Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty Lâm nghiệp Cầu Ham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.46 KB, 41 trang )

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện tồn tại của mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh là lợi nhuận. Để đạt được hiệu quả cao các doanh nghiệp cần
tổ chức quản lý và hạch toán kinh tế sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của mình mà vẫn đạt được kết quả tối ưu. Để đáp ứng được nhu cầu quản
lý của nền kinh tế thị trường Bộ Tài chính đã ban hành quyết định về hệ thống
kế toán mới. Hệ thống kế toán mới được xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn
các yêu cầu của kinh tế thị trường Việt Nam.
Hạch toán kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà nước, để điều
hành quản lý nền kinh tế quốc dân. Hạch toán kế toán là một hệ thống điều tra
quan sát, tính toán, đo lường ghi chép các quá trình kinh tế nhằm quản lý các
quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Nhận thấy tầm quan trọng về công tác
hạch toán của công ty Lâm nghiệp Cầu Ham và qua thời gian thưc tập em xin
trình bày "Báo cáo tổng hợp" gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Lâm nghiệp Cầu Ham .
Phần II: Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại
công ty Lâm nghiệp Cầu Ham.
Phần III: Đánh giá khái quát về tình hình tổ chức hạch toán kế toán
tại công ty Lâm nghiệp Cầu Ham.
Do lượng kiến thức tích luỹ của bản thân còn hạn chế, vì vậy Báo cáo
của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo
của các thầy, các cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Giang, ngày 28 tháng 03 năm 2011
PHẦN 1
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-khoá 10B
1
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp


TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP CẦU HAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Lâm nghiệp Cầu Ham
Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham với tiền thân là lâm trường Cầu Ham
thuộc tổng cục xây dựng kinh tế Bộ Quốc Phòng. Được thành lập ngày
21/11/1961 theo quyết định số 1405/QĐ - UB ngày 09/11/1961 của UBND
tỉnh Hà Giang. Đến 14/09/2007 được sự cho phép của Chủ tịch Hội đồng
quản trị Tổng công ty giấy Việt Nam chuyển đổi lâm trường Cầu Ham thành
công ty Lâm nghiệp Cầu Ham.
Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham nằm tại vị trí Km 0 + 500 trên qốc lộ
279, tuyến quốc lộ 2 đi Lào Cai, thuộc địa bàn thị trấn Việt Quang, Huyện
Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang, nên rất thuận tiện cho việc cung cấp vật tư,
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cũng như trong việc nắm bắt các thông
tin kinh tế cần thiết.
Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham phát triển qua những giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1: Từ năm 1961 - 1986
Năm 1961, sư đoàn 344 được đổi tên thành Lâm trường Cầu Ham dưới
sự quản lý của Sở Lâm nghiệp Hà Giang với chức năng chủ yếu là: Khai thác
lâm sản phục phụ cho nhu cầu tiêu dùng theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.
Sau khi Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thụy Điển ký hợp tác
tương trợ kinh tế, vùng nguyên liệu giấy tập trung được hình thành nhằm
cung ứng gỗ, nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Lâm trường Cầu
Ham được chuyển về công ty chủ quản mới là Công ty nguyên liệu giấy Bắc
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-khoá 10B
2
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
Yên thuộc bộ Lâm nghiệp với chức năng là trồng rừng cung ứng nguyên liệu
giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng.

Trong giai đoạn này thì Lâm trường Cầu Ham đã sớm được quy hoạch
và chuyển đổi để ngắn liền với vùng nguyên liệu tập trung, gắn liền với ngành
công nghiệp chế biến. Nhờ đó mà lâm trường Cầu Ham đã đi được những
bước phát triển đúng hướng.
*Giai đoạn 2:Từ năm 1986 đến tháng 9/2003
Theo quyết định 52 - QĐ/CP ngày 29/04/2005 về tổ chức hoạt động
Tổng công ty giấy Việt Nam, trong đó xác nhận liên hiệp các xí nghiệp
nguyên liệu giấy Vĩnh Phú. Do đó Lâm trường Cầu Ham chính thức trở thành
thành viên của công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú. Chức năng, nhiệm vụ
chính của Lâm trường lúc này là: Quản lý, xây dựng và phát triển rừng sản
xuất kinh doanh nông - lâm kết hợp, khai thác chế biến tiêu thụ sản phẩm lâm
sản và cung cấp nguyên liệu giấy cho các nhà máy giấy phía Bắc. Đồng thời
kinh doanh các dịch vụ vật tư kỹ thuật, cây giống cho nông dân trên địa bàn.
Chính vì tầm quan trọng này mà Lâm trường Cầu Ham trở thành một
“chính thể” không tách rời của công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú.
*Giai đoạn 3: Từ ngày 01/10/2003 đến nay:
Lâm trường Cầu Ham đã tận dụng đúng định hướng trên nghị quyết 28-
NQ/TW và trở thành thành viên của nhà máy giấy Bãi Bằng từ ngày
01/10/2003 (Trước là trực thuộc công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú) là đơn vị
kinh doanh độc lập. Lâm trường có nhiệm vụ: Xây dựng rừng, Khai thác lâm
sản, nguyên liệu phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Nhà máy giấy Bãi
Bằng là chủ tài khoản đứng ra vay vốn Ngân Hàng cung cấp cho Lâm trường
Cầu Ham trồng rừng, Bảo vệ và khai thác rừng, nhà máy giấy Bãi Bằng bao
tiêu đầu ra.
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-khoá 10B
3
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
Năm 2010 Lâm trường Cầu Ham có các số liệu được tổng hợp như sau:
Mã số thuế: 2600357502009

Tài khoản (VNĐ): 8209211000001 mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Hà Giang.
Số vốn kinh doanh: 25.830.109.009đ
Doanh thu bán hàng: 5.631.145.134đ
Số lượng CNV: 114 người
Thu nhập bình quân của CNV: 2.513.000đ/tháng/người.
Đến ngày 14/09/2007 Lâm trường Cầu Ham được đổi tên thành công ty
Lâm nghiệp Cầu Ham.
1.2. Đặc điểm sản xuất - kinh doanh của công ty Lâm
nghiệp Cầu Ham.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Lâm nghiệp Cầu Ham.
Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng
công ty Giấy Việt Nam hoạt động dưới hình thức công ty mẹ công ty con có
chức năng nhiệm vụ chính là:
Sản xuất giống cây nguyên liệu giấy và các dịch vụ liên quan đến trồng rừng.
Trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng, khác thác rừng và vận
tải cung ứng nguyên liệu giấy theo đúng kế hoạch và tiến độ của công ty giấy
Việt Nam.
Sản xuất chế biến lâm sản, thu mua kinh doanh các loại lâm sản nguyên
liệu giấy.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Tổng công ty giấy
Việt Nam và pháp luật cho phép.
Được tổng công ty giấy Việt Nam uỷ quyền ký hợp đồng kinh tế đã ký
với các đối tác theo phân cấp quản lý của Tổng công ty.
Thực hiện quy định của nhà nước về bảo vệ tài sản, tài nguyên, môi
trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-khoá 10B
4
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp

1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty Lâm nghiệp
Cầu Ham.
Là một doanh nghiệp được thành lập và kinh doanh có có con dấu và
tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp là trồng, chăm sóc,
bảo vệ rừng và chế biến lâm sản nguyên liệu giấy trên cơ sở hợp đồng ký kết
với Tổng công ty giấy Việt Nam. Trong hợp đồng hai bên đã thống nhất với
nhau về giá trị, thời hạn và một số điều khoản đã được qui định. Công ty có
trách nhiệm xác nhận danh giới vị trí, diện tích đất chuẩn bị trồng rừng,
hướng dẫn kiểm tra, chỉ đạo các hộ gia đình (trên cơ sở hợp đồng giao khoán)
thực hiện trồng chăm sóc, bảo vệ rừng theo yêu cầu qui trình kỹ thuật. Hỗ trợ
xử lý những trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền của chủ gia đình.
Nghiệm thu xác nhận khối lượng công việc hoàn thành theo từng công đoạn.
Thanh toán chi phí hàng năm cho chủ hộ và có quyền đình chỉ huỷ bỏ hợp
đồng nếu vi phạm những cam kết trong hợp đồng. Khi kết thúc hợp đồng
công ty nghiệm thu sản phẩm rừng và đất trồng rừng theo qui định. Sau đó
đưa sản phẩm rừng vào chế biến thành bột sản phẩm. Tiếp đó bột thành phẩm
được vận chuyển về nhà máy giấy Bãi Bằng để tiếp tục công đoạn làm ra sản
phẩm là GIẤY BÃI BẰNG có thương hiệu trên toàn quốc. Được sự quan tâm
của tổng công ty giấy Việt Nam và các bạn hàng như Công ty giấy Bãi Bằng,
Công ty cổ phần Phong Châu, Công ty Đông Hoà việc tạo vốn và thanh toán
hàng có nhiều thuận lợi.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Lâm
nghiệp Cầu Ham.
Quá trình được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với Tổng
công ty Giấy Bãi Bằng. Vật liệu sản xuất phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về số
lượng và chất lượng. Qua quá trình thực hiện và bàn giao sản phẩm khai thác
theo kế hoạch hàng tháng được Lâm trường duyệt, sau đó đưa vào quy trình
công nghệ sản xuất bột giấy.
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-khoá 10B

5
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẤY CỦA CÔNG TY:
Than đốt
củi đốt
Cấp nhiệt 7AT


Nguyên liệu sợi dài v/c
(Tre, vầu, nứa ) vào nồi


Băng tải chuyển bột

SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-khóa 10B
6
Nồi hơi
Bể pha
xút(NaOH)
Nồi cầu
Máy băm
Bể bột
Bột thành phẩm
Kho chứa bột thành phẩm
Dây truyền máy ép bột
Nước
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của
công ty Lâm nghiệp Cầu Ham.

Tại công ty Lâm nghiệp Cầu Ham mối quan hệ giữa các phòng ban, các
bộ phận sản xuất kinh doanh là mối quan hệ chặt chẽ trong một cơ chế chung,
hoạch toán kinh tế độc lập, quản lý trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể
của người lao động. Nhằm thực hiện việc quản lý có hiệu quả, công ty đã
chọn mô hình quản lý trực tuyến đang được sử dụng phổ biến và những ưu
điểm, điều kiện áp dụng phù hợp với thực tế quản lý ở nước ta hiện nay.
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
7
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
8
Đội
SX
Cầu
Ham
Phòng TC hành
chính
Phòng kế toán
Tài chính
Đội
SX
Yên

Đội
SX
Sông
Bạc

Đội
SX
Tân
Trịnh
Đội
SX
Yên
Bình
Đội
SX
356
Đội
SX
Đồng
Tâm
Đội
SX 47
Đội SX
Vườn
ươm
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế hoạch
kỹ thuật
Kỹ thuật
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
*Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý
Ban giám đốc: Bao gồm 2 người
Ông: Nguyễn Văn Thuận - Giám đốc công ty là thủ trưởng chỉ huy cao
nhất của công ty, tổ chức quản lý, chỉ huy điều hành toàn bộ mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh, xây dựng công ty, đảm bảo về cả chất lượng, số lượng

và hiệu quả kinh tế chính trị xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà
nước và quy định của công ty.
Ông: Phạm Đức Lượng - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám
đốc, được giám đốc phân công theo dõi, chỉ đạo và tổ chức điều hành thực
hiện các lĩnh vực và nội dung công tác cụ thể. Phó giám đốc sẽ phụ trách kinh
doanh, phát triển thị trường, chịu trách nhiệm và hướng dẫn kiểm tra các
nghiệp vụ kinh tế, thực hiện các công tác Marketing, giao dịch và nhận đặt
hàng của khách hàng trong nước, giao dịch với khách nước ngoài.
Công ty gồm 3 phần chức năng là các phòng ban nghiệp vụ giúp việc
cho giám đốc trên các mặt quản lý nghiệp vụ tại công ty. Các phòng ban chịu
sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của giám đốc công ty (hoặc phó giám đốc dựa
trên phân công uỷ quyền).
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Thực hiện quy định phân cấp công tác lâm
sinh của tổng công ty cho Lâm trường. Xây dựng định mức tiền lương, đơn
giá tiền lương hàng năm. Lập kế hoạch trồng rừng dài hạn và hàng năm của Lâm
trường trên đất Lâm trường quản lý và trồng rừng. Đôn đốc theo dõi tổng hợp
kết quả thực hiện các hợp đồng kinh tế liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh
doanh của Lâm trường. Kiểm tra hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật trong
các khâu tạo cây mới, trồng rừng mới, chăm sóc khai thác rừng trồng.
Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động
của công ty Lâm nghệp Cầu ham, của hội đồng quản trị Tổng công ty giấy
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
9
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
Việt Nam và quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức lao động của công ty
giấy Việt Nam cho Lâm trường. Quản lý lao động, hộ khẩu và hồ sơ của cán
bộ công nhân viên. Xây dựng và đề xuất các phương án tổ chức sản xuất, Tổ
chức lao động, tuyển dụng lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của Lâm
trường. Xây dựng quy hoạch cán bộ, đề xuất các trường hợp bổ nhiệm, miễn

nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong Lâm trường theo phân cấp
của Tổng công ty giấy Việt Nam
- Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện quy định phân cấp quản lý
tài chính của tổng công ty giấy Việt Nam cho Lâm trường Cầu ham. Chịu
trách nhiệm trước Nhà Nước, Lâm trường theo qui định về quyền hạn, chức
năng của kế toán trưởng đối với doanh nghiệp. Tổ chức công tác nghiệp vụ kế
toán tài chính, giúp Giám đốc quản lý về tài chính chặt chẽ, đúng chế độ,
phản ánh kịp thời chính xác mọi hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh.
Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sách quản lý tài chính, kinh tế của
Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, luật thống kê. Tổ chức lưu
chữ chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng qui định của Tổng công ty, nhà nước.
Quản lý theo dõi hợp đồng khoán rừng, vốn rừng và mọi diễn biến về tài sản
rừng đề xuất tham mưu cho lãnh đạo quyết định xử lý những trường hợp làm
thất thoát tài sản rừng trong Lâm trường. Theo dõi vốn vay dài hạn, vốn vay
ngắn hạn, thu nộp ngân sách, lập kế hoạch và thực hiện thu nộp BHXH,
BHYT và các khoản phải thu, phải nộp quyết toán cho cơ quan cấp trên đúng
theo chế độ chính sách nhà nước. Quản lý theo dõi sử dụng quyết toán sử
dụng điện hàng tháng, thu hồi nợ rừng theo phân công của Lâm trường. Theo
dõi thống kê thu nhập của cán bộ công nhân viên
Đội sản xuất: Quản lý lao động của đơn vị về nhân lực, tư tưởng và
chấp hành chủ chương, chính sách của Đảng , pháp luật của Nhà nước. Nắm
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
10
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
chắc và quản lý chặt chẽ về đất đai, tài sản rừng trên phạm vi đội sản xuất
được Lâm trường giao. Tổ chức khai thác hướng dẫn, kiểm kê đôn đốc cán bộ
công nhân viên - công nhân lao động và các hộ nhận khoán rừng, thực hiện các
công việc trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo chỉ tiêu kế hoạch được Lâm
trường giao đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật, tiến độ, thời vụ, số lượng, chất

lượng theo yêu cầu đề ra. Chỉ đạo công việc chăm sóc, tu bổ, tổ chức khai thác
rừng hàng tháng theo đúng tiến độ, quy trình khai thác, đảm bảo an toàn trong
lao động, quản lý tốt sản phẩm khai thác không để mất mát, mục ải giao sản
phẩm khai thác theo kế hoạch hàng tháng được Lâm trường duyệt
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Lâm
nghiệp cầu Ham.
Từ ngày đầu mới thành lập cho đến nay, công ty đã gặp không ít những
khó khăn về tình hình tài chính và số lượng lao động. Với tổng số vốn kinh
doanh năm 2009 là hơn 21.000.000.000 đồng. Nhưng cho đến năm 2010 tổng
số vốn kinh doanh của công ty đã tăng lớn, lên tới 25.830.109.009 đồng. Đó là
do sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên
trong công ty. Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham đã đạt được các thành tích đáng
ghi nhận, đặc biệt là trong những năm gần đây. Kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu.
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
11
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
Biểu 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của công ty năm 2008 - 2009
ĐVT: Đồng (VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch số
tuyệt đối
Chênh
lệch số
tương
đối
1 2 3 4
Doanh thu thuần 4.409.714.990 5.631.145.134 1.221.430.144 1.277
Tổng chi phí 1.904.327.326 2.858.771.340 954.444.014 1.501

Vốn kinh doanh 21.947.276.311 25.830.109.009 3.882.832.698 1.177
Số lao động 112 114 2
Thu nhập bình quân/tháng 2.263.000 2.513.000 250.000 1.11
(Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy công ty Lâm
nghiệp Cầu Ham đã có sự phát triển đáng kể. Doanh thu năm 2010 so với năm
2009 tăng 1.221.430.144 đồng, tương ứng tăng 1.277%. Do sự biến động
khủng hoảng kinh tế, giá vàng tăng, đồng đô la biến động không ngừng trên
thị trường, đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của công ty. Mức
lương nâng lên, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng
được ổn định. Chứng tỏ qui mô hoạt động sản xuất của công ty ngày càng
được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một phần rất quan trọng không thể thiếu với
mỗi doanh nghiệp, số lượng, chất lượng máy móc thiết bị được thực hiện qua
biểu sau:
Biểu 1.2: Kết cấu tài sản cố định kỹ thuật của công ty đến năm 2010
ĐVT: Đồng(VNĐ)
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
12
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
STT Loại tài sản cố định Nguyên giá
Tỷ trọng
%
Giá tri còn lại
Tỷ lệ
GLCL%
1 Nhà cửa kién trúc 1.261.729.652 67,37 683.795.396 54,20
2 Máy móc thiết bị 87.370.882 4,67 15.972.727 18,28
3 Phương tiện vtải 523.578.00

0
27,96 282.397.151 53,94
4 Tổng 1.872.678.53
4
100 982.165.274 52,45
(Nguồn số liệu: bảng cân đối kế toán, bảng trích khấu hao TSCĐ năm 2010 )
Nhìn vào biểu 1.2 ta thấy việc phân bổ tỷ trọng giữa các loại tài sản tuy
đã phù hợp, song về giá trị còn lại của chúng so với nguyên giá còn thấp như
máy móc, thiết bị còn 18,28%. Điều đó chứng tỏ máy móc thiết bị của công ty
đã cũ thời cần được thay thế vì thời gian sử dụng quá lâu. Sở dĩ thực trạng của
máy móc như vậy là do công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường
thẳng cho tài sản cố định, có những máy móc đã khấu hao hết xong vẫn còn
sử dụng được. Nhận thức được điều này Công ty đang thực hiện dự án nâng
cấp máy móc, thiết bị phương tiện vận tải, phục vụ cho kinh doanh được tốt
hơn là căn cứ để tạo ra quyết định trong từng ngành kinh doanh.
PHẦN II
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
13
Đội
SX
vườ
n
Ươ
m
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ
THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP CẦU HAM
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Lâm nghiệp Cầu Ham.
Với tư cách là một hệ thống thông tin, kiểm tra và hạch toán, bộ máy kế

toán là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống quản lý. Tổ chức hạch
toán được xây dựng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu phân công trách nhiệm hợp lý
và khoa học, áp dụng các phương pháp hạch toán phù hợp nhằm nâng cao
công tác quản lý chặt chẽ.
Căn cứ vào mô hình kinh doanh, tổ chức kinh doanh và quản lý kinh
doanh công ty Lâm nghiệp Cầu ham đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức
tập trung. Phòng kế toán công ty trực tiếp lập kế hoạch. Cuối kỳ kế toán tiến
hành xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính của Công ty.
Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm 6 nhân viên kế toán, mối quan hệ
giữa phòng kế toán và các phòng ban có liên quan khác trong công ty được
liên kết chặt chẽ.
Định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng Phòng kế hoạch và các
đội sản xuất kinh doanh đều cung cấp đầy đủ số liệu phát sinh về hàng hoá,
tình hình tiêu thụ hàng hoá và công nợ cho phòng tài chính kế toán để từ đó
số liệu được sử lý, đối chiếu qua các kế toán viên thực hiện phần hành có liên
quan. Việc tính lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty do phòng Tổ
chức hành chính thiết lập những bảng thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội
đều được chuyển qua phòng tài chính kế toán để phản ánh, phân bổ chi phí và
chi lương.
Phòng tài chính kế toán của công ty đã xây dựng được một bộ máy làm
viêc gọn nhẹ và rất hiệu quả. Mối quan hệ giữa các thành viên với nhau được
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
14
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
gắn kết nhịp nhàng, tạo hiệu quả trong công việc và đã góp phần tham mưu
cho Giám đốc ra những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh, tạo
dựng không khí làm việc tích cực, nghiêm túc, phân chia công việc hiệu quả
với từng nhiệm vụ cụ thể, chức năng riêng biệt cho mỗi thành viên:
Kế toán trưởng: Đồng thời là trưởng phòng chịu trách nhiệm về công

tác tổ chức kế toán, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán
của công ty. Kế toán trưởng chỉ đạo các kế toán viên lập hệ thống sổ sách kế
toán minh bạch, phản ánh trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo pháp lệnh kế toán thống
kê do nhà nước ban hành.
Không chỉ vậy, kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp thông tin chính
xác, nhanh chóng phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và tham mưu về
hoạt động tài chính, thực hiện các khoản đóng góp nghĩa vụ với nhà nước.
Kiểm tra, xem xét và duỵêt các báo cáo tài chính của công ty trước khi gửi
đến cơ quan chức năng, tổ chức tài chính. Kế toán trưởng còn phải luôn cập
nhập thông tin, văn bản có tính pháp qui về chế độ kế toán tài chính để phân
công, hướng dẫn các kế toán viên thực hiện công việc đúng đắn chính xác.
Kế toán tổng hợp:Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng là người chịu
trách nhiệm tổng hợp tất cả số liệu báo cáo của công ty. Tập hợp chi phí sản
xuất kinh doanh.
Kế toán tiền lương và thuế: Có nhiệm vụ tính ra lương và bảo hiểm xã
hội phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Cuối tháng phải lập bảng thanh toán
tiền lương, thưởng, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên trong công ty đồng
thời chịu trách nhiệm về việc kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp. Theo dõi
tình hình thực hiện ngân sách với nhà nước, hạch toán thuế VAT đầu vào, đầu
ra, lập các bảng kê thuế, tờ khai thuế.
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
15
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
Kế toán kho: Là người theo dõi tình hình biến động của hàng hoá vật
liệu xuất, nhập của công ty, lập các phiếu nhập kho và xuất kho 1 cách chính
xác và đầy đủ.
Kế toán công nợ và thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm ghi chép sổ
sách chi phí quản lý quỹ tiền mặt của công ty thông qua các chứng từ thu - chi

hợp lệ của cán bộ kế toán thanh toán được giám đốc duyệt.
Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tính
và trích khấu hao TSCĐ theo qui định của nhà nước và công ty.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
Trưởng phòng tổ chức kế toán
Kế toán trưởng
Kế
toán
công
nợ và
thủ
quỹ
Kế
toán
tiền
lương
thuế
Kế
toán tài
sản cố
định
Kế
toán
kho
Kế
toán
tổng
hợp

16
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham áp dụng chế độ kế toán được ban hành
theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ Tài chính ban hành.
Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời và chính xác một
cách thường xuyên liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty sử
dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
Niên độ kế toán trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01/N
đến 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ được sử dụng là VNĐ.
Doanh nghiệp hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc và phương pháp quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá của ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Phương pháp kế toán TSCĐ: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình được
ghi nhận theo giá gốc. TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý
hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
Doanh nghiệp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
theo giá thực tế, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho là phương pháp bình
quân gia quyền theo từng tháng, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên.
2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán có vị trí rất đặc biệt trong việc cung cấp những thông
tin đầu vào cho công tác kế toán, nó là cơ sỏ dữ liệu của hệ thống thông tin
biến đổi thành thông tin kế toán. Mọi nghiệp vụ khing tế tài chính phát sinh
SV: Trần Thị Phương Thuý

Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
17
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Thấy
được tầm quan trọng của chứng từ kế toán, công ty đã thực hiện hệ thống tổ
chức chứng từ của mình theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ
theo qui định của luật kế toán và nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày
31/05/2004 của chính phủ.
Hệ thống chứng từ công ty đang sử dụng là hệ thống chứng từ ban hành
theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 25/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính.
Chứng từ ban hành theo quyết định này bao gồm 5 chỉ tiêu: Chỉ tiêu lao dộng
tiền lương, chỉ tiêu hàng tồn kho, chỉ tiêu bán hàng, chỉ tiêu tiền tệ và chỉ tiêu
tài sản cố định.
Bảng 2.1: Các chứng từ công ty sử dụng
STT Chứng từ Mã số
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4
III
1
2
3

Tiền mặt
Phiếu thu
Phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
BBảng kiểm kê quỹ
Hàng tồn kho
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ sản
phẩm hàng hóa
Thẻ kho
Tài sản cố định
Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
01-TT
02-TT
03-TT
04-TT
08a-TT, 08b-TT
01-VT
02-VT
03-VT
01-TSCĐ
02-TSCĐ
03-TSCĐ
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
18
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp

4
5
6
7
IV
1
2
3
4
5
6
V
1
2
3
Biên bản giao nhận TSCĐ sưa chữa lớn
hoàn thành
Biên bản đánh giá lai TSCĐ
Biên bản kiểm kê TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Lao động tiền lương
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán tiền thưởng
Giấy đi dường
Danh sách người lao động hưởng trợ cấp
BHXH
Biên bản điều tra tai nạn lao động
Bán hàng

Hóa dơn GTGT
Hóa đơn bán hàng thông thường
Phiếu xuất khi kiêm vận chuyển nội bộ
04-TSCĐ
05-TSCĐ
06-TSCĐ
01a-LĐTL
02-LĐTL
03-LĐTL
04-LĐTL
01GTGT-3LL
02GTGT-LL
03PXK-3LL
(Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán công ty Lâm nghiệp Cầu Ham)
Qui trình luân chuyển chứng từ: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong đơn vị kế toán công ty tiến hành định khoản, phản ánh nghiệp vụ trên
chứng từ theo hệ thống ghi sổ kế toán tại đơn vị.
Nội dung của công tác ghi sổ kế toán bao gồm:
- Phân loại kế toán theo các phần hành và đối tượng
- Định khoản các nghiệp vụ trên chứng từ
- Ghi sổ các chứng từ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
19
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
Trong năm tài chính chứng từ được bảo quản tại kế toán phần hành, khi
báo cáo được duyệt các chứng từ được chuyển vào lưu trữ. khi có công việc
cần sủ dụng lại chứng từ sau khi đã đưa vào lưu chữ, kế toán công ty tuân thủ
các yêu cầu sau:
- Nếu sử dụng cho các đối tượng trong doanh nghiệp phải xin phép kế

toán trưởng
- Nếu sử dụng cho các đối tượng bên ngoài phải có sự đồng ý của kế
toán trưởng và thủ trưởng đơi vị
- Hủy chứng từ: chứng từ được hủy theo một thời gian qui định cho
từng loại
Các giai đoạn trên của chứng từ kế toán có quan hệ mật thiết với nhau
mà bất cứ một chứng từ nào cũng phải trải qua. Đây là một qui trình luân
chuyển chứng từ mà công ty đã thực hiện một cách khoa học, khá chặt chẽ và
hiệu quả. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý tất cả các chứng từ hợp
pháp của công ty.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Hiện nay phòng Tài chính – Kế toán đã tổ chức vận dụng thực hiện chế độ
kế toán, báo cáo tài chính áp dụng theo thông tư số 15/2006/QĐ-BTC ban hành
ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng bộ tài chính. Số hiệu và tên gọi các tài khoản
công ty áp dụng giống như chế độ kế toán qui định.
Ngoài ra công ty còn căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nội dung
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị để mở thêm các tài khoản chi tiết
theo đối tượng cần quản lý đáp ứng nhu cầu thông tin như:
* TK 112: Tiền gửi ngân hàng, được mở theo tài khoản ngân hàng
TK 112.01: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
TK 112.02: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
* TK 152: Nguyên liệu, vật liêu, được mở theo kho
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
20
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
TK 152.01: Kho Cầu Ham
TK 152.02: Kho Đội sản xuất
Bảng 2.2: Hệ thống tài khoản công ty sử dụng
STT Mã số Tài khoản Tên tài khoản

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
111
112
131
133
136
138
139

141
142
152
153
154
155
156
211
214
242
311
331
333
334
335
336
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Phải thu của khách hàng
Thuế GTGT được khấu trừ
Phải thu nội bộ
Phải thu khác
Dự phòng phải thu khó đòi
Tạm ứng
Chi phí trả trước ngắn hạn
Nguyên liệu, vật liệu
Công cụ, dụng cụ
Chi phí sản xuất kinh doanh dỏ dang
Thành phẩm
Hàng hóa

Tài sản cố định hữu hình
Hao mòn tài sản cố định
Chi phí trả trước dài hạn
Vay ngắn hạn
Phải trả cho người bán
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Phải trả người lao động
Chi phí phải trả
Phải trả nội bộ
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
21
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp
24
25
26
27
28
39
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
338

353
411
416
414
421
511
515
623
632
635
641
642
711
811
911
Phải trả, phải nộp khác
Quỹ khen thưởng phúc lợi
Nguồn vốn kinh doanh
Chênh lệch tỷ giá hối đoán
Quỹ đầu tư phát triển
Lợi nhuận chưa phân phối
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí sử dụng máy thi công
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thu nhập khác
Chi phí khác

Xác định kết quả kinh doanh
(Nguồn số liệu phòng tài chính kế toán của công ty Lâm nghiệp cầu Ham)
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Là một công ty sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, loại hình
hoạt động đơn giản, lại có điều kiện kế toán bằng máy. Để phù hợp với yêu
cầu quản lý và trình độ cán bộ công nhân viên, đồng thời căn cứ vào chế độ
kế toán của nhà nước, bộ phận kế toán của công ty đã áp dụng hình thức kế
toán Nhật Ký Chung.
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
22
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng hợp

Ghi chú : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
: Đối chiếu
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
SV: Trần Thị Phương Thuý
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
Kế toán A1K10
22
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối tài
khoản

Báo cáo tài chính
Nhật ký đặc biệt
(chuyên dùng)
Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tổng hợp
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng
từ gốc, kế toán ghi vào Nhật ký chung. Căn cứ vào Nhật ký chung để ghi vào
sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ ghi vào Nhật ký chung được
dùng ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết, đồng thời ghi vào sổ chi phí sản xuất.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh trong tháng trên sổ chi phí sản xuất, tính ra tổng số phát
sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư các tài khoản trên sổ cái là căn cứ để
lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số
phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng
nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ chi phí sản xuất. Tổng số dư bên nợ
và tổng số dư bên có của các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng
nhau và số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
Ngoài ra do qui định riêng của công ty, để đảm bảo cho việc đối chiếu
số liệu chắc chắn hơn, kế toán công ty còn sử dụng sổ nhật ký- sổ cái. Sổ này
được dùng để đối chiếu số liệu với bảng tổng hợp chi tiết và bảng phân bổ
tiền lương, các khoản trích theo lương. Sổ Nhật ký- Sổ cái được lập từ bảng
tổng hợp chứng từ gốc và nó là căn cứ để lập báo cáo tài chính.
Hình thức Nhật ký mà công ty áp dụng phù hợp với qui mô sản xuất
kinh doanh của công ty và phù hợp với trình độ, khả năng của cán bộ kế toán.
Đây là hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế
toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo cho các mặt hàng, kế toán được tiến
hành song song. Việc kiểm tra số liệu của công ty được tiến hành thường

SV: Trần Thị Phương Thúy
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
23
Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tổng hợp
xuyên ở tất cả các khâu và trong tất cả phần hành kế toán, đảm bảo số liệu
chính xác, kịp thời nhạy bén yêu cầu quản lý của công ty.
Để hỗ trợ công tác kế toán bắt đầu từ năm 2004 Công ty sử dụng phần
mềm kế toán MISA- SME với các phần hành kế toán đều được xử lý trên máy
vi tính là chủ yếu. Do đó hệ thống các chứng từ kế toán của công ty như:
Phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, đều được nhập và xử lý tự động qua phần mềm kế toán.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản Ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng, biểu được thiét kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình
của phần kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp
(Sổ cái hoặc Nhật ký- Sổ cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm nào cần thiết) kế toán thực hiện
các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo
chính xác, tính thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán
luôn có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính
sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy
định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in
ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định về sổ
kế toán ghi bằng tay.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Định kỳ kế toán trưởng có trách nhiệm tổng hợp các số liệu để lập các
báo cáo kế toán đúng thời hạn theo đúng mẫu biểu hiện hành và có trách
nhiệm nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.

SV: Trần Thị Phương Thúy
Lớp: Kế toán A1-Khóa 10B
24

×