Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn Tạo hứng thú cho trẻ 5,6 tuổi học tốt hoạt động văn học tại lớp mẫu giáo A5 Trường Mầm Non Bích Hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ tên: Nguyễn Thị Thu Hương
- Sinh ngày: 04/04/1979
- Chức vụ : Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Bích Hoà
- Hệ đào tạo : Tại chức
- Khen thưởng: Giáo viên giỏi vấp huyện
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
* Lý do chọn đề tài:
Ngay từ thủa ấu thơ đặc biệt là trong thời kỳ trẻ học mẫu giáo.Hoạt động
làm quen với văn học là người bạn không thể thiếu được đối với trẻ thơ, văn học
đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh và cuộc sống
hiện thực.Qua những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, câu truyện kể, trẻ nhận ra vẻ
đẹp của thiên nhiên,con người, quê hương, đất nước ,những con người với
những mối quan hệ xã hội và lịch sử dân tộc.
Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy hoạt động văn học là chiếc cầu
nối,là phương tiện dẫn dắt trẻ nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu
tiên,ngôn ngữ trau chuốt của trẻ ca dao, trò chơi dân gian ,truyện kể là tấm
gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong
việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên,yêu quê hương, đất nước ,tình yêu mến
bạn bè với những người thân, biết được việc làm tốt,biết yêu cái đẹp, cái
thiện,gét cái ác,phê phán những việc xấu ,kính yêu Bác Hồ,thật thà,ngoan
ngoãn….mà còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng,


mà đặc biệt ở trẻ 5,6 tuổi vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh
mẽ,trẻ nói mạch lạc,nói diễn cảm, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp.
Hoạt động làm quen với văn học còn nuôi dưỡng và phát triển những phẩm
chất đạo đức, khả năng hoạt động trí tuệ, ghi nhớ óc thẩm mỹ, trí tưởng tượng
như lòng yêu thiên nhiên cây quả,hoa lá lòng kính trọng yêu quý người thân
xung quanh trẻ như ông bà ,bố mẹ, cô giáo,anh chi em.Qua hoạt động này trẻ
làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên
phù hợp với nội dung của tác phẩm.Từ sự hiểu biết,trí tưởng tượng của trẻ mà
trẻ đọc thuộc thơ,kể lại được chuyện .Chính vì thế sẽ giúp cho trẻ hứng thú với
các tác phẩm văn học.
Qua thực tế giảng dạy đối chiếu với yêu cầu của chương trình mầm non với
hoạt động cho trẻ làm quen với văn học chưa đạt hiệu quả cao, trẻ còn nói
ngọng, tiết học khô khan, môi trường học chưa phong phú, trẻ chưa có hứng thú
trong giờ học,cô giáo nói và trả lời thay trẻ nhiều, nghệ thuật đọc kể của cô còn
hạn chế, cơ sở vật chất, đồ dùng còn thiếu thốn.Chính vì vậy ảnh hưởng rất
nhiều đến quá trình nhận thức của trẻ, điều này khiến tôi suy nghĩ: làm thế nào
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
2
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ, kích thích sự hứng thú về hoạt động
này !!! Do vậy tôi đã chọn đề tài” Tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt
động văn học tại lớp mẫu giáo A5 Trường Mầm Non Bích Hoà
* Phạm vi thực hiện
Đề tài được thực hiện trong năm học 2011- 2012 với tổng số trẻ là 24 trẻ
lớp mẫu giáo lớn A5 - Trường Mầm Non Bích Hoà.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận:
Văn học là một loại nghệ thuật đến với trẻ sớm nhất và cũng được trẻ yêu
thích nhất. Nó không chỉ giúp trẻ cảm thụ được nghệ thuật mà qua đó giúp trẻ
phát triển về ngôn ngữ từ đó hoàn thiện dần về nhân cách cho trẻ.

Làm quen văn học là một hoạt động tiếp nhận những loại hình nghệ thuật.
Hơn bất kể một trong các nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Qua việc cho trẻ làm quen với văn học chính là hình
thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp ,những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển
trí tưởng tượng qua các câu truyện bài thơ hay trẻ như bước vào thế giới của
những con người với ông bụt bà tiên cô tấm dịu hiền của thế giới muôn màu hoa
lá cỏ cây,của những con vật đáng yêu, tất cả như được sống hoà quyện chung
cuộc sống chung của con người.Việc tạo cho trẻ làm quen tác phẩm văn học: đọc
thơ ,kể chuyện, nghe chuyện, giúp nhận thức thế giới xung quanh hiểu được mối
quan hệ con người với con người,con người với thiên nhiên,con người với con
vật mà qua đó giúp trẻ phát triển tư duy, chú ý ghi nhớ có chủ định mà đặc biệt
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi giao tiếp.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là mẫu ngôn ngữ chính xác chuẩn mực
phong phú đa dạng thúc đẩy cho trẻ nói theo vận dụng một cách tự nhiên và đưa
đến thế giới ngôn ngữ một cách nhanh nhất, nhiều nhất, hoàn thiện nhất.
2. Thực trạng của vấn đề:
Qua khảo sát thực tế khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi
khó khăn sau:
a) Thuận lợi:
Về cơ sở vật chất:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
+ Phòng học rộng rãi, sạch sẽ ,thoáng mát, quang cảnh sư phạm xanh sạch-
đẹp, thu hút nhiều trẻ đến trường.
+ Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu Trường Mầm Non Bích Hoà
- Huyện Thanh Oai - Tp Hà Nội
- Về đồ dùng, cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ
- Bản thân luôn tham dự các buổi kiến tập thao giảng do trường và huyện tổ
chức

- Ngoài lớp nhà trường đã trang trí ở các mảng tường một số câu truyện cổ
tích.
- Về bản thân: Luôn học hỏi và giúp đỡ đồng nghiệp, yêu nghề mến trẻ , tận
tâm với công việc.
b) Khó khăn:
- Trước khi vào nghiên cứu đề tài này việc cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học theo hình thức trong tiết học và ngoài tiết học đã được quan tâm nhưng
chưa có yếu tố sáng tạo,các hình thức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học
thường lặp đi lặp lại trong giờ học dẫn đến việc trẻ ít hứng thú với việc kể
chruyện , đọc thơ.Với hình thức đơn điệu sẽ làm trẻ không chú ý lên cô mà tập
trung vào việc khác hoặc buồn ngủ.
- Việc dạy trẻ đóng kịch còn nhiều hạn chế
- Chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản cho trẻ
tập đóng kịch,kịch bản còn rời rạc,kém hấp dẫn.
- Một số trẻ còn nói ngọng chưa biết thể hiện ngôn ngữ khả năng tưởng
tượng sáng tạo.
- Về phụ huynh: Đa số bố mẹ trẻ làm nông nghiệp,sự quan tâm chăm sóc trẻ
chưa đồng đều, chư nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này.
- Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn
học
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc giảng dạy còn nhiều hạn
chế.
c) Số liệu điều tra khi thực hiện
Ngay từ đầu năm học,tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và đã thực hiện qua 5 tiết
học và được Ban Giám Hiệu nhà trường đánh giá: Về bản thân đã nắm được
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
phương pháp nhưng kiến thức truyền thụ còn chưa sâu,chưa tích hợp vào các nội
dung khác, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ tư duy trải nghiệm, sáng tạo, chưa gây

được nhiều hứng thú cho trẻ.
- Nội dung và kết quả khảo sát như sau:
STT
Loại tiết
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
1 Tốt 1 20%
2 Khá 2 40%
3 Trung bình 2 40%
* Về nhận thức của trẻ
Năm học 2011-2012 tổng số lớp tôi là 24 cháu
+ Số cháu trai là: 17 cháu
+ Số cháu gái là : 7 cháu
Hầu hết trẻ chưa có hứng thú sôi nổi
Một số trẻ còn nhút nhát nói ngọng
Qua một số tiết dạy đầu năm tôi đánh giá chất lượng trẻ như sau:
STT Các tiêu chí
Kết quả
Số trẻ Tỷ lệ %
1 Trẻ hứng thú 4 16,6
2 Trẻ không hứng thú 13 54,4
3 Khả năng ghi nhớ truyện thơ 3 12,5
4 Khả năng diễn đạt mạch lạc 3 12,5
5 Trẻ kể chuyện sáng tạo 1 4,1
4.Các biện pháp thực hiện đề tài
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
Qua việc khảo sát kết quả ban đầu khiến tôi suy nghĩ làm thế nào để dạy tốt

hoạt động văn học, làm thế nào để có nhiều đồ dùng trực quan để cuốn hút phục
vụ cho hoạt động và đặc biệt làm thế nào để trẻ thích học và phụ huynh hiểu
được tầm quan trọng của hoạt động cho trẻ làm quen với văn học.Trước những
suy nghĩ,trăn trở như vậy,với những kiến thức đã học và những kinh nghiệm đã
giúp tôi tìm ra một số biện pháp như sau:
*Tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
*Thiết kế đồ dùng và sử dụng đồ dùng gây hứng thú cho trẻ.
*Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học.
*
Biện pháp 1:Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn.
Để có sự hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động làm quen với văn học tốt
hơn bản thân tôi luôn trau rồi kiến thức học hỏi chị em đồng nghiệp học qua các
tập san, sách báo nghiên cứu qua chương trình chăm sóc giáo dục Mầm Non
mới. Đặc biệt là huyện tổ chức đi thăm quan dự giờ các tiết mẫu do huyện tổ
chức qua các buổi thao giảng kiến tập do trường, huyện tổ chức, các buổi thăm
lớp dự giờ của BGH cũng như tổ chuyên môn nhận xét đóng góp ý kiến qua đó
tôi nhận thấy ở trẻ mẫu giáo tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng,vì vậy
cô giáo cần thay đổi nhiều hình thức tổ chức để thu hút trẻ vào bài học ,từ đồ
dùng dạy học, các bộ phim hoạt hình được áp dụng công nghệ thông tin các nhân
vật trong các câu truyện, bài thơ phải mới lạ có màu sắc đẹp, đồng thời phải
sống động hấp dẫn để thấy được các nhân vật ngộ nghĩnh như thật trong đời
sống hàng ngày và trẻ được thấy mình như đang sống trong tác phẩm văn học.
Để gây hứng thú, thu hút, lôi cuốn trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học đến với
trẻ cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ,kể chuyện cô phải có giọng đọc, giọng kể truyền
cảm, thay đổi giọng điệu theo từng nhân vật thể hiên từng sắc thái thay đổi của
câu chuyện.Khi đọc hay kể chuyện cô không nói ngọng vì cô giáo là trung tâm là
người truyền thụ tác phẩm văn học tới trẻ, từ đó giúp trẻ lĩnh hội những điều cô
giáo vừa đọc vừa kể để gợi lên những tình cảm nhất định trong trí nhớ của
trẻ.Chính vì thế trước khi dạy trẻ tôi luôn đi sâu, tìm hiểu kỹ tác phẩm mình sẽ

dạy, nghiên cứu giọng đọc, giọng kể sao cho phù hợp với tác phẩm, thường
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
6
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
xuyên đứng trước gương để luyện giọng và các động tác minh hoạ, đọc các tác
phẩm văn học nhiều lần để xác định nhịp điệu, ngữ điệu ngắt giọng,ngắt nhịp
của từng bài thơ, câu truyện, các thủ thuật kể để khi nhập vào vai từng nhân vật
cô thể hiện qua các cử chỉ điệu bộ nét mặt của nhân vật hiền lành, thật thà hay
gian ác, giữ tợn gian xảo.
Để thu hút lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù
hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi:”Bé yêu thơ”;Câu đố,thăm quan và đặc biệt
là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa
vào công nghệ thông tin, để trẻ hoà nhập,hoá thân vào các nhân vật trong tác
phẩm mà tôi lồng ghép được. Để rồi từ chỗ trẻ chăm chú,lắng nghe cô giới thiệu
dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động.
Với từng bài dạy thể loại, tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính
logic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “Lấy trẻ làm
trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ tính liên hệ thực
tiễn sáng tạo phù hợp với nội dung của tác phẩm, trẻ vừa được cảm thụ tác phẩm
văn học và được chao đổi một cách thoải mái không bị gò bó
Biện pháp 2:Thiết kế đồ dùng và sử dụng đồ dùng gây hứng thú cho trẻ.
Như chúng ta đã biết tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng trẻ làm
quen với tác phẩm văn học, giáo viên phải tạo ra đồ dùng đẹp hấp dẫn bao nhiêu
sẽ kích thích gây hứng thú được cho trẻ bấy nhiêu mà trẻ mầm non rất thích đồ
dùng đẹp mới lạ, hấp dẫn vì thế mà tôi liên tục tạo ra những đồ dùng mới lạ.
Đồ dùng truyện có rất nhiều loại:Tranh, các loại rối( rối dây, rối tay,rối
đế…) hay sử dụng phần mềm vi tính.
Đồ dùng dạy học là khâu quan trọng đối với giáo viên nhưng đối với trẻ
mầm non lại càng quan trọng hơn.Vì tư duy của trẻ là kiểu tư duy trực quan trìu
tượng, trẻ chóng nhớ nhưng cũng chóng quên.

Ngoài những đồ dùng như tranh thơ, tranh truyện tôi tham mưu với Ban
giám hiệu nhà trường mua bộ tranh thơ truyện theo chương trình mầm non mới,
mua đầu đĩa ,màn ti vi, máy tính, máy chiếu, làm khung sân khấu và tôi tự làm
một số đồ dùng có màu sắc tươi sáng, hấp dẫn, sáng tạo phù hợp với từng loại
bài, giúp trẻ hứng thú trong giờ học và ghi nhớ bài lâu.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
7
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
Tôi làm một số bức tranh xé dán, tìm những tờ lịch, tranh cũ có màu sắc tươi
sáng phù hợp với nội dung câu truyện, bài thơ tạo lên bực tranh hấp dẫn sinh
động.
Ví dụ: Tranh xé dán bài thơ Mèo đi câu cá, Chim chích bông, truyện Giọt
nước tí xíu…
Hình ảnh xé dán bài thơ “Mèo đi câu cá”
Tôi tận dụng và sưu tầm tranh lịch, bìa catton, thùng xốp, một số phế liệu
như lon bia, hộp sữa, dây len, bông vải vụn, xốp tre, bít tất, các quả bóng cũ để
làm một số đồ dùng tự tạo.
Trước khi đem các vật liệu vào làm, tôi giặt, rửa sạch, khử trùng đảm bảo vệ
sinh góp phần làm sạch môi trường.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
8
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
Đối với trẻ đồ dùng bằng rối giây gây được nhiều hứng thú cho trẻ, tôi lấy
quần áo, tất cũ, cắt khâu lại thành áo, đầu, mũ nhân vật lấy bông nhồi vào dùng
xốp dây len, hạt cườm trang trí dùng xốp cắt làm mỏ.
Ví dụ: Làm rối các nhân vật trong câu truyện : “Qua đường”, “Cây táo”, thơ
“mèo đi câu cá, tình bạn, Ai đáng khen nhiều hơn.
Ví dụ:Truyện: “Qua đường” tôi dùng quả bóng cũ, lấy bút vẽ nét mặt theo
hình dạng các nhân vật trong câu truyện, dùng xốp làm chiếc mũ cảnh sát, dùng
các mảnh vải vụn cắt và khâu thành thân áo rối.

Ảnh rối trong chuyện Qua đường
Ngoài rối tay tôi làm rối dẹt, lấy bìa catton cắt hình nhân vật phù hợp với
nội dung câu truyện dùng bút lông vẽ mắt, quần áo, cắt rời đầu, chân, tay lấy kim
chỉ khâu lại dây điều khiển ở phía sau khi sử dụng một tay điều khiển rối còn tay
kia giật dây làm cho rối cử động. Tôi còn làm rối bóng, được làm bằng túi nhựa
đựng hồ sơ các màu, cách làm rối bóng như rối dẹt, dùng que để điều khiển,
được biểu diễn ở phía sau tấm phông trắng qua ánh đèn điện, hình thức sử dụng
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
9
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
rối rẹt, rối bông trẻ rất thích được xem những hành động cử chỉ của nhân vật như
truyện “Củ cải trắng”, “Cây tre trăm đốt”, “Cáo thỏ và gà trống”.
Ngoài cách làm các loại rối trên còn cách làm rối que và rối đẩy lấy bìa
catton vẽ, cắt hình nhân vật, ngắn que, gỗ kể kết hợp với khung sân khấu,kể đến
đoạn nào thì đưa nhân vật đó ra.
Ví dụ: Truyện:” Sự tích các loài hoa” Tôi dùng bút vẽ lên xốp hình ảnh các
loài hoa, hình ảnh cô tiên sau đó dùng màu nước tô bức tranh cho đẹp dùng bìa
catton, keo nến dính lại cho cứng lấy các mẩu gỗ vuông, thanh gỗ dài dính lại
tạo thành bộ rối đẩy.
Ảnh rối đế truyện “Sự tích các loài hoa”
Tuỳ theo câu truyện, bài thơ mà sử dụng đồ dùng, các hình thức khác nhau
khi sử dụng đồ dùng cô giáo nhanh nhẹn, khéo léo đưa đồ dùng ra cho phù hợp,
khớp với lời kể thì mới gây được sự hứng thu cho trẻ.
Như vậy đồ dùng trực quan trong tiết dạy truyện có tác dụng rất lớn, trẻ
nghe một cách say sưa, với hình ảnh sống động, ngộ nghĩnh.Qua đó giúp trẻ
nhớ tên truyện, tên nhân vật, nội dung truyện một cách nhanh nhất đễ dàng nhất.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
10
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
Sự thu hút và gây hứng thú đồ dùng đem lại cho trẻ sự say mê thích thú nghe kể

chuyện tranh rối…đó là khoảng thời gian trẻ tư duy sử dụng vốn từ, luyên cách
phát âm, diễn đạt ý tưởng của mình diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc.
Biện pháp 3: Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen tác
phẩm văn học.
Trong các năm trước việc sử dụng tranh truyện có sẵn, đồ dùng trực quan để
dạy trẻ đã thu được nhiều kết quả, bước đầu trẻ cũng đã chú ý, tập chung hơn
vào việc học, nhưng sự hứng thú của trẻ chưa nhiều,trong khi đó tôi quan sát
thấy trẻ xem những bộ phim hoạt hình có những nhân vật cử động, màu sắc tươi
sáng và có lời thoại lên trẻ rất hào hứng, thích thú trẻ tập chung cao độ và thể
hiện các động tác giống các nhân vật trong phim, điều này làm tôi suy ghĩ rất
nhiều làm sao để mỗi giờ học mà các cháu lớp tôi hào hứng như thế, các cháu
có thể cười tươi, chăm chú như thế? Và tôi quyết định theo lớp học hướng dẫn
soạn giáo án điện tử, nhờ sự giúp đỡ tạo điều kiện của BGH nhà trường chị em
đồng nghiệp và sự cố gắng của bản thân tôi đã hoàn thành khoá học từ đó có
thêm kinh nghiệm làm giáo án điện tử để phục vụ cho việc dạy. Kết quả trẻ
LQVH qua 1 năm thực hiện việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học tôi
thấy trẻ rất hào hứng với bài dạy vì nhân vật trong truyện rất sống động, phong
phú, đẹp mắt.Hơn nữa có kết hợp với âm thanh lồng tiếng phù hợp với nội dung
của bài kích thích sự chú ý của trẻ hơn bởi các nhân vật trong truyện- thơ đều có
màu sắc đẹp làm cho trẻ có sự tò mò ham hiểu biết rất gây hứng thú cho trẻ khi
tham gia vào hoạt động giúp trẻ tiếp thu bài nhanh.
Ví dụ: Câu truyện “Ngày và đêm” (Chủ đề:Nước và các hiện tượng tự
nhiên); Câu truyện: “Thần sắt”(Chủ Đề :Nghề Nghiệp)….
Tôi đã tham khảo tìm trên mạng và coppy về những hình ảnh phù hợp với
nội dung câu chuyện sau đó chỉnh sửa đặt hiệu ứng cho các nhân vật cử động
được, nhờ các chị em trong trường có giọng kể hay, diễn cảm lồng tiếng cho
từng nhân vật, ghi âm thanh sao cho phù hợp với nội dung của câu truyện. Đặc
biệt giữa lời nói của các nhân vật phải khớp với hành động cử chỉ của nhân vật
trên hình, vậy tôi đã có một giáo án điện tử hay, hấp dẫn để cho trẻ học.
Biện pháp 4:Tạo môi trường học tập cho trẻ.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
11
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
Việc tạo môi trường học tập cho trẻ là một việc làm cụ thể là một việu làm
cần thiết môi trường học tập có đẹp, đồ dùng có phong phú mới gây được cho trẻ
sụ hứng thú học tập hơn.
Chính vì vậy để trẻ có hứng thú với hoạt động văn học tôi đã xây dựng môi
trường lớp học đẹp và đặc biệt là tạo góc cho trẻ làm quen với văn học.
Mỗi lớp trong trường tôi đều có góc văn học, lớp tôi tôi sắp xếp góc văn học
ở góc rộng rãi, đứng ở góc nào cũng nhìn thấy, trong góc có các loại tranh
truyện, sách truyện, hình các nhân vật trong các câu chuyện do trẻ và cô cùng
làm và các phụ huynh đóng góp các loại sách sưu tầm về văn học, các tập thơ
chuyện, các hoạ báo, tạp chí, tranh dối làm bằng bìa giấy màu, xốp , đề can do
cô tự làm được trưng bày ở góc “Thư viện của bé” để trẻ được xem, quan sát làm
quen với tác phẩm văn học.
Ngoài giờ hoạt động chung,tôi gợi ý cho trẻ tự lấy truyện tranh ra kể lại cho
nhau nghe. Đối với truyện tranh mới,tôi tổ chức từng nhóm trẻ nghe vào các
thời điểm khác nhau. Để kích thích phát triển tư duy cho trẻ bằng cách kể truyện
sáng tạo theo tranh qua các giờ hoạt động góc. Tôi thấy góc văn học thực sự thu
hút trẻ và giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giác,hào hứng. Để thu hút sự
chú ý của trẻ nhiều hơn. tôi luôn thay đổi các loại chuyên mới, tranh mới phù
hợp với chủ đề đang thực hiện kết hợp với việc cùng trẻ làm sách tranh theo chủ
đề.
Ví dụ: Đến chủ đề “Gia Đình” tôi trang trí trên mảng tường ở góc văn học câu
truyện “Hai Anh Em”;truyện “Gấu con chia quà”.
Thông qua hình thức này trẻ được quan sát cùng nhau bàn luận về bức tranh
trong tranh có rất nhiều nhân vật trong gia đình gấu:Có gấu bố,gấu mẹ,gấu anh
trai, gấu em gái,gấu con và bầy hươu.
Qua hình thức này trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện giúp khi dạy trẻ có thể
nhận thấy được các nhân vật quen thuộc hơn như vậy trẻ vừa được học và được

chơi.
Với những nội dung bài thơ ,câu chuyện tôi viết lên tờ bìa sau đó vẽ thêm chi
tiết lên tranh chữ to cho phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuỵện khi đọc đến
câu thơ nào, đoạn chuyện có hình ảnh minh hoạ làm trẻ rất hứng thú ,qua đó tạo
cho trẻ làm quen với môi trường chữ viết.
Hình thức này giúp trẻ rất thoải mái khi làm quen với các tác phẩm văn học,
trẻ hứng thú với sách truyện, kích thích tư duy của trẻ nhằm hình thành những
kỹ năng giúp trẻ học đọc học viết sau này.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
12
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
Ảnh góc văn học
Biện pháp 5: Hình thức tạo hứng thú cho trẻ qua việc, đóng kịch, kể
chuyện sáng tạo và rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
Như chúng ta đã biết trẻ mần non chưa nhìn và tự đọc tác phẩm văn học, trẻ
muốn cảm nhận được tác phẩm văn học phải nhờ vào người lớn, Vì vậy cô giáo
là người trung gian là chiếc cầu nối đưa tác phẩm văn học đến với trẻ. Do đó lời
đọc, lời kể diễn cảm tác phẩm văn học có thể được coi là phương pháp quan
trọng nhất khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Lời kể càng hay, càng hấp
dẫn bao nhiêu thì sẽ giúp trẻ cảm thụ được nội dung tác phẩm bấy nhiêu, là tiền
đề cho trẻ bắt chước ngữ điệu, giọng điệu lột tả tính cách nhân vật là cơ sở phát
triển ngôn ngữ cho trẻ tri giác nội dung câu chuyện.
Đóng kịch là một hoạt động ở trường mầm non được trẻ yêu thích, trẻ thích
được hoá trang đóng vai các nhân vật.
Việc cho trẻ được trải nghiệm nghệ thuật qua đọc thơ, kể chuyện sáng tạo và
nhập vai chơi trong đó trong đóng kịch sẽ giúp trẻ tích luỹ kinh nghiệm sống,
phát triển ngôn ngữ mạch lạc, học được giọng nói diễn cảm rõ ràng, phát triển
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
13
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà

tính tích cực cá nhân trước tập thể sẽ được hình thành. Đây là những kiến thức
cần thiết để trẻ có kỹ năng sống.
Việc dạy trẻ đóng kịch được trẻ đón nhận một cách hào hứng vì trẻ được
đòng vai. hoá trang thành những nhân vật mà trẻ thích. Nhưng để chọn một tác
phẩm văn học rồi chuyển thể sang kịch bản cho trẻ đóng kịch cũng là việc không
dễ dàng vì vậy tôi luôn tìm đọc những bài thơ, câu chuỵện trong chương trình
ngắn gọn có lời nói diễn cảm mạch lạc,lưu loát nội dung dễ hiểu tư tưởng sáng
rõ có ý nghĩa giáo dục nhân cách ,hình thức đối thoại để chuyển thành kịch bản.
Ví dụ như : thơ “Gấu qua cầu”; “Mèo đi câu cá”.Truyện : “Hai anh em”;
“Cáo thỏ và gà trống”;’Cây tre trăm đốt”;”Ba cô gái”;”Dê con nhanh trí”…
-Để giúp trẻ nhập vai nhân vật và diễn tả được hành động của nhân vật, trò
chuyện cho trẻ xem tranh minh hoạ về nhân vật trong kịch để trẻ đưa ra các ý
kiến nhận xét, Dạy trẻ thuộc vai diễn, không nhất thiết phải dạy trẻ học thuộc
từng câu, từng chữ, trẻ có thể sáng tạo thêm hoặc bớt từ miễn sao không làm sai
lệch nội dung.
Ví dụ:Trong câu truyện: “Hai anh em” có câu “Anh thanh niên ơi xuống đây
hái bông giúp chúng tôi”.Trẻ có thể nói:” Anh thanh niên ơi lại đây giúp chúng
tôi hái bông nào”.
- Cô làm mẫu mô phỏng hành động, tính cách nhân vật và cho trẻ bắt
chước.Sau mỗi lần tập cho trẻ cô và trẻ cùng nhận xét, động viên khuyến khích
trẻ.
Ví dụ: Bạn Hải đi đã giống dáng nặng nề của bác Gấu chưa? Cô thấy đi
chậm và khựu gối thấp xuống sẽ giống bác Gấu hơn.Ai lên thể hiện dáng đi của
bác Gấu nào?
-Cuối hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ được tham gia
đóng kịch ,trẻ được đóng vai các nhân vật được hoá trang mặc trang phục đội
mũ trông giống các nhân trẻ rất thích và hứng thú
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
14
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà

.(Hình ảnh trong truyện hai anh em)
Ngoài cho trẻ đóng kịch ra tôi còn yêu cầu trẻ kể chuyện sáng tạo theo nội
dung bức tranh.
Ví dụ: Tranh: “Bạn gà ngồi trên lưng bạn vịt” trong câu chuyện “Đôi bạn
tốt” trẻ xem tranh sẽ kể “bạn vịt rủ bạn gà sang bờ bên kia chơi, nhưng bạn gà
không biết bơi nên bạn vịt cõng bạn gà sang hoặc tôi có thể cho trẻ xem tranh
trong sách báo trẻ tự kể chuyện theo ý hiểu của mình.
Tôi khuyến khích trẻ vẽ tranh theo ý thích của mình và kể chuyện với nội
dung trong bức tranh trẻ vẽ.
Ví dụ:Trẻ vẽ “Cánh đồng, con sông, cậu bé đang thả diều” trẻ sẽ kể “Mùa hè
năm nay được nghỉ hè bố mẹ cho tớ về quê ngoại, tớ được đi thả diều với các
bạn ở quê rất vui.Trẻ được trải nghiệm với hoạt động tạo hình mà tự kể chuyện
sáng tạo, đồng thời phát triển ngôn ngữ mạch lạc, vốn từ tăng lên rõ dệt.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
15
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
Việc rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm là quá trình luyện tập thường
xuyên, liên tục trước hết cô đọc diễn cảm bài thơ, trẻ thuộc thơ. Khi trẻ đọc cô
chú ý cách sửa ngọng cho trẻ, khắc phục một số vấn đề như: Trẻ hay đọc giọng
đều đều, khi đọc thở hổn hển, chưa biết ngắt nghỉ. Vì thế cho trẻ đọc thơ nhiều,
đọc đúng nhịp điệu, làm động tác minh hoạ theo lời bài thơ. Thường xuyên mở
các cuộc thi đọc thơ, câu lạc bộ yêu thơ…
Biện pháp 6: Xây dựng góc tuyên truyền, phối kết hợp giữa gia đình và
nhà trường.
-Vào đầu năm học ở lớp tôi hầu hềt phụ huynh chưa quan tâm và coi nhẹ
hoạt động này, nên tôi đã tham mưu với nhà trường trong buổi họp phụ huynh
tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động cho trẻ làm quen
với văn học và xây dựng một góc tuyên truyền.
Tôi dành một góc để trưng bày đồ dùng phía trên treo tranh, ảnh, phía dưới
để rối bìa, rối tay, sân khấu múa rối, mũ….

+Thay đổi đồ dùng mới để thay đổi sự chú ý của trẻ
+ Lựa chọn những đồ dùng của từng nội dung câu truyện, bài thơ theo chủ
đề.
VD: Chủ đề giao thông tôi trưng bày những con rối tay trong câu chuyện
qua đường,chuyện kiến con đi xe Bust.
- Đến chủ điểm gia đình tôi trưng bày các bức tranh con rối chuyện ba cô
gái, thơ chia bánh
- Hàng ngày trẻ được quan sát những hình ảnh nhân vật giúp trẻ nhớ tên
truyện, tên nhân vật và một số tình tiết trong câu truyện bài thơ.
Trẻ tự trao đổi,quan sát và cùng nhau đọc bài thơ, câu truyện đó,
Tạo được sự thu hút quan tâm của phụ huynh ngay ở cửa lớp
“Góc cha mẹ cần biết”. Tôi đã phô tô những câu truyện bài thơ, bài ca dao, đồng
dao ở chủ đề đang học và sắp học để đưa vào hộp giấy treo ở góc để phụ huynh
biết tuần này con nhà mình học gì học bài thơ gì đóng vở kịch nào? Chính vì vậy
trẻ về nhà trẻ đọc thơ, đóng kịch cho gia đình xem hay trẻ dạy các em của mình
đóng kịch…
Trong giờ đón trẻ, buổi họp phụ huynh tôi giới thiệu với các bậc phụ huynh về
góc văn học có các loại tranh, con rối, mũ nhân vật, quần áo do cô và trẻ cùng
làm.
Từ việc phụ huynh tận mắt nhìn một số nguyên vật liệu bỏ đi nhưng với bàn
tay cô giáo và con mình đã làm thành các con vật rất đẹp, ngộ nghĩnh, Từ đó các
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
16
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
phụ huynh đóng góp các vật liệu bỏ đi mang đến cho cô, góp phần bảo vệ môi
trường xanh sạch đep.
Trong các buổi ngày lễ, ngày hội do nhà trường tổ chức tôi mời phụ huynh
đến tham dự, phụ huynh đượ nhìn thấy con mình tham gia đóng kịch kể
truyện ,đọc thơ, đã tạo không khí phấn khởi, vui tươi từ đó phụ huynh đưa con đi
học chuyên cần hơn.

Tôi thấy xây dựng góc tuyên truyền và phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường ,sự quan tâm của phụ huynh là rất quan trọng và cần thiết, phụ huynh
hiểu dược tầm quan trọng của hoạt động cho trẻ làm quen với văn học.
*Với đề tài này tôi đã thực hiện 6 biện pháp trên đã tạo hứng thú cho trẻ học
tốt hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nó tạo cho trẻ yêu thích học, kể
truyện, đọc thơ ca dao, tục ngữ… được đóng kịch, và nhất là trẻ được phát triển
ngôn ngữ mạch lạc làm giàu vốn từ, trẻ mạnh dạn tự tin trong gioa tiếp với mọi
người.
VI. KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC HIỆN NGHIỆM.
a)Về cô giáo:
- Được trau rồi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ
- Hình thức lên lớp phong phú,trẻ có nhiều hứng thú trong giờ học
- Tạo điều kiện cho trẻ cơ hội được tư tuy trải nghiệm
- Biết ứng dụng công nghệ thông vào giờ học ,biết lồng ghép các nội dung
giáo dục khác.
- Được ban giám hiệu nhà trường đánh giá qua 5 tiết dạy cụ thể như sau:
STT Loại tiết
Đầu năm Cuối năm
Tăng
SL % SL %
1 Tốt 3 12,5
2 Khá 2 8,3
3 Trung bình
b)
- Trẻ mạnh dạn không nói gọng, trả lời rõ ràng, mạch lạc
- Trẻ có nhiều hứng thú trong giờ học
- Khả năng ghi nhớ truyện thơ tốt
- Biết kể truyện sáng tạo
STT Các tiêu chí
Đầu năm Cuối năm

Tăng
SL % SL %
1 Trẻ hứng thú 5 20,8 14 58,3 37,5%
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
17
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
2 Trẻ không hứng thú 13 54 2 8,3
3 Khả năng ghi nhớ truyện thơ 1 4,1 3 12,5
4 Khả năng diễn đạt mạch lạc 1 4,1 2 8,3
5 Trẻ kể truyện sáng tạo 1 4,1 3 12,5
c) Đối với phụ huynh.
Về phía phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc học của con ở lớp và phối
hợp cùng cô giáo để dạy con ở nhà, hiểu được tầm quan trọng của văn học tới sự
phát triển của trẻ
Tích cực,nhiệt tình sưu tầm nguyên vật liệu cho cô và trẻ làm đồ dùng, đồ
chơi phục vụ cho môn học phong phú hơn.
d) Về cơ sở vật chất.
Có đủ các phương tiện phục vụ ch trẻ hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học
Có nhiều đồ dùng sáng tạo đẹp đưa vào giảng dạy.
* Kết luận:
Tôi nhận thấy rằng để tạo hứng thú cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
cần phải thực hiện thường xuyên ,liên tục, việc đưa ra những biện pháp tạo hứng
thú cho trẻ phải dựa vào tình hình thực tế ở trường,ỏ lớp để giáo viên lựa trọn
được biện pháp phù hợp.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú cho trẻ học tốt hoạt động văn học” để
đạt được kết quả cao bản thân giáo viên phải thực sự có năng lực sư phạm,nắm
vững chuyên môn, nhiệt tình, chịu khó, tự học tập thường xuyên nghiên cứu tài
liệu, học hỏi đồng nghiệp, sáng tạo trong mỗi giờ học, tạo cơ hội cho trẻ được

trải nghiệm, tìm tòi các biện pháp mới và áp dụng vào thục tế giảng dạy tại lớp.
* Những kiến nghị sau quá trình thực hiện đề tài:
Đối với nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập, đầu tư nhiều đồ
dùng đồ chơi ,trang phục.
Đối với phòng tổ chức thăm quan các tiết kiến tập nhiều hơn của các trường
tiên tiến ở thành phố và các huyện lân cận.
Trên đây là chuyên đề:’ “Tạo hứng thú cho trẻ học tốt hoạt động văn hoc.”
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
18
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bích Hoà
Bích Hòa, ngày 16 tháng 04 năm 2012
Ýkiến nhận xét đánh giá và xếp
loại của hội đồng khoa học cơ sở.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Lớp A5
19

×