Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm TW II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.51 KB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
i
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Báo cáo KQKD
BCTC
BCĐKT
BH&CCDV
BHYT
BHXH
GBC, GBN
HĐKD
HĐQT
HTK
KPCĐ
NVL
Séc CK, séc BC
Thuế GTGT
TK
TSCĐ
UNT, UNC
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Giấy báo có, giấy báo nợ


hợp đồng kinh doanh
Hội đồng quản trị
Hàng tồn kho
Kinh phí công đoàn
Nguyên vật liệu
Séc chuyển khoản, séc bảo chi
Thuế giá trị gia tăng
tài khoản
Tài sản cố định
Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
ii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
iii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI NÓI ĐẦU
Hơn 20 năm đổi mới đã đem lại cho nghành y tế nói chung và ngành y
dược Việt Nam nói riêng một gương mặt tươi mới. Các doanh nghiệp dược
phẩm hiện nay đang không ngừng nỗ lực cố gắng khẳng định thương hiệu của
mình trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, khi
mà thuyền nhỏ đã ra biển lớn thì cơ hội cho các doanh nghiệp rất nhiều nhưng
kèm theo đó là những thử thách mới không dễ dàng. Dược phẩm là sản phẩm
hàng hóa đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm cũng luôn
quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong điều kiện như vậy, việc
tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra ngày càng được coi trọng vì nó quyết định đến
sự thành bại của công ty.
Ngành dược Việt Nam có rất nhiều các đơn vị thành viên nên tính cạnh
tranh khá cao. Mỗi công ty phải xây dựng được chiến lược tiêu thụ sản phẩm

của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc hạch toán chính xác, kịp
thời công đoạn cuối cùng này sẽ giúp các nhà quản lý đề ra được những
phương án kinh doanh tối ưu nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác
hạch toán tiêu thụ trong công ty, em đã chọn đề tài “Hạch toán tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm TW II”
làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm ba phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm TW2.
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TW2.
Phần III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược
phẩm TW2.
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
iv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, chuyên đề không tránh khỏi có
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ các thầy cô giáo
cũng như từ các bác, các cô, các anh chị trong phòng kế toán.
Em xin chân thành cám ơn!
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
v
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM TW II
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
1.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dược phẩm TW II có tên giao dịch quốc tế là
DOPHARMA,tên tiếng anh là CENTRAL PHARMACEUTICAL JOINT

STOCK COMPANY là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty
Dược Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế.
Công ty có trụ sở chính tại số 9 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội, đây là một địa điểm có vị trí đẹp, thuận lợi trong việc giao dịch với
khách hàng với diện tích 12000 . Ngoài ra, công ty còn có một kho hàng tại
43 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng Hà Nội chứa vật tư máy móc phục vụ sản xuất
kinh doanh và bốn cửa hàng tại Hà Nội ở số 7 Ngọc Khánh, số 108 Ngọc
Khánh, 95 Láng Hạ và cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Trần Thánh Tông.
Giấy phép kinh doanh số 0102300688 cấp ngày 03/03/2005. Công ty là
công ty cổ phần chi phối với 51% vốn nhà nước.
Số tài khoản: 102.010.000.019.471 ngân hàng công thương Hai Bà
Trưng-Hà Nội.
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Mã số thuế: 0100109113-1
Vốn điều lệ của công ty là 25 tỷ đồng được chia thành 250000 cổ phần
với mệnh giá 10000 đồng một cổ phiếu.
Điện thoại: 04-39716279 , 04 -39716291
Fax: 84 – 04.38211815
Email:
Website: www. dopharma.vn - www.dopharma.com.vn
Lĩnh vực hoạt động:
+ Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu hóa chất, tinh dầu, thuốc
tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng.
+ Kinh doanh: máy móc thiết bị y tế, máy móc, thiết bị, bao bì phục vụ
sản xuất thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ
dưỡng.
+ Tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
dược.

+ Dịch vụ môi giới đầu tư, môi giới thương mại và ủy thác xuất nhập
khẩu.
+ Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hóa.
+ Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế.
+ Mua bán đồ dung cá nhân và gia đình.
+ Cho thuê máy móc thiết bị, đồ dung cá nhân và gia đình.
+ Kinh doanh bất động sản; cho thuê nhà cửa, văn phòng, kho tang bến bãi.
1.1.2 Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
1.1.2.1 Giai đoạn trước tháng 3 năm 2005.
Công ty cổ phần Dược phẩm TW II tiền thân là xưởng dược quân đội
của Cục quân y được thành lập năm 1947 tại Việt Bắc, thuộc Bộ quốc phòng.
Nhiệm vụ chủ yếu của xưởng dược này là sản xuất, bào chế thuốc dược phẩm
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
phục vụ cho chiến trường.
Năm 1954, sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thành công,
xưởng dược quân đội đã chuyển về Hà Nội và đổi tên thành Xí nghiệp Dược
phẩm 6/1 (mùng 6 tháng 1).
Năm 1960, xí nghiệp Xí nghiệp Dược phẩm 6/1 được chuyển sang cho
Bộ y tế quản lý và lấy tên là Xí nghiệp Dược phẩm 2.
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và những năm đầu giải
phóng, Xí nghiệp Dược phẩm 2 đã sản xuất và bào chế rất nhiều loại thuốc và
dược phẩm phục vụ kịp thời cho chiến trường cũng như cung cấp đầy đủ cho
bệnh nhân. Ngày 29/09/1985 Xí nghiệp được nhà nước phong tặng danh hiệu
“ Đơn vị anh hùng” do những đóng góp to lớn trong quá trình đấu tranh giải
phóng đất nước và xây dựng đất nước sau khi giành độc lập. Đây là đơn vị
đầu tiên của ngành Dược Việt Nam nhận được danh hiệu này.
Ngày 07/05/1992, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 338/QĐ_HĐBT
công nhận Xí nghiệp Dược phẩm 2 là doanh nghiệp nhà nước và được phép

hạch toán độc lập, được đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm TW2. Từ đây Xí
nghiệp bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn tự chủ về tài chính
trong bối cảnh đất nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường cạnh
tranh. Trong những năm đầu, với tư cách là một đơn vị hạch toán độc lập Xí
nghiệp đã gặp những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi; cơ
sở vật chất chỉ có một xưởng sản xuất nhỏ với máy móc thiết bị đơn sơ và
lượng công nhân chỉ có vài chục người, nền kinh tế thị trường cạnh tranh
khốc liệt. Nhưng nhờ sự nhạy bén và thích nghi kịp thời Xí nghiệp không
những vượt qua thời kỳ khó khăn mà còn phát triển ngày càng vững mạnh và
giành được uy tín trên thị trường.
1.1.2.2 Giai đoạn từ tháng 3 năm 2005 đến nay.
Theo Quyết định số 3699/QĐ- BYT ngày 20-10-2004 của Bộ trưởng Bộ
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Y tế chuyển Xí nghiệp Dược phẩm TW2- Tổng Công ty Dược Việt Nam
thành Công ty cổ phần. Công ty Cổ phần Dược phẩm TW II chính thức hoạt
động từ tháng 3 năm 2005 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103006888
cấp ngày 03/03/2005 của Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Chính phủ
chi phối 51% vốn nhà nước và hoạt động theo những quy định, điều lệ … về
công ty cổ phần.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Dược phẩm TW II là công ty dược phẩm hàng
đầu Việt Nam. Công ty có một hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại với
công nghệ hoàn thiện và quy mô mở rộng, sản xuất trong môi trường khép
kín, vô trùng, các công đoạn sản xuất nhanh với kỹ thuật hóa lý cao, chuẩn
xác đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm. Thị trường
chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung. Sản lượng tiêu thụ hàng
năm của công ty chiếm khoảng 20% tổng sản lượng của 20 đơn vị thành viên
thuộc Tổng công ty dược Việt Nam. Hàng tháng công ty sản xuất và tiêu thụ
khoảng 50 loại thuốc tiêm và 5 loại cao xoa, thuốc nước. Đặc biệt có những

mặt hàng có doanh thu cao như: Ampixilin, Amoxicilin, B1… Với những
thành tích đạt được công ty đã đón nhận nhiều huân chương và quan trọng
hơn là sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng tín nhiệm, sử dụng và
bầu chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm liền.
1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.1 Nhiệm vụ, chức năng của công ty.
Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là
sản xuất, bào chế thuốc, dược phẩm phục vụ cho chiến trường.
Thời kỳ đất nước đổi mới, nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế bao
cấp sang nền kinh tế thị trường, công ty có nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh
thuốc tân dược cho nhân dân, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên
trong công ty và lợi nhuận cho nhà nước.
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Hiện nay, đất nước ta đã gia nhập WTO, hình thành một nền kinh tế mở,
rất nhiều loại thuốc ngoại nhập vào nước ta với đầy đủ chủng loại, mẫu mã
phong phú tạo nên tính cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực kinh doanh dược
phẩm. Trước tình hình mới với nhiều khó khăn, thử thách, công ty đã quan
tâm đén việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hoạt động của mình. Công ty
giờ đây không chỉ là công ty sản xuất kinh doanh thuốc tân dược với việc sản
xuất các sản phẩm chủ yếu như: VitaminA, B1, B6, B12, Ampicilin, thuốc
tiêm… Công ty còn mở rộng hoạt động của mình sang các lĩnh vực khác như:
xuất khẩu dược phẩm, tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực dược… và kinh doanh các ngành khác theo quy định của
pháp luật.
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau một thời gian gia nhập WTO quy mô thị trường dược phẩm tại Việt
Nam đã mở rộng nhanh chóng, nhưng đồng thời với nó cũng có rất nhiều vấn

đề phát sinh:
Do ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam chưa phát triển nên sản xuất
thuốc phải nhập khẩu khoảng 90% nguyên liệu dùng trong sản xuất thuốc.
Các doanh nghiệp dược phẩm trong nước chưa chú trọng đến sản xuất thuốc
chuyên khoa đặc trị, thuốc sản xuất trong nước cũng chưa duy trì được sự
tăng trưởng bền vững.
Giá thuốc tại Việt Nam cao gấp 40 lần so với thế giới là kết quả cuộc khảo
sát mới đây của Tổ chức y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng. Đồng thời
giá thuốc trên thị trường cũng hỗn loạn mỗi nơi một giá. Hiện trạng này là do
nước ta chưa có cơ chế quản lý giá thuốc, chưa quy định rõ vai trò của BHXH –
bên phải thanh toán tiền – trong việc quản lý đấu thầu thuốc BHYT.
Thị trường thuốc thật giả lẫn lộn. Khi mở cửa hội nhập không chỉ việc
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
nhập khẩu các loại thuốc ngoại vào tăng lên nhanh chóng mà thuốc giả cũng
tràn vào thị trường qua rất nhiều con đường khác nhau. Cục quản lý dược Việt
Nam ngày 20/5/2010 đã phát hiện ba loại thuốc không rõ nguồn gốc, được
làm giả theo nhãn hiệu thuốc, số đăng ký và nhà sản xuất đã được cấp giấy
phép lưu hành.
Mở cửa hội nhập thị trường mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung, những doanh nghiệp dược phẩm nói riêng nhiều cơ hội nhưng cùng với
đó là những thách thức to lớn. Doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt cơ hội, nỗ lực
vượt qua khó khăn thì mới có thể đứng vững được trên thị trường.
1.2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh.
Tổng diện tích của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW II là 11200m
2
, bao
gồm các khu vực: Khu sản xuất, khu năng lượng, khu cơ khí sửa chữa, kho
tàng, khu nghiên cứu, kiểm nghiệm, khu các phòng ban…

Hệ thống giao thông nội bộ rộng rãi, đảm bảo thuận tiện cho vận chuyển
nội bộ và các xe ra vào công ty.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 có đội ngũ cán bộ quản lý,
chuyên gia khoa học công nghệ, công nhân kỹ thật lành nghề được đào tạo cơ
bản, có trình độ kinh nghiệm, được trang bị các hệ thống, dây truyền hiện đại
đủ khả năng sản xuất các sản phẩm dược phẩm có chất lượng cao, được người
tiêu dùng trong cả nước tin cậy.
Công ty hiện đang sản xuất hơn 150 loại thuốc thành phẩm được phép
lưu hành trên cả nước, được trang bị các thiết bị hiện đại bao gồm:
- Dây truyền sản xuất thuốc viên nén.
- Dây truyền sản xuất thuốc viên bao phim, bao đường.
- Dây truyền sản xuất thuốc viên nang.
- Dây truyền sản xuất thuốc dạng cream, mỡ, siro.
- Dây truyền sản xuất thuốc tiêm BAUSCH - STROBEL.
- Dây truyền chiết xuất công nghệ cao.
Hiện công ty đang hợp tác đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
đạt tiêu chuẩn GMP - WHO của Tổ chức y tế thế giới tại khu công nghiệp
Quang Minh. Với dây truyền sản xuất hiện đại, công ty sẽ cung cấp cho
người tiêu dùng nhiều sản phẩm dược phẩm phong phú, đa dạng có chất
lượng cao.
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
Thuốc là loại sản phẩm tác dụng trực tiếp lên cơ thể con người, có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của người dung thuốc nên
quy trình sản xuất phải đảm bảo khép kín và tuyệt đối vô trùng. Sản phẩm
trước khi đưa ra ngoài thị trường phải được kiểm tra và đảm bảo tuân thủ
đúng các tiêu chuẩn.
Mỗi loại thuốc khác nhau lại có quy trình sản xuất khác nhau và những

tiêu chuẩn được quy định riêng. Tuy nhiên nói chung các quy trình sản xuất
các sản phẩm tại công ty đều là quy trình khép kín, vô trùng, chu kỳ ngắn với
số lượng sản phẩm lớn. Và về cơ bản phải trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ của phòng
kinh doanh, phân xưởng sản xuất bắt đầu tập hợp các yếu tố liên quan trong
quá trình sản xuất vào kế hoạch sản xuất (có ghi rõ số lô, số lượng thành
phẩmvà các thành phần như nguyên liệu chính, tá dược, quy cách đóng gói,
khối lượng trung bình viên…), Sau đó, tổ trưởng tổ pha chế có nhiệm vụ
chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như phiếu lĩnh vật tư… Các loại vật tư đó phải
được cân đong đo đếm thật chính xác dưới sự dám sát của kỹ thuật viên phân
xưởng sản xuất.
- Giai đoạn sản xuất: Tổ trưởng tổ sản xuất và kỹ thuật viên phải trực
tiếp giám sat công việc pha chế thuốc của công nhân. Sau khi pha chế xong,
kỹ thuật viên phải kiểm nghiệm bán thành phẩm, nếu đạt được tiêu chuẩn thi
mới tiếp tục cho sản xuất.
- Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: là giai đoạn cuối cùng
của quá trình sản xuất. Khi công đoạn sản xuất đã hoàn tất thì bắt đầu kiểm
nghiệm thành phẩm. Sau khi kết luận thành phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật va
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
có phiếu kiểm nghiệm kèm theo thì tiến hành công viếc đóng gói. Sau khi
dóng gói hoàn tất thành phẩm được chuyển lên kho cùng với phiếu kiểm
nghiệm và nhập vào kho của công ty.
Công ty Cổ phần Dược phẩm TW2 có ba phân xưởng sản xuất chính sản
xuất ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, dưới đây là cụ thể quá trình sản xuất
sản phẩm tai các phân xưởng:
Phân xưởng thuốc tiêm: ngoài pha chế dược liệu còn có các công việc như
cắt ống, rửa ống, soi ống, kiểm tra đóng gói, công việc được tiến hành trên hai
dây truyền ứng với hai loại sản phẩm ống 1ml và ống 2ml, 5ml.

Sơ đồ 1.1
Quy trình sản xuất ống tiêm 1ml
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
8
Ống rỗng
NVL
Cắt ống Rửa ống
Pha chế Đóng ống Hàn, soi, in ống
Kiểm tra, đóng
gói
Giao nhận
Đóng gói, hộp
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.2
Quy trình sản xuất thuốc tiêm ống 2ml, 5ml
Phân xưởng thuốc viên: gồm hai loại thuốc viên nhộng và viên nén như
Vitamin, Ampicilin, thuốc kháng sinh.
Sơ đồ 1.3
Quy trình sản xuất thuốc viên con nhộng.
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
9
Ống rỗng rửa ống
NVL Pha chế
Đóng ống Hàn, soi, in ống
Kiểm tra, đóng
gói
Giao nhận
Đóng gói, đóng
hộp
NVL Xay, rây Pha chế Đóng bao

Đóng gói
Kiểm tra, đóng
gói
Giao nhận
Đóng gói,
đóng hộp
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.4
Quy trình sản xuất thuốc viên nén
Phân xưởng chế phẩm: có các sản phẩm là các loại thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt,
các loại cao xoa…
Sơ đồ 1.5
Quy trình sản xuất chế phẩm
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
10
NVL Xử lý Chế xuất Tinh chế
Sấy khô
Kiểm tra đóng góiGiao nhậnĐóng gói, đóng hộp
NVL Xay rây Pha chế Dập viên
Đóng gói
Kiểm tra đóng góiGiao nhậnĐóng gói, đóng hộp
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty.
Sơ đồ 1.6
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TW II
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
11
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc
Phó giám đốc
phụ trách sản
xuất
Trợ lý giám đốc
phụ trách KH-
CN
Phân
xưởn
g
thuốc
viên
Phân
xưởn
g
thuốc
tiêm
Phân
xưởn
g chế
phẩm
Phân
xưởn
g cơ
điện
Phòng
nghiê
n cứu
phát
triển

sản
phẩm
Phòng
kiểm
tra
chất
lượng
Phòng
đảm
bảo
chất
lượng
Phòng
tài
chính kế
toán
Phòng
tổ chức
hành
chính,
bảo vệ
Phòng
thị
trường
Phòng
kế
hoạch
cung
ứng
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Hiện nay công ty có tổng số lao động trên 500 người, trong dó có khoảng
hơn 200 người có trình độ Đại học, Cao đẳng. Công ty đang thiết lập một bộ
máy quản lý trực tuyến đa năng, bộ máy quản lý của công ty là tập thể lãnh
đạo, cấp dưới chịu sự quản lý của cấp trên trực tiếp.
Đại hội đồng cổ đông đứng đầu công ty. Đại hội đồng cổ đông họp mỗi
năm một lần để tổng kết hoạt động của năm trước và bàn bạc, đưa ra quyết định
về những vấn đề quan trọng trong công ty như: chiến lược phát triển của công ty,
các vấn đề kế hoạch trong năm tới, các mục tiêu phát triển của công ty…
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu và chịu trách nhiệm cao
nhất lãnh đạo công ty thực hiện nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị gồm 5 thành viên: 1 chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc
điều hành, 1 phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm kế toán trưởng, 3 thành viên
còn lại ở các mảng kinh doanh, kỹ thuật và sản xuất.
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, gồm có 3 thành viên
trong đó trưởng ban tài là phó phòng tài chính-kế toán. Ban kiểm soát có
nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý trong quản lý điều hành sản xuất, tính chính
xác và hợp lý trong ghi sổ và lập BCTC.
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 1 trợ lý giám đốc.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty, là người có trách nhiệm báo cáo lại kết quả hoạt đông kinh doanh
cho Đại hội đồng cổ đông và các nhân viên trong công ty. Dưới giám đốc là 1
phó giám đốc phụ trách sản xuất, và 1 trợ lý giám đốc phụ trách khoa học
công nghệ giupd việc cho giám đốc.
Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu các mặt
hàng sản xuất, cụ thể là nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới , nâng cấp và
cải tiến các sản phẩm cũ; nghiên cứu và đổi mới công nghệ; huấn luyện, đào
tạo về công nghệ mới; chủ trì các hoạt động công nghệ của công ty.
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Phòng kiểm tra chất lượng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ những
hoạt động chuyên môn có liên quan đến công tác kiểm soát kiểm nghiệm toàn
bộ chất lượng sản phẩm từ khâu nhập nguyên liệu, phụ liệu cho đến quá trình
sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Phòng đảm bảo chất lượng có nhiệm vụ Tham mưu cho HĐQT, giám
đốc Công ty về công tác quản lý, đảm bảo chất lượng của toàn bộ sản phẩm
của Công ty: từ việc nhập vật tư, nguyên phụ liệu, thực hiện quá trình sản
xuất, quá trình nhập kho, bảo quản, phân phối đến tiêu thụ.
Phòng tổ chức hành chính bảo vệ có nhiệm vụ sắp xếp nhân sự, quản trị
nhân sự, quản lý hành chính, thực hiện các chính sách về người lao động,
chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. Tư vấn cho giám đốc trong
lĩnh vực an ninh và bảo vệ, bảo đảm tài sản, an ninh trật tự, duy trì kỷ cương
của công ty, thực hiện công tác quân sự tự vệ.
Phòng kế hoạch có nhiệm vụ Tham mưu cho HĐQT, giám đốc Công ty
về công tác kế hoạch, tổ chức thực hịên kế hoạch, cung ứng nguyên vật liệu
và công cụ, vật dụng nhỏ, vật tư cơ khí, cơ điện, kiến thiết cơ bản cho công
tác sửa chữa phục vụ sản xuất.
Phòng thị trường có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Công ty về xây
dung chiến lược kinh doanh và tiếp thị các sản phẩm của Công ty. Chịu trách
nhiệm phân phối các sản phẩm do Công ty sản xuất và kinh doanh các loại
thuốc khác. Kết hợp với phòng nghiên cứu phát triển để đánh giá tính khả thi
của các sản phẩm mới ở giai đoạn bán thử. Theo dõi các hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm và xuất khẩu. Quản lý các chi nhánh, nhà thuốc, quầy thuốc của
Công ty.
Phòng tài chính-kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT, giám đốc
Công ty trong lĩnh vực tài chính và chế độ kế toán, tổ chức và thực hiện các
công tác kế toán theo điều lệ Công ty và theo quy định của pháp luật.
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Các phân xưởng sản xuất chịu sự quản lý của phó giám đốc công ty.
Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính sản xuất các loại thuốc tiêm, thuốc
viên và các loại hóa chất theo kế hoạch sản xuất của công ty. Phân xưởng cơ
điện là phân xưởng phụ có nhiệm vụ duy trì việc cung cấp đủ năng lượng,
điện nước cho nhu cầu sản xuất, hoạt động của Công ty. Đảm bảo sửa chữa
máy, thiết bị kịp thời cho sản xuất. Bảo dưỡng tu sửa máy, thiết bị theo kế
hoạch định kỳ. Tư vấn cho Giám đốc trong việc trang bị mới máy , thiết bị
của Công ty. Tư vấn cho Giám đốc về công tác an toàn vệ sinh lao động và
phòng cháy chữa cháy. Duy trì công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng
cháy chữa cháy theo kế hoạch của Công ty.
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Mọi
quyết định về chỉ đạo kế toán do người đứng đầu phòng tài chinh-kế toán là
kế toán trưởng quyết định có sự thông qua của Giám đốc công ty. Phòng tài
chính kế toán gồm 11 nhân viên kế toán chịu sự quản lý của Kế toán trưởng
và phó phòng kế toán. Ngoài ra còn có 4 nhân viên kinh tế phân xưởng tại 4
phân xưởng sản xuất, có nhiệm vụ thu thập thông tin tại từng phân xưởng cho
kế toán.
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.7
Hệ thống bộ máy kế toán của công ty
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
15
Kế
toán
thanh
toán

Kế
toán
vật tư
Kế toán trưởng
Phòng máy tính Kế toán tổng hợp
Kế
toán
tiền
mặt
Thủ
quỹ
Thu
ngân
Kế
toán
tài sản
cố
định
Kế
toán
giá
thành
Kế
toán
tiền
lương
Kế
toán
tiên
thụ

Nhân viên
kinh tế
phân xưởng
tiêm
Nhân viên
kinh tế
phân xưởng
viên
Nhân viên
kinh tế
phân xưởng
chế phẩm
Nhân viên
kinh tế
phân xưởng
cơ khí
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức điều hành bộ máy kế toán, theo dõi
giám sát công việc của kế toán viên. Kế toán trưởng cũng là người chịu trách
nhiệm giải thích BCTC cho ban giám đốc, hội đồng quản trị cũng như những
người quan tâm đến những thông tin trên BCTC.
Kế toán tổng hợp cũng là phó phòng kế toán có nhiệm vụ tổng hợp thông
tin, từ đó lập các BCTC như BCĐKT, báo cáo KQKD…
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với nhà
cung cấp, khách hàng… Định kỳ, kế toán thanh toán phải tập hợp thuế GTGT
đầu vào và chuyển cho kế toán tiêu thụ lập tờ khai thuế GTGT tháng. Ngoài
ra, kế toán thanh thanh toán còn theo dõi các khoản tạm ứng của khách hàng,
của công nhân viên…
Kế toán giá thành có nhiệm vụ tập hợp các chi phí phát sinh theo khoản
mục tại các phân xưởng từ đó tính ra giá thành sản phẩm.

Kế toán lương có nhiệm vụ tính lương, thưởng và các chính sách cho
toàn bộ nhân viên: BHYT, BHXH, KPCĐ.
Kế toán TSCĐ theo dõi tình hình biến động về TSCĐ và tính khấu hao
hợp lý trên cơ sở phân loại TSCĐ phù hợp với tình hình sử dụng, tỷ lệ khấu
hao theo quy định.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi theo dõi các khoản phát sinh tăng giảm liên
quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản vay ngân hàng.
Kế toán vật tư có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập NVL từ bên ngoài
vào, xuất dùng NVL cho sản xuất và lưu trữ các chứng từ liên quan đến hạch
toán NVL, đồng thời cũng theo dõi cả tình hình nhập xuất các thành phẩm
hàng hóa.
Kế toán tiêu thụ có nhiệm vụ có nhiệm vụ tập hợp, định khoản và lưu trữ
các chứng từ có liên quan đến bán hàng và tiêu thụ sản phẩm.
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Thủ quỹ là người quản lý tiền mặt của công ty, thu chi tiền mặt phải có
chứng từ đông thời cuối ngày phải lập báo cáo quỹ.
Các nhân viên kinh tế phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi chi phí NVL
trực tiếp phát sinh của tưng loại sản phẩm và lập báo cáo hàng tháng gửi lên
kế toán giá thành.
1.4.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty.
1.4.2.1 Các chính sách kế toán chung.
Công ty hiện đang vận dụng chế độ kế toán theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính:
• Công ty áp dụng hình thức ghi sổ “ nhật ký chứng từ”.
• Niên độ kế toán là 1 năm: từ 01/01 đến 31/12 (năm dương lịch).
• Kỳ kế toán của công ty tính theo tháng.
• Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong hạch toán là Việt Nam đồng.
• Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.

• Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
• Hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.
• Giá vật tư, thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền.
• Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang là theo vật liệu chính.
• Phương pháp hạch toán ngoại tệ là phương pháp tỷ giá hạch toán.
1.4.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ công ty đang sử dụng bao gồm các chứng từ theo biểu
mẫu theo quy định của Bộ tài chính, và một số chứng từ riêng được công ty
quy định để phục vụ cho công tác kế toán của đơn vị.
• Các chứng từ theo quy định của Bộ tài chính bao gồm:
Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, GBN, GBC, UNT, UNC, séc
CK, séc BC Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng, Biên lai thu tiền,
Bảng kiểm kê quỹ, Khế ước cho vay.
Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Biên bản
thanh lý TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản
đánh giá lại TSCĐ.
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chứng từ về HTK: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Biên bản kiểm
nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ,
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa, bảng kê mua hàng,
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng chấm công làm
thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Giấy đi
đường, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm
thêm giờ, Biên bản điều tra tai nạn lao động, Bảng thanh toán lương độc hại,
Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng thanh toán BHXH.
Chứng từ về bán hàng: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho,

Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi), Thẻ quầy hàng.
• Các chứng từ do công ty quy định:
Chứng từ về thanh toán có thêm Bảng kê thanh toán nợ theo dõi chi tiết
về tạm ứng, thanh toán theo từng đối tượng (các khách hàng hoặc cán bộ công
nhân viên) Số liệu trên bảng kê này được lấy từ các sổ theo dõi chi tiết về tạm
ứng và thanh toán theo từng đối tượng.
Hoạt động của công ty thường xuyên phải bán chịu cho khách hàng do
đó công ty quy định lập Giấy xin khất nợ, nhằm xác định chắc chắn nghĩa vụ
trả nợ của người nhận nợ.
1.4.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty hiện đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các
doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ
trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 01/11/1995.
Hệ thống tài khoản cấp 2 và cấp 3 được mở theo đúng ký hiệu tài khoản
đã quy định. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý công ty đã đăng ký một số
tài khoản cấp 2 và cấp 3 để tiện cho việc theo dõi chi tiết và hạch toán các
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
nghiệp vụ phát sinh.
Các tài khoản công ty đang sử dụng:
TK nhóm 1: TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 138, TK 139, TK 141,
TK 142, TK 152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 157, TK 159.
TK nhóm 2: TK 211, TK 213, TK 214, TK 241, TK 242.
TK nhóm 3: TK 311, TK331, TK 333, TK 334, TK 335, TK 338, TK 341,
TK 342.
TK nhóm 4: TK 411, TK 412, TK 413, TK 414, TK 415, TK 416, TK 421,
TK 431, TK 441, TK 451.
TK nhóm 5: TK 511, TK 515, TK 521,TK 531.
TK nhóm 6: TK 621, TK 622, TK 627, TK 632, TK 635, TK 641,

TK642.
TK nhóm 7: TK 711.
TK nhóm 8: TK 811, 821.
TK nhóm 9: TK 911.
1.4.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Công ty hiện đang áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức Nhật
ký chứng từ, theo đó sổ sách kế toán công ty gồm có:
Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10.
Các Bảng kê 1, 2, 4, 5, 6, 10, 11.
Sổ chi tiết các TK và thẻ gồm: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng
(mở chi tiết cho từng ngân hàng), Sổ TSCĐ, Sổ chi tiết TK 131, 141, 142,
331, 1521, 1522, 1523, 1524, 1525, 1527, 15311, 15312, các Sổ theo dõi chi
phí 621, 622, 627 (mở chi tiết theo từng phân xưởng), ….
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
19
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê Nhật ký – chứng từ Thẻ, sổ chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
< > Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.8
Trình tự ghi sổ theo hình thức NK-CT
Đoàn Thị Hồng Liên KT49A
20

×