Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.7 KB, 52 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý 1
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thép Việt Ý
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, với những nỗ lực hết
mình trong lao động và sáng tạo, lưu danh cùng các công trình tầm vóc thế
kỷ: Thủy điện Hòa Bình, Yaly, Sê San, Tuyên Quang…Tổng công ty Sông
Đà đã sớm khẳng định sức vươn lên của tập đoàn kinh tế vững mạnh trong cả
nước. Xuất phát từ định hướng và phát triển của Tổng công ty Sông Đà trong
xu thế hội nhập khu vực và thế giới là: đầu tư, đổi mới và hiện đại hóa kỹ
thuật công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng mọi
nhu cầu của thị trường. Ngày 02/01/2001, Tổng công ty Sông Đà có Quyết
định số 19/TCT-VPTH của Tổng giám đốc công ty thành lập nhà máy thép
Việt Ý. Nhà máy thép Việt Ý được đầu tư một dây chuyền thiết bị cán thép
đồng bộ do tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất thép Danieli –
Italy cung cấp.
Với dây chuyền công nghệ hiện đại,công suất 250.000 tấn/năm, sản
phẩm là thép xây dựng mang thương hiệu VIS có chất lượng cao và đa dạng
về chủng loại, phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp JIS (Nhật
Bản), TCVN (Việt Nam), ASTM (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ), và BS (Anh
quốc). Nhà máy chính thức đi vào sản xuất thương mại từ tháng 3/2003.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ngày
26/12/2003, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 1744/QĐ-BXD
phên duyệt phương án cổ phần hóa: Nhà máy thép Việt Ý thuộc Công ty Sông
Đà 12 – Tổng Công ty Sông Đà. Ngày 26/12/2003, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
đã có Quyết định 1748/QĐ-BXD về việc chuyển nhà máy thép Việt Ý thành
Công ty cổ phần thép Việt Ý.
Với trên 400 cán bộ công nhân viên, trong đó chủ yếu là lực lượng lao


động trẻ được đào tạo cơ bản, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, có tính kỷ
luật cao và một đội ngũ Lãnh đạo có kiến thức quản lý, am hiểu về kỹ thuật
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
công nghệ, Công ty cổ phần thép Việt Ý coi con người là nhân tố quyết định
sự thành công và phát triển của mình.
Cơ cấu cổ đông: 31/12/2010
Cổ đông Số cổ phần nắm giữ Tỷ lệ sở hữu(%)
Tập đoàn Sông Đà 153.000.000 51,00
Cổ đông nước ngoài 270.000 3,00
Cổ đông khác 138.000.000 46,00
Tổng 30.000.000 100
+ Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý
+ Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM-ITALY STEEL JOINT-STOCK
COMPANY
+ Tên viết tắt: VISCO
+ Địa chỉ: KM 24+500-Quốc lộ 5-Xã Giai Phạm-H.Yên Mỹ-T. Hưng
Yên
+ Điện thoại: (84-321) 3942 427
+ Số Fax: (84-321) 3942 226
+Email:
+ Website: www.vis.com.vn
I.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
- Chức năng: Sản xuất thép và cung ứng thép trên thị trường theo nhu
cầu của người tiêu dùng.
- Nhiệm vụ:
+ Sản xuất thép xây dựng cán nóng đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000, sản
phẩm thép có chất lượng cao phù hợp với các tiêu chuẩn đã ký.
+ Đưa thép vào thị trường quốc tế và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị

trường trong nước và ngoài nước.
II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý
2.1. Hoạt động kinh doanh chính:
- Sản xuất kinh doanh sản phẩm thép.
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu thiết bị phụ tùng
phục vụ cho ngành thép.
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa.
Một số đặc trưng của ngành thép:
Ngành thép tại Việt Nam có 3 nhóm sản phầm chính gồm: thép xây dựng,
tôn mạ và thép ống. Lĩnh vực sản xuất chính của VIS là thép xây dựng như:
- Thép cuộn VIS:
+ Kích cỡ sản phẩm: Từ ɸ6-ɸ8
+ Đường kính bó thép: D=1.2m
+Trọng lượng bó thép: W=600kg
+ Bề mặt: bóng không rạn nứt
+ Màu sắc: có màu xanh đặc trưng
+ Tiết diện: tiết diện rất tròn, độ ôvan nhỏ
+ Đơn trọng: ổn định
+ Phạm vi sử dụng: Sử dụng làm cốt bê tông cho các hạng mục không
đòi hỏi về cơ tính nhưng cần độ dẻo dai, chịu uốn, dãn dài cao. Giảm nhẹ
trọng lượng công trình , tiết kiệm chi phí. Đặc biệt sử dụng làm cốt bê tông lát
sàn xây dựng dân dụng.
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
- Thép thanh vằn VIS

+ Kích cỡ sản phẩm: Từ ɸ10-40
+ Chiều dài thanh thép: L=11.7m
+ Trọng lượng bó thép: W=3 tấn
+ Bề mặt: Bóng, không rạn nứt, có dập nổi thương hiệu VIS và đường
kính thanh thép
+ Màu sắc: có màu xanh đặc trưng
+ Tiết diện: tiết diện tròn
+ Đơn trọng: ổn định
+ Phạm vi sử dụng: Sử dụng làm cốt bê tông cho các công trình xây
dựng công nghiệp và các công trình xây dựng dân dụng,
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép xây dựng bắt đầu khó
khăn từ năm 2011 và được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong những năm tiếp
theo do suy thoái kinh tế và cung vượt quá cầu do sẽ có nhiều nhà máy mới đi
vào hoạt động kể từ cuối năm 2011. Sự trầm lắng đột ngột của thị trường bất
động sản từ đầu năm 2011 cũng khiến cho hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm
hơn, doanh thu tăng chậm lại so với các năm trước.
Nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thép xây dựng chủ yếu là thép
phế và hầu hết đều phải nhập khẩu nên ngành thép chịu những rủi ro về tỷ giá
và biến động giá thép trên thị trường thế giới. Để hạn chế rủi ro tăng khả năng
cạnh tranh (giảm chi phí) Công ty cổ phần thép Việt Ý đã đầu tư để khép kín
dây chuyền sản xuất từ chế biện quặng ra phôi thép đến thép thành phẩm.
2.2. Bảng báo cáo lãi/lỗ: (triệu đồng)
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
2007 2008 2009 2010 2011
1.DT bán hàng và cung
cấp dịch vụ
1.480.009 1.716.457 2.084.025 3.104.305 3.950.369
2.Các khoản giảm trừ

DT
11.199 7.249 15.895 20.142 35.736
3.DDT về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1.468.810 1.709.208 2.068.130 3.084.163 3.914.632
4.Giá vốn hàng bán 1.356.602 1.453.952 1.746.230 2.851.495 3.656.651
5.Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
112.207 255.257 321.900 232.668 257.981
6.DT hoạt động tài
chính
2.205 6.782 10.705 15.801 20.210
7.Chi phí tài chính 55.375 78.922 33.027 55.857 73.225
Trong đó chi phí lãi vay 54.517 52.313 23.333 33.548 68.725
8.Chi phí bán hàng 19.795 25.075 26.013 26.829 40.453
9.Chi phí QLDN 13.238 13.924 18.422 22.689 20.237
10.LN thuần từ hđ kd 26.004 144.117 255.144 143.095 144.277
11.Thu nhập khác 545 7.549 5.114 4.702 3.588
12.Chi phí khác 973 135 74 2.339 2.150
13.LN khác 428 7.414 5.040 2.363 1.438
14.Tổng LN kế toán
trước thuế
25.576 151.532 260.184 145.458 145.715
15.CP thuế TNDN hiện
hành
3.508 20.913 34.490 34.884 35.321
16.CP thuế TNDN hoãn
lại
155 592 269 158 399

17.LN sau thuế TNDN 21.913 131.210 225.425 110.415 109.995
2.3. Bảng cân đối kế toán: (triệu đồng)
2007 2008 2009 2010 2011
I.TS ngắn hạn 567.181 687.565 687.168 1.335.468 1.071.062
1.Tiền và các khoản
tương đương tiền
86.847 180.125 226.782 400.130
2.Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
56000 23834
3.Các khoản phải thu 197.975 342.005 170.612 91.091 282.493
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
ngắn hạn
4.Hàng tồn kho 244.181 243.656 322.657 861.126 351.745
5.TS ngắn hạn khác 38.177 122.87 13.774 100.468 12.860
II.TS dài hạn 222.396 334.813 810.350 322.387 331.520
1.Các khoản phải thu
dài hạn
508.507
2.TS cố định 220.989 322.405 138.955 121.408 104.656
3.Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
1.000 1.000 162.160 200.410 199.700
4.TS dài hạn khác 407 11.408 728 569 27.163
Tổng cộng 789.577 1.022.378 1.497.518 1.657.855 1.402.581
I.Nợ phải trả 615.725 663.797 1.058.544 1.076.373 796.185
1.Nợ ngắn hạn 492.057 342.218 515.689 1.071.089 795.131
1.1Dự phòng phải trả

ngắn hạn
969 5.438 967
2.Nợ dài hạn 123.669 321.579 542.856 5.284 1.054
II.Vốn chủ sở hữu 173.852 269.462 438.973 581.482 606.396
1.Vốn chủ sở hữu 173.247 269.084 435.445 581.482 606.396
1.1.Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
21.553 112.630 238.316 141.696 141.195
2.Nguồn kinh phí và
các quỹ khác
605 377 3.528
III.Lợi ích của cổ đông
thiểu số
89.119
Tổng cộng 789.577 1.022.378 1.497.518 1.657.855 1.402.581
2.4. Hiệu quả hoạt động
2007 2008 2009 2010 2011
VQ Hàng tồn
kho
5,56 5,96 6,17 4,82 4,88
VQ Khoản
phải thu
7,42 6,33 8,07 23,57 12,19
VQ Tổng tài
sản
1,86 1,89 1,64 1,95 2,11
2.5. Khả năng thanh toán
2007 2008 2009 2010 2011
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
6

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
Khả năng
TT ngắn
hạn
1,15 2,01 1,33 1,25 1,48
Khả năng
TT nhanh
0,66 1,30 0,71 0,44 1,00
Khả năng
TT tức thì
0,26 0,35 0,26 0,29
2.6. Khả năng sinh lời
2007 2008 2009 2010 2011
LN gộp
biên (%)
13,89 14,93 15,56 7,54 7,09
LN thuần
biên (%)
1,5 7,68 10,90 3,58 3,36
* Nhận xét:
Trong các năm qua, doanh thu thuần của VIS tăng trưởng ổn định, tuy
nhiên do giá vốn tăng nhanh hơn, dẫn đến lợi nhuận giảm dần (nhưng 9 tháng
đầu năm đã vượt kế hoạch năm 2011). Nguyên nhân là do đặc trưng của
ngành thép là giá nguyên nhiên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng rất cao trong chi
phí vì vây mà khi tình hình kinh tế khó khăn, sự biến động của giá thép trên
thị trường thế giới làm ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào và phản ánh vào
giá vốn của doanh nghiệp.
- Các khoản phải thu ngắn hạn giảm dần, thay vào đó là giá trị hàng tồn
kho tăng lên từ năm 2008 đến năm 2010. Có thể lý giải điều này là do tình
hình chung khó khăn của cả nền kinh tế, sự cắt giảm chi tiêu, xây dựng công

và sự ngưng trệ của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất thép xây dựng, lĩnh vực chủ đạo của VIS.
- Đáng chú ý vòng quay khoản phải thu tăng trong 3 năm và tăng đột
biến cao vào năm 2010, lên tới hơn 23 lần, nguyên nhân là do cuối năm 2010,
lượng hàng tồn kho dồn lại với khối lượng lớn và khoản phải thu rất nhỏ.
Sang đến năm 2011, lượng hàng tồn kho giảm bớt chuyển thành khoản phải
thu ngắn hạn, do VIS kinh doanh theo phương thức truyền thống, bán chịu
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
cho đại lý. Mặt khác là do VIS đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh
cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ nên lượng hàng tồn kho cũng giảm. Tuy
nhiên cần lưu ý, nếu thị trường bất động sản sáng sủa trở lại thì lượng hàng
trong kho của VIS có thể chưa đáp ứng đủ mà cần có kế hoạch sản xuất thêm.
- Trong các năm trước, VIS vẫn duy trì tổng nợ khoảng hơn 1000 tỷ.
Nhưng đến năm 2011, nhận biết được tình hình kinh tế khó khăn, VIS giảm
nợ dùng cho đầu tư sản xuất, thu hẹp qui mô. Tổng nợ giảm rõ rệt, nên tỷ lệ
vốn vay trên vốn chủ sở hữu giảm. Nợ dài hạn giảm dần và còn rất ít, tỷ lệ nợ
dài hạn trên tổng vốn giảm và dần tiến đến 0.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán tức thì không
biến động nhiều. Riêng khả năng thanh toán nhanh thì giảm mặc dù lượng
tiền mặt tăng nhưng không nhiều so với lượng hàng tổn kho.
- Lợi nhuận gộp biên giảm, lợi nhuận thuần biên cũng giảm dần từ 2010
đến nay. Có thể nói, năm 2010 và 2011 là năm sản xuất kinh doanh hiệu quả
không mong muốn đối với các doanh nghiệp thép nói chung và VIS nói riêng.
Lợi nhuận giảm cộng thêm việc phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi vào năm
2010 khiến cho EPS của VIS cũng giảm. Tuy nhiên với kết quả kinh doanh
đạt được 9 tháng đầu năm đã đem lại EPS 9 tháng là 3.344 đ/cp, một kết quả
tương đối khả quan so với mặt bằng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

3.1. Dây chuyền sản xuất
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất thép tại Công ty:
Phôi Kiểm tra Nạp phôi Nung phôi

Xử lý Hồi lò Ra lò
Cán thô
Cắt đầu
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
Cán trung tinh
Cán chính
Cắt trước Blốc
Cắt phân đoạn
Cán Blốc
Sàn nguội
Làm nguội
Cắt phân đoạn
Máy tạo vòng
Kiểm tra
Sàn lăn rải
Đếm thanh, đóng bó
Thu cuộn
Cân nhập kho
Kiểm tra

Buộc cuộn
3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất:
3.2.1. Đặc điểm về phương pháp sản xuất
•Quy trình cán:

- Phôi liệu:
Phôi được nhập vào công ty được kiểm tra ở ngoài công ty và ghi lại
trong biểu mẫu kiểm tra vật tư khi nhập.
- Kiểm tra phôi liệu:
Phôi liệu trước khi nạp lò được kiểm tra theo quy định kiểm tra phôi,
những phôi không đáp ứng yêu cầu sẽ loại ra chờ xử lý.
- Nạp phôi:
Phôi liệu nạp vào lò được kiểm soát theo sổ theo dõi nguyên liệu nạp lò
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
02/BMCL-XC
Quá trình nạp phôi:
Phôi đã đáp ứng các yêu cầu được chuyển từ bãi chứa phôi vào gian nạp
phôi của xưởng và được công nhân của tổ lò đưa lên bàn nạp phôi bởi cầu
trục nạp phôi và sắp xếp thẳng hàng
Từng phôi lần lượt theo bàn con lăn nạp lò nạp vào lò nung một cách tự
động theo phương trình hoặc điều khiển bằng tay tại bảng điều khiển cục bộ.
- Nung phôi:
Phôi liệu sau khi được đưa vào lò nung liên tục, nung từ nhiệt độ môi
trường (20˚C±5) lên tới nhiệt độ yêu cầu của phôi cán tùy theo từng mác thép
(1100˚C-1150˚C)
- Ra lò:
Phôi cán khi dịch chuyển trong lò tới vùng đồng nhiệt độ của lò có nhiệt
độ theo yêu cầu cán, khi có lệnh ra lò, hệ thống “Kick off” của lò chuyển phôi
lên bàn con lăn ra lò đưa phôi ra khỏi lò
Phôi cán hồi lò trong những trường hợp sau:
+ Phôi đã ra lò và dịch chuyển trên bàn con lăn ra lò chưa tới máy đẩy
tiếp trước giá cán số 1, khi trên dây chuyền cán có sự cố.
+ Lò nung cần ra hết phôi sể sửa chữa, bảo trì.

- Cán thô:
Nhóm giá cán thô gồm có 6 giá cán bố trí giá cán thẳng đứng nằm ngang
xen kẽ thẳng hàng liên tục, giá cán số 1 là giá cán nằm ngang, 4 giá cán đầu
tiên có đường kính trục ɸ5 mm; 2 giá tiếp theo có đường kính trục ɸ450 mm.
Phôi cán sau khi đi qua máy đẩy tiếp trước giá cán số 1 được đánh bong
vảy cán đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho phôi ăn vào giá cán số 1 và được
cán qua các giá của khu vực cán thô.Việc chuyển phôi từ giá nọ sang giá kia
được thực hiện tự động bởi hệ thống dẫn hướng cơ khí. Tất cả các loại sản
phẩm cán đều được cán qua 6 giá cán thô. Sản phẩm sau khi ra khỏi giá cán
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
số 6 có kích thước
φ
55 mm.
- Cắt đầu đuôi:
Sau khi phôi cán ra khỏi giá cán số 6 vật cán được cắt đầu tại máy cắt tay
quay số 1 nhằm loại bỏ các khuyết tật đầu đuôi vật cán. Đối với các sản phẩm
có kích thước D>16 (mm) được cắt đuôi tại máy cắt số 1.
Trong trường hợp có sự cố tại phía sau máy cắt này, máy cắt có nhiệm
vụ chặt phôi thành từng đoạn không cho vào giá cán kế tiếp.
- Cán trung tinh:
Nhóm giá cán trung tinh bao gồm 8 giá cán liên tục bố trí thẳng đứng
nằm ngang xen kẽ ,từ giá cán số 7 đến giá cán số 10 có đường kính trục ɸ370
mm, từ giá cán số 11 đến giá cán số 14 có đường kính trục ɸ340 mm.
Tùy theo từng loại sản phẩm cán, mà số lần cán và lỗ hình trục cán có
khác nhau:
+ Đối với sản phẩm thép
φ
32-

φ
36 kết thúc ở giá cán số 10
+ Đối với sản phẩm thép
φ
25-
φ
30 kết thúc ở giá cán số 12
+ Đối với sản phẩm thép
φ
18-
φ
22 kết thúc ở giá cán số 14
+Sản phẩm trung gian có kích thước ɸ16,8-ɸ19,7 mm cấp cho block cán
dây
Vật cán được chuyển từ giá nọ sang giá kia bởi hệ thống dẫn hướng cơ
khí và máng chuyển thép. Từ giá cán số 9 đến giá cán số 14 có bố trí 5 máy
tạo chùng với mục đích làm ổn định quá trình cán.
- Cắt trước Block
Sau khi phôi cán ra khỏi giá cán số 14, đối với vật cán cần cán trong
block sẽ được cắt đầu đuôi tại máy cắt bay số 2 nhằm loại bỏ các khuyết tật
đầu đuôi vật cán.
Trong trường hợp có sự cố tại phía sau máy cắt này, máy cắt có nhiệm
vụ cắt phôi thành từng đoạn không cho vật cán vào Block.
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
- Cán Block
Gồm 10 giá cán đặt nghiêng 90˚ với nhau và 45˚ với mặt phẳng nằm
ngang. Bánh cán (hay còn gọi là vòng cán) có đường kính 212 mm, bề rộng
bánh cán của 5 giá đầu à 72 mm và 5 giá tiếp thep là 60 mm. Tốc độ lớn nhất

của giá cán cuối cùng (giá cán số 24) là 78m/s đối với sản phẩm thép tròn
ɸ5,5 mm.
Các sản phẩm có đường kính nhỏ hơn 18 mm được cán trong Block. Tùy
theo từng loại sản phẩm cán, mà số lần cán trong Block và lỗ hình trên bánh
cán có khác nhau:
+ Đối với sản phẩm thép thanh D14,D16 kết thúc ở giá cán số 16 (giá
thứ 2 trong Block).
+ Đối với sản phẩm thép thanh D12 kết thúc ở giá cán số 18 (giá thứ 4
trong Block)
+ Đối với sản phẩm thép thanh D10 kết thúc ở giá cán số 20 (giá thứ 6
trong Block)
+ Đối với sản phẩm thép dây ɸ8 kết thúc ở giá cán số 22 (giá thứ 8 trong
Block)
+ Đối với sản phẩm thép dây ɸ6 kết thúc ở giá cán số 24 (giá thứ 10
trong Block)
Vật cán được chuyển từ giá nọ sang giá kia bởi hệ thống dẫn hướng cơ
khí và máng chuyển tiếp. Sau máy cắt số 2 và trước khi vào Block có bố trí 1
máy tạo chùng với mục đích làm ổn định quá trình cán.
Sản phẩm trong khi ra khỏi Block chia làm 2 đường
Đối với sản phẩm thép thanh: theo đường dẫn tới hệ thống Quenching
Đối với sản phẩm thép dây; theo đường dẫn tới hệ thống làm nguội dây.
- Làm nguội dây:
Gồm có 2 hộp nước làm nguội áp lực lớn. Bên trong mỗi hộp nước gồm
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
có các thiết bị khác nhau với mục đích xử lý nhiệt làm nguội thép dây tăng cơ
tính, cải thiện chất lượng bề mặt thép.
Thép dây đi vào hệ thống làm nguội dây với nhiệt độ kết thúc cán (~950)
và ra khỏi hệ thống với nhiệt độ bề mặt ~200

- Máy tạo vòng;
Được đặt nghiêng 15˚ với mặt phẳng nằm ngang. Thép dây được dẫn vào
roto của máy tạo vòng quay ngược chiều kim đồng hồ tính ngược theo hướng
cán bởi một ống xoắn dẫn hướng, các vòng dây được tạo ở đây.
Tốc độ quay của roto phù hợp với tốc độ thép cán ở giá cán cuối cùng
cho sản phẩm đó.
- Sàn lăn rải:
Sau khi được tạo vòng, các vòng thép dây được rải đều trên sàn con lăn
rải làm nguội, đây được coi là giai đoạn thường hóa thép dây, đồng đều hóa
nhiệt độ trong lõi và trên bề mặt thép.
- Thu cuộn:
Cuối sàn con lăn rải làm nguội có hố thu cuộn, các vòng thép dây rơi
xuống hố thu cuộn và cơ cấu trong hố thu cuộn chuyển cuộn thép xuống xe
chuyển cuộn, cuộn thép được đưa tới máy buộc cuộn.
- Kiểm tra cuộn:
Công việc này tiến hành khi chuyển cuộn thép từ hố tạo cuộn tới máy
buộc thép cuộn, kích thước và thép cuộn phải đáp ứng tiêu chuẩn đã công bố
của công ty. Những cuộn thép không đạt về kích thước phải đánh dấu và xếp
riêng chờ xử lý.
- Thu nhận, buộc cuộn:
Tiến hành tự động bởi máy buộc cuộn hoặc bằng tay
- Cân, nhập kho thép cuộn
Cuộn thép sau khi buộc được chuyển tới khu vực dỡ cuộn, tại đây có bố
trí cân tự động xác định khối lượng của cuộn thép. Thép cuộn được chuyển
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
tới kho thành phẩm cuộn bởi cầu trục thành phẩm và được gắn mác theo quy
định về gắn mác Eteket cho cuộn thép.
- Quenching:

Hệ thống bao gồm nhiều loại chi tiết khác nhau như Cooler, Stripper,
Dryer, ống By-pass. Tùy thuộc vào tiết diện của sản phẩm cán mà kích thước,
số lượng của các thiết bị này và cách bố trí có khác nhau.
- Cắt phân đoạn;
Thép thanh trước khi vào sàn nguội được cắt phân đoạn với chiều dài
thích hợp cho việc cắt thanh theo chiều dài thương phẩm sau sàn nguội và phù
hợp với chiều dài làm việc của sàn nguội.
- Sàn nguội:
Thép thanh được cấp vào sàn nguội bởi hệ thống kênh đôi, tại đây thép
thanh được làm nguội một cách tự nhiên trong không khí và đồng đều hóa
nhiệt độ ở trong lõi và bề mặt thanh. Sản phẩm được chuyển ra khỏi sàn nguội
trên bàn con lăn có hướng ngược với hướng cán theo từng lớp và thép được
đưa tới máy cắt nguội để cắt thanh theo chiêu dài thương phẩm.
- Cắt thanh:
Thép thanh được cắt tự động theo chương trình hoặc điều khiển bằng tay
theo chiều dài thương phẩm được xác định bởi cữ chặn di động trên dầm.
- Đếm thanh, đóng bó:
Quá trình này được tiến hành tại khu vực thành phẩm thanh, thép thanh
phải đáp ứng các kích thước theo quy định đã được công bố của công ty.
Những thanh thép không đạt yêu cầu được đánh dâu để riêng chờ xử lý.
- Cân, nhập kho thép thanh:
Việc cân bó thép thanh được tiến hành tự động, thanh được chuyển tớ
khu vực kho thành phẩ thanh bởi cầu trục thành phẩm và được gắn mác theo
quy định về gắn mác Eteket cho bó thép thanh.
3.2.2.Đặc điểm về trang thiết bị
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
3.2.2.1. Lò nung có đáy di động
- Vị trí: Phía trước dây chuyền cán

- Tác dụng: Nung phôi truớc khi cán
- Đặc điểm chung: Lò nung gồm có:
+ Cơ cấu đáy bước
+ Máy nạp phôi bên trong lò: gồm có các trục con lăn, thiết bị sắp hàng
phôi, cữ chặn.
+ Kick off: gồm có các trục con lăn, đẩy phôi
+ Các loại vật liệu chịu lửa và cách nhiệt
+ Thiết bị đốt: Mỏ đốt, quạt gió, thiết bị trao đổi nhiệt
+ Hệ thống thủy lực
+ Thiết bị và đường ống chất lỏng
+ Thiết bị và đường ống phân phối nhiên liệu
+ Thiết bị tự động: PLC cho các chuyển động và đốt cơ khí và đốt nhiên
liệu
+ Hệ thống quan sát và các thiết bị khác…
- Đặc tính kỹ thuật
+ Dùng để nung: Thép C trung bình và hợp kim thấp có kích thước
φ
120-
φ
130, dài 6-12m
+ Công suất: 50T/giờ
+ Số hàng phôi nung: một/hai hàng
+ Phương pháp nạp lò: cạnh lò bởi máy sắp hàng phôi
+ Phương pháp ra lò: cạnh lò bởi hệ thống kick off
+ Nhiệt độ:
Nạp lò: 20± 5˚C
Ra lò: 1150˚C
+ Kích thước lò:
Chiều dài có ích: 13490mm
Vũ Ngọc Anh – K17KT1

15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
Chiều dài: 14 - 300mm
Chiều rộng bên trong lò: 12800mm
Chiều rộng toàn lò: 14200mm
Cao độ bàn con lăn nạp phôi: 800mm
Cao độ mức đáy vùng giữ nhiệt: -4600mm
Chiều cao toàn lò: 5300mm
Chiều cao ống khói: 50000mm
+ Nhiên liệu: dầu FO
Lưu lượng: 1650kg/h
Nhiệt lượng: 9600Kcal/kg
+ Không khí để hóa mù dầu:
Lưu lượng: 850m3/h
Nhiệt độ: 350˚C
Áp suất: 9600Kcal/h
+ Nước đã lọc (trực tiếp)
Lưu lượng: 20m3/h
Nhiệt độ: 20˚C
Áp suất: 2 kg/cm2
Vị trí sử dụng: máng nước
+ Nước xử lý (gián tiếp)
Lưu lượng: 20m3/h
Áp suất: 4kg/cm2
Nhiệt độ vào ra: 20˚C/40˚C
Vị trí sử dụng: làm nguội con lăn, các thiết bị thủy lực
+ Khí nén:
Lưu lượng; 100m3/h
Áp suất: 6kg/cm2
Vị trí sử dụng: cho dụng cụ đo đóng mở cửa và van chắn

Vũ Ngọc Anh – K17KT1
16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
+ Điện:
Tần số: 50Hz
Pha điện thế: 03-380V
+ Động lực khi sự cố khẩn cấp
Nước: 10m3/h
Điện: 75 KW
3.2.2.2. Máy cán
- Vị trí: Phía sau máy đánh vảy cán
- Tác dụng: Cán phôi thép ɸ120,ɸ130 mm tới các sản phẩm theo yêu cầu
- Đặc điểm chung:
Xét về cấu tạo thì máy cán có 2 loại: nằm ngang và thẳng đứng được bố
trí xen kẽ.
Xét về kích thước thì máy cán có 2 loại: GCC5543 Và GCC4334 cho
khu vực cán thô và cán trung tinh. Máy cán gồm có các bộ phận chính sau:
+ Mô tơ chính (1 chiều)
+ Hộp truyền lực
+ Trục truyền
+ Giá đỡ trục truyền
3.2.2.3. Block cán dây
- Vị trí: phía sau nhóm giá cán trung tinh
- Tác dụng: Cán phôi thép có kích thước
φ
16,8 –
φ
19,7 mm tới các sản
phẩm theo yêu cầu
- Đặc điểm chung: gồm có 10 giá cán bố trí nghiêng 45˚ với nhau trong

một khối độc lập dẫn động chung bởi hai động cơ chính 1650KW/ cái nối tiếp
với nhau.
3.2.2.4. Quenching
- Vị trí: sau giá cán thành phẩm
- Tác dụng: làm nguội thép thanh
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
- Đặc điểm – Nguyên lý làm việc: gồm các thiết bị, các loại ống được bố
trí tùy thuộc vào chủng loại sản phẩm cán.
- Đặc tính kỹ thuật:
+ Sản phẩm trong phạm vi làm nguội:
φ
10-36
+ Chiều dài tổng cộng: 14m
+ Lưu lượng nước làm nguội: 450m3/h
+ Vật liệu ống làm nguội: gang đúc
3.2.2.5. Hệ thống làm nguội thép dây
Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc tương tự như Quenching
+ Sản phẩm trong phạm vi làm nguội:
φ
5,5-12
+ Chiều dài tổng cộng: 47m
+ Lưu lượng nước làm nguội: 250m3/h
+ Số hộp nước làm nguội: 2 hộp
+ Chiều dài mỗi hộp nước: 4,7m
+ Áp suất khí nén trong hộp nước nhỏ nhất: 0.5 Mpa
3.2.2.6. Máy tạo vòng thép dây
- Vị trí: phía sau Block cán dây
- Tác dụng: tạo vòng thép cuộn sau khi cán

- Đặc điểm chung: gồm các bộ phận:
+ Tang trống cuộn: có roto trục công xôn quay ngược chiều kim đồng hồ
theo chiều thép vào, có nước làm nguội bên trong. Trục truyền khi có yêu cầu
có thể chạy với nhiều tốc độ khác nhau với sự can thiệp về thời gian trong hệ
thống điện. Tốc độ bắt đầu khi tạo vòng ở đầu cuộn thép bằng tốc độ ra ở giá
cán thành phẩm
+ Bảo vệ, nắp có thể di chuyển: bảo vệ roto có thể mở ra từ phía trên để
kiểm tra. Hệ thống điều chỉnh nắp dạng mang cá cho phép các vòng thép rơi
đều xuống bàn con lăn rải một cách đều đặn tránh hiện tượng mắc thép vào
giữa các con lăn.
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
- Đặc tính kỹ thuật: có dạng nghiêng 15˚
Roto trục công xôn: đường kính trục ống xoắn: 1080mm
3.2.2.7. Sàn nguội
- Vị trí: sau Block cán dây
- Tác dụng: vận chuyển và làm nguội thanh thép
- Đặc điểm và nguyên lý làm việc: gồm các vùng xen lẫn nhau như sau:
+ Phanh đuôi
+ Bàn con lăn dẫn vào
+ Bàn con lăn so đầu
+ Lưới nắn thẳng
+ Thanh răng cố định
+ Thanh răng di động
+ Xích chuyển lớp
+ Bàn tạo lớp
+ Bàn con lăn dẫn ra
- Đặc tính kỹ thuật:
+ Kiểu làm nguội: tự nhiên bởi không khí

+ Chiều dài tổng cộng: 54m
+ Bước rãnh trên thanh răng: 80mm
+ Chiều rộng tổng cộng: 5,7m
Bàn con lăn so đầu:
+ Chiều rộng con lăn: 650mm
+ Rãnh trên mỗi con lăn: 8 rãnh
+ Đường kính con lăn: 250mm
+ Chiều dài cữ chặn: 900mm
3.2.3. Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng:
- Cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, kho tàng, không gian làm việc và các
phương tiện kèm theo luôn được bảo quản, bảo dưỡng duy trì và và nâng cấp
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
theo nhu cầu hoạt động của Công ty.
- Trách nhiệm cung cấp, duy trì cơ sở hạ tầng được xác định rõ trong
phần trách nhiệm và quyền hạn.
- Công tác bảo quản, bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị được thực hiện để
bảo đảm và duy trì khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu
cầu chất lượng của khách hàng. Công tác quản ly thiết bị tại Công ty hoàn
toàn tuân thủ theo quy định về quản ly thiết bị do Công ty và Tổng công ty
ban hành.
- Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong sản
xuất luôn được cân nhắc trong hoạch định và được quản ly để đảm bảo môi
trường làm việc thích hợp nhằm đạt được sự phù hợp và yêu cầu chất lượng
của sản phẩm.
3.2.4. An toàn lao động
Cán bộ công nhân làm việc tại Công ty, khách thăm quan, liên hệ công
tác, các nhà thầu làm việc tại Công ty phải tuân thủ những quy định sau:
- Tất cả các cán bộ, sinh viên thực tập, nhà thầu làm việc tại Công ty

trước khi vào Công ty làm việc phải học và thực hiện đúng nội quy và quy
định của Công ty, khách thăm quan phải có người hướng dẫn. Riêng đối với
công nhân trực tiếp thao tác phải học quy trình an toàn và kiểm tra đạt điều
kiện mới được vào.
- Trước khi vào làm việc phải mang những trang bị bảo hộ lao động cần
thiết đã được cấp phát như: quần áo, giày mũ, găng tay…
- Phải kiểm tra thiết bị máy móc, dụng cụ thao tác ở khu vực mình đảm
nhận trước khi vào sản xuất, nếu hỏng hóc không an toàn cần được sửa chữa
hoặc thay thế ngay.
- Nghiêm cấm:
+ Tùy tiện đóng mở các công tắc, cầu dao điện, các van dầu, van khí, van
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
nước…
+ Đứng hoặc đi lại dưới tải trọng của cầu trục
+ Hút thuốc lá hoặc mang lửa đến kho xăng, dầu, gần nơi làm việc của
bình hàn hơi, chai oxy…Hút thuốc lá trong khu vực nhà xưởng.
+ Vẽ, viết lên thiết bị nhà xưởng trong Công ty khi không được phép.
- Không được:
+ Vào phòng điện chính, các buồng thao tác, leo lên cầu trục, mái nhà
xưởng, vào nơi thao tác bận rộn khi không có nhiệm vụ.
+ Uống bia rượu trước và trong ca làm việc.
+ Bỏ vị trí, ngủ gật trong giờ sản xuất.
+ Đùa nghịch, đi xe trong công ty
- Công nhân chỉ được vận hành thiết bị xe máy khi đã năm vững: tính
năng thiết bị, quy trình thao tác, quy trình kỹ thuật và quy trình an toàn máy
móc thiết bị.
- Khi có nhiều người cùng làm việc phải có người chỉ huy thống nhất.
Phải chấp hành tín hiệu của người chỉ huy. Khi nhiều người cùng tín hiệu một

lúc thì tuân theo sự chỉ huy của người có trách nhiệm cao nhất.
- Mặt bằng làm việc phải luôn luôn phong quang, sạch gọn, tất cả các
phụ phẩm, phế phẩm phải được để đúng nơi quy định. Không được để sắt,
thép, phế thải ngổn ngang trên đường đi lại. Hết giờ làm việc phải đưa thiết bị
máy móc về vị trí an toàn, vệ sinh sạch sẽ thiết bị, khu vực làm việc và bàn
giao tình trạng thiết bị cho ca sau.
- Khi xảy ra sự cố sản xuất phải nhanh chóng ngắt nguồn điện và đưa các
thiết bị điều khiển về vị trí an toàn và nhanh chóng xử ly ngay. Không tập
trung đông người, đi lại lộn xộn nơi xảy ra sự cố.
IV. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
4.1. Tổ chức sản xuất
Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty đã thực hiện kiện
toàn tổ chức bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ, xưởng sản xuất, sắp xếp, biên
chế theo chức năng, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Từng bộ
phận phải có định biên rõ ràng, từng công nhân lao động và cán bộ được phân
công công việc một cách rõ ràng, đảm bảo tất cả mọi nguời làm việc 8h/ngày
với năng suất cao nhất. Công ty cố gắng giảm thiểu việc chi tiêu tiền mặt và
đã mở cho mỗi cán bộ công nhân viên của Công ty một tài khoản ở ngân hàng
để thanh toán tiền lương.
Công ty tăng cường công tác quản lý, giám sát chất lượng các nguyên
vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm. Để thực hiện được điều này, Công ty
đã tiến hành giao khoán chi phí sản xuất, khoán tiền lương, hành chính cho
các đơn vị, gắn thu nhập với kết quả và hiệu quả sản xuất. Công ty tập trung
vào các biện pháp nhằm tiết kiệm nhiên liệu, năng lương, tiết kiệm kim loại,
tận dụng tối đa các thứ phẩm, phế liệu nhằm làm giảm giá thành sản xuất.
Công ty đã ký hợp đồng giao khoán các chỉ tiêu tiêu hao về dầu, điện, nước,

kim loại với Xưởng cán.
Công ty thực hiện công tác phân cấp, định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận. Đồng thời duy trì tốt công tác vệ
sinh công nghiệp và an toàn lao động, không để xảy ra sự cố về thiết bị, đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động.
Công ty thực hiện quản lý chặt chẽ chất lượng, tiến độ sản xuất, xây
dựng và áp dụng nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000
trong toàn Công ty và tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 đối với phòng thí nghiệm.
Để quyết định giá bán đảm bảo hiệu quả, Công ty tiến hành phân tích chi phí,
giá thành sản xuất cho các nhóm sản phẩm theo từng lô phôi nhập về.
4.2. Kết cấu sản xuất của Công ty cổ phần thép Việt Ý
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
Hiện nay, công ty gồm có 2 phân xưởng sản xuất chính là: xưởng cán và
xưởng cơ điện.
-Phân xưởng cán là khâu đầu của quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu
(phôi liệu) theo kế hoạch sản xuất. Thực hiện các thao tác nung phôi, ra lò, cắt
đầu cuối, cán trung tính.
-Phân xưởng luyện cán: là nơi tiếp nhận cán trung tính sau đó có nhiệm vụ cán
chính, cắt phân đoạn, sàn nguội, kiểm tra, đếm thanh đóng bó, cân nhập kho.
-Xưởng cơ điện: Làm sản phẩm phục vụ cho dây chuyền chính và gia
công tận dụng phế liệu ở phân xưởng chính thải ra như thép phế
4.2.1. Xưởng cán:
4.2.1.1.Chức năng:
Tổ chức thực hiện sản xuất theo kế hoạch của công ty, đảm bảo các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật.
4.2.1.2. Nhiệm vụ:
- Vận hành thiết bị của dây chuyền cán thép, luyện thép theo đúng quy
trình quy phạm của nhà chế tạo.

- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch, đảm bảo an toàn cho
người và thiết bị, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công ty giao.
- Sử dụng và quản lý lao động một cách có hiệu quả.
- Quản lý và sử dụng trục cán, bánh cán, phụ tùng, nguyên nhiên liệu
phục vụ cho sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.
- Theo dõi và báo cáo các số liệu hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và
hàng năm như: vật tư, sản phẩm, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh theo quy định
- Phối hợp với các phòng chức năng của công ty đào tạo nâng cao tay
nghề của công nhân. Thực hiện chính sách đối với người lao động.
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN
- Tổ chức tiếp nhận và quy hoạch, quản lý kho phôi liệu.
4.2.1.3. Thành phần: bao gồm
- Quản đốc xưởng: quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của
xưởng cán.
- 3 phó Quản đốc:
+ Phó Quản đốc 1: giúp Quản đốc xưởng quản lý lao động, nguyên nhiên
vật liệu, chất lượng sản phẩm của dây chuyền cán chính. Chịu trách nhiệm
trước Quản đốc về lĩnh vực sản xuất của dây chuyền cán chính.
+ Phó Quản đốc 2: giúp Quản đốc xưởng quản lý lao động, điều hành
sản xuất dây chuyền luyện cán thủ công. Chịu trách nhiệm trước Quản đốc về
lĩnh vực sản xuất tại dây chuyền luyện cán thủ công.
+ Phó Quản đốc 3: giúp Quản đốc quản lý trục cán, bánh cán, vật tư phụ
tùng phục vụ sản xuất và công tác kỹ thuật khác. Chịu trách nhiệm trước
Quản đốc về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và công nghệ cán thép.
- Kỹ thuật viên xưởng: giúp Quản đốc quản lý, theo dõi sử dụng các loại
vật tư phụ tùng phục vụ sản xuất và công tác kỹ thuật khác. Chịu trách nhiệm
trước Quản đốc về quản lý phụ tùng và các công việc phục vụ thay sản phẩm

- Trưởng ca: giúp Quản đốc xưởng chỉ huy, điều hành sản xuất trong một
ca đảm bảo kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chịu trách nhiệm trước
Quản đốc về các vấn đề liên quan trong ca sản xuất.
- Tổ trưởng sản xuất: giúp Trưởng ca, Quản đốc xưởng quản lý và điều
hành thực hiện mọi nhiệm vụ sản xuất trong tổ. Chịu trách nhiệm trước
Trưởng ca, và Quản đốc xưởng về mọi hoạt động trong tổ.
- Thống kê xưởng: giúp Quản đốc xưởng thực hiện công việc tiền lương
và thống kê xưởng. Chịu trách nhiệm trước Quản đốc xưởng về số liệu thống
kê và các nhiệm vụ được giao.
- Thủ kho xưởng: giúp Quản đốc xưởng quản lý các vật tư, sản phẩm,
Vũ Ngọc Anh – K17KT1
24

×