Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.53 KB, 27 trang )

Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc

Lê Tuệ Nhã

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Ngôn ngữ học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60.22.01
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về văn bản quản lý, quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc. Đặc trưng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trong
lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc từ góc độ cấu trúc tổng thể. Đặc trưng ngôn ngữ VBQPPL
trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc từ góc độ cấu trúc nội tại.So sánh sự tương đồng và
khác biệt giữa VBQPPL của tiếng Trung và tiếng Việt trong lĩnh vực kinh tế.

Keywords. Văn bản quy phạm; Ngôn ngữ học; Trung Quốc
Content.
PHẦN MỞ ĐẦU
Xây dựng một xã hội ổn định hài hoà và phát triển mạnh về kinh tế được đảm bảo
dựa trên cơ sở pháp luật. Để pháp luật đi vào cuộc sống, làm kim chỉ nam cho hành vi
của con người đỏi hỏi ý thức pháp luật phải được nâng cao. Với tinh thần chủ động, Nhà
nước phải giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp luật nói
chung, củng cố và hoàn thiện ngành Luật kinh tế nói riêng để có đủ khả năng thúc đẩy,
định hướng cho sự phát triển kinh tế, tăng cường pháp chế trong các hoạt động kinh tế.
Các tổ chức, cá nhân cần hiểu biết pháp luật, tích cực sử dụng và sử dụng có hiệu quả
pháp luật qua phương tiện văn bản quy phạm pháp luật vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh theo đúng tinh thần sống, làm việc theo ngành Luật kinh tế.
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức của pháp luật, do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự
chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây là sự


thể chế hoá thiết chế xã hội, nói cách khác đó là văn bản cụ thể hoá đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cầm quyền trong lãnh đạo và quản
lý. Tuy nhiên, để có các văn bản quy phạm pháp luật thực sự có chất lượng, đòi hỏi các
nhà lập pháp trong việc soạn thảo văn bản không chỉ phải nắm được nội dung cụ thể của
các bộ luật mà còn phải có kiến thức ngôn ngữ học, đặc biệt là kiến thức về ngôn ngữ
học văn bản để tạo ra những văn bản không chỉ đúng về khuôn mẫu, cấu trúc mà còn đạt
được hiệu quả giao tiếp cao. Như vậy, chỉ khi nào nắm vững và dung hoà được sự hiểu
biết về hai lĩnh vực này thì mới có thể có những bộ luật chính xác về nội dung và phù
hợp về hình thức, giúp cho người tiếp nhận văn bản có thể nắm bắt được thông tin nhanh
chóng từ đó mà có cách thi hành hợp lý.
Từ những lý do về mặt lý luận và thực tiễn ở trên, chúng tôi quyết định lựa chọn
đề tài “Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của
Trung Quốc (Có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của
Việt Nam) ” và khảo sát qua 350 văn bản của lĩnh vực kinh tế Trung Quốc được ban hành
từ năm 1992 đến năm 2011 với mục đích nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của các văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế từ góc độ ngôn ngữ học của Trung Quốc
trong sự so sánh với các văn bản trong lĩnh vực tương ứng của Việt Nam, đồng thời góp
phần vào việc hoàn thiện ngôn ngữ văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và nâng cao
trình độ văn hoá pháp luật cho cả dân tộc nói chung.
Luận văn này sẽ góp phần cung cấp và làm rõ hơn cơ sở lý luận và dữ liệu cho việc
nghiên cứu các loại hình văn bản, đặc biệt là loại hình văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực kinh tế, đồng thời làm rõ những nét tương đồng và khác biệt cơ bản so với ngôn
ngữ trong thể loại văn bản này của Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu ngôn ngữ pháp
luật và đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật sẽ đóng góp gián tiếp vào việc xây dựng
luật pháp, nghiên cứu so sánh luật pháp, cung cấp những căn cứ khoa học và sự ủng hộ
như phương pháp và tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho những kỹ thuật liên quan đến ngôn ngữ
pháp luật. Các kết quả của luận văn này cũng đóng góp trực tiếp vào việc dịch văn bản
quy phạm pháp luật giữa hai tiếng Trung và tiếng Việt, đồng thời góp phần trong công tác
giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành luật trong lĩnh vực kinh tế và các ứng dụng khác thuộc
ngôn ngữ và pháp luật.


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN
1.1 Văn bản
Có thể coi văn bản là chuỗi ký hiệu ngôn ngữ thuộc một hệ thống nào đó, bao gồm
ít nhất từ hai câu trở lên, tạo thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn và
được cấu tạo tuân theo đặc trưng của một phong cách chức năng nhất định, tức hoàn
chỉnh cả về hình thức lẫn nội dung.
Hiện nay, tồn tại nhiều loại văn bản trong đời sống xã hội mà được sản sinh ra với
nội dung và hình thức khác nhau. Mỗi loại văn bản đều nhằm mục đích riêng của chủ thể
tạo văn bản và đảm nhận chức năng nhất định. Trong đó chúng tôi sẽ khảo sát loại văn
bản điển hình có chức năng như tính pháp lí, tính quản lý điều hành, cụ thể là văn bản
quy phạm pháp luật thuộc văn bản quản lí nhà nước.

1.2 Văn bản quản lý nhà nƣớc
Là một thể loại văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp luật
tồn tại trong xã hội với chức năng thông tin, pháp lí và quản lí điều hành, trong việc vận
dụng các quy phạm pháp luật vào đời sống thực tiễn cũng như việc giải quyết các nhiệm
vụ có tính bắt buộc theo quy định của pháp luật. Nội dung trong văn bản chính là những
phát ngôn chính thức của cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Vì thế, loại
văn bản này là cơ sở pháp lý mang tính chuẩn mực cho hoạt động của mọi cá nhân, đơn
vị, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

1.3 Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là một bộ phận trong hệ thống văn bản quản lý nhà
nước, là biểu hiện hoặc chứa đựng nội dung pháp luật bằng hình thức văn bản, là văn bản
pháp luật do cơ quan Nhà nước có quyền chế định quy phạm pháp luật (Cơ quan Nhà
nước thẩm quyền-国家权力机关, Cơ quan hành chính Nhà nước-国家行政机关, Cơ
quan tư pháp Nhà nước-国家司法机关) chế định, ban hành theo thủ tục, trình tự luật
định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều

chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự thể chế hoá thiết
chế xã hội, nói cách khác đó là văn bản cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách,
phát luật của Đảng và Nhà nước cầm quyền trong lãnh đạo và quản lý, có sức ràng buộc
phổ biến và có thể được sử dụng nhiều lần đối với các đối tượng khác nhau.
Từ khái niệm nói trên có thể thấy VBQPPL có những đặc điểm sau: VBQPPL là
hình thức của pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, luôn chứa đựng
các quy phạm pháp luật; VBQPPL có tên gọi, nội dung và trình tự ban hành theo luật
định.

+ Phân loại
Có nhiều tiêu chí để phân loại VBQPPL, trong luận văn này chúng tôi sẽ giới thiệu
hai tiêu chí phân loại tiêu biểu nhất:
1. Căn cứ Hiến pháp năm 1982-《宪法》(đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2004)
và Luật lập pháp năm 2000-《立法法》, hệ thống VBQPPL hiện nay của Trung Quốc
bao gồm: Hiến pháp (宪法), Pháp luật và giải thích pháp luật (法律及法律解释), Pháp
quy hành chính (行政法规), Pháp quy địa phương (地方性法规), Điều lệ tự trị và
Điều lệ đơn hành (自治条例和单行条例), Luật cơ bản của đặc khu hành chính
(特别行政区基本法), Quy chương (规章).
2. Theo loại hình văn bản
Trong phạm vi nghiên cứu 350 văn bản trong luận văn này, để tiện cho việc khảo
sát, mô tả và tìm hiểu rõ những nét chung và riêng biệt của từng kiểu loại văn bản của hệ
thống VBQPPL thường được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế, chúng tôi cũng đưa ra phân
loại theo loại hình văn bản, đó bao gồm: Điều lệ (条例), Biện pháp (办法), Quy định
(规定), Tế tắc (细则), Quyết định (决定) và Thông tư (通知).


1.4 VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc
VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế là văn bản viết do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền soạn thảo và ban bố theo trình tự luật định để giải thích, điều chỉnh các vấn đề
kinh tế, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, nó có hiệu

lực pháp luật hoặc tuy không có hiệu lực pháp luật nhưng có ý nghĩa pháp luật. Các văn
bản này đại diện cho ý chí nhà nước, thể hiện tinh thần pháp luật nhà nước một cách
trung thành và có thể tạo ra hậu quả pháp luật nhất định.

+ Phân loại
Phạm trùm nội dung của VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc rất rộng rãi.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, sự phân loại cũng tương ướng khác nhau:
1. Theo quy luật khách quan của kinh tế được phản ánh
Căn cứ Cục thống kê Nhà nước ban hành “Thông tư về in phát „Quy định phân loại ba
sản nghiệp lớn‟”(Ngày 14 tháng 5 năm 2003) -
国家统计局颁布《关于印发<三大产业划分规定>的通知》(2003年5月14日) ,
VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc có thể chia thành ba sản nghiệp lớn,
khoảng 13 lĩnh vực.
2. Theo yếu tố của quan hệ pháp luật
Giáo sư Hình Tinh (刑星) cho rằng: VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc có
thể được chia thành 9 loại theo yếu tố của quan hệ pháp luật.
3. Theo giai đoạn phát triển kinh tế
Mặc dù ở Trung Quốc đã có Luật kinh tế từ rất lâu, nhưng mãi sau năm 1978, Luật
kinh tế mới được ra đời và phát triển với chức năng chính thức với là: điều chỉnh toàn bộ
quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động kinh tế và các quy phạm
pháp luật. Những VBQPPL trong lĩnh vực tương ứng được xuất hiện lần lượt vào các giai
đoạn như: Năm 1978 – 1984, Năm 1984 – 1992 và Sau năm 1992.
CHƢƠNG 2: ĐẶC TRƢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH
VỰC KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC TỔNG THỂ
2.1 Cấu trúc tổng thể
Cấu trúc của VBQPPL được hiểu là các loại hình thức cụ thể đối với sự tổ chức và
sắp xếp yếu tố cấu thành, tài liệu, nội dung của VBQPPL.

2.2 Đặc điểm chung của cấu trúc tổng thể VBQPPL
Do nhu cầu của thực tế và tính chuyên môn, cấu trúc tổng thể của VBQPPL có đặc

điểm nổi bật so với các thể loại văn bản khác, chủ yếu được thể hiện tập trung vào những
đặc điểm đặc trưng sau đây:

2.2.1 Cấu trúc nội dung
Ở Trung Quốc, quy phạm pháp luật là hành vi tiêu chuẩn cao nhất xã hội, có hiệu
lực pháp luật không được nghi ngờ. Vì thế, các tầng lớp thống trị từ xưa đến nay đều hết
sức coi trọng sự áp dụng VBQPPL. Từ quá trình soạn thảo, sửa chữa đến xác lập cuối
cùng, đều phải gọt giũa từng câu từng chữ, cân nhắc nhiều lần.

2.2.1.1 Đặc điểm nội dung
VBQPPL mang tính quyền lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và
thường có phạm vi ảnh hưởng rộng. Vì vậy, nội dung VBQPPL phải đáp ứng được các
yêu cầu có tính mục đích, tính khoa học, tính khả thi và tính quy phạm.

2.2.1.2 Phong cách hành chính
VBQPPL mang tính quyền lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và
thường có phạm vi ảnh hưởng rộng. Vì vậy, nghiên cứu phong cách hành chính được thể
hiện trong VBQPPL có thể xuất phát từ những đặc điểm chủ yếu là đảm bảo tính chính
xác, tính nghiêm túc và theo khuôn mẫu nhất định. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của VBQPPL
cũng được thể hiện các đặc tính phong cách hành chính có những yêu cầu cụ thể về cách
sử dụng từ ngữ và xây dựng câu.
Suy cho cùng, chính vì các quy phạm pháp luật và quá trình thực hiện mang tính
phổ biến và tính ổn định, cho nên các điều khoản được bao gồm trong mọi bộ phận cấu
thành của VBQPPL, tương ứng với nó đều là một cách thống nhất và ổn định. Cố định
hoá các điều khoản, yêu cầu nội dung phải chính xác, minh bạch, xúc tích, chủ đề nổi
bật. Ví dụ trong nội dung của các VBQPPL thường phải liệt kê các điều kiện, hình thức
phương pháp, trường hợp hoặc kết quả có khả năng áp dụng và phát sinh.
2.2.2 Liên Kết
2.2.2.1 Khái niệm và phƣơng thức liên kết văn bản
LK là một thuộc tính tất yếu của văn bản với khái niệm biểu hiện những mối quan

hệ, liên hệ cả về hình thức và nội dung giữa các câu trong văn bản. Về hình thức, tham
gia vào LK văn bản là những từ, cụm từ, câu. Về nội dung, tham gia vào LK văn bản là
những hành động, sự việc, sự kiện đã, đang, sẽ diễn ra trong thế giới khách quan. LK
hình thức biểu hiện LK nội dung và LK nội dung được thể hiện thông qua LK hình thức.
Trong đó, LK nội dung lại được xem xét dưới hai bình diện là: LK chủ đề và LK logic.
2.2.2.2 Liên kết trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế Trung Quốc
Tìm hiểu VBQPPL của lĩnh vực kinh tế Trung Quốc cho thấy, có khá nhiều phương
tiện liên kết được sử dụng như: phép lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, phép tỉnh lược mạnh,
phép nối, phép tuyến tính, phép thế đại từ. Song do bị quy định bởi yêu cầu tạo ra tính
chất đặc biệt đó là tính chặt chẽ, minh xác… nên một số phương tiên LK được sử dụng
nổi trội hơn hẳn.
Phần này chúng tôi khảo sát hai phương tiện LK đặc trưng được sử dụng chủ yếu
trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế Trung Quốc là phép lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, phép
thế đại từ với vai trò LK chủ đề của văn bản và phép tuyến tính với vai trò tạo trật tự
logic chặt chẽ về nội dung trong văn bản.
2.2.3 Hình thức cấu trúc
Vấn đề về cấu trúc của văn bản có thể đa dạng và phức tạp khác nhau, có nhiều
cách nhìn nhận về vấn đề này khác nhau song về cơ bản đều có cái khuôn cứng của
VBQPPL có thể được thể hiện dưới hình thức tương ứng sau:
- Phần mở đầu: Lời nói đầu hoặc Căn cứ ban hành đảm bảo các nội dung.
- Phần nội dung: Nội dung chính.
- Phần kết: Điều khoản thi hành.
Không phải VBQPPL nào cũng yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ các phần như mô hình
trên. Tùy vào văn bản đó thuộc kiểu loại nào thì sẽ có những yếu tố phù hợp cho loại văn
bản đó. Tuy nhiên, với các phần được thể hiện trong VBQPPL thì đó là việc triển khai
những quy định, quy phạm pháp luật dưới dạng như “chương”, “tiết”, “điều”, “khoản” rất
ngắn gọn, cụ thể, không diễn giải hay giải thích nội dung mà chỉ nêu ra những thông tin
cần.
2.3 Cấu trúc thể thức của những kiểu loại VBQPPL chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế ở
Trung Quốc

Một VBQPPL bao giờ cũng phải tuân theo một số quy định cơ bản tùy theo từng
thể loại cụ thể. Hay nói cách khác, mỗi văn bản phải tuân theo một “khuôn mẫu” nhất
định nào đó. Người ban hành phải đảm bảo sao cho văn bản được ban hành đúng thể thức
của nó.
Hiện nay, trong hệ thống VBQPPL Trung Quốc có hơn 20 thể loại, nhưng có một
số thể loại văn bản được xuất hiện với tỷ lệ tương đối thấp, nhất là trong lĩnh vực kinh tế,
chúng tôi tập trung khảo sát thể thức cụ thể của 7 loại VBQPPL thường được áp dụng
trong lĩnh vực kinh tế qua sự phân tích tiêu đề và nội dung chính, đó phân biệt là: Luật
(法), Điều lệ (条例), Biện pháp (办法), Quy định (规定), Tế tắc (细则), Quyết định
(决定) và Thông tư (通知).
CHƢƠNG 3: ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC NỘI
TẠI
Thông qua chương 2, chúng tôi đã có nhận xét cơ bản về cấu trúc tổng thể của
VBQPPL, vậy trong chương tiếp theo sẽ tập trung vào nghiên cứu cấu trúc nội tại.

3.1 Phong cách ngôn ngữ
Xét trên bình diện ngôn ngữ học, VBQPPL là phương tiện giao tiếp mà ở đó quan
hệ liên nhân giữa các vai giao tiếp là quan hệ mang tính áp đặt, một chiều, quan hệ bất
bình đẳng về quyền lực. Trong đó, một bên là đại diện cho quyền lực tối cao của cộng
đồng - cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là các tổ chức, tập thể, cá nhân công
nhân bình thường. Chức năng liên nhân giữa các vai giao tiếp này được thể hiện trong
VBQPPL của lĩnh vực kinh tế qua phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ
VBQPPL luôn phải đảm bảo tính chính xác, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, nghiêm túc và
trang trọng.
Trung Quốc điều tiết các hoạt động kinh tế bằng các VBQPPL, chỉ ra những quyền
lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi một thành viên để từ đó mọi người biết mà làm theo.
VBQPPL của lĩnh vực kinh tế cũng xây dựng cho các hoạt động kinh tế những quy phạm
cần thiết ấy bằng một loạt các nội dung chi tiết. Các phương tiện động từ tình thái và một
số cấu trúc nội tại đặc thù đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa này.

3.1.1 Tình thái
Phương tiện tình thái tương đối đa dạng và các kiểu loại ý nghĩa tình thái do chúng
biểu hiện cũng thuộc nhiều loại khác nhau. Kiểu động từ tình thái chức phận với ba loại ý
nghĩa chính là: sự bắt buộc, sự cấm đoán và sự cho phép được sử dụng chủ yếu để tạo lập
quyền và nghĩa vụ trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế.
Bắt buộc: “phải” (“应当”), “phải” (“须/必须”), “có nghĩa vụ”
(“有义务/有……的义务), “có/chịu trách nhiệm” (有责任/承担……的责任).
Cấm doán: “cấm” (“禁止”), “không được” (“不得”).
Cho phép: “có quyền” (“有权”), “được/có thể” (“可以”).
Để thực hiện chức năng cơ bản của quy phạm pháp luật là điều tiết các quan hệ xã
hội, các VBQPPL phải xác lập các quyền và nghĩa vụ cho đối tượng điều tiết. Thực chất
đó là việc nói ra những gì phải làm (nghĩa vụ), được làm hoặc có thể làm (quyền), không
được làm (cấm đoán) trong các trường hợp cụ thể. Áp dụng những phương tiên động từ
tình thái mà thể hiện phong cách ngôn ngữ VBQPPL một cách chính xác, ngắn gọn, đơn
giản, dễ hiểu, nghiêm túc và trang trọng có vai trò hết sức quan trọng. Việc sử dụng các
động từ ngữ vi có ý nghĩa cấm đoán. Các câu tồn tại dưới dạng mệnh lệnh, thể hiện tính
quyền uy của phía ban hành VBQPPL, và tính bắt buộc phải tuân thủ một cách nghiêm
túc của người dân bình thường (hoặc phía đối tác). Đây cũng là tiêu chí nội hàm để đảm
bảo tính quyền uy của các quy phạm pháp luật.
3.1.2 Một số cấu trúc nội tại đặc thù
Nhìn về góc độ “màu sắc” ngôn ngữ, so với ngôn ngữ văn học có màu sắc sặc sở,
thì ngôn ngữ VBQPPL chỉ là màu đen trắng. Theo tác phẩm nổi tiếng ngôn ngữ học
“Khái luận tu từ học” -《修辞学发凡》, phong cách ngôn ngữ VBQPPL thuộc về phạm
trùm tu từ tiêu cực. [50.55] Nó cứ chuyển đạt tư tưởng lập pháp khách quan không chứa
đựng những cảm xúc hoặc đánh giá chủ quan cá nhân, cũng không tô điểm bằng thủ pháp
tu từ tích cực, lời văn đơn điệu lạnh lùng, chỉ đòi hỏi sử dụng từ ngữ súc tích và câu chặt
chẽ quy luật để tập trung thể hiện tính trang nghiêm của ngôn ngữ.
Với mục đích tích cực, pháp luật đã thiết lập phong cách ngôn ngữ được diễn đạt
mang tính nghiêm túc và trang trọng và đặc tính này được thể hiện trong ngôn ngữ
VBQPPL của lĩnh vực kinh tế qua ba hình thức cấu trúc là: xử lý (处置), đối cử (对举),

liệt kê (分列项目).
3.2 Từ ngữ
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của ngôn ngữ VBQPPL khác với ngôn ngữ
bình thường chính là từ ngữ của nó mang tính chất đặc biệt. Từ ngữ VBQPPL chịu sự
ảnh hưởng của hệ thống pháp luật mà cũng hình thành hệ thống riêng tương đối ổn định.
Vì vậy, từ ngữ VBQPPL đều có ý nghĩa nhất định về mặt pháp lí do hệ thống này trao
cho và thấm thấu trong các thành phần ngôn ngữ liên quan. Việc đứng trên địa vị đặc
biệt, hình thức văn bản cố định, có hiệu lực mạnh mẽ đã quyết định từ ngữ VBQPPL
được duy trì những đặc điểm thuần tuý là độc nhất, nghiêm túc và chuyên ngành. Trong
đó, TN chuyên ngành được sử dụng rất nhiều để thoả mãn yêu cầu VBQPPL phải chính
xác, chuẩn mực, rõ ràng, dễ hiểu, khách quan, nghiệm túc, trang trọng.

3.2.1 Thuật ngữ
3.2.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ chuyên ngành được nhận diện là nòng cốt của mọi môn khoa học, đóng
vai trò LK bên trong và ngoài. Tình trạng tồn tại, từ ngữ và câu liên quan của TN
VBQPPL đều phải phụ thuộc vào đặc tính chuyên môn.

Ngành luật cũng như các ngành khoa học xã hội khác, trong quá trình xây dựng và
phát triển, đã sử dụng thuật ngũ với mục đích diễn tả những khai niệm pháp luật và phản
ánh những hiện tượng liên quan, thuộc tính bản chất chỉ trong lĩnh vực pháp luật. TN
pháp luật đòi hỏi có ngữ nghĩa pháp định, đối tượng áp dụng pháp định hoặc đối tượng
chi phối và ngữ cảnh đặc biệt, là từ vựng chủ chót của ngôn ngữ pháp luật mang tính chất
tiêu biểu.
Tuy nhiên, TN có thể trùng với từ ngữ thông thường xã hội, nhưng khái niệm được diễn
tả thì khác hẳn. Nhìn về góc độ phạm vi pháp luật, TN chỉ được sử dụng trong ngữ cảnh
hạn chế. Ngược lại, sử dụng từ ngữ khác thay thế TN trong ngữ cảnh pháp luật sẽ làm
cho những đặc điểm nội dung cũng thay đổi theo.
Ngoài TN ra, một số từ ngữ chuyên dụng cũng thường xuyên được sử dụng trong
VBQPPL. Nói chung, từ ngữ chuyên dụng không có thuộc tính chuyên ngành của lĩnh

vực riêng, cũng không phải do một lĩnh vực nào đó sáng tạo ra.
3.2.1.2 Nguồn gốc
Cũng như phần trên đã giới thiệu, TN pháp luật là đại diện của khái niệm pháp luật
hoàn chỉnh. Các khái niệm này được hình thành qua thời gian lâu dài và quá trình tích
luy lắng đọng, diễn biến, loại bỏ, ngưng tụ. Trong VBQPPL, có khuynh hướng sử dụng
nhiều TN thay vì sử dụng các từ mang tính dân dả, khẩu ngữ. Sau đây là những miêu tả
cụ thể về 4 nguồn gốc của TN pháp luật: Dùng tiếp TN pháp luật mang tính kế thừa;
Sáng tạo TN pháp luật mới; Trích dẫn TN pháp luật nước ngoài; Chuyển đổi từ ngữ
thông thường xã hội.

3.2.1.3 Đặc trƣng
Sau khảo sát cho thấy, có bốn đặc trưng chủ yếu của TN pháp luật là: đơn nghĩa,
chính xác, đối nghĩa, ngắn gọn, súc tích và mang tính dân tộc.
3.2.2 Những từ loại đặc trƣng trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế.
Theo chức năng ngữ pháp, ngôn ngữ VBQPPL có nội dung và đối tượng diễn tả đặc
biệt, cho nên từ ngữ sử dụng rất quy luật. Chúng tôi quy nạp những đặc điểm từ loại
mang tính tiêu biểu như: danh từ mang tính chất khái quát và trừu tượng và những
phương vị danh từ(方位名词) để biểu thị thời gian hoặc phạm vi không cố định; một số
động từ tình thái thể hiện thái độ dứt khoát, chính xác của pháp luật nhà nước và động từ
“是”-“là” đóng vai trògiải thích, phán đoán hoặc hạn chế phạm vi đối với một số khái
niệm pháp luật; những phó từ được sử dụng trong VBQPPL nhằm mục đích đảm bảo tính
chính xác và nghiêm chỉnh; giới từ xuất hiện trong VBQPPL để dẫn ra đối tượng, lý do,
mục đích và phương thức; những từ nối được sử dụng trong VBQPPL phù hợp với logic
pháp lý và lời văn súc tích, nghiêm chỉnh, chặt chẽ.
3.2.3 Cấu trúc từ ngữ VBQPPL mang tính linh hoạt
Sử dụng ngôn ngữ pháp luật mang tính linh hoạt trong VBQPPL để phù hợp với
những nội dung diễn tả không được tỉ mỉ, khiến cho sự phát triển vào chiều sâu và chiều
rộng của pháp luật. Đồng thời, sử dụng ngôn ngữ pháp luật mang tính linh hoạt cũng có
thể đảm bảo tính chính xác, tính nghiêm chỉnh và tính khoa học của ngôn ngữ VBQPPL
trong lĩnh vực kinh tế.

Có thể nói, phạm vi sự vật và chủng loại hành vi liên quan đến pháp luật không
khả năng cũng không tất yếu nêu ra từng cái một trong bộ luật nào đó. Vì vậy, sử dụng
ngôn ngữ pháp luật linh hoạt để khái quát là phương thức rất có hiệu quả và khả thi. Bên
cạnh đó, sự vật và hành vi phát sinh trong thời gian tương lai có thể dự tính, nhưng loại
hình cụ thể thì hoàn toàn không được nắm chắc; Pháp luật lại chủ yếu quy phạm những
sự vật và hành vi phát sinh trong tương lai, cho nên phải sử dụng ngôn ngữ pháp luật
mang tính linh hoạt nhằm mục đích bao quát tất cả nội dung có liên quan. Ngôn ngữ pháp
luật linh hoạt trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế hiện nay chủ yếu gồm các hình thức
như: Mô hình Chính - Phụ (C - P), Mô hình Chủ - Vị (C - V), Mô hình ghép chuỗi
(Chính - Phụ và Chủ - Vị), Mô hình từ ngữ quen dùng.
3.3 Câu
Câu trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế phải phù hợp quy phạm logic, nhất là trong
khi chỉ các khái niệm phải rõ ràng, phán đoán phải chính xác, có thể phản ánh sự vật
đúng với quy luật khách quan. Bên cạnh đó, sự phù hợp quy phạm mang tính đơn nghĩa
cũng rất đáng chú ý, tức là một câu chỉ có thể có một giải thích duy nhất, nếu không thì
sẽ làm cho đọc giả hiểu lầm, thậm chí còn ảnh hưởng tới công việc thực hiện đúng đắn
của pháp luật.
Theo hình thức và yêu cầu diễn đạt của lĩnh vực pháp luật, những kiểu câu đặc
trưng được sắp xếp và tổ chức trong VBQPPL một cách quy luật, chặt chẽ, đều có một số
đặc trưng chung như: chủ đề nổi bật, xưng ho trực tiếp, hạn chế kỹ càng, chỉ hướng rõ
ràng.
3.3.1 Câu đơn và câu ghép
Xuất phát từ toàn bộ hình thức kết cấu của câu trong tiếng Hán hiện đại, chúng tôi
nhận thấy các kiểu câu rất phong phú về kiểu dạng và phức tạp về cấu trúc, có thể chia
thành hai loại là câu đơn và câu ghép. Kết cấu câu đơn hơi đơn giản, nó chỉ bao gồm một
tầng cấu trúc quan hệ chủ vị hoặc phi chủ vị; Kết cấu câu ghép tương đối phức tạp, nó
bao gồm cấu trúc quan hệ chủ vị hoặc phi chủ vị từ hai tầng trở lên, tức trong nội bộ câu
ghép đều là những câu đơn có ý nghĩa liên quan với nhau.
3.3.1.1Câu đơn
Theo chức năng và ngữ khí, câu đơn được chia thành: câu trần thuật, câu hỏi, câu

cảm thán, nhưng trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế không bao giờ xuất hiện câu hỏi và
câu cảm thán, nói cách khác, chỉ có câu trần thuật được áp dụng trong đó để biểu hiện
nghiêm túc, trang trọng và quyền uy tuyệt đối của pháp luật.
Đối với ngôn ngữ VBQPPL, để thuyết minh các quy phạm pháp luật một cách chính
xác và rõ ràng thì phải sử dụng rất nhiều câu trần thuật. Vì vậy, có thể nói rằng, câu trần
thuật là loại hình câu quan trọng rất của ngôn ngữ VBQPPL. Câu trần thuật bao gồm câu
khẳng định và câu phủ định, cả hai loại câu này đều là cú pháp câu không thể thiếu được
trong ngôn ngữ VBQPPL của lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, trong khi thuyết minh sự vật
pháp luật cũng phải dùng đến câu trần thuật.
3.3.1.2 Câu ghép
So với câu đơn, câu ghép được sử dụng trong VBQPPL với tỷ lệ tương đối ít hơn.
Nhưng chức năng biểu nghĩa có thể bị hạn chế, vậy cũng không tránh khỏi được trường
hợp sử dụng câu ghép để miêu tả nội dung pháp luật một cách hoàn chỉnh
Câu ghép có thể chứa đựng các loại quan hệ cấu trúc như: bình đẳng(并列), tiếp
nói(顺承), lựa chọn(选择), giải thuyết(解说), mục đích(目的), điều kiện(条件), giả
thiết(假设), chuyển tiếp(转折), tăng tiến(递进).
3.3.2 Câu chủ vị và câu phi chủ vị
3.3.2.1 Câu chủ vị
Sở dĩ câu chủ vị là hình thức kết cấu câu cơ bản nhất, điển hình nhất trong tiếng
Hán hiện đại là vì nó có cấu trúc tương đối hoàn chỉnh, biểu nghĩa nghiêm chỉnh khăng
khít. Chức năng biểu nghĩa toàn diện và trong khi sử dụng không yêu cầu môi trường
ngôn ngữ đặc biệt đã tạo cho câu chủ vị thích ứng với các loại ngữ thể. Tất nhiên, ngôn
ngữ VBQPPL cũng không ngoại lệ.
Đối tượng diễn tả của VBQPPL là các loại hành vi pháp luật, cho nên những câu chủ vị
được sử dụng trong đó đa số là câu vị ngữ động từ.
Trong câu vị ngữ động từ có chia thành câu chủ ngữ thi hành và câu chủ ngữ thực
hiện. Ngôn ngữ VBQPPL thường xuyên phải trình bày hoạt động trừng phạt hoặc xử lý
hành vi pháp luật nào đó, vì vậy, ngoài những câu chủ ngữ thi hành ra, mà còn đòi hỏi sử
dụng nhiều câu chủ ngữ thực hiện.
3.3.2.2 Câu phi chủ vị

Câu phi chủ vị bao gồm câu vô chủ và câu độc ngữ, nhưng chỉ có câu vô chủ được
sử dụng trong VBQPPL mà hết sức rộng rãi, đặc điểm này là do tính chất nội dung của
ngôn ngữ VBQPPL quyết định. Các quy phạm pháp luật diễn tả qua ngôn ngữ VBQPPL
đại diện ý chí của nhà nước, nội dung nó thể hiện quan hệ pháp luật phổ biến và trừu

×