ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******
TRẨN KIỀU HUÊ
KHẢO SÁT TỪ NGOẠI LAI TIẾNG ANH
TRONG TIẾNG NHẬT
(có liên hệ với tiếng Việt)
LUẬN VĂN THẠC s ỉ NGÔN NGỮ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS NGUYỄN VĂN KHANG
Hà Nội, 2007
M Ụ C LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn để tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5
3. Mục đích và nhỉệm vụ nghiên cứu 6
3.1. M ụ c đích n gh iên cứu 6
3. 2. N h iệm vụ n gh iên cứu 6
4. Phưong pháp, thủ pháp nghiên cứu và tư liệu 7
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 7
6. Cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÍ THUYẾT CỦA VIỆC VAY MƯỢN TỪ VỤNG 10
1.1. Cơ sở lí thuyết của việc vay mượn từ vựng 10
1.1.1. C ơ sở lí thuyết 10
1.1.2. Khái niệm “vay mượn từ vựng ”
1.1.3. Thuật ngữ “từ vay mượn ”
1.2. Khái niệm từ ngoại lai trong tiếng Nhật 16
Tiểu kết 19
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NHẬT HOÁ TỪ TIÊNG ANH VỂ MẶT NGỮ ÂM 20
• • •
2.1. Đặt vấn để 20
2.2. Đôi nét về đặc điểm ngữ âm của tiếng Nhật 20
2.2.1. Phách 20
2.2.2. Â m tiết tiếng N hật 21
2. 2.3. Phách và B ả n g 50 ám 23
2.3. Đôi nét về đặc điểm ngữ ám của tiếng Anh 25
2.4. Những khảo sát cụ thể đối với việc Nhật hoá các từ tiếng Anh về 26
trang
mật ngữ âm
2.4.1. Bổ sung nguyên ảm vào sau phụ ám của từ gốc 26
2.4.2. Chèn thêm ám ngắt 34
2.4.3. Nhật hoá nguyên ảm 40
2. 4.4. Nhật hoá phụ ăm và bán nguyên ảm 42
2.4.5. Nhật hoá theo cách đánh vẩn 51
2.4.6. Nhật hoá trọng âm 55
Tiểu kết 60
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NHẬT HOÁ CÁC TỪ TIÊNG ANH 62
VỂ T ừ VỰNG - NG Ữ NGHĨA
1.1. Nhật hoá các từ tiếng Anh về mặt hình thái - cấu trúc 62
3.1.1. Đặt vấn đê 62
3.1.2. Những khảo sát cụ thể 62
3.1.2.1. Đối với động từ 62
3.ỉ .2.2. Đối với tính từ 64
3.1.2.3. Đối với phó từ 67
3.1.2.4. Hiện tượng tỉnh lược 68
3.1.2.5. T ừ Anh - N hật c h ế 73
3.2. Nhật hoá các từ tiếng Anh về mặt ngữ nghĩa 80
3. 2.1. Đặt vấn đề 80
3.2.2. Bảo lưu nghĩa 80
3.2.3. Sự biến động nghĩa của từ tiếng Anh trong tiếng Nhật 81
3.2.3.1 .Sự thu hẹp về nghĩa 81
2.3.2. Sự mở rộng nghĩa và phát triển nghĩa mới
Tiểu kết 87
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG 89
CỦA TỪ NGOẠI LAI TIÊNG ANHTRO NG TIÊNG NHẬT
4.1. Từ ngoại lai tiếng Anh biếu thị những khái niệm mới 89
2
4.2. Từ ngoại lai tiếng Anh làm phong phú cách diễn đạt của tiếng 96
Nhật
4.3. Từ ngơại lai tiếng Anh bổ sung các thuật ngữ chuyên môn cho 99
từ vựng tiếng Nhật
4.4. Vai trò của từ ngoại lai tiếng Anh trong tiếng Nhật hiện nay: 101
đôi điều trao đổi (tích cực và tiêu cực)
Tiểu kết 113
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1 T ừ ANH - NHẬT CHÊ 1
Phụ lục 2 TỪ NGOẠI LAI CÓ TỈNH Lược HÌNH THÁI 10
3
MỞ ĐẨU
l.Lí do chọn để tài
Các ngôn ngữ của mỗi cộng đổng, mỗi dân tộc thường không tổn tại và
hcạt động tuyệt đối độc lập trong một cộng đồng, một dân tộc mà trong quá trình
tồi tại luôn có sự tiếp xúc lẫn nhau. Và một trong các kết quả của sự tiếp xúc này
là sự giao thoa, vay mượn và đồng hóa các yếu tố giữa các ngôn ngừ. Và sự giao
thm ngôn ngữ xảy ra trên các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Biểu hiện rõ
nhít trên bình diện từ vựng là hiện tượng vay mượn từ, tạo thành từ vay mượn
íhiy từ ngoại lai). Từ ngoại lai này tổn tại trong ngôn ngữ thứ hai là kết quả của
mot quá trình du nhập với những biến đổi về mặt ngữ âm, hình thái, ngữ nghĩa
phì hợp với ngôn ngữ đó. Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Nhật và tiếng Việt
trcng quá trình hình thành và phát triển luôn xảy ra hiện tượng tiếp xúc và tạo ra
met lượng rất lớn các từ ngoại lai trong vốn từ của mình về các lĩnh vực như văn
hót, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật, thương mại, các lĩnh vực khác của đời sống
xãhội (giải trí, ẩm thực, trang phục, )
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trên bình diện quốc tế, khi mà sự giao
lin trong nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, sự hợp tác giữa
các quốc gia ngày càng chặt chẽ thì sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ của các quốc
gia diễn ra ngày càng mạnh mẽ; cũng như các ngôn ngữ khác, trong tiếng Nhật
đã và đang xảy ra mạnh mẽ xu hướng tiếp nhận và sử dụng các đơn vị từ vựng
troig tiếng nước ngoài, như một phần không thể thiếu trong tiếng Nhật. Phần
kh<ng thể thiếu đó chính là phần giao nhau về ngôn ngữ, về tư duy giữa các nước
trêi thế giới - đó chính là một biểu hiện của xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá.
Trơig xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ như
vậ) thì không thể thiếu vai trò của tiếng Anh - một ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng
đối với nhiều ngôn ngữ và phạm vi sử dụng rộng rãi nhất - gần như có thể coi là
ngói ngữ chung cho toàn thế giới vì khoảng 80% thông tin trên thế giới đều do
ngói ngữ này truyền tải (Nguyễn Văn Khans, 2007, Từ ngoại lai trong tiếng
V iệ t, tr 367). Dơ đó, số lượng người biết và sử dụng tiếng Anh - “người song
ngữ” tăng mạnh mẽ dần đến hiện tượng sử dụng chồng chéo, pha trộn nhiều ngôn
ngữ ngay trong bản thân một cá nhân, và trong cộng đồng ngôn ngữ. Đó là hiện
tượng “trộn mã”, “chuyển mã”trong giao tiếp giữa ngôn ngữ của các quốc gia đó
với tiếng Anh (Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng V iệt, 2007, tr 367),
làm cho lượng từ tiếng Anh xuất hiện đáng kể trong các ngôn ngữ này.
Hơn thế nữa, kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu Quốc gia về quốc ngữ
của Nhật Ban khảo sát các loại chữ và thuật ngữ được sử dụng trên 90 loại tạp chí
và báo cho thấy so tương quan với các loại từ khác thì số lượng từ ngoại lai được
sử dụng chiếm khoảng 10% và số lượt xuất hiện chiếm xấp xỉ 3%.
Loại từ Sô' từ xuất hiện (%)
Sô' lượt xuất hiện (%)
Từ thuần Nhật
36,7
53,9
Từ Hán
47,5 41,3
Từ ngoại lai 9,8
2,9
Từ hỗn hợp 6,0
1,9
Ghi chú: Trong cách phân loại theo nguồn gốc như trong Bàng trên, từ vựng tiếng Nhật dược
chia thành 4 loại từ: từ thuần Nhật, lừ Hán, lừ ngoại lai và từ hổn hợp. Từ thuần Nhật (Wago, hay còn
gọi là Yamatokotoba) là những từ ngữ và hệ thống cùa chúng dược sử dụng ở Nhật Bàn trước khi có sự
du nliập cùa các lừ Hán. Tuy nhiên, trong lớp từ được gọi là từ thuần Nhật có những từ du nhập lừ
tiếng Trung Quốc cổ đại, tiếng Triều Tiên hoặc từ ngón ngữAinu, nhung không có căn cứ chắc chắn d ể
kết luận là từ vay mượn, và ngưìri Nhật Bàn cũng không còn coi là từ vay mượn nữa (ví dụ: X 6 (3f) ,
¿5 Ê (M) ($p) ). Đối lập với lừ thuần Nhật là các từ vay mượn bao gồm từ Hán và từ
ngoại lai. Từ Hán, là từ du nhập từ tiếng Trung Quốc vào tiếng Nhật, được viết bằng chữ Hán và dọc
theo âm Hán dã được Nhật hoá. Trong các từ Hán này có những từ dược ngưcri Nhật tạo ra dựa theo
phương thức cấu tạo của lừ Hán, được gọi là từ Hán Nhật c h ế ( ĨP$,'iM ẫầ). Còn lừ ngoại lai là từ du
nhập lừ các ngôn ngữ châu Au (chủ yếu là tiếng Anlĩ) dã Nhật hoá vẽ hình thức và ỷ nghĩa. Loại thứ 4
là loại có cấu tạo hổn hợp từ ba loại trên. Vi dụ —s i'(thư diện tử) là sự kết hợp giữa lừ M ỉ~
(diện lử - từ Hán) và lữ y —/Tịmaiỉ: thư - tiếng Anh), —Ả o t i l ỷ ĩỉ ĩ (chính sách một con) . trong
đó - o ỉ' là yếu tố thuần Nhật, là yêu tố Hán.
2
Tuy so với thời điểm hiện tại thì đây là khảo sát được tiến hành tương đối
lâu nhưng nó vẫn là cuộc khảo sát có quy mô với các loại chữ, thuật ngữ xuất
hiện trên 90 loại tạp chí dành cho người lớn phát hành ở Nhật Bản năm 1956. Nó
được thực hiện nhằm tim hiểu về thực trạng văn viết của tiếng Nhật hiện đại.
Trong cuộc điều tra khác cũng do Viện Nghiên cứu Quốc gia về quốc ngữ
của Nhật Bản tiến hành năm 1966 đối với tờ báo ra buổi chiều của ba tờ báo lớn
Ĩ S 0 j , m m ) thì tổng số từ ngoại lai được sử dụng chiếm 12%
(từ thuần Nhật: 38.8%, từ Hán: 44.3%, từ hỗn hợp: 4,8%). Tiếp theo, là cuộc điều
tra được thực hiện đối với văn nói (ghi âm các cuộc nói chuyện của nhóm người
bao gồm những người sống ở Tokyo và vùng ngoại ô, thời lượng là 42 tiếng đổng
hổ)
Sổ' từ xuất hiện (%) Sô' lượt xuất hiện (%)
Từ thuần Nhật
46/9 71. 8
Từ Hán
40. 0
23.6
Từ ngoại lai
10.0
3. 2
Từ hỗn hợp
3. 0 1. 4
Kết quả trên cho thấy, các từ ngoại lai có số từ xuất hiện nhiều hơn hẳn so
với số lượt xuất hiện trong tương quan với các từ thuần Nhật. Các từ thuần Nhật
tuy có tần số sử dụng cao nhất nhưng chúng ta đều biết trong các từ thuần Nhật
này, được sử dụng phổ biến chủ yếu là các yếu tố mang chức năng ngữ pháp có
tần số sử dụng cao (các trợ từ, các trợ động từ, các danh từ hình thức, ) Điều
này cho thấy tầm quan trọng của các từ ngoại lai trong việc bổ sung vốn từ cho
hệ thống từ vựng tiếng Nhật trong cả văn viết và văn nói. Trong khi đó cũng theo
kết quả thống kê số lượng các từ ngoại lai theo nguồn gốc (Viện Nghiên cứu
Quốc gia về quốc ngữ của Nhật Bản thực hiện) thì số lượng các từ ngoại lai có
nguồn gốc tiếng Anh có số lượng áp đảo là 2.395 từ trong tổng số 2.964 từ ngoại
lai xuất hiện trên 90 tạp chí hiện đại của Nhật (dẫn theo Ngô Minh Thuỷ 2006,
Từ ngoại lai trong tiếng Nìiật)
3
Tiếng Anh: 2.395 Tiếng Italy: 44
Tiếng Pháp : 166 Tiếng Hà Lan: 40
Tiếng Đức : 99 Tiếng Nga: 25
Tiếng Trung Quốc: 22 Tiếng Bổ Đào Nha: 21
Tiếng Tây Ban Nha: 21 Tiếng Latinh: 15
Các tiếng khác: 114
Do vậy, mặc dù không phủ nhận vai trò của các từ ngoại lai có nguồn gốc
từ các ngôn ngữ khác nhưng rõ ràng chúng ta đều nhận thấy vai trò chù yếu và
quan trọng của từ ngoại lai có nguồn gốc tiếng Anh đối với hệ thống từ vựng
tiếng Nhật. Với thực tế được sử dụng rộng rãi trong các hai loại hình văn viết và
văn nói của tiếng Nhật như vậy khiến chúng ta cảm thấy cần tìm hiểu kĩ về bản
chất, đặc điểm hoạt động của bản thân lớp từ này để có thể hiểu tại sao chúng
được sử dụng một cách phổ biến và đặc biệt mang tính đột biến như trong những
năm gần đây.
Đây cũng là xu hướng chung của hiện tượng vay mượn từ vựng hiện nay
đối với nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Việt.
Bôn cạnh đó, là một người tham gia trực tiếp công việc giảng dạy tiếng
Nhật cho người Việt Nam, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy một điểm rất
đáng lưu ý đó là khả năng đọc nhanh, phát âm chính xác từ ngoại lai (theo đúng
cách phát âm đã được Nhật hoá) của nhiều người học còn bị hạn chế. Điều này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến việc ghi nhớ và sử dụng cả một lớp từ “nóng” và có xu
hướng phát triển mạnh trong giao tiếp tiếng Nhật. Hạn chế này sẽ dẫn đến một
thực tế khi giao tiếp với người Nhật, nếu phát âm sai với chuẩn gây khó hiểu, như
vậy, tạo tâm lí ngại sử dụng từ ngoại lai - vốn được người Nhật sử dụng để bổ
sung cho những thiếu hụt từ vụng trong ngôn ngữ mình. Đặc biệt, ở thời điểm
hiện tại, tiếng Nhật được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho mục đích lao
động - việc làm, trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật, sản xuất năng động ở trình độ
công nghệ tiên tiến mà ở những lĩnh vực này thì mức độ sử dụng tiếng Anh là rất
lớn. Như chúng ta đều biết, lượng từ ngoại lai của tiếng Nhật chủ yếu là tiếng
Anh, điều này tỏ ra c ó vẻ thuận lợi đối với những người biết tiếng Anh, thế nhung
như chúng tôi nhận thấy, hiện tượng phát âm sai từ ngoại lai tiếng Nhật thường
đặc biệt xảy ra ở những người này. Bởi vì khi sử dụng tiếng Nhật họ không phải
là cá nhân song ngừ nữa, mà là cá nhân đa ngữ, trong họ sẽ nảy sinh mâu thuẫn
trong việc “chuyển mã”, “trộn mã” các ngôn ngữ đó (ở đây tối thiểu phải là ba
ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Nhật, và tiếng Việt). Tuy không phải là toàn bộ,
nhưng tiếng Nhật và tiếng Việt sẽ chung nhau ở một phần từ nào đó cùng mượn
của tiếng Anh, nhưng lại có những cách thức tiếp nhận khác nhau, và như vậy
làm xuất hiện các biến thể khác nhau (trước hết là cách phát âm) của cùng một
yếu tố vay mượn trong hai ngôn ngữ này. Và trong quá trình sử dụng - “trộn
mã”, “chuyển mã” như vậy thì bản thân các cá nhân đa ngữ này có thể sẽ rất khó
phân định được “mã”, họ đang đứng trên ngôn ngữ nào Họ không thể xác định
ngay một cách rõ ràng xem là phát âm như thế là đúng hay không đúng so với
ngôn ngữ họ đang sử dụng.
Mạt khác, hiện tại từ ngoại lai được dạy trong các chương trình đào tạo
tiếng Nhật thường chỉ dừng ở việc dạy về mặt chữ viết (chữ katakana), và cách
đọc đánh vần những từ viết bằng chữ Katakana ở trình độ sơ cấp mà thôi, chứ
hoàn toàn chưa cung cấp một cách đầy đủ, có hệ thống các qui tắc chuyển đổi
phát âm từ tiếng Anh sang tiếng Nhật. Như vậy, người học sẽ không có đủ kiến
thức (sự tưưng quan giữa các âm tiếng Anh và tiếng Nhật) để có thể chủ động
trong việc nắm bắt từ ngoại lai tiếng Anh. Nếu như có kiến thức cơ bản nhất định
về hệ thống các âm và qui tắc chuyển đổi để xử lí từ ngoại lai cũng như một số
đặc trưng về ngữ nghĩa thì người sử dụng có thể tự mình phát âm các từ tiếng
Anh sang cách đọc từ ngoại lai trong tiếng Nhật và hiểu cách sử dụng của những
từ này một cách đơn giản và chính xác hơn.
Với những ý nghĩa trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát từ ngoại lai
tiếng Anh trong tiếng Nhật (có liên hệ với tiếng Việt).”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Do nguồn tư liệu và thời gian nghiên cứu cùng với những yếu tố khách
quan khác, đề tài nghiên cứu cúa chúng tôi chỉ giới hạn trong một số nội dung
niìhiên cứu sau:
o
5
- Như trình bày ở trên, trong luận văn này chúng tôi tập trung khảo sát từ
ngoại lai trong tiếng Nhật có nguồn gốc tiếng Anh trên phương diện đổng hoá về
mặt ngữ âm và trên phương diện từ vựng - ngữ nghĩa. Trong luận văn này chúng
tôi xin được gọi là “từ ngoại lai tiếng Anh”.
Ở đây có một điểm cần lun ý, “Từ ngoại lai” trong tiếng Nhật dùng để chỉ
các từ mượn từ các ngôn ngữ châu Âu (chủ yếu là tiếng Anh) trong cách gọi đó
đã có sự phân biệt với các từ mượn Hán. Theo cơ sở lý thuyêt của việc vay mượn
từ vựng thì các từ mượn có thể được đưa vào trong ngôn ngữ bằng nhiều thủ pháp
khác nhau như phỏng âm, phỏng dịch, nguyên dạng Nhưng khái niệm “từ
ngoại lai” trong tiếng Nhật là chỉ dùng để chỉ các từ có nguồn gốc châu Âu và
được viết bằng chữ Katakana, do đó trong luận văn này chỉ nghiên cứu từ ngoại
lai tiếng Anh có hình thức biểu hiện bằng chữ Katakana, còn các từ mượn từ
tiếng Anh gián tiếp qua hình thức phỏng dịch sang từ Hán không phải là đối
tượng nghiên cứu chính của luận văn này.
Những từ ngoại lai được nghiên cứu thuộc từ loại chủ yếu là: động từ, tính
từ, danh từ (về mặt hình thái) trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa
học kĩ thuật và đời sống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan về những vấn đề lí luận, phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu về từ ngoại lai, đề tài có mục đích bước đầu nghiên cứu sự du
nhập của từ ngoại lai tiếng Anh vào tiếng Nhật bao gồm sự biến đổi cả về hình
thức, ngữ nghĩa và tình hình sử dụng từ ngoại lai hiện nay trong tiếng Nhật, có sự
liên hệ, đối chiêu với các từ mượn Anh trong tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc vay mượn từ vựng nói chung và từ ngoại
lai tiếng Anh trong tiếng Nhật nói riêng.
- Tìm hiểu sự biến đổi về hình thức và ý nghĩa của từ ngoại lai tiếng Anh
so với từ gốc ban đầu.
- Rút ra một vài nhận xét về đặc điểm sử dụng và xu hướng du nhập từ
ngoại lai tiếng Anh.
4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu và tư liệu
Sử dụng phương pháp và thủ pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Cụ
th ể :
- Thu thập tài liệu
Trong đề tài chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau
như: các giáo trình giảng dạy về ngôn ngữ, từ điển, các phương tiện thông tin đại
chúng (đài phái thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí, mạng internet, ) và trong
các tài liệu tham khảo khác.
- Phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích theo các mục
đích nghiên cứu đề tài sau đó tổng hợp lại tìm ra qui luật chung và rút ra một số
kết luận cần thiết.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn là một công trình khảo sát từ ngoại lai tiếng Anh trong tiếng
Nhật chủ yếu trên bình diện hệ thống cấu trúc. Đây là công trình mô tả một cách
hệ thống các đặc điểm đổng hoá trên phương diện ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa
của từ mượn Anh trong tiếng Nhật. Sự mô tả của luận văn sẽ là tài liệu tiện ích
đối với việc tìm hiểu và sử dụng lớp từ ngữ quan trọng này trong hộ thống từ
vựng tiếng Nhật, là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng một số giáo trình dạy
tiếng Nhật cho người Việt Nam theo hướng phát triển năng lực giao tiếp, trong đó
có sự chú trọng đến việc đưa vào chương trình giảng dạy nội dung về từ ngoại lai
nói chung và từ ngoại lai tiếng Anh nói riêng như là một phần của nội dung luyện
chữ viết, cách phát âm của chương trình tiếng Nhật sơ cấp và như một lớp từ vựng
quan trọng cần được giải thích ý nghĩa, cách sử dụng cặn kẽ ở mức độ phù hợp.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo giúp giáo viên Việt Nam dạy tiếng Nhật có
kiến thức cơ bản vữns chắc về hệ thống ngữ âm, chữ viết cũng như đặc điểm sử
dụng về mặt ngữ nghĩa của lớp từ này. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn
7
cũng có thê là cơ sở đóng góp cho việc biên soạn sổ tay sử dụng từ ngoại lai tiếng
Anh trong tiếng Nhật dùng cho người Việt Nam
6. Cấu trúc của luận vãn
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm ba
chương và được sắp xếp như sau:
CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÍ THUYẾT CỦA VIỆC VAY MƯỢN TỪ VựNG
Trong chương này chúng tôi trình bày: cơ sở lý thuyết của việc vay mượn
từ vựng (cơ sở lý thuyết của việc vay mượn từ vựng, khái niệm “vay mượn từ
vựng”, thuật ngữ “từ vay mượn”) và khái niệm từ ngoại lai tiếng Anh trong tiếng
Nhật.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NHẬT HOÁ CÁC TỪ TIẾN G ANH VỂ MẶT NGỮ ÂM
• • •
Chương này khảo sát đặc điểm của từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng
Nhật về mặt ngữ âm, bao gồm:
- Nghiên cứu đặc điểm ngữ âm tiếng Nhật
- Nghiên cứu sự chuyển đổi của các từ ngoại lai trong tiếng Nhật và tiếng
Việt về âm vị (chuyển đổi sang âm tiết mở, Nhật hoá nguyên âm, phụ âm, bán
nguyên âm và trọng âm) và một số vấn đề về chữ viết.
Trong quá trình khảo sát ở từng bình diện ngữ âm, hình thái- cấu trúc và
ngữ nghĩa, chúng tôi có liên hệ với từ mượn Anh trong tiếng Việt.
CHUƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NHẬT HOÁ CÁC TỪ TIÊNG ANH VỂ TỪ VỤNG - NGỮNGHĨA
Trong Chương này, chúng tôi khảo sát đặc điểm sử dụng từ ngoại lai tiếng
Anh thông qua sự biến đổi về mặt hình thái (động từ, tính từ, phó từ), các hình
thức vay mượn từ tiếng Anh. Trong sự biến động nghĩa, có phân tích theo các
trường hợp là: sự bảo lưu nghĩa, sự thu hẹp của nghĩa, sự mở rộng và phát triển
nghĩa của từ. Thông qua đó, đưa ra một số trao đổi về những mặt tích cực và tiêu
cực của việc tiếp nhận từ ngoại lai trong hệ thống từ vựng tiếng Nhật.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỂ
SỬ DỤNG TỪ NGOẠI LAI TIÊNG ANH TRONG TIẾNG NHẬT
Trong Chương này chúng tôi tập trung khảo sát các từ ngoại lai tiếng Anh
trong hệ thống từ vụng tiếng Nhật: đó là những khả năng biểu thị những khái
niệm mới, làm phong phú cách diễn đạt của tiếng Nhật với việc làm mới các khái
niệm đã có sẩn từ biểu thị.
Đồng thời nêu ra những trao đổi hiện nay về những mặt tích cực và tiêu
cực của từ ngoại lai tiếng Anh trong tiếng Nhật
Cuối các chương đều có phần Tiểu kết.
9
CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÍ THUYẾT CỦA VIỆC VAY MƯỢN TỪ VỤNG
1.1. Cơ sử lý thuyết của việc vay inưựn từ vựng
1.1.1. Cơ sở lí thuyết
Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của các ngổn ngữ. Có rất nhiều
lí do để vay mượn ngôn ngữ; theo Ed. Sapir(1949) thì “cũng như các nền văn hoá,
các ngôn ngữ ít khi tự chúng đã đầy đủ”, “nhu cầu giao lưu đã khiến cho những
người nói mội ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những người
nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hoá. Sự giao lun có thể có
có tính chất hữu nghị hay thù địch. Nó có thể diễn ra trên bình diện bình thường
của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán, hoặc có thể là sự vay mượn hay
trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo.” (dẫn theo
Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, tr 5). Như vậy, sự du nhập của
các yếu tố nước ngoài vào trong một ngôn ngữ là một điều tất yếu, và sự du nhập
này diễn ra chịu sự chi phối của rất nhiều các qui tắc trong hệ thống của một
ngôn ngữ nào đó, chứ không diễn ra một cách “tuỳ tiện” (Nguyễn Văn Khang, Từ
ngoại lai trong tiếng Việt, 2007, tr 6). Các từ vay mượn trong một ngôn ngữ nào
đó có nguồn gốc từ rất nhiều các ngôn ngữ khác nhau, và có số lượng không đều
nhau giữa các ngôn ngữ.
Và ngay trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thì mức độ vay mượn
cũng khác nhau theo từng thời kì (Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng
Việt, 2007, tr 8). Trong từ điển (Từ điển Quốc ngữ - có ví dụ giải
thích) 1956, các từ vay mượn chiếm khoảng 3, 5% tổng số 4 vạn từ. Đặc biệt
trong các lừ điển tiếng Nhật thông dụng ở Nhật Bản cỡ vừa (khoảng từ 60.000 ~
80.000 từ) thì các từ ngoại lai châu Âu chiếm 10% (theo Ẹậ&SẰẾI rỹỊ.^gf60ậề^
2001, tr 26).
Mục đích của việc vay mượn từ vựng là bổ sung, làm phong phú cho vốn
từ của một ngôn ngữ nào đó: bổ sung khái niệm mới chưa từng có hoặc đã có
nhưng chưa có từ ngữ diễn đạt chính xác trong ngôn ngữ đó, tạo nét mới, sắc thái
mới cho các khái niệm vốn dã có từ biểu thị. Ngoài ra, nhiều trường hợp sự xuất
hiện của những yếu tố vay mượn “phú vỡ” hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ -
và về một khía cạnh nào đó, thì đây là tác động tích cực làm giàu vốn từ cho
ngôn ngữ đó (thay đổi cấu trúc từ vựng, dưa vào các phương thức tạo từ mới ).
Tuy nhiên, đây là tác động hai chiều, những từ mượn như thế này khi đồng hoá
vào ngôn ngữ đó cũng sẽ chịu sự chi phối của bản thân hệ thống ngôn ngữ tiếp
nhạn nó, hoặc bị thay đổi (nghĩa, cách sử dụng có sự thay đổi so với từ gốc)
bởi tập quán, tàm lí và mục đích sử dụng của người sử dụng ngôn ngữ tiếp nhận,
hoặc nhiều trường hợp các từ mưựn được sử dụng như một trong các yếu tố tạo từ
trong các tổ hợp từ không hề có hay được sử dụng trong ngôn ngữ nguồn. Ví dụ
trong tiếng Nhật có rất nhiều từ Hán Nhật chế ( ínKỳlllẽ ) hoặc từ tiếng Anh
Nhật chế( ), đây là các từ được người Nhật tạo nên bằng cách ghép các
yếu tố mượn trong tiếng Hán và tiếng Anh (từ, hình vị, hoặc phương thức tạo từ,
của các ngôn ngữ mượn). Ví dụ, tiếng Nhật sử dụng một số tiếp tố Hán hoặc
tiếng Anh để tạo từ , ví dụ tiền tố 7 y 4- (anti: phản đối, chống đối) xuất hiện
trong các từ T y^-ịặ -rfrM (phe chống lại thể chế, phe chống đối), hậu tố t ỉ (tính
chất, tính ~) trong T )V ti D (tính kiềm), (tính an toàn) Trong số các
từ mượn như vậy lại có nhiều từ du nhập trở lại ngôn ngữ nguồn, hoặc được phổ
biến rộng rãi trong nhiều ngôn ngữ khác nhất là đối với các từ biểu thị các sự vật,
khái niệm mới xuất hiện đi kèm với sự kiện nào đó, đặc biệt trong thời đại bùng
nổ thông tin, nền kinh tế hàng hoá phát triển và xu thế hội nhập thế giới mạnh mẽ.
Trong đó, có nhiều từ được “xuất khẩu” đi kèm với các sản phẩm có giá trị về
mật tri thức, tinh thần, nghệ thuật hay vật chất, ví dụ như từ y -Ỳ K7' 1/ — %
(side brake: phanh tay),
ýj
(hát Karaoke), (office lady: nữ
nhân viên văn phòng),
Vay mượn từ vựng “là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội”, “luôn chịu
tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội” (Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai
trong tiên ạ Việt, 2007, tr 12). Do đó, lớp từ nước imoài được du nhập phụ thuộc
rất nhiều vào sự tiếp xúc giữa các dân tộc, từng thời kì tiếp xúc (tình hình kinh tế
- xã hội, - chính trị ), con đường du nhập Vào khoảng năm 550 - 794 (thời
Jodai), Nhật Bản đã có sự tiếp xúc với Trung Quốc chủ yếu qua con đường cử đi
xứ nhà Đường (Trung Quốc) và do các nhà sư học đạo thiền ở Trung Quốc mang
về Nhật nên từ vay mượn thời kì này là các từ Hán và chủ yếu liên quan đến văn
hoá Trung Quốc, Phật giáo (các thuật ngữ phật giáo, vật dụng trong chùa), ví
dụ như ^ , &ỊÂ, 1 :#: (tràng hạt), It® (đèn lồng), m i (bánh bao), ?SÍ3
(đệm) các từ này được phát âm theo âm Đường - Tống. Trong số những thuật
ngữ Phật giáo du nhập vào Nhật Bản đó có những từ thực chất là tiếng Phạn
(tiếng Sankurit- tiếng ấn Độ cổ), ví dụ như (tấm bia), W ìẻềể (vòng luân
hổi) ( Äfflif'/p r X < 0 2003, T , tr 35). Khoảng từ cuối thế
kỉ thứ 11, cùng với sự xuất hiện của các giáo sĩ truyền giáo và các thuyền buôn
Bồ Đào Nha là sự du nhập của một số từ tiếng Bồ Đào Nha như '<> (bánh mì),
7$ị >(nút bấm, cúc áo), ¥ — (bàn) và các địa danh nước ngoài, các từ của
các ngôn ngữ khác du nhập vào qua tiếng Bổ Đào Nha, Tây Ban Nha như T 'J t
(châu Á), ^ y y ỷ ' ( H à Lan), ử r tỷ -Ỷ i b í ngô), )?A=Ỉ (thuốc lá), tuy
nhiên sang thế kỉ 17, do ảnh hưởng của chính sách đóng cửa, thì tiếng Hà Lan
trở thành ngoại ngữ chủ yếu ở Nhật vào thời kì đó, chính vì vậy phong trào học
tiếng cũng như nhu cầu tiếp thu nền văn minh châu Âu qua tiếng Hà Lan phát
triển mạnh mẽ, nhiều từ tiếng Hà Lan trở nên phổ biến , ví dụ như 7
(cồn, rượu), 3 7 / (cốc), =3 A (cao su), ‘i f 7 K(cốc thuỷ tinh, kính), fc:'—/Ü
(bia), ( r et < 2002, T/Vỳ). Thời kì cận - hiện đại,
một mật tiếp nhận các từ tiếng châu Âu một cách gián tiếp qua sự phỏng dịch
bằng chừ Hán, ví dụ: if (<— phylosophy: triết học ), (<— company:
12
công ti), rjiR (<— citizen: thị dân) Có thể nói đây là thời kì thời kì nước Nhật
“mở cửa” tiếp nhận mạnh mẽ các luồng gió từ nước ngoài sau một thời gian dài
bế quan toả cảng, do đó gia tăng một lượng lớn các từ phỏng dịch sử dụng chữ
Hán bởi khả năng tạo từ mới rất lớn của chữ Hán với một trong các phưưng tiện
hỗ trợ hiệu quả là hệ thống các tiếp tố 'H k, Mặt
khác, thời kì này cũng tiếp nhận một cách tích cực các từ nhiều ngôn ngữ khác
nhau (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Italia ). Lớp từ mượn thời kì này
chủ yếu là các thuật ngữ về kinh tế, khoa học, giáo dục, học thuật, tư
tưởng Trong xu thế chung như ngày nay thì sự tiếp xúc ngôn ngữ đang ngày
càng phát triển sâu rộng trên nhiều mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội
nên các từ mượn không chỉ dừng lại ở các thuật ngữ chuyên ngành nữa mà còn
rất đa dạng và phong phú bởi các từ liên quan đến đời sống bình thường phục vụ
cho nhu cầu giao tiếp hàng ngày (ẩm thực, trang phục, giải trí, tình cảm ). Vì
vây, “có thể coi các từ vay mượn là các kí hiệu ngôn ngữ - xã hội” vì các từ này
“phản ánh những biến động trong xã hội của ngôn ngữ đi vay” và thể hiện
“ những quan niệm khác nhau về cách vay mượn cũng như cách sử dụng chúng
cũng phản ánh tính phân tầng xã hội trong xã hội của ngôn ngữ đi vay” (Nguyễn
Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, 2007, tr 17).
Như ở trên đã đề cập đến, khía cạnh ngôn ngữ học xã hội của việc vay
mượn từ vựng, theo Nguyễn Văn Khang, còn thể hiện sự phụ thuộc vào các “cá
nhân song ngữ”, hay “xã hội đa ngữ” và như E. Haugen (1972) nói thì “một từ
vay mượn đầu tiên được hình thành bởi một người nào đó, về sau được chấp nhận,
được lặp lại và có thể cả quá trình đó được lặp lại mãi” (dẫn theo Nguyễn Văn
Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, 2007, tr 17). Như thế, có nghĩa là từ mượn
đ ược “giới thiệu ra cộng đồng bởi một cá nhân nào đó với tất cả những yếu tố chủ
q uan của chính bản thân cá nhân đó (trình độ về ngôn ngữ, lập trường, tâm lí, ),
được chấp nhận và đưa vào sử dụng theo hệ thống các nguyên tắc về mặt ngôn
ngữ . Nhưng chính yếu tố cá nhân cũng góp phẩn tạo ra các biến thể của một số
13
từ vay mượn, các biến thể đó có thể là về phát âm, chữ viết, nghĩa và cách sử
dụng
Ngược lại, đến lượt mình, các từ mượn cũng có thể có những thay đổi để
có thể thích nghi - “đồng hoá” (Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng
Việt, 2007, tr 18) với ngôn ngữ nào đó. Ví dụ, các từ mượn tiếng Anh đã có
những thay đổi nhất định về trọng âm để có thể tuân thú một số các qui tắc của
hệ thống trọng âm của tiếng Nhật vốn khác hoàn toàn so với hệ thống trọng âm
trong tiẽng Anh.
1.1.2. Khái niệm “vay mượn từ vựng”
“Vay mượn từ vựng” được hiểu là việc đưa vào sử dụng trong ngôn ngữ
nào đó các từ ngữ của các ngôn ngữ khác xuất phát từ nhiều lí do khác nhau:
trước hết là do trong ngôn ngữ đó thiếu hoặc không có từ để biểu đạt những sự
vật, sự việc, khái niệm mới. Hoặc có thể đã có từ biểu hiện nhưng vay mượn từ để
biểu thị, nhấn mạnh nét nghĩa mới, sắc thái mới nào đó của khái niệm, hoặc chỉ
đơn thuần là cách nói thể hiện thái độ của người sử dụng Theo Nguyễn Văn
Khang, “chính nhờ hình thức vay mượn kiểu này đã làm nên sự phân hoá về ngữ
nghĩa của cả từ vay mượn cũng như các từ đồn» nghĩa với chúng trong bản ngữ
Điều này có thể quan sát rất rõ trong hệ thống từ mượn của tiếng Nhật với sự
khác nhau về sắc thái biểu hiện giữa các từ đổng nghĩa ở trong lớp từ mượn Hán,
từ mượn có nguồn gốc các ngôn ngữ châu Âu và từ thuần Nhật (đại diện là tiếng
Anh). Ví dụ, thử so sánh sự khác nhau của các từ sau: #r<7)A(từ thuần Nhật),
(từ Hán), # —/U(“girl” - từ mượn tiếng Anh). Cả ba từ này đều chỉ cùng một khái
niệm, một đối tượng “người phụ nữ”, thế nhưng từ Hán - vốn là chữ tượng hình
cô đọng, súc tích vể nghĩa nên tạo cảm giác hơi quá trang trọng, cứng nhắc so với
từ thuần Nhật và hơi “xưa cũ”, thường được sử dụng nhiều hơn trong văn phong
viết. Từ id—ji' từ mượn tiếng Anh thì tạo cảm giác mới lạ, khác hẳn so với hai từ
kia, bởi lẽ, cùng là từ mượn nhưng sự xuất hiện của từ loại này trong tiếng Nhật
là rất muộn nếu như so với lịch sử lâu đời của sự du nhập các từ Hán (biểu thị các
khái niệm cũ, vốn có, truyền thống), hưn nữa những từ này được đưa vào tiếng
Nhật là do nhu cầu biểu đạt các khái niệm mới trong bối cảnh Nhật Bản đang tiếp
nhận mạnh mẽ các yếu tố mới lừ các nền văn minh hiện đại châu Âu. 11—ỈV nhấn
mạnh ý nghĩa “sự thay đổi hình ánh, vị thế của người phụ nữ Nhật Bản hiện đại
so với trước” và do đó hay xuất hiện trong ngôn ngữ của giới trẻ, trong các từ
biểu thị đối tượng là người phụ nữ trong các ngành nghề, cương vị mới trong xã
hội Nhật Bản ngày nay. Tuy nhiên nét nghĩa, sắc thái đó, theo một nhà nghiên
cứu ngôn ngữ học Nhật Bản thì là không thể dịch ra hay diễn đạt thành lời được.
1.1.3. Thuật ngữ “tùr vay m ư ợn”
Theo Nguyễn Văn Khang thì có rất nhiều các quan điểm và tên gọi khác
nhau, ví dụ các thuật ngữ trong tiếng Anh:
- “loanword” là các từ của ngôn ngữ nào đó được đưa vào sử dụng trong một
ngôn ngữ khác bằng cách phỏng âm, phỏng dịch; thuật ngữ tương đương trong
tiếng Việt là “từ mượn”, “từ ngoại lai”
- “loan translation” là các từ của ngôn ngữ nào đó được đưa vào sử dụng trong
một ngôn ngữ khác bằng cách phỏng dịch, thuật ngữ tiếng Việt tương đương là
“phỏng dịch”, “dịch”, “can-ke ngữ nghĩa”
- “loan brends” chỉ các đơn vị từ vựng được mượn bằng phương pháp pha tạp
giữa một phần ngữ âm mượn và một phần ngữ âm bản ngữ, thuật ngữ tiếng Việt
tưưng đương là “từ hỗn hợp ngoại lai”
- “borrowed/borowing word” chỉ các từ mượn từ ngôn ngữ khác có thể có hoặc
chưa dồng hoá về hình thức hay nội dung - nguyên dạng hoặc đã có thay đổi,
thuật ngữ tiếng Việt tương đương là “từ mượn, từ vay mượn”
- “hybrid word” chỉ các đơn vị từ vựng phức hợp từ hai trở lên các thành tố
mượn từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, tiếng Việt có thuật ngữ tương đương là “từ
hỏn chủng”, “từ hỗn huyết”
- Alien word: chỉ từ nước ngoài nói chung, tiếng Việt có từ “từ nước ngoài”
- Foreign word: chỉ từ nước ngoài, ngoại ngữ; tiếng Việt có các từ “từ nước
ngoài”, “ngoại ngữ”
15
Tuy nhiên, các từ quen thuộc vẫn là “borrowed word” và “loan word” ,
cũng như trong tiếng Việt là các từ “từ vay mượn’7 ’từ mượn” và gần đây là “từ
ngoại lai”
1.2. Khái niệm từ ngoại lai trong tiếng Nhật
“Từ ngoại lai” được sử dụng để chỉ các từ ngữ du nhập từ tiếng nước ngoài
vào một ngôn ngữ nào đó. Tuy nhiên quan niệm về từ ngoại lai trong tiếng Nhật
còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Có rất nhiều ý kiến cho rằng cách gọi “từ
ngoại lai” trong tiếne; Nhật chỉ dùng để đê chỉ các từ ngữ du nhập từ các ngôn
ngữ châu Âu vào tiếng Nhật. Vấn đề nảy sinh ở chỗ vậy thì các từ du nhập vào
tiếng Nhật từ tiếng Hán có được coi là từ ngoại lai hay không. Đương nhiên là
những từ ngữ của tiếng Trung Quốc hiện đại du nhập vào tiếng Nhật bằng âm
Trung Quốc hiện đại, ví dụ như Ramen, Wantan vẫn được coi là từ ngoại lai.
Tuy nhiên, những từ như Katei (gia đình); Dooro (đường xá) đã vào tiếng Nhật
từ rất xa xưa có bề dày lịch sử và đã được Nhật hoá hoàn toàn thì khi so sánh với
những từ ngữ có nguồn gốc châu Âu mới du nhập vào tiếng Nhật thì về mặt cảm
quan quả là rất khó chấp nhận coi đó là từ ngoại lai như các từ có nguồn gốc châu
Âu. Và với lí do đó, thông thường những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán như vậy
được gọi là từ Hán, và không được xếp vào từ ngoại lai, phân biệt rõ ràng từ
ngoại lai (có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu).
Nhưng mặt khác có ý kiến phản bác quan điểm trên, bởi nếu như hiển
nhiên từ ngoại lai là các từ du nhập từ tiếng nước ngoài vào một ngôn ngữ nào đó,
thì rõ ràng từ Hán cũng là từ du nhập từ tiếng Trung Quốc vào tiếng Nhật và từ
Hán cũng cần phải được coi là từ ngoại lai. Xuất phát từ quan điểm này, thì từ
ngoại lai được chia nhỏ thành hai loại: một là các từ đến từ các ngôn ngữ cháu
Âu và một là các từ du nhập từ các ngôn ngữ phương Đông. Theo đó, những từ
du nhập từ Trung Quốc theo âm Hán thì gọi là từ Hán, còn những từ được du
nhập từ các ngôn ngữ châu Âu mà phổ biến là tiếng Anh thì được gọi là từ Âu.
Và như vậy từ ngoại lai sẽ bao gồm từ Hán và từ Âu. Tuy nhiên, thực tế từ Ilán
16
làm đại diện cho nhóm các ngôn ngữ phương Đông, có rất nhiều từ du nhập từ
các ngôn ngữ phương Đông khác.
Như trên, người viết đã trình bày, có hai quam điểm khác nhau về “từ
ngoại lai”. Tuy nhiên, về phía mình người viết nghiêng về quan điểm thứ hai,
chấp nhận cả các từ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc cũng là các từ ngoại lai,
và như vậy từ ngoại lai của tiếng Nhật có hai loại chính là các từ có nguồn gốc từ
châu Âu và có nguồn gốc các tiếng phương Đông (trong đó bao gồm từ Hán và từ
Hán là đại diện cho cà nhóm). Và các từ như Rainen, Wantan là các từ ngoại
lai thuộc nhóm thứ hai, nhưng có sự khác biệt về phát âm nên nếu cần thiết có thể
tách biệt với các từ Hán khác. Tuy nhiên, về tên gọi trong luận văn này, người
viết muốn giải thích và thay đổi để dễ phân biệt. Các từ ngoại lai du nhập từ các
tiếng phương Đông có thể gọi là từ ngoại lai phương Đông và không là đối tượng
nghiên cứu của đề tài này, còn các từ ngoại lai có nguồn gốc từ các ngôn ngữ
châu Âu thì vẫn sử dụng cách gọi truyền thống là: “từ ngoại lai”, nhưng trong
luận văn này, có thể trong các trường hợp cần nhấn mạnh về hình thức biểu hiện
(chữ viết) thì người viết sử dụng tên gọi khác, đó là “từ Katakana” (các từ được
viết bằng chữ Katakana, đây là loại chữ người Nhật sử dụng để phiên âm các từ
trong tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật), còn cách gọi “từ ngoại lai” vẫn được sử
dụng chủ yếu trong luận văn này.
Thực ra, tên gọi “từ ngoại lai châu Âu” đã được tác giả Ueno sử dụng trong
“Nghiên cứu về từ vựng tiếng Anh”. Và các từ này thường được gọi theo cách
vắn tắt hơn, là “từ Katakana” gần đây được sử dụng rộng rãi. Ngay cả tên gọi các
cuốn từ điển từ ngoại lai phẩn lớn cũng là Từ điển các từ Katakana.
Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt từ ngoại lai với một số các từ của tiếng
nước ngoài tồn tại đơn lẻ trong tiếng Nhật trải qua nhiều quá trình nhưng vẫn
chưa được tiếng Nhật hoá hoàn toàn, thì những từ này vẫn chỉ được coi là các từ
nước ngoài.
“Từ nước ngoài” (tương đương với các từ trong tiếng Anh gọi là “Alien
word” hoặc cũng có thể xếp vào các từ “borrowedword/ borrowing word”) ở đây
17
không hẳn chỉ dùng để chỉ toàn bộ một thứ tiếng, ngôn ngữ nước ngoài mà còn
dùng để chí một từ hay một tập hợp từ nào đó của tiếng nước ngoài. Những từ
này được sử dụng trong tiếng Nhật thường ở nguyên dạng chính tả của từ gốc, ví
dụ như: “for rent’Xcho thuê), “seasides”(bãi biển) Tuy nhiên, không ít các
trường hợp không dùng cách viết nguyên dạng theo tiếng nước ngoài của từ gốc
mà viết bằng chữ Katakana và như vậy rất khó trong việc phân biệt chúng với từ
ngoại lai, ví dụ: ỹ \f= L — (love you)
Chúng ta thường hay gặp cách sử dụng các từ nước ngoài tương tự trường
hợp trên trong đời sống ngôn ngữ. Đặc biệt có thể thường gặp trong các cuộc nói
chuyện của các tầng lớp trí thực hiện nay. Trong các lời nói mang tính chất
chuyên môn, có những trường hợp đặc biệt là tiếng Nhật xuất hiện trong đó chỉ là
trợ từ, trợ động từ mà thôi còn lại toàn bộ là các từ nước ngoài, và những trường
hợp như vậy thì cũng không phải là hiếm có. Phần lớn những trường hợp đó đều
liên quan đến kĩ thuật, lĩnh vực chuyên môn hiện đại. Những từ ngữ này là những
từ thường xuất hiện trong các văn kiện, văn bản nước ngoài, là các thuật ngữ mới
hoặc là các từ thường được sử dụng trong hội nghị quốc tế hoặc các nơi có sự
giao lưu quốc tế. Có thể nhận thấy rõ các từ như vậy được chấp nhận sử dụng
mang tính tạm thời trong tiếng Nhật với tư cách là tiếng nước ngoài.
Trái lại, “từ ngoại lai” được dùng để chỉ những từ được sử dụng thường
xuyên và cố định trong tiếng Nhật. Các từ ngoại lai đã vượt qua ranh giới phân
định với từ nước ngoài để dần dần trở thành một bộ phận của tiếng Nhật. Các từ
này đã được Nhật hoá về phát âm và ngữ điệu, kèm theo các hiện tượng như rút
gọn từ hoặc chuyển nghĩa khác với nghĩa của từ gốc. Có như vậy các từ này dần
dần có được các tính chất, đặc điểm của từ tiếng Nhật - và về thực chất, từ ngoại
lai là những từ đã được Nhật hoá, tương đương với các từ “loan word”.
Tiểu kết
Quá trình để từ nước ngoài trở thành từ ngoại lai cần phải được nghiên cứu
tỉ mỉ và hiện tại có rất nhiều từ cũng đang ở trong một giai đoạn nào đó của quá
trình như vậy. Đặc biệt trong thời đại mà sự du nhập các từ ngoại lai châu Âu,
chủ yếu là tiếng Anh đang trở thành xu hướng mạnh mẽ và như là một nhu cầu
tất yếu ở nhiều quốc gia như hiện nay thì sự hiện diện của những từ này là rất
nhiều và phổ biến . Trong số đó, không hiếm những từ mà hiện tại vẫn đang còn
ở một giai đoạn nào đó trong quá trình Nhật hoá về mặt âm vị hoặc cách sử
dụng Do đó, đối với những từ nước ngoài và những từ ngoại lai điển hình thì có
sự phân biệt rõ ràng nhưng với những từ đang ở trong giai đoạn trung chuyển thì
rất khó kết luận chúng là từ nước ngoài hay đã trở thành từ ngoại lai. Các từ nước
ngoài khi được chuyển sang tiếng Nhật theo âm đọc của nó thì được gọi là từ
ngoại lai, nhưng từ được dịch nghĩa sang tiếng Nhật thì được gọi là từ dịch nghĩa
(tiếng Anh gọi là “loan translation/ calque”). Ví dụ như từ tiếng Anh “eletronic
Computer” hoặc “Computer” có từ dịch tương đương là (Máy tính điện
tử), ệ-ĩỆ. (pinpon: bóng bàn), Àìi/ÀPsltí (humanity: nhân đạo, tính người )
còn các từ như đã chuyển từ âm
đọc tiếng Anh sang tiếng Nhật thì được gọi là từ ngoại lai.
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tập trung khảo sát một số
đặc điểm của từ mượn Anh trong tiếng Nhật bao gồm: sự đồng hoá về mặt ngữ
âm, từ vựng - ngữ nghĩa và việc sử dụng chúng trong tiếng Nhật hiện nay. Để
tiện lợi trong cách viết, chúng tôi thống nhất thay “đồng hoá” bằng “Nhật hoá”,
khi sử dụng “từ ngoại lai Tiếng Anh” thì có nghĩa là nói đế các từ tiếng Anh đã
được Nhật hoá; đặc biệt, khi muốn nhấn mạnh nguồn gốc của những từ này với
nghĩa là chưa phải là từ đã được nhật hoá thì chúng tôi dùng “từ mượn Anh”.
19
ĐẶC ĐIỂM NHẬT HOÁ CÁC TỪ TIÊNG ANH VỀ MẶT NGỮ ÂM
2.1. Đặt vấn để
Do khác nhau về loại hình học và về chữ viết nên các từ tiếng Anh khi
nhập vào tiếng Nhật đều phải có sự thay đổi về ngữ âm và chữ viết, cụ thể là:
- Bổ sung nguyên âm vào sau một số các phụ âm của từ gốc
- Một số các hình thức âm tiết hoá khác
- Thay thế các âm không có trong tiếng Nhật bằng các âm gần giống
- Sự biến đổi về ngữ điệu của từ
- Cách phát âm theo kiểu đánh vần
2.2. Đôi nét về đặc điểm ngữ âm của tiếng Nhật
Để có thể thấy được sự đổng hoá về ngữ âm của các từ tiếng Anh sử dụng
trong tiếng Nhật , dưới đây chúng tôi xin trình bày đôi nét khái quát về đặc điểm
ngữ âm tiếng Nhật, trong đó nổi bật là vấn đề phách và âm tiết tiếng Nhật.
2.2.1. Phách
Phách (mora) đối với tiếng Nhật, loại trừ một số ít các phương ngữ, được
coi là đơn vị nhỏ nhất về mặt âm vị học và có thể coi đây là đặc trưng quan trọng
của hệ thống âm vị học của tiếng Nhật. Trái lại, còn có một loại đơn vị— âm tiết,
hay còn gọi là syllable - đơn vị ngữ âm học, và tuỳ theo vị trí của hai loại đơn vị
này chiếm lĩnh trong các ngôn ngữ mà có thể chia thành hai loại: ngôn ngữ phách
và ngôn ngữ âm tiết tính.
Ví dụ, khi phát âm chia đều thong thả từ [nihoN Tị o]((c(ẫ/vr." 0 ^M ), thì
người Nhật phát âm chia đều từ này thành bốn âm với độ dài gần như bằng nhau
là [ni-ho-N- T} o]. Người Nhật cho rằng từng phần như thô' là đơn vị nhỏ nhất của
âm thanh và từ này là tập hợp của 4 đơn vị như thế.
CHƯƠNG 2
20
Tuy nhiên, thực tế, loại trừ âm [N] (âm đặc thù âm mũi) còn 3 đơn vị còn
lại là kết hợp của một âm tố phụ âm với một âm tố nguyên âm: (C [n + i], í ỉ [h+
o], zl[ĩi + o ] . Và, từng âm của từ này (c , ( ỉ , Ả /, W được gọi là phách, hoặc
mora. Phách là đưn vị âm vị học, là một kết hợp âm tố có độ dài bằng đúng độ
dài của một kết hợp giữa một âm tố phụ âm với một âm tố nguyên âm ngắn) .
Trong tiếng Nhật, giữa âm tiết và phách có mối liên hệ với nhau (Me Cawley,
1968). Ví dụ:
è/ưtẩ < ò Ề
[san po] 2 âm tiết [kiQ pu] 2 âm tiết [ku: ki] 2 âm tiết
/ sa N po/ 3 phách / ki Q pu/ 3 phách / ku: ki/ 3 phách
2.2.2. Ầ m tiết tiếng N hật
Về cơ bản, cấu trúc âm tiết của tiếng Nhật là âm tiết mở (open syllable), ví
dụ ị t ừ [ha na], V' < [i ku], H [u so]. Trái lại, cấu trúc của âm tiết tiếng Anh về
cơ bản lại là âm tiết đóng (closed syllable), ví dụ “hot” [hot], “kick” [kik],
“some” [sam] Cấu trúc âm tiết tiếng Nhật được thể hiện theo công thức: c (S)
V , trong đó c ià phụ âm, s là bán nguyên âm, V là âm tố nguyên âm. Có thể
dùng công thức này để biểu diễn 5 nguyên âm, các âm một âm tiết được viết
bằng một chữ kana (bao gồm: 1 ãm tố phụ âm + 1 âm tố nguyên âm) và các âm
kép (là âm tiết có 1 âm tố phụ âm + bán nguyên âm [j] + 1 âm tố nguyên âm ([a]/
[u]/ [o])). Ví dụ:
V: T [a], -r [ih ử [uK ^ [eh *-[0]
CV: ýj [ka], *[ki], *lku], ^[ke]s =[ko]
CSV: áf ^[kjaK ^^-[kju], ^ 3 [kjo]
Ngoài các âm tiết thông thường có cấu trúc c (S) V và được đếm là một
phách như trên, trong tiếng Nhật còn có một số âm tố đặc thù cũng được tính với
độ dài của một phách. Đó là các âm mũi (được biểu thị bằng /N/) và âm ngắt
(được biểu thị bằng /Q/). Ngoài ra, còn có bán nguyên âm dài [V:], có nghĩa là
thêm một âm [:] kéo dài ngay sau nguyên âm ngắn, và âm tố kéo dài này cũng