Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

du an phát triển kỹ thuật trồng nấm thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.17 KB, 26 trang )

Mục lục
I. Bối cảnh dự án
1. Nghề trồng nấm ở Thái Bình
2. Đặc điểm địa bàn
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế xã hội
3. Các vấn đề khó khăn
II. Đánh giá nhu cầu
1. Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
2. Nhu cầu thực tế
III. Cây mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
IV. Xác định các nguồn lực và trở ngại của dự án
1. Nguồn lực
2. Các trở ngại của dự án
V. Xây dựng kế hoạch của dự án
1. Xác định các hoạt động của dự án
2. Lên khung thời gian cho các hoạt động và phân công trách nhiệm
3. Xác định, định lượng các phương tiện. thiết bị và dich vụ cần thiết
cần có cho dự án
4. Chuẩn bị kinh phí
5. Xác định mối quan hệ của các đối tác tham gia vào dự án
VI. Biện minh ( tính khả thi của dự án)
1. Hiệu quả kinh tế( tính cho 1000 kg nấm rơm)
2. Hệu quả xã hội
3. Hiệu quả môi trường
4. Đánh giá tính khả thi của dự án
VII. Biện minh tổng thể cho dự án
DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN KĨ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ
Ở XÃ VŨ CHÍNH- THÁI BÌNH
I. Bối cảnh dự án


1. Nghề trồng nấm ở Thái Bình
Những năm gần đây nghề trồng nấm ở Thái Bình phát triển khá mạnh. Trong
quá trình phát triển, nghề trồng nấm đang mở ra triển vọng phù hợp với tỉnh
1
thuần nông Thái Bình, ngày càng xuất hiện nhiều trạng trại làm ăn hiệu quả,
đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm ở địa
phương. Do có điều kiện tự nhiên thích hợp và nguồn nguyên vật liệu dồi dào
sau mỗi vụ lúa, nghề trồng nấm không đòi hỏi nhiều vốn và cách trồng đơn
giản , có thể trồng quanh năm nên phong trào trồng nấm phát triển tương đối
mạnh ở tất cả các xã trong tỉnh. Đặc biệt, toàn tỉnh đã hình thành 60 trang trại
sản xuất nấm, với quy mô trên 100 tấn nguyên liệu/trang trại; hàng nghìn hộ
trồng với quy mô trên 30 tấn/năm. Các trang trại và các hộ trồng nấm ở Thái
Bình chủ yếu sản xuất 5 loại nấm gồm: nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, nấm linh
chi, nấm mộc nhĩ. Trong đó, sản lượng nấm rơm và nấm mỡ chiếm tỷ lệ nhiều
nhất, gần 1.700 tấn/năm. Có thể khẳng định sự phát triển nghề trồng nấm là
nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới cho sự phát triển kinh tế hộ nông
dân ở Thái Bình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nghề sản xuất nấm ở
Thái Bình còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu vốn, kỹ thuật, đất, đầu ra cho sản
phẩm, giao thông thuỷ lợi Bên cạnh đó, sự phát triển tự phát, không theo quy
hoạch, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chung của nghề sản xuất nấm.
Trình độ quản lý của các chủ trại trồng nấm và tay nghề của người lao động
còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ hộ chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường, dẫn
đến thụ động trong việc đầu tư phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, một số địa phương chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho
nghề trồng nấm phát triển. Tỉnh chưa có kinh phí khuyến nông hỗ trợ cho công
tác chuyển giao kỹ thuật nghề trồng nấm, việc chuyển giao tiến bộ khoa học-
công nghệ còn hạn chế, sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh về
kỹ thuật thâm canh nấm về thị trường chưa được chính quyền cơ sở quan tâm.
Trong khi giá cả vật tư cho trồng nấm (nilông, phân đạm, hoá chất ) tăng cao,
hạn chế hiệu quả sản xuất.

2
Xã Vũ Chính cũng là một xã thuần nông điển hình, rất có tiềm năng để phát
triển nghề trồng nấm như điều kiện khí hậu, vị trí địa hình, nguồn nguyên liệu
và nguồn lao động dồi dào. Người nông dân cũng thiết tha mong muốn được
mở rộng sản xuất để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống Thế nhưng nghề
trồng nấm ở đây chưa phát triển do người dân chưa được hướng dẫn một cách
bài bản và tạo điều kiện để sản xuất trong khi nhu cầu thị trường tại các khu
vực, tỉnh lân cận ngày càng tăng và giá trị mang lại của cây nấm rất lớn.
2. Đặc điểm địa bàn
+ Điều kiện tự nhiên
Vũ Chính nằm ở phía Nam thành phố Thái Bình, cách trung tâm thành phố
chừng 3,5 km, tiếp giáp các xã phường sau của thành phố Thái Bình: xã Vũ
Ninh ở phía Đông Nam, xã Vũ Lạc ở phía Đông, phường Trần Lãm ở phía
Đông Bắc và phía Bắc, phường Kỳ Bá ở phía Bắc, phường Quang Trung ở
phía Tây Bắc, phía Tây giáp xã Vũ Phúc. Phía Nam Vũ Chính đối diện với xã
Việt Thuận huyện Vũ Thư, và tiếp giáp với xã Vũ Hội huyện Vũ Thư.
Khí hậu mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình
23º-24ºC, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 8400-8500ºC, số giờ nắng từ
1600-1800h, tổng lượng mưa trong năm 1700-2200mm, độ ẩm không khí từ
80-90%
Đất đai được hình thành về cơ bản là do sự bồi đắp phù sa của hệ thống
sông lớn: Sông Hồng, sông Trà Lý (1 chỉ lưu của sông Hồng), sông Luộc
(cũng là một chi nhánh của sông Hồng), sông Thái Bình. Với điều kiện tự
nhiên như trên có thể thấy đây là địa bàn thích hợp để phát triển đa dạng sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, rau màu.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
Vũ Chính có diện tích là 558 hecta với dân số ước khoảng 13000 người. Thu
nhập bình quân đầu người khoảng trên 20 triệu đồng/ năm. Vũ Chính là một xã
3
vùng ven chuyên nghề nông: Trồng lúa nước. Ngoài trồng lúa, Vũ Chính còn

là vùng trồng cây cảnh và hoa tươi nổi tiếng ở tỉnh Thái Bình, cung cấp cho
thành phố
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 66,41 tỷ đồng, chiếm 39,9% cơ cấu kinh
tế địa phương, tăng 20% so với năm 2006. Tổng diện tích gieo trồng cả năm
đạt 759,78 ha (101,9% kế hoạch). Cơ cấu giống lúa có sự chuyển biến tích
cực, 100% trà lúa ngắn ngày, các giống có chất lượng cao được đưa vào gieo
trồng, tổng sản lượng ước đạt 3.056,7 tấn.
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng của Vũ Chính cũng
đạt 69 tỷ đồng bằng 111,2% kế hoạch, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2006,
chiếm tỷ trọng 41,5% cơ cấu kinh tế địa phương.
Xã thực hiện khá tốt việc phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng các công trình
trọng điểm, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - Văn hóa xã hội
– An ninh quốc phòng của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân trong xã. Công tác phát triển Văn hóa xã hội được chú
trọng, các Nghị định của Chính phủ, chủ trương của tỉnh về chế độ chính sách
đều được triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Công tác giáo dục
đào tạo năm qua được cấp uỷ, chính quyền xã Vũ Chính và các ngành đặc biệt
quan tâm. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập ở các cấp
học, ngành học được đầu tư, nâng lên rõ rệt. Các hoạt động khuyến học,
khuyến tài ngày càng phát triển
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Vũ Chính đã được quan tâm chú
trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn
Vũ Chính được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm,
kinh tế xã hội tiếp tục có bước phát triển vững chắc. Những điều kiện trên
chính là những tiền đề và cơ sở để đẩy mạnh phất triển kinh tế xã hội của địa
phương.
4
Tuy đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với
mặt bằng chung của thành phố và phát triển sản xuất chưa tương xứng với tiềm
năng của địa phương. Điều này đặt ra vấn đề tìm một hướng đi mới cho nông

nghiệp của địa phương nhằm năng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người
dân.
3. Các vấn đề khó khăn
Vũ Chính là một vùng ven chuyên trồng lúa nước nhưng thu nhập do cây lúa
mang lại còn thấp và chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên. Đời sống của
người dân nhìn chung còn thấp và gặp nhiều khó khăn. Các nguyên nhân chủ
yếu:
+ Sản xuất mang tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên: Mỗi năm địa
phương chỉ canh tác 2 vụ lúa: lúa mùa và lúa chiêm, mỗi vụ mất khoảng 4 - 5
tháng. Thời gian còn lại đất để không hoặc chỉ trồng một số loại rau màu nhất
định phục vụ tiêu dùng của hộ và buôn bán nhỏ lẻ. Không những vậy sản xuất
lại phụ thuộc vào tự nhiên. Khi thời tiết bất thuận như mưa bão vào vụ mùa và
khô hạn, sương muối vào vụ chiêm khiến mất mùa hoặc năng suất thấp.
+ Người dân lao động thủ công chứ chưa áp dụng nhiều tiến bộ vào sản xuất
nên năng xuất còn hạn chế và người nông dân còn vất vả nên giá trị công lao
động tính ra còn thấp.
+ Lúa sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng và bán sang các tỉnh
khác. Nhưng do người dân chưa liên kết được trong việc tiêu thụ nên giá lúa
còn thấp, trong khi giá cả tiêu dùng các mặt hàng khác đều cao nên cuộc sống
càng khó khăn hơn
II. Đánh giá nhu cầu
1. Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
Cải cách lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn là một trong những chính
sách ưu tiên của Việt Nam. Trên thực tế, mặc dù chỉ chiếm 1/4 GDP, lĩnh vực
5
nông nghiệp sử dụng tới 62% lực lượng lao động và có tới hơn 3/4 dân số Việt
Nam sống ở nông thôn. Một mối quan hệ chặt chẽ đã được thể hiện rõ giữa
nghèo đói, nông thôn và nông nghiệp. Từ đó vấn đề nông nghiêp, nông dân và
nông thôn luôn được nhà nước quan tâm hàng đầu. Các chính sách ưu tiên các
dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đã được ban hành nhằm đưa nông

nghiệp nông thôn phát triển theo hướng mới, nâng cao đời sống cho người dân.
Đó là các Nghị định quy định rõ ưu đãi về đất đai. Cụ thể, miễn giảm tiền sử
dụng đất cho các nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, nếu
nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó.
Miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước của Nhà nước cũng được Nghị định quy
định rõ. Nghị định cũng nêu rõ, đối với nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc
biệt ưu đãi đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để tiến
hành dự án đầu tư đó được.
Ngoài các ưu tiên về đất đai nhà nước còn có nhiều các hỗ trợ khác để khuyến
khích về hành chính, vốn, tiêu thụ, kỹ thuật, giống đối với các hộ muốn
chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp sang các mô hình kinh tế
hộ, trang trại
2 . Nhu cầu thực tế
Hiện nay, người nông dân tại Vũ Chính sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa,
cuộc sống còn nhiều khó khăn do hiệu quả đem lại của cây lúa chưa cao. Hơn
nữa, sản xuất theo thời vụ, vào những lúc nông nhàn thì dư thừa lao động.
Người nông dân đã thấy được hiệu quả từ các mô hình kinh tế trang trại qua
các kênh thông tin đại chúng nhưng vẫn chưa tìm được một hướng đi đúng do
thiếu thông tin về kỹ thuật, thị trường, thiếu vốn, chưa tiếp cận được các chính
sách của nhà nước và quan trọng là chưa biết được quy trình cụ thể, nhưng
điều kiện cần thiết và các công việc cụ thể để chuyển đổi mục đích sản xuất từ
cây lúa sang một mô hình sản xuất khác.
6
Từ những điều kiện tự nhiên và xã hội của địa bàn về địa điểm, nhiệt độ, độ
ẩm, nguồn nước cũng như nguồn lao động, đất đai và nguồn nguyên liệu (phế
thải từ trồng lúa: rơm, rạ; từ các nghề thủ công khác: mùn cưa ) rất sẵn và
dồi dào có thể thấy xã rất thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm. Một nghề dễ
làm, không yêu cầu vốn đầu tư quá nhiều mà lại mang lại thu nhập nhanh và
hiệu quả.
Bên cạnh đó, cây nấm được biết là một loại thực phẩm sạch, cao cấp, có giá

trị dinh dưỡng cao hiện đang là nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng tại các khu
vực có mức sống cao, các thành phố và thị trường xuất khẩu. Trong khi đó sản
xuất nấm nước ta chỉ tập trung ở các tỉnh phía Nam và đang dần mở dần ra các
tỉnh phía Bắc. Sản xuất vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Căn cứ từ những yếu tố trên, dự án phát triển mô hình trồng nấm rơm tại xã Vũ
Chính, thành phố Thái Bình có thể đem lại thu nhập cao cho người nông dân,
tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện dần bộ mặt nông thôn theo như định
hướng của Đảng, nhà nước cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay và
vươn ra xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho nước nhà.
III, Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà cho người dân ở
xã Vũ Chính TP Thái Bình
Phát triển xã hội
Phát triển kinh tế
Cải thiện môi trường
7
Trang bị những kiến thức cơ bản
về kĩ thuật trồng nấm cho 150
hộ làm thí điểm
Tận dụng được nguyên liệu đầu
vào là rơm sau khi thu hoạch lúa
giảm thiểu ô nhiễm do rơm rạ
gây ra
Hướng dẫn cho bà con về chuẩn bị cơ sở vật chất nguyên liệu đầu
vào cho trồng nấm
8
Sản xuất được nấm rơm theo chất lượng đạt tiêu chuẩn. Ổn định
được đầu ra cho sản phẩm.
Phát triển dự án ra các xã trong tỉnh và các tỉnh lân cận
Nâng cao hiệu quả kinh tế cho toàn xã phát triển cơ sở hạ tầng

giải quyết việc làm cho người dân địa phương
9
Đưa ra những
kiến thức cơ
bản về trồng và
chăm sóc nấm.
Đưa bà con đi
thực tế ở các
trang trại trồng
nấm khác.
Xây dựng cơ sở
hạ tầng theo
tiêu chuẩn,
chuẩn bị
nguyên liệu đạt
yêu cầu.
Liên hệ đơn vị
mua đầu ra cho
sản phẩm, nấm
sản xuất ra đạt
yêu cầu chất
lượng.
Mô hình trồng
nấm rơm trong
nhà sớm được
triển khai ra
các khu vực
khác.
10
Đảm bảo được

ổn định thu
nhập cho người
dân.
Sử dụng hiệu
quả nguồn
nguyên liệu sẵn
có ở địa
phương
11
IV, Xác định các nguồn lực và các trở ngại của dự án
1. Các nguồn lực của dự án
*Nguyên liệu
- Vũ Chính là một xã vùng ven chuyên nghề nông: Trồng lúa nước với diện
tích gieo trồng cả năm đạt 759,78 ha. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của dự án trồng nấm rơm.
- Nguyên liệu chính để trồng nấm đó là meo giống. Cần phải chú ý kỹ đến
việc chọn meo giống vì meo giống tốt là yếu tố quyết định cho sự thành công
của việc trồng nấm. Meo giống tốt là bịt meo có tơ nấm phát
triển trắng đều, đồng thời bào tử kết thành những lấm tấm đỏ muối ớt. Meo
giống từ 10- 15 ngày tuổi đem ra trồng là tốt nhất. Ở địa phương đã có các cơ
sở cung cấp giống có quy mô và đảm bảo chất lượng.
- Ngoài nguyên liệu là rơm rạ, cần có một số nguyên vật liệu cần thiết khác
khác như: vôi, phân bón, thuốc khử trùng Các vật liệu này luôn có sẵn trên thị
trường để người dân dễ dàng tìm kiếm. Tuy nhiên, giá cả một số loại nguyên
vật liệu thay đổi thất thường như tăng giá phân bón vô cơ làm tăng chi phí cho
người trồng.
* Đất đai
Vũ Chính là một xã thuần nông, diện tổng tích đất rộng lớn với hơn 500 ha,
chủ yếu dùng để sản xuất lúa theo mùa vụ và một số hộ gia đình phát triển
nghề trồng hoa. Vì vậy mặc dù diện tích đất rộng nhưng người nông dân vẫn

chưa khai thác một cách có hiệu quả, chưa sử dụng hết quỹ đất hiện có vào sản
xuất. Diện tích nhà vườn tại mỗi hộ là khá lớn là điều kiện tốt để có mặt bằng
xây dựng các nhà trồng nấm. Đây sẽ là một mô hình sản xuất mới tại xã, vừa
giúp bà con tăng thu nhập, vừa sử dụng hiệu quả đất đai của hộ.
*Vốn
12
- Chính quyền xã, các tổ chức tín dung luôn có một phần vốn sản xuất và các
chính sách cho vay với lãi xuất ưu đãi để hỗ trợ người nông dân theo chính
sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà nước.
*Kỹ thuật sản xuất
- Tại địa phương đã có các tổ chức khuyến nông, các đoàn hội luôn sãn sàng
tạo mọi điều kiện giúp đỡ nông dân trong vấn đề kỹ thuât sản xuất bằng việc tổ
chức nhiều lớp , buổi học, trao đổi kinh nghiệm sản xuất chuyển giao kỹ thuật
nuôi trồng mới,
- Do khả năng tiếp thu và nắm bắt khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn
chế nên cần nhiều thời gian trong quá trình chuyển giao kỹ thuậtvà hướng dẫn
cụ thể và liên tục trong quá trình sản xuất ở giai đoạn đầu.
* Điều kiện tự nhiên, khí hậu
Điều kiện khí hậu cũng như nhiệt độ ở địa phương rất thích hợp cho cây
nấm phát triển thuận lợi. Tuy nhiên cần chú ý công tác chống nóng, chống
ngập và giữ ẩm cho nhà trồng nấm khi thời tiết bất thuận: mưa bão, hạn hán,
khô hanh
*Lao động
- Nguồn lao động của địa phương chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động
thủ công có sức khỏe, chăm chỉ cần mẫm và có tinh thần trách nhiệm.
2. Các trở ngại của dự án:
- Trồng nấm không khó, nhưng phải đảm bảo đúng kỹ thuật đồng thời nấm rất
ưa môi trường sạch sẽ. Rơm là thành phần không thể thiếu được trong quy
trình sản xuất nấm nhưng phải đảm bảo yêu cầu sạch, để nơi không bị mưa
dột, ẩm ướt, sạch vi sinh vật và không nhiễm những lọai nấm mốc ký sinh,

không có dư lượng thuốc trừ sâu, bệnh, không bị nhiễm nước phèn mặn, không
bị phân hủy hoặc mục nát. Là xã chủ yếu sống bằng nghề nông, nên lấy việc
sản xuất lúa gạo làm chính, để đáp ứng được yêu cầu về rơm rạ sau khi thu
hoạch lúa là rất khó khăn. Điều này là nguyên nhân chính gây ra những trở
ngại để đảm bảo chất lượng nấm khi thực hiện dự án.
13
- Vũ Chính là một xã nghèo nên vấn đề huy động vốn tự có trong dân là khó
khăn. Chủ yếu ngồn vốn có được là do vay từ ngân hàng nông nghiệp và các
quỹ hội Dù vậy thì vấn đề lãi suất trong thời kì lạm phát hiện nay đã gây khó
khăn lớn của dự án
- Do khả năng tiếp thu và nắm bắt khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn
chế nên cần nhiều thời gian trong quá trình chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn
cụ thể và liên tục trong quá trình sản xuất ở giai đoạn đầu.
- Trồng nấm sử dụng lao động nhàn rỗi của địa phương. Tuy nhiên lao động
địa phương chưa có chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm trong nuôi trồng
nấm. Trình độ quả lý kinh tế gia đình còn hạn chế
*Phân tích SWOT
Điểm mạnh
- Lao động dồi dào
- Nguồn nguyên liệu sẵn có
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Điểm yếu
-Lao động thiếu kỹ thuật và kinh
nghiệm trong sản xuất nấm, trình
độ quản lý còn hạn chế
- Vấn đề đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật cho nguyên liệu đầu vào
còn khó khăn.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu.
Cơ hội

- Chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp nông thôn của
nhà nước
- Nhu cầu thị trường về các sản
phẩm sạch và chất lượng ngày
càng tăng
- Sự quan tâm của chính quyền địa
phương
Thách thức
- Cạnh tranh trên thị trường tiêu
thụ
- Các quy định về chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Giá và nguồn cung cấp nguyên
liệu đầu vào còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố.
- Chưa có cơ quan chức năng nào
chịu trách nhiệm về đầu ra cho
người trồng nấm.
V. Xây dựng kế hoạch của dự án
1. Xác định các hoạt động của dự án:
14
Phương án Lý do lựa chọn Hoạt động
1. Huy động vốn
cho dự án
Đây là hoạt động quan
trọng nhằm tìm nguồn
kinh phí cho dự án
Trình dự án cho ngân
hàng và có các hoạt

động phổ biến dự án
đến nhân dân
- Vay ngân hàng Tận dụng được sự hỗ trợ
của nhà nước
Thuyết minh về tính
khả thi và hiệu quả dự
án mang lại
- Vốn trong dân - Gắn với trách nhiệm
người dân
- Kêu gọi thêm vốn đầu

- Tuyên truyền với
người dân về lợi ích
nhận được từ dự án
- Liên kết với các tổ
chức tại địa phương:
Hội nông dân, hội phụ
nữ, đoàn thanh niên
2. Tập huấn kỹ
thuật cho người dân
- Giúp người dân nhận
thức đúng được sự quan
tâm của chính quyền
trong việc phát triển kinh
tế, nâng cao đời sống
nhân dân
- Đưa kỹ thuật trồng nấm
đến với người dân, tiếp
cận với loại hình sản xuất
mới

- Mở lớp tập huấn kỹ
thuật trồng nấm cho ít
nhất là 100 nông dân
- Tổ chức cho 2- 3
đoàn học tập trao đổi
kinh nghiệm ở các
vùng trồng nấm tại các
địa bàn lân cận
15
3. Xây dựng nhà
trồng nấm và chuẩn
bị vật liệu cho trồng
nấm (rơm rạ)
- Xuất phát từ yêu cầu kỹ
thuật của sản xuất nấm:
Trồng nấm trong nhà đảm
bảo nhiệt độ cho nấm
phát triển, hạn chế ảnh
hưởng, tác động xấu của
mội trường tự nhiên bên
ngoài đến sản xuất.
- Xây dựng nhà trồng
nấm và bố trí các giá
gỗ hoặc tre
- Chuẩn bị rơm cho
quá trình sản xuất
4. Nâng cấp cơ sở
hạ tầng phục vụ cho
dự án
- Áp dụng công nghệ vào

sản xuất nên cần hoàn
thiện hệ thống dẫn nước
đảm bảo cho quá trình
sản xuất
- Xây dựng hệ thống
thủy lợi: Sử dụng hệ
thống máy bơm, bể
chứa và đường ống dẫn
vào từng nhà trồng
nấm
5. Chuẩn bị vật liệu
và giống
- Đây là khâu quan trọng
trong quá trình sản xuất
- Rơm rạ phải được chuẩn
bị đủ về số lượng và đúng
kỹ thuật đảm bảo cho quy
trình sản xuất
- Rơm rạ khô, được
ngâm trong nước vôi
nồng độ 5%, ủ đống,
phủ nilông khoảng 6- 7
ngày, phải đảm bảo
yêu cầu. Đóng bánh:
kích thước khuôn dài
25cm, rộng 20cm, dày
15cm; dùng rơm rạ đã
ủ, đưa vào khuôn nén
chặt tạo thành từng
bánh, gói bánh lại bằng

nilông.
- Meo giống
- Ủ tơ
6. Xây dựng mạng
lưới tiêu thụ
- Thị trường tiêu thụ ổn
định
- Đảm bảo lợi ích của
người sản xuất nấm về
sản lượng và giá cả
- Lợi ích của người tiêu
- Phân tích, kiểm tra
chất lượng về các chỉ
tiêu an toàn
- Liên hệ, tìm kiếm các
siêu thị, các cửa hàng
buôn bán thực phẩm,
16
dùng về sản phẩm đảm
bảo về chất lượng.
rau sạch trên địa bàn
và các vùng lận cận
2. Lên khung thời gian cho các hoạt động và phân công trách nhiệm thực
hiện:
Hoạt động
của dự án
Đầu ra Thời gian
Cơ quan đơn vị thực
hiện
Mở lớp tập

huấn kỹ
thuật sản
xuất
Người dân tiếp cận và áp
dụng được kỹ thuật trồng
nấm vào sản xuất
1/11 đến
10/11/2012
UBND xã và ban
quản lý dự án
Tổ chức lớp
tham quan,
học tập kinh
nghiệm
Người dân học hỏi được kinh
nghiệm của các nơi đang
trồng nấm
10/11 đến
12/11/2012
UBND xã và ban
quản lý dự án
Xây dựng
nhà trồng
nấm
Hình thành hệ thống nhà
trồng nấm với diện tích nhà
30m
2
, kích thước 5x6m, cao
3m được phủ kín bằng nilông

trắng, lợp fibrô xi măng.
Trong nhà bố trí các dãy giá
bằng tre gỗ mỗi tầng cách
nhau 80cm. Đảm bảo yêu
cầu về ánh sáng, độ thông
12/11/2012
đến
18/11/2012
Hộ nông dân với sự
hướng dẫn của kỹ sư
17
thoáng.
Xây dựng
hệ thống
dẫn nước
Hoàn thiện hệ thống ống dẫn
nước đến nhà trồng phục vụ
cho giai đoạn chăm sóc trong
nhà.
18/11 đến
20/11/2012
UBND xã chỉ đạo
thực hiện
Chuẩn bị
giống và
nguyên vật
liệu
- Mua giống tốt, đảm bảo
chất lượng
- Nguyên liệu cần thiết đã

được chuẩn bị trước
20/11 đến
25/11/2012
Sở nông nghiệp &
PTNT tỉnh Thái Bình
Triển khai
trồng nấm
- Xây dựng thành côngmô
hình trồng nấm trong nhà cho
sản phẩm nấm rơm đạt năng
suất và yêu cầu kỹ thuật.
26/11/2012 Bà con nông dân và
cán bộ kỹ thuật của
sở NN & PTNT Thái
Bình
Phân tích
chất lượng
nấm
- Xác định chất lượng nấm
có đảm bảo tiêu để cung cấp
ra thị trường.
10/12/201
2
Cán bộ thuộc chuyên
ngành của dự án
Liên hệ tìm
kiếm thị
trường tiêu
thụ, các cửa
hàng, siêu

thị trong và
ngoài tỉnh
- Tìm đâu ra ổn định cho sản
phẩm nấm rơm
1/11/2012 Sở nông nghiệp &
PTNT TP Thái Bình
3. Xác định, định lượng các phương tiện, thiết bị và dịch vụ cần thiết cần
phải có cho dự án:
( Đơn vị: 1000đ)
ST
T
Các đầu vào cần
thiết
ĐVT Số
lượng
Đơn giá Thành
tiền
1
Xây dựng nhà trồng
nấm
Cái 150 750.000
- Tre, gỗ, cột xi
măng
250.000
- Ngói fibro xi
măng, dây thép
90.000
- Nilông, lưới 75.000
2 Hoàn thiện hệ 85.000
18

thống dẫn nước
3
Tập huấn kỹ thuật
- Giảng viên tập
huấn
Buổi 10 100 1.000
- Tổ chức tham
quan học hỏi kinh
nghiệm
Ngày 2 2.000 4.000
4
Đưa giống vào sản
xuất
(1 nhà trồng nấm/ 1
vụ)
- Rơm rạ Kg 1500 0,1 150
- Meo giống Kg 15 10 150
- Vôi Kg 20 1 20
- Phân bón:
+ urê
+ Super lân
+ SunphatKaly
Kg
Kg
Kg
Kg
1
2,5
1
9,5

2,8
10,5
9,5
7
10,5
4. Chuẩn bị kinh phí:
- Vốn của hộ nông dân gồm:
+ Vốn tự có
+ Vốn đi vay
- Vốn hỗ trợ của xã: + Kinh phí tập huấn kỹ thuật và đi tham quan.
+ Tiền giống ban đầu
5. Xác định mối quan hệ của các đối tác tham gia vào dự án:
Cơ quan chủ quản: UBND xã Vũ Chính
Cơ quan quản lý dự án: Sở khoa công nghệ tỉnh Thái Bình
Cơ quan chủ trì dự án: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình.
19
Cơ quan phối hợp: Các phòng ban, tổ chức đoàn thể tại địa phương
VI. Biện minh (Tính khả thi của dự án)
1. Hiệu quả kinh tế: (tính cho 1000 kg rơm)
- Rơm: 1000kg x 100đ/kg = 100.000 đ
- Giống: 15kg x 10.000đ/kg = 150.000 đ
- Phân bón + vôi: 27.000 + 20.000 = 47.000
- Khấu hao nhà cửa, dụng cụ: = 70.000 đ
- Công lao động: 20c x 20.000đ/c = 400.000đ
Tổng chi phí: = 767.000đ
Tổng thu: 130kg nấm tươi x 15.000đ/kg = 1.950.000 đ
Lãi ròng: = 1.183.000 đ
Như vậy, mỗi hộ nông dân thu được từ 1 nhà trồng nấm (1500kg rơm rạ) là
1.774.500đ/1 vụ ( 1 vụ kéo dài 1 tháng).
Dự án hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà sẽ mở ra

hướng phát triển tích cực cho tỉnh Thái Bình nói chung và xã Vũ Chính nói
riêng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu lao động và khai
thác có hiệu quả quỹ đất đai còn nhiều tiềm năng. Dự án trồng nấm là nhân tố
mới ở nông thôn, là động lực mới cho sự phát triển kinh tế hộ, đồng thời góp
phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người nông
dân.
2. Hiệu quả xã hội:
- Đây là một trong các dự án về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
tạo động lực giúp nghề trồng nấm trong tỉnh phát triển, thực tế cho thấy, nghề
trồng nấm ở tỉnh Thái Bình đã phát triển khá lâu nhưng chưa trở thành phong
trào sản xuất trên diện rộng và chưa thực sự trở thành nghề chính giúp người
nông dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Nguyên nhân chính là do
thiếu vốn, thiếu kỹ thuật sản xuất, thiếu giống và không tìm được thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Mở ra một hướng sản xuất mới cho xã Vũ Chính- Thái
Bình.
- Tạo ra thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
20
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay vào phát triển sản xuất cho người
nông dân.
- Mô hình còn thế hiện sự đầu tư quan tâm của chính quyền và các đoàn thể tại
địa phương giúp người nông dân nâng cao thu nhập.
3. Hiệu quả môi trường:
- Dự án giúp tận dùng nguồn nguyên liệu sẵn (rơm rạ) có tại địa phương, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do rơm rạ gây ra. Vì sau vụ mùa bà con thường đốt
rơm rạ vì không sử dụng đến. Việc làm này vừa gây ô nhiễm vừa, vừa gây lãng
phí. Dự án trồng nấm giúp bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn
nguyên liệu sẵn có.
- Sau khi trồng nấm, rơm rạ phế thải ủ lại trộn với phân chuồng bón cho cây
trồng, như vậy hạn chế việc sử dụng phân hóa học bảo vệ cho đất.
4. Đánh giá tính khả thi của dự án

Căn cứ vào các số liệu trên ta có giả định sau:
Dự án trồng nấm có tổng diện tích nhà trồng là 3000m
2
. Tổng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản được thực hiện ở năm đầu là 750.000.000 đồng. Vốn đầu tư cho
xây dựng nhà lưới được vay từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước với lãi suất ưu
đãi. Chi phí sửa chữa nhà lưới được thực hiện ở cuối mỗi năm là 75.000.000
đồng bằng vốn tự có, không tính lãi. Dự án trả lãi đơn theo năm trong 3 năm.
gốc trả cuối năm thứ 3. Toàn bộ lãi từ sản xuất hàng năm được trả cho vốn vay.
Giá trị thanh lý là 75000000 đồng thu vào cuối năm thứ 5. Chi phí sản xuất
hàng năm bằng 38% doanh thu. Nấm được trồng ngay năm đầu (giả sử dự án
được thực hiện trong 5 năm). Năng suất và giá nấm tươi như bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm
1 2 3 4 5
NSBQ (kg) 130000 143000 143000 143000 143000
21
Giá bán
(1000đ/kg)
15 15 15 16 16
Đánh giá hiệu quả của dự án trong một số trường hợp: Đơn vị: 1000đ
1. Lãi suất ưu đãi bằng 0%
Năm 1 2 3 4 5
NSBQ (kg)
292.500 321.750 321.750 321.750 321.750
Giá bán( Đ/ kg)
15 15 15 16 16
Thu từ SXKD
4.387.500 4.826.250
4.826.25

0
5.148.000
5.148.00
0
Khấu hao nhà cửa,
dụng cụ
126.000 126.000 126.000 126.000 126.000
Giá trị thanh lý
75.000
Đầu tư ban đầu
750.000
Chi phí sản xuất hàng
năm
1.667.250 1.833.975
1.833.97
5
1.956.240
1.956.24
0
Chi phí sửa chữa hàng
năm
75.000 75.000 75.000 75.000 75.000
Trả lãi ngân hàng
0 0 0
Trả gốc ngân hàng
750.000
Lãi suất
0%
Dòng tiền
2.771.250 3.043.275

2.293.27
5
3.242.760
3.317.76
0
NPV
13.918.32
0
2) Lãi suất bằng 12%
Năm 1 2 3 4 5
NSBQ (kg) 292.500 321.750 321.750 321.750 321.750
Giá bán( Đ/ kg) 15 15 15 16 16
22
Thu từ SXKD 4.387.500 4.826.250 4.826.250 5.148.000 5.148.000
Khấu hao nhà cửa,
dụng cụ 126.000 126.000 126.000 126.000 126.000
Giá trị thanh lý 75.000
Đầu tư ban đầu 750.000
Chi phí sản xuất
hàng năm 1.667.250 1.833.975 1.833.975 1.956.240 1.956.240
Chi phí sửa chữa
hàng năm 75.000 75.000 75.000 75.000 75.000
Trả lãi ngân hàng 90.000 90.000 90.000
Trả gốc ngân hàng 750.000
Lãi suất 12%
Dòng tiền 2.681.250 2.953.275 2.203.275 3.242.760 3.317.760
NPV 9.509.972,32
3) Giá sản phẩm giảm 10%, lãi suất tiền vay là 12%, các yếu tố khác không đổi
Năm 1 2 3 4 5
Giá kế hoạch 15 15 15 16 16

NSBQ (kg) 292.500 321.750 321.750 321.750 321.750
Giá bán(nghìn đồng/
kg) 14 14 14 14 14
Thu từ SXKD 3.948.750 4.343.625 4.343.625 4.633.200 4.633.200
Khấu hao nhà cửa, dụng
cụ 126.000 126.000 126.000 126.000 126.000
Giá trị thanh lý 75.000
Đầu tư ban đầu 750.000
Chi phí sản xuất hàng
năm 1.500.525 1.650.577,5 1.650.578 1.760.616 1.760.616
Chi phí sửa chữa hàng
năm 75.000 75.000 75.000 75.000 75.000
Trả lãi ngân hàng 90.000 90.000 90.000
Trả gốc ngân hàng 750.000
Lãi suất 12%
Dòng tiền 2.409.225 2.654.047,5 1.904.048 2.923.584 2.998.584
NPV 8.431.615,15
1 2 3 4 5
Chi phí sản 1.667.250 1.833.975 1.833.975 1.956.240 1.956.240
23
xuất dự kiến
NSBQ (kg) 292.500 321.750 321.750 321.750 321.750
Giá bán( Đ/
kg) 15 15 15 16 16
Thu từ SXKD 4.387.500 4.826.250 4.826.250 5.148.000 5.148.000
Khấu hao nhà
cửa, dụng cụ 126.000 126.000 126.000 126.000 126.000
Giá trị thanh
lý 75.000
Đầu tư ban

đầu 750.000
Chi phí sản
xuất hàng năm 1.750.612,5 1.925.673,75 1.925.673,8 2.054.052 2.054.052
Chi phí sửa
chữa hàng
năm 75.000 75.000 75.000 75.000 75.000
Trả lãi ngân
hàng 90.000 90.000 9.000
Trả gốc ngân
hàng 750.000
Lãi suất 12%
Dòng tiền 2.597.887,50 2.861.576,25 2.192.576,25 3.144.948,00 3.219.948,00
NPV 9.237.162,22
4) Chi phí sản xuất hàng năm tăng 5% so với dự kiến, lãi suất tiền vay là
12%/năm và các yếu tố khác không đổi.
24
5) Chi phí sản xuất hàng năm tăng 5% so với dự kiến, giá giảm 10%, các yếu
tố khác không đổi.
1 2 3 4 5
Giá dự kiến 15 15 15 16 16
Chi phí sản xuất dự
kiến 1.667.250 1.833.975 1.833.975 1.956.240 1.956.240
NSBQ (kg) 292.500 321.750 321.750 321.750 321.750
Giá bán thực tế (Đ/
kg) 14 14 14 14 14
Thu từ SXKD 3.948.750 4.343.625 4.343.625 4.633.200 4.633.200
Khấu hao nhà cửa,
dụng cụ 126.000 126.000 126.000 126.000 126.000
Giá trị thanh lý 75.000
Đầu tư ban đầu 750.000

Chi phí sản xuất
hàng năm
1.750.612,5
0
1.925.673,7
5
1.925.673,7
5 2.054.052 2.054.052
Chi phí sửa chữa
hàng năm 75.000 75.000 75.000 75.000 75.000
Trả lãi ngân hàng 90.000 90.000 90.000
Trả gốc ngân hàng 750.000
Lãi suất 12%
Dòng tiền
2.159.137,5
0
2.378.951,2
5
1.628.951,2
5
2.630.148,0
0 2.705.148,00
NPV
7.440.222,2
6
Từ các bảng số liệu trên ta thấy: trong 5 trường hợp thì dự án đều có có giá trị
hiện tại thuần (NPV- chênh lệch giữa giá trị hiện tại của khoản thu nhập do dự án
mang lại ở tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư bỏ ra) lớn hơn 0 rất nhiều
hay nói cách khác dự án luôn có lãi.
VIII. Biện minh tổng thể cho dự án

25

×