Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Phân tích tác phẩm báo chí Việt Nam trên cơ sở văn hóa học và văn bản học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.61 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHẢN VĂN
Tén đề tài:
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIỆT NAM TRÊN c ơ SỞ
VÃN HOÁ HỌC VÀ VÃN BẢN HỌC
Mã sô: CB. 01. 05
Họ và tên chủ trì đề tài: TS. Nguvẻn Thị M inh Thái
Cán bộ phối hợp nghiên cứu: Vũ Mạnh Cưòng - Báo Lao Động
Dương Trọng Dặt - Báo Sài (tòn Cỉiái Phúng
Hữu Ước - Tạp chí Vãn hoá Văn nghệ Cóng an
Bùi Ngọc Hãi - Tạp chí Thế thao Văn hoá
ĐAI HOC QUỐC GIA HA í\Oi
T-[/
~HO\'G TIM THƯ VIÊN
P T /
■ 3 F 4 -
Hà Nội, tháng 12 năm 2004
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương một
Báo chí Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá Đông Tây
Chương hai
Phân tích tác phẩm báo chí (văn bản tác phẩm phê bình
văn học nghệ thuật) từ góc nhìn thể loại
Kết luận:
Hiện đại hoá ngôn ngữ văn bản tác phầm phê bình
văn liọc Iighệ thuật là một quá trình văn ìioá
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang
4
7


54
118
123
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC c ơ BẢN
Đề tài:
Phân tích tác phẩm báo chí Việt Nam trên cơ sở
Văn hoá học và văn bản học
(Chủ yếu dựa trên những tác phẩm báo chí (báo viết), và chỉ đi sâu vào thể
loại phê bình trên trang văn hoá văn nghệ của những tờ báo lớn đương đại)
Chuyên đề nghiên cứu này gồm:
Phần mở đầu, phần kết luận và 2 chương.
Phẩn mở đầu '.
Nêu lí do chọn đề tài này và lịch sử vấn đề:
Tác phẩm báo chí với tư cách là tác phẩm thông tin, từ trước đến nay mới
được nghiên cứu chủ yếu trên phương diện thể loại, trong các nhóm thể loại. Tuy
nhiên, ở góc độ lý luận, tác phẩm báo chí chưa được nhìn nhận , lí giải trên cơ sở
văn hoá học và văn bản học, vốn là những cơ sở lý luận quan trọng, nhất là đối với
những tác phẩm báo chí đương đại của nền báo chí Việt Nam đang vận động và
không ngừng phát triển. Và tác phẩm báo chí cũng chưa được xem xét ở dạng
chung nhất, khái quát nhất của nó, với tư cách là một chỉnh thể thông tin, trên sự
thống nhất giữa hai phương diện nội dung và hình thức, do đó, ngôn ngữ thể loại
của các loại tác phẩm báo chí cũng chưa được đề cập đến một cách rõ ràng về lí
thuyết, như vấn đề của tác phẩm văn học đã từng được đề cập và giải quyết trong lý
thuyết về thể loại của lý luận văn học.
Mặt khác, cũng không thể không xem xét nhũng tác phẩm báo chí Việt Nam
trên nền tảng văn hoá hiện đại Việt Nam, với cơ sở hình thành là cuộc giao lưu văn
hoá Đông Tây đã diễn ra hàng trăm năm của thế kỉ trước. Chính cuộc giao lưư
Đông Tây quan trọng này đã ra đời hai yếu tố tiền đề của báo chí Việt Nam ngay
trong lòng chế độ thuộc địa : Chữ quốc ngữ, vừa là chất liệu vừa Vảphương tiện biểu
1

cũng chỉ chú ý nghiên cứu những tác phẩm báo chí thể loại phê bình văn học nghệ
thuật trong một thập niên trở lại đây, nằm trong giai đoạn báo chí đổi mới, với sự
đặc biệt chú ý ( nhằm mục đích so sánh, khi đưa ra những tác phẩm báo chí thể loại
phê bình, từ năm 1930 đến 1945): giai đoạn báo chí đầu TKXXI ( giai đoạn báo chí
đương đại).
Phương pháp nghiên cứu : Liên ngành.
Chuyên đề này gồm 2 chương , ngoài phần mở đầu và kết luận
Mở đầu: Nêu lịch sử vấn đề và lí do chọn đề tài.
Chương một: Báo chí Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá Đông Tây
Chương hai: Phân tích tác phẩm báo chí (văn bản tác phẩm phê bình văn học
nghệ thuật) từ góc nhìn thể loại.
Phần kết luân:
'Hiện đại hoá ngôn ngữ văn bản tác phẩm phê bình văn học nghệ thuật là
một quá trình văn hoá.
3
hiện của báo chí và vai trò báo chí Việt Nam như một công cụ thông tin của xã hội
Việt Nam hiện đại. Vì thế, nhũng yếu tố văn hoá dùng để phân tích tác phẩm báo
chí trong chuyên luận này, trước hết được hiểu như những tiền đề cho sự ra đời của
nền báo chí Việt Nam, với hàm nghĩa lịch sử và sau đó, trở thành phương tiện: chữ
quốc ngữ, và cuối cùng, là yếu tố văn hoá được xem xét trong chính tác phấm báo
chí về về thể loại và về ngôn ngữ báo chí.
Mục tiêu nghiên cứu : Các tác phẩm báo chí, xét trên phương diện lý luận, là
đơn vị chứa đựng thông tin của nhà báo, nhằm để truyền tin, và, do đó, trở thành đối
tượng tiếp nhận thông tin của người đọc báo, lại chính là chỉnh thể trung tâm của
hoạt động báo chí,( được hiểu như một chuỗi hoạt động tiếp nối đặc thù: Nguồn
thông tin : Cuộc sống. Chã thể thông tin : Nhà báo. Phương tiện thông tin: tác phẩm
báo chí. Người tiếp nliận thông till : Công chúng.)
Vì thế, bản chất của tác phẩm báo chí được thể hiện đặc thù ở tính thông tin
cập nhật hàng ngày hàng giờ, hàng giây, hàng phút của nó Tác phẩm báo chí viết,
đương nhiên hiện diện trên vãn bản, vối tư cách là văn bản truyền thông, nên

chuyên luận này sẽ phải hướng sự chú ý nghẽn cứu vào các đặc trưng văn bản của
nó, xem xét nó trong sự khác biệt với văn bản của tác phẩm văn chương, và trong sự
tồn tại đặc thù của nó ở các thể loại báo chí, chủ yếu là các tác phẩm báo chí thể
loại phê bình văn học nghệ thuật, để từ đó có thể rút ra các mô hình tổ chức hiệu
quả nhất một tác phẩm báo chí với tư cách là văn bản truyền thông trong tính thể
loại riêng biệt và trong sự vận động tất yếu của nó.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Chỉ nghiên cứu loại tác phẩm báo chí là văn bản truyền thông, gọi theo cách
thông thường là "báo viết"{mà không nghiên cứu báo nói ( phát thanh), báo liình (
vô tuyến truyền hình ), báo điện tử (on line). Cũng chỉ khoanh vùng nghiên cứu các
tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực văn hoá văn nghệ trên trang vãn hoá văn nghệ của
một số tờ báo lớn, có lượng phát hành cao, như các báo: Thanh Niên, Lao dộng,
Người Lao động, T hể thao Văn hoá, Tuổi TrẻTP HCM, Tiền phong VI’ và vv Và
2
cũng chỉ chú ý nghiên cứu những tác phẩm báo chí thể loại phê bình vãn học nghệ
thuật trong một thập niên trở lại đây, nằm trong giai đoạn báo chí đổi mới, với sự
đặc biệt chú ý ( nhằm mục đích so sánh, khi đưa ra những tác phẩm báo chí thể loại
phê bình, từ năm 1930 đến 1945): giai đoạn báo chí đầu TKXXI ( giai đoạn báo chí
đương đại).
Phương pháp nghiên cứu : Liên ngành.
Chuyên đề này gồm 2 chương , ngoài phần mở đầu và kết luận
Mở đầu: Nêu lịch sử vấn đề và lí do chọn đề tài.
Chương một: Báo chí Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá Đông Tây
Chương hai: Phân tích tác phẩm báo chí (văn bản tác phẩm phê bình văn học
nghệ thuật) từ góc nhìn thể loại.
Phần kết luân:
'Hiện đại hoá ngôn ngữ văn bản tác phẩm phê bình văn học nghệ thuật là
một quá trình văn hoá.
3
LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc giao lưu văn hoá Đông Tây diễn ra ở Việt Nam, bắt đầu bằng nhũng
tiền đề giao lưu tôn giáo và giao lưu thương mại xảy ra ở Việt Nam vào mấy thế kỉ
trước, và thực sự diễn ra, trong tư thế Việt Nam bị cưỡng bức về văn hoá, bằng cuộc
xâm lược của thực dân Pháp năm 1858. v ề mặt tiến trình, cuộc giao lưu này Đông
Tây này đã ghi một dấu ấn đậm nét, sau cuộc giao lưu văn hoá với Trung Hoa trước
đó, vốn đã là dấu ấn hết sức đậm, trong tiến trình văn hoá Việt Nam, đã trải qua
bốn nghìn năm lịch sử.
Mặc dù cuộc giao lưu văn hoá Đông Tây xảy ra ở Việt Nam không phải do
sự tự nguyện muốn giao lưu văn hoá của người Việt Nam, song, người Việt đã có
đầy đủ kinh nghiệm lịch sử từ cuộc giao lưu trước đó với Trung Hoa, đó là kinh
nghiệm "không chối từ "( chữ dùng của giáo sư Trần Quốc Vượng), những ảnh
hưởng văn hoá từ những nền văn hoá khác mình, và không phải là mình. Hai xu
hướng văn hoá trở thành đặc trưng chung của lớp văn hoá diễn ra trước Lớp văn
hoá giao lưu với Phương Tây, là Lóp văn hoá giao lưu với Tritiìg Hoa vờ klut vực,
đó là "sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Hán hoá và chống
Hán hoá về mặt văn hoá" của người Việt trong thời kì lịch sử đó. Trong tiến trình
văn hoá Việt Nam, những xu hướng ấy đã mang trong lòng chúng những quy luật
lịch sử, và đã được lặp lại, cũng về mặt lịch sử , khi diễn ra nối tiếp sau đó, ở Việt
Nam, một cuộc giao lưu khác, trong lớp văn hoá tiếp theo : Lớp giao lưu với văn
lìfíá phương Tây. Và "tại lớp vãn hoá này cũng cố hai xu hướng trái Iigược song
song tồn tại - Ăn hoá và chông All hoá - song biểu hiện của chúng không còn vạch
ròi theo từng giai đoạn như ở lớp văn hoá thứ hai mà đan cài trong thời gian và
klìông gian " 1
' Trần Ngọc Thêm, Tìm về bàn sắc vãn hoá Việt Nam. NXB TP HCM. 2001.tr 87-91
4
Cũng trong tiến trình phong phú và phức tạp của văn hoá Việt Nam, xu
hướng chống "Hán hoá" và "Tây hoá" trong hai lớp vãn hoá trên, còn bao hàm luôn
một xu hướng lịch sử nữa, đó là xu hướng "Việt Nam hoá" những ảnh hưởng của
Trung Hoa và phương Tây, (thông qua vãn hoá Pháp). Xu hướng này, trong lớp văn
hoá hoá giao lưu với Trung Hoa, đặc biệt trở nên tích cực, khi Kỉ nguyên Đại Việt

bắt đầu, với sự độc lập về cương vực, bờ cõi, quốc gia, năm 938, ở thời điểm lịch sử
: Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, cho đến hết triều đại
của các vua chúa nhà Nguyễn. Và xu hướng này lại phát huy sự tích cực một lần
nữa, khi cuộc Cách mạng tháng Tám, và cuộc kháng chiến chống Pháp thành công,
bằng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, với sự khẳng định vị thế của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà.
Chính vì vậy, cuộc giao lưu văn hoá Đông Tây đã cung cấp những tiền đề
văn hoá, trước hết là cho sự thay đổi một xã hội Việt Nam về mọi phương diện cơ
bản nhất của nó, và sau đó, là cho sự ra đời một nền báo chí hiện đại ở Việt Nam,
với một phương tiện hữu hiệu để truyền thông: chữ quốc ngữ. Và như thế, lần đầu
tiên, trong cuộc sống xã hội của người Việt Nam hiện đại đã xuất hiện báo chí,
trong bối cảnh giao lưu văn hoá đặc biệt với phương Tây. Từ đó đến nay, nền báo
chí Việt Nam, được khởi đi từ trong lòng xã hội thuộc địa, đã và đang phát triển
mạnh mẽ, theo các biến thiên lịch sử của xã hội Việt Nam hiện đại, mà việc nghiên
cứu những cơ sở văn hoá, những quy luật phát triển văn hoá của nền báo chí này,
thông qua những tác phẩm báo chí là những vãn bản truyền thông, trong sự phát
triển đa dạng của các thể loại báo chí, đã trở thành mục đích cơ bản của chuyên
luận này. Tuy nhiên, do sự hạn hẹp của thời gian và sự tìm tòi tư liệu còn chưa
phong phú, chuyê luận này chỉ đặc biệt chú ý đến những tác phẩm báo chí phê bình
văn nghệ, như một thể loại đặc thù. Chính vì thế, nội dung của của chuyên luận
nghiên cún này bao gồm 2 chương, nhằm giải quyết các vấn đề sau:
Nhũng tiền đề vãn hoá và ngôn ngữ văn bản nào đã dẫn đến sự ra đời của báo
chí Việt Nam hiện đại trong TKXX? Hoặc nói một cách khác, chương này đi tìm
những cơ sở van hoá học và văn bản học cho sự ra đời của báo chí Việt nam.
5
Chương Một mang tên: Báo chí Việt Nam trong bối cảnh giao ỉ ưu văn hoá
Đông Tây.
Sau khi đã phân tích rõ ràng các yếu tố văn hoá dẫn đến sự ra đời và phát
triển của báo chí Việt Nam, chuyên luận này đề cập đến cấu trúc chung nhất của tác
phẩm báo chí, về mặt nội dung, nhất thiết nó phải chứa đựng những nội dung thông

tin văn hoá của tiến trình văn hoá Việt Nam, ngay từ khi nó ra đời, trong giai đoạn
văn hoá hiện đại, mặt khác tác phẩm báo chí không thể chỉ tồn tại bằng nội dung
thông tin, nó phải được hiển hiện trong những hình thức thể loại tương ứng. Nói một
cách khác, tác phẩm báo chí phải được " phát ngôn" bằng ngôn ngữ thể loại. Vì thế
nhiệm vụ của chương thứ hai là phải giải quyết vấn đề thể loại báo chí và phân tích
tính thể loại của một loại tác phẩm báo chí: phê bình văn nghệ, và chủ yêus là phê
bình vãn học. Chương H ai, do đó , mang tên:
Phân tích tác phẩm báo chí
( văn bản tác phẩm báo chí phê bình văn học) từ góc nhìn thể loại
Trong quá trình vận động và phát triển của báo chí Việt Nam, báo viết đóng
vai trò nền tảng. Ngôn ngữ của báo viết cũng phát triển vận động không ngừng để
đáp ứng yêu cầu" hiện đại hoá", là một nhu cầu văn hoá của sự phát triển báo chí.
Do đó, chúng tôi viết phần kết luận, nhằm gợi ra vấn đề : khi nghiên cứu về sự vận
động và phát triển của ngôn ngữ báo viết( văn bản truyền thông), nhất là tác phẩm
báo chí phê bình văn học trong tiến trình hiện đại chung của văn học nghệ thuật
Việt Nam thế kỉ XX, chúng tôi thấy đó cũng là một quá trình văn hoá.Vì thế, phần
kết luận mang tên:
"Hiện đại hoá" ngôn ngữ văn bản truyền thông ỉ à một quá trình văn ìioá
Và cuối cùng là những kết luận rút ra từ toàn bộ nội dung khảo sát của
chuyên đề, với những đánh giá và đề xuất những giải pháp nghiên cứu sâu rộng hơn
về sự phát triển thể loại và ngôn ngữ báo chí, nhất là trong các tác phẩm báo chí viết
bằng ngôn ngữ bình luận.( Trong đó đặc biệt chú ý đến những tác phẩm phê bình
văn học nghệ thuật).
6
CHƯƠNG MỘT
BÁO CHÍ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIAO L ư u VÃN HOÁ ĐÔNG TÂY
Về mặt văn hoá, xét theo tiến trình văn hoá Việt Nam, dựa theo cách chia
thành 3 lớp văn hoá2 và 6 giai đoạn văn hoá tương ứng, kể từ lớp văn hoá Bản địa là
lớp văn hoá đầu tiên của 4000 năm văn hoá Việt Nam, kế sau đó là lớp văn hoá giao
lưu với Trung Hoa, thì lớp văn hoá giao lưu với văn hoá phương Tây là lớp thứ ba,

bao gồm hai giai đoạn: văn hoá Đại Nam và văn hoá hiện đại.
Tại lớp văn hoá này, theo Trần Ngọc Thêm, cũng có hai xu hướng song song
tồn tại: Âu hoá và chốns A u hoá - song biểu hiện của chúng không còn rạch ròi
theo từng giai đoạn như ở lớp thứ h ai: giao lưu vãn hoá với Trung hoa và khu vực (
Với 2 giai đoạn vãn hoá Chống Bắc thuộc và Đại Việt ), mà đan cài trong thời gian
và không gian.
Cũng theo cách chia này, Giai đoạn văn hoá Đại Nam được chuẩn bị từ thời
các chúa Nguyễn và kéo dài hết tời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc. Sở dĩ có thể
gọi giai đoạn này là " Đại Nam", vì đó là quốc hiệu chủ yếu của nước ta trong giai
đoạn này.( Đẩu triều Nguyễn, vua Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam. Năm 1838,
vua Minh Mạng đổi quốc hiệu thành Đại Nam, với chỉ dụ của nhà vua, rằng "trước
gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam, càng tỏ nghĩa lớn, mà chữ Việt cũng vẫn ở
trong đó,( ) gián hoặc có nói liền là nước Đại Việt Nam, về lẽ vẫn phải" ( Đại
Nam thực lục, tập 20 )3
Ván hoá Đại Nam , theo tổng kết của Trần Ngọc Thêm, vì vậy mà có các đặc
điểm sau:
3 Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc ván ìioá Việt Nam, NXB TP HCM, 2001.&4. Tiến trình văn hoá Việi Nam tr 75
’ Sdd, tr91.
7
a -Từ những tiền đề mà nhà Tây Sơn đã chuẩn bị, với sự hoàn tất của nhà
Nguyễn, lẩn đẩu tiên đất nước ta có được sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành
chính từ Cao Lạng đến Minh Hải.
b - Sau thời kì Lê - Mạc , Trịnh - Nguyễn hỗn độn, đến nhà Nguyễn, Nho
giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó ngày một suy tàn.
c - Khởi đầu thời kì thâm nhập của văn hoá phương Tây( và cùng với nó là
Kitô giáo), cũng là khỏi đầu thời kì văn hoá Việt Nam hội nliập vào nền văn lioá
nhân loại. Sự giao lưu đó đã làm biến đổi nền văn hoá Việt Nam về mọi phương
diện, khiến cho lịch sử văn hoá Việt Nam lật sang trang mới.
Được chuẩn bị từ trong lòng văn hoá Đại Nam, bằng cuộc giao lưu với
phương Tây, giai đoạn văn hoá hiện đại đã được hình thành từ những năm 30-40

của thế kỉ XX trở lại đây, chưa đầy một thế kỉ, nên được coi là giai đoạn văn hoá
chưa định hình. Tuy nhiên, Trần Ngọc Thêm vẫn phác thảo một vài đặc điểm mới
của giai đoạn văn hoá này như sau:
a - Óc phàn tích, khoa học thâm nhập từ cuối giai đoạn Đại Nam cùng với
các tư tưởng của triết học duy vật biện chứng mácxít đã bổ sung tương đối nhuần
nhuyễn cho lối tư duy tổng hợp truyền thống ( mà điển hình của sự tích hợp vãn hoá
Đông - Tây với lí tưởng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở của truyền thống văn hoá dân
tộc chính là : Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người đã được UNESCO công nhận
nãm 1990 là Anil hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hoá).
b - Ý thức về vai trò con người cá nhân đang được nâng cao bổ sung cho ý
thức cộng đồng truyền thống.
c - Đô thị ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, quá trình đô
thị hoá diễn ra ngày một nhanh hơn; cùng với nó là sự lớn mạnh của công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu về một cuộc sống văn minh tiện nghi.
Về cuộc giao lưu văn hoá Đông Tây, các nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam
từng có nhiều cách phân tích từ các góc độ khác nhau, v ề góc độ văn hoá, với
8
nhũng thao tác luận hợp lý, nhà nghiên cứu văn hoá Phan Ngọc,4 trong cuốn sách
"Bản sắc Văn hoá Việt Nam", đã có một cách nhìn văn hoá học riêng để nhìn nhận,
lý giải cuộc giao lưu văn hoá Đông Tây rất quan trọng này, trong chương XIV,
mang tên " Tiếp xúc văn hoá Việt - Pháp"5, mà theo ông " để giới thiệu cách nhìn
vãn hoá học đối với vãn học" Việt Nam hiện đại, vốn dĩ có cùng một bối cảnh ra đời
với báo chí Việt Nam. Không dùng khái niệm "giao lưu", Phan Ngọc dùng khái
niệm "tiếp xúc văn hoá". Trong chương viết này, Phan Ngọc cho rằng, muốn hiểu
thực chất văn hoá của cuộc tiếp xúc văn hoá Việt - Pháp và cao hơn nữa, muốn hiểu
rõ ràng về bản sắc văn hoá Việt Nam, không có cách gì tốt hơn là xem xét nó trong
sự tiếp xúc với một văn hoá khác hẳn. Phan Ngọc nhấn mạnh:" Qua sự tiếp xúc này,
ta sẽ thấy bản sắc văn hoá dân tộc bộc lộ một sự hoán cải khá đặc biệt. Trong khi
chịu những thay đổi hết sức quan trọng, đến mức một cách nhìn hời hợt sẽ tưởng
đâu rằng bản sắc trước đây đã mất, thì một cách nhìn theo nhận thức luận sẽ cho

thấy đây chính là biện chứng pháp riêng của văn hoá. Ta chứng kiến một sự vượt
gộp (dépassement), tức là văn hoá Việt Nam tiếp thu những điều mới khác hẳn văn
hoá trước đây của mình, nhưng vẫn duy trì bản chất dưới một hình thức cao hơn và
hiện đại hơn. Việc nghiên cứu văn hoá Việt Nam trong sự tiếp xúc với văn học Pháp
sẽ giúp chúng ta hiểu rõ biện chứng pháp này hơn một công trình thuần tuý lý
luận."
Phan Ngọc khẳng định về mặt lý luận , đối với văn hoá Việt Nam hiện nay,
sự tiếp xúc văn học Việt -Pháp còn quan trọng hơn tiếp xúc văn học Việt-Hoa, mặc
dù sự tiếp xúc thứ nhất kéo dài hai ngàn năm; trái lại sự tiếp xúc thứ hai chủ yếu là
bó hẹp vào một thời gian ngắn ngủi dưới một thế kỉ ( 1858-1945).
4 sờ dĩ chúng tôi chọn Phan N gọc và cuốn sách của ông để dần giải cho chuơng viết này, vì chúng tôi đồng ý với cách
đánh giá cua Trần Đình Sừ, trong phần bảy , sách Văn học Việt Nam ih ế k ỉ XX, Phan Cự Đệ (chú biẽn). tr.794.795
viết: Phan Ngọc ( Sinh năm 1925) không chỉ là một người học rộng, dịch nhiều tác phẩm vãn học. mĩ học và nghiên
cứu văn hoá nước ngoài, mà còn là một nhà nghiên cứu văn học và văn hoá độc đáo.( ). Ong có cách viết lói cuốn và
gợi mờ. Đổng thời, ông là nhà nghiên cứu văn hoá Việt nam trẽn cơ sờ hệ thống ứng xử vật chất cùa nó tức là sự lựa
chọn, chống lại cách nhìn văn hoá Việt Nam theo mô hình nước ngoài, nhìn các nhà tư tường Việt Nam thành anh
học irò dở dang cùa học thuyết nước ngoài. Õng đã nghiên cứu Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh và bản sắc
văn hoá Việt Nam theo cách đó. Tuy người ta có thẻ (rao đổi, tranh luận với ông nhiéu điều, song ông là nhà nghiên
cứu có lí thuyết và chủ kiến.
' .Phan Ngọc. Bàn sắc văn lìoá Việt Nam. NXB Văn hoá Thông till, Hà Nội, năm 2004. Chương này gồm từ trang 432
đến 476.
9
Vì thế, khi so sánh hai tiếp xúc trên, Phan Ngọc thấy rõ sự quan trọng của
tiếp xúc văn học Việt - Pháp tronglO điểm đáng lưu ý, mà trong đó, có những luận
điểm mà chúng tôi có thể dùng làm cơ sở cho chương thứ nhất của chuyên luận này,
nhằm tìm hiểu báo chí Việt Nam từ góc nhìn văn hoá và ngôn ngữ báo chí( với chữ
quốc ngữ, là phương tiện và chất liệu chủ yếu để xây dựng tác phẩm báo chí Việt
Nam, ngay từ buổi đầu xuất hiện):
1. Xét về mặt nhận thức luận, tiếp xúc văn hoá Việt-Pháp khác với tiếp xúc
văn hoá Việt- Hoa về những điểm sau :

(1). Tiếp xúc văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc là tiếp xúc giữa hai nước
cùng một nền kinh tế tự túc tự cấp. Vì có những sự giống nhau như vậy, cho nên dù
Việt Nam có chấp nhận nhiều thể văn Trung Hoa, các thay đổi vẫn biểu lộ về mặt
hình thức hơn là về mặt nội dung. Điều này chúng ta đã thấy một phần trong
chương nói về sự khúc xạ của Nho giáo ở Việt Nam . Còn sự tiếp xúc với Pháp là
thuộc loại khác hẳn. Một nền văn minh nông nghiệp tiếp xúc với một nền văn minh
công nghiệp. Văn hoá Pháp khấc xa văn hoá Việt Nam, các thể chế của Pháp chẳng
có gì chung với các thể chế Việt Nam. Nhưng tiếp xúc này đòi hỏi những thay đổi
không chỉ về hình thức mà cả về nội dung.
2. Những tiếp xúc văn học giữa Trung Quốc và Việt Nam là những tiếp xúc
giữa hai nước, nhưng những tiếp xúc giữa văn học Việt Nam với văn học Pháp lại là
một bộ phận của những tiếp xúc quốc tế có tính chất thế giới. Để đáp ứng tình hình
mới, Việt Nam phải Tây phương hoá văn hoá của mình về hình thức và nội dung,
phải chấp nhận những cái lí giải trái ngược với kinh nghiệm trước đây, phải giải
quyết những cái mới xuất phát từ một hệ tư tưởng mới, phải tiến hành một sự xét lại
triệt để cách làm trước đây bởi vì tiếp xúc văn hoá trước mắt cũng là tiếp xúc với
văn hoá phương Tây. Và Việt Nam cần phải nhận thức rõ bản sắc văn hoá của mình,
để cho việc tiép xúc này có lợi, tránh được những mò mẫm kéo dài.
3. Sự tiếp xúc văn học giữa Việt Nam và Trung Quốc là được tiến hành có ý
thức bởi bộ máy chính quyền để đảm bảo " Một cliủ quyền thực sự dưới cái ve' lệ
thuộc giả tạo" . Nhưng những đổi mới của văn học Việt Nam đưới thời Pháp thuộc
10
lại được tiến hành bởi một nhân dân đấu tranh chống lại chế độ thuộc địa của Pháp,
vì chính phủ Việt Nam lúc này đã là công cụ của chế độ thuộc địa. v ề bản chất, nó
thuộc phong trào chống thực dân của thế kỉ này và khác các phong trào văn học của
thời kì độc lập trước đây.
Đặt vấn đề liên quan giữa hai tâm thức đối lập nhau, trong một phạm vi lớn
như vậy, Phan Ngọc đã buộc phải tự mình "bó hẹp vào việc giới thiệu những nét
chính của một bên là tâm thức Việt Nam và một bên là tâm thức Pháp, để nêu lên
những ảnh hưởng của một sự Tây phương hoá rất thành công ở cái góc xa xôi này

của Viễn Đông, của một sự tiếp xúc Đông -Tây mà ảnh hưởng sẽ ngày càng quan
trọng trong cái thế giới mới này, trong đó tiếp xúc văn hoá sẽ trở thành nền tảng cho
mọi sự tiếp xúc".
Đây là một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học về văn hoá học. Khi
viết chương này và nói chung, viết cuốn sách này, để đạt đến sự nhất quán cần thiết,
Phan Ngọc đã " phải bỏ qua vấn đề chính trị, chủ nghĩa thực dân", để "nói đến văn
hoá Pháp mà không nói đến chủ nghĩa thực dân Pháp". Có lẽ Phan Ngọc đã đúng về
mặt phương pháp luận, như đã tự nhận:" về mặt phương pháp luận, khi người ta
nghiên cứu văn hoá gắn liền với chính trị, thì không thể nào đi đến những kết luận
thoẳ đáng về tiếp xúc vãn hoá. Chủ nghĩa thực dân Pháp là một sự xuyên tạc văn
hoá Pháp cũng như chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc là một sự xuyên tạc học
thuyết Khổng Tử" Trên cơ sở phân biệt đó, Phan Ngọc kết luận luận điểm thứ nhất :
" Chính trị thay đổi nhưng văn hoá còn lại. Việt Nam chống lại chủ nghĩa bành
trướng của Trung Quốc nhưng lại rất tôn trọng văn hoá Trung Quốc. Các nhà cách
mạng Việt Nam chống lại thực dân Pháp nhưng lại tôn trọng văn hoá Pháp, truyền
thống cách mạng và những xu hướng xã hội chủ nghĩa của nền văn hoá này.
Luận điểm thứ hai của Phan Ngọc về tiếp xúc văn hoá Việt Pháp là chỉ ra cái
cốt lõi của người Việt Nam trong văn hoá tiếp xúc, đó là "thái độ cực đoan" với
"tinh thần yêu nước triệt để, và cũng triệt để như thế, là yêu làng xóm gia đình, gia
tộc của mình. Từ đó, Phan Ngọc đặt vấn đề "thân phận và diện mạo" và ý thức về
nhân cách của con người Việt Nam truyền thống: " Anh ta sinh ra với ý thức trách
11
nhiệm đối với gia đình, họ hàng, làng mạc và tổ quốc. Ngược lại, do ý thức trách
nhiệm này mà anh ta được đảm bảo về thân phận trong sự đùm bọc của cộng đồng,
về diện mạo trong cương vị của anh ta trong những thể cộng đồng khác nhau theo
những tiêu chí khác nhau và đều tự quản. Thực chất của câu "Phép vua thua lệ
làng" chính là khẳng định tính tự quản này của vãn hoá Việt nam. Hai sự "triệt để"
trên của con người Việt Nam, được đặt trong mối quan hệ với quốc gia và làng xã
truyền thống, theo Phan Ngọc, đã tạo thành" tính hai mặt" tốt đẹp của con người
Việt Nam, và cuối cùng: " tính độc đáo của văn học Việt Nam là ở tính hai mặt

của nó. Phan Ngọc còn nhắc thêm: " Tính hai mặt này mà các công trình nghiên
cứu văn hoá theo châu Âu luận đều bỏ qua chính là cơ sở của hiện tượng hai văn
hoá tồn tại song song trong văn học, nghi lễ, tín ngưỡng, chính trị, tổ chức xã hội,
kinh tế và cả quân sự . Cả làng đánh giặc, và người dân rất chủ dộng, giàu sáng kiến
trong chiến đấu cũng là xuất phát từ tính hai mặt này".
Luận điểm này của Phan Ngọc có thể giúp nhũng người nghiên cứu, có thêm
một góc nhìn mới, khi đi tìm cốt lõi riêng biệt về văn hoá của con người Việt Nam,
trong cuộc tiếp xúc với văn hoá Phương Tây và trong sự phản ánh của văn học Việt
Nam hiện đại, với tư cách là nhân vật trung tâm. Và đương nhiên, trong cả cái cách
người Việt Nam lần đầu sử dụng báo chí như một phương tiện thông tin hiện đại,
mà từ trước đó, người Việt Nam đã chưa hề được sử dụng trong gần 10 thập kỉ kể từ
mốc lịch sử 938, Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sóng Bạch Đằng.
Trong luận điểm thứ ba của chương viết này, Phan Ngọc nêu lên sự khác
nhau về tâm thức, giữa văn học phương Tây và văn học châu Á. Ông "thừa nhận
rằng vãn học phương Tây đã ảnh hưởng rất lớn đến văn học châu Á nhưng ảnh
hưởng của văn học châu Á tới phương Tây lại không sâu". Phân tích rõ hơn, Phan
Ngọc viết:" những tác phẩm lớn nhất của văn học châu Á không được quần chúng
rộng rãi phương Tây ham thích, lí do không phải ở tài năng của các nhà văn nhà thơ
châu Á trước đây, mà ở sự khác nhau về tâm thức". Cụ thể hơn, ông đã đưa ra sự đối
lập giữa hai tâm thức: "tâm thức Việt Nam và tâm thức Pháp", và đi đến kết luận
12
khá là độc đáo (sau khi đã tự thừa nhận, trong cách nhìn của mình" có cái gì giản
đơn", v ì" văn hoá của một dân tộc là cực kì đa đạng và phức tạp”. Có thể nói đây
không phải vãn hoá Pháp ở bản thân nó, mà văn hoá Pháp qua sự cảm nhận của một
người Việt Nam theo cách mạng và chủ nghĩa xã hội), là ông, rằng: " Bốn nguyên lý
chủ đạo của văn học Pháp ( tính toàn nhân loại, chủ nghĩa duy lí, cá nhân luận và tự
do cá nhân) là đối lập lại bốn nguyên lý của văn hoá Việt Nam trước đây ( Tổ quốc,
gia đình-làng mạc, thân phận và diện mạo). Sau khi đã kết luận như vậy, ông dùng
luận điểm thứ tư để phân tích những nguyên lí chủ đạo này trong văn học Pháp, và
so sánh với văn học Việt Nam. Theo ông," tính toàn nhân loại của văn học Pháp là

xuất phát từ truyền thống Hy-La, rồi truyền thống Thiên Chúa giáo xem con người
như một sáng tạo có nguồn gốc thần linh, không liên quan gì tới động vật và vũ trụ,
trái lại liên quan tới toàn thể loài người. Xuất phát điểm này là trái ngược với truyền
thống Trung Quốc và Việt Nam không tách con người ra khỏi thế giới động vật và
vũ trụ ( )• Có thể nói văn học cổ Việt Nam là một văn học không có thượng đế.
Văn học Pháp chủ yếu có nguồn gốc thành thị, không nói đến làng, vai trò của gia
đình rất nhỏ bé, ( ) và nếu như thân phận ở người Việt có thể xét ở lá số Tử vi, thì
thân phận trong văn học Pháp, nhất là ở những nhà hiện sinh mang tính chất một
tình trạng phi lí của toàn thể loài người, không có nguyên nhân cũng không có lối
thoát. Còn diện mạo trong văn học Pháp lại không dựa trên địa vị của cá nhân trong
cộng đồng mà dựa trên tài năng và sở hữu của cá nhân đối lập với cộng đồng.
Tính toàn nhân loại của nền văn học này biểu lộ ở điểm gần như không bao
giờ nó tìm một nội dung đặc biệt Pháp mà trái lại, nó tìm một cách diễn đạt đặc biệt
Pháp để nói lên những vấn đề của toàn nhân loại. " v ề tính duy lý của văn học
Pháp, Phan Ngọc lí giải sắc nét: "Tính duy lý chung cho phương Tây, nhưng tính
duy lý của Pháp rất đặc biệt. Nó không phải là duy lý luận vụ lợi như ở Mỹ, duy lý
luận dựa trên kinh nghiệm như ở Anh, duy lí luận dựa trên ý niệm như ở Đức. Nó là
duy lý luận triệt để và cực đoan dựa trên lẽ phải (raison) mà nó nâng lên địa vị một
thượng đế mới. Đành rằng duy lý luận này vẫn xuất phát từ tự do cá nhân, nhưng cá
nhân luận này không khép kín mà để ngỏ cho nên nó quan tâm tới quyền lợi của
13
người dân lao động. Chính vì vậy phần nào nó gần với chủ nghĩa xã hội, đóng góp
có tính chất thế giới của văn học Pháp và là thành tựu của văn học Pháp được duy trì
bền vững suốt ba thế kỉ này." Sau khi phát hiện ra cái "cá nhân luận để ngỏ" ấy,
Phan Ngọc tán đồng nhận xét của Hồ Chí Minh về người Pháp, viết trong Nlìật kí
về chuyến thăm Paris năm 1946:
" Nói chung, những người Pháp đều chuộng những đức lành như: Tự do, bình
đẳng bác ái. Phần đông người Pháp có tính hào hiệp không giận hờn lâu. thấy việc
phải thì họ làm, không quản mất công tốn của: họ đã cho là trái thì dù an hem ruột
thịt họ cũng phản đối đến nơi. Họ đã nhận là phái thì dù người dưng nước lã, họ

cũng hết sức giúp giùm. Người Pháp lại vui tính dễ làm quen, nói dăm ba câu
chuyện mà ỷ hợp tâm đẩu, thì liền trở nên bạn tốt. Tóm lại, người Pháp rất dễ
thương dễ mến".
Ớ luận điểm thứ năm, điều đáng chú ý về thao tác văn hoá của Phan Ngọc,
và đây có lẽ là một cách nhìn văn hoá thích hợp, là khi Phan Ngọc phân chia quá
trình tiếp xúc văn hoá Việt- Pháp thành ba giai đoạn, với nhận xét chung: " Mỗi giai
đoạn như vậy đều diễn ra với sự thay đổi của cả hai bên, bên nhân dân Việt Nam và
bên chính sách của Pháp.
(1). Giai đoạn từ 1858 đến hết TK XIX.
Theo Phan Ngọc, ở giai đoạn này, người Pháp không hề chú ý tới vãn hoá, và
người Việt nam, mà đại biểu là các nhà Nho chỉ nhìn thấy người Pháp là đại biểu
cho chế độ dã man dựa trên sức mạnh của võ khí. Đạo Thiên Chúa dạy người Việt
nam bỏ Tổ quốc, phục vụ địch. Người Pháp chỉ lo đào tạo những thông ngôn giúp
họ dàn áp người Việt( ). về phía Việt Nam, những đề nghị cải cách của Nguyễn
Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đều xuất phát từ yêu cầu độc lập dân tộc của người
Việt trước nguy cơ mất nước vào tay người Pháp, v ề văn hoá, những người am hiểu
tiếng Pháp lúc bấy giờ chủ yếu là công giáo, trong khi chấp nhận một tình trạng
không đảo ngược được vẫn tìm cách bảo vệ nền văn hoá dân tộc, chống sự đồng
hoá về văn hoá bằng cách dùng chữ quốc ngữ như một công cụ để dịch các sách
kinh điển Hán, phiên âm các tác phẩm xưa của người Việt, hay làm từ điển( Trương
14
Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Trương Duy Toàn, Huỳnh Tịnh Của).Năm 1866,
Nguyễn Trọng Quản viết Truyện thầy Lazaro Phiền, tiểu thuyết đầu tiên theo xu
hướng tiểu thuyết Pháp. Sự tiếp xúc này vẫn chưa rộng lớn, vẫn còn theo xu hướng
yêu nước quân chủ, do các nhà Nho yêu nước( Phan Văn Trị, Nguyễn Đình
Chiểu ) lãnh đạo.
Từ góc nhìn văn hoá này soi chiếu vào báo chí, sẽ thấy đây là giai đoạn
chứng kiến buổi bình minh của báo chí Việt Nam, với những tờ báo đầu tiên xuất
hiện vào khoảng giữa thế kỉ XIX, chính xác là vào những năm sáu mươi. So với các
nước châu Âu, báo chí Việt Nam đã sinh sau đẻ muộn hàng vài trăm năm, và không

hề là kết quả nhu cầu bên trong của xã hội Việt Nam trong giai đoạn này. Ra đời
cùng lúc với việc người Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa ở Đông Dương,
báo chí ra đời là do nhu cầu áp đặt sự thống trị và đồng hoá về văn hoá của chính
quyền thực dân Pháp đối với người Việt Nam. Là con đẻ của văn minh phương Tây
như thế, báo chí đã trở thành phương tiện hữu hiệu cho công cuộc Âu hoá của người
Pháp ở Việt nam. Vì thế, ngay từ đầu, người Pháp đã có ý thức sử dụng báo chí như
một phương tiện truyền thông hiệu quả đê phục vụ cho công cuộc chinh phục người
Việt Nam bản xứ. Và ngay từ đầu, một tính cách nổi bật đã được xác lập và xuyên
suốt của báo chí Việt Nam từ khi ra đời cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành
công năm 1945, chính là tính cách thuộc địa, được hình thành tất yếu trong một
môi trường thuộc địa 6 Khi nêu lên đặc điểm nổi bật này, các tác giả của " Lịch sử
báo chí Việt Nam" đã giải thích khá thuyết phục rằng " Báo chí Việt Nam ra đời gần
như cùng với sự thiết lập chế độ thuộc địa của chủ nghĩa tư bản trên đất nước ta.
Báo chí ra đời trước hết do nhu cầu thống trị và xâm lăng văn hoá của chủ nghĩa
thực dân. Mặt khác, sự phân hoá và phát triển của báo chí lại theo sát từng bước đi
của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp diễn ra hết sức sâu sắc trong lòng xã hội
nước ta. Cho nên lịch sử báo chí Việt Nam đồng thời cũng là sự phản ánh của lịch
f' Đây là một trong 3 đặc điểm cùa sự phát triển báo chí Việt Nam trước 1945, được néu lẽn trong chương Tổng
luận,sách Lịch sù báo c liíV iệl Nam 1865-1945. Đỗ Quang Hưng chủ biên, Nxb ĐHQG Hà Nội- 2000.từ trang 217
đến trang 243. Hai đặc điểm tiếp theo là: "Báo chí Việt Nam vẫn phát triển, và phát triển khá nhanh theo những quy
luật nội tại của nó". Và đạc điểm thứ ba:" Báo chí Việt Nam trước 1945" không phải là một khái niệm thuán nhất"
15
sử cận đại Việt Nam, là lịch sử của cuộc đấu tranh giành dộc lập tự do và cũng phản
ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền báo chí thực dân với một nền báo chí yêu
nước và cách mạng.7
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ ngôn ngữ, thì lịch sử báo chí Việt Nam trong buổi
bình minh của mình, đã gắn liền với lịch sử văn hoá ngôn ngữ, chữ Quốc ngữ, vãn
học, nghề in ấn, xuất bản Nhưng nếu như những tờ báo đầu tiên của Việt nam
mới xuất hiện trong những năm 60 của thế kỉ XIX, thì xét về điều kiện ra đời của
nó, các tác giả "Lịch sử báo chí Việt Nam" thấy rằng, " cũng như nhiều quốc gia

khác, mầm mông của báo chí đã có từ lâu" và cho rằng xa nhất là " Từ những truyền
thống xa như những câu vè lưu truyền trong dân gian, tiếng mõ làng ( Mẹ Đốp-Xã
Trưởng), những cuộc " giảng thập điều" trong sinh hoạt đình làng
Nhưng nếu hiểu một cách rộng rãi nhất trên tinh thần báo chí là thông tin, thì
có thể cho rằng, từ khi Việt Nam có chữ viết, có thể đã có nhu cầu thông tin ( viết
một cái gì đó cần thông báo ) cho những ai đó có nhu cầu nhận thông báo đó, bằng
cách ghi thành những kí hiệu, thì những thông báo đó, đã có thể có từ rất lâu, mặc
dù, cho đến bây giờ, vẫn chưa thể giải mã được.
Vẫn xét về mặt tiến trình văn hoá, nếu coi chữ viết là nhũng thành tựu văn
hoá đặc trưng cho từng lớp văn hoá, thì trong lớp văn hoá Bản địa, có từ trước Công
Nguyên hàng vài ngàn năm, việc có hay không một giai đoạn văn tự tương ứng, vẫn
còn là nghi vấn. Theo Trần ngọc Thêm, sở dĩ trước đây, vấn đề chữ viết của lớp văn
hoá bản địa hầu như chưa được đặt ra, đơn giản ìà vì, trong một thời gian dài, dưới
áp lực của định kiến" lấy Trung Hoa làm trung tâm", người ta không thể hình clung
được rằng phương Nam có thể có một nền văn hoá riêng chứ đừng nói gì đến chữ
Tuy nhiên, theo tác giả, dưới ánh sáng của những nhận định mới về quy mô,
tầm cỡ và vai trò của văn hoá phương Nam trong lịch sử văn hoá khu vực; nhũng cứ
liệu khảo cổ học về dấu vết chữ viết đã phát hiện được trên đá ở thung lũng Sapa,
trên qua đồng Thanh Hoá, trên lưỡi cày Đông Sơn( Theo Hà Văn Tấn 1982,1983),
7 sdd, tr.7.
16
trên trống đồng Lũng Cú ( Phan Hữu Dật 1974); và cuối cùng là ghi chép của sử
sách Trung Hoa về một thứ chữ "khoa đẩu"( hình con nòng nọc bơi ) của người
phương Nam; thì ta có thể nghĩ đến giả thuyết về sự tồn tại của một nền văn tự
phương Nam" trước Hán và khác Hán"( chữ dùng của GS. Hà Văn Tấn 1982)8.
Như vậy, có thể đã có chữ viết trong lớp văn hoá bản địa, ngay từ thời các
vua Hùng, nhưng rõ ràng, chưa thể chứng minh rằng nó đã được sử dụng như nó
phải được sử dụng để ghi lại tiếng nói của người Lạc Việt thời bấy giờ. Vì vậy cho
đến nay, vấn đề này mới chỉ tồn tại như một giả thuyết.
Khác hẳn với vấn đề này trong lớp văn hoá văn hoá Bản địa, vẫn theo Trần

Ngọc Thêm, lớp văn hoá giao lưu với Trung Hoa và khu vực đã được đặc trưng bởi
việc dùng chữ Hán làm văn tự chính thống chủ yếu. C hữ Nôm - chữ của người
Nam, một trong những sản phẩm của cuộc giao lưu này - manh nha từ cuối giai
đoạn chống Bắc thuộc và hình thành vào đầu giai đoạn Đại Việt, được dùng trong
sáng tác văn chương và rất được đề cao dưới thời đại nhà Hồ và Tây Sơn. Quang
Trung Nguyễn Huệ đã sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức trong các chiếu chỉ
và có kế hoạch giao cho Viện trưởng Sùng chính viện - La Sơn phu tử Nguyễn
Thiếp - tổ chức dịch các sách vở kinh điển từ chữ Hán sang chữ Nôm.
Trong lớp văn hoá thứ ba, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây đã đem đến
một sản phẩm văn tự m ớ i: chữ Quốc ngữ.
Như thế là đã rõ, sự tiến hoá về văn hoá Việt Nam là một quá trình phát triển
liên quan mật thiết đến sự tiến hoá về chữ viết và tất nhiên, liên quan đến một nghệ
thuật sử dụng chữ viết như một công cụ duy nhất để sáng tạo( tạo hình), đó là văn
chương của người Việt trong suốt quá trình tiến hoá về văn hoá của mình. Và trước
khi báo chí Việt Nam ra đời, và nhất là báo chí viết bằng chữ Quốc ngữ, thì Việt
Nam đã có đến 10 thế kỉ văn học trung đại được sáng tác bằng chữ Hán chữ Nôm.
Vậy mà, trong cả 10 thế kỉ văn học trung đại , gắn liền với các thời phong kiến cực
* Sdd, $ 4. Mớ rộng3: Bài C ó một hệ tliống chữViệt cô' thời các vua Hừng cùa GS Hà Vãn Tấn. tr. 94.95.96. Trong dó,
có một kết luận quan trọng: có một hệ Ihống chữ viết Việt cổ thời kỳ vãn minh Đỏng Sơn phát triển rực rỡ ờ khoáng
khoảng thế kỷ IV trước công nguyên, trước khi người Hán vào xâm lược, đó hộ đát nước của người Việt cổ hơn một
nghìn năm, và đến năm 938 đã bị đánh đuổi về phương Bắc.( Theo bài in trong Báo ảnh Việt Nam. số 291. thána 3-
1983)
17
r.f>, HOC o u õ c ri A '
- ’ '■' HÓ NG Tifi ÍH'J >/ifr, 1
thịnh của các nhà nước phong kiến Việt Nam, ở nước ta vẫn chưa hề có báo chí.
Nếu có hình thức nào đó có vẻ báo chí, hoặc có thể coi là nguồn gốc của báo chí, đã
trở thành những tiền đề gần gũi hơn những "truyền thống xa" đã nói ở phần trên
kia, và đúng là sự chuẩn bị cho sự ra đời thực sự của báo chí, thì chính là những
hình thức thông tin kiểu Quảng Văn Đình thời Lê Thánh Tông hay Quảng Minh

Đình thời Nguyễn Gia Long. Giải thích về nguồn gốc báo chí nước ta, học giả
Nguyễn Văn Tố có một cách thức độc đáo, khi viết:
Khâm định Việt sử ( quyển 14 tờ 15a) chép lại rằng" Nguyên trước, nhũng
chiếu, lệnh của nhà vua, lâm thời bộ đem yết bảng, đến năm Tân Hợi(1491) vua Lê
Thánh Tông cho dựng một cái đình ở ngoài cửa Đại Hưng( tức Cửa Nam thành
Thăng Long) để làm nơi niêm yết những phép tắc tri dân, đặt tên là Quảng Văn
Đình " Ba chữ Quảng Văn Đình nghĩa là một cơ sở để thu nhặt giấy tờ ở các nơi.
Đến đời Gia Long ( 1802- 1819), làm đình ở phường Nam Hưng (tức cửa Nam bây
giờ), trên có đặt tên là Quảng Minh Đình cũng để dán những huấn lệnh của nhà
vua. Cạnh đó có hai toà nhà ngói ở cửa đông nam gọi là Hiệp Nghị Đường ( nhà để
họp bàn) phàm dân gian có việc gì uất ức cho đến để bày tỏ, cho nên các đình ở mé
ngoài miếu thờ thành hoàng vừa là để tụ họp khi tế lễ, lúc hương ẩm vừa để dán
những huấn lệnh của nhà vua, cứ ngày một và rằm các huynh thứ trong làng ra đọc
những huấn lệnh và giảng nghĩa cho dân gian nghe thường gọi là giảng thập điều.
Như vậy cái đình tức là báo chí, có định lệ mồng một và rằm tức là nhật báo
hoặc tuần báo Báo chí tức là nhũng tờ huấn lệnh dán ở đình làng tựa như tờ Acta
diurna của người La Mã đời xưa.9
Song dù có giải thích cách nào, thì cũng không thể phủ nhận rằng báo chí
Việt Nam chỉ có thể thực sự ra đời theo đúng nghĩa hiện đại của nó, khi có cuộc
xâm lãng của thực dân Pháp và sự áp đật vãn hoá Pháp với một môi trường văn
minh cưỡng chế ở Việt Nam như đã phân tích ở trên. Cũng cần phải nói thêm rằng,
trong triều đại của các vị vua nhà Nguyễn, với tư cách là triều đại cuối cùng của các
* Nguyễn Văn Tố. Nước ta xưa cỏ dược lự do Iigôn luận không? Báo Tri Tán, sỏ'206ị4.I0A 945). Dẫn theo Lịch sir bán
chi Việt nam.sdd, tr.9.
18
triều đại phong kiến Việt Nam, có một vài sĩ phu yêu nuớc và thức thời, có cái nhìn
vượt khỏi chính sách bế quan toả cảng phi lí của triều Nguyễn, đã thấy cẩn thiết
phải có báo chí. Trong bản điều trần Tám điều cấp cứu ( Tế cấp bát điều) Nguyễn
Trường Tộ đã lên tiếng đề nghị" ấn hành một tờ nhật báo, đăng những chiếu, sớ,
dụ và những hành sự của các vị danh thần, công cụ của quốc gia hiện thời cho học

sinh đọc để biết công việc trong nước, đó cũng là một việc ích lợi( lợi ích của nó
rộng rãi thấm nhuần như mưa móc, nhưng không thể chỉ rõ ra hết được, để làm sẽ
thấy"10 Tiếc rằng, những tiếng nói thiết tha ấy đã bị chối từ, và ngay cả khi, ở Nam
Kì lúc đó, đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu báo chí đầu tiên của một nền báo
chí thuộc địa ở Việt Nam, thì triều đình nhà Nguyễn vẫn giữ thái độ nhắm mắt làm
ngơ. Cho nên, kinh thành Huế của nhà Nguyễn không thể là cái nôi của báo chí
Việt Nam, mà lại chính là Nam Kì- Sài Gòn, đã trở thành cái nôi của báo chí Việt
Nam, bởi lẽ đơn giản: đây là mảnh đất đầu tiên chịu ách thống trị của thực dân Pháp
trên lãnh thổ nước ta. Vì th ế ," ngay từ trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì
lần thứ hai (1882-1883), giới thượng lưu ở Sài Gòn đã có thể vận đồ Tây, ãn bánh
mì sáng với cà phê sữa và vào Tiệm sách Catina ( phố Lê Lợi, Bến Thành hiện nay)
để mua báo, sách truyện, thơ văn dịch từ chữ Hán, chữ Nôm, chữ Phápv.v 11.
Do đó, những tờ báo đầu tiên xuất hiện ở Nam Kì, ngay trong tiếng súng xâm
lăng cuả thực dân Pháp vẫn chưa kết thúc với 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ, lại chính là
những tờ Công báo tiếng Pháp, ra đời trước tờ Gia Định báo ( 1865), vốn được
khẳng định tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ ở Việt Nam.
Năm 1861, tờ báo đầu tiên bằng tiếng Pháp xuất bản ở Sài Gòn là tờ Bulletin
official de Vexpedition de la Cochinchine ( Nam Kì viễn chinh công báo), do thống
đốc Pháp ở Nam kì làm chủ bút.
Nam 1883, ngay sau khi người Pháp chiếm Hà Nội lần thứ hai, một tờ công
báo tương tự đã lại xuất hiện ở Bắc Kì, đó là tờ : Le Bulletin du Commité cư Etudes
111 Dẫn theo Lịcli sử báo chí Việt Nam, sdd. tr.9.10.
"Sdd.tr. 18 '
19
Agricoles, Industrieỉles et commerses de I'Annam et du Tonkin ( Tập san của Hội
Nghiên cứu công nông thương Bắc và Trung kì).
Từ sau hai tờ công báo này, như một thứ nền móng báo chí, hàng loạt báo
tiếng Pháp đã ra đời và được lưu hành rộng rãi cả Nam kì, Trung kì và Bắc kì.
Những tờ báo Pháp ngữ này đều là của chính quyền thực dân, hoặc của những hội
đoàn của người Pháp ở Đông Dương, như uỷ ban công nông nghiệp Nam Kì, Hội

nghiên cứu Nông công thương Bắckì, hoặc do những người Pháp nhận trợ cấp của
chính quyền thức dân bỏ vốn nhận thầu, nên đối tượng phục vụ chỉ bó hẹp trong
một số người đọc. Đó là những người Pháp ở Việt Nam và một số không nhiều
những người Việt nam làm nhân viên bản xứ cho bộ máy cai trị của Pháp. Có thể
nói, có một dòng báo chí chữ Pháp đã ra đời, đặc biệt là" ngay sau khi toàn quyền
Đông Dương ban bố sắc luật đầu tiên về báo chí ở thuộc địa (1881), cho phép người
Pháp sống ở thuộc địa được tự do ra báo chí, thì hàng loạt báo tư nhân bằng tiếng
Pháp đã được khai sinh.
Ngoài báo chí Pháp ngữ, chính quyền thực dân Pháp cũng không muốn bỏ
qua đội ngũ quan lại nguời Việt, nên đã cho xuất bản báo chí bằng chữ Hán. Tại
Nam kì, những tờ báo như Nam kì viễn chinh công báo hay Xã thôn công báo đều
có bản chữ Hán. Các tác giả Lịchsử báo clú Việt nam còn cho biết một sự việc thú
vị như sau " Trên mặt báo sau này, có lẽ tờ báo đầu tiên đề cập một cách nghiêm túc
về nghề làm báo là tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo, một tờ báo bằng chữ Hán, tờ
báo đầu tiên ở Hà Nội.
Trong số 213( 24-11-18950), tức năm Thành Thái thứ ba, một tác giả khuyết
danh đã viết một bài dài (4 trang) gọi là "Nhật báo thuyết lược", kể về lịch sử báo
chí Âu- Mỹ, trong đó đưa ra những con số về báo chí các nước dẫn đầu như nước
Pháp, kể cả báo ở thủ đô Paris"12.
Tuy nhiên, những tờ báo Pháp ngữ mới là chủ yếu, chứ không phải là Hán
ngữ, bởi chiến lược vãn hoá chung của người Pháp là đẩy lùi đến mức thấp nhất,
ảnh hưởng của Hán ngữ. Muốn vậy, cần phải triển khai báo chí bằng chữ Quốc ngữ.
12 Sdd. Tr.10.
20
Bởi vì, như đã phân tích, những tờ báo Pháp ngữ đầu tiên chủ yếu dành cho người
đọc là người Pháp, và rất ít người Việt đọc được tiếng Pháp.
Do đã thấy đến lúc phải mở mang giáo dục, truyền bá công cuộc Âu hoá,
chính thức đưa chữ Quốc ngữ vào vị trí chính thống, đánh bạt chữ Hán, Soái phủ
Nam kì quyết định cho xuất bản tờ báo tiếng Việt đầu tiên: Gia Định báo, mỗi
tháng một số, số đầu tiên ra ngày 15-4-1865, 4 trang, khổ 25x32cm.

Cũng chính là từ tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên này, mà lịch sử báo chí Việt
Nam bắt đầu13, với tính cách đầu tiên và xuyên suốt cho đến năm 1945 là tính cách
thuộc địa. Cũng cần phải khẳng định lại rằng, sự du nhập của vãn hoá Pháp vào Việt
Nam đã đem theo báo chí vào Việt Nam như một phương tiện truyền thông hiện
đại, đắc dụng và báo chí Việt Nam ra đời trước hết là do yêu cầu cai trị của người
Pháp, bị người Pháp kiểm duyệt chặt chẽ. Tuy nhiên, cũng trong bối cảnh văn hoá
đặc thù đó, mà báo chí Việt Nam đã hình thành và phát triển với tính cách riêng về
văn hoá báo chí. Lịcli sử báo chí Việt Nam cho biết: tờ Đăng c ổ Tùng Báo(1907)
tục bản của Đại Nam Đổng Văn Nhật Báo ( 1893), tờ báo tiếng Việt đầu tiên của
Hà Nội ( tờ Đại Việt tân báo, cho đến nay chỉ có tên trong Báo cáo của Phủ Thong
sứ Bắc Kì gửi Toàn quyền Đông Dương, và do một người Pháp là E. Babut đứng ten
xin xuất bản ngày 21-5- 1905. Hiện chưa tìm được số báo nào của tờ này), đã kết
thúc giai đoạn hình thành của báo chí này, với khoảng 10 tờ báo trong cả nước.
Vẫn vận dụng luận điểm thứ năm của Phan Ngọc trong cách" phân kì giai
đoạn văn hoá" của cuộc tiếp xúc văn hoá Việt-Pháp, thì giai đoạn thứ hai được tính
từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920, khi Nguyễn Ái Quốc vào Đảng Cộng sản Pháp,
thường được gọi là "phong n ào Tân Tliư" . Giai đoạn này được đặc trưng bởi việc
tiép xúc của các nhà Nho Việt Nam với văn hoá Pháp và phương Tây, không phải
qua người Pháp và sách báo Pháp mà qua con đường sách báo cải cách của Trung
Hoa. Sự hiểu biết này về phương Tây dẫn tới hai xu hướng:
XII hướng bạo động của
11 v ề sự kiện này Lịch sử báo chi Việt Nam( sdd. tr 27), ghi chú như sau: Tờ Gia Địnli báo ra số đáu ngày nào? Vì bộ
lưu chiểu báo ớ iurớc ta không có các số đấu, nên trước đây thường theo ý kiến cùa Vương Hống sến và Nguyễn
Khánh Đàm là ngày 1-4 -1865. Nhờ sự phát hiện cùa Huỳnh Văn Tòng, Phạm Long Điền, chúng ta mới biết đó là
ngày 15-4-1865 nói trẽn.
21
phong trào Đông Du do Phan Bội Châu chủ trương, gửi khoảng hai trăm thanh niên
sang Nhật học tập quân sự , tiến hành khởi nghĩa võ trang. Xu hướng thứ hai của
Phan Châu Trinh là xu hướng hợp pháp, chủ trương truyền bá tư tưởng mới, mở
trường dạy chữ Quốc ngữ không lấy tiền, cổ vũ cải cách xã hội theo phương Tây,

với Đông Kinh Nghĩa Thuc là trường học nổi tiếng nhất ở Hà Nội, nãm 1907-1908.
Xu hướng này lôi cuốn hầu hết các nhà Nho học Việt Nam và tạo nên một nền vãn
học mới mang tinh thần yêu nước mạnh mẽ. Kết hợp với phong trào cắt tóc, chống
thuế năm 1908, xu hướng này đã đẻ ra một hiện tượng văn hoá mới, theo Phan
Ngọc là: " lần đầu tiên văn hoá gắn liền với đấu tranh vì quyền sống của quần chúng
lao động". Dù hai xu hướng này đã bị thất bại, nhưng một sự đổi mới văn hoá đã
thực sự diễn ra: trong đó, ảnh hưởng của văn hoá Pháp đến đây là khá rỗ.
Khá rõ ở chỗ nào? Thứ nhất, theo Phan Ngọc là tính toàn nhân loại.
Khi Việt Nam nhận ra rằng, mọi đế quốc đều cấu kết với nhau để đàn áp
bóc lột các nước thuộc địa, thì Việt Nam cũng phải dựa vào một tổ chức toàn nhân
loại để chống lại chủ nghĩa đế quốc trên toàn cầu. Tổ chức ấy chỉ có thể là chú
nghĩa Quốc tế cộng sản. Phong trào Tân thư thất bại vì không nhận thức được điều
đó, chỉ bởi đặt hết hi vọng vào một nước Pháp theo cách mạng Pháp, để rồi hi vọng
này đã lụi tàn trong thực tế lịch sử. Mặc dầu vậy, Tân thư cũng giúp cho trí thức
Việt tỉnh ngộ khỏi những giấc mơ giáo điều, là trông chờ ở sự giúp đỡ của Nhật bản
chống lại Pháp chẳng hạn
Thứ hai là chủ nghĩa duy lí của các nhà Nho tức thời, biểu hiện bằng thái ctộ
triệt để chống Tống Nho, đòi huỷ bỏ chế độ khoa cử, chống chế độ quân chủ, yêu
cầu cải cách theo phương Tây. Lần đầu tiên các nhà Nho xuất thân từ khoa cử và là
những nhà giáo dục lỗi lạc nhất của nền giáo dục xưa, yêu cầu bỏ chữ Hán, học chữ
Quốc ngữ, tự họ làm thương nghiệp, tham gia các phong trào quần chúng. Tuy
nhiên, Phan Ngọc nhận xét: " Duy lí luận của nó thiếu một sự phân tích khoa học
mà chủ yếu vãn dựa trên tình cảm ( ) . Tuy nhiên, ưu điểm của phong trào là nó
thay đổi rất nhanh và kịp thời, chuyển từ Cần vương kiểu cũ sang quân chủ lập hiến
năm 1904 khi Phan Bội Châu thành lập Duy tân hội, rồi sang dân chủ trong Việt
22

×