ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN cúu
BẢN CHẤT KINH TẾ
CỦA CÁC HÌNH THÚC ĐẨU TƯTRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VỆT NAM
(Đ ề tài nghiên cứu khoa hục đặc biệt cấp Đ H Q G HN năm 2004-200Ố)
CHỦ TRÌ ĐÊ TÀI: PGS.TS. PHÙNG XUÂN NHẠ
Ị DAI HCC 1' c GIA Ha Ọ'
TRUNG JAM T ~ ÒTỊN THƯ VIỀN
"pr/^go
HÀ NỘ[, 8/2006
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN c ú u
BẢN CHẤT KINH TẾ
CỦA CÁC HÌNH THÚC ĐÁU TUTRựr TIẾP NUSC NGOÀI Ở VIỆT NAM
NHÓM NGHIÊN c ú u
PGS.TS. Phùng Xiiân Nhạ, Khoa Kinh tế, ĐHQGHN (chã trì đề tài). Các
ĩlỉành viên: PGS.TS. Nguyễn Thường Lang (Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.
trường dại học Kinlì tế Quốc dân HN; TS. Ngô Công Thành (Cục Đầu íư nước ngoài.
Bộ K ế hoạch và Đầu tư); TS. Nguyễn Thị Kim Anh (Khoa Kinh íế, ĐHQGHN): Phạm
Thu Phương (học viên cao học. Khoa Kinh tế, ĐHQGHN); Cao Vũ Hoàng Châu (cử
nhân KTĐN. Khoa Kinh tế, ĐHQGHN-Khóa 4ó); Nguyễn Tuấn Anh (cử nhân KTĐN
Khoa Kinh tẻ: ĐHQGHN-Klìóa 4ố).
HÀ NỘI, 8/2006
MỤC LỤC
Danh mục những từ viết tát 3
Mở đầu 4
1. Sự cán thiết cùa đề tài
4
2. Tinh hình nghiên cứu 5
3. Mục tiêu cùa để tài 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8
6. Bô cục của đề tài 8
Chương 1: Cơ sờ lý luận và thực tiễn của lựa chọn các hình thức đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt N am
10
1.1. Cơ sở lý luận 10
1.1.1. Các khái niệm và đinh nghĩa của các hình thức FDI 10
1.1.2. Các căn cứ xem xét đế lựa chọn các hình thức FDI 17
1.2. CỚ sớ thưc tiễn 24
1.2.1. Cac hình thức đáu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển 24
1.2.2. Xu hướng phát triển các hình thức FDI ớ các nước đang phát triển 34
1.2.3. Moi sô bài học kinh nghiêm cho Việt Nam 37
Chương 2: Các hình thức FDI theo pháp luật đâu tư ở Việt Nam
42
2.1. Hợp tác kinh doanh trẽn cơ sớ hợp đồng 42
2.1.1. Sự hình thành và phat triển 42
2.1.2. Đặc điểm pháp lý và kinh doanh 43
2.2. Doanh nghiêp liên doanh 45
2.2.1. Sự hình thành và phát triển 45
2.2.2. Đặc điểm pháp lý và kinh doanh
47
2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 49
2.3.1. Sự hình thành và phát triên 49
2.3.2. Đặc điểm pháp lỹ và kinh doanh 51
2.4. Hình thức đâu tư theo hợp đổng BOT, BT, BTO (gọi chung là hình thức BOT)
52
2.4.1. Sự hình thành và phát triển 52
2.4.2. Đặc điểm pháp lý va kinh doanh
52
2.5. Công ty cố phấn có võn đấu tư trực tiếp nước ngoài
54
2.5.1. Sự hình thành và phát triển 54
2.5.2. Đăc điểm pháp lý và kinh doanh
55
2.6. Hình thức Đầu tư phát triên kinh doanh 57
2.6.1. Sư hình thành và pliat triển
57
]
2.6.2. Đặc điểm pháp lý và kinh doanh
57
2.7. Hình thức Mua lại và sát nhập (M&A) 58
2.7.1. Sự hình thành và phát triển
2.7.2. Đặc điểm pháp lý và kinh doanh
59
2.8. Hình thức Công ty Mẹ-con (Holding company) 61
2.8.1. Sự hình thành và phát triển 61
2.8.2. Đặc điểm pháp lý và kinh doanh
62
2.9. Hình thức Chi nhánh Công ty nước ngoài 64
2.9.1. Sự hình thành và phát triển 64
2.9.2. Đặc điểm pháp lý và kinh doanh 64
Chương 3: Thực trạng các hình thức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
66
3.1. Động thái phát triển cúa các hình thức FDI 66
3.1.1. Cơ câu các hình thức FDI 66
3.1.2. Các hình thức đầu tư cụ thể 67
3.2. Các hình thức FDI phân theo ngành 80
3.3. Các hình thức đầu tư phân iheo vùng miền 84
3.4. Các hình thức phân theo chu đầu tư 89
3.5. Liệu 100% vốn nước ngoài có loại bo liên doanh hay không?
92
3.5.1. Tinh hình chung 92
3.5.2. Giá định lý thuyết về khả năng chuyển đổi hình thức liên doanh sang 100%
vón nước ngoài 95
3.5.3. Tinh hình chuyển đổi hình thức liên doanh sang 100% vốn nước ngoài giai
đoạn 1988-2005 98
Chương 4: Các đề xuất, khuyên nghị chính sách
107
4.1 Đôi với hình Ihức kinh doanh trên cơ sở hợp đổng 107
4.2. Đối với xí nghiệp liên doanh 109
4.3. Đối với doanh nghiẻp 100% vôn nước ngoái 111
4.4. Đối với hình thức BOT 113
4.5. Đối vơi công ty cổ pliần co vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài 114
4.6. Hình ihức đâu tư phát mến kinh doanh 116
4.7. Đối với hình thức M&A 116
4.9. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài 1 [g
Kết luận 120
Tài liệu tham k hảo J j ì
2
DANH MỤC NHŨNG TỪVIẾT TÁT
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BOT
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT
Hợp đổng xây dựng - chuyển giao
BTO
Hợp đổng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
IFC
Công ty Tài chính quổc tế
M&A
Mua lại và sáp nhập
TNCs
Cóng ty xuyên quôc gia
GI
Đầu tư mới
Hl
Đầu tư theo chiểu ngang
VI
Đầu tư theo chiều dọc
CN
Cóng nghiệp
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chê xuất
GTVT
Giao thông vân tải
NĐT
Ngành đầu tư
VĐK
Vốn đãng ký
ĐTNN
Đầu lư nước ngoài
ĐĐT
Đị;i điếm đầu tư
NIES
Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa
3
MỞ ĐẦU
1. Sự can thiết của dề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt' Nam. Đến nay khu vực kinh tế có vốn FDI đã
trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp gần
18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn vốn khác, đóng góp trên 15,5% tổng GDP và 56% tổng kim ngạch xuất
kháu của cả nước, tạo nguồn thu khoảng 1,3 tỷ USD cho Ngân sách nhà nước và
tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động trực tiếp. FDI cũng đã góp phần quan
trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý
tiên tiên, thúc đáy mớ rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quỗc tế1.
Trong Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội 5 năm 2006-2010, Việt Nam cần
huy động khoảng 150 tỷ USD vốn đầu tư nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 7,5%
- 8%/nãm và phát triển bền vững, trong đó khoảng 35% là vốn từ bẽn ngoài, riêng
vốn FDI khoang 25 lỷ USD. Đại được mục tiêu này không phải là dễ trong bối cảnh
cạnh Iranh gay gát thu ihu FDI của nhiều nước trên thế giới. Do đó, Việt Nam đang
tích cực cải thiện môi trường đầu lư để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặc dù Việt Nam rất tích cưc cải thiện mỏi trường đầu tư nước ngoài, trong
dó đạc biêl là môi trường pháp lý nhưng vẫn chưa thực sự tạo được sự hấp dẫn
giới đầu tư nước ngoài. Một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm
nhiều là các hình thức FDI họ được phép đầu tư và sự chuyển đổi các hình thức
đẩu tư này trong quá trình đầu tư ở Việt Nam. Trong khi các nhà đầu tư muốn
được đa dạng hoá các hình thức đầu tư và được phép chuyển đổi linh hoạt giữa
các hình ihức đầu tư này thì Chính phủ Việt Nam còn cân nhăc và dè dặt làm các
nhà đầu tư nán lòng.
Mặt khác, trong nhiều trường hợp, không nhât thiết phái khuyến khích hoặc
có điểu kiện đối vơi các nhà đâu lư nược ngoài trong việc việc lựa chọn các hình
thức FDI thì luật đầu tư của Viêt Nam lại qui đinh chặt chẽ. Những qui đinh này
không đem lại kết quả như mong muốn, mà trái lại đã gây ra nhiều tổn thất cho
Việt Nam và các nhà đầu tư. Những hiện tượng này khá phổ biến trong các dự án
liên doanh với nươc ngoài.
1 Nguyền Bích Đạt. Diều dan "Dàn lư Việi N anrcíic cơ hôi tiếp cận đán tư liậit WTO" Hà Nội iháng
03/2006
4
Tinh trạng trên mặc dù đã được quan tâm giải quyẽt trong thời gian gần đây,
nhưng vẩn còn lúng túng trong chỉ đạo điểu hành của các cơ quan chức năng và cho
đến nay, hiệu quả của các chính sách, giải pháp vẫn chưa thực sự rõ rệt. Nhiều nhà
đầu tư nước ngoài vẫn còn băn khoăn, phàn nàn về sự bất cập, đơn điệu và thiếu linh
hoại trong chuyển đổi giữa các hình thức FDI ở Việt Nam. Vậy có phải sự băn
khoăn, phàn nàn của các nhà đầu tư nước ngoài là đúng sự thật?, hay do sự khác biệt,
chưa hài hoà được trong mục tiẽu lựa chọn các hình thức FDI của các nhà đẩu tu
nước ngoài và Chính phủ Việt Nam? nếu vậy thì làm thế nào để hài hoà được lợi ích
giữa các bén?. Những câu hỏi này rất cán trả lời có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết
phục. Vì thế cấn phái thực hiện nghiên cứu này.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam đã
ihu hút được khá nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Trong số các nghiên cứu ớ Việt Nam về các hình thức FDI, đáng chú ý nhất
là “định hường phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”
(luận án liến sĩ của Ngô Công Thành, 2005) đã khái quát khá hệ thống về đặc
điếm, thực trạng và các định hưởng phát triển của các hình thức FDI ở Việt Nam.
Đặc biệt, nghiên cứu này đã nêu ra nhiều ván đề bất cập về pháp luật của Việt Nam
irong việc cho phép áp dung VÌ1 chuyển đổi các hình thức FDI. Tuy nhiên, tại sao
lại co những bất cập này và làm thế nào để giải quyẽt một cách hiệu quả thì chưa
(tược làm rõ.
Ngoài ra, phán lớn các nghiên cứu khác còn chưa sâu, nằm rải rác trong các
nghiên cứu về FDI ớ Việt Nam hoặc dưới dạng các bài báo chuyên ngành. Một sỗ
nghiên cứu đã phân tích đặc điểm của các hình thức FDI theo luật đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam (Vũ Quốc Bình, 1999, Phạm Ngọc Dũng 2001, Nguyễn Thị
Hường & Bùi Huy Nhượng 2003). Các nghiên cứu này đã cho thấy các hình thức
FDI ớ Việt Nam tuy cơ bản, có tinh phổ biẽn nhưng còn đơn điệu chưa đáp ứng
được nhu cầu của các nhà đầu tư nươc ngoài, và ít hấp dẫn hơn các hình thức FDI
của Trung Quốc. Một sô nghiên cứu khác lai tâp trung phân tích hạn chẽ của hình
thức liên doanh và sự cần thièi phái chuyển đổi các hình thức đầu tư nước ngoài
(Thành Nam 1998, Lẽ Hà 2002, Nguyễn Thị Thu Hiền 2002) Theo các tác giả.
mặc dù liên doanh có nhiều ưu đãi hơn các hình thức FDI khác nhung ít hấp dẫn
các nhà đầu tư nước ngoài vì nãng lực của bên Việt Nam còn yếu đặc biệt là năng
5
lực quản lý và tài chính. Bới vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu chuyên sớ
hữu từ liên doanh sang các hình thức FDI khác như 100% vốn nước ngoài, hoặc
công ty cổ phần (Lê Mai 200, Đoàn Năng 2000) Một số nghiên cữu khác tuy
không định hướng vào các hình thức, FDI nhưng cũng phân tích ở nhiều khía cạnh
của sự cần thiết phái chuyển đối các hình thức FDI (Phạm Ngọc Dũng 2001, Báo
Minh 2003 ) hoặc đa dạng hoá hơn nữa các hình thức FDI ở Việt Nam (Nguyễn
Thị Ánh Nga 2002, Trần Minh 2000, Lê Đăng Doanh 2002 ). Mặc dù chưa
nghiên cứu sâu, mới ớ dạng bài báo chuyên ngành nhưng một số nghiên cứu đã
phân tích trực tiếp nhũng bất cập cùa các hình thức FDI ở Việt nam và đưa ra các
đề xuât cổ phần hoá các doanh nghiệp nước ngoài (Lê Minh Toàn 2000, Phạm
Hùng Nghị 2000, Nguyễn Văn 1999, Thái Thanh 2000 ).
Nhìn chung các hình thức FDI ở Việt Nam được khá nhiều tác giả đề cập
lới nhưng chưa sâu và lẻ tẻ trong các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam. Mặt khác
phẩn lớn các nghiên cứu mới chú yếu nêu bức xúc, hạn chế của các hình thức FDI,
dặc biệt là hình thức liên doanh mà chưa có nghiên cứu nào phân tích có hệ thống,
làm rõ bán chất kinh tế của các hình thức FDI, trên cơ sở đó lý giải có căn cứ khoa
học về những bất cập, hạn chế của các hình thức đầu tư này ở Việt Nam
Trong số các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, đáng chú ý nhất là
nghiên cứu cua Cameron Mc Cullough (1998) đã phân tích khá kỹ các đặc điểm,
nội dung của các hình thức FDI ớ Việt Nam. Theo tác giả, các hình thức FDI ở Việt
nam còn đơn giản, mới chủ yếu đáp ứng được mục tiêu của chính phủ Việt Nam
chứ chưa lạo nhiều cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy những
hạn chế của các hình thức FDI ơ Việt Nam và những hình thức đầu tư nào cần bố
sung thêm thì nghiên cứu này còn chưa làm rõ. Một số nghiên cứu khác (Albert
C.Tan 2003, KPMG 2002, Due.V.Trang 2001, David Glovert 1980-1982 ) cũng
phán tích so sánh các hình thức đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển (trong
đó có Việl Nam) đã cho thấy các hình thức liên doanh thường hấp dẫn các nhà đầu
lư nước ngoài giai đoan đầu họ tiếp cân vào thị trường, sau đó ngày càng nhiều liên
doanh chuyên đổi sở hữu sang các hình thức đầu tư khác, trong đó hướng nhiều vào
các hình thức 100% vốn nước ngoài (Philippine, Thái Lan, Ấn Độ ) và cổ phần
(Trung Quốc, Singapor, Malaisia ) Tuy nhiên, phần so sánh với Việt Nam còn
mờ nhạt, thiếu cập nhật. Ngoài ra cũng có một số phán tích về các hình tức FDI
trong các nghiên cứu của học giả nước ngoài về FDI ớ Việt Nam. Tuy nhiên các
6
phân tích này còn sơ bộ, chủ yếu là đưa ra các sô liệu thống kê vé các hình thức
FDI ỏ Việt Nam trong từng giai đoạn hoặc đối tác cụ thế.
Kế thừa những kết quả của các nghiên cứu đã nêu, đề tài sẽ tiếp tục giải
quyết một số vấn đé còn chưa được nghiên cứu. Cụ thể, làm rõ lợi ích kinh tế trong
từng hình thức FDI đối với nhà đầu tư nước ngoài và nước chủ nhà (Việt Nam).
Những lợi ích kinh tế này được kiếm định cụ thể từ thực tiễn hoạt động của hình
thức FDI trong suốt giai đoạn 1988-2005 ở Việt Nam. Trên có sớ các kẽt quả
nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ khuyến nghị một số chính sách, giải pháp cho
các cơ quan chức nãng (chủ yếu là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phát triển có hiệu quả
hơn các hình thức FDI ở Việt Nam. Đây cũng chính là những điểm mới của đề tài.
3. Mục tiêu của dể tài
* M ục tiêu tổng quát: Làm rõ lợi ích kinh tê của các nhà đầu tư nước ngoài và
lợi ích của Việt Nam trong tùng hình thức FDI nhãm xây dựng cơ sở khoa học cho
việc xay dưng và ihực hiện chính sách đa dạng các hinh thức FDI ở Việt Nam.
*. Các mục liêu ( II thế. làm rõ dược:
(i) Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc quyết định lựa chọn các hình thức
FDI của các nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam;
(ii) Thực trạng các hình thức FDI ỏ Việt Nam;
(iii) Đề xuất một sô giải pháp nhăm đa dạng và quan lý có hiệu quả các hình
(hức FDI ơ Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đ ối tượng nghiên cứu: Các hình thức FDI ở Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 1988-2005 (từ khi thực hiện Luật đầu tư
trực liêp nil'o'c ngoài tại Việt Nam-1987 đẽn cuối năm 2005). Các hình thức FDI
thưc hiện ớ 2 vùng miền (Bắc,Nam); 15 ngành/lĩnh vực kinh tế chủ yếu (công
nghiệp dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm xây
dựng, nông-lâm nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, giao thông vận tải-bưu điện, khách san-
du lịch, tài chính-ngân hàng, vãn hoa-y tê-giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng KCX-
KCN, xây dựng khu đô thị mới. xây dựng văn phòng-căn hộ) và 20 quốc gia. vùng
lãnh thổ có đầu tư lớn nhất ở Viêt Nam.
7
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận: Lợi ích kinh tế là đạc trưng cốt lõi trong các hình thức FDI.
Mục tiêu của các nhà đầu tư là lợi nhuận, do đó họ mong muốn hoặc lựa chọn hình
thức FDI phù hợp nhất để khai thác dược lợi thế của ho và tận dụng được những ưu
đãi. thuận lợi của nước chủ nhà. nhờ đó mà tối đa hoá được lợi nhuận. Đối với nước
chú nhà, mặc dù có rất nhiều mục tiêu trong việc cho phép thực hiện các hình thức
FDI. nhưng mục tiêu kinh tế luôn được quan tâm hàng đầu. Nếu lợi ích kinh tế
không thoả đáng giữa các bên thì hình thức FDI rất khó được thực hiện. Do đó, nếu
làm rõ được lợi ích kinh tế của từng hình thức FDI đối với nhà đầu tư và nước chủ
nhà (Việt Nam) thì sẽ giúp cho các bên có được căn cứ khoa học trong việc phát
triển các hình thức FDI, lựa chọn từng hình hình thức FDI hoặc chuyển đổi giữa
các hình thức đầu tư này một cách linh hoạt và có hiệu quả.
* Phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng
trong nghiên cứu kinh tế, đề tài sử dụng các phương pháp thông kê và so sánh đế
phân tích các số liệu theo chuỗi thời gian (1988-2005) và số liệu đan chéo giũa các
vùng miền, ngành kinh tế. các nước đầu tư lớn ở Việt Nam.
6. Bỏ cục của đề tài
Ngoài phần mớ đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành 4 chương:
* Co' sở lý htậìì vù thực tiễn của việc lựa chọn các hình thức F D I ở V iệt
N am (cỉìừơììỊị ỉ ). Nội dung chính cùa chương này là làm rõ bản chất kinh tế của
các hình thức FDI ihông qua phân tích lợi ích kinh tế của từng hình thức FDI đối
với nhà đầu tư và Chính phủ nước chú nhà (Việt Nam), nhờ đó thấy rõ được những
yêu tố quyết định việc lựa chon các hình thức FDI của hai phia. Đông thời, một số
kinh nghiệm thưc tiễn trong lựa chọn các hình thức FDI của các nước cũng đươc
phân tích để làm minh chứng cho các phân tích, nhận định trước đó.
:|: Cúc hình tliửc FDI theo pháp htật đầu tư ở Việt N am {chương 2). Chương
này phân tích cụ thế các nội dung của từng hình thức FDI theo qui định của luật
pháp Việt Nam. Mỗi hình thức FDI đều được xem xet từ lịch sử hình thành, phát
triển và phân tích các đặc điểm pháp lý, kinh doanh. Nhờ đó, thấy được rõ lợi ích
kinh tế của từng hình thức FDI đối với các nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước Việt
Nam. Đồng thời cũng thấy được những điểm hợp lý và bất hợp lý của từng hình thức
8
FDI, cũng như ưu điểm và hạn chế giữa các hình thức FDI đối với nhà đầu tư nước
ngoài và phía Việi Nam.
* Thực trạng các hình thức FDI ở Việt N am (chương 3). Các số liệu thống
kê phong phú và cập nhật vế các hình thức FDI ở Việt Nam được phân tích chi tiết
theo chuỗi thời gian và chéo giữa các hình thức FDI, ngành kinh tế, vùng miền, đối
lác, đẽ làm rõ hình thức FDI nào phát triển mạnh ở Việt Nam, nguyên nhân
chuyển đổi giữa các hình thức FDI, trong đó đặc biệt là chuyển đổi từ hình thức
liên doanh sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Đồng thời qua các phân tích so
sánh các số liệu thống kê sẽ thấy được rõ hình thức FDI nào được hấp dẫn hơn giữa
các vùng miền, ngành kinh tế, đối tác đáu tư nước ngoài.
* Các kliuvêh nghị chính sách là nội dung của chương 4. Trên cơ sở phân
tích các chương trước, mỗi hình thức đầu tư sẽ được đẻ xuất một số khuyến nghị cụ
thể. Trong lừng hình thức FDI, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được tư vấn ở các
mức độ nhất định.
9
CHƯƠNG 1: Cơ SỚ LÝ LUẬN VÀ THỰC TlỄN CỦA LựA CHỌN CÁC HÌNH THỬ:
ĐẦU TƯTRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
l .1.1. C ác khái niệm và định nghĩa của các hình thức FD I
Các hoạt động đầu tư trực tiếp của công ty ở nước ngoài cần phải được thực
hiện thông qua những hình thức nhất định và nước chủ nhà cũng phải qui định từng
hình thức đầu tư cụ thế đối với công ty nước ngoài ở nước mình để điều chỉnh, quản lý
họ. Mỗi hình thức đầu tư đều có mục tiêu, nội dung, yêu cầu cụ thế và có tên gọi riêng.
Xét từ chiến lược đầu tư, các công ty đầu tư ra nước ngoài theo hai hình thức
chủ yếu: đầu tư mới (greenfield investment-GI) và mua lại & sát nhập (mergers and
acquisitions-M&A). Đầu tư mới là các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài
thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống của
FDI và cũng là kênh chủ yếu đế các nhà đầu tư ở các nước phát triển vào đáu tư ớ
các nước đang phát triển. Ngược lại, không giông như GI, kênh M & A là các chủ
đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại & sát nhập các doanh nghiệp hiện có
ơ nước ngoài.
Mục tiêu cơ bản của đầu tư qua hình thức GI là xây dựng các cơ sở sản xuất,
kinh doanh mới ớ nước ngoài và mư lộng (dịch chuyển hoặc phát triển thêm) mạng
lươi sản xuất, phân phối của công ty trên phạm VI toàn cầu. Hình thức đầu tư này
ihường có tư cách pháp nhân và hoại đông theo qui định của luật pháp nước chủ nhà.
Trong khi đo mục liêu chủ yếu của đầu tư qua hình thức M & A là tiếp cận thị
trường mới (mơ rộng mạng lưới phân phối), tang sức cạnh tranh và giảm chi phí
quản lý. Các công ty xuyên quốc gia thường thực hiện hỗn hợp giữa hai hình thức
đầu tư GI và M & A trong chiến lược đâu tư ra nước ngoài.
Xét theo mục đích đầu tư, đầu tư trực tiếp của các công ty ra nước ngoài
đHOC phân làm các loại: đầu tư theo chiều ngang (horizontal integration-HI) và đầu
ur theo chiều dọc (vertical integration-VI). Hình thức đầu tư HI là chủ đầu tư có lợi
thế cạnh tranh (công nghệ, kỹ năng quản lý, ) trong sản xuất một loại sản phẩm
nào đó. Với lợi thế này, họ có thế kiêm lợi nhuận cao khi chuyển sản xuất sản
phãm ra nước ngoài. Mục đích của hình thức này là mớ rộng và thôn tính thị trường
ớ nước ngoài đôi với cùng loại sản phẩm có lợi thê cạnh tranh ở nước ngoài, do đó
thường dẫn tới cạnh tranh độc quyền.
10
Khác với hình thức đầu tư HI, hình thức VI là đầu tư ra nước ngoài với mục
đích khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sán xuất đẩu vào ré (lao
động, đất đai )- Khi đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư thường chú ý đên khai
thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tô đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một
loại sản phám trong phân công lao động quốc tế. Do đó, các sản phẩm thường được
hoàn thiện qua các khâu lắp ráp ớ nước nhận đầu tư. Sau đó, các sản phẩm này có
thê' lại được nhập khẩu về nước đầu tư hoặc xuất khẩu sang các nước khác. Đây là
hình thức đầu tư ra nước ngoài điển hình của Nhật Bản (theo kiểu mỏ hình đàn
nhạn bay) và được thực hiện khá phổ biến ở các nước đang phát triển.
Xét từ khía cạnh pháp lý của nước chủ nhà, các nhà đầu tư nước ngoài được
lựa chọn đầu tư dưới nhiều hình thức: Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp
100% vôn nước ngoài; Hợp tác kinh doanh tiên cơ sớ hợp đồng; Hợp đồng xây
dựng-kinh doanh- chuyển giao (BOT); M & A; Công ty mẹ-con (Holding
company); Công ly cổ phần; Công ty hợp doanh;
• Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà
liên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên
và các Bên nước ngoài đế đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà. về mặt pháp lý,
doanh nghiệp liên doanh là một dạng cóng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp
nhân theo pháp luật cứa nước chủ nhà; mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên
kia. với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi vỗn góp của mình vào vốn pháp
định. Về phương diện kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh do các bên tham gia góp
vốn, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro phát sinh. Lợi
nhuân thu được và rủi 10 gánh chiu được phân chia dựa theo tỷ lệ góp vốn.
Thông qua hình thức liên doanh, nước nhân đầu tư sẽ kiểm soát và học đươc
trực tiếp kinh nghiêm quản lý tiên tiến của nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời họ còn
được chia sẻ lợi nhuận với các chủ đầu tư nước ngoài. Còn đối với nhà đầu tư nước
ngoài, đầu tư dưỡi dạng doanh nghiệp liên doanh giúp họ tận dụng được hệ thống
phân phôi có sán của các đối tác nước chủ nhà, được đầu tư vào những lĩnh vưc kinh
doanh dễ thu lời. lĩnh vực bị cam hoăc hạn chế đối với hình thức khác. Họ cũng
không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các
mối quan hệ đồng thời chia sẻ được chi phí và rủi 10 đầu tư với đối tác nước chủ nhà
Tuy nhiên, doanh nghiệp liên doanh cũng có những hạn chế. Ban lãnh đạo
gồm nhiều bên sẽ mất nhiều thời gian khi bàn bạc và ra quyết định về các vân đề
liên quan đến hoạt động kinh doanh và rất dễ xuất hiện sự mâu thuẫn trong quản lý
diều hành doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, nêu khả năng góp vốn của bên
dối tác nước chủ nhà thấp, chủ yếu bằng tiền thuê đất, năng lực quản lý hạn chê,
tình trạng tham nhũng ít được kiểm soát chặt chẽ thì hình thức liên doanh lại bộc lộ
nhiều hạn chế. kém hiệu quả. Bên nước ngoài cũng sẽ gặp nhiều vướng mắc trong
việc thương iháo các vấn đề liên quan đến việc định giá tài sản góp vốn, giải qưyêt
việc làm cho người lao động của đối tác trong nước và không chủ động trong quản
lý điều hành doanh nghiệp. Và do hoạt động của liên doanh diễn ra trong môi
trường kinh doanh nước sở tại, nên đối tác nước ngoài trong liên doanh cũng phải
đổi mặt với nhũng khó khăn phát sinh do những khác biệt về tập quán, văn hoá.
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tir nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự
quản lý và tư chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, v ề mặt pháp lý, doanh
nghiệp 100% vốn nưỡc ngoài là cổng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần,
có lit cách pháp nhân iheo pháp luật của nước chủ nhà, chịu sự kiểm soát của pháp
luật nước sớ tại. v ề mật kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt
động theo sự điều hành, quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ
thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh nước sớ tại như các điều kiẹn về
chính trị, kinh tê, luật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh
Ưu điểm trước tiên của hình thức này đối với nươc chủ nhà là nhà nước thu
được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanh nghiệp bị lỗ. Ngoài ra, với hình thức
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nước chủ nhà có thế giải quyết được công ãn
việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư cũng như có thể tập trung thu hút vốn, công
nghệ nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, nước chú
nhà kho tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài để nâng cao trình độ
cán bộ quản lý. cán hộ kỹ thuâl ớ các doanh nghiệp trong nước như so với hình thức
liên doanh.
ĐỎI với nhà đầu tư nươc ngoài, hình thức đầu tư 100% khiến họ có thế chủ
động trong quản lý điều hành doanh nghiêp, chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn
nhân lực, triển khai nhanh dự án đầu tư để thực hiện chiên lược toàn cầu của tập
đoàn. Nhưng đồng thời, chủ đầu tư cũng phải ganh chịu toàn bộ rủi IO và phải chi
phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiẽp cân một thi trường mới. Do những một sô quôc
gia có những quy định hạn chế đổi với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nên
12
nếu đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc xâm nhập
vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận và trong quan hệ với các cơ quan quản lý
Nhà nước sở tại.
• Hợp đổng hợp tác kinh dòanh (hợp doanh) ]à văn bản được ký kết giữa
hai bên hoặc nhiều bên (gọi tắt là các bẽn hợp doanh) quy định trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên (nước ngoài và sở tại) để tiến hành đầu
tư kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân.
Về mặt pháp lý, hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo pháp
luậl của nươc sở tại, chịu sự điều chính của pháp luật nước sở tại. v ề mặt kinh
doanh, các bên thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở ký kết một hợp đồng
hợp tác mà không hình thành một pháp nhân mới. Với kết quả kinh doanh thu
được, hình thức hợp doanh phân chia theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa
các bên. Nghĩa vụ tài chính đối với nirớc sở tại được các bên hợp doanh thực hiện
một cách riêng rẽ.
Hình thức này có ưu điểm giúp nước nhận đầu tư giải quyết tình trạng thiếu
vón. ihiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vẩn đảm bảo được an ninh quốc
gia và nầm được quyền điều hành dự án. Tuy nhiên, rất khó thu hút được đầu tư
clirới hình thức này, và chi thưc hiện được đối VỚI một số ít lĩnh vực dẻ sinh lời.
Đối vơi bên nước ngoài, hình thức hợp doanh giúp tận dụng được hệ thống
phân phối có sẩn của đối tác nước sở tại, vào được những lĩnh vực hạn chẽ đầu tư
và Ihâm nhập được những thị trường truyền thống cùa nước chủ nhà. Nhà đầu tư
cũng không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới, xây dựng
các mối quan hệ, không bị tác đông lớn do khác biệt về văn hoá, chia sẻ được chi
phí và lúi IO đầu tư. Tuy nhiên, nhược điểm chính của hình thức này là: nhà đầu tư
nước ngoài không được trực tiếp quản lý điều hành dự án và mối quan hệ hợp tãc
với đối tác nước sở tai ihiếu tính chắc chắn. Điều này lam họ trở nên e dè hơn khi
đầu tư theo hình thức nay.
• Hợp đồng BOT là văn ban ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các
cơ quan có ihấm quyền của nước chủ nhá để đầu tư xây dưng, mớ rộng nâng cấp
khai thác công trình kết cấu hạ tầng trong môt thời gian nhất định (thu hồi vôn và
có lợi nhuận hợp ]ý), sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho
nước chủ nhà. Đãc trưng quan trọng của hình thức này là: cơ sở pháp lý là hợp
đồng, vốn đầu tư của nước ngoài, hoạt động dươi các hình thức doanh nghiệp liên
13
doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, chuyển giao không bổi hoàn cho Việt Nam, đối
tượng hợp đồng là các công trình cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra. BOT còn có một số dạng thức khác như: BTO (xây dựng - chuyén
giao - kinh doanh) được hình thành‘cũng tương tự như BOT, nhưng sau khi xây
dựng xong công trình, nhà đầu tư nước ngoài giao lại cho nước chủ nhà, chính phủ
nước chủ nhà dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh công trình đó
irong mộl Ihời hạn nhất định để thu hổi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Hợp
đồng BT (xây dựng - chuyển giao) được hình thành cũng giống như BÓT và BTO,
nhưng sau khi xây dựng xong, nhà đẩu tư nước ngoài bàn giao lại công trình cho
nước chủ nhà, chính phú nước chủ nhà trả cho nhà đầu tư nước ngoài chi phí liên
quan tới công trình và một tỷ lệ thu nhập hợp lý.
Qua hình thức đầu tư này, nhiều quốc gia nhận đầu tư có thể thu hút được
vốn đầu tư vào nhũng dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, do đó, giảm được sức ép
cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng
hoàn chính, giúp khai thác các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát
triển kinh tế. Nhược điểm của hình thức này là là khó tiếp nhận kinh nghiệp quản
lý và khó kiểm soát được công trình. Nhà nước cũng phải chịu mọi rủi IO ngoài khả
năng kiểm soát của nhà đầu tư.
Đối với nhà đầu lư nươc ngoài, do được chu động quản lý điểu hành và tự
chú kinh doanh, hiệu quả đổng vón đầu tư của họ được đảm bảo và lợi nhuận
không bị chia sé. Ngoài ra, các dự án đầu tư được Nhà nước sở tại đảm bảo và tránh
được rủi IO bất thường ngoài khả nang kiểm soát.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho những dự án BOT cao và việc đàm phán cũng
như thực thi hợp đồng BOT thường gặp gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và
công sức, nhất là đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu
đâu vào và khách hàng tiêu thụ sản phấm, dịch vụ.
• Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó von điều lê được chia thành
nhiều phần khác nhau được gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp Irong phạm vi vỗn góp. c ổ đông có
thể là tổ chưc, các nhân có số lượng tối đa không hạn chế, từ ba trớ lên. Công ty có
quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do
chuyến nhượng cổ phần của mình cho người khác.
14
Công ty cổ phán có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc. Đại hội
có đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyẽt định cao
nhất, ớ một sô nước, công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo
cách: thành lập mới, cổ phần hoá dọanh nghiệp FDI (doanh nghiệp liên doanh và
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động, mua lại cổ phần của doanh
nghiệp trong nước cố phần hoá.
• M&A là hình thức đáu tư mà các nhà đầu tư chủ yếu tiến hành đầu tư
thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Đầu tư
theo hình thức M&A là xu hướng phổ biến hiện nay và hình thức này chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng FDI trẽn thế giới. Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa
các TNCs lớn và tạp trung vào các lĩnh vực công nghiệp ôtô, duợc phẩm, viễn
thông và tài chính ở các nước phát triển.
Xél lừ quan điểm của nước chủ nhà, M&A có nhũng ưu điểm và hạn chẽ.
Hình thức M&A chủ yếu chuyên sở hữu từ các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước
chứ nhà cho các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, về dài hạn, hình thức này cũng sẽ
thu hút mạnh nguồn vốn tù bên ngoài cho nước chủ nhà nhờ mở rộng quy mô hoạt
động. Về mặt tạo công ăn việc làm, nếu như hình thức GI tạo ngay việc làm cho
nước chủ nhà trong khi hình thức M&A không tạo được việc làm ngay, mà thậm
chí còn tăng thèm tình trạng căng thăng về việc lãm (tăng thất nghiệp) cho nước
chủ nhà (xem hộp 1.1).
Hình thức GI tác động ngay đến thay đổi cơ cấu kinh tế thông qua xây dựng
các doanh nghiệp mới. trong khi M&A lại không tác đông như vậy trong giai đoạn
ngăn hạn. M&A tuy không tác động đáng kể tới cạnh tranh về ngãn hạn, nhưng
trong dài hạn có thể làm tãng cạnh tranh độc quyền. Mặt khác, M&A có thể ảnh
hướng đến an ninh của nước chủ nhà vì tài sản của nước chủ nhà rơi vào tay người
nước ngoài.
Còn đối với nhà đầu tư, họ tiến hành mua lại & sát nhập với mục đích khai
thác lợi thê thị trường mới, giúp Cõng ty có cơ hội mở rộng nhanh chóng hoat động
ra thị trường nước ngoài. Khi các TNCs sáp nhập với nhau thành công ty khóng lồ
hoạt động trong nhiều lĩnh vực. kha năng cạnh tranh toàn cầu của họ tãng lên lất
đáng kể. Ngoài ra, thông qua hình thức M&A, các công ty có thể giảm chi phí
trong lĩnh vực R&D, sản xuất, phân phối và lưu thông.
15
Hóp 1.1: So sánh giữa các hình thức đầu tư GI và M & A
Xét từ quan điểm của nước chủ nhà, mỗi hình thức đầu tư đều có một sô ưu điểm và
hạn chế nhất định:
Bổ sung vốn íláit tir. Trong khi hình thức GI bổ sung ngay một lượng vốn đầu tư nhái
định cho nước nhận đầu tư thì hình thức M & A lại chủ yếu là chuyển sở hữu từ các
doanh nghiệp đang tổn tại ở nước chủ nhà cho các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, về
dài hạn, hình thức này cũng sẽ thu hút mạnh được nguồn vốn từ bên ngoài cho nước
chủ nhà nhờ mở rộng qui mô hoạt động của họ.
Tạo việc làm : Hình thức GI tạo ngay được việc làm cho nước chủ nhà, trong khi
hình thức M & A không những không tạo được việc làm ngay mà còn có thể tăng
thêm tình trạng cang thăng về việc làm (tăng thất nghiệp) cho nước chủ nhà. Tuy
nhiên, về lâu dài, tình trạng này có thể được cải thiện.
Chuyến dịch cơ cấn ngành kinh tế: GI tác động trực tiếp đến thay đổi cơ cấu ngành
kinh tế thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới, trong khi đó M & A lại
không lác động như vậy trong giai đoạn ngan hạn.
Cạnh tranh và an ninh c/itốc gicr. Trong khi GI thúc đẩy cạnh tranh thì M & A lại
không tác động đáng kể đến tình trạng cạnh tranh về mặt ngắn hạn, nhưng về dài
hạn có thể làm tãng cạnh tranh độc quyền. Mãt khác, M & A có thể ảnh hưởng đến
an ninh của nước chủ nhà nhiều hơn hình thức GI, bởi vi tài sản của nước chủ nhà
rơi vào lay người nước ngoài.
Nguồn: Ozawa 1998, WIR 1998, p. 212-214.
• Holding Company là một trong những mô hình tổ chức quản lý được
thừa nhân rộng lãi ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tê thị trường. Theo định
nghĩa được thừa nhận lộng rãi, holding company là một công ty sở hữu vốn
trong một công ty khác ở mức độ đủ để kiểm soát hoạt động quản lý và điều
hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoác viêc lựa chọn thành viên
hội đông quản trị.
Thông thường trên thê giới, các holding company được thành lập dưới dạng
công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động trong việc sở hĩru vốn, quyết định chiên
16
lược và giám sát hoạt động quản lý của các công ty con. Các công ty con vẫn duy
trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình một cách độc lập.
• Chi nhánh công ty nước ngoài. Khác với công ty con 100% vôn nước
ngoài, hình thức chi nhánh không phải là một pháp nhán độc lập và nếu như trách
nhiệm của công ty con chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của nước sở tại thì trách
nhiệm cúa chi nhánh, theo quy định của một số nước, không chỉ giới hạn trong
phạm vi tài sản cúa chi nhánh, mà còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công
ty mẹ ớ nước ngoài.
• Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp
danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể là thành viên góp vốn. Thành viên hợp
danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn
chí chịu irách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề
của công ty, còn thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy
định tại điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và hoại động
nhân danh công ty.
Công ty hợp danh tao điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư
cho phù hợp với yêu cầu, lợi ích của họ. Một số loại hình công ty hợp doanh trong các
lĩnh vực tư vấn, pháp luật, khám chữa bệnh, thiết kê kiến trúc đã và đang phát triến
nhanh chóng ở nhiều nước đang phát triển.
/ ./ .2. Các căn cứ xem xét d ế lựa chọn các hình thức FDI
Như đã phàn tích, việc lựa chọn các hình thức FDI phải phụ thuộc vào các
bên: Nhà đáu tư và nước chu nhà. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn hĩnh thức
đầu lư. mỗi bên phải xem xét, tính toán để có lơi nhất cho phía mình. Trong phần
này, chúng til sẽ làm rõ nhũng yêu lố cơ bản mà các bên thường xem xét khi quyết
đinh lira chon hình thức đầu tư.
A . Cách tiếp cận từ phân tích cúc mục tiêu của nhà đầu tư và nước chủ nhà:
• Các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn các hình thức đầu tư ở nước chủ nhà
thường căn cứ vào các yêu tô chù yêu sau:
- Tìm kiếm thị trường nước ngoài để sản xuất và tiêu thụ sản phấm khi thi
trường trong nước trở nên kém sức hãp dẫn đối với sán
pbiHn.yoBg t-V va tang mữc
TRUNG 'ÂÌV1 THÔ\G T'N 7n'J JT.Ễ „
17
D ĩ I f 90
độ cũng như phạm vi ảnh hướng của công ty ớ nước ngoài. Do đó, quy mô và dưng
lượng thị trường, thu nhập bình quân đáu người, mức độ tăng trưởng thị trường và
khả nãng tãng thị phần ở nước ngoài là những yếu tố thu hút mạnh dòng vốn đầu tư.
Theo cách xem xét đó, những nước có thị trường rộng lớn, dân cư đông và sức mua
dân cư cao là yếu tố hấp dẫn mạnh nhà đầu tư. Đây là những nước dễ tạo điều kiện
cho nhà đầu tư đạt được lợi thế theo quy mô, tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm giá thành
để tãng khả nãng cạnh tranh. Đổng thời, các nước này có vị thế đàm phán ưu việt
hơn so với các nước có quy mô thị trường nhỏ. Chính sức hút này làm cho các nhà
đầu tir nước ngoài cỏ tìm ra các cách thức thích hợp để thâm nhập thị trường nước
ngoài với quy mô tối ưu nhất.
- Tim kiếm các nguồn lực để làm tăng thêm giá trị. Các nguồn lục này
thường là các nguồn tài nguyên sẩn có như dầu khí, khoáng sản, nguồn lao động dổi
dào giá ré Do đó, các hình thức đầu tir phù hợp với các dự án khai thác tài nguyên
tự nhiên thường được các nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm nguồn lực quan tâm rất
- Tận dụng những ưu đãi cúa nước chủ nhà. Các nước đang phát triển có nhu
cầu lớn về vốn đầu tir, công nghệ và kinh nghiệm quản lý cho nên thướng áp dụng
một hệ thông các biện pháp ưu đãi đầu tir, săn sàng chãp nhận sư thua thiệt nhất
định đế đat mục tiêu đặt ra như miễn giám thuẽ, ưu đãi về tiền thuê đất, cho phép
gia tăng thời hạn đầu tư, ưu đãi về tiền thuê cơ sở hạ tầng
- Đảm báo độc quyền công nghệ. Sao chép công nghệ là hiện tượng khá phố
biên ở các nước đang phát triển. Nếu cõng nghệ không được kiểm soát chặt chẽ thì
dễ bị các đối tác hoặc công ty địa phương sao chép. Do đó, các nhà đầu tư nước
ngoài thường sử dụng hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp cần
kiêm soát ban quyền công nghệ.
- Mức đọ hiếu biết về thị trường của nước chủ nhá. Trong giai đoạn đầu
thâm nhập thị trường mới, các nhà đầu tư nước ngoài thường chưa hiểu biết nhiều
về thị trường nirơc chủ nhà. Trong những tnrờng hợp này, ho thường chon hình thức
liên doanh VỚI các công ty của nươc chủ nhà để giảm rủi IO và thuận lợi trong việc
liên hệ, tác động với các chính quyền sớ tại trong quá trình triển khai các hoạt động
đầu tư. Tuy nhiên, nếu nàng quản lý của đối tác địa phương hạn chế thì hình thức
đầu tư này không còn là hấp dần với các nhà đầu tư nước ngoài.
18
* Tương tự như các nhà đầu tư, chính phủ nước chủ nhà cũng phải tính
toán lợi ích của từng hình thức đầu tư đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mình,
cụ thê thường căn cứ vào các yếu tó cơ bản sau:
- Tăng cường kiếm tra, kiếm soát và học tập kinh nhiệm kinh doanh của các
nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề này thường được đặt ra đối với các dự án trong một
số ngành kinh tế mũi nhọn, có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
kinh tế và ổn định chính trị-xã hội của nước chủ nhà. Đổng thời, nước chủ nhà
muốn học hỏi được nhiều kinh nhiệm kinh doanh từ các đối tác lớn, có công nghệ
hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Trong những trường hợp này, nước chủ nhà
thường đưa ra nhiều ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới
hình thức liên doanh.
- Giải quyẽt những vấn đề kinh tế-xã hội cụ thể. Chẳng hạn, với mục tiêu
phát triển cơ sở hạ tầng băng vốn nước ngoài thì hình thức BOT được khuyến khích
hoặc các hình thức M & A và công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được chấp
nhận để tăng cường tính hiệu quà các doanh nghiệp hiện có, khuyến khích huy
động vốn trong và ngoài nước.
- Năng lực góp vốn, khả năng sinh lãi và rủi ro của dự án đầu tu cũng là các
yếu tổ quan trọng khi xem xét phê chuẩn hình thức đầu tư nirớc ngoài của nước chủ
nhà. Thông thường, nếu dự án có tính sinh lãi cao thì hình thức liên doanh rất được
khuyến khích vì hứa hẹn được chia nhiều lợi nhuận. Trong khi đó, đói với những dự
án mà nước chú nhà ít có khả năng đóng góp vốn và tính rủi 10 khá cao thì các hình
thức đầu tư khác lại được khuyến khích.
B. Cách tiếp cận lừ phân tích so sánh ưu điếm và hạn c h ế của các hình thức
FDI dôi với cúc nhà đâu tư nước Híịoài và nước chủ nhà:
Đê' làm lõ hơn sự lựa chọn giữa các hình thức đầu tư nước ngoài cua các
nhà đầu tư và nước chủ nhà, chung la sẽ phân tích từ những ưu điểm và hạn chế của
các hình thức FDI phổ biên ởcac nước đang phát triến (xem bảng 1).
Theo quan điếm của nhà đầu tư nước ngoài, hình thức doanh nghiệp lien
doanh sẽ giúp họ giảm chi phí đầu tư, tận dụng cơ sở có sẩn của nước chủ nha như
đất đai. thiết bị và đặc biệt là mạng lười phân phối. Ngoài ra khi đau tư theo hình
thức này, lợi nhuận thu được sẽ ổn định và họ dễ hoà nhập hơn vào thị trường do có
thế dễ dàng tiếp cận với các nhà hoạch định chính sách hơn. Chính vì vậy. thổng
19
thường khi thâm nhập vào một thị trường mới, các nhà đầu tư nước ngoài thường
chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh. Nhưng sau một thời gian khi đã hiểu hơn
thị trường, cùng với những sửa đổi và chính sách nới lỏng của chính phủ nước chủ
nhà, nhà đầu tư đó có thể tìm cách,để chuyển sang doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Như vậy, họ có thể tự chủ trong kinh doanh, chủ động trong đào tạo và tuyển
chọn nguồn nhân lực, qua đó triển khai nhanh dự án đâu tư để thực hiện chiến lược
toàn cầu của tập đoàn. Đổng thời nhà đẩu tư nước ngoài vơi hình thức doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài có thể thu lợi nhuận cao hơn do không bị chia sẻ.
Đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài
xét thấy đây là một hình thức có nhiều ưu điểm như giảm chi phí đầu tư thông qua
việc tận dụng hệ thống phân phối có sẵn của nước sở tại, vào được lĩnh vực hạn chế
đầu tư và không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây
dựng các mối quan hệ, chia sẻ chi phí và rủi ro đầu tư. Nhưng theo họ, nhược điểm
của hình ihức đâu tư này là quan hệ với đối tác nước sở tại thiếu tính chac chàn, lợi
nhuận thu được không cao. Điều này làm các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi lựa
chọn đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Còn với hình thức BOT, các nhà đẩu tư nước ngoài cho ràng họ có quyền tự
chú trong kinh doanh và lợi nhuận không bị chia sé nhưng chi phí đẩu tư cao, việc
đàm phán và thực thi hợp đồng còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thông
thường nhà đầu tư nước ngoài sẽ đẩu tư theo hình thức BOT tại các nước, các lĩnh
vực có những chính sách ưu đãi và đám báo cho sự phát triến của hình thức này.
Trong nhũng năm gân đây, hình thức đẩu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài trên
thế giới ưa thích là hình thức mua lại và sáp nhập các chi nhánh công ty ở nước ngoài.
Hoạt động này tạo tính độc quyền cao cho tập đoàn, để thống trị và chi phối các ngành
chủ yếu của nền kinh tế thế giới và khu vực. Đây cũng là một cách nhanh nhất để thiết
lập sự cố mặt của nhà đầu tư nước ngoài ở nước chủ nhà, giúp sử dụng hiệu quả mạng
lưới cung ững và phân phối sẵn co, mở rồng thị phần, tránh được hàng rao thuế quan,
tàng năng lực canh tranh và lợi nhuận.
Bảng 1.1 cũng đã thế hiện những ưu điểm và hạn chê của tưng hình thức
FDI đối với nước chủ nhà. Trên cơ sở những những phán tích lợi ích của từng hình
thức FDI, nước chủ nhà có những chính sách ưu đãi hơn hay hạn chẽ hơn với một
số hình thức đầu tư. Một số nươc đang phat triển trong giai đoan đầu muon tập
trung thu hút đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh đế thu hút được vôn đầu
20
tư nước ngoài, tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý và được chia sẻ lợi
nhuận. Đồng thời, khi thu hút đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh, nước
chù nhà có thể kiểm soát được hoạt động của đối tác nước ngoài.
Bảng 1.1: So sánh ưu điểm và hạn chế của các hình thức FDI ở các nước DPT
a. Hợp cíồiiịị liợp tác kinh cloanli
HĐHTKĐ
Đóng góp vốn,
tài sản,
Tự quản lý Chia lợi
nhuận
Chịu rủi ro
Nhà đầu tư
nươc ngoài
Giảm chi phí
đầu tư (+)
Tự chủ kinh
doanh(+)
Giảm khả năng
hoà nhập (-)
Lợi nhuận
không cao (-)
Lợi nhuận ổn
định (+)
Giảm rủi ro
(+)
Nước chú
nhà
Tăng đươc vốn
đầu tư (+)
Giảm chi phí
đầu tư (+)
Khó kiểm soát
được đối tác (-)
Không tiếp nhận
được kinh nghiêm
quản lý (-)
Lợi nhuận
không cao (-)
Lợi nhuận ổn
định (+)
Giảm rủi ro
(+)
Ghi chú: Ưu điểm (+), hạn chê (-)
b. Doanh nghiệp liên doanh
DNLD
Cùng đóng gốp
vốn, tài sản,
Cùng quản lý Cùng chia
lợi nhuạn
Cùng chịu
rủi ro
Nhà đầu tư
nước ngoài
Giảm chi phí
đầu tư (+)
Giảm tự chủ trong
kinh doanh (-)
Tăng khả năng
hoà nhập (+)
Lợi nhuận
chia sẻ nên
không cao (-)
Lợi nhuận ổn
định (+)
Giăm rủi ro
(+)
Nước chủ
nhà
Tăng được vôn
đầu tư (+)
Giảm chi phí
đầu tư (+)
Tiếp nhận kinh
nghiệm quản lý (+)
Kiểm soát được đối
tác nước ngoai (+)
Được chia lợi
nhuân (+)
Giảm rủi ro
(+>
21
c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
DN 100%
vốn NN
Tự bỏ vốn
Tự quản lý
Không chia
lợi nhuận
Tự chịu rủi
ro
Nhà đầu tư
nước ngoài
Tăng chi phí
đẩu tư (-)
Tự chủ kinh
doanh (+)
Giảm khả năng
hoà nhấp (-)
Lợi nhuận
không bị
chia sẻ (+)
Lợi nhuận
không ốn
định (-)
Tăng rủi ro(-
)
Nước chủ
nhà
Tăng được
vốn đầu tư (+)
Giảm chi phí
đầu tư (+)
Khó kiểm soát
được đối tác (-)
Không tiẽp nhận
được kinh nghiệm
quản lý (-)
Không có lợi
nhuận (-)
Không phải
chiu rủi ro
(+)
(I. Hợp dồnÍỊ x ù V clựiHỊ - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
BOT
Góp vốn Quản lý
Chia lợi
nhuận
Chịu rủi ro
Nhà đầu tư
nước ngoài
Tâng chi phí
đầu tư (-)
Tự chù kinh
doanh (+)
Lợi nhuận
không bị
chia sé (+)
Lợi nhuận
không ổn
đinh (+)
Tăng rủi ro(-
)
Nươc chủ
nhà
Giảm chi phí
đầu tư (+)
Khó kiểm soát
được công trình(-
)
Không tiếp nhận
được kinh nghiệm
quản lý (-)
Có được
công trinh
hoãn chính
(+)
Chịu mọi rủi
10 khác
ngoài khả
năng kiểm
soát của nhà
đầu tư (-)
Nguồn: Phân tích của các tac giả (đề tài)
22
Nước chú nhà có thể khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh bãng cách
dưa ra quy định ưu tiên cho hình thức này và quy định tỷ lệ góp vốn của doanh
nghiệp nước ngoài không được thấp hơn một tỷ lệ nhất định. Mặt khác, họ lại đưa
ra các điều kiện hạn chế đối với hình Jhức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do khó
kiểm soát được đối tác nước ngoài và không tiếp nhận được công nghệ và kinh nghiệm
quản lý.
Trong thời gian đầu phát triển của nền kinh tế, các nước đang phát triển
cũng rất khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT để có thể tận dụng dược
nguồn vốn nườc ngoài phát triển cơ sở hạ tầng, giảm sức ép cho ngân sách nhà
nước. Nước chủ nhà không cần bỏ chi phí đầu tư nhưng vẫn có được các công
trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, lo ngại vể việc khó kiếm soát công
trình và chịu các rủi ro không kiểm soát khiến nhiều quốc gia lại đặt ra nhiều
quy định hạn chế việc tiếp nhận đầu tư theo hình thức này.
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá, nhu cầu thu hút FDI trên thế giới
không ngừng tăng lên trong khi khả năng cung cấp FDI bị giới hạn. Do đó, để
nâng cao sức cạnh tranh thu hut FDI, chính phủ các nước đang phát triển trên thế
giới đều quan tâm đến việc mớ cứa nền kinh té cho đầu tư nươc ngoài, cụ thế là thu
hẹp hạn chế đối với FDI, tạo dựng hành lang pháp lý cho các hình thức FDI hình
thành và phát triển. Quan điểm cua hầu hết các nưỡc đang phát triển là đa dạng
hoá các hình thức đầu tư. Quan điểm này được th ể hiện băng luật pháp và các
chính sách cho phép các nlìà dun Hí nước ngoài chủ động lựa chọn hình thức đầu
iư. Rất nhiêu nước đã ì inh hoạt trong việc cho phép thành lập 100% vốn nước
lĩgoài và chuyển một s ố cúc doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài, đa dạng hoá các hình thức đầu rư và phương pháp huy dộng vỏn
bá lì [ị việc cho plìép c ổ phần hoá, phát hành trái phiếu huy động vốn, cho phép
thành lậ p cô n g IV c ổ p h á n , q u ỹ lìầit tư h oặc công ty quản ly vỏn cíể cíiều h ành , c/uảiì
/ỹ các clự án đầu tư.
Qua các phân tích trên cho thay nhà đầu tư nươc ngoài và nươc chủ nhà có
các mục tiêu khác nhau trong lựa chọn các hình thức FDI. MỖI bên đều tìm cach
tối đa lợi ích của mình khi lưa chon hoặc cho phép áp dụng hình thưc FDI. Trong
thực tế, thường có sự khác biêt về lợi ích giữa nhà đầu tư nước ngoài và mục liêu
của nước chủ nhà. Tuy nhiên, xét về tổng thể, sự khác biệt này dần được thu hẹp lại
(xem biểu đổ 1).
23