Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Du lịch trekking ở Việt Nam loại hình và phương thức tổ chức (Nghiên cứu trường hợp ở Sapa - Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.26 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂ N VÃN
TRỊNH LÊ ANH
DU LỊCH TREKKING Ở VIỆT NAM:
LOẠI HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC T ổ CHỨC
NGH IÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở SA PA (LÀO CAI)
LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: Dư LỊCH HỌC
MÃ SỐ:
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Đinh Trung Kicn
ĐÃI H Q CrQ U OC G* G IA HA NỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIÊN
V - LẠ /
Hà Nôi - 2006
Luản van thac sv du Hch
Trinh Lê Anh
MỤC LỤC
Mở đầu 1
A. Đặt vấn đ ề 1
A .l. Lý do chọn đề t à i 1
A.2. Lý do chọn nghiên cứu tnrờng hợp ờ Sa Pa (Lào C a i)

2
A.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề t à i 3
A.4. K hách thể, đối tượng và phạm vi nghiên c ứ u
4
A.5. M ục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
B. Phương pháp nghiên cứu 6
B. 1. Các phương pháp thu thập và xử lý thổng tin được sử dụng chủ yếu
trong luận v ăn 6


B.2. Mô tả điển d ã 6
B.3. Mô tả điều tra ý k iế n 7
c . Lược sử vấn đề nghiên cứ u 10
c. 1. Về các công bố được thu thập 10
C.2. Về các nghiên cứu của tấc giả và nhóm cộng tá c

.
11
D. Bố cục của luận v ã n 13
Chương 1: Cơ sở khoa học của du lịch trekking
14
1.1.Đ iểm luận về việc phân chia loại hình du lịch và du lịch trekking 14
1.1.1. Sự cần thiết và ý- nghĩa của việc phân chia loại hình du lịch

14
1.1.2. Thuật ngữ và các quan điểm về loại hình du lịc h 15
1.1.3. N ội hàm và đặc trưng loại hình cùa du lịch trek k in g 18
1.1.4. Vị trí phân loại của du lịch trekking 22
1.2.H oạt động trekking và loại hình du lịch trekking 24
1.2.1. Sự hình thành và phát triển hoạt động trekking
và loại hình du lịch tre k k in g 24
1.2.2. Các thành tố vả cấp độ cùa du lịch trek k in g
27
1.2.3. Sự phát triển của du lịch trekking trên thế g iớ i 31
1.2.4. Sự xuất hiện và phát triển của du lịch trekking tại Việt N a m 34
Tiểu kết chương 1 40
Chương 2: Loại hình du lịch trekking ở Sa Pa (Lào Cai)

42
2.1. Giới thiệu chung về Sa P a

42
2.2. Hoạt động du lịch tại Sa P a 45
2.3. Hoạt động trekking và loại hình du lịch trekking tại Sa P a

51
2.3.1. Đ iều kiện cơ bản cho khai thác du lịch trekking tại Sa P a

51
2.3.2. Hiện trạng khai thác, kinh doanh du lịch trekking tại Sa P a 56
ii
Luân văn t h a c SV du lic h
Trinh Lẽ Anh
Tiểu kết chương 2 67
Chương 3: Phương thức tổ chức du lịch trekking ở Sa Pa (Lào Cai) 68
3.1. Khách du lịch trekking 68
3.1.1. Việc tổ chức tour và mua to u r
68
3.1.2. Việc lựa chọn, sử dụng dịch vụ và những vấn đề liên q u a n 68
3.2. Các hình thức tổ chức và kinh doanh du lịch trekking

75
3.2.1. Các cơ sờ chuyên doanh du lịch trekking
75
3.2.2. Các cơ sở kinh doanh du lịch tổng hợp
(có bao gồm du lịch trekking)
76
3.2.3. Các vãn phòng tour giá rẻ (khách “ba lô”)
tại địa phương và Hà N ộ i 79
3.3. Các tuyến du lịch trekking tiêu biểu 82
3.4. K hảo sát phương thức tổ chức cụ thể 89

3.4.1. Lịch trình, thời g ia n 89
3.4.2. Các bước thực hiện to u r 91
3.4.3. Phương thức tổ chức cụ thể của các đơn vị kinh doanh du lịch
trekking Phan Si Pãng tại Sa Pa 98
3.5. Đánh giá kết quả nghiên c ứ u
105
3.5.1. Các hình thức tổ chức khai thác, kinh doanh du lịch trek k ing

105
3.5.2. Quy trình tiến hành du lịch trekking và các cách thức tổ chức
phục vụ du khách theo-từng khâu/ từng loại hình dịch vụ

106
3.5.3. Các phương pháp/cách thức vận hành các phương tiện, công cụ
(hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật) phục vụ du lịch trekking

106
Tiểu kết chương 3

.
107
Kết luận và khuyên nghị 108
A. Kết luận về việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu

108
A .l. Thuận lợi và khó khăn 108
A.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên c ứ u 109
A.3. Kết luận chung 112
B. Một số khuyến n g h ị 112
B. 1. K huyến nghị từ ý kiến cùa du khách


.

112
B.2. Khuyến nghị cụ thể nhằm mục tiêu phát triển hài hoà du lịch trekking
với các yêu cầu kinh tế - xã hội khác tại Sa Pa
113
B.3. Khuyến nghị chung từ nghiền cứu trường hợp du lịch trekking
tại Sa Pa 116
Tài liệu tham khảo và trích dẩn 117
Phụ lục 119
iii
Luản van thac sv du lich
Trinh Lê Anh
CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
IUCN Tổ chức Bảo tổn Thiẽn nhiên Quốc tế
SNV Tổ chức Phát triển Hà lan
UBND Uỷ ban nhân dân
Sở TMDL Sở Thương mại - Du lịch
CÁC HÌNH, BẢNG VÀ HỘP THAM KHẢO
Hình 1.1. Poster quảng cáo du lịch trekking ở miền Bắc Thái L an 35
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Sa P a 43
Hình 2.2. Biểu đồ dàn số và mật độ dân số Sa P a 44
Hình 2.3. Sơ đổ phạm vi ảnh hưởng của du lịch Sa P a
49
Hình 2.4. Sơ đổ dự kiến các tuyến và phạm vi khai thác du lịch Sa Pa 50
Hình 2.5. Sơ đồ các tuyến trekking hiện tại ờ Sa Pa 60
Hình 2.6. M ột số hình ảnh khách du lịch với người địa phương
63
Hình 3.1. Biểu đổ phân bố độ cao theo chiều dài tuyến 1 84

Hình 3.2. Sơ đổ hành trình tour/tuyến 1 85
Hình 3.3. Sơ đồ hành trình tour/tuyến 2
86
Hình 3.4. Sơ đồ hành trình tour/tuyến 3(1)
87
Hình 3.5. Sơ đổ hành trình tour/tuyến 3 (2 )
88
Hình 3.6. Lược đổ các tuyến du lịch trekking Phan Si P ă n g
89
Hình 3.7. Sơ đồ hoá lịch trình cùa tour Phan Si Păng (khảo sát từ 11 -13/2/2004)

91
Hình 3.8. M ột sô' hình ảnh cùa tour Phan Si Păng (khảo sát từ 11-13/2/2004)

101
Bảng 0.1. Nội dung điều tra khách du lịch trekking Sa P a 8
Bảng 1.1. VỊ trí phân loại cùa du lịch trekking (tiêu chí phương tiện giao thông)
22
Bảng 1.2. Vị trí phân loại của du lịch trekking (tiêu chí đặc trưng điểm đ ến)
23
Bảng 1.3. VỊ trí phàn loại cùa du lịch trekking (tiêu chí đặc trưng khám phá/m ạo hiểm)23
Bảng 1.4. Vị trí phân loại cùa du lịch trekkina (tiêu chí đặc trưng thể th a o ) 24
Báng 1.5. Một số điểm đến trekking phù hợp với 5 cấp độ theo
tập quán quốc tế thừa nhặn 31
Báng 2.1. Mô tả bốn sản phẩm du lịch trekkina tiêu biểu ở Sa P a 58
iv
Luân văn th ac SV du lich Trinh Lê Anh
Bảng 2.2. Tổng hợp các tuyến du lịch trekking tại Sa P a
59
Bảng 3.1. So sánh các hình thức kinh doanh du lịch trekking Sa P a 80

Bảng 3.2. Mô tả ba tuyến du lịch trekking tiêu biểu được khảo s á t
83
Bảng 3.3. Khoảng cách độ dài điểm trên các tuyến du lịch trekking Phan Si Păng

89
Bảng 3.4. Lịch trình các tour khảo sát cụ thể trên 3 tuyến 89
Bảng 3.5. N hật ký lộ trình của tour Phan Si Pãng (khảo sát từ 11 -13/2/200 4)

90
Bảng 3.6. M ô tả nội dung hoạt động đón khách của 3 tour khảo s á t 91
Bảng 3.7. Trình tự và nội dung thông tin cho khách cùa 3 tour khảo s á t

92
Bảng 3.8. Thống kê một số hạng mục cơ sở vật chất của 3 tour khảo s á t

93
Bảng 3.9. Thống kê nhân sự phục vụ của 3 tour khảo sát 94
Bảng 3.10. Vai trò và nhiệm vụ của các thành phần phục v ụ 94
Bảng 3.11. N hật ký 3 chuyền khảo sá t 96
Bảng 3.12. Một số chi tiết và những lưu ý đặc biệt của 3 tour khảo s á t

97
Bảng 3.13. So sánh các hình thức tổ chức du lịch trekking Phan Si Păng của một số
đơn vị kinh doanh (cung ứng) 98
Bảng 4.1. Tiếp cận loại hình du lịch trekking 109
Hộp tham khảo 1
Hộp tham khảo 2
Hộp tham khảo 3
Hộp tham khảo 4
Hộp tham khảo 5

Hộp tham khảo 6
: Sản phẩm du lịch trekking chung của Vietnam Tourism, Exotissim o và
khách sạn V ictoria 77
: Sản phẩm du lịch trekking của các văn phòng Sinh cafe, Open tour. 79
: Vấn đề lưu trú qua đêm bằng ngủ lều
100
: Vấn để ãn uống 103
: Vấn đề áp dụng các biện pháp an toàn trong
du lịch trekking Sa P a 103
: Những lưu ý chung cho khách du lịch trong du lịch trekking
Phan Si Păng (với sự tư vấn của một số chuyên viên hãng Topas) 104
Luân văn t h a c SV du li c h
Trinh Lê Anh
MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỂ
A .l. Lý do chọn đê tài
Những năm đầu thế kỷ 21, kỳ vọng của những nhà lãnh đạo du lịch quốc
gia và cộng đồng làm du lịch Việt Nam cũng như mỗi người dân về việc
quảng bá hình ảnh đất nước và con người chúng ta ra thế giới ngày một lớn
hơn. Trong bài phát biểu tại lễ trao giải cuộc đua1 Raid Gauloises Việt Nam
2002, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam - Phạm Từ - đã nói rõ:
"Thông qua các vận động viên, các nhà làm phim truyền hình, các nhà báo
quốc tế và trong nước, hình ảnh Việt Nam, vãn hoá lịch sử, đất nước con
người Việt Nam, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đường lối đổi mới, m ỏ
cửa, m ở rộng giao lưu, làm bạn với các nước của Việt Nam đã, đang và sẽ
được quảng bá rộng rãi trên khắp các châu lục. Hy vọng sẽ có nhiêu du khách
đến Việt Nam - một điểm đến an toàn, hấp dẫn" [Như Hoa, 2002]. Trên thự c tế,
kết quả của sự kiện du lịch - thể thao quốc tế này tại Việt Nam cho thấy rằng
bên cạnh cơ hội hình ảnh du lịch Việt Nam được quảng bá tới thế giới một
cách tập trung và rộng khấp bởi các website, các kênh truyền thông trong

nước và quốc tế, Việt Nam bước đầu được nhìn nhận như một điểm đến mới
mẻ, hấp dẫn, an toàn và thân thiện không chỉ đối với yêu cầu của loại hình
chuyên biệt - du lịch thê thao - khám phá, mạo hiểm (sport - adventure/risk
tourism) - mà còn đối với các loại hình du lịch khác tại Việt Nam. Điều này
gợi mở những hướng khai thác mới đối với tiềm năng du lịch vùng núi - biển
phía Bắc nói riêng và toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung, khi một số điểm đến
truyền thống và nổi tiếng của chúng ta đã không hội đủ các yêu cầu “mới”,
“lạ” để gọi mời du khách quốc tế đến với Việt Nam lần thứ hai.
Là m ột trong những loai hình phổ biến nhất trons hệ thống loại hình du
lịch chuyên biệt theo hướng thể thao - khám phá, mạo hiểm đã nêu trên, du
' mà tác giá gọi tên là "to ur du lịch thè' thao - mạo hiểm" khi xem xét ớ góc độ loại hình du lịch
1
Luân vản thac SỸ du Uch
Trinh Lê Anh
lịch trekking đã được triển khai ở Việt Nam trong khoảng gần hai thập kỷ
qua. Tuy nhiên những nghiên cứu dưới góc độ loại hình (hay sản phẩm du
lịch) của hoạt động trekking (cả tự phát và có tổ chức) còn thiếu và chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Sự phát triển tự nhiên và lợi thế của Sa Pa như một điểm đến đầu tiên và
điển hình của loại hình này ở Việt Nam cho thấy xu thế đa dạng hoá loại hình
du lịch đang diễn ra nhanh hơn dự đoán của những nhà nghiên cứu và vì thế,
nghiên cứu thực tiễn chứng kiến cuộc rượt đuổi của hai cách “làm” du lịch: du
lịch ồ ạt (mass tourism) và du lịch có cân nhắc, lựa chọn (alternative
tourism). Hiện trạng thiết kế, chào bán và đặc biệt là tổ chức thực hiện du lịch
trekking ở Sa Pa cũng như trên khắp Việt Nam rất đa dạng: việc tổ chức khai
thác du lịch trekking được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn ở mức độ
rất khác nhau đối với các đơn vị kinh doanh du lịch trekking. Nhiều đơn vị tổ
chức du lịch trekking tự phát, thiếu trách nhiệm với điểm đến. Đồng thời,
phương thức tổ chức vốn tuân theo tập quán quốc tế bị sai lệch quá mức, thực
sự gây mất an toàn cho du khách, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh điểm đến mới

cho du lịch trekking của Việt Nam đang manh nha hình thành.
Từ những vấn đề trên, tác giả luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài Du
lịch trekking ở Việt N am : loại hỉnh và phư ơng thức tổ chức. Nghiên cứu
trường hợp ở Sa Pa (Lào Cai).
A.2. L ý do chọn địa bàn nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa (Lào Cai)
Từ những nghiên cứu ban đầu, có thể nhận thấy du lịch trekking là loại
hình mới phát triển ở Sa Pa (so với lịch sử hoạt động du lịch hàng trăm năm
của địa phương này) và nó đã nhanh chóng trở thành một loại hình du lịch mũi
nhọn với phạm vi ảnh hưởng không chỉ ờ thị trấn phố núi mà còn trên một địa
bàn rộng lớn bao quanh thuộc địa phận huyện Sa Pa và lân cận. Sa Pa đã và
đang được du khách tìm đến ngày một nhiều vì họ được biết đây không chỉ là
2
Luân văn thac SV du lich
Trinh Lê Anh
một điểm nghỉ dưỡng đơn thuần mà đáy còn là một điểm trekking lý tưởng ở
Việt Nam.
Hiện tại ở khắp các tỉnh, đặc biệt ở phía Bắc Việt Nam, du lịch trekking
đang có sự phát triển mạnh mẽ. Có thể nhận thấy thông qua các tour trekking
được chào bán đểu hướng đến các địa điểm chính: Phong Thổ, Tam Đường,
Cát Bà, Sa Pa, Mai Châu, Pleiku, Đăk lăk Tại nước ta, địa bàn núi rừng nơi
có các bản làng của người dân tộc, những khu rừng nguyên sinh như Nam Cát
Tiên, Côn Đảo, Phú Quốc, Bạch Mã, Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Bình Châu,
Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc các khu rừng đặc chủng tại Tây Nguyên, vùng núi
cao Sa Pa và các tỉnh Tây Bắc là những nơi tốt nhất để đưa vào hoạt động
loại hình này.
Trong số những điểm đến đã nêu, Sa Pa (Lào Cai) vẫn được khách
trekking (trekkers) quốc tế và những người làm du lịch trekking ở Việt Nam
đánh giá là điểm đến số một của Việt Nam eho du lịch trekking. Thực tiễn
khai thác du lịch trekking ở Sa Pa là phong phú và đã có m ột quá trình định
hình, phát triển và điều chỉnh từ tập quán quốc tế cho phù hợp với điều kiện ở

Việt Nam, điều kiện địa phương. Đã có những kinh nghiệm, bài học được rút
ra qua gần hai thập kỷ phát triển du lịch trekking tại đây, đã có sự quan tâm ít
nhiều của các tổ chức, cá nhân hoạt động vì mục đích học thuật hay các mục
đích phi lợi nhuận khác. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển đang thay đổi nhanh
theo thời gian, cần có sự tổng kết phần nào rút kinh nghiệm cho thời gian tiếp
theo. Vì thế, tác giả lựa chọn nơi này để tiến hành nghiên cứu trường hợp.
A.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận
nghiên cứu đi trước, đề tài bước đầu tổng hợp và phát biểu lại cơ sở khoa học
của loại hình du lịch, song song với việc làm rõ cách thức phân chia các loại
hình du lịch phổ biến và quan điểm phân loại của tác giả đề tài. Đày là đóng
góp lý thuyết của đề tài nhằm khẳng định hướng riếp cận nghiên cứu loại hình
Luân vân thac SV du lich Trinh Lê Anh
- sản phẩm như là m ột hướng nghiên cứu cẩn thiết với ngành học có ý nghĩa
thực tiễn mạnh mẽ như du lịch học. Thêm vào đó, đề tài góp phần bổ sung cơ
sở khoa học của loại hình du lịch thể thao - khám phá mạo hiểm (sport -
adventure/risk tourism) nói chung và du lịch trekking nói riêng, đặc biệt về
phương thức tổ chức.
Việc nghiên cứu thực tiễn khai thác du lịch trekking có ý nghĩa đóng
góp nhận thức, cứ liệu góp phần làm cơ sở cho các nhà quản lý, nhà kinh
doanh, nhà cung cấp cũng như cộng đồng địa phương trong việc hoạch định
chiến lược phát triển, triển khai quảng bá và khai thác kinh doanh tổ chức loại
hình này cũng như việc đón nhận, tham gia và chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa
các bên.
A.4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Khách th ể nghiên cứu: hoạt động và hiện trạng du lịch trekking
• Đối tượng nghiên cíai: loại hình và phươnơ thức tổ chức du lịch
trekking. Cụ thể: 1- Loại hình du lịch trekking nói chung.
2- Loại hình và phương thức tổ chức du lịch trekking
ở Việt Nam (trường hợp Sa Pa).

Theo từ điển tiếng Việt, phương thức có nghĩa là phương pháp (cách
thức tiến hành) và hình thức tiến hành; tổ chức có nghĩa là tiến hành một công
v iệ c th e o c á c h th ứ c , trìn h tự n à o [Nguyễn Như Ý, 1999, tr.1352, 1662]. N h ư th ế , c ó
thể hiểu một phần của đối tượng nghiên cứu thứ hai của đề tài - phương thức
tổ chức du lịch trekking - bao gồm các nội dung:
- Các hình thức tổ chức khai thác, kinh doanh du lịch trekking.
- Quy trình tiến hành du lịch trekking và các cách thức tổ chức phục vụ
du khách theo từng khâu/ từng loại hình dịch vụ.
- Các phương pháp/cách thức vận hành các phương tiện, công cụ (hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật) phục vụ du lịch trekkino.
4
Luán vân thac SV du lich Trinh Lẽ Anh
• Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: đề tài có xu hướng trở nên rất rộng nếu không khu
biệt tính trường hợp của nghiên cứu này. Vì vậy, phần nghiên cứu cợ sở lý
luận loại hình du lịch trekking nếu có xu hướng khai quát chung trên thế giới
thì đó là hệ quả mà đề tài cũng mong muốn chứ không phải chủ đích đề tài
nhằm tới. Do nghiên cứu trường hợp nên kết quả nghiên cứu chỉ nhằm áp
dụng và khuyến nghị cho hiện thực ở Việt Nam mà thôi.
- Về mặt không gian: nghiên cứu trường hợp tiế n hành trên địa bàn huyện
Sa Pa, khảo sát những tour điển hình thuộc địa phận huyện Sa Pa của một số
công ty kinh doanh du lịch trekking cụ thể. M ột số khảo sát có thể theo lịch
trình của khách du lịch thực hiện từ sân bay, tại Hà Nội hay tới tận khi họ đã
về nước (nhận lại phản hổi).
- Về mặt thời gian: nghiên cứu tiến hành chủ yếu trong hai năm 2004,
2005 và đầu năm 2006. Các khảo sát tại điểm được tiến hành thành nhiều đợt,
đảm bảo tính đa dạng thời gian có tính đến mùa vụ của loại hình.
A.5. M ục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ cơ sở khoa học loại hình
du lịch trekking trong phân hệ du lịch thể thao - khám phá, mạo hiểm, khái

quát hóa được phương thức tổ chức trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn. Từ đó, đề
tài bước đầu khuyến nghị phương thức tổ chức khai thác du lịch trekking phù
hợp trong thời gian tiếp theo ở Sa Pa (Lào Cai).
Căn cứ chính từ việc giải quyết đối tượng nghiên cứu, luận văn tiến hành
giải quyết những nhiệm vụ tương ứng như sau:
- Nghiên cứu tổng quan việc phán chia loại hình du lịch, cơ sỏ khoa học ọc
của du lịch trekking (nội hàm và đặc trưng loại hình) và xác định hướng tiếp
cận cho việc xem xét du lịch trekking trong hệ thống phản loại loại hình du
lịch.
5
Luán van thac sv du lich Trinh Lẻ Anh
- Khái quát đặc điểm loại hình và phương thức tổ chức du lịch trekking
tại Sa Pa từ khảo sát hiện trạng phương thức tổ chức du lịch trekking tại Sa
Pa, đặc biệt của một sô' đơn vị chuyên doanh loại hình này cho các đối tượng
khách, từ đó đưa ra những kết luận và khuyến nghị.
B. PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN c ứ u
B .l. Các phương pháp thu thập và x ử lý thông tin được sử dụng chủ
yếu trong luận văn
- Phân tích tài liệu: nhằm k ế thừa nghiên cứu và tri thức đã có, người viết
tiến hành đánh giá tổng quan, điểm luận các công bố về loại hình du lịch và
việc phân chia loại hình du lịch, thu thập các công bố về nội hàm du lịch
trekking và các nội dung liên quan, các tài liệu liên quan đến điểm nghiên cứu
trường hợp (Sa Pa) và hoạt động du lịch tại đây.
- Điển dã, quan sát tham dự, chuyên gia, phỏng vấn sâu và điều tra anket
(bảng hỏi): đây là nhóm các phương pháp có vị trí đặc biệt quan trọng để có
được các đánh giá, kết luận về loại hình và phương thức tổ chức du lịch
trekking ở Sa Pa, phần nào nhận định bước đầu hiện trạng chung của Việt
Nam. Nội dung cụ thể của phương pháp điền dã và điều tra sẽ được trình bày
trong phần B.2, B.3.
- So s á n h - đối chiếu: lập biểu đồ so sánh với hệ tiêu chí cụ thể là nhiệm

vụ quan trọng để các đánh giá có được cơ sở khoa học và đáng tin cậy.
Phương pháp này được thực hiện khi phân tích các kết quả khảo sát ở chương
3 của luận văn.
B.2. M ô tả điền dã
Tác giả và cộng tác viên đã tiến hành khảo sát cụ thể các tour trên ba
tuyến tiêu biểu dưới đây với sự giúp đỡ của Công ty Phú Thịnh (Topas) và
Công ty Handspan:
6
Luân văn t h a c SV du lic h
Trinh Lê Anh
<1> Tuyến Sa Pa - Bản Hồ - Thanh Phú - Sín Chải - Nậm Than - Nậm
Nhíu - Thanh Phú - Sa Pa.
<2> Tuyến Sa Pa - Tả Van - Séo Mí Tỉ - Tả Trung Hồ - Nậm Sài - Sín
Chải - Thanh Phú - Bản Hồ - Sa Pa.
<3> Tuyến du lịch trekking Phan Si Pãng2.
Qua đày có thể thấy được hiện trạng phương thức tổ chức du lịch
trekking của các đơn vị chuyên kinh doanh du lịch trekking Sa Pa, kết hợp với
các phương pháp phỏng vấn, thảo luận nhóm, quan sát, chuyên gia như đã
trình bày ở trên để suy ra hiện trạng đối với các hình thức tổ chức của các đơn
vị kinh doanh tổng hợp hay các văn phòng tour giá rẻ. Kết quả khảo sát thể
hiện ở chương 3.
B.3. M ô tả điều tra ý kiến
Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trong hàng loạt các phương pháp
nghiên cứu được áp dụng, phương pháp điều tra ý kiến được coi trọng đạc biệt,
nhằm nhận diện thực trạng một cách có căn cứ và hướng tới mục tiêu định
lượng. Thông qua khảo sát tác giả cũn2 có mục đích kiểm chứng và khẳng định
những kết luận hay đề xuất, khuyến nghị như là những hệ quả của nghiên cứu.
• Thời gian: tác giả và các cộng tác viên tiến hành điều tra làm hai đợt.
Ngoài đợt chính, điều tra bổ sung được tiến hành vào trong một sô' chuyến
khảo sát thực địa của tác giả và cộns tác viên tại Sa Pa với một sô' khảo sát

tuyến cụ thể song song với việc tiếp cận các đối tượng trả lời bảng hỏi. Thời
điểm này khách nước ngoài hạn chế hơn. nhưng khách nội địa thì gia tãng đặc
biệt từ tháng 4. Như vậy tổng cộng, kết quả được thu thập từ 175 bảng khách
quốc tế và 110 bảng khách nội địa, sô' lượng khách nội địa ít hơn trong mảu
điều tra phản ánh đúng tương quan thị trường của du lịch trekking qua các
nghiên cứu đã công bô' trước đó. Điều này cũng cho thấy sự tham gia còn hạn
chế cũng như năng lực trả lời bảng hỏi vể du lịch trekking còn thấp (tỷ lệ
: Viết [heo cách thức mà các vãn bán pháp quy cúa tinh Lào Cai thê’ hiện.
7
Luân văn thac SV du [ịch
Trinh Lẽ Anh
phiếu bỏ vì khách nội địa không biết và không thể trả lời khá cao, khoảng gần
50 phiếu).
Bảng 0.1. Nội dung điều tra khách du lịch trekking Sa Pa
THỜI GIAN BẢNG HỎI KHÁCH
Q U Ố C TẾ
BẢNG HÓI KHÁCH
V IÊ T N AM
TỔ N G
Đợt 1
đầu tháng 12/2004
đến hết tháng 1/2005
115 35 150
Đợt 2 tháng 3 - 5/2005 60 75
135
TỔNG
175
110 285
Thời gian tiến hành điểu tra một phần được thực hiện ở thời vụ thích
hợp nhất cho du lịch trekking (từ tháng 9 đến tháng 12). Do thời tiết khô,

thuận tiện nên du khách đông, tham gia du lịch trekking ở mọi cấp độ. Vì
thế, xác suất lấy được lượng ý kiến lớn và độ chính xác cao hơn.
• Địa điểm: tiế n hành tại Hà Nội và Sa Pa. Tại Hà Nội, một phần nội
dung bảng cãu hỏi đã được triển khai. Do có sự liên hệ từ trước với một sô'
công ty du lịch, hay hướng dẫn viên khi có khách tham gia du lịch trekking,
tác giả và nhóm cộng tác viên đến gập họ tại khách sạn, trực tiếp phỏng vấn,
tìm hiếu những mong muốn, kì vọng cùa họ trước chuyến đi Sau khi chuyến
đi kết thúc, tiếp tục gặp gỡ và lấy ý kiến từ du khách Ngoài ra, nhóm cũng
đã đến các điểm tham quan du lịch tại Hà Nội tập trung nhiều người nước
ngoài để phỏng vấn, phát bảng hỏi Tuy nhiên, lượng ý kiến này không nhiều
(ví dụ như tại Văn Miếu, Lăng Bác, ga hàng không Nội Bài ). Thông tin chủ
yếu của báo cáo được lấy từ Sa Pa, trên cơ sở phỏng vấn, phát bảng hỏi trực
tiếp cho du khách trên đường phô', tại các khách sạn lớn như Victoria, Green
Bamboo, tại bản Cát Cát kết hợp với việc khai thác thông tin từ những bảng
hỏi ý kiến khách hàng trong cùng thời gian cùa công ty Topas Adventure.
Travel Indochina (Xem phụ lục 11)
Ngoài du khách, để ý kiến mang tính tổng hợp hơn, nhóm đã tham khảo
ý kiến bằng phỏng vấn sâu với những đối tượng khác tham gia hoặc có liên
8
Luán văn t h a c SV du lic h
Trinh Lê Anh
quan đến hoạt động du lịch trekking Sa Pa như điều hành du lịch trekking
(công ty Topas, công ty Hanspan, công ty Buffalo, công ty Exotissimo, công
ty Diethem, công ty Intrepid Travel), hướng dẫn viên du lịch trekking (13
người); các nhà quản lý công ty, chi nhánh du lịch có hoạt động này (17
người); cũng như một sô' chuyên gia và người làm công tác quản lý tại địa
phương.
Các phiếu hỏi với khách du lịch Việt Nam đều được thực hiện tại Sa Pa,
chúng tôi nhận định là tiếp cận khó khăn hơn so với làm việc với người nước
ngoài, có lẽ do tính cách người Việt ngại hoặc chưa quen với hoạt động cho ý

kiến. Nhưng cũng có nhiều ý kiến mang tính xác thực cao hơn khách nước
ngoài, họ nói thẳng, nói thật nhiều hơn vể những điểu nhận thấy. Người nước
ngoài rất thân thiện, cởi mở và lịch sự, luôn luôn sẵn sàng cho phỏng vấn,
cũng như nhận phiếu điều tra nhưng một số người giữ lịch sự, ngại không
muốn đưa ra nhũng ý kiến không hay, điều không hài lòng, hoặc nêu một cách
giảm nhẹ điều đó đi Vì vậy, khi phỏng vấn nhóm đã chủ động gợi mở, thậm
chí chuyển sang phỏng vấn sâu kết hợp quan sát tham dự, để có cái nhìn chân
thực nhất.
• Bảng hỏi/đê' cương phỏng vấn: có 2 loại cho khách Việt Nam và khách
quốc tế. Bảng hỏi của khách Việt Nam gồm 12 câu, 8 câu hỏi đóng, 4 câu hỏi
mở về những cảm nhận của du khách, đánh giá và suy nghĩ để phát triển hơn
nữa du lịch Sa Pa và du lịch trekking ờ Sa Pa. Khách quốc tế, bảng có 11 câu
hỏi, 7 câu hỏi đóng, 4 câu hỏi mở Cả 2 bảng hỏi đều được thiết kế gồm 2
phần chính, là những ý kiến của du khách về Sa Pa và ý kiến du khách vể du
lịch trekking Sa Pa, trong đó có phần phương thức tổ chức du lịch trekking
(mẫu bảng hỏi xem phụ lục 9, 10).
• Nội dung điều tra ỷ kiến: để thực hiện đúng nội dung đối tượng nghiên
cứu nêu ở phần trên về phương thức tổ chức du lịch trekking, cũng chính là
các mục tiêu nghiên cứu, tác giả và nhóm cộng tác viên đã tiến hành các khảo
9
Luản van thac sv du Iich Trinh Lê Anh
- Khảo sát khách du lịch Sa Pa, đặc biệt là khách tham gia trekking về
quy trình mua tour/tự tổ chức tour của họ và sự lựa chọn, sử dụng dịch vụ của
họ (1).
- Khảo sát thực tế và so sánh hình thức kinh doanh du lịch trekking tại
các đơn vị kinh doanh du lịch trekking Sa Pa (2).
- Khảo sát thực tế theo các tour/tuyến trekking p h ổ biến đ ể khái quát
phương thức tổ chức cụ th ể cho một tour của loại hình này tại Sa Pa (3).
Điều tra bằng bảng hỏi/phiếu điều tra chỉ thực hiện cho một phần mục
tiêu của khảo sát (1) và (3), còn lại tác giả và các cộng tác viên phải tiến hành

các phương pháp khác nhau như phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, chuyên gia,
điển dã để hoàn thành các mục tiêu của khảo sát (2) và (3). Kết quả điều tra
ý kiến này sẽ được thể hiện trong chương 3 của luận văn.
c . LƯỢC SỬ VÂN ĐỂ NGHIÊN c ứ u
c .l. Về các công bô'được thu thập
Các công trình nghiên cứu về du lịch trekking chủ yếu xuất xứ từ các
nước có nền công nghiệp du lịch phát triển và bản thân là những điểm gửi
khách đứng đầu thế giới, nơi mà nhu cầu đi du lịch của người dân rất đa dạng
và luôn đổi mới, hướng đến những nhu cầu cao về mặt thỏa mãn tinh thần. Hai
cuốn sách điển hình mà tác giả thu thập được, một của Anh, một của Mỹ
[David Noland, 2001 & R obert Strauss, 1996], th ự c tế đ ã p h ả n á n h p h ầ n nà o về h iện
trạng sách chuyên đề về loại hình du lịch và du lịch trekking trên thế giới đa
phần thuộc dạng sách chỉ dẫn, cẩm nang (guide book, hand book) nhằm giới
thiệu điểm đến hay hướng dẫn kỹ năng cụ thể. Vì vậy các công trình không
hướng vào nội dung nghiên cứu về lý luận loại hình du lịch mà chỉ đưa ra quan
điểm trực tiếp của tác giả/nhóm tác giả viết cuốn sách đó, thậm chí cũng nêu
rất rõ, chẳng hạn, định nghĩa đó chỉ nhằm phục vụ cho việc hiểu đúng khái
niệm thực hành trekking phục vụ cho mục tiêu chỉ dẫn kỹ thuật của cuốn sách
[David N oland, 2001, tr.9].
10
Luân van thac sv du lich
Trinh Lê Anh
Hầu hết các sách mỏng (brochure) giới thiệu sản phẩm du lịch của các
hãng lữ hành trong và ngoài nước cũng như các sách hướng dẫn du lịch điểm
đến khác đều có nhắc đến hình thức/loại hình du lịch trekking và những chỉ
dẫn cụ thể vể mua tour và thực hiện tour dưới nhiều hình thức. Sự nhắc đến đó
mặc nhiên thừa nhận sự hiểu biết chung về loại hình du lịch này mà không
đưa ra định nghĩa hay giải thích kỹ càng về chúng. Báo chí và các phương tiện
thông tin đại chúng trong nước thậm chí không thể thống nhất cách gọi tên
cho loại hình du lịch này, thường tạm dùng một số tên tiếng V iệt phản ánh

một phần nội hàm của loại hình và dừng lại ở việc mô tả bên ngoài các hoạt
động của loại hình.
Các tài liệu chủ yếu trong nước có liên quan là các công trình nghiên
cứu được công bố từ dự án của IUCN và SNV Việt Nam song hành với qúa
trình thực hiện dự án Hỗ trợ du lịch bền vững tại Sa Pa diễn ra từ năm 2000
đến 2002. Các tổ chức này đã phối hợp với địa phương thực hiện các ý tưởng
phát triển du lịch nói chung tại đây một cách bền vững, trong đó cũng có
những quan tàm đặc biệt tới loại hình du lịch trekking th e o định hướng các
hoạt động trekking có trách nhiệm. Do đó, các nghiên cứu trong khuôn khổ dự
án này dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá tác động môi trường tự nhiên và xã
hội của các hoạt động du lịch nói chuna và du lịch trekking đến cộng đồng địa
phương, từ đó đề xuất phương hướng và biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác
đ ộ n g đ ó [UBND huyện Sa Pa, 2000].
C.2. Vé các nghiên cứu của tác giả và nhóm cộng tác
Liên tục từ 2000 - 2005, cùng với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu
khoa học, bản thân người viết đã tiến hành các nội dung nghiên cứu liên quan
đến du lịch trekking với sự tham gia cùa nhóm cộng tác, phần lớn là sinh viên,
thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, bài tập lớn (niên luận), khoá
luận cùng với một sô' chuyên gia đang tham gia hoạt động kinh doanh du lịch
trekking tại Sa Pa. Dưới đây là những nội dung nghiên cứu chính (một sô'
11
Luân van thac sv du lỉch Trinh Lé Anh
trong đó đã công bố trong các hội thảo quốc tế/ trong nước và Tạp chí chuyên
n g à n h (Xem thêm mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục 12)):
- Tìm hiểu trekking tour tại Sa pa - Việt Nam, 2000.
- Tìm hiểu vai trò của tài nguyên rừng trong các trekking tour tại Khu
BTTN Hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai), 2002.
- Tìm hiểu tour du lịch thể thao - mạo hiểm Raid Gauloises Việt Nam
2002, 2003.
- Khảo sát phương thức tổ chức và đánh giá vai trò của tài nguyên thiên

nhiên trong trekking tour Phan Si Păng (V QG H oàng Liên, Sa Pa - Lào
Cai), 2004.
- Khảo sát trekking tour và TNTN tuyến Sa Pa - Tả Van - Séo Mí Tỉ - Tả
Trung Hổ - Nậm Sài - Sín Chải - Thanh Phú - Bản Hồ - Sa Pa, 2004.
- Khảo sát Trekking tour và TNTN tuyến Sa pa - Bản Hồ - Thanh Phú -
Sín Chải - Nậm Tham - Nậm Nhíu - Thanh Phú - Sa pa, 2004.
- Ngủ bản (homestay) và ngủ lều (camping) trong trekking tour Sa Pa,
một số vấn đề về hệ thống lưu trú đặc trưng, 2004
- Tìm hiểu trang thiết bị phục vụ trekking tour tại Sa Pa, 2004.
- Ý kiến khách du lịch tham gia trekking tour tại Sa Pa - Việt Nam, 2005.
- Khảo sát một số tuyến trekking tour trong VQG Cúc Phương, 2005.
- Tiềm năng và thực trạng du lịch mạo hiểm tại Cát Bà - Hải Phòng,
2005.
- Tác động cùa du lịch trekking đến môi trường và đời sống địa phương ở
Sa Pa, 2005.
Thông qua phân tích cụ thể những khảo sát được thực hiện trong năm
2004, 2005, các đề tài cụ thể nêu trên cố gắng phân tích hoạt động du lịch
trekking từ những quan sát tỷ mỉ của mỗi tour, tuyến trekking tại Sa Pa. Từ đó,
rút ra những kết quả nghiên cứu quan trọng góp phần tổng kết và khẳng định
lại các nhận định về nội hàm du lịch trekkina và những vấn đề liên quan đến
loại hình này cũng như khái quát lại phương thức tổ chức du lịch trekking tại
12
Luân van thac sv du jich
Trinh Lê Anh
Sa Pa. Các nghiên cứu này là tư liệu quan trọng cho việc hoàn thành luận văn
này.
D. BỐ CỤC CỦA LUẬN VÃN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và trích dẫn, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, hình và hộp
tham khảo, phụ lục, phần nội dung nghiên cứu của luận vãn chia thành ba

chương.
Chương 1: C ơ sở kho a học của du lịch trekking
1.1. Đ iểm luận về việc phân chia loại hình du lịch và du lịch trekking
1.2. Hoạt động trekking và loại hình du lịch trekking
Chương 2: Loại hìn h du lịch trekking ở Sa Pa (Lào Cai)
2.1. Giới thiệu chung vể Sa Pa
2.2. Hoạt động du lịch tại Sa Pa
2.3. Hoạt động trekking và loại hình du lịch trekking tại Sa Pa
Chương 3: Phương thức tổ chức du lịch trekking ở Sa Pa (Lào Cai)
3.1. Khách du lịch trekking
3.2. Các hình thức tổ chức và kinh doanh du lịch trekking
3.3. Các tuyến du lịch trekking tiêu biểu
3.4. Khảo sát phương thức tổ chức cụ thể
3.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu
Chương 1 vừa phục vụ mục tiêu xác lập và khẳng định cơ sở lý thuyết
của đề tài vừa giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu thứ
nhất (cơ sở khoa học của loại hình du lịch trekking nói chung). Chương 2 và
Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa ở hai khía cạnh,
loại hình và phương thức tổ chức, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cùa đối
tượng nghiên cứu thứ hai của đề tài (loại hình và phương thức tổ chức trekking
tour tại Sa Pa).
13
Luân vân thac SV du lỉch Trinh Lê Anh
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ KHOA HỌC CỦA DU LỊCH TREKKING
1.1. Điểm luận về việc phán chia loại hình du lịch và du lịch trekking
1.1.1. S ự cần thiết và ý nghĩa của việc ph án chia loại hìn h du lịch
Hoạt động du lịch thường được phân chia thành những nhóm (loại hình)
theo các tiêu chí khác nhau nhằm một mục đích nào đó. Một trong những biểu
hiện để nhận biết loại hình du lịch, thực ra là điều kiện quan trọng số một để
xác định loại hình du lịch, chính là điều kiện tài nguyên du lịch của nơi đến.

Mặt khác, một hay một nhóm du khách mang một nét đặc trưng nào đó trong
chuyến đi du lịch cũng là biểu hiện của loại hình du lịch, khi mà động cơ du
lịch của họ với những mục đích cụ thể được cụ thể hóa bằng những hình thức
thực hiện (phương thức tổ chức tour) cụ thể.
Thực tế, nhu cầu của khách du lịch rất khác biệt nhưng cũng có những
mẫu sô' chung tức là nhu cầu chung. Tại cùng một điểm đến tương đổng về
đặc điểm tài nguyên, có thể hiện thực hóa nhu cầu của du khách bằng rất
nhiểu các loại hình du lịch khác nhau dựa trên việc đáp ứng các nhu cầu đó và
biểu hiện ra bởi phương thức tổ chức chuyên đi của du khách. Như thế, sự
khác nhau của phương thức tổ chức thậm chí lại góp phần làm đa dạng hóa
các loại hình du lịch, một điều tưởng như không đáng chú ý nhưng thực sự có
ý nghĩa quan trọng đối với ngành kinh tế du lịch và tác động không nhỏ đến
cộng đổng nơi đến.
Từ đó, cần khẳng định, việc phân biệt được các loại hình du lịch có ý
nghĩa hết sức to lớn.
Tính đa dạng không gian và đặc tính của những nơi tham quan có ý nghĩa quan
trọng để phân loại chúng. Vì vậy, việc thảo luận có hệ thống về tâm lý và động cơ
du lịch có thể được bảo dảm. Một biện pháp thực hiện điều này là dựa vào sự đồng
nhất hóa một số loại hình du lịch; có nahĩa là sự phân loại các điểm du lịch có thể
phát triển trên cơ sở các kiểu kinh nghiệm du lịch được quy định tại đó [Robert w.
M cIntosh & C harles R. Goeldner, bản dịch, 1996, tr.150, 151].
14
Luân van thac sv du lich
Trinh Lê Anh
Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách hết sức đa dạng, phong phú, chính vì vậy
cần phải tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn hóa và đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứng tốt nhất cho nhu
cầu của du khách [Trần Vãn Thông, 2002, tr.30].
Thống nhất cơ bản với Vũ Đức M inh [Vũ Đức Minh, 1999], tác giả cho
ràng cần thiết phải phân loại du lịch vì hai lý do chính:

Thứ nhất, phân loại giúp xác định được những đóng góp kinh tế và hạn
chế của từng loại hình du lịch. Trên cơ sở đó, các tổ chức quản lý du lịch sẽ
hình thành chính sách khuyến khích hay hạn chế đối với từng thể loại du lịch
tùy theo các mục tiêu và chính sách phát triển chung của một khu vực hay một
quóc gia.
Thứ hai, phân loại làm cơ sở cho hoạt động m arketing của các nơi đến
du lịch và các tổ chức kinh doanh du lịch. Qua việc phân tích các loại hình du
lịch đang tồn tại cũng như có khả năng khai thác trong tương lai (khả nãng đa
dạng hóa sản phẩm) có thể xác dịnh được cơ cấu khách hàng mục tiêu của nơi
đến du lịch hay của cơ sở kinh doanh du lịch. Nó cho phép xác định được thế
mạnh của một khu vực, một quốc gia và làm cơ sở cho việc phân tích tính đa
dạng của hoạt động du lịch tại các nơi đến. Loại hình du lịch trở thành điểm
nhấn để tạo lập hình ảnh của một nơi đến du lịch tại các thị trường nguồn
khách thông qua công tác tuyên truyền và quảng bá.
1.1.2. T huật ng ữ và các quan điểm vé loại hình du lịch
Có thể nói, thuật ngữ “loại hình du lịch” được hiểu một cách khá dẻ
dàng và tương đồng ở hầu hết những nhà nghiên cứu, người làm du lịch và du
khách. Tuy nhiên, thực chất của việc phân loại các trạng thái - cách thức -
kinh nghiệm - động cơ đi/trải nghiệm du lịch vẫn còn là một câu hỏi có nhiều
câu trả lời khác nhau đối với những người nghiên cứu và những người “làm”
du lịch ở Việt Nam. Trong khi đó chính khách du lịch (du khách) là những
người ít quan tâm đến điều đó nhất. Họ có thể biết rất rõ họ cần đi/trải nghiệm
du lịch như thế nào, nhưng họ hầu như không quan tâm đến việc nó được gọi
15
Luân văn thac SV du [Ịch
Trinh Lê Anh
tên ra sao (tức là chuyên đi và cách thức biểu hiện của nó thuộc về một loại
hình du lịch nào đó).
Lâu nay, trong các tài liệu bàn đến nguồn gốc tâm lý - xã hội - kinh tế
của hoạt động/hiện tượng du lịch chúng ta thấy rất rõ các khái niệm gần gũi

nhau được gọi tên để chỉ các loại hình du lịch: các hình thức/loại hình du lịch
[Robert w . M cIntosh & Charles R. Goeldner, bản dịch, 1996], cách thức, th ể loại du
lịch [Vũ Đức Minh, 1999] (trong tiếng Anh hiện chưa thống nhất thuật ngữ: types
of tourism, modes of tourism, forms of tourism, tourism categories, tourism
purposes ). Căn cứ theo hàng loạt các tiêu chí (đối tượng, mục đích chuyến
đi, đặc điểm tài nguyên, quan điểm phát triển du lịch, ) người ta có thể gọi
tên và xếp loại hàng loạt các loại hình du lịch: du lịch thanh niên, du lịch golf,
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch văn hoấ hay
thậm chí “phi” tiêu chí hoặc rất khó nhận ra tiêu chí, chỉ phát biểu tên gọi dựa
trên những đặc điểm nổi bật: du lịch thién, du lịch thăm thân, du lịch chuyên
biệt. Điều này cho thấy sự đa dạng đến mức có cảm nhận là thiếu hệ thống
trong các cách sử dụng thuật ngữ “loại hình du lịch” khác nhau (Xem thêm Phụ
lục 1 và 2).
Từ góc độ tiếp cận nhu cầu mà phấn lớn các ý kiến cho rằng "cần phải
tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn hóa và đa dạng hóa các
sán phẩm dll lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứng rốt nhất cho nhu
cầu của du khách " [Trần Vãn Thòng, 2002, tr.30]. N hư th ế , việc phân loại các loại
hình du lịch theo hướng tiếp cận trên rõ ràng phục vụ mục tiêu chuyên biệt
hóa sản phẩm du lịch, hướng đến mục tiêu kinh tế của ngành du lịch, và điều
này chắc chấn là một hệ quả của thời kỳ hậu Thomas Cook.
Trước khi du lịch xuất hiện phổ biến như một ngành kinh doanh nhiều
lợi nhuận, dễ thấy rằng việc phân loại loại hình du lịch được thực hiện khá
đồng nhất và đơn giản, nhằm phân biệt các hoạt động/hiện tượng du lịch khác
nhau dựa chủ yếu vào tiêu chí nhu cầu của du khách/mục đích chuyến đi {trip
purposes) và đặc điểm tài nguyên điểm đến (types o f tourist attractions).
16
Luân văn thac SV du lich Trinh Lê Anh
Thông thường, theo tiêu chí mục đích chuyến đi, các loại hình du lịch được
tập hợp dưới hai nhóm chính: du lịch thuần tuý và du lịch kết hợp; theo tiêu
chí đặc điểm tài nguyên điểm đến thì sẽ là hai nhóm chính: du lịch sinh thái

và du lịch vãn hoá. Tuy nhiên cũng có những cách phân loại kết hợp cả hai
tiêu chí trên, trên thực tế cũng chưa chặt chẽ và thuyết phục (Xem thêm Phụ lục
Cho đến nay, hầu như chưa có tài liệu nào thống kê đủ các cách thức và
các loại hình du lịch với hàng chục, thậm chí nhiều hơn, các tiêu chí được đưa
ra để phân loại phạc vụ các mục đích khác nhau: nghiên cứu lý thuyết, nghiên
cứu ứng dụng, kinh doanh - marketing, thiết kế sản phẩm, phân biệt du
khách Do đó, việc xem xét một loại hình du lịch mới có tồn tại trên thực tế
một cách thuyết phục hay không dù với cách gọi tên và cách tiếp cận như thế
nào dường như còn đơn giản hơn việc xem xét xem nó thuộc về một hệ tiêu
chí phân loại nào.
Hoạt động du lịch có thể được phân chia thành các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu
chí đưa ra. v ể phần mình các tiêu chí được đưa ra phụ thuộc vào mục đích việc
phân loại và quan điểm chủ quan cùa tác giả. [Trần Đức Thanh, 2000, tr.63]
Một cách tóm tắt, các nghiên cứu và phát biểu được thu thập thể hiện ba
khuynh hướng phân loại loại hình du lịch sau đây:
Một là, tiếp cận kinh tế - sản phẩm du lịch, xem xét việc đồng nhất các
loại hình du lịch với các thể loại tour, các thể loại chương trình du lịch, hay
chính là các thể loại sản phẩm du lịch. Điều này sẽ được phân tích kỹ hơn ở
phần c u ố i m ụ c n à y (Xem thêm Phụ lục 4).
Hai là, tiếp cận quan điểm pháĩ triển du lịch, xem xét việc đặt các loại
hình du lịch phục vụ/tuân theo các nsuyên tắc của một hay một sô' quan điểm
nào đó như quan điểm du lịch bền vững, quan điểm phát triển - bảo tồn (Xem
thêm Phụ lục 5 và 6)
ĐAI H Ọ C Q U ỐC GIA HÀ NÔI
TRUNG ĨĂM THÒNG TIM THU VIÊN
17
Luán vân t h a c SV du lic h
Trinh Lê Anh
Thứ ba, tiếp cận lịch sử và kinh tế - chính trị, thê giới đã và đang chứng
kiến các trào lưu du lịch đại chúng/ du lịch ồ ạt ( mass tourism) và du lịch cân

nhắc/ du lịch lựa chọn (alternative tourism). Sau những hậu quả rõ nét của
trào lưu du lịch ồ ạt, các loại hình du lịch mới ra đời đều gắn với “cái mũ” du
lịch lựa chọn (Xem thêm Phụ lục 7).
Với những trình bày nêu trên, tác giả xem xét việc phân loại loại hình
du lịch với mục đích rõ ràng theo khuynh hướng thứ nhất, nhằm hướng tới sự
“đa dạng hóa”, “chuyên biệt hóa”, “lạ hóa” các sản phẩm du lịch, một yêu cầu
sống còn của ngành kinh doanh du lịch trước bối cảnh nhu cầu du lịch ngày
càng thay đổi nhanh và mạnh mẽ hơn. Và vì thế, hướng tới chiến lược sản
phẩm, việc nghiên cứu phân loại loại hình du lịch có thể coi là việc làm cần
thiết tất yếu. Thậm chí một số người còn đổng nhất “loại hình du lịch” với các
thể loại “sản phẩm du lịch” hay cấc loại “chương trình du lịch”. Điều này
k h ô n g h ẳn là k h ô n g c ó lý [Therdchai Choibamroong, 2005]. C h ỉ k h i n à o n g ư ờ i là m
du lịch hiểu rõ khách muốn mua cái gì thì mới biết rõ mình có thể và nên bán
cái gì. Tính thực tiễn của nghiên cứu loại hình du lịch vì thế cũng được chỉ rõ3.
Như vậy, có thể coi tiếp cận kinh tế - sản phẩm du lịch cũng chính là tiếp cậnl
quan điểm marketing.
1.1.3. N ội hàm và đặc trưng loại hỉnh của du lịch trekking
Từ trek khởi xuất từ Nam Phi. Đó là một từ của người Bua4 có nghĩa là
m ột ch u y ế n đ i b ằ n g /th e o xe b ò [David Noland, 2001, tr. 9]. Sau n à y k h i đ ư ợ c sử
dụng rộng rãi nó chuyển nghĩa rộng là một chuyến đi nào đó dài và gian khổ5.
Tiếp đó, từ trek được dùng để diễn tả các chuyến đi bộ đường dài (hiking)
được cung cấp (thương mại hóa) với sự hỗ trợ của các nhân viên khuân vác
(porters) và ê kíp phục vụ người Sherpa6 qua các vùng núi của Nepal, nơi nổi
tiếng với địa danh Hymalayas và “nóc nhà thế giới” - đỉnh Everest, có thể coi
' Báo SVVN, 13/2/2006, nêu m ột kháo sát dư đoán 10 nghề nghiệp được coi là những nghề quan trọns cùa thế
giới trong 10 nãm tới. thì nghê' thiết ké'chương trình du lịch chính là m ột trong số dó.
Boer: naười Phi gốc Hà Lan.
5 Theo nghĩa từ điền Anh - V iệt, động từ “to trek” có nghĩa là đi bộ vất và.
6 Sherpa: người dân Him alayas sốn e ớ vùna aiáp ranh biên 2ÍỚÍ Nepal và Tây T ạna.
18

Luân văn thac SV du lich
Trinh Lê Anh
là không gian đầu tiên của các hoạt động và loại hình du lịch trekking được
gọi tên từ sau nửa thế kỷ XX.
Khái niệm “trekking” trong thuật ngữ “du lịch trekking” có sự k h á c biệt
tương đối rõ so với khái niệm, "hiking"7 (đi bộ vất vả) có thể có trong loại hình
du lịch thể thao (tập luyện/thi đấu) ở chỗ: "hiking" chỉ đơn thuần là "đi bộ" với
cường độ cao, chỉ cách thức và nỗ lực di chuyển cùa con người hay chỉ một bộ
môn thể dục, thể thao; còn "trekking" có nghĩa là "đi bộ khám phá/mạo hiểm",
ngoài việc chỉ ra cách thức và nỗ lực di chuyển, còn nêu sắc thái, đặc điểm
của hoạt động này là tính khó khăn/thách thức cần vượt qua như một trải
nghiệm thú vị.
Trải qua gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển nhưng nội hàm của hoạt
động trekking và loại hình du lịch trekking vẫn chưa hoàn toàn được thống
nhất. Dưới đây là một số ý kiến được thu thập:
“Trek” là một chuyến đi bộ đường dài, nhiều ngày từ một điểm A đến một điểm B
(hay quay lại A) mà trong suốt chuyến đi đó người bộ hành không phải mang hành
lý nặng nề mà cũng không phải chuẩn bị nấu ãn. [David Noland, 2001, tr. 9,10]
Mặc dù hoạt động kinh doanh tổ chức trekking (commercial treks) mới
có đặc điểm là dịch vụ lều trại trọn gói và nhân viên khuãn vác hay gia súc thồ
hành lý nhưng định nghĩa trên vẫn bao hàm việc nghỉ đèm lều trại, các bữa ăn
tại nơi nghỉ hay m ột chiếc xe ô tô nhỏ (m inivan) ở những khu vực cần đến
phương tiện này. Định nghĩa này cho thấy, dù theo khuynh hướng tự tổ chức,
thì các du khách trekking vẫn cần đến sự hỗ trợ (thuê mướn) nhất định của cư
dân địa phương.
Những chuyến trekking cố gắng cắt đứt liên hệ của du khách với thế giới văn minh,
gia tăng nhu cầu khám phá bản thân, thử thách sức chịu đựng cùa bản thãn với
những hoạt động qua đêm dài ngày ờ những vùng sâu, vùna xa và nơi hẻo lánh,
hoang dã. [Robert Strauss, 1996, tr. 10]
Hikina: strenuous w alking as a sport. Trekking: goina on Iona and difficult jouness. usually on foot. (Theo

P. H. Collin. 2003, D ictionary o f Hotels, Tourism and Catering management, Peter Collin Publishing.)
19
Luân van thac sv du lich
Trinh Lẽ Anh
Nói chung, hoạt động trekking thể hiện mức độ tự chủ (ít hoặc không
phụ thuộc) của con người đạt được thông qua một khoảng thời gian tách biệt
với thế giới văn minh.
Để thuận tiện cho việc triển khai hoạt động, nhóm thực hiện dự án Hỗ
trợ Du lịch bền vững Huyện Sa Pa8 đã đưa cách hiểu trekking như sau:
• Trekking không đơn thuần chi là một chuyến đi dã ngoại ngoài trời, đi bộ trên
núi hay là một chuyến leo trèo.
• Trekking là m ột chuyến đi đòi hỏi sự cổ gắng nỗ lực cao về thân thể, vật chất
cùa người thực hiện.
• Là một chuyến đi mang tính thách thức bởi độ dài và những cái khác lạ trong
nhận thức cùa du khách.
• Là chuyến đi kéo dài ít nhất 2 ngày. Vì vậy người thực hiện trekking sẽ cần
thực phẩm, nghi ngơi/lưu trú trên đường đi, chuẩn bị các trang thiết bị và cần sứ
dụng hướng dẫn.
• Lưu trú ở đây được hiểu là khách có thể ngù trong nhà cùa các gia đình tại các
làng bản xa xôi hẻo lánh hoặc nghi tại những điểm cắm trại.
• Trong chuyến đi khách phải leo trèo qua những vùng tự nhiên có dốc lớn hay
núi cao hoặc những làng xa xôi hẻo lánh nằm trên đồi cao, nơi mà người dân làm
rẫy và chăn sóc gia súc. Hầu hết các làng không có điện thoại và trạm xá (nơi không
xuất hiện các tiện nghi hiện đại ).
Như vậy, về mặt thuật ngữ, loại hình du lịch trekking có thể được hiểu
là loại hình dư lịch đi bộ khám phá/mạo hiểm. Hiện trạng sử dụng thuật ngữ
du nhập nói chung ở V iệt Nam và thuật ngữ du lịch trekking cho thấy hai quan
điểm: một là, trước xu thế quốc tế hoá các thuật ngữ du lịch, không nhất thiết
phải dịch tương đương thuật ngữ trên ra tiếng Việt; hai là, muốn phát triển các
nghiên cứu cũng như triển khai thực tiễn ở Việt Nam, cần phải đề xuất thuật

ngữ Việt tương ứng để sử dụng dần dần thành tập quán. Tác giả cũng nhận
5 Dự án Du lịch bển vững dược tiến hành trong thời gian 3 năm, từ nãm 2001 đến 2003. Trung tàm Vãn hoá
Thông tin Thế thao và Du lịch là cơ quan đề xuất và thực hiện Dư án dưới sự chi dạo cúa UBND huyên Sa Pa
và các cô' vấn cúa IUCN và SNV. Vẫn bàn Dự án Du lịch bển vững huyện Sa Pa đã được UBND huyên và
nhàn dàn huyện Sa Pa soạn tháo dựa trên cơ sờ một sò' sáng kiến về du lịch do tổ chức báo lổn thiên nhiên thế
giới (IUCN) tiến hành tại Sa Pa năm 1998 trong sự hợp tác chật chẽ với các nhóm địa phương tại Sa Pa. tổ
chức IUCN, SNV ( tổ chức hỗ trợ và phái triển Hàlan) và ý kiến đóng góp cùa Sớ TM DL Lào Cai cũng như
Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch.
20

×