Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chuyên đề nghiên cứu đặc điểm thực vật, hóa học, công dụng cây Ngưu tất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.98 KB, 13 trang )

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC
VÀ KĨ THUẬT VIỆT NAM
VIỆN KINH TẾ SINH THÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
DỰ ÁN
“Đánh giá tiềm năng và tổ chức áp dụng mô hình trồng cây dược liệu
trên địa bàn huyện Sóc Sơn”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Quy trình kĩ thuật trồng cây dược liệu tại địa bàn huyện Sóc
Sơn
Cây Ngưu tất: Achyranthes bidentata Blume
Người viết: KS. Tạ Văn Vạn
MỤC LỤC
I. NGƯU TẤT
Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume
Họ rau dền: Amaranthaceae
Tên vị thuốc: Ngưu tất
Tên khác: Hoài ngưu tất
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
2.1. Đặc điểm thực vật
Cây cỏ sống hàng năm, cao 60-80cm. Rễ củ hình trụ dài, thân có cạnh,
phình lên ở những đốt, lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, mép lượn sóng.
Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc ở đầu cành. Quả hình bầu dục, có
một hạt.
Ở Trung Quốc Ngưu tất có 2 loài: hoài ngưu tất được trồng chủ yếu ở các
tỉnh Hà Nam, Xuyên ngưu tất được trồng chủ yếu ở Tứ Xuyên. Hoài ngưu tất
không có lông, thân và lá màu tím, hoa tự mọc thành bông, rễ dài màu vàng
nhạt. Xuyên ngưu tất có nhiều lông màu xám, lá màu trắng, hoa tự kết thành
chùm hình cầu, rễ cái to màu nâu xám.


Mùa hoa quả tháng 5 đến tháng 7.
2.2. Điều kiện sinh thái và phân bố
Ngưu tất là cây dễ trồng, không yêu cầu khí hậu khắt khe lắm. Nói chung
những nơi khí hậu ôn hòa, đầy đủ ánh sáng đều trồng được. Nhiệt độ thích hợp
cho cây sinh trưởng và phát triển là 18-26
0
C. Nhiệt độ thấp 7-10
0
C hạt không
nảy mầm được, cây sinh trưởng chậm, cây ưa ẩm mát, tích hợp với đất pha cát,
không thích hợp với đất thịt nặng. Độ pH thích hợp cho cây sinh trưởng và phát
triển là 5-6. Cây chịu hạn nhưng không có khả năng chịu úng. Nếu ngập nước từ
5-10 giờ cây chết.
Ngưu tất là cây dễ trồng, dễ để giống, thời gian sinh trưởng ngắn từ 120-
130 ngày, sau khi gieo hạt thì thu dược liệu và 80-90 ngày sau khi trồng thì thu
hạt giống.
III. GIÁ TRỊ LÀM THUỐC
3.1. Thành phần hóa học
Rễ ngưu tất có chứa:
Saponin toàn phần 4,04% và axit oleanolic 0,096%
Pholisaccharid và Saccharid có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch
Metain có trong rễ với hàm lượng 0,930-1,029%
Phần trên mặt đất còn có plavonoid trong đó có rutin.
3.2. Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng
3.2.1. Bộ phận dùng làm thuốc
Rễ cây
3.2.2. Công dụng
Theo y học cổ truyền
Ngưu tất có vị đắng, chua, tính bình, không độc, quy vào hai kinh can và
thận. Dàn ngưu tất sống có tác dụng tán huyết ứ, tiêu ung, lợi thấp. Dạng ngưu

tất chính có tác dụng bổ can, ích thận, cường tráng gân cốt.
Ngưu tất dạng sống chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái rát buốt, đái ra
máu hoặc sỏi, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, đẻ khó, khi đẻ rau thai không ra,
sau khi đẻ huyết ứ gây đau bụng, chấn thương tụ máu, đầu gối nhức mỏi.
Ngưu tất sao tẩm chữa can thận hư, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co
quắp hoặc bại liệt.
Ở Trung Quốc ngưu tất được dùng làm thuốc lợi tiểu, phục hồi sức khỏe,
chữa bế kinh, đau kinh, viêm họng, tăng huyết áp, thấp khớp, sỏi tiết liệu, viêm
họng, viêm abedan
Không được dùng ngưu tất cho phụ nữ có thai, băng huyết
Theo y học hiện đại
Thể hiện tác dụng chống viêm rõ rệt của giai đoạn cấp và mãn tính của
phản ứng viêm trên thực nghệm. Tác dụng ức chế miễn dịch trên thực nghiệm,
gây thu teo tuyến ức ở chuột cống non. Làm giảm cholesteron trong máu ở thực
nghiệm trên thỏ, đã gây tăng cholesteron, do làm ức chế sự hấp thu cholesteron
từ bên ngoài và ức chế sự tổng hợp cholesteron ngay trong cơ thể của thỏ.
Gây hạ huyết áp ở mèo trên thực nghiệm và tác dụng này kéo dài
Ngưu tất có tác dụng chọn lọc gay co cơ trơn tử cung, không gây co cơ trơn
ruột trên chuột lang.
Một số chế phẩm có ngưu tất dùng để điều trị viêm khớp, viêm đa khớp
dạng thấp mãn tính, ngưu linh tiên solamin
Trên lâm sàng, ngưu tất và một số bài thuốc có ngưu tất được dùng điều trị
cho bệnh nhân bị cao huyết áp, sơ vữa động mạnh cho kết quả khá tốt.
Một số bài thuốc có ngưu tất
Chữa co giật, bại liệt, phong thấp, teo cơ, sơ vữa mạch máu: ngưu tất 12g
sắc uống.
Chữa phong thấp, thấp khớp: ngưu tất, hy thiêm, thổ phục linh, lá nốt: dạng
thuốc viên uống 3 lần trên ngày.
Chữa chấn thương tụ máu: ngưu tất, độc hoạt, tang kí sinh, phòng phong,
tục đoạn, xuyên khung, thục địa, bạch thược, đẳng sâm, ý dĩ, tần giao, quế di,

xuyên quy, cam thảo, tế tâm sắc uống
Chữa bế kinh: đẳng sâm, ngưu tât, hoài sơn, ý dĩ, ích mẫu, bạch truật, kỉ tử,
thục địa, hà thủ ô sắc uống.
IV. KĨ THUẬT TRỒNG
4.1. Chuẩn bị trồng
4.1.1. Chọn vùng trồng
Vùng trồng ngưa tất cho năng suất, chất lượng dược liệu tốt nhất mà các
tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ như Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình…
4.1.2. Giống
Giống ngưu tất được trồng ở Việt Nam là giống hoài ngưu tất được di
thực từ Trung Quốc năm 1960
Chuẩn bị hạt giống cho sản xuất dược liệu : hạt giống cần phải được
chuẩn bị tốt, trước khi vào vụ gieo trồng cần thử lại tỷ lệ mọc mầm để xác định
lượng hạt gieo. Thông thường loại hạt giống có tỷ lệ nảy mầm trên 85% thì 1ha
gieo trồng cần 8 -9 kg hạt.
4.1.3. Thời vụ trồng
Thời vụ gieo trồng tốt nhất từ 15 tháng 9 đến 15/10
4.2. Kĩ thuật gieo trồng
4.2.1. Đất trồng và kỹ thuật làm đất lên luống.
Đối với ngưu tất trông lấy dược liệu nên chọn đất phù sa ven sông, đất thịt
nhẹ, đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt và tưới thuận lợi.
Cày 2 đến 3 lần để đất có độ sâu 35cm, bừa kỹ làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ
dại, cày chia luống rộng 1,4m, lên luống sơ bộ.
Rải đều toàn bộ lượng phân bón lót lên mặt luống, sau đó lên luống tiếp,
vét sạch luống để luống đạt độ cao 40cm. San phẳng và đập nhỏ đất mặt luống.
4.4.2. Phân bón và kỹ thuật bón phân.
a.) Lượng phân bón (sử dụng cho 1ha)
phân chuồng hoai mục: 27 tấn
tro bếp: 1 tấn
phân đạm ure: 380kg

phân lân lâm thao: 500kg
phân ka li sunphat: 150kg
b.) kỹ thuật bón:
bón lót: toàn bộ phân chuông + phân lân + tro bếp + ½ lượng kali
Bón thúc: toàn bộ phân đạm và ½ lượng kali còn lại. có thể bón thúc 2
đến 3 lần
- lần 1: khi cây cao 5 đến 7 cm, phải chủ yếu bón đạm với lượng 80kg
ure/ ha
- lần 2: khi cây có bốn đôi lá, bón tiếp 140kg đạm ure/ ha
- lần 3: khi cây có sáu đôi lá, bón nốt số đạm còn lại (160kg ure/ha). Khi
cây có dấu hiệu ra hoa, bón thúc số kali còn lại (75kg)
4.2.3. Mật độ, khoảng cách trồng
Ngưa tất thường gieo vãi. Nếu hạt giống mọc tốt, gieo dầy thì phải tỉa.
nếu mọc thưa thì cần giặm cây để đảm bảo mật độ 2 triệu cây/1ha, khoảng cách
10x5 cm cho năng suất, chất lượng dược liệu cao nhất.
Theo kinh nghiệm: Gieo hạt giống có thể bằng hai cách gieo ướt và gieo
khô:
Gieo ướt: Trước khi gieo phải ngâm hạt giống trong nước nóng 20
0
c
khoảng 12 giờ. Vớt hạt ra, phơi cho hạt se lại rồi đem gieo. Thường gieo vãi.
Gieo xong dùng bồ cào, cào nhẹ 1 lượt để làm cho hạt giống trộn lẫn vào đất,
cuối cùng tưới nhẹ ít nước lên trên.
Gieo khô: Hạt giống không cần xử lý trước. hạt giống khô được rắc trên
mặt luống. Gieo xong dùng bồ cào, cào nhẹ 1 lượt để hạt giống trộn lẫn vào đất.
Thường sau khi gieo 3 – 4 ngày hạt sẽ nảy mầm lúc này nên tưới nước
4.2.4. Kỹ thuật gieo trồng.
Gieo hạt: Rải đều hạt lên mặt luống với lượng 8 – 9kg/ha, gieo xong phủ
rơm rạ (hoặc trấu) và tưới ẩm hàng ngày. Tưới đủ ẩm chỉ sau 5 – 6 ngày là hạt
mọc mầm, phải cần giỡ bỏ rơm rạ ngay để cây khỏi bị yếu.

4.3. Chăm sóc, bảo vệ cây trồng
4.3.1. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Yêu cầu đất thường xuyên ẩm, nếu gặp hạn lâu ngày có thể tưới ngầm ở
những chân ruộng đất thịt nhẹ.
Cách làm:
- tháo nước vào rãnh luống, ngập 2/ 3 chiều cao của luống, để nước ngấm
lên trên mặt luống (sau 1 đêm), khi thất đủ ẩm cần tháo kiệt nước ngay.
Làm cỏ: Thường kết hợp với các lần bón thúc.
- làm cỏ đợt 1: tiến hành tỉa cây lần 1, tỉa bỏ bớt những cây xấu còi cọc
- làm cỏ đợt 2: khi bón thúc đợt 2, tiếp tục bỏ bớt cây xấu
- làm cỏ đợt 3: khi bón thúc đợt 3,lần này tỉa định cây, đảm bảo mật độ
trồng.
Khi cây bắt đầu chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát triển
cần bón thúc số phân kali còn lại (75kg/ha)
Khi cây ra hoa cần ngắt bỏ để tập trung dinh dưỡng vào củ.
4.3.2. phòng trừ sâu bệnh.
Dùng tay bắt sâu xám cắn mầm non vào sáng sớm. Sâu cuốn lá hại lá cây
trưởng thành dùng Ofatox phun thuốc nồng độ 0.25 – 0.3%. Sâu xanh hại lá cây
trưởng thành và hoa, phun Sherpa với nồng độ 0.5%. Bệnh lở cỗ rễ hại cây lúc
mới trồng phòng tránh bằng cách giữ độ ẩm vừa phải, ruộng luôn sạch cỏ dại, tỉa
cây đúng luc, không để cây mọc quá dày, không để đất và quần thể cây quá ẩm.
4.3.3. Chế độ luân canh
Công thức luân canh tốt nhất là: Ngưa tất – Diệp hạ châu – đậu tương.
V. THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN
5.1. Thu hoạch
Ngưu tất cỏ thể thu hoạch khi đạt 135 – 140 ngày tuổi. Chọn ngày khô
ráo, cắt bỏ thân cây trên mắt đất. Dung cuốc thuổng để đào, tránh làm đứt rễ ảnh
hưởng đến năng suất và thương phẩm dược liệu. Sau khi thu hoạch, cắt bỏ gốc
cây, xông diêm sinh cho mềm, rửa thật sạch, xông lại một mồi diêm xinh nữa để
chống mốc và phơi nắng đến khô là được.

5.2. Chế biến.
Trước khi phơi khô, dược liệu cần được xông diêm sinh ( lưu huỳnh).
Cách xông diêm sinh như sau: nếu không có lò sấy diêm sinh chuyên dùng có
thể lấy lá cót ép hoặc 2 lần cót thường quay vòng tròn có đường kính khoảng
1m, dưới có hầm đốt diêm sinh. Dùng bình odoa tưới nước trên luống dược liệu
cho đều, sau đó xếp dược liệu vào lò, dược liệu to ở phía dưới, nhỏ phía trê, đậy
kín bằng nong nia, hoặc bao tải, hoặc ni lông để khi sông khói diêm sinh không
bay ra ngoài. Đốt diêm sinh trông hầm lò và bịt của lò lại để khói diêm sinh bốc
lên đều trong khối dược liệu, sau khi 18 đến 20 giờ, sửa thật sạch dược liệu và
đem vào sấy lại 1 mồi diêm sinh nữa, để chống mốc, sau đó mang ra phơi nắng
đến khô, thủy phần còn lại 12% là được (thông thường 100kg dược liệu tươi cần
1kg diêm sinh). Lưu ý khi xếp ngưu tất dùng 3 – 4 ống tre tròn dài bằng chiều
cao lò cắm xuống đáy lò, xếp dược liệu xung quanh cọc, sau đó rút lên để tạo
đường thông khói từ đáy lò lên miệng lò
5.2.1. Phương pháp chế biến:
- ngưu tất thái phiến hoặc cắt đoạn: Rửa sạch rễ, làm mềm, thái phiến dày
1- 3cm (rễ to), cắt đoạn 3- 4cm (rễ nhỏ), có thể chích rượi rồi sao cám.
- ngưa tất sao cám: sao cám cho nóng già, bốc khói trắng, cho ngưu tất vào
sao đều cho đến khi có mầu hơi vàng, rây bỏ cám.
- ngưu tất chích rượi: ngưa tất phiến sao nóng, phun rượi vào (2kg rượi cho
10kg ngưu tất) và sao đến khô. Có thể tẩm ngưu tất với rượi trước ủ khoảng 30p
đến 1 giờ. Sao đến khô
- ngưu tất thán: đem ngưu tất sao đến khi phía ngoài bị đen hoàn toàn, bên
trong vàng đậm, cũng có thể trích rượi rồi sao đen như trên.
- ngưu tất sao đen: ngưu tất phiến đem sao nhỏ lửa cho đến khi xuất hiện
các chấm đen.
- ngưu tất trích muối: hòa muối với 1 lượng nước vừa đủ để tẩm vào ngưu
tất (dung 0,2kg cho 10kg ngưu tất ) ử 30p. sao đến khô
5.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng (thương phẩm) dược liệu
- theo dược điểm việt nam: trong rễ ngưu tất chứa chất saponin, khi thủy

phân ra sẽ cho axit oleanic C
30
H
48
O
3
và galactuzo , rhamnoza, glucoza. Ngoài ra
còn có ecdysteron, inosteron và muối kali.
- Thực tế sản xuất: củ ngưu tất đạt chất lượng thương phẩm phải có chiều
dài 20 – 30 cm, đường kính 0.5 – 1 cm. Hơi mềm, đâu trên mang vết tích của cỗ
rễ, đầu dưới hơi thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng đất hay nâu nhạt. mùi thơm nhẹ
vị hơi ngọt, hơi đắng và the.
5.3. Bảo quản
Sau khi phơi khô phân loại củ to và nhỏ riêng, bó thành từng bó nhỏ. Bảo
quản trong túi polyetylen, ngoài bao tải, xếp lên kệ cao khoảng 50cm trong kho
khô, thoáng hoặc bảo quản trong chum, vại đậy kín. Thường xuyên kiểm tra để
phát hiện côn trùng và nấm mốc gây hại khi bảo quản.
6. MỘT SỐ BÀI THUỐC VỚI NGƯU TẤT
Theo Đông y, Ngưu tất có vị chua, hơi đắng, tính bình không độc, vào 2
kinh can và thận, có tác dụng làm tan máu ứ, bớt sưng tấy, đau nhức, chống co
rút, rung giật, làm mạnh gân cốt.
Sau đây là 4 bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức đã được thử nghiệm,
có hiệu quả tốt.
1. Ngưu tất dùng độc vị ngày 40 - 60g sắc uống nhiều lần chống co giật, bại
liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu.
2. Rượu thuốc: Ngưu tất 100g, Huyết giác 50g, Sâm đại hành 30g. Ngâm
trong rượu 30 - 400. Từ 10 ngày trở lên, mỗi ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 1 chén
(10 - 15ml). Chữa các chứng bị thương máu tụ ở ngoài, hoặc bị ngã máu ứ ở
trong hoặc đi xa về chân tay nhức mỏi.
3. Thang an thần: Ngưu tất 30g, Hạt muồng sao 20g. Sắc uống mỗi ngày 1

thang, chữa các chứng bốc nóng, nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, mắt tăng
huyết áp cao, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co
giật, táo bón.
4. Thang tiết niệu: Ngưu tất 30g; Rễ cỏ tranh, Mã đề, Mộc thông, Huyết dụ,
lá Móng tay, Huyết sâm đều 15g sắc uống. Chữa các chứng viêm cầu thận cấp,
phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan vi rút, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bàng
quang, đái ra máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Thượng Đông,
Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiệu, Vũ Ngọc Lô, Phạm Duy Mai, Phạm Kim
Mai, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Đoàn. 1000 cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam, tập 1,2. NXB Khoa học & Kĩ thuật, 2006.
2. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB y học Hà Nội
3. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2006). Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế
biến cây thuốc. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.
4. Nguyễn Bá Hoạt (2002). Nghiên cứu phát triển một số cây thuốc tham gia
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng cao Sapa (Lào Cai). Luận án tiến sỹ
Nông nghiệp.
5. Nguyễn Văn Lan (1970). Kỹ thuật trồng cây dược liệu, tập 1
.
NXB Nông thôn
Hà Nội.
6. Đỗ Tất Lợi (2007). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà
Nội
7. Trang web: www.vienduoclieu.org.vn/

×