Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.06 KB, 27 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI








TRẦN BÁ KIÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DƯỢC
BỆNH VIỆN VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN LỰC DƯỢC SĨ TẠI
CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH, HUYỆN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: 62.72.04.12



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC




Hà Nội, năm 2015

2
CÔNG TRÌNH ĐÃ HOÀN THÀNH TẠI:
Trường Đại học dược Hà Nội



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Nguyễn Thanh Bình

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp trƣờng tổ chức tại
Trƣờng Đại học dƣợc Hà Nội.
Vào hồi…… giờ, ngày……….tháng…. năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Thƣ viện Trƣờng ĐH dƣợc Hà Nội














3
I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
Nhân lực dƣợc bệnh viện, đặc biệt là dƣợc sĩ đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động cung ứng thuốc trong bệnh viện. Công tác này hoạt động có hiệu quả khi có đủ
đội ngũ nhân lực dƣợc, với cơ cấu hợp lí. Việc thiếu hụt đội ngũ cán bộ dƣợc nhất là
dƣợc sĩ và bất hợp lí về cơ cấu ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động cung ứng thuốc, cũng
nhƣ chất lƣợng điều trị. Sự thiếu hụt nhân lực dƣợc là một vấn đề quan trọng liên
quan tới việc gắn bó lâu dài với công việc của nhân viên. Nguyên nhân của tình
trạng thiếu hụt dƣợc sĩ là do dƣợc sĩ không hài lòng với công việc. Với mong muốn
cung cấp bức tranh toàn cảnh về thực trạng nhân lực dƣợc trong lĩnh vực điều trị,
luận án “Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu
cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai
đoạn hiện nay” đƣợc thực hiện với 3 mục tiêu.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Phân tích thực trạng phân bố và cơ cấu nhân lực dƣợc đang công tác tại các
BVĐK tuyến tỉnh và tuyến huyện trên toàn quốc năm 2012.
2.2. Xác định nhu cầu về số lƣợng dƣợc sĩ làm việc tại các BVĐK tuyến tỉnh và tuyến
huyện.
2.3. Đánh giá sự hài lòng với công việc của các dƣợc sĩ đang công tác tại bệnh viện đa
khoa tuyến huyện khu vực phía Bắc
3. Những đóng góp mới của luận án
Đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích thực trạng phân bố và cơ cấu nhân lực dƣợc
trong lĩnh vực bệnh viện đa khoa ở tuyến tỉnh và tuyến huyện trên toàn quốc. Xác
định đƣợc nhu cầu nhân lực dƣợc cần bổ sung hiện tại cho các bệnh viện đa khoa

tuyến tỉnh theo quy định của TT08 và xác định nhu cầu DS cần bổ sung cho bệnh
viện đa khoa tuyến huyện phù hợp với với thực tế công việc và theo quy định của
các văn bản của nhà nƣớc theo quy định của TT08 và TT22.
Đây cùng là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự hài lòng của dƣợc sĩ đối với công
việc của DS đang công tác tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện khu vực phía Bắc
nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động tới sự hài lòng của dƣợc sĩ để có những kiến
nghị nhằm cải thiện số lƣợng DS đang công tác tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện
hiện nay.
4. Bố cục luận án
Luận án có 141 trang, 49 bảng, 12 hình. Bố cục gồm: Đặt vấn đề (2 trang), tổng
quan (28 trang), đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu (15 trang), kết quả nghiên
cứu (58 trang), bàn luận (32 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), danh mục các bài
báo đã công bố liên quan đến luận án (1 trang). Luận án có 123 tài liệu tham khảo và
5 phụ lục.



4
II. NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN
Tổng quan đã trình bày về:
- Tổng quan về nguồn nhân lực dƣợc.
- Thực trạng thực trạng nhân lực dƣợc.
- Thực trạng nhu cầu dƣợc sĩ.
- Sự hài lòng và hài lòng của dƣợc sĩ đối với công việc.
Chương 2.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các BVĐK công lập tuyến tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng (gọi chung là
tuyến tỉnh) và tuyến quận/thành phố/thị xã/huyện (gọi chung là tuyến huyện), tập
trung vào các loại hình nhân lực dƣợc sau: Dƣợc sĩ (bao gồm DSSĐH và DSĐH) gọi

tắt là DS; Dƣợc trung cấp (bao gồm dƣợc sĩ trung cấp và KTV dƣợc) gọi tắt là DTC;
Dƣợc tá gọi tắt là DT.
- Lãnh đạo bệnh viện (GĐ/PGĐ hoặc Trƣởng phòng TCCB) và Trƣởng khoa
hoặc phụ trách khoa dƣợc của BVĐK tuyến huyện.
- Dƣợc sĩ đang công tác tại các BVĐK tuyến huyện của các tỉnh/thành phố tại các
KV1, KV2 và KV3.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Mục tiêu 1. Mô tả hồi cứu và tiến cứu: hồi cứu và tiến cứu các số liệu về nhân
lực dƣợc công tác tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến huyện trên toàn
quốc dựa vào số liệu thứ cấp. Thực hiện việc phân tích cơ cấu phân bố theo khu vực
địa lí, vùng miền, theo hạng BV.
b) Mục tiêu 2. Mô tả cắt ngang, kết hợp với nghiên cứu định tính và tính toán:
từ kết quả thực trạng, tính toán số lƣợng DS cần bổ sung theo quy định của thông tƣ
08/2007/BYT- BNV, thông tƣ 22/2011/BYT, kết hợp với nghiên cứu định tính.
c)Mục tiêu 3. Mô tả cắt ngang, kết hợp với nghiên cứu định lượng: để tìm hiểu
các nhân tố tác động tới sự hài lòng và mức độ ảnh hƣởng của cá nhân tố tới sự hài
lòng của DS với công việc.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.THỰC TRẠNG NHÂN LỰC DƯỢC BỆNH VIỆN
3.1.1. Thực trạng nhân lực dược BVĐK tuyến tỉnh
a.Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến tỉnh
Kết quả khảo sát cơ cấu nhân lực dƣợc BVĐK tuyến tỉnh toàn quốc thể hiện ở bảng
sau:


5

Hình 3.1. Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến tỉnh toàn quốc
Tổng số nhân lực dƣợc đang làm việc tại khoa dƣợc BVĐK tuyến tỉnh trong
cả nƣớc là 2081 cán bộ. Trong đó, DS có 408 ngƣời chiếm tỷ lệ 19,6% (5,8% là DS

có trình độ sau đại học, 13,8% là DS có trình độ đại học); DTC có 1484 ngƣời chiếm
tỷ lệ cao nhất 71,3%, DT chiếm tỷ lệ thấp 9,1%. Nếu so sánh giữa DS và DTC thì tỷ
số DS/DTC là 1/3,6.
Phân tích cơ cấu nhân lực theo phân hạng BV thì các BV hạng II có tỷ lệ DS
cao nhất (21,8%) tiếp theo đến BV hạng III (19,4%) và cuối cùng là hạng I (16,4%).
Tỷ lệ DT cao nhất (10,4%) cũng ở các BV hạng II và thấp nhất là các BV hạng I
(7,1%). Số lƣợng DS đang công tác ở các BV hạng III là nhiều nhất (214 DS), ít nhất
là các BV hạng I chỉ có 58 DS.Tỷ số DS/DTC cao nhất thuộc BV hạng II (1/3,1),
thấp nhất thuộc BV hạng I (1/4,7), (Xem bảng 3.1).
Bảng 3.1. Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến tỉnh theo hạng BV
Hạng
BV
DS (1)
DTC (2)
DT (3)
Tổng số
DS/DTC
(1)/(2)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)

I
58
16,4
270
76,5
25
7,1
353
100
1/4,7
II
136
21,8
424
67,8
65
10,4
625
100
1/3,1
III
214
19,4
790
71,6
99
9,0
1103
100
1/3,7

Tổng
408
19,6
1484
71,3
189
9,1
2081
100
1/3,6

Bảng 3.2. Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến tỉnh theo khu vực địa lí
Khu vực
DS (1)
DTC (2)
DT (3)
Tổng số
DS/DTC
(1)/(2)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
KV1
77
26,5

187
64,3
27
9,2
291
100
1/2,4
KV2
85
23,4
260
71,6
18
5,0
363
100
1/3,1
KV3
69
16,9
283
69,0
58
14,1
405
100
1/4,1
KV4
18
14,5

83
66,9
23
18,6
124
100
1/4,6
KV5
53
22,1
170
70,8
17
7,1
240
100
1/3,2
KV6
106
17,7
501
74,2
46
8,1
653
100
1/4,7
Tổng
408
19,6

1484
71,3
189
9,1
2081
100
1/3,6
Trong tổng số 408 DS, các BV khu vực ĐBSCL có nhiều DS nhất 106 DS , tiếp
theo các BV khu vực MN&TDPB có 85 DS và thấp nhất là các BV khu vực TN chỉ
có 15 DS.
20%
71%
9%
DS
DTC
DT

6
Cơ cấu nhân lực dƣợc trong các BV tại mỗi khu vực có sự khác nhau. Trong
đó khu vực ĐBSH có tỷ lệ DS cao nhất là 26,5 %, tiếp theo là khu vực MN&TDPB
(23,4%) và thấp nhất khu vực TN là 14,5 %.
Tỷ lệ DTC ở các BVĐK tuyến tỉnh cao nhất ở khu vực ĐBSCL (74,2%), tiếp
theo khu vực MN&TDPB (71,6%) và thấp nhất khu vực ĐBSH (64,3%). Trong các
loại hình nhân lực dƣợc, DT luôn chiếm tỷ lệ thấp nhất, dao động từ 5%
(MN&TDPB) đến 18,6% (TN).
b.Phân bố dược sĩ tại các BVĐK tuyến tỉnh
Tại BVĐK tuyến tỉnh, sự phân bố DS giữa các khu vực đƣợc thể hiện nhƣ sau:


Hình 3.2. Sự phân bố dược sĩ BVĐK tuyến tỉnh

Trong tổng số 408 DS đang công tác tại khoa dƣợc BVĐK tuyến tỉnh cả nƣớc,
nếu tính theo khu vực các BV khu vực ĐBSCL có số lƣợng DS cao nhất là 106 DS
(13BV), chiếm tỷ lệ 26%; xếp thứ hai là các BV khu vực MN&TDPB với 85 DS
(14BV) chiếm tỷ lệ 20,8%; tiếp theo là các BV khu vực ĐBSH với 77 DS (11BV)
chiếm tỷ lệ 18,9%; các BV khu vực BTB &DHMT với 69DS (14BV) chiếm tỷ lệ
16,9%; các BV khu vực ĐNB với 53 DS (6BV) chiếm tỷ lệ 13,0%; thấp nhất là các
BV khu vực TN chỉ có 18DS (5BV) chiếm tỷ lệ 4,4%.
Khu vực ĐNB là khu vực có số DS/BV cao nhất (8,8DS/BV); tiếp theo là khu
vực ĐBSCL (8,2DS/BV); tiếp theo khu vực ĐBSH (7,0DS/BV); tiếp đến khu vực
MN&TDPB (6,1DS/BV); tiếp theo khu vực BTB &DHMT (4,9DS/BV) và thấp nhất
khu vực TN (3,6DS/BV).

Bảng 3.3. Phân bố dược sĩ theo GB và BS theo hạng BV
Hạng BV
GB
BS
DS
DS/BS
DS/GB
DS/BV
I
7061
1705
58
1/29,4
1/121,7
8,3
II
15168
3198

136
1/23,5
1/111,5
6,2
III
21819
3776
214
1/17,6
1/102
6,3
Tổng
44048
8679
408
1/21,3
1/108
6,5
77
85
69
18
53
106
7
6.1
4.9
3.6
8.8
8.2

0
2
4
6
8
10
0
20
40
60
80
100
120
KV1
KV2
KV3
KV4
KV5
KV6
DS
DS/BV

7
Phân tích cơ cấu nhân lực theo phân hạng BV thì BV hạng III có nhiều DS nhất
(214 DS, trung bình 6,3DS/BV) tiếp theo BV hạng II (136 DS, trung bình
6,2DS/BV) và thấp nhất BV hạng I (58 DS, trung bình 8,3DS/BV)
Phân tích phân bố DS theo số lƣợng BS thì BV hạng III có tỷ số DS/BS lớn nhất
(1/17,6), thấp nhất là BV hạng I (1/29,4). Tính theo giƣờng bệnh, tỷ số DS/GB cao
nhất là BV hạng II (1/111,5) và thấp nhất là BV hạng I (1/121,7).
Bảng 3.4. Phân bố dược sĩ theo GB và BS theo khu vực

Khu vực
Số BV
GB
BS
DS
DS/BS
DS/GB
DS/BV
KV1
11
8636
1673
77
1/21,7
1/112,2
7,0
KV2
14
7331
1531
85
1/18,0
1/86,2
6,1
KV3
14
9132
1796
69
1/26,0

1/132,3
4,9
KV4
5
2923
561
18
1/31,2
1/162,4
3,6
KV5
6
5161
1226
53
1/23,1
1/97,4
8,8
KV6
13
10865
1892
106
1/17,8
1/102,5
8,2
Tổng
63
44048
8679

408
1/21,3
1/108
6,5
Trong tổng số 408 DS đang công tác tại các BVĐK tuyến tỉnh (trung bình
6,5DS/BV) thì khu vực ĐBSCL có nhiều DS nhất (106 DS, trung bình 8,2DS/BV),
tiếp theo khu vực MN&TDPB (85 DS, trung bình 6,1DS/BV), khu vực ĐBSH (77
DS, trung bình 7,0 DS/BV), khu vực BTB&DHMT (69 DS, trung bình 4,9 DS/BV),
khu vực ĐNB (53DS, trung bình 8,8 DS/BV) và khu vực TN có ít DS nhất (15 DS,
trung bình 3,6 DS/BV).
Phân tích phân bố DS theo số BS thì tỷ số DS/BS trung bình cả nƣớc là 1/21,3.
Tỷ số DS/BS dao động giữa các vùng miền, từ 1/31,2 (TN) - 1/17,8 (ĐBSCL)
Phân bố DS theo số GB trung bình cả nƣớc là 1 DS phục vụ 108 GB. Tỷ số
DS/GB cao nhất là khu vực MN&TDPB (1/86,2) và thấp nhất là khu vực TN
(1/162,4).
3.1.2.Thực trạng nhân lực dược BVĐK tuyến huyện
a.Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến huyện
Tại BVĐK tuyến huyện toàn quốc, cơ cấu nhân lực dƣợc đƣợc thể hiện ở hình
sau:

Hình 3.3. Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến huyện trong toàn quốc
15%
76%
9%
DS
DTC
DT

8
Tổng số nhân lực dƣợc đang làm việc tại khoa dƣợc BVĐK tuyến huyện trong

cả nƣớc là 6602 cán bộ. Trong đó, DS có 1009 ngƣời chiếm tỷ lệ 15,3%; DTC có
4993 ngƣời chiếm tỷ lệ cao nhất 75,6%; DT chiếm tỷ lệ thấp 9,1%. Nếu so sánh
giữa DS và DTC thì tỷ số DS/DTC là 1/4,9.
Bảng 3.7. Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến huyện theo khu vực
Khu
vực
DS (1)
DTC (2)
DT (3)
Tổng số
DS/
DTC
(1)/(2)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
KV1
170
18,0
702
74,5

70
7,4
942
100
1/4,1
KV2
169
15,4
850
77,7
75
6,9
1094
100
1/5
KV3
227
16,3
1053
75,6
112
8,0
1392
100
1/4,6
KV4
45
9,8
238
51,9

176
38,3
459
100
1/5,3
KV5
140
13,9
774
76,9
92
9,1
1006
100
1/5,5
KV6
258
15,1
1376
80,5
75
4,4
1709
100
1/5,3
Tổng
100
9
15,3
4993

75,6
600
9,1
6602
100
1/4,9
Trong tổng số 1009 DS, các BV khu vực ĐBSCL có nhiều DS nhất (258 DS),
tiếp theo là các BV khu vực BTB&DHMT (227 DS) và thấp nhất là các BV khu vực
TN (chỉ có 45 DS). Cơ cấu nhân lực dƣợc trong các BV tại mỗi khu vực có sự khác
nhau. Trong đó, khu vực ĐBSH có tỷ lệ DS cao nhất (18,0%), thấp nhất là khu vực
TN (9,8%). Tỷ lệ DTC ở các BVĐK tuyến huyện cao nhất là khu vực ĐBSCL
(80,5%), thấp nhất là khu vực TN (51,9%). Trong các loại hình nhân lực dƣợc, DT
luôn chiếm tỷ lệ thấp nhất, dao động từ 4,4% (ĐBSCL) - 38,3% (TN).
Tính trung bình cả nƣớc, tỷ số DS/DTC tại các BVĐK tuyến huyện là 1/4,9; tỷ
số này cao nhất là khu vực ĐBSH (1/4,1) và thấp nhất là khu vực TN (1/5,5).
b.Phân bố dược sĩ BVĐK tuyến huyện theo GB và BS
Giữa các khu vực trong toàn quốc, sự phân bố DS đƣợc thể hiện ở hình:


Hình 3.4. Sự phân bố dược sĩ BVĐK tuyến huyện
170
169
227
45
140
258
1.3
1.2
1.4
0.8

2.1
2.1
0
0.5
1
1.5
2
2.5
0
50
100
150
200
250
300
KV1
KV2
KV3
KV4
KV5
KV6
DS
DS/BV

9
Trong tổng số 1009 DS đang công tác tại khoa dƣợc BVĐK tuyến huyện cả
nƣớc, các BV ở khu vực ĐBSCL có số lƣợng DS cao nhất (258 DS), chiếm tỷ lệ
25,6%; xếp thứ hai là các BV khu vực BTB&DHMT với 227 DS (chiếm tỷ lệ
22,5%); tiếp theo là các BV khu vực ĐBSH với 170 DS (chiếm tỷ lệ 16,8%); các BV
khu vực MN &TDPB với 169DS (chiếm tỷ lệ 16,7%); các BV khu vực ĐNB với

140 DS (chiếm tỷ lệ 13,9%); thấp nhất là các BV khu vực TN chỉ có 45DS (chiếm tỷ
lệ 4,5%).
Khu vực ĐNB và khu vực ĐBSCL có số DS/BV cao nhất (2,1DS/BV); tiếp theo
là khu vực BTB&DHMT (1,4DS/BV); khu vực ĐBSH (1,3DS/BV); khu vực
MN&TDPB (1,2 DS/BV) và thấp nhất là khu vực TN (0,8DS/BV).
Bảng 3.9. Phân bố dược sĩ BVĐK tuyến huyện theo GB và BS
Khu vực
Số BV
GB
BS
DS
DS/BS
DS/GB
DS/BV
KV1
126
18814
2960
170
1/17,4
1/110,7
1,3
KV2
138
15106
2162
169
1/12,8
1/89,4
1,2

KV3
166
24685
3630
227
1/16,0
1/108,7
1,4
KV4
54
5290
860
45
1/19,1
1/117,6
0,8
KV5
68
10736
1885
140
1/13,5
1/76,7
2,1
KV6
122
18635
3231
258
1/12,5

1/72,2
2,1
Tổng
674
93266
14728
1009
1/14,6
1/92,4
1,5
Trong tổng số 1009 DS đang công tác tại các BVĐK tuyến huyện (trung bình
1,5 DS/BV) thì khu vực ĐBSCL có nhiều DS nhất (258 DS, trung bình 2,1DS/BV),
khu vực TN có ít DS nhất (45 DS, trung bình 0,8 DS/BV).Phân tích phân bố DS theo
số BS thì trung bình cả nƣớc ở BVĐK tuyến huyện, tỷ số DS/BS là 1/14,6. Tuy nhiên
tỷ số DS/BS cũng thay đổi giữa các vùng miền dao động từ 1/19,1 (TN)- 1/12,5
(ĐBSCL). Phân bố DS theo số GB trung bình cả nƣớc là 1 DS phục vụ 92,4 GB. Tỷ
số DS/GB cao nhất là khu vực ĐBSCL (1/72,2) và thấp nhất là khu vực TN
(1/117,6).

c.Phân tích số DS tại các BVĐK tuyến huyện
Tại các BVĐK tuyến huyện hiện nay, số lƣợng DS thƣờng dao động từ 0-3
DS/BV. Qua bảng 3.11cho thấy:
Toàn quốc có 674 BVĐK tuyến huyện có tới 134 BV không có DS trong đó
khu vực BTB&DHMT là nhiều nhất (33BV không có DS), tiếp theo khu vực
MN&TDPB (30 BV) ngay cả khu vực ĐBSH cũng có tới 22BV không có DS.
Toàn quốc có xấp xỉ 20% số BV không có DS. Khu vực TN là khu vực có tỷ
lệ BV không có DS cao nhất cả nƣớc (50%), các khu vực còn lại tỷ lệ này dao động
từ 11,5%-21,7%.

10

BV có 01DS chiếm tỷ lệ cao nhất (37,2%) trong tổng số các BV. Bệnh viện có
02DS chiếm 28,5% và thấp nhất là BV có 03DS trở lên (14,4%). Tỷ lệ BV có 03DS
trở lên thấp nhất là tại khu vực TN (5,5%) và khu vực MN&TDPB (8,0%).

Bảng 3.11. Phân tích số DS tại các BVĐK tuyến huyện toàn quốc
Khu
vực
BV 0DS
BV 1DS
BV 2DS
BV ≥3DS
Tổng
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL(%)
KV1
22
17,5
48
38,1
42
33,3

14
11,1
126
KV2
30
21,7
65
47,1
32
23,2
11
8,0
138
KV3
33
19,9
67
40,4
45
27,1
21
12,6
166
KV4
27
50,0
15
27,8
9
16,7

3
5,5
54
KV5
8
11,8
16
23,5
26
38,2
18
26,5
68
KV6
14
11,5
40
32,8
38
31,1
30
24,6
122
Tổng
134
19,9
251
37,2
192
28,5

97
14,4
674

3.2.NHU CẦU DƯỢC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN
3.2.1.Xác định số DS cần bổ sung cho BVĐK tuyến tỉnh
Căn cứ vào định mức biên chế cho các cơ sở khám chữa bệnh đƣợc quy định tại
TT08/2007/ BYT-BNV, thì cứ 8-15 BS sẽ có 1DS và 35-71 GB sẽ có 1 DS. Đề tài đã
tính toán số DS cần bổ sung cho các BVĐK tuyến tỉnh nhƣ sau:
Bảng 3.18. Số DS cần có cho BVĐK tuyến tỉnh
Khu
vực
Số GB
Số
BS
Số
DS
hiện

Số DS cần bổ sung
Theo GB
Theo BS
1DS/71GB
1DS/35GB
1DS/15BS
1DS/8BS
KV1
8054
1673
77

36
153
35
132
KV2
7331
1531
85
18
124
17
106
KV3
10232
1795
69
75
223
51
155
KV4
2923
561
18
23
66
19
52
KV5
5161

1226
53
20
94
29
100
KV6
10865
1892
106
47
204
20
131
Tổng
44566
8678
408
220
865
171
677

Tính toán số DS cần bổ sung ở các BVĐK tuyến tỉnh theo số lƣợng BS cho thấy, khu
vực cần bổ sung nhiều DS nhất là khu vực BTB &DHMT dao động từ 51-115 DS, tiếp
theo là khu vực ĐBSH (35-132 DS), khu vực ĐBSCL (20-131DS), khu vực ĐNB (29-
100 DS), cần bổ sung ít nhất là khu vực TN (19-52DS). Tổng số DS cần bổ sung ở
BVĐK tuyến tỉnh trong cả nƣớc để đáp ứng theo số BS dao động từ 171- 677 DS.

11

Nếu tính theo tỷ số DS/GB cho thấy, khu vực BTB &DHMT cũng là khu vực cần
phải bổ sung nhiều nhất từ 75- 223 DS, tiếp theo là khu vực ĐBSCL(47- 204 DS),
khu vực ĐBSH (36-153 DS), khu vực ĐNB(20- 94 DS) và bổ sung ít nhất là khu
vực TN (23-66 DS). Tổng số DS cần bổ sung để đáp ứng theo số GB ở BVĐK
tuyến tỉnh trong cả nƣớc dao động từ 220- 865 DS.
3.2.2. Xác định số DS cần bổ sung cho BVĐK tuyến huyện
Căn cứ vào định mức biên chế cho các cơ sở khám chữa bệnh đƣợc quy định
tại TT08/2007/BYT-BNV, thì cứ 8-15 BS sẽ có 1DS và cứ 35-17 GB sẽ có 1 DS.
Đề tài đã tính toán số DS cần bổ sung cho các BVĐK tuyến huyện nhƣ sau:
Bảng 3.25. Số DS cần có cho BVĐK tuyến huyện
Khu
vực
Số
GB
Số
BS
DS
hiện

Số DS cần bổ sung
Theo GB
Theo BS
1DS/
71GB
1DS/
35GB
1DS/
15BS
1DS/
8BS

KV1
18814
2960
170
95
368
27
200
KV2
15106
2162
169
44
263
0
101
KV3
24685
3630
227
121
478
15
227
KV4
5290
860
45
30
106

12
63
KV5
10736
1885
140
11
167
0
96
KV6
18635
3231
258
4
274
0
146
Tổng
93266
14728
1009
305
1656
55
832
Trên toàn quốc, tính theo số BS, khu vực cần bổ sung nhiều DS nhất là khu vực
BTB &DHMT (15-227 DS). Bên cạnh đó, nhiều khu vực đã đạt tỷ số 1DS/15BS là
các khu vực ĐNB, ĐBSCL, MN & TDPB. Tổng số DS cần bổ sung ở BVĐK tuyến
huyện trong cả nƣớc tính theo số BS dao động từ 55- 832 DS.

Nếu tính theo số GB, khu vực cần bổ sung nhiều DS nhất là khu vực
BTB&DHMT 121- 478 DS, bổ sung ít nhất là khu vực ĐNB (11-167 DS). Tổng số
DS cần bổ sung ở BVĐK tuyến huyện trong cả nƣớc để đáp ứng theo số GB dao
động từ 305- 1656 DS.
3.2.3. Bước đầu xác định nhu cầu dược sĩ của các BVĐK tuyến huyện
3.2.3.1.Bệnh viện có nhu cầu bổ sung DS
Đánh giá về nhu cầu DS hiện tại của BV, có 12/16 lãnh đạo BV khẳng định BV
hiện đang thiếu DS và rất cần bổ sung.
Đa số lãnh đạo BV cho rằngbệnh viện rất thiếu DSĐH. Chẳng hạn, GĐ của 1
BV rất bức xúc “mấy năm nay BV không tuyển được DS, nhiều việc phải giao cho
dược trung cấp, nhưng thực sự là không yên tâm” (GĐ BV B1). Một ý kiến khác
“Bệnh viện chúng tôi có chỉ có 1DS, phải đảm trách mọi công việc, nhất là việc đấu
thầu thuốc rất phức tạp, chúng tôi rất muốn có thêm được 1-2 DS nữa” (Trƣởng
phòng TCCB BV C2). “BV bao nhiêu năm chỉ có 1DS, lại sắp về hưu, công tác
dược ở BV mới chỉ đáp ứng được yêu cầu cung ứng thuốc, chúng tôi tham mưu cho

12
lãnh đạo BV sắp tới cần phải tuyển ít nhất 02DSĐH” (Trƣởng phòng TCCB BV
E2).Nhƣ vậy các lãnh đạo BV đều khẳng định là thiếu DS. Một số lãnh đạo BV cho
rằng BV thiếu DS để triển khai công tác DLS.
“Bệnh viện hiện thiếu DS, nhiều việc đều do DSTH đảm nhiệm. Tuy nhiên các BS rất
cần được thông tin tư vấn thuốc từ DS, việc này thì DSTH không thể làm được”
(PGĐ BV F1).
Thực trạng này cũng đƣợc 12/16 trƣởng/phụ trách khoa dƣợc xác nhận.Tại một
BV không có DS, phụ trách khoa dƣợc chia sẻ“khoa dược từ lâu không có DSĐH
nên tôi được giao phụ trách, BV có nhu cầu tuyển dụng DS nhưng chẳng có DS nào
về” (Phụ trách khoa dƣợc BV B1). Ngay cả ở BV đã có 2 DS nhƣng TKD vẫn khẳng
định là cần bổ sung DS. “Khoa dược thực sự cần DSĐH, trước đây chỉ có mình tôi,
bây giờ mới có thêm 1DS nữa gánh vác cùng, nhưng vẫn cần ít nhất là 1 DS nữa,
nếu có thêm 2-3 DS thì càng tốt” (TKD BV F2).

Nhƣ vậy có thể thấy cả lãnh đạo và TKD đều cho rằng BV đang thiếu DS và có
nhu cầu tuyển dụng 1-2DS nữa. Nguyên nhân nào khiến các BV tuyến huyện khó
tuyển dụng DS? Một số lãnh đạo BV cho biết “rất muốn tuyển DS nhưng bệnh viện
bị khoán biên chế nên ưu tiên tuyển BS trước ” (GĐ BV B1). Một số lãnh đạo BV
miền núi cho biết “Chúng tôi đã có kế hoạch tuyển 01 DSĐH, nhưng mấy năm nay
không tuyển được vì BV miền núi còn nhiều khó khăn, không có chính sách thu hút
gì” (PGĐ BV F1). Ngay cả ở BV đã đƣợc chính quyền tỉnh quan tâm tạo điều kiện
để thu hút DS nhƣng vẫn không tuyển đƣợc. “UBND tỉnh đã hỗ trợ 70 triệu đồng/DS
về công tác ở tuyến huyện nhưng 2 năm nay BV vẫn không tuyển được” (PGĐ BV
H2).
Nhận định về lý do DS không về công tác tại tuyến huyện, trƣởng phòng TCCB
BV G1 cho rằng “không tuyển được DS vì chính sách thu hút chưa tốt, thu nhập ở
BV huyện lại thấp”. Một PGĐ BV có ý kiến “Từ lâu rồi làm gì có DS về huyện. DS
có về thì cũng lại đi, họ không hài lòng vì lương thấp, điều kiện cơ sở vật chất thiếu
thốn, nghèo nàn” (PGĐ BV A1).Nhƣ vậy có thể thấy khó khăn trong công tác tuyển
dụng đƣợc lãnh đạo BV và quản lý khoa dƣợc chia sẻ là do BVĐK tuyến huyện
không có chính sách thu hút DS, bị khoán biên chế, Bên cạnh đó nhiều DS không
muốn về công tác tại tuyến huyện và ngay cả những DS đang công tác tại tuyến
huyện cũng không hài lòng với công việc vì thu nhập thấp và cơ sở vật chất của BV
thấp kém.
3.2.3.2.Bệnh viện không có nhu cầu bổ sung DS
Bên cạnh hầu hết các lãnh đạo khẳng định BV thiếu DS,có 4/16 lãnh đạo BV cho
rằng BV hiện không thiếu DS nên không có nhu cầu tuyển dụng DS. Chẳng hạn“BV
chúng tôi đã có 2 rồi, chúng tôi không có kế hoạch tuyển thêm DS nữa” (PGĐ BV F2).
Một lãnh đạo bệnh viện khác “Bệnh viện có đủ DS rồi, không có nhu cầu tuyển thêm
nữa” (PGĐ BV A2).

13
Khi đƣợc phỏng vấn lý do không tuyển thêm DS, PGĐ BV F2 chia sẻ “Chúng
tôi không có kế hoạch tuyển thêm DS vì hiện nay BV có 2 DS đảm nhiệm được các

công việc của khoa dược, có lẽ là cũng không thiếu”.
Cơ cấu định mức biên chế nhân lực, trong đó có biên chế DS của các bệnh viện
hiện nay chủ yếu đƣợc tính toán dựa trên cơ sở TT08 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ. Trả
lời về việc lãnh đạo có biết TT08 và đơn vị tính toán nhu cầu DS có căn cứ trên quy
định của TT08 không, 4/4 lãnh đạo đều không rõ. Một lãnh đạo BV cho biết “Theo
tôi được biết thì TT08 quy định về định mức biên chế trong các cơ sở khám chữa
bệnh. Nếu căn cứ vào TT08 thì BV thiếu BS chứ không thiếu DS” (PGĐ BV H2).
Chính vì thế, việc tính toán nhu cầu DS của đơn vị hoàn toàn không căn cứ trên quy
định của thông tƣ này.PGĐ BV C1 cho rằng“Không cần phải theo TT08, cứ nhìn
vào thực tế công việc thì biết, với quy mô BVĐK tuyến huyện, thì 3DS là đủ đảm
trách hoạt động của khoa, nhiều BV tuyến huyện trong tỉnh cũng chỉ có 1DS, thì BV
tôi 3DS là đủ, không bổ sung thêm nữa”.Còn với TT22 thì 4/4 lãnh đạo BV đều
không nắm rõ “Tôi không nắm rõ thông tư này, có lẽ là chỉ dành cho khoa dược, nên
hỏi dược sẽ rõ hơn” (PGĐ BV F2). Tuy nhiên khi chia sẻ với TKD/phụ trách khoa
thì 4/4 trƣởng/phụ trách khoa dƣợc đều cho rằng thiếu DS. Một ý kiến khác cho rằng
“ TT22 quy định chức năng nhiệm vụ của khoa dược, khoa chúng tôi hiện có 2 DS
công việc nhiều,1 DS kiêm thêm công tác DLS nên hoạt động này trong bệnh viện
rất hạn chế, cần bổ sung thêm ít nhất 1DS để đảm bảo công tác này”. (TKD BV
H2).

3.3.ĐÁNH GIÁ SỰ HÀILÕNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA DƯỢC SĨ BỆNH VIỆN
ĐANG CÔNG TÁC TẠI CÁC BVĐK TUYẾN HUYỆN KHU VỰC PHÍA BẮC
3.3.1. Xác định một số nhân tố chính ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của dược sĩ
Bảng 3.32. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung
SL
TL (%)
Giới:



- Nam
82
38,5
- Nữ
131
61,5
Tuổi:


- ≤ 30
23
10,8
- 31 – 40
59
27,7
- 41 – 50
116
54,5
- 51 – 60
15
7,0
Hệ đại học tốt nghiệp:


- Chính quy
75
35,2
- Chuyên tu
138
64,8


Mẫu nghiên cứu gồm 213 dƣợc sĩ, trong đó nữ chiếm tỷ lệ 61,5 % nam chiếm tỷ lệ
38,5 %. Độ tuổi của đối tƣợng nghiên cứu trung bình là 41,1 tuổi, chiếm chủ yếu từ 41 -

14
50 (54,5 %), độ tuổi sắp về hƣu chiếm tỷ lệ thấp (<10 %). Đa số DS đƣợc khảo sát tốt
nghiệp đại học hệ chuyên tu (64,8 %), chỉ có 35,2 % tốt nghiệp hệ chính quy.
Kết quả phân tích thu đƣợc hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 và các biến có hệ số
tƣơng quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 nên phù hợp và đạt đƣợc độ tin cậy. Đồng thời
giá trị KMO là 0,789 cho thấy 32 biến có tƣơng quan với nhau và đủ điều kiện để tiến
hành phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 3.35. Kết quả giải thích phương sai (PS) các nhân tố
Nhân
tố
Hệ số Eigenvalues
Tổng PS trích
Tổng PS khi quay
nhân tố
Tổng
% PS
% PS
cộng dồn
Tổng
% PS
% PS
cộng
dồn
Tổng
% PS
% PS

cộng
dồn
1
6,75
21,10
21,10
6,75
21,10
21,10
4,46
13,93
13,93
2
2,78
8,71
29,81
2,79
8,71
29,81
2,67
8,35
22,28
3
2,47
7,73
37,55
2,48
7,73
37,55
2,42

7,55
29,83
4
1,89
5,90
43,46
1,89
5,91
43,46
2,16
6,76
36,59
5
1,69
5,29
48,76
1,69
5,29
48,76
2,02
6,30
42,89
6
1,37
4,28
53,04
1,37
4,28
53,04
1,98

6,18
49,07
7
1,31
4,10
57,14
1,31
4,10
57,14
1,79
5,62
54,69
Kết quả phân tích nhân tố khám khá chỉ ra 31/32 tiểu mục có hệ số tải >0,5 và
đƣợc sắp xếp thành 7 nhân tố (riêng tiểu mục Q9 có hệ số tải <0,5 nên bị loại). Dựa
vào nội dung và ý nghĩa các biến số trong từng nhân tố, 7 nhân tố đƣợc xác định là:
Lãnh đạo, Cơ hội thăng tiến, Đồng nghiệp, Công việc, Thu nhập, Điều kiện làm việc
và Đào tạo. 7 nhân tố này quyết định 57,1% mức độ hài lòng của các DS, ngoài ra
còn một số nhân tố khác tác động đến sự hài lòng của các DS.
3.3.2.Sự hài lòng của DS và tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng
của DS
a. Sự hài lòng của DS với các nhân tố ảnh hưởng
Phân tích kết quả ở Bảng 3.37 cho thấy: Trong tổng số 213 DS tham gia nghiên
cứu chỉ có 53 DS (chiếm 24,9%) hài lòng với công việc. Trong đó, tỷ lệ DS hài lòng
với Điều kiện làm việc là thấp nhất với tỷ lệ 22,1%, tiếp theo là Thu nhập với tỷ lệ
29,6% và Cơ hội thăng tiến chiếm tỷ lệ (31,5%), tỷ lệ hài lòng cao nhất là với Đồng
nghiệp với tỷ lệ 49,3%.
So sánh sự hài lòng về các nhân tố trên cho thấy, các DS giữ vai trò là
Trƣởng/Phụ trách khoa dƣợc có tỷ lệ hài lòng cao hơn các DS còn lại. Có tới 95,7%
DS trƣởng/phụ trách khoa dƣợc hài lòng với điều kiện làm việc, 94,1% DS
trƣởng/phụ trách khoa dƣợc hài lòng về công việc hiện tại, 76,2% DS trƣởng/phụ

trách khoa dƣợc hài lòng về thu nhập, 68,7% trƣởng/phụ trách khoa dƣợc hài lòng
về cơ hội thăng tiến. Trong khi đó, chỉ có 4,3-31,3% DS còn lại hài lòng với các
nhân tố này. Sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa DS trƣởng/phụ trách khoa dƣợc

15
với các DS còn lại với các nhân tố đồng nghiệp, thu nhập, điều kiện làm việc, công
việc và đào tạo có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Bảng 3.37. Tỷ lệ DS hài lòng đối với các nhân tố ảnh hưởng
T
T
Nhân tố
Tổng số DS
hài lòng
Trưởng/phụ trách
khoa dược hài lòng
Nhân viên
hài lòng
p
SL
TL
(%)
SL
TL (%)
SL
TL
(%)
1
Lãnh đạo
86

40,4
48
55,8
38
44,2
0,316
2
Cơ hội
thăng tiến
67
31,5
46
68,7
21
31,3
0,542
3
Đồng
nghiệp
105
49,3
53
50,5
52
49,5
0,001
4
Công việc
68
31,9

64
94,1
4
5,9
0,000
5
Thu nhập
63
29,6
48
76,2
15
23,8
0,000
6
Điều kiện
làm việc
47
22,1
45
95,7
2
4,3
0,000
7
Đào tạo
65
30,5
61
93,8

4
6,2
0,000

Tổng
53
24,9
52
98,1
1
1,9
0,000


Bảng 3.45. Mối liên quan giữa sự hài lòng của DS với các đặc điểm cá nhân
Đặc điểm cá nhân
Chưa hài lòng (%)
Hài lòng (%)
P
Giới
Nam
87,8
12,2
0,000
Nữ
63,4
36,6
Tuổi
≤ 30
95,7

4,3
0,081
31 - 40
64,4
35,6
41 - 50
73,3
26,7
51-60
66,7
33,3
Hệ đại học
Chính quy
80,0
20,0
0,037
Chuyên tu
68,8
31,2
Thâm niên
công tác
1-5 năm
92,0
8,0
0,220
6-10 năm
73,0
27,0
11-20 năm
73,3

26,7
21-30 năm
70,0
30,0
Vị trí
công tác
Trƣởng/phụ trách
khoa dƣợc
52,7
47,3
0,000
Nhân viên
99,0
1,0
Kết quả trên cho thấy DS nữ hài lòng (36,6%) hơn DS nam (12,2%). Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,000. DS dƣới 30 tuổi ít hài lòng với công việc

16
nhất (chỉ có 4,3% DS), trong khi có tới 33,3% DS sắp về hƣu hài lòng với công việc.
Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,081. Nhóm DS có
thâm niên công tác từ 1-5 năm ít hài lòng nhất (8,0%). Sự khác biệt về mức độ hài
lòng của DS giữa các nhóm thâm niên công tác cũng không có ý nghĩa thống kê với
p=0,220. DS tốt nghiệp hệ chuyên tu hài lòng với công việc (31,2%) hơn DS tốt
nghiệp hệ chính quy (20,0%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,037).
Đánh giá về mức độ hài lòng của DS xét theo vị trí công tác, có tới 47,3%
trƣởng/phụ trách khoa dƣợc hài lòng, tuy nhiên hầu hết nhân viên (99,0%) chƣa hài
lòng với công việc. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,000.
b. Mức độ tác động của các nhân tố tới sự hài lòng của DS
Bảng 3.47. Kết quả mô hình hồi quy
Mô hình

R
R
2

R
2
hiệu chỉnh
Sai số chuẩn
1
0,723
a

0,522
0,51
0,237
a. Giá trị dự đoán: (Hằng số), DT, CV, LD, DK, CH, TN, DN

Mô hình hồi quy gồm 7 biến đạt mức ý nghĩa 0,05, với hệ số R
2
=0,522 có
nghĩa là tƣơng quan khá chặt chẽ, có khoảng 52,2% phƣơng sai của sự hài lòng đƣợc
giải thích bởi 7 biến độc lập là 7 nhân tố chính có tác động tới mức độ hài lòng của
DS.
Phƣơng trình hồi quy nhƣ sau:
F=0,172+0,102LD+0,251CH+0,188DN+0,091CV+0,294TN+0,281DK+0,190DT
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 7 yếu tố chính tác động đến sự hài lòng
của DS, với mức độ tác động phụ thuộc vào độ lớn của hệ số β dao động từ 0,091-
0,294.Thứ tự mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng công
việc của DS đƣợc thể hiện:


Hình 3.12. Thứ tự mức độ quan trọng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
công việc của DS tại BV
•0,294
Thu
nhập
•0,281
Điều kiện
làm việc
•0,251
Cơ hội thăng tiến
•0,190
Đào tạo
•0,188
Đồng nghiệp
•0,102
Lãnh đạo
•0,091
Công việc

17
Nhân tố Thu nhập có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của DS vì có hệ
số β lớn nhất (0,286), tiếp đến là Điều kiện làm việc (0,281), Cơ hội thăng tiến
(0,251), Đào tạo, Đồng nghiệp, Lãnh đạo, cuối cùng là Công việc (0,091).

Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC DƯỢC BỆNH VIỆN
4.1.1.Cơ cấu nhân lực dược BV
a.Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến tỉnh
BVĐK tuyến tỉnh là tuyến BV có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của
địa phƣơng, tỷ lệ DS tuyến tỉnh cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (cụ thể DSSĐH 5,8%,

DSĐH 13,8%). Chiếm phần lớn NNL dƣợc tại tuyến tỉnh là DTC (71,3%).
Tính theo hạng BV, tại tuyến tỉnh, BV hạng I có tỷ lệ DTC lớn nhất cả nƣớc
(76,5%), và BV có tỷ lệ DT lớn nhất thuộc BV hạng II (10,4%). BV hạng I là BV
đƣợc đầu tƣ quy mô hơn về cả con ngƣời và cơ sở vật chất, tuy nhiên, tỷ lệ DS
(16,4%) lại thấp nhất trong các BV. Chiếm tỷ lệ DS cao nhất thuộc BV hạng II
(21,8%), tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với BV hạng I. So sánh số DS và DTC của
các BVĐK tuyến tỉnh theo hạng BV cho thấy tỷ số DS/DTC tại BV hạng I (1/4,7) là
thấp nhất, các hạng BV còn lại cũng không đạt quy định của TT08. Điều này cho
thấy, sự đầu tƣ về yếu tố con ngƣời tại các BV lớn, đƣợc xếp hạng cao chƣa thực sự
hợp lý.
Phân tích cơ cấu nhân lực dƣợc theo khu vực địa lí cho thấy tỷ lệ DS cao nhất
cả nƣớc là khu vực ĐBSH và thấp nhất là khu vực TN. Tỷ lệ DS tại khu vực ĐBSH
(26,5%) cao gần gấp đôi tỷ lệ DS tại khu vực TN (14,5%). Các khu vực còn lại, tỷ lệ
DS dao động từ 16,9% - 23,4%. Mất cân đối trong phân bố nhân lực theo khu vực
địa lí là vấn đề thƣờng gặp ở các nƣớc đang phát triển và tình trạng này đang trở nên
trầm trọng hơn do sự dịch chuyển tự do của CBYT [86].
Tỷ lệ DTC luôn chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các khu vực trong cả nƣớc, tỷ lệ DTC
cao nhất thuộc khu vực ĐBSCL (74,2%). Tỷ số DS/DTC tại tuyến tỉnh là 1/3,6, tỷ số
này chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn theo quy định của TT08 1/2-2,5 [21]. So với Thái
Lan, tỉ số này ở nƣớc ta còn khá thấp. Ở Thái Lan, tỉ số DS/KTV dƣợc ƣớc tính là
1:2 (1995); 1:1,75 (2000); 1:1.50 (2005); 1:1.25 (2010) và 1:1 (2015) [101]. Tính
theo khu vực, tỷ số DS/DTC dao động từ 1/4,7-1/2,4. Nhƣ vậy, ngoại trừ khu vực
ĐBSH là đáp ứng đƣợc quy định của TT08, còn lại tất cả các khu vực khác tỷ số này
đều thấp hơn yêu cầu.
Khu vực TN có ít DS nhất nhƣng lại dẫn đầu về tỷ lệ DT (18,6%). Tỷ lệ DT ở
khu vực TN cao gấp 9 lần tỷ lệ này ở khu vực ĐBSCL (4,4%). Một lãnh đạo ngành y
tế đã nhận định rằng sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền cho thấy
nghịch lý: những vùng khó khăn có nhu cầu chăm sóc y tế cao lại có ít CBYT hơn,
đặc biệt BS, DSĐH [25].




18
b.Cơ cấu nhân lực dược BVĐK tuyến huyện
Tại tuyến huyện, trình độ dƣợc chiếm chủ yếu là DTC, chiếm tỷ lệ 75,6% tổng
số nhân lực dƣợc. Tỷ lệ DSSĐH (2,8%) và DSĐH (12,5%) tại tuyến huyện khá thấp.
DSSĐH tại tuyến huyện thấp nhƣng tỷ lệ loại hình nhân lực này còn giảm hơn so với
năm 2010 (3,2%) [4].
Khu vực có tỷ lệ DS cao nhất cả nƣớc là khu vực ĐBSH và thấp nhất là khu
vực TN. Tỷ lệ DS ở khu vực ĐBSH (18%) cao gần gấp đôi so với tỷ lệ DS của khu
vực TN (9,8%). Các khu vực còn lại, tỷ lệ DS dao động từ 13,9%-16,3%.
Cơ cấu nhân lực dƣợc BVĐK tuyến huyện mất cân đối giữa các khu vực trong
cả nƣớc. Khu vực ĐBSH có tỷ lệ DS cao nhất (18%), trong khi khu vực TN thấp
nhất chỉ với 9,8%. Tính về số lƣợng DS, khu vực ĐBSCL lại là khu vực có số lƣợng
DS lớn nhất (258 DS).Khu vực TN có ít DS nhất nhƣng lại dẫn đầu về tỷ lệ DT
(38,3%)
Tỷ lệ DTC luôn chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các khu vực trong cả nƣớc, tỷ lệ DTC
cao nhất thuộc khu vực ĐBSCL (80,5%). Khu vực ĐBSH có tỷ lệ DS cao nhất
nhƣng tỷ lệ DTC lại thấp nhất cả nƣớc (64,3%).Từ năm 2010 đến nay, nếu tính riêng
về tỷ lệ DTC tại các BVĐK tuyến huyện, khu vực ĐBSH vẫn luôn là khu vực thấp
nhất và khu vực ĐBSCL là khu vực cao nhất [4]. So với năm 2010, tỷ lệ DTC tuyến
huyện đã giảm từ 78,8% xuống còn 75,6%, DS tăng từ 11,9% lên 15,3%. Tỷ lệ
DS/DTC tăng từ 1/7 lên 1/4,9 [4]. Nhƣ vậy là đã có sự tăng tỷ lệ DS trong hệ thống
BV, có thể nói đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi theo báo cáo về thực trạng nhân
lực ngành y tế của Bộ Y tế năm 2008 cho thấy “đang có sự dịch chuyển không thích
hợp nhân lực dƣợc đại học trong toàn quốc, tăng đối với hệ thống tƣ nhân và không
tăng hoặc giảm DSĐH trong hệ thống nhà nƣớc” [16]. Tỷ lệ DS tăng không chỉ ở
nƣớc ta mà còn thấy cả ở một số nƣớc trên thế giới. Theo một báo cáo ở Mỹ, DS
đăng ký tăng 19,8% từ năm 2006 tới 2011, tỷ lệ DS BV thiếu hụt ở Mỹ đã giảm
xuống 2,4% trong năm 2011 [95].

Tỷ lệ DS/DTC là 1/4,9. Tuy nhiên, tỷ số này chƣa đáp ứng đƣợc quy định của
TT08 1/2-2,5 [21]. Tính theo khu vực, tỷ số DS/DTC dao động từ 1/5,5-1/4,1. Nhƣ
vậy, tất cả các khu vực tỷ số này đều thấp hơn yêu cầu. Tại các tỉnh phía nam (khu
vực ĐNB và ĐBSCL), tỷ số DS/DTC là 1/5,5-1/5,3. Tỷ số này tính riêng trong lĩnh
vực BV ở phía nam là khá thấp.
4.1.2.Sự phân bố DS ở BVĐK tuyến tỉnh và huyện
a.Sự phân bố DS ở BVĐK tuyến tỉnh
Nếu chỉ tính riêng DS trên toàn quốc, ĐBSCL có tỷ lệ DS lớn nhất (26%). Có
đƣợc kết quả đó là nhờ sự nỗ lực rất lớn của ngành y tế. Từ đầu năm 2006, Bộ Y tế
đã triển khai Dự án Hỗ trợ y tế vùng ĐBSCL thực hiện tại 13 tỉnh trực thuộc. Sau 6
năm thực hiện, kết quả là đã có gần 2000 cán bộ đại học y và dƣợc bổ sung cho các
cơ sở y tế trong vùng [42]. Khu vực có tỷ lệ DS thấp nhất cả nƣớc là khu vực TN,
chỉ bằng 1/6 so với khu vực ĐBSCL. Tính theo cơ cấu nhân lực dƣợc, khu vực
ĐBSH có tỷ lệ DS cao nhất cả nƣớc, tuy nhiên nếu chỉ tính riêng số DS thì khu vực

19
ĐBSH chỉ đứng thứ 3 về tỷ lệ DS. Số DS/BV có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực
trong cả nƣớc, ở BVĐK tuyến tỉnh dao động từ 3,6-8,8. Theo báo cáo của Bộ Y tế,
DS cũng nhƣ các loại hình CBYT khác, tập trung ở tuyến tỉnh nhiều hơn tuyến
huyện [15]. Khu vực BTB&DHMT và TN, trung bình 1BV có dƣới 5DS, số lƣợng
DS nhƣ vậy là khá thấp với 1 BVĐK tuyến tỉnh và khó đáp ứng đƣợc yêu cầu của 1
BV tuyến tỉnh. So với năm 2010, số DS/BV ở BVĐK tuyến tỉnh đã tăng từ 5,9 (năm
2010) lên 6,5, tuy nhiên vẫn chỉ ngang bằng với BVĐK trung ƣơng (6,5 DS/BV) từ
năm 2010 [3].
Tỷ số DS/GB trung bình tại BVĐK tuyến tỉnh là 1DS/108 GB. Tỷ số này ở
nƣớc ta là khá thấp so với nhiều nƣớc trên thế giới. Tính đến năm 2011,Anh có
39715 DS và có 6,6 DS/10000 dân. Trong lĩnh vực dƣợc BV, Anh có 1DS/70,4GB
và 0,075DS BV/1000 dân[102], [68]. Có sự dao động khá lớn về tỷ số DS/GB giữa
các khu vực trong cả nƣớc, khu vực MN&TDPB là cao nhất (1DS/86,2GB), trong
khi khu vực TN là thấp nhất (1DS/162,4GB). Tại tất cả các hạng BV, trung bình

1DS phải phục vụ hơn 100GB, thậm chí tại BV hạng I, số GB phục vụ của 1DS là
lớn nhất (121,7GB), tiếp đến là BV hạng II và hạng III. Điều này có nghĩa là trên
thực tế, BV càng lớn, hạng càng cao thì công việc của ngƣời DS càng vất vả, khó
khăn.
Tại tuyến tỉnh, tỷ số DS/BS dao động từ 1/31,2-1/17,8, nhƣ vậy so với TT08,
không có khu vực nào trong cả nƣớc có tỷ số DS/BS đạt theo quy định của Bộ Y tế,
thậm chí tại khu vực TN (1/31,2) mới chỉ đạt đƣợc 1/3-1/2 so với quy định. Mặc dù
số DS/BV của BV hạng I là lớn nhất (8,3DS/BV) nhƣng so với số BS thì tỷ số
DS/BS ở BV hạng I lại là thấp nhất. Điều này thể hiện số lƣợng BS tại BV hạng cao
là lớn, tuy nhiên số lƣợng DS chƣa tƣơng ứng và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Theo Bộ Y tế đánh giá, một trong những bất cập trong phân bổ NNL theo địa
lí hiện nay là số lƣợng CBYT tập trung nhiều ở tuyến trung ƣơng, tỉnh, chủ yếu ở
khu vực thành thị và sự phân bố bất cập thể hiện rõ nhất ở nhóm nhân lực y tế trình
độ cao [15].
b.Sự phân bố DS ở BVĐK tuyến huyện
ĐBSCL có tỷ lệ DS lớn nhất cả nƣớc (25,6%). Số DS/BV có sự chênh lệch lớn
giữa các khu vực trong cả nƣớc, ở BVĐK tuyến huyện dao động từ 0,6-2, nhƣ vậy,
tỷ lệ này ở tuyến huyện chỉ bằng 1/4- 1/6 tuyến tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Y tế, DS
cũng nhƣ các loại hình CBYT khác, tập trung ở tuyến tỉnh nhiều hơn tuyến huyện
[15]. Hầu hết số DS/BV ở BVĐK tuyến huyện trên cả nƣớc >1, riêng khu vực TN
với 0,8 DS/BV cho thấy nhiều BVĐK tuyến huyện thuộc khu vực không có DS. Số
DS/BV ở BVĐK tuyến huyện đã tăng từ xấp xỉ 1 (năm 2010) lên 1,5, trong đó đặc
biệt có khu vực ĐBSCL tăng gấp đôi so với năm 2010 [4], [28]. Tuy nhiên dù số
lƣợng DS đã có nhiều cải thiện nhƣng để đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn theo
TT22, mỗi khoa dƣợc BV cần tối thiểu 3-6 DS thì thực trạng DS nhƣ hiện nay vẫn
còn thiếu rất nhiều.

20
Tại tuyến huyện, tỷ số DS/BS dao động từ 1/19,1-1/12,5, nhƣ vậy so với
TT08, vẫn còn 3/6 khu vực tỷ số này thấp hơn so với quy định.

Trong tổng số 674 BVĐK tuyến huyện toàn quốc vẫn còn xấp xỉ 20% số BV
không có DS. 100% khu vực đều có BV không có DS, riêng khu vực TN, có tới 50%
số BVĐK tuyến huyện của khu vực không có DS. Đây là con số khá lớn và thực
trạng này đáng báo động về nhân lực dƣợc cho ngành y tế. Số BV có hơn3 DS tập
trung nhiều nhất ở khu vực ĐNB (26,5%) và ĐBSCL (24,6%), còn khu vực miền núi
nhƣ MNTDPB và TN, số BV này rất ít. Nhƣ vậy, có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ
DS tại BVĐK tuyến huyện giữa các khu vực trong cả nƣớc.
4.2.NHU CẦU DƯỢC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN
4.2.1.Xác định số DS cần bổ sung cho BVĐK tuyến tỉnh
BVĐK tuyến tỉnh là tuyến chuyên môn cao nhất của địa phƣơng, số lƣợng
thuốc sử dụng trong điều trị lớn, rất cần có sự tƣ vấn hƣớng dẫn sử dụng thuốc của
DS, do đó việc bổ sung DS là cần thiết, là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo công tác
dƣợc đặc biệt là việc hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong bệnh viện hợp lí và hiệu
quả.Tính đến hết 31/12/2012, số lƣợng DS công tác tại BVĐK tuyến tỉnh là 408 DS.
Nhu cầu DS phải đảm bảo theo TT08, trƣớc hết là tỉ số DS/BS ở BV phải đảm bảo là
1/15-1/8. Để đảm bảo chỉ số này, số lƣợng DS cả nƣớc cần phải bổ sung ở tuyến tỉnh
từ 171DS- 677DS. Do sự mất cân đối về cơ cấu nhân lực dƣợc và sự phân bố không
đồng đều tại các khu vực trong cả nƣớc nên có sự chênh lệch về nhu cầu DS giữa
các khu vực, số lƣợng DS tuyến tỉnh cần phải bổ sung nhiều nhất thuộc khu vực
BTB&DHMT là 51- 155 DS. Khu vực TN là khu vực có số lƣợng (18DS) và tỷ lệ
DS (14,5%) thấp nhất cả nƣớc, tuy nhiên số DS cần bổ sung hiện tại (theo số lƣợng
BS) thấp nhất (19- 52DS) cả nƣớc. Điều này là do số lƣợng BS công tác ở khu vực
TN thấp nhất cả nƣớc, bình quân 3,6BS/10000 dân [40]. Nếu tính theo số GB, trung
bình cả nƣớc thì cứ 35-71GB có 1DS phục vụ, số lƣợng DS cần phải bổ sung ở
BVĐK tuyến tỉnh toàn quốc là 220-865DS và có sự chênh lệch giữa các khu vực,
khu vực BTB&DHMT cần bổ sung nhiều DS nhất 75- 223DS, thấp nhất là TN 23-
66DS. Số lƣợng DS cần bổ sung tính theo GB cao hơn số lƣợng DS cần bổ sung theo
BS bởi nhìn chung số lƣợng BS ở các BVĐK tuyến tỉnh thƣờng cũng không ổn định
và vẫn còn thiếu, số lƣợng DS theo GB sẽ khách quan và ổn định hơn và đích cuối
của điều trị là bệnh nhân.Hiện nay Bộ Y tế đang nghiên cứu “Đề án giảm quá tải

bệnh viện giai đoạn 2012-2020”, trong đó số giƣờng bệnh tuyến tỉnh sẽ bổ sung
thêm 9000GB đến năm 2015 [8], điều này đòi hỏi số lƣợng DS cần đƣợc bổ sung
hơn nữa để không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện nay mà còn cả trong giai đoạn sắp tới.
Theo TT22 quy định tổ chức và hoạt động của khoa dƣợc bệnh viện, một BV cơ
bản cần phải có ít nhất 3-6 vị trí công việc cần trình độ tối thiểu là DS. Điều này ở
BVĐK tuyến tỉnh với trung bình 6,5DS/BV sẽ cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu. Tuy
nhiên, để đảm bảo công tác DLS và hƣớng dẫn điều trị bệnh nhân trên giƣờng bệnh
thì cách tính theo TT08 sẽ phù hợp với công tác dƣợc ở tuyến tỉnh. Mặt khác nếu
cộng thêm số lƣợng DS cần bổ sung theo cách tính DS/GB vào số DS hiện có thì số

21
DS ở BVĐK tuyến tỉnh là 628- 1273 DS và giữ nguyên số lƣợng TCD hiện có thì tỷ
lệ DS/TCD ở BVĐK tuyến tỉnh là 1/2,4 – 1/2 đáp ứng đúng theo quy định của TT08.
Nhƣ vậy có thể khẳng định việc tính toán theo GB hợp lý hơn và có sự thiếu hụt DS
ở BVĐK tuyến tỉnh.Nếu xét theo từng khu vực địa lí của cả nƣớc cũng có sự chênh
lệch trong từng BVĐK tuyến tỉnh.
Nhƣ vậy có thể thấy sự thiếu hụt DS ở cả BVĐK tuyến tỉnh tính theo TT08 hay
TT22 là rất lớn. Khu vực cần bổ sung nhiều DS nhất là khu vực BTB&DHMT. Tuy
nhiên, đây chỉ là con số tính đến thời điểm nghiên cứu. Dân số nƣớc ta hiện nay tăng
thêm khoảng một triệu ngƣời mỗi năm, nhu cầu KCB tăng nhanh hơn mức tăng
trƣởng kinh tế cho nên nhu cầu nhân lực y tế trong thời gian tới là rất cấp thiết.
Bên cạnh đó, so với các ngành khác, sự tăng trƣởng này không thể tăng nhanh do
phải mất thời gian 6 năm đối với đào tạo bác sĩ và 5 năm đối với DSĐH [41]. Do
vậy, các nhà hoạch định chính sách của ngành cần sớm đƣa ra những giải pháp thiết
thực nhằm khắc phục tình trạng thiếu DS, mất cân đối trong cơ cấu và phân bố
nguồn nhân lực dƣợc hiện nay.
4.2.2.Xác định số DS cần bổ sung cho BVĐK tuyến huyện
Số lƣợng DS hiện đang công tác tại các BVĐK tuyến huyện trên toàn quốc là
1009 DS. Để đảm bảo tỉ số DS/BS từ 1/15-1/8 nhƣ TT08 thì số lƣợng DS ở BVĐK
tuyến huyện trên toàn quốc cần phải bổ sung từ 55 – 832DS. Số lƣợng cần bổ sung

cũng có sự chênh lệch giữa các khu vực. Khu vực có nhu cầu bổ sung DS nhiều nhất
ở tuyến huyện là khu vực BTB & DHMT dao động từ 15- 227 DS, tiếp theo là khu
vực ĐBSH (27- 200 DS) mặc dù tỷ lệ DS ở BVĐK tuyến huyện khu vực ĐBSH là
cao nhất cả nƣớc chiếm (18,4%). Điều này cho thấy mặc dù là khu vực tập trung
nhiều DS nhất nhƣng so với số lƣợng BS thì số lƣợng DS vẫn chƣa đảm bảo yêu
cầu. Khu vực ĐBSH tập trung nhiều các trƣờng đại học và thành phố lớn, số lƣợng
DS về công tác tại các BVĐK tuyến huyện thấp mà DS chủ yếu công tác ở lĩnh vực
kinh doanh [1]. Chỉ có khu vực MN & TDPB, khu vực ĐNB và khu vực ĐBSCL là
đạt số lƣợng DS theo tỷ số 1DS/15BS và số lƣợng DS cần bổ sung thấp nhất là khu
vực TN (12-63 DS) đây là khu vực khó khăn nhất cả nƣớc việc bổ sung ít DS do số
lƣợng BS ở đây cũng thấp nhất cả nƣớc (860 BS). Mặt khác nếu tính theo GB số
lƣợng DS cần phải bổ sung cao hơn nhiều từ 305 – 1656 DS và có sự khác nhau giữa
các khu vực, cần phải bổ sung DS nhiều nhất là khu vực BTB & DHMT ( 121 – 478
DS), tiếp theo là khu vực ĐBSH (95-368 DS) và ít nhất là khu vực TN (30- 106 DS).
Bên cạnh đó với 1009DS (năm 2012) công tác tại các BV tuyến huyện. Mặc dù
DS đã đƣợc bổ sung so với năm 2010 (684DS) nhƣng hiện nay mới chỉ có trung bình
1,5DS/BV, nhiều BV tuyến huyện không có DS thì để để đáp ứng đƣợc 3-6 DS/BV,
tuyến huyện cả nƣớc cần phải bổ sung tới hơn 1000DS, tức là bổ sung số lƣợng
nhiều hơn cả số hiện có, và số này cao hơn so với cách tính theo tỷ số DS/BS và gần
với cách tính theo tỷ số DS/GB. Mặt khác nếu cộng thêm số lƣợng DS cần bổ sung
theo cách tính DS/GB vào số DS hiện có thì số DS ở BVĐK tuyến huyện là 1314-
2665 DS và giữ nguyên số lƣợng TCD hiện có thì tỷ lệ DS/TCD ở BVĐK tuyến

22
tỉnh là 1/3,8 – 1/2 đáp ứng đúng theo quy định của TT08. Nhƣ vậy có thể khẳng định
việc tính toán theo GB hợp lý hơn và . Điều này cho thấy tình trạng thiếu DS ở tuyến
huyện là nghiêm trọng và thừa TCD ở tuyến huyện. Điều này cho thấy thực trạng DS
ra trƣờng ít về tuyến huyện trong khi đó thực trạng các đào tạo quá nhiều TCD trong
những năm gần đây lại đƣợc tuyển dụng vào BV. Sự thiếu hụt DS là một thực tế
đáng báo động cần có giải pháp từ trung ƣơng tới địa phƣơng để đảm bảo thu hút, kể

cả bắt buộc DS về công tác tại tuyến huyện.
Nhƣ vậy có thể thấy sự thiếu hụt DS BVĐK tuyến huyện tính theo TT08 hay
TT22 là rất lớn , cần bổ sung tới 832 DS (nếu theo BS) và 1656 DS nếu theo GB để
đảm bảo TT22 thì số lƣợng DS cần bổ sung ở tuyến huyện toàn quốc là hơn
1000DS. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tối thiểu. Dân số nƣớc ta hiện nay tăng thêm
khoảng một triệu ngƣời mỗi năm, nhu cầu KCB tăng nhanh hơn mức tăng trƣởng
kinh tế cho nên nhu cầu nhân lực y tế trong thời gian tới là rất cấp thiết.
4.2.3.Bước đầu xác định nhu cầu dược sĩ của các BVĐK tuyến huyện
Theo kết quả phỏng vấn về thực trạng nhân lực dƣợc hiện nay tại các BVĐK
tuyến huyện, hầu hết lãnh đạo BV và TKD đều nhận thấy BVĐK tuyến huyện đang
rất thiếu DS. Nhiều lãnh đạo tỏ ra bức xúc vì với thực trạng thiếu DS nhƣ hiện nay,
việc thực hiện công tác dƣợc của BV rất khó khăn, nhiều việc không triển khai đƣợc
(nhƣ đấu thầu thuốc, công tác DLS…), nhiều việc phải giao cho DTC làm Đa số
các lãnh đạo của 12 BV đều cho rằng cần bổ sung 1-2 DS nữa. Để đảm bảo chức
năng nhiệm vụ khoa dƣợc nhƣ quy định của TT22, đảm bảo số lƣợng DS tối thiểu là
3-6 DS/BV thì với thực tế có 1-2 DS/BV nhƣ hiện nay, mỗi BV cần bổ sung ít nhất
2-4 DS nữa. Do vậy, nhu cầu DS của các BV vẫn còn khá khiêm tốn so với lƣợng bổ
sung cần thiết. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân các BV chỉ có kế hoạch tuyển
dụng ít DS nhƣ vậy là do các BV đều gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng DS.
“Bị khoán biên chế”, “không có chính sách thu hút”, “BV khó khăn”…là những khó
khăn mà các BV đang gặp phải. Ngay cả những BV đã có những chính sách nhƣ “ưu
tiên xét tuyển biên chế”, hay “hỗ trợ 70 triệu đồng” cũng vẫn chƣa tuyển dụng
đƣợc.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao DS không muốn về làm việc tại BV tuyến
huyện, đa số ý kiến của lãnh đạo và TKD đánh giá rằng DS không hài lòng với thu
nhập ở BV tuyến huyện và điều kiện làm việc còn hạn chế, thu nhập thấp…
Tuy nhiên, trong số 16 BV đƣợc phỏng vấn, vẫn có 4/16 lãnh đạo cho rằng BV
không có nhu cầu bổ sung DS. Vậy nhu cầu bổ sung DS của các BV căn cứ vào đâu?
theo quy định của văn bản nào? Khi đƣợc hỏi về TT08 quy định về định mức biên
chế sự nghiệp nhà nƣớc trong các cơ sở khám chữa bệnh, chỉ có duy nhất 1 lãnh đạo

BV nắm đƣợc thông tƣ này, còn lại các lãnh đạo khác thì“có lẽ là cũng không thiếu”
(PGĐ BV F2), “công tác dược nhìn chung hoạt động tốt” (PGĐ BV H2), “so với
nhiều BV khác là nhiều lắm rồi” (PGĐ BV C1). Tƣơng tự, với câu hỏi về TT22, cả
4/4 lãnh đạo BV đều “không rõ”. Đa số lãnh đạo BV không biết rõ về văn bản quy

23
định, do đó việc tính toán nhu cầu DS của đơn vị hoàn toàn không có căn cứ cụ thể.
Hầu hết việc tính toán của các lãnh đạo chỉ mang tính khái quát, cảm tính.
Số lƣợng DS cần thiết căn cứ từ nhu cầu thực tế và yêu cầu công việc chuyên
môn đòi hỏi và nắm rõ Thông tƣ 22. Tại 4 BV, TKD đều khẳng định là thiếu DS.
TKD thực sự có nhu cầu bổ sung DS nhƣng chỉ có thể tham mƣu cho lãnh đạo,
không phải là nhà quản lý nhân sự của đơn vị. Vì vậy, TKD cũng gặp nhiều khó
khăn trong việc bổ sung DS cho khoa dƣợc. Nhƣ vậy 12/16 lãnh đạo BV cho rằng
thiếu DS nhƣng có tới 16/16 trƣởng/phụ trách khoa dƣợc thấy cần bổ sung DS, thậm
chí số lƣợng DS cần bổ sung theo ý kiến của các TKD cao hơn nhiều so với lãnh đạo
BV, “nếu có thêm 2-3 DS thì càng tốt” (TKD BV F2). Tuy nhiên, bên cạnh hầu hết
trƣởng/phụ trách khoa dƣợc thấy thiếu DS, có 1 TKD cho rằng “khoa dược có 3 DS
là tạm đủ, muốn triển khai công tác DLS vẫn cần thêm DS” (TKD BV C1). Điều này
cho thấy các trƣởng/phó khoa dƣợc nắm rõ quy định của TT22 nhƣng TKD thấy
điều kiện ở tuyến huyện còn hạn chế và vấn đề tuyển dụng DS ở nhiều nơi từ lâu vẫn
“nan giải” nên quản lý khoa dƣợc cũng đành phải “bằng lòng” với thực tế.
Bên cạnh đó nếu tính toán số lƣợng DS cần bổ sung theo GB đáp ứng theo
TT08 thì số DS ở 674 BVĐK tuyến huyện sẽ là 1314 – 2665 DSvà trung bình một
BVĐK tuyến huyện có 03 DS( 1314/ 674- 2665/674). Điều này cũng phù hợp với
quy định chức năng nhiệm vụ của khoa dƣợc dƣợc quy định tại TT22 đối với quy
mô GB của một BVĐK tuyến huyện thƣờng từ (150 – 200 GB) và phù hợp công
việc vị trí việc làm của DS ở khoa dƣợc tối thiểu chỉ cần 03 DS ( 1 DS phụ trách
công tác chung, 1 DS theo dõi công tác DLS, 1 DS làm công tác dƣợc chính, kho và
một số việc khác) và điều này cũng phù hợp với nhu cầu thực tế của các BV khi
phỏng vấn lãnh đạo và trƣởng khoa dƣợc. Nhƣ vậy để đáp ứng đƣợc các hoạt động

của một khoa dƣợc BVĐK tuyến huyện cần tối thiểu 03 DS và số DS cần phải bổ
sung hiện tại để đảm bảo cho 674 BVĐK tuyến huyện mỗi bệnh viện có 03 DS là
1013 DS (764x3 – 1009 = 1013).Nhƣ vậy có thể thấy nhu cầu DS cần bổ sung ở
BVĐK tuyến huyện là thực sự cần thiết.Mặc dù Nhà nƣớc và các địa phƣơng đã áp
dụng một số chính sách, chế độ tạo NNL cho y tế các tỉnh vùng sâu, vùng xa (chính
sách cử tuyển, đào tạo chuyên tu, hợp đồng theo địa chỉ) nhƣng phần lớn các địa
phƣơng thuộc các vùng này vẫn rất khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ y tế.
Nguyên nhân chính là do điều kiện sống thấp và các chính sách chƣa đủ sức thu hút
cán bộ về công tác.
4.3. SỰ HÀI LÕNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA DƯỢC SĨ ĐANG CÔNG TÁC
TẠI CÁC BVĐK TUYẾN HUYỆN KHU VỰC PHÍA BẮC
4.3.1.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của DS
Kết quả phân tích độ tin cậy và nhân tố khám phá cho thấy tất cả các tiểu mục là
đáng tin cậy và toàn bộ thang đo có sự nhất quán bên trong. Kết quả chỉ ra có 7 nhân
tố chính quyết định 57,1% mức độ sự hài lòng đối với công việc của DS bệnh viện
với độ tin cậy cao. Đó là: Lãnh đạo; Cơ hội thăng tiến; Đồng nghiệp; Công việc; Thu
nhập; Điều kiện làm việcvà Đào tạo.Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một

24
số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu sự hài lòng của DS nói
riêng và nhân viên y tế nói chung [3], [5], [10].

4.3.2. Mức độ tác động của các nhân tố tác động tới sự hài lòng
Chỉ có 24,9% DS bệnh viện hài lòng tổng thể với công việc, đây là một tỷ lệ khá
thấp so với mức độ hài lòng của DS trên thế giới nhƣ ở Anh là 87,7% [10].
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ DS nữ (36,6%) hài lòng cao hơn DS nam
(12,2%) (p<0,05). Điều này cũng phù hợp với tỷ lệ nữ công tác trong lĩnh vực dƣợc
là chủ yếu [11]. DS tốt nghiệp hệ chuyên tu hài lòng với công việc (31,2%) cao hơn
DS tốt nghiệp hệ chính quy (20,0%). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực trạng DS
công tác tại BV. Theo một báo cáo cho thấy, tỷ lệ DS chính quy về tỉnh công tác so

với số đi học chiếm tỷ lệ thấp (chƣa đến 50%).Quảng Ninh chỉ có 5% DS chính quy về
tỉnh nhận công tác trong 5 năm [7]. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ DS chính quy về công
tác trong lĩnh vực BV rất thấp (11%), chủ yếu là lĩnh vực kinh doanh phân phối
(41,9%). Đồng thời, DS chuyên tu làm việc ở lĩnh vực dƣợc BV cũng chiếm tỷ lệ cao
nhất (44,8%). Do vậy, để khắc phục đƣợc tình trạng thiếu hụt DS tại các BV địa
phƣơng, trong khi khó thu hút DS chính quy thì việc tăng cƣờng cử DTC tại địa
phƣơng đi học chuyên tu cũng là một giải pháp.
Đặc biệt có tới 47,3% trƣởng/phụ trách khoa dƣợc hài lòng, trong khi đó chỉ có
1,0% nhân viên hài lòng với công việc. Nhƣ vậy, vị trí quản lý là vị trí DS bệnh viện
mong muốn nhất. Theo nghiên cứu của Michael, DS dành thời gian tối đa cho các
hoạt động quản lý hài lòng hơn so với những ngƣời dành thời gian tối đa cho các hoạt
động lâm sàng [13].
Kết quả phân tích hồi quy đa biến chỉ ra rằng, Thu nhập là một nhân tố rất quan
trọng (hệ số β lớn nhất là 0,294). Thu nhập là một trong những nhân tố quyết định
giải thích vì sao DS không hài lòng và ít về công tác tại đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc,
đặc biệt là bệnh viện.Nghiên cứu của Liu và White(2011)cũngcho rằng một số DS
bệnh việnvới mức lƣơngthấp đã kém hài lòng vớicông việc vàcó nhiều khả năng rời
bỏ công việc để tìm kiếm công việc đƣợc trả lƣơng cao hơn [9]. Đặc biệt, điểm đánh
giá hài lòng của DS với Điều kiện làm việc là thấp nhất trong các nhân tố (3,03-307
điểm) và có tới >70% DS cho rằng cơ sở vật chất nơi làm việc, tài liệu chuyên môn
và trang thiết bị làm việc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Đây cũng là tình trạng của
khoa dƣợc nói riêng và hệ thống bệnh viện nói chung. Theo thống kê của Bộ Y tế
năm 2012 cho thấy đang có một sự quá tải tại các bệnh viện, cơ sở vật chất, trang
thiết bị tại các cơ sở bệnh viện đã xuống cấp nghiêm trọng [2]. Hầu hết các nghiên
cứu đều chỉ ra sự thiếu hụt DS là ở những vùng sâu, vùng xa, kém phát triển bởi ở
những khu vực này, bệnh viện khó có thể thu hút các DS về phát triển khi cơ sở vật
chất nghèo nàn so với các thành phố lớn [1], [4].
Nhân tố thứ ba đó là Cơ hội thăng tiến. DS bệnh viện hài lòng với nhân tố này
với điểm đánh giá hài lòng từ 3,39 – 3,61. Ở Mỹ, DS bệnh viện rất quan tâm tới cơ
hội thăng tiến. Nghiên cứu của Michael chỉ ra rằng DS bệnh viện Mỹ nhận thức cơ


25
hội thăng tiến hoặc tiến bộ của họ là ít hơn và do đó tạo ra sự bất mãn của các DS
bệnh viện [13].
Từ kết quả phân tích cho thấy có 07 nhân tố chính tác động tới sự hài lòng của
DS công tác tại BV, qua đó ảnh hƣởng tới nhu cầu công việc của ngƣời DS. Trong đó
3 nhân tố đầu có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất và đây là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp
tác động để thu hút DS về công tác tại BV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
1.1.Thực trạng nhân lực dược bệnh viện
a. Nhân lực dược BVĐK tuyến tỉnh
Tính đến cuối năm 2012 số lƣợng nhân lực dƣợc đang công tác tại các BVĐK
tuyến tỉnh trong cả nƣớc là 2081 ngƣời. Trong đó, dƣợc sĩ có trình độ từ đại học trở
lên chiếm tỷ lệ 19,6%, DTC chiếm tỷ lệ 71,3% và DT chiếm tỷ lệ 9,1%. Có sự mất
cân đối về cơ cấu nhân lực giữa các khu vực, vùng miền, giữa các tỉnh và thành phố.
Đa số BVĐK tuyến tỉnh ở các khu vực trong cả nƣớc và ở các hạng bệnh viện đều
thiếu DS, đặc biệt là khu vực TN.
Phân bố DS công tác trong các BVĐK tuyến tỉnh không hợp lí có sự chênh lệch
các vùng miền, khu vực thành phố và các tỉnh còn lại, trung bình mỗi BVĐK tuyến
tỉnh trong cả nƣớc có 6,5DS/BV, trong đó nhiều nhất là khu vực ĐNB với 8,8
DS/BV, thấp nhất là khu vực TN với 3,6 DS/BV; BV ở các thành phố lớn có nhiều
DS hơn (10,6 DS/BV) ở các tỉnh còn lại (6,1DS/BV).
b.Nhân lực dược BVĐK tuyến huyện
Tính năm 2012 cả nƣớc có 6602 cán bộ dƣợc đang công tác tại BVĐK tuyến
huyện. Tuy nhiên số DS có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp 15,3%, DTC
chiếm tỷ lệ 75,6% và DT chiếm tỷ lệ 9,1%. Mặt khác có sự cân đối về cơ cấu nhân
lực dƣợc giữa các khu vực thành thị và nông thôn và ngay trong một tỉnh cũng có sự
mất cân đối. Đa số các khu vực trong cả nƣớc, ngay cả những thành phố lớn trực
thuộc trung ƣơng tỷ lệ DS/DTC, DS/BS, DS/GB đều thấp và chƣa đạt so với quy

định trong Thông tƣ 08 và có tình trạng thiếu DS và thừa TCD ở tuyến huyện.
Phân bố DS công tác trong các BVĐK tuyến huyện cũng có sự bất hợp lí giữa
các vùng miền, khu vực, trung bình cả nƣớc chỉ có 1,5 DS/BV, nhiều nhất là khu
vực ĐBSCLvới 2,1DS/BV, thấp nhất là khu vực TN chỉ có 0,8DS/BV. Có sự thiếu
hụt DS ở các BVĐK tuyến huyện. Đặc biệt hiện nay cả nƣớc vẫn còn 134 BVĐK
tuyến huyện chiếm gần 20% không có DS, không những ở các huyện vùng sâu vùng
xa vùng khó khăn mà ngay cả vùng đồng bằng cũng có những BV không có DS nhƣ
khu vực ĐBSH 22 BV không có DS, ĐNB 08 BV không có DS.
1.2.Nhu cầu dược sĩ tại BVĐK
a.Nhu cầu DS ở BVĐK tuyến tỉnh
Có sự thiếu hụt DS ở BVĐK tuyến tỉnh, hiện nay với 408 DS đang công tác tại
BVĐK tuyến tỉnh để đáp ứng nhu cầu DS theo TT08, trƣớc hết là tỉ số DS/BS thì số
lƣợng DS cả nƣớc cần phải bổ sung tối thiểu ở tuyến tỉnh là 171DS.Nếu tính theo số

×