Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là nguồn tài nguyên quý giá của quốc
gia, là thành phần quan trọng của môi trường sống. Sử dụng rừng hợp lý là vấn
đề cơ bản trong lịch sử phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thế
nhưng, theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) mỗi năm có đến 13 triệu
ha rừng trên thế giới bị phá hủy.
Đối với nước ta, trong những thập kỷ gần đây, do sự bùng nổ dân số dẫn đến
nhu cầu về nhà ở, lương thực và thực phẩm ngày càng lên cao, gây sức ép đối với
diện tích rừng. Bên cạnh đó, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp lại do bị trưng dụng
sang các mục đích khác trong quá trình phát triển của xã hội. Ở Việt Nam cả nước
có 12,616 triệu ha rừng trong đó rừng tự nhiên là 10,28 triệu ha, còn lại là rừng
trồng (Theo Bộ NN&PTNT. 2005). Cục Kiểm Lâm Việt Nam cho biết chỉ trong
8 tháng đầu năm 2009 diện tích rừng bị thiệt hại là 2.826 ha, trong đó diện tích
bị cháy là hơn 1.500 ha kéo theo sự ảnh hưởng về môi trường sống của nhiều
loại sinh vật sống trong rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chặt phá
rừng bừa bãi… Với tình trạng diện tích rừng giảm như vậy thì đây là một con số
báo động cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý rừng.
Rừng đặc dụng Hữu Liên được coi là “hàng rào thép” của tỉnh Lạng Sơn,
với tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng là hệ sinh thái rừng trên núi đá vơi
có giá trị cao về đa dạng sinh học với nhiều lồi động thực vật q hiếm: Hồng
đàn (Cupressus torulosa), nghiến (Buretiondendron tonkinensis), Trai lý
(Garcinia fagraeoides) …; động vật có Hươu xạ (Moschus berezovskii), vọc đen
má trắng (Trachipithecus francoisi), vượn đen tuyền (Hylobates concolor
concolor) … Đặc biệt Hữu Liên là một trong những khu vực phân bố của 2 loài
sinh vật là Hoàng đàn và Hươu xạ. Hai loài này đang bị đe doạ tuyệt chủng
ngoài tự nhiên, rất hiếm gặp ở nơi khác ngoài rừng đặc dụng Hữu Liên.
1
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Ngồi ra, Hữu Liên có địa hình núi đá vơi hiểm trở, có cảnh quan đẹp đặc
sắc với các hang động, suối ngầm và các hồ ngập nước theo mùa trên vùng
Karst. Khu vực vùng đệm của rừng đặc dụng cũng là nơi sinh sống của cộng
đồng các dân tộc: Kinh, tày, nùng, dao và đến nay vẫn còn giữ được những bản
sắc văn hoá dân tộc độc đáo. Đây là những nét văn hoá đặc trưng thu hút khá
đông khách tham quan du lịch tới rừng đặc dụng. Nhưng một thực trạng cũng
đang diễn ra ở đây là nạn khai thác động thực vật bừa bãi, những hiểu biết của
người dân địa phương về vai trò của rừng cịn ít nên cơng tác bảo tồn rừng cịn
hạn chế, dẫn đến hậu quả là nhiều loại động vật bị giảm đáng kể về số lượng và
đặc biệt là những lồi đang có nguy cơ tuyệt chủng như Hồng đàn, lim, sến,
gấu, khỉ.. Do đó việc điều tra, tìm hiểu về thực trạng rừng đặc dụng Hữu Liên để
có hướng khai thác, sử dụng bền vững đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học là việc
làm rất có ý nghĩa. Với mục đích trên chúng tơi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu
thực trạng và công tác bảo tồn rừng đặc dụng Hữu Liên – huyện Hữu Lũng –
Tỉnh Lạng Sơn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả của việc tìm hiểu về thực trạng, công tác bảo vệ Rừng đặc
dụng Hữu Liên hiện nay đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế cịn
tồn tại trong cơng tác bảo tồn Rừng đặc dụng Hữu Liên.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu:
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến công tác bảo tồn
rừng đặc dụng Hữu Liên.
- Đánh giá hiện trạng công tác bảo tồn rừng đặc dụng Hữu Liên.
- Phân tích các tác động, thuân lợi, khó khăn và các giải pháp phù hợp với địa
phương để nâng cao công tác bảo vệ rừng.
2
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.1. Rừng đặc dụng [9]
Là rừng và đất rừng do Nhà nước quy định nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo
vệ di tích lịch sử, bảo vệ sức khoẻ, nghiên cứu khoa học và phục vụ các lợi ích
đặc biệt khác.
Rừng đặc dụng là một thành phần của vốn rừng quốc gia được xây dựng
nhằm các mục tiêu sau đây:
+ Bảo tồn các mẫu sinh cảnh rừng khác nhau.
+ Bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật rừng.
+ Bảo tồn các khu rừng có giá trị về cảnh quan, về văn hoá, lịch sử và
bảo vệ sức khoẻ.
+ Nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo.
Quyết định 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tường Chính
phủ (điều 13) Rừng đặc dụng được phân loại, phân cấp quản lí như sau:
(1) Vườn quốc gia
Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập
nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh
thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên
ngồi; bảo tồn các lồi sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp. Vườn quốc gia
được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái
rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
(2) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có: khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn
loài - sinh cảnh
a) Khu dự trữ thiên nhiên là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất
liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được xác lập để bảo tồn bền vững các
hệ sinh thái chưa hoặc ít bị biến đổi; có các lồi sinh vật đặc hữu, quý, hiếm
hoặc đang nguy cấp.
3
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
b) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên
đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước được xác lập để bảo tồn lồi, bảo vệ
mơi trường sống nhằm duy trì nơi cư trú và sự tồn tại lâu dài của các loài sinh
vật đặc hữu, quý hiếm hoặc đang nguy cấp.
(3) Khu bảo vệ cảnh quan
Khu bảo vệ cảnh quan là khu vực có rừng và sinh cảnh tự nhiên trên đất
liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được hình thành do có sự tác động qua
lại giữa con người và tự nhiên, làm cho khu rừng và sinh cảnh ngày càng có giá
trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hoá, lịch sử. Khu bảo vệ cảnh quan được xác
lập nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống giữa thiên nhiên
với con người nhằm phục vụ cho các hoạt động về tín ngưỡng, vui chơi, giải trí,
tham quan, học tập và du lịch sinh thái.
(4) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học là rừng và đất rừng được
thành lập nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, đào tạo,
dạy nghề về lâm nghiệp.
2.2. Các hình thức bảo tồn
2.2.1. Bảo tồn nguyên vị (In-situ)
Theo công ước Đa dạng sinh học thì bảo tồn nguyên vị hay bảo tồn nội vi
là sự bảo tồn các hệ sinh thái, các mơi trường sống tự nhiên, là sự duy trì và
phục hồi dân số của các loài đến số lượng mà chúng có thể sinh tồn được trong
mơi trường của chúng. Bảo tồn nội vị bao gồm các phương pháp và công cụ
nhằm mục đích bảo vệ các lồi, các chủng và sinh cảnh, các hệ sinh thái trong
điều kiện tự nhiên.
Đối tượng áp dụng hình thức này thường là những khu vực có mức độ đa
dạng cao, những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng hoặc nằm trong sự quản lý,
bảo vệ của con người. Hình thức bảo tồn này có ưu điểm: đảm bảo mơi trường
phù hợp với sự thích nghi và phát triển của lồi, chi phí thấp.
4
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Tuy nhiên, hiện nay bảo tồn nguyên vị vẫn còn một số tồn tại. Cụ thể: hệ
thống các KBT có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế đến các hoạt động
bảo tồn trên phạm vi khu vực rộng; chưa có chính sách cụ thể để xã hội hóa
cơng tác bảo tồn; hệ thống phân hạng của Việt Nam một số hạng chưa phù hợp
với phân hạng của IUCN
2.2.2. Bảo tồn chuyển vị (Ex-situ)
Bảo tồn chuyển vị (bảo tồn ngoại vi) có nghĩa là bảo tồn các bộ phận hợp
thành của đa dạng sinh học ở bên ngồi mơi trường sống tự nhiên của chúng
(Cơng ước đa dạng sinh học).
Bảo tồn chuyển vị là một giải pháp tiếp theo và nó thường được áp dụng
đối với các loài quý hiếm mà giải pháp bảo tồn nguyên vị khơng khả thi vì sức
ép tuyệt chủng liên tục gia tăng. Bảo tồn chuyển vị có tính bổ sung, hỗ trợ cho
bảo tồn nguyên vị: Những cá thể từ bảo tồn chuyển vị sẽ được chuyển ra môi
trường tự nhiên, tăng cường cho các quần thể được bảo tồn nguyên vị. Quần thể
được bảo tồn chuyển vị có thể cung cấp cá thể phục vụ cho mục đích nghiên
cứu, trưng bày…, giảm sức ép đối với quần thể trong tự nhiên. Hệ thống bảo tồn
nguyên vị bao gồm: Các khu rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học; vườn cây
thuốc; ngân hàng giống.
Tồn tại đối với công tác bảo tồn ngoại vi ở hiện nay là: Thiếu quy hoạch
tổng thể và quy hoạch chi tiết; công tác sưu tập chưa chú ý đến những loài quý
hiếm; việc đào tạo cán bộ bảo tồn ngoại vi chưa được chú trọng; chưa có chính
sách cụ thể cho cơng tác bảo tồn ngoại vi.
2.3. Thực trạng xây dựng và quản lý các khu bảo tồn trên thế giới
Năm 1972, Liên hiệp quốc tổ chức Hội nghị bảo vệ Mơi trường tồn cầu
lần thứ hai tại Stockhom Thụy Điển. Tại hội nghị này đã thảo luận và thông qua
Công ước Bảo tồn Môi trường tự nhiên. Từ đó thúc đẩy các quốc gia chú ý quan
tâm đến việc thành lập các tổ chức quốc tế và quốc gia, việc quy hoạch và quản
lý bảo tồn thiên nhiên.
5
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Ngoài ra các tổ chức quốc tế như: IUCN, WWF, MBA và Ủy ban giáo
dục Môi trường và Công viên quốc gia, Ủy ban các VQG đã được thành lập. Từ
đó các hoạt động về bảo tồn thiên nhiên và môi trường đã được xúc tiến mạnh
mẽ hơn. Nhờ đó mà các Khu bảo tồn đã trở thành nơi chủ yếu để bảo tồn những
tài nguyên thiên nhiên hoang dã của quốc gia và trên tồn cầu[5].
Nhìn chung, tình hình quản lý các VQG và các Khu bảo tồn trên thế giới đều
đang kiện toàn và ổn định cơ cấu tổ chức, kiện toàn thể chế và chế độ quản lý,
nghiên cứu khoa học và giáo dục bảo tồn được coi trọng[6]:.
Bên cạnh đó, xung quanh các VQG thường có dân cư sinh sống, hoặc dân
bản địa sinh sống từ lâu đời ở đây, cũng có thể là dân di cư đến nhưng phần lớn
họ đều là những người dân nghèo, trình độ dân trí thấp, ít nhiều sống dựa vào
các sản phẩm thu được từ tài nguyên rừng và các hệ sinh thái liên quan[10].
Chính vì vậy mà việc thu hút người dân tham gia vào các hoạt động của
VQG bằng cách chú trọng đến việc tạo nguồn sinh kế cho họ góp phần vào việc
bảo vệ và phát triển của VQG. Thực tiễn đã chứng minh điều này[2]:
Ở Pêru: Đã thành lập khu dự trữ sinh quyển phía Bắc với diện tích 223.300
ha. Ở đây đã thực hiện chương trình quản lý do CIDA – WWF tài trợ. Dân địa
phương làm hướng dẫn viên dã ngoại, tư vấn về các loại hoang dã, làm người hỗ
trợ trong nghiên cứu thiên nhiên.
Ở Niger: Đã thành lập Khu dự trư thiên nhiên Air – Tener với diện tích 77.000
ha. Ở đây đã tăng cường các dịch vụ xã hội, tạo các việc làm mới cho nhân dân.
Cho phép người dân sử dụng một khoảng đồng cỏ nhất định, nguồn nước mùa khơ.
Trích một phần thu nhập từ khu bảo vệ cho cộng đồng nhân dân địa phương để xây
dựng trường học, bệnh viện, giúp đỡ cho nhân dân thực hiện các đề án địa phương.
2.4. Thực trạng quản lý và phát triển các khu bảo tồn ở Việt Nam
KBTTN đầu tiên ở Việt Nam là VQG Cúc Phương được thành lập vào năm
1962. Tính đến năm 2002 nước ta đã có 115 khu RĐD, bao gồm 13VQG (Cúc
Phương, Ba Vì, tam Đảo, Ba Bể,…), 70 KBTTN( Mường Nhé, núi Hồng Liên
Sơn…) và 33 khu văn hóa lịch sử ( Mường Phăng, Pác Bó…).[4]
6
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Đến 10/2006, hệ thống rừng đặc dụng của nước ta bao gồm 128 khu với
tổng diện tích là 2.400.092 ha, chiếm khoảng 7,7% diện tích đất nước.[4]
Bảng 2.1. Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam (đến 10/2006)
Loại
Số lượng
Diện tích (ha)
Vườn quốc gia
30
1.041.956
Khu bảo tồn thiên nhiên
60
1.184.372
a. Khu dự trữ thiên nhiên
48
1.100.892
b. Khu bảo tồn loài/sinh cảnh
12
83.480
Khu bảo vệ cảnh quan
38
173.764
Tổng cộng:
128
2.400.092
Nguồn: Cục Kiểm lâm và Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2006
Điều khó khăn nhất gặp phải trong việc quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam
là số dân sinh sống phía ngồi, sát với khu bảo tồn. Nhân dân địa phương đa số
là nghèo, dân số tăng nhanh, dân trí thấp, họ cho rằng việc thành lập khu bảo tồn
khơng đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị thiệt vì họ khơng được tự do khai thác
một phần tài nguyên thiên nhiên như trước, họ không hiểu ý nghĩa của vùng đệm
đối với khu bảo tồn; không được cấp trên giao nhiệm vụ và cũng không hướng
dẫn cụ thể về cách quản lý.
Ban quản lý khu bảo tồn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ vì khơng đủ cán bộ, đa số cán bộ chưa được đào tạo, luật pháp cũng
không rõ rang, khơng có hướng dẫn cụ thể, thiếu kinh nghiệm làm việc với dân,
tình hình qua phức tạp, phải liên hệ với nhiều xã, nhiều huyện, nhiều tỉnh và có
khi với cả lâm trường…, thiếu kinh phí, cơ sở hạ tầng kém…
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về thực trạng Rừng đặc dụng Hữu Liên.
7
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
- Tìm hiểu về cơng tác bảo tồn Rừng đặc dụng Hữu Liên hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác
bảo tồn Rừng đặc dụng Hữu Liên.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Nguồn số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập ở các phòng ban chức năng của huyện Hữu
Lũng như: phịng Nơng Nghiệp, ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên... về tài
nguyên rừng, đa dạng sinh học và các báo cáo tổng kết.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập trực tiếp trên thực địa qua phỏng vấn nơng hộ
về tình hình sản xuất nơng nghiệp, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, phân
bố tài nguyên rừng...
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Một số công cụ trong phương pháp PRA sau đây được sử dụng để thu thập số
liệu:
- Phỏng vấn những người chủ chốt: Đối tượng phỏng vấn bao gồm những cán
bộ chủ chốt ở cấp xã, đại diện Ban quản lý rừng đăc dụng Hữu Liên nhằm thu
thập những thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của xã và
các thôn bản liên quan và cả những thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác và
sử dụng tài nguyên trên địa bàn.
- Quan sát trực tiếp: Với mục đích tiếp cận dễ dàng hơn với con người, phong
tục tập quán cũng như điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu, . Thơng qua
quan sát trực tiếp có được trực quan về sản xuất của người dân, điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực cũng như việc thực hiên chính sách của địa
phương... Từ đó có thêm những thơng tin về điểm nghiên cứu và qua đó giúp
cho việc phỏng vấn nơng hộ thêm chính xác hơn.
- Điều tra nông hộ: đối tượng điều tra được chọn ngẫu nhiên trong danh sách
20 hộ trong bản thuộc hai xã Hữu Liên và Yên Thịnh để tìm hiểu thực trạng kinh
tế xã hội, phương thức kiếm sống cũng như những phản hồi của người dân.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
8
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
4.1.1. Vị trí địa lý
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Khu rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trong vùng núi đá vôi Cao Bằng - Lạng
Sơn, thuộc địa giới hành chính của tồn bộ xã Hữu Liên, một phần xã Yên
Thịnh, một phần xã Hoà Bình, huyện Hữu Lũng; một phần xã Hữu Lễ, huyện
Văn Quan và một phần xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
Phía Bắc giáp xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn
Phía Nam giáp phần cịn lại của xã n Thịnh, Hồ Bình huyện Hữu Lũng.
Phía Đơng giáp phần cịn lại của xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan và Vạn Linh,
huyện Chi Lăng.
Phía Tây giáp xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn.
4.1.2. Địa hình, địa thế
Khu rừng đặc dụng Hữu Liên - Lạng Sơn thuộc địa hình núi đá vơi, độ cao trung
bình từ 100 -150mm, có nhiều đỉnh cao trên 500m, cao nhất là đỉnh Kheng 639m.
Khu vực có địa hình núi đá vôi hiểm trở, hiện tượng Cacxtơ rất đặc trưng
thể hiện ở các suối ngầm, suối cụt và các hang động.
Địa hình tồn khu vực như hình một lịng chảo, bao bọc xung quanh là các
đỉnh, các dãy núi đá vôi trùng điệp. Khu vực xa đường quốc lộ, xa vùng dân cư,
giao thơng đi lại khó khăn, nhưng đây là một thuận lợi cho việc khoanh nuôi bảo
vệ rừng cũng như bảo vệ động vật rừng.
4.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
4.1.3.1. Đá mẹ
Đá mẹ gồm hai loại chính là đá vơi và phiến thạch, trong đó chủ yếu là đá
vơi (chiếm 80%), có hiện tượng Cacxtơ đặc trưng, mức độ phong hố mạnh.
Vùng núi đất có đá mẹ là phiến thạch sét.
4.1.3.2. Đất
Trong khu vực điều tra gồm có các loại đất chính:
+ Đất Rendeine màu đen, trung tính (pH = 6,5 - 7,5) đến hơi kiềm, tầng đất
mỏng trong các hang hốc, kẽ đá.
+ Đất Feralit màu vàng hay nâu đỏ, tầng đất mỏng, phân bố ở các vùng đồi.
+ Đất phù sa mới: là nhóm đất ven sông suối hay đồng ruộng được phù sa
bồi lấp do lũ lụt, phân bố ven sông suối và trên các cánh đồng.
9
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
4.1.4. Khí hậu
Ngơ Ngọc Ánh – MT53B
- Nhiệt độ: Khu vực điều tra có nhiệt độ bình qn hàng năm là 22,70C,
nhiệt độ cao nhất là 40,10C vào tháng 6, nhiệt độ thấp nhất 1,10C vào tháng 1.
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.488,2mm. Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90,67% tổng lượng mưa cả năm,
số ngày mưa bình qn 132 ngày/năm. Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, lượng mưa chiếm 9,33% tổng lượng mưa cả năm.
- Ẩm độ: Độ ẩm không khí bình qn hàng năm là 82%, thập nhất tuyệt đối
vào tháng 1 là 12%.
- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 832mm.
- Gió: Nơi đây có hai hướng gió chính là Đơng bắc và Tây nam, do địa hình
núi đá bao bọc nên tốc độ gió bình qn nhỏ 1m/s.
+ Các đặc điểm khí hậu đặc trưng: Khí hậu ở đây tương đối ơn hồ, phù hợp
với sinh trưởng, phát triển của nhiều loại động thực vật rừng.
4.1.5. Thuỷ văn
Do khu vực thuộc địa hình núi đá vơi, có hiện tượng Cacxtơ mạnh nên nhân
tố thuỷ văn có tính chất đặc biệt.
Thuỷ văn khu vực này biến động theo mùa. Về mùa mưa vùng ngập nước
có thể lợi dụng làm đường thuỷ đi lại tới các thung, khe núi đá, ở đây có nguồn
thuỷ sản dồi dào và đánh bắt thuận lợi, vì vào mùa mưa các vùng ngập nước
cung cấp nhiều nguồn thức ăn, các loài thuỷ sản sinh trưởng tốt, đến mùa khô
mặt nước thu hẹp, thuận lợi cho việc đánh bắt cá.
4.1.6. Điều kiện dân sinh- kinh tế xã hội
4.1.6.1. Dân tộc
Tổng dân số là 3.863 hộ và 18.447 khẩu, thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau .
Trong đó, dân tộc Kinh chiếm chủ yếu 54,75%; dân tộc Nùng chiếm 21,0%; dân tộc
Tày chiếm 22,12%; dân tộc Dao chiếm 2,1%,dân tộc Mông chiếm 0,03%.
4.1.6.2. Dân số và lao động (đến tháng 4/2008)
* Dân số, lao động
10
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Tổng dân số trên địa bàn 5 xã là 3.683 hộ và 18.447 người, sinh sống trong
49 thôn bản, với 10.637 lao động. Mật độ dân số bình quân 70 người/km2, cao
nhất là xã Yên Thịnh với 123 người/km2, thấp nhất là xã Hữu Liên với 47 người/
km2. Và tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,05%.
* Phân bố dân cư
Phân bố dân cư trong rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở xã Hữu Liên, hầu
hết các thôn bản đều tập trung ven đường giao thơng, nơi bằng phẳng, có điều
kiện canh tác lúa nước. Trong rừng đặc dụng có 12 thơn bản với 648 hộ và 3.131
khẩu, bằng 11,5% tổng dân số ( toàn bộ thuộc xã Hữu Liên). Phân bố dân cư
trong khu vực như sau:
Bảng 4.1 Dân số, lao động, nhân khẩu trong khu vực
TT Tên xã
Số thôn Số hộ Nhân khẩu
Lao động
Tổng Nam Nữ
Tổng Nam Nữ
Tổng
49
3.683 18.447 9.437 9.010 10.637 5.586 5.051
1 Hữu Liên 12
648
3.131 1.549 1.582 2.131 1.165 966
2 Yên Thịnh 8
896
3.934 1.995 1.939 2.243 1.166 1.077
3 Hồ Bình 6
566
2.832 1.472 1.360 1.390 722 668
4 Hữu Lễ
6
504
2.326 1.185 1.141 1.139 592 547
5 Vạn Linh 17
1.249 6.224 3.236 2.988 3.734 1.941 1.793
Nguồn: Ban QLRĐD Hữu Liên(2009), báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và kế
hoạch công tác năm 2010
4.2. Hiện trạng bảo tồn tài nguyên Rừng đặc dụng Hữu Liên
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trong rừng đặc dụng.
Trong rừng đặc dụng có 470,9 ha đất nơng nghiệp nằm rải rác trong rừng đặc
dụng . Trên những diện tích đó, nhân dân đã trồng lúa, ngô, khoai, sắn, đậu tương…
ổn định từ nhiều năm nay. Mặc dù những diện tích này đã được tách khỏi rừng đặc
dụng , nhưng do nằm rải rác trong rừng đặc dụng đã gây khó khăn cho cơng tác tuần
tra kiểm sốt.
4.2.2. Đa dạng thực vật tại Rừng đặc dụng Hữu Liên
11
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Tài nguyên thực vật trong khu rừng đặc dụng Hữu Liên rất phong phú và
đa dạng. Ngoài kiểu thảm thực vật rừng là: "Rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới núi thấp" cịn có sự đa dạng về thành phần loài thực vật bậc cao mạch.
4.2.2.1. Thành phần các họ, chi, loài cây trong KBT
a) Số lượng các taxon thực vật
Theo kết quả điều tra giám định và lập danh mục thực vật của các chuyên
gia thực vật, trong khu rừng đặc dụng Hữu Liên bao gồm 776 loài, 532 chi, 161 họ,
5 ngành thực vật . Kết quả tóm tắt danh mục thực vật rừng như sau:
Bảnh 4.2 Thành phần thực vật khu Rừng đặc dụng Hữu Liên
Ngành thực vật
Khuyết thực vật (Pteridophyta)
Thực vật hạt trần (Gymnospernae)
Thực vật hạt kín (Angiospermae)
Họ
15
5
141
Chi
20
5
507
Lồi
27
5
744
- Thực vật 1 lá mầm (Monocotyledonae)
23
95
142
- Thực vật 2 lá mầm (Dicotyledonae)
118
412 602
Tổng cộng
161
532 776
Nguồn: Ban QLRĐD Hữu Liên(2009), báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và kế
hoạch công tác năm 2010
So sánh với một số Vườn Quốc gia và rừng đặc dụng trong vùng núi đá
vơi phía Bắc:
12
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Bảng 4.3 Thành phần loài thực vật của Khu rừng đặc dụng Hữu Liên với
một số Vườn quốc gia và rừng đặc dụng vùng núi đá vơi phía Bắc
TT
1
2
3
4
5
Địa điểm
Diện tích (ha) Số họ Số chi Số lồi
Vườn Quốc gia Bạch Mã
22.031
124
351
501
Vườn Quốc gia bến En
38.153
134
412
597
Khu BTTN Phong Nha- Kẻ Bàng 14.945
140
427
751
Khu BTTN Vũ Quang
55.900
11
275
328
Khu BTTN Hữu Liên
8.293
161
532
776
Nguồn: Ban QLRĐD Hữu Liên(2009), báo cáo tổng kết công tác năm 2009
và kế hoạch công tác năm 2010
Như vậy, so với các khu bảo tồn và các vườn quốc gia. Thực vật ở khu
rừng đặc dụng Hữu Liên có số lượng khá phong phú về loài cây.
b) Đa dạng loài thực vật
Trong tổng số 776 loài của 161 họ thực vật, chọn ra 10 họ thực vật
có số lồi lớn nhất là:
Bảng 4.4 Mười họ thực vật có số lồi lớn nhất
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tên Việt Nam
Họ Thầu dầu
Họ Đậu
Họ Cỏ
Họ Cà Phê
Họ Cúc
Họ Dâu tằm
Họ Thiên lý
Họ Trúc đào
Họ Long não
Họ Ráy
Số loài
50 loài
40 loài
39 loài
24 loài
25 loài
35 loài
8 loài
18 loài
18 loài
17 loài
Tổng
274 lồi
Nguồn: Ban QLRĐD Hữu Liên(2009), báo cáo tổng kết cơng tác năm 2009
và kế hoạch công tác năm 2010
Tên Latinh
Euphorbiaceae
Fabaceae
Poaceae
Rubiaceae
Asteraceae
Moraceae
Asclepiadaceae
Apocynaceae
Lauraceae
Araceae
.
13
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Trong khu rừng đặc dụng Hữu Liên ta thấy: Tổng số lồi của 10 họ thực
vật lớn nhất có 274 loài, chiếm 35,3% số loài của khu vực. Theo cách đánh giá
trên thấy nhỏ hơn mức 40 - 50% do Tolmachop A.L (1974) nêu ra, chứng tỏ
rừng khu rừng đặc dụng Hữu Liên rất đa dạng về loài
c) Đa dạng về chi thực vật
Đề cập đến các chi đa dạng là nói đến tính giàu lồi của nó, qua bảng
danh mục đã thống kê được những chi có nhiều loài nhất như sau:
Bảng 4.5 Các chi đa dạng nhất
TT
1
2
3
4
5
Tên chi
Ficus
Ipomoea
Ardisia
Elaeocarpus
Dioscorea
Số loài
TT
Tên chi
Số loài
18
6
Polygonum
6
8
7
Dendrobium
5
6
8
Garcinia
5
6
9
Caesalpinia
5
6
10
Diospyros
5
Tổng cộng
70
Nguồn: Ban QLRĐD Hữu Liên(2009), báo cáo tổng kết công tác năm 2009
và kế hoạch công tác năm 2010
Từ bảng 4.6 cho thấy: Chi có nhiều loài nhất là chi Ficus 18 loài thuộc họ
Moraceae và chi Ipomoea 8 lồi thuộc họ Convolvulaceae. Như vậy, có 10 chi
chiếm gần 1,9% so với tổng số chi của hệ thực vật, nhưng có tới 70 lồi chiếm
9,0% tổng số loài của cả hệ thực vật KBT Hữu Liên. Chứng tỏ hệ thực vật rừng
ở đây cũng rất đa dạng về cả chi thực vật.
4.2.2.2. Các kiểu thảm thực vật rừng tại Rừng đặc dụng Hữu Liên
Dựa theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật của PGS.TS.Thái Văn
Trừng. RĐD Hữu Liên thuộc "Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi
thấp" miền Bắc Việt Nam.
Hệ thực vật ở đây mang tính chất pha trộn của nhiều luồng thực vật
nhưng đặc trưng cơ bản là luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung
Hoa, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các luồng thực vật khác. Thảm
thực vật trên núi đá vôi RĐD phân bố ở đai thấp < 700m so với mặt nước biển.
Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ:
14
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
* Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất đá
vôi xương xẩu.
Kiểu rừng này chỉ có một kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá vơi
nhưng có nhiều mức độ phát triển khác nhau. Căn cứ vào cấu trúc tầng cây
chính và vị trí phân bố có thể phân chia kiểu rừng này thành các thứ phụ:
+ Thảm thực vật ít bị tác động là rừng kín thường xanh trong các Thung
(Lân), Áng núi đá vơi, rừng kín thường xanh chân, sườn núi đá vơi, rừng kín
thường xanh đỉnh núi đá vơi
+ Thảm thực vật bị tác động:Rừng thứ sinh thường xanh núi đá vôi và
trảng bụi và trảng cỏ thường xanh núi đá vơi
* Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng kín thường xanh trên đất phi đá vôi
+ Thảm thực vật trên đất phi đá vôi: xen giữa các núi đá vôi: Rừng thường
xanh trên đất phi đá vôi và trảng cây bụi, trảng cỏ thung lũng núi đá bán ngập
nước và ngập nước.
* Thảm thực vật nhân tác: Thảm cây nông nghiệp, quần xã thổ cư
* Thảm thực vật trên đất ngập nước (các quần xã thực vật thuỷ sinh)
15
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Bảng 4.6 So sánh diễn biến hệ thực vật rừng khu rừng đặc dụng Hữu Liên
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Tên loài
Mức độ trước 1990
Mức độ hiện nay
Hồng đàn
Phổ biến, cây nhỏ
Cây con, cịn rất ít
Đinh
Cây lớn cịn ít
Cịn rất ít, cây nhỏ
Nghiến
Nhiều, cây lớn ở gần
Ít, cây nhỏ ở xa
Đẳng sâm
Mọc rải rác
Cịn rất ít
Hồng tinh
Mọc rải rác
Cịn rất ít
Lan gấm
Mọc rải rác
Cịn rất ít
Bình vơi
Mọc rải rác, củ to
Cịn ít, củ nhỏ
Chị chỉ
Mọc rải rác
Cịn rất ít
Trai lý
Nhiều, cây lớn ở gần
Ít, cây lớn nhỏ ở xa
Lát hoa
Rải rác, cây nhỏ
Rất ít
Các lồi Giổi
Nhiều
Cịn ít, cây nhỏ
Sến
Nhiều
Cịn ít và ở xa
Phong lan
Nhiều
Ít, ở cao, xa
Nguồn: Ban QLRĐD Hữu Liên(2009), báo cáo tổng kết công tác năm
2009 và kế hoạch công tác năm 2010
Kết quả so sánh trên cho thấy: Thành phần các lồi cây trong khu vực ít
có sự biến đổi, nhưng số lượng cá thể của một số loài quý hiếm và phổ biến có
sự giảm đi rất nhiều.
- Trước những năm 1990, tài nguyên thực vật khu vực Hữu Liên cịn
rất đa dạng và phong phú. Các lồi cây q hiếm cịn nhiều, các lồi cây phổ
biến có đường kính lớn có ở khắp nơi.
- Hiện nay, tài nguyên thực vật rừng trong rừng đặc dụng đã có sự thay
đổi nhất định: Số lượng cá thể trong loài đã giảm đi đáng kể (đặc biệt là các loài
quý hiếm)
16
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
4.2.3. Đa dạng động vật tại Rừng đặc dụng Hữu Liên
4.2.3.1. Thành phần lồi và tính đa dạng phân loại học
Bảng 4.7 Tổng hợp tài nguyên động vật khu rừng đặc dụng Hữu Liên
Lớp động vật
Số bộ
Số họ
Số loài
Số lồi q hiếm
Thú
7
21
61
27
Chim
14
49
239
14
Bị sát
2
13
67
15
Ếch nhái
1
6
42
5
Tổng cộng
24
88
409
61
(Nguồn: Ban QLRĐD Hữu Liên(2009), báo cáo tổng kết công tác năm
2009 và kế hoạch công tác năm 2010)
Tại khu rừng đặc dụng Hữu Liên có 409 lồi động vật thuộc 88 họ, 24 bộ,
thuộc các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, trong đó: Lớp thú có 61 lồi thuộc
21 họ, 7 bộ, lớp chim có 239 lồi thuộc 49 họ, 14 bộ, lớp bị sát có 67 lồi thuộc
12 họ, 1 bộ, lớp ếch nhái có 42 lồi thuộc 6 họ, 1 bộ.
Từ kết quả điều tra trên có thể rút ra nhận xét là:
- Tài nguyên Thú: So với tài nguyên thú cả nước có 225 lồi , 37 họ, 12
bộ. Tài ngun thú khu vực có 61 lồi chiếm 27,11%, có 21 họ chiếm 56,76%,
có 7 bộ chiếm 58,33% tài nguyên thú cả nước.Như vậy khu vực có tài nguyên
thú đa dạng cao cả về thành phần loài và bộ, họ.
- Tài nguyên Chim: So với tài nguyên chim cả nước có 828 lồi, 81 họ,19
bộ, khu vực có 239 lồi chiếm 28,86 %, có 49 họ chiếm 60,49%, có 14 bộ chiếm
73,68%. Như vậy khu vực có đa dạng cao về bộ, họ và thành phần loài.
- Tài nguyên Bò sát: So với tài nguyên bò sát cả nước có 296 lồi, 23 họ,
3 bộ khu vực có 67 lồi chiếm 22,63% có 12 họ chiếm 52,17% có 1 bộ chiếm
33,33%. Như vậy khu vực đa dạng cao về thành phần bộ, họ và khá đa dạng về
thành phần loài.
- Tài nguyên Ếch nhái: So với tài nguyên Ếch nhái cả nước có 162 lồi, 9
họ, 3 bộ khu vực có 42 lồi chiếm 25,9 %, có 6 họ chiếm 66,6%, có 1 bộ chiếm
33,33%. Như vậy khu vực có tài nguyên Ếch nhái đa dạng cao.
17
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
4.2.3.2. Giá trị của khu hệ động vật khu rừng đặc dụng Hữu Liên
Từ lâu nguồn lợi động vật rừng đã được coi trọng trong kinh doanh tổng hợp
nghề rừng. Động vật rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu có giá trị. Nhiều
lồi động vật tiêu diệt cơn trùng, động vật có hại góp phần bảo vệ rừng. Ngồi ra
động vật rừng cịn là yếu tố quan trọng tạo sự đa dang sinh học của quốc gia và địa
phương.
Bảng 4.8 Vai trò của tài nguyên động vật rừng đặc dụng Hữu Liên
Giá trị
Bảo vệ rừng
Kinh tế
Bảo tồn nguồn gen
Lớp
Thú
25
37
27
Chim
169
110
14
Bị sát
41
35
15
Ếch nhái
40
21
5
Tổng cộng
275
203
61
Kết quả phân tích giá trị tài nguyên động vật khu vực (bảng 4.13) cho
thấy:
- Trong tổng số 409 loài động vật phát hiện được tại khu vực Hữu Liên
có 275 lồi chiếm 67,2% tổng số lồi hiện có, đang tích cực tham gia vào cơng
tác bảo vệ rừng (tiêu diệt côn trùng, ăn động vật có hại, thụ phấn và phát tán hạt
cây rừng) đó là các lồi thú trong bộ ăn cơn trùng (Insectivora), họ cầy
(Viverridae), culi, dơi, đồi và hầu hết các loài chim bộ sẻ (Passeriformes), Bộ cu
cu (Cuculiformes), bộ gõ kiến (Piciformes), bộ cú (Strigiformes) v.v... các lồi bị
sát, ếch nhái.
- Có 203 lồi, chiếm 49,6%, có giá trị kinh tế cao, đó là các lồi kích
thước lớn có giá trị thực phẩm, dược liệu, da lông làm cảnh và thương mại (Khỉ
vàng; Khỉ mặt đỏ; Vượn đen Đông bắc; Hổ; Gấu ngựa; Gấu chó, Trăn; Tắc kè)
- Có 61 lồi có giá trị khoa học, bảo tồn nguồn gen, là những lồi có tên
trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 32/CP năm 2006, những lồi q hiếm
có giá trị đặc biệt đang bị đe doạ tuyệt chủng cần thiết phải bảo tồn nguồn gen
của chúng.( Danh sách động vật quý hiếm khu RĐD Hữu Liên xem ở phụ biểu 1)
18
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
* Giá trị bảo tồn của khu hệ
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Từ các kết quả và phân tích trên cho thấy: Khu hệ động vật rừng đặc
dụng Hữu Liên có mức độ đa dạng rất cao về thành phần loài số lượng bộ, họ,
đặc biệt là sự có mặt của một số lồi đặc hữu của vùng Đơng Bắc, những lồi
q hiếm có giá trị bảo tồn gen, như: Hươu xạ, Voọc đen má trắng, Vượn đen
Đơng bắc... Ngồi ra, trong khu vực cịn có mặt nhiều lồi có giá trị bảo tồn
khác, đó là các lồi bị đe doạ tuyệt chủng ở mức độ tồn cầu như: Hổ Đơng
Dương, Báo Gấm, Rắn Hổ chúa, Rùa hộp 3 vạch và nhiều loài quý hiếm khác.
* Tình trạng một số lồi q hiếm
+ Hổ (Panthera tigris): là loài rất hiếm trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Nghị định 32/Cp năm 2006 nhóm IB, sách đỏ Việt Nam, 2007 cấp CR,
Danh lục đỏ IUCN, 2007 cấp EN.
Ở nước ta trước đây phân bố khắp các tỉnh có rừng, hiện nay chỉ cịn một
vài quần thể nhỏ, phân bố rải rác trong vùng rừng dọc biên giới phía Tây. Tại
Hữu Liên đã ghi nhận nhiều thơng tin đáng tin cậy xác nhận cịn 1 cá thể tại khu
vực Đồng Lâm và Lân Giếng.
+ Vượn đen Đơng Bắc (Nomascus nasutus) là lồi vượn rất hiếm, trên thế
giới chỉ có ở Đơng Nam Trung Quốc và Đơng Bắc Việt Nam, được các nhà
khoa học đặc biệt quan tâm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (cấp EN),
Danh lục Đỏ IUCN, 2007 (cấp CR), ở nước ta hầu như sắp bị tiêu diệt. Theo kết
quả điều tra gần đây cả nước còn khoảng 50 -100 cá thể, phân bố trong vùng
thuộc cánh cung Bắc Sơn, Ngân Sơn: Trùng Khánh (Cao Bằng), Phú Lương
(Thái Nguyên), Na Rì (Bắc Cạn) và vài cá thể ở khu rừng đặc dụng Hữu Liên
(Lạng Sơn).
Hiện tại ở Hữu Liên còn 2 đàn, khoảng 6-7 con, một đàn tại Lân Gia (3 4 con) và một đàn tại Lân Giếng (3 con). Hiện nay cả nước chưa có khu bảo vệ
dành riêng cho lồi này, vì vậy rừng đặc dụng Hữu Liên có ý nghĩa rất lớn để
bảo vệ loài này.
19
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
+ Voọc má trắng (Trachypithecus f. francoisi) là phân lồi voọc đen, có
tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (cấp EN), Danh lục Đỏ IUCN, 2007 (cấp
EN) trên thế giới chỉ có ở Đơng Nam Trung Quốc và Đơng Bắc Việt Nam, hiện
cịn rất ít. Tại Việt Nam chỉ có ở vùng Đơng Bắc: Na Hang (Tun Quang), Na
Rì (Bắc Cạn), Phong Quang (Hà Giang). Tại khu rừng đặc dụng Hữu Liên còn
khoảng 9 cá thể ở Khu vực Lân Gia có một đàn 6 cá thể và Lân Luông một đàn
3 cá thể.
+ Hươu xạ (Moschus berezovski) là lồi thú móng guốc đặc sản có giá trị
kinh tế, khoa học rất cao, xạ có giá trị dược liệu. Hươu xạ có vùng phân bố rất
hẹp, ở nước ta chỉ có ở một số vùng Đơng Bắc, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng,
Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (cấp CR), Danh lục Đỏ IUCN, 2007 (cấp CR).
+ Một loài tắc kè mới cho khoa học phát hiện ở miền Bắc Việt Nam vừa
được các nhà khoa học Đức và Việt Nam cơng bố trên Tạp chí Zootaxa, số
2329, năm 2010. Mẫu chuẩn của loài tắc kè này được thu thập tại Hữu Liên
(Lạng Sơn) và Sa Pa (Lào Cai). Loài mới được đặt tên khoa học là Gekko canhi
Roesler, Nguyen, Doan, Ho, Nguyen & Ziegler, 2010. .
Cũng giống như tài nguyên thực vật, tài nguyên động vật RĐD Hữu Liên
vẫn được đánh giá là đa đạng về bộ, họ, lồi; đa dạng về xuất xứ; đặc biệt là có
đến 61 lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32/CP.
So với kết quả điều tra năm 1997, khu vực có 242 lồi động vật (Thú 53
lồi; Chim 127 lồi; Bị sát 32 lồi; ếch nhái 30 lồi) và năm 2003 ghi nhận 242
loài (Thú 80 loài, Chim 105 lồi, Bị sát 33 lồi, Ếch nhái 24 lồi).
Tuy nhiên, do bị săn bắn và khai thác bữa bãi đã làm cho nhiều loài bị suy
giảm về số lượng như: Voọc đen, Sơn dương, Hươu xạ, Khỉ mặt đỏ, Cu li lớn,
Tê tê, các loài cầy. Đặc biệt các loài thú nhỏ và dơi đặc trưng cho hệ sinh thái
núi đá vôi của rừng đặc dụng
4.2.4. Đa dạng về nguồn gen
4.2.4.1. Đa dạng nguồn gen thực vật
Vấn
đề ở đây là xác định giá trị
nguồn gen có ích và nguồn gen
quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt để giúp cho công tác bảo tồn trong tương lai.
20
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
- Giá trị cây làm thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất gồm 514 loài chiếm
tỷ lệ 66,34% so với tổng số loài của hệ thực vật, tiếp đến là nhóm cây làm thức
ăn có 251 lồi chiếm 32,35%; cây lấy gỗ 248 loài chiếm 31,96%; cây làm cảnh
138 loài chiếm 17,78% (chủ yếu ở họ Phong Lan - Orchidaceae), ngồi ra cịn
có rất nhiều lồi cây có giá trị khác như: cho tinh dầu, cho dầu công nghiệp, lấy
sợi, cho tanin để nhuộm.
- Về nguồn gen cây có nguy cơ bị tiêu diệt: Trên cơ sở bảng danh mục và
sách đỏ Việt Nam - 2007, danh lục đỏ IUCN - 2007. Tất cả có 30 lồi ghi nhận ở
RĐD Hữu Liên đang có nguy cơ bị tiêu diệt chiếm 3,87% tổng số lồi, do vậy
cần có sự ưu tiên bảo vệ những loài này.
So với khi thành lập, hiện nay nguồn gen thực vật quý hiếm và đặc trưng
cho hệ sinh thái núi đá vôi của RĐD Hữu Liên là Hồng đàn đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng, hầu như rất ít gặp ngồi tự nhiên.
4.2.4.2. Đa dạng về nguồn gen động vật
Nguồn gen có giá trị có 275 lồi, nguồn gen có giá trị kinh tế có 203 lồi,
nguồn gen động vật có nguy cơ bị tiêu diệt có 61 lồi. Nguồn gen động vật đã
có sự biến động về số lượng cá thể trong loài, các loài có giá trị về kinh tế và
bảo tồn gen đang có xu hướng giảm như: Hươu xạ, Báo hoa mai, Cu li lớn, Cu li
nhỏ, Rắn hổ chúa, Rùa hộp ba vạch... là các loài đang bị đe doạ tuyệt chủng.
4.2.5. Đánh giá giá trị và mức độ đe doạ đối với hệ sinh thái
Những kết quả phân tích ở trên đã khẳng định được những giá trị của
hệ sinh thái rừng ở khu rừng đặc dụng Hữu Liên. Qua đó cho thấy giá trị bảo tồn
trong rừng đặc dụng này bao gồm:
- Tính đa dạng sinh học: Hiện tại, trong rừng đặc dụng có 2 hệ sinh thái
rừng khác nhau với 2 kiểu thảm thực vật chính và 6 kiểu phụ. Những hệ sinh
thái rừng và các kiểu thảm thực vật ở đây mang những nét đặc trưng cho hệ sinh
thái và thảm thực vật vùng núi đá phía Bắc
21
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Về động, thực vật: có tới 776 lồi thực vật bậc cao trong 532 chi thuộc
161 họ ở 5 ngành thực vật. Có 409 lồi trong 88 họ thuộc 24 bộ ở 5 lớp động
vật có xương sống, bao gồm 61 lồi thú, 239 lồi chim, 67 lồi bị sát, 42 loài
lưỡng thê.
- Số lượng loài đặc hữu, quý hiếm: Có 30 lồi thực vật q hiếm có tên
trong sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ.
- Di tích lịch sử và cảnh quan mơi trường: Trong rừng đặc dụng có hệ thống
hang động đa dạng, phong phú với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, độc đáo
và sinh động như hang Song Boong, hang Nước, hang Lân Nứa, ... Đó chính là
tiềm năng lớn để xây dựng thành một địa điểm tham quan và du lịch sinh thái.
Các giá trị tiềm năng khác: Với đặc điểm địa hình núi đá phức tạp lại bao
trùm phần lớn diện tích rừng đặc dụng, hệ sinh thái rừng Hữu Liên còn nắm giữ
chức năng quan trọng khác là phòng hộ đầu nguồn của Tỉnh Lạng Sơn.
Khu rừng Hữu Liên có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động thực
vật quý hiếm. Hiện tại, mức độ đe dọa đối với hệ sinh thái rừng và các loài động
thực vật quý hiếm vẫn đang ở mức cao, nếu khơng có sự quản lý bảo vệ theo
quy chế của một rừng đặc dụng thì hệ sinh thái rừng nơi đây sẽ tiếp tục bị tàn
phá và trong những năm tới sẽ khơng cịn giá trị bảo tồn.
4.3. Những tác động của người dân đến rừng đặc dụng Hữu Liên
4.3.1. Hoạt động phá rừng
Nhiều người dân sinh sống gần cửa rừng Hữu Liên cho biết, mỗi ngày, có
tới cả trăm người trên địa bàn 3 xã gần rừng đặc dụng Hữu Liên và cả phía
huyện Bắc Sơn vào rừng đốn gỗ đồng thời các địa phương khác thường xuyên
thuê người vào rừng khai thác các loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ nghiến (dùng để
làm thớt xuất khẩu sang Trung Quốc). Lợi nhuận cao nên tình trạng phá rừng
trái phép ở đây ngày càng nóng khiến những cánh rừng nghiến dần biến mất.
Riêng tại các xã Hữu Liên, Yên Thịnh, có rất nhiều hộ gia đình sử dụng cưa máy
(cưa xăng) tham gia phá rừng.
22
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Điều đáng nói là tình trạng này khơng chỉ diễn ra trong vài ngày hay vài
tháng mà nó đã diễn ra từ hơn 10 năm nay. Người dân cũng cho biết, tài nguyên
rừng ở rừng Hữu Liên bị xâm hại nghiêm trọng còn do các đơn vị, cộng đồng
dân cư nhận khốn thường khơng dám ra tay khi giáp mặt lâm tặc trong rừng.
Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng khơng được trang bị vũ khí, cơng cụ hỗ trợ
nên khi gặp lâm tặc không dám bắt giữ, thậm chí cịn bị tấn cơng lại…Thực tế,
lâm tặc vận chuyển gỗ lậu ở Hữu Lũng có nhiều tốp được tổ chức rất bài bản,
được trang bị điện thoại di động, bộ đàm để liên lạc, báo tin cho nhau trên
đường.
Hình 4.1 “Lâm tặc nông dân” chở gỗ trên đường Hữu Liên – Yên
Thịnh
Nhưng điều băn khoăn nhất là để chở được gỗ xuống thị trấn Mẹt hay
sang Bắc Giang đều phải đi qua trạm kiểm soát lâm sản Đồng Hoan được đặt
trên địa bàn xã Minh Tiến (Hữu Lũng) ngay sát tỉnh lộ 244 vậy mà mỗi ngày
vẫn có hàng chục chuyến xe chở gỗ lậu đi qua (kể cả xe máy, xe đạp). Nếu
khơng có việc “nhắm mắt cho qua” của các ngành chức năng thì khó lịng vượt
qua được con đường độc đạo từ Hữu Liên ra thị trấn Hữu Lũng, để từ đó lâm sản
mang về xi hoặc ngược sang Trung Quốc tiêu thụ.
23
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
Anh Lê Minh Khôi, Trưởng ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên cho
biết, với vai trò là chủ rừng Ban quyết liệt ngăn chặn nạn phá rừng, nhưng quyền
hạn của chủ rừng chỉ ở trong rừng, 18 người trong phòng bảo vệ phải quản tới
trên 10 ngàn ha rừng, trung bình mỗi người 500 ha mà địa hình núi đá hiểm trở
nên công việc chưa thật sự đạt hiệu quả.
4.3.2. Ảnh hưởng của người dân trong vùng đệm đến rừng:
Theo số liệu điều tra tổng hợp trên 20 hộ gia đình ở các xã Hữu Liên và
Yên Thịnh thì có 45% số hộ gia đình khơng rõ ranh giới của rừng, 50% số hộ
không rõ chức năng, nhiệm vụ điều đó cho thấy sự hiểu biết của người dân vẫn
thấp, họ vẫn vào rừng khai thác lâm sản và thu nhặt, hái lượm. Lâm sản được sử
dụng cho 2 mục đích chính là sử dụng tại chỗ và mục đích thương mại.
Chúng tơi tiến hành điều tra phỏng vấn về hoạt động thu hái lâm sản của
người dân và thu được kết quả như sau:
Bảng 4.9 Các sản phẩm hộ thu được từ rừng
Đơn vị: năm
Tên sản phẩm
Củi
Tre/ nứa
Măng
Thú rừng
Đợn vị tính
15000/Bó
7000/Cây
10000/Củ
30000/Kg
Lượng thu
Tổng tiền thu
365
5.475.000
125
875.000
60
600.000
20
600.000
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2010
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng việc khai thác ở địa bàn nghiên cứu
được thể hiện qua bảng 4.10
(1)
Hoạt động khai thac củi đun: Gỗ củi là nhu cầu hàng ngày và được
người dân thu lượm về phục vụ nhu cầu sinh hoạt làm nguyên liệu đốt
ngay cả các cây gỗ cứng quý cũng bị dùng làm đốt vì chúng cho nhiều
nhiệt lượng. Theo một ước tính (singh, 1998), hàng năm có khoảng
28.400 m3. Giả định rằng trữ lượng tăng binh quân hàng năm khoảng
24
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Ngô Ngọc Ánh – MT53B
100m3 /ha trong vùng đệm, thì lượng gỗ củi bị lấy ra khỏi khu bảo tồn
thiên nhiên hàng năm tương đương với việc chặt trắng khoảng 428 ha
rừng.
(2) Hoạt động lấy tre nứa, măng:
Tre nứa được khai thác đưa về làm bờ rào và đưa xuống xuôi bán, măng
được lấy về ăn hoặc đem ra chợ bán. Do người dân khai thác quá mức nên dẫn
đến số lượng ngày càng cạn kiệt.
(3)
Hoạt động săn bắt thú rừng:
Người dân ở các xã Hữu Liên, Yên Thịnh vẫn thường vào rừng săn bắn
thú rừng chủ yếu là các loài cầy (cầy hương), gấu, trăn…để làm thức ăn hoặc
bán lấy tiền, hoạt động này đã giảm đi nhiều do sự quany lý của BQLRĐD.
Nhưng một thực trạng đáng buồn vẫn đang diễn ra tại đây là do cuộc sống
cịn nghèo khó mà người dân cùng với các hộ được giao, cho thuê rừng bắt tay
cùng với lâm tặc để khai thác gỗ trái phép tạo thêm lợi nhuận để cải thiện kinh tế
của gia đình mình. Theo anh Nhất (xã Yên Thịnh), cả xã anh có tới cả vài trăm
người đi chở gỗ. Khai thác gỗ từ rừng Hữu Liên đã trở thành phong trào, sau
ngày mùa mạnh ai nấy đi, người ta đi không phải để kiếm cơm mà đã theo
hướng khai thác rừng tích luỹ để làm giàu. "Chúng tơi thường vào rừng lúc nửa
đêm, đi bằng đèn pin, tờ mờ sáng là bắt đầu vác ra, đến quá trưa là ra khỏi rừng.
Người khỏe mỗi ngày cũng kiếm được từ 100 - 120 nghìn, ở đây người dân cứ
sau mỗi mùa vụ là tập trung đi vác gỗ, lúc đơng lên đến cả nghìn người”
4.4. Hiện trạng cơng tác quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên
4.4.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng:
Chỉ tính riêng hai năm 2007 và 2008 (kể từ khi Ban quản lý rừng đặc
dụng Hữu Liên được tái thành lập và đi vào hoạt động) qua việc kiểm tra kết quả
thực hiện hợp đồng, qua công tác tuần tra của các tổ chức, cá nhân nhận
khốn…
Bảng 4.10 Cơng tác hoạt động của BQLRĐD Hữu Liên năm 2007 và 2008
Hạng mục
Năm 2007
25
Năm 2008