Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thắng Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.83 KB, 56 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung bài báo cáo đã viết là do bản thân thực
hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác,
nếu sai phạm em xin chịu kỷ luật của nhà trường.
Sinh Viên
Nguyễn Xuân Tình.
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

MỤC LỤC
Do đó để có nguồn vốn kinh doanh sản xuất, công ty phải đi vay từ các cá nhân và các
đơn vị kinh tế độc lập nhằm tạo lập và tăng thêm nguồn vốn với lãi xuất cao hơn lãi
xuất của ngân hàng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó
khăn… 11
III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 50
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế phát triển của thương mại quốc tế hiện nay, hoạt động
xuất nhập khẩu ngày càng giữ một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển của bất kì một quốc gia nào. Nó không những đem lại
nguồn thu cho quốc gia mà còn góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi
nước trên trường quốc tế.
Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế vô cùng đúng đắn của
chính phủ, trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
đã gặt hái được rất nhiều thành công lớn. Đóng góp một phần vào thành
công đó là hoạt động xuất khẩu của công ty THHH Thắng Vinh.


Ngành thủ công mỹ nghệ của nước ta trong những năm qua đã thu
được nhiều thành công to lớn, giúp cho quá trình CNH- HĐH của đất nước
diễn ra nhanh hơn. Song bên cạnh đó còn rất nhiều tồn tại, mà chưa giải
quyết được, với lợi thế của riêng ngành thủ công mỹ nghệ lẽ ra ngành này
phải phát triển nhanh hơn và thu được nhiều thành công hơn. Song ngành
này lại chưa phát triển như mong muốn và hơn nữa trong năm gần đây lại
có xu hướng giảm đi.
Với mục đích muốn nghiên cứu sâu hơn ngành thủ công mỹ nghệ để
tìm hiểu nguyên nhân tại sao ngành này lại chưa phát triển hết tiềm lực của
mình, xem xét, đánh giá các thành tựu đã đạt được và các giải pháp thực
hiện trước đây. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH THẮNG
VINH, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Giải
pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty
TNHH Thắng Vinh" làm đề tài nghiên cứu của mình.
Thực ra đây là một vấn đề có nội dung rất rộng vì vậy trong chuyên
đề này em chỉ đi vào thực trạng thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh ở
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Công ty và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau:
Chương I: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH THẮNG
VINH
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT

ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TCMN TẠI CÔNG TY TNHH
THẮNG VINH
Chuyên đề này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Cô
giáo ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó!
Sinh Viên
Nguyễn Xuân Tình
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THẮNG
VINH
I – NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thắng Vinh tiền thân là phân xưởng sản xuất hàng tre và
khảm trứng xuất khẩu. Đến ngày 11/06/2004 xưởng đã phát triển lên thành
công ty Công ty TNHH Thắng Vinh. Trụ sở của công ty được đặt tại
Phường Phú Lãm – Quận Hà Đông – TP. Hà Nội.
Công ty TNHH Thắng Vinh là một công ty TNHH có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản ngân hàng riêng, được tổ chức hoạt động theo điều
lệ công ty và trong khuôn khổ pháp luật, công ty.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Thắng Vinh là:
 Sản xuất và kinh doanh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
 Sản xuất kinh doanh sơn tre
 Sản xuất kinh doanh Sơn mài
 Sản xuất đồ kinh doanh Khảm, trướng đánh bóng gỗ mỹ nghệ
Trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển để
hòa nhập với nền kinh tế thế giới, Công ty đã không ngừng cải tiến, sắp xếp
và tổ chức lại phòng ban: Từ chỗ ban đầu với một số ít công nhân, việc sản

xuất hoàn toàn bằng thủ công, máy móc không có gì, kĩ thuật thấp kém.
đến nay công ty đã có một đội ngũ cán bộ năng động, công nhân tay nghề
cao, công ty đã trang bị cho mình một hệ thống máy móc tiên tiến hiện đại
có thể sản xuất những mặt hàng cao cấp đáp ứng yêu cầu của những khách
hàng trong và ngoài nước. Nhờ vậy mà hiện nay công ty tạo được uy tín và
chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Từ khi thành lập đến nay Công ty vẫn liên tục duy trì sản xuất ra các
loại sản phẩm thuộc lĩnh vực của Công ty và luôn luôn không ngừng mở
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh để bảo toàn vốn, làm đầy đủ nghĩa vụ
đối với Nhà nước, đem lại lợi nhuận cho Công ty, không ngừng góp phần
vào sự nghiệp phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Hoạt động của công ty là hoạt động độc lập, tự chủ, tự hạch toán trên cơ sở
lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên đất nước, đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế. Từ những đặc điểm ngành nghề mà công ty tiến
hành hoạt động kinh doanh, công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau :
Chức năng :
Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập doanh
nghiệp của công ty, công ty có 2 chức năng chủ yếu sau :
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Tiến hành kinh doanh và nhập khẩu trực tiếp, gia công các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách
hàng.
Nhiệm vụ:

Thông qua đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, hình thức sở hữu
của công ty, công ty có một số nhiệm vụ chủ yếu sau :
- Chủ động trong công tác tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm, chủ động
trong liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
- Tuân thủ pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất
nhập khẩu, nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết trong hợp đồng mua bán
ngoại thương và các hợp đồng liên quan tới sản xuất kinh doanh của công
ty
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đồng thời tự tạo nguồn
vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

đắp chi phí, tự cân đối gữa nhập khẩu- xuất khẩu , đảm bảo sản xuất kinh
doanh có lợi và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước
- Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và theo kịp sự đổi mới của đất
nước.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Trong kinh doanh, việc lựa chọn cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý luôn
phải đảm bảo. Nếu vi phạm nguyên tắc này thì hiệu quả kinh doanh của tổ
chức sẽ bị suy giảm rõ rệt. Ngoài ra, cơ cấu của công ty còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: Cơ sở vật chất, phương thức kinh doanh…Vì vậy, mỗi
doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở những đặc điểm riêng của mình để lựa
chọn một mô hình sao cho gọn nhẹ và hiệu quả nhất.Bộ máy quản lý của
công ty được thể hiện ở sơ đồ sau :
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Chức năng của các phòng ban:
- Ban giám đốc gồm 2 người: một giám đốc và một phó giám đốc.

SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
5
Phòng kế
toán
Phòng Tổ Chức
Hành Chính
Phòng Thị
Trường
Phân xưởng sản
xuất
Phân xưởng gia
công
Ban giám đốc
Phòng kỹ
thuật
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

+ Giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày
của Công ty. Giám đốc có các quyền sau đây:
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công
ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty,
ban hành quy chế quản lý nội bộ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các
chức danh quản lý trong Công ty, ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, bố
trí cơ cấu tổ chức của Công ty, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận
hoặc sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh, tuyển dụng lao động.
Giám đốc là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế
hoạch kinh doanh. Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo
công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm
việc trong bộ máy, chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình
kinh doanh. Giám đốc trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt

động sản xuất kinh doanh.
+ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc
lúc giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo và giải
quyết các công việc của Công ty. Phó giám đốc Công ty có quyền điều
hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những
hoạt động được Giám đốc uỷ quyền.
Phó giám đốc Công ty có quyền đại diện Công ty trước cơ quan Nhà nước
và tài phán khi được uỷ quyền, và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của
mình trước Giám đốc Công ty, có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương
thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng
hoá.
Các bộ phận phòng ban chức năng:
+ Phòng kế toán: Quản lý toàn bộ tài sản của công ty, tổ chức sử dụng vốn
và nguồn vốn kinh doanh của công ty. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân
sách nhà nước. Phân phối thu nhập, tích luỹ tính toán theo dõi hoạt động
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

kinh doanh của công ty, viết phiếu xuất nhập kho. Kiểm tra rồi viết hoá đơn
thanh toán rồi giao cho nhân viên các phòng thực hiện theo yêu cầu thanh
toán.
+ Phòng Kỹ Thuật: Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách từng mặt hàng có thiết kế, khuôn
mẫu, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, khoa học kỹ thuật phục vụ trực
tiếp cho sản xuất
+ Phòng Tổ chức hành chính : Giúp giám đốc công ty những công việc
thuộc lĩnh vực thuộc tổ chức bộ máy,công tác cán bộ,lao động tiền lương,
đào tạo , phong trào thi đua…
Giúp giám đốc công ty những công việc thuộc lĩnh vực thuộc tổ chức bộ

máy,công tác cán bộ,lao động tiền lương, đào tạo , phong trào thi đua…
+ Phòng Thị Trường : Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện
các hoạt động đón tiếp khách trong và ngoài nước, bố trí tham gia các hội
trợ thương mại.
+ Phân xưởng sản xuất: Thực hiện sản xuất ra sản phẩm theo các kế hoạch
đặt ra của công ty.
+ Phân xưởng gia công: Thực hiện gia công sửa chữa hoàn thiện các sản
phẩm trước khi đem giao cho khách hàng hoặc nhập kho.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lí sản xuất kinh
doanh chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc và trợ giúp cho Ban
giám đốc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh
Hàng thủ công mỹ nghệ mang tính mỹ nghệ, thể hiện nền văn hóa
dân tộc, vừa có giá trị sử dụng. Tuy hàng thủ công mỹ nghệ không liệt vào
các loại hàng thiết yếu, song đời sống và dân trí càng cao thì nhu cầu
về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhìều. Hơn thế nữa là hàng thủ
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

công mỹ nghệ mang những nét đặc trưng riêng cho mỗi dân tộc mà nước
khác có nhu cầu sử dụng trao đổi
Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của
Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp
tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò
quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại địa phương.
Kim ngạch xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ trong những năm qua
tuy không lớn nhưng có vai trò quan trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu,

góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Mặc dù ngành Thủ công mỹ
nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so với nhiều mặt hàng xuất khẩu
khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước nguồn ngoại tệ có
một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. Cùng với sự phát
triển chung của Thủ công mỹ nghệ việt nam thời gian qua, Công ty đã chú
trọng sản xuất những sản phẩm chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao - công
nghệ phức tạp, giá trị kinh tế của sản phẩm cao nhằm phục vụ cho xuất
khẩu và tiêu dùng nội địa. Công ty chuyên cung cấp các mặt hàng:
 Mây Tre Đan: Công ty sản xuất các sản phẩm như: bàn ghế,
tranh tre, các hộp đựng, túi …
 Gốm sứ mỹ nghệ: Sản phẩm gốm sứ khá đa dạng và phong phú
gồm:
+ Đồ gia dụng: Đĩa Chậu , bát chén khay , ấm bình lọ
+ Đồ thờ cúng: Chân đèn chân nến lư hương
+ Đồ trang trí: Tượng nho các loại
 Sơn mài mỹ nghệ: Các mặt hàng chủ yếu đó là: Các bức
tranh, bình hợp, đồ gỗ đồ thiết kế nội thất, đồ trang trí, hộp đựng trang
sức…
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Với lợi thế của nước ta về nguồn nguyên liệu chất lượng tốt, giá
rẻ, mẫu mã ngày càng được thiết kế phong phú, công ty vừa kết hợp nét
truyền thống, dân dã lại vừa có nét duyên dáng, hiện đại nên sản phẩm của
công ty phù hợp cho mọi đối tượng người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng
xuất khẩu.
2. Đặc điểm về nguồn hàng
Để có đủ hàng hóa cung ứng cho nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ trong giai đoạn phát triển tương đối mạnh mẽ về kim ngạch cũng

như thị trường xuất khẩu, Công ty đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị
trường nguồn hàng. Nguồn hàng Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty
một phần là tự sản xuất, còn phần lớn là lấy từ các cơ sở sản xuất mỹ nghệ
ở các làng nghề truyền thống có các lợi thế đặc trưng riêng. Chẳng hạn
như, đối với nguồn cung ứng hàng mây tre, Công ty thường lấy từ các cơ
sở thuộc tỉnh Hà Tây(cũ), Nam Định, Thanh hoá; hàng đay từ các tỉnh
Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định.
Công ty thường cho cán bộ xuống tận các cở sở theo địa chỉ được
giới thiệu hoặc tìm kiếm để khảo sát, xem xét hình thức, qui mô sản xuất,
khả năng tài chính, kho bãi, năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó khi
có nhu cầu, công ty sẽ thực hiện ký kết hợp đồng cung ứng với các cơ sở
sản xuất (gọi là hợp đồng nội). Hình thức của các hợp đồng ký kết giữa
công ty và cơ sở chủ yếu là dưới dạng hợp đồng mua bán (chiếm từ 60-
70%) hoặc là hợp đồng gia công và một phần rất nhỏ là hợp đồng liên
doanh liên kết (hình thức nào là tuỳ thuộc vào dung lượng và yêu cầu của
từng đơn đặt hàng từ phía khách hàng).
Nói chung, trong mấy năm gần đây, công tác tìm kiếm và mở rộng
nguồn cung ứng hàng xuất khẩu đã được thực hiện tốt, đảm bảo cung cấp
đủ hàng, đúng chất lượng, đúng thời hạn cho các đơn hàng xuất khẩu.
3. Đặc điểm về khách hàng
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Khách hàng là người mua hoặc có sự quan tâm một loại hàng hóa nào
đó mà sự quan tâm này có thể dẫn đến hành động mua. Nếu Công ty nắm
bắt được nhu cầu của khách hàng trên thị trường: về giá cả, dung lượng thị
trường… thì có thể lựa chọn khách hàng, đối tượng giao dịch, phương thức
kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất đối với công ty
Khách hàng của công ty rất đa dạng có thể chia làm các loại chính

sau:
- Khách hàng quen biết qua các thương vụ buôn bán các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ của công ty.
- Khách hàng được giới thiệu qua các đại lý hoặc văn phòng
giao dịch thương mại nước ngoài.
- Khách hàng mà công ty tìm đến thông qua sự gặp gỡ ở các cuộc hội
thảo hội chợ.
- Khách hàng tự tìm đến công ty qua quảng cáo, giới thiệu của
Bộ thương mại.
Nói chung các khách hàng của công ty hiện nay đều là những
khách hàng có quan hệ vững chắc và lâu dài với công ty. Đa số trong
số các khách hàng này là các công ty trung gian, các đại lý của các công
ty xuất nhập khẩu nước ngoài hoặc chính công ty nước ngoài nhưng làm
nhiệm vụ như nhà phân phối. Ngoài ra còn có các tổ chức sản xuất mặt
hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, các công ty kinh doanh trong nước
nhưng không được phép trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu. Hiện nay
công ty đang phát huy mối quan hệ tốt đẹp và thường xuyên để giữ các
khách hàng vay mặt khác tích cực tìm kiếm thêm bạn hàng mới.
4. Đặc điểm về nguồn vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cần phải có
vốn. Công ty cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc
huy động hình thành các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Nguồn vốn của doanh nghiệp
được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Vốn pháp định, vốn tự bổ
xung, vốn huy động của doanh nghiệp.
Nhưng từ giữa năm 2010 đến nay việc huy động vốn gặp nhiều khó

khăn đặc biệt là nguồn vốn vay từ Ngân hàng, các tổ chức tín dụng Khó
khăn lớn nhất với Công ty TNHH Thắng Vinh khi tiếp cận nguồn vốn là
các thủ tục pháp lý phức tạp, tốn kém thời gian, để vay được vốn phải hoàn
tất quá nhiều giấy tờ trong bộ hồ sơ như sao y, công chứng, điền vào biểu
mẫu… để hoàn thành thủ tục vay vốn từ ngân hàng.
Trở ngại khác là yêu cầu về thế chấp của ngân hàng khá khắt khe,
doanh nghiệp khó đáp ứng được. Đa số các ngân hàng đều yêu cầu công ty
phải có tài sản thế chấp, hoặc cầm cố hợp đồng xuất khẩu… mới được vay
vốn.
Do đó để có nguồn vốn kinh doanh sản xuất, công ty phải đi vay từ
các cá nhân và các đơn vị kinh tế độc lập nhằm tạo lập và tăng thêm nguồn
vốn với lãi xuất cao hơn lãi xuất của ngân hàng làm cho quá trình sản xuất
kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn…
5. Đặc điểm về quản lý
Tại Công ty TNHH Thắng Vinh, mỗi phòng chức năng được coi như
một đơn vị kinh doanh độc lập. Mỗi phòng bổ nhiệm một quản lý để điều
hành công việc kinh doanh của phòng.
Chính nhờ cơ cấu hoạt động độc lập nhưng có sự quản lý chung của
ban giám đốc với quy chế xác định do bộ phận quản lý đề ra mà hoạt động
của các phòng kinh doanh cũng như các bộ phận khác rất có hiệu quả. Tuy
nhiên với việc bố trí như thế cũng rất dễ gây ra sự cạnh tranh lẫn nhau khi
tình hình kinh doanh gặp khó khăn. Điều này có thể gây mất đoàn kết trong
nội bộ Công ty và làm cho không phát huy được hết sức mạnh tập thể của
Công ty.
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Với mô hình tổ chức trực tuyến chức năng, Công ty TNHH Thắng
Vinh có sự năng động trong quản lý và điều hành. Các mệnh lệnh, chỉ thị

của cấp trên xuống các cấp dưới được truyền đạt nhanh chóng và tăng độ
chính xác. Đồng thời ban giám đốc có thể nắm bắt được một cách cụ thể,
chính xác và kịp thời những thông tin ở các bộ phận cấp dưới từ đó có
những chính sách, chiến lược điều chỉnh phù hợp cho từng bộ phận trong
từng giai đoạn, thời kỳ. Đồng thời cũng có thể tạo ra sự hoạt động ăn khớp
giữa các phòng ban có liên quan với nhau, giảm được chi phí quản lý, nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doah của Công ty và tránh được việc quản lý
chồng chéo chức năng. Theo cơ cấu tổ chức này, thông tin được phản hồi
nhanh chóng giúp ban lãnh đạo Công ty có thể kịp thời giải quyết các vấn
đề bất trắc xảy ra.
6. Đặc điểm về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là yếu tố không thể thiếu được của bất kỳ một doanh nghiệp,
đơn vị nào muốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cơ sở vật chất
quyết định khá nhiều vào năng suất lao động của công ty. Quyết định công
ty sẽ sản xuất kinh doanh mặt hàng gì? Với chất lượng như thế nào? Do
vậy mà cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại là một yếu tố vô cùng quan
trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chiếm lĩnh thị
trường .
Bảng 1: Tình trạng tăng thiết bị máy móc, thiết bị của công ty.
STT
Tên máy
móc thiết
bị
Ký hiệu Thông số kỹ thuật
Xuất
xứ
1 Máy đếm
tiền loại
nằm dài
KORUS05 -Hiển thị hai mặt số đếm

- Tốc độ đếm 1000 tờ / phút
- Tự động khởi động và dừng
-Kích thước: 562x290x205mm
- Trọng lượng 9 kg
China
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

- Sử dụng điện thế 220v/50 hz
2 Máy Kiểm
tra USD,
Euro
VT9930A - Đếm tổng số tiền, tổng số tờ
- Tốc độ đếm 75 tờ/phút, in seri
từng tờ
Mỹ
3 2 Máy Fax

Panasonic
KX-FLB
672
- Kết nối máy tính chuẩn USB 2.0
- Khay giấy 250 tờ
- Lưu 300 tên và số điện thoại
- Phím gọi nhanh 22 số
- Bộ nhớ 170 trang văn bản
- Copy tối đa tới 99 bản ;
- In - Fax - Copy tốc độ cao :
4giây/trang

Malay
sia
4 Máy hủy
tài liệu
INNO
C512P
- Cỡ mảnh vụn sau khi huỷ:
2x16mm
- Công suất huỷ (A4):10-12tờ
- Tốc độ huỷ: 3m/phút
- Dung lượng thùng chứa: 28L
- Hủy các chất liệu: Kim kẹp, Kim
bấm, Thẻ tín dụng, Đĩa CD, Đĩa vi
tính, Ghim kẹp
- Trọng lượng (Kg):16
Germ
any
5 5 Máy Vi
Tính
TIGER
Computer
TGH8
- Intel P43 chipset
- Intel Core 2 Quad Q8200
2.33GHz
-2.0GB (2x1GB) DDR2 800MHz
- HDD 320GB SATA
- DVDRW VGA ASUS Geforce
Nvidia 512MB PCI-ex
- Sound 8 channel & NIC onboard

Việt
Nam
6 5 Máy Airless - Tỉ lệ áp suất: 30:1
INDIA
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Phun sơn Sarita - Lượng phun tối đa: 5.3L/phút
-Nén chất lỏng tối đa: 195kg/cm2
- Khí nén vận hành tối đa:
7kg/cm2
- Trọng lượng: 34kg
- Kích thước: 530x612x1274mm
- Chất lỏng ra theo bước: 150cc
- Chu kỳ lớn nhất/1 phút: 80
7 Máy nén
khí
Hitachi
(Bebicon)
Công xuất máy (W):
0.4 HP
đến 20
HP
8 Máy cắt gỗ Makita
5201
260mm
- Đường kính lưỡi cắt (mm): 260
- Tốc độ không tải (rpm): 3700
- Chức năng: Điều tốc

- Độ ồn(dB): 0
- Công suất (W): 1750
- Trọng lượng (kg): 8.3
- Xuất xứ: Japan
9 MÁY XẺ
GỖ TRÒN
4 TRỤC
MJY144-
300
- Đường kính làm việc : 100 ~300
mm
- Môtơ làm việc: 30kw 22kw x 2
- Môtơ đưa phôi : 3 hp
- Chiều dài làm việc : 800-4000
mm
- Tốc độ làm việc : 3-9m/ph
- Quy cách lưỡi cưa:
450x70x3.2mm, 330x70x3.2mm
Trung
Quốc
10 Máy Mài
LCH-6S
Bề rộng lớn nhất: 6”
Motor: 1 HP
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Trọng lượng máy: 80 kgs
Trọng lượng đóng gói:1500 kgs

Kích thước máy:
22” x 12 x 18”
Kích thước đóng gói:
26” x 16 x 24
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật)
7. Đặc điểm về lao động
Ngày nay chất lượng là yếu tố hàng đầu để một công ty kinh doanh
có thể tồn tại và phát triển được. Mà đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ
là chất lượng sản phẩm phụ thuộc và chất lượng tay nghề công nhân, người
thợ thủ công làm ra hàng hoá đó. Chính vì thế để có thể tồn tại trên thị
trường hàng TCMN với uy tín lớn, công ty phải quan tâm đến chất lượng
hàng hoá, nghĩa là quan tâm đến việc nâng cao trình độ tay nghề người thợ.
Để làm được điều này, công ty cần có một số giải pháp như là: Đối với đội
ngũ công nhân, Công ty nên buộc mỗi người phải chịu trách nhiệm về chất
lượng số hàng mình kiểm tra và cho qua. Đồng thời công ty cũng nên quan
tâm đến đời sống của người công nhân để họ có thể làm tốt công việc của
mình, đảm bảo hàng hoá xuất khẩu có chất lượng theo đúng hợp đồng.
Bảng 2. Trình độ cán bộ nhân viên công ty
Năm 2009 2010 2011
Đại học 6 8 11
Trung cấp 15 23 18
Sơ cấp 29 32 9
Tổng số lao động 50 63 38
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính.)
Nói chung tình hình về trình độ con người của công ty họ đều là
những người có năng lực và kinh nghiệm. Nếu nhìn vào biểu đồ ta thấy
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG


công ty đã và đang chú trọng đến việc phát triển trình độ đội ngũ nhân viên
của mình. Ngoài việc tuyển dung thêm các vị trí, công ty còn tự đào tạo
nhân viên của mình bằng cách cho họ đi học để nâng trình độ cao hơn. Và
cho họ tham gia vào các lớp ngắn hạn về chuyên môn để cập nhật thường
xuyên các kỹ năng, các văn bản pháp qui mới.
III – KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
1. Phân tích tình hình kinh doanh của công ty TNHH Thắng
Vinh những năm gần đây
Bảng 3 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm
gần đây. Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu 10.319 10.882 6.630
Tổng chi phí 7.016 7.378 4.701
Lợi nhuận 3.303 3.504 1.929
Thu nhập bình quân của
CBCNV
3,8 3,5 4,5
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Do hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về
tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt như hiện nay Công ty đã
phải cắt giảm nguồn nhân lực của công ty do nhu cầu của thị trường giảm
sút nghiêm trọng. Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 2009-2011 Công ty
đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau:
Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy năm 2010 tăng so với năm 2009
563 triệu VNĐ nhưng tới năm 2011 do nguồn vốn huy động khó khăn và
các đơn hàng bị giảm sút mạnh nên doanh thu của căm 2011 bị giảm sút rất
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG


mạnh từ 10.882 triệu VNĐ năm 2010 xuống còn 6630 triệu VNĐ năm
2011. Điều đó cho thấy giai đoạn hiện nay đang là giai đoạn rất khó khăn
đối với công ty.
Về chi phí và lợi nhuận: trong năm 20011 Công ty đã nỗ lực trong
việc tiết kiệm chi phí, chi phí kinh doanh năm 20011 giảm so với năm 2010
là 2677 triệu VNĐ trong khi năm 2010 tăng so với năm 2009 là 262 triệu
VNĐ. Nhờ việc giảm chi phí, kết hợp với nhiều chính sách kinh doanh hợp
lý, lợi nhuận của công ty năm 2010 tăng 201 triệu VNĐ trong khi năm
2011 lợi nhuận của công ty đã bị giảm sút tới 1575 triệu VNĐ so với năm
2010.
Về Thu nhập bình quân của CBCNV, Công Ty hạch toán theo chế độ
tự hạch toán kinh tế, tuy có sự chỉ đạo từ trên xuống nhưng vẫn theo hình
thức lời ăn , lỗ chịu . Vì vậy nên CBCNV đă cố gắng đưa hoạt động kinh
doanh của Công Ty phát triển , có chế độ thưởng, phạt rõ ràng .
Từ năm 2009 đời sống của CBCNV được cải thiện rõ rệt , thu nhập
bình quân năm 2009 là 3,8 TriệuVNĐ song năm 2010 chỉ đạt 3m5
TriệuVNĐ do đó Công Ty đã có sự xắp xếp lại đội ngũ CBCNV. Do vậy
Công Ty đã chủ động giảm biên chế vào năm 2011, do vậy năng suất lao
động bình quân của CBCNV tăng lên , thu nhập tăng lên.
2. Những thành tựu đạt được
Trong những năm qua, Công ty đã tạo lập được cơ sở sản xuất, trang
bị những dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại nên sản phẩm làm ra có
chất lượng cao cùng với đó là ngày càng nâng cao trình độ và mức thu nhập
người lao động, cải thiện đời sống vật chất của người lao động.
- Công ty có một cơ cấu tổ chức quản lý hiệu quả phù hợp với quy mô
sản xuất. Điều này được thể hiện ở cơ cấu các phòng ban chức năng của
Công ty. Hệ thống này hoạt động một cách độc lập về công việc nhiệm vụ
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
17

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

nhưng lại liên hệ rất chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ cũng như sự phối hợp
về vận động.
- Về quan hệ giao dịch của Công ty, Công ty có quan hệ hầu hết với
các nguồn hàng trong vùng và với các cơ sở sản xuất. Công ty đã tạo được
chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
- Công ty đã có tầm chiến lược về con người, luôn cử các cán bộ đi
học, đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Công ty tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm để quảng bá sản
phẩm và tìm kiếm nhiều bạn hàng mới.
3. Những hạn chế của Công ty
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn
chế sau:
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty giảm sút
mạnh từ năm 2010 tới nay. Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn
chưa đầy đủ nên không tận dụng được hết các cơ hội thị trường có khả
năng đem lại lợi nhuận lớn. Công tác phát triển sản phẩm mới cũng chưa
được đề cao.Việc tìm kiếm thông tin còn chậm. Chưa mạnh dạn trong đổi
mới tư duy đầu tư. Sự tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh chưa ráo
riết. Hoạt động liên doanh, liên kết chưa đạt hiệu quả
Chất lượng bị hạn chế ở khả năng tiếp thị ở thị trường nước ngoài , do vậy
việc xuất khẩu chủ yếu của công ty là do môi giới với nước ngoài chứ
không bán trực tiếp cho người tiêu dùng, khó xâm nhập vào thị trường
nước ngoài và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tình hình biến động thị trường trong khu vực thị trường xuất khẩu
truyền thống của công ty là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương , do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, một số nước đã từ chối
không nhập hàng, hoặc yêu cầu giảm giá.
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B

18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH THẮNG
VINH
I – ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG TCMN VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG TCNM CỦA CÔNG TY TNHH THẮNG VINH
1. Đặc điểm mặt hàng TCMN
Công ty TNHH Thắng Vinh với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá đa
dạng, có nhiều mặt hàng được công ty lựa chọn để xuất khẩu, với mỗi mặt
hàng lại mang một đặc điểm riêng của nó như:
Hàng Mây tre đan: Mặt hàng này rất đa dạng và phong phú nhiều
kiểu dáng mẫu mã đẹp chất lượng cao như : bàn ghế, tranh tre, các hộp
đựng, túi … Nguồn nguyên liệu rồi rào, giá rẻ, mang đạm bản sắc văn hoá
Đông Nam Á.
Hàng Gốm sứ: là một mặt hàng truyền thống cuả Việt Nam. Mang
đậm nét bản sắc dân tộc, có nhiều hoa văn độc đáo đa dạng phong phú với
nhiều sản phẩm như : tượng phật, bình lạ, chén bát cổ v.v
Hàng sơn mài: là mặt hàng đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ công phu, tốn
nhiều thời gian, mang tính nghệ thuật cao do vậy đòi hỏi người sản xuất
phải có trình độ tay nghề cao đòi hỏi sự sáng tạo giàu kinh nghiệm. Hàng
sơn mài bao gồm các mặt hàng như: Các bức tranh, bình hợp, đồ gỗ đồ
thiết kế nội thất, đồ trang trí, hộp đựng trang sức…
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Do vậy, mặt hàng TCMN mà công ty xuất khẩu là một hàng hoá đặc
biệt với tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thông qua khách hàng với thị hiếu

của họ trên các mặt của sản phẩm như sau:
1.1.Về mẫu mã
Hàng thủ công mỹ nghệ là một loại mặt hàng đặc biệt. Nó không
giống các loại mặt hàng khác có thể sản xuất để sẵn, rồi khi có cơ hội thì có
thể xuất khẩu. Mà hàng này thưòng phải sản xuất theo đơn đặt hàng của
khách hàng, phải phù hợp với nhu cầu và chỉ có thể bán được cho khách
hàng cần nó. Do vậy mẫu mã đa dạng và hơn thế nữa mặt hàng này còn
mang tính nghệ thuật cao, mang đậm màu sắc dân tộc được thể hiện trong
các mặt hàng như: sơn mài, trạm, khảm Thông thường các loại hàng mang
đậm nét tính dân tộc thì thu hút được rất nhiều khách hàng. Tính độc đáo là
quan trọng nhất.
1.2. Về chất lượng.
Mặt hàng này mang cả tính sử dụng do vậy chất lượng sản phẩm cũng là
một yếu tố để đánh giá. Chất liệu phải bền chắc, có tính sử dụng tốt phù
hợp tính năng và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ hàng sơn mài phải phẳng
bền không vênh cong. Hàng gỗ phải cứng chắc
1.3. Về màu sắc chất liệu
Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, yêu cầu về màu sắc chất liệu đủ
tiêu chuẩn rất cao :
Đồ gốm sứ :phải có nước men bóng loáng, màu sắc thanh nhã nhẹ
nhàng kết hợp với đường nét hoạ tiết và kích thước mẫu mã gây cảm giác
êm đềm. Chất liệu làm nên sản phẩm phải mịn, không lẫn tạp chất và
không nổi bọt khí .
Mây tre đan: các mặt hàng này phải đòi hỏi cao về màu sắc , màu
sắc phải thanh nhã , phù hợp với kiểu dáng và chất liệu
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
20
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Hàng sơn mài: yêu cầu quan trọng nhất là chất liệu phải được xử lí

đảm bảo thích hợp với điều kiện sử dụng sao cho không bị cong vênh nứt
nẻ. Còn màu sắc thì phải kết hợp với mẫu mã sao cho hài hoà .
1.4.Về Nguyên vật liệu
Các nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm thường có giá rẻ làm cho chi
phí sản xuất thấp, giá thành phù hợp để được thị trường chấp nhận, do đó
phạm vi đối tượng tiêu thụ rất rộng, thích hợp với nhu cầu thực tế của
người tiêu dùng .
Nguồn nguyên liệu sản xuất đồ gốm sứ là đất sét, cao lanh thì nhiều địa
phương có, tuy chất lượng và trữ lượng khác nhau nhưng với qui mô sản
xuất hiện nay thì vẫn còn đáp ứng đủ .
Về đồ gỗ, chạm khảm sơn mài … sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu từ gỗ
mà nước ta rất phong phú về các loại gỗ quý nên rất thuận tiện cho việc sản
xuất của công ty.
2. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu mặt hàng TCMN của công ty.
Mặt hàng kinh doanh của công ty một phần là tự sản xuất, còn phần
lớn là lấy từ các cơ sở sản xuất mỹ nghệ ở các làng nghề truyền thống có
các lợi thế đặc trưng riêng. Do đó công ty vẫn còn nhiều phụ thuộc vào các
đơn vị liên kết
Về nhân sự tham gia vào các hoạt động Xuất nhẩu: Những người
tham gia vào hoạt động nhập khẩu của công ty bao gồm ban lãnh đạo và
một số nhân viên, họ là những người có trình độ đại học nhưng chưa có đầy
đủ kinh nghiệm trong hoạt động Xuất khẩu, nên hoạt động xuất khẩu gia
công ủy thác của công ty vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn.
Thị trường Xuất khẩu: Hiện nay công ty đang có quan hệ với các thị
trường như: Nhật Bản, Đài Loan, Singgapore, EU … Công ty có quan hệ
với các đối tác từ những thị trường này phần lớn là do họ tự tìm đến hợp
tác làm ăn với công ty, qua các hội chợ triển lãm mà công ty tham gia do
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
21
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG


đó công ty chưa thật sự chủ động quan hệ với các đối tác. Công ty luôn ở
thế bị động ở các đơn đặt hàng, thường thì các đối tác xuất khẩu của công
ty chủ động liên hệ đặt hàng. Do vậy, đòi hỏi công ty trong thời gian tới
cần đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu thị trường để tìm kiếm thị
trường xuất khẩu, đảm bảo yếu tố đầu ra cho công ty.
Về hình thức xuất khẩu: Để có thể xuất khẩu được nhiều hàng hóa
đòi hỏi công ty không chỉ xuất khẩu ủy thác mà còn phải nâng cao trình độ
cán bộ công nhân viên để có thể xuất khẩu được trực tiếp với số lượng lớn.
Hiện tại công ty đang sử dụng hai hình thức xuất khẩu đó là:
- Xuất khẩu trực tiếp: Có đặc điểm là Giảm bớt chi phí trung
gian, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thể liên hệ trực tiếp với thị
trường và khách hàng nước ngoài, biết được nhu cầu của khách hàng và
tình hình bán hàng nếu có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán
hàng trong trường hợp cần thiết để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
nhưng nó đem lại rủi ro trong kinh doanh của công ty cao.
- Xuất khẩu gia công ủy thác: đặc điểm là công ty không cần bỏ
vốn vào việc xuất khẩu nhưng vẫn thu được lợi nhuận nên rủi ro ít hơn và
việc thanh toán chắc chắn hơn. Nhưng lơi nhuận của công ty bị giảm đáng
kể và không được tiếp xúc với thị trường và khách hàng nước ngoài.
Hợp đồng Xuất khẩu của công ty thường được soạn theo hợp đồng
mẫu hoặc dựa vào các hợp đồng cũ, điều đó dẫn đến những điều khoản của
hợp nhập khẩu chưa chặt chẽ, chưa sát với từng nghiệp vụ.
Phương thức thanh toán của công ty thường sử dụng phương thức tín
dụng chứng từ, thường từ 10-15 ngày sau khi giao hàng, nếu không phát
hiện ra sai sót thì bên nước ngoài sẽ tiến hành thanh toán, đồng thời tiền
thanh toán là USD thanh toán bằng hình thức chuyển nhượng giữa hai ngân
hàng.
SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
22

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

II- NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU TCMN CỦA CÔNG TY.
Hoạt động Xuất khẩu là một trong các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hoạt động này chịu tác động cả yếu tố bên trong và các yếu tố bên
ngoài, yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Để thực hiện hoạt động phát
triển thị trường được hiệu quả tất yếu doanh nghiệp phải xem xét đánh giá
các yếu tố đó.
1. CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN
1.1. Chính sách vĩ mô của nhà nước
Các chính sách của nhà nước, nó có ảnh hưởng trức tiếp và gián tiếp
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Có chính sách gây bất lợi cho
doanh nghiệp, có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp, giúp đỡ
doanh nghiệp. Hiện nay hệ thống pháp luật ở nước ta ngày càng hoàn thiện
hơn, các công cụ tỉ giá, thuế, tín dụng , đặc biệt các loại giấy phép và các
thủ tục xuất khẩu đã được giảm bớt hoặc bãi bỏ, đây là điều kiện rất thuận
lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu.
Với chính sách mở cửa của nhà nước. Nó tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp dễ dàng giao lưu, buôn bán với các nước và khi xuất hàng sang các
nước mà nước ta có quan hệ với họ thì các doanh nghiệp sẽ được ưu tiên,
trợ giúp giảm thuế xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất
khẩu vào nước họ .
Ngoài ra sự quản lí không thống nhất của nhà nước nó ảnh hưởng rất
lớn đến các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp rất khó khăn khi xuất
khẩu.
Trình độ quản lí , điều hành ở các hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu
kém. Sự hạn chế về am hiểu lĩnh vực thanh toán quốc tế hay hình thức cho
vay không linh hoạt từ đó khiến cho các doanh nghiệp mất cơ hội kinh
doanh, bị thiệt thòi lớn.

SV: Nguyễn Xuân Tình Lớp: QTKDTM_K11B
23

×