Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực trạng quản lý tại trường ĐH y khoa Phạm Ngọc Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Nguyễn Thị Kim Thoa





Chuyên Ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS BÙI NGỌC OÁNH



Thành phố Hồ Chí Minh -2009

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Khoa
học Công nghệ – Sau Đại học trường Đại học Sư phạm
TP.HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và
trong việc hoàn thành luận văn này.



Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng
dạy, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho chúng tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp tại
trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, các an
h chị cán bộ
quản lý, giáo viên và sinh viên của Trường đã cung cấp tư liệu,
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Bùi Ngọc Oánh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.




MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại, thời đại mà xã hội loài người đang quá độ từ nền kinh
tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, “giáo dục là con chủ bài để đưa nhân loại tiến lên”. Do
vậy vai trò của các trường đại học trong xã hội hiện đại ngày càng cao. Mặt khác, một trong
những giải pháp phát triển giáo dục ở nước ta từ nay đến năm 2010 được chính phủ trình trước
Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) tháng 10 năm 2004 là:
“ tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học….giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự
học và thảo luận chuyên đề, nhất là các bậc đại học”. Như vậy, đổi mới phương pháp đào tạo
trong các t
rường đại học phải lấy việc phát triển năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề

của sinh viên làm định hướng.
Yêu cầu về thực hành được đặc biệt quan tâm trong một số lĩnh
vực đào tạo ở bậc đại học, trong đó có ngành Y.
Chương trình đào tạo Bác sĩ Y khoa hệ đại học chính qui của Trường Đại học y khoa
Phạm Ngọc Thạch (ĐHYKPNT) thực hiện mục tiêu đào tạo là: sau khi tốt nghiệp, sinh viên có
thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về trình độ chuyên m
ôn của ngành nghề cũng như nhu cầu
phục vụ cho xã hội về khám, chữa bệnh và phòng bệnh cho nhân dân. Theo đó, chương trình
đào tạo 6 năm cho sinh viên chính qui được cấu trúc gồm ba phần chính: Lý thuyết; Thực tập
cơ sở tại các phòng thí nghiệm; Thực tập lâm sàng tại các bệnh viện.
Thực tập là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của si
nh viên sau khi tốt nghiệp.
Trong quá trình đào tạo 6 năm, thực tập (TT) là một trong những hoạt động chính khoá của nhà
trường chiếm thời lượng tương đối lớn . Thực tập giúp cho sinh viên củng cố và hiểu sâu hơn
về lý thuyết, đồng thời là nền tảng kiến thức cho việc hình thành một cách thành thạo các kỹ
năng khám và chữa bệnh sau này. Do vậy việc quản lý TT của sinh viên là một trong những
khâu quan trọng của công tác quản lý đào tạo; nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên
y
khoa là một yêu cầu hết sức cần thiết.
Trên thực tế, việc nghiên cứu quản lý TT của sinh viên trong hoạt động đào tạo nói
chung chưa được quan tâm nhiều, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề
này mặc dù trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn đặt vấn đề nâng cao chất lượng đào

tạo lên hàng đầu.
Bản thân tôi, là một chuyên viên phòng Quản lý đào tạo (QLĐT) nhiều năm, tôi rất quan
tâm đến vấn đề quản lý thực tập của sinh viên và luôn mong mỏi tìm ra những giải pháp quản lý
hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường mình.
Với tất cả những lý do đã trình bày ở trên, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng quản lý thực
tập tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực trạng quản lý thực tập tại trường, đề xuất một số biện pháp để có thể quản lý
việc thực tập một cách hiệu quả hơn đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ y khoa tại
ĐHYKPNT.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng của công tác quản lý TT tại ĐHYKP
NT .
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động TT của sinh viên y khoa hệ đại học chính qui tại ĐHYKPNT
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, việc quản lý TT của sinh viên hệ đại học chính qui
ĐHYKPNT đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác quản lý TT
chưa cao và vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục. Việc k
hắc phục những tồn tại này bằng
những biện pháp quản lý thích hợp sẽ phần nào nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa, đáp
ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý thực tập tại ĐHYKPNT trong phạm vi chương trình đào tạo bác sĩ đa
khoa hệ đại học chính qui.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến việc q
uản lý TT của sinh viên y khoa.
6.2. Thực trạng công tác quản lý TT của sinh viên tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TT của Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: Có 2 loại phiếu thăm
dò dành cho
2 đối tượng sau đây: sinh viên, giảng viên.

7.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hồ sơ TT của sinh viên tại
ĐHYKPNT.
7.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.4. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sinh viên, giảng viên về những khó khăn, thuận
lợi, cũng như những ý kiến đề xuất trong việc quản lý thực tập.
7.5. Phương pháp toán thống kê: Để xử lý số liệu
8. Kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 5/2007: Chọn đề tài, chính xác hoá tên đề tài. Đọc tài liệu và viết đề cương
nghiên cứu. Nộp đề cương và bảo vệ đề cương.

- Tháng 6 đến tháng 12/2007: Đọc tài liệu, chuẩn bị phiếu điều tra.
- Tháng 1/2008 đến tháng 3/2008: Tiếp xúc địa bàn nghiên cứu, thu thập số liệu.
- Tháng 4/2008 đến tháng 10/2008: Phát phiếu điều tra, lấy ý kiến và xử lý số liệu.
- Tháng 11/2008 đến tháng 2/ 2009. Hoàn thành cơ bản luận văn, thầy hướng dẫn chỉnh
sửa và góp ý.
- Tháng 3/2009. Nộp luận văn cho phòng KHCN - SĐH

- Tháng 04/2009 : Bảo vệ luận văn tốt nghiệp đợt 2 - theo kế hoạch của nhà trường.















Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động thực tập nói chung luôn được các nhà giáo dục quan tâm và nghiên cứu. Hầu
hết các công trình nghiên cứu tuy ở dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều cùng một mục
đích là nâng cao chất lượng thực tập và chất lượng đào tạo. Việc nghiên cứu vấn đề thực tập
thực ra không phải là một đề tài hoàn toàn mới lạ vì hoạt động TT là một hoạt động đã có từ lâu
tại các trường đại học sư phạm, trường đại học y khoa trong cả nước.
Các Hội thảo, Hội nghị chuyên đề trong những năm gần đây:
- Hội thảo “Công tá
c thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” do Viện nghiên cứu Giáo
dục tổ chức tháng 04/2008.
- Hội thảo khoa học Quốc gia “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu
đất nước” do GS.TSKH Nguyễn Thiện Nhân - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT- Phó t
hủ tướng chính phủ
chủ trì, ngày 20/8/2008, nhấn mạnh việc ngành giáo dục chủ động xây dựng chương trình chú
trọng thực học, thực hành, chuẩn bị kỹ năng nghề cho người học; các cơ sở đào tạo tăng cường
tổ chức các hoạt động, các loại hình câu lạc bộ để sinh viên có đìêu kiện rèn luyện các kỹ năng
liên quan đến nghề, phát huy đựơc năng lực của bản thân sau khi ra trường.
- Hội thảo “Tiềm năng và khả năng của Trường Đại học Tiền Giang trong hợp tác về
khoa học công nghệ”, nhấn mạnh việc phối hợp tổ chức hướng dẫn si
nh viên khối ngành kỹ
thuật, công nghiệp thực hành, thực tập tại các Trung tâm chuyển giao công nghệ của Sở công
nghệ.
Một số đề tài nghiên cứu khoa học:
- “Kiến tập và thực tập sư phạm” (1999) – Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở
hệ Cao Đẳng sư phạm dùng cho các trường Cao Đẳng sư phạm của Tiến sĩ Nguyễn Đình Chỉnh
và Tiến sĩ Phan Trung Thanh. Các tác giả đã nêu lên những vấn dề đang được đặt ra hiện nay

đối với hoạt động thực tập sư phạm và đề xuất những giải pháp khắc p
hục nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề cho giáo sinh.
-“Thực tập sư phạm” (1997) của Tiến sĩ Nguyễn Đình Chỉnh đã nêu lên và giải quyết
những vấn đề cơ bản như: xác định nội hàm khái niệm cơ bản là năng lực sư phạm; mối quan
hệ giữa lý thuyết và thực hành; thực tập sư phạm đối với những m
ôn học công cụ như: tâm lý
học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; các hình thức tổ chức thực tập sư phạm ở các
trường sư phạm.
- “Thực trạng việc quản lý thực tập ở trường Cao đẳng bán công hoa sen và một số giải
pháp” (2004) – Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Trân Thúy - Trường Cao đẳng bán công Hoa
sen. Đây là một côn
g trình nghiên cứu phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường
Hoa Sen. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các bộ phận liên
quan, các khoa, ngành có thể quản ký việc thực tập của sinh viên một cách chặt chẽ, hiệu quả
hơn.
- “Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Tran
g- Thực
trạng và giải pháp” (2003) – Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Phú - Trường Cao đẳng sư phạm
Nha Trang. Đây là một công trình nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích thực trạng của việc
quản lý thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng,
để từ đó đưa ra những giải pháp căn cứ trên các điều kiện thực tế của t
rường nhằm quản lý tốt
hơn hoạt động thực tập.
Nhìn chung các đề tài quản lý hoạt động thực tập cũng chưa nhiều và riêng đối với ngành
Y thì chỉ có một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế
TP. HCM đề cập đến một số đặc điểm trong hoạt động thực tập . Đối với giảng viê
n trường thì
các đề tài nghiên cứu khoa học hầu hết các đề tài về chuyên môn không có đề tài về quản lý.
1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Các khái niệm về thực tập
1.2.1.1. Thực tập
Thực tập (Stage) theo định nghĩa của tự điển LaRousse thì đây là giai đoạn học tập,
nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề (thực tập luật sư,
thực tập sư phạm), cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm việc tại doanh nghiệp
để hoàn tất chương trình đào tạo.
Thực tập là làm trong thực tế để áp
dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về
nghiệp vụ chuyên môn (Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên - NXB
Đà Nẵng 1998)
Theo định nghĩa của Đại tự điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): Thực tập là tập
làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy,
sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường.
1.2.1.2. Thực tập y khoa
Đối với sinh viên các trường y khoa thì t
hực tập là một yêu cầu bắt buộc được thực hiện
từ năm thứ nhất và liên tục cho đến năm thứ sáu. Yêu cầu thực tập, thời lượng thực tập và nội
dung thực tập khác nhau trong mỗi môn học, mỗi năm học; và những đòi hỏi ngày càng cao
hơn.
Thực tập trong trường y khoa về cơ bản được chi
a làm 2 loại: Thực tập tại các phòng
thực tập (labo) trong trường gọi là thực tập cơ sở (TTCS) và thực tập tại các bệnh viện gọi là
thực tập lâm sàng (TTLS).
Thực tập cơ sở được xem là các hoạt động học tập theo qui định của sinh viên được tiến
hành tại các phòng thí nghiệm tại các bộ môn cơ sở của nhà trường như: mổ xác tại bộ mô
n
Giải phẫu, làm các xét nghiệm sinh hóa tại bộ môn Hóa sinh, xem kính hiển vi tại bộ môn Vi
sinh, mổ súc vật tại bộ môn phẫu thuật thực hành, bộ môn sinh lý…Tất cả những hoạt động này
phần lớn đều do giảng viên của trường phụ trách (Giảng viên: Bác sĩ, Dược sĩ, kỹ thuật viên,
điều dưỡng…)

Thực tập lâm sàng: Theo Tự điển Tiếng Việt thuộc Viện ngôn ngữ học (Nhà xuất bản
Đà nẵng – 2006) thì
lâm sàng là những gì trực tiếp quan sát được ở người ốm đang ở trên
giường bệnh.
Trong ngành y thì “lâm sàng” có nghĩa là giường bệnh do vậy thực tập lâm sàng có nghĩa
là thực tập tại giường bệnh hay nói rộng ra là thực tập tại bệnh viện
Thực tập lâm sàng là môn học được qui định trong chương trình chính khóa nhưng lại là

một hoạt động diễn ra ở ngoài nhà trường. Tùy theo mỗi cấp độ của năm học, mục đích của
việc thực tập là học cách tiếp xúc với bệnh nhân, kỹ năng giao tiếp, học cách khám bệnh để
phát hiện các triệu chứng đồng thời làm quen và tiến tới thực hành các thao tác điều trị cho
bệnh nhân.
Thực tập lâm sàng là một nội dung thuộc chương trình đào tạo của sinh viên y khoa được
thực hiện bắt buộc với các cơ sở đào tạo cán bộ y tế. Đây là một môn học có vai trò quan trọng
với lao động nghề nghiệp sau này của sinh viên. Là một trong những ngành liên quan trực tiếp
đến sinh mạng con người nên thực tập lâm
sàng có một vai trò rất quan trọng đối với các sinh
viên trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trở thành một Bác sĩ thực
thụ.
Sinh viên bắt dầu đi thực tập tại bệnh viện từ năm thứ nhất và liên tục cho đến hết năm
thứ sáu. Tuỳ theo mục tiêu thực tập từng đợt các em được bộ môn phân công xuống các khoa
trong bệnh viện và các phòng khám. Sinh viên phải đi thực tập vào tất cả các buổi sáng và học
lý thuyết tại trường vào buổi c
hiều. Từ năm thứ tư các em được phân công trực bệnh viện vào
buổi tối và tham gia vào việc điều trị và xử lý những ca cấp cứu như một nhân viên của bệnh
viện. Nếu với TTCS phần lớn là giảng viên của trường hướng dẫn thì TTLS phần lớn là do các
bác sĩ trong bệnh viện cùng phối hợp với giảng viên trường hướng dẫn.
Như vậy, bệnh viện là nơi sinh viên thực tập trong suốt 6 năm học, là nơi để sinh viê
n
không những trau giồi về kỹ năng nghề nghiệp mà còn là nơi để sinh viên rèn luyện về y đức để

có thể trở thành một thầy thuốc giỏi và có đạo đức nghề nghiệp trong töông lai.
Mục tiêu thực tập: Mục tiêu thực tập là những gì mà người học cần phải làm
được sau
quá trình thực tập mà trước đó họ chưa làm được
Có 3 loại mục tiêu hay còn gọi là 3 cấp mục tiêu:
 Mục tiêu nhà trường: Do nhà trường (hội đồng giáo dục- khoa học nhà trường vạch
ra) nhằm xác định diện đào tạo
 Mục tiêu bộ môn: Do tập thể giảng viên mỗi bộ môn xây dựng, căn cứ vào mục tiêu
của trường.
Mục tiêu nhằm xác định những năng lực mà SV phải đạt được để hoàn
thành những hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên khoa của mình.
 Mục tiêu chuyên biệt: Là mục tiêu cụ thể của từng bài giảng thực tập do chính các
giảng viên xác định, dựa vào mục tiêu giáo dục của bộ môn, mô tả những năng lực
mà SV phải đạt trong ba lĩnh vực nhận thức, kỹ năng, thái độ đối với n
hững tiêu
chuẩn hoàn thành nhất định của từng bài giảng để có thể thực hiện được nhiệm vụ
nghề nghiệp của người cán bộ y tế tương lai.
Nội dung thực tập: Nội dung TT được xác định bởi mục tiêu TT. Nó bao gồm các hoạt
động để đạt được mục tiêu qua đó giúp SV nhận biết.
 Có bao nhiêu chi tiết cần học.
 Những sự việc nào là quan trọng.
 Những tiêu chuẩn thực tập nào là cần thiết.
Do vậy mục tiêu TT và nội dung TT có mối quan hệ mật thiết. Trong số tay giáo dục
dành cho cán bộ y tế J. J Guibert có nhận định: “ Không có lợi ích gì ở việc xác định hàng ngàn
mục tiêu g
iáo dục cụ thể, nếu không có các hoạt đông dẫn đến việc đạt được các mục tiêu đó”.
Phương pháp học TT: Việc học TT trải qua 2 giai đoạn:
- Tiếp thu kiến thức lý thuyết và kỹ năng của GV truyền đạt tại giảng đường, labo, tại
giường bệnh.
- Đào sâu, mở rộng thêm hiểu biết về vấn đề cần học và từng bước áp dụng vào thực tế.

Theo “ Sổ tay dành cho giáo viên y học” của David Newble và Robery Cannon thì có
nhiều phương pháp học thực tập như sau:
 Học theo vấn đề: Là phương pháp đang được phát triển và nhiều trường đại học trên
thế giới áp dụng như: đại học MC Mester, Ontario ( Canada), đại học Maastricht (Hà
lan), đại học Newcas
the, N.S.W (Úc), đại học Xochimilco (Mehicô).
Đây là một phương pháp giúp SV học tập một cách chủ động, tự chuẩn bị kiến thức
thông qua quan sát, đọc sách, t
rao đổi, làm việc trong các nhóm nhỏ. Trong quá trình TT, SV
dần dần có khả năng xác định các thông tin mà họ cần mà không cần phải có sự giúp đỡ và tin
rằng có thể dựa vào khả năng của mình để giải quyết các vấn đề sức khoẻ sẽ gặp phải trong cuộc đời
nghề nghiệp.
 Học phát hiện và phương pháp nghiên cứu trường hợp: là phương pháp phân tích một
vấn đề một cách có
phê phán, nhận biết các quan hệ phức tạp giữa các yếu tố khác
nhau, củng cố kiến thức bằng cách áp dụng vào thực tế, thu thập thông tin có liên quan
với một vấn đề để giải quyết nó.
Phương pháp này giúp SV phát triển một số thói quen trí óc và hình thành kỹ năng phân
tích vấn đề. Đây là 1 phương pháp học được SV ưa thích vì làm cho SV cảm thấy được tham gia
nhiều hơn vào vấn đề đang được n
ói đến.
Xây dựng kế hoạch thực tập:
Để có thể triển khai việc thực tập cho sinh viên vào mỗi năm học cần chuẩn bị trước mọi
chi tiết về thực tập cho tất cả các đối tượng sinh viên tham gia thực tập trong năm học gọi là
xây dựng kế hoạch thực tập.
Kế hoạch thực tập dựa trên chương trình khung do Bộ y tế và Bộ giáo dục đào tạo ban
hành với thời gian và số tiết cụ thể cho thực tập mỗi môn
như sau:

CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN THỰC TẬP

KHỐI CHÍNH QUI (6 NĂM)
MÔN HỌC SỐ TIẾT SỐ ĐƠN VỊ
LT CS LS HỌC TRÌNH
Y HỌC CƠ SỞ

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH 24 06 02
DI TRUYỀN 30 08 02
DƯỢC LÝ 60 24 05
GIẢI PHẪU 1 28 20 03
GIẢI PHẪU 2 26 20 03
GIẢI PHẪU 3 20 16 02
GIẢI PHẪU 4 28 22 03
GIẢI PHẪU BỆNH 52 30 04
HOÁ SINH LÂM SÀNG 32 12 02
KÝ SINH 42 32 04
MIỄN DỊCH 32 12 02
MÔ - PHÔI 62 38 05
SINH HOÁ 68 48 06
SINH HỌC TẾ BÀO 28 12 02
SINH LÝ 1 40 24 03
SINH LÝ 2 42 12 03
SINH LÝ BỆNH 52 28 04
VI SINH 1 20 22 02
VI SINH 2 36 16 03
DÂN SỐ HỌC 24 02
DỊCH TỄ HỌC CƠ BẢN 34 02
DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG 18 20 02
KHOA HỌC HÀNH VI & GDSK 34 20 03
KINH TẾ Y TẾ 40 120 07
SKCĐ ĐẠI CƯƠNG ( Y 1) 42 30 04

SKCĐ THỰC ĐỊA ( Y 5) 120 04
SKCĐ THỰC ĐỊA ( Y 6) 120 04
SKCĐ ( Y 6) 60 05
Y HỌC LÂM SÀNG

CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH 26 40 03
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH 04 60 03
DA LIỄU 20 40 03
GÂY MÊ HỒI SỨC 54 40 05
HUYẾT HỌC 20 40 02
LAO & BỆNH PHỔI 42 40 04
MẮT 20 40 02
NGOẠI NIỆU 42 80 04
NGOẠI THẦN KINH 24 40 02
TRIỆU CHỨNG HỌC NGOẠI TỔNG QUÁT 18 160 04
NGOẠI ĐẠI CƯƠNG 18 160 04
NGOẠI CHUYÊN KHOA 46 03
NGOẠI KHOA: TỔNG HỢP LS &ĐIỀU TRỊ 32 140 05
NGOẠI UNG BƯỚU 26 140 02
NHI ( Y 4) 60 140 07
NHI (Y 6) 60 140 07
NHIỄM 72 160 08
NỘI THẦN KINH 20 40 02
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI TỔNG QUÁT 40 160 06
NỘI 1 ( ĐẠI CƯƠNG) 34 02
NỘI 2 ( TIM MẠCH - HÔ HẤP) 30 02
NỘI 3 ( TIÊU HOÁ - NỘI TIẾT) 58 04
THỰC TẬP NỘI KHOA 160 04
ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA 36 100 05
NỘI KHOA: TỔNG HỢP LS VÀ ĐIỀU TRỊ 66 140 07

PHẪU THUẬT THỰC HÀNH 20 16 02
RĂNG HÀM MẶT 20 40 02
SẢN PHỤ KHOA - Y 4 60 160 07
SẢN PHỤ KHOA - Y 5 30 100 05
SẢN PHỤ KHOA - Y 6 60 140 07
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ 20 01
TÂM THẦN 20 40 02
TMH 20 40 02
Y HỌC CỔ TRUYỀN 44 60 05
TỔNG SỐ TIẾT
21368322656 226

Hình thức thực tập: Tùy đặc thù từng môn thực tập (thực tập cơ sở sẽ khác với thực tập
lâm sàng).
 Giải phẫu học: Kiến tập trên xác người và so sánh với mô hình, xem Slide, video
 Sinh lý học,Vi sinh học, Ký sinh học, Giải phẫu bệnh học, Dược lý học, Sinh hoá:
Thực tập tại Labo xem tiêu bản dưới kính hiển vi và làm một số thí nghiệm
 Các môn lâm sàng: Khám bệnh, làm bệnh án, học triệu chứng, tham
gia theo dõi
và điều trị, tham gia trực đêm…
Đánh giá thực tập: Là phương pháp kiểm tra sau một đợt thực tập để xem SV có đạt được
mục tiêu của đợt TT hay không. Việc đánh giá hướng cho giáo viên biết phần nào của đợt TT có
kết quả và phần nào cần phải chỉnh lý.
Trong sổ tay dùng cho giáo viên y học David Newbke đã viết: “ Đánh giá lá một quá
trình dựa trên những tiêu chuẩn được tập thể thảo ra để đo lường sự tiếp thu của S
V, hiệu quả của
giáo viên và sự phù hợp của chương trình”.
Các hình thức đánh giá: Việc đánh giá mức độ thành thạo và kỹ năng nghề nghiệp của
SV gồm nhiều cách:
 Bài viết

 Thi viết trả lới câu hỏi ngắn
 Thi viết có cấu trúc (các tình huống lâm sàng)
 Câu hỏi nhiều lựa chọn
 Quan sát trực tiếp
 Thi chạy bàn
 Vấn đáp (thường sử dụng thi TTLS)
 Thực hành lâm sàng
 Trắc nghiệm (thường sử dụng thi TTCS)
 Bốc thăm bệnh và làm bệnh án tại giường
Những qui định, qui chế về thực tập của nhà trường
Thực tập cơ sở:
- Sinh viê
n phải dự đủ các buổi thực tập (100%) trình phiếu điểm danh vào mỗi buổi thực
tập. Nếu vắng 1 buổi nhưng không có lý do chính đáng thì không được dự thi kết thúc học
phần.
- Có tham gia thảo luận.
- Viết thu hoạch sau mỗi buổi thực tập.
- Có tham dự thi kết thúc học phần (lý thuyết thực hành, kỹ thuật, vấn đáp)
Thực tập lâm sàng:
- Tất cả SV phải bảo đảm g
iờ giấc thực tập lâm sàng. SV sẽ ký tên điểm danh hai lần vào
đầu buổi (trước khi giao ban) và cuối buổi (sau khi trình bệnh án). Sau khi giao ban hay trình
bệnh án, tổ trưởng sẽ trình bảng điểm danh cho Thầy cô phụ trách (hay giáo vụ Tổ BM) kiểm
tra và ký tên. Trong đợt thực tập lâm sàng, Tổ BM sẽ điểm danh đột xuất một vài lần. Biện
pháp này nhằm tránh tình trạng SV bỏ thực tập giữa giờ.
SV được x
em như vắng một buổi thực tập lâm sàng nếu:
 Không ký tên điểm danh hai lần.
 Không có mặt khi điểm danh đột xuất (trừ trường hợp đang ở trong phòng mổ).
 Không ký điểm danh khống.

- Nội dung thực tập hằng ngày:
 Ký tên điểm danh
 Giao ban
 Thực tập tại giường bệnh
 Trình bệnh án
- Các chỉ tiêu lâm sàng:
Quá trình thực tập lâm sàng của SV là quá trình thực hiện các chỉ tiêu lâm sàng. Chất
lượng của đợt thực tập được phản ánh bằng kết quả đánh giá các chỉ tiêu lâm sàng. Tất cả các
chỉ tiêu lâm sàng đều được đánh giá theo ba cấp độ (A: tốt, B: đạt, C: chưa đạt).
Các chỉ tiêu lâm sàng bao gồm: số trường hợp (cas) trực cấp cứu, số cas trình bệnh án tại
giường, số cas thực hành (tùy theo từng khoa)…
Trực cấp cứu:(Áp dụng cho SV từ năm thứ tư). Mỗi buổi trực tại phòng cấp cứu nhóm

SV đều phải trình bệnh tại giường cho các bác sĩ trong tua trực.
Trình bệnh tại giường được xem là khâu quan trọng nhất trong đợt thực tập lâm sàng. SV
phải nắm vững triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng của tất cả các bệnh nhân trong
phòng mà mình phụ trách để trình cho các Thầy cô. Mỗi một buổi thực tập SV chỉ t
rình bệnh tại
giường ở một khoa. Để cho việc trình bệnh tại giường đạt kết quả tốt, SV phải chuẩn bị từ ngày
hôm trước (thăm khám bệnh nhân, xem hồ sơ bệnh án, xem các chẩn đoán hình ảnh…).
Trình bệnh án là khâu quan trọng thứ hai sau trình bệnh tại giường. SV phải chuẩn bị một
vài ngày cho buổi trình bệnh án. Việc chuẩn bị bao gồm thăm khám
bệnh nhân, tham khảo sách
vở tài liệu, tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị…Quy trình trình bệnh án bao gồm ba bước:
thăm khám bệnh nhân, lượng giá kiến thức tối thiểu và trình bệnh án. Thiếu một trong ba bước,
buổi trình bệnh án được xem như không đạt yêu cầu. Thầy cô phụ trách trình bệnh án phải được
báo trước tối thiểu một ngày. Chỉ có tổ trưởng mới có trách nhiệm mời Thầy cô phụ trách trình
bệnh án. Trong trường hợp có hai nhóm SV cần trình hai bệnh án trong một buổi, tổ trưởng
chiụ trách nhiệm sắp xếp thời gian hay giảng đường để hai nhóm
có thể trình một lúc hay theo

thứ tự trước sau.
Khi thực hiện các chỉ tiêu lâm sàng, tính trung thực được yêu cầu ở mức độ tối đa. Tổ Bộ
môn (BM) sẽ có biện pháp mạnh đối với những SV có chỉ tiêu được ký khống, từ hạ cấp đánh
giá đến trừ điểm
và ngay cả cấm thi.
- SV được khuyến khích chủ động và sáng tạo trong đợt thực tập. Các BM sẽ không giảng
lý thuyết trên lâm sàng. Thay vào đó, các BM thường soạn sẵn các giáo trình cũng như ngân
hàng trắc nghiệm cho sinh viên tham khảo.
-SV phải có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng ốc và bảo vệ của công. SV phải xem tài sản của
bệnh viện như là tài sản của chính mình chiụ trách nhiệm hoàn toàn trong việc bảo quản các
trang thiết bị.
- Điểm cuối khoá của SV là trung bình cộng của điểm thực tập và điểm thi. Điểm thực tập
của SV cao hay thấp tuỳ thuộc vào số lượng các đánh giá A,B,C khi thực hiện các chỉ tiêu lâm
sàng.
- Những yêu cầu khác đối với SV:
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người nơi thực tập nhưng không can thiệp vào nội
bộ nơi thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
- Làm việc như một nhân viện thực thụ của bệnh viện.
- Tôn trọng nhân phẩm
và yêu thương người bệnh.
- Viết nhật ký lâm sàng đầy đủ trong suốt thời gian thực tập.
Công tác chuẩn bị thực tập:
Đối với Phòng QLĐT:
- Triển khai lịch giảng thực tập toàn bộ năm học về các bộ môn trước khi bước vào năm
học mới.
- Ban giám hiệu nhà trường sẽ ký hợp đồng với từng cơ sở thực tập (t
rong hợp đồng có
ghi rõ trách nhiệm giữa nhà trường và cơ sở thực tập trong việc phối hợp quản lý và giảng dạy).
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất hỗ trợ cho giảng dạy nhất là việc giảng dạy thực tập tại các

bệnh viện.
Đối với bộ môn:

Sau khi nhận được kế hoạch toàn bộ năm học từ phòng QLĐT, các bộ môn sẽ có kế
hoạch cụ thể cho việc giảng dạy thực tập như sau:
- Triển khai kế họach thực tập đến từng giảng viên trong bộ môn
- Thực hiện chế độ báo cáo tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng
dạy thực tập của từng giảng vi
ên theo từng định kỳ.
- Báo cáo về phòng QLĐT danh sách giảng viên thỉnh giảng (TTCS & TTLS).
Đối với giảng viên:
Với nhiệm vụ hướng dẫn thực tập, mỗi giảng viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt
kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mình hướng dẫn và giảng dạy, thực hiện đúng yêu cầu về
nội dung, chương trình phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá cũng như thực hiện đầy
đủ về chế độ báo cáo
theo định kỳ.
Đối với sinh viên:
- Nhận lịch giảng toàn bộ năm học từ phòng QLĐT.
- Nhận lịch giảng chi tiết từ bộ môn.
- Chia tổ thực tập theo sự chỉ đạo của Giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Sinh hoạt với chủ nhiệm bộ môn về mục tiêu của đợt thực tập, qui định thực tập của Bộ
môn, cách đánh giá cuối đợt thực tập và những qui định của Bệnh viện (nếu là TTLS).
- Tham dự đầy đủ các buổi học 1ý thuyết thực tập để có kiến thức khi thực tập.
Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Giáo
viên chủ nhiệm phải thực sự là một người tư vấn cho sinh viên trong vấn đề học tập
nói chung và trong thực tập nói riêng. Đặc thù của những môn thực tập là sinh viên phải hết sức
chủ động trong việc trang bị kiến thức trước khi thực tập cũng như tiếp thu kiến thức trong suốt
quá trình t
hực tập; do vậy giáo viên chủ nhiệm phải tư vấn một cách rõ ràng cho sinh viên về

các phương pháp, cách thức thực tập, kỹ năng giao tiếp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Cần có những buổi trao đổi rút kinh nghiệm giữa các nhóm thực tập trong lớp, qua đó có
hướng điều chỉnh học tập cho phù hợp.
Vai trò của phòng kỹ năng tiền lâm sàng (Phòng Skillslab)
Đây là phòng có chức năng hướng dẫn, chuẩn bị các kỹ năng thực tập lâm
sàng cho sinh
viên trước khi thực tập tại các cơ sở y tế; tại đây sinh viên sẽ được hướng dẫn thực tập trên các
mô hình cách khám bệnh, cách thực hiện các thủ thuật y khoa như: may vết thương, cách đặt
nội khí quản v.v…
1.2.2. Các khái niệm về Quản lý
1.2.2.1. Quản lý
Sống trong một xã hội, con người bao giờ cũng phải nằm trong một nhóm, một tổ chức
nào đó. Hoạt động quản lý là hoạt động phát sinh khi con người kết hợp với nhau trong một tổ
chức nhằm thực hiện một mục tiêu chung.
Có nhiều định nghĩa khác nhau
về quản lý:
“Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ
huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích
hoạt động chung và phù hợp với qui luật khách quan”. (QLHCNN)
- “Quản lý là: phải biết đào tạo,
bồi dưỡng, chia sẻ trách nhiệm, quyền hạn và phải biết
ủy quyền”.
- “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân
biến thành những thành tựu của xã hội”.
- “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp,
sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức
(chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”.
- “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức”.

- “Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và
môi trường, do đó: quản lý được
hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống t
rong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ
thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh
mới”.
- “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp
hoạt động của họ trong quá trình lao động”.
- Theo Các Mác thì quản lý có một tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã
hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua quản lý. Người viết: “ Tất cả mọi lao
động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui m
ô tương đối lớn, thí ít nhiều
cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những
chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của
những khí
quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn
một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định
hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh
tế,…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và c
ác
biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.
- Theo Henry Fayol: Quản lý là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra.
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên, có thể hiểu quản lý là tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản l
ý và đối tượng quản lý
trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt
được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành (hoạt
động) có hiệu quả.
Mặc dù hình thức diễn đạt khác nhau nhưng tất cả các định nghĩa đều xác định được

những đặc trưng của quản lý như sau:
+ Quản lý 1à thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội – lao động;
quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.
+ Hoạt động quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội.
+ Yếu tố con người, trong đó chủ yếu bao gồm người quản lý và người bị quản lý giữ vai
trò trọng t
âm trong hoạt động quản lý.
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến người
bị quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.
+ Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức
+ Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các mối quan
hệ giữa những con người, giữa những nhóm người…
+ Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản l
ý như:
mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ…
+ Phương pháp quản lý : là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý.
+ Chức năng của quản lý: Quản lý có bốn chức năng cơ bản. Đó là: Lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra…Cả bốn chức năng này có mối liên hệ qua lại khắng khít với nha
u
được mô tả theo sơ đồ sau:






Quản lý còn có tác dụng định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục
tiêu và hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đó. Tổ chức, điều
hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ chức, giảm độ bất định nhằm
đạt mục tiêu quản lý đã xác định. Tạo ra động lực cho hoạt động bằng cách kích thích, đánh gi

á,
khen thưởng, trách phạt, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và tổ
chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.
1.2.2.2. Quản lý đào tạo
Quá trình đào tạo là quá trình phối hợp hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh (HS) -
sinh viên (SV) nhằm phát triển nhân cách HS, SV do nhà trường tổ chức và quản lý.
Tổ chức
Lập kế hoạch
Kiểm tra
Chỉ đạo

Quản lý đào tạo hay quản lý quá trình đào tạo là thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo:
Quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, quản lý nội dung chương trình đào tạo, chú
trọng đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục thái độ và phát triển trí tuệ cho sinh viên,
học sinh trong quá trình dạy học.
- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo v
iên và hoạt đông học tập của sinh viên, học sinh.
Quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục của giáo viên và các nhiệm vụ
học tập, rèn luyện của HS – SV trong việc chấp hành các qui định, điều lệ, nội qui, chế
độ…một cách nền nếp, ổn định…
- Quản lý chất lượng đào tạo
Phát hiện kịp thời các nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng yếu kém
, đề ra và tổ chức các
biện pháp khắc phục những yếu kém nhằm đảm bảo được chất lượng yêu cầu.
- Quản lý, kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độ và cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Quản lý các hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường và quản lý điều phối hoạt động của
các tổ chức sư phạm trong nhà trường.
1.2.3. Quản lý hoạt động thực tập
Quản lý hoạt động thực tập là quá trì

nh vận dụng các chức năng quản lý như: lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra một cách sáng tạo để tổ chức, điều hành toàn bộ các hoạt
động có liên quan đến việc thực tập.
Quản lý hoạt động thực tập cũng bao hàm ý nghĩa tìm ra những giải pháp tốt nhất để thực
hiện một cách có hiệu quả nội dung thực tập trên cơ sở đảm bảo những điều kiện thuận lợi giúp
SV có thể thực tập tốt và tích lũy thêm được kiến thức, kinh nghiệm
cho bản thân. Từ đó, kiến
thức đã học được củng cố và nâng cao để SV có thể vững vàng hơn về các kỹ năng cũng như có
những nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp.

1.2.3.1. Quản lý mục tiêu thực tập
Mục tiêu thực tập là kết quả đạt được sau quá trình thực tập, điều này được thể hiện qua

năng lực là kỹ năng thực hành khám và chữa bệnh đồng thời cũng hình thành được thái độ đối
với nghề nghiệp (đức và tài).
Như vậy để đạt được mục tiêu thực tập, sinh viên cần phải lĩnh hội một hệ thống các nội
dung về thực tập để h
ình thành các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
1.2.3.2. Quản lý nội dung thực tập
Nội dung thực tập được cụ thể hóa trong các chương trình khung và các chương trình thực
tập. Nội dung thực tập khác nhau trong từng môn học và khác nhau trong mỗi năm học.
Để thực hiện việc quản lý mục tiêu và nội dung thực tập, cần phân cấp quản lý như sau:
Đối với nhà trường:
Nhà trường quản lý với chủ thể quản lý là Ban giám hiệu với sự hỗ trợ của phòng QLĐT.
Đối tượng quản lý là các bộ mô
n cơ sở và các bộ môn lâm sàng.
Mục tiêu quản lý: Quản lý các hoạt động của bộ môn trong việc giảng dạy thực tập lâm
sàng theo đúng mục tiêu, nội dung chương trình đã qui định bằng các biện pháp quản lý hành
chính như các văn bản qui định các qui chế hoạt động chuyên môn: chế độ báo cáo định kỳ các
hoạt động về giảng dạy, các kết quả kiểm tra đánh giá sinh viên.

Đối với Bộ môn:
Bộ m
ôn quản lý với chủ thể quản lý là Ban chủ nhiệm bộ môn.
Đối tượng quản lý là giảng viên trong bộ môn và sinh viên.
Mục tiêu quản lý: Bộ môn quản lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên trực thuộc,
theo dõi việc giảng dạy có đúng với kế hoạch, mục tiêu và nội dung thực tập bằng các biện
pháp như kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của giảng viên tại các cơ sở thực tập,
các qui định về báo cáo việc giảng dạy cũng như việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Đối với giảng viên hướng dẫn thực tập:
Giảng viên giữ một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực tập của
sinh viên vì là chủ thể quản lý trực tiếp với sinh viên. Việc giảng dạy đúng với kế hoạch t
hời
gian, mục tiêu, nội dung là do bản thân của giảng viên thực hiện đồng thời với việc quản lý các
hoạt động học tập của sinh viên theo đúng với nội qui, qui chế do nhà trường đề ra.
1.2.3.3 Quản lý chương trình thực tập
Ban Giám hiệu và phòng QLĐT dựa trên lịch giảng chi tiết của bộ môn để xây dựng kế
hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Mục đích của việc kiểm tra l
à để xem xét việc thực hiên
giảng dạy của giáo viên có đúng kế hoạch, chương trình đã đề ra hay không.
1.2.3.4 Quản lý việc triển khai kế hoạch thực tập
Quản lý việc triển khai kế hoạch thực tập bao gồm:
Quản lý việc chuẩn bị thực tập:
Trước khi bước vào năm học mới, các công tác chuẩn bị thực tập phải được báo cáo với
lãnh đạo phòng QLĐT và Ban giám
hiệu.
Phòng QLĐT phải xây dựng kế hoạch để Ban giám hiệu nhà trường ký kết hợp đồng đào
tạo với các bệnh viện
Việc xây dựng kế hoạch thực tập phải dựa trên chương trình khung của bộ cho các
trường đại học y khoa trong cả nước và dựa trên đặc thù của các môn học để sắp xếp một
chương trình thực tập đầy đủ và khoa học. Các chuyên viên của phòng đào tạo phải xây dựng

một kế hoạch thực tập cụ thể (địa điểm t
hực tập, thời gian thực tập, thời lượng thực tập, số
lượng sinh viên…) dưới sự giám sát và chỉ đạo của Ban giám hiệu và trưởng phòng QLĐT.
Phổ biến cho GV và SV kế hoạch TT trong năm học để thực hiện
Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập:
-
Yêu cầu bộ môn lập kế họach cụ thể của học kỳ, năm học.
- Tổ chức theo dõi việc thực hiện chương trình từng tuần, tháng, học kỳ, cả năm.
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực tập.
 Có kế họach kiểm tra việc thực tập tại các bộ môn cơ sở cũng như tại các bệnh
viện có sinh viên thực tập.
 Có biện pháp xử lý các bộ m
ôn khi thực hiện không đúng kế họach đã đề ra.
 Phổ biến đến giáo viên các văn bản, quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm, xếp
lọai học sinh.
 Có tổ chức theo dõi việc tổ chức kiểm tra, trả điểm về phòng đào tạo theo đúng qui
chế.
 Có qui định việc kiểm tra TT cuối m
ôn, cuối khoa TT.
Việc quản lý hoạt động thực tập bao gồm những biểu hiện cụ thể như sau:
1. Quản lý về nhận thức của GV và SV về mức độ quan trọng của việc TT, mục tiêu TT,
chương trình TT, nội dung TT.
2. Quản lý về thời gian: về tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực tập, về thời lượng TT.
3. Tì
m hiểu về mức độ ảnh hưởng của lịch thi lý thuyết đến hoạt động TT
4. Quản lý về công tác chuẩn bị TT: việc phổ biến đến SV mục tiêu TT, chương trình TT,
bài giảng TT.
5. Quản lý công tác tổ chức thực tập:
 Sổ ghi chép TT.
 GV hướng dẫn TT.

 Số lượng SV mỗi buổi TT.
 Tham khảo tài liệu tại thư viện sách & điện tử.
6. Quản lý giảng viên:
 Phương pháp hướng dẫn TT.
 Phương pháp đánh giá cuối đợt TT.
6. Quản lý về điều kiện để SV thực tập: điều kiện cơ sở vật chất
7. Đánh giá công tác tổ chức TT & mức độ cần thiết phải tăng cường các biện pháp quản lý
TT.

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
CỦA SINH VIÊN

2.1. Giới thiệu về trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2.1.1. Lịch sử hình thành trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật
lớn của cả nước, cũng là thành phố đông dân cư nhất, nhiều khách vãng lai nhất trong các tỉnh,
thành. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, tình trạng thiếu bác sĩ khá trầm trọng: số bác
sĩ trên một vạn dân năm
1976 là 2.3, năm 1980 là 3.2 và năm 1985 là 4.1 (Cục thống kê
TPHCM, tài liệu phục vụ Đại hội Thành đảng bộ lần thứ VII). Vào những năm đó, Thành phố
chỉ có thể tự đào tạo cho mình cán bộ y tế bậc trung cấp, nhu cầu về bác sĩ phải trông chờ vào
Trường đại học Y – Dược (trực thuộc Bộ Y tế). Cũng từ thập niên 70, một số chương trì
nh giáo
dục y khoa theo hướng cải cách đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế theo quan điểm
mới: tiến hành theo hai hướng tiếp cận mới về đào tạo: đào tạo dựa trên vấn đề và đào tạo
hướng về cộng đồng. Vì những lý do đó, Thành phố rất cần một Trường đại học y cho riêng
mình.
Việc này đã được đề đạt lên Trung ương.
Năm 1985, trong một lần Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Phạm Văn Đồng làm việc với TPHCM, Bác sĩ Dương Quang Trung (Giám đốc Sở Y tế

khi đó) đã có ý kiến xin chủ trương thành lập một cơ sở đào tạo đại học y khoa riêng cho
TPHCM và đã được đồng ý trên nguyên tắc.
Năm 1986, Nghị quyết Đại hội đại biểu Thành đảng bộ lần thứ IV đã khẳng định chủ
trương thành lập Trung tâm
đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1987, Sở Y tế thành lập Ban Trù bị để nghiên cứu xây dựng đề án thành lập Trung
tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế tại TPHCM.
Năm 1989, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế chính thức đứng vào mạng lưới các
Trường Đại học của Việt nam
với Quyết định số 59/CT ngày 15.3.1989 của Chủ tịch Hội đồng
bộ trưởng (do Phó Chủ tịch Nguyễn Khánh ký) về việc thành lập Trung tâm đào tạo bội dưỡng
cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trung học
và đại học y khoa thực hành. Trước khi có quyết định này, trên thực tế, Trung tâm đào tạo bồi
dưỡng cán bộ y tế đã ra đời ngày 29.12.
1988 theo Quyết định số 280/QĐ-UB cúa Chủ tịch
UBND TPHCM trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Trường trung học y tế thuộc Sở y tế.
Như vậy, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Y tế TPHCM đã được thành lập sau một
quá trình tham khảo, nghiên cứu các mô hình đại học trong nước và trên thế giới, với sự giúp
đỡ hỗ trợ của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, ban-ngành các cấp từ trung ương đến địa phương và
nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân TPHCM.
Ngày 30.6.1989, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TP
HCM đã tuyển sinh hệ đại
học khoá đầu tiên (năm học 1989- 1990); kết quả có 64 thí sinh trúng tuyển.
Từ tháng 7.1989, việc tái thiết cơ sở 520-Nguyễn Tri Phương (do Học viện Quân y
chuyển giao, nay là 86/2 Thành Thái) đã được tiến hành và đến tháng 9.1989, tất cả thầy - trò
của Trường trung học y tế cũ đã rời cơ sở 148 Trần Hưng Đạo, Quận 1 (Khách sạn Metropole
trước 30.4.1975) tề tựu về Trung tâm cùng với nhiều cán bộ giảng được tăng cường từ cơ quan
Sở y tế, các bệnh viện và các trường bạn.
N ăm học đầu tiên của Trung tâm
chính thức bắt đầu bằng lễ khai giảng được tổ chức

ngày 02.10.1989.
T ừ năm 1999, Trung tâm có thêm hệ đào tạo đại học y tập trung không chính quy (4
năm) theo chỉ tiêu do Bộ y tế giao.
T ừ năm 2007, Trung tâm nhận chỉ tiêu đào tạo cử tuyển hệ chính quy từ Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Trong quãng t
hời gian gần 20 năm mang tên “Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế
TPHCM”, Trường đã trưởng thành lên rất nhiều, có nhiều đóng góp cho Thành phố và ngành y
tế nước nhà: cho ra trường 13 khoá đại học chính quy (1308 bác sĩ) và 5 khoá đại học không
chính quy (479 bác sĩ), đồng thời cung cấp cho ngành y tế hàng ngàn điều dưỡng, nữ hô sinh
trung cấp, dược tá sơ cấp, tổ chức đào tạo liên tục, đưa đi thực tập si
nh ở nước ngoài số lượng
lớn bác sĩ của Thành phố.
Ngày 07.1.2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Số: 24/QĐ-TTg Về việc thành
lập Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch (trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo bồi
dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh). Đây là điều được toàn thể thầy, cô, sinh viên, học
sinh của Trường m
ong mỏi, là sự ghi nhận của Nhà nước đối với những đóng góp của Trung
tâm trong những năm qua và vai trò của Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch trong thời
gian tới.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quan điểm đào tạo
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là trường đại học công lập nằm trong hệ thống
giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
, do Thủ tướng Chính phủ ra

×