Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust Luận án TS. Văn học các nước Tâu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.38 MB, 245 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỞNG OẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
• • •
m
ĐÀO DUY HIỆP
m
THỜI GỊAN
TRONG
Đ I TÌM THỜI GIAN ĐÃ M ÁT

CỦA MARCEL PROUST
LUẬN ÁN TIẾN S ỉ N G Í VĂN
CHUYÊN NGÀNH
VĂN HỌC CÁC NƯỚC TÀY Âu, BÂC MỸ VÀ CHÂU úc
MÃ SỔ: 50403
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌ**:
PGS - TS ĐẶNG ANH ĐÀO
HÀ NỘI - 2003
MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1
THỜI GIAN NIÊN B lỂ ư 31
1.1. Thời gian 31
1.1.1. Thời gian của truyện kê 31
1.1.2. Trật tự thời gian 36
1.1.3. Quan niệm của Proust về thời gian truyện kể 45
1.2. Thời gian niên biểu 47
1.2.1. Nhìn tổng quan cấu trúc lớn 48
1.2.2. Những thời điểm chủ chốt 50
1.2.3. Niên biểu qua các nhân vật 58


1.2.4. Các biến cố lịch sử - xã hội 72
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ THỦ PH ÁP THỜI GIAN 32
2.1. Sự sai trật ngày thúng 83
2.1.1. Khảo sát về sự sai trật ngày thúng 88
2.1.2. Mỏ rộng 94
2.2. Lối quay ngưực 96
2.2.1. Khảo sát về lối quay ngược bén trong qua chi tiết 100
2.2.2. Quay ngược g(fi nhớ bên trung qua không gian 106
2.3. Lôi đón trước 110
2.3.1. Lí thuyết 111
2.3.2. Khảo sát về lối đón trước 119
2.4. Một số thủ pháp nghệ thuật thẻ hiện thời gian 131
2.4.1. Tỉnh lược 131
2.4 2. Vắn tắt 133
2.4.3. Quãng ngưng 137
CHƯƠNG 3
THỜI GIAN QUA CẤP ĐỘ CÂU, CHỬ 140
3.1. Những đánh giá vê câu, chữ Proust 140
3.1.1. Những công trình tìm hiểu 142
3.1.2. Thời gian qua một số loại câu tiêu biểu 156
A. Câu đầu tiên 156
B. Câu cuối cùng 159
c. Câu dài 164
1. Thống kê 164
2. Phân tích một câu dài tiêu biểu 170
- Sơ đồ các phân đoạn 177
- Tổng kết phân tích câu vần-đồ vật
(Về cấu trúc, Đi vào chi tiết, Những suv nghĩ liên hệ) 181
3.2. Một sô suy nghĩ về việc dịch Proust 186

3.2.1. Vê cấu trúc 186
3.2.2. Thử nghiệm trích đoạn 190
KẾT LUẬN 195
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
202
CHỈ DẪN TÊN NGƯỜI 211
CÁC CÔNG TRÌNH ĐẢ CÔNG B ố LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 214
PHỤ LỰC
PHỤ LỤC BẢNG A, B, c CỦA w. HACHEZ
Bảng A 216
Bảng B 218
Bảng c 219
PHỤ LỤC Ị II VÀ Sơ ĐỒ Sự KIỆN CỦA TRUYỆN CỦA G.H.STEEL
Bảng I 228
Bảng II 231
Bảng S ơ ĐỒ S ự KIỆN CỦA TRUYỆN
(không đánh số trang, dán ngay cạnh)
Sơ ĐỔ CÂU “MÁY QUAY” VỂ BẢY CẢN PHÒNG của Julia Kristeva 232
TÓM TÁT NỘI DUNG TÁC PHAM của người viết
233
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI:
1.1. Marcel Prcust (1871-1S22) được coi là một trong ba nhà văn lớn
nhất của thê kỉ XX bên cạnh F.Kafka và J. Joyce. Sáng tác của ông được các
nhà nghiên cứu, các nhà văn iớn trèn thè giối đánh giá cao vể nghệ thuật.
Trong hai năm 1990 và 1992 tác phẩm của Proust đều được chọn: đợt I về
“Mười cuốn sách Pháp hay nhất cho những năm 2000” và đợt II, “Mười
cuốn tiểu thuyết được đánh giá là hay nhất trong lịch sử văn học Pháp”, c ả
hai đợt Đi tìm thời gian đã mất đều được tuyển chọn, đợt I giành vị trí

đứng đầu bảng theo thứ hạng, còn đợt II theo chữ cái tên tác giả [109, 8].
Tạp chí Lire số tháng 9 năm 1997 công bô một cuộc thám dò 9320 độc giả
Tây Ban Nha về mười đầu sách được đọc suốt từ đầu th ế kỉ, trong đó Đi tìm
thời gian đã mất được xếp thứ tư sau các tác phẩm của Marquez, Carnilo
José Cela và Ramon del Valle-Inclán. Thứ tự trên không phải được xếp
t.heo alphabet.
1.2. Việc xử lí thời gian trong tiểu thuyết của thế kỉ XX được các nhà
văn, các nhà nghiên cứu lớn như J.p.Sartre, G.Genette, J.Y.Tadie,
G.Poulet, P.Ricoeur đặt thành một vấn đề quan trọng.
Proust là người đã mở đầu cho thế kỉ XX và ông là nhà văn có ý thức triệt
để nhất vê vấn đê thời gian trong tiểu thuvết. Tính nhiều lóp thời gian trong
tiểu thuyết của Proust đặc biệt thú vị, nhưng cũng hết sức phức tạp. khó khán
khi nghiên cứu. Thú vị vì nó đã mở ra một cái nhìn mới vào thê giói, con người;
phức tạp và khó khăn bởi sự chằng chịt, đa tầng không chỉ trên cơ sở nội dung
ván bản mà còn nằm ở chiều sâu của ngôn ngữ mà ngav chính người Pháp
không phải ai cùng cảm nhận được hết sự sâu xa của nó.
6
1.3. Luận án hi vọng sẽ (ỉóng góp thêm một tiêng nói vào việc nghiên
cứu thê giới nghệ thuật Proust, cụ thê là vấn đề thời gian. Bước đầu, luận
án mong giới thiệu một vài nét nghệ thuật về thời gian của Proust vối bạn
đọc Việt Nam. Từ việc giới thiệu một vấn đề phức tạp như vậy, luận án
cùng giúp cho việc giảng dạv, nghiên cứu văn học Pháp nói chung và
Proust nói riêng. Từ đó, có thê suy nghĩ sâu hơn vào việc nghiên cứu văn
học Việt Nam trên cơ sở những vấn đề thi pháp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỂ:
Tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Việt về Proust chưa nhiều. Việc nghiên
cứu Proust ở Việt Nam còn hạn chê cũng có lẽ do Proust còn nhiều vấn đê
xa lạ với độc giả chúng ta.
Các bài viết có tính chất nghiên cứu, giới thiệu trực tiếp về Proust sóm
nhất ỏ miền Bắc, theo chỗ chúng tôi được biết, thì đó là bài viết trên báo

Ngày nay ở mục Theo dòng của Thạch Lam từ bài viết “Tìm hiểu Thạch
Lam thêm một vài khía cạnh” của Đinh Hùng trên Tạp chí Văn, số 36,
ngàv lõ tháng 6 năm 1965. Bài báo cho biết: Thạch Lam có giới thiệu tác
phẩm Đi tìm thời gian đã mất và đã nhầm “La Petite M adeleine” là “Cô bé
M adeleine”, sau hai, ba tuần, có độc giả mách cho Thạch Lam biết và nhà
văn đã chính thức xin lỗi độc giả của báo và thú nhận mình chưa đọc trọn
tác phẩm của Proust, đồng thời xin cảm ơn độc giả nọ đã chỉ giùm và mong
được tiếp tục chỉ giáo. Trên tạp chí Thanh Nghị năm 1943, Lê Huy Vân có
bài Ba cuốn tiểu-thuyết Pháp hiện đại đăng ở các sô 35 (16/4/1943), 38
(1/6/1943), 40 (1/7/1943) và lần lượt kể về ba tác phẩm: Le Grand Meaulne,
của Alain Fournier, tác giả dịch là Anh Maaulne cao; Les Caves du Vatican,
của André Gide, tác giả dịch là Nhà hầm dưới điện Vatican; và cuôn A la
recherche du temps perdu, của Marcel Proust, tác giả dịch là Đi tim thi giờ
đã mất, nhung ngay ỏ' trang sau lại dịch là Đi tìm thời gian đã mất. Nhìn
chung, ỏ cả ba cuôn tiểu thuyết trên Lê Huy Vân chủ yêu mới chỉ giới thiệu
và kể vê côt truyện của chúng. Riêng ở Đi tim thời gian đã mât, Lê Huy
7
Ván chi tập trung vào tập đáu tiên vé phía nhà ông Swann mà theo ông đó
“là tập đầu cùa bộ chuyện dài, gồm mười lám quyên, trên dưới năm nghìn
trang”. Trong bài viêt tác già vừa kể vừa trích đoạn “Ba ngọn gác chuông
nhà thờ”, “Chiếc bánh ngọt và chén nưóc trà” và cuối cùng là “Một lối yêu”
(tức Một mối tinh của Swann). Theo V.Nabokov, “bảy phần của tác phẩm
này, được xuất bản từ 1913 đến 1927, bao trùm trên nửa thê kỉ, từ 1840
đến 1915 ( ) và đưa vào hơn 200 nhân vật” [47, 47], Còn theo G.Deleuze
[14, 3], bảy tập như hiện nay lúc đó được tách thành lõ tập như sau: về
phía nhà Swann 1 và 2; Dưiri bóng những cô gái tuỏi hoa 1, 2, và 3; Phía
Guermantes 1, 2 và 3; Sodome và Gomorrhe 1 và 2; Cô gái bị cầm tù 1 và 2;
Albertine chạy trốn; Thời gian tìm thấy lại 1 và 2 của Ed. N.R.F.
Bibliothèque de la Pléiade. Không thấy Nabokov và Deleuze nói đến số
trang. Tuy nhiên, căn cứ theo sự phân chia tập bên trên, thì Lê Huy Vân

đã sử dụng bản “gốc” nhất, hay đúng hơn là những bản đã được in ngay khi
Proust qua đời. Như vậy, Proust đă được tiếp nhận ở Việt Nam khá sớm.
Sau này, giáo sư Đỗ Đức Hiểu, có viết mục từ “Pruxt” trong Từ điển văn
học năm 1984. Giáo sư đâ giới thiệu toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và nhấn
mạnh đến tài năng cũng như thành công của bộ Đi tìm thời gian đã mất.
Tiếp đó, trong giáo trình Lịch sử Văn học Pháp thế kỉ XX, giáo sư Đặng Thị
Hạnh có bài viết về Proust, trong đó bà nhấn mạnh về yếu tố thời gian
trong bộ Đi tìm thời gian đã mất. Cũng trong năm này vào tháng 11-12,
trên Tạp chí Văn học số 6 năm 1992, T .s. Lê Phong Tuyết có bài: Macxel
Prux (1871-1920) và vấn đề thời gian nghệ thuật. Bài viết của bà đã bước
đầu giới thiệu vê tiểu sử của Proust và sau đó đi vào phân tích đặc trưng cơ
bản của Người kê chuyện củng như vấn đê thời gian ở Proust trong khi có
so sánh vối các tác giả khác. Trên báo Văn nghệ, tháng 5/1998, giáo sù
Đặng Thị Hạnh có bài: Marcel Proust nhìn từ cuối thế kỉ nói đến những
đánh giá mối vê Proust. Cũng trong năm 1998 trên Tạp chí Văn học, giáo
SƯ Đặng Thị Hạnh lại có bài: Tự thuật và tiêu thuyết ở thê ki XX. ở đó, với
“ít lời” về Đi tìm thời giun đủ mất bà đã đi tìm mối liên hệ giữa tự thuật và
8
tiếu thuyêt trong sáng tạo của Proust để cuôi cùng, “nó mới đơn giản được
gọi là tiểu thuyết” và là một tiểu thuvết tầm cỡ bấc cầu sang cả thê kỉ sau
nữa. Tháng 10/1998 trên Tạp chí Văn học chúng tôi có bài: Những yếu tô
thời gian qua Rousseau - Flaubert - Proust nói đên đặc trưng thời gian cùa
từng tác giả qua ba thê kỉ, những kê thừa và cách tân. Tháng 6/1999 trên
Tạp chí văn học chúng tôi tiếp tục có bài: Những quy tụ thời gian trong
Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust trực tiếp nghiên cứu về
một tác phẩm của tác giả này. Tháng 12/1998, trên Diễn đàn Văn nghệ Việt
Nam, chúng tôi có bài: Thời gian và Tiểu thuyết bàn vê bản chất của tiểu
thuyết và hành trình thời gian, tiếp đó là vấn đề nghiên cứu thời gian
trong tiểu thuyết có đề cập đến các tác giả phương Tây, trong đó có
M.Proust. Trong tạp chí Văn học nước ngoài sô 3/2002, số chuyên san kỉ

niệm 80 năm ngày mất của M.Proust, chúng tôi có bài “Proust và Đi tìm
thời gian đã mất” giới thiệu đầy đủ cuộc đời và những cách tân nghệ thuật
của Proust. Trong sô tạp chí này chúng tôi có tập hợp những bài viết về
sáng tác của Proust cùa giáo sư Đặng Thị Hạnh cùng những trích dịch
Proust và của những tác giả viết vể Proust (Gide, Céleste Albaret) của bà
và của Lộc Phương Thủy, Trần Hinh, Đào Bích Hạnh.
Có thê coi trên đây là những bài viết đã trực tiếp nói đến Proust và
nghệ thuật thời gian của ông ở Việt Nam. Ngoài ra, những bài viết hoặc
công trình của các nhà nghiên cứu dưới đây có đề cập trực tiếp hoặc gián
tiếp đến vấn đề thời gian ở các tác giả khác có liên quan đến đề tài mà luận
án đang thực hiện. Dẫn theo thời gian xuất bản:
1. Trần Đình sử, Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiêu và cảm quan
hiện thực của Nguyễn Du, Tạp chí Văn học, 5/1982. Nhà nghièn cứu nhìn
nhận thời gian từ phía khát vọng, hành động của nhân vật; tính chất phũ
phàng đen tôi của các thê lực, ở những ngẫu nhiên
2. Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiêu, Nxb
KHXH. 1985. Toàn bộ công trình không bàn nhiểu và trực tiếp đến vấn đế
9
thời gian, nhưng đáng chú ý ờ chương IV có tiêu đế: Cách bô cục Truyện
Kiều theo yêu cầu của kịch. Tác giả công trình đã phân tích “tính độc đáo
của bô cục Truyện Kiểu” để tìm ra bô' cục của kịch ở “những lời đoán trước”,
“giấc mộng”, “thần linh” những vêu tô có liên quan đên thời gian.
3. Đặng Thị Hạnh, Tiểu thuyết Huygô, Nxb. Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, 1987. Ngoài ra, bà còn viết nhiều bài nghiên cứu rất sâu
trên Tạp chí Văn học về Thâm Tâm. Xuân Diệu, Tô Hoài trong đó có đề
cập nhiều đến vấn đế thời gian ẩn.
4. Trần Đình sử , Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb. Tác phẩm mối, 1987.
Trong cuốn chuyên luận này có chương về: Thời gian nghệ thuật trình bày
từ lý luận đến thực tiễn sáng tác của các nhà văn lớn trên thê giói và trong
nước, chủ yêu là về thơ Tô" Hữu.

5. Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết Pháp hiện đại, Những tim tòi đổi mới,
Nxb. KHXH và Mũi Cà Mau, 1990. Cuốn sách được chia làm bốn chương đề
cập đến nhiều vấn đê đổi mới của tiếu thuyết như chính tên sách đã cho biết:
những tìm tòi mới trong sáng tạo tiểu thuyết; những tuyên ngôn hay những
quan niệm mới về tiểu thuyết của các nhà văn lớn thế kỷ XX, đặc biệt tác giả
phân tích và nhấn mạnh đến những ý kiến củng như thực tiễn sáng tác của
Aragon. Chương 4 có tiêu đề: Người kể chuyện uà các điểm nhìn, trong đó có
phần “Di chuyển điểm nhìn trên trục thời gian” nói về sự xáo trộn thời gian
vê cùng một sự kiện mà có nhiều điểm nhìn, cách kể lại ở nhíỉng thời điểm
khác nhau Hoặc giáo sư phân tích những cách tân về thời gian trong sáng
tác của M.Butor rất thú vị và gợi ý nhiều cho người viết luận án.
6. Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, Nxb. KHXH, 1992, trong đó có
nghiên cứu về thời gian trong ca dao. Nhà nghiên cứu chỉ ra thời gian
trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian cliễn xướng và ông đi tìm công
thức miêu tả thời gian trung ca dao.
7. Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới phê binh văn học, Nxb. KHXH và Mũi Cà Mau,
10
1993. Tác phẩm chia làm ba phần lớn: Lý luận phê bình ở phương Tây; Phê bình '
Thơ và Phê bình Truyện. Tác giả đã áp dung Thi pháp hiện đại vào nghiên cứu
văn chương trong và ngoài nước, trong đó rải rác có vấn đề thời gian.
8. Đặng Anh Đào, Tài núng vù người thưcỉng thức, Nxb. Hội nhà ván, 1994.
Tất cả các bài viết trong cuốn sách đêu theo hướng thi pháp hiện đại. Không có
riêng bài nào nghiên cứu về thời gian nhưng thòi gian vẫn có mặt trong những
nhận định, nhận xét ở nhiêu bài bình văn, nghiên cứu của tác giả.
9. Đặng Anh Đào, Đôi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
Nxb. Giáo dục, 1995. Như tên gọi, cuốn sách đi sâu vào giới thiệu, nghiên
cứu những vấn đê lớn của tiểu thuyết như nhân vật, độc thoại nội tâm và
dòng tâm tư. Chương VIII nghiên cứu riêng về: Thời gian trong tiếu thuyết
hiện đại nói đến những những đặc trưng cơ bản nhất của các tác giả tầm cỡ
phương Tâv của thế kỉ XX: Proust, J.Joyce, Kafka, Hem ingway, Camus

10. Lộc Phương Thuỷ, chủ biên, Phê binh văn học Pháp thế kỷ XX, Nxb.
Văn học, 1995. Cuốn sách được chia làm ba phần chính ngoài Lời giới thiệu
và Thư mục là những trích dịch các ý kiên sắc sảo của các nhà vãn, nhà
nghiên cứu trong đó có những bài của Proust, G enette
11. Phùng Văn Tửu, Lui Aragông, Nxb. Giáo dục, 1997. Công trình này
đầu tiên có tên là Aragông, đã được in từ 1987, ở Nxb. Đại học và Trung
học chuyên nghiệp. Mười năm sau, giáo sư sửa chữa, bổ sung và cho tái
bản với tên sách đầy đủ như trên. Tác giả nghiên cứu tất cả các lĩnh vực
sáng tác của Aragon, những đặc điểm cách tân nổi bật của nhà văn này,
trong đó ông dành riêng nghiên cứu về: “Thòi gian” trong Thế giới thực tại
của Aragon.
12. Bùi Ván Tiêng, Thời gian nghệ thuật trong tiêu thuyết Vũ Trọng
Phụng, Nxb. Văn hoá, 1997. Tác giả nghiên cứu thời gian trong những tác
phẩm quan trọng của Vũ Trọng Phụng và rút ra ở phần hai những đặc
diêm chủ yêu về vấn đề này của nhà văn.
11
13. Nguyền Khấc Phi và Trần Đình sử, về thi pháp thơ Đường, Nxb. Đà
Nang, 1998. Trong đó, Trần Đình sử có bài: Thời gian và không gian trong
thơ Đường bên cạnh các bài viết của Nguvễn Khắc Phi và các tác giả Pháp,
Mỹ vê các vấn đê khác.
14. Bùi Mạnh Nhị, Thời gian nghệ thuật trung ca dao dân ca trữ tình,
Tạp chí Văn học, 4/1998.
15. Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới đọc và binh ván, Nxb. Hội nhà văn, 1999. Tác
giả đi sâu vào giới thiệu Thi pháp Kịch, nghiên cứu tiểu thuyết Nhất Linh và
bình văn các tác giả trong và ngoài nước. Mỗi bài viết của giáo sư đểu tổng
hợp nhiêu vấn để thi pháp hiện đại, trong đó có đề cập đến vấn đề thời gian.
16. Hoàng Trinh, Phương Tây văn học và con người, Nxb. Hội nhà ván,
1999. Trong phần 2 tác giả đã đề cập đến những vấn đề: “Thời gian trong
Tiểu thuyết Mói”; “Tìm hiểu trở lại Proust, Joyce, Faulkner” và “Kĩ thuật
thời gian khó mà đưa Tiểu thuyết hiện đại ra khỏi khủng hoảng hiện nay”.

17. Đặng Thị Hạnh, Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế Kỷ XX, Nxb.
Đà Nang, 2000. Cuốn sách chia làm hai phần chính: Giới thiệu, phê bình
và tuyển dịch tác phẩm, c ả hai phần đều có các bài nghiên cứu và trích
dịch Proust. Bài “80 năm sau khi tác phẩm về phía nhà ông Swann của
Marcel Proust ra đòi” bà đã viết trong Tạp chí Văn học số chuyên đê về văn
học Pháp từ 1993. Có thê coi những bài viết của bà về Proust cho đến lúc
này vẫn là hay và sâu nhất. Phần cuối cùng có tên Ngoại đề là những bài
như chính tác giả coi là những “thử bút” của một người nghiên cửu văn học
nước ngoài đôì với văn học trong nước. Nhưng người đọc đã không “thất
vọng" như lời đón trước của bà bởi ngọn nguồn lý luận và một sô’ điểm quy
chiêu của văn học Pháp đã giúp tác giả có nhiều kiến giải sắc sảo về văn
học trong nước.
18. Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb. Giáo
rlục, 2000. Tác phàm gồm bảy chương nghiên cứu vê hầu hết những vấn để
12
quan trọng của thi pháp Truyện như: truyện và chuyện khác nhau như thê
nào; lời kể và l(fi thoại trung Truyện-, không gian và đặc biệt, ở chương V
tác giả nghiên cứu, đúng hơn là giới thiệu về “Thòi gian như một nhân tí)
cấu trúc nghệ thuật của Truvện” dựa trên lý thuyêt của G.Genette trong
công trình nôi tiếng Figure III của nhà nghiên cứu này. Đây là một công
trình “chỉ nhằm một mục đích hết sức khiêm tôn: miêu tả những khái niệm
cơ sỏ của Thi pháp học thể loại Truyện ỏ góc nhìn ngôn ngữ học”, như lời
tựa đầu sách của tác giả. Tuy nhiên, có một sô thuật ngữ dịch sang tiếng
Việt có lẽ chưa ổn.
19. Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI, Nxb. Tp.
HCM, 2001. Tác phẩm rất phong phú về tư liệu các nhà văn và tác phẩm
cùa Pháp hai thập niên cuối cùng của thế kỉ XX. Tuy không trực tiếp bàn
vê thời gian, nhưng tác giả có thuyết minh rải rác đây đó về vấn đề này.
20. Phùng Văn Tửu, Cảm thụ và giảng dạy uăn học nước ngoài, Nxb.
Giáo dục, 2002. Cuốn sách đề cập đến hầu hết các tác phẩm được giảng dạy

trong nhà trường phổ thông. Trong phần “Khuôn viên tiểu thuyết và truyện
ngắn” cũng như ở một vài chỗ khác tác giả có bàn về vấn đề thời gian.
Trên đây là tình hình chung của các tác giả Việt Nam nghiên cứu về vấn
đề thời gian và áp dụng nó để nghiên cứu các nhà văn trong và ngoài nưâc.
Riêng đôi với Proust, ở Việt Nam có thể do nhiều nguyên nhân khách quan
và cả chủ quan (trong đó có lẽ có cả thói quen thưởng thức) mà tác giả này
chưa được giới thiệu nhiều và rộng rãi. v ề tác phẩm của Proust, ở ta mới có
tập Dưới bóng những cô gái tuổi hoa được dịch giả Nguyễn Trọng Định
chuyên ngử sang tiêng Việt thành hai tập do Nxb. Văn học ấn hành năm
1992. Năm 1995, trong cuôn sách song ngữ Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX,
tập I, giáo sư Đặng Thị Hạnh đă giới thiệu và trích dịch một số đoạn trong
Về phía nhà ông Swann và Dưới bủng các thiếu nữ đang hoa. Năm 2000,
trong Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thê kỷ XX bà lại tiếp tục giới thiệu
và dịch một sô đoạn đặc sắc của Đi tim thời gian đã mất với các tiêu đề do
13
ngưòi dịch tự dật như: Mâu bánh mucleleine, Những chuyên dạo chơi ở
Cornbray, Chản clung Albertine, cỏ bún sữa trong chuyên đi Balbec.
Trong phần Lịch sử vấn đè nàv luận án sẽ giới thiệu việc nghiên cứu
thời gian nói chung của các nhà nghiên cứu về tác phẩm của Proust. Trong
sô những công trình của nước ngoài đáng chú ý nhất là các công trình của
G.Genette, J-Yves Tadié, G.Poulet, J.Kristeva, P.Ricoeur, G.H.Steel, Willy
Hachez (Đôi vối riêng các tài liệu bằng tiếng Anh cùa W illy Hachaz và
G .H .Steel chúng tôi dành nhiều trang luận án để thuyết minh cho công
trình cùa hai ông vối mấv lý do như sau: a, tuv xoáy vào thời gian niên
biểu nhưng lại đặt liên hệ vói vấn đề Time nói chung nên nó đề cập trực
tiếp tới vấn đề của luận án; b, cả hai ông đã điểm những công trình viết về
thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất một cách tỉ mỉ, công phu. Luận án
cần dựa vào vì thiêu tư liệu. Còn các công trình khác luận án chỉ thuvết
minh những tác giả tiêu biểu có liên quan mật thiết đến đề tài).
Dẫn theo thời gian xuất bản để sau tên tác giả:

1. Trong “Niên biểu và tuổi của nhân vật trong Đi tìm thời gian đã mất”
[3], Hachez (1956) đã xuất phát từ một vài sự kiện lịch sử quen thuộc nhất
là Vụ Dreyfus, cuộc chiến tranh 1914-1918, cuộc viếng thăm của Sa hoàng
II vào tháng 10 năm 1896 đê tìm ra thời gian niên biểu trong tác phẩm
của Proust Việc đọc một cách cẩn thận toàn bộ Đi tìm thời gian sẽ cho
phép ta lập ra được niên biểu của các biến cố đã được kê ra bởi Nkc, niên
biểu đúng như nó có ở trong văn bản. Nhờ vào niên biểu của văn bản mà
tuổi của các nhân vật chính có thê được xác định. Lợi ích của công việc này
là ở chỗ nó sẽ đem lại sự sáng sủa cho một vài trang sách của Proust nhất
là đôi vối những độc giả mói đọc Proust.
Vụ Dreyfus hấp dẫn Proust và nó đã được ám chỉ nhiều lần trong Đi tìm
thời gian, Hachez đã xuất phát từ “Vụ” này vào việc nghiên cứu của ông.
Vụ việc đã bắt đầu chia rẽ V kiên của công chúng vào tháng Giêng 1898,
tiêp sau bài báo của Zola, và thực sự kết thúc bàng việc khuấy ctộng tâm trí
14
mọi người vào cuôi 1899.
Vụ Dreyfus đã được đê cập đên vào những ngày nghỉ đầu tiên của Nkc ở
Balbec trong tập II của Dưới bỏng những cô gái tuôi hoa. Những sự kiện đó
trôi qua trong năm 1898. Nkc đã đến bờ biển “trước ngày 15 tháng Tám” và
Aimé “cô bảo tôi ràng Dreyfus có tội đên nghìn lần”. Lúc này Marcel 17
tuổi. Anh ta đeo mỏ neo trên áo và hấp dẫn Charlus. Nkc ở Balbec “ba
tháng”, có lẽ là tháng Tám, tháng Chín và tháng Mười. Trong Pkía
Guermantes, Nkc đã trở vê Paris và phải lòng nữ công tước de Guermantes
“mậc dù cha anh ta thấy con trai vẫn còn quá trẻ để bước vào đời” (anh ta
mới chỉ có 17 tuổi). Vào năm 1899, Nkc cho biết Morel là “một anh bạn đẹp
trai mười tám tuổi”, Morel bằng tuổi Nkc. Mùa hè nám 1899, người bà của
Marcel qua đời. Mùa thu nám ấy Marcel gặp lại Albertine và quan tâm đến
bà de Stermaria trong suốt mùa đông 1899-1900. Năm 1900, Nkc 19 tuổi
đến dự cơm nhà nữ công tưốc de Guermantes. Nhìn chung, theo lời Nkc,
giai đoạn này anh vẫn “bị cư xử như trẻ con”. Sau bữa ăn, Nkc đã nói với

ông de Charlus: “Thưa ông, tôi xin đầu hàng bởi vì ông đã hơn tôi nhiều lần
tuổi” (thực tế là hơn ba lần: 19 và 60). “Khoảng hai tháng sau bữa cơm ở
nhà nữ công tước de Guermantes đó và trong khi bà ta đang ở Cannes”,
Marcel nhận được lời mời đến nhà công chúa de Guermantes. Đúng hôm
đó, Marcel gặp Swann ở nhà nữ công tưóc. ô n g ta đang bị ốm và khẳng
định rằng, theo lời bác sỹ, ông chỉ còn sông “ba hay bốn tháng nữa thôi”.
Sau kì nghỉ thứ hai ở Balbec bắt đầu là lễ Phục sinh 1901 và trong dịp
này Nkc đã nhiều lần đến nhà Verdurin ở Raspelière. Người kể chuyện qua
mùa đông 1901-1902 ở Paris với Albertine bị cầm tù ở chỗ anh ta. Bắt đầu
vào Cô gái bị cầm tù Nkc vẫn còn ám chỉ về Vụ Dreyfus: “Vụ đó đã kết thúc
từ lâu, song hai mươi năm sau người ta sẽ còn nói tới thê mà từ bấy mới chỉ
có hai năm”. Hai nám sau 1899 tức là 1901. Vào năm 1901 0 . de Charlus
quen de Morel, lúc này 20 tuổi, đang thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Doncière.
Có một câu ờ đầu của cuôn Cô gái bị cầm từ chỉ ra rằng anh chàng đẹp trai

chới violon "không biêt rằng mình mới chì bàng một phần ba tuối của ngài
nam tước”. Nam tước đã gần 61 vào năm 1901. Xa hơn một chút, Nkc bóng
gió vê chiếc nhẫn mà Albertine nhận nhân dịp nàng 20 tuổi (1901).
“Tháng Giêng” 1902, Nkc đến dự bữa tiệc tại nhà bà Verdurin do bà
chuẩn bị vói mục đích quảng cáo More], không có Albertine đi theo. Anh
biết được tin Bergotte chết và lại nói về cái chết của Swann (vào khoảng
trước sau cuôi năm 1900).
Trong mùa xuân 1902, Albertine “biến mất”; năm này nàng đã trưởng
thành. Nkc qua một mùa hè buồn bã. Đến ngày lễ Các Thánh (1/11) Nkc
gặp Gilberte mà không nhận ra nàng. Bài viết cùa anh xuất hiện trên tờ Le
Figaro vào tháng Mười Một.
Sang mùa xuân 1903, Nkc ở một vài tuần tại Venise, ở đó anh thấy bà
de Villeparisis, đã già đi “dưới sức nặng của năm tháng” (bà khoảng 79
tuổi), còn Ô. de Norpois đã gần tám mươi “đang thổ lộ vối sự hăng hái
mang tính lão suy thường có ở một vài cụ tuổi bát tuần”. Trong khi ở

Venise trở về Nkc hay tin việc đính hôn của Gilberte vối de Saint-Loup.
Trước khi đi Tansonville, cuối mùa hè 1903, anh nghỉ lại Balbec (có vẻ
không lâu), ỏ đó anh thấy Saint-Loup ngồi cạnh Gilberte “đã có mang”. Xa
hơn một chút nữa, Nkc nói về Odette đang ở ngưỡng của tuổi năm mươi
(điểu này hoàn toàn chính xác), nhưng lại thêm một cách mỉa mai rằng
chẳng một ai lại đảm bảo đó là ngưỡng của tuổi sáu mươi.
Nkc xuất hiện trở lại Paris vào 1914 và 1916 như văn bản đã chỉ rõ.
Saint-Loup chết năm 1916.
Tác phẩm được kết thúc một cách tinh tê vào cuộc vui buổi chiều của
quận chúa de Guermantes. Ta có thể coi ngàv đó vào tháng Sáu 1920. Trong
cái buổi chiều đó (theo giả thuyết của chúng tôi thì Nkc 39 tuổi) có một ai đó
(chắc chắn còn trẻ) trong khi nói về Marcel đã thốt lên “Người cha kia kìa”
sau đó là tên của anh. Nừ công tước de Guermantes đã quan sát Marcel thấy
■‘chàng lẽ ra đã ở cái tuối có các con trai ra trận được rồi”. Tiện thể củng chỉ
16
ra răng bà của Nkc vào năm 1920 nêu còn đã trên 95 tuổi, Franọoise đã quá
già chảng còn nhìn thấy gì, công tước de Guermantes 83 tuổi. Cuỏi cùng, vào
cái buổi chiều đáng nhá đó, Nkc đã bị ngạc nhiên khi nhìn thấy bên cạnh
Gilberte một thiêu nữ trẻ “khoảng độ 16 tuổi” là con gái của nàng (cô bé sinh
ra vào năm 1904 và 1920 cô đúng 16 tuổi).
Các nhà niên biểu học vê những sự kiện trong Một mối tình của Swann
rất lúng túng khi thiết lập vì sư quy chiêu lịch sử đã quá rõ ràng. Proust
đã tính đến sự cần thiết phải lùi giai đoạn Swann tìm kiếm Odette lại một
chút. Ông đã nói đến đám tang của Hugo (1885), và thay th ế nó bằng việc
chôn cất Gambetta (1882). Lôgic của truyện kể và sự liên kết của nó đã dẫn
đến việc cấp cho “môi tình” của Swann một thời hạn xa hơn (cuối 1880 đầu
1881). Ô.de Norpois cho biết, nâm sinh chính xác của Gilberte vào 1881.
Nhùng kí ức tuổi thơ của Nkc không hề móc nối một sự kiện lịch sử nào.
Đám cưới của Swann có thể vào 1890 (bôn năm trưốc cái chết của Bá tước
de Paris vào 1894) và cuộc dạo chơi ở Vườn Thuần hoá của Nkc cùng với

Swann, Odette và Gilberte, chàng gặp công chúa M athilde, đã xảy ra trưốc
cuộc viếng thăm của Sa Hoàng Nicolas II ở Viện Phế binh (chỉ duy có một
thời hạn chắc chắn: tháng Mười năm 1896). Hachez cho rằng không nên
nhầm lẫn Nicolas vái vua Théodose (mà cuộc viếng thăm là vào cuối 1895).
Cả hai vị quốc vương đều được dẫn ở đầu tập Dưới bóng những cô gái tuôi
hoa, tập sách mà Proust đã có cơ hội để xem lại và điều chỉnh văn bản.
Những sự kiện tóm lược bên trên trong quá trình truyện kể nằm trong
khoảng thời gian từ 1880 đến 1920. Xung quanh những năm 1900 (giữa
1895 và 1903) có rất nhiều sự kiện được Marcel gợi lại. Nói tóm lại, Nkc ít
hơn Proust mười tuổi. Mặt khác, mỗi lần tác giả cấp tuổi cho một nhân vật
(ngay cả khi không trực tiếp), thì việc kiểm tra cẩn thận cũng chứng tỏ
rằng sự chỉ dẫn đó hoàn toàn chính xác, và không bao giờ có sự mâu thuẫn
với đoạn khác của tác phâm.
Đi tim thời gian đã mất chứa dưng một sô chỗ “sai trật ngàv tháng”
không có gi là quan trọng. Một vài sự “sai trật” đó hoặc là vê một vài nhân
vật lịch sử (như Vua Edouard của nước Anh lên ngôi vào tháng Giêng nám
1901 chứ không phải vào năm 1900, Hoàng tử nước Bỉ lấy cháu của Hoàng
hậu Naples vào 1900 chứ không phải 1902 ); hoặc một sô vở kịch (như lần
biếu diễn đầu tiên vở Pélléas và Mélisande ở Nhà hát kịch vào 30 tháng Tư
năm 1902 chứ không phải 1901).
Hachez đã khảo sát rất tỉ mỉ năm sinh, năm mất của các nhân vật. Nhà
ván Proust hơn Nkc của ông mười tuổi. Hachez đã lấy Vụ Dreyfus làm xuất
phát điểm cho việc nghiên cứu của ông. Tuổi của các nhân vật đã được phát
hiện do những đường vòng: qua phát ngôn của một nhân vật về một nhân
vật, những sự kiện có thật rải rác được nhắc đến, việc miêu tả nhân vật
(già, trẻ, có m ang ) rồi cái chết của các nhân vật ứng vối những giai đoạn
nào của Marcel-Nkc đã cho phép nhà nghiên cứu tìm ra được hai bảng niên
biểu về những sự kiện chính và tuổi của các nhân vật trong bốn mươi năm
(1880-1920). (Xem hai bảng A và B ỏ phần Phụ lục).
2. Tadié (1971) chỉ ra ý thức rất mạnh về thời gian thông qua nhân vật

Người kể chuyện (Nkc) trong quá trình sáng tạo tiểu thuyết ở Proust. “Sự
sáng tạo tiểu thuyết của Proust dựa trên hai hình thái cơ bản, cái tôi và
thòi gian” [68, 293]. Tadié đi tìm trong tác phẩm của Proust việc tổ chức
Thời gian (Temps) và Phi thời gian (Intemporel) và những mối quan hệ
giữa kinh nghiệm sống và kinh nghiệm được kể, giữa thời gian của nhân
uật và thời gian của người kể chuyện. Nhà nghiên cứu đã tìm ra những cấp
độ thời gian khác nhau mà nhà văn thêm vào trên dòng chảy theo mạch
thẳng của thời gian biên niên: cấu trúc của thời gian, các hình thái thời
gian, nghĩa là những quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai và cách
mà Proust xử lí ở đây đế cuối cùng chỉ ra tính thời gian trong sáng tạo của
Proust. Trong các chương X, XI, XII, Jean-Yves Tadié nói đến thời gian
(Thời gian; Thời gian vù nhân vật; Thời gian và các sự kiện). Nhà nghiên
cứu dã chi ra môi quan hệ giửa nhân vật vói Thời gian: chúng không chỉ
18
chịu tác động của Thời gian mà còn “tượng trưng cho thời gian”: “Albertine
là nữ nhân vật có những mối liên hệ vối thời gian chặt chẽ nhất. Thể chất
nàng luôn biến đổi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác; nàng được
gấn liền với quá khứ, là “thuật sĩ đã giới thiệu cho tôi tấm gương của Thời
gian”, cũng như với tương lai “toàn bộ tương lai của một tồn tại đã mang
lại cho tôi cái hình thái của phúng dụ và bất hạnh từ một người thiêu nữ”
[68, 339], Albertine còn gắn liền với cái “thoáng chốc”, giống như sự vụt
qua của các thiêu nữ thoáng được nhìn thấy từ trong ôtô hoặc tàu hỏa.
3. G.Genette (1972) tập trung nghiên cứu Proust chủ yếu trong công
trình Hình thái III (“Figure III”). Hai tập Hình thúi trước cũng có nhưng
mỗi tập chỉ có một bài nghiên cứu về các vấn đề khác nhau ỏ' Proust. Chỉ
đến tập III Genette mới nghiên cứu kĩ lưỡng mọi vấn đề thời gian trong
sáng tác của nhà văn này. Genette cho rằng nghiên cứu diễn từ tự sự
(discours narratií) cơ bản nhất là phải nghiên cứu môi quan hệ giữa truyện
kể (récit) và sự kiện (histoire), giữa truyện kể và việc kể chuyện (narration),
giữa sự kiện và việc kể chuyện. Trong tác phẩm này Genette đề cập đến

những vấn đề lớn sau: Trật tự (ordre), Thời lưu(ị) (durée); Tần xuất
(frequence); Thức (mode) và Thể (voix). Trong mỗi vấn đề trên lại được chia
thành những đề mục nhỏ.
4. Trong Nghiên cứu thời gian của con người (“Études sur le temps hum ain”)
ở tập I và tập IV, Georges Poulet (1976) viết về nhiều tác giả (Montaigne,
Racine, Rousseau, Flaubert ) trong đó có Proust. Hưống nghiên cứu của
Poulet chủ yếu đi vào khai thác về quan niệm, tư tưởng của các tác giả về
1 Durée: xuất phát từ khái niệm tn/c giác về độ lảu - hạt nhân trong học t.huyêt triết học của Bergson.
Nhà triết học cho rằng: để vận động từ điểm A đến điểm B, để làm tan đường trong một. cốc nước đểu
phải mất một. khoảng thời gian nào đó và khoảng t.hời gian đó được hiên thị t.rên đồng hồ; nhưng thời lưu
cụ thê của các sự kiện đó lại rất khác nhau (rong ý thức của mỗi ngưòi. “Mỗi vật, mỗi sự kiện đểu có nhịp
(liệu vế đỏ dài của nỏ, sự chậm rãi của nó như choc tức chúng ta. Chắc chản chúng ta không thế tiêt kiêm
sự chù đợi, điểu đó du cho thấv độ lảu thực tế là “không thể giảm bót”. Đôi với ai muôn hiếu thấu thê giới
í long hiện thực sâu xa của nó, thì không thể nào phù nhạn được thực tê ấy. Độ lâu là cái nền của thực
thí* [99, ‘22-25], Trong lình vực ván học. Cìenette nghiên l ứu các cấp độ của durée với các thủ pháp bât
dáng thời, (amsochronie), văn tăt (sommaire), quảng ngưng (pause), tinh lĩ/Ợc (ellipse), cảnh (scène). Môi
thu pháp trên là cá một vàn tie nghiên cứu về thòi gian trong nghệ thuật truyện kê. Có nhieu cách dịch
thuật n^ử durée: dọ làu. trường dọ, thời lưu. Luận án thông nhất cách dùng thời lưu.
19
thời gian. Mở đầu bài viết về Proust, tác giả đã trích dẫn lời một nhân vật
của nhà ván này: “Hiện tại không bao giờ làm tôi thích thú, tương lai khiên
tôi dửng dưng, đôi với tỏi chi có quá khứ là đẹp” và Poulet coi đó như chân
dung con người của Proust khi mới hai mươi nhám tuổi. Bò qua hai chiều
thòi gian kia, Proust chỉ còn một chiều để lựa chọn, và “cái chiều ấy có tên
gọi là quá khứ”. Ông muôn chứng minh qua tác phẩm của Proust rằng cái
quá khứ của Proust (le passé proustien) “bắt đầu từ một sự vận động tâm
linh đến tận cùng cực điểm đôi nghịch” [51, 301],
5. Công trình của Steel (1979): “Niên biểu và thời gian trong Đi tìm thời
gian đã mất” gợi mở rất nhiều vấn đề lý thú trong sáng tác của Proust.
Cuốn sách cùa Steel bao gồm bảy chương: 1. Niên biểu và thời gian - Mở

đầu ; 2. Niên biếu tức thì bên trong; 3. Niên biểu phổ biến bên ngoài; 4. Niên
biếu bẽn ngoài đặc biệt; 5. Niên biếu của Người kể chuyện', 6. Hợp nhất
Niên biếu; 7. Thời gian proustien. Luận án không trình bày đầy đủ mà chỉ
giới hạn ở hai chương 1 và 7 vì chúng vừa có tính chất bao quát vừa có tính
cụ thế với đề tài của luận án.
Tác giả đã đặt vấn đề về “Người đọc lý tưởng” đối vói bộ Đi tìm thời
gian của Proust khi bản thân tác phẩm đã gảy ra rất nhiều cách tiếp cận
trái ngược nhau. Bardèche thiên về nghiên cứu trực tiếp văn bản và bỏ qua
nhíỉng dữ kiện xung quanh nó (đời tác giả, bối cảnh ra đời tác phẩm )-
Steel tỏ ra nghi ngờ khả năng khám phá chính bản thân tác phẩm của lối
đọc này bởi lần đọc sau không thể như lần đọc đầu. Một sô" tác giả khác
như Percv Lubbock cho rằng “hình thức của một cuốn sách là đối tượng xác
thưc duy nhất của việc nghiên cứu”.
Trong phần “Các tác giả vê thời gian của Proust”, Steel đã điểm qua những
đóng góp chính của các tác giả như G.Poulet trong tác phẩm Nghiên cứu về thời
gian của con ngiẩĩi. Tác giả cho rằng “Poulet đã tuân theo xung động đê củng
cò một ngữ cảnh bên ngoài, trong trường hợp đó một hệ thông các ý tưởng đã
được gán cho Proust và chúng được mang lại nhờ ở việc sử dụng các vật liệu
20
thư từ trao đổi, một vài phần của tác phẩm, những lời phát biểu của Proust
liên quan đến tiêu thuvết và Poulet đã hiểu là của tiểu thuyêt”.
Steel tiếp tục dẫn Curtius coi như một cái nhìn tương đồng với Poulet
về thời gian của Proust: “Khái niệm cứng nhắc vê thời gian mà chúng ta
đặt cơ sở cho những tính toán của mình, trong nghệ thuật của Proust, nó đã
bị chỉnh lí lại vê mặt tâm lí cũng giông như trong học thuyết Bergson đã bị
chỉnh lí vê mặt lôgic” [66, 6],
Steel dẫn Deleuze: “Thời gian chính nó đã thuộc về chuỗi”. Đối vái Moss,
“cấu trúc của cuốn sách không thê cố tình theo trật tự niên biêu. Đúng hơn, nó
là li tâm từ khi Proust tiếp cận thực tại từ quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Steel nhắc tới Mein khi bà nói về những cô gắng của Proust mong muôn

hoà giải thời gian bên trong và thời gian bên ngoài, còn Zeraffa đã nghĩ tới
nhân vật chính - vai chính (protagonist) cùa Đi tim thời gian là “biêu hiện
một nhu cầu tự vệ chông lại cuộc sông tức thì và thời gian lịch biểu”. Và một
ý kiến khác có tính chất biếm họa về Proust trong cuốn Marcel Proust kẻ đào
tâu hay ghê tởm thời gian của E. de Rochefoucault cũng được Steel dẫn ra:
“Tóm lại, M.Proust bị tâm thần phân lập chỉ kiếm tìm lại thời gian - cái quá
khứ đã bị phá huỷ - đê đào thoát khỏi thời gian hiện tại”. Steel tiếp tục nhắc
(tên Tadié, người cho rằng “Proust có một chủ định về giờ giấc hơn là mối
bận tâm chính xác về sự vận hành của nó” và rằng “có những kí hiệu về thời
gian còn đáng kể hơn ngày tháng”. Dentan nhấn mạnh rằng thời gian lịch
biểu là một cấu trúc có ý nghĩa thứ yếu: “Cấu trúc của truyện kể trước hết
không phải được thiết lập trên sự kế tiếp của các sự kiện, được tổ chức theo
một lịch biểu làm thành bộ khung cho nó, cũng không phải một chuỗi những
ứng xử và hành động liên kết vói nhau theo kiểu nhân quả” [66,7],
Theo Steel: “Cả hai nhà phê bình đều nhấn mạnh sự liên tục mang tính
chù quan của những đơn vị thời gian đáng chú ý trong truvện kể, còn Tadié
lại cho thấy sự nô tung dữ dội của quá khứ là quan trọng như thê nào
trong cảm giác vê thời gian được truyền tới ”.
21
“Rôt cuộc, thời gian là hiện tượng đã được xem xét chút ít và hiểu chút
ít trong cuộc sông hằng ngàv; nêu người ta tiên hành bàn luận về thời gian
trong ván học mà không ít nhiều cô gấng xác định để hiểu thời gian của
văn học là gì, thì sẽ có rất ít tiến bộ”.
Trong phần “Những công việc chuẩn bị mang tính chất lí thuyêt đôi VỚI
cuộc thảo luận về thòi gian trong tiểu thuvết” Steel đã nghiên cứu tỉ mỉ về
cuốn Figure III của Genette. Các khái niệm cơ bản của Genette được
thuvết minh như sau: (lời trong ngoặc đơn là cách dịch của người viết)
- Narration: “narration”, hành động sàn sinh ra truyện kể. (Việc kể chuyện);
- Récit: “narrative”, bản thân văn bàn, cái biểu đạt. (Truyện kể);
- Histoire, hay diagèse: “story”, hay “diagesis”, đối tượng của truyện

kế, cái hư cấu, cái được biểu đạt. (Sự kiện hay cốt truvện; chuyện).
Steel không tán thành lắm “thòi gian của việc đọc” (temps de lecture)
mà Genette đề nghị. Nhà nghiên cứu lấy một văn bản rất ngắn về “Con
mèo hôm qua thứ hai ngồi trên thảm ” có lời kể của người kể chuyện mòi
gọi độc giả cùng tham gia điền sự kiện vào văn bản cùng anh ta ở các ngày
tiếp theo để phân biệt thật rõ các vấn đề: văn bản, sự kiện, truyện kể, việc
kế chuyện và sự tiếp nhận, thời gian của người kể chuyện, thời gian của
người đọc, cúc lớp cảnh của người kể chuyện, các lớp cảnh của người đọc,
môi quan hệ giữa người kê chuyện và người đọc.
Sang đến phần về “thời gian niên biểu” Steel đã khảo sát những tác giả đã bàn
về vấn đề này của Proust. “Không cần phải góp thêm vào việc phân tích này nữa,
các tác giả nghiên cứu vê cách dùng thời gian niên biểu của Proust đã không thế
tránh được việc phải chấp nhận quan điểm này hoặc khác trong vấn đề có tính
chất quy ước về tình trạng của Đi tìm thời gian” [66, 24]. Steel dẫn Hachez trong
một công trình đầu tiên của tác giả này vào năm 1956. “Sự tiếp tục hoàn hảo giữa
nấc thang thời gian lịch sử và thời gian của sự kiện của tiểu thuyết dường như do
luận điểm của ông về tính liên kết thời gian niên biểu đòi hỏi”.
Steel cho ràng trong một công trình khác sau đó của mình, Hachez đã
tự mâu thuẫn với cách chia nấc thòi gian của chính ông là chỉ mờ rộng đên
thời điểm năm 1919 cho cái buổi chiêu cuôi cùng với Bà Verdurin nơi công
chúa de Guermantes. “Bởi đương đầu với nhiều nám tháng lịch sử đã gợi ra
việc chia nấc thời gian dẫn tới năm 1927 hoặc xung quanh đó, Hachez đã
đê xuất cách lí giải rằng có những điều không nhất quán ấy là do: tính
năng động của tác phẩm Proust, nghĩa là thông qua những chuyển hoá mà
nó phải chịu, nhất là trong thòi gian chiến tranh 1914-1918”.
ổau này Hachez đã từ bỏ kiểu thời gian theo quy ước lịch sử đó. Steel
tiếp tục điểm qua các công trình của Jauss và Linn cùng với những quan
điểm chính của họ vê thời gian niên biểu. Cuối cùng Steel nhận định:
“Trong sô những nhà phê bình, những người đã nêu ra vấn đề thời gian
niên biểu, Tadié và Genette đã rất tin cậy ở những phát kiến của Hachez;

song giá trị những công trình của họ lại nằm ở chỗ khác. Năm 1958 Pamela
Hunsfort-Johnson chỉ còn nghi hoặc trong phạm vi xác định tuổi thật của
nhân vật của Proust nữa thôi. Bà tỏ ra chấp nhận “sự thật rằng thòi gian
niên biểu của Đi tìm thời gian đã mất là “có mặt khắp nơi” cứ như thể tưóc
bỏ hết tầm quan trọng của chủ thể”. Trong phần cốt yếu, kết luận này suốt
từ đó đã trở nên không thể bác bỏ được” [66, 26].
Steel lập ra một sơ đồ trật tự sự xuất hiện của các nhân vật, sự kiện
trong tác phẩm theo số thứ tự và bên cạnh đó tương ứng vối sô" tập và số
trang tác phẩm Đi tìm thời gian theo Nhà xuất bàn và năm xuất bản mà
Steel dùng đề nghiên cứu. cả một số sự kiện không xuất hiện trong tác
phẩm cũng được Steel lập ra theo thứ tự A, B, c từ việc đôi chiếu với các sự
kiện xa gần có liên quan để đi tìm một thời gian niên biểu xác thực nhất
cho tác phẩm và từ đó ông đã lập ra một bản sơ đồ được vẽ ra trên cơ sở
những khảo sát (xem phần Phụ lục của luận án).
6. Paul Ricoeur (1984) khi bàn vê Đi tim thời gian đã mất cho rằng phê
bình đương đại đã làm tiêu tán cái phần tư thuật ngụv trang của chính
23
Proust, nhà văn, và phần tự thuật hư cấu của nhân vật, người xưng tôi.
Theo Ricoeur, thời gian trong tiểu thuyết chỉ là hư cấu, không phải là thời
gian lấy trong cuộc đời thực của nhà ván dẫu có những nét tương đồng giữa
Marcel, nhân vật-Nkc với Proust-nhà ván. “Cần phải hình dung hệ thống
tác phẩm của Đi tìm thời gian theo cách một tỉnh lược mà một trong những
tiêu điểm là đi tỉm còn cái thứ hai là thăm viếng. Lúc đó sự hư cấu về thời
gian là cái sáng tạo nên mối quan hệ giữa hai tiêu điểm của Đi tìm " [61,
248]. (Những chỗ in nghiêng là do P.Ricoeur nhấn mạnh).
Ricoeur nghiên cứu các trường đoạn, các giọng kể theo các thì (temps),
thức (mode) để tìm ra thời gian đã mất và thời gian tìm thấy lại.
7. Trong “Niên biểu của Đi tìm thời gian đã mất và những sự kiện lịch
sử chắc chắn” [9], Hachez (1985) cho rằng buộc phải trở lại vấn đê thời gian
niên biểu trong Đi tim thời gian bởi vì chúng ta thường xuyên khẳng định

sự tồn tại của nó, song hoặc theo hướng phủ định, hoặc theo hướng coi nó
là đôi tượng của những sự hiểu lầm gav gắt, Hai cuốn sách mới đây (vào
thời điểm Hachez viết): Proust nhà tiểu thuyết của Michel Raimond (1984)
và Dưới bóng những cô gái tuổi hoa - Nghiên cứu phê bình của Pierre-Louis
Rey (1984) chứng tỏ rằng vấn đề này thường xuyên được đặt ra đối với một
vài nhà nghiên cứu. Sự khó khăn lớn đã gặp phải do nguyên nhân là các
tác giả khác nhau không nắm được cách tính thời gian của Proust. Cái bẫy
lớn được giăng ra qua thời gian niên biểu Proust lại chính là sự dễ hiểu của
câu nói về việc chuyển tiếp giữa cuộc sông ở Paris của Người kê chuyện và
kì nghỉ ở Balbec. Câu đó nguyên văn như sau: “Khi hai năm sau tôi đã đi
với bà tôi đến Balbec”. Sự nhầm lẫn là ở chỗ tính hai lần 365 ngày. Proust
quan niệm rằng một phần của một năm này được thêm vào cho một phần
của năm sau có lẽ đã được tính bằng hai năm.
Vả chăng, rất thường khi các nhà nghiên cứu Proust chỉ kiểm tra tuổi
của Nkc mà lại bỏ qua tuổi của các nhân vật khác và nhất là sự tồn tại của
những sự kiện lịch sử chắc chắn. Củng như vậv, không nên bô qua việc
24
Proust đã tuyên bô ràng cái tên của tiểu thuyêt của ông hay nhât lại là
'Hai mươi năm sau”. Chúng tôi cần phải lưu ý rằng niên biểu được lập nên
từ những biến cô liên tiếp nhau và một vài năm tháng của chúng đôi khi
gần đúng hoặc được giả định.
Cuôi cùng, cũng không nên quên rằng Proust đã nhiều lần phát biểu quan
niệm của ông về thời gian niên biểu. Để dẫn ra đây hai bằng chứng bất kì:
Proust cho rằng Odette là một người bất chấp luât lê của niên biểu (III, 947)
và ông nói về “sự sai trật ngày tháng kinh khủng” (III, 1008) mà nữ công tước
de Guermantes đã làm vào cuộc vui buổi chiều của công chúa de Guermantes
trong lúc bắt đầu tình bạn vói Nkc một vài năm rất sốm trước kia.
Hachez cho rằng việc làm đó là cần thiết để tránh phải trình bày những lí
do bào chữa cho những năm sinh của các nhân vật sau đây: Người bà, bà
Villeparisis, de Norpois (vào khoảng năm 1820); bà quả phụ của de

Cambremer, Franẹoise (vào khoảng 1830); công tước de Guermantes (1836);
de Charlus (1839); nữ công tước de Guermantes, Swann (1842); cha mẹ của
Nkc (khoảng 1850); Legrandin (1850), Odette (1852); Saint-Loup (khoảng
1872); Bloch (1849); Người kể chuyện, Morel, Gilberte, MUe Vinteuil,
Albertine, những cô gái ở Balbec (1880), Mu'de Saint-Loup (1903).
Những xem xét quan trọng dưới đây được Hachez thực hiện chính xác
theo niên biểu đã tóm tắt để đưa ra những năm tháng của các sự kiện
chính trong Đi tìm thời gian (Xem bảng c của Phụ lục).
8. Trong cuôn Tiểu thuyết (“Le roman”) của Pierre-Louis Rey (1992)
củng có những vấn đề mà luận án sẽ tham khảo như: Điểm nhìn của Nkc,
trong đó có “Một ví dụ về tự thuật hư cấu: Đi tìm thời gian đã mất" [59, 39]
và Thời gian bao gồm nhiều vấn đề mà Genette đã nói đến, nhưng Rey đi
theo một hướng khác [59, 109], Như tiêu đề của công trình, Rey đi sâu vào
nghiên cứu tiểu thuyết, trong đó có vấn đề thời gian: thời gian của truyện
kẻ, thời gian của tiêu thuyết, các vấn đê tỉnh lược, đón trước, quay ngược,
vắn tãt tương tư của Genette. Riêng vê vấn đê thời gian của Proust, Rev
25
có phần viết: Thời gian đã mất ưà thời gian tim thấy lại của Proust [59,
112]. Phần viết này của Rey có hơn hai trang, không thế nói được gì nhiều:
ông đi tìm nguvên lí sáng tác của Proust hơn là chỉ ra thao tác của các loại
thời gian trên. “Cái “thời gian đã mất” là cái quá khứ đã bị bóp vụn nơi mà
nhân cách của chúng ta đã bị tan rã trong những kinh nghiệm khác nhau;
cái “thời gian tìm thấy lại” là quá khứ đã được thiết lập lại, trong khi mang
trả lại tính đơn nhất cho cá nhân, nó sẽ đôi chiếu phong cách với cái tác
phẩm mà nó mang trong mình” [59, 116].
9. Julia Kristeva (1994) đã đi tìm các cấp độ thời gian theo một hướng khác:
cấu trúc của các hiện tượng, vật thể, cấu trúc ngữ nghĩa của câu, những dấu
hiệu tâm linh trong cuôn Thời gian cảm xúc (“Le temps sensible”) [33].
Luận án sẽ tiếp thu những luận điểm của các công trình trên, đồng thời
sẽ triển khai một sô" vấn đề trong môi liên quan vói phạm vi cùa đề tài.

Trong quá trình viết luận án chúng tôi sẽ liên hệ tới những quan điểm,
cách nhìn nhận về vấn đê nào đó, có đôi thoại để làm sáng tỏ những vấn đề
luận án nêu ra.
Những tác phẩm nghiên cứu của nước ngoài về Proust và những tác phẩm
có liên quan đến vấn đề thời gian và thi pháp tiểu thuyết nói chung trong
phần Sách tham khảo của chúng tôi có tổng số là 138 đầu sách, tạp chí, từ
điển, trong đó 71 là của Pháp và một vài công trình quan trọng về thời gian
niên biểu bằng tiếng Anh. Tuy chưa có trong tay thật đầy đủ những công
trình của nước ngoài về Proust, song qua thư mục chọn lọc của Quid chúng
tôi nhận thấy còn khá nhiều các công trình khác nghiên cứu về kiến trúc, âm
nhạc, hội họa hav nghiên cứu theo hướng phân tâm học hơi xa với đề tài. Các
công trình vê toàn bộ sáng tác của Proust hay chỉ riêng một hai tác phẩm
theo thông kê của Quid có sô lượng là 108; các công trình xuất bản định kì
như Tạp chí, Bản tin hoặc các công trình tập thê vê Proust là 16. Trong tất cả
các công trình trên không có công trình nào trùng lặp vối đề tài của luận án,
tuy một sô công trình có đê cập đên vấn đê thời gian bên cạnh nhiêu vấn đe
26

×