Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đầu tư Xây dựng Hồng Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.52 KB, 61 trang )

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. BB : Biên bản
2. STT : Số thứ tự
3. TT : Thực tế
4. Thuế NK : Thuế nhập khẩu
5. Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng
6. Thuế TTĐB : Thuế tiêu thụ đặc biệt
7. TK : Tài khoản
8. TSCĐ : Tài sản cố định
9. XDCB : Xây dựng cơ bản
10. CP : Chi phí
11. CCDC : Công cụ dụng cụ
12. HĐ : Hoá đơn
13. KQ : Kết quả
14. QC – PC : Quy cách, phẩm chất
15. SPHH : Sản phẩm – hàng hoá
16. SL : Số lượng
9. SHTK : Số hiệu tài khoản
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ
Bảng 1-1 : Bảng danh điểm vật liệu
Bảng 2-1 : Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Bảng 2-2 : Phiếu nhập kho xi măng
Bảng 2-3 : Phiếu nhập kho thép


Bảng 2-4 : Phiếu xuất kho xi măng
Bảng 2-5 : Phiếu xuất kho thép
Bảng 2-6 : Thẻ kho xi măng
Bảng 2-7 : Thẻ kho thép
Bảng 2-8 : Hoá đơn mua hàng xi măng
Bảng 2-9 : Hoá đơn mua hàng thép
Bảng 2-10 : Sổ chi tiết vật liệu xi măng
Bảng 2-11 : Bảng tổng hợp nhập – xuất - tồn nguyên vật liệu
Bảng 2-12 : Chứng từ ghi sổ tiền mặt
Bảng 2-13 : Chứng từ ghi sổ tiền gửi ngân hàng
Bảng 2-14 : Chứng từ ghi sổ phải trả người bán
Bảng 2-15 : Chứng từ ghi sổ nguyên vật liệu
Bảng 2-16 : Chứng từ ghi sổ chi phí nguyên vật liệu
Bảng 2-17 : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng 2-18 : Sổ cái tài khoản 152
Sơ đồ 2-1 : Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Sơ đồ 2-2 : Trình tự thủ tục nhập kho nguyên vật liệu
Sơ đồ 2-3 : Trình tự thủ tục xuất kho nguyên vật liệu
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng
tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân,
nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của
đất nước. Vì vậy một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và tích
luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư từ nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó đầu tư xây dựng cơ bản luôn là một lỗ
hổng lớn làm thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Vì vậy, quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản đang là một vấn đề cấp bách nhất trong giai đoạn hiện
nay.

Tổ chức hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ
thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý,
điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Quy mô sản xuất xã hội ngày
càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi công tác kế toán ngày càng mở rộng,
vai trò và vị trí của công tác kinh tế ngày càng cao. Mặt khác các công trình
xây dựng cơ bản hiện nay đang tổ chức theo phương thức đấu thầu. Do vậy
giá trị dự toán được tính toán một cách chính xác và sát xao. Điều này không
cho phép các doanh nghiệp xây dựng cơ bản có thể sử dụng lãng phí vốn đầu
tư. Trong các doanh nghiệp xây lắp, khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm
một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp, chỉ cần một biến
động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá
thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức
tốt công tác kế toán nguyên vật liệu cũng là một vấn đề đáng được các doanh
nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay.
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
1
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
Ở Công ty Đầu tư Xây dựng Hồng Hà với đặc điểm lượng nguyên vật
liệu sử dụng vào các công trình lại khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể
coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty.
Vì vậy điều tất yếu là Công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán chi phí
nguyên vật liệu.
Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo
Công ty, đặc biệt là các chị trong phòng kế toán Công ty, em đã được làm
quen và tìm hiểu công tác thực tế tại Công ty. Em nhận thấy kế toán vật liệu
trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được
quan tâm. Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu về phần thực hành kế toán vật liệu.
Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em xin viết về đề tài: “ Hoàn thiện kế
toán nguyên vật liệu tại Công ty Đầu tư Xây dựng Hồng Hà” được chia làm
03 chương:

Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty
Đầu tư Xây dựng Hồng Hà
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đầu tư
Xây dựng Hồng Hà
Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đầu tư
Xây dựng Hồng Hà
Do thời gian thực tập và trình độ hiểu biết có hạn, em rất mong nhận
được những nhận xét và đóng góp ý kiến từ thầy cô để có thể hoàn thiện báo
cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
2
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỒNG HÀ
1.1. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG HỒNG HÀ:
Công ty Đầu tư Xây dựng Hồng Hà là một công ty trực thuộc Tổng
công ty Vận tải thuỷ hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì vậy sản phẩm của
công ty thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc do đó
NVL tại Công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn, rất đa dạng và phong phú về
chủng loại và số lượng.
Vật liệu xây dựng là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật
chất cụ thể do Công ty mua ngoài hay tự sản xuất hoặc nhận của bên giao
thầu công trình ( bên A) như: sắt, thép, xi măng , vôi, cát, đá, gạch….
Khi được xuất dùng, các loại vật liệu này chỉ tham gia một lần vào từng
công trình xây lắp cụ thể, một dịch vụ xây dựng cụ thể, không sử dụng nhiều
lần như các loại CCDC hoặc TSCĐ, chúng bị tiêu hao toàn bộ và thay đổi
hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu. Về phương diện kế toán, giá trị vật liệu
xây dựng xuất dùng được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh

xây dựng cơ bản trong kỳ.
Trong xây dựng cơ bản, chi phí vật liệu xây dựng thường chiếm tỷ
trọng từ 70% đến 75% trong tổng giá trị công trình. Do vậy việc cung cấp
NVL kịp thời hay không có ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện kế hoạch sản
xuất (tiến độ thi công xây dựng) của Công ty. Việc cung cấp NVL cũng cần
quan tâm đến chất lượng, chất lượng các công trình mà Công ty thực hiện phụ
thuộc trực tiếp vào chất lượng của vật liệu, mà chất lượng các công trình là
một điều kiện tiên quyết để Công ty có uy tín và tồn tại trên thị trường. Đồng
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
3
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
thời Công ty cũng cần phải quan tâm đến giá cả thu mua NVL để đảm bảo các
công trình thi công đều có lãi. Do đó trong quá trình thi công xây dựng công
trình, thông qua công tác kế toán NVL, Công ty Đầu tư Xây dựng Hồng Hà
có thể đánh giá những khoản chi phí chưa hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm. Bởi
vậy Công ty tập trung quản lý chặt chẽ NVL ở tất cả các khâu: thu mua, bảo
quản, dự trữ và sử dụng NVL nhằm hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm trong
chừng mực nhất định.
1.1.1. Phân loại nguyên vật liệu:
Trong doanh nghiệp xây lắp vật liệu có rất nhiều loại với nguồn gốc rất
khác nhau, do đó để đảm bảo hạch toán chặt chẽ và hiệu quả NVL, Công ty
phân loại NVL một cách hợp lý theo những tiêu thức nhất định do công tác
quản lý yêu cầu như sau:
* Nguyên liệu, vật liệu chính: là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia
vào quá trình sản xuất nó cấu thành nên thực thể vật chất chính của sản phẩm
xây lắp bao gồm:
- Cát xây dựng: cát mịn, cát vàng….
- Đá xây dựng: đá hộc, đá dăm, đá 1*2, đá 4*6
- Các loại gạch ngói: gạch thẻ, gạch ống…
* Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình xây dựng

công trình hoặc sản xuất các sản phẩm công nghiệp xây dựng, không cấu
thành thực thể chính của sản phẩm mà nó có thể kết hợp với nguyên vật liệu
chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bên ngoài của sản phẩm, hoặc tạo điều
kiện cho quá trình thi công công trình thực hiện được bình thường…bao gồm:
- Các loại kính trang trí
- Ván ép, formica, ximili
- Giấy dán, giấy đề can, cót ép
- Sơn các loại và bột trét
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
4
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
- Keo chống thấm
- Các loại phụ gia: xăng, dầu hoả, nhớt ( không sử dụng vào việc cung cấp
năng lượng)
* Nhiên liệu: là những loại vật liệu dùng để cung cấp năng lượng cho quá
trình thi công công trình hoặc sản xuất các sản phẩm công nghiệp xây dựng.
Nhiên liệu có thể tồn tại dưới dạng rắn, lỏng và khí:
- Xăng, dầu : khi chúng được dùng để thắp sáng hoặc chạy máy
- Than các loại : than đá, than củi, than tổ ong…
- Các chất đốt khác: ga, củi…
* Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư dùng để sửa chữa, thay thế máy móc
thiết bị thi công công trình, các phương tiện vận tải và các dụng cụ thi công
khác.
* Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những vật liệu thiết bị, công cụ, khí
cụ và vật kết cấu sử dụng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản.
* Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình thi công xây lắp như gỗ,
sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thi công xây lắp như gỗ,
sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
1.1.2. Phân nhóm và mã hoá nguyên vật liệu:
Dựa theo cách phân loại vật liệu như trên, đồng thời để thuận lợi cho

công tác kế toán, kiểm soát tình hình nhập - xuất - tồn của nguyên vật liệu tại
kho của từng công trình, nguyên vật liệu được phân thành 03 nhóm:
- Nhóm vật liệu: bao gồm cả nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ; ký
hiệu mã nhóm là: NVL
- Nhóm nhiên liệu: bao gồm tất cả các loại nhiên liệu, vật liệu khác phục
vụ máy móc thiết bị thi công; ký hiệu mã nhóm là: NNL
- Nhóm vật tư khác: bao gồm tất cả các loại phụ tùng thay thế và vật liệu
khác; ký hiệu mã nhóm là: NVT
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
5
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
Cùng với việc phân nhóm nguyên vật liệu, để nhận diện và tìm kiếm nguyên
vật liệu một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình
sử lý thông tin tự động, Công ty mã hoá chi tiết các đối tượng nguyên vật liệu
chính bằng việc xây dựng hệ thống danh điểm vật tư như sau:
Bảng 1- 1
Bảng danh điểm vật liệu
Nhóm Mã vật tư Tên, nhãn hiệu Đơn vị Ghi chú
NVL D1001 Đá hộc M3
NVL D1002 Đá dăm M3
NVL D1003 Đá 1*2 M3
NVL D1004 Đá 4*6 M3
NVL C1001 Cát mịn M3
NVL C1002 Cát nền M3
NVL C1003 Cát vàng M3
NVL G1001 Gạch chỉ Viên
NVL G1002 Gạch lát M2
NVL T1001 Thép ly Kg
NVL T1002 Thép tròn D<=10mm Kg
NVL T1003 Thép tròn D<=18mm Kg

NVL T1004 Thép tròn D>=18mm Kg
NVL T1005 Thép hình Kg
NVL T1006 Thép tấm Kg
NVL XM1001 Xi măng PC30 Kg
NVT XM1002 Xi măng trắng Kg
NVT VT1001 Que hàn Kg
NVT VT1002 Đinh Kg
NVT VT1003 Gỗ chống M3
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
6
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
NNL Di Dầu diesel Lít
NNL HD50 Lít
NNL HD90 Lít
… ……. ….
1.2. ĐẶC ĐIỂM LUÂN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG
TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỒNG HÀ:
Công ty Đầu tư Xây dựng Hồng Hà là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây lắp vì vậy nguyên vật liệu tại công ty chiếm một tỷ trọng
rất lớn. Mặt khác sản phẩm của Công ty là những công trình, hạng mục công
trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và thường cố định ở nơi sản xuất ( thi
công ), còn các điều kiện khác đều phải di chuyển theo địa điểm xây dựng. Từ
đặc điểm riêng của ngành xây dựng như vậy làm cho công tác quản lý, sử
dụng NVL của Công ty tương đối là phức tạp vì chịu ảnh hưởng lớn của môi
trường bên ngoài nên cần xây dựng định mức cho phù hợp với điều kiện thi
công thực tế. Để làm tốt công tác hạch toán NVL trên đòi hỏi Công ty Đầu tư
Xây dựng Hồng Hà phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản
tới khâu dự trữ và sử dụng.
1.2.1. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu::
Tại Công ty Đầu tư Xây dựng Hồng Hà, nguyên vật liệu không chỉ

được mua mà còn được bán, đi vay mượn của công ty khác và cho vay, vì vậy
nguyên vật liệu tại công ty rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại và số
lượng, mặt khác các kho và bến bãi để cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ là rất quan trọng nếu không nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
rất dễ bị thất thoát, hỏng hóc không thể sử dụng được gây mất mát và lãng phí
tiền của một cách đáng trách.
Do hoạt động tại địa bàn khá rộng lớn thi công các công trình dải khắp
mọi nơi cho nên nguyên vật liệu, nhiên liệu thường được đặt mua tại các hãng
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
7
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
vật liệu tại địa phương có công trình thi công. Điều này giúp cho công ty
giảm được chi phí vận chuyển và hao hụt trong khi vận chuyển, giảm thiểu
hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. Trong trường hợp các vật liệu đặt mua
tại các hãng vật liệu tại địa phương không đảm bảo yêu cầu chất lượng kỹ
thuật thi công, khi đó công ty sẽ tìm đặt mua hàng tại nơi khác nhưng vẫn
phải đảm bảo tiết kiệm chi phí vận chuyển và tránh tối đa sự gián đoạn trong
thi công công trình. Trước khi nhập kho nguyên vật liệu được kiểm tra chặt
chẽ về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại. Ví dụ:
- Nhập kho thép bao gồm: giấy chứng nhận kiểm định chất lượng thép về
lý học, cơ học, hoá học… ; giấy chứng nhận xuất xưởng; khối lượng thép…;
- Nhập kho xi măng : giấy chứng nhận xuất xưởng,
- Nhập kho dầu: thể tích bình
1.2.2. Hệ thống kho tàng, bến bãi chứa đựng nguyên vật liệu của Công ty:
Do đặc thù về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
mang tính lưu động, ở nhiều địa điểm khác nhau, và cũng cách xa công ty nên
việc xây dựng kho vật liệu cố định là không khả thi. Vì thế để thuận lợi cho
công tác thi công và quản lý thì tại mỗi công trình khi bắt đầu thi công, công
ty sẽ cho xây dựng lán trại để cho nhân viên ở và dựng nhà kho để chứa đựng
vật liệu. Nhà kho thường được dựng bằng tôn, có cửa và khoá cẩn thận, có

sức chứa lớn cất giữ được cả xi măng , sắt thép, dầu mỡ, và các vật tư vật liệu
khác… Các kho bảo quản phải khô ráo, tránh ôxy hoá NVL, tại kho của các
công trình đều có nội quy về quản lý và các thiết bị về phòng chống cháy nổ
theo đúng luật về an toàn lao động. Công ty xác định mức dự trữ cho sản
xuất, định mức hao hụt hợp lý trong quá trình vận chuyển bảo quản dựa trên
kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch đưa ra.
1.2.3. Công tác dự trữ:
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
8
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
Tất cả các loại vật liệu đều được công ty xây dựng định mức dự trữ tối
đa, tối thiểu. Các định mức này được lập bởi cán bộ phòng kế hoạch để đảm
bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn, đồng thời cũng
tránh tình trạng mua nhiều dẫn đến ứ đọng vốn.
1.2.4. Phương thức sử dụng:
Phần lớn công việc theo hợp đồng xây dựng cần phải thực hiện lắp ráp
nhiều loại vật liệu với nhiều hạng mục công trình khác nhau được khoán cho
từng đội nhân công. Vì vậy để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tránh tiêu hao
lãng phí thì nguyên vật liệu sẽ được xuất cho các tổ nhân công dựa trên dự
toán thiết kế và bản vẽ thi công của từng hạng mục công trình. Như vậy vừa
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty.
1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG HỒNG HÀ:
Đặc thù của sản phẩm xây lắp là cố định tại nơi sản xuất, đòi hỏi đặt
trên một khu vực địa lý nhất định thường được khách hàng chọn trước, để
thực hiện được quá trình sản xuất thì các nguồn nhân lực, vật lực ( máy móc
thiết bị, công cụ lao động, nguyên vật liệu….) phải di chuyển thường xuyên
theo địa điểm thi công. Mặt khác mỗi hợp đồng xây lắp công trình thường
chiếm gần hết thời lượng trong năm kế toán của doanh nghiệp. Vì vậy để
thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành công trình

thì phòng kế toán công ty sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng các loại nguyên vật
liệu cho các công trường. Quy trình thu mua, kiểm soát và quản lý nguyên vật
liệu tại công ty có thể được khái quát như sau:
- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công do Chủ đầu tư cấp, phòng đầu tư dự
án sẽ bóc tách khối lượng các phần để chạy dự toán từ đó sẽ tính được công
trình cần những loại vật liệu nào, cần khối lượng bao nhiêu để thi công: khối
lượng xi măng , khối lượng thép, chủng loại thép, cát đá loại gì….
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
9
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
- Phòng kế toán ( kế toán vật tư) lấy số liệu từ phòng đầu tư dự án, đồng
thời kết hợp với thực tế thi công tại công trường sẽ làm đơn đặt hàng với số
lượng nhất định để gửi tới các nhà cung cấp vật tư. Khi thống nhất được đơn
giá, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng…. của các
loại vật liệu, Công ty sẽ ký hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp để thu mua
các loại nguyên vật liệu. Ngoài ra phòng kế toán ( kế toán chi phí và tính giá
thành) còn có nhiệm vụ kiểm tra khối lượng vật liệu xuất dùng ở công trường
có đúng với dự toán thiết kế thi công hay không thông qua phiếu báo xuất vật
tư, phiếu xuất kho mà công trường gửi về. Như vậy Công ty sẽ kiểm soát
được tình hình sử dụng nguyên vật liệu, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát
nguyên vật liệu.
- Sau khi gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp NVL, vật tư sẽ được
chuyển thẳng xuống các công trường. Tại các công trường đều có các cán bộ
vật tư và thủ kho chịu trách nhiệm kiểm đếm và làm các thủ tục nhập kho.
Cán bộ vật tư tại các công trường còn có nhiệm vụ tìm các nguồn cung cấp
vật liệu với đơn giá hợp lý tại địa phương mà Công ty thi công công trình để
báo về cho phòng kế toán Công ty có kế hoạch thu mua. Mọi nguồn cung
ứng vật liệu đều để đảm bảo giảm tối đa chi phí cho Công ty. Khi xuất vật
liệu để thi công, các thủ kho sẽ làm phiếu xuất kho. Và vào cuối tháng sẽ báo
cáo về phòng kế toán.

- Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra chất lượng các loại vật liệu để
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thi công.
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
10
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỒNG HÀ
2.1. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG HỒNG HÀ:
Vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp có khá nhiều chủng loại với công
dụng khác biệt nhau, mỗi chủng loại bao gồm nhiều thương hiệu, mẫu mã và
giá cả đa dạng phong phú. Đối với mỗi công trình xây dựng cơ bản thì loại
vật liệu chính hay phụ đều có vị trí, vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu
được. Chính vì vậy kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo
từng địa điểm dự trữ, từng loại, từng nhóm chi tiết để dễ dàng kiểm tra đối
chiếu, phát hiện chênh lệch, tăng cường quản lý, bảo vệ an toàn, hạn chế thất
thoát các loại vật liệu và công cụ dụng cụ. Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản
xuất kinh doanh xây lắp phải được theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế
toán chi tiết theo nơi sử dụng, từng công trình, từng hạng mục công trình,
theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất để thuận lợi cho việc
theo dõi và hạch toán chi phí sản xuất, định giá sản phẩm công trình. Hiện
nay Công ty đang áp dụng phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo
phương pháp thẻ song song. Phương pháp này khá đơn giản và được áp dụng
khá phổ biến ở nước ta từ trước đến nay. Việc hạch toán chi tiết nhập, xuất,
tồn kho nguyên vật liệu được theo dõi ở cả phòng kế toán và kho công trình.
2.1.1. Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ
song song:
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
11
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp

Sơ đồ 2-1: Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
2.1.1.1. Tại kho công trường:
Sau khi được công trường báo về hết nguyên vật liệu thì phòng kế toán
công ty sẽ làm đơn đặt hàng để đặt mua. Thông thường nguyên vật liệu sẽ
được vận chuyển thẳng đến kho công trường. Tại đây, cán bộ vật tư của công
trường cùng thủ kho tiến hành kiểm tra về chất lượng vật liệu, số lượng, quy
cách, đơn giá vật liệu… theo phiếu giao hàng của bên bán. Nếu nguyên vật
liệu không đúng với các yêu cầu kỹ thuật mà Công ty đã đặt mua thì Công ty
sẽ trả lại bên bán mà không nhập kho. Khi đó cán bộ vật tư công trường phải
báo về phòng kế toán Công ty để làm đơn đặt hàng mới.
Công ty thường tiến hành nhập kho các loại nguyên vật liệu như: xi
măng , các loại nhiên liệu, nhựa đường, sắt thép và các loại vật tư vật liệu có
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
Phiếu xuất
kho
Sổ kế toán
tổng hợp
Thẻ kho
12
Phiếu nhập
kho
Sổ chi
tiết
nguyên
vật liệu
Bảng tổng

hợp N-X-T
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
hình thái vật chất lớn…. Còn các loại vật liệu như cát, đá, sỏi… thường được
đưa thẳng ra chân công trình để xuất dùng trực tiếp. Thủ tục nhập kho thường
dùng là “phiếu nhập kho” cho các loại vật liệu lớn và “phiếu tích kê vật liệu”
cho các cát, đá, sỏi. Tất cả các chứng từ nhập kho đều phải đóng dấu của
Công ty do phòng kế toán Công ty chuyển xuống công trường. Thủ kho sẽ
căn cứ vào phiêu giao hàng của bên bán hoặc hoá đơn bán hàng kiêm vận
chuyển hàng hoá của bên bán để tiến hàng thủ tục nhập kho.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập kho, xuất kho thủ kho ghi số
lượng thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan và cuối mỗi ngày phải
tính ra số tồn trên từng thẻ kho.
Mỗi phiếu nhập kho được lập thành 03 liên: một liên được lưu ở tập hồ
sơ chứng từ gốc ở công trường; một liên được dùng để thanh toán; một liên
chuyển về cho phòng kế toán công ty. Mỗi danh điểm vật liệu sẽ được mở
riêng một thẻ kho. Mỗi chứng từ được ghi một dòng vào thẻ kho. Thủ kho
phải thường xuyên đối chiếu số tồn trên thẻ kho với số lượng thực tế trong
kho để đảm bảo khớp đúng giữa số liệu trên sổ kế toán với thực tế hiện vật.
Định kỳ 3 đến 5 ngày sau khi ghi xong thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ
chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán. Cuối tháng thủ kho cần phải tính
tổng cộng số nhập, xuất và tồn kho về mặt số lượng theo từng danh điểm
nguyên vật liệu, nhiên liệu.
2.1.1.2. Tại phòng kế toán:
Kế toán nguyên vật liệu mở sổ kế toán chi tiết cho từng danh điểm vật
liệu tương ứng với các thẻ kho được mở tại kho để theo dõi về số lượng và
giá trị của nguyên vật liệu. Định kỳ 3 đến 5 ngày nhận được chứng từ nhập,
xuất kho do thủ kho chuyển về, kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra, đối
chiếu chứng từ nhập, xuất với các chứng từ liên quan như hoá đơn mua hàng,
hợp đồng vận chuyển, phiếu mua hàng, phiếu giao hàng…, đồng thời kiểm tra
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ

13
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và tiến hành ghi đơn giá hạch toán và tính
ra thành tiền trên chứng từ. Căn cứ vào các chứng từ đã tính thành tiền, kế
toán ghi lần lượt từng nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư,
hàng hoá như thẻ của thủ kho.
Cuối tháng kế toán tiến hành cộng sổ kế toán chi tiết, tính ra tổng
nhập, xuất và tồn của từng danh điểm nguyên vật liệu, đối chiếu với thẻ kho
của thủ kho. Tiếp theo căn cứ vào thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp
nhập, xuất, tồn về mặt giá trị của từng loại vật liệu. Số liệu của bảng này được
đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn.
2.1.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho – xuất kho:
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức
hạch toán nguyên vật liệu. Tại Công ty Đầu tư Xây dựng Hồng Hà hầu hết
nguyên vật liệu, nhiên liệu đều được mua ngoài vì thế giá thực tế của nguyên
vật liệu nhập kho được xác định bằng:
Giá TT nhập = Giá mua trên HĐ + CP thu mua TT - Các khoản giảm trừ
(kể cả thuế NK nếu có) giá mua ( nếu có)
Trong đó:
- Giá mua không bao gồm thuế GTGT vì công ty nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ, nhưng có thể bao gồm một số loại thuế như: thuế nhập khẩu, thuế
TTĐB….
- Chi phí thu mua thực tế bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, bảo
quản, phân loại, chi phí lưu kho bãi, chi phí hao hụt tự nhiên trong định
mức…
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
14
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
- Các khoản giảm giá hàng mua là các khoản công ty được người bán giảm
trừ vào giá bán do mua số nhiều, hàng không đúng chất lượng hoặc mẫu mã

quy định…
Giá xuất kho của nguyên vật liệu được công ty tính theo phương pháp
giá thực tế đích danh ( tính trực tiếp). Đặc điểm của phương pháp này là vật
liệu xuất ra thuộc lần nhập nào thì lấy giá nhập kho của lần nhập đó làm giá
xuất kho.
2.1.3. Số liệu thực tế về tình hình luân chuyển một số loại nguyên vật liệu
tại Công ty Đầu tư Xây dựng Hồng Hà:
1. Ngày 01/10/2010: Công ty nhập 30 tấn xi măng PC30 của công ty CP xi
măng Hoà Phát với đơn giá chưa thuế GTGT 10% là 890.000đồng/tấn. HĐ
viết ngày 06/10/2010, chưa thanh toán, đơn giá bao gồm cả tiền vận chuyển.
2. Ngày 02/10/2010: Công ty xuất 10 tấn xi măng để thi công.
3. Ngày 05/10/2010: Nhập 300kg dây thép ly, đơn giá 17.200đồng ( chưa có
thuế GTGT); 5.400kg thép D22, đơn giá 12.500 đồng; 7.800kg thép D8 đơn
giá 12.450 đồng của Công ty thép Thái Nguyên, đơn giá trên chưa bao gồm
thuế GTGT 10%, đã có hoá đơn, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
4. Ngày 06/10/2010: Xuất 100kg dây thép ly, 1.200kg thép D22; 1.000kg thép
D8 để thi công.
5. Ngày 10/10/2010: Xuất 150kg dây thép ly; 1.500kg thép D22; 1.300kg
thép D8; 7 tấn xi măng .
6. Ngày 10/10/2010: Mua 10.000 viên gạch xây của công ty TNHH Đảng
Lan, đơn giá 700 đồng/viên ( chưa có thuế GTGT10%), đã có hoá đơn, đã
thanh toán bằng chuyển khoản.
7. Ngày 10/10/2010: xuất 4.000 viên để thi công.
8. Ngày 12/10/2010: Xuất 3.500 viên để thi công.
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
15
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
9. Ngày 01/11/2010: Mua 30m3 cát xây của công ty TNHH Đức An, đơn giá
chưa có thuế GTGT 10% là 90.000 đồng/m3, đã có hoá đơn, đã thanh toán
bằng tiền mặt

10. Ngày 01/11/2010: Xuất 20m3 cát xây để thi công, 15 tấn xi măng .
11. Ngày 05/11/2010: Xuất 10m3 cát xây để thi công.
12. Ngày 06/11/2010: Xuất 1.500kg thép D22; 1.750kg thép D8.
13. Ngày 07/11/2010: Mua 45m3 đá 1*2 của Cty TNHH Đức An, đơn giá
125.000đồng/m3, đã có hoá đơn, thanh toán bằng tiền mặt.
14. Ngày 07/11/2010: Xuất 20m3 đá 1*2.
15. Ngày 11/11/2010: Xuất 15m3 đá 1*2, 2.000viên gạch, 1.500kg thép D8,
20 tấn xi măng .
- Tại kho của công trường:
Thủ kho, kế toán công trường và các bộ phận liên quan lập biên bản
kiểm nghiệm vật tư trước khi nhập kho theo mẫu sau:
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
16
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2-1: Biên bản kiểm nghiệm vật liệu
Đơn vị: Cty ĐTXD Hồng Hà
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
(Vật tư, sản phẩm, hàng hoá)
Ngày …. tháng …. năm ….
Số: …15….
- Căn cứ …(HĐKT, BB giao hàng )… số ngày … tháng …. năm …
- Của: ……………………………………………………………………
- Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông (bà): …………………………… Trưởng ban
Ông (bà): …………………………… Uỷ viên
Ông (bà): …………………………… Uỷ viên
- Đã kiểm nghiệm các loại vật tư hàng hoá sau:
Stt
Tên, nhãn hiệu,
QC-PC (SPHH)

Mã số
Phương
thức kiểm
Đvt
SL
theo
KQ kiểm nghiệm Ghi
chú
SL
đúng
QC-PC
SL không
đúng QC-
PC
1 Xi măng PC30 XM1001 cân tấn …. …. ….
… ………… …… ……… …. … …… ……
… ……… …… ………. … …. ……. …….
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: …………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Đại diện kỹ thuật
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên
Trưởng ban
(Ký, họ tên)
Biên bản phải được những người có trách nhiệm tại công trường ký và gửi về
phòng kế toán công ty.
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
17
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp

Sau khi đã tiến hành kiểm nghiệm số lượng, chất lượng, thủ kho viết phiếu
nhập kho. Thường các vật liệu cùng loại sẽ được viết chung 1 phiếu nhập nếu
nhập cùng ngày cùng lúc
Bảng 2-2 : Phiếu nhập kho xi măng
Doanh nghiệp: Công ty ĐTXD Hồng Hà
Đ/c: 78 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 01 tháng 10 năm 2010
Số: 91…
Nợ:…152….
Có: 331…
- Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Đại
- Theo HĐKT số 30/2010/HĐKT ngày 15/06/2010 giữa Công ty ĐTXD
Hồng Hà và Công ty CP xi măng Hoà Phát.
- Nhập tại kho: Công trình “Nhà ở công nhân nhà máy xi măng Thanh
Liêm – Hà Nam”
St
t
Tên, nhãn hiệu,
qui cách, phẩm
Mã số
Đơn
vị
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Theo chứng

từ
Thực nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Xi măng PC30 XM1001 tấn 30 30
Cộng 30
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): …………………………………………………
Ngày 01 tháng 10 năm 2010
Người lập phiếu
(Ký, họ và tên)
Người giao hàng
(Ký, họ và tên)
Thủ kho
(Ký, họ và tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
18
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2-3 : Phiếu nhập kho thép
Doanh nghiệp: Công ty ĐTXD Hồng Hà
Đ/c: 78 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 05 tháng 10 năm 2010
Số: 92…
Nợ:…152….
Có: 331…
- Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Sơn
- Theo HĐKT số 20/2010/HĐKT ngày 10/04/2010 giữa Công ty ĐTXD

Hồng Hà và Công ty thép Thái Nguyên
- Nhập tại kho: Công trình “Nhà ở công nhân nhà máy xi măng Thanh
Liêm – Hà Nam”
St
t
Tên, nhãn hiệu,
qui cách, phẩm
Mã số
Đơn
vị
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Theo chứng
từ
Thực nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Dây thép ly T1001 kg 300 300
2 Thép D22 T1004 kg 5.400 5.400
3 Thép D8 T1002 kg 7.800 7.800
Cộng 13.500 13.500
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): …………………………………………………
Ngày 05 tháng 10 năm 2010
Người lập phiếu
(Ký, họ và tên)
Người giao hàng
(Ký, họ và tên)
Thủ kho
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
Để xuất nguyên vật liệu cho thi công thì các tổ nhân công, các bộ phận
thi công phải có đơn đề nghị xuất vật liệu để thi công và phải được chỉ huy
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
19
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
công trường hoặc người chịu trách nhiệm của bộ phận đó ký duyệt thì thủ kho
mới được viết phiếu xuất kho để xuất dùng. Các loại vật liệu cùng loại cũng
thường được viết chung vào 1 phiếu xuất:
Bảng 2-4: Phiếu xuất kho xi măng
Doanh nghiệp: Công ty ĐTXD Hồng Hà
Đ/c: 78 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02 tháng 10 năm 2010
Số: 102…
Nợ:…621.….
Có: 152.…
- Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thanh Bình. Bộ phận: Tổ bê tông
- Lý do xuất kho: đổ bêtông mái tầng 1
- Xuất tại kho: Công trình “Nhà ở công nhân nhà máy xi măng Thanh
Liêm – Hà Nam”
Stt
Tên, nhãn hiệu,
qui cách, phẩm
Mã số
Đơn
vị

Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Yêu cầu Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Xi măng PC30 XM1001 tấn 10 10
Cộng 10
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): …………………………………………………
Ngày 02 tháng 10 năm 2010
Người lập phiếu
(Ký, họ và tên)
Người nhận
(Ký, họ và tên)
Thủ kho
(Ký, họ và tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
20
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2- 5 : Phiếu xuất kho thép
Doanh nghiệp: Công ty ĐTXD Hồng Hà
Đ/c: 78 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 06 tháng 10 năm 2010
Số: 103…
Nợ:…621.….

Có: 152.…
- Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thanh Bình. Bộ phận: tổ BT
- Lý do xuất kho: đổ bêtông mái tầng 1
- Xuất tại kho: Công trình “Nhà ở công nhân nhà máy xi măng Thanh
Liêm – Hà Nam”
St
t
Tên, nhãn hiệu,
qui cách, phẩm
Mã số
Đơn
vị
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Yêu cầu Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Dây thép ly T1001 kg 100 100
2 Thép D22 T1004 kg 1.200 1.200
3 Thép D8 T1002 kg 1.000 1.000
Cộng 2.300 2.300
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): …………………………………………………
Ngày 06 tháng 10 năm 2010
Người lập phiếu
(Ký, họ và tên)
Người giao hàng
(Ký, họ và tên)
Thủ kho
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
Các phiếu nhập kho và xuất kho đều phải được các chỉ huy công trường là
người đứng đầu công trường ký thì mới có tư cách pháp lý làm chứng từ
chuyển về phòng kế toán công ty.
Từ các phiếu nhập kho, xuất kho vật liệu trên, thủ kho sẽ lấy số liệu để ghi
vào các thẻ kho có mẫu như sau:
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
21
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng biếu số 2-6: Thẻ kho xi măng
Doanh nghiệp: Công ty ĐTXD Hồng Hà
Đ/c: 78 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 02/10/2010
Tờ số: 15…
- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Xi măng PC30
- Đơn vị tính: tấn
- Mã số: XM1001
St
t
Chứng từ Diễn giải
Ngày
nhập,
Số lượng
Số
hiệu
Ngày

tháng
Nhập Xuất Tồn
A B C D E 1 2 3 4
Tồn đầu kỳ 50
1 PN91 01/10/10
Mua XM của Cty
Hoà Phát
01/10 30
2 PX102 02/10/10
Xuất kho đổ BT mái
tầng 1
02/10 10
3 ……. …… ……… ……. … … .…
Cộng 30 52
Tồn cuối kỳ 28
Ngày … tháng …. năm …
Người lập thẻ
Bảng biếu số 2-7: Thẻ kho thép
SV: Phạm Thị Ngọc Thuỷ
22

×