường kí sinh ở một số nội quan: tuyến sinh dục, ruột, dạ dày, xoang cơ
thể,chúng làm tổn thương thành dạ dày, ruột, lấy chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cá. Mặc dù có nhiều loài giun tròn được phát hiện ở cả cá lớn và cá giống
nhưng chỉ có một vài loài được xem là mầm bệnh nguy hiểm cho cá. [ 22]
16

 Phòng trị bệnh: Dùng vôi tẩy ao để diệt ấu trùng giun, cần kiểm tra bệnh trước khi thả
giống, nếu có bệnh phải tiến hành trị bệnh. Một số loài chưa có phương pháp phòng trị
bệnh.
3.5. Bệnh do đỉa kí sinh (Hirudinea).

Đỉa cá kí sinh ở da, vây, mang và xoang miệng của cá. Chúng hút máu, gây thương
tổn trên tổ chức cơ thể tại nơi kí sinh, có thể là sinh vật trung gian truyền trùng máu
(Trypanosoma) từ cá bệnh sang cá khỏe. Khi cảm nhiễm với cường độ cao có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cá, làm cá gầy yếu thậm chí gây tử vong.
Trên cá mú (Epinephelus sp) nuôi lồng trên biển, hay nuôi trong các đìa nuôi nước
mặn tại Nha Trang, Khánh Hòa cá bị nhiễm đỉa với cường độ cảm nhiễm cao (Đỗ Thị
Hòa, 2004).
Trong quá trình thu mẫu ở Cam Ranh (Khánh Hòa) chúng tôi thấy nhiều đìa nuôi cá chẽm
bị nhiễm đỉa với cường độ cảm nhiễm cao gây chết rải rác ở những ao ương cá chẽm
giống. Đặc biệt chúng tôi đã kiểm tra 1 con cá chẽm vừa mới chết có kích thước 26.5 cm
ở Cam Hải Đông, Cam Ranh kết quả xác định được 162 con đỉa kí sinh.
 Phòng trị bệnh:
Làm tốt công tác tẩy dọn ao đầm, dùng vôi diệt tạp, nếu có điều kiện nên phơi đáy ao,
trong quá trình nuôi cần dọn sạch rong đáy để hạn chế sự sinh sản của đỉa.
Dùng nước ngọt để tắm cho cá biển, Formol nồng độ 100 – 200 ppm tắm cho cá bệnh
trong thời gian 30 – 60 phút. Có thể dùng Neguvon nồng độ 0,4 – 0,6 ppm tắm cho cá
bệnh trong 30 phút cũng có hiệu quả trị bệnh rất tốt.
3.6. Bệnh do giáp xác (Crustacea).
Giáp xác ký sinh trên cá chủ yếu thuộc 3 bộ: bộ chân chèo (Copepda), bộ chân đều
(Isopoda), bộ mang đuôi (Branchiura). Trong đó bộ Branchiura có nhiều loài sống ký
sinh gây bệnh cho cá.
Caligus spp là KST ký sinh phổ biến trên cá đặc biệt là cá nước lợ và mặn. Hiện nay
đã nhận biết và phân loại khoảng 200 loài Caligus khác nhau kí sinh trên cá. Ở Việt Nam
và khu vực Đông Nam Á, đã gặp khoảng 12 loài gây bệnh nguy hiểm cho cá nuôi.Tại
17

công ty Hoằng Ký, Khánh Hòa trong năm 2002, cá mú giống đã chết rải rác khi bị nhiễm
Caligus ở cường độ cao. [4]
Khi thu mẫu ở xã Ninh Sơn, Ninh Hòa (Khánh Hòa) chúng tôi đã gặp một ao ương cá
chẽm giống, cỡ 6 – 10 cm bị nhiễm Caligus với cường độ cảm nhiễm cao đã làm chết

nhiều cá, trong 3 ngày số lượng cá chết khoảng 2000 con. Chúng tôi tiến hành kiểm tra 7
con cá ở ao ương này kết quả kiểm tra cường độ cảm nhiễm là 6 – 29 con/lam.
Argulosis ở cá rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo O.N.Bauer, 1977 Argulus
ký sinh làm gây chết cá hồi cỡ 0,7 – 1,0 kg với cường độ cảm nhiễm 100 – 200 trùng
Argulus/con cá. Ở Việt Nam, năm 1961 bệnh được phát hiện tại một số ao ương cá ở Hải
Phòng, làm chết nhiều cá rô phi giống [15]. Khu vực nuôi cá bè Châu Đốc (An Giang), cá
lóc Bông nuôi trong bè đã bị rận cá (A. chinensis) ký sinh làm chết rải rác, cá lóc Bông cỡ
0,4 – 0,8 kg với cường độ cảm nhiễm 30 – 50 trùng rận cá có thể gây thành bệnh làm cá
chết (Bùi Quang Tề, 1990).
 Phòng trị bệnh:
Để diệt ấu trùng có thể dùng vôi tẩy ao, CuSO
4
rắc xuống ao nồng độ 0,7 ppm hoặc
dùng lá xoan băm nhỏ bón xuống ao với số lượng 0,2 – 0,3 kg/m
3
nước.
Để trị bệnh có thể dùng nước oxy già để tắm cho cá với nồng độ 100 – 150 ppm trong
30 phút (nếu H
2
O
2
30% dùng với nồng độ 300 – 500 ppm). Ngoài ra có thể dùng nước
ngọt để tắm cho cá biển.
Gần đây, với thành công của công nghệ sản xuất giống cá chẽm (Lates calcarifer)
trong điều kiện nhân tạo của trường Đại học Nha Trang và một số cơ sở sản xuất giống
khác. Nghề nuôi cá chẽm tại Khánh Hòa và nhiều địa phương khác đã và đang phát triển
khá mạnh về diện tích nuôi và sản lượng. Tuy vậy những nghiên cứu về bệnh ở cá chẽm
nuôi ở Việt Nam vẫn chưa nhiều đặc biệt là các bệnh về KST. Do vậy đề tài tốt nghiệp
của tôi đã thực hiện nhằm phát hiện các giống loài KST kí sinh trên cá chẽm nuôi ở
Khánh Hòa góp 1 phần nhỏ để phát triển ổn định nghề nuôi cá chẽm tại Khánh Hòa.




18










PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.1. Địa điểm
Địa điểm thu mẫu: Tiến hành thu mẫu cá tại các đìa nuôi cá, trại sản xuất giống cá
Chẽm trên địa bàn Khánh Hòa.
Địa điểm phân tích mẫu: Tiến hành phân tích mẫu cá tại phòng thí nghiệm bệnh học
Thủy sản khoa Nuôi trồng thủy sản trường đại học Nha Trang.
1.2. Thời gian.
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/8/07 đến ngày 15/11/07.
1.3. Đối tượng.
Các giống loài ký sinh trùng kí sinh trên cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (hình 1.1)
2.2. Phương pháp thu mẫu cá
Mẫu cá Chẽm (Lates calcarifer) nuôi được thu theo phương pháp ngẫu nhiên. Mẫu cá
thu được chia thành 3 nhóm kích cỡ khác nhau:

+ Cá cỡ: 2.5 – 6 cm;
+ Cá cỡ: 6 – 15 cm;
+ Cá cỡ: >15 cm.
19

Mỗi ao, bể thu ngẫu nhiên 5-7 con/ ao, bể. Cá sống thu từ các đìa nuôi cho vào can
nhựa có đặt sục khí đưa về phòng thí nghiệm để kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng.
Trong qua trình thu mẫu cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin: địa điểm, thời gian,
số lượng cá, kích thước, yếu tố môi trường (nhiệt đô, độ mặn ) tại nơi thu mẫu.



20

Hình 2.1: sơ đồ khối nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài.


Đo kích thước và
khối lượng cá

Thu mẫu cá ngẫu nhiên
5 – 7 con/ao, bể
Xác định mức độ cảm nhiễm lo
ài
KST trên cá Chẽm. So sánh
thành
phần loài và m
ức độ cảm nhiễm
KST
ở 3 kích cỡ cá khác nhau.


Kết luận và đề xuất ý kiến
Danh sách một số lo
ài KST có
TLCN và CĐCN cao có th
ể gây
b
ệnh cho cá chẽm nuôi tại
Khánh Hòa.

Kiểm tra
phát
hiện
Thu thập,
cố định,
bảo quản
Làm tiê
u
bản KST

Đo, đ
ếm
và phân
loại KST

Nghiên cứu KST trên cá
Chẽm (L. calcarifer).

Nghiên c
ứu KST kí

sinh ở trên và
ở trong
m
ẫu cá Chẽm

Tìm hiểu sơ b
ộ về điều
ki
ện nuôi, yếu tố môi
trư
ờng tại n
ơi thu m
ẫu

21

2.3. Phương pháp nghiên cứu KST ở cá
Áp dụng phương pháp nghiên cứu KST toàn diện ở cá của Dogiel (1929), có sửa chữa,
bổ sung cho phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam của một số tác giả: Hà Ký
(1993), Bùi Quang Tề (2002), Đỗ Thị Hòa (2005).
2.3.1 Nguyên tắc nghiên cứu ký sinh trùng
– Cá đưa vào kiểm tra ký sinh trùng phải còn sống hoặc vừa mới chết, da còn nhớt.
– Kiểm tra bằng mắt thường trước, bằng dụng cụ quang học sau.
– Kiểm tra các cơ quan bên ngoài trước, các cơ quan bên trong sau.
– Khi kiểm tra các cơ quan khác nhau thì dụng cụ cần phải được lau chùi sạch để tránh
nhầm lẫn ký sinh trùng của cơ quan này sang cơ quan khác.
– Tiến hành đo và cân cá trước khi giải phẫu cá.
2.3.2. Kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng
Trong quá trình kiểm tra ký sinh trùng tiến hành kiểm tra một số cơ quan: da, mang,
ruột, dạ dày, gan, mật.

 Kiểm tra ký sinh trùng ngoại kí kinh
Kiểm tra da: Quan sát bằng mắt thường có thể phát hiện KST có kích thước lớn như
Lernaea, Argulus, bào nang của Myxobolus… Sau đó tiến hành kiểm tra nhớt da , thường
là cạo ở gốc vây, bụng cá (kiểm tra 3 lam) đặt lên lam nhỏ nước muối sinh lý, đậy lamel
rồi quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 4X để phát hiện ký sinh trùng. Để quan sát
rõ hình dạng, cấu tạo của trùng ta quan sát ở các vật kính 10X, 40X, 100X tùy theo kích
thước của trùng.
Kiểm tra mang: Dùng kéo cắt bỏ xương nắp mang, quan sát bằng mắt thường và ghi
lại những biểu hiện bất thường của mang. Sau đó lấy nhớt mang cho lên 3 lam với cá lớn,
còn cá nhỏ thì cạo hết nhớt cho lên 1 lam. Đậy lamel rồi quan sát dưới kính hiển vi. ở
mang có thể gặp Crustacae, bào nang Myxobolus, Protozoa, Monogenea ký sinh.


 Kiểm tra ký sinh trùng nội kí sinh
22

Sau khi kiểm tra da và mang xong tiến hành giải phẫu cá để kiểm tra cơ quan bên
trong. Đặt cá nằm trên khay men, dùng kéo nhọn mổ một đường từ hậu môn lên phía
trước, cắt bỏ một bên vách bụng. Sau đó dùng kéo nhọn cắt ruột sau ở sát hậu môn, ruột
trước ở sát hầu để lấy toàn bộ nội tạng ra ngoài. Khi mổ cần chú ý nâng cao mũi kéo tránh
làm tổn thương, vỡ nát nội tạng bên trong. Dùng panh tách riêng từng cơ quan để kiểm tra.
Ruột: Dùng kéo nhọn giải phẫu ruột, gạt bỏ thức ăn trong ruột, sau đó cắt r uột ra thành 3 đoạn (ruột
trước, ruột giữa, ruột sau). Quan sát bằng mắt thường hay kính lúp tay có thể gặ p trùng có kích thước
lớn như Cestoidea, Acanthocephala, Trematoda, Cnidosporidia. Sau đó lấy nhớt cho vào 3 lam quan
sát trên kính hi ển vi để phát h iện trùng có kích thư ớc nhỏ.
Dạ dày: Mổ dạ dày, gạt bỏ thức ăn và quan sát bằng mắt thường có thể gặp giun sán
cỡ lớn. Sau đó cạo nhớt cho lên lam để quan sát.
Gan: Quan sát màu sắc, hình dạng của gan. Sau đó cắt 1 ít lá gan ép lên 2 tấm kính
lớn, dàn mỏng và quan sát dưới kính hiển vi.
Mật: Dùng Panh kéo túi mật ra, lấy dịch mật nhỏ lên lam, nhỏ nước muối sinh lý, đậy

lamel và quan sát để phát hiện ký sinh trùng.
2.3.3 Phương pháp thu thập, cố định, bảo quản ký sinh trùng.
Đối với mỗi loại ký sinh trùng khác nhau sẽ có phương pháp thu thập, cố định, bảo
quản khác nhau.
 Nguyên sinh động vật – Protozoa.
Khi quan sát thấy ở nhớt da, nhớt mang có nhiều KST thuộc ngành Protozoa cần tiến
hành thu mẫu bằng phương pháp phết kính.
Phương pháp phết kính: lấy 2 lam, 1 cái chứa trùng, 1 cái sạch kéo nhẹ lên nhau sao
cho lớp nhớt trên lam thật mỏng. thả lam vào dung dịch Shadine khoảng 15 phút, lấy lam
ra rửa qua nước cất rồi cho vào dung dịch cồn khoảng 10 phút. Sau đó nhúng vào dung
dịch cồn Iốt trong 10-15 phút, thao tác này có khả năng khử HgCl
2
trong Shadine. Cuối
cùng nhúng trong cồn vài phút. Sau khi cố định trùng được bảo quản trong cồn 70
0
đựng
trong lọ thủy tinh hình trụ có đường kính lớn hơn đường kính của lam. Để tránh nhầm lẫn
lam của cơ quan này với lam của cơ quan khác cần dán etyket ghi rõ cơ quan, ngày tháng,
địa điểm thu mẫu.
23

Riêng KST thuộc giống Trichodina, Trichodonella có thể tiến hành thu thập, cố định
mẫu theo phương pháp đơn giản hơn để sau này nhuộm bằng AgNO
3
2%. Lấy nhớt mang,
da có nhiều trùng phết lên lam sạch và dán Etyket để tránh nhầm lẫn. phết xong để lam
khô tự nhiên, tránh ruồi, muỗi đậu vào. Sau khi lam khô dùng giấy cuốn các lam lại cho
gọn, giữa các lam có xếp giấy ngăn cách. Mẫu cố định theo phương pháp này có thể bảo
quản được 10-15 ngày.
 Sán lá đơn chủ - Monogenea.

Khi quan sát thấy trùng dùng dùi nhỏ tách riêng từng con trùng ra khỏi tơ mang dưới
kình giải phẫu. Sau đó dùng ống hút nhỏ hút trùng ra và tiến hành làm tiêu bản ngay.
 Sán lá song chủ - Digenea.
Dùng panh và dùi nhỏ tách trùng ra khỏi tổ chức cơ thể, đưa vào hộp lồng có nước
muối sinh lý rửa sạch. Đặt trùng lên lam, dùng lamel ép mỏng. Sau đó cố định trùng bằng
dung dịch Bouin trong thời gian 6 – 8 h, cuối cùng bảo quản trong cồn 70
0
.
 Sán dây – Cestoidea.
Phương pháp làm giống với Digenea.
 Giun tròn – Nematoda.
Trùng sau khi tách ra khỏi tổ chức cơ thể ký chủ cần cố định trùng trong cồn 70
0
đun
nóng và bảo quản trong cồn 70
0.
 Giun đầu móc – Acanthocephala.
Dùng panh, dùi thu mẫu. rửa sạch trùng trong nước muối sinh lý. Có thể ép nếu sau
này nhuộm hoặc không cần ép nếu không nhuộm. trùng được bảo quản trong cồn 70
0
.
 Giáp xác – Crustacea
Dùng panh, dùi và ống hút tách trùng ra khỏi tổ chức cơ thể kí chủ. Rửa sạch trong
nước muối sinh lý. Bảo quản và cố định trong cồn 70
0
.
 Đỉa cá – Piscicola.
Dùng panh, dùi thu mẫu, rửa sạch và cố định bằng Formol 4% hay cồn 70
0
.

2.3.4 Phương pháp làm tiêu bản.
Mỗi loại ký sinh trùng khác nhau có phương pháp làm tiêu bản khác nhau. Đây là thao
tác rất quan trọng.
24

 Nguyên sinh động vật – Protozoa.
Mẫu tiến hành thu thập theo phương pháp phết kính được nhuộm bằng 2 loại hóa chất
là Hematoxylin và AgNO
3
.
 Nhuộm bằng Hematoxylin: dùng để nhuộm KST đơn bào (Protozoa) như:
Apiosoma, Hemiophays. Thao tác nhuộm như sau
– Làm trùng no nước: ngâm trùng qua các thang cồn có nồng độ nhỏ dần 70
0
, 50
0
, 30
0
,
10
0
. mỗi thang để 10 – 20 phút.
– Cho trùng vào dung dịch Feric sulfattamoni 4%, bộ tiêm mao trùng ( Ciliata) ngâm 2 – 4h, bộ
tiên mao trùng (Flagellata) ngâm 6 – 10h. Sau đó rửa nước cất 2 lần, mỗi lần 5 phút.
– Cho vào dung dịch Hematoxylin 2 – 10 phút để trùng bắt màu. Rồi rửa qua nước 30’-
1h.
– Nếu trùng bắt màu quá đậm có thể làm nhạt màu bằng cách rửa qua dung dich Feric
sulfattamoni 4%, khi nào thấy trùng có màu xanh tro hoặc màu xanh tím thì lấy ra. Rửa
qua nước chảy nhẹ 1 – 2h.
– Làm mất nước bằng cách cho qua các thang cồn có nồng độ cao dần: 10

0
, 30
0
, 50
0
,
70
0
, 90
0
, 100
0
, cồn – Xylen (1:1), Xylen.
– Cuối cùng gắn tiêu bản bằng Bom Canada.
 Nhuộm bằng AgNO
3
2%: dùng để nhuộm ký sinh trùng thuộc giống Trichodina,
Tripartiella, Paratrichodina. Ưu điểm của phương pháp này là vòng răng trên cơ thể thấy
rõ, thuận lợi cho quá trình phân loại. Các bước thực hiện:
– Lấy lam có trùng xếp một lượt vào chậu thủy tinh, dung Congtogut nhỏ AgNO
3
2%
đều trên mặt lam.
– Để chậu thủy tinh trong bóng tối khoảng 10 phút.
– Lấy mẫu ra rửa bằng nước sạch nhiều lần. Tiếp tục ngâm mẫu trong nước, ngập 1 –
1,5cm, đem phơi nắng 30 – 60 phút tùy theo cường độ ánh sáng mặt trời.
– Rửa lại bằng nước cất nhiều lần, dựng nghiêng cho khô.
– Gắn tiêu bản bằng Bom Canada, tránh để có bọt.
– Cuối cùng chọn tiêu bản đẹp lưu lại.
 Sán lá đơn chủ - Monogenea.

25

Khi tách trùng ra khỏi cơ thể, nhỏ một giọt Bom Canada lên trùng, đậy lamel lên. Cuối
cùng dán Etyket. Đối với Monogenea có kích thước lớn như: Dipnozoon, Benedenia,
Neobenedenia, phương pháp nhuộm giống với Digenea.
 Sán song chủ (Digenea), sán dây (Cestoidea). Các thao tác thực hiện:
– Làm trùng no nước: ngâm trùng qua các thang cồn có nồng độ nhỏ dần 70
0
, 50
0
, 30
0
,
10
0
, 0
0
. Mỗi thang để 15 – 20 phút.
– Cho trùng vào dung dịch nhuộm Carmin trong thời gian 1 – 3h. theo dõi dưới kính
hiển vi khi nào thấy tầng bì cơ thể có màu đỏ, các cơ quan bên trong có màu đỏ đậm, nhạt
không giống nhau.
– Nếu trùng bắt màu quá đậm làm nhạt bằng cách nhúng trùng trong dung dịch cồn acid
(cồn 80
0
và HCL 0.5%).
– Nhúng trùng và rửa qua nươc chảy nhẹ 1h.
– Làm mất nước bằng cách cho qua các thang cồn có nồng độ cao dần: 10
0
, 30
0

, 50
0
,
70
0
, 90
0
, 100
0
, cồn – Xylen (1:1), Xylen. Mỗi thang giữ khoảng 15 phút. Thang cồn 90
0
,
100
0
giữ trùng càng lâu càng tốt hoặc thay cồn 2 lần.
– Dùng panh gắp trùng đặt lên lam sạch, gắn tiêu bản bằng Bom Canada.
– Dán Etyket, ghi ro tên trùng, cơ quan ký sinh, địa điểm và thời gian thu mẫu.
 Giun đầu móc – Acanthocephala.
Có thể nhuộm mẫu giống sán song chủ (Trematoda) nhưng trước khi nhuộm nên dung
dùi đâm thủng 1- 2 chỗ trên thân trùng.
Nếu không nhuộm khi quan sát, ngâm trùng trong dung dịch làm trong acid lactic hoặc
cồn – glyxerin. Quan sát xong lại bỏ vào cồn 70
0
.
 Giun tròn – Nematoda, giáp xác – Crustacea.
Những ký sinh trùng thuộc lớp Nematoda, Crustacea không cần nhuộm và làm tiêu
bản nên trước khi quan sát cần ngâm trùng qua dung dịch làm trong là acid lactic hoặc
cồn – Glyxerin. Thời gian ngâm khoảng 20 phút đến 1 ngày tùy theo kích thước của trùng
lớn hay nhỏ. Ngâm cho đến khi cơ thể trùng trong suốt.
Sau khi quan sát xong, đưa trùng lại dung dịch cồn 70

0
hoặc cũng có thể làm tiêu bản
bằng cách gắn Bom Canada.

×