Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo thưc tập tổng hợp Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Thương Mại BTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.98 KB, 17 trang )

Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BTKN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1.Vài nét về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư XD & TM BKTN
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Thương Mại BTKN
• Tên giao dịch: BTKN TRADING AND CONSTRUCTION
INVESTENT JIONT STOCK COMPANY
• Tên viết tắt : BTKN TRADCI.,JSC
• Trụ sở chính: Số 319 Phố Vọng – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
• Điện thoại : 043.628 4168. Fax: 043.628 4168
• MST: 01.02717.702
• Hình thức sở hữu: công ty cổ phần
• Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng.
• Số lượng lao động: 125 người
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty chính thức được thành lập dưới quyết định thành lập của Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội, giấy phép kinh doanh số 0103023688 ký
ngày 09/04/2000 với tên gọi Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại
BTKN.
Công ty là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, có tài khoản riêng, có
con dấu riêng. Công ty đã và đang hoạt động theo pháp luật hiện hành của Nhà
nước; có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh , đầy đủ các chế độ sổ sách, kế toán,
thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
1
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
ngành; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình và thực hiện nghĩa vụ thuế
theo luật định.
Qua hơn 10 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Công ty đã thi công nhiều
công trình quy mô lớn. Một số công trình quan trọng, chủ yếu Công ty đã và đang thi


công như: Đường Hồ Chí Minh, Đường 32 Vách Kim – Bình Lư,…
1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Công ty CPĐTXD&TM BTKN tổ chức bộ máy quản lý khoa học và phù hợp
với thực tiễn, với cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng Công ty đã quán triệt được
các quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ…
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty CP Đầu tư XD & TM BKTN
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu quản lý tại Công ty CP Đầu tư XD&TM BTKN.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
Ban lãnh đạo công ty:
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
2
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm
soát
Giám đốc công ty
Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kế
hoạch-kỹ
thuật
Phòng
thiết bị
Phòng
Tài chính
– Kế toán
Phòng Tổ
chức –
Hành chính
Các đội Xây dựng
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
- Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quyết định

những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Quyết định về cơ
cấu tổ chức, quy chế quản lý của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội cổ đông quyết định.
- Ban kiểm soát: Phụ trách việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội
đồng quản trị, tạo sự quản lý chặt chẽ.
- Giám đốc công ty: Là thủ trưởng cơ quan, chịu trách nhiệm trước các cơ quan
có thẩm quyền và trước Hội đồng quản trị về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh, đời sống cán bộ công nhân viên và các hoạt động khác theo Luật Doanh
nghiệp và Điều lệ công ty.
- Phó giám đốc: Bao gồm hai phó giám đốc là Phó giám đốc điều hành kỹ
thuật thi công và Phó giám đốc điều hành kinh doanh. Các phó giám đốc Công ty
trong điều hành sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và
pháp luật những công việc được Giám đốc công ty giao phụ trách và uỷ quyền,
thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được phân công.
• Khối văn phòng:
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Đây là phòng chức năng trực thuộc bộ máy quản
lý Công ty, tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty về kinh doanh,
quản lý kinh tế, kế hoạch đầu tư, dự án đấu thầu, thống kê tổng hợp kế hoạch sản
xuất kinh doanh của Công ty
- Phòng Tổ chức hành chính: Đây là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công
ty có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty trong công
tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác lao động tiền lương, công tác thanh tra, đào
tạo, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm xã hội và chế độ chính sách với cán bộ
công nhân viên của công ty.
- Phòng Thiết bị xe, máy: Đây là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho
Giám đốc Công ty trong công tác đầu tư, quản lý, sửa chữa và khai thác máy móc
thiết bị, vật tư và sản xuất công nghiệp của Công ty.
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
3
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập

- Phòng Tài chính - Kế toán: Đây là phòng chức năng nghiệp vụ trực thuộc
Công ty, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty về công tác quản lý
tài chính theo pháp luật và điều lệ kế toán hiện hành của Nhà nước.
• Các đội xây dựng: Gồm 08 đội, có chức năng trực tiếp tham gia thi công các
công trình dưới sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đội. Các đội theo dõi
tổ chức công tác quản lý trong đội của mình và thông báo kết quả lên các
phòng ban có liên quan.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán


Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu cuối tháng
(Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán )
Sơ đồ 2:Quá trình ghi sổ kế toán của Công ty CP Đầu tư XD&TM BTKN
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
4
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
SỔ QUỸ BẢNG
TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ
SỐ THẺ
KẾ TOÁN
CHI TIẾT
CHỨNG TỪ GHI SỔ BẢNG
TỔNG
HỢP
CHI
TIẾT
SỔ ĐĂNG KÍ

SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI
PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
Tại Công ty bộ máy kế toán được phân công nhiệm vụ rõ ràng:
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Phụ trách chung theo nhiệm
vụ chức năng của phòng, chịu trách nhiệm do Nhà nước quy định.
- Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí giá thành: Điều hành kế toán viên, tổng
hợp số liệu lập báo cáo tài chính theo dõi chi phí tính giá thành của công ty.
- Kế toán vật tư, TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm vật tư, TSCĐ trong Công
ty, tình hình trích lập khấu hao, thanh lý nhượng bán, cho thuê TSCĐ của Công ty.
- Kế toán Ngân hàng và công nợ: Chịu trách nhiệm giao dịch với Ngân
hàng, làm thủ tục theo dõi các khoản thanh toán với Ngân hàng.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi thanh toán lương, BHXH với cán bộ công
nhân viên và các khoản thanh toán khác.
- Kế toán quỹ tiền mặt: Chịu trách nhiệm thu, chi và quản lý quỹ tiền mặt
1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty
• Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước (bao gồm: cầu,
đường, sân bay, bến cảng, san lấp mặt bằng).
• Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi và đường điện
đến 35 KV.
• Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình.
• Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, đô thị, giao
thông vận tải.
• Tư vấn thiết kế, thí nghiệm vật liệu, tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát các
công trình không do công ty thi công.
1.4. Quy trình sản xuất kinh doanh
Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty được bắt đầu từ khi Công ty
trúng thầu, tiến hành lập dự án và khảo sát mặt bằng thi công. Công việc phải

làm ở giai đoạn tiếp theo là giải phóng mặt bằng, phá dỡ công trình cũ, sau đó là
thi công công trình. Giai đoạn gải phóng mặt bằng và thi công công trình phải sử
dụng thêm máy móc thiết bị (gồm: xe,máy ). Máy móc thiết bị do phòng Thiết
bị vật tư đưa xuống từng công trình theo Hợp đồng giữa phòng thiết bị vật tư và
đội thi công hoặc cũng có thể là do thuê ngoài. Công trình hoàn thành bàn giao
theo đúng các thủ tục nghiệm thu và các điều kiện về giá cả như đã quy định
trong Hợp đồng giao thầu.
Việc bàn giao xong thì coi như sản phẩm xây lắp đã được tiêu thụ.
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
5
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình SXKD tại Công ty CP Đầu tư XD&TM BTKN
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
Thi
công
Nghiệm
thu
Nghiệm
thu kỹ
thuật
theo
điểm
dõng
Nghiệm
thu
thanh
quyết
toán

theo
điểm
dõng
Lập
hồ sơ
hoàn
công
Nghiệm
thu
thanh
quyết
toán
đưa vào
sử dụng
Thanh
lý hợp
đồng
giao
khoán
Lập
dự án
Trúng
thầu
(giao
khoán)
Khảo
sát
mặt
bằng
thi

công
Nghiệm
thu thanh
quyết
toán
6
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008-2010
Kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những nguồn cung cấp các thông tin tài
chính quan trọng không chỉ cho các nhà quản lý của Công ty mà còn là sự quan tâm
của nhiều đối tượng như: các nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan thuế,…
Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư XD % TM
BKTN trong ba năm 2008-2010.
2.1.1 Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2008 – 2010: ĐVT: Tr.đ
Chỉ tiêu Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
So sánh
(2008/2009)
So sánh
(2009/2010)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch

Tỷ lệ
%
1.Tổng doanh thu 55.998 82.153 104.478 26.155 46 22.325 27
2.Doanh thu thuần 55.998 82.153 104.478 26.155 46 22.325 27
3.Giá vốn hàng bán 47.426 74.728 93.493 27.302 57.5 18.765 25.1
4.Lợi nhuận gộp 8.572 7.425 10.985 -1.147 -15.4 3.560 47.9
5.Doanh thu HĐTC 527 607 754 80 15.1 147 24.2
6.Chi phí tài chính 3.145 3.600 3.901 455 14.4 301 8.3
7.Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 0 0
8.Chi phí QLDN 1.922 3.102 4.537 1.180 61.3 1.435 46.2
9.LN thuần từ HĐSXKD 4.032 1.330 3.301 -2.702 -67 1.971 148
10.Thu nhập khác 184 271 351 87 47.2 80 29.5
11.Chi phí khác 45 52 63 7 15.6 11 21.1
12.Lợi nhuận khác 139 219 288 80 57.5 69 31.5
13.Tổng LN trước thuế 4.171 1.549 3.589 -2.622 -62.8 2.040 131
14.Thuế TNDN 1.042 387 897 -655 -62.8 510 131
15.Lợi nhuận sau thuế 3.128 1.162 2.692 -1.966 -62.8 1.530 131
Nhận xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh của ba năm 2008 đến năm 2010, ta
có thể thấy chỉ tiêu doanh thu năm 2009 và 2010 tăng, nhưng lợi nhuận sau thuế
năm 2009 lại giảm so với năm 2008, cho đến năm 2010 lợi nhuận sau thuế mới
tăng lên gần bằng mức năm 2008.
• Doanh thu: + năm 2009, doanh thu là 82.153 trong khi năm 2008 là
55.998. Vậy là doanh thu năm 2009 tăng 26.155 so với năm 2008, tương
ứng 46%. Điều đó chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty trong năm
2009 có nhiều chuyển biến tốt đẹp, công ty đã thực hiện tốt chiến lược
kinh doanh, tạo được uy tín tốt.
+ năm 2010, doanh thu tăng 22.325 so với năm 2009, tương
ứng 27%
• Giá vốn hàng bán : năm 2009 tăng 27.302 tương ứng 57,5% so với năm
2008. Ta có thể thấy tốc độ tăng của giá vốn (57,5%) > tốc độ tăng của

doanh thu thuần (46%)
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
7
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
• Nguyên nhân của sự gia tăng này không chỉ do những nguyên nhân
khách quan như giá xăng dầu tăng, điện tăng làm giá đầu vào tăng,
mà còn do công nghệ lạc hậu, công tác quản lý chưa tốt.Vì vậy
trong tương lai công ty cần áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và
duy trì một chi phí hợp lý làm nâng cao sức cạnh tranh giá của
doanh nghiệp trên thị trường.
• Chi phí tài chính: tăng 455 tức là 14,4% .Đây cũng là 1 lý do làm giảm lợi
nhuận của công ty.
• Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008,
tăng 1.180 tức 61,3%.Năm 2010 tăng Đây là một điều đáng quan tâm của
Công ty, Công ty nên xem xét lại bộ máy cơ cấu tổ chức nhằm cắt bỏ
những điểm bất hợp lý, thay đổi lại chính sách quản lý của mình để tối
thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận.
• Lợi nhuận khác: năm 2009 tăng 80 tức 57.5% do thu khác lớn hơn chi
khác.
• Lợi nhuận sau thuế : năm 2009 giảm 1.966 tương đương 62,8% .
Kết luận: Lợi nhuận công ty năm 2009 và năm 2010 dương, điều đó chứng tỏ
công ty làm ăn vẫn có lãi nhưng so với năm 2008, lợi nhuận lại giảm sút. Có
nhiều lý do dẫn đến sự giảm sút này nhưng trong đó, chi phí là nguyên nhân
chính. Vì vậy trong tương lai, công ty nên có những biện pháp giúp tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
2.1.2. Bảng cân đối kế toán của công ty trong 2 năm 2008-2009:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008

Năm
2009
Năm
2010
So sánh (08/09) So sánh (09/10)
Chênh
lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
A. Tài sản
526.25
9
687.01
3
819.66
9
160.754 30,5 132.656 19,3
I. TSLĐ và đầu tư
ngắn hạn
107.66
2
153.56
1
202.797 45.899 42,6 49.236 32
1. Tiền 469 697 821 228 48,6 124 17,7
2. Các khản phải thu 41.120 80.143 96.024 39.023 94,9 15.881 19,8
3. Hàng tồn kho 52.548 38.780 47.485 -13.768 -26,2 8.705 22,4
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N

8
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
4.Tài sản ngắn hạn
khác
13.525 33.941 58.467 20.416 150,9 24.526 72,2
II. TSCĐ và đầu tư
dài hạn
418.597 533.452
616.87
2
114.855 27,4 83.420 15,6
1. TSCĐ
407.99
1
520.064
601.84
5
112.073 27,4 81.781 13,5
2. Các khoản đầu tư
dài hạn khác
10.606 10.606 12.245 0 0 1.639 15,4
3. Tài sản dài hạn
khác
0 2.782 2.782 2.782 0 0
B. Nguồn vốn
526.25
9
687.01
3
819.66

9
160.754 30,5 132.656 19,3
I. Nợ phải trả 401.795 541.375
659.63
6
139.580 34,7 118.261 21,8
1. Nợ ngắn hạn 224.790 290.044
370.14
7
65.254 29 80.103 27,6
2. Nợ dài hạn 177.005
251.33
1
289.489 74.326 41,9 38.158 15,1
II. Vốn chủ sở hữu
124.46
4
145.63
8
160.03
3
21.174 17 14.395 9,8
1. Vốn CSH
113.83
6
123.66
1
130.025 9.825 8,6 6.364 5,1
2. Các quỹ 10.628 21.977 30.008 11.349 106,7 8.031 36,5
( Nguồn : Phòng Tài chính – kế toán)

Nhận xét:
Về tài sản: Năm 2009 là 687.013 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 160.754
tương đương 30,5% .Năm 2010 tăng 132.656 tương đương với 19.3%
- Tiền : năm 2008 là 469 triệu đồng, năm 2009 là 697 triệu đồng, tăng 228
triệu đồng tương đương 48,61%. Năm 2010 là 821 triệu đồng,triệu đồng tăng
17.7%. Việc tăng dự trữ tiền mặt như vậy có ưu điểm:
+ Đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty
+ Tăng uy tín của doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp dễ huy động vốn khi cần
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tăng tiền dự trữ cũng có nhược điểm:
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
9
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
+ Ứ đọng tiền, tiền đưa vào lưu thông ít cho nên không đảm bảo được tối đa
hoá khả năng sinh lời.
+ Chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng.
+ Gặp rủi ro khi lạm phát.
- Các khoản phải thu : năm 2009 tăng 39.023 triệu đồng tương đương
94,9%.Năm 2010 tăng 19.8% so với năm 2009 Nguyên nhân là do công ty đang
sử dụng chính sách tín dụng lỏng, dẫn tới khả năng cạnh tranh cao hơn, thu hút
nhiều khách hàng hơn làm cho các khoản phải thu tăng lên.Tuy nhiên các khoản
phải thu tăng cũng có thể dẫn tới thất thoát vốn của công ty. Ta có thể thấy rằng,
tuy doanh thu của công ty tăng, nhưng bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của công
ty lại giảm ( giảm 1.966.632.029 so với năm 2008) chứng tỏ công ty chưa có
những biện pháp phù hợp để quản lý các khoản phải thu này. Do vậy,chính sách
này là chưa có hiệu quả với công ty. Công ty cần phải tăng cường thu các khoản
nợ để tránh việc bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn.
- Hàng tồn kho: năm 2009 là 38.780 triệu đồng, giảm 13.768 triệu đồng ,
tương ứng 26,29% so với năm 2008.Năm 2010 tăng 24 % so với năm 2009.
Nguyên nhân là do chính sách quản lý hàng tồn kho của công ty: công ty dự

đoán trong tương lai giá nguyên vật liệu sẽ giảm và trong thời gian tới, công ty
sẽ không có thêm công trình nào nên không cần dự trữ nhiều nguyên vật liệu.
- Tài sản cố định : năm 2009 là 407.991 triệu đồng, tăng 112.073tương ứng
27,47% so với năm 2008. Nguyên nhân là do công ty nhận được nhiều công
trình hơn, nên tiến hành mua sắm yếu tố đầu vào, mở rộng hoạt động kinh
doanh, xu hướng phát triển dài hạn.
Về nguồn vốn: Năm 2009 là 687.013, tăng 160.754 tương đương 30,5% cụ
thể như sau:
- Nợ dài hạn: Năm 2009 tăng 74.326, tương đương 41,9%.Năm 2010 tăng
38.158 triệu đồng. Doanh nghiệp xây dựng do chu trình kinh doanh dài, thời
gian thu hồi vốn lâu nên huy động nguồn dài hạn là phù hợp ( do nguồn dài hạn
có tính ổn định cao), nhưng chi phí lớn.
- Nợ ngắn hạn : cũng tăng, nhưng tăng ít hơn so với nợ dài hạn. Năm 2009
tăng 65.454.074.110 , tương đương 29,14% Năm 2010 tăng 15.1%. Nợ ngắn hạn
ở đây có thể là do khách hàng trả trước cho công ty để xay dựng công trình. Do
đây là công ty xây dựng, đặc điểm của ngành nghề này là các công trình xây
dựng thường diễn ra trong thời gian dài, cho nên trong cấu trúc nguồn vốn của
công ty, tỉ trọng nguồn dài hạn lớn hơn nguồn ngắn hạn là hợp lý, phù hợp với
đặc điểm kinh doanh của công ty.
- Vốn chủ sở hữu: Năm 2009 tăng 9.824.884.273 tương đương với 8,63%.
Năm 2010 tăng 5.1 %.Điều này làm cho khả năng thanh toán ngắn hạn của
doanh nghiệp tăng cao và có mức ổn định, tự chủ tài chính lớn hơn.
2.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản :
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
10
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn:
Chỉ tiêu
Năm
2008

Năm
2009
Năm
2010
Chênh
lệch
(08/09)
Chênh
lệch
(09/10)
TSNH/Tổng TS 20.45 22.3 24.7 1.85 2.4
TSDH/Tổng TS 79.5 77.6 75.2 (1.9) (2.4)
Nợ phải trả/Tổng NV 76.3 78.8 80.4 2.5 1.6
VCSH/Tổng NV 23.6 21.1 19.5 (2.5) (1.6)

Qua bảng phân tích tình hình cơ cấu tài sản - nguồn vốn, ta thấy cơ cấu của tài
sản lưu động lớn hơn tài sản cố định.
- Chỉ tiêu TSNH/Tổng TS : năm 2009 là 22,3% tăng 1.852% so với năm
trước.Năm 2010 tăng 2.4% so với năm 2009.Chênh lệch này không lớn, cho
thấy sự ổn định của tỉ lệ TSNH/Tổng TS của công ty
- Chỉ tiêu TSDH/Tổng TS : năm 2009 giảm 1,92% so với năm trước.Năm
2010 giảm 2.4%.Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của TSNH (42,84%) nhanh hơn
so với tỷ lệ tăng của TSDH (27,44%)
- Chỉ tiêu Nợ phải trả/Tổng NV tăng 2,5% so với năm 2008 cho thấy khả
năng tự cân đối tài chính của doanh nghiệp chưa cao, còn lệ thuộc vào bên
ngoài. Tuy nhiên,công ty đã biết sử dụng nợ, chiếm dụng vốn, sử dụng được đòn
bẩy tài chính, chi phí sử dụng vốn thấp nhưng rủi ro tài chính cao. Ngược lại chỉ
tiêu VCSH/Tổng NV giảm 2,5%.
2.2.2. Phân tích khả năng sinh lời
STT Chỉ tiêu

Công thức
tính
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Chênh
lệch
(%)
Chênh
lệch
(%)
08/09 09/10
1
Tỷ suất
sinh lời trên
tổng tài sản
LN ròng
TS
0.79 0.22 0.43
(0.57) 0.21
2
Tỷ suất
sinh lời trên
tổng VCSH
LN ròng
VCSH
3.6 1.2 2.7

(2.4) 1.5
3
Tỷ suất
sinh lời trên
doanh thu
LN ròng
DTT
7.4 1.9 3.4
(5.5) 1.5
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
11
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty vào
năm 2009 là 0,22%, năm 2008 là 0,79% . Điều ngày nghĩa là tại năm 2009, 1
đồng đầu tư cho TS sẽ sinh lời 0,0022 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỉ lệ này giảm
0,57% so với năm 2008. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng năm 2009 thấp hơn
so với năm 2008, nhưng tổng tài sản năm 2009 lại lớn hơn so với 2008.Đến năm
2010 tỷ suất sinh lời tăng 0.21% so với năm 2009.
Cũng như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên tổng VCSH và
tỷ suất sinh lời trên doanh thu của năm 2009 đều giảm so với năm 2008. Nguyên
nhân do VCSH và doanh thu thuần của năm 2009 đều tăng so với năm 2008, tuy
nhiên lợi nhuận ròng của năm 2009 lại giảm mạnh so với năm 2008. Nguyên
nhân chủ yếu là do Công ty quản lý doanh thu và chi phí chưa tốt, dẫn đến
doanh thu của năm 2009 có tăng so với năm 2008 nhưng lại không bù đắp được
khoản tăng vụt của chi phí.Đến năm 2010 thì tỷ suất sinh lời trên tổng VCSH và
tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng.
2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Công thức tính Năm
2008
Năm 2009 Năm 2010

Khả năng thanh toán
hiện thời
Tổng TSNH
Tổng nợ NH
0.478 0.529 0.547
Khả năng thanh toán
nhanh
TSNH – Tồn kho
Tổng nợ NH
0.245 0.395 0.419
Qua bảng số liệu, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời trong 2 năm 2008,
2009 và 2010 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ việc dự trữ tài sản ngắn hạn của công ty
không đủ để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Điều đó cho thấy công ty
đang theo đuổi chiến lược quản lý vốn mạo hiểm.Ưu điểm là giảm được chi phí
do lãi huy động nguồn nợ ngắn hạn thấp, dễ dàng tiếp cận, linh hoạt. Tuy nhiên,
nó có tính ổn định thấp nên dễ gặp rủi ro trong thanh toán. Điều này cho thấy
doanh nghiệp có độ tự chủ tài chính chưa cao và đang có những rủi ro trong
thanh toán.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009 là 0,395 lần, tăng
0,151 lần so với năm 2008. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh năm 2008, 2009
và 2010 không chênh lệch nhiều so với khả năng thanh toán hiện thời, điều này
được giải thích do tỷ trọng hàng tồn kho trong TSNH là nhỏ ( trong năm 2008 là
0,48% và trong năm 2009 là 0,25%). Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh
của công ty diễn ra thường xuyên liên tục, không bị lưu kho nhiều. Điều này là
rất tốt, vì như vậy công ty sẽ tránh được những biến động bất lợi về giá.
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
12
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
2.2.4. Phân tích khả năng quản lý tài sản
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thời gian thu
nợ TB (Ngày)
365*Phải thu KH
Doanh thu thuần 268,0238 356,0697 335,4654
Thời gian luân
chuyển kho TB
365*Hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
404,419 189,416 185,383
Nhìn vào những chỉ tiêu trên, ta có thể đánh giá được phần nào chính sách
tín dụng, lưu kho và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua.
Năm 2009, thời gian thu nợ trung bình là 356,0697 ngày, tăng 88,0459 ngày
so với năm 2008. Thời gian thu nợ dài chứng tỏ công ty thu hồi vốn chậm, và có
nguy cơ bị chiếm dụng vốn cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hiện nay,
việc áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng này sẽ giúp công ty tăng khả năng
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành, thu hút được nhiều khách
hàng hơn ( nhưng vẫn có thể gặp rủi ro là bị thất thoát vốn )
Đến năm 2010, thời gian nợ trung bình là 335,4654 ngày giảm 20,6043 ngày so
với năm 2009.Thời gian thu nợ đã giảm chứng tỏ công ty thu hồi vốn nhanh và
ít có nguy cơ bị chiếm dụng vốn.
Vòng quay hàng lưu kho của công ty giảm xuống còn 189,416 ngày vào năm
2009,năm 2010 vòng quay cũng giảm chỉ còn 185,383 chứng tỏ công ty có vòng
quay hàng lưu kho khá tốt. Ta có thể thấy trong năm này, tình hình kinh doanh
của công ty khá ổn định, hàng hoá có sức tiêu thụ tốt hơn so với năm trước.
2.3. Bộ máy nhân sự
Từ ngày thành lập tới nay,công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với ngân
sách nhà nước, cán bộ nhân viên công ty luôn có việc làm và thu nhập ổn định, ý
thức tầm quan trọng của yếu tố lao động, Ban Giám Đốc đã không ngừng nâng
cao chuyên môn, đạo đức của các nhân viên tạo điều kiện cho họ học tập để
nâng cao trình độ theo kịp xu hướng phát triển của xã hội.

- Công ty tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt công
việc của mình, thể hiện ở những vấn đề sau:
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
13
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
- Cơ chế lương rõ ràng, công khai kích thích cán bộ công nhân viên không
ngừng nâng cao giá trị của mình: Lương theo bậc, căn cứ tương ứng với điểm
giá trị chức danh của cán bộ. Lương dao động của cán bộ công nhân viên từ
1.500.000 đồng đến 3.500.000 đồng. Hơn nữa, vào dịp lễ tết như: tết nguyên
đán, 30/4 – 1/5, tết dương lịch…, Công ty còn cho cán bộ công nhân viên các
phần quà khích lệ.
Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2008-2010:
Chỉ tiêu Số
lượng
(2008)
Số
lượng
(2009)
Số
lượng
(2010)
SS tăng giảm
(2008/2009)
SS tăng giảm
(2009/2010)
Tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Tuyệt

đối
Tỷ
trọng
Tổng số lao động 86 102 125 16 18.6 23 22
Phân theo tính chất lao động
-Lao động trực tiếp 68 86 104 18 26.5 18 20
-Lao động gián tiếp 18 16 21 -2 -11.1 5 31
Phân theo giới tính
-Nam 64 83 99 19 29.6 16 19
-Nữ 22 19 26 -3 -13.6 7 36
Phân theo trình độ
-ĐH và trên ĐH 18 19 22 1 5.6 3 15
-CĐ và TC 9 12 13 3 25 1 8
-THPT hoặc THCS 59 71 100 12 20.3 29 40
- Thực hiện đóng BHXH 100% cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy
định của pháp luật. Có chế độ thăm hỏi khi ốm đau, nghỉ đẻ, ma chay…
- Để thúc đẩy tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên, Công ty cho phép
họ tham gia đóng góp cổ phần với tư cách là cổ đông.
- Hàng năm, Công ty còn tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch vào
các dịp sau tết và nghỉ hè để giảm căng thẳng và lấy lại tinh thần làm việc cho
mọi người.
- Hơn nữa, Công ty còn có các phần thưởng cho con em cán bộ công nhân
viên khi các cháu đạt kết quả học tập tốt, các phần quà cho các cháu vào dịp lễ
tết như: 1/6, tết trung thu.
Ngoài ra, Công ty còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên
muốn đi học để nâng cao năng lực có thể hoàn thành tốt được công việc của
mình tại Công ty cũng như trong học tập. Công ty luôn lắng nghe và tiếp thu các
ý kiến sáng tạo của cán bộ công nhân viên để giúp cho Công ty ngày càng phát
triển hơn.
Công ty có môi trường làm việc dân chủ,văn minh đồng thời cũng xây dựng

một chế độ thưởng phạt công bằng , hợp lý.
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
14
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
PHẦN 3. NHẬN XÉT CHUNG
3.1. Ưu điểm
Trong bối cảnh đất nước ta đang phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang thu hoạch những thành tựu quan trọng: tốc độ
tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình từ 7% đến 8,5%, trong những năm trước.
Tuy gần đây tình hình kinh tế khó khăn, rơi vào khủng hoảng nhưng nước ta vẫn là
một trong ít nước đạt được tốc độ tăng trưởng dương và môi trường chính trị ổn
định.
Cuối năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức
thương mại quốc tế WTO. Trong bối cảnh đó, các ngành kinh tế dần được mở rộng
và phát triển, đặc biệt là ngành xây dựng cơ bản, ngành tạo ra cơ sở vật chất chủ
yếu cho nền kinh tế quốc dân, đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo nên
một nước Việt Nam ngày càng văn minh, hiện đại.
Từ khi hình thành và phát triển Công ty đã khẳng định được vị trí và uy tín của
mình trên thị trường.
Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo của Công ty có một sự nỗ lực phấn đấu, học hỏi
không ngừng để tìm ra những phương hướng mới cho sự phát triển của Công ty.
Không chỉ có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và tâm huyết mà công ty còn có
một đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, năng động. Đội ngũ nhân viên quản
lý có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, hợp lý. Các phòng ban chức
năng hoạt động có hiệu quả cao.
3.2. Tồn tại
Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm như sau:
Công ty vẫn chưa cân đối được giữa doanh thu và chi phí một cách hợp lý. Giá
thành sản phẩm chưa cạnh tranh. Chi phí giá vốn của công ty rất cao so với doanh

thu thuần. Chưa tối ưu được các chi phí kinh doanh và chi phí tài chính.
Không đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định.
Bộ phận kinh doanh của Công ty vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của
mình, nên các hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty vẫn chưa được phát
triển rộng rãi và phù hợp với cơ cấu ngành nghề đa dạng của Công ty.
Ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh cùng sản phẩm, đây là khó khăn lớn
nhất của Công ty. Hơn nữa, cùng với sự gia nhập vào tổ chức Thương mại quốc tế
WTO và sự mở cửa các hoạt động thông thương với nước ngoài nên ngày càng
xuất hiện nhiều các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường. Để có thể
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì giá thành là một trong những yếu tố quyết
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
15
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp nên Công ty cũng cần phải có
những chính sách, chiến lược về giá cả và chất lượng sao cho phù hợp với thị
trường.
3.3. Các biện pháp khắc phục
Công ty nên xây dựng một chính sách cân đối lại doanh thu và chi phí, đặc biệt
với chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu xây dựng được chính sách phù hợp thì Công
ty có thể thu được lợi nhuận cao hơn.
Quản lý tốt các khoản phải thu, khoản đến hạn hoặc quá hạn để kịp thời có biện
pháp thích hợp, tránh tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng bởi các khách hàng
quá lâu.
Tăng cường biện pháp quản lý hiệu quả, chặt chẽ ở các khâu nhằm mang tới cho
khách hàng sự thoải mái thuận tiện cao nhất
Tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuếch trương thương hiệu của Công ty.
Công ty cần xây dựng bộ phận quảng cáo để đảm nhận nhiệm vụ này. Đây là công
việc cần thiết để giúp khách hàng biết đến Công ty cũng như sản phẩm và dịch vụ
mà Công ty đang cung cấp.
Tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thúc đẩy khả năng sáng tạo của nhân viên để tìm ra

những bước đi mới, tạo sự ổn định trong kinh doanh, luôn chủ động trước sự biến
động của thị trường.
Việc cổ phần hoá công ty là một trong những chính sách đúng đắn của Ban lãnh
đạo công ty phù hợp với xu thế tất yếu của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của đất nước.
3.4. Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới.
Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý nói chung là tiếp tục những
ưu điểm hiện có, tìm những biện pháp khắc phục tồn tại
Nỗ lực giảm chi phí giá thành, nâng cao lợi nhuận.
Phát triển đội ngũ lao động, không ngừng nâng cao trình độ cho công nhân viên,
tạo điều kiện cho công nhân viên có điều kiện học hỏi tại những doanh nghiệp có
quy mô lớn trong và ngoài nước.
Để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ nhân viên
có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức tổng hợp.Công ty lại đang trong quá trình
chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý nhằm phù hợp với qui mô và phạm vi lĩnh vực
hoạt động của mình.
Do vậy công ty không ngừng phát huy nhân tố con người đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm đội ngũ công nhân viên.
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
16
Khoa Quản lý kinh doanh Báo cáo thực tập
Trong tuyển mộ lao động cần tuyển dụng các công nhân có trình độ có phẩm
chất đạo đức tốt. Công ty cần đào tạo, bổ xung kiến thức mới tổng hợp hơn nhằm
tạo sự ràng buộc.
Nếu công ty có được một đội ngũ lao động lành nghề tận tuỵ với công việc,
chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác tiêu thụ, sản xuất kinh doanh
của công ty.
Thiết lập và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi lẽ thương hiệu được xem
như một tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, vốn đầu
tư và nhân tài.

Bảo đảm cân đối thu, chi, sử dụng và đầu tư có hiệu quả. Từ đây tạo lập niềm tin
cho khách hàng, cho đối tác và tạo lợi thế trong việc huy động vốn phục vụ theo
yêu cầu kinh doanh.
Mục lục
Nguyễn Phúc Lâm_QL12-10 MSV:07A16101N
17

×