ĐẠI HỌC QUỐC G IA HÀ NỘ I
TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C K H O A H Ọ C T ự NH IÊ N
:f: 4: $ %4 : ỉk
Tên đề tài
NGHIÊN CỨU SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
CÂY ĂN QUẢ PHỤC VỤ PHÁT TRIEN n ô n g t h ô n
HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
Mã số: QT.99.14
Chủ tri đề tài. GY. Phạm Quang Tuấn
Các cán bộ phôi hợp:
ThS. Nguyễn Thị Hải
0 •; GIA HÀ N OI i GV. Nguyén Đình Van
TH;i!)GĩÀVTHuli(,Ti;,.ì hư /;ẾN CN. Phạm Hồng Phong
N 0 TỊOOIOI 1
HÀ NỘI, 2001
1. Báo cáo tóm tắt:
a. Tên đề tài: “Nghiên cứu sinh thái cảnh quan và định hướng quy hoạch cây
ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyên Hữu Lũng, tinh Lạng Sơn”.
Mã số: QT.99.14 ’
b. Chủ trì đề tài: GVf Phạm Quang Tuấn
c. Cán bộ tham gia:
1. ThS. Nguyễn Thị Hải
2. GV. Nguyễn Đình Vạn
3. CN. Phạm Hồng Phong
d. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu:
* Mục tiêu: Xảy dựng luận cứ khoa học trên cơ sở nghiên cứu. đánh giá mức độ
thích nghi sinh thái của các đơn vị cảnh quan và phán tích hiện trạng sản xuất
phục vụ cho việc định hướng quy hoạch pliát triển cây ăn quá ở huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
* Nội dung:
- Phân tích các nhân tố hình thành các đơn vị cảnh quan.
- Xây dựng hệ thống phân loại, chỉ tiêu phân loại cảnh quan và thành lập bản
đồ cảnh quan huyên Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1 : 50 000.
- Phân tích đăc điểm các đơn vị cảnh quan huyện Hữu Lũng, tinh Lạng Sơn.
- Phân tích hiện trạng sản xuất và đánh giá thích nghi sinh thái nhằm định
hướng quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
e. Các kết quả đạt được
- Nghiên cứu tổng hợp và đồng bộ các đậc điểm sinh thái cảnh quan, xây dựng
bản đổ cảnh quan cho một huyện trung du miền núi.
- Định lượng hoá các chí tiêu và tiến hành đánh giá thích nghi sinh thái các đơn
vị cảnh quan cho việc phát triển cây vải và cày na.
- Thành lập bản đồ phân hạng thích nghi sinh thái đối với cày vải và cây na,
đổng thời xãy dựng bản đồ định hướng tổ chức lãnh thố sản xuất huyện Hữu
Lũng, tinh Lạng Sơn.
f. Tình hình kinh phí của đề tài
Tổng kinh phí được cấp là 15.000.000d (Mười lăm iriệu đồne chẩn) cho hai năm
thực hiện đề tài (đã quvết toán)
XÁC NHẬN CỦA BAN CHỦ N H Ệ M KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)
Pốỉỉ, 77 7ỶÍ
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
PHÓ HIỆU TRƯỚNG
ĩ u á k
SUMMARISED REPORT
a. Project’s title: ‘Research on landscape ecology and fruit-tree planning orientations
in Service of rural development Ũ1 Huu Lung District, Lang Son Province.”
Code number: QT. 99.14
b. Project’s Head: Lecturer Pham Quang Tuan.
c. Researchers:
1. Msc. Nguyen Thi Hai.
2. Lecturer Nguyen Dinh Van.
3. Bsc. Pham Hong Phong.
d. Research Objective and Content:
♦ Objective: Establishing the scientific basis íounded on the research, evaluations
of ecological suitablity of landscape units and the analysis of the cuưcnt
production in Service of fruit-tree development planning’s orientations in Huu
Lung District, Lang Son Province.
♦ Content:
- Analyãng forming factors of landscape unit.
- Qassifying landscapcs (system and criteria) establishing a landscape map at
scale of 1/50000 in Huu Lung District, Lang Son Province.
- Analyzing landscape unit features in Huu Lung District, Lang Son Province.
- Analyzing the current production and evaluating the ecological suitablity for
recommendations on the fruit-tree development planning in Huu Lung
District, Lang Son Province.
. Achieved Results:
The integrated and synchronic research on ecological landscape 1'eatures and the
created landscape map for a mountainous midland district (Huu Lung District,
Lang Son Province).
The identified quantitative criteria and ecological suitablity evaluations of
landscape units for litchi and custard - apple tree’s development.
The created ecological suitablity classiíìcation maps for litchi and custard - apple
trees, and the recommendation map for the producing territorial organizations in
Huu Lung District, Lang Son Province.
M Ụ C LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tàì
3.
Giới hạn của đề tài
4. Cấu trúc của để tài
CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÝ. LUẬN VỂ NGHIÊN cứ u SINH THÁI CẢNH QUAN
1.1.
PHỤC VỤ CHO VIỆC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN nô n g t h ô n
Sinh thái cảnh quan và ứng dụng của nó trong việc quy hoạch lãnh
1.1.1.
thổ sản xuất
Một số vấn đề về sinh thái cảnh quan
1.1 2. Mối liên hệ giữa sinh thái cảnh quan và hệ sinh thái nông nghiệp
1.2.
Lịch sử nghiên cứu và quan điểm tiếp cận
1.2.1.
Lịch sử nghiên cứu
1.2.1.1.
Nhóm các tài liệu liên quan đến các vấn đề lý thuyết của để tài
1.2.1.2.
Nhóm các tài liệu liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu
1.2.2. Quan điểm tiếp cận
1.2 2.1 Q uan điểm lịch sử
1.2.2.2. Quan điểm hệ thống
1.2.2.3. Quan điểm tổng hợp
1.3. Các phương pháp nghiên cứu
1.3.1.
Phương pháp thống kê
1.3.2.
Phương pháp bản đồ
1.3.3.
Phương pháp kháo sát thực địa
1.3.4.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
1.3.5.
Phương pháp nghiên cứu trong phòng
1.3.6.
Phưong pháp tổng hợp
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN T ố HÌNH THÀNH CẢNH QUAN HUYỆN
2.1.
HỮU LŨNG
Các yếu tố hình thành cảnh quan
2.1.1.
Vị trí địa lý
2.1.2. Đặc điểm địa chất địa hình
2.1.2.1.
Địa chất
2.1.2.2.
Địa hình
1
1
2
2
3
4
4
4
5
7
7
7
8
9
9
10
11
12
12
13
13
14
15
15
17
17
17
18
18
22
2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 24
2.1.3.1. Khí hậu 24
2.1.3.2. Thuỷ văn 27
2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật 29
2.1.4.1. Thổ nhưỡng 29
2.1.4.2 Thực vật 34
2.1.5. Mức độ nhân tác 37
Khái quát về sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và hệ thống phân loại
cảnh quan
2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân hoá lãnh thổ 40
2.2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan 41
2.2.2.1. Nguyên tắc nghiên cứu thành lập bản đồ cảnh quan 41
2.2.2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực Hữu Lũng 43
Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan huyện Hữu
Lũng
2.3. Đặc điểm cảnh quan huyện Hữu Lũng 53
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI
NHẰM ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN câ y ăn QÚA
3.1. Khái quát tình hình kinh tế - Xã hội khu vực nghiên cứu 61
3.1.1. Thực trạr^ phát triển kinh tế 61
3.1.2. Đặc điểm dân số và lao động 62
3.1.3. Y tế, giáo dục và hạ tầng cơ sở 63
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp 65
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 65
3.2.2. Hiện trạng sản xuấtnông nghiệp 66
3.3. Đánh eiá mức độ thích níỉhi sinh thái của các dạng cảnh quan 67
Cơ sở khoa hoc, nguyên tắc và phương pháp đánh 2Ía mức đô thích
3.3.1. . ,, 67
nghi sinh thái của các đon vị cảnh quan
3.3.1.1. Cơ sở khoa học của việc đánh Riá 67
3.3.1.2. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá 69
Lưa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá mức độ thích nghi sinh
3.3.2. ' . 5 5 70
thái với cây vai, cây na
3.3.2.1. Đặc điểm sinh thái của cây vải, cây na 70
3 3 2 2 c*1° n ^ ân câP c®° t’êu ('^ n*1 nrác độ thích nghi sinh
thái với cây vải và cây na
^ ^ Đánh giá và phân hạng mức độ sinh thái của các dạng cảnh quan
đối với cây vải và cây na
3.3.3.1. Phân hạng thích nghi sinh thái đối với cây vải 80
3.3.3.2. Phân hạng thích nghi sinh thái đối với cây na 83
3.3.4. Định hướng quy hoạch phat triển cây ăn quả (vải, na) 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
A. Kết luận 88
B. Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 98
Mỏ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ tà i
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, cùng với quá trình công nghiệp hoá và
hiện đại hóa nông thôn, việc xây dựng một nền nông nghiệp theo quan điểm sinh thái
và phát triển lâu bền là không thể thiếu được. Với mục tiêu quản lý và bảo tồn tổng thể
tài nguyên thiên nhiên sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trên
từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Hữu Lũng là một huyện thuộc vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam, có tổng diện
tích tự nhiên là 80.466 ha. Đây là địa bàn chung sống của 23 dân tộc với số dân
khoảng 101.232 người (1999) trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 587r. Hữu Lũng có
1 thị trấn và 26 xã phân bố khá đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện, là một vùng
có giàu tiềm năng về điêu kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thích hợp cho việc
phát triển cây ãn quả nói riêng và phát triển nông, lâm nghiệp nói chung. Hầu hết các
hộ ở đây đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, nhân lực để phát triển nông, lâm
nghiệp. Đặc biệt, huyện cũng đã có định hướng cho việc mở rộng diện tích trồng cây
ăn quả và coi đó là chiến lược lâu dài của Hữu Lũng. Tuy nhiên, do việc khai thác sử
dụng tài nguyên thiên nhiên còn thiếu cơ sở khoa học nên cây ăn quả trong những năm
gần đây chỉ được mở rộng về diện tích, nhưng năng suất và chất lượng chưa cao. Ngoài
ra, do công tác quy hoạch trồng cây ăn quả chưa được tiến hành một cách đồng bộ nên
ờ đây chưa hình thành những vùng chuyên canh mang tính chất sản xuất hàng hóa. Từ
nhũng thực trạng trên không những làm cho kinh tế ở đáy phát triển chậm, mà còn gây
khó khăn trong việc xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến theo quan điểm sinh thái.
Để phát triển bển vững thì việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái cảnh quan phục vụ cho
quy hoạch phát triển cây ăn quả và sử dụne họp lý lãnh thổ trở nên vô cùng cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và với lòng mong muốn được góp phần vào việc
phát triển kinh tế - xã hội ờ một huyện truníĩ du miền núi đã thúc đẩy chúns> tỏi chọn
1
đề tài: “Nghiên cứu sinh thái cảnh quan và định hướng quy hoạch cây ăn quả phục
vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng, tình Lạng Son
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM v ụ CỦA ĐỂ TÀI
* Mục tiêu của đê tài.
Để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc ở
huyên Hữu Lũng thì không thể có cách nào khác là phải đẩy mạnh sản xuất nông, lâm
nghiệp. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: xây dựng luận cứ khoa học trên
cơ sở nghiên cứu, đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của các đơn vị cánh quan và
phân tích hiện trạng sản xuất phục vụ cho việc định hướng quy hoạch phát triển cây ăn
quá ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
* Nhiệm vụ của đề tài.
Để đạt được các mục tiêu trẽn, trong quá trình thực hiện đề tài cần giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
- Khảo sát thực địa, thu thập các dữ liệu về điều kiên tự nhiên và kinh tế - xã hội
của khu vực nghiên cứu.
- Phân tích các nhân tố sinh thái cảnh quan và xác định tính đặc thù về điểu kiện
tự nhiên ở khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu quy luật phân hóa lãnh thổ và đặc điểm các đơn vị sinh thái cảnh
quan ở huyện Hữu Lũng.
- Phân tích hiện trạng sản xuất của một số loại cây ăn quả trên các đơn vị cảnh quan.
- Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các dơn vị cảnh quan
đối với một số loại cây ăn quả.
- Định hướng quy hoạch phát triển cây ăn quả ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứ u
Với đặc điểm Hữu Lũng là một huyện có diện tích tự nhiên rộng lớn, địa hình
phân hỏa phức tạp nên lãnh thổ chưa được nghiên cứu nhiều. Hơn nữa, do điều kiện về
2
thời gian và kinh phí có nhiều hạn chế, đổng thời với mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra
nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi những vấn để sau:
- Trong nghiên cứu thành lập bản đồ cảnh quan phục vụ cho việc định hướng
quy hoạch trồng cây ăn quả, đề tài không đi sâu phân tích mà chỉ đưa ra một số hệ
thống phân loại của các tác giả trong và ngoài nước, trên.cơ sờ kế thừa, bổ sung và diều
chỉnh cho phù hợp với đặc thù của lãnh thổ.
- Trong phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích mức độ thích
nghi sinh thái của một sô' cây ăn quả chủ yếu như: vải và na. Đây là những cây đang
được trồng phổ biến ở Hữu Lũng.
- Khi tiến hành quy hoạch trồng cây ãn quả ớ huyện Hữu Lũng, việc quy hoạch
chỉ mang tính chất định hướng chiến lược và mới dừng lại ở mức độ khái quát theo
từng đơn vị cảnh quan.
4. CẤU TRÚC CỦA ĐỂ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của báo
cáo được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sờ lý luận về nghiên cứu sinh thái cảnh quan phục vụ cho việc
quy hoạch phát triển nông thôn.
Chương 2: Đặc điểm các nhân tố hình thành cảnh quan huyện Hữu Lũng.
Chương 3: Hiện trạng sản xuất và đánh giá thích nghi sinh thái nhằm định
hướng quy hoạch phát triển cây ãn quả
Toàn bộ báo cáo được trình bày trong 97 trang với 3 bản đồ, 1 sơ đồ, 98
tài liêu Iham khảo, 2 phụ lục.
3
CHƯƠ N G 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN cứu SINH THÁI CẢNH
QUAN PHỤC VỤ CHO VIỆC QUY HOẠCH
PHAT TRIỂN NÔNG THÔN
1.1. SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG VIỆC QUY
HOẠCH LÃNH THỔ SẢN XUÂT
1.1.1. Một sô vấn đề về sinh thái cảnh quan.
Vấn đề sinh thái cảnh quan đã được nhiều học giả ở Liên xô cũ như: D. L
Armand, I. p Gerasimov đề cập đến rất sớm, trong đó nhán mạnh việc nghiên cứu sinh
thái trong cảnh quan và đưa ra những chiểu hướng sinh thái tự nhiên trong cánh quan.
Chính D. L Armand đã nhấn mạnh, địa lý học phải nghiên cứu sinh thái học và phải
đụng đến sinh thái học bằng cảnh quan học [4].
Hiện nay, hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan đã phất triển rộng rãi trên thế
giới. Nghiên cứu sinh thái cảnh quan có thể hiểu là nghiên cứu những đặc điểm sinh
thái của các đơn vị cảnh quan. Và để làm rõ điều đó, nhiều tác giả theo hướng nghiên
cứu này đã khuyến cáo cần phải nghiên cứu sinh thái trên các trạm của cảnh quan đã
được chọn theo giới hạn các khoanh vi ở các cấp cảnh quan với mục tiêu thử nghiệm
nghiên cứu sinh thái.
Như chúng ta đã biết, sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ
tương hỗ giữa các cá thể sinh vật với nhau và với môi trường xung quanh, đồng thời
nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường xung quanh lên các cá thể sinh vật. Nghiên cứu
đăc điểm sinh thái của cảnh quan là nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và
môi trường cảnh quan, tức là giữa sinh vật với tất cả các hợp phần của cảnh quan. Xu
thế sinh thái hóa cánh quan là cần thiết và có thể thực hiện được. Đây là một giai đoạn
tiến lên của sự hiểu biết tự nhiên bằng cách đưa các nghiên cứu định lượng, sinh thái
vào các công Irình nghiên cứu cảnh quan.
Như vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh thái cảnh quan là nghiên cứu sự phán
hóa lãnh thổ để tạo nên các đơn vị cảnh quan, đồng thời phán tích cấu trúc, chức năne và
4
định lượng hóa đặc điểm sinh thái của các đơn vị cảnh quan. Từ đó giải quyết các vấn đề
như: đánh giá thích nghi sinh thái của từng đơn vị cảnh quan cho các loại hình sử dụng
nhằm nâng cao năng suất của các hệ sinh thái phục vụ cho phát triển bển vững.
1.1.2. Mối liên hệ giữa sinh thái cảnh quan và hệ sinh thái nông nghiệp.
Do nhu cầu thực tiẻn ngày càng cao và đa dạng nên sinh thái cảnh quan không
dừng lại ở việc nghiên cứu các nhân tố sinh thái và cấu trúc cảnh quan lãnh thổ, mà
tiến tới phân tích chức năng, đánh giá chúng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng.
Từ vài chục nãm trở lại đây, trong sinh thái học nông nghiệp đã xuất hiên một
hướng mới, đó là nông nghiệp sinh thái. Đây là nền nông nghiệp tổ chức sản xuất bằng
cách khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên cùng với kỹ thuật canh tác
hài hòa nhằm tạo ra các nông sản có chất lượng cao và hạn chế sự suy thoái môi
trường. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, cây trồng là một thành phần chủ yếu và chúng
có mối quan hệ chạt chẽ với điều kiện ngoại cảnh [74]. Vì vậy, khi xác lập các mô hình
kinh tế sinh thái nông nghiệp cần phải đi sâu phân tích cấu trúc và chức nãng của hệ
sinh thái cũng như sự trao đổi vật chất năng lượng trong chính bản thân từng mô hình
và giữa các mô hình với bẽn ngoài. Từ đó, nó giúp ta thấy được xu thế vận động của hệ
thống mà có biện pháp điều khiển phù họp với quy luật khách quan và mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân tạo mà đặc trưng của nó là
nhận nãng lượng mặt trời để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp cho xã hội. Khi xác lập
các hệ sinh thái nông nghiệp nếu không có sự hiểu biết về các chức năng của từng cấu
trúc và không tuân theo quy luật khách quan trong cấu trúc sinh thái cảnh quan thì
chắc chắn sẽ bị thất bại. Vì vậy, nhiệm vụ lâu dài của Địa lý học là giúp cho con người
hiểu được quy luật cấu trúc đích thực của cảnh quan trên từng khu vực, tìme vùng địa
lý cụ thể để phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả cao mà không làm suy thoái tài
nguyên và môi trường.
Tronẹ các hệ sinh thái nông nghiệp, vòne tuần hoàn vật chất - năní> lượng vận
chuyển theo một phương hướng và cường độ đặc trưne cho từng địa tổng thể, trong đó
5
quang hợp là điểm khởi đầu và con người là mắt xích cuối cùng trong các hệ kinh tế sinh
thái. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế con người phải biết lợi dụng các quy luật tự nhiên để
phục vụ cho mình hơn là đi tìm cách cải tạo và chinh phục nó. Chính D. L. Armand đã
từng nhận xét với đại ý là không có gì đáng tự hào hơn khi chúng ta biết lợi dụng được các
quy luật tự nhiên phục vụ cho con người hơn là đi cải tạo, chinh phục nó
Việc xây dựng các hệ sinh thái nông nghiệp hợp lý dồng nghĩa với việc tạo ra
các cảnh quan nhân sinh có hiệu quả kinh tế cao nhưng lại có cấu trúc và chức năng
tương tự như các cảnh quan tự nhiên ở trong từng khu vực với tính ổn định cao và chịu
được mọi tác động của tự nhiên theo thời gian. Do đó khi xây dựng các hệ sinh thái
nông nghiệp cũng như quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp phải dựa trên
các luận cứ sau:
- Điều kiện tự nhiên tồn tại và diẻn biến theo các quy luật vĩnh hằng mà hiện
nay chưa có lực lượng và sức mạnh nào chi phối cả. Con người chỉ có thể lợi dụng các
thế mạnh và hạn chế mặt yếu để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc xác lập các hệ sinh thái nông nghiệp và khôi phục các tài nguyên thiên
nhiên phải tuân theo những quy luật vốn có của tự nhiên, nghĩa là trên cơ sở các quy
luật mà mô phỏng, xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái sẽ dễ dàng tạo nên những
tương đồng, ít tốn kém nhất.
- Phải nám bắt các quy luật tự nhiên nhưng phải nhìn nhận những thực thể có lợi
nhất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường trong từng thời đại kỹ thuật, phục
vụ lợi ích từng thời kỳ.
- Hướng kinh tế sinh thái có vai trò quan trọne trong công tác xây dựng hệ sinh
thái nông nghiệp. Các hệ sinh thái đều vận động và phát triển theo các chu trình vật
chất - năng lượng. Để phát triển kinh tế, con nsười có thể lợi dụng các chu trình này
nhirng phải tuân theo quy luật của nó.
Như vậy, cơ sờ khoa học và mục tiêu cơ bản của việc xáy dựne các hệ sinh thái
nông nghiệp là tôn trọng các quy luật phát triển của tự nhiên và chọn một số mắt xích
có lợi nhất cho các hoạt dộng kinh tế, đồng thời hạn chế các hoạt độne có hại của tự
nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
6
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN cứ u VÀ QUAN ĐlỂM tiế p c ậ n
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu.
Cho đến nay đã có nhiều công trình đề cập tới những khía cạnh khác nhau có
liên quan với lãnh thổ và để tài nghiên cứu. Trong sô những tài liệu tham khảo có thể
chia làm 2 nhóm chính sau:
1.2.1.1 Nhóm các tài liệu liên quan đến các vấn đề lý thuyết của để tài:
Hiện nay có rất nhiều tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó có thể
chia ra các loại :
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và lãnh thổ: Công tác nghiên cứu điều tra cơ
bản các hợp phần tự nhiên ở Việt Nam bắt đầu từ rất sớm như: nghiên cứu và thành lập
bản đồ đất tổng quát Việt Nam của F. R. Moorman (1958, 1960), những loại đất chính
ờ miền Bắc Việt Nam của Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia Tu (1963), nghiên
cứu về đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm của V. M. Fridland - 1973 [17]. Nghiên cứu
vể đặc điểm khí hậu Việt Nam cũng được một số tác giả quan tâm như: Phạm Ngọc
Toàn, Phan Tất Đắc - 1975 [62], Nguyễn Đức Ngữ, Nguyền Trọng Hiệu - 1988 [41 ],
Nguyền Can - 1994 [10]; nghiên cứu về thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam của
Trần Ngũ Phương (1970), Thái Vãn Trừng - 1978 [71] Hướng nghiên cứu đánh giá
tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất đã được nhiều tác giả để cập đến
[23], [53], [571
- Nghiên cứu về sinh thái cảnh quan: Có rất nhiều công trình trong và ngoài
nước nghiên cứu về cảnh quan cũng như đánh giá tổng hợp chúng nhằm mục đích sử
dụng họp lý tài nguyên lãnh thổ và bảo vệ môi trường. Trong số này có một số cồng
trình nặng về lý thuyết và đặt nển móng cơ sở cho khoa học cảnh quan như: D. L.
Arman [4], A. G. Ixatsenco [25], Vũ Tự Lập [33], và cũng có nhiều công trình mang
tính chất lý thuyết cảnh quan ứng dụng như: Phạm Hoàn? Hải và NNK [18], Nguyền
Cao Huần [24] Hướne nghiên cứu “sinh thái hóa cảnh quan" cũng được thể hiện ở
một số công trình của Phạm Quaníĩ Anh [2], Nguyễn ThếThôn [56] và ở một mức độ
nhất định hướng nghiên cứu này vừa làm phong phú thêm lý luận về cảnh quan học,
7
vừa có ý nghĩa ứng dụng thực tế. Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm sinh thái cánh
quan lãnh thổ huyện Hữu Lũng, các công trình đã dẫn này được coi là những tài liệu
tham khảo chủ yếu.
- Tổng kết kinh nghiệm và xây dựng mô hình kinh tế sinh thái: Gần đây, do nhu 11
cầu thực tiễn nên nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình ở
nhiêu khía cạnh khác nhau, trong đó kinh tế hộ gia đình ở trung du và miền núi được
đăc biệt quan tâm (31, [6], [37], [54], [70], [86].
Tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đã được con người nhận thức từ lâu,
nhưng muốn có kết quả cao thì phải dựa vào sự nỏ lực của hẽ thống các hộ sản xuất
nông nghiệp. Chính điều này đã được c. Mác nêu rõ: “Ngay ở nước Anh với nền công
nghiệp phát triển, hình thức sán xuất nông nghiệp có lợi nhất không phái là các xí
nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không sử dụng lao động
làm thuê”, và muốn phát triển sản xuất, tăng sản lượng lương thực và không hủy hoại
mỏi trường tự nhiên thì phải duy trì một nền “nông nghiệp bổn vững”. Những vấn đổ
này đã được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới làm rõ [ 13], [ 14], Ị30], [31], (39],
[45], [64], [79], [86].
Kinh nghiệm của nhiều nơi đã cho thấy kinh tế hộ gia đình và trang trại là loại
hình kinh tế có hiệu quả nhất và là lực lượng kinh tế chủ yếu trong quá trình phát triển
nền sản xuất hàng hóa hiện đại. Tuy nhiên, dây là loại hình kinh tế tương đối mới mỏ
nên các chủ gia đình còn nhiều bỡ ngỡ trong việc xác lập mô hình hợp lý cho gia đình
mình. Để giúp cho các chủ hộ và chủ trang trại tổ chức tốt các hoạt động kinh tế của
mình nên đã có một sô' công trình nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm xây dựng mổ hình
[11], [22], [28], [55], [59], [68], [69]. Các công trình này được coi là những tài liệu
tham khảo có giá trị khi tiến hành xác lập mô hình kinh tế sinh thái nône hộ hựp lý ỏ
huyổn Hữu Lũníi.
1.2.1.2 Nhóm các tài liệu liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu:
Song sonu với nhóm tài liệu liên quan đến nhữns vấn đề lý thuyết cúa dề tài,
còn có một sô' tài liệu liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu.
8
Năm 1967, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã nghiên cứu và thành
lập bản đồ thổ nhưỡng huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/50.000 [83].
Vào năm 1978, khi viết “Thảm thực vật rừng Việt Nam” Thái Văn Trừng đã
chọn huyện Hữu Lũng làm một trong những trạm nghiên cứu định vị, trong đó cấu trúc
thành phần loài và quá trình diễn thế ở đây được mô tả khá chi tiết [71 ].
Từ năm 1986 - 1987, Bộ môn Sinh thái cảnh quan và môi trường Khoa Địa lý -
Địa chất Trường ĐHTH Hà Nội đã nghiên cứu đánh giá điều kiên sinh thái cảnh phục
vụ phát triển một số cây trồng cạn ngắn ngày ở huyện Hữu Lũng [8], [9].
Để phục vụ cho việc định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Lạng Sơn, nẫm 1996 Vũ Tự Lập (và NNK) đã nghiên cứu và cho ra mắt cuốn “Địa lý
địa phương tỉnh Lạng Sơn”. Trong công trình này, các đặc điểm cảnh quan địa lý tự
nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hữu Lũng cũng được các tác giả đề cập đến [35].
Trong những năm 1998 - 1999, việc quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hữu Lũng đến năm 2010 cũng dã đuực thực hiCn
[48], [78]. Gần đây, một số tác giả đi sâu xây dựng cơ sở định lượng cho thành lập bản
đồ đơn vị đất đai và tiến hành đánh giá thích nghi, phân tích hiệu quả kinh tế của một
số loại sử dụng đất trổng cây ăn quả ở huyện Hữu Lũng [75], [76].
1.2.2. Quan điểm tiếp cận.
1.2.2.1 Quan điểm lịch sử:
Đối với nhà địa lý, khi nghiên cứu và đánh giá tài nguyên ở một lãnh thổ nào đó thì
việc xem xét lịch sử diễn biến đã xẩy ra trong quá khứ có tầm quan trọng đặc biệt. Thiên
nhiên là một chỉnh thể thống nhất và là mối tổng hòa của các mối quan hệ tương tác. Sự
tồn tại và phát triển của các yếu tố tự nhiên này chịu sự chi phối của các yếu tô' tự nhiên
khác và ngược lại. Do đó nếu chúng ta không hiểu được lịch sử phát sinh, phát triển và tồn
tại của chúng trong các mối tương quan với các yếu tố khác thì không thể lý giải được các
hiên tượng trong tự nhiên, cũng như không thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu.
Trong quan hệ phát sinh và phái triển, ngoài một sô' trường hợp cá biệt thì mọi
cái trong tự nhiên đều tuân theo một quy luật chune cùa chúng. Sự biến dộng của một
9
đơn vị lãnh thổ đều được suy ra từ hệ quả của mối tác động qua lại giữa các hợp phần
địa lý tự nhiên và nhân vân theo không gian và thời gian. Chẳng hạn để có những
phương án quy hoạch khả thi, người ta phải xác định được các loại hình sử dụng đất
trong quá khứ và hiên tại. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử phát triển các hệ thống nông
nghiệp và hê thống cây trồng cũng như hiện trạng sử dụng đất là khổng thể thiếu được.
Nói cách khác, nghiên cứu quá khứ và hiện tại là cơ sở khoa học vững chắc cho việc
đánh giá tài nguyên và định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, đồng thời đưa
ra những dự báo vé kinh tế, sinh thái và môi trường một cách chính xác.
1.2.2.2 Quan điểm hệ thông:
Quan điểm hê thống chính là sự vận dụng triết học duy vật biện chứng vào việc
nghiên cứu, đánh giá các đối tượng phức tạp của khoa học ngày nay, khi mà thế giới
khách quan được xem như là một tập hợp có quy luật, theo một thang bậc nào đó của
rất nhiều hệ thống với quy mô và mức độ khác nhau. Các hệ Ihốne luv râì phức tạp,
nhưng vẫn có chung một số tính chất, đó là:
- Các hẹ thống thuờng bao gồm nhiều thành phần, bộ phận cấu tạo nổn và có
mức độ tổ chức nội tại cao. Những thành phần cấu tạo nên hệ thống là các dạng vật
chất và năng lượng. Còn các bộ phận cấu tạo nên thành phần cùa hô thống là các đơn vị
nhỏ hơn. Như vậy, có thể nói một hệ thống được tạo nên bởi nhiều hệ thống nhỏ và các
hệ thống nhỏ này lại được cấu tạo bởi những hệ thống nhỏ hơn chúng.
- Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo nên hệ thống đều có những mối quan
hệ qua lại mật thiết với nhau thông qua các dòng vật chất, năng lượng và thông tin. Do
đó khi ta tác động vào một thành phần hav một hộ phận nào đó thì các thành phần khác
sẽ bị thay dổi theo một phản ứng dây chuyền (chảng hạn: khi ta phá rừng thì khí hậu sẽ
thay đổi, mực nước neấm sẽ hạ thấp, đất đai sẽ bị xói mòn, thoái hóa ). Các hệ thống
như vậy được ẹọi là hệ thône có cấu trúc. Đối với một lãnh thổ níỉười ta phán biệt hai
loại cấu trúc là cấu trúc đứng và cấu trúc ngang.
Tất cả các yếu tố hợp thành một đem vị lãnh thổ đều là nhữníí hộ phận cùa cấu
trúc. Các cấu trúc có mối liên hẻ mật thiết với nhau để tạo nên một hẹ thónu. Các hẹ
10
thống này lại là những cấu trúc thành phần và nằm trong các hệ thống cấp lớn hem.
Mỗi một cấu trúc đểu có những chức năng nhất định vừa liên quan phụ thuộc, vừa chi
phối lẫn nhau và nằm trong hệ thống cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và biến đổi theo
nhịp điệu mùa của địa hệ.
Giữa các hê thống đang xét và môi trường bèn ngoài của nó cũng có mối quan
hệ thống nhất với nhau. Để duy trì hê thống được bền vững thì phải tìm cách giữ sao
cho dòng vào từ bên ngoài và dòng ra từ bên trong luôn luôn ở thế cân bằng. Do đó,
khi nghiên cứu một hê thống, không những phải chú ý đến “tính hệ thống bên trong”
mà còn phải chú ý đến cả “tính hê thống bên ngoài” của nó.
Nhiều nghiên cứu về sử dụng đất được các nhà khoa học nghiên cứu trên cơ sờ
lý thuyết hộ thống. Họ cho rằng nông nghiệp là một hộ thống (Farming Systems) chứa
đựng các hệ thống khác như: hệ thống trồng trọt, hệ thống chân nuôi, hộ thống quản
lý (Chambast Lauwe, 1963).
Việc phát triển sản xuất ở huyện Hữu Lũng cũng dựa trên mô hình hô thống,
tức là từ quy trình sản xuất cho đến cung cách hạch toán “đầu vào” (input), “đầu ra”
(output) sao cho đạt hiệu quả cao và đảm bảo cho một hệ kinh tế sinh thái phát triển
bển vững. Có như vậy chúng ta mới tìm ra những giải pháp đồng bộ trong khai thác và
sử dụng tài nguyên một cách hợp lý. Chính quan điếm này đã giúp cho chúng ta thấy
rõ rằng: khi đánh giá tổng hợp tài nguyên và xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái hộ
gia đình phải đặt trong mối quan hệ liên ngành và liên vùng, tức là từ khâu sản xuất
hàng hóa cho đến tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mồ của
lãnh thổ.
1.2.2.3 Quan điểm tổng hợp:
Hiện nay, địa lý học đang đi vào giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tổng hựp các
điều kiện tự nhiên và tài nguyên để tiến tới quy hoạch lãnh thổ. Vì vậy, việc nhìn nhận
mọi hợp phần cấu thành lãnh thổ tự nhiên phái được dặt trontỉ mối quan hê tirơni> tác
lản nhau và liên quan đến sự hình thành tính đa dạne vé tài neuyén cùa lãnh thổ.
Nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ được sử dụntỉ như mộl cồnti cụ dắc lực phục vụ
11
cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Các quan điểm này đã
được các nhà Địa lý Liên Xô (cũ) đưa ra từ những nam 70 như: Azgaldov (1970),
Mukhina. L. I (1970), Ixatrenco. A. G (1972) Mặc dù trong giai đoạn này các hợp
phần tự nhiên mới chỉ được nghiên cứu riêng lẻ nhưng các nhà địa lý đã cố gắng đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và áp dụng kết quả đánh giá tổng hợp đó vào định
hướng quy hoạch sử dụng lãnh thổ.
Trong công tác đánh giá tài nguyên và quy hoạch phát triền nồng, lâm nghiệp,
một loạt các phương pháp được áp dụng, trong đó phương pháp phân tích liên hợp các
bản đồ thành phần được coi là phổ biến. Phương pháp này bước đầu đã làm cơ sử cho
việc thành lập bản đồ tổng hợp.
Tính tổng hợp từ lâu đã được xem là tiêu chuẩn hàng đẩu dể xem xét, đánh giá
giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên. Thông thường, trong các tư liệu cơ sở lý luận của khoa học địa lý, tính
tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về các điều kiộn tự nhiỏn
và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hóa của chúng cũng như nhũng mối quan
hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thế địa lý.
- Tổng hợp là sự kết họp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phán tích đồng bộ
và toàn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát
hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thố địa lý.
Như vậy, trong nghiên cứu đánh giá phải dựa trên cơ sở những kết quả phán tích
đồng bộ, toàn diện và tổne họp địa lý, đồnẹ thời cả hai quan niệm này phải được sử
dụng phối hợp chặt chẽ với nhau.
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
Để thực hiện tốt mục tiêu và nội dung của để tài đặt ra, có các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu đã được áp dụng như:
1.3.1. Phương pháp thông kê.
Các số liệu thốne kê về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hồi cúa huyên Hữu
Lũng là nhĩme thống tin khái quát ban đầu vé lãnh thố nuhiên cứu. Bôn cạnh dó. đê
12
việc thực hiện các nội dung nghiên cứu theo một chuẩn mẫu định sẵn, các loại bản dồ,
tài liệu cần thu thập đã được hệ thống hóa theo để cương đã vạch ra từ trước để tránh
thiếu sót những dữ liêu cần thiết cho bước tổng hợp sau này. Nguồn dữ liệu được thống
kê bao gồm:
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ.
- Thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa.
- Thống kê qua đo đếm, tính toán trên bản đồ.
- Thống kê qua các bảng điều tra nông hộ với hệ thống chỉ tiêu đã định.
Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp không thể thiếu được, vì các sô' liệu
thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian di thực địa.
1.3.2. Phương pháp bản đổ.
Để xác lập sự đổng nhất hay phân dị lãnh thổ của các nhân tố sinh thái cũng
nhu việc Ihể hiện chúng thì không còn cách nào khác là phải sử dụng bản đồ. Theo giới
khoa học bản đồ còn được gọi là “ngôn ngữ” của địa lý, vì chúng có khả nãng thổ hiộn
rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu. Trên c«
sở các loại bản đổ như: địa mạo, thổ nhưỡng, thủy vãn, thực vật và hiện trạng sử dụng
đất mà tính toán tiềm năng, sức chứa cũng như khả nãng phục hồi của lãnh thổ. Đặc
biệt để đánh giá tổng họp tài nguyên theo đơn vị lãnh thổ thì vấn đề không thể thiếu
được là phải thành lập bản đồ cảnh quan. Bản dồ này được xây dựng theo phương pháp
phân tích liên hợp các bản đồ đơn tính như: bản đồ địa mạo, bản đổ thổ nhưỡng, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất Ngoài ra, phương pháp bản dồ còn là phương pháp duy nhất
thể hiện sự phân bố không gian các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng
thời giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một
cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với việc đọc các bảng thống ké dài.
1.3.3. Phương pháp khảo sát thục địa.
Đây là phưtmu pháp truyền thống nhưne hiện nay vẫn được coi là một trong
những phương pháp không thể thiếu được khi nghiên cứu chi tiết một lãnh thổ nào đó.
Phương pháp này bao gồm:
13
- Tiến hành khảo sát, đo đạc và thu thập các số liệu về tự nhiên và kinh tế - xã
hội theo để cương đã vạch ra.
- Trên cơ sở phiếu điểu tra và bảng câu hói, tiến hành điều tra, phóng vấn các hộ
gia đình ở lãnh thổ nghiên cứu một cách ngẫu nhiên và ở diện rộng.
- Nghiên cứu các hiên tượng tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng đối với nhau
cũng như mối quan hệ giữa tự nhiên và con người.
- Kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình suy diễn hay
tính toán trong phòng.
Để nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và xác định sự phân hóa lãnh thổ, việc khảo
sát thực địa đã được tiến hành theo 4 tuyến chủ yếu từ trung tâm huyện đi Hòa Lạc,
Quyếl Thắng, Hữu Liên và Minh Sơn. Trên các tuyến này chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu, khảo sát qua các dạng địa hình khác nhau, đào 126 phẫu diên đất để lấy
mẫu phân tích cũng như xác định lại ranh giới các loại đất, đồng thời điều tra trên 200
hộ gia đình thuộc 21 xã trong tổng số 25 xã và thị trấn. Việc khảo sát hiên trạng thảm
thực vật được tiến hành trên các ô tiêu chuẩn và khoanh vẽ theo sườn đới diện. Ngoài
ra, để xác định sự phân hóa về chế độ nhiệt - ẩm, việc quan trắc vi khí hậu đã được tiến
hành tại 3 điểm định vị chìa khóa ở xã Minh Sơn, Hòa Lạc và Yên Bình. Các sô' liệu
quan trắc được thực hiện đồng thời vào một số ngày ở các tháng cực đoan (tháng I và
VII) dùng đế’ so sánh với số liệu tại trạm trune tám huyện nhằm tìm ra hiệu sai sinh
thái giữa các khu vực.
1.3.4. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn.
Trong những năm gần đây, phương pháp đánh giá nhanh đã được đưa vào sử
dụng trong các cuộc nghiên cứu phát triển. Phưong pháp này sử dụng ngày càng nhiều
như là một công cụ bổ sung cho các phưong pháp nghiên cứu truyền thống. Với ưu thế
là tiết kiệm được thời gian và chi phí so với các phương pháp khác đã thúc đẩy phương
pháp đánh giá nhanh phát triển với các tên gọi khác nhau như: đánh giá nhanh nông
thôn (RRA), đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA), thủ tục đánh giá
nhanh (RAP)
14
Đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân là một dạng đăc biệt của đánh giá
nhanh nông thôn. Bằng việc học tập kinh nghiệm điều tra, đánh giá một cách chủ
động, hệ thống nhưng không chính quy được tiến hành trong các cộng đồng với một
nhóm đa ngành, trong đó có các thành viên của cộng đồng. Phương pháp này ngoài
việc làm tăng sự hiểu biết và khả năng phân tích những thuận lợi, khó khăn ờ địa bàn
nghiên cứu của các thành viên trong cộng đồng, nó còn giúp cho nhóm đưa ra các
quyết định một cách chính xác và đầy đủ về các dự án phát triển.
Trong quá trình thực hiên đề tài, phương pháp PRA đã được áp dụng ở một sô'
xã của huyện Hữu Lũng với những kết quả đáng khích lệ. Nhóm nghiên cứu, chủ yếu
là các thành viên trong cộng đồng, đã thu thập một cách nhanh chóng và hê thống các
thông tin cần cho đánh giá nhu cầu, nghiên cứu khả thi và định hướng quy hoạch trồng
cây ãn quả.
1.3.5. Phương pháp nghiên cứu trong phòng.
Cũng như phương pháp nghiên cứu thực địa, phương pháp nghicn cứu trong
phòng là rất cần thiết. Phương pháp nghiên cứu trong phòng sẽ đạt được kốl quá khổng
chỉ về mạt định tính mà còn cả về mặt định lượníỉ nếu như viốc phân tích và xử lý
thông tin, số liệu, phiếu điều tra thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc.
Bằng phưong pháp nghiên cứu trong phòn£, các phiếu điều tra kinh tế hộ gia
đình đã được tổng hợp và xử lý. Việc phân tích hiệu quả kinh tế của từng loại hình sử
dụng đất và đánh giá khả năng thích nghi cũng như phân tích liên hợp các loại bản đồ
đơn tính để thành lập bản đồ cảnh quan đều được thực hiện bànẹ phương pháp này.
Ngoài ra việc phân tích, đối chiếu các loại bản đồ để làm rõ mối liên hệ giữa các hiện
tượng các thành phần và tìm ra quy luật của chúng phục vụ cho việc định hướng sử
dụng họp lý lãnh thổ cũng được thực hiện khi nghiên cứu trone phònti với sự trợ giúp
của các phần mềm chuyên đụní> như: Mapinfo, Micro Station,
1.3.6. Phương pháp tổng hợp.
Đây là phirơns pháp xác định tính phân dị chung nhất của lãnh thố dựa trên kết
quả nghiên cứu và phân tích hệ thống. Bằng cách này các đơn vị cánh quan cũng đã
15
được tổ hợp ma trận để xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan khi thành lập bán đồ
cảnh quan huyện Hữu Lũng.
Đặc biệt, để định hướng quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả ở huyện Hữu
Lũng đòi hỏi phải đánh giá tổng hợp tất cả các mãt: điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và kinh tế - xã hội. Ngoài ra, để để xuất các biện pháp, phương thức sử
dụng đất hợp lý cho từng khu vực cụ thể thì cần phải xem xét tất cả các kiểu mô hình
hiện có ở trong khu vực nghiên cứu trong mối tác động qua lại giữa các hợp phần tự
nhiên và xã hội.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu kể trên, một số phương pháp khác như:
phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng trong
quá trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù các phương pháp nghiên cứu được nêu tách biệt, rõ ràng nhưng trong
quá trình nghiên cứu các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt và đan
xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu có dộ chính xác cao hem.
16
ĐẶC ĐIEM CAC NHAN TO HINH THANH
CẢNH QUAN HUYỆN HỮU LŨNG
2.1. CÁC YẾU T ố HÌNH THÀNH CẢNH QUAN
2.1.1. Vị trí địa lý.
Hữu Lũng là huyện trung du miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn và
nằm cách Hà Nội khoảng 85 km về phía Bấc, dọc theo quốc lộ 1A. v ề vị trí địa lý,
huyên Hữu Lũng được giới hạn ở tọa độ từ 21°32’00” đến 21°45’00” Vĩ Bác và từ
106°10’00” đến 106°34’00” Kinh Đông. Với tọa độ địa lý này nên khu vực nghiên
cứu mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa hè nóng, mưa
nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Là khu vực chuyển tiếp từ đồng bằng Bắc Ninh, Bắc
Giang lên vùng đổi núi cực Nam tỉnh Lạng Sơn nên Hữu Lũng có chế độ khí hậu khác
biệt với các khu vực phụ cận. v ề mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa cực đới lục địa
Đông Bấc kết hợp với sự tương tác hoàn lưu - địa hình nên đã tạo ra ở đây một nền nhiệt
tương đối ôn hòa. v ề mùa hè, chế độ nhiệt ở đây cao hơn so với các khu vực phụ cận
và có biên độ dao động nhiệt trong năm lên đến 8,3° c phản ánh tính khuất kín của khu
vực nghiên cứu.
Là một huyện có diện tích tự nhiên rộne lớn, Hữu Lũng có đường ranh giới dài
và tiếp giáp với rất nhiều lãnh thổ khác. Ngoài việc tiếp giáp với một sô' huyện trong
tỉnh như: Bắc Sơn, Văn Quan ở phía Bấc và Chi Lăng ở phía Đông Bấc, thì toàn bộ
đường ranh giới của lãnh thổ Hữu Lũng ở phía Tây và Tây Nam giáp với với tinh Thái
Nguyên và ở phía Đông Nam giáp với tỉnh Bắc Giang (xem hình 2.1).
Ngoài ra, do khu vực nghiên cứu nằm trên tuyến giao thông đường bộ và đườntỉ
sắt kéo dài từ Hà Nội đến Trung Quốc nên sẽ có nhiều thuận lợi và khó khăn trong việc
phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác an ninh quốc phòng.
17