Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hộ gia đình nghèo ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Thực trạng và giải pháp giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.46 MB, 127 trang )

1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐHKHXH&NV





NGUYỄN QUANG VINH







HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO


Chuyên ngành : Xã hội học .Mã số: 05.01.09

Người hướng dẫn : PTS Nguyễn Cảnh Khanh










HÀ NỘI – 1996



M Ụ C LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ
CHƯƠNG MỘT:
Sự nghèo khổ - Những nhận thức lý luận và
phương pháp luận
I. Các khái niệm
1. N ghèo
2. Đ oi
3. Hộ và kinh tế hộ
n . Sự nghèo khổ và cuộc đấu tranh chống nghèo khổ trong
lịch sử xã hội
1. Bất bình đẳng xã hội và sự nghèo khổ
2. Vấn đề chống nghèo khổ trong xã hội V iệt N am
truyền thống
3. Một số bài học từ cuộc đấu tranh chống nạn nghèo đói
4. N ghiên cứu xã hội học và chiẽn lược xoá đói giảm nghèo
CHƯƠNG HAI:
Những biến đổi kinh tế xã hội và thực trạng của các hộ
nghèo ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
I. Về những biến đổi kinh tế sau đổi mới
II. Về sự phân tầng xã hội
in . Những biến đổi trong nhận thức tư tưởng và tâm lý của

các hộ nông dân
VI. Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của các hộ nghèo đói ở
đồng bằng Bắc Bộ
1. Những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
1
2. Về các hộ nghèo đói ở đồng bằng Bắc Bộ
CHƯƠNG BA:
Các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm giảm nghèo khổ
I. Những quan điểm cơ bản nhằm xây dựng chiến lược xoá đói
giảm nghèo
1. Đồng bộ và thống nhất trong chính sách chỉ đạo và thực
hiện công tác xoá đói giảm nghèo
2. Phát huy sức manh tổng hợp toàn dân (Nhà nước - cộng
đồng - đối tượng nghèo khổ)
3. Phát triển kinh tế là nền tảng cơ bản cho công tác xoá đói
giảm nghèo
4. Xoá đói giảm nghèo là hoạt động mang tính nhân đạo,
nhân văn sâu sắc, kết hợp những giá trị của nền văn minh
nhân loại với truyền thống của dân tộc
5. Xoá đói giảm nghèo là hoạt động tổng hợp và có quan hệ
gắn bó với các chính sách kinh tế - xã hội khác
n . Những phương hướng cơ bản của cồng tác xoá đói giảm
nghèo
1. Xây dựng chiến lược xoá đói giảm nghèo
2. Xây dựng cơ ch ế thống nhất chỉ đạo - thực hiện kiểm tra
3. Các chỉ tiêu cơ bản của công tác xoá đói giảm nghèo
in. Các giải pháp
1. Giải pháp trực tiếp
2. Giải pháp gián tỉếp (lồng ghép)
ĩ

2
3. Giải pháp căn bản (lãu dài)
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
ĐẶT VẤN ĐÊ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Như một đối tượng quan trọng của việc nghiên cứu phát triển, tình trạng
nghèo khổ nói chung và vấn đề người nghèo ở nông thôn nói riêng từ lâu đã trở
thành mối quan tâm của giới khoa học nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam,
viêc nghiên cứu về hiên tượng nghèo khổ ở nông thôn chỉ mới được triển khai
Ỷương đối có hê thống trong vòng chục năm trở lại đây. Điều này phù hợp với
nhu cầu nhân biết về động thái của sự phân tầng xã hội dưới tác động của sự
chuyển đổi nền kinh tế, làm cơ sở cho việc xác lập thích đáng các chính sách xã
hội trong điều kiên kinh tế xã hội mới. Mục tiêu chiến lược xây dụng một quốc
gia "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vãn minh", cũng như cuộc vận
động "xóa đói giảm nghèo” đều có nhu cầu nhận biết hiện trạng và các nguyên
nhân của tình trạng nghèo khổ ở nông thôn.
Trong bối cảnh đó, ván đề nghiên cứu hộ gia đình nghèo ở nông thôn nói
chung và vùng đồng bàng Bắc Bộ nói riêng trở thành chủ đề quan trọng cần
được nghiên cứu và xử lý để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đặc biệt ở
khía cạnh kỉnh tế, xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu của vấn đề:
Nghèo khổ là một trong năm vấn đề có tính chất toàn cầu: ô nhiễm môi
trưởng sinh thái, khủng hoảng năng lượng, bệnh tật, thất nghiệp, nghèo khổ.
Đối với các nước chậm phát triển, sự nghèo khổ của dân cư đang là một trong
những vấn đề then chốt đòi hỏi các Chính phủ có những biên pháp có hiệu quả
để cải thiên tình hình, trước hết trong khu vực nông thôn.
Nước ta đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, chấp nhận

cạnh tranh, mở cứa. Điều đó sẽ tạo ra sự phân hóa giàu nghèo hết sức gay gắt
trong xã hội, gây nên những nhức nhối về nhiều mặt .trong đời sống của đất
nước. Đánh giá thực trạng nghèo khổ của dân cư nói chung và hộ gia đình ở
4
nông thôn đồng bàng Bắc Bộ nói riêng, tìm ra những nguyẽn nhân để đề ra
những giải pháp khả thi làm giảm đi nhũng khoảng cầch của sự phân cực giàu
nghèo là một vấn đề đáng được quan tâm. Đã có một số những nghiên cứu về
chủ đề nghèo khổ của dân cư nói chung, song cũng còn quá ít những công trình
nghiên cứu đề cập tới thực trạng hô gia đình nghèo ở nông thôn đồng bằng Bác
Bộ dưới góc độ xã hội học v'ê chính sách xã hội nói riêng, tìm những giải pháp
cần thiết đối với người nghèo để vực họ dậy vượt qua cái ngưỡng của sự nghèo
khổ một cách khoa học và thực tiễn.
Vì vậy, với đề tài luận án này, chúng tôi hy vọng góp phần làm sáng tỏ
thêm những vấn đề nghèo khổ đang diễn ra ở nông thôn, để từ đó làm cơ sở cho
việc hoạch định các chính sách xã hội ở nông thôn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiẩn quá trình phát triển >/à phân hóa
giàu nghèo của các hộ nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ trong điẽu kiên sản
xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.
- Phân tích thực trạng hê thống hộ nông dân đồng bàng Bắc bộ írong
những năm qua, đặc biệt là từ khi tiến hành đổi mới quản lý nông nghiệp đến
nay.
- Dự báo xu hướng phân hóa giàu nghèo của nông dân đồng bàng Bắc bộ
trong nhũng năm tớỉ.Từ đó nhằm đề xuất những giải pháp về chính sách vĩ mô
ứng xử với nông dân, hướng sự phân hóa này theo chiều tích cực, có lợi cho
nông dân và toàn xã hội.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu :
Luận án được thực hiên trên cơ sở lý luận và phương pháp luân của xã hội
học Mác-Lênin và một số phương pháp tiếp cận của xã hội học hiên đại, vận
dụng các lý thuyết như: lý thuyết hiện đại kinh tế-xã hội, lý thuyết phát triển xã

5
hội. Đồng thòi, về mặt thực nghiệm, luận án đã kết hợp nhiều phương thức như:
điều tra bàng bảng hỏi, phỏng vãh sâu, sô' liệu thống kê
Luận án có sử dụng những số liệu thống kê, kết quả điều tra của các cơ
quan từ nãm 1989 trở lại đây như Viện Xã hội học, Tổng cục Thống kê, Bô Lao
động-Thương binh và xã h ộ i
Trong khuôn khổ của một luận án phó tiến sĩ, nghiên cứu sinh chưa có
diều kiện đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hộ gia đình nghèo ở toàn bộ nông
thôn đồng bàng Bắc bộ mà chỉ tập trung vào một số địa bàn như ngoại thành Hà
Nội, các tỉnh thái Bình, Hải Hung làm ví dụ minh họa cho ý đinh nghiên cứu.
5. Cái mới khoa học của luận án:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu vê xóa đói giảm nghèo nhưng từ nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Luận án này đặt ra vẩn đề tiếp cận thực trạng xóa đói
giảm nghèo dưới góc độ xã hội học. Bước đầu làm rõ vãh đề nghiên cứu hộ gia
đình nghèo ở nông thôn đồng bàng Bắc bộ, đi sâu phân tích thực trạng công tác
xóa đói giảm nghèo hiên nay, những mật làm tốt, những mặt hạn chế. Trên cơ
sở đó, những nghiên cứu trên đề xuất mô hình và cơ chế quản lý, tổ chức thực
hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn đồng bàng Bác bộ trong giai
đoạn tới; đề ra những kiến nghị nhằm thực hiện mô hình và cơ chế quản lý, tổ
chức thực hiên chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta theo hướng đổi mới.
6. Bố cục và nội dung của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án có ba chương.
CHƯƠNG MỐT
SựNGHÈO KHỔ - NHŨNG NHẬN THÚC LÝ LUẬN VÀ PHUƠNG PHÁP LUẬN
I.CÁC KHÁI niệm:
Nghèo và khái niệm v'ê nghèo cho đến nay vẫn còn được hiểu một cách
chưa thống nhất. Bởi vậy, trước khi đi sâu vào những vẩh đề cụ thể của việc
nghiên cứu, chúng tôi muốn tập trung phân tích, làm rõ hơn một số khái niệm
cơ bản:

1. Nghèo:
Theo cách hiểu thông thường của nhiều nhà nghiên cứu thì: "Sự nghèo là
tất nhiên, là một vấn đề túng thiếu” (deprivation) [62, tr 8]. Túng thiếu đây là
nói về tiêu chuẩn xã hội. Nghèo là sự túng thiếu tuyệt đối, phá hoại sự bảo đảm
cơ bản cuộc sống. Cũng theo àũé, có rất nhiều mức độ nghèo khác nhau, nhưng
có thể tựu trang lại ở hai mức độ cơ bản là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
a. Nghèo tuyệt đối:
Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng
thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để nhàm duy trì cuộc sống.
b. Nghèo tương đối:
Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét.
Với cách hiểu như trên, chúng ta có thể nhận thấy khái niệm nghèo tương
đối thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào mức sống chung của xã hội tăng lên.
Và dường như mỗi nước, mỗi khu vực lại có một ngưỡng riêng để chỉ sự nghèo
đói.
Sự nghèo xuất hiện là do tình trạng kém phát triển, một sự phát triển
không cân đối, do chiến lược phát triển không chú ý tới các nguyên nhân gốc
của sự nghèo mà lầm tưởng rằng chỉ với sự tăng trưởng kinh tế sự nghèo sẽ
giảm bớt.
Vấn đề nghèo thường đi đôi với vấh đ'ê phân phối thu nhập. Sự phân phối
thu nhập không công bàng thường dẫn đến việc tăng nghèo. Do đấy trong khoa
học phát triển một vấn đề được thảo luận nhiêu có liên quan đến vấn đê xóa
nghèo là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cống bàng xã hội.
Thảo luận v'ê những nhân tố tác động tới sự công bằng, Adebman và
Robinson (1989) cho ràng do những nhân tô sau quyết định:
7
- Thứ nhất, theo các ông trong giai đoạn đầu của sự phát triển việc phát
triển mạnh một số ngành có thu nhập cao đã làm tãng nhanh khoảng cách vê
năng suất giữa các ngành và do đó có thể làm giảm sự phân phối công bằng

trong thu nhập. Trong trường hợp này, chính chiến lược phát triển cân đối giữa
các ngành (như giữa công nghiệp và nông nghiệp) sẽ là nhân tố làm tăng sự
công bàng xã hội.
Thứ hai, trong một ngành, chẳng hạn như trong nông nghiệp, chính sách
cải cách ruộng đất, hỗ trợ nông dân nhỏ, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp
sẽ cổ thể làm tãng công bàng xã hội. Nếu trong công nghiệp việc áp dụng chính
sách thay thế nhập khẩu có thể dẫn đến việc đầu tư ưu tiên cho một số ngành và
làm giảm cống bằng, thì trái lại chính sách hướng xuất khẩu nhàm phát triển
các ngành cần nhiều lao động lại có tác dụng làm tăng công bằng xã hội [62, tr
8].
Đo lường sự nghèo là một việc khó vì nghèo thường được hiểu là việc con
người không có khả nãng đạt được một tiêu chuẩn ít nhất của cuộc sống, mà
trong khi đó thì mức sống lại luôn được thay đổi tùy mỗi vùng và mỗi nước.
2. Đói:
Thiếu đói có thể được hiểu là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức
sống dưới mức tối thiểu, chỉ đủ khả năng đảm bảo có được mức lương thực bữa
đói, bữa no, và có những khi đứt bữa 1-2-3 tháng. (Số Calorie được cung cấp
hàng ngày bình quân đầu người nàm trong khoảng 1.500 - dưới 2.000 Kcal).
Trong số những bộ phận dân cư thiếu đói, có một bộ phận thiếu thốn và
cực khổ nhất: bộ phận những người "đói gay gát".
Đói gay gắt là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưói mức
sống tối thiểu, chịu đói ăn, chịu đứt bữa từ trên ba tháng trở lên.
Trong những nghiên cứu vê sự nghèo đói cũng còn một khái niệm cần
được làm rõ là "nhu cầu tối thiểu". Ở đây, nhu cầu tối thiểu được hiểu là những
đảm bảo ở mức độ tối thiểu ba nhu cầu tôi thiểu của cuộc sống con người gôm
ăn, mặc, ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gôm văn hóa, y tế, giáo due, đi lại,
giao tiếp.
Để phù hợp với thực tế Việt Nam, chuẩn mựe về mức đói được tính theo
số lượng gạo.
3. Hộ và kinh tế hộ:

Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế, cũng như từ điển ngôn ngữ,
khái niệm hộ và kinh tế hộ được hiểu như sau:
8
"Hộ" là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó
bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công". Vê
phương diện thống kê, Liên Hiệp Quốc cho rằng "Hộ là những người cùng sống
chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.
Tại cuộc hội thảo quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại ở Hà Lan năm
1980, các đại biểu nhất trí rằng "Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên
quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác".
Trong quá trình khảo sát "Kình tế hộ trong quá trình phát triển" ở một số
nước châu Á, giáo sư T.B.Mc Gec, Giám đốc Viên nghiên cứu Châu Á, trường
Đại học Tổng Hợp Columbia đã nêu :"ở các nước châu Á hầu hết người ta quan
niêm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết
tộc ở chung trong một mái nhà, ăn chung môt mâm cơm và có chung một ngân
quỹ"[37,tr7].
Qua các định nghĩa có hình thức khác nhau về khái niệm "hộ" ở trên,
chúng ta có thể phân định hộ theo những điểm sau:
- Hộ là nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc.
- Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung trong một mái nhà
- Có chung một nguồn thu nhập và ãn chung
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Ở Việt Nam, trong thời gian hợp tác hóa nông nghiệp " Kinh tế hộ" được
quan niệm là "kinh tế phụ gia đình" hay "kinh tế phụ xã viên", bổ sung cho
kinh tế tập thể.
Khi thực hiện Nghị quyết 10, hộ được xác đinh là một đơn vị tự chủ, một
đơn vị kinh tế xã hội. Hộ nông dân được sợ hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất,
công cụ sản xuất, tài sản và vốn khác), được Nhà nước đảm bảo quyền tự do
sản xuất kinh doanh: lựa chọn phương án sản phẩm, phương án đầu tư, sử dụng
sức lao động, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tính toán kinh tế để đem lại hiệu quả

mong muốn.
- Chức năng của hộ\
ở phần định nghĩa, chúng ta đã khẳng định hộ là một đơn vị kinh tế-xã
hội. Do vậy, nói về chức năng của hộ, chúng ta phải khẳng định rằng trước hết,
hộ thực hiện các chức nãng sản xuất kinh doanh, tái tạo sức lao động, xây dựng
quỹ "phúc lợi gia đình", cùng xã hội đảm bảo mọi điều kiện trưởng thành của
lực lượng lao động.
9
Nói vê chức năng của hộ, người ta cũng đặc biệt quan tâm tới quan hệ
kinh tế làm nên tảng cho hộ thực hiện các chức năng khác. Chức năng kinh tế
của hộ như sản xuất lương thực, thực phẩm, nghề phụ thủ công, thu nhập và
tiêu dùng, không thể tách khỏi các quá trình thay đổi môi trường sản xuất.
Trong một môi trường sản xuất như nhau, nhung các hộ lại có khả năng tổ chức
thực hiện chức năng kinh tế khác nhau và do đó cũng đem lại các kết quả kinh
tế khác nhau. Xem xét sự phân tâng xã hội giữa các nhóm hộ ở nông thôn là
xem xét khả nãng tổ chức kinh doanh của những chủ hộ khác nhau; xem xét các
yếu tố như thị trường, lịch sử bản thân, cơ chế vận hành của tổ chức hợp tác xã
đang tồn tại
Quá trình hoạt động kinh doanh của hộ là quá trình tổ chức kết hợp giữa
các nguồn lực của hộ một cách hiệu quả nhất trên cơ sở phân tích những thông
tin về môi trường kinh doanh của mỗi chủ hộ. Năng lực kinh doanh tự có kết
hợp với những kiến thức thu nhận được qua đào tạo thực tế và qua trường lớp
nhất định của chủ hô và các thành viên quyết định những phương hướng thực
hiện chức nãng kinh tế khác nhau giữa các hộ. Do đó, việc tổ chức lao động, tổ
chức sinh hoạt gia đình, giáo dục con cái cũng có những nét khác biệt.
Mặt khác, yếu tố truyền thống, yếu tố giáo dục đến lượt nó ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực của nông hộ. Chức năng giáo dục,
chức năng tạo nguồn phúc lợi gia đình phục vụ cho chủ hộ lựa chọn những
phương hướng kinh doanh có hiệu quả.
- Hộ nghèo

Dưới đãy, chúng tôi xin chuyển sang phân tích về khái niệm hộ nghèo.
Trước hết, theo chúng tôi, giới hạn nghèo đói được biểu hiện dưới dạng thu
nhập bình quân tính theo đàu người. Các hô có thu nhập bình quân tính theo
đầu ngưòi nầm dưới giới hạn nghèo đói được gọi là hộ nghèo.
Qui mô sự nghèo đói của môt vùng, một quốc gia được xác định bằng tỷ
lệ số hộ nghèo đói trên tổng số hộ dân cư thuộc vùng hoặc quốc gia đó.
Theo quán niệm chung của nhiều nước, hộ nghèo có mức thu nhập dưới
1/3 mức trung bình của xã hội. Với quan niệm này hiện thế giới có 1,1 tỷ người
(20%) đang sống trong tình trạng nghèo khổ, tức là sống dưới mức 420
ƯSD/nãm, hoặc 35 USD/ tháng mà Ngân hàng thế giói đã ấn định. Cũng với
quan niệm lẩy mức thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội làm một
ngưỡng để phân định sự nghèo khổ, chúng ta thấy mỗi nước lại có một tiêu
chuẩn khác nhau cho sự nghèo. Chẳng hạn ở những nước phát triển n«ười
nghèo có thể có thu nhập còn cao hơn người giàu ở nước kém phát triển, ỏ
10
nước Mỹ, năm 1992 một gia đình 4 người có mức thu nhập bình quân năm dưới
13.680 USD là hộ nghèo khổ. Các tiêu chí vê nghèo khổ ở các nước đang phát
triển cũng có khác nhau. Chẳng hạn, xét ở khu vực nông thôn th ì:
Pakistan 6 USD/người/tháng
Inđônêsia 6 USD/người/tháng
Philippin 7 USD/người/tháng
Cũng có nước dùng tiêu chí là lấy mức calory cho mỗi người trong một
ngày cần có để đo sự nghèo khổ. Nếu người nào đó có mức tiêu dùng bình quân
trong ngày thấp hơn mức calory hấp thụ là người nghèo đói.
Năm 1985 ở Ấn Độ chuẩn này là dưới 1750 calory/ngưòi/ngày
Pakistan : dưới 1800 calory/hgười/ngày
Bănglađet: dưới 1650 calory/người/ngày{60, tr8].
Hộ nghèo ở Việt Nam
Dưới đây, chúng tôi xin chuyển sang phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hộ
nghèo đói ở nước ta hiện nay. Đây là một vấn đ'ê còn chưa có sự thống nhất, tuy

nhiên chúng tôi xin mạnh dạn nêu lên một số điểm cơ bản sau:
Chỉ tiêu chính: Theo chúng tôi chỉ tiêu chính để phân định hộ nghèo ở
nước ta là dựa vào thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng (hoặc năm) được
đo lường bằng chỉ tiêu giá trị hoặc hiện vật quy đổi.
Khái niệm thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần túy. Đối vói hộ dân
cư ở nông thôn, thu nhập được xác định bằng hiệu số giữa tổng thu từ mọi hoạt
động và chi phí sản xuất.
Song cần nhấh mạnh chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng là chỉ
tỉêu cơ bản nhất để xác đỉnh mức nghèo đói.
Chỉ tiêu phụ:
Ngoài việc lấy mức thu nhập bình quân để đo lường mức độ nghèo khổ
chúng ta cũng cần phải xem xét tới các chỉ tiêu phụ như dinh dưỡng trong bữa
ăn, nhà ở. mặc và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại v.v
Vói nhận thức, thu nhập là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh mức sống, chúng ta
có thể đo lường bằng tiền. Tuy nhiên, trong điều kiện giá cả không ổn đinh như
ở nước ta thì sự cần thiết sử dụng hình thức hiện vật mà phó biến là quy ra gạo
tiêu chuẩn (gạo thường). Việc sử dụng hình thức hiên vật quy ước này có tác
dụng là loại bỏ được ảnh hưởng của yếu tố giá cả. Từ đó có thể so sánh dễ
dàng, thuận tiện. Đặc biệt đối với người nghèo nói chung và nông dân nghèo
nói riêng, chỉ tiêu số lượng gạo bình quân mỗi người một tháng là rất cớ ý nghĩa
11
và rất thực tế. Việc chọn gạo làm đơn vị đo lường mức độ nghèo của nông dân
không phải là quay trở lại chế độ trao đổi hiện vật giản đơn mà thực chất là một
bước thực tế hóa khái niệm về thu nhập.
Một hộ có thu nhập cao thì nhất thiết không phải là nghèo và ngược lại.
Còn mức độ chi tiêu và cơ cấu chi tiêu không thể thay thế thu nhập vì chỉ tiêu
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: Sở thích, phong tục tập quán, điều kiện
khí hậu, quan hê thị trường. Tương tự như vậy, vân đề mặc, nhà ở, phương tiên
đi lại cũng không thể thay thế chỉ tiêu thu nhập, ngược lại chỉ có tác dụng bổ
sung cho chỉ tiêu đó.

Vì những lẽ trên đây, để đo lường mức độ nghèo đói, nhất thiết phải sử
dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng (hoặc một nãm), các chỉ
tiêu khác như ăn, mặc, sinh hoạt chỉ là làm rõ hom cho chỉ tiêu thu nhập mà
thôi.
II, SựNGHÈO KHỔ VÀ c u ộ c ĐẤU TRANH CHốNG NGHÈO KHổ TRONG LỊCH s ử XÃ HỘI.
1. Bất bình đẳng xã hội và sự nghèo khổ.
Có nhiều tranh luận xung quanh việc giải thích nguyên nhân của sự nghèo
đói. Các nghiên cứu về sự nghèo khổ, nhìn chung đều hướng tới tìm hiểu mối
quan hệ giữa sự nghèo đói với sự bất bình đẳng, đồng thời tâp trang phân tích
những mặt tích cực hoặc hạn chế trong các chính sách tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia. Các nghiên cứu này cho đến nay vẫn thường kết luận rằng nhịp độ
phát triển kinh tế cao, dù một thòi gian dài, không thể tự bản thân nó xóa được
nghèo khổ. Những định hướng của các chính phủ coi sự đẩy mạnh tãng trưởng
kinh tế như một cứu cánh để xóa bỏ nghèo đói, là cần thiết nhưng chưa đủ. Đẩy
nhanh nhịp độ tăng trưởng cũng có thể dễ dẫn tới việc làm trầm trọng thêm sự
bất bình đẳng, gia tăng sự phân cực giàu nghèo. Bởi vậy, nếu như không có các
chính sách nhàm đièu chỉnh theo mục tiêu cụ thể để giảm đến mức thấp nhất sự
khốn khó của con người, thì dù phải làm chậm lại nhịp độ đó cũng nên coi như
một biện pháp để bù lại.
Mặt khác, nguyên nhân nghèo đói còn liên quan mật thiết đến vấn đề phân
chia công bàng sản phẩm của hệ thống kinh tế trong các tầng lớp dân cư. Tập
trung quá nhiều sản phẩm của doanh nghiệp tập thể, của xã hội vào quá ít người
là nguyên nhân sâu xa của sự nghèo đói, 20% số người có thu nhập thấp nhất ở
Hồng Kong, Malaysia, Philippin, Singapore và Srilanka chỉ nhận được khoảng
5% tổng thu nhập, trong khi đố 20% người có thu nhập cao nhất nhận được
47% ở Hồng Kồng, 51% ở Malaysia, 48% ở Philippin, 49% ở Singapore, 56% ở
Srilanka và đương nhiên số lượng người nghèo đói sẽ còn lớn trong các nước
này nếu sự bất bình đẳng trong thu nhập còn duy trì ở mức độ trên {60, tr8].
12
Cùng vói những vấn đề về bất bình đẳng xã hội, một yếu tố khác không

kém phần quan trọng gây nên nguyên nhân nghèo đói, đó là do những định
hướng sai lầm v'ê chính trị của nhà nước, gây nên sự bất ổn định trongbộ máy
cầm quyền, tạo nên sự rối loạn xung đột xã hội, nội chiến kéo dài, kinh tế suy
thoái, lạm phát nạn đói và dịch hạch. Tình trạng trên được phản ánh rõ nét ở các
nước Đông Âu sau 3 nãm cải tổ chính quyên. Viện nghiên cứu đòi sống Rumani
cho biết nãm 1992, gần 50% số dân Rumani (11 triệu người) phải sống dưới
mức nghèo đói, Hung-gari có 2 triệu người nghèo khổ. Ba Lan có 42% các gia
đình có thu nhập ở mức tối thiểu. Bungari, Nam Tư cũng trong tình trạng đó,
Châu Phi với 548 triệu dân, có đến 204 triệu người nghèo khổ, trong đó có nguy
cơ hơn 35 triệu người chết vì đói nếu không được cứu trợ. Xômali vói 7 triệu
dân, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài một nãm đã làm mất đi 30 vạn người
vì đói và nội chiêin; 4,5 triệu người đang bị nạn đói đe dọa. Theo thống kê của
Liên hiệp quốc, năm 1992 trên thế giới có 40 nước nghèo nhất, thì có tới 32
nước ở Châu Phi nằm trong tình trạng này.
Với công trình nghiêncứu cồng phu của mình, Robert Chambers trong lác
phẩm: "Phát triển nông thôn - Hãy bắt đầu từ những người cùng khổ” đã nêu
khá đầy đủ các nguyên nhân chủ yếu của sự nghèo đói.
- Hộ nghèo đói là do điểm xuất phát v'ê kinh tế thấp kém. Họ vốn là hộ
nghèo, chỉ có chút vốn và lương thực, nhà cửa đơn sơ, đất canh tác ít ỏi, càn
cỗi, thu nhập không chác chắn và lệ thuộc vào thòi vụ, tài sản mang tính chất
chủ yếu của họ thường là sức lao động của các thành viên trong gia đình.
- Hộ nghèo do yếu kém về thể chất. Hộ p.ày có tỷ lệ người ãn theo cao (trẻ
nhỏ, người già, người ốm yếu hoặc người tàn tật), thiếu sức lao động.
Hộ nghèo do gia đình bị cô lập với thế giới bên ngoài. Họ sống ở những
nơi hẻo lánh thiếu phương tiện thông tin, giao thông đi lại khó khăn. Họ bị trói
chặt vào cuộc sống tự túc tự cấp, con cái thất học, khó khăn về các dịch vụ y tế,
giáo dục.
Hộ nghèo do bị rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt mà bản thân không có
điều kiện khắc phục. Đây là những hộ gặp phải rủi ro, mùa màng thất bát, có
người nhà ốm đau triền miên, hoặc ma chay cùng các hủ tục khác làm tiêu tan

các nguồn vốn nhỏ bé cùng ý chí sức lực của họ.
Hộ nghèo do thiếu kinh nghiêm làm ãn, kinh nghiêm tổ chức và thiếu cá
kế hoạch chi tiêu trong gia đình.
Hộ nghèo thuộc các gia đình vô quyền. Họ là những hộ không biết gì ve
luật lệ, không được hướng dẫn về pháp luật, dễ đánh mất bản ngã của mình để
13
rơi vào tình trạng cờ bạc, rượu chè, nghiện hút hoặc trở thành người làm thuê,
làm mướn bị bóc lột một cách dễ dàng{ 12, tr 181, 182].
Những nguyên nhân trên đan xen lẫn nhau tạo thành một cái "bẫy" của sự
bần hàn nghèo khổ. Tùy thuộc mức độ của từng nguyên nhân mà có những hộ
sẽ nằm trong tình trạng nghèo khổ thường xuyên hoặc tình trạng nghèo khổ tình
thế. Các hộ nghèo đói ở mỗi quốc gia đều có thể tìm thấy những nguyên nhân
mang tính tương đồng như Robert Chambers đã chỉ ra.
2. Vấn đề chống nghèo khổ trong xã hội Việt Nam truyền thống.
Nàm ở trung tâm vùng Đông Nam Á, từ buổi bình minh của lịch sử, Việt
Nam vốn đã là nơi giao thoa của hai nền văn hóa An Độ và Trung Hoa. Trên
mảnh đất nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa này từ xa xưa đã là nơi sinh tụ của
con người.
Hơn bốn nghìn năm trước đây, trên mảnh đất này đã xuất hiện một nên
văn minh rực rỡ của nông nghiệp lúa nước và trống ẩông-N'ên văn minh Sông
Hông.
Ở bán đảo hình chữ s, các dòng sông và các dãy núi đều chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, từ lục địa đổ ra biển cả. Đứng quay mặt ra biển Đông,
Thái Bình Dương quanh năm sóng vỗ, lãnh thổ Mệt Nam trải dài ra them lục
địa vói các quần đảo và các phần chìm dưới mặt biển. Trong dải giang sơn gấm
vóc ấy, vùng đồng bàng Sông Hồng giữ một vị trí đặc biệt. Đây là cái nôi của
dân tộc, của nên văn hóa Mệt Nam. Nhiều di chỉ vãn hóa Phùng Nguyên, Đồng
Đậu, Gò Mun tìm thấy ở Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội chỉ rõ những cư
dân nông nghiệp đã sinh tụ tại đây từ sơ kỳ đến hậu kỳ thời đại đồng thau.
Người ta đã đào được những ngôi mộ cổ thời văn hóa Đông Sơn trên những nền

đê lớn. Điều đó chứng tỏ ràng, từ thủa xa xưa, đôi vai của người nông dân Việt
Nam đã từng quen với việc gánh đất đắp đê chống cơn lũ dữ để cấy trồng được
trên lưu vực sông Hồng.
Trên những cánh đồng của vùng châu thổ sông Hồng, người nông dân Việt
Nam trồng lúa nước, một giống cây trồng khó tính, đặc biệt là tưới tiêu nước
phải kịp thời và nhịp nhàng, ở một vùng đất trồng lúa nước mà nơi trũng nơi
bồi, nơi cao, nơi thấp, để điều hòa được lượng nước lúc khô hạn, lúc úng ngâp
đòi hỏi con người ở đây phải phát huy tính cộng đồng, coi trọng lợi ích chung
chứ không thể chỉ biết riêng thửa ruộng nhà. Bởi lẽ "Lụt thì lút cả làng".
Những yếu tố vật chất, những yêu cầu khách quan của sản xuất đã quy
định những đặc điểm tính cách của con người. Ý thức đôi với làng với nước là
một nét nổi bật trong diên mạo tinh thần của con người Việt Nam nói chung, và
14
cư dân đồng bàng sông Hồng nói riêng. Ý thức đó, xét đến cùng là sự biểu thị
trực tiếp của những quan hê vật chất của họ.
Từ xa xưa, châu thổ sông Hồng vốn đã là vùng đất mầu mỡ đã quy tụ về
đây một khối lượng cư dân ngày càng đông đúc. Cũng vì vậy, ruộng đất ngày
càng phải chia nhỏ, manh mún, "tấc đất tấc vàng". Từ đầu thế kỳ này bình quân
ruộng đất theo đầu người chỉ còn 0,147 ha, và hiện nay vùng đất này là nơi có
mật độ dân số nằm trong loại cao nhất thế giới: 1008 người/km^-
Xuất phát từ quan niêm truyền thống coi trọng tình đoàn kết cộng đồng, từ
thế kỷ X đến thế kỷ XV, sở hữu công xã-nhà nước chiếm địa vị thống trị. Đến
thế kỷ XVII, XVIII sở hữu công xã-nhà nước giải thể để thay bàng sở hữu nhỏ
của người tiểu nông, tuy nhiên sở hữu của địa chủ vẫn chỉ chiếm khoảng 20%
ruộng đất. Theo tài liệu điều tra của người Pháp hồi đầu thể kỷ XX, ở Bắc Kỳ có
61,63% chủ ruộng sử dụng không quá 1 mẫu ruộng (nhỏ hơn 0,36 ha), số chủ
ruộng có trên 5 mẫu (l,8ha) chỉ chiếm không quá 3% số chủ hộ và 4% số chủ
ruộng. Chính cơ sở xã hội như vậy đã khiến cho sự phân cực về thu nhập ở xã
hội Vỉêt Nam truyền thống không diễn ra gay gắt như nhiều nước khác. Tư
tưởng bình quân được coi như một giá trị v‘ê đạo đức và sự công bàng xã hội.

Với tư cách là chủ thể của cộng đồng làng xã - những người nông dân sinh
ra và lớn lên, hoạt động và giao tiếp trong những điều kiên hàng nghìn năm ít
có những thay đổi lớn lao. Dù ở trung du hay đồng bàng, miền núi hay miền
biển, đất đai canh tác thuộc sở hữu tư nhân hay đất công cũng chỉ là những thửa
ruộng, mảnh nương nhỏ nhoi và manh mún. Với thời gian, những ruộng nương
và đất đai ấy không đươc mở rộng ra, mà còn bị thu hẹp lại vì sự tăng trưởng
dân số.
Trong những điều kiên như thế, người nông dân không thể không nương
tựa vào nhau, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau trong tinh thần cộng đồng vốn được
hình thành từ buổi đầu khi làng mới được thành lập. Có cộng đồng gia tộc, cộng
đồng huyết thống, cộng đồng phe giáp, cộng đồng làng xã Nhưng trong tất cả
các thang bậc ấy,thì tâm lý cộng đồng làng xã tồn tại tương đối lâu dài với
những đặc điểm riêng, biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của người
nông dân.
Hoạt động giao tiếp chủ đạo của người dân trong làng dù mang tính cá thể
hay tính cộng đồng đều chủỵếu diễn ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Trong mõi làng thường có quỹ cứu tế, hay còn gọi là quỹ nghĩa thương, quỹ xã
thương (phải chăng là hình thức sơ khai của quỹ xóa đói giảm nghèo). Quỹ đó.
khi thì được phân chia, khi thì được cho vay với lãi suất nhẹ. Quỹ đó cũng được
bán đi để mua Ihuốc .cấp cho những người bị dịch bệnh. Cách thức gây quỹ
15
nghĩa thương ở các làng cũng khác nhau. Chẳng hạn, cứ một sào ruộng phải
nộp vào quỹ một đấu thóc. Cách cấp phát của từng làng cũng được xác đinh rõ:
Ơ 1Ỉ những cá nhân nào thực sự đói kém, gặp tai nạn mới được nhận. Có iàng
phân loại các hạng gia đình túng thiẽu nhiều, túng thiếu ít, tạm đủ rồi căn cứ
vào số lượng thóc hiên có để phân phát. Khi trong làng chẳng may có nhiều
người chết đói,người ta thường đem cầm cố hoặc bán đi những tài sản cố định
như ruộng công, đầm, hồ để kịp thời cứu đói. Có làng lại tìm đến những làng
kết chạ (kết bạn) kết nghĩa với mình để xin vay tập thể. Các làng có mức sống
khá hơn thữờng mang thóc gạo, ngô khoai, tiền bạc đến giúp các làng đói kém

mà không lấy lãi. Có làng kêu gọi tình anh em, tình đồng hương của những
người đã rời làng ra đi nhưng ăn nên làm ra và có tắm lòng từ thiện gửi tiền bạc
về giúp cho những hộ túng đói, gặp hoạn nạn ở quê mình.
Tâm lý cộng đồng làng hình thành một cách phổ biến và biểu hiên một
cách tự nhiên như một bản năng. Đã là người cùng xóm, cùng làng thì người ta
không chỉ có tình cảm, có nhu cầu, nghĩa vụ đi giúp người khác và được người
khác giúp, mình để bảo vê làng, bảo vê sự sinh tồn của chính bản thân trong
những lúc gặp thiên tai, địch họa Do vậy, khi tai họa đổ xuống một gia đình
nào đố thì không căn phải kêu gọi, hô hào ngưòi ta cũng sẵn sàng nhườiig nhịn
đù ít dù nhiều hoặc tiền gạo,hoặc sức lực giúp đỡ
Có thể rút ra một vài nhận xét nhỏ về tinh thần tương trợ trong làng xã
đồng bàng Bắc Bộ trong lịch sử:
- Cứu tế tương trợ là hiện tượng phổ biến và bình thường ở Việt Nam ngày
xưa. Trong nhiều trường hợp nó thể hiện bàng nhiều hình thức tổ chức cố định
và không cố định, thường xuyên và bất thường. Tất cả đêu nói lên tinh thần
đoàn kết, tinh thần tập thể rất cao ở người nông đân Việt Nam, cộng vào đó là
tấm lòng "thương ngưòi như thể thương thân" rất giàu ở họ. Không phải chỉ có
đối với ngữờỉ đồng tộc, đồng hương, mà đối với khách lạ hay với người nước
ngoài cũng vậy. Những người nông dân bình thường,thu nhập không lấy gì làm
dư dật, cũng tỏ ra hào hiệp, sẵn sàng san sẻ cái ăn cái mặc, hoặc chãm nom
giúp đỡ nếu thấy đối tượng lâm vào vòng đói khổ hoạn nạn, hoặc thấy đối
tượng ngỏ lời yêu cầu.
Tình thương người trở thành một thứ tâm lý dân tộc, chủ yếu là tâm lý
nông dân. Cứu tế tương trợ là biểu hiện cùa tâm lý ấy.
- Nếu ta suy nguyên thì tâm lý ấy vốn xuất phát từ truyền thống công xã
xa xưa. Có thể nói các hình thứ tổ chức cứu tế tương trợ mang trong mình đậm
đà tàn dư công xã. Nó thể hiện cuộc sống của một xã hội nông nghiệp chưa
phất triển mạrịh mẽ. Đổ lằ sự nương tựa nhau trong đấu tranh với thiên nhiên và
16
trong đấu tranh xã hội. Đó cũng là những biện pháp để thực hiện vấn đề tự cấp

tự túc ở nông thôn ngày xưa. Nó cho thấy con ngưòi tuy đã sống theo lối sống
cá thể nhưng chưa có thể tách rời cái cuống nhau tập thể. Nó là sợi dây rất bên,
luôn luôn củng cố ý thức gắn bó với nhau tronglàng xã, luôn luôn mở rộng
những quan hệ liên minh hợp tác ngoài họ hặng làng xã. Mặt khác, cứu tế, nhất
là tương trợ cũng phản ánh chế độ thuê mượn kém phát triển, hay nói cách khác
chính nó là một trong những nguyên nhân làm trở ngại sự phát triển của quan
hệ làm thuê, quan hệ trao đổi ngang giá có đồng tiền làm thước đo. Nó cũng
phần nào phản ánh sự phân hóa xã hội, làm cho mâu thuẫn giai cấp không đi
đến sâu sắc. "Bần phú tương tư" câu nói đó chính là một thứ khẩu hiệu nặng tư
tưởng của chủ nghĩa bình quân.
- Vê mặt thực tiễn, vãh đề cứu tế tương trợ của xã hội truyền thống được
thực hiện một cách tự phát trong phạm vi làng xã vì nó là vấn đ'ê thiết thân của
làng xã. Làng xã có khả năng giải quyết một cách tự túc và thuận lợi vấh đề bảo
vệ sản xuất và bảo vệ an ninh cho nó nói riêng và cho quốc gia nói chung.
Những lãnh nghiêm của nó về nghĩa thương, vê tổ chức đoàn luyện, đoàn kết
chẳng hạn, phải coi ià mẫu mực trong thời đại phong kiến. Nghĩa thương là kho
thóc chủ yếu có lợi cho những ngừơi nghèo nếu họ biết đấu tranh để thực hiện
quản lý dân chủ. Đoàn luyện, đoàn kết chẳng qua là tổ chức dân bình hay
hương bình. Tuy nhiên không phải bất cứ làng nào cũng thực hiện được tốt.
Vê phía nhà nước, các triều đại phong kiến cũng thường khuyến khích các
làng xã tiến hành những hoạt động trên để đỡ nhẹ cho nó trong vấn đề cứu tế xã
hội và an ninh xã hội. Không những thế, nhà nước có lúc lợi dụng và cố sức
hướng hoạt động ấy phát triển ở nông thôn để phục vụ lợi ích cho nó. Thực ra,
nếu được tổ chức và qụản lý tốt thì nghĩa thương làng xã sẽ thành một hệ thống
quỹ tiết kiệm bằng lương thực rất được việc trong vãh đề điều chỉnh giá cả thị
trường, chống đầu cơ tích trữ, và giải quyết bao nhiêu vấn đề cứu tế và phúc lợi
do địa phương tự túc, không phải làm phiền đến trung ương. Nếu được nâng cao
chất lượng thì những tổ chức đoàn luyện, đoàn kết sẽ ià một lực lượng hỗ trợ
rất mạnh của nhà nước trong vâún đề quốc phòng, trong những thời kỳ chống
ngoại xâm Tất nhiên do tính chất giai cấp của nó, mặc dù có nhiều mức độ

khác nhau nhưng ít có triều đại nào thực hiện được một cách quy mô, hoàn
chỉnh và có hiệu quả vấn đ'ê xóa đói giảm nghèo.
- Như vậy những biện pháp cứu tế tương trợ trong làng xã Việt Nam xưa
có hai hậu quả trái ngược.
+ Ve mặt xã hội, nó bảo vệ sản xuất, bảo vệ an ninh, củng cố tình đoàn kết
cho quần chúng nông dân trong thời kỳ xã hội bị đè nặng dưới chế độ phong
kiến chuyên chế vì với tác dụng điều hòa, xoa dịu, nó cô làm giảm nhẹ phần
nào nỗi đau khổ cho xã hội.
+ Về mặt kinh tế thì trong khi cố gắng điều hòa xoa dịu mâu thuẫn, hạn
chế sự phát triển quan hệ thuê mượn nhân công, thì chính những quan hệ có
tính cộng đồng làng xã hôi kìm hãm sự tích lũy tư bản. Nó cản trở sự tiến bộ xã
hội vì đã không tạo ra động lực để cạnh tranh, phát triển, luôn luôn giữ xã hội ở
hiện trạng cũ, trì trệ, lạc hậu và không thể tạo ra những thay đổi lớn.
Cho nên không phải ngẫu nhiên một khi sở hữu tư nhân phát triển, khi chế
độ thuê mượn nhân công đã gần như phổ biến ở nông thôn Việt Nam, thì những
hoạt động cứu tế tương trợ ở các làng xã cũng không còn phát triển như trước.
Làng xã dần dần nhường công việc đó cho các đơn vị nhỏ của nó (như giáp
xóm) hoặc cho các tổ chức sẵn có của tư nhân (họ, phường hội).
Tuy nhiền, những kinh nghiêm của cha ông chúng ta trong việc giúp đỡ,
tương trợ lẫn nhau theo tinh thần "một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ", đến
nay vẫn còn có giá trị mạnh mẽ. Nó cần phải được dung dưỡng, phát huy và
nâng cao trong những điều kiện mới để chống lại những hậu quả xã hội tiêu cực
của kinh tế thị trường hiện nay.
3. Một số bài học từ cuộc đấu tranh chống nạn nghèo đói:
3.1- Kinh nghiêm của các nước:
Trước khi đi sâu vào những vấn đề lý luận của chiến lực chống nghèo khổ,
chúng tôi muốn phấn tích một số kinh nghiêm của các nước trong việc chỉ đạo
và thực hiện công việc này.
Aỉ hững can thiệp vĩ mô và vai trò Nhà nước đ ể giảm bớt sự nghèo khổ.
Trước hết, mọi quốc gia không kể giàu nghèo, phát triển hay đang phát

triển đều chú trọng đến công tác chống đói nghèo. Họ luôn phải xác định một
mức tăng trưởng hợp lý nhằm tạo điều kiên để vừa duy trì sự tăng trưởng vừa
cải thiện đời sống. Đối với họ, kết quả của sự tâng trưởng kinh tế phải tạo ra sức
manh cần thiết cho sự thay đổi về sự tạo lập các cơ sở hạ tầng vật chất, và hạ
tầng kinh tế vĩ mô, nhàm cho người nghèo có khả nâng tiếp cận với thị trường,
hòa nhập vói đời sống cộng đồng trong sự phát triển. Những kinh nghiệm của
các nước ở Đông Nam Á đã chỉ ra rằng, mặc dù tăng trưởng nhanh là cần thiết,
nhưng không thể dựa hoàn toàn vào tăng trướng để xóa nghèo đói. Thành công
của Trung Quốc trong việc giảm tỷ lê người nghèo đói chủ yếu không chỉ do
tãng trưởng kinh tế, mà còn do những biện pháp phát triển việc làm ở nông
thôn, mở rộng hệ thống dạy nghê, tăng cường kỹ thuật mới giảm nhẹ điều kiện
làm để cải thiện điêu kiện sống của người dân. Chính với định hướng trên,
hiộn là một trong các nước có tỷ lệ thấp nhất về số người sống dưới
đói. Tuy nhiên, do dân số của Trung Quốc quá đông, nãm 1991 còn
người sống dưới mức nghèo đói, trong đó 27 triệu người sống ử
mức bân cùng.
Để có những tác động trực tiếp và có hiệu quả đến bộ phận dân cư đang ử
tình trạng nghèo khổ, ngoài việc xác định mức tăng trưởng kinh tế hợp lý, các
quốc gia đều hình thành những chương trình giảm bớt nghèo đói. Chương trình
giảm bớt nghèo đói thường mang tính quốc gia nhàm thống nhất quan điểm,
đinh hướng chiến lược cho việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện và kiểm soát việc
thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo. Nó là một hệ thống các giải pháp
đinh rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức trong xã hội và cá nhân trong
việc phố hợp hành động, tạo ra những cơ hội phát triển, cho mỗi cá nhân hoặc
nhóm đối tượng đói nghèo trong đời sống cộng đồng.
Về vai trò của Nhà nước, dường như mỗi quốc gia lại có một chuơng trình
riêng nhưng thường tập trung vào những điểm sau đây:
Thứ nhất: Đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô nhàm thúc đẩy phát triển
và ổn định kinh tế, làm cơ sở căn bản cho viêc thanh toán nạn nghèo khổ.
Thứ hai: Cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu và dịch vụ xã hội nhằm hỗ trự

sự nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên.
Các nước đều không muốn Nhà nước can thiệp vào quá sâu trong các hoạt
động kỉnh tế, không điều tiết quá nhiều gây trở ngai cho sự phát triển, đặc biệt
đối với các doanh nghiệp nhỏ và khu vực không kết cấu. Khu vực khống kết cấu
thường được nhận thức là cầu nối giữa nghèo đói và dòng chảy chính của nền
kinh tế, là địa bàn chính cho hoạt đông của một số đông người để tạo ra thu
nhập vượt khỏi đường biên nghèo khổ.
Tuy nhiên, cùng vói những hoạt động trên, khi cần thiết Nhà nước vẫn có
những can thiệp tức thời khi giải quyết các nạn đói, các thảm họa xảy ra ở một
khu vực nào đó, thực hiện các chính sách cứu trợ xã hội nhàm không để cho các
bộ phận dân cư nghèo khổ phải bị bần cùng hóa.
Tóm lại, Nhà nước nhìn chung không can thiệp trực tiếp tới từng hộ nghèo
đói, mà thõng qua các chính sách tạo nên một môi trường kinh tê-xã hội thuận
lợĩ, nhằm hỗ trợ cho người nghèo có điều kiện phát triển. Và, chính từ các chính
sách này, Nhà nước khơi rỘRg sự quan tâm của toàn xã hội đối với gia đình
nghèo đói. Các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức
phi chính phủ sẽ trực tiếp có những hành động cụ thể tác động hỗ trợ các gia
đình nghèo đói.
Thông thường trong các chiến lược chống nghèo khổ, Nhà nước thường
được tập trung vào các công việc sau đây:
- Cung cấp tư ván kinh doanh và cho vay với quan niệm các món vay nhỏ
để kinh doanh chứ không phải vay để tiêu xài.
- Lựa chọn công nghệ thu hút nhiều lao động và phát triển doanh nghiệp
iại các vùng nghèo với chi phí đầu tư hợp lý.
- Dạy nghề và chuyển giao công nghê cho các hộ nghèo. Có thể nói, vấh
đề vốn và công nghê là hai yếu tố cơ bản mà các tổ chức này hướng tới. Và là
các giải pháp chủ yếu làm chuyển đổi tình trạng nghèo khổ của các hộ đói
nghèo.
3.2. Kinh nghiệm và kết quả thu được ở một số nước:
Trong những năm gần đây, chính phủ nhiều nước đã chú ý thông qua các

chính sách phát triển để loại trừ nghèo đói ở từng vùng trọng điểm, trên cơ sở
đó xóa bỏ dần sự nghèo đói trên phạm vi rộng.
Chẳng hạn như ở mô hình của Indonesia. Trong những nãm 70 Chính phủ
Inđônêsia dùng phần lớn số tiền thu từ khai thác dầu để phát triển kinh tế và tập
trung loại trừ nghèo đói ở vùng JAVA Hiộn tại đất nước này lại hướng về giải
quyết nghèo đói ở các vùng khác. Kết quả là đã giảm số người nghèo đói từ 70
triộu người (60% số dân) trong thập kỷ 70 xuống còn 27 triệu người (15%) vào
đầu thập kỷ 90. Đó cũng là mô hình của Malaisia và giảm được tỉ lê nghèo khổ
từ 20,7% vào năm 198Ố xuống 17,1% vào năm 1990.
Nhiều nước còn kết hợp chính sách phát triển toàn quốc liền với chính
sách phát triển nông thôn thông qua việc hình thành các xí nghiệp ở làng quê
nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghẽ ở nông
thôn, nhàm giảm bớt sự nghèo khổ. Đây là mô hình của Thái Lan vào những
năm 80 và hiện tại.
Thái Lan đã tổ chức Ban phát triển nông thôn (IBIRD), tổ chức Hiệp hội
dân số và phát triển cộng đồng (PDA) đảm nhiệm các nhiệm vụ trên. Và Thái
Lan đã thành công , giảm được tỉ lê người nghèo từ khoảng 30% dân số trong
thập kỷ 80 xuống còn 23% nãm 1990 (13 triệu).
3.3. Nghèo khổ trong giai đoạn kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
Tnrớc đây ở nước ta, trong một thời gian dài, công bằng xã hội vẫn từng là
íiTtUC tiêu đươc nêu lên như là một lời vẫy gọi cao cả, song quá trình thực hiện
20
lại dẫn đến chủ nghĩa bình quản bao cấp, chia đều sự nghèo khổ - nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ cũng khủng nằm ngoài quy luật dó. Mặt khác, trong khi ké
thừa và phát huy lôn một bước mới truyền thống công đồng vốn đã là một sức
mạnh chống ngoại xâm giữ nước và dựng nước, chúng ta lại không chú trọng
khắc phục mặt trái cùa truyôn thống đã có phần hòa tan cá nhân vào cộng đồng,
khổng tôn trọng cá nhăn, khổng hướng tới mục tiêu giải phóng cá nhân. Nhấn
mạnh một chiều nền kinh tế tập thể và quốc doanh, đề cao hết mức ý thức tập
thể, thậm chí dẫn đến chỗ có lúc đã đối lập tập Ihể với cá nhân, không tôn

trọng lợi ích cá nhân, làm thui chột và triệt tiôu động lực của sự phát triển.
Nhung một mặt khác, khi phản tích v'ê sự nghèo khổ trong thời kỳ cùa cư
chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp, nhấn mạnh những mặt thiếu sót, không
có nghĩa là phủ định những thành tựu mà chúng ta đã có trong thời kỳ xây đựng
chù nghĩa xã hội ở miên Bác. Không có một cơ chế vận hành cùa kế hoạch tập
trung, không thể huy động sức người, sức của cho tiền tuyến vì sự nghiệp chông
Mỹ cúu nước. Những người con, người chồng yên tâm trên vị trí chỉểh đấu ử
tiền phương vì biết ràng ò hậu phương, hợp tác xã, đoàn thể đang cirn mang,
hỗ trợ cha mẹ, vợ con và gia đình mình khi mà nguồn lao động chủ lực cùa gia
đình đang cầm súng ờ tfén phương. Lịch sử từng ghi nhản về sự cun thiết của
một cơ chế cản thiết phải ván dụng trong hoàn cảnh chiến tranh, nhăm huy
động toàn bộ nhân tài vật lực của hậu phương lớn của cả nước cho tiền tuyến
đánh thấng kẻ thù. Không cố một cơ chế tập trung được sức người sức cùa lớn
như vậy, không có một sự hy sinh quên mình, tạm thời gạt bỏ những lợi ích cá
nhân chính đáng cho nghĩa lớn vì sự sống còn cùa dãn tộc, không thể có sự loàn
tháng của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và thông nhất tổ quốc vào ngày 30
tháng 4 nãm 1975.
Song, như LẻNin đã tùng phân tích: nhũng thiếu sót của con người dườrnị
như là sự liếp tục những ưu điểm của con người. Những ưu điểm đó cứ lồn tại
mãi quá mức căn thiết và lại không thề hiện vào lúc căn thiết, ở chỗ căn thiết,
thì lúc đó, chúng trà thành khuyết điểmị30, tr 21 Ị. Chế độ kế hoạch hóa tạp
trung, bao cấp đã kéo dài quá mức cun thiết khi bước vào xây dựng thời binh ừ
miền Bắc và ở cả nước, đã bộc lộ những thiếu sót, những khuyết điểm mà phải
từ bỏ không thương tiếc để có thể khác phục được cuộc khủng hoàng v'ê kinh
tế- xã hôi trầm trọng và kéo dài. "Những nám sau chiến tháng 30 tháng tư là
những nãm đầy gian truân: Nước Cộng hòa Xă hôi chù nghĩa Việt Nam bị các
lực lượng thù địch chống phá từ nhiẻu phía. Trong bối cảnh như vậy, nhiều vết
thương chiến tranh chưa hàn gán dược, nhiêu đòi hỏi về đời sống kinh tẽ giằng
xé từng gia đinh, hàngg chục vạn người di tản rừi bỏ đất nước, lạm phát phi mã
kéo đài. Những sai ram duy ý chí của chúng ta, những khó khán yếu kém do

21
duy trì quá lâu nền kinh tế tập trung quan liêu và bao cấp làm cho tình hình
thêm trầm trọng”[27, tr 3].
3.4. Sự nghèo khổ và cơ chế thị trường.
Từ Đại hội VI cùa Đảng đến nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới
có tính chất cách mạng, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cáp
sang nền kinh tế thị trường. Về thực chất, đó là sự thay đổi cấu trúc kinh tế xã
hội. Mặc dù chúng ta đã đạt được những bước tiến quan trọng trong phát triển
kinh tế, song quá trình chuyển sang nền kinh tế thị tnròng cũng làm cho cơ cấu
xã hội có những biến đổi lớn, mà căn nguyên của nó là quan hệ kinh tế, quan hệ
lao đông thay đổi dẫn đến quan hộ xă hội cũng thay đổi theo. Vì vậy, vấn đề đặt
ra là phải có chính sách điều chỉnh các quan hệ xã hội như thế nào để vừa
khuyên khích phát triển sản xuất theo quy luật của nền kinh tế thị trường, vừa
điều tiết hợp lý lợi ích của các tầng lớp dân cư, đảm bảo cho cơ cấu xă hội thay
đổi phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Nền kinh tế thị tnrờng với những nguyên tác tất yếu của sự cạnh tranh vì
lợi ích kinh tế, với tính thực đụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh bao
giờ cũng dãn tói sự phát triển không đêu của các nhóm dân cư. Những bộ phận
dân cư có khả nâng v'ê vốn, lao động, kỹ thuật và kiến thức kinh doanh sẽ phát
triển vượt lên, những bộ phân dân cư khác, do các điêu kiện khách quan và chù
quan nhất đinh có thể sẽ bị rơi vào những hoàn cảnh khó khăn túng thiếu, thậm
chí phá sản. Vì vậy, trong n'ỏn kỉnh tế thị trường, dù muốn dù khổng, cũng gắn
liền với xu hướng phân cực cũng diễn ra thường xuyên và không kém phần
quyết liệt, trong đó sự giàu bao giờ cũng tăng lẽn bẽn cạnh sự tăng lên của hiện
tượng nghèo đói nếu không được kiểm soát và điều tiết. Việc ngăn chặn quá
trình nghèo đói tự phát của bộ phận dân cư là đòi hỏi khách quan của nên kinh
tế thị trường. Cuộc vận động xóa đói giảm nghèo hiện đang được toàn Đảng,
toàn dân ta nỗ lực hưởng úng cũng chính nhằm vào yêu cầu đòi hỏi khách quan
đó.
4. Nghiên cứu xã hội học và chiến lược xóa đóỉ giảm nghèo.

Đặc điểm cơ bàn, bao trùm truyẽn thống kinh tế nông dân, nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam là tự cấp, tự túc; song sản xuất - kinh doanh hàng hóa
không phải là hiện tượng xa lạ đối với nông thồn Việt Nam. Chỉ có điều, thị
trường chỉ là hằng s ố phụ, chứ chưa bao giờ là hằng số chính của lịch sử kinh tê
nông Ihôn Việt Nam. Ngay trong thời kỳ bao cấp, vứi tư tường chì đạo là ngán
cấm thị trường tự do (ngăn sông, cấm chợ), thị trường ngầm vẫn hoạt động
thường xuyên, có nhiều lúc rộ lên khá dữ dội. Do đó, khi có sự đối mới tư duy
kinh tế, Nhà nước chính thức khẳng định chuyển đổi sang kinh tế thị trường lù
22
phù hợp tiến bộ kinh tế - xã hội thì lập tức diễn ra sự phàn hóa các hộ gia đình
nông thôn nói chung và họ gia đình nồng dân đồng bằng Bắc bộ nói liêng theo
hệ chỉ báo về mức độ và quy mỏ chuyển sang cơ chẽ mới.
Phân tòng xã hôi ià một hiện tượng mang tính quy luật của kinh tế thị
trường. (Nói như vậy, khống phải chỉ với kinh tế thị trường thì mới có phân
tầng xã hội). Có sự phân công lao động thì nảy sinh ra sự khác biệt trong thu
nhập, trong vị thế xã hôi do quyền lực mà họ nắm giữ và do uy tín xã hội mà họ
tạo dụng nên. Bất bình đẳng xã hội, xét đến cùng, nẩy sinh cùng với sự phân
công lao đông xã hội. Phản tầng xã hổi là hệ quả của cả hai tác nhân nói trên.
Do đó khi chuyển sang nền kinh tê' thị trường, phân cực giàu nghèo là khó
tránh khỏi, là vẫh đê cần được xã hội quan tâm giải quyết. Một mặt phải có
chính sách tiếp tục giải phóng tfêtn nâng đất nước để phát triển kinh tế, khuyến
khích mọi người làm giàu hợp pháp, mặt khác phải cố chính sách xã hổi hướng
vào xóa đói giảm nghèo.
Gần đây dã cố nhiều tác giả, nhóm tác giả nghiên cúu vê tình trạng đói
nghèo ở nước ta theo những chuyên ngành khác nhau, song cũng còn quá ít
nhũng cồng trình đẽ cập tới thực trạng hộ gia đình nghèo ờ nống thôn dưới góc
độ xã hởi học vê chính sách xã hội nói chung, và cụ thể là vấn đẽ xóa đói giảm
nghèo. Từ sự khiếm khuyết đó đã làm này sinh việc ban hành môt số chính sách
mâu thuẫn nhau, đối khi khòng đại mục đích đề ra, mà còn phản tác dụng. Chỉ
điểm qua một vài thí dụ để thấy rõ điều đó: bên cạnh cuộc vận động sinh đẻ có

kế hoạch lại có chính sách phân phối đất theo nhân khẩu; hay biên chế bộ máy
của chính quyên cấp xã lại phụ thuộc vào sô' dân trong xã, v.v chính nhũng
đĩêu bất cập đó đang làm giảm đi hiệu quả của công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Vì vậy, hơn bao giờ hết, vai trò của khoa học công nghệ nói chung và xã hội
học nói riêng càng trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiên nay. Với luận án này
chúng tồi hy vọng từ nhu cầu nhận biết hiện trạng, nguyên nhân nghèo khổ ở
nồng thôn để đi tới giải pháp hữu hiệu, làm trợ thủ đắc lực cho những chính
sấch xóa đối giảm nghèo ở nông thổn nước ta.
23
CHƯƠNG HAI
NHỮNG B Ế N ĐỔI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÁC
HỘ NGHÈO Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HTFN NAY
I. VỀ NHỮNG BIỂN ĐỔI KINH TẾ SAU ĐÓI MỚI
Nông thôn nước ta nói chung và đồng bầng Bắc bộ nói rìèng đang đứng
trước những biến đổi đáng kể vê cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội. Đặc biệt, sau
Đại hội VI của Đảng, một phương hướng mới đối với sự vận động và phát triển
nông nghiệp và nông thôn đã được mở ra. Tính thực tiễn của phương hướng này
là ở chỗ nó xóa bỏ sự trói buộc của cơ chế cũ, mờ ra một khả năng rộng rãi để
Khai thác tiêm lực tài nguyên, tiêm năng sức người, sức của ở nông thôn vì sự
phát triển. Chỉ trong một thởi gian ngắn, một số vùng (tông thôn đã cố nhũng
thay đổi rõ rệt. Các thành phần kinh tế bước dầu đã được mở rộng và phát triển
đa dạng. Giao lưu hàng hóa được khai thông, thị trường được mờ rộng. Một số
ngành nghề ngoài nông nghiệp được mở mang, ở một số nơi, thù công nghiệp
nông thôn và ngành nghề truyền thống vẫn phát triển. Nhiều vùng nông thôn
nghèo đói trước đây, nay đã tương đối trù phú hơn.
Tuy nhiên, sự phát triển của cơ cấu kỉnh tế cũng kéo theo những hệ quả xã
hộỉ tất yếu, mà trên thực tế việc giải quyết nố không hề đơn giản. Trong xu ỉhế
đi ỉên lành mạnh tích cực là cơ bản, các hiện tượng bất bình đẳng trong sản xuất
và phân phối thu nhập của từng nhóm dân cư nông thôn và từng khu vực bát
dầu nảy sinh và đôi khỉ đã có những biểu hiện rõ nét: Mội mặt là tình trạng

nghèo nàn, thiếu đói kéo dài (tuy xét về tỷ lệ đã thu hẹp hơn trước), mặt khác ỉà
sự tích tụ của cải, tiền bạc và thóc gạo, thậm chí cả ruộng đất và các công cụ
sản xuất nông nghiệp khác (số này trong vài ba năm gần đây tãng lên). Sự phát
triển mạnh của kinh tế hàng hóa tất yếu ỉàm mở rộng sự chênh lệch này xét vê
các chỉ số tuyệt đối.
Dưới đây, ta sẽ xem xét cụ thể hơn những biến đổi tiến bộ của cơ cấu xã
hội lao động - nghề nghiêp ờ nông thồn đồng bàng Bác bộ qua việc tổng hợp
các số liệu thống kê và đĩều tra xã hội học nông thôn những năm gần đây.
1. Biến đổi cơ cấu sản xuất
Trước hết cần phân tích những chuyển dịch và đổi mới cơ bản tạo ra tiền
đồ cho các dịch chuyển cơ cưu kinh tế và xuất hiện các mô hình làng xã kinh tế
24

×