BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
THỬ NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ CHÌNH BÔNG (Anguilla marmorata)
VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TRONG HỆ
THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC
Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, khóa 2003-2008
Sinh viên thực hiện:
PHẠM TRUNG HIẾU
MSSV: 45DN048
Người hướng dẫn:
ThS. VÕ NGỌC THÁM
Nha Trang, 11/2007
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ tận tình
của mọi người, cũng như là nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành tốt đề tài.
Trước hết cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Võ Ngọc Thám, cùng các thầy trong bộ
môn nuôi nước ngọt đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như là kỹ thuật trong
suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin cảm ơn các bạn lớp 45NT-1 và 2 thực tập giáo trình tại trại Đá Bàn, cũng như là các bạn
thực tập tốt nghiệp tại đây, đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú công nhân của trại Đá Bàn đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tôi trong thời gian thực tập ở trại.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến ba má cùng những người
thân trong gia đình, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi, cả về vật chất và tinh thần để tôi
hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp, cũng như là bốn năm học Đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: TỔNG LUẬN 3
1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CÁ CHÌNH 3
1.1 Đặc điểm hình thái 3
1.2 Môi trường sống và một số đặc điểm sinh học của cá chình 4
1.2.1 Môi trường sống của cá chình 4
1.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá chình 4
1.2.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 4
1.2.4 Đặc điểm sinh sản của cá chình 5
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NUÔI CÁ CHÌNH 6
2.1 Con giống 6
2.2 Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi cá 6
2.3 Môi trường và ảnh hưởng của chất lượng nước trong nuôi cá 7
3. NUÔI CÁ CHÌNH TRÊN THẾ GIỚI 8
3.1 Lịch sử phát triển và hiện trạng nghề nuôi cá chình trên thế giới 8
3.2 Thành quả chung của nghề nuôi cá chình 10
3.3 Các trở ngại trong nuôi cá chình 10
4. NGHIÊN CỨU VÀ NUÔI CÁ CHÌNH Ở VIỆT NAM 11
4.1 Nghiên cứ về nuôi cá chình ở Việt Nam 11
4.2 Nuôi cá chình ở Việt Nam 12
5. VÀI NÉT VỀ CÁ CHÌNH HOA (Anguilla marmorata) 12
6. HỆ THỐNG LỌC SINH HỌC 12
6.1 Khái niệm 12
6.2 Các quá trình sinh hóa xảy ra trong lọc sinh học 13
6.2.1 Sự khoáng hóa 13
6.2.2 Sự nitrate hóa 14
6.2.3 Sự khử nitrate 14
6.3 Vi sinh vật trong hệ thống lọc sinh học 14
6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lọc sinh học 15
6.4.1 Nhiệt độ 15
6.4.2 pH 15
6.4.3 Oxy hòa tan 15
6.4.4 Bề mặt vật liệu lọc 15
6.4.5 Các chất độc 16
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17
2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 17
3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 17
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
4.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 18
4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 18
4.3 Phương pháp nghiên cứu các yếu tố môi truờng 18
4.4 Bố trí thí nghiệm 18
4.4.1 Thử nghiệm về mật độ 18
4.4.2 Thử nghiệm về thức ăn 19
4.4.3 Cách cho ăn 20
4.5 Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của cá 20
4.6 Chuẩn bị hệ thống tuần hoàn nước 21
4.6.1 Chuẩn bị thùng lọc và giá thể 21
4.6.2 Gây vi sinh vật 21
4.7 Chuẩn bị thùng nuôi cá 21
4.8 Phương pháp xử lý số liệu 22
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
1. THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC 24
1.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng hệ thống tuần hoàn nước 24
1.2 Thiết kế hệ thống tuần hoàn nước 25
1.2.1 Cấu tạo của hệ thống tuần hoàn nước 25
1.2.2 Thiết kế hệ thống tuần hoàn nước 26
2. CON GIỐNG 26
3. DIỄN BIẾN MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC ĐỢT ƯƠNG NUÔI THÍ
NGHIỆM CÁ CHÌNH BÔNG TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC 26
4. THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHÌNH BÔNG ƯƠNG NUÔI TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
NƯỚC 29
4.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng của cá chình ương trong hệ
thống tuần hoàn nước 29
4.1.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng về khối lượng của cá chình 29
4.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng về chiều dài của cá chình 31
4.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá chình 33
4.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cá chình 34
5. THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ CHÌNH BÔNG ƯƠNG NUÔI TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC 37
5.1 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của cá chình ương trong hệ thống tuần
hoàn nước 37
5.1.1 Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng về khối lượng của cá chình 37
5.1.2 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều dài của cá chình 40
5.2 Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ sinh trưởng của cá chình 42
5.3 Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cá chình 45
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 20
Bảng 2: Một số yếu tố môi trường qua hai đợt ương nuôi thí nghiệm cá chình bông 27
Bảng 3: Tốc độ sinh trưởng của cá chình bông với các loại thức ăn khác nhau ở lần ương nuôi
thứ hai 33
Bảng 4: Tốc độ sinh trưởng của cá chình bông với các mật độ khác nhau ở lần ương nuôi thứ
nhất 42
Bảng 5: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ sinh trưởng về chiều dài của cá chình bông ở lần
ương nuôi thứ hai 43
Bảng 6:Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng về khối lượng của cá chình bông ở lần
ương nuôi thứ hai 44
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Trang
Hình 1: Hình thái ngoài của cá chình bông (Anguilla marmorata) 3
Hình 2: Cá chình bông (Anguilla marmorata) 17
Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về mật độ 18
Hình 4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về thức ăn 19
Hình 5: Khu thí nghiệm 19
Hình 6: Đo chiều dài cá chình 20
Hình 7: Hệ thống tuần hoàn nước 21
Hình 8: Sơ đồ mặt cắt xô ương cá chình bông 22
Hình 9: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước 25
Hình 10: Sinh trưởng về khối lượng của cá chình với các loại thức ăn khác nhau trong đợt
ương nuôi thí nghiệm lần thứ nhất 29
Hình 11: Sinh trưởng về khối lượng của cá chình với các loại thức ăn khác nhau ở lần ương
nuôi thứ hai 30
Hình 12: Sinh trưởng về chiều dài của cá chình với các loại thức ăn khác nhau ở lần ương
nuôi thứ hai 32
Hình 13: Tỷ lệ sống của cá chình với các loại thức ăn khác nhau trong lần ương thứ nhất 35
Hình 14: Tỷ lệ sống của cá chình với các loại thức ăn khác nhau ở lần ương nuôi thứ hai 36
Hình 15: Sinh trưởng về khối lượng của cá chình với các mật độ khác nhau trong đợt ương
nuôi thí nghiệm lần thứ nhất 37
Hình 16: Sinh trưởng về khối lượng của cá chình cỡ nhỏ với các mật độ khác nhau ở lần ương
nuôi thứ hai 38
Hình 17: Sinh trưởng về khối lượng của cá chình cỡ trung bình với các mật độ khác nhau ở
lần ương nuôi thứ hai 39
Hình 18: Sinh trưởng về khối lượng của cá chình cỡ lớn với các mật độ khác nhau ở lần ương
nuôi thứ hai 39
Hình 19: Sinh trưởng về chiều dài của cá chình cỡ nhỏ với các mật độ khác nhau ở lần ương
nuôi thứ hai 40
Hình 20: Sinh trưởng về chiều dài của cá chình cỡ trung bình với các mật độ khác nhau ở lần
ương nuôi thứ hai 41
Hình 21: Sinh trưởng về chiều dài của cá chình cỡ lớn với các mật độ khác nhau ở lần ương
nuôi thứ hai 41
Hình 22: Tỷ lệ sống của cá chình bông với các mật độ khác nhau ở lần ương nuôi thứ nhất . 45
Hình 23: Tỷ lệ sống của cá chình với các cỡ cá khác nhau ở lần ương nuôi thứ nhất 45
Hình 24: Tỷ lệ sống của cá chình bông theo các mật độ khác nhau ở lần ương nuôi thứ hai 46
Hình 25: Tỷ lệ sống của cá chình bông với các cỡ cá khác nhau ở lần ương nuôi thứ hai 47
MỞ ĐẦU
Với lợi thế về diện tích mặt nước với hệ thống ao hồ, sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nên từ
lâu, nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã xuất hiện, và được xem là một nghề truyền thống,
góp phần nâng cao đời sống và cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày của người dân.
Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta nói chung, và nghề nuôi
thủy sản nước ngọt nói riêng đang ngày càng phát triển. Cùng với việc đa dạng hóa các đối
tượng nuôi, cũng như là áp dụng các thành tựu khoa học_kỹ thuật tiên tiến trong và ngoài
nước vào sản xuất, năng suất và sản lượng đang ngày một nâng cao.
Bên cạnh các đối tượng truyền thống (mè, trôi, trắm, chép), hiện nay nước ta cũng đang bắt
đầu đi sâu vào nghiên cứu và sản xuất các đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá
bống tượng, cá lăng, cá bỗng, cá chiên, và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Cá chình là một trong số đó.
Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cá chình cũng đều được coi như là một món ăn cao cấp. Hàm
lượng protit trong thịt cá chình còn cao hơn thịt bò, thịt gà và trứng gà, và được coi là “nhân
sâm dưới nước” [3]. Nghề nuôi cá chình cũng đã có từ lâu đời. Và hiện nay các nước đi đầu
trong việc nghiên cứu và phát triển nuôi cá chình là Nhật Bản, Trung Quốc (sản lượng 16 vạn
tấn, năm 2000), Đài Loan (sản lượng 55,837 tấn, năm 1999) [3].
Nghề nuôi cá chình ở nước ta mới chỉ bắt đầu xuất hiện và phát triển một vài năm trở lại đây,
rải rác ở các địa phương như Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bình Định, Quảng Trị. Cá chình chủ yếu
được nuôi trong lồng, ao đất hoặc bể xi_măng. Cá chình giống được đánh bắt ngoài tự nhiên,
có kích cỡ khác nhau từ 1 – 100 g/con. Những con có khối lượng từ 100 g/con trở lên được
đưa vào nuôi thương phẩm ngay sau khi thu. Còn những con có khối lượng nhỏ hơn 100
g/con được đưa vào ương cho đến 100 g/con trở lên rồi mới thả nuôi thương phẩm. Kỹ thuật
ương nuôi chình giống ở nước ta đang được nhiều cơ quan quan tâm nghiên cứu hoàn thiện
quy trình nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá chình giống trong ương nuôi
nhân tạo.
Để góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật ương cá chình giống tại Khánh Hòa; đồng thời
giúp sinh viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp, được sự phân công của khoa Nuôi trồng Thủy
sản, dưới sự hướng dẫn của thầy Võ Ngọc Thám, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thử
nghiệm ương nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) với các loại thức ăn và mật độ khác
nhau trong hệ thống tuần hoàn nước” với các nội dung như sau:
+ Xác định loại thức ăn thích hợp cho ương nuôi cá chình bông trong hệ thống tuần
hoàn nước.
+ Xác định mật độ thích hợp cho ương nuôi cá chình bông trong hệ thống tuần hoàn
nước.
Đề tài, nếu thành công, sẽ mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi cá chình ở nước ta,
góp đa dạng hóa hình thức nuôi, tận dụng triệt để nguồn lợi cá chình giống, tăng thu nhập cho
người dân.
Đề tài được hoàn thành là sự nỗ lực lớn của bản thân. Tuy nhiên do thời gian thực hiện ngắn,
kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô cùng các bạn.
PHẦN I: TỔNG LUẬN
1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CÁ CHÌNH
1.1 Đặc điểm hình thái
Thân cá chình dài, phần trước hình ống, phần sau hơi dẹp. Đầu dài và nhọn, mắt bé, miệng
rộng và ở phía trước. Hàm dưới và hàm trên có răng nhỏ xếp thành hình đai. Lỗ mang nhỏ ở
phía dưới gốc vây ngực. Vẩy rất bé, xếp như chiếc chiếu và dấu dưới da.
Vây lưng, vây hậu môn rất dài và nối liền với vây đuôi, vây ngực tròn ngắn, không có vây
bụng [4]. Trên thân không có hoa văn, lưng có màu nâu sẫm, bụng màu trắng.
Về hình thái cá chình sống ngoài tự nhiên lưng màu đen tro, bụng trắng nhạt; cá chình nuôi
lưng đen xanh, bụng trắng bạch.
Cá chình có hai lỗ mũi, lỗ trước ở phía trước miệng, lỗ sau ở phía trước mắt, khi nó chui
xuống bùn thì mũi đóng lại để bùn không chui vào. Do đời sống ở hang hốc và dưới đáy sông
hồ nên mắt nhỏ, các cơ quan khứu giác, đường bên đều phát triển.
Mắt cá chình có màng bảo vệ có thể quan sát 4 phía (phải, trái, trước, sau), phân biệt được
màu sắc, cảm nhận ánh sáng ban đêm, phân biệt vật thể [4].
Khứu giác phát triển, vị giác rất nhạy cảm, cá bị mù vẫn có thể đánh hơi tìm đến chỗ có mồi
ăn [4].
Da gồm có biểu bì – bài tiết làm giảm bớt lực cản trong nước, tăng tốc độ bơi lội và giảm ma
sát khi chui vào hang. Niêm dịch cá tiết ra còn có tác dụng bảo vệ thân cá khi gặp môi trường
không thích hợp.
Hình 1: Hình thái ngoài của cá chình bông (Anguilla marmorata)
1.2 Môi trường sống và một số đặc điểm sinh học của cá chình
1.2.1 Môi trường sống của cá chình
Cá chình là loài cá nước ấm, chúng chỉ có thể sinh trưởng và phát triển bình thường khi nhiệt
độ nằm trong khoảng từ 13 ÷30
o
C. Nhiệt độ tối thiểu là 1 ÷ 2
o
C (tuy nhiên cần phải hạ từ từ).
Ngưỡng nhiệt độ tối đa mà cá chình có thể chịu được là 38
o
C [8]. Khi nhiệt độ nước dưới 5
o
C,
năng lực bơi lội giảm đi và ở trạng trái ngủ đông. Khi quá 30
o
C cá bắt mồi không ổn định,
lượng thức ăn giảm [3]. Nhiệt độ cực thuận cho sự phát triển của cá chình trong khoảng 25 ÷
27
o
C, cá ăn nhiều nhất, lớn nhanh [8].
Khác với một số loài cá nuôi khác, yêu cầu về giá trị pH của môi trường nước đối với cá
chình khá cao, và thường lớn hơn 8. Trong điều kiện nuôi chúng có thể sống khi pH cực đại là
9.6 và cực tiểu nhỏ hơn 7.0 đôi chút. Tuy nhiên ở những giá trị này của pH, cá phát triển
không tốt và thường dễ bị mắc bệnh [8].
Cá chình là loài ưa thích sống ở các thuỷ vực nước chảy, độ trong và hàm lượng O
2
hoà tan
lớn [8]. Hàm lượng O
2
hoà tan trong nước yêu cầu phải trên 2 mg/L, thích hợp cho sinh
trưởng là 5 mg/L. Vượt quá 12 mg/L dễ sinh ra bệnh bọt khí [3]. Cá chình khoẻ, có thể sống
trên cạn thời gian lâu nếu da cá ẩm và còn nhớt. Hô hấp của cá 3/5 dựa vào da, 2/5 dựa vào
mang. Khi nhiệt độ dưới 15
o
C, cá hô hấp hoàn toàn bằng da [4].
1.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá chình
Các kết quả nghiên cứu cho thấy các loài cá chình trong giống Anguilla là những loài cá dữ ăn
động vật [8]. Ở giai đoạn cá giống chủ yếu ăn luân trùng, cũng ăn các loại ốc hến, mảnh vụn
hữu cơ. Khi cá nặng khoảng 5 g bắt đầu đuổi bắt mồi ăn cá con, tôm con, xác các động vật
chết, lúc thiếu thức ăn chúng tranh cướp thức ăn lẫn nhau [3]. Cá chình cũng có xu hướng ăn
đồng loại, rình bắt những con có kích thước nhỏ hơn [8].
Cá chỉ bắt đầu bắt mồi khi nhiệt độ nước trên 12
o
C. Trong nuôi nhân tạo, thức ăn tổng hợp
gồm các thành phần: bột ngô, cám, khô dầu, bột cá, các chất vô cơ, vitamin [3], hàm lượng
protein 40% trở lên [4].
1.2.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Nhìn chung, tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá chình sống trong tự nhiên được xác định
là thấp hơn rất nhiều so với những loài cá khác.
Mùa xuân năm thứ nhất dài 6 cm, nặng 0.1 g; năm thứ hai dài 15 cm, nặng 5 g; năm thứ ba
dài 25 cm, nặng 15 g; năm thứ tư mới đạt kích cỡ thương phẩm 150 g [3]. Cá chình sau khi
đạt khối lượng 300 g/con thì tốc độ tăng trưởng giảm đi một cách rõ rệt, chỉ bằng 10% tốc độ
lớn của giai đoạn cá có khối lượng 7 ÷ 100 g [4].
Khi còn nhỏ, tốc độ lớn của cá trong đàn tương đương nhau, khi đạt chiều dài trên 40 cm, con
đực lớn chậm hơn con cái [4]. Đối với cá chình Nhật (Anguilla japonica) vào giai đoạn thành
thục, cá chình đực có khối lượng 70 g/con, dài 35 cm. Trong khi đó cá chình cái nặng 300 ÷
350 g/con, dài 57 ÷ 60 cm. Như vậy là cá chình cái lớn hơn cá chình đực gấp khoảng 4 lần.
Chính vì vậy mà trong nuôi cá chình, người sản xuất phải thường xuyên lọc phân cỡ cho cá để
có biện pháp nuôi phù hợp với mỗi giai đoạn (bổ sung hormone giới tính cái, tăng cường chất
lượng thức ăn) [8].
Cá chình nuôi trong điều kiện nhân tạo thường có tốc độ tăng trưởng khác nhau tuỳ theo điều
kiện môi trường, mật độ nuôi và chất lượng thức ăn. Tốc độ tăng trưởng của cá chình nuôi ở
Nhật sau 18 tháng nuôi tăng trọng từ 160 ÷ 180 g/con (9 ÷ 10 g/con/tháng). Khi nuôi trong
điều kiện đảm bảo nhiệt độ (nhà kính), cá chình Nhật có khối lượng ban đầu là 20 g/con, sau
một năm có thể đạt kích cỡ 150 ÷ 200 g/con. Trong khi đó, cũng với mức tăng trọng đó, cá
được nuôi ở Trung Quốc và Đài Loan chỉ cần thời gian là 8 ÷ 10 tháng (18 ÷ 25 g/con/tháng).
Cá chình Nhật nuôi thử nghiệm trong các ao đất ở viện NCTS I (Việt Nam) có khối lượng
trung bình ban đầu là 13.7 ± 4.96 g, nuôi từ ngày 1/7/2000 đến 30/11/2000 đã đạt khối lượng
trung bình 131.9 ± 68.1 g/con [8].
1.2.4 Đặc điểm sinh sản của cá chình
Cá chình sống ở nước ngọt, di cư ra biển để sinh sản, vòng đời của nó chưa biết chắc chắn.
Cá chình lớn trong nước ngọt, bình thường cá sống ở sông hồ và cửa sông. Khi tuyến sinh dục
thành thục, nó di cư ra biển để đẻ [3]. Tuyến sinh dục của cá chình bố mẹ chỉ phát triển và
chín mùi dần trong suốt quá trình di cư ra biển [8]. Có người cho rằng, cá đực thành thục vào
năm 3 ÷ 4 tuổi, cá cái 4 ÷ 5 tuổi, sống ở nước ngọt 6 ÷ 7 năm.
Cá bố mẹ thành thục khi thấy vây ngực, vây lưng, bụng có màu đen ánh bạc, có con phía bụng
có màu đỏ hồng nhạt, gốc vây ngực có màu vàng kim tức là màu “áo cưới”.
Tuyến sinh dục phát triển nhất vào tháng 10 ÷ 11. Mổ bụng lật ruột và bong bóng ra sẽ thấy
tuyến sinh dục nằm hai bên cột sống từ vây ngực cho đến hậu môn [3]. Hàng năm, vào mùa
thu (tháng 8 ÷ 9), cá trưởng thành tập trung thành đàn di cư từ sông ra biển đẻ trứng, khu vực
đẻ trứng nằm trong phạm vi 20 ÷ 28 vĩ độ Bắc,120 ÷ 145 kinh độ Đông. Nhiệt độ mùa sinh
sản 16 ÷ 17
o
C, độ mặn 35 ‰, độ sâu 400 ÷ 500 m [4].
Một con cá mẹ có thể đẻ từ 7 ÷ 13 triệu trứng, có tài liệu cho biết một con cá mẹ nặng cỡ 430
÷ 1000 g có thể đẻ 72 ÷ 127 vạn trứng [3]. Cá chình chỉ đẻ một lần, đẻ xong không bao lâu thì
chết.
Đường kính trứng khoảng 1mm, nhờ có hạt mỡ trong trứng nên nó nổi lơ lửng theo dòng
nước, sau khoảng 10 ngày thì nở sống nhờ noãn hoàng. Cá bột mới nở có chiều dài thân 6
mm, có xu hướng bơi dần lên tầng trên. Khi đạt cỡ 7 ÷ 15 mm có nhiều ở độ sâu 100 ÷ 300 m.
Lớn một chút nữa chúng lên cách mặt nước 30 m. Thời gian ở độ sâu 30 m nó có xu hướng
chuyển dịch thẳng đứng, ban đêm lên gần mặt nước, ban ngày xuống sâu hơn [4].
Cá bột có hình dạng giống chiếc lá gọi là ấu trùng lá liễu (Leptocephalus), sức đề kháng yếu,
hình dẹp có thể uốn cong được nên giảm được ma sát xung quanh, vì vậy dễ bị nước cuốn trôi
dạt vào các cửa sông.
Khi ấu trùng dạt vào ven bờ, do kích thích của môi trường mới bắt đầu biến thành ấu trùng
trong suốt, vì vậy gọi là cá bột bạch tử (cá bột trắng), và từ chỗ bị động di cư chuyển dần
thành chủ động. Sau đó cá bột trắng xuất hiện các sắc tố đen, gọi là cá bột hắc tử (cá bột đen)
[3].
Sau khi cá biến thái thành cá bột trắng. bắt đầu di cư vào các cửa sông và ngược lên các sông.
Thời gian di cư vào sông thường từ mùa đông đến mùa xuân.
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NUÔI CÁ CHÌNH
2.1 Con giống
Việc chủ động giải quyết con giống là việc làm đầu tiên và rất quan trọng. Hiện nay có hai
biện pháp để giải quyết vấn đề con giống là khai thác từ nguồn lợi tự nhiên và cho sinh sản
trong các điều kiện nhân tạo.
Thử nghiệm cho cá chình Châu Âu (A. anguilla) và cá chình Nhật (A. japonica) sinh sản nhân
tạo đã được tiến hành lần đầu tiên tại Pháp (1934) và ở Nhật (1960) (theo Nguyễn Phi Nam)
[8]. Cuối năm 1973, hơn 100 ấu trùng của cá chình đã thu được bằng phương pháp sinh sản
nhân tạo dưới kích thích của thuốc kích dục tố, nhưng số ấu trùng này chỉ sống được 6 ngày
thì chết. Cá chình Nhật cũng được kích thích đẻ trứng bằng cách sử dụng hormone ở nhiệt độ
23
o
C trong môi trường nước biển nhưng chúng cũng chỉ sống được 6 ngày. Trung Quốc cũng
đã tiến hành thử nghiệm cho đẻ nhân tạo cá chình vào những năm 1973, 1974, và 1975. Mặc
dù lượng ấu trùng thu được khá lớn (>100,000), nhưng cũng như thử nghiệm của các nước
khác số ấu trùng này cũng chỉ sống tối đa được 19 ngày.
Như vậy đối với cá chình, chưa thể sử dụng biện pháp sinh sản nhân tạo để sản xuất cá chình
giống và tất cả cá chình giống đều phải phụ thuộc vào khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.
2.2 Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi cá
* Protein: là thành phần rất quan trọng, được coi là “vật chất xây dựng” để xây dựng nên các
tổ chức mô, cơ quan trong cơ thể động vật và để hình thành nên các vật chất có hoạt tính sinh
học cao như enzyme, hormone hay các sản phẩm khác (Lại Văn Hùng, 2004) [2]. Ở cá, nhu
cầu protein cao hơn so với các loài động vật máu nóng khác. Các loài cá khác nhau có nhu
cầu về protein cũng khác nhau. Thông thường các loài cá ăn tạp, ăn thực vật có nhu cầu
protein thấp hơn so với cá dữ, cá ăn động vật [8].
Tất cả các loài cá chình trong giống Anguilla là loài cá ăn động vật, chúng có tập tính săn bắt
mồi chủ động. Vì vậy nhu cầu protein của cá chình cao hơn nhiều so với những loài cá nước
ngọt khác. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá chình ở các nước trên thế giới có hàm lượng protein
khác nhau. Tuy nhiên hàm lượng protein trong thức ăn không dưới 45%. Hàm lượng protein
trong thức ăn nuôi cá chình ở Mỹ khoảng 55 ÷ 60%, thức ăn nuôi cá chình ở Trung Quốc có
hàm lượng protein là 50%. Ở Nhật tỷ lệ này lớn hơn 52%. Hàm lượng protein trong thức ăn
nuôi cá chình ở Châu Âu từ 46 ÷ 52%, thức ăn cho nuôi cá chình ở Đài Loan có hàm lượng
protein ít nhất là 45%. Kết quả từ thực tiễn sản xuất và các nghiên cứu khoa học đểu khẳng
định thức ăn trong nuôi cá chình phải lớn hơn 45% [8].
* Lipit: là hợp phần cấu tạo quan trọng của các màng sinh học, là nguồn cung cấp năng lượng,
nguồn cung cấp các vitamine hòa tan trong mỡ như A, D, E, K [2].
Cá chình (Anguilla sp) là loài cá nước ấm, chúng có nhu cầu đối với cả hai loại acid linoleic
18:2n-6 và 18:n-3, hàm lượng cần thiết cho mỗi loại này khoảng 0.5% thì cá mới phát triển
tốt. Do đặc điểm phải tích tụ năng lượng cho quá trình di cư sinh sản nên hàm lượng lipit
trong cá chình rất cao (20%).
Thức ăn trong nuôi cá chình ở các nước khác nhau có hàm lượng lipit rất khác nhau. Hàm
lượng lipit trong thức ăn của cá chình ở Châu Âu từ 3 ÷ 5%, ở Nhật là 4%, Trung Quốc là 5%.
Hàm lượng lipit trong thức ăn của cá chình ở Đài Loan khác nhau khá nhiều, từ 5.34% đến
9% [8]
* Vitamine: là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, cơ thể động vật có nhu cầu
một lượng nhỏ trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường, có vai trò
như là chất bổ dưỡng, giữ gìn sức khỏe cho động vật [2].
Hiện nay thức ăn sử dụng trong ương nuôi cá chình luôn được bổ sung một lượng vitamine
cần thiết. Tuy nhiên, hàm lượng vitamine trong thức ăn ở mỗi khu vực là khác nhau, từ 1 đến
10%. Hàm lượng vitamine sử dụng trong thức ăn nuôi cá chình ở Nhật thay đổi tùy theo nhiệt
độ môi truờng nước. Khi nhiệt độ nước thấp hơn 18
o
C lượng vitamine bổ sung là 5%, nhưng
khi nhiệt độ trên 18
o
C lượng vitamine bổ sung vào khoảng 10%.
2.3 Môi trường và ảnh hưởng của chất lượng nước trong nuôi cá
Bất kì loài sinh vật nào đều chỉ có thể sống trong một điều kiện môi trường nhất định, nếu khi
điều kiện sống thay đổi, tùy theo mức độ thay đổi mà các hoạt động sống bị rối loạn, hoặc
thậm chí có thể bị chết.
Tùy theo các hình thức và quy mô nuôi khác nhau mà các nhà nghiên cứu và nuôi trồng có
những mức độ và đối tượng quan tâm khác nhau. Trong kĩ thuật nuôi cá thâm canh, các yếu tố
môi trường được quản lí một cách chặt chẽ nhằm tạo ra một môi trường thích hợp nhất cho sự
phát triển của cá. Ở hình thức nuôi này các yếu tố môi trường cần quan tâm theo dõi thường
xuyên là nhiệt độ, DO, pH, và các chất độc hại từ ngoài đưa vào.
* Nhiệt độ: cá chình là loài cá có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cực thuận nằm trong
khoảng từ 25 ÷ 27
o
C. Cá chình chỉ có thể bắt mồi khi nhiệt độ môi trường cao hơn 13
o
C.
Lượng thức ăn hàng ngày của cá chình sử dụng thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường. Đối với
cá chình có trọng lương từ 10 ÷ 200 g/con khi nhiệt độ môi trường thấp hơn 18
o
C lượng thức
ăn mà chúng sử dụng ít hơn 2% khối lượng cơ thể; từ 18 ÷ 23
o
C lượng thức ăn vào từ 2.0 ÷
2.8%; tại nhiệt độ 23 ÷ 28
o
C là 2.8 ÷ 3.2%; và trên 28
o
C lượng thức ăn vào giảm xuống còn
từ 2.0 ÷ 2.8% khối lượng cơ thể.
* Hàm lượng Oxy hòa tan (DO): trong tự nhiên cá chình thích sống ở các thủy vực trong sạch,
giàu hàm lượng DO. Tuy nhiên , do có cơ quan hô hấp phụ nên cá chình có thể không bị chết
khi ra khỏi nước một thời gian dài nếu như cơ thể của nó được giữ ẩm thích hợp. Hàm lượng
DO tối thiểu có trong nước mà cá chình có thể tồn tại nằm trong khoảng từ 0.5 ÷ 2.0 mg/L. Ở
các trang trại nuôi cá chình người ta thường nuôi với mật độ cao, cho ăn chủ động, vì vậy
nước ao luôn được làm giàu DO bằng các hình thức khác nhau, nhưng hàm lượng DO phải
được duy trì ở mức từ 5 ÷ 10 mg/L.
* pH: nhu cầu về giá trị pH của môi trường nuôi đối với cá chình khá cao, và thường lớn hơn
8. Yêu cầu kỹ thuật trong việc quản lý chất lượng môi trường ao nuôi cá chình ở Trung Quốc,
giá trị pH phải nằm trong phạm vi từ 7.2 ÷ 8.5. Và giá trị này ở Nhật từ 7.0 ÷ 9.0.
3. NUÔI CÁ CHÌNH TRÊN THẾ GIỚI
3.1 Lịch sử phát triển và hiện trạng nghề nuôi cá chình trên thế giới
Hình thức nuôi cá chình đầu tiên có lẽ đã được thực hiện từ thời La Mã, chúng được nuôi
quảng canh trong các trang trại ở vùng đầm phá ven biển Địa Trung Hải. Ở vùng đầm phá ở
Ý, cá chình được coi như là một đối tượng nuôi ghép quan trọng với các loài như cá đối, cá
vền đỏ, và cá vược. Tuy nhiên, nghề nuôi cá chình thực sự phát triển từ cuối thế kỉ XIX ở
Nhật Bản.
Nuôi cá chình đã được thực hiện lần đầu vào năm 1880 ở Nhật Bản bởi Fukube. Ông đã tiến
hành nuôi cá trong ao đất có diện tích 19,835 m
2
ở vùng Senda Arata và đã thu được kết quả
tốt. Tiếp theo đó Harada (1982) đã sử dụng ao có diện tích 69,422 m
2
để nuôi ghép cá chình
và cá chép cho kết quả tốt. Điều này đã mở ra một thời kì mới trong nuôi thủy sản ở Nhật. Kết
quả nuôi đã được nhân rộng và phát triển rất nhanh ra các khu vực khác. Nhà nước Nhật đã
thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu thủy sản trong vùng và đầu tư nghiên cứu về đối tượng
này. Đồng thời các kết quả nghiên cứu đã nhanh chóng đưa vào áp dụng trong thực tế sản
xuất. Chính vì vậy, đến những năm 20, 30 của thế kỷ XX, nghề nuôi cá chình ở Nhật đã phát
triển như một ngành kỹ thuật mang lại hiệu quả cao [8].
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nghề nuôi cá chình ở Nhật đã làm thức dậy mối
quan tâm của các nhóm, các cơ sở nuôi cá thâm canh ở các nước Châu Âu, đặc biệt là Ý, Đức
và Pháp. Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện khí hậu, nhiệt độ môi trường thường quá
thấp, nên diện tích và quy mô nuôi cá chình ở các nước trong khu vực này phát triển rất chậm.
Do có nguồn lợi rất lớn về con giống (2.7 tỷ cá elvers/năm), nghề nuôi cá chình ở đây chủ yếu
tập trung theo hướng khai thác cá giống để xuất khẩu sang Nhật.
Từ Nhật Bản, nghề nuôi cá chình đã lan rộng ra một số nước trong khu vực như Đài Loan,
Nam Triều Tiên và Trung Quốc. Đài Loan đã du nhập kỹ nghệ nuôi cá chình từ Nhật. Nghiên
cứu ứng dụng đầu tiên được thực hiện vào năm 1952. Sau đó, nuôi cá chình thương phẩm trên
quy mô nhỏ đã được tổ chức thực hiện vào năm 1958. Nuôi cá chình ở các trang trại có quy
mô lớn đã được thực hiên vào năm 1964. Đến năm 1987, diện tích nuôi cá chình của Đài
Loan vào khoảng trên dưới 3000 ha.
Trung Quốc, nghề nuôi cá chình có xuất phát điểm chậm hơn so với các nước khác trong khu
vực. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường và nguồn lợi tự nhiên về con giống rất lớn, nên cá
chình đã được quan tâm phát triển và nuôi rất mạnh. Các hình thức nuôi đã được nghiên cứu
cải tiến cho phù hợp với điều kiện của thực tế. Ban đầu, cũng như Đài Loan, Trung Quốc đã
du nhập kỹ thuật nuôi cá chình của Nhật vào nuôi thử nghiệm.Vào những năm của thập kỷ 80
và 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã thành công kỹ thuật nuôi cá chình trong ao đất, giúp cho
nghề nuôi cá chình ở trong ao đất của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, giảm giá thành và
cạnh tranh được với Đài Loan.
Nuôi cá chình cũng đã được thực hiện ở Mỹ. Tuy nhiên do nhu cầu của người dân không cao,
nguồn lợi tự nhiên khá phong phú và ổn định nên số lượng các trại nuôi cá chình ở Mỹ chỉ
vào khoảng hơn 50 trại [8].
Các nước Đông Nam Á và Nam Á là nơi tập trung số lượng các loài cá chình trong giống
Anguilla lớn nhất. Có đến 9 loài khác nhau hiện còn sống ở đây. Mặc dù số lượng loài rất lớn
nhưng sản lượng cá khai thác tự nhiên ở toàn khu vực này không đáng kể. Nuôi cá chình ở
khu vực này được biết là không phát triển. Lý do cho sự kém phát triển là người dân trong
khu vực còn nghèo, bữa ăn của họ còn bị thiếu protein nghiêm trọng, như vậy việc nuôi cá
chình đồng nghĩa với việc cạnh tranh nguồn protein của người. Hơn nữa, do mức sống của
người dân nơi đây còn rất thấp nên họ không có nhu cầu xài những loại thực phẩm cao cấp
như cá chình. Chính do những quan điểm đó mà cho đến nay những nghiên cứu ứng dụng cho
việc phát triển nuôi cá chình ở đây chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
3.2 Thành quả chung của nghề nuôi cá chình
* Năng suất và sản lượng: theo thống kê từ năm 1984 đến 1987của FAO, sản lượng cá chình
hàng năm trên thế giới vào khoảng 117,000 tấn. Trong đó nguồn từ khai thác tự nhiên vào
khoảng 18,000 tấn, và nguồn cá chình nuôi chiếm vào khoảng 99,000 tấn. Có 4 quốc gia phát
triển nuôi cá chình mạnh nhất là Nhật Bản (38,625 tấn/năm) (1988), Đài Loan (42,489
tấn/năm) (1987), Nam Triều Tiên (3,000 tấn/năm), và Trung Quốc (7,000 tấn/năm). Các quốc
gia khác sản lượng không đáng kể.
Nhật là nước có nền kỹ nghệ nuôi cá chình hiện đại nhất và có nhiều kinh nghiệm nhất trong
lĩnh vực này. Theo kết quả thống kê năm 1988, diện tích các ao nuôi cá chình ở Nhật đạt
1,036.7 ha và năng suất trung bình là 37 tấn/ha.
Ở Đài Loan, tuy nghề nuôi cá chình phát triển muộn hơn so với Nhật, nhưng với các điều kiện
thuận lợi (nguồn cá giống, nhiệt độ môi trường cao, nhân công rẻ) nên chỉ trong gần 30 năm
đã phát triển vượt qua cả Nhật Bản về lĩnh vực này. Đến năm 1987, Đài Loan đã đứng đầu thế
giới về sản lượng cá chình nuôi (42,489 tấn/năm), tổng diện tích nuôi vào khoảng 2,930 ha,
năng suất trung bình là 14.5 tấn/ha.
* Hệ thống nuôi: do có giá trị cao và nguồn lợi thu được từ việc nuôi cá chình rất lớn nên
công nghệ nuôi cá chình đã ngày càng được hoàn thiện và trở thành một ngành kỹ nghệ sản
xuất thực sự. Hiện nay trên thế giới có hai cách thức chủ yếu để nuôi cá chình, đó là: nuôi
trong ao nước tĩnh (Still Water Culture), và nuôi trong hệ thống nước chảy (Running Water
Culture). Nuôi cá chình trong nhà kính với hệ thống nước chảy tuần hoàn và cấp nhiệt chủ
động đã được thực hiện nhiều ở các nước Châu Âu và Nhật đã đưa lại những kết quả tốt.
* Giống loài: có ít nhất 6 loài cá chình khác nhau đã được nuôi trên thế giới, đó là: Anguilla
anguilla, A. japonica, A. rostrata, A. celebesencis, A. bicolor pacifica, A. marmorata. Ở Nhật
và Đài Loan, loài cá chình Nhật A. japonica là loài được nuôi chình (chiếm 97%), và tiếp sau
đó là cá chình Châu Âu A. anguilla (3%). Loài cá chình bông (Anguilla marmorata) tuy
không được phân bố nhiều ở Đài Loan nhưng do giá rất cao nên vẫn được nuôi với quy mô
nhỏ ở một số vùng.
3.3 Các trở ngại trong nuôi cá chình
Hiện nay trong nuôi cá chình có 3 vấn đề chính làm hạn chế sự phát triển của nghề nuôi, đó là
con giống, thức ăn và dịch bệnh.
+ Nguồn cá chình giống hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên. Vì vậy
chúng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi cá. Giá cá chình giống ở Đài Loan vừa qua đã
có những biến động lớn. Năm 1960 giá cá chình giống là 60 đài tệ/kg, nhưng đến năm 1990
giá đã tăng hơn 20 lần.
+ Mặc dù đã có những thành công trong việc sản xuất thức ăn và nuôi cá chình bằng thức
ăn nhân tạo nhưng giá còn quá cao, vì vậy chi phí cho thức ăn đã chiếm tỷ lệ lớn trong giá
thành sản xuất (30 ÷ 40%).
+ Cũng như đối tượng thủy sản khác, trong nuôi cá chình dịch bệnh ngày càng là vấn đề
cần phải nghiên cứu giải quyết. Do nuôi với mật độ quá lớn, thành phần thức ăn không đầy đủ
các chất dinh dưỡng cần thiết, môi trường không quản lý tốt đã làm cho cá dễ bị dịch bệnh tấn
công. Quản lý dịch bệnh đã được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm nhưng đến
nay vẫn chưa đề ra được giải pháp xử lý triệt để.
4. NGHIÊN CỨU VÀ NUÔI CÁ CHÌNH Ở VIỆT NAM
4.1 Nghiên cứu về nuôi cá chình ở Việt Nam
Những nghiên cứu về các loài cá chình trong giống Anguilla ở Việt Nam nói riêng và các
nước trong khu vực Nam Á nói chung chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà
khoa học. Nghiên cứu đầu tiên của P. Chevey và J. Lemsson (1937) về những loài cá nước
ngọt ở vùng Bắc Bộ đã xác định ở khu vực này có loài cá chình Nhật (A. japonica). Mẫu cá
được các ông thu ở sông Hồng tại Hà Nội năm 1935. Tuy nhiên, hiện nay theo các kết quả
điều tra cho thấy không còn bắt gặp loài này ở sông Hồng nữa.
Một số nghiên cứu ngư loại khác như Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Nguyễn Hữu Dực, Bùi
Hữu Phụng đã xác định ở nước ta hiện có 4 loài cá chình trong giống Anguilla, đó là: (i) A.
japonica T&S, (ii) A. borneensis, (iii) A. marmorata, và (iv) A. bicolar pacifica. Kết quả xác
định thành phần loài này cũng được xác nhận bởi Hoàng Đức Đạt và Võ Văn Phú (theo
Nguyễn Phi Nam, 2001).
Nghiên cứu về sự phân bố của các loài cá chình trong giống Anguilla cho thấy, sự phân bố
của cá chình từ khu vực phía Nam tỉnh Hà Tĩnh (sông Ngàn Phố) trở vào, các khu vực khác ở
phía Bắc rất hiếm. Khu vực cá chình phân bố nhiều và có ý nghĩa kinh tế trong khai thác tự
nhiên tập trung ở các tỉnh từ Quãng Trị đến Khánh Hòa. Theo Võ Văn Phú (1995) cá chình
tập trung nhiều ở khu vực này có thể vì biển ở đấy có các dòng hải lưu chạy sát gần bờ tạo
điều kiện thuận lợi cho các ấu thể từ vùng biển mà cá đẻ trứng tiếp cận vào sát bờ. Đồng thời
khu vực này cũng có nhiều vũng, vịnh, đầm phá nước lợ, là môi trường chuyển tiếp phù hợp
cho cá con xâm nhập vào các cửa sông để di chuyển lên các sông, suối, ao, hồ.
Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá chình lần đầu tiên được thực hiện tại Viện nghiên cứu NTTS
II (Tp Hồ Chí Minh). Tuy nhiên đến nay kết quả vẫn chưa được công bố một cách chính thức.
Năm 2000, Viện nghiên cứu NTTS I (Bắc Ninh) đã triển khai đề tài thử nghiệm nuôi cá chình
Nhật ở khu vực miền Bắc Việt Nam, kết quả thử nghiệm cho thấy cá chình Nhật (A. japonica)
có thể sống và phát triển khá tốt trong bể xi_măng và trong ao đất, tuy hệ số sử dụng thức ăn
còn cao.
Năm 2003, được sự tài trợ của chương trình SUFA, trung tâm nghiên cứu NTTS III tiến hành
nghiên cứu nuôi thương phẩm cá chình tại Khánh Hòa, hiện nay đang trong quá trình nghiên
cứu, chưa công bố kết quả.
4.2 Nuôi cá chình ở Việt Nam
Nghề nuôi cá chình ở Việt Nam, có thể nói mới chỉ bước những bước khởi đầu. Một vài năm
trở lại đây, phong trào nuôi cá chình đã bắt đầu xuất hiện và phát triển như ở Bạc Liêu, Tiền
Giang, An Giang, Đồng Tháp, Quảng Trị, Bình Định. Tỉnh Vĩnh Phúc nhập 5 triệu con giống
của Trung Quốc để nuôi công nghiệp tại xã Minh Quang, huyện Bình Xuyên, vốn đầu tư dự
án đăng kí là 20 triệu USD, nuôi ở 20 ha [4].
Cá chình chủ yếu được nuôi trong lồng hoặc ao đất, được cho ăn chủ yếu là tôm cá tạp có sẵn.
Theo Ngô Trọng Lư (2005), giá con giống là 135000 đồng /kg, giá cá thịt loại 1 là 185000
đồng /kg [4].
5. VÀI NÉT VỀ LOÀI CÁ CHÌNH BÔNG (Anguilla marmorata)
Cá có màu xám tro ở mặt lưng, vàng nhạt ở mặt bụng, vậy lưng màu sẫm. Rìa vây lưng, vây
hậu môn cùng với vây đuôi có màu đen. Đôi xương sống 110, xương tia mang 10 ÷ 12, tia vây
ngực 16 ÷ 20 [8].
Phân bố ở sông Bồ, sông Hương, đầm Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), sông Trà Khúc (Quãng
Ngãi), sông Con, sông Ba (Phú Yên), sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh), hồ Đắc Uy (Kon Tum), đầm
Châu Trúc (Bình Định).
Trên thế giới cá phân bố ở Nhật, Triết Giang (Trung Quốc), Indonesia, Australia, Bornec. Nói
chung cá chình bông (A. marmorata) phân bố rộng cả miền ôn đới và nhiệt đới của Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương [8].
Cá chình bông là loài có kích thước lớn nhất trong các loài của giống Anguilla [8]. Bình
thường cá có chiều dài từ 50 ÷ 70 cm ứng với khối lượng từ 0.6 ÷ 1.5 kg, có con dài 1 m nặng
7 ÷ 12 kg [3].
6. HỆ THỐNG LỌC SINH HỌC
6.1 Khái niệm
Lọc sinh học là một tiến trình bao gồm một số quá trình sinh hóa quan trọng xảy ra trong bể
lọc. Thực chất là các quá trình khoáng hóa, nitrate hóa và sự khử nitrate bởi các vi khuẩn sống
lơ lửng trong nước hay bám vào các vật liệu lọc của hệ thống lọc. Các vi sinh vật được tạo
Sản phẩm độc Khoáng hóa Nitrate hóa Sản phẩm vô hại
Vi sinh vật
Nước nuôi
Vi khu
ẩn
cho thích nghi để thực hiện các quá trình này thì luôn hiện diện như là thành phần sinh vật
trong bể lọc.
Sự khoáng hóa và sự nitrate hóa làm thay đổi được trạng thái hóa học của hợp chất hữu cơ
chứa nitơ nhưng không tách được nitơ ra khỏi dung dịch (nghĩa là không làm giảm được
lượng nitơ của dung dịch). Việc tách nitơ ra khỏi dung dịch chỉ có thể được thực hiện bởi sự
khử nitrate (nghĩa là khử nitrate có khả năng làm giảm được lượng nitơ của dung dịch).
Trong các hệ thống quản lý nước, lọc sinh học là quá trình đầu tiên trong bốn quá trình riêng
rẻ nhau. Ba quá trình kia là sự lọc cơ học, sự hấp thụ vật lý và sự tẩy uế.
Mục đích của lọc sinh học là thông qua các vật liệu lọc nhằm gia tăng lượng vi sinh vật tham
gia thực hiện quá trình khoáng hóa và nitrate hóa để chuyển đổi các dạng độc chất amonia và
nitrite thành dạng nitrate vô hại.
6.2 Các quá trình sinh hóa xảy ra trong lọc sinh học
6.2.1 Sự khoáng hóa
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình lọc sinh học. Sự khoáng hóa được thực hiện bởi các nhóm
vi khuẩn tự dưỡng (autotrophic) và dị dưỡng (heterotrophic). Các loài dị dưỡng sử dụng các
sản phẩm của hoạt động sống làm nguồn năng lượng và chuyển hóa các vật chất này thành
dạng đơn giản như là amonia.
Sự khoáng hóa bắt đầu bằng việc phân giải các chất protein và các acid nucleic để tạo nên các
acid amine và baze hữu cơ chứa nitơ. Tiếp đó quá trình khoáng hóa sẽ khử amine bởi các vi
khuẩn, trong đó một nhóm amino sẽ tách ra để hình thành amonia. Ví dụ sau là sự phân giải
urê để tạo amonia:
NH
2
O=C + H
2
O CO
2
+ 2NH
3
NH
2
Quá trình khử amine chỉ có thể thực hiện được bởi các vi khuẩn
6.2.2 Sự nitrate hóa
Khi các chất hữu cơ được khoáng hóa qua trạng thái vô cơ bởi các vi sinh vật dị dưỡng thì sự
lọc sinh học chuyển sang giai đoạn hai là sự nitrate hóa. Quá trình này là sự chuyển hóa các
nitrite thành dạng nitrate được thực hiện bởi các vi khuẩn tự dưỡng.
Khác với vi khuẩn dị dưỡng, các vi khuẩn tự dưỡng có thể sử dụng carbon vô cơ làm nguồn
carbon cho tế bào, chủ yếu là các nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacteria là các nhóm
chính của vi khuẩn tự dưỡng thực hiện nitrate hóa ở cả môi trường nước ngọt, nước lợ và
nước mặn. Nhóm Nitrosomonas có nhiệm vụ oxy hóa các amonia thành dạng nitrite và nhóm
Nitrobacteria thì oxy hóa các nitrite thành dạng nitrate. Phương trình của sự nitrate hóa như
sau:
NH
4
+
+ OH
-
+ 3/2O
2
= H
+
+ NO
2
-
+ H
2
O
NO
2
-
+ 1/2O
2
= NO
3
-
Thực sự thời kỳ bắt đầu của sự nitrate hóa là từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 trở đi, nghĩa là
sau khoảng 1 tuần kể từ khi bố trí lọc sinh học, sự nitrate hóa sẽ bắt đầu. sau khoảng 2 tuần thì
sự nitrate hóa bắt đầu ổn định.
Trong 2 dạng tồn tại của amonia thì dạng không phân ly NH
4
OH rất độc với cá tôm vì nó có
thể ngấm qua màng ở tế bào mang cá do nó không mang điện tích, hơn nữa nó có khả năng
hòa tan được trong chất béo. Dạng NH
4
+
là một ion có kích thước lớn, vì kết hợp với nước và
mang điện tích nên nó khó thấm qua màng tế bào của mang cá. Ảnh hưởng gây độc của
amonia rất lớn, giết chết cá trong một thời gian ngắn khi nồng độ ≥ 0.6 mg/L.
Dạng NO
2
-
và NO
3
-
thì NO
2
-
gây độc hại vì phản ứng được với Hemoglobin tạo ra
Methalemoglobin, vì vậy ngăn chặn sự vận chuyển oxy ở tôm cá (Nguyễn Đình Trung, 2004).
6.2.3 Sự khử nitrate
Khử nitrate là một quá trình kị khí xảy ra ở phần bể lọc thiếu O
2
bởi vi khuẩn kị khí thực sự
hoặc là các loài hiếu khí chuyển sang hô hấp kị khí khi điều kiện thiếu O
2
. Kết quả sự khử
nitrate chuyển nitơ về dạng oxy hóa thấp hơn (N
2
O, N
2
).
Trong 3 quá trình sinh hóa quan trọng của sự lọc sinh học thì 2 quá trình khoáng hóa và
nitrate hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc tái sinh nước, giữ được chất lượng nước ổn định.
6.3 Vi sinh vật trong hệ thống lọc sinh học
Như đã nói ở trên, nhóm vi khuẩn chủ yếu cần thiết cho việc lọc sinh học thuộc vào nhóm vi
khuẩn tự dưỡng và dị dưỡng, đặt biệt là nhóm vi khuẩn tự dưỡng Nitrosomonas và
Nitrobacteria là hai nhóm quan trọng thực hiện quá trình nitrate hóa. Các vi khuẩn dị dưỡng
như Pseudomonas có ý nghĩa cho việc khử nitrate.
Các vi sinh vật trong bể lọc sống lơ lửng hoặc tạo thành một màng nhầy như một quần thể vi
sinh vật. Màng nhầy này có vai trò chuyển NH
4
+
và NO
2
-
thành dạng NO
3
-
.
Hệ thống nuôi có sử dụng hệ thống lọc sinh học sẵn sàng nhận động vật thả nuôi sau tuần lễ
đầu nhưng nó chưa hoàn toàn được điều hòa vì nhiều nhóm vi khuẩn quan trọng cho việc lọc
sinh học vẫn chưa ổn định.
6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lọc sinh học
6.4.1 Nhiệt độ
Khả năng lọc là khả năng chuyển đổi NH
4
_N, NO
2
_N thành NO
3
_N.
Nhiều loài vi khuẩn có khả năng tồn tại khi nhiệt độ thay đổi lớn nhưng khi nhiệt độ hạ thấp
hoặc gia tăng đột ngột thì khả năng lọc cũng giảm đột ngột. Ví dụ khi nhiệt độ giảm 1
o
C thì
khả năng lọc giảm 30%, và khi nhiệt độ giảm 1.5
o
C thì tỷ lệ oxy hóa nitrite giảm 8%.
6.4.2 pH
pH lí tưởng cho sự oxy hóa là 7.8, cho sự chuyển nitrite là 7.1, cho sự oxy hóa NH
4
+
là 7.1 ÷
7.8 trong hệ thống nuôi nước ngọt. Còn trong hệ thống nuôi nước biển thì pH cao hơn một ít.
6.4.3 Oxy hòa tan
Coi bể lọc sinh học như là một cơ thể sống nghĩa là cần oxy mới có sự oxy hóa cao. Trong bể
lọc sinh học có cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí nhưng vi khuẩn hiếu khí chiếm ưu thế trong các
bể lọc được sục khí tốt. Trái lại thì hoạt động của bể lọc sẽ bị ngăn cản khi thiếu oxy và thiếu
sự tuần hoàn nước qua bể lọc. Khi oxy giảm thì vi khuẩn kị khí phát triển làm giảm khả năng
lọc và tạo ra sản phẩm độc H
2
S, NH
4
OH, CH
4.
6.4.4 Bề mặt vật liệu lọc
Các vi sinh vật cần cho sự nitrate hóa bám vào vật liệu lọc nhiều hơn hàng trăm lần so với các
vi sinh vật sống lơ lửng trong nước. Vì vậy, yếu tố rất quan trọng cho việc lọc sinh học là diện
tích bề mặt vật liệu lọc, nơi mà hầu hết quá trình nitrate hóa xảy ra. Vật liệu lọc hình góc cạnh
giúp sự lưu thông nước dễ dàng và kích thước nhỏ giúp cho vi khuẩn bám vào nhiều hơn vật
liệu có kích thước lớn.
* Vai trò của giá thể: các vi sinh vật cần cho quá trình lọc sinh học bám vào bề mặt vật liệu
lọc (giá thể) nhiều hơn hàng trăm lần so với các vi sinh vật sống lơ lửng trong nước. Vì vậy
vật liệu lọc (giá thể) đóng vai trò rất quan trọng trong bể lọc sinh học. Diện tích bề mặt vật
liệu lọc càng nhiều thì lượng vi sinh vật cần cho quá trình lọc nước càng nhiều, từ đó nâng
cao khả năng lọc của bể [1]
* Cơ sở khoa học để lựa chọn vật liệu làm giá thể
- Vật liệu chọn làm giá thể có dạng hình góc cạnh giúp cho sự lưu thông nước dể dàng.
- Kích thước vật liệu lọc nhỏ nhằm tạo ra diện tích bề mặt lớn nhất. Từ đó làm gia tăng lượng
vi sinh vật cần cho quá trình lọc.
6.4.5 Các chất độc
Khả năng lọc phụ thuộc vào số lượng vi sinh vật mà các chất độc ảnh hưởng đến khả năng
sống của chúng. Khi có mặt các loại chất độc như các loại hóa chất diệt cá: oxymetaxilin,
cloranphenin, sufamit, formalin, KmnO
4
, CuSO
4,
khả năng lọc sẽ ảnh hưởng theo hai cách
sau:
+ Sự tăng trưởng và phát triển của vi sinh vật trong bể lọc bị giảm và có khả năng làm
chết vi sinh vật
+ Không gây ảnh hưởng tăng trưởng và phát triển của vi sinh vật nhưng ảnh hưởng tới
sự biến dưỡng của tế bào vi sinh vật, làm giảm khả năng lọc.
PHẦN II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cá chình bông, được mua từ Bình Lập, Tuy An, Phú Yên.
Hệ thống phân loại (theo Nguyễn Hữu Phụng, 2001):
Ngành Vertebrata
Lớp Osteichthyes
Bộ Anguilliformes
Họ Anguillidae
Giống Anguilla
Loài Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824.
Tên Việt Nam: cá chình cẩm thạch, cá chình hoa, cá chình bông
Tên tiếng Anh: Giant Mottled Eel.
Hình 2: Cá chình bông (Anguilla marmorata)
2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: từ 23/04/2007 đến 22/06/2007
+ Giai đoạn 2: từ 12/07/2007 đến 10/10/2007.
3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU