Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Khảo sát thuật ngữ Lâm nghiệp tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHAN THỊ CÚC






KHẢO SÁT THUẬT NGỮ LÂM NGHIỆP TIẾNG
ANH
(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)









LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC











Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHAN THỊ CÚC







KHẢO SÁT THUẬT NGỮ LÂM NGHIỆP TIẾNG
ANH (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)







LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC




Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60220240



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG ANH THI





Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các thầy cô giáo, các đồng
nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi muốn bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Anh Thi, người đã tận tình chỉ
bảo, gợi mở, hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn
thành tốt luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Ngôn
ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia
Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.

Tôi xin được cảm ơn những góp ý chân tình cũng như những tài liệu
hữu ích mà bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi sưu tầm để luận văn được hoàn
tất theo đúng dự định. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia
đình, đặc biệt là bố chồng, chồng và các con tôi, đã ủng hộ cả về tinh thần
cũng như vật chất để tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Phan Thị Cúc






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết
quả được đưa ra trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Phan Thị Cúc



1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………….
7
1. 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………
7
2. 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………
9
3. 3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu…………………………
9
4. 4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu………………………………….
10
5. Bố cục của luận văn…………………………………………………
11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẬT NGỮ VÀ THUẬT
NGỮ LÂM NGHIỆP…………………………………………………….

12
1.1. Khái niệm về thuật ngữ……………………………………………
12
1.1.1. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới……………………
13
1.1.2. Quan niệm về thuật ngữ trong tiếng Việt…………………………
16
1.1.3. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp………………………………
19

1.1.4. Đặc điểm chung của thuật ngữ và những yêu cầu khi xây dựng
thuật ngữ………………………………………………………………….

22
1.1.4.1. Tính khoa học……………………………………………………………
24
1.1.4.2. Tính quốc tế……………………………………………………………
27
1.1.4.3. Tính đại chúng…………………………………………………………
29
1.1.4.4. Tính dân tộc……………………………………………………………
29
1.1.4.5. Tính ngắn gọn…………………………………………………………
31
1.1.4.6. Yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ………………………………………
31
1.2. Khái niệm về ngành lâm nghiệp và thuật ngữ lâm nghiệp……….
34
TIỂU KẾT……………………………………………………………….
37
CHƢƠNG 2: CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ LÂM NGHIỆP
TIẾNG ANH……………………………………………………………

38
2.1. Các quan niệm về đơn vị cấu tạo từ, thuật ngữ…………………
38
2.1.1. Đơn vị cấu tạo từ theo ngữ pháp truyền thống…………………
38

2


2.1.2. Hình vị tiếng Anh theo bình diện ngữ pháp………………………
40
2.2. Phân loại thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh theo đặc điểm cấu tạo
từ………………………………………………………………………….

42
2.2.1. Nhóm thuật ngữ thổ nhưỡng……………………………………
45
2.2.1.1. Thuật ngữ thổ nhưỡng là từ đơn………………………………….
45
2.2.1.2. Thuật ngữ thổ nhưỡng là từ phức………………………………
45
2.2.2. Nhóm thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản……
50
2.2.2.1. Thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản là từ đơn…………
50
2.2.2.2. Thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản là từ phức………….
51
2.2.3. Nhóm thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh………
55
2.2.3.1. Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là từ đơn……………………………
55
2.2.3.2. Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là từ phức…………………………
55
2.2.4. Nhóm thuật ngữ cây rừng…………………………………………
59
2.2.4.1. Thuật ngữ cây rừng là từ đơn…………………………………
59
2.2.4.2. Thuật ngữ cây rừng là từ phức…………………………………

60
TIỂU KẾT………………………………………………………………
66
CHƢƠNG 3: NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ LÂM NGHIỆP TIẾNG
ANH VÀ CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ LÂM NGHIỆP ANH –
VIỆT………………………………………………………………………


67
3.1. Một số vấn đề về định danh………………………………………
67
3.1.1. Khái niệm định danh………………………………………………
67
3.1.2. Đơn vị định danh…………………………………………………
68
3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh……….
68
3.3. Việc chuyển dịch thuật ngữ lâm nghiệp Anh – Việt………………
3.3.1. Vài nét so sánh thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh với tiếng Việt
và việc chuyển dịch Anh - Việt………………………………………….
3.3.1.1. Sự tương đồng…………………………………………………
70

71
71

3
















3.3.1.2. Sự khác biệt……………………………………………………
72
3.3.2. Một số lý thuyết về vấn đề dịch thuật……………………………
3.3.3. Một số ứng dụng trong việc chuyển dịch thuật ngữ lâm nghiệp
từ tiếng Anh sang tiếng Việt……………………………………………
73

78
TIỂU KẾT………………………………………………………………
86
KẾT LUẬN……………………………………………………………….
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….
91- 96
PHỤ LỤC 1……………………………………………………………….
1- 45
PHỤ LỤC 2………………………………………………………………
46 - 91










4

Danh mục các bảng đƣợc khảo sát trong luận văn
Luận văn có hai loại bảng, 11 bảng nằm ở phần chính văn là các bảng số liệu
tổng kết số, được đánh số theo chương. Phần phụ lục có 33 bảng liệt kê đầy
đủ thuật ngữ lâm nghiệp của bốn lĩnh vực, được đánh số từ 1 cho đến hết. Cụ
thể như sau:
Các bảng ở phần chính văn:
Bảng 2.1: Tổng kết nhóm thuật ngữ thổ nhưỡng…………………………….
49
Bảng 2.2: Tổng kết nhóm thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản…
54
Bảng 2.3: Tổng kết nhóm thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh……………………
58
Bảng 2.4: Tổng kết nhóm thuật ngữ cây rừng………………………………
62
Bảng 2.5: Thống kê các loại thuật ngữ đã được khảo sát……………………
63
Bảng 3.1: Tổng hợp những nét tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ lâm
nghiệp tiếng Anh và tiếng Việt………………………………………………


73
Bảng 3.2: Tổng hợp những thuật ngữ lâm nghiệp được chuyển đổi từ Anh
sang Việt theo cách giải thích……………………………………………….

78
Bảng 3.3: Tổng hợp những thuật ngữ lâm nghiệp có hai hoặc ba thuật ngữ
tiếng Anh chỉ dịch một thuật ngữ Việt (ở nhóm thổ nhưỡng)………

80
Bảng 3.4: Tổng hợp những thuật ngữ lâm nghiệp có hai hoặc ba thuật ngữ
tiếng Anh chỉ dịch một thuật ngữ Việt (ở nhóm khai thác và vận chuyển lâm
sản)……………………………………………………………


83
Bảng 3.5: Tổng hợp những thuật ngữ lâm nghiệp có hai hoặc ba thuật ngữ
tiếng Anh chỉ dịch một thuật ngữ Việt (ở nhóm kỹ thuật lâm sinh)

84
Bảng 3.6: Tổng hợp những thuật ngữ lâm nghiệp có hai hoặc ba thuật ngữ
tiếng Anh chỉ dịch một thuật ngữ Việt (ở nhóm cây rừng)

85





5


Các bảng ở phần Phụ lục 1:
Bảng 1: Thuật ngữ thổ nhưỡng là từ đơn danh từ trong tiếng Anh…………
1
Bảng 2: Thuật ngữ thổ nhưỡng là từ ghép trong tiếng Anh…………………
1
Bảng 3: Thuật ngữ thổ nhưỡng là cụm danh từ 2 ngữ tố: danh từ + danh
từ……………………………………………………………………………

4
Bảng 4: Thuật ngữ thổ nhưỡng là cụm danh từ 2 ngữ tố: tính từ + danh
từ…………………………………………………………………………….

5
Bảng 5: Thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản là từ đơn danh từ trong tiếng
Anh……………………………………………………………………………….

5
Bảng 6: Thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản là từ ghép…………….
6
Bảng 7: Thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản là cụm danh từ 2 ngữ tố:
danh từ + danh từ……………………………………………………………

8
Bảng 8: Thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản là cụm danh từ 2 ngữ tố:
tính từ + danh từ……………………………………………………………

9
Bảng 9: Thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản là cụm danh từ 3 ngữ tố:
danh + danh + danh………………………………………………………….


9
Bảng 10: Thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản là cụm danh từ nhiều
hơn 3 ngữ tố………………………………………………………………….

9
Bảng 11: Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là từ đơn danh từ trong tiếng Anh…
10
Bảng 12: Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là từ đơn động từ trong tiếng Anh…
10
Bảng 13: Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là từ ghép…………………………
11
Bảng 14: Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là cụm danh từ 2 ngữ tố: danh từ +
danh từ………………………………………………………………………

15
Bảng 15: Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là cụm danh từ 2 ngữ tố:
tính từ + danh từ……………………………………………………………

16
Bảng 16: Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là cụm danh từ 3 ngữ tố
tính + danh + danh……………………………………………………………

16

6

Bảng 17: Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là cụm danh từ 3 ngữ tố
danh + danh động + danh…………………………………………………
Bảng 18: Thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh là cụm danh từ nhiều hơn 3 ngữ tố…


17
17
Bảng 19: Thuật ngữ cây rừng là từ đơn danh từ trong tiếng Anh…………
17
Bảng 20: Thuật ngữ cây rừng là từ đơn tính từ trong tiếng Anh……………
20
Bảng 21: Tổng hợp các thuật ngữ cây rừng chứa tiền tố……………………
21
Bảng 22: Tổng hợp các thuật ngữ cây rừng chứa hậu tố……………………
23
Bảng 23: Thuật ngữ cây rừng là từ ghép……………………………………
25
Bảng 24: Thuật ngữ cây rừng là cụm danh từ 2 ngữ tố: danh từ + danh từ
33
Bảng 25: Thuật ngữ cây rừng là cụm danh từ 2 ngữ tố: tính từ + danh từ
37
Bảng 26: Thuật ngữ cây rừng là cụm danh từ 3 ngữ tố: tính + danh + danh……
37
Bảng 27: Thuật ngữ cây rừng là cụm danh từ 3 ngữ tố: danh + danh + danh….
38
Bảng 28: Thuật ngữ cây rừng là cụm danh từ 3 ngữ tố: danh + giới + danh ……
38
Bảng 29: Công thức 1: Sản phẩm + tính chất………………………………
39
Bảng 30: Công thức 2: Hoạt động + phương thức…………………………
41
Bảng 31: Công thức 3: Thiết bị + công dụng………………………………
43
Bảng 32: Công thức 4: Vị trí + chức năng…………………………………
44

Bảng 33: Công thức 5: Sản phẩm + danh pháp……………………………
45






`



7

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa đang là một xu thế phát triển tất yếu khách quan của xã
hội. Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập gắn liền với sự phát
triển khoa học kỹ thuật. Ngành lâm nghiệp Việt Nam cũng là một ngành kinh
tế kỹ thuật có tiềm năng to lớn và ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Lâm nghiệp chính là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm
nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và
trong đời sống xã hội.Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha,
trong đó diện tích có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống, đồi núi
trọc, là đối tượng của sản xuất lâm nghiệp. Lãnh thổ Việt Nam 3/4 là đất dốc
và cao nguyên, 1/4 còn lại là đồng bằng. Như vậy, ngành lâm nghiệp đã và
đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong
các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên
các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người

với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc
hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Nghề rừng nếu
được phát triển tốt, không những tạo ra các sản phẩm lâm sản hàng hóa và
dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, mà còn có vai trò quan trọng
trong bảo vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa
khí hậu , góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với bảo vệ biên giới
hải đảo, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm
nghèo cho người dân nông thôn và miền núi.Trong Luật Bảo vệ và phát triển
rừng có ghi: “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là
bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh
tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân. Hai

8

quá trình này phát triển ngày càng cao và dần dần hình thành ngành lâm
nghiệp. Ngành lâm nghiệp ra đời ngày càng có vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Như vậy lâm nghiệp ra đời xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn của xã hội đối với rừng và vai trò của xã hội đối với rừng
thông qua chức năng quản lý, gìn giữ và phát triển rừng.
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước mà kinh tế, văn hoá,
khoa học nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Khoa học kỹ thuật phát
triển, giao lưu hợp tác của các ngành nghề đa dạng khác nhau. Điều này đòi
hỏi các cơ quan, các ngành phải đầu tư cho việc nghiên cứu về thuật ngữ.
Đối với mọi ngôn ngữ, vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến, thuật
ngữ càng vay mượn nhiều. Trong việc vay mượn thuật ngữ, có thể thấy thuật
ngữ từ tiếng Anh được vay mượn nhiều nhất, không chỉ trong tiếng Việt mà
các ngôn ngữ khác cũng thế. Tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về thuật ngữ và thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh như thuật ngữ
thương mại, thuật ngữ du lịch, thuật ngữ xăng dầu…
Tuy nhiên, thuật ngữ lâm nghiệp vẫn chưa được chuẩn hóa đảm bảo

được tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế. Điều này đặt ra nhu cầu bức
thiết là phải nghiên cứu thuật ngữ lâm nghiệp để góp phần toàn diện hóa việc
nghiên cứu thuật ngữ nói chung. Hơn nữa thuật ngữ ngành lâm nghiệp ra đời
sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta bằng việc sẽ cung
cấp cho người học những kiến thức cơ bản và phương pháp tiếp cận về thuật
ngữ ngành lâm nghiệp đồng thời sinh viên học ngành lâm nghiệp cũng sẽ có
được những kiến thức kỹ năng, thái độ để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ
chuyên môn sau này.
Hiện nay ở Việt Nam cũng chưa có công trình khoa học nào chuyên
nghiên cứu thuật ngữ lâm nghiệp một cách đầy đủ. Vì vậy tiến hành khảo sát
thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt) là điều cần thiết.

9

Nhằm góp phần cho các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, cũng
như những người quan tâm có thêm một tài liệu tham khảo, luận văn của
chúng tôi sẽ khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp với hy vọng sẽ mang lại sự phát
triển hơn nữa của ngành lâm nghiệp đồng thời sẽ cung cấp thêm tư liệu rất ít
ỏi ở lĩnh vực lâm nghiệp này.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp
trong tiếng Anh, có liên hệ với tiếng Việt để làm sáng tỏ những đặc trưng của
thuật ngữ trong mỗi ngôn ngữ. Luận văn sẽ góp phần phục vụ việc biên soạn
giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên trường Đại học Lâm nghi ệp
và các trường có môn học liên quan đến ngành lâm nghi ệp. Mục tiêu xa hơn
nữa sẽ có thể làm được cuốn sổ từ điển thuật ngữ chuyên ngành lâm nghiệp
phục vụ sinh viên và những người quan tâm.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thuật ngữ lâm nghiệp trong

tiếng Anh, và có so sánh với thuật ngữ lâm nghiệp trong tiếng Việt. Đó là
những thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực lâm
nghiệp.
Lâm nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn và có quan hệ với nhiều ngành
khác. Do thời gian và khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn thạc sĩ chưa cho
phép thực hiện toàn bộ thuật ngữ của ngành lâm nghiệp, chúng tôi tạm thời
chỉ khảo sát bốn lĩnh vực trong ngành lâm nghiệp là: thổ nhưỡng, khai thác và
vận chuyển lâm sản, kỹ thuật lâm sinh, và cây rừng. Bốn lĩnh vực này cũng là
phạm vi nghiên cứu của chúng tôi.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những quan điểm lý luận cơ bản trong việc nghiên cứu

10

thuật ngữ và thuật ngữ lâm nghiệp của các nhà nghiên cứu thế giới và các nhà
nghiên cứu Việt Nam. Qua đó luận văn sẽ xác định được cơ sở lý luận cho
luận văn.
- Khảo sát đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ lâm nghiệp
tiếng Anh. Xác định các loại mô hình kết hợp và đặc điểm định danh của các
thành tố để tạo thành thuật ngữ lâm nghiệp ở tiếng Anh. Trên cơ sở đó tìm ra
sự khác biệt và tương đồng của hai ngôn ngữ.
- Khảo sát các kiểu dịch tương đương và không tương đương thuật ngữ
lâm nghiệp Anh - Việt.
4. PHƢƠNG PHA
́
P VÀ TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU
 Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn của mình chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ
pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích cấu trúc và phân tích ngữ nghĩa các
thuật ngữ khảo sát, từ đó xác định các đặc điểm của thuật ngữ lâm nghiệp

Anh - Việt. Chúng tôi cũng tiến hành so sánh đối chiếu các thuật ngữ lâm
nghiệp tiếng Anh với thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Việt để tìm ra nét tương
đồng và khác biệt giữa thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh và tiếng Việt.
 Tƣ liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu của luận văn gồm 1148 thuật ngữ lâm nghiệp tiếng
Anh từ những nguồn tài liệu sau:
1. Nguyễn Văn Tú (1992), English for forestry students, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Phòng, Phan Khôi, Đặng Công Toại
(2002), Từ điển Anh - Việt bằng hình theo chủ đề (The pictorial English –
Vietnamese Dictionary, Nxb. Văn Hóa Thông tin.
3. Cung Kim Tiến (2005), Từ điển Nông, Lâm, Ngư Nghiệp Anh - Việt,
Nxb. Từ điển Bách khoa.

11

4. Jacques Derridas, 3rd edition (2009), The Oxford dictionary of literary
terms, publisher: Oxford university Press USA.
5. M.H.Abrams Geoffrey Galt Harpham (2011), A glossary of literary
terms, publisher: Wadsworth publishing, 10th edition.
Tuy nhiên, do ngành lâm nghiệp là một ngành có phạm vi hoạt động rộng
lớn, có liên quan tới nhiều ngành khác nên trong luận văn này, chúng tôi chỉ
lựa chọn khảo sát 1148 thuật ngữ của ngành lâm nghiệp trên cơ sở đối chiếu
và lọc ra những thuật ngữ cùng xuất hiện trong tất cả từ điển trên.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận
văn được trình bày ở 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuật ngữ và thuật ngữ lâm nghiệp.
Chương 2: Cấu tạo của thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh.
Chương 3: Nghĩa của thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh và chuyển dịch

thuật ngữ Anh - Việt.








12

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẬT NGỮ VÀ THUẬT NGỮ
LÂM NGHIỆP

1.1. Khái niệm về thuật ngữ
Cho đến nay vẫn không có một định nghĩa chung về khái niệm thuật
ngữ được mọi người thừa nhận. Tuy nhiên, có thể hiểu nôm na, thuật ngữ là
những từ ngữ biểu thị những khái niệm về khoa học, công nghệ. Về nguyên
tắc trong mỗi lĩnh vực khoa học nhất định có một hệ thống thuật ngữ nhất
định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm
chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. “Cũng có ý kiến cho rằng thuật ngữ
không chỉ là từ hay kết hợp từ của ngôn ngữ tự nhiên, trong một số trường
hợp thuật ngữ có thể là ký hiệu phi ngôn ngữ, như một yếu tố của hệ thống tín
hiệu chuyên biệt” [22, tr.18]. Về nguyên tắc thì như vậy, nhưng thực tế chứng
minh rằng có thể có những thuật ngữ không xác định khái niệm nói chung,
đặc biệt ở các lĩnh vực chuyên môn đang trong quá trình hình thành hoặc
đang được cải tổ. Theo Hà Quang Năng thì ba đỉnh của tam giác “ Thuật ngữ
- Khái niệm - Định nghĩa” không phải lúc nào cũng nằm trong quan hệ “một
đối một”: một thuật ngữ - một khái niệm - một định nghĩa, mà tồn tại trong

mối quan hệ tương đối độc lập và khá linh hoạt” [22, tr.20]. Như vậy, khái
niệm thuật ngữ cũng như đặc trưng của chúng vẫn còn nhiều điểm chưa thống
nhất. Tuy nhiên, có một điểm chung là, trong mọi lĩnh vực hoạt động nói
chung, trong lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng, con người đều phải dùng đến từ
ngữ để biểu đạt các khái niệm ngành, nghề, chuyên môn…Những từ ngữ đó
người ta gọi là thuật ngữ. Sau đây là những quan niệm về thuật ngữ của các
nhà nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam.


13

1.1.1. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới
Thuật ngữ ra đời vốn rất sớm ở Châu Âu và châu Mỹ, bởi đó là nơi có
nền khoa học kỹ thuật phát triển rất sớm trên thế giới. Đó cũng là mảnh đất lý
tưởng để những thuật ngữ khoa học ra đời. Thuật ngữ có từ rất lâu nhưng mãi
đến thế kỷ XX người ta mới chính thức nghiên cứu về nó như một ngành
khoa học. Nghiên cứu đầu tiên về thuật ngữ phải nói đến các nhà ngôn ngữ
Anh, Đức, Mỹ, và đặc biệt, không thể không nói tới những nhà nghiên cứu
ngôn ngữ học Xô Viết. Khi nghiên cứu về thuật ngữ, họ đã đi sâu vào phân
tích bản chất, chức năng khái niệm và tìm định nghĩa cho thuật ngữ khoa học.
Trong luận văn này chúng tôi xin đưa ra một số định nghĩa về thuật ngữ được
coi là tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu thuật ngữ.
Trong phạm vi nước Nga, thế kỷ XX chứng kiến những thay đổi lớn lao
trong đời sống xã hội và những tiến bộ vượt bậc trong khoa học, công
nghệ, kèm theo đó là những cuộc bùng nổ thuật ngữ.Trước hết, chúng tôi
muốn trích dẫn một định nghĩa trong cuốn “Đại Bách khoa toàn thư Xô -
Viết”: “Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái
niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi
chuyên ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hoá, hạn định hoá
về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trưng cho phạm vi

chuyên môn đó”.
A. X. Gerd, nhà ngôn ngữ học Xô Viết đã nêu tương đối đầy đủ về khái
niệm thuật ngữ, theo định nghĩa ông đưa ra ông nhấn mạnh vào đặc điểm cơ bản
của thuật ngữ. Những thuật ngữ dù ở trong lĩnh vực nào cũng là đơn vị từ vựng
ngữ nghĩa của một hệ thống ngôn ngữ, chúng mang đầy đủ đặc trưng của ngôn
ngữ là tính hệ thống và tính đơn nghĩa. Theo ông: “Thuật ngữ là một đơn vị từ
vựng ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và được khu biệt một cách nghiêm
ngặt bởi các đặc trưng như tính hệ thống, tính đơn nghĩa. Thuật ngữ không có

14

tính đồng nghĩa hay đồng âm trong phạm vi của một khoa học hoặc lĩnh vực tri
thức cụ thể”. Golovin đã đưa ra 6 định nghĩa khác nhau về thuật ngữ mỗi định
nghĩa khác nhau về cách nhìn: “Thuật ngữ xác định khái niệm” hay “thuật
ngữ xác định và biểu hiện khái niệm” [dẫn theo 22, tr.15]. V.M. Leitchik quan
niệm thuật ngữ là một phức thể đa tầng, gồm tầng nền ngôn ngữ tự nhiên và
tầng thượng thuộc về logic. Thuật ngữ có cấu tạo: trên - tầng thượng
(superstratum) và dưới – tầng nền (substratum), bao bọc hạt nhân thuật ngữ ở
giữa, gồm cấu trúc hình thức, cấu trúc chức năng và cấu trúc khái niệm
chuyên ngành [22, tr.15]. Còn G.O.Vinokur cho rằng: “Thuật ngữ không phải
là từ đặc biệt, mà chỉ là từ với chức năng đặc biệt, và bất cứ từ nào cũng
được cấu tạo để có vai trò là một thuật ngữ” [22, tr.18]. Cũng có một số ý
kiến cho rằng thuật ngữ không chỉ là từ hay kết hợp từ của ngôn ngữ tự nhiên,
bởi vì đôi khi thuật ngữ có thể là ký hiệu phi ngôn ngữ, như một yếu tố của hệ
thống tín hiệu chuyên biệt. Các tác giả cũng cho rằng phẩm chất là thuật ngữ
được tự nó biểu hiện và có tính chất mức độ, xác định bằng thang bậc : có tín
hiệu mang tính thuật ngữ nhiều hơn, có tín hiệu mang tính thuật ngữ ít hơn
[22, tr.18]. Chính vì vậy, V.M. Leitchik đã kết luận rằng:“Thuật ngữ là một
sản phẩm kết hợp đa tầng, gồm tầng nền ngôn ngữ tự nhiên và tầng thượng
thuộc về logic” [dẫn theo 22, tr.19].

Ngoài những nghiên cứu của các nhà thuật ngữ học Nga Xô Viết, còn
có khá nhiều nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới. Mỗi nhà nghiên cứu đưa
ra một định nghĩa riêng về thuật ngữ, nhưng có thể thấy rằng tất cả các nhà
ngôn ngữ học đều nghiên cứu và phân tích dựa trên chức năng, đặc điểm để
định nghĩa thuật ngữ khoa học, như trong các quan điểm sau đây:
 Quan niệm về thuật ngữ trong tiếng Anh
Theo định nghĩa của Jacques Derridas trong cuốn “The Oxford
dictionary of literary terms thì “Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ dùng để

15

diễn tả một vật cụ thể, thường được dùng để mô tả chuyên môn hoặc trong kỹ
thuật”,và “Thuật ngữ là tên gọi cho một sự vật gì đó hoặc mô tả nó với một
cụm từ đặc biệt”.
{(Term is a word or an expression used in relation to a particular subject,
often to describe something official or technical) [55, tr. 68], and (Term is to
give something a name or to describe it with a particular expression) [55, tr.
90]}.
Còn theo James, N.D.G, trong cuốn “A history of English forestry” thì
“Thuật ngữ là một từ đặc biệt dùng để diễn tả nghĩa của một sự vật gì đó. Theo
như từ điển này thì thuật ngữ được định nghĩa là trạng thái của sự vật như là nó
có, hơn là người ta đặt tên cho nó”, và “Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ
là tên gọi cho một sự vật gì đó, đặc biệt có quan hệ với ngành chuyên môn
hoặc được sử dụng trong tiếng lóng”.
{(Term is to say what the meaning of something, especially a word, is in
this dictionary “term” is defined as the state of things as they are, rather than as
they are imagined to be) [56, tr.79] and (term is a word or phrase used as the
name of something, especially one connected with a particular subject or used
in a particular type of language) [58, tr.9]}.
Cũng tương tự các định nghĩa trên, Francis Katamba cho rằng:“Thuật

ngữ là một từ hoặc từ ghép được sử dụng trong một ngữ cảnh đặc biệt”.
(Term is a word or compound word used in a specific context) [57, tr.72].
Như vậy, các định nghĩa thuật ngữ trong tiếng Anh đều đề cập tới mặt
cấu tạo (là từ đơn hay từ phức) và mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ là tên gọi sự
vật, khái niệm trong các ngành khoa học.
Xem xét các quan niệm về thuật ngữ, có thể thấy, có nhiều quan điểm
và định nghĩa khác nhau của các tác giả trong nước cũng như ngoài nước về

16

thuật ngữ. Cho đến nay các học giả nước ngoài vẫn chưa có một định nghĩa
chung về thuật ngữ.
Sau đây chúng tôi sẽ nêu một số quan niệm về thuật ngữ trong tiếng
Việt.
1.1.2. Quan niệm về thuật ngữ trong tiếng Việt
Việc nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu chưa lâu
(vào giữa thế kỷ XX). Tuy nhiên, cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn
ngữ đưa ra khái niệm về thuật ngữ. Người mở đầu cho việc đưa ra một khái
niệm cho thuật ngữ ở Việt Nam là Hoàng Xuân Hãn. Trong cuốn “Danh từ
khoa học” của ông, xuất bản 1942, ông đã định nghĩa thuật ngữ như sau:
“Thuật ngữ hay danh từ khoa học là những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác
định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định”. Từ
đó có rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu thuật ngữ ở Việt
Nam như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Lê Khả Kế, Lưu Văn Lăng, Như Ý,
Nguyễn Thiện Giáp, NguyễnVăn Khang…và gần đây là Hà Quang Năng.
Trong cuốn “Khái luận ngôn ngữ học” Nguyễn Văn Tu đã định nghĩa:“Thuật
ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong ngành khoa học, kỹ thuật, chính trị, ngoại
giao, nghệ thuật… và có một ý nghĩa đặc biệt biểu thị chính xác các khái
niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên” [40, tr.176]. Và đến năm 1968,
ông cũng đưa ra nhận định tiếp theo: “Thuật ngữ là những từ hoặc cụm từ cố

định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất
và ngành văn hoá nào đó…Đặc điểm của thuật ngữ là những từ chỉ có một
nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính
chất quốc tế tuỳ từng ngành” [41, tr.114].
Trong “Giáo trình từ vựng học tiếng Việt” – tái bản năm 1998, Nguyễn
Thiện Giáp đã đưa ra quan điểm rõ ràng, súc tích về những đặc trưng của
thuật ngữ, ông viết: “Thuật ngữ là một bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ.

17

Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại
khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [8,
tr.270] .
Đỗ Hữu Châu thì nhấn mạnh đặc điểm của thuật ngữ không chỉ biểu thị
khoa học mà còn chỉ tên sự vật, một hiện tượng khoa học nhất định trong
cuốn “Giáo trình tiếng Việt, tập 2”: “Thuật ngữ là những từ chuyên môn được
sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành
kỹ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hoá học, toán học,
thương mại, ngoại giao… Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có
một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa
học nhất định” [3, tr.167]. Định nghĩa đề cập tới đặc điểm chức năng của
thuật ngữ như một từ vựng được đưa ra bởi Hoàng Văn Hành:“Thuật ngữ là
những từ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống thuật ngữ
của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ của ngôn ngữ” [12, tr.26] .
Cũng tương tự như nhận xét trên, Lưu Văn Lăng, Nguyễn Như Ý cũng
đã định nghĩa về thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ (từ
vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, kỹ thuật chính trị, tức là những lĩnh
vực xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ” [16, tr.144]. Có thể nói quan
niệm về thuật ngữ của các nhà khoa học Việt Nam cơ bản thống nhất với quan
niệm về thuật ngữ của các nhà khoa học trên thế giới. Điều đó thể hiện tính tất

yếu trong thời đại hiện nay - thời đại toàn cầu hoá, tính quốc tế trong ngôn
ngữ không thể thiếu được.
Sau này các nhà nghiên cứu như Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân,
Nguyễn Quang và Vương Toàn đã nhấn mạnh tính chính xác của thuật ngữ:
“Thuật ngữ là một từ hoặc cụm từ biểu đạt chính xác khái niệm của một
chuyên môn nào đó. Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của một
ngôn ngữ nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là nó

18

chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn. Toàn bộ các thuật ngữ của một
lĩnh vực sản xuất, hoạt động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành
một hệ thống thuật ngữ”.
Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm về thuật ngữ của các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ Việt Nam, cơ bản là khá thống nhất với nhau ở điểm: đều coi
thuật ngữ thuộc danh từ (ngữ/ cụm danh từ), chỉ ra những khái niệm, được sử
dụng trong một ngành khoa học, mặc dù cách định nghĩa của các học giả có
lúc nhấn mạnh mặt từ loại, cấu tạo hay có lúc lại nhấn mạnh mặt nội dung
nghĩa của thuật ngữ. Chẳng hạn, chỉ có Hoàng Xuân Hãn trực tiếp chỉ ra từ
loại của thuật ngữ là danh từ. Còn các tác giả khác như Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành… thì không trực tiếp chỉ ra từ loại của
thuật ngữ là từ loại nào, nhưng đều thống nhất cho rằng thuật ngữ biểu đạt
“khái niệm khoa học/ khái niệm chuyên môn”, cũng tức là coi thuật ngữ là
danh từ. Và như vậy, quan điểm của các học giả Việt Nam cũng khá thống
nhất với học giả nước ngoài.
 Quan niệm về thuật ngữ của luận văn:
Từ những nghiên cứu về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi thấy được những đặc điểm của thuật
ngữ như sau: Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên ngành để
biểu thị chính xác các khái niệm chuyên ngành và các đối tượng của nó. Nó là

đơn vị từ vựng ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và được khu biệt một cách
nghiêm ngặt bởi các đặc trưng như tính khoa học, tính quốc tế, tính đại chúng,
tính dân tộc và tính ngắn gọn mà chúng tôi sẽ đề cập ở phía dưới của luận
văn, ở thuật ngữ không có hiện tượng đồng âm, đa nghĩa trong phạm vi một
khoa học hay lĩnh vực tri thức cụ thể. Nó có chức năng đặc biệt là gọi tên và
định nghĩa. Thuật ngữ sẽ không còn chính xác nếu như nó là một từ hay cụm
từ đa nghĩa. Ví dụ như trong thuật ngữ lâm nghiệp ở lĩnh vực kỹ thuật lâm

19

sinh có thuật ngữ artificial ripening (chín nhân tạo) thì ta phải hiểu đây là
hình thức làm chín sử dụng phương pháp nhân tạo.
1.1.3. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp
Danh pháp có nhiều điểm chung với thuật ngữ, chúng đều là danh từ,
đều định danh sự vật. Hơn nữa Hà Quang Năng còn đề cập đến một trong
những đặc điểm chung đó là tính độc lập của danh pháp và của thuật ngữ
khỏi ngữ cảnh và tính chất trung hòa về tu từ của chúng, tính mục đích rõ
ràng trong sử dụng, tính bền vững và khả năng tái hiện trong lời nói [22,
tr.200]. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác biệt cơ bản. Thuật ngữ
được xây dựng trên mối quan hệ với các hệ thống khoa học, biểu đạt bằng các
đơn vị từ ngữ, còn danh pháp mang nặng ký hiệu, gọi tên sự vật và hiện tượng
không có quan hệ trực tiếp logic với bản chất của sự vật mà nó gọi tên. Hơn
nữa các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, ở thuật ngữ, tính khái niệm là đặc
trưng quan trọng nhất thì ở danh pháp, tính đối tượng mà nó gọi tên mới là
quan trọng nhất.
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các quan điểm khác nhau về
thuật ngữ và danh pháp.Thứ nhất phải kể đến đó là Vinokur, nhà thuật ngữ
học đầu tiên có sáng kiến phân biệt thuật ngữ và danh pháp chỉ ra rằng: “Khác
với thuật ngữ, danh pháp là một hệ thống phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và
ước lệ, công dụng duy nhất của nó là tạo ra những phương tiện thuận lợi nhất

về mặt thực tiễn để biểu đạt những sự vật không có quan hệ trực tiếp với
những nhu cầu của tư duy lý luận lấy sự vật làm căn cứ” [dẫn theo 22,
tr.200]. Hơn nữa theo ông thì tính ước lệ và tính trừu tượng là những đặc
điểm cơ bản nhất của đa số các danh pháp. Do đặc điểm này mà danh pháp
gần với tên riêng, đặc biệt những danh pháp là tên gọi của những khái niệm
đơn nhất. Một số lớn tên gọi của những khái niệm này là những tên riêng. Sự

20

tồn tại của những đơn vị danh pháp không quy định trực tiếp vị trí xác định
của chúng trong hệ thống các khái niệm [dẫn theo 22, tr 200 - 201].
Còn theo Superanskaja: “So với hệ thuật ngữ, danh pháp là một phạm
trù mới hơn rất nhiều. Danh pháp của một ngành bất kì trong lịch sử tự nhiên
cũng đều là tập hợp các tên gọi các loại (hay tiểu loại) của ngành đó. Khi
chúng đã trở nên một tập hợp tương đối lớn, chúng đòi phải tổ chức lại một
cách đặc biệt” [30, tr.157]. Bà cũng quan niệm rằng : “Tính khái niệm là đặc
trưng quan trọng nhất của thuật ngữ. Tính khái niệm ở danh pháp không thật
rõ rệt như ở thuật ngữ. Cái quan trọng đối với danh pháp là tính vật chất, hay
tính đối tượng của nó, tùy thuộc vào các đặc trưng của đối tượng được gọi
tên” [30, tr.163].
Hà Quang Năng thì cho rằng: “Danh pháp có thể là tên gọi sản phẩm
cụ thể của nền kinh tế quốc dân, gọi tên các khái niệm đơn nhất. Hầu hết các
danh pháp kỹ thuật đều là tên gọi các nhãn hiệu của máy móc thiết bị, dụng
cụ hoặc là tên các đối tượng nghiên cứu và các tác phẩm nghệ thuật (Ví dụ,
XB – CB – 5 – 24)” [22, tr.199]. Hơn nữa là, trong kỹ thuật, một cái máy có
hàng nghìn chi tiết đều có tên gọi của nó thì đó thuộc về danh pháp chứ không
phải thuật ngữ. Trong địa lý học các từ như: biển, sông, núi , sa mạc v.v… là
các thuật ngữ, còn các tên biển, tên sông, tên hồ v.v. cụ thể như sông Hồng,
sông Đà, núi Trường Sơn, vịnh Cam Ranh, hồ Núi Cốc v.v. là danh pháp.
Trong thực vật học, các từ cây, lá, cành v.v. là thuật ngữ, còn tên các cây, các

loại hoa, loại quả cụ thể là danh pháp. Hơn nữa các danh pháp liên hệ với các
khái niệm liên quan đến chúng đều phải thông qua những thuật ngữ tương
ứng. Theo Nguyễn Thiện Giáp thì:“Hệ thuật ngữ trước hết gắn với hệ thống
các khái niệm của một khoa học nhất định. Còn danh pháp là toàn bộ những
tên gọi được dùng trong một chuyên môn nào đó, không gắn trực tiếp với khái
niệm của khoa học mà chỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó mà thôi” [8,

21

tr.270]. Mặt khác, theo ông thì thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ
hoặc hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung ít nhiều của thuật ngữ tương
ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng.Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Về mặt
chức năng, danh pháp giống với các tên riêng. Về bản chất, danh pháp là tên
riêng của các đối tượng. Nếu như ở thuật ngữ, người ta nhấn mạnh chức
năng định nghĩa của nó thì đối với danh pháp, chức năng gọi tên mới là quan
trọng. Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các hình vị có ý
nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa
của các từ tạo nên chúng. Còn danh pháp có thể được quan niệm là một chuỗi
kế tiếp nhau của các chữ cái (vitamin A, vitamin B v.v…), là một chuỗi các
con số (MA 65, TU 104, MA68) hay bất kì cách gọi tên võ đoán nào” [8, tr.
270].
Chẳng hạn thuật ngữ lâm nghiệp trong lĩnh vực cây rừng có thuật ngữ
Celtis Phillippensis có nghĩa là (cây Sếu Philippin) thì Celtis là thuật ngữ còn
Philippensis là danh pháp.
Như vậy có thể hiểu rằng, giữa thuật ngữ và danh pháp có những sự
khác nhau nhất định. Thuật ngữ gắn với hệ thống khái niệm của một khoa học
cụ thể và ở thuật ngữ, chức năng định nghĩa là quan trọng. Còn danh pháp
không có quan hệ trực tiếp với khái niệm của khoa học mà nó chỉ gắn với sự
vật, đối tượng cụ thể của một lĩnh vực khoa học. Danh pháp là tên gọi chuyên
môn được dùng trong một lĩnh vực khoa học cụ thể và đối với danh pháp,

chức năng gọi tên mới là quan trọng. Tuy nhiên, không phải thuật ngữ và
danh pháp hoàn toàn khác nhau các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng
giữa thuật ngữ và danh pháp có tác động qua lại với nhau và có thể chuyển
hóa lẫn nhau. Chính vì vậy sự tồn tại của danh pháp có liên quan nhất định
với hệ thuật ngữ mà nó phục vụ bởi vì danh pháp có thể làm người đọc, người

×