Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập thương mại quốc tếx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.96 KB, 10 trang )

1. Trên thị trường ngoại hối, biết Qd = 100.000 - 5E và Qs = 20.000 + 3E. Nếu NHTW ấn
định tỷ giá hối đoái E(VND/USD) = 13000 thì VND bị định giá thấp hay cao so với USD, với
mức độ bao nhiêu? Trong trường hợp này, để thị trường ngoại hối cân bằng thì dự trữ quốc
tế của VN phải tăng hay giảm? Với số lượng là bao nhiêu? Sự thay đổi dự trữ này được ghi
vào khoản có hay nợ của BoP?

Trả lời: Để làm được bài này, đầu tiên cần tính tỷ giá hối đoái cân bằng (Q
d
= Q
S
) sau đó lập luận
xem VND bị định giá cao hay thấp. Do yết giá theo phương pháp trực tiếp: 1$ = x VND do đó
muốn xem VND bị định giá cao hay thấp thì chúng ta cần tính tỷ giá nghịch đảo nghĩa là 1VND
= ? $.

Từ tỷ giá nghịch đảo chúng ta sẽ tính được mức độ định giá cao hay thấp của VND, cụ thể mức
định giá cao/thấp = (1/E
cố định
- 1/E
cb
)/( 1/E
cb
). Nếu âm nghĩa là định giá thấp và ngược lại.

Do NHTW ấn định tỷ giá cố định khác với tỷ giá cân bằng nên thị trường không cân bằng và có
hiện tượng dư cung -> NHTW buộc phải can thiệp bằng cách mua lượng USD dư thừa trên thị
trường vào. Khi NHTW mua USD -> làm cho dự trữ ngoại tệ tăng lên

Dự trữ tăng sẽ được hạch toán vào khoản nợ trong cán cân dự trữ chính thức (lý do tại sao thì các
em tham khảo thêm giáo trình KTQT của Khoa).


2. Hạch toán giao dịch sau vào BoP của Việt Nam. Người Việt mua cổ phiếu của Mỹ, thanh
toán bằng tài khoản của người Việt Nam tại Mỹ. Có hai lập luận sau, lập luận nào đúng?

Lập luận 1
Người Việt mua cổ phiếu ở Mỹ tức là nhập khẩu giấy nợ từ Mỹ, thanh toán bằng tài khoản
của người Việt tại Mỹ tức tài sản của người Việt ở nước ngoài (Mỹ) giảm

Nợ (-)
CA( nhập khẩu); Có(+) KA (tài sản ở nước ngoài giảm)
Lập luận 2
Nợ (-) KA do tài sản của người Việt ở nước ngoài tăng; Có (+) KA do tài sản ở nước ngoài
giảm

Trả lời:
1. Giấy nợ không phải là hàng hóa, cũng không phải là dịch vụ mà là tài sản tài chính -> ko thể hạch
toán vào CA được mà phải hạch toán vào KA. Khi người Việt mua cổ phiếu của Mỹ -> ghi nợ KA
(vì giao dịch này làm cho tài sản của VN ở nước ngoài tăng)

2. Khi thanh toán bằng tài khoản của người Việt tại Mỹ -> ghi có KA (vì giao dịch này làm cho tài
sản của VN ở nước ngoài giảm)

Như vậy lập luận 2 chính xác hơn

3. Trên thị trường của một hàng hóa nhỏ ở một nước nhỏ, biết Q
s
= 5P + 50; Q
d
= 200 – 5P
và hàm cung xuất khẩu của thế giới là: Q
xk

= 20P
xk
- 150

a. Hãy xác định hàm cầu nhập khẩu sản phẩm nội địa X.

b. Nếu chính phủ nội địa áp dụng một hạn ngạch nhập khẩu X là 40, hãy xác định giá nhập
khẩu sau khi áp dụng hạn ngạch

c. Tính toán phần thu ngân sách của chính phủ hay chính là doanh thu lớn nhất mà chính
phủđạt được từ việc đấu giá giấy phép hạn ngạch.


Trả lời:
a. Hàm cầu nhập khẩu sản phẩm nội địa X: Qnk = Q
d
– Q
s
tại mỗi mức giá P -> hàm cầu nhập khẩu
sản phẩm X là: Qnk = 200 – 5P – (5P + 50) = 150 – 10P

Mức giá và sản lượng cân bằng khi thương mại tự do là: Qxk = Qnk -> P = 10, Q = 50

b. Khi chính phủ áp dụng hạn ngạch -> ảnh hưởng đến đường cung xuất khẩu của thế giới -> hàm
cung xuất khẩu của thế giới bây giờ đã thay đổi:

Ta có, Q = 40 à Pxk = 9.5 -> với mức giá nhỏ hơn 9.5 thì hàm cung xuất khẩu của thế giới không
thay đổi, nhưng với mức giá lớn hơn 9.5 thì Qxk = 40 -> đường cung xuất khẩu của thế giới là một
đường gấp khúc


-> mức giá nhập khẩu sau khi áp dụng hạn ngạch là: 40 = 150 – 10P (thay vào hàm cầu nhập
khẩu) -> P = 11

c. Doanh thu lớn nhất mà chính phủ có được từ việc đấu giá giấy phép hạn ngạch chính bằng:
(chênh lệch giữa mức giá sau hạn ngạch và mức giá trước hạn ngạch) x số lượng hàng nhập khẩu.

Doanh thu = (11 – 10) x 40 = 40

4. Trong chương Cán cân thanh toán quốc tế có bài tập là sử dụng nguyên tắc bút toán kép để
chỉ ra những giao dịch quốc tế trong cán cân thanh toán.Nhưng em đọc mãi mà ko hiểu cách
làm bài tập này,em ko xác định được đâu là luồng vốn ra luồng vốn vào để viết vào hai bên
nợ và có của cán cân thanh toán ạ.Cô có thể làm mẫu cho em 1 bài dưới đây để em hiểu cụ
thể hơn ko ạ?

Bằng nguyên tắc bút toán kép hãy chỉ ra những giao dịch quốc tế trong cán cân thanh toán
của Mỹ:

a.Chính phủ Mỹ viện trợ cho 1 nước đang phát triển (thông qua ngân hàng trung ương" la 2
triệu USD

b.Nước đang phát triển đó dùng số tiền 2 triệu USD từ tài khoản ở ngân hàng để nhập khẩu
sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

c.Hiệu quả ròng trong giao dịch quốc tế a và b ở cán cân thanh toán của Mỹ.

Trả lời:
a) Khi Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua NHTW:

- Việc viện trợ hạch toán vào mục dịch chuyển đơn phương ra => CA: - 2 tr.


- Do viện trợ qua NHTW, số dư tiền gửi của nước ngoài ở ngân hàng Mỹ tăng hay
tài sản của Mỹ giảm => KA: + 2tr.

b) Nước đang phát triển dùng số tiền ở tài khoản để nhập khẩu hàng hoá Mỹ:

- Số dư tiền gửi của nước ngoài ở ngân hàng Mỹ giảm: KA: - 2 tr.

- Mỹ xuất khẩu hàng hoá: CA: + 2tr.

c) Hạch toán các giao dịch như sau:

Có BoPMỹ Nợ
(a) KA : + 2tr
(b) CA : + 2tr
CA: - 2tr
KA: - 2tr


5. FDI có tác động tới cán cân thanh toán vốn và cán cân thanh toán không?

Trả lời: Để trả lời câu hỏi này có thể tìm hiểu thêm trong Chương. "Tác động của đầu tư quốc tế
tới nước chủ nhà" trong giáo trình "Đầu tư quốc tế" của thày Nhạ nhé

6. Lợi thế của Việt Nam khi thu hút đầu tư nước ngoài?

Trả lời: Để trả lời được câu hỏi này, có thế tham khảo Chương. "Môi trường đầu tư quốc tế",
trong giáo trình Đầu tư quốc tế của thày Phùng Xuân Nhạ để nắm được những yếu tố của môi
trường đầu tư ở nước chủ nhà, rồi đọc thêm báo chí để lấy tư liệu trả lời câu hỏi này nhé.

7. Làm thế nào để Việt Nam không trở thành Việt Nam không trở thành bãi rác công nghệ

của thế giới?

Trả lời: Để tránh trở thành bãi rác công nghệ, có những gợi ý như sau:
1. Em hiểu thế nào là bãi thải công nghiệp
2. Rác thải công nghiệp chuyển vào Việt Nam qua kênh nào?
3. Làm thế nào giám sát, quản lý các kênh chuyển rác thải công nghiệp vào?
4. Những thành phần nào trong xã hội có thể góp phần xử lý vấn đề này?
5. Với tư cách là công dân và thanh niên Việt Nam, em có thể tham gia như thế nào trong công tác
này?

8. Giả sử đường cầu và đường cung về lúa mỳ của nội địa và nước ngoài như sau:
Qd=110-12P và Qs=30+20P (nội địa)
Qd*=120-12P và Qs*=80+20P ( nước ngoài)
a. Xác định giá thế giới về lúa mỳ và số lượng buôn bán tự do thương mại
b. Giả sử nội địa áp dụng một thuế theo khối lượng là 0.5 đối với lúa mỳ nhập khẩu. Xác định
giá lúa mỳ ở mỗi nước. số lượng lúa mỳ được cung cấp và yêu cầu ở mỗi nước, số lượng
thương mại.

Trả lời:
a. Khi không có thương mại, sản lượng và mức giá cân bằng ở nội địa là: P = 2.5 và Q = 80
Khi không có thương mại, sản lượng và mức giá cân bằng ở nước ngoài là: P = 1.25 và Q = 105
-> nội địa sẽ nhập khẩu lúa mỳ từ nước ngoài
Đường cầu nhập khẩu của nội địa là: Q
nk
= Qd – Qs = 80 – 32P
-> P
nk
= 2.5 – 1/32 Q
nk
Đường cung xuất khẩu của nước ngoài: Q

xk
= Qs – Qd = - 40 + 32P
-> P
xk
= 1/32Qxk + 1.25
-> Giá và số lượng buôn bán khi thương mại tự do là:
Q
nk
= Q
xk
-> P = 1.875 và Q = 20
b. Khi chính phủ áp dụng thuế -> chênh lệch P
nk
ở nội địa – P
xk
ở nước ngoài = thuế
2.5 – 1/32Q
nk
- 1/32Q
xk
– 1.25 = 0.5
-> Q
nk
= Q
xk
= 12
-> P
nk
= 2.125 và P
xk

= 1.625

9.Giả định: Ngành nông nghiệp (NNN) sử dụng lao động và đất đai, ngành chế tạo (CT) sử
dụng lao động và vốn. Nếu khi mở cửa cho thương mại tự do, mức giá tương đối của các sản
phẩm chế tạo so với các sản phẩm nông nghiệp tăng lên ở Mỹ và giảm xuống ở Ý thì chủ sở
hữu YTSX nào ở Mỹ và ở Ý được lợi? và chủ sở hữu YTSX nào ở Mỹ và ở Ý bị thiệt?
Trả lời: Khi thương mại tự do: P
CT/NNN
(Mỹ) tăng, P
CT/NNN
(Ý) giảm
-> trước khi có thương mại: P
CT/NNN
(Mỹ) < P
CT/NNN
(Ý) => Mỹ có LTSS trong sản xuất hàng chế
tạo, Ý có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng nông nghiệp. Theo lý thuyết Hecksher – Ohlin thì:
- Khi thương mại tự do, chủ sở hữu vốn ở MỸ được lợi, chủ sở hữu đất đai bị thiệt
- Khi thương mại tự do, chủ sở hữu đất đai ở Ý được lợi, chủ sở hữu vốn bị thiệt
- Không thể kết luận về Lao động.

10. Cho bảng sau
Chi phí sản xuất
Sản phẩm
Quốc gia 1 Quốc gia 2
K L K L
X 3 2 4 3
Y 1 4 2 3

a. Hãy xác định các yếu tố thâm dụng và dư thừa ở 2 quốc gia nếu quốc gia 1 có 6000 đơn

vị tư bản và 8000 đơn vị lao động còn quốc gia 2 có 12000 đơn vị tư bản và 13500 đơn vị lao
độn.

b. Quy mô sản xuất ở 2 quốc gia này là như thế nào?

c. Bằng lý thuyết H - O xác định mô hình thương mại giữa 2 quốc gia.

Trả lời:
a. -> Để xác định yếu tố dư thừa ta cần xem xét tới ∑K/L ở các quốc gia. Ta thấy: ∑K/L (1) <
∑K/L (1) -> quốc gia 1 dư thừa lao động, quốc gia 2 dư thừa vốn
-> Để xác định sản phẩm nào thâm dụng yếu tố nào cần xem xét tỷ số K/L được sử dụng trong
từng sản phẩm. Cụ thể:
- Ở quốc gia 1: K/L (X) = 3/2 > K/L (Y) = ¼ => X thâm dụng K, Y thâm dụng L
- Ở quốc gia 2: K/L (X) = 4/3 > K/L (Y) = 2/3 => X thâm dụng K, Y thâm dụng L
b.
- Ở quốc gia 1: 2X + 4Y = 8000 và 3X + 1Y = 6000 => tính được X = 1600, Y = 1200
- Ở quốc gia 2: 3X + 3Y = 13.500 và 4X + 2Y = 12000 => tính được X = 1500, Y = 3000
c.
- Theo H – O, quốc gia 1 xuất khẩu Y, nhập khẩu X
- Quốc gia 2 xuất khẩu X, nhập khẩu Y


11.Tại sao ở các nước tư bản phát triển, tổ chức Công đoàn luôn đấu tranh đòi Chính phủ
hạn chế sự di chuyển tư bản ra nước ngoài?


Trả lời: Xét trên phương diện lý thuyết, theo mô hình Macdougall-Kemp, di chuyển vốn ra nước
ngoài sẽ khiến cho chủ sở hữu vốn được lợi nhưng chủ sở hữu các yếu tố khác (như lao động) sẽ
bị thiệt. Do đó, Công đoàn – những người đại diện cho người lao động sẽ phản đối di chuyển tư
bản ra nước ngoài.


Các em có thể tham khảo thêm Chương 4 – Giáo trình KTQT (phần Tác động của Đầu tư nước
ngoài đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư).


12. Vì sao tỷ lệ mậu dịch ở các nước đang phát triển suy giảm và cách khắc phục ntn?

Trả lời: Trong thương mại quốc tế, tỷ lệ mậu dịch hay điều kiện thương mại biểu thị tỷ lệ giữa
mức giá của hàng hóa xuất khẩu của một nước với mức giá của hàng hóa mà nó nhập khẩu. Tỷ lệ
mậu dịch ở các nước đang phát triển hiện nay đang suy giảm có thể là do:

Thứ nhất, người lao động ở các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp. Ví dụ, một người lao
động chân tay ở Nhật có thể được trả mức lương 1000 Yên (khoảng 8USD) một giờ nhưng đối với
một số nước đang phát triển, để có 8USD, người lao động phải mất 8 giờ làm việc cật lực.

Thứ hai, các sản phẩm được sản xuất ra tại các nước đang phát triển được bán với giá rẻ (do chi
phí cho các yếu tố đầu vào thấp, bao gồm tiền lương trả cho người lao động, chi phí nguyên vật
liệu và các chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất).

Thứ ba, các nước đang phát triển phải mua sản phẩm từ các nước phát triển với mức giá cao. Do
tiền lương cao và các loại chi phí cho sản xuất cao nên các loại sản phẩm được sản xuất từ các
nước phát triển được bán với giá cao. Mặt khác, do chất lượng và thương hiệu sản phẩm nó cũng
ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Cùng một sản phẩm chế tạo, tính năng tác dụng như nhau nhưng có
nguồn gốc xuất xứ được sản xuất ở Nhật, chắc chắn là giá bán sẽ cao hơn nhiều so với sản phẩm
được sản xuất từ các nước đang phát triển.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như nhu cầu về hàng nông sản tăng chậm, các nước phát
triển đã tự sản xuất được một số mặt hàng nông sản và có thể được thay thế bằng một phần các sản
phẩm khác khiến điều kiện thương mại ở các nước đang phát triển bị suy giảm.


Còn cách khắc phục thì dựa vào các nguyên nhân trên để các em đưa ra nhé.

13. Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), hình thức hạn chế mậu
dịch hạn ngạch (quota) có phải là hình thức được giảm và bãi bỏ đầu tiên, sau đó mới đến
thuế quan, Vì sao?

Trả lời: Khi Việt Nam gia nhập WTO, có rất nhiều hình thức hạn chế mậu dịch bị loại bỏ trong đó

×