Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ THIẾT KẾ BỘ SƯU TẬP
1.1.Khái niệm Bộ sưu tập (BST):
BST là chủ đề mà các nhà thiết kế dựa vào để tạo nên các nhóm trang phục. các
trang phục thiết kế trong BST có liên quan với nhau theo một chủ đề chung. BST giúp
nối kết và trao đổi các kiểu dáng, màu sắc, và chất liệu khác nhau để đạt được tính đồng
nhất.
BST có thể được thiết kế dựa vào những ý tưởng xuất phát từ lịch sử , y phục dân
tộc, những nghệ sĩ nổi tiếng, một bộ phim mới, một loại vải đặc sắc, một sắc màu ấn
tượng, một đặc điểm trang trí, một kỹ thuật may mới lạ, … Qua đó, sự lựa chọn vải,
màu sắc, chất liệu … hay bất kì các yếu tố mỹ thuật nào có thể nêu bật ý tưởng thiết kế
trong BST.
Ví dụ: nhà thiết kế sử dụng chủ đề về quân đội thì có thể dùng kiểu in rằn ri ngụy
trang, màu kaki, xanh lá, nâu, xám và màu be hoặc có thể cập nhật kiểu truyền thống và
phá cách bằng cách sử dụng chủ đề, màu sắc hoặc vải phối khác thường.
Một số Bộ sưu tập trong cuộc thi Vietnam Collection Grand Prix 2008
với Chủ đề “Thế Giới Mới”.
Bùi Thị Ngọc Lan - Tốt nghiệp khoa thiết kế thời trang
ĐH Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội Giải Nhà thiết kế trong năm
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 1
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Nguyễn Võ Quốc Khánh
SV CĐ Công nghiệp Dệt may thời trang TP.HCM Giải Ấn tượng
Lương Thị Minh Hoa, SV ĐH Kiến Trúc Tp.HCM
Giải thưởng Lớn với chuyến du học Nhật Bản một năm về thiết kế thời trang
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 2
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Phạm Thị Bích Hà - Tốt nghiệp khoa thiết kế thời trang
ĐH Công nghiệp dệt may thời trang TP.HCM đoạt giải kỹ thuật
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 3
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Trần Thị Thu, Tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Đồng Nai giải nhà thiết kế tương lai
1.2. Các yếu tố tạo nên Bộ sưu tập:
1.2.1. Kiểu dáng:
1.2.1.1.Chữ cái in hoa:
1.2.1.1.1.Chữ S:
Kiểu bóng hình chữ S có dạng ôm sát cơ thể từ trên phần vai xuống tới phần đùi,
phần dưới có thể bất biến rộng, hẹp,dài, ngắn tuỳ vào ý tưởng. Kiểu bóng này tôn
lên vẻ đẹp hình thể, những đường cong quyến rũ của người phụ nữ.
Kiểu bóng này rất kén dáng người, nó phù hợp với thiết kế theo phong cách cổ
điển.
Chất liệu sử dụng cho kiểu bóng này thường có độ co giãn để tạo sự thoải mái
thuận tiện cho người mặc.
Trang phục dạ hội được thiết kế Chiếc áo cưới có kiểu bóng chữ S
theo kiểu bóng chữ S trên nền vải mềm kết hợp với phần tùng váy bung rộng
mang phong cách cổ điển
1.2.1.1.2.Chữ X:
Đây là kiểu bóng ôm ở phần eo và phần eo của trang phục trùng với phần eo của
cơ thể.
Đây là kiểu bóng được nhiều người ưa chuộng bởi nó đơn giản, thoải mái cho
người mặc, ít bị lỗi mốt qua thời gian
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 4
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Trang phục có phần eo trùng với tỷ lệ trên cơ thể, phần thân váy
có những thay đổi khác nhau
1.2.1.1.3.Chữ A:
Có phần eo nằm ngay dưới chân ngực.
Đây là kiểu bóng đang thịnh hành trong vài năm trở lại đây. Kiểu bóng này tạo
nên sự trẻ trung, dễ thương cho người mặc.
Ưu điểm của kiểu bóng này ở chỗ tạo ảo giác được cao hơn, thon gọn hơn.
Với kiểu bóng này thì rất phù hợp cho những người phụ nữ có thân hình quả lê
ngược.
Điểm nhấn của kiểu bóng này là ở phần ngực, phần dưới eo thường được thiết kế
đơn giản.
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 5
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Trang phục có kiểu bóng chữ A trông người mặc như cao hơn, thon gọn hơn.
1.2.1.1.4.Chữ T:
Kiểu bóng này ôm nhẹ hoặc buông suôn từ vai cho đến phần duới cơ thể.
Có thể sử dụng những đường chít pen để tạo thêm sự quyến rũ, gợi cảm cho
trang phục, đôi khi cũng không sử dụng đường chít pen.
Đặc biệt kiểu bóng này phải luôn có tay áo nhưng phần tay người thiết kế có thể
biến tấu dài, ngắn, rộng, hẹp tuỳ vào ý tưởng của mình.
Chiếc áo sơmi caro được thiết kế theo kiểu bóng chữ T
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 6
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
1.2.1.1.5.Chữ I:
Kiểu bóng này giống kiểu bóng chữ T nhưng chỉ khác ở chỗ nó không có tay áo.
Trang phục có kiểu bóng chữ I đơn giản nhưng tạo cho người mặc
vẻ đẹp nữ tính, quyến rũ
1.2.1.2.Kiểu bóng hình học
Kiểu bóng này thể hiện các hình học có trong không gian như: tam giác, đa giác,
hình vuông, hình ovan, hoặc sự kết hợp của nhiều hình học khác nhau tạo nét mới
lạ cho trang phục.
Tuổi thọ của kiểu bóng này không cao thường thì nó chỉ tồn tại được vài tháng
hay chỉ một năm.
Trang phục sử dụng kiểu bóng hình ôvan
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 7
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Sự kết hợp kiểu bóng hình ovan và hình thang
1.2.1.3.Kiểu bóng tự nhiên:
Đây là kiể u bóng lấy nguyên bản những hình ảnh có trong tự nhiên để đưa vào
trang phục. Kiểu bóng này chỉ mang tính chất biểu diễn, không sử dụng để thiết
kế trang phục ứng dụng
Trang phục lấy ý tưởng Trang phục có kiểu bóng hoa
từ vẻ đẹp chim cong xương rồng
1.2.1.4.Kiểu bóng nhân tạo:
Là những kiểu bóng không theo một quy tắc nào, hình dáng nào, đó là sự sáng tạo
táo bạo của người thiết kế thể hiện cảm nhận riêng qua thế giới bên ngoài.
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 8
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Kiểu bóng này thích hợp cho những trang phục mang phong cách hiện đại hay lập
dị. Có tính biểu diễn cao.
Trang phục có kiểu bóng mới lạ thể hiện sự sáng tạo của người thiết kế.
1.2.2. Màu sắc bộ sưu tập:
Khi phối hợp màu sắc, mục tiêu của nhà thiết kế là đạt được sự quan tâm, cảm
giác cân bằng và thống nhất trong mọi loại quần áo và trong bộ sưu tập. Khi lên
kế hoạch màu sắc cho Bộ sưu tập nhà thiết kế thường tạo ra hệ thống màu dựa
vào ba loại màu: Màu kinh điển, màu chủ đạo và màu phụ trợ.
1.2.2.1. Màu kinh điển _ màu chủ yếu:
Là những màu được chọn và chứng minh cho sự thành công ở những mùa trước
hay những bộ sưu tập trước. Các màu kinh điển thường là màu đen, màu trắng,
màu be, màu xanh navy và xám hay sự liên kết màu giữa màu đen và trắng, đỏ và
trắng…Những màu sắc này thường được đưa vào trong phong cách cổ điển vì nó
không thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác, hấp dẫn một phần lớn thị trường
và đảm bảo mức giá bán ổn định.
1.2.2.2. Màu chủ đạo_ màu thời trang:
Màu thời trang là những màu theo mùa. Quy luật tự nhiên và tâm lý quyết định
màu sắc khác nhau liên quan đến mùa hè bởi vì nó phản chiếu sức nóng và tạo
nên sự tươi mát trong lành. Mùa đông nên dùng những màu ấm và tối vì đó là
màu của sự ấm áp, thoải mái, dễ chịu. Màu thời trang rất khác tự năm này sang
năm khác theo sự chi phối chủ đề của xu hướng thời trang. Ví dụ: năm này 2011
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 9
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
điểm nhấn mạnh có thể gam màu nhẹ nhàng như trắng, màu nude, màu thiên
nhiên hay những gam màu sặc sỡ của phong cách Color block nhưng những tới
có thể thay đổi.
1.2.2.3.Màu phụ trợ:
Màu phụ trợ là những màu được sử dụng với số lượng nhỏ để trang trí hay làm đồ
phụ trang nhấn mạnh sự xuất hiện của quần áo. Nó thường ít mang màu sắc của
thương mại nhưng lại không thể thiếu được để tạo nên sức sống cho bộ sưu tập.
Màu phụ trợ tồn tại với một chu kỳ rất ngắn.
Khi làm việc với màu sắc, nhà thiết kế cần quan tâm đến xu hướng màu sắc trên
thế giới được đưa ra từ các trung tâm thời trang hàng đầu thế giới là: New York,
Paris, Milan, London, Tokyo…
1.2.3. Chất liệu và trang trí:
Sự lựa chọn vải và trang trí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mặt nổi của bộ sưu
tập nên việc lựa chọn vải và cách trang trí rất quan trọng đối với nhà thiết kế. Họ
thường dựa vào các yếu tố sau:
Ý tưởng thiết kế.
Xu hướng vải thời trang: Loại vải, màu sắc, hoa văn, các hiệu ứng trên vải
Giá cả hợp lý
Đối tượng mà trang phục hướng đến.
Loại vải hoặc trang trí đã có sẵn, có giá trị đối với sản xuất.
Phù hợp với từng phân loại trang phục. Ví dụ: đối với trang phục dạ hội thường
sử dụng các loại chất lượng cao, tính ánh kim, màu sắc nổi bật như satin, lụa sử
dụng các phụ liệu trang trí cao cấp như pha lê, chuỗi ngọc, ren và sử dụng các
chi tiết trang trí cầu kỳ như thêu kết hoa lá, đính cườm, kim sa Bởi vì mục đích
sử dụng của trang phục dạ hội là để tôn lên vóc dáng người mặc, làm người mặc
đẹp hơn, rực rỡ hơn.
1.2.4. Điểm nhấn:
Điểm nhấn cũng là một trong những công cụ mạnh để tạo ảo giác. Ta có thể dùng
điểm nhấn để lôi kéo mắt nhìn tới nét đẹp nhất mà quên đi những khuyết điểm
trên cơ thể của người mặc.
Để đạt hiệu quả nhất, khi nhấn mạnh ta cần đặt chi tiết nhấn ra khỏi trung điểm
của cơ thể.
Ví dụ:
Cổ cao, mặt dài: cổ áo có chân bâu.
Mặt tròn: áo cổ hơi rộng, tròn.
Không cường điệu hóa các điểm nhấn.
Không nhấn mạnh tại các khuyết điểm mà nhấn tại các điểm bộ phận có ưu điểm
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 10
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Điểm nhấn ở eo với hình tam giác Điểm nhấn là chiếc hoa trên phần vai
tạo cảm giác eo thon gọn hơn tạo mọi cái nhìn ở phần trên cơ thể
1.2.5. Mối liên kết giữa các yếu tố tạo nên bộ sưu tập:
Bộ sưu tập có thể vài bộ hay cũng có thể lên đến hàng trăm bộ.Ở những công ty
lớn họ có thể cần 150 đến 200 sản phẩm trong một bộ sưu tập. Từ con số 150 đến
200 này người ta kết hợp với nhau thành vài trăm trang phục khi biểu diễn.
Để thiết kế được một số lượng lớn bộ trang phục như vậy mang cùng một ý tưởng
của bộ sưu tập, các nhà thiết kế phải biết cách liên kết chúng lại với nhau thật
hoàn hảo. Các yếu tố liên kết với nhau có thể là:
Cùng một loai vải được thiết kế với nhiều đường nét, chi tiết khác nhau.
Cùng một đường nét, chi tiết được thiết kế trên nhiều chất liệu khác nhau. Các
chất liệu đương nhiên phải phù hợp với ý tưởng bộ sưu tập.
Cùng một kiểu dáng đường viền được đặt trên các vùng khác nhau của nhiều sản
phẩm khác nhau.
Cùng một chủ đề nhưng có nhiều cách diễn giải khác nhau
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 11
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
CHƯƠNG II CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BỘ SƯU TẬP
2.1. Các bước thiết kế Bộ sưu tập:
2.1.1. Bước 1: Chọn ý tưởng:
A. Ngiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường phải được tiến hành ngay từ bước đầu trước cả giai đoạn
sáng tác mẫu.
Trong hệ thống các mối quan hệ kinh tế - văn hóa – xã hội vô cùng phức tạp, có
thể nói mối quan hệ giữa mốt với nghệ thuật là mối quan hệ theo chiều dọc, còn mối
quan hệ giữa mốt với khách hàng là mối quan hệ theo chiều ngang.
Thị trường mốt bao quát cả hai trục các mối quan hệ đó.
Muốn tìm ra thị trường mốt cho mình phải phát hiện được nhóm khách hàng cùng
với thị hiếu thẩm mỹ của họ.
B. Thị hiếu thẩm mỹ khách hàng:
Đó là lối sống, là hệ thống suy nghĩ và hành động vươn tới cái đẹp, có tính thống
nhất cao, diễn đi diễn lại nhiều lần. Hay thị hiếu thẩm mỹ chính là cách quan niệm về
cái đẹp và các hành vi thể hiện quan niệm đó, hoặc hành vi vươn tới cái đẹp trong
cuộc sống theo quan niệm đó.
Thị hiếu thẩm mỹ quan hệ mật thiết với xu hướng phát triển văn hóa – xã hội.
Nhưng nghiên cứu tìm kiếm thị trường không có ý nghĩa chỉ phân tích xu hướng văn
hóa - xã hội của mốt mà diều quan trọng là phân tích, xác định hệ thống tư duy và
hành động chủ yếu, có khả năng thương mại hóa, được số lượng khá đông người
quan tâm thường xuyên và đủ nghiêm túc để tạo thành nhu cầu lớn mang lại khả
năng thu lợi nhuận cao cho sản phẩm mốt.
Thị hiếu thẩm mỹ không thể là những sở thích nhất thời. Chỉ những thị hiếu nào
đã được thử thách trong thời gian đủ dài để trở nên cần thiết, không thể thiếu được
đối với con người mới được công nhận là thị hiếu thẩm mỹ. Ngược lại, những sở
thích nhất thời, có chu trình tồn tại cực ngắn, thất thường và chỉ do một vài sản phẩm
tạo ra chứ không phải do có nhu cầu thị trường thực sự thì không thể coi là thị hiếu
kinh doanh được.
Ngoài ra, thị hiếu kinh doanh phải định lượng được, dù là tương đối. Nghĩa là có
thể tính ra được “con số thực”. Những số liệu chủ yếu bao gồm: phần trăm những
người cùng sở thích, thu nhập thường xuyên của họ, mức chi cho tiết kiệm và tiêu
dùng, các nhân tố truyền thống về nhân khẩu, …
C. Thị trường mốt:
Từ quan điểm coi thị trường như là một nhóm khách hàng muốn mua và có khả
năng mua, đối với mốt thị trường được chia thành hai loại:
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 12
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
• Thị trường siêu mốt: bao gồm phía “cầu” là nhóm người mua đặc biệt, rất
quan tâm đến mốt. Họ sẵn sàng mua những mốt mới lạ nhất. Về phía “cung” của
thị trường này, các nhà thiết kế, các kỹ sư may mặc được quyền đặt giá rất cao.
Sản phẩm của họ gần giống như tác phẩm nghệ thuật …, là cái đẹp do cảm hứng
sáng tạo “xuất thần” chỉ một lần, duy nhất, độc đáo, khó có thể làm lại được y
như thế với lần thứ hai.
• Một số mẫu trong bộ sưu tập của “thị trường siêu mốt”
Mẫu thời trang cao cấp - thiết kế của hãng thời trang Pokaz
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 13
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Mẫu thời trang cao cấp - thiết kế của hãng thời trang Versace.
Elie Saab Fall Winter 2011-2012 Haute Couture Runway
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 14
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
• Thị trường mốt phổ cập: hay còn gọi đơn giản là thị trường mốt, bao gồm
nhóm khách hàng đông đảo hơn, “quần chúng” hơn. Họ quan tâm đến những mốt
đang thịnh hành rộng rãi, xuất hiện khắp nơi trên đường phố.
Trang phục với “mốt” vải in hoa.
Áo măng – tô trang phục phổ biến trong mùa đông
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 15
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Thời trang dạo phố thị hành của lứa tuổi “teen” hiện đại.
“Mốt” quần Alibaba đang được giới trẻ yêu thích.
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 16
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Ở nhiều nước còn có hình thức “siêu thị mốt”: ở đó người ta vừa kinh doanh mốt
phổ cập, vừa là nơi thăm dò thị trường và tạo ra siêu mốt. Khách hàng đến mua sắm
ở siêu thị mốt sẽ nhanh chóng được đáp ứng nguyện vọng mặc mốt của mình.
Trên đây chúng ta đã nói nhiều đến khía cạnh tích cực của mốt. Tuy nhiên, cũng
như nhiều vấn đề văn hóa xã hội khác, mốt chính là “con dao hai lưỡi”. Nhưng tổn
thất do mốt gây ra nhiều khi rất lớn, ví dụ như: ngay trong gia đình mỗi chúng ta có
rất nhiều quần áo tốt nhưng lại không mặc nữa vì hết mốt, đối với các doanh nghiệp
có hàng nghìn sản phẩm phải bán hạ giá hoặc không bán được vì hết mốt. Sở dĩ có
tình trạng đó vì chưa có được sự nghiêm túc vấn đề kinh doanh thời trang mà nội
dung chủ yếu của nó là nghiên cứu thị hiếu khách hàng, dự đoán chu kỳ mốt, xác
định khối lượng sản phẩm tối ưu, …
2.1.2. Bước 2: Phát thảo mẫu:
A. Công việc của nhà thiết kế thời trang (TKTT): là sáng tác mẫu cho BST.
Các nhà TKTT là những người am hiểu “ngôn ngữ” của nghệ thuật tạo hình và áp
dụng nó vào nghệ thuật trang phục. Giá trị lao động của họ là đem đến cho cuộc
đời cái đẹp qua trang phục.
Công việc sáng tác mẫu đòi hỏi nhà TKTT phải có sự am hiểu sâu sắc, toàn diện,
tư duy phong phú, độc đáo và có khiếu thẩm mỹ cao, tay nghề điêu luyện.
Một số mẫu thiết kế cho thấy được sự lao động tư duy độc đáo, bàn tay sắc xảo
của các nhà thiết kế.
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 17
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Cùng một lúc nhà TKTT phải làm công việc của nhà điêu khắc, nhà hội họa và
họa sỹ mỹ thuật công nghiệp.
• Làm công việc của nhà điêu khắc, họ phải hiểu biết sâu sắc cấu trúc hình thể
người và sử dụng hình khối của vật liệu may để tô điểm, nhấn mạnh thêm nét
đẹp của cơ thể hay làm giảm, che giấu những nhược điểm của hình thái cơ thể.
Tạo khối phần trên của đầm dạ hội
đã làm tăng vẻ đẹp quyến rũ về hình
thể cho người phụ nữ.
Người phụ nữ có vai nhỏ cũng trở nên “chuẩn” dáng hơn nhờ phấn khối ở vai
trang phục.
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 18
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
• Là nhà hội họa, nhà TKTT thường dùng nét, mảng khối, màu sắc tổ chức
thành các bố cục hợp lý , chặt chẽ sao cho đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Mẫu thiết kế của Yves saint laurent với cách sắp xếp mảng khối đặc sắc.
• Nhưng vai trò chủ yếu của TKTT là tạo dáng sản phẩm trang phục, thiết kễ
mỹ thuật. Khác với mỹ thuật nói chung, mỹ thuật công nghiệp chủ yếu sử
dụng các đường nét tinh khiết, những góc cạnh dứt khoát, những mảng khối
giản dị, hợp lý thích hợp với gia công hàng loạt. Nhưng giản dị mà không trơ
cứng, chính xác mà không tẻ nhạt – đó là cái đẹp riêng của sản phẩm mỹ thuật
công nghiệp. Trong quá trình lao động sáng tạo của nhà TKTT, đòi hỏi họ tính
chuẩn xác và quan tâm đến thị hiếu của khách hàng, hiệu quả gia công hàng
loạt, Kết hợp tối ưu cả 3 mặt kỹ thuật – kinh tế - thẩm mỹ trong một sản
phẩm là mục tiêu của họ hướng tới.
B. Nguồn cảm hứng sáng tác:
Sáng tác mẫu là quá trình lao động liên tục và tỉ mỉ. Nhà TKTT luôn tìm kiếm ý
tưởng sáng tác ở mọi nơi, mọi lúc. Nguồn cảm hứng sáng tác của họ có thể là
bất cứ hiện tượng nào diễn ra trong tự nhiên – xã hội. Ví dụ: ý tưởng sáng tác có
thể từ: vật liệu may, trang phục dân tộc, kiểu dáng trang phục nào đó ở thế kỷ
trước, tự nhiên (bông hoa, chiếc lá, quả ngọt, mây, mưa, cầu vòng, ), từ công
trình kiến trúc hay tác phẩm hội họa, loại hình nghệ thuật, nhân vật nổi tiếng,
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 19
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
• Vật liệu may: là một trong những nguồn cảm hứng sáng tác. Các tính chất
của vải phụ thuộc vào loại xơ sợi làm nên chúng, vào kiểu dệt và phương pháp
tẩy nhuộm in hoa. Một trong những tính chất quan trọng của vật liệu may là
đàn hồi, khả năng tạo dáng và màu sắc, hoa văn của chúng. Vì vậy các nhà
TKTT phải sử dụng triệt để các tính chất này.
Trang phục với những đường sọc ngang giúp người mặc trông có vẻ đày đặn hơn.
Vải kẻ sọc caro được nhà thiết
kế phối sọc ngang, sọc chéo tạo
hiện đại cho trang phục
• Trang phục dân tộc truyền thống (kiểu dáng trang phục ở những thế kỷ
trước): là nơi tập trung các quan niệm thẩm mỹ, tinh hoa sáng tạo và cũng là
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 20
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
nơi gìn giữ, phản ánh đặc trưng văn hóa của dân tộc ấy. Mỗi dân tộc có bản
sắc riêng, nét đẹp riêng. Vì thế nên các nhà TKTT phải tìm kiếm, phát hiện
những vẻ đẹp từ quần áo trang phục truyền thống đưa nó vào trang phục hiện
đại.
Áo dài cách tân lấy ý tưởng từ chiếc áo dài dân tộc.
• Hiện tượng tự nhiên: các nhà TKTT có thể tìm thấy ý tưởng sáng tác từ
những hiện tượng của tự nhiên: bông hoa, chiếc lá, con vật, và rất có thể trở
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 21
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
thành khởi nguồn của một kiểu trang phục mới. So với nguyên mẫu, trang
phục đã khác đi rất nhiều vì phải trải qua cả một quá trình nhào nặn, gọt giũa
để đi đến cái đẹp đích thực. Nhưng giữa chúng và nguyên mẫu vẫn còn những
nét chung.
Trang phục lấy ý tưởng “Con sứa” là ý tưởng
từ khu vườn cà chua. của bộ trang phục đặc biệt này.
Mẫu thiết kế lấy ý tưởng từ hiện tương “khói tím” từ thiên nhiên.
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 22
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
• Công trình kiến trúc, tác phẩm hội họa: các nhà TKTT cảm nhận về màu,
hoặc chắt lọc lấy dáng vẻ bề mặt hay động thái hình khối cho bố cục của tác
phẩm, hoặc chỉ đơn giản là tìm cảm hứng, cảm giác muốn được sáng tác,
Trang phục xuất phát từ một công trình kiến trúc.
“Tác phẩm hội họa” được chuyển thể lên trang phục một cách tinh tế.
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 23
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
C. Phong cách của TKTT:
Mỗi nhà TKTT đều có “cái tôi” cá nhân riêng của mỗi người, trong suốt quá
trình học hỏi và lao động nghệ thuật họ tiếp thu kiến thức văn hóa xã hội của
các thế hệ trước, đồng thời chịu ảnh hưởng của văn minh xã hội đương thời. Họ
mang trong mình thế giới quan, nhân sinh quan của thời đại, nhưng lại có những
bản sắc riêng. Vì thế chúng ta cảm nhận thấy phong cách riêng của mỗi người
qua các tác phẩm của họ.
Nhà thiết kế người Pháp Yves Saint Laurent theo trường phái đề cao vẻ đẹp tự
nhiên của cơ thể người, tả rõ đường nét cơ thể. Ông hay dùng chất liệu mỏng
trong suốt.
Mẫu của nhà thiết kế Yves Saint Laurent
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 24
Nguyễn Thị Thu Nhiên
Trường CĐCN Tuy Hòa Bài giảng môn Cơ sở thiết kế bộ sưu tập
Một đồng nghiệp, đồng thời cũng là đồng hương của ông – nhà thiết kế nổi
tiếng Pierre Cardin, lại rất gắn bó với sản xuất công nghiệp. Ông hay thường vẽ
máy móc ô tô lên vải. Với 13 tập mẫu thiết kế của ông tập trung vào ba chủ đề
chính : ‘Không gian”, “Thức tỉnh”, “Lễ hội”.
Mẫu của nhà thiết kế Pierre Cardin
Mô – tip chủ đạo của nhà thiết kế Valentino người Italia là cách điệu và ấn
tượng. Những mẫu thiết kế của ông rất gần gũi với hội họa và sân khấu. Gần
đây ông đưa vào trang phục phụ nữ những nét hoa văn vô cùng tinh tế và đặc
sắc.
Mẫu của nhà thiết kế Valentino
GV: Trương Thị Ý Nhân Trang 25
Nguyễn Thị Thu Nhiên