Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt đối với doanh nghiệp xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.45 KB, 20 trang )

Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
VÀ CỦA CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng
thương mại và cổ phần Quân đội
Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội là một trong những ngân hàng
nhóm 1 tại Việt Nam và được hình thành với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu
cầu cá dịch vụ tài chính cho các ngân hàng Quân đội. Tính cho đến nay ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội không ngừng mở rộng và phát triển lớn
mạnh với định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội đứng đầu và các công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả
trong lĩnh vực tài chính ( ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản.
Vào ngày 04 tháng 11 năm 1994 NHTMCP Quân đội được thành lập
theo giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP của thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, có hội sở chính tọa lạc tại số 3 Liễu Giai Hà nội. Với 18 năm đi vào
hoạt động và phát triển NHTMCP Quân đội đang không ngừng mở rộng hoạt
động của mình với các dịch vụ và sản phẩm đa dạng. Trong vòng 7 năm liên
tục NHTMCP Quân đội luôn được NHNN Việt Nam xếp hạng A- tiêu chuẩn
cao nhất do NHNN ban hành.
Năm 1994: NHTMCP Quân đội được thành lập với vốn điều lệ 20 tỷ
đồng và bắt đầu cung cấp các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Quân đội
Năm 2000 MB phát triển mở rộng từng bước lớn mạnh thành một tập
đoàn bằng việc thành lập hai công ty là Công ty chứng khoán Thăng
Long(TLS) và công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Quân đội
( AMC).
Năm 2004 NHTMPCP Quân đội tiên phong trở thành NHTMCP đầu
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
1
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân


tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá
20 tỷ đồng. Đồng thời trong năm này MB bắt đầu tham gia thị trường thẻ bằng
việc phát hành thể Active Plush
Năm 2007 NHTMCP Quân đội triển khai thành công hệ thống Core
Banking T24 bắt kịp với xu thế công nghệ trong ngân hàng.
Năm 2008 Tập đoàn Viễn thông Quân đội(Viettel) trở thành cổ đông
chiến lược của ngân hàng. Với việc tăng thêm vốn điều lên 3700 tỉ đồng năng
lực tài chính của NHTMCP Quân đội tiến thêm một bước nữa. Năm 2008
được coi là một năm thành công rực rỡ của MB trên thị trường bằng một loạt
các danh hiệu đạt được như " Thương hiệu chứng khoán uy tín", " Thương
hiệu mạnh Việt Nam"; " Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ vì những thành
tích xuất sắc trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô"
Năm 2009 MB tăng mức vốn điều lệ lên 5300 tỷ đồng, số điểm giao dịch
tăng lên 103 điểm trên cả nước
Năm 2010 Khai trương chi nhánh nước ngoài đầu tiên của MB tại Lào,
đánh dấu việc mở rộng đầu tư cả MB. Đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu DC
và trung tâm dự phòng DR với tổng mức vốn đầu tư lên đến 10 triệu USD
nhằm mục đích đổi mới, hiện đại hóa hệ thống công nghệ của ngân hàng. Vốn
điều lệ tăng lên 7300 tỷ đồng
Năm 2011: Hoàn thành chỉ tiêu ấn tượng với mức tăng trưởng kinh
doanh trên 50% so với năm trước ( Huy động vốn tăng 63%, dư nợ tăng 65%).
MB có 150 điểm giao dịch trên cả nước và có 1 chi nhánh tại Lào
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của chi
nhánh ngân hàng Quân đội Hoàng Quốc Việt
NHTMCP Quân đội được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 2001 có
trụ sở chính đặt tại 126 Hoàng Quốc Việt là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân
hàng Quân đội.
Những ngày mới thành lập chi nhánh chỉ có 7 thành viên là các cán bộ
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
2

Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
được điều động từ hội sở chính về. Chỉ sau 10 năm hình thành và phát triển
Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã có tới 74 nhân viên với 5 phòng ban chính.
Với cơ sở vật chật hiện đại cùng đội ngũ cán bộ ngân hàng chuyên môn cao có
trình độ hầu hết là Đại học, Chi nhánh Hoàng Quốc Việt hiện nay là một trong
những ngân hàng hiện đại và có uy tín nhất tại Hà Nội nói chung và địa bàn
quận Cầu Giấy nói riêng.
Năm 2009 Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đạt danh hiệu chi nhánh dẫn đầu
toàn hệ thống trong công tác huy động vốn.
Hơn thế nữa trong nhiều năm liên tục chi nhánh đều được khen thưởng
vì là một trong những chi nhánh có lợi nhuận tăng trưởng cao trong hệ thống.
Ngoài công việc chính là các hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hoàng Quốc
Việt không ngừng đẩy mạnh công tác văn hóa, thể dục thể thao trong chi
nhánh. Chi nhánh thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ ngoại khóa
nhằm động viên tinh thần các thành viên trong chi nhánh.
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
3
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN II
CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG
1. Sản phẩm tiền gửi
MB cung câp một loạt các sản phẩm tiền gửi đa dạng đáp ứng nhu cầu
của cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Các sản phẩm tiền
gửi bao gồm
•Tiền gửi thanh toán
•Séc
•Tài koản điện tử
•Tiết kiệm có kì hạn
•Tiết kiệm lãi suất thả nổi

•Tiết kiệm rút gốc từng phần
•Sản phẩm tiền gửi có kì hạn rút gốc từng phần cho doanh nghiệp
•Tiết kiệm theo thời gian thực gửi
•Tiết kiệm tích lũy dành cho cán bộ công nhân viên của các doanh
nghiệp lớn
•Tiết kiệm AUD và GBP
2. Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân
Có 11 sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân nhằm thỏa mãn
nhu cầu sử dụng tiền đối với các khách hàng cá nhân
•Cho vay mua căn hộ, nhà, đất dự án
•Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
•Cho vay mua xe ô tô trả góp
•Cho vay chứng khoán
•Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
•Cho vay du học
•Cho vay cổ phần hóa
•Cho vay theo hạn mức thấu chi
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
4
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
•Cho vay mua,xây dựng và sửa chữa nhà đất
•Cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
3. Sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp
• Cho vay dựa trên khoản phải thu và hàng tồn kho
• Cho vay thấu chi
• Sản phẩm bảo lãnh
• Cho vay chiết khấu chứng từ xuất khẩu
• Bao thanh toán trong nước
• Cho vay theo gói E-service của Viettel
4. Sản phẩm thẻ

•Thẻ Active Plush
•POS
5. Dịch vụ thanh toán
•Chuyển tiền trong hệ thống MB
•Chuyển tiền ngoài hệ thống
•Thanh toán quốc tế - TTR
•Thanh toán quốc tế - Nhờ thu
•Thanh toán quốc tế - Tín dụng thư
6. Các sản phẩm dịch vụ khác
•Chuyển tiền cá nhân ra nước ngoài
•Chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union
•Nhận kiều hối
•Trả lương qua tài khoản
•Thu hộ - chi hộ ngân sách nhà nước
•Mobile banking
•E – MB
•Sản phẩm Bank plush
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
5
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN III
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH
HOÀNG QUỐC VIỆT
Về cơ cấu tổ chức thì chi nhánh bao gồm các phòng ban như sau:
1. Ban Giám đốc: gồm 2 người là giám đốc chi nhánh và phó giám đốc
chi nhánh
Nhiệm vụ chính:
•Giám đốc Chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh, thực hiện việc quản
lý và quyết định những vấn đề về cán bộ, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của

chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là người lập và triển khai các kế hoạch kinh
doanh hiệu quả. Quản lí, chỉ đạo các phòng ban tại đơn vị và tham gia đào tạo
phát triển đội ngũ nhân viên kế cận
•Phó Giám đốc chi nhánh là người hỗ trợ hoạt động của giám đốc. Phó
giám đốc chi nhánh thực hiện quản lý một số hoạt động dưới sự phân công của
giám đốc đảm bảo chất lượng hiệu quả
2. Phòng Quan hệ khách hàng: gồm 24 thành viên trong đó có 01
trưởng phòng, 01 phó phòng, 08 chuyên viên quan hệ khách hàng doanh
nghiệp, 03 chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, 02 chuyên viên thẻ, 09
chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng
Nhiệm vụ chính:
•Thực hiện các nhiệm vụ tham mưu đề xuất các chính sách phát triển
khách hàng, xác định thị trường mục tiêu và các dịch vụ mục tiêu hướng đến
khách hàng cho toàn chi nhánh.
•Phòng Quan hệ khách hàng còn có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp, phát triển sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng theo chủ
trương của NHTMCP Quân đội.
•Ngoài việc phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng phòng QHKH
còn có nhiệm vụ chăm sóc duy trì khách hàng hiện tại đồng thời triển khai các
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
6
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
hoạt động tìm kiếm khách hàng mới trong khu vực.
•Chuyên viên của phòng QHKH cần tư vấn các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng và bán chéo các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, phục vụ nhu
cầu của khách hàng.
• Đối với các khách hàng có hoạt động vay vốn tại ngân hàng, phòng
QHKH cần thường xuyên theo dõi các hoạt động và tình hình sử dụng vốn vay
của khách hàng
•Bộ phận hỗ trợ Quan hệ khách hàng có nhiệm vụ thẩm định, định giá

tài sản đảm bảo của khách hàng,kí kết hợp đồng thế chấp.
•Bộ phận hỗ trợ Quan hệ khách hàng có nhiệm vụ trong việc hoàn thiện
thủ tục, kiểm tra tính tuân thủ của bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng.
•Ngoài ra các chuyên viên hỗ trợ còn có nhiệm vụ quản lí toàn bộ hồ sơ
của khách hàng không những khoa học, có hệ thống mà còn đảm bảo tính bảo
mật thông tin cho khách hàng cũng như ngân hàng.
• Chuyên viên hỗ trợ cần theo dõi và báo cáo tình hình quan hệ, chăm
sóc khách hàng tại ngân hàng, theo dõi các món nợ quá hạn
3. Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng: gồm 36 thành viên
Nhiệm vụ chính:
•Trực tiếp giao dịch với khách hàng tại quầy, thực hiện công việc bán
trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đồng thời tư vấn cho khách
hàng về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
•Các giao dịch viên trực tiếp hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục
giao dịch, mở tài khoản thanh toán,
•Thực hiện nhiệm vụ nhập thông tin khách hàng giao dịch vào hệ thống
và hạch toán kế toán.
•Giải ngân và thu hồi nợ của khách hàng khi hồ sơ hoàn tất.
•Giao dịch viên còn có trách nhiệm phối hợp với phòng Quan hệ khách
hàng để thực hiện việc chăm sóc khách hàng.
•Với các chuyên viên kế toán thì có nhiệm vụ hạch toán kế toán và quản
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
7
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
lí tài chính của chi nhánh.
4. Phòng Quản lí tín dụng: bao gồm 7 thành viên trong đó có 1 trưởng
phòng, 1 phó phòng và 5 chuyên viên
Nhiệm vụ chính:
•Thực hiện công tác thẩm định và tái thẩm định các khoản vay của
khách hàng.

•Ngoài ra chuyên viên quản lí tín dụng còn có trách nhiệm quản lý chất
lượng tín dụng của khách hàng, theo dõi tham gia quản lí nợ xấu nợ có vấn đề
tại chi nhánh.
5. Phòng hành chính – nhân sự bao gồm 5 thành viên trong đó có 2
chuyên viên nhân sự và 3 chuyên viên hành chính
Nhiệm vụ chính:
•Thực hiện các công việc hành chính văn thư và công tác hậu cần của
chi nhánh.
• Tham gia vào công tác quản lí lao động và đào tạo của chi nhánh.
•Tiếp đón và hướng dẫn phục vụ các cá nhân tổ chức đến giao dịch tại
ngân hàng
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
8
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN IV
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI –
CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT TRONG BA NĂM
GẦN ĐÂY TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011
4.1. Các hoạt động chính tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt có các hoạt động
kinh doanh chính như sau
Hoạt động huy động vốn: bao gồm việc nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
có kì hạn, tiền gửi không kì hạn và tiền gửi thanh toán từ các tổ chức và dân
cư trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ. Phát hành các
chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kì phiếu và các hình thức huy động khác
Hoạt động cho vay: gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với
khách hàng cá nhân và khách hàn doanh nghiệp, trong đó chi nhánh chủ yếu
tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn

Dịch vụ bảo lãnh: bao gồm các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh bảo hành, và bảo lãnh
thanh toán
Dịch vụ thanh toán trong nước và nước ngoài: bao gồm hoạt động thanh
toán tiền mặt và thanh toán chuyển khoản. Chi nhánh còn thực hiện các nghiệp
vụ thanh toán quốc tế như là hoạt động tín dụng chứng từ(LC), phương thức
thanh toán nhờ thu, bao thanh toán
4.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
9
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
4.2.1. Hoạt động huy động vốn
STT Các chỉ tiêu 2009 2010 2011
1.
Theo đối tượng khách
hàng
Khách hàng cá nhân
453 830 1050
Khách hàng doanh
nghiệp
530 545 639
2.
Theo Theo loại tiền
Nội tệ
886 1239 1581
Ngoại tệ
97 136 108
3.
Theo kì hạn

Không kì hạn
286 397 384
Dưới 12 tháng
595 902 1218
Trên 12 tháng
102 76 87
4.
Tổng
983 1375 1689
Đơn vị: tỷ đồng
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 hoạt động huy động vốn của chi
nhánh Hoàng Quốc Việt được thực hiện có hiệu quả rõ rệt thể hiện ở bảng số
liệu trên đây
 Xét một cách tổng quát tổng lượng vốn chi nhánh Hoàng Quốc Việt
huy động được tăng đều qua các năm với năm 2010 tăng 40% so với năm
2009 và 22,8% trong năm 2011 so với năm 2010.
 Xét theo phương diện đối tượng khách hàng, từ bảng số liệu ta có thể
thấy lượng vốn ngân hàng huy động được đến chủ yếu từ khu vực khách hàng
cá nhân. Điển hình là trong hai năm liên tiếp 2010 và 2011 lượng vốn huy
động được từ khách hàng cá nhân luôn cao hơn khách hàng doanh nghiệp
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
10
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
khoảng tầm 1,5 lần. Chỉ riêng năm 2009 số vốn huy động từ khu vực khách
hàng doanh nghiệp cao hơn khu vực khách hàng cá nhân nhưng lượng vốn huy
động được cao hơn không nhiều lắm.
 Theo loại tiền thì chủ yếu chi nhánh huy động từ nguồn Việt Nam
đồng, lượng ngoại tệ huy động được chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn trong
tổng lượng vốn huy động của toàn chi nhánh – khoảng 10%
 Theo kì hạn, nhìn một cách tổng quan có thể thấy lượng tiền huy

động chủ yếu có kì hạn dưới 12 tháng, tiếp sau là không kì hạn, và lượng nhỏ
nhất là lượng tiền có kì hạn trên 12 tháng. Trong khi lượng vốn huy động có kì
hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng ổn định trong ba năm liên tục với mức
tăng năm 2010 so với 2009 là 1,5 lần và 2011 so với 2010 là 1.35 lần thì lượng
huy động không kì hạn và kì hạn trên 12 tháng lại ghi nhận sự không ổn định
và nếu có tăng thì chỉ tăng một lượng khá nhỏ bé
4.2.2. Hoạt động tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
STT Cơ cấu dư nợ 2009 2010 2011
1. Theo đối tượng khách hàng
Khách hàng doanh nghiệp 734 957 1298
Khách hàng cá nhân 118 132 151
2. Theo loại tiền
Dư nội tệ 698 882 1183
Dư ngoại tệ 154 207 266
3. Theo kì hạn
Ngắn hạn 541 769 1066
Trung hạn 203 228 295
Dài hạn 108 92 88
4. Tổng 852 1089 1449
Trong giai đoạn này dư nợ của chi nhánh tăng liên tục hàng năm được
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
11
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
thể hiện ở bảng số liệu trên đây
 Xét theo đối tượng khách hàng dự nợ toàn chi nhánh chủ yếu tập
trung ở khu vực khách hàng doanh nghiệp. Do nhu cầu vay vốn để sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng nên lượng dư nợ của khách hàng
doanh nghiệp cũng tăng dần đều qua các năm trung bình khoảng 32.95%.
Trong khi đó tại khu vực khách hàng cá nhân lượng dư nợ có tăng nhưng chỉ

tăng rất nhẹ, mức tăng hàng năm khoảng 12% đến 14%
 Xét theo loại tiền thì tổng dư nợ chủ yếu là dư nợ nội tệ, gấp khoàng
4,5 lần lượng dư nợ ngoại tệ. Lượng dư nợ nội tẹ cũng tăng mạnh theo cùng đà
tăng của tổng dư nợ của toàn chi nhánh, trong khi dư nợ ngoại tệ chỉ tăng một
phần nhỏ
 Xét theo kì hạn thì lượng dư nợ của toàn chi nhánh tập trung ở nợ
ngắn hạn với khoảng 60% - 70% , tiếp theo là nợ trung hạn. Điều đáng chú ý ở
đây là nợ trung hạn và ngắn hạn hàng năm tăng theo chiều tăng của tổng dư
nợ, trong khi đó nợ dài hạn lại có xu hướng giảm trong năm 2011 so với năm
2010
4.2.3. Hoạt động bảo lãnh
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Số dư bảo lãnh 270 573 798
Sự thay đổi tổng số dư bảo lãnh qua các năm của chi nhánh được thể
hiện trong bảng số liệu trên
 Số dư bảo lãnh tăng nhanh qua các năm. Có thể thấy rõ trên bảng số
liệu là năm 2010 số dư bảo lãnh tăng đến 112.22% so với năm 2009 và năm
2011 số dư bảo lãnh được ghi nhận lớn nhất trong ba năm so sánh với 798 tỷ
đồng
4.2.4. Kết quả tài chính
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
12
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Chênh lệch thu chi 29.05 37.89 58.92
2. Thu dịch vụ ròng 6.90 11.46 16.94
3. Trích dự phòng rủi ro 4.10 1.45 2.4
4. Lợi nhuận trước thuế 24.95 36.44 56.52

Mặc dù giai đoạn 2009 là giai đoạn hậu khủng hoảng,nền kinh tế đi vào
trạng thái suy giảm, còn 2011 lại là năm khó khăn với các doanh nghiệp ( đối
tượng phục vụ chính của ngân hàng) nhưng chi nhánh Hoàng Quốc Việt vẫn
có kết quả kinh doanh có lãi. Trong 3 năm liên tiếp kết quả lợi nhuận trước
thuế của chi nhánh tăng đều qua các năm mặc dù thời kì này nền kinh tế trong
nước và kinh tế toàn cầu không ổn định
4.3. Thuận lợi và khó khăn của chi nhánh
4.3.1. Thuận lợi
•Chi nhánh Hoàng Quốc Việt là chi nhánh mới ra đời và đi vào hoạt
động được 10 năm, chính vì thế mà cán bộ, chuyên viên ở chi nhánh đa số là
những người trẻ, năng động nhiệt tình trong công việc. Các cán bộ chủ chốt
của chi nhánh như giám đốc, phó giám đốc và các trưởng phó phòng đều là
những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng khá lâu nên
có những chiến lược kinh doanh hợp lí giúp chi nhánh đạt được kết quả kinh
doanh tốt trong các năm. Hơn những thế cán bộ chủ chốt tại chi nhánh đều tốt
nghiệp chính quy về chuyên ngành ngân hàng tài chính tại các trường đại học
của Việt Nam nên có kiến thức nền tảng vững vàng về kinh tế tài chính. Tại
chi nhánh có 80% các chuyên viên có trình độ đại học, 20% có trình độ trên
đại học hoặc đang theo học các khóa cao học.
• Chi nhánh Hoàng Quốc Việt có trụ sở tại 126 Hoàng Quốc Việt là địa
bàn tập trung đông dân cư và các tổ chức tài chính lớn mạnh, tạo điều kiện cho
ngân hàng có cơ hội được tiếp xúc và mở rộng mạng lưới khách hàng của
mình. Thêm vào nữa chi nhánh có 2 phòng giao dịch đặt ở địa bàn Cầu giấy,
Từ Liêm bao gồm: phòng giao dịch Nam Thăng long đặt tại 141 B Phạm Văn
Đồng, phòng giao dịch Từ Liêm đặt tại số 1 Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy.
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
13
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
Đây là các quận đang phát triển tốc độ cao tại Hà Nội với nhiều dự án được
xây dựng, nhiều khu dân cư mới thành lập và nhiều văn phòng của các công ty

tọa lạc, thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ của ngân hàng
•Công nghệ tiên tiến, cùng với quy trình thực hiện nhanh chóng chính
xác của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đến giao dịch
•Công tác chăm sóc khách hàng của chi nhánh được thực hiện rất chu
đáo. Vào các dịp lễ, tết hay ngày kỉ niệm các khách hàng VIP và tiềm năng
của chi nhánh đều được nhận quà do chính chuyên viên QHKH của chi nhánh
mang đến.
•MB là một thương hiệu mạnh và đang nổi tiếng trong thị trường tài
chính Việt Nam. Bằng thái độ phục vụ khách hàng tận tâm nhiệt tình của
mình, NHTMCP Quân đội nói chung và chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng
đã thu hút được rất nhiều khách hàng và tạo được lòng tin đối với khách hàng
ngay cả thời kì hậu khủng hoảng
•Được hội sở chính quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sát sao, vì thế mà chi
nhánh có điều kiện về phát triển sản phẩm và đào tạo cán bộ của mình
•Hệ thống thông tin khách hàng của chi nhánh được sắp xếp theo trình
tự cụ thể và rất chi tiết đầy đủ liên quan đến từng khách hàng. Do đó tạo điều
kiện cho các chuyên viên trong ngân hàng quản lý và chăm sóc khách hàng
của mình tốt hơn
4.3.2. Khó khăn
• Chi nhánh hiện giờ có diện tích khá chật gây ra sự bất tiện cho các
chuyên việc làm việc tại ngân hàng. Thêm vào nữa sự sắp xếp vị trí giữa các
phòng ban còn chưa hợp lí làm cho việc lưu chuyển hồ sơ từ các bộ phận mất
thời gian.
• Sự liên kết giữa các bộ phận phòng ban trong toàn chi nhánh còn
chưa thật sự ăn ý và phối hợp tốt lẫn nhau gây nên sự chậm trễ cho các hoạt
động tác nghiệp.
• Dịch vụ thẻ mới được đưa vào hoạt động nên còn chưa phát triển. Do
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
14
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân

NHTMCP Quân đội mới đưa thẻ ATM vào thị trường thẻ mấy năm gần đây
nên thị phần thẻ của ngân hàng không nhiều, lượng khách hàng sử dụng thẻ ít,
chủ yếu là các cơ quan Quân đội. Thêm vào nữa hệ thống thẻ hoạt động chưa
tốt, có nhiều khách hàng phàn nàn về việc thẻ không sử dụng được tại các cây
ATM hay các điểm thanh toán trong và ngoài nước.
• Do đội ngũ chuyên viên còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm cọ sát
thực tế nên còn hạn chế trong việc đi gặp và đối thoại đàm phán trực tiếp với
khách hàng, chủ yếu các chuyên viên chỉ liên hệ với khách hàng qua điện
thoại. Điều này làm giảm tính tương tác giữa chuyên viên với khách hàng
• Công việc tiếp thị khách hàng mới chưa được đẩy mạnh do các
chuyên viên phải tập trung quá nhiều thời gian để giải quyết các công việc
được giao trong chi nhánh
• Hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm và hình ảnh của ngân hàng
tới khách hàng còn chưa chuyên nghiệp và hiệu quả. Chi nhánh chưa có đội
ngũ tiếp thị và marketing riêng, hầu như các chuyên viên Quan hệ khách hàng
phải đảm nhận kèm theo công việc này nên chi nhánh chưa đạt được hiệu quả
trong công tác tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới.
• Do chi nhánh nằm trong khu vực có nhiều ngân hàng đối thủ nên
cạnh tranh rất cao. Chỉ tính dọc đường Hoàng Quốc Việt đã có hơn 10 ngân
hàng từ lớn đến nhỏ.
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
15
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN V
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1. Công tác huy động vốn
− Công tác huy động vốn là công tác quan trọng nhất trong hoạt động

kinh doanh của ngân hàng. Hiểu được tầm quan trọng đó mà ngay từ đầu các
chuyên viên đã được giao chỉ tiêu hoàn thành công tác huy động vốn của
mình. Hội sở nói chung va chi nhánh nói riêng sẽ có cơ chế khen thưởng kỉ
luật đối với công tác huy động vốn của các cán bộ, chuyên viên trong chi
nhánh.
− Xây dựng chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt nhưng vẫn đảm
bảo đúng với quy định của NHNN. Thiết lập các chương trình marketing
nhằm thu hút khách hàng tới gửi tiền tại ngân hàng đi kèm với các dịch vụ
chăm sóc khách hàng chu đáo nhằm giữ các khách hàng tiềm năng của chi
nhánh
− Thường xuyên liên lạc trao đổi với khách hàng, lắng nghe những ý
kiến đóng góp của khách hàng về các sản phẩm huy động của ngân hàng
−Đối với các khách hàng có hoạt động tín dụng thường xuyên với ngân
hàng cần thường xuyên theo dõi các khoản thu của khách hàng và thuyết phục
khách hàng gửi các khoản thu đó có kì hạn tại ngân hàng đi kèm với các ưu
đãi trong các sản phẩm tín dụng hay bảo lãnh( ví dụ như giảm lãi suất hay hạ
mức phí bảo lãnh)
5.2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng
−Mặc dù trong năm 2011 MB được xếp vào các ngân hàng nhóm 1 với
chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 17% nhưng điều này không có nghĩa là tín
dụng được tăng trưởng một các bừa phứa. Định hướng của ngân hàng trong
thời gian tới là khoanh vùng các khách hàng tiềm năng đặc biệt là các khách
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
16
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
hàng sử dụng đa dịch vụ, đồng thời hạn chế giải ngân các khách hàng chỉ có
quan hệ tín dụng, các khách hàng liên danh không phải đơn vị đầu mối.
− Tích cực triển khai và hỗ trợ các khách hàng kinh doanh các mặt hàng
thuộc diện ưu tiên của nhà nước và của ngân hàng Quân đội để ưu tiên cung
cấp tín dụng và hạn mức cho các daonh nghiệp kinh doanh ngành nghề này.

5.3. Nâng cao chất lượng tín dụng
−Cần xây dựng chi tiết thông tin về khách hàng trước khi thiết lập quan
hệ tín dụng. Các chuyên viên Quan hệ khách hàng cần tìm hiểu rõ về ngành
nghề kinh doanh của khách hàng, phương án kinh doanh, các hoạt động tín
dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác. Điều này rất quan trọng
trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhất là trong thời
điểm nền kinh tế thế giới có nhiều biến động không lường và có nhiều khó
khăn như hiện nay
−Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Chuyên viên ngân hàng cần chủ động kiểm soát dòng tiền và vòng quay vốn
lưu động của khách hàng để kịp thời xử lí khi dòng tiền và vòng quay vốn lưu
động của khách hàng có sự bất thường
−Bổ sung kiến thức về thanh toán quốc tế, luật và tiếng anh thương mại
cho các chuyên viên. Điều này giúp cho các chuyên viên nắm rõ được chính
sách pháp luật mới cập nhập của nhà nước để áp dụng cho việc phân tích chất
lượng tín dụng của khách hàng. Thêm vào nữa việc sử dụng thành thạo tiếng
anh thương mại giúp các chuyên viên hiểu rõ hơn về các quy định và điều
khoản được ghi trong hợp đồng thương mại trong thanh toán quốc té để tránh
xảy ra sai sót nhầm lẫn, hay vướng phải những điều khoản gây bất lợi cho
ngân hàng
−Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý tín dụng tại chi nhánh
−Tăng cường tối đa dư nợ đối với các khoản vay là có tài sản đảm bảo có
giá trị như bất động sản, động sản và giấy tờ có giá. Đồng thời hạn chế với các
khoản vay tín chấp
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
17
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
5.4. Công tác marketing
−Triển khai tốt chương trình " ngân hàng cộng đồng" của hội sở phân
công cho từng chi nhánh. Chủ động tìm kiếm khách hàng quanh khu vực của

chi nhánh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet => từ đó
tiến hành gọi điện liên lạc với khách hàng để quảng cáo sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng và đưa ra những ưu đãi cho khách khi thiết lập quan hệ với ngân
hàng
−Triển khai chương trình đánh giá hoạt động của các chuyên viên thông
qua các báo cáo về tình hình khách hàng mà chuyên viên quản lý vào mỗi cuối
tháng=> đưa ra các mức khen thưởng phù hợp đối với các chuyên viên thực
hiện đủ và vượt chỉ tiêu mà chi nhánh đề ra.
−Chủ động chăm sóc khách hàng bằng cách tặng quà vào dịp lễ , sinh
nhật, thể hiện sự quan tâm đến khách hàng để gây thiện cảm với khách hàng
về chi nhánh
5.3. Phát triển các sản phẩm dịch vụ
−Tổ chức bán chéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng bằng cách tìm hiểu
nhu cầu của khách hàng và đưa ra những sản phẩm dichj vụ tiện ích bổ sung
−Ngoài việc phát triển các dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, tín dụng,
thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ, Chi nhánh cần đẩy mạnh các sản
phẩm dịch vụ khác như phát triển hệ thống thẻ đặc biệt là thẻ visa. Cung cấp
các sản phẩm tiện ích khách như thấu chi cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn lưu động kinh doanh trong doanh nghiệp, EMB sản phẩm theo dõi
ngân hàng điện tử của ngân hàng Quân đội,
5.4. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng
−Đẩy mạnh hoạt động tín dụng với các cá nhân, tổ chức kinh tế có tiềm
năng phát triển và hoạt động kinh doanh bền vững
5.5. Hiệu quả kinh doanh
−Xây dựng kế hoạch chi tiêu trong cả năm ngay từ đầu năm nhằm đưa ra
kế hoạch chi tiêu hợp lí cho chi nhánh, tránh tình trạng sử dụng nguồn chi tiêu
không đúng mục đích hoặc không hiệu quả ảnh hưởng đến lợi nhuận trước
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
18
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân

thuế của toàn chi nhánh
−Hàng tháng cần cập nhập số liệu về thu chi của chi nhánh để kịp thời
điều chỉnh nếu có bất thường xảy ra.
5.6. Quản trị điều hành
−Hoàn thiện cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng
mối quan hệ hợp tác bền vững giữa ngân hàng và khách hàng đồng thời khai
thác tối đa sức mạnh của các công ty thành viên như MB land, AMC,
−Thành lập các kế hoạch kinh doanh phải bám sát với diễn biến thị
trường, đảm bảo sự phát triển an toàn, kiểm soát được các rủi ro trong quá
trình triển khai kế hoạch đối với các phòng ban trong chi nhánh
Phạm Thị ThanhVân - CQ503048 Ngân hàng 50D
19
Báo cáo tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân
KẾT LUẬN:
Trong những năm gần đấy cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội
nước ta làm cho các hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển theo xu hướng
chung của thế giới. Cùng với đó, Việt Nam gia nhập vào WTO tạo điều kiện
cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường ra rất nhiều
nước khác trong và ngoài khu vực. Chính vì thế mà hoạt động giao thương
trong và ngoài nước càng được đẩy mạnh, các ngân hàng trong nước cũng
đứng trước thách thức và đòi hỏi rất lớn trong công tác kinh doanh của mình
để có thể đứng vững trong thời kì này.
Hoạt động bảo lãnh là hoạt động đang phát triển mạnh mẽ trong thời kì
gần đây do các đơn vị kinh doanh ngày càng đòi hỏi có sự đảm bảo khắt khe
với đối tác về các điều khoản trong hợp đồng và nghĩa vụ tài chính.
NHTMCP Quân đội là một ngân hàng thương mại được thành lập ra với
mục đích ban đầu là phục vụ các doanh nghiệp Quân đội với những dự án lớn.
Hiện nay NHTMCP Quân đội đã mở rộng thị trường của mình không chỉ phục
vụ các doanh nghiệp Quân đội mà cong các doanh nghiệp Quốc doanh và
ngoài Quốc doanh khác. Do NHTMCP Quân đội từ lúc khởi đầu đã phục vụ

rất nhiều các doanh nghiệp là các công ty và tập đoàn thuộc nhà nước với
nhiều dự án nên ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh.
Qua quá trình 2 tháng thực tập tại NHTMCP Quân đội – chi nhánh
Hoàng Quốc Việt em đã được tiếp xúc rất nhiều với các hoạt động bảo lãnh
của ngân hàng và hiểu phần nào quy trình nghiệp vụ, đặc diểm và tính chất
của từng loại bảo lãnh đặc biệt là các loại bảo lãnh phục vụ doanh nghiệp xây
dựng nói chung. Chính vf thế mà em chọn đề tài " Phát triển dịch vụ bảo
lãnh tại ngân hàng quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt đối với doanh
nghiệp xây dựng" làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Phạm Thị Thanh Vân – CQ503048 Ngân hàng 50D
20

×