Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên đề nghiên cứu đặc điểm thực vật, hóa học, công dụng của cây Ngân hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.86 KB, 14 trang )

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC
VÀ KĨ THUẬT VIỆT NAM
VIỆN KINH TẾ SINH THÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
DỰ ÁN
“Đánh giá tiềm năng và tổ chức áp dụng mô hình trồng cây dược liệu
trên địa bàn huyện Sóc Sơn”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Quy trình kĩ thuật trồng cây dược liệu tại địa bàn huyện Sóc
Sơn
Cây Kim ngân hoa: Grevillea robusta A Cunn.
MỤC LỤC
Cây Kim ngân hoa: Grevillea robusta A Cunn 1
3.3.Giá trị dược liệu 4
3.3.1. Tác Dụng Dược Lý: 4
3.2.2. Tác Dụng, Chủ Trị: 6
I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.1. Tên khoa học
Tên khoa học:Grevillea robusta A Cunn.
Họ: Cơm Cháy: Caprifolianceae
Tên Khác:
Ngân hoa, Kim Ngân Hoa, Kim Ngân Hoa Lộ, Mật Ngân Hoa, Ngân Hoa
Thán, Tế Ngân Hoa, Thổ Ngân Hoa, Tỉnh Ngân Hoa …
1.2. Đặc điểm sinh học
Loại dây leo, thân có thể dài đến 9-10m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu
xanh, khi gìa mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau,
hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5 - 5cm, dài 38cm. Lá cây quanh năm xanh tươi,
mùa rét không rụng.
Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng. Dây có


nhiều lá, cuộn vòng hoặc chặt thành từng đoạn dài 35cm. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi
kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn.
Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5-3,5cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng
lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa.
Quả hình cầu, màu đen. Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25cm, đường kính
đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm
nhẹ vị đắng.
Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8.
Thường mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.
II. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
Kim Ngân là cây nhiệt đới, ưu sáng, có biên độ sinh thái rộng, chịu hạn,
chịu đất chua phèn nên phân bố rộng, gặp mọc hoang hầu khắp các vùng trung
du, miền núi và đồng bằng.
Do có nhu cầu sử dụng nên Kim Ngân đã được trồng thu dược liệu hàng
hóa ở nhiều vùng trong cả nước như : Lào cai, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh…
III. GÍA TRỊ LÀM THUỐC
3.1. Thành phần hóa học
+ Luteolin, Inositol, Tannin (Trung Dược Học).
+ Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (S Caroten,
Cryptoxantin, Auroxantin). Lá chứa Loganin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt
Nam).
+ Chlorogenic acid, Isochlorogenic acid (Lý Bá Đình, Trung Thảo Dược
1986, 17 (6): 250).
+ Ginnol, b-Sitosterol, Stigmasterol, b-Sitosterol-D-Glucoside, Stimasteryl-
D-Glucoside (Sim K S và cộng sự, C A 1981, 94: 52765p).
3.2. Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng
3.2.1. Bộ phận dùng làm thuốc:
Hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng.
3.2.2. Công dụng:

+ Hoa tươi: gĩa nát, vắt nước, đun sôi, uống.
+ Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.
+ Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống
(Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
3.3.Giá trị dược liệu
3.3.1. Tác Dụng Dược Lý:
+ Tác Dụng Kháng Khuẩn: nước sắc hoa Kim ngân có tác dụng ức chế
mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước
sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác.
Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương pháp
khuyếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của hoa Kim
ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch,
thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng
yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.Coli, Phế cầu, Tụ cầu khuẩn vàng.
Nước sắc lá Kim ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng
độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với
tiêu cầu khuẩn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác Dụng Trên Chuyển Hóa Chất Béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường
chuyển hóa các chất béo
+ Tác Dụng Trên Đường Huyết: nước sắc hoa Kim ngân cho uống có tác
dụng ngăn chặn choáng phản vệ chuột lang. Ở chuột lang uống Kim ngân, số
lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng Histamin ở
phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường
và chuột lang uống Kim ngân trước khi gây choáng (Tài Nguyên Cây Thuốc
Việt Nam).
+ Tác Dụng Kháng Khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn:
tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực
khuẩn lỵ, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu
khuẩn, trực khuẩn lao cùng các loại nấm ngoài da, Spirochete, virus cúm
(Trung Dược Học).

+ Tác Dụng Kháng Viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng
tác dụng thực bào của bạch cầu
+ Tác Dụng Hưng Phấn Trung Khu Thần Kinh: cường độ bằng 1/6 của cà
phê (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống lao: Nước sắc Kim ngân hoa in Vitro có tác dụng chống
Mycobacterium tuberculosis. Cho chuột uống nước sắc Kim ngân hoa rồi cho
chích vi khuẩn lao cho thấy ít thay đổi ở phổi hơn lô đối chứng (Chinese Hebral
Medicine).
+ Kháng Virus: Nước sắc Kim ngân hoa có thể làm giảm sức hoạt động
của PR8 ở virus cúm nhưng không có tác dụng ở phôi gà con đã tiêm chủng
(Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: cho chuột béo phì dùng lượng lớn
Cholesterol vỗ béo cho chuột đồng thời cho uống nước sắc Kim ngân hoa, mức
Cholesterol trong máu của chúng thấp hơn so với nhóm đối chứng (Chinese
Hebral Medicine).
+ Trong nhãn khoa: theo dõi 36 bệnh nhân không chọn trước, nước sắc
Kim ngân hoa được dùng cho những trường hợp kết mạc viêm mạn, giác mạc
loét (Chinese Hebral Medicine).
+ Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn: dùng dịch chiết Kim ngân hoa chích
vào huyệt hoặc vào bắp có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi viêm cấp nặng và
lỵ. Cũng dùng trong 1 số trương hợp ruột dư viêm có mủ, quai bị lở ngứa
(Chinese Hebral Medicine).
+ Làm hạ Cholesterol trong máu (Trung Dược Học).
+ Tăng bài tiết dịch vị và mật (Trung Dược Học).
+ Tăng tác dụng thu liễm do có chất Tanin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
+ Có tác dụng lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
3.2.2. Tác Dụng, Chủ Trị:
+ Thanh nhiệt, giải chư sang (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Là thuốc chủ yếu để chỉ tiêu khát

+ Tiêu thủng, tán độc, bổ hư, liệu phong, uống lâu ngày tăng tuổi thọ (Lôi
Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Khu phong, trừ thấp, tán nhiệt, liệu tý, tiểu thủng, chỉ lỵ (Bản Thảo Hối
Ngôn).
+ Thanh nhiệt, giải độc. Trị ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn
nhọt, ghẻ lở, hắc lào, giang mai độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh nhiệt, giải độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Thanh nhiệt, giải độc, giải trừ các khí ôn dịch, uế trọc tà. Trị ôn bệnh
phát sốt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, hắc lào, giang mai (Đông Dược Học Thiết
Yếu).
3.2.3.Chú ý Kiêng Kỵ
+ Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy không phải do nhiệt, mồ hôi ra nhiều: cẩn thận
khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, mụn nhọt loại âm tính hoặc sau khi vỡ mủ mà
khí lực yếu,mủ trong lỏng: không nên dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
IV. KỸ THUẬT TRỒNG
4.1. Chọn vùng trồng
Kim Ngân thuộc loại cây ưu khí hậu nóng ẩm, ưa sáng nhưng kém chịu
úng. Nó có thể thích nghi rộng trên vùng khí hậu trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
4.2. Giống và kỹ thuật nhân giống
4.2.1. Giống:
Giống Kim Ngân đưa sản xuất cần được sàng sẩy sạch, không lẫn tạp chất
và hạt cỏ dại, có độ mẩy cao, khối lượng 1.000 hạt khoảng 1,3g, hạt già, màu
vàng sáng, tỷ lệ mọc mầm trên 70%.
4.2.2. Kỹ thuật nhân giống:
Giâm hom: Đất chậu để giâm cành thường là đất cát. Giâm cành phải chọn
cành khỏe của năm hiện tại, lấy phần ngọn cành hoặc phần giữa để làm cành
giâm. Cành giâm của cây thân cỏ có độ dài là 12 - 14 cm, cây thân gỗ có độ dài
10 - 20 cm là vừa Độ sâu cảm vào đất là 1/2 - 1/8 cành. Lúc cắm cắt hai đầu

cành cắm, ở giữa để lại 3 - 4 chồi, chồi đoạn cuối là rễ mọc.
Ghép cành: Cành ghép là cành tốt đã được lựa chọn từ cây mẹ tốt và được
chăm sóc kĩ lưỡng. Gốc ghép thường được lựa chọn là một số loài khác hoặc
gốc ghép từ giống nhập khẩu của Australia.
4.2.3. Tiêu chuẩn sản phẩm xuất vườn
* Yêu cầu về chất lượng ( cây xuất vườn đem trồng):
- Cây có thân mọc thẳng, khỏe, lá xanh và mượt.
- Cây phải đạt chiều cao tối thiểu 40 cm tính từ mặt bầu.
- Đường kính cổ rễ từ 4- 5 mm.
- Cây giống đang sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh.
- Tuổi cây giống từ 5 - 6 tháng (tính từ lúc giâm cành hom đến khi xuất vườn)
* Yêu cầu về qui cách :
- Cây giống phải được tạo trong túi bầu polyetylen chắc chắn và nguyên vẹn,
kích thước : đường kính 11cm x chiều cao 20 cm.
- Bầu được cắt 2 bên góc để thoát nước.
- Chất nền phải đầy bầu ươm.
* Chú ý bảo quản và vận chuyển :
- Cây phải được huấn luyện dưới ánh nắng từ 30 ngày trước khi xuất vườn.
Trước khi xuất vườn phải tưới đủ ẩm cho cây.
- Trên phương tiện vận chuyển cây giống được xếp đứng, hoặc nghiên nhưng
không vượt quá 30
0
.
- Phải che chắn nắng gió và tạo sự thông thoáng.
- Khi lên xuống phải nhẹ nhàng – tránh gãy dập.
- Thời gian lưu cây trên xe không quá 48 giờ.
4.3. Thời vụ trồng
Thời vụ ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ hiện nay là gieo hạt vào
trong tuần tháng 3 hoặc tháng 9-10, trồng cây con vào trung tuần tháng 5 hoặc
tháng 10.

4.4. Đất trồng và kỹ thuật làm đất, lên luống
Kim Ngân có thể thích nghi rộng trên nhiều loại đất như đất đồi núi, đất
phù sa sông, đất thịt, đất pha cát…
Tuy nhiên để có năng suất cây trồng cao cần chọn vùng đất chủ động tưới
tiêu nước, độ phì tiền tàng lớn. Đất cần được cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại,
cày chia luống 1,2m, lên luống cao khoảng 20cm, rộng 80 – 90 cm.
4.5. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Phân chuồng hoai mục cần khoảng 15 – 20 tấn/ha. Phân NPK tổng hợp
khoảng từ 1400 – 1500 kg/ha. Nếu bón riêng rẽ có thể dùng 270 – 300 kg u rê,
500 kg supe laanm 200 kg kali cho một ha.
Phân bón đối với vườm ươm: Cần 10 tấn phân chuồng hoai mục/ha, kết
hợp với 200 kg NPK tổng hợp bón lót trước khi gieo hạt. Cách bón: rải đều phân
trên mặt luống, xáo nhẹ, đảo đều phân trong đất sau đó san phẳng mặt luống.
Phân bón đối với ruộng sản xuất dược liệu: Mỗi một ha cần bón lót 15 – 20
tấn phân chuồng, 500 kg NPK tổng hợp, có thể bón theo hốc hoặc rải đều phân
trên mặt luống, sau đó lấp kín phân. Phân tổng hợp NPK bón thúc vào các thời
kỳ: Sau khi trồng 15 – 20 ngày lượng 200 kg/ha.
Sau khi trồng 50 – 55 ngày lượng 500 kg/ha. Sau khi trồng 75 – 80 ngày
lượng 300 kg/ha. Nếu thấy cây trồng xấu, cần bón bổ sung phân đạm với lượng
50 – 60 kg ure/ha, hoặc 500 kg NPK/ha.
4.6. Mật độ, khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng Kim Ngân thích hợp là 30 x 30 cm, tương đương với
mật độ 8 cây/ m
2
hoặc 30x50cm tương ứng với 6 cây/m
2
4.7. Kỹ thuật trồng
Làm dàn leo: chọn gỗ tốt hoặc tre đực to đã ngâm làm cọc dàn. Cọc dàn
bằng bê tông hay xi măng cốt thép thì càng tốt vì sau nhiều năm không phải sửa.
Chôn cọc xong, buộc xà dọc và ngang, mỗi xà cách nhau không quá 2m. Buộc

các thanh tre đực hoặc vầu nhỏ cách nhau 20cm x 20cm hoặc nhiều nhất 30cm x
30cm. để cho cây leo sau này. Tốt nhất là dùng dây thép mạ kẽm đường kính
3m/m căng thành dàn.
Trồng cây con: Đào khoảng 4 hố ở bốn góc dàn có đường kính 40cm~
50cm, không đào sát cọc dàn quá sẽ làm cho cọc yếu đi. Bón lót phân chuồng
vào đáy hố. Trồng cây Kim ngân con vào các hố, chú ý trước khi lấp đất và nén
chặt, dùng kéo cắt và rút túi ra khỏi hố để cho rễ cây dễ dàng đâm sâu, đâm
ngang; tiếp tục tưới cây giữ ẩm. Buộc một que tre từ gốc cây mới trồng nối với
cọc dàn tre. Điều chỉnh cho cây leo vào que tre rồi vào cọc dàn leo. Khi cây đã
lên mặt dàn, thường xuyên điều chỉnh cho các ngọn cây bò lan toả ra kín dàn,
tạo thành bóng mát đều đặn.
Trước khi đánh cây đi trồng cần tưới ẩm và đánh bầu cây con để tránh đứt
rễ, làm như vậy đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Khi trồng, bổ hốc với khoảng cách
30 x 30 cm, bón lót phân chuồng và phân NPK vào hốc, đảo đều phân trong đất,
sau khi trồng thì ấn chặt đất quanh gốc cây. Cần tưới nước đủ ẩm thường xuyên
cho đến khi cây hồi xanh.
4.8. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Sau khi trồng được 8 – 10 ngày, cây bắt đầu hồi xanh, cần trồng giặm kịp
thời những cây bị chết. Khoảng 20 ngày sau khi trồng nên xáo phá váng và bón
thúc phân như đã nêu ở trên. Yêu cầu đồng ruộng luôm sạch cỏ dại và tưới
nước đủ ẩm.
4.9. Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh: Kim ngân rất ít sâu bệnh hại, trường hợp đặc biệt nếu
thấy có sâu xanh, sâu róm thì chủ yếu là bắt bằng tay vì diện tích dàn không lớn
lắm, vả lại làm như vậy sẽ giữ cho dược liệu được an toàn không bị độc hại.
Kim Ngân ít bị sâu bệnh phá hại. Mới chỉ thấy có bệnh phấn trắng phát
sinh vào mùa đông và đầu mùa xuân khi trời âm u kéo dài, độ ẩm không khí cao,
cần dùng Daconil 75 WP phun với nồng độ được hướng dẫn trên bao bì. Sâu
xám phá hại cây con trong giai đoạn vườm ươm, có thể dùng Basudin rắc vào
buổi chiều tối, liều lượng khoảng 25 – 27 kg/ha.

4.10. Chế độ luân canh hoặc xen canh
Cây Kim Ngân có thể trồng luân canh với bất cứ cây trồng cạn nào, nó
cũng có thể trồng xen dưới tán cây ngô, hoặc các loại cây lâu năm. Đối với các
vườn cây ăn quả, hoặc vườn rừng chưa khép tán nên trồng xem Kim Ngân để
tránh xói mòn đất và tăng thu nhập.
Hiện nay, diện tích Kim Ngân của Trường Sơn đã bắt đầu cho thu hoạch.
Theo hợp đồng của công ty dược phẩm Vi- mê- đi mếch- Hà Nội, thì giá thu
mua sẽ là 800.000- 1.000.000 đồng/kg hoa khô (tuỳ loại). Trong khi đó, nếu
được chăm sóc tốt cây Kim Ngân có thể sinh trưởng, phát triển trong thời gian
10-15 năm mới phải trồng lại và mỗi sào có thể đạt 20-25 kg hoa/vụ. Năm nay là
vụ đầu tiên và cây còn nhỏ, song với những chùm hoa dày trĩu cành thì sản
lượng có thể đạt mức gần 20 kg/sào. Với giá bán trên thì với hơn 1 ha, gia đình
ông Chung sẽ có nguồn thu khá. Đây là chưa kể việc bán thân, lá.
Để nông dân mạnh dạn tiếp nhận và đưa vào trồng những cây trồng giống
mới, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền và hỗ trợ nông dân về KHKT, một phần
giống, vốn, UBND xã Trường Sơn còn luôn coi trọng tới việc tìm đầu ra cho sản
phẩm, vì thế nông dân luôn mạnh dạn đưa vào thử nghiệm. Với cây Kim Ngân
là một cây thực sự mới mẻ với người dân, song do sự hỗ trợ đó mà việc đưa vào
trồng thử nghiệm không mấy khó khăn.
Tuy đây mới là bước đầu, song hiện nay, cây Kim Ngân trên đất Trường
Sơn đã mở ra một hướng phát triển mới cho nhân dân trong xã. Hiện UBND xã
Trường Sơn đang chỉ đạo các thôn đưa cây Kim Ngân vào trồng trên khu vực
đất đồi, bãi đẻ mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập cho người nông dân./.
V. THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN
5.1. Thu hoạch
Thu hái và chế biến: Hoa thường nở vào tháng 4 tháng 5. Lúc này dùng kéo
cắt các cành mang hoa, đem xuống sân, cắt tỉa hoa để riêng, còn cành thì chặt
khúc 2-3cm. Tất cả đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Nếu có nhiều, muốn
bảo quản tốt, có thể xông lưu huỳnh, một đêm trước khi phơi sấy.
Khi cây Kim Ngân bắt đầu ra hoa thì thu hoạch dược liệu. Chọn ngày trời

khô ráo, cắt cây về, loại bỏ tạp chất, cỏ dại.
Năng suất dược liệu có thể đạt được 3,0 – 3.5 tấn/ha. Chất lượng dược liệu
phải đảm bảo khô, sạch, không mốc mọt, độ ẩm dược liệu không quá 10%.
5.2. Chế biến
Phương pháp bào chế
Kim Ngân sau khi thu hái, rửa sạch, cắt đoạn 3 – 4 cm, phơi khô hoặc sấy
khô.
Kim Ngân sao: Kim Ngân đã cắt đoạn đem sao nhỏ lửa đến khi có màu hơi
vàng là được.
5.3. Bảo quản, vận chuyển
Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng
trong hũ có lót vôi sống
Dược liệu Kim Ngân cần được đóng gói kín trong bao nylon và bao tải bên
ngoài để chống hút ẩm. Bảo quản trong kho nơi khô, thoáng, có kệ kê cao
khoảng 50cm. Cần kiểm tra kho thường xuyên, nếu phát hiện thấy dược liệu bọ
mốc mọt, hoặc bị chuột phá hại phải xủ lý kịp thời.
Nếu trong kho bảo quản giữ được độ ẩm thường xuyên của dược liệu nhỏ
hơn 10% thì dược liệu Kim Ngân có thể bảo quản được 2 – 3 năm.
Trong quá trình vận chuyển dược liệu không được làm rách hoặc thủng bao
bì để tránh sự hút ẩm của dược liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Thượng Đông,
Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiệu, Vũ Ngọc Lô, Phạm Duy Mai, Phạm Kim
Mai, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Đoàn. 1000 cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam, tập 1,2. NXB Khoa học & Kĩ thuật, 2006.
2. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB y học Hà Nội
3. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2006). Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế
biến cây thuốc. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.
4. Nguyễn Bá Hoạt (2002). Nghiên cứu phát triển một số cây thuốc tham gia
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng cao Sapa (Lào Cai). Luận án tiến sỹ

Nông nghiệp.
5. Nguyễn Văn Lan (1970). Kỹ thuật trồng cây dược liệu, tập 1
.
NXB Nông thôn
Hà Nội.
6. Đỗ Tất Lợi (2007). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà
Nội
7. Trang web: www.vienduoclieu.org.vn/

×