Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động đường bờ biển khu vực cửa Ba Lạt và phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.51 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
*********
ÚNG DỤNG VIỄN THỈM VÀ HỆ THÔNG TIN DỊA LÝ
TRONG NGHIÊN CÚỊI BIẾN DỘNG ĐU0NG BỬ BIỂN
KHU VỰC CỬA BA LẠT VÀ PHỤ CẬN
MÃ SỐ: QT.02.18
CHÙ TRÌ ĐỂ TÀI: ThS. Nguyên Hiệu
CÁC CÁN B ộ THAM GIA: PGS.TS.VŨ va n Phái
CN.Nguyễn Thị Thanh Hải
ĐAI H O C Q U Ố C G IA HÀ NÒI
TRUNG TÁM THÒNG TIN THU VIỆN j
P T / 3 3 ^
HÀ NỘI - 2004
BÁO CÁO TÓM TẮT
a. Đề tài: úng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động
đường bờ biển khu vực cửa Ba Lạt và lân cận.
Mã số: QT.02.18
b. Chủ trì đề tài: ThS. Nguyễn Hiệu
c. Các cán bộ tham gia: PGS.TS. Vũ VănPhái
CN. Nguyễn Thị Thanh Hải
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
Khu vực cửa sông Ba Lạt và lãn cận có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh
tế của hai tỉnh Nam Định, Thái Bình. Các huyện ven biển Tiền Hải, Giao Thuỷ, Hải
Hậu có mật độ dân cư cao, sống chủ yếu nhờ vào nguồn tài nguyên ở đới bờ. Cũng
như các vùng cửa sông khác trên thế giới, bờ biển ở đây được bồi đắp và mở rộng
về phía biển với tốc độ hàng trăm hecta mỗi năm. Tuy nhiên trong từng không
gian, thời gian cụ thể vẫn xảy ra quá trình xói lở bờ biển, làm mất đi các vùng đất
canh tác màu mỡ, phá huỷ các công trình dân sinh cũng như các di tích văn hoá có
giá trị, đe doạ các hệ sinh thái ven biển và hiện vẫn đang có xu hướng tiếp tục đe
doạ các vùng đất khác.


Mục tiêu của đề tài là xác định sự biến động và xu thế phát triển đường bờ khu
vực cửa sông Ba Lạt và phụ cận trong giai đoạn gần đây.
Nội dung và nhiệm vụ của đề tài:
Thu thập và phân tích các tài liệu địa chất, địa mạo và điều kiện tự nhiên có
liên quan đến khu vực nghiên cứu
Phân tích tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng tới sự biến động của điạ hình bờ
biển trong khu vực nghiên cứu
Phân tích diễn biến của các bãi bồi ven bờ, tính toán tốc độ thay đổi đường bờ
của khu vực nghiên cứu trong các giai đoạn 1952 - 1965, 1965 - 1989, 1989 -
2000 và 1952 -2000 và nghiên cứu xu thế biến đổi của chúng trên cơ sở ứng
dụng phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý.
Xây dựng bản đồ cảnh báo tai biến xói lở bờ biển trên cơ sở địa mạo
e. Các kết quả đạt được:
- Trên cơ sở các nguồn tài liệu về bản đồ địa hình, ảnh viễn thám chúng tôi đã xác
định được chính xác không gian phân bố và tính toán được tốc độ bồi tụ, xói lở ở
khu vực cửa Ba Lạt và lân cận theo các thời kỳ: từ 1952 đến 1965, từ 1965 đến
1989 và từ 1989 đến 2000.
- Phân tích và làm rõ vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bờ biển
khu vực cửa sông Ba Lạt và lân cận, đặc biệt là vai trò của sóng, dòng dọc bờ và
tình trạng thiếu hụt bồi tích đối với hiện tượng xói lở bờ biển Hải Hậu.
- Kết quả nghiên cứu hiện trạng và xu thế biến động địa hình bờ biển cho thấy
đoạn bờ từ cửa Lân đến Giao Phong tiếp tục được bồi tụ và mở rộng về phía
biển. Sự mở rộng ra biển ở khu vực cửa Ba Lạt có thể sẽ làm giảm bớt tốc độ xói
lở bờ của các xã Bạch Long, Giao Lâm. Đoạn bờ từ Giao Phong đến Hải Triều,
đặc biệt là từ cửa Hà Lạn đến Hải Triều sẽ còn tiếp tục bị xói lở trong thời gian
tới nếu không có các biện pháp công trình can thiệp kịp thời.
- Đề tài còn góp phần đào tạo’01 cử nhân và 01 thạc sỹ.
f. Tình hình kinh phí của đề tài:
- Tổng kinh phí của đề tài: 14.700.OOOí? (Mười bốn triệu bảy trăm ngàn đồng)
- Những khoản chi cho đề tài:

o Văn phòng phẩm
o Hội nghị
o Công tác phí
o Chi phí thuê mướn
o Chi khác
9.000.000đ
2.500.000đ
1.700.000đ
700.000đ
800.000đ
KHOA QUẢN LÝ
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
ThS. Nguyễn Hiệu
C ơ QUAN CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
SUMMARY
a. Title: Application of remote sensing and Geographic Information Systems for
researching shore line changes of Ba Lat mouth and adjacent area.
Code: QT 02.18
b. Director of project: MsC. Nguyen Hieu
c. Cooperators: Prof.Dr. Vu Van Phai
Be. Nguyen Thi Thanh Hai
d. Objectives and content of the study
Ba Lat mouth and near areas have important significance in the economical
development o f Nam Dinh and Tien Hai provinces. The population density of
coastal districts, including Tien Hai, Giao Thuy and Hai Hau, is high, and the
living depend mainly on the natural resources in coastal zone. Like other deltas on
the world, the shoreline in the study area has been extended a hundreds of meters
per year forward to the sea. However, in the specific space - time, the process of
shoreline erosion still happens, which looses the areas of value farming land,
desfroys civil engineering as well as cultural projects, menaces the coastal

ecosystems and keeps going to menaces other lands.
The aim o f the project is to assess the shore line changes and its change-trend
of Ba Lat mout and adjacent area in recent period.
The content and tasks of the project
Collecting and analizing the documents of geology, geomorphology and
natural condition o f study area
Analyzing the factors influence on the shoreline change in study
Assessing the change-intend of beach and tidal flat and calculating the rate of
shore line change in some period: 1952 - 1965, 1965 - 1989, 1989 - 2000 and
1952 -2000.
Building a map of erode hazard zoning for study area.
. The obtained results
Base on the topomaps and images, determined the position of shoreline change
and calculated the rate of accretion, erosion at Ba Lat mouth and adjacent area in
the periods: 1952-1965,1965-1989,1989-2000 and 1952-2000.
Analyzing and making clearly the role of factors that affect the shore line
evolution in study area, especially on the role of wave, shore flow and lack of
sediment status to beach erosion in Hai Hau district.
The results from study of actual state and trend of shoreline change show that:
the shoreline section from Lan mouth to Giao Phong continue to be extended to
the sea; The extension of Ba Lat mouth will reduce the eroded rate of the
sections in Bach Long and Giao Lam communes. The section from Ha Lan
mouth to Hai Trieu will be eroded in next time if have no timely engineering-
methods.
The project has a part in training a bachelor and a master.
MỤC LỤC
Mở đầu 1
Chương 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến đổi đường bờ khu vực cửa 4
Ba Lạt và phụ cận
1.1. Đặc điểm địa chất và tân kiến tạo 4

1.1.1. Đặc điểm trầm tích 4
1.1.2. Đặc điểm tân kiến tạo 10
1.1.3. Đặc điểm trầm tích tầng mặt 12
1.2. Đặc điểm địa mạo 13
1.2.1. Các dạng địa hình 13
1.2.2. Các kiểu bờ biển 27
1.3. Điều kiện khí hậu 29
1.3.1. Chế độ gió 22
1.3.2. Chế độ mưa 31
1.3.3. Bão 31
1.4. Điểu kiện thuỷ - hải văn 34
1.4.1. Chế độ thuỷ văn sông 34
1.4.2. Chế độ hải vẫn 37
1.5. Dao động mực nước đại dương trong thời kỳ hiện đại 46
1.6. Các hoạt động nhân sinh 48
Chương 2. Cơ sở ứng dụng viễn thám và Hệ thông tin địa lý trong nghiên 50
cứu biến dộng đường bờ biển
2.1. C ơ sởviễn thám 50
2.1.1. Nguyên lý chung của viễn thám 50
2.1.2. Cơ sở vật lý và nguyên lý thu nhận ảnh 51
2.1.3. Các sai số của ảnh viễn thám 61
2.2. Cơ SỞG1S 63
2.2.1. Khái niệm chung 63
2.2.2. Các chức năng của GIS 67
2.2.3. Sử dụng GIS trong phân tích không gian 69
2.2.4. Tổ chức dữ liệu không gian của GIS 71
2.2.5. Các yếu tô' cơ bản của thông tin không gian 73
2.2.6. Kết hợp viễn thám và GIS 74
2.3. ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động đườngbờ 74
Chương 3. Biến động đường bờ khu vực cửa ba lạt và phụ cận 59

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển địa hình khu vực 7
3.1.1. Giaị đoạn trước Đệ Tứ 77
3.1.2. Giai đoạn Pleistocen 77
3.1.3. Giai đoạn Holocen và hiện đại 78
3.2. Biến đổi địa hình bờ bãi trong thời gian gần đây và quản lý đới bờ 80
3.2.1. Biến động và xu thế biến đổi địa hình khu vực cửa Ba lạt 82
và lân cận
3.2.2. Biến đổi địa hình và quản lý đới bờ khu vực nghiên cứu 97
Kết luận 107
Tài liệu tham khảo 109
Phụ lục 114
MỞ ĐẦU
Khu vực cửa sông Ba Lạt và lân cận có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển
kinh tế của hai tỉnh Nam Định, Thái Bình. Đây những vùng đất nông nghiệp trù
phú với nhiều sản phẩm đa dạng, đặc biệt là sản xuất lúa với năng suất vào hàng
cao nhất các tỉnh phía Bắc hiện nay, đồng thời cũng là nơi có diện tích rừng ngập
mặn khá lớn và khu bảo tồn đa dạng sinh học RAMSA với nhiều loài động thực vật
quý hiếm. Bên cạnh đó, các hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản cũng đang diên ra
mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập cho các xã ven biển.
Cũng như các vùng cửa sông khác trên thế giói, bờ biển khu vực cửa Ba Lạt
liên tục được bồi đắp và mở rộng về phía biển với tốc độ hàng trăm hecta mỗi năm.
Tuy nhiên trong từng không gian - thời gian cụ thể vẫn xảy ra quá trình xói lở bờ
biển, làm mất đi các vùng đất canh tác màu mỡ, phá huỷ các công trình dân sinh
cũng như các di tích vãn hoá có giá trị, đe doạ các hệ sinh thái ven biển và hiện
vẫn đang có xu hướng tiếp tục đe doạ các vùng đất khác. Nghiên cứu những biến
động của địa hình, đặc biệt là xu thế biến đổi của đường bờ của khu vực có ý nghĩa
rất quan trọng trong công tác quy hoạch và phát triển đới bờ mà trong đó bao hàm
cả công tác quản lý tai biến thiên nhiên.
Có nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu và đánh giá sự thay đổi của
đường bờ biển ở những khu vực có sự biến động mạnh về địa hình, đặc biệt là đối

với các vùng cửa sông. Mặc dù vậy, việc ứng dụng công nghệ viễn thám, hay nói
cụ thể là sử dụng các tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian kết hợp với Hệ thông tin
địa lý để xác định vị trí và tính toán biến động đường bờ biển theo không gian và
thời gian vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Đây
cũng là lý do để tác giả chọn đề tài: “ứng dụng công nghệ viễn thám và Hệ thông
tin địa lý nghiên cứu biến động đường bờ biển khu vực cửa sông Ba Lạt và phụ
cận”, nhằm góp phần cung cấp những hiểu biết về đặc điểm, xu thế biến động của
địa hình khu vực cửa sông Ba Lạt và lân cận trong công tác quy hoạch và phát triển
đới bờ.
1
Mục tiêu của đề tài là xác định sự biến động và xu thế phát triển đường bờ
khu vực cửa sông Ba Lạt và phụ cận trong giai đoạn gần đây.
Đ ể đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho đề tài là:
- Thu thập và phân tích các tài liệu địa chất, địa mạo và điều kiện tự nhiên có liên
quan đến khu vực nghiên cứu.
- Phân tích tổng hợp các nhân tô' có ảnh hưởng tới sự biến động của điạ hình bờ
biển trong khu vực nghiên cứu
- Phân tích diễn biến của các bãi bồi ven bờ, tính toán tốc độ thay đổi đường bờ
của khu vực nghiên cứu trong các giai đoạn 1952 - 1965, 1965 - 2001 và 1952 -
2001 và nghiên cứu xu thế biến đổi của chúng.
- Xây dựng bản đồ cảnh báo tai biến xói lở bờ biển trên cơ sở địa mạo
C ơ sà tài liệu của đ ề tài bao gồm:
Cơ sở tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu và tính toán biến động đường bờ
khu vực nghiên cứu gồm có:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25.000 xuất bản năm 1952; bản đồ địa hình 1:50.000 in
tại Cục đo đạc bản đồ 4- 1962 nhưng theo tài liệu bản đồ tỷ lệ 1:25.000 xuất bản
năm 1958; Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000, lưới UTM do Nha Địa dư Quốc gia
Việt Nam xuất bản năm 1965 bao gồm các tờ: 6349-IV và 6249-11;
- Ảnh vệ tinh Landsat TM chụp vào các năm: 1989, 1995, 2000, 2001. Ngoài ra
còn có ảnh Landsat ETM các năm 2000, 2001 và 2003, tuy nhiên do chúng ở tỷ

lệ nhỏ nên chỉ sử dụng để tham khảo về xu hướng biến động của đường bờ chứ
không sử dụng cho việc tính toán cụ thể.
- Các tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu địa chất, địa mạo đã công bố
liên quan đến khu vực nghiên cứu;
- Các tài liệu về đường bờ cổ và các vùng đất khai hoang từ thế kỷ XV đến nay và
các kết quả khảo sát thực địa năm 1999, 2000, 2001, 2002 và 2004.
2
Chương ỉ .
Chương 2.
Chương 3.
Nội dung của báo cáo được bô' cục gồm 3 chương:
M ở đầu
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến đổi đường bờ khu vực cửa sông Ba
Lạt và lân cận
Cơ sở ứng dụng viễn thám và Hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu
biến động đường bờ biển
Biến đổi đường bờ khu vực cửa sông Ba Lạt và phụ cận.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3
CHUƠNG 1
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ KHU
Vực CỬA BA LẠT VÀ PHỤ CẬN
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ TÂN KIẾN TẠO
Khu vực nghiên cứu nằm ở đông bắc miền võng Hà Nội và chiếm một phần
nhỏ thuộc đẩu mút phía tây bắc của bồn trũng sông Hồng. Bởi vậy đặc điểm địa
chất và kiến tạo của khu vực hoàn toàn gắn liền với miền võng Hà Nội và được xem
là một bộ phận cấu thành của chúng [26], v ề phương diện cấu trúc, võng Hà Nội là
phần tiếp tục của võng sông Hồng kéo dài về phía nội địa (hình 1.1). Đây là kiểu

kiến trúc đặc trưng cho một vùng bờ biển có chế độ kiến tạo không bình ổn. Tính
chất không bình ổn đó phần nào được thể hiện rõ trong quá trình thành tạo trầm
tích của miền võng Hà Nội nói chung và của khu vực nghiên cứu nói riêng.
1.1.1. Đặc điểm trầm tích
Các kết quả và tài liệu nghiên cứu cho thấy móng trước Kainozoi của miền
võng Hà Nội không có các đá tuổi từ Jura muộn đến Kreta, mà chỉ gặp các trầm
tích có tuổi cổ hơn như Cacbon, Pecmi, Triat thậm chí cả tiền Cambri nhô lên ở hai
bên rìa võng trũng. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy có sự gián đoạn địa
tầng mang tính khu vực ở vùng trũng vào giai đoạn cuối của Mezozoi.
Đối với trầm tích Kainozoi trong khu vực nghiên cứu, theo các tác giả
Nguyễn Vãn Chiển, Lê Văn Cự, Hoàng Ngọc Kỷ, Phan Văn Quýnh, chúng có
đặc điểm và được phàn bố như sau:
1.1.1.1. Trầm tích Paleogen
Các thành tạo Paleocen trong khu vực nghiên cứu được đặc trưng bởi các
trầm tích lục địa. Chúng phân bố trong các hố sụt cục bộ được giới hạn bởi đứt gãy
sông Hồng và sông Chảy, trên địa phận của huyện Tiền Hải (Thái Bình) và được
đạc trưng chủ yếu bởi các vật liệu thô ở dưới (cuội, sỏi, sạn ), càng lên trên vật
liệu càng mịn dần (cát, b ộ t ) với chiều dày chung đạt 960m .
4
Các trầm tích Eocen của
hệ tầng Phù Tiên (P2 pt) gặp
chủ yếu là sét kết màu đen, bột
kết màu xám đen tướng hổ giữa
núi, xen các thấu kính nhỏ cuội
kết thuộc tướng lòng, tướng
sườn ở phần thấp và cuội, sỏi
xen bột kết, cát kết có thành "A
phần hạt thô tướng lục địa màu
đỏ ở phần trên. Các trầm tích
này có liên quan đến chế độ

lắng đọng của kiểu hồ chân núi
và đầm lầy. Chiều dày của hệ
tầng Phù Tiên đạt 413m (Lê Văn
Cự và nnk, 1985). Giữa trầm tích
Eocen và Oligôcen tồn tại một A
bề măt bào mòn đăc trưng cho u 1 1 <■ .i- ' L - - - II* m i
Hình 1.1. Sơ đô câu trúc bôn trũng sông Hông [13J
quá trình gián đoạn trầm tích.
Trầm tích Oligôcen của hệ tầng Đình Cao (P3 đc) phủ trực tiếp lên bề mặt
bào mòn, trùng với diện phân bố của hệ tầng Phù Tiên trong khu vực nghiên cứu,
với thành phần chủ yếu là sét kết, bột kết màu tím đen xen cát kết màu tím phớt
nâu, đôi chỗ xen các lớp mỏng cuội kết đa khoáng ở phần thấp, ở phần cao chủ
yếu là cát kết đa khoáng hạt trung đến thô, gập ít dạng cát kết arko, một ít cát kết
dạng grauvac. Hạt vụn có độ mài tròn và chọn lọc kém. Trầm tích mang tính chất
của môi trường lục địa, càng gần lên phía trên tính chất ven biển càng rõ rệt tức là
có sự xen kẽ giữa tướng biển và tướng lục địa đặc trưng cho môi trường delta.
Chiều dày của tẩng trầm tích này dao động từ 102 - 127m (Lê Văn Cự và nnk,
1985). Giữa Oligôcen và Miocen thể hiện một bất chỉnh hợp khá rõ rệt.
1.1.L2. Trầm tích Neogen
Vào thời kỳ Neogen, võng Hà Nội đặc trưng là vùng tranh chấp giữa biển và
lục địa, các pha lắng đọng trầm tích phản ánh môi trường delta và môi trường biển
5
rõ rệt hơn các thòi kỳ trước đó. Trong vùng nghiên cứu, các thành tạo Neogen được
đặc trưng bởi các trầm tích hồ, vũng vịnh, biển nông và delta.
Trầm tích Mioxen hạ của hệ tầng Phong Châu (Nị1 pch) phân bố ở hai
huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Giao Thuỷ (Nam Định), có chiều dày từ 228 - 450m
(bảng 1.1). Phần dưới thuộc Mioxen tướng lục nguyên bao gồm cát, bột kết, sét kết
có chứa than linhit xen kẽ với cát kết chứa vỏ sò - đặc trưng cho chế độ châu thổ và
biển ven bờ.
Hệ tầng Phủ Cừ (Nị2 pc) ở Tiền Hải và Giao Thuỷ được thành tạo bởi các

trầm tích có độ hạt mịn hơn so với của tầng Phong Châu. Thành phần chủ yếu bao
gồm: cát kết hạt mịn đến trung màu xám sáng, cát bột kết xen kẽ nhau tạo thành
các lớp mỏng, đôi khi phân lớp gợn sóng, uốn lượn hoặc dạng thấu kính, sét bột kết
màu xám đen. Sét kết tướng ven biển chứa hoá thạch Ammonica tochigiensis,
Globigerines eponides ứng với pha biển tiến và thoái của điệp Phủ Cừ. Bề dày trầm
tích của hệ tầng Phủ Cừ đạt từ 260 - 495m.
Trầm tích M ioxen thượng có mặt ở Giao Thuỷ được lắng đọng chủ yếu là
cát kết chứa trùng lỗ Pseudecrotalia, textularia (điệp Tiên Hưng), và đặc biệt là
trong trầm tích Mioxen thượng người ta gặp nhiều các thành tạo có chứa than.
Trầm tích Plioxen, hệ tầng Vĩnh Bảo (N2 vb) phân bố rộng khắp khu vực
nghiên cứu, có chiều dày dao động từ 177 - 213m, được cấu thành chủ yếu bởi cát
kết, bột kết chứa glauconit, hoá thạch rất phong phú và tiêu biểu là Globigerinoides
sphaeroidnella asterorotalia.
1.1.1.3. Trầm tích Đệ tứ
Các trầm tích Đệ tứ đa số là các thành tạo bở rời được lắng đọng trong các
môi trường trầm tích khác nhau như sông, biển, đầm lầy, sinh v ậ t với tổng chiều
dày chung là từ 150 - 180m và có mặt hầu hết trong vùng nghiên cứu.
Trầm tích Pleistocen sớm có nguồn gốc sông - biển của hệ tầng Lệ Chi
(amQ, lc) được phát hiện ở độ sâu 71-142m và nằm phủ bất chỉnh hợp lên bề mặt
bào mòn của trầm tích Plioxen (tầng Vĩnh Bảo), thành phần bao gồm cuội nhỏ, sỏi
sạn, cát hạt thô đến nhỏ, xen kẽ với các lớp bột mỏng. Theo Hoàng Ngọc Kỷ (1977)
thì trầm tích Pleistocen sớm được chia thành 2 phần rõ rệt, phần dưới là trầm tích
6
Bảng 1.1. Bề dày trầm tích của các hệ tầng (m) (theo tài liệu khoan LĐĐC 136) [3]
Hệ tầng
LK 101
Kiến
Xương,
Thái
Bình

LK 100
Phong
Châu,
Đông
Hưng,
Thái
Bình
LK 104
Đình
Cao,
Phù
Cừ,
Hưng
Yên
LK 65
Tiền
Hải,
Thái
Bình
LK 77
Tiền
hải,
Thái
Bình
LK 61 LK 71
LK 34 LK 81
Thái
Thuỵ,
Thái
Bình

LK 102
Giao
Thuỷ,
Nam
Định
LK 62
Hệ Đệ tứ (Q)
160 123
120 156 160
159
159 160 175
175
170
Vĩnh Bảo (N2 vb)
80 147 64
213 180 211
224
160 353
177 177
Tiên Hưng (Nị3 th3)
170 240 90
240 186 200 607
297
208
365
517
Tiên Hưng (N,2 tlứ )
190 290 134 237
235 300 238
233 192

355 348
Tiên Hưng (N |‘ thi)
707 175 456
439 414 336 492
350 167
696 556
Phủ Cừ (N,2 pc3) 343
447 132
228
237
231 196
81 450
354
Phủ Cừ (N,2 pc3)
610 301 276 260 232 275
404 164
495
Phủ Cừ (N ,2 pc3)
350 484
170
352
209 372
Phong Châu (N ,1 pch)
490
1193
1958
509
Đình Cao (P, đc)
127
102

Phù Tiên (P2 pt)
413
325
Đáy giếng khoan
3303
3200 4101 2000 2064 2542
1200
2804 2400
sông dày 10-100m gồm cuội, sỏi hạt nhỏ đến trung bình, thành phần đa khoáng.
Phần trên là trầm tích có nguồn gốc sông hồ, đặc trưng là sét, bột xen cát hạt nhỏ
và trung với tổng chiều dày 10-20m, có nơi đến 60m.
Trầm tích Pleistocen sớm- giữa của hệ tầng Hà Nội (Qirm1 hrì) có hai nguồn
gốc khác nhau: nguồn gốc sông và nguồn gốc sông - biển, nằm ở độ sâu 40-140m.
Bề dày của tầng trầm tích biến đổi từ 10 - 60,5m, lớn nhất đạt được tại khu vực
huyện Hải Hậu (Nam Định). Cấu tạo của tầng trầm tích sông bao gồm cuội, sỏi, cát
đa khoáng, độ mài tròn 2 - 3 . Tầng trầm tích sông - biển phân bố ở độ sâu từ 60 -
100m ở khu vực Hải Hậu, Tiền Hải và có bề dày biến đổi từ 10 - 38,3m, được cấu
tạo bởi cát hạt nhỏ đến trung màu xám, xám sáng lẫn vảy nhỏ muscovit xen với lớp
bột sét hạt mịn màu xám nâu ở phần dưới, và sét bột màu xám nâu, nâu gụ, xám,
xen kẹp các lớp cát hạt mịn mỏng ở phần trên [3],
Trầm tích Pleistocen muộn của hệ tầng Vĩnh Phúc (Qni2 vp) có thể được
phân ra làm 3 kiểu nguồn gốc khác nhau: nguồn gốc sông, nguồn gốc sông - biển
và nguồn gốc biển. Theo tài liệu các lỗ khoan LK30 (Nam Định), LK19 (Kiến
Xương) của LĐĐC 136 và theo tài liệu khoan tại làng Bạch Cốc, Vụ Bản, Nam
Định của các chuyên gia Nhật Bản được công bố mới đây nhất [3, 55] cho thấy
tầng trầm tích nguồn gốc sông nằm ở độ sâu 54-85m và có bề dày thay đổi từ 5,5 -
28,5m. Cấu tạo của tầng trầm tích này gồm có cát màu xám đen lẫn sạn sỏi và cuội
nhỏ, thành phần sạn sỏi chủ yếu là thạch anh, silic lẫn vảy vỏ mutscovit màu xám
sáng. Tầng trầm tích sông - biển phân bố ở độ sâu 45 - 54m, mô tả từ dưới lên trên
có thể phân làm 3 tập: tập 1 được cấu tạo bởi cuội sỏi, cát mịn màu xám và bùn, sét

màu nâu sậm chứa nhiều mùn hữu cơ ; tập 2 được cấu tạo bởi cát hạt nhỏ, đều hạt,
màu xám lẫn bột, sét và một ít sạn sỏi; tập 3 được cấu tạo bởi sét bột màu nâu, nâu
thẫm, nâu tím, phần trên sét bị phong hoá nên có màu vàng nhạt, loang lổ, sét dẻo
mịn không phân lớp. Tầng trầm tích biển phân bố ở độ sâu 36 - 45m được cấu tạo
chủ yếu bởi sét bột màu xám xanh, xanh xi măng, xám tro nhạt có lẫn di tích thực
vật màu đen, bề mặt bị phong hoá nên có màu sặc sỡ, loang lổ và lẫn ít sạn latent
khá rắn chắc.
Qua phần mô tả trên có thể thấy mặt cắt trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc từ
dưới lên là một mặt cắt biển tiến, với sự chuyển tướng từ trầm tích sông sang trầm
tích sông - biển và sang trầm tích biển.
Trầm tích Holocen sớm - giữa của hệ tầng Hải Hưng (Qjv1 2 hh) trong khu
vực nghiên cứu bao gồm các thành tạo nguồn gốc sông - biển, biển - đầm lầy, và
biển được hình thành trong giai đoạn trước biển tiến và trầm tích nguồn gốc biển
hình thành trong thời kỳ biển tiến Flandrian trong Holocen trung cách ngày nay
4000- 6000 năm. Tại huyện Hải Hậu và Tiền Hải chúng phân bố ở độ sâu 10-56m ,
có chiều dày biến đổi từ 10-37m. Hệ tầng Hải Hưng được chia thành 2 phụ hệ tầng:
- Phụ hệ tầng dưới gồm:
+ Trầm tích nguồn gốc sông biển, là các thành tạo hạt mịn như sét bột màu
xám nâu nhạt, đôi chỗ xám lục có những vi lớp cát hạt mịn, đôi chỗ quan sát được
cấu tạo phân lớp xiên chéo. Bề jdày trầm tích là 9,lm.
+ Trầm tích biển - đầm lầy được cấu tạo bởi sét bột, bột sét lẫn cát hạt mịn
màu tím sảm, xám, xám xanh, xen kẹp có những lớp mỏng di tích thực vật dạng lá
và thân gỗ; phần giữa là cát hạt nhỏ mịn xen bột màu xám, xám phớt xanh, xen lẫn
là những lớp rất mỏng chứa di tích thực vật phát triển trong vùng sình lầy ven biển
như Niphar, Cyperus; phía trên là bột sét lẫn cát hạt mịn màu xám, xám nhạt, có
lẫn nhiều vỏ xác động vật biển và di tích thực vật màu đen.
+ Trầm tích biển được cấu tạo bởi bột cát hạt mịn lẫn ít sét màu xám, xám
sẫm có lẫn nhiều xác vỏ sinh vật biển ở phần dưới, và bột sét lẫn cát màu xám ở
phần trên.
Phụ hệ tầng trên, trầm tích có nguồn gốc biển có bề dày biến đổi từ 6 -

20m. Thành phần trầm tích gồm bột sét lẫn ít cát màu xám, xám xanh. Các kết
quả phân tích cho thấy trầm tích này được hình thành trong môi trường biển
nông - vũng vịnh, và khí hậu nóng ẩm.
Trầm tích Holocen muộn thuộc hệ tầng Thái Bình (Q1V3 tb) có tuổi trẻ nhất,
khoảng từ 3000 năm trở lại đây, chiều dày biến đổi từ 5 - 20m, có nguồn gốc sông,
sông - biển, biển và đầm lầy ven biển, được phân bố rộng rãi trên bề mặt khu vực
nghiên cứu. Thành phần của tập trầm tích này bao gồm chủ yếu là cát, bột, bột sét,
bùn cát đặc trưng cho tổ hợp trầm tích tướng delta được hình thành trong điều kiện
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa.
Trầm tích có nguồn gốc sông tuổi Holocen muộn có chiều dày trung bình từ
2-5m phân bố chủ yếu ở dọc các hệ thống mạng lưới sông suối hiện nay, bao gồm
9
2 tướng: tướng lòng sông chủ yếu là cát hạt nhỏ có lẫn bột sét; tướng bãi bồi chủ
yếu là cát bột, sét bột, sét màu nâu, nâu gụ, nâu vàng.
Trầm tích sông-biển tuổi Holocen muộn phân bố chủ yếu trên bề mặt của
khu vực nghiên cứu, ở độ cao từ 1- l,5m, thành phần chủ yếu là cát bột, bột sét có
lẫn cát được đặc trưng bởi 2 lớp: lớp dưới là bột sét lẫn cát có màu nâu vàng, xanh
xám chứa vỏ sò, ốc; lớp trên chủ yếu là bột sét màu xám nâu chứa nhiều di tích của
Foraminifera và Molusca. Trầm tích này được hình thành chủ yếu trong thời kỳ
biển lùi có sự tham gia của sông đổ ra biển.
Trầm tích biển tuổi Holocen muộn thường là cấc cồn cát cao 3- 5m, có độ chọn
lọc mài tròn tốt, thành phần chủ-yếu là thạch anh, với chiều dày thay đổi từ l-5m.
1.1.2. Đặc điểm tân kiến tạo
Quá trình phát triển của võng Hà Nội nói chung và của khu vực nghiên cứu
nói riêng trong Kainozoi đều bị chi phối bởi các hoạt động tạo núi Yên Sơn vào
Mezozoi muộn và tạo núi Hymalaya trong Kainozoi, ngoài ra chúng còn bị tác
động trực tiếp bởi hoạt động tách giãn của Biển Đông.
Hoạt động tạo núi Hymalaya gồm 3 giai đoạn (Lideslung, 1984) tương ứng
với các pha tách giãn Oligocen, Miocen và pha cuối vào Pliocen - Đệ Tứ.
Vào Paleogen - Eocen, miền võng sông Hồng bắt đầu bằng pha tách giãn

dưới ảnh hưởng trực tiếp của tách giãn biển Đông và giai đoạn 5 của pha tạo núi
Yên Sơn. Một loạt các đứt gãy lớn như đứt gãy sông Chảy, sông Lô có phương chủ
đạo TB-ĐN hoạt động trở lại, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các địa
hào chạy dọc các đứt gãy. Quá trình sụt lún khá mạnh được thể hiện qua các thành
tạo hạt thô lấp đầy các bồn trũng với chiều dày từ 400m đến 900m.
Bước vào Oligocen, do ảnh hưởng bởi sự va chạm mạnh của mảng Ân Độ và
khối nền Trung Hoa đã mở ra giai đoạn đầu của tạo núi Hymalaya. Trong miền
võng Hà Nội đó là giai đoạn dập vỡ các khối tảng kèm theo quá trình hạ lún kiểu
trũng giữa núi. Các đứt gãy có phương TB hoặc B như đứt gãy sông Hồng, sông
Chảy sông Lô hoạt động chia cắt vùng trũng thành các đới kéo dài cùng phương.
Quá trình tách giãn Oligocen mở màn cho pha biển tiến vào nội địa trong khung
cảnh chung của biển tiến Đông Nam Á lần thứ 2 và tạo nên tầng trầm tích đặc
trưng của hệ tầng Phủ Cừ.
10
Hoạt động tách giãn và xô đẩy tạo núi Hymalaya vào Mioxen đã làm thay đổi
bình đồ kiến trúc trước đó. Trong giai đoạn này, các đứt gãy có phương TB và BTB
tiếp tục hoạt động kèm theo là sự hình thành các địa hào. Sụt lún trong Miocen sớm
kéo theo đợt biển tiến tương đương với biển tiến Đông Nam Á lẩn thứ 3, tạo nên các
tầng trầm tích tướng biển ven bờ phân bố tới Kim Động, Ân Thi và đến cả Thái Thuỵ
Cùng với giai đoạn 3 của tạo núi Hymalaya khu vực nghiên cứu chuyển
sang thời kỳ lún chìm Pliocen. Các trầm tích Oligocen và Miocen có mặt trong
vùng trũng đã gắn chặt với móng cô' kết. Biển tiến Đông Nam Á lần thứ 4 đã mở
rộng và lan tràn vào các đồng bằng, kết hợp với cả quá trình sụt lún đã tạo cho vùng
trũng Hà Nội có bể dày trầm tích rất lớn 3000-4500m.
Quá trình lún chìm vẫn tiếp tục diễn ra trong Đệ Tứ với biên độ 150-180m
vế bề dày trầm tích. Cùng với sự dao động của mực nước biển, phần đồng bằng ven
biển đã trải qua nhiều pha thành tạo trầm tích. Pha đầu vào Pleistocen sớn giữa, pha
thứ hai vào Pleistocen muộn và cuối cùng là pha Holocen.
Các chuyển động thẳng đứng do nguyên nhân nội sinh làm móng đá gốc
trước Kainozoi nâng lên hạ xuống một cách tương đối dọc theo hệ thống các đứt

gãy đã tạo nên tính phân dị về địa động lực tân kiến tạo trong khu vực nghiên cứu.
Huyện Hải Hậu và phía tây nam huyện Giao Thuỷ nằm trong đới nâng yếu vào tân
kiến tạo. Đới này được giới hạn bởi đứt gãy sâu sông Hồng, đứt gãy Xuân Trường,
đứt gãy sông Chảy và đứt gãy Vãn Lý. Xét theo cơ chế chuyển động thẳng đứng
tương đối trên phông chung của vùng chuyển tiếp thì đới này nâng lên vào giai
đoạn Paleogen - Neogen và bị sụt lún mạnh vào Neogen - Đệ tứ [3]. Đứt gãy Vãn
Lý và hoạt động sụt lún mạnh của cánh phía lục địa là một trong những nhân tô'
quan trọng góp phần làm gia tăng hoạt động xói lở bờ biển của khu vực này, do xu
thế lấn vào lục địa liên tục của biển.
Phía bắc vùng nghiên cứu - phạm vi huyện Tiền Hải và phía bắc huyện Giao
Thuỷ nằm trong đới sụt lún của trung tâm đồng bằng sông Hồng. Đới này được
giới hạn bởi đứt gãy sông Chảy và đứt gãy Vĩnh Ninh, có đặc điểm là sụt lún mạnh
trong giai đoạn đầu tân kiến tạo Paleogen - Neogen và nâng yếu trong trong giai
đoạn sau Neogen - Đệ tứ trên móng Mezozoi. Theo tác giả Nguyễn cẩn, biên độ
sut lún trong suốt thời kỳ tân kiến tạo đạt 1500-5000m, trong giai đoạn Đệ tứ biên
đô sut lún của khu vực cửa Ba Lạt đạt 150-180m. v ề tốc độ sụt lún của khu vực
11
nghiên cứu, theo tính toán thì tốc độ hạ lún trung bình trong suốt giai đoạn tân kiến
tạo cho đến ngày nay là 0,1 - 0,12mm/năm (Nguyễn cẩn, 1989).
1.1.3. Đặc điểm trầm tích tầng mật
Trầm tích hiện đại tầng mặt ven bờ khu vực nghiên cứu có cấp độ hạt thay
đổi từ 0,001mm đến lmm , trong đó hàm lượng cấp hạt 1- 0,5mm chiếm 10%, từ
0,25-0,01mm chiếm 70% [9], và gồm có các loại sau:
- Cát nhỏ có màu xám, xám vàng, thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và
mica, cấp hạt từ 0,25-0,lmm chiếm 70-90%, giá trị Md đạt 0,15-0,2mm, So đạt từ
1-1,5. Chúng phân bố chủ yếu ở đới sóng vỡ và tạo nên các cồn (bar) cát ở cửa
sông như cồn Vành, cồn Thủ" (cửa Ba Lạt), cồn Đen (cửa Trà Lý) và các val cát
ngầm ven bờ hoặc ở hai phía cửa sông như cồn M ờ ,
- Trầm tích cát bột phân bố chủ yếu ở sườn bờ đón sóng của các cồn, val bờ và
thường có màu xám nâu, xám ở khu vực bãi triều và mầu nâu vàng ở sườn bờ. Cát

bột có hàm lượng cấp hạt 0,25-0,lm m chiếm 30-40%, cấp hạt 0,1-0,01 chiếm 30-
50%, giá trị Md đạt 0,1 lmm, Sq đạt từ 2-3.
- Trầm tích bột có màu nâu hồng phân bố chủ yếu ở phía khuất sóng sau cồn cát,
val cát, trên các bãi triều có độ cao 0,5-lm, còn ở sườn bờ ngầm chúng có mặt ở độ
sâu đến 2m, đôi chỗ 4m. Trầm tích này có hàm lượng cấp hạt 0,1- 0,01mm chiếm
58-72%, cấp hạt lớn hơn 0,lmm chiếm 10-25%, cấp hạt nhỏ hơn 0,lm m chiếm 5-
20%, giá trị Md đạt 0,05-0,02mm, So đạt từ 2-4,5.
- Bột sét thường gặp ở hai khu vực: ở sườn bờ ngầm chúng nằm bao quanh trầm
tích bột; ở vùng bãi triều chúng nằm trên các bề mặt trũng thấp của bãi triều được
phân bố ở dọc hai bên lòng dẫn của sông, lạch triều trầm tích mà có hàm lượng
cấp hạt 0,05-0,0 lm m chiếm 10-40%, cấp hạt 0,01-0,00 lm m chiếm 20-40% còn lại
là của cấp hạt nhỏ hơn, giá trị Mj = 0,0065mm, So đạt từ 4-5.
- Sét: trầm tích bùn sét phân bố chủ yếu ở các lạch triều, máng trũng và ở bề mặt
đáy biển sâu trên lOm. Hàm lượng cấp hạt 0,01-0,001mm chiếm 60%, giá trị Mj
đạt 0,006-0,008mm, So =5,5.
12
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO
Nằm rìa delta sông Hồng, khu vực nghiên cứu có dạng đồng bằng châu thổ
tương đối điển hình. Địa hình nói chung bằng phẳng, đơn điệu. Tính bằng phẳng
chỉ bị phá vỡ bởi sự xuất hiện các cồn cát, các tuyến đê và một vài gò đống nằm rải
rác. Độ cao của đồng bằng có xu hướng nghiêng dần từ bắc xuống nam. Từ tây
sang đông có xu hướng cao dần từ trung tâm đồng bằng ra phía biển, sau khi vượt
qua các tuyến đê, đồng bằng mới có xu hướng hạ thấp dần.
Nét đặc trưng của đồng bằng khu vực nghiên cứu là sự phân chia thành hai
khu vực địa mạo chịu tác động của con người. Nếu như bên ngoài các tuyến đê, các
hoạt động kinh tế - xã hội của con người chỉ ảnh hưởng có giới hạn đến hình thái-
động lực tự nhiên của dải ven bờ delta, thì ở phía trong các tuyến đê, các hoạt động
này đóng vai trò to lớn đối với sự biến đổi hình thái và động lực của địa hình. Vì
vậy, việc nghiên cứu hình thái, nguồn gốc và sự phát triển của dải đồng bằng ven
biển bị giới hạn bởi các tuyến đê là điều bất lợi. Tuy nhiên, cãn cứ vào các dạng địa

hình bờ cổ sót lại ở rìa delta và các tư liệu lịch sử - khảo cổ, địa chất có thể khẳng
định rằng, khu vực nghiên cứu, về mạt địa mạo không phải là một dải thống nhất,
mà chúng là sự tập hợp của nhiều thế hệ đồng bằng delta từ cuối Holoxen muộn
đến nay (hình 1.2).
1.2.1. Các dạng địa hình
1.2.1.1. Địa hình do dòng chảy
a. Bãi bổi hiện đại
Các bãi bồi hiện đại phát triển dọc theo sông Hồng và các nhánh của nó,
càng về phía cửa sông chúng càng được mở rộng hơn. Chúng được cấu tạo bởi sét
bột bột sét pha cát mịn màu xám nâu tuổi Holocen muộn thuộc hệ tầng Thái Bình.
13
Hình 1.2
VỊNH BẴC Bộ
CHỦ GIẢI
A. CAC DẠNG ĐỊA HtNH
I #1* NlNH DO DON* CHẢr
c n Bb t>0* tuệũ d ạ
Loug sổng ví bai boi thíp \va loug biệti đạ
II CIAHlNH MÍ» nợ* - aiẩN
W Ê ^ a**1 l*fí>(u 4ÔnS tn^a lir •irf kỷ XV din dill ibí k) >
I * I Bí mại ucto IU song Nến lừdhi Uif kỹ XIX đío dáii tlrf
I * ỉ Bí inạt llcb lụ song biío lừ díu Uií tỳ XX díu D«y
ỉ * 1 Bí utì! cicb UI tiifu đa stVũg iriíu ctuím ini ilif
I 1 1 Bliiụn iicbiụlago oabiỊađiu
Bai t'lfu tích IỤ hiệu đọ do iổng sỏug
HI *|A Rim NSu4a BÔCIIÌN
I * I Bai N#n xới lò lirh lụ do íỏog chiAn im thí
Ị 10 I Cár cơn rál cỉch lụ biín dtu Ihí ằỷ XIX
Ị " Ị Cár cứu cát (icb lụ biín diu IỈ1Í kỷ XX
I I Cár côũ cái Ikh lu tii^n giữa chí kỳ XX

r u I Các bar cál tlif u đá
n ( Al KlỂll BÒ BIỂN
E r 3 Ho Xói lõ
Bởù ch iụ
C.CA< VCl’IỐDỘM ỈUT
Doug t'fli llih Iflng
Doug t'Oi lurb iữog Itunn gia \fti) M l lu ll vrn w>
[ ■ • ] Npuổn brti I(fh (ừboạt dọtifl pỉin huỹ ho
HiMnp V Hu rhuyln brti Itch
D. ( A« « ut DẢN H UI
♦ ♦ ♦ Duoug t>ờ đáu Uií kỷ XIX
• • • 1)1100(1 hớ dầu ihí kỷ XX
’ I * vausui mv dưng
— Dmiig (liiig \ftai
0
5
Địa hình khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía lòng sông. Độ cao từ 0 - 3m và
thường xuyên được bồi đắp vào mùa lũ hàng năm.
b. Lòng sông và bãi bồi thấp ven lòng hiện đại
Lòng sông và bãi bồi thấp ven lòng hiện đại là những thành tạo thường
xuyên bị ngập nước của thung lũng sông. Trên đồng bằng, tại các đoạn bờ lồi của
sông Hồng và các nhánh của nó phát triển các bãi bồi thấp mà nó nguyên là lòng
sông vào m ùa mưa lũ. Hiện nay do con người cải tạo đắp đê ngăn lũ nên dòng chảy
của sông bị khống chế bởi các con đê. Các bãi bồi ven sông và giữa lòng liên tục bị
thay đổi hình dạng qua các mùa mưa lũ. Càng về phía cửa sông bề mật bãi bồi hạ
thấp và chuyển dần sang bề mặt có nguồn gốc hỗn hợp khác nhau.
1.2.1.2. Địa hình hỗn hợp sông - biển
a. B ề mặt tích tụ sông - biển từ thế kỷ X / đến đầu th ế kỷ XIX
Đồng bằng được giới hạn bởi hai đường bờ: đường bờ thế kỷ XV ở phía tây
và đường bờ thế kỷ XIX phía đông. Trong khu vực nghiên cứu, dải đồng bằng này

chiếm phần lớn diện tích của huyện Hải Hậu và Tiền Hải.
Đường bờ đầu thế kỷ XIX được xác định căn cứ vào hệ thống val bờ cổ chạy
theo hướng tây nam-đông bắc từ cửa biển Hà Lạn (Nam Định) cắt qua sông Hồng
vào đất Thái Bình ở Giao Hưng. Đến Nam Thanh (Tiền Hải, Thái Bình) chúng
chuyển sang hướng á kinh tuyến, sau đó kéo dài lên phía bắc qua sông Trà Lý.
Hình thái của đường bờ được khẳng định thêm và cơ sở xác định tuổi của nó
được chứng minh bằng các vùng khai khoang của Nguyễn Công Trứ trong phạm vi
các xã Tây Phong, Nam Hà, Nam Chính. Đường bờ biển lúc bấy giờ hoàn toàn nằm
ngoài khu vực khai hoang và xa về phía đông. Tuổi của đường bờ được xác định
theo năm đắp đê Nguyễn Công Trứ 1828 (thê kỷ XIX).
Tuy nhiên, các tuyến đê đều có dặc trưng không phải chỉ được đắp một lần
trong một khoảng thời gian nhất định, mà được hình thành dần qua khoảng thời
gian dài vừa đắp, vừa củng cô' và nàng cao. Vì vậy, con số về năm đắp cũng chỉ
15
mang tính tương đối, chứ không thể tuyệt đối chính xác dù là số liệu điểu tra ngoài
thực địa hay các số liệu do Chi cục đê điều Thái Bình cung cấp.
Tuyến đê Nguyễn Công Trứ (còn gọi là đê Đại Hoàng) được hình thành khi
Nguyễn Công Trứ tổ chức đắp đê biển trên một tuyến dài gần 12km, đi từ hữu ngạn
sông Trà Lý, dọc bờ phải sông Cá đến tả ngạn sông Lân. Công cuộc khai hoang có
tầm cỡ lịch sử này được tiến hành vào năm 1828. ở phía nam khu vực khai hoang,
Nguyễn Công Trứ chỉ tổ chức đắp đê sông dọc hai bờ trái và phải của sông Lân từ
Tây Phong đến cửa Lân, không cho đắp đê biển.
Tuyến đê 1828-1830 nằm ở phía bắc khu vực nghiên cứu và chỉ giới hạn từ
cửa Lân đến cửa Ba Lạt. Đây chính là tuyến đê Bệ “chạy dọc vịnh Bắc Bộ từ làng
Đoàn Đông đến âụ thuyền Lân” được đắp xong năm Minh Mệnh thứ 9 (1828). Tuy
nhiên, theo chúng tôi, ở thời điểm năm 1828 chỉ có tuyến đê Nguyễn Công Trứ
được xây dựng. Vì vậy, tuyến đê Bệ phải được xây dựng sau đê Nguyễn Công Trứ
một vài năm và có lẽ trong khoảng 1828 -1830.
b. B ề mặt tích tụ sông - biển từ đầu th ế kỷ XIX đến đẩu th ế kỷ XX
Từ sau công trình khai hoang lấn biển của Nguyễn Công Trứ, sự hình thành

và tiến hoá của các đồng bằng delta hiện đại trong khu vực đều có tác động rất tích
cực và có hiệu quả của con người bằng việc quai đê lấn biển. Vị trí của chúng cũng
được xác định tương đối chính xác nhờ các tài liệu lịch sử. Các thế hệ đồng bằng
hoàn toàn mới này có diện tích hẹp và bị giới hạn bởi các tuyến đê biển và đê quai.
Tuyến đê 1892-1900 có quy mô lớn nhất, chạy suốt từ cửa Ba Lạt đến cửa
Thái Bình trên chiều dài gần 60 km, gồm bốn tuyến đè chạy liên tiếp nhau. Đó là
đê Long Thành (từ cửa Ba Lạt đến cửa Lân), nay là tuyến đê biển quốc gia sô' 5, đê
Bạch Long (từ cửa Lân đến cửa Trà Lý), đê Quan (từ cửa Trà Lý đến cửa Diêm
Điền) nay là tuyến đê biển quốc gia số 7 và đê đường 218 (từ cửa Diêm Điền đến
cửa Thái Bình), nay là một đoạn của tuyến đê biển quốc gia số 8.
Đoạn từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt (đê Long Thành và đê Bạch Long) được
đắp năm Thành Thái thứ 4 (năm 1892). Các đoạn còn lại được đắp trong khoảng từ
năm 1892 đến năm 1900.
16
Một đoạn đê dài khoảng 6km thuộc địa phận xã Giao Nguyên và Giao An
(Huyện Giao Thuỷ) ở phía tây nam cửa Ba Lạt cũng được xác định là đắp vào
năm 1913.
c. Bề mặt tích tụ sông - biển từ đầu thê'kỷ XX đến nay
Đây là bề mặt địa hình đã thoát khỏi chế độ động lực hiện đại ở khu bờ,
phân bố với diện tích không lớn ở các xã Nam Thịnh, Nam Hưng (Tiền Hải), Giao
Thiện, Giao An (Giao Thuỷ) và Hải Cường (Hải Hậu). Dải đồng bằng này nằm
trong các tuyến đê được quai đắp với quy mô và thời gian khác nhau, v ề cơ bản,
chúng có quy mô vừa và nhỏ, tập trung trong khoảng thòi gian từ thập kỷ 50 (1955-
1956) tới gần đây (1980). Đó là các tuyến đê 1955-1956, 1960-1968 (1961, 1964,
1966, 1968) và 1975 -1980(1975, 1980). Hiện nay, một số cá nhân và tập thể đã và
đang tổ chức quai các tuyến đê quy mô nhỏ với mục đích nuôi trồng thuỷ - hải sản
như ở các xã Nam Phú, Nam Thịnh, v.v
Các bề mật tích tụ sông - biển cổ hiện nay đều đã được người dân sau khi
đắp đê cải tạo đưa vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa và
trồng màu. Đây là các vùng đất đã ổn định, lại phì nhiêu màu mỡ, cộng thêm trình

độ thâm canh lâu đời của người dân, đã làm cho nơi đây trở thành một trong những
vùng có năng xuất lúa cao nhất miền Bắc, đạt 11 - 13 tấn/ha/năm. Hệ số quay vòng
đất cao, đạt 2,07 và có khả năng tăng vòng quay lên 2,5 lần [25]. Trong thời gian
tới, trên các bề mặt địa hình này cần phải tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực,
đặc biệt phát triển cây ngô - cây có nhiều tiềm năng tăng năng xuất và mở rộng
diện tích trong vùng. Việc bố trí cân đối diện tích lúa - màu - cây thực phẩm - cây
công nghiệp ngắn ngày trong từng thời kỳ là việc làm mang tính mềm dẻo và hoàn
toàn linh hoạt tuỳ theo nhu cầu trong nước và thị trường thế giới
d. Bề mặt tích tụ hiện đại sông - triều chiếm ưu thế
Bề mặt tích tụ này này phát triển và chiếm một diện tích khá lớn ở phía sau
các bar cửa sông Cồn Lu và Cồn Vành. Đây là loại bãi biển khá bằng phẳng và hầu
như nằm ngang (độ dốc chỉ đạt khoảng 0,0002-0,0005) và bị chia cắt bời một sỏ'
lạch triều (ảnh 1). Chiều rộng của bãi khoảng 4-5 km. Phía ngoài của bãi được giới
A, c <=.ucc G iA HA
t r u n g ĨẦỈ7 THC tin thu V M
17
hạn bởi hộ thống bar cửa sông kéo dài trên 10 km ở hai phía cửa Ba Lạt, đôi chỗ
được nhô cao khỏi mực nước triều cường khoảng 0,5- 2,3 mét (Cồn Vành, Cồn Lu).
Vật liệu tạo nên bề mật tích tụ hỗn hợp gồm bột sét, cát sét lẫn tàn tích thực vật
màu xám nâu thuộc hệ tầng Thái Bình. Trầm tích tầng mặt của bãi chủ là bùn sét,
chỉ ở phần sát bờ mới có dải cát hạt nhỏ. Hoạt động bồi tụ ở đây diễn ra khá mạnh
bởi sự phong phú vật liệu lơ lửng được sông Hồng mang ra và chịu ảnh hưởng của
thuỷ triều trong điều kiện thực vật ngập mặn phát triển. Tốc độ lấn biển theo chiều
từ cửa Ba Lạt vể phía bắc đạt từ 15- 20 mét/năm, đặc biệt sau khi đắp xong đê Nam
Phú nãm 1975. Theo kết quả đo trắc ngang năm 1983 và năm 1996, thì trung bình
hàng năm khu vực này được phủ một lớp bùn sét dày khoảng 10 cm.
Đây là các vùng có điều kiện thuận lợi cho thực vật ngập mặn phát triển tốt.
Là nơi có thể phát triển và bảo tồn các khu sinh thái rừng ngập mặn (ảnh 2). Song
cần có những chính sách phù hợp và kịp thòi trong công tác quản lý và phát triển
kinh tế, để tránh được những sức ép từ phía cộng đồng dân cư đang sống nhờ trực

tiếp vào những nguồn tài nguyên này. Một vấn đề quan trọng nữa cần phải quan
tâm, đó là sự biến động và diễn thế sinh thái trên các đơn vị địa hình này. Với
nguồn bồi tích lớn hàng năm do sông Hồng cung cấp, hàng nãm đường bờ ở đây
luôn có xu hướng mở rộng ra phía biển, các thành tạo địa hình sông - triều hiện đại
sẽ được bồi cao và dần chuyển thành các bề mặt tích tụ sông - biển thoát khỏi các
chế độ động lực hiện đại. Kèm theo đó cũng là quá trình ngọt hoá môi trường trầm
tích, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Bởi vậy cần phải có quy hoạch cụ thể mang tính dài hạn đối với các khu rừng ngập
mặn trên các thành tạo địa hình này, đồng thời xác định cơ cấu chuyển đổi cây
trồng một cách phù hợp.
e. B ề mặt tích tụ đáy lagoon hiện đại
Lagoon là một thành tạo bán khép kín, có liên hệ tương đối hạn chế với biển
khơi và được thông vói biển khơi bằng một hay vài cửa. Trong khu vực nghiên cứu,
dạng địa hình này có diện tích khoảng 3500ha phân bố ở khu vực cửa sông Ba Lạt,
phía sau cồn Lu và cồn Vành. Đây là dạng địa hình rất phổ biến ở các vùng cửa
sông có động lực của sóng mạnh. Sự di chuyển ngang của bồi tích do sóng liên tục
18

×