Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.65 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
_________

MAI HỔNG QUANG
VĂN HOÁ PHÁP LÝ TRONG B ố i CẢNH XÂY DựNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01
LUẬN VẢN THẠC SỸ LUẬT HỌC
• » • •
Ngròi hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG
HÀ NỘI - 2007
MUC LUC
MỞ ĐẦU
Chương 1. VẢN HOÁ VÀ VĂN HOÁ PHÁP LÝ
T rang
1
7
1.1 Văn hóa và văn hóa pháp lý
1.1.1. Văn hoá và khái niệm văn hóa
1.1.2. Khái niệm văn hóa pháp lý
1.1.3. Cấu trúc của văn hóa pháp lý
1.1.4. Chức năng của văn hóa pháp lý
1.1.5. Văn hoá pháp lý Irong mối tương quan với văn hóa
21
23
12
17
7
7


1.1.6. Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền 27
1.2. Những yêu cầu của văn hoá pháp lý trong bối cảnh xây dựng 33
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
1.2.1. Xây dựng và hoàn thiện ý thức pháp luật kiểu mới phù hợp với 33
đòi hỏi của nhà nước pháp quyền
1.2.2. Yêu cầu của vàn hoá pháp lý trong việc hoàn thiện hệ thống 39
pháp luật
1.2.3. Yêu cầu của văn hóa pháp lý đối với việc xâv dựng hành vi và 43
lối sống theo pháp luật của xã hội
Chương 2. THựC TRẠNG VÃN HOÁ PHÁP LÝ VIỆT NAM HIỆN NAY 45
2.1.2. Hệ tư tưởng chính trị - pháp lý truyền thống những rào cản cho 47
việc tiếp biến các giá trị tư tưởng của nhà nước pháp quyền
2.1.3. Việc tiếp biến với các giá trị văn hóa của nhà nước pháp quyền 52
2.1.3.1. Những thành tựu trên phương diện xác lập và tiếp thu những giá 53
trị tư tưởng của nhà nước pháp quyền
2.1.3.2. Một số hạn chế trong việc tiếp biến các giá trị tư tưởng của nhà 58
nước pháp quyền
2.1. Thực trạng ý thức pháp luật
2.1.1. Tính cách con người Việt Nam
45
45
2.1.4. Til ực trạng nhận thức, Ihái độ tình cảm đối với pháp luật của xã hội 64
2.1.4.1. Thực trạng nhận thức, thái độ, tình cảm đối với pháp luật của 64
cán bộ, công chức
2.1.4.2. Thực trạng nhận thức, thái độ, tình cảm đối với pháp luật của 70
công dân
2.1.5. Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật thấp kém 73
2.2. Thực trạng hệ thống pháp luật 75
2.2.1. Những ưu điểm và thành tựu 75
1.2.2. Một số hạn chế 77

2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng pháp luật 78
2.3. Thực trạng của hành vi theo pháp luật và lối sống theo pháp luật 80
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HOÁ PHÁP LÝ TRONG 85
BỐI CẢNH XÂY DỤNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN ở v iệt n am
3.1. Một số quan điểm về việc xây dựng nền văn hóa pháp lý hiện nay 85
3.1.1. Bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hoá pháp lý Việt Nam 85
3.1.2. Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá pháp lý nhân 86
loại, những kinh nghiệm, kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng và
hoàn thiện pháp luật của các nước trên thế giới
3.1.3. Xây dựng một nền văn hoá pháp lý tiên tiến phải đi đôi với việc 88
phát triển đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
3.2. Nhóm các giải pháp mang tính pháp lý 90
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện ý thức pháp luật trong nhà nước pháp quyền 90
3.2.1.1. Đổi mới phương thức truyền bá hệ giá trị tư tưởng chủ nghĩa 90
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho nó trở thành
phương pháp tư duy và phương châm hành động trong xã hội
3.2.1.2. Xác lập và hoàn thiện các giá trị tư tưởng chính trị - pháp lý về 93
nhà nước pháp quyền trong môi trường văn hóa pháp lý Việt Nam
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam 98
3.2.2.1. Hoàn thiện cư cấu hệ Ihống pháp luật phù hợp với nền kinh tế 98
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật 99
3.3. Nhóm các giải pháp mang tính xã hội nhằm xây dựng con 102
người mới, lối sống văn hóa mới
3.3.1. Xây dựng con người mới - chủ thể của nền văn hóa mới nói 102
chung và văn hóa pháp lý nói riêng
3.3.2. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 104
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
3.3.3. Vận dụng triệt để các thiết chế xã hội để tạo sự chuyển biến 105
mạnh mẽ về lối sống văn hóa

3.3.4. Phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật những hành vi vi 106
phạm pháp luật
3.3.5. Tăng cường công tác giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận 107
thức, trình độ pháp luật của xã hội
KẾT LUẬN 111
DVNH MUC TÀI LIÊU THAM KHẢO
MỎ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ tà i
Văn hoá là một yếu tô hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, khi mà ranh
eiới giữa các quốc gia vể kinh tế, chính trị, tôn giáo đang dần bị mờ nhạt thì
văn hóa vẫn giữ được tính bền vững của nó và được xem là một yếu tố then
chốt làm nên sự khác biệt giữa các quốc gia, các dân tộc.
Lịch sử phát triển nhân loại nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng
chính là lịch sử đấu tranh vì những giá trị tốt đẹp của con người, vì con người -
đó chính là lịch sử phát triển của văn hóa. Mỗi sự thay đổi của phương thsc sả
xuất luôn đi liền với sự thay đổi phương thức sinh hoạt của con người, đằng
sau mỗi cuộc cách mạng chính trị là cuộc cách mạng văn hóa, là xây dựng con
người mới, đời sông văn hóa mới. Ớ Việt Nam, văn hóa được coi là “sợi chỉ đỏ
xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc”. Nó làm nên một sức sống mãnh liệt, giúp
cộng đổng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió để không ngừng phát
triển và lớn mạnh. Vãn hoá đã viết nên những trang sử hào hùng bởi tính kiên
cường trong hoạn nạn, khí phách anh hùng trong dựng nước và giữ nước. Văn
hóa đã cho con người Việt Nam một kháng thê trước ách đô hộ và những âm
mưu đổng hóa của các thế lực ngoại bang, để lại một bản lĩnh Việt Nam mà
ngày nay chúng ta vô cùng tự hào trước cộng đồng quốc tế.
Trong các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam thì văn hóa pháp lý có
một vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Ngày nay, khi đất nước ta bước vào
con đường đổi mới toàn diện thì vấn đề phát huy những giá trị của bản sắc văn
hỏa dân tộc trong đó có văn hóa pháp lý đã và đang được Đảng và Nhà nước ta

hết sức chú trọng. Văn hóa được xác định là môi trường quyết định sự thành
còng của công cuộc đổi mới đất nước.
1
Trên con đườne phát huy văn hóa dân tộc. việc tìm hiếu dân tộc tính và
truyền thống pháp lý của dân tộc là một yêu cầu khách quan, khi chúng ta
(laig phải đương đầu với những thách thức của sự nghiệp đổi mới, của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân cũng đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ
nhĩng giá trị của văn hóa pháp lý Việt Nam mang tính truyền thống cũng như
hit
11 đại, đế chúng ta chắt lọc. kế thừa và phát triển. Bên cạnh đó, nghiên cứu
văn hóa pháp lý còn có ý nghĩa to lớn đối với việc tiếp biến những giá trị văn
hói pháp lý truyền thống với những kiến thức mới, những kinh nghiệm tốt của
các
hệ thống pháp luật trên thế giới và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác -
Lênin và lư tưởng Hổ Chí Minh về nhà nước và pháp luật trong xây dựng một
nền văn hóa pháp lý Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với
vê.1 cầu xây dựng nhà nước pháp quyển. Một nền văn hóa nói chung và nền
văn hóa pháp ỉý nói riêng với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp có giá trị vượt
lên trên tất thảy những giá trị vật chất hiện hữu cùa những quy phạm pháp luật
thu'c định. Đó cũng là lý do giái thích tại sao trong đời sống pháp lý vẫn có sự
thiếu hụt các quy định pháp luật nhưng điều đó không làm hạn chế việc con
người lựa chọn cho mình hành xử sự phù hợp với những chuẩn mực giá trị tốt
đẹp vè lẽ công bằng, dân chủ và được cộng đồng chấp nhận - đó chính là hành
vi được định hình bởi một nền văn hóa pháp lý phát triển ở trình đọ cao. Tiếp
cậi văn hóa pháp lý cũng là hướng tiếp cận khoa học và nhân văn để lý giải
những vấn đề pháp lý hiện nay như thực trạng tình hình tội phạm, sự yếu kém
trcng công tác thực thi pháp luật dưới cái nhìn văn hóa. Nghiên cứu văn hóa
pháp lý cũng góp phần giải đáp cho những thắc mắc rằng tại sao có những
thinh tựu pháp lý được áp dụng thành công ở quốc gia này mà không thể

thinh công ở quốc gia khác đồng thời đưa ra con đường và phương thức tiếp
biến với những giá trị văn hóa của những thành tựu khoa học pháp lý nhân
loii.
2
ơ Việt Nam hiện nay, côn2 cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua
dã đem lại cho chúng ta những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó mặt
trái của cơ chế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong xã hội về đạo
đức, lõi sống của một bộ phận cán bộ và công dân, về tình hình tội phạm, tệ
nạn xã hội gia tăng Đó là những biểu hiện của sự xuống cấp văn hóa pháp
lý trong đời sống xã hội. Do đó, chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh eiá một
cách khách quan, đúng đắn về văn hóa pháp lý, vai trò của nó cũng như thực
trạng vãn hóa pháp lý ở nước ta hiện nay để đề xuất những phương hướng và
giúi pháp nhầm nâng cao văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội, góp phần vào
tháng lợi chung của công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu văn
hóa pháp lý và đánh giá thực trạng văn hóa pháp lý ở Việt Nam hiện nay là
một yêu cầu bức thiết đang đạt ra cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với các
nhà khoíịhọc pháp lý Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan đó và
với nhân thức về tầm quan trọng của văn hóa pháp lý, chúng tôi chọn đề tài:
Van hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN cứ u
Các công trình khoa học nghiên cứu về văn hóa và văn hóa Việt Nam đã
xuất hiện khá nhiều trons thời gian gần đây. Đây là một vấn để được nhiều
học giả, nhiều nhà khoa học quan tâm. Vãn hóa nói chung và văn hóa Việt
Nam nói riêng đã được nghiên cứu và tiếp cận từ nhiều góc độ và trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Có thể kể ra một số công trình tiêu biếu: Cơ sở văn hóa
Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 2004; Văn hóa Việt Nam tìm tòi, suy
ngẫm. NXB Văn hóa dân tộc - Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội 2000; Việt
Nam cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc - Tạp chí văn hóa nghệ
thuật, Hà Nội 1998 của GS. Trần Quốc Vượng. Tìm về bản sắc văn hóa Việt

Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hổ Chí Minh 2001 của vs. Trần
Ngọc Thêm. Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
3
1998 của GS Phan Ngọc; Đến hiện đại từ truyền thống, Chương trình khoa học
công nghệ cấp Nhà nước KX - 07 của Trần Đình Hượu; Bùi Ngọc Sơn, Xây
dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hoá Việt Nam. Nxb Tư pháp -
2005 Tuy nhiên, văn hóa pháp lý lại là đề tài ít được các nhà khoa học
nghiên cứu. Hiện nay, chưa có các công trình khoa học nghiên cứu sâu vé văn
hóa pháp lý Việt Nam mà chỉ dừng lại ở một số luận văn Thạc sĩ luật và một
số bài viết có tính chất gợi mở về vấn đề này được đãng trên các báo và tạp
chí. như: Văn hóa pháp luật và phát triển văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay
- Đề tài khoa học cấp trường - Trường Đại học luật (2004); Nguyễn Thị Lê
Thu: Văn hóa pháp luật ở công sở trong điều kiện cải cách hành chính, cải
cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội (2002); Đặne Cảnh Khanh: Văn hóa luật pháp - truyền thống và
bài học hôm nay, Tạp chí Cộng sán số 5, năm 1993; PGS.PTS. Lê Minh Tâm:
Vấn đề văn hóa pháp luật
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Luật
học, số 5. năm 1998; TS. Lê Thanh Thập: Mấy suy nghĩ về văn hóa và văn hóa
pháp luật ở nước ta, Tạp chí Luật học, số 2, năm 1999; Chuyên đề Văn hóa tư
pháp - Thông tin nghiên cứu khoa học pháp lý, Viện Nghiên cứu khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp, số tháng 7, năm 2001.
3. NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN cứu
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu ở trên, đề tài đặt ra nhiệm vụ và mục
đích là: phân tích cơ sở lý luận về văn hóa pháp lý như khái niệm, đặc điểm,
cấu trúc, chức nãng của văn hóa pháp lý; mối quan hệ giữa văn hóa và văn hóa
pháp lý; vị trí, vai trò của văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam; các yêu cầu của văn hóa pháp lý đối với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; thực trạng văn hóa pháp lý Việt Nam
hiện nay, nguyên nhân của những thực trạng đó; đưa ra quan điểm xây dựng

nền văn hóa pháp ]ý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền; đề xuất
4
một sò giải pháp mang tính tổng thể góp phần nâng cao văn hóa pháp lý trong
bối cảnh hiện nay.
Khái niệm văn hóa pháp lý có nội hàm rất rộng, bao hàm cả những giá trị
văn hóa tinh thần và những giá trị văn hóa vật chất. Văn hóa pháp lý có mối
liên hệ, tác động, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố của đời sống xã
hội. Trone khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, chúng tôi chí tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của văn hóa pháp lý nói chung
và vận dụng những lý luận đó vào thực tiễn Việt Nam hiện nay.
4. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chú nghĩa
Mác Lênin, tư tưởng Hổ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về vãn hoá - giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các phương pháp nghiên
cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là: phân tích - tổng hợp, so sánh, hệ
thống hoá, xã hội học, lịch sử.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA ĐỂ TÀI
Về lý luận, tác giả luận văn phân tích để đưa ra khái niệm về văn hoá
pháp lý, phân tích cấu trúc, chức năng của văn hóa pháp lý, vị trí vai trò của
văn hóa pháp lý và yêu cầu của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
Đánh giá thực trạng văn hóa pháp lý Việt Nam dưới cái nhìn văn hóa và cái
nhìn tổng thể.
Về thực tiễn, tác giả luận văn kiến nghị giải pháp mang tính tổng thể trên
CƯ sở lý luận và thực trạng văn hóa pháp lý đã phân tích nhằm nâng cao, phát
huy bản sắc văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, xây
dựng văn hóa pháp lý Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền, đổi mới, phát triển ổn định, bền vững và hội nhập quốc tế.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sâu sắc thêm lý luận
của chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của
5

Đáng. Nhà nước ta về vãn hóa nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng, nhằm
khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa pháp lý trong đời sống xã
hội. Những kiến nghị của luận văn có thế tóp phần xây dựng một nền văn hóa
pháp lý tiên tiến ở Việt Nam hiện nay. Luận văn có thế làm tài liệu tham kháo
cho việc giảng dạy và học tập trong các trường pháp lý.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương. 8 mục.
6
Chương 1
VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ PHÁP LÝ
1.1 Văn hoá và văn hoá pháp lv
1.1.1 Văn hoá và kh ái niệm văn hóa
Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, khái niệm văn hoá có nguồn gốc
từ tiếng Latinh “cultura” có nghĩa là sự trồng trọt, dùng để chí sự chăm sóc đất
đai, canh tác. ở phương Đông trong từ văn hoá thì văn có nghĩa là đẹp, hoá là
trở thành (là được giáo hoá mà thành), ở đây cả phương Tây và phương Đông
đều đồng nhất với nhau trong ở góc độ văn hoá không phải là những gì tự
nhiên.
Vốn là hiện tượng xã hội hết sức đa dạng, phírc tạp, đa cấp độ, văn hoá
từng được nhìn nhận theo nhiều cách thức khác nhau, ở trình độ lý luận và yêu
cầu của xã hội hiện nay, văn hoá được xem như là tất cả những gì liên quan
đến con người, ít nhiều thể hiện được sức mạnh bản chất của con người. Từ đỏ
, có thể hiểu văn hoá là những phương thức và kết quả hoạt động của con
người đạt được trone lịch sử, bao gồm giá trị vật chất, giá trị tinh thần do con
người sáng tạo ra. Với nghĩa hẹp, văn hoá phản ánh hệ thống các giá trị và quy
tắc ứng xử được xã hội chấp nhận. Theo nghĩa này, văn hoá hướng con người
tới chân, thiện, mỹ. Nói đến văn hoá là nói đến con người và văn hoá là thuộc
tính biểu hiện bản chất xã hội của con người.
Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm kiếm và đưa ra những định

nghĩa về văn hoá. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về văn hoá nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của văn hoá.
Ngay từ giữa thế kỷ XX (năm 1952), hai nhà khoa học Hoa Kỳ là A.Kroeber
và C.kluckholn đã thống kê được 150 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Ngày
nay, số lượng các định nghĩa đó đã tăng lên rất nhiều (trên 400 định nghĩa).
7
ơ Việt Nam, văn hoá bát đầu được nhiều nhà khoa học, nhiều học giả
nghiên cứu trong những năm gần đây và họ cũng đã cố gắng đưa ra những
định nghĩa về văn hoá. Cách đây hơn 60 năm, học giả Đào Duy Anh đã đặt
viên gạch đầu tiên cho ngành văn hoá học khi cuốn “Việt Nam văn hoá sử
cương” của ông ra đời (1938). Ông quan niệm “hai tiếng vãn hoá chí là chung
tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thê nói rằng:
“Văn hoá tức là sinh hoạt” (1, tr. 13). Văn hoá theo đó là cách thức, là kiêu
sinh hoạt của con người.
GS Trần Quốc Vượng cho rằng: “Văn hoá là thế ứng xử, năng động của
một cộng đồng (ứng xử tập thể) hay một cá nhân đứng trước thiên nhiên, xã
hội và đứng trước chính minh. Văn hoấ là lối sống (mode de vie), là nếp sống
(train de vie) tập thể và cá nhân” (100, tr.87). Đi sâu vào bản chất của văn hoá,
với cách tư duy thao tác luận, nhà văn hoá học GS. Phan Ngọc đã coi văn hoá
thực chất là một kiểu lựa chọn. Ông quan niệm rằng, con người có một kiểu
lao động riêng, anh ta tạo nên một sản phẩm theo cái mô hình trong óc anh ta
(mô hình này do anh ta tiếp thu từ bên ngoài hay sáng tạo ra). Từ quan niệm
như vậy GS. Phan Ngọc định nghĩa “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới
biểu tượng trong óc mỗi cá nhân hay mỗi tộc người với cái thế giới thực tại đã
bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu
tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới
hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiêu lựa chọn riêng của cá nhân
hay tọc người, khác các kiêu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác” (55,
tr. 17)
Cách hiểu văn hoá là kiểu lựa chọn như vậy cũng tương đồng với cách

hiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử
8
du nu. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá. Văn hoá là
tổng hựp những phương thức sinh hoạt và biếu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn” (49, tr.431).
Với tính phức tạp, đa chiều như vậy thật khó khăn để đưa ra một định
nghĩa hoàn chỉnh, có tính bao quát về văn hoá. Nghiên cứu về văn hoá chúng
tôi hiếu rằng, văn hoá chính là tổng thế những giá trị do con người sáng tạo ra
(văn hoá tức là nhân hoá), đó là các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần và bản
thân sự phát triển của con người. Các giá trị này, thực chất chính là kết quả
của sự tương tác giữa con người với môi trường xã hội. Các giá trị này đều
tương tác và gắn bó với nhau. Trong các giá trị vật chất có các giá trị tinh thần
và trong các giá trị tinh thần đều hàm chứa các giá trị vật chất. Trong hai giá
trị đó cũng hàm chứa sự phát triển của năng lực bản chất của con người.
Dù là văn hoá vật chất hay vãn hoá tinh thần cũng đều là sản phẩm trực
tiếp hay gián tiếp của con người. Vì vậy, Mác đã nói rằng, văn hoá là sự thế
hiện các nãng lực bản chất của con neưừi, bao gồm khá năng, sức mạnh,
phương thức nhận thức, đánh giá và cải tạo thế giới của con người.
Từ cách hiểu như vậy về văn hoá, chúng tôi lựa chọn định rmhĩa chính
thức về văn hoá của UNESCO (đây cũng là một định nghĩa văn hoá được
nhiều người chấp nhận) để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài của mình: “Vãn
hoá phán ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc
sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như
diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống
các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự
khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Văn hoá biểu hiện những gì do con người sáng tạo ra nên phạm vi cứa
văn hoá rất rộng lớn. Nghiên cứu về vãn hoá đòi hỏi phải sử dụng những
phương pháp chính xác, khoa học mới có thể chỉ ra được những đặc trưng, vai
9
trò, chức năng cũng như những mối liên hệ của văn hoá với các hiện tượng
khác của đời sống xã hội. Tiếp cận từ lý thuyết hệ thống, Viện sĩ Trần Ngọc
Thêm đã chí ra những đặc trưng và những chức năng cơ bản của văn hoá như
sau:
Thứ nhất, văn hoá trước hết phải có tính hệ thống, Mọi hiện tượng, sự
kiện thuộc một nền văn hoá đều có liên quan mật thiết với nhau. Nhờ có tính
hệ thống mà văn hoá, với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động
của xã hội thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hoá thường
xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phươne tiện
cần thiết đê đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Thứ hai, vãn hoá có tính giá trị. Trong từ văn hoá thì văn (ở phương Đông
đối lập với võ) có nghĩa là “vẻ đẹp” (= giá trị), hoá là trở thành, văn hoá “trờ
thành đẹp, trở thành có giá trị”. Văn hoá là thước đo nhân bản của xã hội, của
con người. Nhò' thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hoá thực hiện được
chức năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng điều chính xã hội, giúp
cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động của mình, không ngừng tự
hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường nhằm tự bảo vệ để
tồn tại và phát triển.
Thứ ba, văn hoá có tính nhân sinh. Văn hoá là một hiện tượng của xã hội,
là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Theo nghĩa này, vãn hoá đối
lập với tự nhiên, nhưng nó không phải là sản phẩm hư vô mà có nguồn gốc tự
nhiên. Văn hoá là tự nhiên đã được biến đổi dưới sự tác động của con người.
Đặc trưng này cho phép phân biệt loài người sáng tạo với loài vật bản năng.
Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hoá
trở thành công cụ giao tiếp quan trọng và do đó nó có chức năng giao tiếp.
Thứ tư, văn hoá có tính lịch sử. Tính lịch sử của văn hoá thể hiện ở chỗ

nó bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua
nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hoá một bề dày, một chiều sâu và chính
10
nó buộc văn hoá thường xuyên tự điều chỉnh, tự phân loại và phân bố lại các
giá trị. Tính lịch sử của văn hoá được duy trì bằng truyền thống văn hoá.
Truyền thốn ạ văn hoá tổn tại được là nhờ giáo dục. Văn hoá thực hiện chức
năng giáo dục không chi bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống) mà còn
bằng những giá trị đang hình thành. Các giá trị ổn định và các giá trị đane
hình thành tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới, nhờ đó
mà văn hoá góp phần hình thành nhân cách con người (75, tr.20-24).
Cần phân biệt vãn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật.
Lâu nay nhiều người thường sử dụng “vãn minh” (civilization) như một
từ đồng nghĩa với văn hoá, nhưng thực ra đây là những khái niệm gần gũi, có
liên quan mật thiết với nhau nhưng không đổng nhất với nhau. Vãn minh là
khái niệm chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hoá chủ yếu về phương
diện giá trị vật chất. Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến tiện nghi
vật chất (vãn minh chủ yếu liên quan tới kỹ thuật làm chủ thế giới, biến đổi
thế giới để đáp ứng nhu cầu con người). Như vậy, văn hoá và văn minh khác
nhau trước hết ở tính giá trị: trong khi văn hoá là một khái niệm bao trùm cả
các giá trị vật chất và tinh thần thì văn minh chỉ thiên về các giá trị vật chất.
Văn hoá và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi vãn hoá luôn có
bề dày lịch sử thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, chí cho biết trình độ
phái triển của văn hoá. Nếu văn minh của loài người tiến lên không ngừng thì
văn hoá lại không thế. Một dân tộc có nền văn minh cao nhưng cũng có thể có
một nền văn hoá phong phú. Ngoài ra, văn hoá và văn minh còn được phân
biệt bởi phạm vi của chúng. Trong khi văn hoá thường có tính dân tộc, quốc
gia thì văn minh có tính khu vực, quốc tế. Nó đặc trưng cho một khu vực rộng
lớn hoặc cả nhân loại, bởi nó chứa giá trị vật chất thì rất rễ phổ biến, lan rộng.
Về mối tương quan eiữa văn hoá với văn hiến, văn vật. Văn hiến và văn
vật là những thuật ngữ đặc trưng của văn hoá phương đông. Văn hiến dùng để

chỉ những sìá trị tinh thần do những người có tài, đức chuyển tải. Còn văn vật
11
là truyền thống văn hoá tốt đẹp được thể hiện thông qua một đội ngũ nhân tài
và hiện vật trong lịch sử. Sự khác biệt của văn hoá đối với các khái niệm này
là ở phạm vi. Văn hoá là khái niệm rộng lớn, bao trùm, trong đó có văn hiên,
văn vật.
1.1.2. Khái niệm vãn hoá pháp lý
Như cách hiểu trên đây, văn hoá có mặt trong tất cả các sản phẩm do con
người tạo ra, từ công cụ sản xuất đến các vật dụng sinh hoạt, từ tri thức khoa
học đến các tác phẩm nghệ thuật, văn hoá cũng đồng thời là bản thân phương
thức tạo ra các sản phẩm đó. Không; chỉ có thế, văn hoá còn hiện diện trong
các quan hệ giữa con người với con người, dù đó là quan hệ kinh tế hay quan
hệ tôn giáo, quan hệ pháo iuật hay quan hệ giao tiếp thông thường. Văn hoá
còn là bản thân các năng lực cấu thành nhân cách con người, là tri thức, tình
cám, ý chí và mọi năng lực lao động sáng tạo
Như mọi lĩnh vực hoạt động xã hội khác, lĩnh vực pháp luật hiện nay
cũng đòi hỏi phải tính đến vị trí và vai trò nhân tố văn hoá của nó. Hoạt động
pháp luật với tính cách là bộ phận, một khâu của hoạt động chính trị - xã hội,
tuv không lấy văn hoá làm mục đích trực tiếp, nhưng hoạt động pháp luật lại
là phương thức đê con người thể hiện và hiện thực hoá những năng lực nhân
tính của mình trong lĩnh vực pháp luật. Điều đó đã chứng tỏ rằng, hoạt động
pháp luật cũng hiện diện như phương diện đặc thù của văn hoá - đó là văn hoá
pháp lý.
Văn hoá pháp lý là kết quá của bản thân hoạt động pháp luật của mỗi Iĩiột
quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng người. Vì vậy, cùng với vai trò của văn
hoá trong đời sống xã hội thì văn hoá pháp lý ngày càng trở thành một vấn đề
được nhiều nhà khoa học quan tâm, bởi vì, có hiểu được văn hoá pháp lý thì
mới có thể xây dựng được một nền văn hoá pháp lý tiên tiến, mới có được một
đời sống pháp luật vững mạnh, góp phần làm nên sự phát triển của xã hội.
12

Trên thế giới vào những nám 1990, văn hoá pháp lý đã trở thành một
thuật ngữ được quan tâm nhất trong các nghiên cứu khoa học pháp lý hiện đại.
Tuy nhiên, thuật ngữ này đã có từ rất lâu. Trong diễn ngôn thời kỳ trước chiến
tranh, nhà sử học pháp luật người Mỹ Lawrence M.Friedman đã trình bày và
so sánh văn hoá pháp lý với vãn hoá chính trị vào năm 1969.
Sở dĩ văn hoá pháp lý đã được các luật gia phương Tây quan tâm trong
thời gian vừa qua là vì vào những năm 1990 đã có những sự thay đổi nhanh
chóng trong văn hoá pháp lý tại nhiều nước, đặc biệt là các nước Đông; Âu và
các nước trung tâm châu Âu. Sự thay đổi này đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải
nhận dạng nền vãn hoá pháp lý của mỗi nước. Hiện tượng này không chỉ phù
hợp với những quốc gia trong Liên bang Xô Viết trước đây, mà còn trở thành
một phương thức để giải quyết những sự việc xảy ra như đối với sự hợp nhất
văn hoá pháp lý của nước Đức thống nhất ngày nay.
Những năm qua nhiều nhà khoa học nghiên cứu về văn hoá pháp lý đã
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá pháp lý. Đặc biệt, trong những
năm gần đây đã có một diễn đàn bàn luận về chủ đề này, trong đó tạm thời
chia những nhà nghiên cứu thành hai nhóm.
Nhóm các nhà nghiên cứu xem xét văn hoá pháp lý từ góc độ chức năng,
mà tiêu biểu là Lawrence M.Friedman. Ông đã đưa ra cách nhìn khách quan
về hiện tượng văn hoá pháp lý, theo đó, ông cho rằng văn hoá pháp lý là thái
độ khác nhau của các dân tộc, các nhóm xã hội cũng như của các thể chế
chính trị đối với đời sống pháp luật (về các vụ kiện hoặc tỷ lệ tội phạm). Thái
độ khác nhau đó được hiểu là trạng thái tâm lý pháp luật và lối sống pháp luật.
Nhóm các nhà nghiên cứu thứ hai tiếp cận văn hoá pháp lý theo một cách
khác, tiêu biểu là nhà nghiên cứu người Đức Rorger Cotterrell. Họ cho rằng
thái độ và trạng thái tâm lý sẽ tương đương nhau nếu chúng được tạo ra trong
những giới hạn của tổ chức pháp luật. Nhóm này chủ trương coi văn hoá pháp
lý chỉ là một hiện tượng cung cấp một cái nhìn khách quan về nghề luật. Thay
13
\ì lìm kiếm mô hình về thái độ và trạng thái tâm lý pháp lý. Cotterrell đã xem

xéi văn hoá pháp lý từ việc phân biệt các hệ tư tưởng đế từ đó nghiên cứu các
kiên trúc luật pháp được xây dựng trên các hệ tư tưởng đó.
ở Việt Nam, như đã đề cập ở trên, văn hoá pháp lý chỉ mới được các nhà
nghiên cứu, các nhà khoa học quan tâm trong một số năm gần đây và thường
đươc hiểu là văn hoá pháp luật. PGS.TS Lê Minh Tâm cho rằng: “Nói một
cách tổng quát, văn hoá pháp luật là tổng thê những giá trị vật chất và tinh
thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, bao gồm hệ thống quy
phạm pháp luật trong các thời kỳ lịch sử, những tư tưởng, quan điểm, luận
điểm, nguyên lý, nguyên tắc, những tác phẩm văn hoá pháp luật, những kinh
nghiệm và thói quen tích luỹ được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp
luật ” (69, tr. 18) . TS Lê Thanh Thập viết: “Văn hoá pháp luật là những giá
trị nhân đạo, tiến bộ, tích cực của hệ thống pháp luật trong xã hội được thê
hiện trong các đạo luật và thiết chế xã hội. Đồng thời, các giá trị đó còn được
thể hiện trong các hoạt động pháp luật, thẩm thấu vào nhận thức và hạnh động
của mỗi cá nhân, biến thành nhu cầu thường trực trong ứng xử của họ”.
(74.tr.26)
Như chúng ta đã biết, khởi nguồn của văn hoá là hoạt động sản xuất vật
chât nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Văn hoá
cũng chính là nhu cầu hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội, điều đó phản
ánh khát vọng của con người ngày càng mong muốn trở nên văn minh hơn,
tier, bộ hơn. Sức sống của vãn hoá là độns lực thúc đẩy xã hội phát triển tiến
bộ. Văn hoá pháp lý là một bộ phận của văn hoá nói chung và tất nhiên nó
cũng là thành quả của quá trình lao động và sáng tạo của con người. Văn hoá
pháp lý cùng có chung mục đích là dẫn dắt đời sống nhân loại đi tới những siá
trị cao cả đê đạt được những giá trị chân, thiện, mỹ. Do vậy, văn hoá pháp lý
vai trò và tăng cường hiệu quá của pháp luật trong đời sống xã hội. (Ngược lại,
hiệu quá của pháp luật trong xã hội cũng chính là chỉ số, là thước đo trình độ
14
phát triển của vãn hoá pháp lý). Văn hoá pháp lý là sự thống nhất hữu cơ
nhữns giá trị có được từ hoạt động sống cua con người trong các quan hệ pháp

luật (hành vi, lối sống) và những kết quả có được do hiện thực hoá năng lực
han chất của con người trong lĩnh vực pháp luật. Do vậy, phát triển văn hoá
pháp lý không những góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật mà còn đảm
bảo cho sự phát triển nhân cách của con người. Biến hoạt động pháp luật với
tư cách là lĩnh vực hoạt động xã hội - chính trị thành lĩnh vực hoạt động sáng
tạo “theo quy luật của cái đẹp” (C.Mác). Những chuẩn mực quy phạm pháp
luật chí có giá trị khi nó bảo vệ những lý tưởng xã hội tốt đẹp, hướng con
người tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Pháp luật bảo vệ cho những cái sai, thiếu
chân thực, khách quan, bảo vệ và dung túng cho cái ác, cái thấp hèn, ti tiện thì
nó không có giá trị về mặt văn hoá.
Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu: văn hoá pháp lý là sự phản
ánh và thê hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của đòi sống pháp
luật (của mồi cá nhân và cộng dồníị) đã diễn ra tronq quá k hứ cũng như
diễn ra trong hiện tại, nó cấu thành nên một hệ thông các giá trị, truyền
thống và lối sống pháp luật của một cộng đồng, một quốc gia, dàn tộc.
Như vậy xét về bản chất, cũng như văn hoá nói chung, văn hoá pháp lý có
tính xã hội. Bởi vì sự hiện diện của nó là kết quả của những phương thức hoạt
động của con người. Xã hội ở đây được hiểu là một tập đoàn người, một dân
tộc, một quốc gia, một giai cấp có quan hệ với nhau về mặt pháp luật. Bán
chất xã hội của văn hoá pháp lý được thể hiện rõ trong tính dân tộc, tính giai
cấp và tính nhân loại phổ biến.
- Tính dân tộc của văn hoá pháp lý chính là những truyền thống, nếp
sống, phong tục Itập quán, những thói quen trong đời sống pháp luật và đã
được hình thành, lưu giữ và kế tục qua nhiều thế hệ của một dân tộc, một cộng
đồng người. Tính dân tộc, cốt cách dân tộc tô đậm bản chất của mọi quan hệ
vãn hoá. Cũne như văn hoá nói chung, văn hoá pháp lý có tính bền vững và
15
lâu dài là do bản sắc dân tộc của nó quy định. Sự khác nhau của mỗi nền văn
hoá do tính dân tộc của nó đại diện và chính nhờ sự khác biệt này mà văn hoá
mới phát triển được.

- Sự phát triển của vãn hoá pháp lý là một quá trình đầy mâu thuẫn, trong
đó còn phán ánh một quans phổ rộng lớn của các quan hệ giai cấp với lợi ích
dân tộc. Tính giai cấp của văn hoá pháp lý là những yếu tố phản ánh quyền lực
và lợi ích của giai cấp thống trị được thể chế hoá thành luật, được đưa vào đời
sống pháp luật khi những yếu tố đó phù hợp với lợi ích dân tộc, sự phát triển
và tiến bộ xã hội. Theo Lênin, trong xã hội có đối kháng giai cấp, mỗi nền văn
hoá đều có hai dòng văn hoá. Văn hoá của giai cấp thống trị, bóc lột và văn
hoá của nhân dân lao động tiến bộ xã hội. Văn hoá nói chung xét về chuẩn
mực giai cấp có thế chia thành 3 nhóm: một là, nhóm không thể áp dụng các
chuẩn mực giai cấp như ngôn ngữ, khoa học - kỹ thuật; hai là, nhóm có nội
dunu nhân loại nhưng đổng thời ở mức độ nhất định mang dấu ấn các lợi ích
giai cấp như một số phong tục, tập quán, một số các giá trị đạo đức phổ quát;
ba là, nhóm mà bản chất giai cấp gắn liền với văn hoá, trong đó đặc biệt là
lĩnh vực chính trị - pháp lý. Văn hoá pháp lý là một lĩnh vực đặc thù, nằm
trong nhóm thứ ba và nó mang tính giai cấp sâu sắc. Do đó, để có thể xác định
giá trị văn hoá pháp lý của một quốc gia, một dân tộc, cần xác định tính giai
cấp của những giai cấp suy tàn hay đang lên. Khi giai cấp thống trị đang là và
còn là giai cấp cách mạng, đóng vai trò tích cực trong sự phát triển xã hội, thì
nhu cầu và lợi ích của giai cấp đó và của nhân dân có sự nhất trí ở mức độ cao.
Giai cấp thống trị chủ động ban hành một số chuẩn mực tiến bộ trong hiến
pháp và pháp luật nhằm đáp ứng đòi hỏi của nhân dân - khi đó có sự thống
nhất giữa tính giai cấp và tính nhân loại trong đời sống pháp luật. Những giá
trị văn hoá pháp lý được hình thành chính từ sự thống nhất đó.
- Trong một nền văn hoá pháp lý, không có tính giai cấp đơn thuần. Bản
chất xã hội đã gắn liền với tính nhân loại phổ biến của nó. Sự sáng tạo văn hoá
16
nói chung và văn hoá pháp lý nói riêng vốn là sản phẩm của những xã hội cụ
thể, đổng thời nó cũng chứa đựng những cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ. Những
giá trị đó là thước đo để mỗi giai cấp hướng sự phát triển xã hội phù hợp với
lợi ích của mình. Tính nhân loại phổ biến của văn hoá pháp lý được biếu hiện

ở một nền pháp luật có sự đảm bảo các quyền cơ bản của con người như quyền
tự do, công bằng, bình đắng trước pháp luật, quyền tự bảo vệ, quyền được đảm
bảo các lợi ích cơ bản của con người phù hợp với sự tiến bộ xã hội. Cả tính
giai cấp, tính dân tộc của văn hoá pháp lý đều chứa đựng trong mối quan hệ
với tính nhân loại phổ biến. Tính nhân loại phổ biến của văn hoá pháp lý
không nằm ngoài tính giai cấp và tính dân tộc. Tính giai cấp đang lên trong sự
phát triển lịch sử sẽ tạo ra những sản phẩm văn hoá pháp lý có tính nhân loại.
Ví dụ hiến pháp là giá trị văn hoá pháp lý của cách mạng tư sản, và ngày nay
nó đã trở thành một giá trị mang tính nhân loại. Cũng vậy, tính nhân loại của văn
hoá pháp lý cũng không tách rời tính dân tộc của nó. Những tinh hoa của văn hoá
dân tộc sẽ mang tính nhân loại phổ biến. Những ghi nhận bước đầu về quyền
bình đẳng của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức sở dĩ được đánh giá cao, trở thành
phổ biến nhân loại là vì đó là những giá trị cao quý của dân tộc Việt Nam.
1.1.3. Cấu trúc của văn hoá pháp lý
Xét về mặt cấu kết, văn hoá pháp lý là bộ phận cấu thành nền văn hoá nói
chung. Từ phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc và tính độc lập tương đối
của văn hoá pháp lý, chúng ta có thể nhận diện được cấu trúc, vai trò và chức
năng của văn hoá pháp lý, cũng như sự tác động qua lại giữa văn hoá pháp lý
với các hiện tượng khác của đời sống xã hội. Muốn nhận thức được một cách
đầy đủ về văn hoá pháp lý, trước tiên phải xác định được cấu trúc của văn hoá
pháp lý. Xung quanh vấn đề này còn có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến
cho rằng cấu trúc của vãn hoá pháp lý là một thể thống nhất của tri thức pháp
luật, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi xử sự tích cực đối với pháp luật.
Theo ý kiến khác, văn hoá pháp lý được cấu thành từ ba bộ phận là: ý thức
17
ĐAI HỌC QUÔC GIA H a IVQ, ,
ÍRUNG TẨM ĨHÒNG TIN THƯ VIỆN !
V-lD/ĩlgẠ
pháp luật, hệ thống pháp luật và các phương tiện pháp luật và khả năng, trình
độ sử dụng pháp luật đê xử lý các quan hệ xã hội (69, tr. 18)

Đa số ý kiến đều thừa nhận rằng: văn hoá phản ánh và thể hiện một cách
tổng quát, sống động mọi mặt trong cuộc sống của mỗi cá nhân và cả cộng
đồng đã diễn ra trong quá khứ và đang diễn ra trong hiện tại, nó cấu thành một
hệ thống các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng
dân tộc kháng định bản sác riêng của mình. Theo cách hiểu đó, văn hoá là một
rình vực hoạt động xã hội cụ thể của mỗi dân tộc được thể hiện qua ba yếu tố
cốt lõi: các giá trị tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ (yếu tố ý thức); các giá trị vật
chất kỹ thuật do con người lao động, sáng tạo ra trong lĩnh vực đó (hiện thực
hoa yếu tố ý thức), và cuối cùng là năng lực, cách thức sử dụng các giá trị đã
sáng tạo ra để đáp ứng các nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của con
người (yếu tố hành vi, lối sống). Các yếu tố này được giữ gìn, lưu truyền qua
nhiều thế hệ, phản ánh bản sắc riêng của mỗi dân tộc trong từng lĩnh vực hoạt
động. Theo các căn cứ nêu trên, có thể nói rằng: văn hoá pháp lý được cấu
thành từ các yếu tố: ý thức pháp luật; hệ thống pháp luật và cuối cùng là hành
vi theo pháp luật và lối sống theo pháp luật.
- Ý thức pháp luật. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức
pháp luật là yếu tố hết sức quan trọng của văn hoá pháp lý. Căn cứ vào đặc
điểm, tính chất và phương thức phản ánh, ý thức pháp luật gồm có hai bộ phận
là tư tướng pháp luật và tâm lý pháp luật.
+ Tư tướng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có
tính chất lý luận và khoa học về pháp luật. Tư tưởng pháp luật phản ánh trình
độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề có tính chất bản chất của
pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Hạt nhân cốt lõi của tư tưởng pháp luật
là tri thức khoa học vể pháp luật.
+ Tâm lý pháp luật là những tình cám, tâm trạng, cám xúc, thái độ, cách
đánh giá của cá nhân và các nhóm xã hội vể pháp luật cũng như các hiện
18
tưọim pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật chỉ hiếu hiện cấp
độ nhận thức thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống,
kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội. Nói cách khác là ở cấp độ này, ý

thức pháp luật mới chí thể hiện ở sự thừa nhận, tiếp thu và xử sự theo sự thừa
nhàn và tiếp thu đó: điều hay lẽ phải, việc nên làm, điều cần tránh theo tình
cám hướng thiện.
Sự thống nhất hài hoà giữa tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật trong ý
thức pháp luật thể hiện môi quan hệ của con người đối với pháp luật, sự đánh
giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người,
cũng như trong tổ chức và hoạt độnơ củ các CƯ quan nhà nước và tổ chức xã
hội. Với tư cách là yếu tố cơ bản và quan trọng của văn hoá pháp lý, ý thức
pháp luật tích cực và tiến bộ là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn
thién hệ thống pháp luật, là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời
sống xã hội và bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật.
- Hệ thống pháp luật. Đây chính là một trong những kết quả đã được hiện
thực hoá từ năng lực hoạt động pháp luật của con người. Khi nói đến văn hoá
pháp lý của một quốc eia, một dân tộc thì không thể không nói đến hệ thống
pháp luật của quốc gia, dân tộc đó. Hệ thống pháp luật ở đây được hiểu là tổng
thê những quy phạm pháp luật đã được ban hành và tồn tại trong quá khứ cũng
như trong hiện tại, bao gồm cả những luật tục của các cộng đồng dân cư cũng
như pháp luật của nhà nước. Hệ thống pháp luật chính là một yếu tố đóng góp
những giá trị để làm nên diện mạo, bản sắc của một nền văn hoá pháp lý. Xây
dựr.g và hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa là một đòi hỏi khách quan của xã
hội và của nền văn hoá xã hội, vừa có tác dụng tạo cơ sở cho sự phát triển văn
hoá pháp lý. Hệ thống pháp luật hoàn thiện đạt được các tiêu chí toàn diện,
đổr.g bộ, khoa học, thực tiễn là một biểu hiện sinh động của nền văn hoá pháp
lý cao.
19
- Hành vi theo pháp luật và lối sống theo pháp luật. Hành vi và lối sống
theo pháp luật là yếu tố cấu thành thứ ba của văn hoá pháp lý. Nó thê hiện
cách thức, khá năng, trình độ sử dụng pháp luật và các công cụ pháp luật của
tùìig cá nhân, của cộng đồng và nhà nước trong quá trình đấu tranh vì sự bình
đẳng xã hội và công lý theo định hướng chân, thiện, mỹ.

+ Hành vi theo pháp luật là hành động có ý thức của con người và tổ chức
củi con người diễn ra trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Hành vi theo
pháp luật mang ý nghĩa tích cực và được coi là hành vi hợp pháp hay là hành
vi xứ sự tích cực đối với pháp luật và các hiện tượng pháp luật, dựa trên cơ sở
những tri thức pháp luật và tình cám pháp luật đúng đắn, phù hợp với xã hội.
Hành vi pháp luật tích cực (hành vi hợp pháp) có ý nghĩa xã hội và văn hoá to
lớn: một mặt, nó nói lên động cơ hành vi của chủ thể; mặt khác, nó phản ánh
nhu cầu tiến bộ của xã hội, sự hài hoà ở những mức độ khác nhau giữa lợi ích
xã hội mà pháp luật phản ánh với lợi ích cá nhân, giữa nhu cầu của nhà nước
và nhu cầu của cá nhân công dân, có tác dụng làm ổn định xã hội và tăng
cường ý thức tôn trọng pháp luật. Vì vậy, hành vi hợp pháp thể hiện trình độ
văn hoá pháp lý cao và được xã hội tôn trọng.
+ Lối sống theo pháp luật gắn liền với hành vi theo pháp luật. Lối sống là
tổng thê những nét cơ bản đặc trưng cho hoạt động sống và phương thức hành
đọng của con người, của các giai cấp, các dân tộc, các nhóm xã hội hay cộng
đổng xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định. Hoạt động sống và
phương thức hành động của cộng đồng như thế nào thì sẽ tạo ra lối sống như
thí ấy. Lối sống theo pháp luật là một loại hình của lối sống dựa trên nền tảng
ý thức pháp luật xã hội tiên tiến, là một biểu hiện của lối sống có văn hoá cao.
N5 mang tính cộng động và có tác dụng tạo ra môi trường tích cực cho quá
tr.nh xã hội hoá hành vi theo pháp luật của các cá nhân, của các cư quan nhà
nước và tổ chức xã hội. Lối sống theo pháp luật vừa có tác dụng đóng góp vào
quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hoá pháp lý, lại vừa là quá trình tiếp nhận
20
và phát huy các giá trị văn hoá pháp lý trong thực tiền cuộc sống của cộng
đồng xã hội mà đỉnh cao của quá trình đó là “sống, học tập, lao động theo
hiến pháp và pháp luật”
1.1.4. Chức năng của văn hoá pháp lý
Có thể nói, văn hoá pháp lý có ba chức năng cơ bản sau đây:
- Chức năng nhận thức. Nhận thức là chức năng đầu tiên của văn hoá

trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động xã hội nào. Văn hoá pháp lý cũng vậy. Thiếu
chức năng nhận thức thì không thê nói đến bất kỳ chức năng nào khác, bởi vì
một bộ luật, một đạo luật nào đó - với tư cách là sán phẩm văn hoá pháp lý,
trước khi đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy vai trò và hiệu lực trong việc
điều chinh các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của cá nhân trong xã
hội thì nó phải được mọi người hiếu và nhận thức đúng.
Trình độ lập hiến, lập pháp là một biêu hiện rất cao của văn hoá pháp lý.
Các chuẩn mực, quy phạm pháp luật quan trọng chỉ có thế có được khi các
nhà làm luật nhận thức được một cách sâu sắc các quy luật của đời sống kinh
tế. chính trị, xã hội, phát hiện những quan hệ xã hội mới nảy sinh, nhận thức
được sự cần thiết và mức độ phải có pháp luật điều chỉnh. Văn hoá pháp lý
giúp cho các nhà làm luật hiểu biết và xử lý tốt các tình huống mà cuộc sống
đặt ra theo yêu cầi chân, thiện, mỹ. Nâng cao trình độ nhận thức của con
nu ười cũng chính là phát huy những tiềm năng, năng lực bản chất của con
người. Đó là bước đầu rất quan trọng để hoàn thiện con người, hoàn thiện xã
hội. Do đó, văn hoá nói chung và văn hoá pháp lý luôn luôn chứa đựng tính
chất nhân văn. Cơ sở của mọi hiệu quả trong lĩnh vực văn hoá pháp lý cũng là
khát vọng hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Cũng cần khẳng định rằng, phát
huy chức năng nhận thức của văn hoá pháp lý, đặc biệt là trong các tầng lớp
nhân dân lao động, sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh t ế -
xã hội, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá pháp lý, tạo ra sự
nhận thức sâu sắc về vai trò và các giá trị xã hội của pháp luật. Chức năng
21

×