Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Một số biện pháp để hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH thực phẩm Hữu Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.54 KB, 46 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP 2
1. KẾ HOẠCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH KẾ HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1. KẾ HOẠCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH 2
2.QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH 7
3. VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 10
3.3. KHIẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA DỄ DÀNG 11
4 - NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LKH CỦA DOANH
NGHIỆP 11
4.2- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC LKH CỦA DOANH NGHIỆP 12
4.2.1-NĂNG LỰC VỀ NHÂN LỰC: 12
4.2.2- NĂNG LỰC VỀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSLĐ, TSCĐ) 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Ở CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỮU PHÚC 14
I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỮU PHÚC 14
1 – GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SẢN PHẨM CÔNG TY HỮU PHÚC 14
II-NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM
HỮU PHÚC CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH 16
1-Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thực phẩm Hữu Phúc: 16
2-Đặc điểm về trình độ lao động: 18
3.Đặc điểm về trang thiết bị sản xuất: 19
4 - Đặc điểm về vốn và trình tự thanh toán 20
5-Đặc điểm về quá trình sản xuất, bán hàng: 26
III-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY HỮU PHÚC 28
3 – ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THỰC PHẨM HỮU PHÚC 36


I – ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO NHU CẦU THỊ
TRƯỜNG VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 37
1- Phương pháp và trình tự nghiên cứu thị trường đầu ra 37
B - Trình tự nghiên cứu 38
2- Tăng cường nghiên cứu thị trường đầu vào 38
II – NẮM VỮNG VÀ KHAI THÁC TỐI ĐA CÁC NGUỒN LỰC, HẠN CHẾ ĐẾN MỨC THẤP NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ
CÒN TỒN TẠI TRONG SẢN XUẤT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HỢP LÍ NHẤT 39
1- Về máy móc thiết bị 39
2- Về nguyên vật liệu 40
4 - Năng lực của các cán bộ quản lí 42
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Chuyên đề tốt nghiệp

Chuyên đề tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường và thực hiện kinh tế mở,
kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cùng
với sự bung ra của mọi thành phần kinh tế, thành phần kinh tế tư nhân cũng
phát triển rầm rộ và ngày càng chứng minh được vị trí của mình trong nền
kinh tế. Nhưng để tồn tại và ngày càng phát triển lớn mạnh, các doanh
nghiệp phải xác định được chỗ đứng của mình, nắm bắt được mọi tác động
của môi trường kinh doanh và mọi cơ hội để kinh doanh có hiệu quả.
Có thể nói, lập kế hoạch là một trong những công cụ chủ yếu, hữu hiệu
để doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển của mình. Trong những năm
gần đây, công tác kế hoạch đã có nhiều sự đổi mới. Tuy nhiên, sau một thời
gian thực hiện đổi mới công tác kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch hoá doanh
nghiệp vẫn còn rất nhiều vấn đề phải bàn bạc và tiếp tục cần hoàn thiện trên

nhiều phương diện.
Trong thời gian thực tập taị Công ty TNHH thực phẩm Hữu Phúc ,tôi
đã tìm hiểu về công tác kế hoạch cũng như chất lượng sản phẩm của công ty
và thực hiện đề tài tốt nghiệp “Một số biện pháp để hoàn thiện công tác
lập kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH
thực phẩm Hữu Phúc”.
Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài của mình, tôi xin chân
thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Quang Huy người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này . Tôi cũng xin cảm ơn tập thể
Cán bộ công nhân viên Công ty TNHH thực phẩm Hữu Phúc đặc biệt là các
phòng Tổ chức, phòng Kinh doanh, bộ phận sản xuất, phòng tài chính kế
toán đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập.
Vì thời gian cũng như nhận thức còn hạn chế nên bài viết của tôi
không thể tránh khỏi những sai sót. Do đó tôi mong được sự góp ý của các
thầy cô giáo và của Công ty TNHH thực phẩm Hữu Phúc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

1
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH VÀ LẬP KẾ
HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP

Cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước mà nước ta đang
hướng tới xây dựng, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn
cần được nghiên cứu giải quyết. Riêng trong lĩnh vực kế hoạch hoá, trong
những năm đổi mới vừa qua đã tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm trí trái
ngược nhau về vai trò và sự tồn tại khách quan của công tác này. Một số ý
kiến cho rằng trong cơ chế quản lý mơí không còn chỗ đứng cho công tác kế
hoạch. Giờ đây thị trường trực tiếp điều tiết và hướng dẫn doanh nghệp
trong các vấn đề kinh tế cơ bản, số ý kiến khác cho rằng, bất luận trong việc

giải quyết vấn đề kinh tế cơ bản, số ý kiến khác lại cho rằng, bất luận trong
điều kiện nào, công tác kế hoạch vẫn tồn tại như một khâu, một bộ phận của
công tác quản lí và là một yếu tố cấu thành của cơ chế quản lý.
1. KẾ HOẠCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH KẾ HOẠCH TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Kế hoạch và lập kế hoạch
Về kế hoạch đã được rất nhiều nhà nghiên cứu xem xét và ứng dụng
trong các lĩnh vực khác nhau, từ đó đã xuất hiện rất nhiều quan điểm về lĩnh
vực này, điều này xuất hiện là do mỗi nhà nghiên cứu lại nghiên cứu về kế
hoạch ở một góc độ khác nhau và nó được ứng dụng cho các ngành khác
nhau ba nhà kinh tế nổi tiếng thế giới Harold koontz, Cyril odonneell, Heinz
wethrich đã đưa ra định nghĩa về kế hoạch như sau “ kế hoạch là cái cầu bắc
qua những khoảng trống để cơ thể đi đến đích, kế hoạch làm cho các sự việc
có thể sảy ra, nếu không thì chúng không sảy ra như vậy”. Điều này nói nên
rằng mặc dù có những nhân tố khác từ xã hội, thiên nhiên và môi trường tác
động làm đổ vỡ kế hoạch đã được lập ra, nhưng từ định nghĩa trên các nhà
kinh tế học đã nói nên được rằng công tác kế hoạch là vô cùng quan trọng

2
Chuyên đề tốt nghiệp
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặc dù chúng ta không thể dự đoán
được một cách chính xác về các sự việc sẽ xảy ra trong tương lai gần cũng
như xa, thế nhưng kế hoạch sẽ hướng các sự việc sẽ xảy ra một cách có lợi
cho mình và không để cho chúng xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Cũng trong lĩnh vực kinh tế này Giáo sư - Tiến sỹ PHẠM HỮU HUY
trong cuốn giáo trình “ Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp” đã
đưa ra khái niệm về kế hoạch “ kế hoạch là những chỉ tiêu, con số dự kiến
và ước tính trước trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó cho phù
hợp với nhu cầu của thị trường, với pháp luật và khả năng thực tế của từng
cơ sở sản xuất, doanh nghiệp”. Từ định nghĩa này ta thấy được rằng kế

hoạch khi áp dụng vào một doanh nghiệp sản xuất nó được hiểu như thế
nào? đó là các thông số được xác định trong kỳ báo cáo, để lập ra cho kỳ kế
hoạch thực hiện, đây chính là hình thức chi tiết hơn cho định nghĩa kế hoạch
của ba nhà kinh tế học với tác phẩm của họ “ Những vấn đề cốt yếu trong
quản lý ” đó cũng chính là hoạch định ra những công việc trong tương lai.
Cũng trong lĩnh vực này, khi nghiên cứu về kế hoạch để hoàn thiện
cuốn “ Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp” Tiến sỹ Nguyễn
Thành Độ đã đưa ra định nghĩa của mình về kế hoạch như sau: “ kế hoạch là
một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức của con người nhằm xác định
mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh”.
Về lập kế hoạch (LKH): Trong việc thiết lập một môi trường để các cá
nhân đang làm việc với nhau trong một tập thể thực hiện nhiệm vụ có hiệu
quả, nhiệm vụ cốt yếu nhất của nhà quản lý là phải biết rõ mọi người có hiểu
được nhiệm vụ và các mục tiêu của nhóm cũng như các phương pháp để
thực hiện các mục tiêu đó. Để sự cố gắng của nhóm có hiệu quả, các cá nhân
phải biết được họ được yêu cầu hoàn thành cái gì. Đây chính là chức năng
của việc LKH, đó là chức năng quan trọng nhất, căn bản nhất trong tất cả các
chức năng quản lý. LKH là lựa chọn một trong những phương án hành động

3
Chuyên đề tốt nghiệp
tương lai cho toàn bộ và cho từng bộ phận trong một cơ sở. Nó bao gồm sự
lựa chọn các mục tiêu của cơ sở và của từng bộ phận, xác định các phương
thức để đạt được các mục tiêu. Như vậy các kế hoạch cho ta một cách tiếp
cận hợp lý tới các mục tiêu chọn trước.Việc LKH cũng đòi hỏi sự đổi mới
quản lý một cách mạnh mẽ. Kết quả của công tác LKH, chúng ta sẽ thu được
một kế hoạch cho tổ chức và doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong
những năm tiếp theo hay nói một cách chính xác hơn thì đó chính là một loạt
các công việc được tiến hành bởi doanh nghiệp, tổ chức, tập thể trong những

năm của kỳ kế hoạch. “LKH là quyết định trước xem phải làm cái gì, làm
như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó” điều này chính là xác định các
công việc cho một quy trình sản xuất từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. “
Quyết định xem phải làm gì ” : nghĩa là xác định đối tượng của công việc
trong kỳ kế hoạch. Ví dụ ý muốn kinh doanh xuất khẩu của một giám đốc
công ty A thực hiện trong kỳ tới thì công việc đầu tiên ban giám đốc phải chỉ
ra được là họ sẽ xuất khẩu cái gì để có lợi cho doanh nghiệp và không vi
phạm pháp luật, tiến hành những bước gì để có thể xuất khẩu được mặt hàng
đó. “ Làm như thế nào ” : Điều này chỉ cho doanh nghiệp biết được rằng
bằng cách nào để thực hiện các công việc mà doanh nghiệp phải tiến hành. “
Khi nào làm ” : Xác định thời gian thực hiện công việc cho thích hợp vì
cùng một công việc được tiến hành như nhau (cùng chủ thể) thế nhưng thời
gian thực hiện khác nhau thì sẽ dẫn tới hai kết quả khác nhau mà thậm chí
trái ngược nhau, “ Ai làm cái đó ” : Xác định chủ thể của công việc, khi mới
sinh ra mỗi người đã được trời phú cho những tính cách khác nhau nghĩa là
có khả năng thiên về thực hiện một công việc khác nhau, với một người
quản lý giỏi phải phát hiện ra khả năng của những người dưới quyền mình
với đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu của họ từ đó giao cho họ những công
việc thích hợp, thu được kết quả cao.
1.2. Các loại hình kế hoạch trong DN
Kế hoạch của một tổ chức có thể được phân loại theo các tiêu thức

4
Chuyên đề tốt nghiệp
khác nhau. Nếu phân theo cấp kế hoạch thì các tổ chức được quả trị bằng hai
cấp tiêu biểu là kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp. Các kế hoạch
chiến lược do những nhà quản trị cấp cao của tổ chức quyết định nhằm xác
định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức. Các kế hoạch tác nghiệp bao gồm
những chi tiết cụ thể hóa của các kế hoạch chiến lược thành những hoạt
động hàng năm, hàng tháng, hàng quý, hàng tuần thậm chí là hàng ngày như

kế hoạch phân công, kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch tồn kho .v.v. Mục
đích đặt ra đối với kế hoạch tác nghiệp là bảo đảm mọi người trong tổ chức
đều hiểu về các mục tiêu của tổ chức và xác định rõ trách nhiệm của họ liên
quan như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu đó và tiến hành hoạt
động ra sao để đạt được kết quả dự kiến. Các kế hoạch chiến lược liên quan
đến mối quan hệ giữa con người của tổ chức với các con người của tổ chức
khác. Các kế hoạch tác nghiệp lại chỉ liên quan đến con người trong nội bộ
tổ chức đó mà thôi.
Nếu phân kế hoạch theo thời gian thực hiện, người ta chia kế hoạch ra
làm ba loại:
- Kế hoạch ngắn hạn: cho thời kỳ dưới một năm.
- Kế hoạch trung hạn: cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm.
- Kế hoạch dài hạn: cho thời kỳ từ 5 năm trở lên.
1.3. Thực chất của việc LKH trong doanh nghiệp
Chúng ta có thể làm rõ cốt lõi của công tác kế hoạch trong các tổ chức
bằng cách xem xét bốn khía cạnh chủ yếu của nó. Đó là sự đóng góp của nó
đối với mục đích và các mục tiêu, sự ưu tiên cho nó trong số các mục tiêu
nhiệm vụ quản lý, tính phổ biến của nó, tính hiệu quả của nó.
Sự đóng góp của việc lập kế hoạch đối với mục đích và các mục tiêu:
Mục đích của tất cả các kế hoạch và những kế hoạch phụ chợ cho nó là
nhằm hoàn thành những mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp. Nguyên lý
này xuất phát từ bản chất của tổ chức, nó tồn tại để thực hiện một mục đích
chung thông qua sự hợp tác có cân nhắc kỹ càng, lập kế hoạch nhằm xác

5
Chuyên đề tốt nghiệp
định những công việc cần phải làm, xác định làm nó như thế nào, khi nào
làm, ai làm cái đó mà mục đích cuối cùng là hoàn thành được những mục
đích, mục tiêu đã đề ra.
Sự ưu tiên cho việc lập kế hoạch: Do những hoạt động quản lý về mặt

tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra được thiết lập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch
hoàn thành các mục tiêu của tổ chức, cho nên về mặt lôgíc, việc lập kế hoạch
sẽ đi trước việc thực hiện toàn bộ các chức năng quản lý khác. Mặc dầu
trong thực tế mọi chức năng liên hệ mật thiết với tư cách là một hệ thống
hành động, nhưng việc lập kế hoạch là công việc duy nhất có liên quan với
việc thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của tập thể. Tất nhiên,
tất cả các chức năng quản lý khác cũng phải được lập kế hoạch nếu muốn
chúng có hiệu quả.
Tính phổ biến của công tác lập kế hoạch: Lập kế hoạch là một chức
năng của tất cả các nhà quản lý, mặc dầu tính chất và phạm vi của việc lập
kế hoạch là khác nhau đối với từng cấp quản lý. Rõ ràng không thể giới hạn
các công việc của người quản lý để cho họ có thể thực hiện không cần suy
xét, và nếu như họ không có trách nhiệm nào đó về kế hoạch thì thực sự
không phải nhà quản lý nữa.Chúng ta dễ dàng phân biệt một người làm việc
chính sách (đưa ra các hướng dẫn để ra quyết định ) với công việc hành
chính, hoặc giữa người quản lý với “nhà kinh doanh” hay “nhà quản trị”.
Tính hiệu quả và mục đích: Chúng ta đo tính hiệu quả của một kế
hoạch bằng sự đóng góp của nó vào mục đích và các mục tiêu cuả chúng ta,
so với các chi phí và các yếu tố khác cần thiết để lập và thực hiện kế hoạch.
Một kế hoạch có thể tăng cường hơn việc đạt được các mục tiêu, nhưng với
chi phí quá cao thì không cần thiết. Các kế hoạch là hiệu quả nếu chúng đạt
được các chỉ mục tiêu đề ra với chi phí hợp lý, khi mà chi phí được đo
không phải chỉ bằng thời gian, tiền của hay sản phẩm mà còn bằng mức độ
thoả mãn của tập thể.

6
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhiều người lãnh đạo kinh tế đã tuân theo những kế hoạch mà chi phí
lớn hơn doanh thu có thể thu được, ví dụ một hãng hàng không cần một máy
bay mà tiền mua lớn hơn doanh thu. Các công ty đã cố bán ra những sản

phẩm không được thị trường chấp nhận, vì như hãng sản xuất ô tô cố bán
những ô tô mà nó chỉ chú trọng tới kỹ thuật chứ không tạo ra ưu thế cạnh
tranh về kiểu dáng. Thậm trí các kế hoạch không thể nào thực hiện được các
mục tiêu nếu chúng làm cho quá nhiều người trong tổ chức bất mãn. Chủ
tịch của một công ty đang thua lỗ cố gắng cải tổ về tổ chức và cắt bớt các chi
phí bằng cách bán buôn và thải loaị vô kế hoạch những nhân viên chính. Sự
sợ hãi, sự bất mãn, sự mất tinh thần nảy sinh ra làm cho năng xuất lao động
giảm đáng kể và làm hỏng mục tiêu của ban quản trị nhằm cứu vãn công ty,
và như vậy sự cố gắng để sắp đặt và phát triển quản lý đã thất bại vì sự bất
mãn của tập thể đối với phương pháp đã áp dụng, vì thiếu quan tâm đến tính
hợp lý của chương trình.
2.QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
Việc nghiên cứu về quá trình LKH là một vấn đề hết sức quan trọng
vì từ quá trình này giúp cho các nhà quản lý trong mọi lĩnh vực từ một công
việc ở tầm vĩ mô như xây dựng một nhà máy hay tiếp đó là những công việc
ở tầm vi mô như việc phát triển một sản phẩm của doanh nghiệp thì đều phải
lập một kế hoạch cho quá trình sản xuất và thi hành này. Vì các kế hoạch
nhỏ thường đơn giản hơn những kế hoạch lớn nhưng không vì thế mà các
nhà quản lý bỏ quên hay không LKH cho quá trình thực thi công việc nhỏ.
Quá trình LKH bao gồm các bước cơ bản sau:
B ước 1 : Nghiên cứu và dự báo
Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của việc LKH để nhận thức được
cơ hội cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh tranh,
về điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta
phải dự đoán được các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối
phó.Việc lập kế hoạch này đòi hỏi phải có sự dự đoán thực tế về cơ hội.

7
Chuyên đề tốt nghiệp
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được
lượng hóa đến mức cao nhất có thể. Mặc dù tổ chức thường có cả hai loại
mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng, nhưng những loại mục tiêu định
lượng thường có vẻ rõ ràng hơn và dễ thực hiện hơn. Ngoài ra mục tiêu cũng
cần được phân nhóm theo các thứ tự ưu tiên khác nhau. Một tổ chức có thể
có hai loại mục tiêu là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu thứ hai. Những mục
tiêu hàng đầu liên quan đến sự sống còn và thành đạt của tổ chức. Đối với
một công ty, đó là những mục tiêu về doanh số, lợi nhuận hay thị phần nhất
định trong một thời kỳ nào đó, nếu không công ty có thể bị phá sản. Mục
tiêu thứ hai lại liên quan đến tính hiệu quả của tổ chức. Chúng cũng rất quan
trọng đối với sự thành công của tổ chức, nhưng không phải lúc nào cũng ảnh
hưởng đến sự sống còn. Cho dù có chú trọng đến mục tiêu nào hơn chăng
nữa, điều quan trọng là phải xác định các mục tiêu thật rõ ràng, có thể đo
lường được và từ đó mang tính khả thi. Ngoài ra, cũng cần xác định rõ trách
nhiệm trong việc thực hiện và thời hạn hoàn thành.
Bước 3: Phát triển các tiền đề
Ở bước này ta cần lưu ý tới việc phát triển các tiền đề.Tiền đề LKH
là các dự báo, các chính sách cơ bản có thể áp dụng. Chúng là giả thiết cho
việc thực hiện kế hoạch. Đó có thể là địa bàn hoạt động, quy mô, mức giá,
loại sản phẩm, sử dụng công nghệ gì, mức chi phí, mức lương, mức thuế và
chính sách thuế, xây dựng nhà máy mới nào, chính sách nào ảnh hưởng tới
lãi cổ phần, làm thế nào để có tài chính mở rộng sản xuất kinh doanh, môi
trường xã hội và chính trị như thế nào? .v.v. Một số tiền đề là những dự báo,
các chính sách còn chưa ban hành. Ví dụ, khi xây dựng các kế hoạch phát
triển đô thị cho một thành phố, người ta có thể dựa trên tiền đề là mạng lưới
xe buýt và các phương tiện đi lại công cộng khác sẽ định hình ra sao sau 5
năm tới.Các tiền đề được giới hạn theo các giả thiết có tính chất chiến lược
hoặc cấp thiết để dẫn đến một kế hoạch. Các tiền đề này có ảnh hưởng nhiều

8

Chuyên đề tốt nghiệp
nhất đến sự hoạt động của kế hoạch đó. Sự nhất trí về các tiền đề là điều
kiện quan trọng để LKH phối hợp. Vì vậy không nên đòi hỏi những kế
hoạch và ngân quỹ tứ cấp dưới khi chưa có những chỉ dẫn cho những người
đứng đầu các bộ phận cuả mình.
Một chủ tịch công ty cho rằng lập kế hoạch phải bắt đầu từ đơn vị cơ
sở. Ông ta đã ra lệnh cho các đơn vị dưới quyền lập kế hoạch và ngân quỹ
riêng của họ và báo cáo lên chủ tịch. Khi nhận được yêu cầu đó của chủ tịch,
các công ty tỏ ra ngạc nhiên và sợ hãi. Kết quả là khi nhận được các báo cáo
mong muốn ông ta nhận ra rằng các kế hoạch và các ngân quỹ đó là không
phù hợp, và Ông ta có trong tay một hệ thống các kế hoạch trái ngược nhau.
Bây giờ Ông ta mới nhận thức được tầm quan trọng của các tiền đề, và ông
sẽ không bao giờ đòi hỏi những kế hoạch và ngân quỹ từ các đơn vị cấp dưới
khi chưa có trước hết những chỉ dẫn do những người đứng đầu các bộ phận
của mình.
Bước 4: Xây dựng các phương án:
- Bước thứ tư trong việc lập kế hoạch là tìm ra và nghiên cứu các
phương án hoạt động để lựa chọn, đặc biệt khi các phương án này không
thấy hợp lí cho lắm. Ít khi một kế hoạch lại không có những phương án lựa
chọn hợp lý, vì thực tế thường hay gặp một phương án mà rõ ràng nó chưa
phải là phương án tốt nhất. Vấn đề quan trọng không phải là việc tìm ra các
phương án mà là việc giảm bớt các phương án cần lựa chọn để sao cho chỉ
còn những phương án có nhiều triển vọng nhất được đưa ra phân tích.
Bước 5: Đánh giá cá phương án
Sau khi tìm được các phương án và xem xét những điểm mạnh, yếu
của chúng, bước tiếp theo chúng ta phải tìm cách định lượng chúng dưới ánh
sáng của các tiền đề và các mục đích. Một phương án có thể có lợi nhuận
cao nhất song cần vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn đầu tư chậm;
phương án khác có thể ít lợi nhuận song cũng ít rủi ro hơn. một phương án
khác nữa có thể thích hợp với các mục tiêu dài hạn của công ty. Cho nên khi


9
Chuyên đề tốt nghiệp
đánh giá ta phải bám sát các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu và trung thành
cao nhất với các tiền đề đã xác định.
Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định.
Sau quá trình đánh giá, một vài phương án sẽ được lựa chọn. Lúc này
cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác của tổ chức
cho việc thực hiện kế hoạch. Bước tiếp theo đó sẽ là xây dựng các kế hoạch
phụ trợ và lượng hóa kế hoạch bằng ngân quỹ.
3. VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
3.1. Ứng phó với những sự bất định và sự thay đổi
Sự bất định và thay đổi của thị trường làm cho việc lập kế hoạch trong
kinh doanh trở thành tất yếu. Tương lai rất ít khi chắc chắn, tương lai càng
xa thì các kết quả của quyết định mà ta cần phải xem xét sẽ càng kém chắc
chắn. Với thực tế trong ngành thực phẩm còn gay gắt hơn. Khách hàng luôn
đòi hỏi sự mới mẻ trong khẩu vị trong khi những khách hàng khác còn chưa
quen với mùi vị sản phẩm của công ty vẫn còn đang được xem là mới lạ.
Chính vì vậy ngay khi còn đang nghiên cứu thăm dò thị trường, ngay khi
còn đang hoàn thiện sản phẩm này thì doanh nghiệp đã phải có kế hoạch tiếp
tục nghiên cứu sản phẩm khác rồi. Cũng tương tự như vậy, để ứng phó với
sự bất định, cùng với việc chăm sóc ổn định thị trường đã có, doanh nghiệp
cũng đồng thời phải chuẩn bị nghiên cứu và mở thị trường mới. Tìm kiếm
những nguồn hàng phù hợp hơn cho thị trường đầu ra.
3.2. Tập trung sự chú ý vào các mục tiêu
Do mục đích của việc LKH là đạt được các mục tiêu của tổ chức,
cho nên chính hoạt động LKH sẽ kéo sự tập trung, sự chú ý vào các mục tiêu
đã đề ra. Những kế hoạch được xem xét đủ toàn diện sẽ thống nhất được
những hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Cụ thể với công ty thực phẩm,

khi mục tiêu đề ra là giảm thiểu mức thấp nhất sản phẩm hỏng (không đạt
tiêu chuẩn). Khi đó ngay từ bộ phận thu mua đã phải tìm nguồn hàng đạt tiêu

10
Chuyên đề tốt nghiệp
chuẩn, lựa chọn hàng chuẩn. Khâu sản xuất phải làm tỉ mỉ, tránh gây hỏng
sản phẩm, khâu kinh doanh phải sử lí, tìm đầu ra bán rẻ những sản phẩm
không đạt tiêu chuẩn ( thường là nhỏ không đủ trọng lượng, hay ngoại quan
không đẹp). Khi những sản phẩm hỏng đã xử lí hết thì lượng hàng bán ra
theo hình thức bình thường sẽ là những sản phẩm tốt nhất.
3.3. Khiến công tác kiểm tra dễ dàng
Người quản lý không thể kiểm tra công việc của các cấp dưới nếu
không có được mục tiêu đã định để đo lường. Như ví dụ trên đã đề cập, nhà
quản lí sẽ lấy gì để đánh giá xem liệu sản phẩm hỏng đã được giảm thiểu
chưa khi không dựa vào các con số báo cáo thực tế từ các bộ phận. Dựa vào
báo cáo tỷ lệ sai hỏng thành phẩm của bộ phận sản xuất qua các thời kỳ sẽ
thấy được ngay mục tiêu này đã được thực hiện hay chưa.
4 - NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC LKH CỦA DOANH NGHIỆP.
4.1- Khái niệm về năng lực lập kế hoạch doanh nghiệp
- Có rất nhiều quan niệm khác nhau về năng lực của doanh nghiệp vì
khi nghiên cứu về doanh nghiệp thì mỗi nhà nghiên cứu tiếp cận với mục
đích khác nhau. Vì vậy mà xuất hiện những định nghĩa, quan niệm khác
nhau về lĩnh vực này, thế nhưng kết hợp các khái niệm mà họ đã đưa ra
chúng ta có thể rút ra một khái niệm về năng lực như sau:
Năng lực là khả năng của một doanh nghiệp tổ chức mọi mặt trong hoạt
động của nó nhằm đáp ứng cho quá trình thực hiện các kế hoạch của doanh
nghiệp để đạt các mục tiêu đã đề ra
- Từ khái niệm về năng lực trên ta có thể khái quát khái niệm năng lực
LKH là: “ Năng lực lập kế hoạch chính là năng lực của doanh nghiệp được

ứng dụng cho việc LKH phát triển doanh nghiệp bằng cách đáp ứng các yếu
tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình LKH ” nghĩa là các nhà
lập kế hoạch cần phải dựa vào khả năng, năng lực của doanh nghiệp cộng
với sự hiểu biết về thị trường và nhu cầu của khách hàng từ đó lập ra kế

11
Chuyên đề tốt nghiệp
hoạch khác nhau, sau đó chọn một kế hoạch có tính khả thi nhất đưa vào
thực hiện.
4.2- Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực LKH của doanh nghiệp
Để xem xét một cách chính xác về khả năng của kế hoạch mà các nhà
lãnh đạo lập ra thì thông thường các nhà phân tích thường tách chúng ra để
xem xét về các mặt, các yếu tố mà kế hoạch đã đặt ra và so sánh với các yếu
tố mà năng lực của doanh nghiệp có thể đáp ứng được từ đó sẽ có những
nhận xét xác đáng cho kế hoạch được lập ra:
4.2.1-Năng lực về nhân lực:
Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên một doanh nghiệp
thực sự, không một tổ chức nào có thể bỏ qua yếu tố này. Nhân lực mạnh
hay yếu; trình độ cao hay thấp sẽ hoàn toàn quyết định đến sự sống còn của
một doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai, thật đơn giản để
lý giải điều này do ai cũng thể nhận thấy ngay được rằng một ông giám đốc
giỏi với khả năng quản lý của mình thì có thể vực một công ty từ chỗ bên bờ
vực thẳm trở thành một công ty làm ăn có lãi và có thể trở thành một tập
đoàn lớn mạnh, cũng như vậy với một công ty đang làm ăn có lãi thế nhưng
được tiếp nhận một vị giám đốc với những người tay chân của ông ta kém về
mọi mặt thì dễ dàng dẫn tới một sự đổ vỡ đã được biết trước; Vậy năng lực
nhân lực được xác định trong các chỉ tiêu sau:
- Trình độ hoc vấn của cán bộ, công nhân nhân viên: Xác định qua các
lớp đào tạo mà họ thông qua, mức học vấn bình quân của cả tổ chức như là
cán bộ quản lý tốt nghiệp đại học hay là thạc sỹ, tiến sỹ và số lượng cơ cấu

như thế nào. Đối với công nhân thì xem xét trung bình hoặc chi tiết các cấp
học, lớp học mà họ đã qua đào tạo.
- Kinh nghiệm: là số thời gian mà một nhà quản lý, một người công
nhân đã làm công việc của mình. Nếu kế hoạch của một doanh nghiệp do
một công nhân, một nhà quản lý có thâm niên càng lớn thực thi thì khả năng
hoàn thành công việc của họ càng cao và tính hiệu quả cũng càng cao .

12
Chuyên đề tốt nghiệp
- Nguồn nhân lực bổ xung : Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay,
đội ngũ lao động trong thị trường lao động thật dồi dào thế nhưng các doanh
nghiệp vẫn phải cạnh tranh nhau để giành lấy những người lao động có năng
lực và thích hợp với công việc, Hiện nay tại thị trường lao động Việt Nam,
mọi người đang tưởng rằng nguồn lao động của nchúng ta là dồi dào thế
nhưng khi xem xét kỹ thì thấy chúng ta chỉ toàn lao động chưa được đào tạo
hoặc không đạt được yêu cầu của các doanh nghiệp về chuyên môn cũng
như ý thức lao động. Từ đó có thể thấy, doanh nghiệp nào mà có được nguồn
nhân lực bổ xung lớn và có chất lượng thì doanh nghiệp đó có khả năng phát
triển lớn, đáp ứng được với kế hoạch đề ra.
4.2.2- Năng lực về tài sản lưu động, tài sản cố định (TSLĐ, TSCĐ)
Phần trên ta đã đề cập đến yếu tố con người. Nhưng con người phải có
công cụ lao động thì mới tạo ra hàng hóa. Trong doanh nghiệp thì đó là máy
móc, trang thiết bị để sản xuất, là vốn, là quy trình thanh toán để bôi trơn sản
xuất, thực hiện hoạt động kinh doanh. Bất kể một doanh nghiệp nào khi mà
hoạt động cũng cần đến TSCĐ và TSLĐ. Số lượng, chất lượng và quy mô
của nó sẽ quyết định khả năng sản xuất và thực hiện công tác LKH của
doanh nghiệp.
- TSCĐ là tài sản hiện vật mà doanh nghiệp hiện có, nó có đặc tính tiêu
hao dần trong quá trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Sự tiêu hao đó
được chuyển giao dần vào sản phẩm của doanh nghiệp. TSCĐ của doanh

nghiệp bao gồm máy móc trang thiết bị, công cụ dụng cụ sản xuất, nhà xưởng,
máy móc đồ dùng trong văn phòng các loại giấy phép kinh doanh v v
- TSLĐ là tài sản của các doanh nghiệp được dùng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, nó có đặc tính là giá trị của tài sản được chuyển giao hoàn
toàn vào sản phẩm trong quy trình sản xuất. TSLĐ bao gồm tiền vốn, các
loại tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu v v
Trong tình hình hiện nay cho thấy các doanh nghiệp có thế mạnh về
TSLĐ và TSCĐ thì nó sẽ tạo tiền đề quan trọng cho công tác lập hoạch của
doanh nghiệp vì đây chính là yếu tố tạo điều kiện vật chất cho công tác lập
kế hoạch của doanh nghiệp.

13
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ
HOẠCH VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
TNHH THỰC PHẨM HỮU PHÚC
I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỮU PHÚC
1 – GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SẢN PHẨM CÔNG TY HỮU
PHÚC
Tên cơ quan: Công ty TNHH Thực Phẩm Hữu Phúc
Địa chỉ: số 11 ngõ 374 Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà
Nội.
Đây là công ty tư nhân TNHH một thành viên, chuyên về chế biến và
kinh doanh thực phẩm cụ thể là sản phẩm gà hấp muối mang thương hiệu Bá
Vương. Công ty được thành lập vào ngày 29/3/2009, khi mới thành lập,
công ty ở tại làng Yên Phụ, một nơi chỉ thích hợp làm văn phòng, một năm
sau công ty chuyển địa điểm và ổn định tại địa chỉ như bây giờ.
1.1 – Thông tin về sản phẩm Gà Bá Vương
Sản phẩm có tên gọi là gà Bá Vương. Nguyên liệu là gà già Hàn Quốc
nhập khẩu. Thành phẩm được hút chân không và bảo quản trong môi trường

lạnh từ 0
o
đến 4
o
C. Khi sử dụng chỉ cần mở bao bì, chặt miếng là ăn được,
không cần chế biến gì thêm. Đối với thị trường Việt Nam, sản phẩm thị hấp
muối là một loại khẩu vị mới, người tiêu dùng còn chưa quen nên việc tiêu
thụ sản phẩm này cần thời gian để người tiêu dùng dần thích nghi với sản
phẩm và cũng cần thời gian để công ty cải tiến dần hương vị sản phẩm sao
cho thực sự phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Việt.
1.2 – Quá trình chế biến sản phẩm :
Gà nhập về còn đông đá nguyên hộp, phải ngâm trong nước để giã
đông. Sau đó vệ sinh lại lông và nội tạng còn sót, rửa sạch, cho vào sục ozon
rồi để ráo nước. Ngâm với gia vị, các chất phụ gia thực phẩm trong 12 tiếng

14
Chuyên đề tốt nghiệp
trong môi trường 0
o
C để thịt gà mềm và ngấm đều gia vị. Quá trình nấu gà
tổng cộng chỉ 1,5 tiếng, gà đã nấu chín lại cho vào môi trường lạnh, để nguội
và đóng gói hút chân không rồi để trong môi trường lạnh bảo quản ở nhiệt
độ 4
o
C. Sản phẩm thành phẩm có thời hạn sử dụng 30 ngày.
2 – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
2.1 – Sự phát triển về quy mô
Khi mới thành lập, công ty ở tại làng Yên phụ bên bờ hồ Tây, nơi có
nhiều người nước ngoài thuê ở và làm văn phòng giống một hộ kinh doanh
cá thể với diện tích nhỏ bé 20m2 làm văn phòng và 30m2 làm khu sản xuất.

Cả công ty chỉ có tổng cộng 04 người, một người chế biến chính làm tất cả
các công việc từ làm vệ sinh, rửa gà, nấu gà, đến đóng gói thành phẩm. Ba
người khác lần lượt làm các việc về kinh doanh, hành chính văn phòng, khi
đã làm hết việc thuộc lĩnh vực của mình ba người còn lại giúp việc lặt vặt
cho người chế biến chính như phụ giúp đóng gói, xếp tủ bảo quản. Những
lúc khó khăn về nhân lực, hay những ngày lễ tết lượng tiêu thụ tăng đột biến
thì công ty thuê thêm lao động phổ thông làm công nhật. Một năm sau công
ty chuyển về địa điểm như bây giờ với diện tích 120m2 và đã phân phòng
ban rõ ràng. Với địa điểm vẫn xem là nội thành Hà Nội, xưởng sản xuất
120m2 này được coi là khá to và đã đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất hiện thời
của công ty. Hiện nay tổng nhân sự của công ty là 20 người, về cơ bản chia
làm ba bộ phận chính, bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh và hành chính
văn phòng.
2.2 – Sự phát triển về thị trường tiêu thụ
Đối với mỗi một doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn để sống
còn luôn được đặt lên hàng đầu. Khi sản phẩm gà Bá Vương mới ra đời công
ty có làm cuộc điều tra về mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản
phẩm về mẫu mã, hương vị, chất lượng cũng như giá cả. Nơi được chọn để
điều tra là các quận nội thành Hà Nội và thành phố Bắc Ninh, kết quả của
cuộc điều tra cho thấy rất khả quan. Đến 90% đối tượng tham gia đều cho ý

15
Chuyên đề tốt nghiệp
kiến là thích hương vị sản phẩm và cảm thấy giá cả phù hợp. Đây là một tín
hiệu đáng mừng và tạo động lực rất lớn cho người chủ công ty. Nhưng thực
tế kinh doanh lại không khả quan, 06 tháng sau khi thành lập, công ty đưa
hàng đi kí gửi tại các cửa hàng đông lạnh, các nhà hàng, quán bia trong TP
Hà Nội thì hàng lại không bán được hoặc lượng tiêu thụ rất ít, doanh thu
tháng trung bình chỉ đạt mức sấp sỉ 100 triệu đồng. Lúc đó công ty không
thể đưa hàng vào bán tại siêu thị vì công ty không thể đáp ứng được đầy đủ

các yêu cầu của siêu thị. Nhưng đến nay sau 3 năm hoạt động, thị trường
tiêu thụ sản phẩm của công ty Hữu Phúc ngoài Hà Nội đã vươn ra các tỉnh
Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương Hưng Yên và TP Hồ Chí
Minh dù lượng tiêu thụ ở thị trường miền Nam không nhiều. Hệ thống tiêu
thụ đã bao gồm các siêu thị khó tính như Fivimart, Intimex, Hapro .v.v.
II-NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỮU PHÚC CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI
NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH
1-Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thực phẩm Hữu
Phúc:
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thực phẩm Hữu Phúc là cơ cấu tổ
chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đây là cơ cấu tổ chức giúp cho chủ
doanh nghiệp quản lý một cách sát sao với mọi công việc của công ty, nó
thích hợp với một công ty có quy mô nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thực
phẩm, một lĩnh vực có yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

16
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức
của công ty TNHH thực phẩm Hữu Phúc
Giám đốc công ty là người quản lí chung trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, có trách nhiệm đối với đời sống của cán bộ công
nhân viên của công ty, và chịu trách nhiệm về mọi mặt trước các cơ quan
quản lý nhà nước.
Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh
vực mà mình được giao nhiệm vụ và là ngời tham mưu cho giám đốc về các
hoạt động khác của công ty mà mình hiểu biết
Phòng hành chính có nhiệm vụ lo các công việc giấy tờ,quản lí tài
chính công ty, thu mua vật tư, xây dựng phương án trả lương, thưởng và các


17
Phó giám đốc
Phòng hành chính Bộ phận kinh doanh Bộ phận sản xuất
- Thư kí giám đốc
- Kế toán
- Thu mua vật tư
Trưởng phòng kinh
doanh
Các nhân viên kinh
doanh
Chủ quản sản
xuất
Các nhân viên
sản xuất
Giám đốc
Chuyên đề tốt nghiệp
quyền lợi khác của nhân viên, theo dõi công nợ, quản lí việc thu chi của
công ty.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ bán hàng, bán càng nhiều sản phẩm
càng tốt trong giới hạn chi phí cho phép. Xây dựng các phương án, chiến
lược kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ của công ty.
Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất hàng hóa theo kịp đơn
hàng, hạn chế số lượng hàng hỏng, hàng không đạt tiêu chuẩn. Đảm bảo chất
lượng hàng hóa xuất ra khỏi công ty đã được thẩm định nghiêm ngặt.
Nghiên cứu phát triển các mã sản phẩm mới cho doanh nghiệp.
Công tác lập kế hoạch của doanh nghiệp được xác định là nhiệm vụ
của bộ phận văn phòng. Tuy nhiên để có được đầy đủ các dữ kiện thì cần
phải có sự phối hựp của các phòng ban khác. Phòng kinh doanh cung cấp
các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, hiện trạng sản phẩm công ty.
Bộ phận sản xuất cung cấp các thông tin về lượng nguyên vật liệu, hương

liệu cần thiết, các đặc tính, tác dụng của các chất phụ gia thực phẩm, công ty
đang sử dụng .v.v. Việc bố trí cơ cấu bộ máy quản lý như trên đòi hỏi phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công tác lập kế hoạch.
2-Đặc điểm về trình độ lao động:
Công ty Hữu Phúc có đội ngũ lao động với số lượng không lớn nhưng
có chất lượng cao, với lợi thế này đã giúp ích cho công ty rất nhiều trong quá
trình thâm nhập, ổn định vị thế sản phẩm mới khi đưa vào thị trường.
Lao động của công ty có thể phân chia ra làm hai loại:
-Nhân viên thuộc khối văn phòng: hoàn toàn là người trẻ tuổi, có trình
độ, được đào tạo bài bản và đều có kinh nghiệm ở các vị trí tương đương, độ
tuổi từ 24-30. Đây là một thuận lợi rất lớn cho công ty trong công tác lập kế
hoạch. Tuy nhiên do công ty thành lập chưa lâu, chưa có chỗ đứng trên thị
trường nên đôi khi nhân viên vẫn gặp khó khăn khi giao dịch với khách
hàng.

18
Chuyên đề tốt nghiệp
-Nhân viên trực tiếp sản xuất: Cũng đều là những người trẻ, rất có sức
khỏe chăm chỉ làm việc. Nhưng do đặc thù công việc trong khâu sản xuất,
chỉ có người phụ trách sản xuất là người có trình độ cao, được đào tạo hẳn
hoi, còn những công nhân khác chỉ là lao động không qua đào tạo trường lớp
nên đôi khi ý thức lao động không tốt, còn tùy tiện trong công tác vệ sinh.
Đây cũng là trở ngại rất lớn cho công tác lập và thực thi kế hoạch.
Cơ cấu lao động năm 2011
+ Cử nhân hệ đại học: 13 người
+ Cử nhân hệ cao đẳng: 02 người
+ Kỹ sư thực phẩm: 01 người
+ Lao động có tay nghề: 02 người
+ Lao động phổ thông: 02 người
Bảng 2: Biểu đồ về cơ cấu lao động công ty TNHH thực phẩm

Hữu Phúc (Theo số liệu công ty )
Với đội ngũ các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, đa phần
đều được đào tạo như sơ đồ trên đã đưa năng lực thực hiện kế hoạch của
công ty lên cao, hiệu quả công việc lớn. Trong cơ cấu lao động của công ty,
do đặc điểm của công việc kinh doanh nên mục tiêu của công ty là bán hàng
tạo thị trường, xây dựng thương hiệu công ty nên nhân viên sản xuất trực
tiếp ít nhân viên bán hàng (nhân viên kinh doanh ) chiếm phần đông hơn cả
những nhân viên này đều là lao động đã được đào tạo cơ bản, chính quy hơn
nữa tuổi đời đều rất trẻ, còn đang rất hừng hực khí thế tuổi trẻ, năng động
dám nghĩ dám thử cái mới cho nên càng thuận lợi hơn trong công tác thực
hiện kế hoạch. Duy có một thực tế là công ty không có cán bộ có thâm niên
công tác lâu năm nên cả về mạt kinh doanh cũng như trong khâu sản xuất
cho nên đôi khi những bước đi của công ty khó tránh khỏi va vấp, chệch
hướng.
3.Đặc điểm về trang thiết bị sản xuất:
Máy móc thiết bị sản xuất của công ty Hữu Phúc khá đơn giản, hàm

19
Chuyên đề tốt nghiệp
lượng kỹ thuật không cao, đa phần đã được lập trình sẵn cứ thế sử dụng; số
lượng máy không nhiều và dễ sử dụng và đều là đồ mới ( vì công ty mua
mới 100% khi thành lập mà công ty thành lập chưa lâu) nên khả năng đáp
ứng sản xuất kinh doanh của công ty là rất cao. Hơn nữa công tác sản xuất
của công ty gắn liền với các thiết bị máy móc (do đặc trưng của công việc
chế biến thực phẩm) cho nên công tác duy tu bảo dưỡng được công ty đặt
nên hàng đầu, các thiết bị máy móc này hoàn toàn còn đang hoạt động tốt
nên việc sửa chữa dự phòng theo kế hoạch được thực hiện theo đúng quy
trình tiến độ. Vậy nên đây là một thuận lợi lớn sẽ giảm bớt được sự khác biệt
giữa các kế hoạch sản xuất đề ra và thực tế thực hiện.
Bảng 3: Biểu đồ tình hình thiết bị sản xuất của công ty năm 2011

STT Tên thiết bị, máy móc Xuất xứ Năm
SX
Quy cách Công
suất
Số
lượng
Gía trị
còn lại
I Thiết bị sản xuất,chế
biến
1 Nồi hơi Đài loan 2005 DH-25 150m
3
/h 01 90%
2 Nhà kho lạnh 2010 30 m
2
01 95%
3 Tủ đông lạnh Malaisia 2009 ASS-180 1800ml 04 85%
4 Cân Việt Nam 2009 100kg 02 80%
5 Cân điện tử Trung
Quốc
2009 AH-783 1000g 01 85%
6 Bồn giã đông INOX Việt Nam 2009 3 m
3
01 85%
7 Các công cụ dao, kéo,
giá phơi, bàn thao tác
v.v đều là Inox
90%
II Thiết bị, máy đóng
gói

1 Máy hút ép chân
không
Hàn Quốc 2008 SL15 50m3/h 01 85%
2 Máy hút ép chân
không
Nhật 2010 R138 80m3/h 01 90%
3 Tủ lạnh bảo quản DAEWOO 2006 S130W 1500l 01 80%
4 Máy dập date Trung
Quốc
2009 HU68 02 85%
4 - Đặc điểm về vốn và trình tự thanh toán
Công ty Thực phẩm Hữu Phúc là một công ty tư nhân một thành viên
nên vốn của công ty chủ yếu do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra cộng thêm với

20
Chuyên đề tốt nghiệp
lượng vốn mà công ty tự huy động trong quá trình sản xuất kinh doanh để
đưa vào sản xuất. Xem xét về cơ cấu vốn ta thấy vốn của công ty đợc hình
thành từ các nguồn chủ yếu sau :
+Vốn tự có của chủ doanh nghiệp
+Vốn do doanh nghiệp tự bổ xung trong quá trình kinh doanh.
+Vốn tín dụng thương mại
Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua ta thấy
tình hình kinh doanh và nguồn vốn của công ty được thể hiện qua hai năm
kinh doanh như sau
Bảng 4: Biểu đồ vốn của doanh nghiệp:
Báo cáo tài chính của Công ty Hữu Phúc
(ngày 31tháng 12 năm 2011)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: Đồng Việt Nam

STT CHỈ TIÊU Mã Số năm 2009 Số năm 2010
  TÀI SẢN      
A
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100 125.409.000 157.376.000
I
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
(110=111+112)
110 123.500.000 147.745.000
II
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn (120=121+129)
120 0 0
1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 0
2
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
(*) (2)
129 0 0
III
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
(130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 +
139)
130 0 0
1 1. Phải thu khách hàng 131 0 0
2 2. Trả trước cho người bán 132 0 0
3 5. Các khoản phải thu khác 135 0 0
4
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(*)

139 0 0
IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 0 0

21
Chuyên đề tốt nghiệp
1 1. Hàng tồn kho 141 0 0
2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0
V
V. Tài sản ngắn hạn khác
(150 = 152 + 158)
150 1.909.091 9.931.000
1 Thuế GTGT được khấu trừ 152 1.909.091 6.653.000
2 Tài sản ngắn hạn khác 158 0 0
B
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+230+240)
200 17.234.848 25.952.740
I I. Tài sản cố định 210 17.234.848 25.952.740
1 - Nguyên giá 221 19.090.090 29.684.746
2 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (1.856.061) (3.732.006)
II II. Bất động sản đầu tư 220 0 0
1 - Nguyên giá 241 0 0
2 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0
III III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 0 0
1 Đầu tư dài hạn 231 0 0
2
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn (*)
239 0 0
IV IV. Tài sản dài hạn khác 240 0 0

1 1. Chi phí trả trước dài hạn 241 0 0
2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 242 0 0
3 3. Tài sản dài hạn khác 248 0 0
 
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 +
200)
250 142.643.939 183.328.740
  NGUỒN VỐN      
A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 0 0
I I. Nợ ngắn hạn 310 0 0
1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 0 0
2 2. Phải trả người bán 312 0 0
3 3. Người mua trả tiền trước 313 0 0
4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 0 0
5 5. Phải trả người lao động 315 0 0
6 6. Chi phí phải trả 316 0 0
7
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
khác
318 0 0
8 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 0 0
II II. Nợ dài hạn 320 0 0
1 1. Vay và nợ dài hạn 321 0 0
2 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 0 0
3 3. Phải trả dài hạn khác 328 0 0
4 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 0 0
B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 400 0 0

22
Chuyên đề tốt nghiệp

430)
I I. Vốn chủ sở hữu 410 142.643.939 183.328.740
1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 150.000.000 200.000.000
2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0
3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0
4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0
5 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0
6 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 416 0 0
7 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 (7.356.061) (16.671.260)
II II. Quỹ khen thưởng phúc lợi 430 0 0
 
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 =
300 + 400)
440 142.643.939 183.328.740

23

×