Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: kim ngạch xuất khẩu dệt may theo quý giai đoạn 2005-2011
Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, kinh tế nước ta đã có những thay đổi mạnh mẽ,
do có những chính sách phù hợp. Nhiều sản phẩm của Việt Nam có chất
lượng cao, chiếm lĩnh được thị trường trong nước và được xuất khẩu ra nước
ngoài. Thành công đó tạo được nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước,
trong đó có ngành Dệt may.
Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu đời ở
Việt Nam.Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó
phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người,là ngành giải quyết được nhiều công
ăn việc làm cho xã hội.Đặc biệt nó còn là ngành có thế mạnh trong xuất
khẩu,tạo điều kiện cho kinh tế phát triển,góp phần cân bằng cán cân xuất-
nhập khẩu của đất nước.
Trong quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa hiện nay,ngành Dệt
may đang ngày càng chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế, được
thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong các năm.Thị trường ngày
càng được mở rộng,số lao động trong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỉ
trọng lớn trong các ngành công nghiệp ,giá trị đóng góp của ngành vào thu
nhập quốc dân cũng ngày càng tăng………Tuy nhiên,trong quá trình hội nhập
và những biến động của môi trường kinh tế,ngành Dệt may đang đứng trước
nhiều khó khăn và thách thức mới cho sự phát triển.Nhưng Dệt may vẫn là
một ngành công nghiệp chủ chốt tạo đà cho các ngành khác phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng Dệt
may đối với nền kinh tế cũng như những thách thức mà ngành này phải đối
mặt trong bối cảnh hiện nay và có thể thấy rõ hơn về những kết quả của xuất
khẩu dệt may Việt Nam những năm gần đây,em chọn đề tài: “ Phân tích xu
hướng biến động kim ngạch xuất khẩu Dệt may Việt Nam giai đoạn 2005-
2011” để làm đề án môn học lý thuyết thống kê
Kết cấu bài viết được chia làm hai phần:
oPhần I. Những vấn đề cơ bản về dãy số thời gian
oPhần II. Phân tích biến động theo thời gian kim ngạch xuất khẩu
Dệt may giai đoạn 2005-2011
Để hoàn thành đề án em đã sử dụng một số tài liệu chuyên ngành, và số
liệu thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam. Đề án được hoàn thành dưới
sự hướng dẫn của giảng viên Ths. Chu Bích Ngọc. Tuy vậy,do trình độ còn
nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, mong các thầy cô góp ý
để đề án của em được hoàn thiện hơn.
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
1
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN
I . Khái niệm về dãy số thời gian
1.1.Khái niệm,cấu tạo,phân loại,ý nghĩa
Khái niệm:
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên
cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian
Cấu tạo
Một dãy số thời gian bao gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của
hiện tượng nghiên cứu
Thời gian có thể là ngày,tuần,tháng,quý,năm.Độ dài giữa hai thời
gian liền kề nhau gọi là khoảng cách thời gian
Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu
hiện bằng số tuyệt đối,số tương đối,số bình quân và được gọi là các mức độ
của dãy số.
Phân loại
Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện
tượng qua thời gian,có thể phân dãy số thời gian thành: dãy số thời kì và dãy
số thời điểm
Dãy số thời kì: là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời
kỳ,phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian
nhất định.
Dãy số thời điểm: là dãy số phản mà cá mức độ là những số tuyệt
đối thời điểm phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời
điểm nhất định.
Ý nghĩa
Thứ nhất:cho phép thống kê học nghiên cứu các đặc điểm và xu
hướng biến động của hiện tượng theo thời gian. Từ đó, chúng ta có thể đề ra
định hướng hoặc các biện pháp xử lí thích hợp.
Thứ hai:cho phép dự đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu có
khả năng xảy ra trong tương lai.
1.2. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian
Để có thể vận dụng dãy số thời gian một cách hiệu quả thì dãy số thời
gian phải đảm bảo tình chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy
thời gian.
Cụ thể là:
o Phải thống nhất được nội dung và phương pháp tính
o Phải thống nhất được phạm vi tổng thể nghiên cứu
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
2
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
o Các khoảng thời gian trong dãy số thời gian nên bằng nhau nhất là
trong dãy số thời kì
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi các điều kiện trên bị vi phạm do các
nguyên nhân khác nhau.Vì vậy, khi vận dụng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh
thích hợp để tiến hành phân tích đạt hiệu quả cao.
II. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
2.1. Hàm xu thế
Trong phương pháp này,biểu diễn các mức độ của dãy số thời gian
bằng một hàm số theo thời gian được gọi là hàm xu thế.
Dạng tổng quát của hàm xu thế : với t = 1,2 ,n: thứ tự thời
gian của dãy số
Sau đây là một số dạng hàm xu thế thường sử dụng :
2.1.1. Hàm xu thế tuyến tính
Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng ( giảm ) tuyệt
đối trung bình xấp xỉ nhau.
Trong đó:
: là hệ số chặn ( hệ số tự do )
: là hệ số góc
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ( OLS) ta có hệ phương
trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số
2.1.2. Hàm xu thế pa-ra-bol
Hàm xu thế pa-ra-bolđược sử dụng trong trường hợp các mức độ của
dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian;
hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian.
Dạng tổng quát của hàm xu thế pa-ra-bol như sau:
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
3
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau
đây để tìm ra giá trị của các hệ số :
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
4
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
2.1.3. Hàm xu thế Hyperbol
Hàm xu thế Hyperbol được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng
giảm dần theo thời gian. Dạng tổng quát như sau:
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) sẽ có hệ phương
trình sau đây để tìm ra giá trị của các hệ số :
2.1.4. Hàm xu thế hàm mũ
Hàm xu thế hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn
xấp xỉ nhau.
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau
đây để tìm ra các giá trị của các hệ số :
Giải phương trình trên ta sẽ tìm được ln ,tra đối ln sẽ được
.
Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế,đòi hỏi phải phân
tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, cần dựa vào đồ thị và
một số tiêu chuẩn khác như sai số chuẩn của mô hình-ký hiệu SE:
Công thức tính SE:
SE =
Trong đó :
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
5
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
là mức độ thực tế của hiện tượng ở thời gian t
: là mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính ra từ hàm xu thế
n :số lượng các mức độ của dãy số.
p:số lượng các hệ số của hàm xu thế.
2.2. Biểu hiện biến động thời vụ
Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi
lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm
Biến động thời vụ làm cho hiện tượng lúc thì mở rộng,khẩn trương,khi
thì thu hẹp,nhàn rỗi.Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những biện
pháp phù hợp,kịp thời hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản
xuất và kinh doanh của xã hội
Phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện biến động thời vụ là
tính các chỉ số thời vụ.Tài liệu thường được sử dụng để tính các chỉ số thời vụ
thường là tài liệu hàng tháng hoặc hàng quý của ít nhất ba năm. Xét trong hai
trường hợp sau:
2.2.1. Trường hợp dãy số không có xu thế
Biến động thời vụ qua thời gian thay đổi ít hay tương đối đều đặn, tức
là sự tăng giảm mức độ của hiện tượng là không rõ rệt. Khi đó chỉ số thời vụ
được tính theo công thức:
0
100%
t
t
y
I
y
= ×
Trong đó:
t
y
: số bình quân của các mức độ thời gian cùng tên t.
o
y
: số bình quân của tất cả các mức độ trong dãy số thời gian.
2.2.2. Trường hợp dãy số có xu thế
Sự tăng giảm các mức độ của hiện tượng rõ rệt qua thời gian, khi đó chỉ
số thời vụ tính theo công thức:
1
ˆ
n
t
t
t
t
y
y
I
m
=
=
∑
Trong đó:
ˆ
t
y
: mức độ lý thuyết
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
6
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
t
y
: mức độ thực tế ở thời gian thứ t (t có thể là tháng, quý )
m: số năm
Chỉ số thời vụ có thể được biểu hiện bằng lần hay %. Nếu I
t
< 1 (hoặc
100%) thì biến động của hiện tượng ở thời gian t giảm, ngược lại, nếu I
t
>1
(hoặc 100%) thì sự biến động của hiện tượng ở thời gian t tăng.
III. Phân tích các thành phần của dãy số thời gian
Các mức độ của dãy số thời gian có thể được phân chia ra ba thành
phần sau đây:
Xu thế:ký hiệu , phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện
tượng kéo dài theo thời gian.
Thời vụ:ký hiệu ,sự biến động có tính lặp đi, lặp lại trong những
khoảng thời gian nhất định của năm
Ngẫu nhiêu:ký hiệu ,sự biến động do các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ở
những thời gian khác nhau
Ba thành phần trên được kết hợp với nhau theo một trong hai dạng sau:
MH kết hợp cộng : = + +
MH kết hợp nhân: = * *
IV. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn
Phương pháp dự đoán dựa vào dãy số thời gian là dựa vào dãy số thời
gian phản ánh sự biến động của hiên tượng ở những thời gian quá khứ để xác
định mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Có rất nhiều phương pháp sử dụng trong sự đoán thống kê: dự đoán
dựa vào lượng tăng giảm bình quân, dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung
bình, dự đoán dựa vào hàm xu thế… Sau đây em xin đề cập tới ba phương
pháp dự đoán khá đơn giản, chính xác và hay được sử dụng:
- Dự đoán bằng ngoại suy hàm xu thế.
- Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp thời vụ
- Dự đoán dựa vào san bằng mũ.
4.1.Dự đoán bằng ngoại suy hàm xu thế
Sau khi đã xác định được hàm xu thế tốt nhất, có thể dựa vào đó để
dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai theo mô hình sau:
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
7
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
t
y
=f(t) với t = 1,2,3…n (t :là thứ tự thời gian theo quy ước)
4.2.Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp thời vụ
- Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp cộng với biến động thời vụ:
ˆ
ˆ ˆ
t t t
y f s
= +
- Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp nhân với biến động thời vụ:
ˆ
ˆ ˆ
.
t t t
y f s
=
4.3. Dự đoán dựa vào san bằng mũ
Hầu hết các mô hình dự đoán kể trên đều có chung một nhược điểm là
đánh giá vai trò của các mức độ trong dãy số thời gian như nhau.
PHÔNG CHỮ CHỖ NÀY BỊ SAO ẤY
Hầu hết các mô hình dự đoán kể trên đều có chung một nhược điểm là
đánh giá vai trò của các mức độ trong dãy số thời gian như nhau .
Để khắc phục nhược điểm này, người ta xây dựng mô hình dự đoán
theo
phương pháp san bằng mũ. Phương pháp dự đoán này dựa trên cơ sở
các mức
độ của dãy số thời gian phải được xem xét một cách không như nhau.
Các
mức độ càng mới (càng cuối dãy số) càng cần phải được chú ý nhiều
hơn.
Nhờ vậy, mô hình dự đoán có khả năng thích nghi với những sự biến
động
mới nhất của hiện tượng trong dãy số thời gian.
Trong các mô hình dự đoán, để biết được mô hình nào dự đoán tốt hơn-
tức là mức độ dự đoán sát với mức độ thực tế hơn thì ta có thể sử dụng tiêu
thức sau để lựa chọn
Tổng bình phương sai số dự đoán:SSE=
2
ˆ
( )
t t
y y
∑ −
Mô hình dự đoán tốt là mô hình có SSE nhỏ nhất.
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
8
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
PHẦN II.PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KIM NGẠCH XUẤT
KHẨU DỆT MAY THỜI KỲ 2005-2011
I. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2005-2011
1.1. Thực trạng
Trong quá trình hội nhập thị trường khu vực và thế giới, con đường
phát triển bền vững của các doanh nghiệp là phải đầu tư đổi mới thiết bị công
nghệ và hoàn thiện quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối thủ cạnh
tranh giờ đây không chỉ là các doanh nghiệp trên cùng lãnh thổ mà đã mở
rộng ra khắp thế giới.
Ngành dệt may hiện nay là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam
và có tốc độ tăng trưởng cao. Với ưu điểm ít vốn ,công nghệ đơn giản, thời
gian thu hồi vốn nhanh. Ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng thế mạnh của
mình để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu
ra thị trường thế giới và giữ vị trí quan trọng trong thị trường xuất khẩu Dệt
may.
Hơn nữa Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị có sức hấp dẫn
đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt
Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng
tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu
nói riêng. Trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được
đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, nhân công rẻ ,và tay nghề cao .Đó
cũng là một trong những lợi thế của đất nước 86 triệu dân như Việt Nam.
Với tư cách thành viên chính thức của ASEAN, APEC,WTO,… và các
hiệp định thương mại tự do, song phương và đa phương đã tạo điều kiện
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
9
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
thuận lợi cho hàng Dệt may Việt Nam có mặt nhiều hơn và rộng hơn trên thị
trường quốc tế. Hàng Dệt may Việt Nam đã được xuất khẩu sang hầu hết thị
trường quan trọng trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tuy vậy,hiện nay Việt Nam mới chỉ có năm doanh nghiệp Dệt may
đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam với tỷ trọng đóng góp vào tổng
vốn hóa thị trường còn rất nhỏ.Trong năm 2011,doanh thu của các doanh
nghiệp này đều có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước,tuy nhiên tỷ
lệ lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng không tăng trưởng tương xứng ,phần nào
phản ánh những điểm yếu cũng như khó khăn của ngành.Bên cạnh đó,hầu hết
các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam là vừa và nhỏ cho nên khả năng huy
động vốn đầu tư thấp,khả năng đổi mới trang thiết bị bị kìm hãm.Quy mô nhỏ
đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao, chỉ có thể cung ứng
cho một thị trường nhất định. Vì vậy, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh
nghiệp Dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cách thức thâm nhập
thị trường hoặc chuyển đổi sang thị trường khác.
Cạnh tranh khốc liệt với thị trường Trung Quốc do ở đó công nghiệp
dệt và phụ liệu đã phát triển , có nguồn nhân công rẻ hơn, năng suất lao động
cao hơn.Và đặc biệt mức độ cạnh tranh từ các sản phẩm của Trung Quốc sẽ
gay gắt hơn khi thực hiện cam kết ACFTA.Tuy nhiên, với những khó khăn
trên ngành Dệt may luôn tìm cách khắc phục, hoàn thành và vượt mức các chỉ
tiêu đặt ra.
1.2 Thị trường xuất khẩu dệt may
Việt Nam xuất khẩu hàng Dệt may đi 54 thị trường trên toàn thế giới.
Trong đó, các khách hàng lớn nhất của Việt Nam là:Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Canada và Đài Loan…
1.2.1 Thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng
hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm Dệt may nói riêng. Bình quân
giai đoạn 2006-2010, giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang
Mỹ chiếm trên 55% tổng giá trị xuất khẩu của ngành ra thị trường thế giới.
Đồng thời, ngành hàng Dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm bình quân trên 40% giá
trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong các năm 2005-2011.
Năm 2008 có thể nói một năm thành công của xuất khẩu hàng dệt may
vào thị trường Mỹ. Mặc dù trong những tháng đầu năm có bị ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính thế giới mà xuất phát là từ nước Mỹ, nhưng xuất khẩu
hàng Dệt may của nước ta năm 2008 vẫn đạt đươc mức tăng trưởng cao, hơn
1,324 tỷ USD so với năm 2007. Theo số liệu thống kê,kim ngạch xuất khẩu
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
10
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
hàng dệt may của cả nước năm 2008 đạt 9,108 tỷ USD bằng 117% năm 2007
tức tăng 17% so với năm 2007, và là mặt hàng đạt kim nghạch xuất khẩu lớn
thứ hai của cả nước. Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế
giới nên xuất khẩu dệt may Việt Nam có giảm hơn so với năm 2008 là 104
triệu USD,nhưng vẫn giữ con số xuất khẩu lớn theo niên giám thống kê đạt
9,004 tỷ USD.Đặc biệt điển hình trong năm 2011 con số này đã lên tới hơn 14
tỷ USD
1.2.2 Thị trường EU
EU là thị trường lớn thứ hai cho các sản phẩm Dệt may xuất khẩu của
Việt Nam với doanh thu gần 1,9 tỷ USD, chiếm trên 18% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam trong năm 2011. Tốc độ tăng trưởng
giá trị xuất khẩu Dệt may sang thị trường EU đạt trên 2 con số trong năm
2007-2008, nhưng ở mức thấp hơn so với xuất khẩu sang thị trường Mỹ, và
sụt giảm mạnh hơn trong năm 2009 (-3,11%) trong điều kiện kinh tế khủng
hoảng trước khi tăng trưởng trở lại (17,5%) trong năm 2010. Trong 9 tháng
đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sang thị trường EU tăng
mạnh (trên 40%) với các khách hàng lớn nhất của Việt Nam tại khu vực này
là Đức (42,35%), Anh (47,67%), Tây Ban Nha (34,6%), Hà Lan (49,74%) và
Pháp (49,43%).Tuy vậy,lượng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU từ
đầu năm đến giữa tháng 3-2012 đã giảm trung bình từ 25% đến 30% so với
cùng thời điểm năm 2011(theo số liệu thống kê sơ bộ từ các doanh nghiệp hội
viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam).Do cuộc khủng hoảng nợ của các quốc
gia EU, người tiêu dùng siết chặt chi tiêu, thị trường nhập khẩu bị thu hẹp,
nên lượng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này ước
giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
1.2.3 Thị trường Nhật Bản
Về phía Nhật Bản, quốc gia này hiện nay đang là thị trường nhập khẩu
hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân
12%/năm,tỉ trọng trong tổng kim ngạch là 11,7%. Hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 đã
giúp giảm mức thuế suất của hầu hết các mặt hàng dệt may từ Việt Nam vào
Nhật Bản về 0%, cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam
xuất khẩu vào thị trường của đất nước mặt trời mọc.Theo Hiệp định đối tác
kinh tế song phương Việt Nam – Nhật Bản, sản phẩm dệt may là một trong
các mặt hàng có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất và năm 2010 là năm
đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế cho mặt hàng này. Chính vì vậy,
tăng trưởng xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đang trong
giai đoạn đầu tăng trưởng mạnh dù Nhật Bản vừa chịu tác động kinh tế mạnh
mẽ từ thảm họa sóng thần đầu năm 2011.Năm 2011, trong cơ cấu hàng Việt
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
11
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, dệt may đứng vị trí số một với tổng kim ngạch
đạt 1.154 triệu USD. Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất nhỏ so với tiềm năng
của doanh nghiệp Việt Nam.Như vậy, thị trường Nhật Bản hiện còn rất nhiều
tiềm năng và doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để mở
rộng xuất khẩu sang thị trường này.
1.2.4 Thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của ngành dệt
may Việt Nam (sau Mỹ, EU và Nhật Bản). Nguyên nhân của sự tăng trưởng
này là, sau khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc được ký kết,
mức thuế trung bình đối với hàng dệt được giảm từ 8% xuống 0%, hàng may
được giảm từ 13% xuống 0% Kim ngạch thương mại song phương Việt
Nam - Hàn Quốc đã tăng từ 500 triệu USD năm 1992 lên 13 tỷ USD năm
2010, dự kiến đạt 16 tỷ USD năm 2012 và trên 20 tỷ USD vào năm 2015.
Đồng thời Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ những thay đổi cơ cấu sản
xuất ngành Dệt may của Hàn Quốc theo hướng tập trung vào phân khúc
thị trường cao cấp, tạo nhiều cơ hội cạnh tranh hơn cho sản phẩm của Việt
Nam trên phân khúc thị trường sản phẩm trung cấp. Từ khi Hiệp định Thương
mại tự do ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực (năm 2007), kim ngạch xuất khẩu
nhiều mặt hàng của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng hơn 100%.Theo số liệu
của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong tháng 10/2011, kim ngạch xuất khẩu
dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 100 triệu USD, nâng kim ngạch
xuất khẩu dệt may 10 tháng đầu năm sang thị trường này lên mức 700 triệu
USD, tăng 140% so với cùng kỳ năm 2010. Đây là mức tăng kỷ lục nhất từ
trước tới nay.
1.2.5. Thị trường khác
Bên cạnh những thị trường chủ chốt đạt kết quả tương đối khả quan thì
hàng dệt may việt nam cũng đạt một số bước tiến lớn ở thị trường các nước
khác như Hồng Kông,Đài Loan,Canada, Thổ Nhĩ Kỳ,… và sự tăng trưởng lại
mới đây tại Nga.
II. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY
VN giai đoạn 2005-2011
2.1.Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động xuất khẩu dệt may
Việt Nam giai đoạn 2005-2011
2.1.1.Phương pháp hàm xu thế (hồi quy theo thời gian)
Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu tác động của nhiều yếu
tố tố có tác động vào hiện tượng và xác lập xu hướng phát triển cơ bản. Có
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
12
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
nhiều cách để xác định xu hướng phát triển của hiện tượng như:mở rộng
khoảng cách thời gian,dãy số trung bình trượt ,hồi qui theo thời gian chỉ số
thời vụ.Sau đây em sẽ sử dụng phương pháp hồi qui theo để xác định xu
hướng phát triển cơ bản của kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm từ
2005 đến 2011
Sử dụngcông cụ tin học thống kê SPSS ta sẽ tìm ra mô hình phù
hợp .Mô hình phù hợp nhất là mô hình có , SE nhỏ nhất.
Mô hình tuyến tính ( LINE)
=0,853
SE=333,332
Mô hình dạng hàm parabol (QUADRATIC)
= 0,853
SE=323,660
Các hệ số đều không có ý nghĩa thống kê (phụ lục 2) nên mô hình này
không hợp lí
Mô hình dạng hàm hyperbol (INVERSE)
=0,345
SE=670,366
SE của hàm hiperbol lớn hơn của hàm tuyến tính nên mô hình này
không hợp lí bằng mô hình tuyến tính
Mô hình dạng hàm mũ
=0,880
SE=0,131
Thấy trong mô hình có SE=0,131 nhỏ hơn rất nhiều so với SE của các
mô hình còn lại. Nhưng giá trị SE này không chính xác do khi sử dụng phần
mềm SPSS tính toán thì hai vế của hệ phương trình đã được lấy ln nên dẫn
đến SE có giá trị rất nhỏ. Vì vậy ta phải tính lại SE từ đó so sánh với SE của
các mô hình khác tìm ra mô hình tối ưu.Qua tính toán (phụ lục ) ta có:
Hàm mũ có SSE =257505
SE=356,23 > SE hàm tuyến tính.
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
13
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
Như vậy, căn cứ vào SE thấy dạng hàm tuyến tính (có SE min) là
dạng hàm phù hợp nhất để biểu hiện xu hướng biến động của kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm giai đoan 2005-2011.
Mô hình hàm tuyến tính thích hợp có dạng
ˆ
t
y
=
889,881+90,447*t
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
14
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
2.1.1.Phân tích biến động thời vụ
Các chỉ tiêu dãy số thời gian
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu Dệt may Việt Nam tính theo quý giai đoạn
2005-2011
(Đơn vị :triệu USD)
Năm Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng
2005 950 1103 1450 1303 4806
2006 1294 1468 1677 1363 5802
2007 1598 1892 2200 2094 7784
2008 1905 2257 2659 2277 9108
2009 1903 2172 2655 2274 9004
2010 2163 2644 3231 3134 11172
2011 2795 3319 4393 3521 14028
( nguồn niên giám thống kê)
Qua số liệu bảng 1:Kim ngạch xuất khẩu Dệt may Việt Nam tính theo
quý giai đoạn 2005-2011 cho thấy, trong giai đoạn 2005 – 2011 kim ngạch
xuất khẩu Dệt may không những tăng qua các năm mà còn tăng dần qua các
quý tương ứng với các năm .
Qua bảng 1 ta cũng nhận thấy thấy kim ngạch xuất khẩu Dệt may có
tính chất thời vụ.Cụ thể: quý I và quý IV của mỗi năm, mức xuất khẩu dệt
may thấp. Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng lên ở quý II, đặc biệt tăng rất
mạnh vào quý III và giảm rõ rệt ở quý IV. Điều này cho thấy vào đầu năm và
cuối năm ( quý I và quý IV)là lúc mà xuất khẩu dệt may chững lại do tính trái
vụ, cho nên hoạt động xuất khẩu diễn ra chậm chạp; nhưng tới quý II và quý
III thì xuất khẩu dệt may lại hoạt động rất thành công,mức xuất khẩu dệt may
tăng vọt so với đầu và cuối năm nhất là vào quý III.Điều đó càng được thể
hiện rõ nét qua biểu đồ sau:
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
15
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
Biểu đồ 1:kim ngạch xuất khẩu dệt may theo quý giai đoạn 2005-2011
Theo như đã phân tích ở trên và qua đồ thị trực quan ta đã thấy được
yếu tố thời vụ của xuất khẩu ngành dệt may ở Việt Nam được thể hiện rất rõ
rệt.Như vậy,ngành Dệt may Việt Nam không chỉ có xu thế mà còn có cả tính
thời vụ
Biểu hiện biến động thời vụ
Phương pháp thường đước sử dụng để biểu hiện biến động thời vụ là
tính các chỉ số thời vụ
Như đã phân tích ở trên cho thấy các mức độ trong dãy số thời gian có
sự biến động thời vụ rất rõ rệt nên các chỉ số thời vụ sẽ được tính theo trường
hợp dãy số có xu thế với công thức như đã nêu ở mục trên
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
16
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
Bảng 32: chỉ số thời vụ theo quý kim ngạch xuất khẩuDệt mayViệt nam
giai đoạn 2005 – 2011
STT Năm Qúy Sản lượng (triệu USD)
ˆ
t
y
=
I
1 2005 I 950 980,33 0,97
2 II 1103 1070,78 1,03
3 III 1450 1161,22 1,25
4 IV 1303 1251,67 1,04
5 2006 I 1294 1342,12 0,96
6 II 1468 1432,56 1,02
7 III 1677 1523,01 1,1
8 IV 1363 1613,46 0,84
9 2007 I 1598 1703,9 0,94
10 II 1892 1794,35 1,05
11 III 2200 1884,8 1,17
12 IV 2094 1975,25 1,06
13 2008 I 1905 2065,69 0,92
14 II 2257 2156,14 1,05
15 III 2659 2246,59 1,18
16 IV 2277 2337,03 0,97
17 2009 I 1903 2427,48 0,78
18 II 2172 2517,93 0,86
19 III 2655 2608,37 1,02
20 IV 2274 2698,82 0,84
21 210 I 2163 2789,27 0,78
22 II 2644 2879,72 0,92
23 III 3231 2970,16 1,09
24 IV 3134 3060,61 1,02
25 2011 I 2795 3151,06 0,89
26 II 3319 3241,5 1,02
27 III 4393 3331,95 1,32
28 IV 3521 3422,4 1,03
Bảng 3: Ttính các chỉ số thời vụ theo quý:
Năm I II III IV
2005 0,97 1,03 1,25 1,04
2006 0,96 1,02 1,1 0,84
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
17
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
2007 0,94 1,05 1,17 1,06
2008 0,92 1,05 1,18 0,97
2009 0,78 0,86 1,02 0,84
2010 0,78 0,92 1,09 1,02
2011 0,89 1,02 1,32 1,03
Tổng 6,24 6,95 8,13 6,8
Chỉ số thời vụ 0,89 0,99 1,16 0,97
Yếu tố thời vụ càng được thể hiện rõ hơn qua bảng 3.Cụ thể:I
I
=0,89,
I
II
=0,99, I
III
=1,16 ,I
IV
=0,97 đã cho thấy kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng dần vào
quý II và quý III đặc biệt tăng mạnh nhất vào quý III ( chỉ số thời vụ I
III
=
1,16>1),và giá trị xuất khẩu trong quý này luôn là cao nhất trong năm,sau đó
lại giảm ở quý IV ( cuối năm) và quý I (đầu năm sau).
Rõ hơn là:quý II so với quý I tăng 10%,quý III so với quý II tăng 17%
và tới quý IV giảm 8% so với quý III.Chỉ số thời vụ quý III lớn hơn 1,chứng
tỏ sự biến động của hiện tượng ở thời gian quý III tăng.Chỉ số thời vụ của quý
I nhỏ nhất chứng tỏ sự biến động của quý I có xu hướng giảm nhất.
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
18
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
2.2.Phân tích các thành phần của dãy số thời gian
2.2.1. Phân tích các thành phần theo kết hợp cộng
Dùng phần mềm tin học thống kê SPSS ta có chỉ số thời vụ theo kết
hợp cộng :
s
1
=-267,032 s
3
=351,2
s
2
=-40,65 s
4
=-53,52
Nhìn vào mô hình phân tích dạng cộng, thành phần thời vụ cho thấy: vào
quý III hàng năm kim ngạch xuất khẩu tăng lên (s
3
= 351,2>0) còn các quý IV,
I, II đều nhỏ hơn 0. Điều đó lại một lần nữa cho thấy lượng hàng xuất khẩu
dệt may có tính chất thời vụ rõ rệt.
2.2.2. Phân tích các thành phần theo kết hợp nhân
Để phân tích các thành phần của dãy số thời gian theo kết hợp
nhân,trước hết cần loại trừ thành phần thành phần thời vụ và các thành phần
ngẫu nhiên bằng cách xây dựng dãy số bình quân trượt ( y
t
ngang) ( nhờ chị
gõ hộ)
t
y
với số lượng mức độ bằng 4.
Dùng phần mềm tin học thống kê SPSS ta có chỉ số thời vụ theo kết
hợp nhân :
s
1
=0,885 s
3
=1,146
s
2
=0,985 s
4
=0,984
Trong mô hình phân tích dạng nhân, ta cũng thấy rõ biểu hiện của tình
thời vụ, quý III là thời gian kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất trong năm
(s
3
=1,146>1) Các quý I, IV kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm xuống rõ rệt
(s
1
,s
2 ,
s
3
<1)và bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại từ quý II. Lại thêm một lần nữa
cho thấy lượng hàng xuất khẩu dệt may có tính chất thời vụ rõ rệt.
2.3. Dự đoán kim ngạch xuất khẩu Dệt may giai đoạn 2012
2.3.1. Dự đoán dựa vào ngoại suy hàm xu thế
Theo mô hình đã dự đoán kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2012
dựa vào hàm xu thế tuyến tính ( đã xây dựng) ở phần trên và theo kết quả tính
toán ở phụ lục ta có:
Đơn vị:triệu USD
Quý I II III IV
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
19
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
Năm
2012
3514,83 3605,28 3695,73 3786,17
SSE=2888695,48
2.3.2. Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp với yếu tố thời vụ
Sử dụng phần mềm SPSS (phụ lục) ta có kết quả dự đoán như sau:
*Theo mô hình kết hợp cộng ta có:
Đơn vị:triệu USD
Quý
Năm
I II III IV
2012
3245,82
35562,64 4044,94 3740,67
SSE=1307040939
*Theo mô hình kết hợp nhân ta có:
Đơn vị:triệu USD
Quý
Năm
I II III IV
2012 3108,86 3549,24 4233,03 3723,64
SSE= 55180689,3
2.2.3. Dự đoán dựa vào san bằng mũ
*San bằng mũ theo mô hình kết hợp cộng
Đơn vị:triệu USD
Qúy
Năm
I II III IV
2012 3345,09 3829,29 4598,22 3874,86
Do sử dụng phần mềm SPSS ta tính được RMSE,qua công thức liên hệ
µ
( )
n
2
i t
i 1
y y
RMSE
n
=
−
=
∑
RMSE=CÔNG THỨC GÕ ^^
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
20
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
SSE=
2
ˆ
( )
t t
y y
∑ −
Nên SSE= (n-p)* RMSE
2
E ^2
SSE=1158204,44
*San bằng mũ theo mô hình kết hợp nhân
Đơn vị:triệu USD
Qúy
Năm
I II III IV
2012
3201,77 3799,68 4640,68 3861,57
SSE=815124,75
So sánh SSE của 5 mô hình dự đoán:mô hình hàm xu thế, hàm xu thế
kết hợp thời vụ công và nhân,cùng mô hình đự doán san bằng mũ kết hợp
cộng,nhân thì mô hình hàm san bẵng mũ kết hợp nhân có SSE nhỏ nhất vậy
kết quả dự đoán theo san bằng mũ kết hợp cộng sẽ cho kết quả chính xác nhất
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
21
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây công nghiệp dệt may Việt nam đả có nhửng
bước tiến vượt bậc,thể hiện ở việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước .Tuy nhiên sư lớn mạnh đó
dược đánh giá là chủ yếu nhờ sự đóng góp của khâu may, con khâu dệt, ở một
chừng mực nào đó vãn được đánh giá là chậm phát triển và không đáp ứng
được đòi hỏi của ngành may, đặc biệt là trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu.
Để ngành dệt may ngày càng phát triển ổn định và tăng tốc một số giải pháp
được đề xuất:
oThứ nhất: tăng cường khả năng liên kết .Phương châm của sự phát
triển các doanh nghiệp trong thời gian tới là chuyên môn hoá từng doanh
nghiệp và đa dạng hoá ở qui mô từng ngành .Muốn vậy trước hết cần
+ Sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp .Phân công chuyên môn hoá
sản xuất: lập doanh nghiểp trung tâm theo cụm ,vùng vàphát triển hình thức
sản xuất vệ tinh .Tăng cường khả năng liên kết ngoàI ngành . mối liên kết này
được tập trung ở hai khâu : Đào tạo và xúc tiến thương mại.
oThứ hai : Nâng cao năng lực sản xuất. Để nâng cao năng lực sản
xuất,phương hướng đấu tư trong thời gian tới cần theo các định hướng sau:
Ở các vùng tập trung : Chủ yếu phát triển liên kết dọc , xây dựng các xí
nghiệp liên hợp sợi ,dệt , nhuộm , quy mô nhỏ…
oThứ ba:Giảm chi phí sản xuất , tăng cường các biện pháp giám sát
định mức tiêu hao và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
oThứ tư: Ngành dêt may cần tiếp tục nhận được sự hổ trợ của nhà
nước.
Có được kết quả xuất khẩu dệt may khả quan là do ngành dệt may đã tận
dụng tốt mọi lợi thế so sánh, đa dạng hoá đối tượng sản phẩm có giá trị xuất
khẩu với chất lượng cao, giá rẻ và khối lượng lớn làm cho sưc cạnh tranh của
ngành dệt may Việt Nam tăng đáng kể so với những năm trước. Các doanh
nghiệp sản xuất đã tích cực đầu tư, nâng cao điều kiện sản xuất, áp dụng tốt
các chương trình quản lí chất lượng sản phẩm. Trong năm 2012 trước những
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
22
Đề án môn học GVHD: Th.s Chu Bích Ngọc
khó khăn về hạn ngạch xuất khẩu, ngành dệt may đã thực hiện một số biện
pháp nhằm giữ vửng và phát triển kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, ngành còn
đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mạI với việc tổ chức cho doanh nghiệp đi
khảo sát thị trường và tham gia các hội chợ thương mại tại các nước xuất
khẩu dệt may như: Mĩ, Trung Quốc, Nhật Tuy nhiên hiện nay, ngành dệt
may còn tồn tại nhiều khó khăn. Để đẩy mạnh xuất khẩu dệt may, nhằm đạt
đến mục tiêu vào năm 2012 cần phải chú trọng đến vấn đề chất lượng ,tăng
cường chú ý đến việc sử dụng thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện
đại. Đặc biệt đa dạng hoá chủng loại- vì đây là một điểm yếu của hàng dệt
may Việt Nam vẩn chưa được khắc phục. Ngoài ra còn phải mởrộng thị
trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
quốc tế gồm cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh về giá bán hàng hoá, cạnh
tranh bằng giá trị gia tăng ngày một cao hơn sẽ là chiến lươc hàng đầu của
mổi doanh nghiệp Việt Nam. Để tăng sức cạnh tranh, trong tương lai ngành
may mặc nói chung và từng doanh nghiệp may nói riêng cần có chiến lược
mặt hang mủi nhọn trên cơ sở bí quyết công nghệ đặc thù, tăng năng suất lao
động trong ngành dệt may.
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp: Thống kê kinh doanh 51
23