Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại bảo việt hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.61 KB, 88 trang )

Luận văn tốt nghiệpGVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
L i cam oanờ đ
Tôi xin cam đoan bản luận văn cuối khóa “Phát triển nghiệp vụ Bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại Bảo Việt
Hà Nội” là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Hoàng Mai
M c L cụ ụ
M c L cụ ụ 1
Danh m c b ng s li uụ ả ố ệ 4
L i Nói uờ Đầ 1
Ch ng 1: M T S V N LÝ LU N VÀươ Ộ Ố Ấ ĐỀ Ậ 3
TH C TI N V B O HI M TRÁCH NHI M NGH NGHI P CHO KTS & Ự Ễ Ề Ả Ể Ệ Ề Ệ
KSTV 3
Luận văn tốt nghiệpGVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
1.1. T ng quan v b o hi m TNNN KTS & KSTVổ ề ả ể 3
1.1.1. Khái quát chung v b o hi m TNNNề ả ể 3
1.1.3. Vai trò c a b o hi m TNNN KTS & KSTV Vi t Namủ ả ể ở ệ 5
1.2. Quá trình phát tri n c a nghi p v TNNN KTS & KSTVể ủ ệ ụ 7
1.3. Khái quát chung v tình hình khai thác th tr ng b o hi m TNNN ề ị ườ ả ể
KTS & KSTV Vi t Namở ệ 8
1.3.1. Tình hình chung th tr ng b o hi m Vi t Namị ườ ả ể ệ 8
1.3.2. Th c ti n khai thác b o hi m TNNN KTS & KSTV th tr ng ự ễ ả ể ở ị ườ
Vi t Namệ 10
1.4. N i dung c b n c a nghi p v TNNN KTS & KSTVộ ơ ả ủ ệ ụ 12
1.4.1. Khái ni m m t s thu t ng liên quanệ ộ ố ậ ữ 12
1.4.2. c i m b o hi m TNNN KTS & KSTVĐặ để ả ể 16
1.4.2.1. i t ng b o hi m v i t ng tham gia b o hi mĐố ượ ả ể àđố ượ ả ể 16


1.4.2.2. Ph m vi b o hi mạ ả ể 18
1.4.2.3. Gi i h n trách nhi m b i th ng.ớ ạ ệ ồ ườ 18
1.4.2.4. Phí b o hi mả ể 20
1.4.2.5 Th i h n b o hi mờ ạ ả ể 26
1.4.2.6. Giám nh t n th t v gi i quy t b i th ngđị ổ ấ à ả ế ồ ườ 30
Ch ng 2ươ : TÌNH HÌNH TRI N KHAI NGHI P V B O HI M TRÁCH Ể Ệ Ụ Ả Ể
NHI M NGH NGHI P CHO KTS & KSTV T I B O VI T HÀ N IỆ Ề Ệ Ạ Ả Ệ Ộ 36
2.1. Khái quát chung v công ty B o Vi t H N iề ả ệ à ộ 36
2.1.1. Quá trình hình th nh v phát tri n c a công ty B o Vi t H N ià à ể ủ ả ệ à ộ
36
2.1.1.1. L ch s hình th nh v phát tri nị ử à à ể 36
2.1.1.2 . C c u t ch c v b máy qu n lý c a công ty B o Vi t H N iơ ấ ổ ứ à ộ ả ủ ả ệ à ộ
37
2.1.1.3. Ho t ng kinh doanhạ độ 38
2.2. Th c tr ng tri n khai b o hi m TNNN KTS & KSTV t i B o Vi t H ự ạ ể ả ể ạ ả ệ à
N i giai o n 2010-2013ộ đ ạ 42
2.2.1 Công tác khai thác 42
2.2.1.1 N i dung quy trình khai thácộ 42
2.2.1.2. Thu n l i v khó kh n trong quá trình khai thác b o hi m ậ ợ à ă ả ể
TNNN KTS & KSTV t i B o Vi t H N iạ ả ệ à ộ 47
2.2.1.3 K t qu khai thácế ả 50
2.2.1.4. Chi phí khai thác 53
2.2.1.5. ánh giá chung v công tác khai thác.Đ ề 56
2.2.2. Công tác phòng h n ch t n th tđề ạ ế ổ ấ 57
2.2.3. Công tác giám nh v gi i quy t b i th ngđị à ả ế ồ ườ 58
2.3. ánh giá t ng h p k t qu hi n qu kinh doanh nghi p vĐ ổ ợ ế ả ệ ả ệ ụ 63
Luận văn tốt nghiệpGVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
Ch ng 3: M T S XU T NH M THÚC Y QUÁ TRÌNH TRI N KHAI ươ Ộ ỐĐỀ Ấ Ằ ĐẨ Ể
NGHI P V BHTNNN KTS & KSTV.Ệ Ụ 72
3.1 Ti m n ng th tr ng b o hi m TNNN KTS & KSTVề ă ị ườ ả ể 72

3.2. M t s xu t nh m thúc y nghi p v b o hi m TNNN KTS & ộ ốđề ấ ằ đẩ ệ ụ ả ể
KSTV 74
3.2.1. Các gi i pháp i v i công tyả đố ớ 74
3.2.1.1. Công tác khai thác 74
3.2.1.2 Công tác ánh giá r i rođ ủ 74
3.2.1.3. Công tác giám nh v gi i quy t b i th ngđị à ả ế ồ ườ 75
3.2.1.4. Công tác o t o cán bđà ạ ộ 75
3.2.2. M t s ki n ngh i v i nh n cộ ố ế ị đố ớ à ướ 76
K t lu nế ậ 77
DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả 79
Danh mục viết tắt
TNNN : trách nhiệm nghề nghiệp
KTS: Kiến trúc sư
KSTV: Kỹ sư tư vấn
NBH: Ng i b o hi mườ ả ể
N BH: Ng i c b o hi m.Đ ườ đượ ả ể
CBQL: Cán b qu n lý.ộ ả
BVHN: B o Vi t H N iả ệ à ộ
Luận văn tốt nghiệpGVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
Danh m c b ng s li uụ ả ố ệ
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1
Phí cơ bản tính trên số lượng CBQL và chuyên gia
kỹ thuật của NĐBH.
24
Bảng 1.2
Phí cơ bản bổ sung tính trên doanh thu năm của
NĐBH
24
Bảng 1.3 Tăng/giảm phí BHTNNN KTS & KSTV theo dự án 25

Bảng 1.4 Tăng/giảm phí BHTNNN KTS & KSTV theo năm 26
Bảng 1.5 Tỷ lệ phí ngắn hạn. 27
Bảng 2.1 Doanh thu của Bảo Việt Hà Nội (2010 - 2013) 41
Bảng 2.2
Doanh thu các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm của
BVHN (2010 - 2013)
42
Bảng 2.3
Kết quả khai thác nghiệp vụ BHTNNN KTS &
KSTV tại Bảo Việt Hà Nội (2010-2013)
52
Bảng 2.4 Chi phí khai thác BHTNNN KTS & KSTV tại Bảo 56
Luận văn tốt nghiệpGVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
Việt Hà Nội (2010-2013)
Bảng 2.5
Chi phí cho nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV tại
Bảo Việt Hà Nội (2010-2013)
66
Bảng 2.6
Kết qaủa hoạt động kinh doanh BHTNNN KTS &
KSTV tại Bảo Việt Hà Nội (2010-2013)
67
Bảng 2.7
Hiệu quả hoạt động kinh doanh BHTNNN KTS &
KSTV tại Bảo Việt Hà Nội (2011-2013)
69
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
L i ờ Nói Đ uầ
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và theo nhu cầu của thị trường
các loại hình dịch vụ cũng ngày một nâng cao chất lượng, dịch vụ bảo hiểm là

một trong số đó. Nhằm bảo đáp ứng những vấn đề mới của nên kinh tế cũng
như sự lo lắng về tinh thần của con người hiện nay các loại hình nghiệp vụ
bảo hiểm ngày càng đa dạng và phong phú.
Với mục tiêu phát triển Việt Nam trở thành một nước đô thị hóa thì xây
dựng đô thị vẫn luôn là vấn đề được nhà nước quan tâm và đầu tư, ngành bảo
hiểm cũng từ đó mà triển khai những nghiệp vụ bảo hiểm phù hơp nhằm đảm
bảo nhu cầu cấp thiết của các hoạt động xây dựng đô thị. Có thể dễ dàng thấy
rằng khi các công trình xây dưng ngày càng được đầu tư với quy mô lớn thì
mức rủi ro sinh ra ngày càng cao, với những sai sót nhỏ nhưng có thể dẫn đến
những hậu quả khôn lường, các cá nhân chịu trách nhiệm về xây dựng thi
công hay thiết kể sẽ phải chi trả một khoản tiền vô cùng lớn để bồi thường và
giải quyết hậu quả. Đó là một gánh nặng lớn đối với không chỉ riêng một cá
nhân mà với cả một tổ chức. Chính vì ngành bảo hiểm giới thiệu sản phẩm
bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn ra đời giúp cho
đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn ổn định về mặt tài chính để yên tâm hoạt động trong
lĩnh vực tư vấn, thiết kế kể cả khi phát sinh trách nhiệm phải bồi thường theo phán quyết
của toà án do những lỗi sai sót bất cẩn trong quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của
chính họ. Nghiệp vụ bảo BHTNNNN KTS & KSTV đã được triển khai ở rất nhiều nước
trên thế giới. Điều đó chứng tỏ rằng nghiệp vụ này ra đời là một tất yếu khách quan và đã
đem lại rất nhiều lợi ích cho các KTS và KSTV cũng như đem lại lợi ích cho công ty bảo
hiểm và nhà nước. Ngoài ra nó còn góp phần đảm bảo công bằng cho xã hội nói chung và
đảm bảo công bằng cho những người bị thiệt hại nói riêng.
Bảo Việt là công ty đầu tiên triển khai hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm này, đến nay
SV: Trần Hoàng Mai
1
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
với hơn 10 năm kinh nghiệm công ty đã khẳng định được uy tín của mình trên thị trường.
Hiện nay tại Hà Nội các dự án thi công công trình ngày càng nhiều, với tiêu chuẩn và yêu

cầu ngày càng cao, tuy nhiên số lượng những nhà thầu xây dưng và phụ trách thì không lớn
nên tiềm năng khách hàng của nghiệp vụ này còn hạn chế. Tuy nhiên nhận thức được tính
thiết yếu của nghiệp vụ bảo hiểm TNNN KTS & KSTV nhiều công ty bảo hiểm cũng bắt
đầu tiến hành cung cấp loại hình dịch vụ này tạo nên sự cạnh tranh rất lớn về khách hàng
cũng như hợp đồng bảo hiểm. Chính vì vấn đề cấp thiết đó Bảo Việt Hà Nội đang cần phải
tìm ra những biện pháp để khắc phục những thiếu sót còn lại trong quá trình thực hiện hợp
đồng, với mục tiêu tăng chất lượng dịch vụ, tăng doanh thu cho Công ty, Bảo Việt Hà Nội
vẫn đang tiến hành hoàn thiện từng bước chăm sóc khách hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng
bá thương hiệu…
Có th nh n th y ể ậ ấ tuy nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV không còn xa
lạ nhưng để hiểu thấu đáo, tường tận cơ sở lý luận và vận dụng những cơ sở
lý luận đó phù hợp với điều kiện Việt Nam trong quá trình triển khai nghiệp
vụ bảo hiểm này không phải là điều đơn giản. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề, cùng với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu và tìm hiểu
tình hình triển khai của nghiệp vụ, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm
thúc đẩy công tác triển khai nghiệp vụ này nên em đã lựa chọn đề tài: “Phát
triển nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư
tư vấn tại Bảo Việt Hà Nội” làm nội dung cho luận văn cuối khóa của mình.
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp cho kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn.
Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp cho kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại Bảo Việt Hà Nội.
Chương III: Một số đề xuất nhằm thúc đẩy quá trình triển khai
nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư
vấn.
SV: Trần Hoàng Mai
2
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh

Trong thời gian thực tập tại phòng bảo hiểm Rủi ro kỹ thuật, em đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong công ty và sự
hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo TS. Trịnh Hữu Hạnh trong suốt quá trình
làm chuyên đề này. Đồng thời, em xin lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Bảo
hiểm, cùng các cô chú, anh chị cán bộ tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong thời gian qua.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức cũng như không có kinh nghiệm thực tế nên chuyên
đề này không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và
các bạn đề chuyên đề này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Trần Hoàng Mai
Ch ng 1: M T S V N LÝ LU N VÀ ươ Ộ Ố Ấ ĐỀ Ậ
TH C TI N V B O HI M TRÁCH NHI M NGH NGHI P CHO KTS &Ự Ễ Ề Ả Ể Ệ Ề Ệ
KSTV
1.1. T ng quan v b o hi m TNNN KTS & KSTVổ ề ả ể
1.1.1. Khái quát chung v b o hi m TNNNề ả ể
Bảo hiểm TNNN là loại bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát
sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. DN bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt
tài chính cho các cá nhân, tổ chức, Cty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự
SV: Trần Hoàng Mai
3
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
phát sinh từ việc hành nghề chuyên môn. Những người hành nghề chuyên môn phải thực
hành công việc, thao tác nghề nghiệp chuyên môn với sự cẩn thận và tay nghề đảm bảo yêu
cầu chuyên môn. Tuy nhiên, thực tế vì nhiều lý do vẫn có thể gây thiệt hại cho bên thứ ba
từ những hành động bất cẩn, những sai phạm hoặc thiếu sót trong quá trình thực hiện các

công việc chuyên môn.
Bảo hiểm TNNN ra đời với mục đích bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm,
giúp giảm bớt gánh nặng về trách nhiệm bồi thường khi rủi ro xảy ra đối với người mua
bảo hiểm. Thông thường những cá nhân hay tổ chức sử dụng loại hình bảo hiểm này thực
hiện nghề nghiệp có mức TNNN, mức rủi ro khá lớn, tác động đến nhiều người , nhiều
hoạt động , khi xảy ra rủi ro sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại lớn. Bảo hiểm TNNN
giúp giảm bớt áp lực của người mua bảo hiểm này đối với nghề nghiệp của họ, cũng như
đối với bên thứ ba chịu thiệt hại nếu rủi ro không may sảy ra.
1.1.2. Sự cần thiết và tác dụng bảo hiểm TNNN KTS & KSTV
BHTNNN KTS & KSTV có một số tác dụng gắn liền với đặc điểm của
ngành nghề ngoài những tác dụng chung của bảo hiểm như là “lá chắn kinh
tế” của các cá nhân và doanh nghiệp, đảm bảo ổn định đời sống và hoạt động
sản xuất kinh doanh cho người được bảo hiểm (NĐBH), góp phần mang lại sự
an toàn, giảm thiểu rủi ro trong xã hội, tăng thu ngân sách cho nhà nước, thúc
đẩy kinh tế phát triển…
Cũng như các ngành công nghiệp xây dựng ở nước ngoài, Việt Nam
cũng đầu tư rất nhiều tài chính nhằm cải thiện hạ tầng kinh tế cũng như nâng
cao chất lượng, hình ảnh của quốc gia. Trong quá trình thi công xây dựng
chắc chắn khó có thể tránh được những siếu sót sai lầm của các khâu như thiết
kế, thi công, lắp đặt, chọn nguyên liệu… KTS và KSTV thường phục vụ đáp
ứng cho nhu cầu của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư các công trình xây
dựng hay các dự án công nghiệp. Đó là những tài sản có giá trị lớn, đôi khi là
sản nghiệp của nhiều nhà đầu tư góp vốn lại, vì vậy tổn thất xảy ra mà KTS
SV: Trần Hoàng Mai
4
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
hoặc KSTV phải gánh chịu có thể rất lớn, khả năng tài chính của bản thân họ
không thể đáp ứng được.
Bảo hiểm TNNN KTS & KSTV giúp cho nhà đầu tư cũng như các KTS

hay KSTV yên tâm và có khả năng chi trả đảm bảo nếu không may có sự cố
xảy ra. Mặt khác bên cạnh việc giúp giải quyết khả năng chi trả đền bù,
BHTNNN còn giúp cho những cá nhân tổ chức khi tiến hành có trách nhiệm
với công việc của mình, đảm bảo đúng đủ chỉ tiêu chuẩn đề ra khi tiến hành
đánh giá kiểm tra hợp đồng… Với vai trò này nghiệp vụ bảo hiểm này đã
giúp hạn chế được tương đối lớn khả năng xảy ra thiệt hại về vật chất cũng
như con người. Sự cạnh tranh cũng là một yếu tố là tăng rủi ro cho các KTS
và KSTV. Cạnh tranh có thể diễn ra trong lĩnh vực công nghệ, ví dụ bằng
cách áp dụng những thiết kế đơn giản hơn, những vật liệu đơn giản hơn và
mới lạ có thể chưa được áp dụng cẩn thận… trong khi các KTS hay KSTV
khi có sức ép của cạnh tranh thường sẽ cố gắng hạn chế trách nhiệm chấp
nhận được giữa tiền lương và trách nhiệm của anh ta. Từ đó nâng cao chất
lượng cũng như nâng cao hiệu quả công trình tại Việt Nam.
1.1.3. Vai trò c a b o hi m TNNN KTS & KSTV Vi t Namủ ả ể ở ệ
BHTNNN KTS & KSTV có một số tác dụng gắn liền với đặc điểm của
ngành nghề ngoài những tác dụng chung của bảo hiểm như là “lá chắn kinh
tế” của các cá nhân và doanh nghiệp, đảm bảo ổn định đời sống và hoạt động
sản xuất kinh doanh cho người được bảo hiểm (NĐBH), góp phần mang lại sự
an toàn, giảm thiểu rủi ro trong xã hội, tăng thu ngân sách cho nhà nước, thúc
đẩy kinh tế phát triển…
Cũng như các ngành công nghiệp xây dựng ở nước ngoài, Việt Nam
cũng đầu tư rất nhiều tài chính nhằm cải thiện hạ tầng kinh tế cũng như nâng
cao chất lượng, hình ảnh của quốc gia. Trong quá trình thi công xây dựng
chắc chắn khó có thể tránh được những siếu sót sai lầm của các khâu như thiết
SV: Trần Hoàng Mai
5
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
kế, thi công, lắp đặt, chọn nguyên liệu… KTS và KSTV thường phục vụ đáp
ứng cho nhu cầu của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư các công trình xây

dựng hay các dự án công nghiệp. Đó là những tài sản có giá trị lớn, đôi khi là
sản nghiệp của nhiều nhà đầu tư góp vốn lại, vì vậy tổn thất xảy ra mà KTS
hoặc KSTV phải gánh chịu có thể rất lớn, khả năng tài chính của bản thân họ
không thể đáp ứng được.
Bảo hiểm TNNN KTS & KSTV giúp cho nhà đầu tư cũng như các KTS
hay KSTV yên tâm và có khả năng chi trả đảm bảo nếu không may có sự cố
xảy ra. Mặt khác bên cạnh việc giúp giải quyết khả năng chi trả đền bù,
BHTNNN còn giúp cho những cá nhân tổ chức khi tiến hành có trách nhiệm
với công việc của mình, đảm bảo đúng đủ chỉ tiêu chuẩn đề ra khi tiến hành
đánh giá kiểm tra hợp đồng… Với vai trò này nghiệp vụ bảo hiểm này đã
giúp hạn chế được tương đối lớn khả năng xảy ra thiệt hại về vật chất cũng
như con người. Sự cạnh tranh cũng là một yếu tố là tăng rủi ro cho các KTS
và KSTV. Cạnh tranh có thể diễn ra trong lĩnh vực công nghệ, ví dụ bằng
cách áp dụng những thiết kế đơn giản hơn, những vật liệu đơn giản hơn và
mới lạ có thể chưa được áp dụng cẩn thận… trong khi các KTS hay KSTV
khi có sức ép của cạnh tranh thường sẽ cố gắng hạn chế trách nhiệm chấp
nhận được giữa tiền lương và trách nhiệm của anh ta. Từ đó nâng cao chất
lượng cũng như nâng cao hiệu quả công trình tại Việt Nam.
Theo thông tư số 76/2003/TT-BTC ngày 04/8/2003 hướng dẫn về bảo
hiểm trong đầu tư và xây dựng, có quy định: Bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng, thực hiện việc mua bảo hiểm bắt buộc đối
với các cá nhân và tổ chức khi tham gia hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng
và hoạt động thi công xây lắp công trình, không phân biệt nguồn vốn đầu tư.
Việt Nam đang rất khuyến khích phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này, không
chỉ bởi tính cấp thiết nhất thời đảm bảo năng lực bồi thường, giải quyết hậu
SV: Trần Hoàng Mai
6
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
quả mà còn là tính phát triển bền vững dài lâu, tạo nên một nền móng vững

chắc, làm việc có quy trình quy tắc hiện đại đủ tiêu chuẩn… từ đó phát triển
các công trình, quy hoạch đô thị… đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ bảo
hiểm , đồng thời phát triển kinh tế đất nước một cách hiệu quả chắc chắn.
1.2. Quá trình phát tri n c a nghi p v TNNN KTS & KSTVể ủ ệ ụ
Lịch sử phát triển của bảo hiểm là một quá trình đã kéo dài từ cách đây
hàng nghìn năm, bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản của con người, xã hội ngày
càng hiện đại , các hoạt động kinh doanh được mở rộng làm phát sinh những
nhu cầu bảo hiểm ngày càng phức tạp. Cũng từ đó ngày càng nhiều các loại
bảo hiểm được hình thành nhằm đáp ứng những yêu cầu thiết thực trong đời
sống sinh hoạt và làm việc.
Nước Anh là quê hương của nhiều loại hình bảo hiểm như bảo hiểm
hàng hải, bảo hiểm cháy, bảo hiểm nhân thọ… BHTNNN KTS & KSTV cũng
không nằm ngoài quy luật này. So với các loại hình BHTN NN khác,
BHTNNN KTS & KSTV ra đời muộn hơn. Cụ thể, ngay từ năm 1880, Luật
trách nhiệm chủ sử dụng lao động ra đời ở Anh không chỉ khai sinh ra loại
hình BHTN chủ lao động mà còn tạo ra nhu cầu về BHTN NN ở rất nhiều
ngành nghề. Vào năm 1896, tổ chức “Northern Accident” đã triển khai BHTN
của dược sỹ và bán BHTN của luật sư vào đầu thế kỷ 20. Năm 1922, loại
BHTN của KTS cũng bắt đầu được bán ở Lloyd’s. Trong thế kỷ 20, do quyết
định của luật pháp và quyết định của tòa án, trách nhiệm của các nhà chuyên
môn nói chung và KTS, KSTV nói riêng đã tăng lên đáng kể. Hơn nữa, những
nguy hiểm trong hoạt động của họ ngày càng lớn, vì kinh tế tăng trưởng với
tốc độ cao đã kéo theo giá trị của các công trình và dự án cũng ngày càng lớn,
tổn thất nếu có sẽ rất lớn. Chính vì thế, BHTNNN KTS & KSTV không
những tiếp tục được duy trì mà còn ngày càng phát triển.
Tại Việt Nam, Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (ban hành kèm theo
SV: Trần Hoàng Mai
7
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh

Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ) cùng với
Thông tư số 137/1999/TT-BTC ngày 19/11/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn
bảo hiểm công trình xây dựng là những văn bản pháp luật có vai trò quan
trọng đối với sự ra đời của nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV.
Cho đến nay các văn bản pháp quy quản lý trong xây dựng đầu tư đã
được sửa đổi, bổ sung thành Nghị định của Chính phủ số 07/2003/NĐ-CP
ngày 30/01/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư
và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày
08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ,
cùng với Thông tư số 76/2003/TT-BTC ngày 04/8/2003 hướng dẫn về bảo
hiểm trong đầu tư và xây dựng.
Nhận thấy tiềm năng của thị trường, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
(Bảo Việt) đã xúc tiến nghiên cứu loại hình bảo hiểm này cùng với sự giúp đỡ
của các đồng nghiệp nước ngoài, đặc biệt là công ty tái bảo hiểm Munich Re.
Bảo Việt đã áp dụng mẫu đơn BHTNNN KTS & KSTV của Munich Re có sự
điều chỉnh biên soạn lại cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sau một thời
gian tìm hiểu và nghiên cứu, ngày 5/11/2001 Bảo Việt đưa ra Quyết định số
3435/2001/BV/QĐ-TGĐ quyết định về việc cho phép các Công ty bảo hiểm
phi nhân thọ thành viên của Bảo Việt triển khai BHTNNN KTS & KSTV.
1.3. Khái quát chung v tình hình khai thác th tr ng b o hi m TNNN KTS ề ị ườ ả ể
& KSTV Vi t Namở ệ
1.3.1. Tình hình chung th tr ng b o hi m Vi t Namị ườ ả ể ệ
Những năm gần đây khó khăn từ nền kinh tế thế giới cũng như của nước
ta đã tác động đến nhiều ngành kinh tế. Ngành bảo hiểm Việt Nam cũng
không tránh khỏi những sóng gió chung như trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân
thọ nợ phí tồn đọng lớn, bảo hiểm nhân thọ sụt giảm nhanh… Tuy nhiên, thị
trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đang tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp vẫn trụ
SV: Trần Hoàng Mai
8
Lớp: CQ48/03.02

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
vững để phát triển.
Hiện nay, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng đa
dạng hơn và đi vào chiều sâu nhằm đảm bảo lựa chọn các hình thức đầu tư
thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao như gửi
ngân hàng, góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty cổ phần. Mặt khác,
do đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm và do kỹ thuật quản lý quỹ bảo
hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ
phải đảm bảo tỷ lệ an toàn theo quy định của pháp luật.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bảo hiểm
Việt Nam, nhất là trong thời gian 5 năm gần đây tăng khoảng 22%, (theo báo
cáo đánh giá của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) đã cho thấy thế mạnh và bước
đột phá lớn của ngành bảo hiểm Việt Nam. Năng lực tài chính của các doanh
nghiệp bảo hiểm tăng mạnh thông qua vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ
làm cho khả năng thanh toán và mức giữ lại của từng doanh nghiệp bảo hiểm
nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái bảo hiểm từ đó tạo ra nguồn vốn lớn để
đầu tư lại cho nền kinh tế quốc dân. m c dù ã t c nh ng th nh tíchặ đ đạ đượ ữ à
áng ghi nh n nêu trên, tuy nhiên, th tr ng b o hi m Vi t Nam v n còn kháđ ậ ị ườ ả ể ệ ẫ
nh v quy mô, t l doanh thu phí trên GDP m i ch t m c x p x 2% soỏ ề ỷ ệ ớ ỉ đạ ứ ấ ỉ
v i m c trung bình 3,2% trong khu v c ASEAN v 6,5% trên to n th gi i.ớ ứ ự à à ế ớ
i u n y cho th y ti m n ng c a th tr ng r t l n, còn nhi u c h i phátĐề à ấ ề ă ủ ị ườ ấ ớ ề ơ ộ để
tri n. Ngo i ra, th tr ng b o hi m v n còn m t s t n t i nh s n ph m trênể à ị ườ ả ể ẫ ộ ố ồ ạ ư ả ẩ
th tr ng m c dù nhi u nh ng ch a a d ng v còn ít các s n ph m vì m cị ườ ặ ề ư ư đ ạ à ả ẩ ụ
ích c ng ng v an sinh xã h i; n ng l c qu n tr r i ro, qu n tr doanhđ ộ đồ à ộ ă ự ả ị ủ ả ị
nghi p còn h n ch , tình tr ng c nh tranh không l nh m nh v n còn t n t i,ệ ạ ế ạ ạ à ạ ẫ ồ ạ
hi n t ng tr c l i b o hi m ang có xu h ng gia t ng.ệ ượ ụ ợ ả ể đ ướ ă
Chính ph v các c quan b o hi m ã v ang ti p t c u t có thủ à ơ ả ể đ àđ ế ụ đầ ưđể ể
ho n ch nh c ch , chính sách cho phù h p; k p th i h tr , tháo g khó kh n,à ỉ ơ ế ợ ị ờ ỗ ợ ỡ ă
giúp cho th tr ng b o hi m phát tri n an to n, l nh m nh v i t c t ngị ườ ả ể ể à à ạ ớ ố độ ă
tr ng, hi u qu cao h n.ưở ệ ả ơ

SV: Trần Hoàng Mai
9
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
1.3.2. Th c ti n khai thác b o hi m TNNN KTS & KSTV th tr ng Vi t ự ễ ả ể ở ị ườ ệ
Nam
Giống như các nhà hoạt động chuyên môn khác, yêu cầu chuyên môn
cao cũng là khó khăn cho các KTS và KSTV. Các yêu cầu hoàn thiện nghề
nghiệp luôn tăng lên, và các rủi ro chuyên môn mới bổ sung vào các rủi ro
truyền thống. KTS và KSTV đưa ra giải pháp mà chủ đầu tư yêu cầu, mà
đương nhiên luôn phải là giải pháp tối ưu nhất. Nhìn chung, điều này được
thực hiện chỉ khi họ thực sự có trình độ, luôn bám sát việc ứng dụng công
nghệ mới trong lĩnh vực của mình bởi vì vật liệu xây dựng và kỹ thuật xây
dựng từng ngày được thay thế. Kể cả khi họ sử dụng những vật liệu mới nhất
định nào đó, họ cũng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc khẳng
định những vật liệu này phù hợp với công trình thiết kế. Do mong muốn có
được sản phẩm tiện lợi và hiện đại, việc áp dụng cái mới sẽ làm tăng mức độ
rủi ro trong hoạt động chuyên môn của các KTS và KSTV. Như vậy, nếu anh
talà một chuyên gia có chuyên môn cao, những yêu cầu đối với anh ta tăng
lên, còn nếu bản thân anh ta không được đào tạo về chuyên môn cụ thể đó,
anh ta phải thuê các chuyên gia nhằm thực hiện những yêu cầu cụ thể của
công việc. Ví dụ: Khi một nhà máy được chuẩn bị xây dựng và lắp đặt, các
tòa nhà theo yêu cầu phải được thiết kế, hệ thống đường điện phải được thiết
kế, các kế hoạch lắp đặt và các kế hoạch chi tiết phải được lập, kế hoạch mua
sắm các thiết bị cũng phải được chuẩn bị… Nhiều công việc liên quan đến
một dự án lớn như vậy có thể được thực hiện bởi một số lượng lớn các nhà
thầu. Thông thường, sẽ có nhiều văn phòng kỹ sư tham gia vào việc lập kế
hoạch cho một dự án lớn. Các văn phòng này hoặc là do một văn phòng đại
diện thuê, hoặc là do người chủ, nhà tổng thầu hoặc một tập đoàn thuê để làm
những công việc đặc biệt. Vì có nhiều hãng hợp tác với nhau, và thông

thường vài văn phòng KSTV hợp tác với nhau, những rủi ro là các thiếu hụt
SV: Trần Hoàng Mai
10
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
hoặc sự chồng chéo trong việc lập kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành
trơn tru của toàn bộ công việc.
Sự cạnh tranh cũng là một yếu tố là tăng rủi ro cho các KTS và KSTV.
Cạnh tranh có thể diễn ra trong lĩnh vực công nghệ, ví dụ bằng cách áp dụng
những thiết kế đơn giản hơn, những vật liệu đơn giản hơn và mới lạ có thể
chưa được áp dụng cẩn thận… Chủ lao động hoặc tổng thầu khi thuê KTS và
KSTV sẽ buộc anh ta phải chịu trách nhiệm ít nhất là theo các điều khoản
pháp lý, đôi khi còn ngoài những điều khoản này, trong khi các KTS hay
KSTV sẽ bị sức ép của cạnh tranh thường quan tâm đến việc hạn chế trách
nhiệm chấp nhận được (theo quan điểm của anh ta) giữa tiền công và trách
nhiệm của anh ta.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ đòi hỏi nâng cao kiến
thức chuyên môn và nghĩa vụ phải thận trọng, mở rộng trách nhiệm của KTS
và KSTV dựa trên cơ sở lỗi, đôi khi làm cho loại hình bảo hiểm này trở nên
bắt buộc đối với các KTS và KSTV. Vì thế, phải thừa nhận rằng BHTNNN
cũng sẽ là yêu cầu của các nhà đầu tư đối với KTS và KSTV, và đó là yếu tố
làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các KTS và KSTV với nhau. Ngược lại,
vấn đề cạnh tranh cũng tác động làm tăng vai trò của BHTNNN KTS &
KSTV vì các KTS và KSTV được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm loại này sẽ có
ưu thế hơn trong mắt các nhà thầu và các nhà đầu tư.
Ở Việt Nam theo thông tư số 76/2003/TT-BTC ngày 04/8/2003 hướng
dẫn về bảo hiểm trong đầu tư và xây dựng, có quy định: Bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng, thực hiện việc mua bảo hiểm
bắt buộc đối với các cá nhân và tổ chức khi tham gia hoạt động tư vấn đầu tư
và xây dựng và hoạt động thi công xây lắp công trình, không phân biệt nguồn

vốn đầu tư.
Thực tế đã chỉ ra rằng các KTS và KSTV ngày càng gặp nhiều khó khăn
SV: Trần Hoàng Mai
11
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
hơn mọi nơi trên thế giới. Số lượng những vụ kiện trách nhiệm nghề nghiệp
trong lĩnh vực này trên thế giới ngày càng gia tăng. Tất cả nhứng vấn đề trên
đã khẳng định sự cần thiết của BHTNNN KTS & KSTV, đặc biệt trong thời
kỳ ngành công nghiệp xây dựng và đầu tư cơ bản đang phát triển mạnh mẽ
như hiện nay.
1.4. N i dung c b n c a nghi p v TNNN KTS & KSTVộ ơ ả ủ ệ ụ
1.4.1. Khái ni m m t s thu t ng liên quanệ ộ ố ậ ữ
Kiến trúc sư
Kiến trúc sư có thể được coi là một người có chuyên môn trong việc lập
kế hoạch/ thiết kế công trình xây dựng hoặc những công việc khác đáp ứng
yêu cầu của khách hàng trong việc tổ chức sắp xếp xây dựng theo hợp đồng,
trong giám sát công việc và quản lý theo hợp đồng cho tới khi hoàn thành.
Tại hầu hết các nước bất cứ ai sử dụng chức danh “KTS” đều phải được
đăng ký và việc sử dụng bất kỳ một cái tên hay chức danh bao gồm từ “KTS”
mà không được đăng ký sẽ là vy phạm phát luật. Đối với Việt Na, Bộ Xây
dựng đã ban hành quyết định số 23/2000/QĐ-BXD về việc ban hành Quy chế
cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình.
Kỹ sư tư vấn.
Trong khuôn khổ của luận văn này, từ “kỹ sư tư vấn” được dùng để chỉ
những người mà hoạt động của họ có liên quan chặt chẽ với lĩnh vực xây
dựng, chẳng hanh kỹ sư kết cấu, kỹ sư hệ thống điện, sưởi, điều hòa, vệ sinh
và chuyên gia về cách ly và cách âm.
Cũng có những KSTV thiết kế dự án công nghiệp, nghĩa là họ không chỉ
lập dự án xây dựng cho một nhà máy mà còn thực hiện những việc liên quan

đến trang bị và tổ chức nhà máy như: lập kế hoạch cơ bản để lắp đặt hệ thống
máy móc, tổ chức quy trình làm việc, tư vấn có liên quan đến hệ thống máy
móc cần thiết và hoạt động của nó, và tư vấn các vấn đề về bố trí hoặc việc sử
SV: Trần Hoàng Mai
12
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
dụng vật tư thích hợp. Tuy nhiên, những hoạt động này dựa trên một quy mô
lớn chứ không dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật, những cái thường có trong
lĩnh vực xây dựng mà thông thường người thiết kế tin cậy.
Kỹ sư có thể có vị trí giống như KTS nhưng thường chuyên về dịch vụ
và chi tiết kỹ thuật. Ví dụ: Kỹ sư dân dụng thường quan tâm đến việc thiết kế
và xây dựng đường, cầu cống, kênh, đào, đường sắt, kênh mương…
Thiết kế
Thiết kế là sự phác họa có tính hệ thống về số đo trong cấu trúc công
trình. Nó bao gồm tất cả những chỉ dẫn cần thiết của KTS hoặc KSTV cho
việc xây dựng công trình. Thông qua việc thiết kế, các ý tưởng được chuyển
thành các ý tưởng có thể triển khai trên thực tế. Về bản chất, thiết kế đưa ra
các bản vẽ/ đồ án (sơ đồ bố trí, bản vẽ cách vận hành, sơ đồ chi tiết của tất cả
các loại) mà mô tả rõ ràng về loại hình và số lượng các hạng mục công việc
xây dựng để trúng thầu (bỏ thầu, các loại hợp đồng, đặc tính kỹ thuật). Ngoài
ra, thiết kế cũng đưa ra những chỉ dẫn riêng trên công trình về các hạng mục
có thể được mô tả không phải trong bản vẽ, cũng không phải trong các chi tiết
kỹ thuật hoặc vẫn chưa được chỉ ra ở đó. Các hình thức chỉ dẫn tùy thuộc vào
yêu cầu cụ thể mà không có các quy định cố định đặt ra cho tài liệu chỉ dẫn.
Việc thiết kế có thể được chia thành:
• Xác định cơ sở của thiết kế: Bao gồm việc xác định vấn đề, tham khảo
các khuyến nghị có liên quan đến vấn đề cần giải quyết và đưa ra các tiêu chí
quyết định việc lựa chọn của các chuyên gia tham gia vào công tác thiết kế.
• Chuẩn bị lập dự án (chuẩn bị dự án và lập dự án): Để chuẩn bị lập dự

án cần tiến hành các công việc như sau:
- Một là, cần tiến hành phân tích các điều kiện thực hiện thiết kế, phối
hợp các mục tiêu thiết kế đã được xác định, và chuẩn bị cho công tác lập kế
hoạch.
SV: Trần Hoàng Mai
13
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
- Hai là, tiến hành lập bản vẽ phác thảo về tất cả những phần thiết yếu
của dự án, bao gồm tổng dự toán công trình và báo cáo thuyết minh.
- Cuối cùng, tổ chức thảo luận sơ bộ với các chuyên gia để cân nhắc
về tính khả thi của kế hoạch và trao đổi với đại diện của các cấp chính quyền
về cơ hội được cấp phép triển khai công trình.
• Kế hoạch thiết kế: Tiến hành lập bản vẽ chi tiết và chặt chẽ để hạn chế
tối đa những thay đổi trong quá trình tiến hành sau này. Trên cơ sở các phần
thiết kế bộ phần, tập hợp để hình thành bản thiết kế tổng thể. Tiếp tục, thảo
luận về khả năng nhận được giấy phép từ các cấp chính quyền.
• Bản vẽ thi công: Hoàn thiện bản thiết kế với đầy đủ các kích cỡ và tất
cả các chi tiết cũng như chỉ dẫn cần thiết cho việc thực hiện dự án. Lập bản vẽ
thiết kế tổng thể và chi tiết có sự lý giải theo yêu cầu.
• Chuẩn bị và hoàn thành hợp đồng: Để hoàn thành bước này cần triển
khai các công việc. Thứ nhất, tính toán và biên soạn số lượng làm cơ sở cho
việc chuẩn bị các chi tiết kỹ thuật, xem xét tất cả những đóng góp của các
chuyên gia khác tham gia vào công tác lập kế hoạch. Thứ hai, soạn thảo các
chi tiết kỹ thuật cùng với các hóa đơn số lượng theo những bộ phận khác
nhau. Thứ ba, phối kết hợp các chi tiết kỹ thuật của các chuyên gia khác tham
gia vào công tác lập kế hoạch.
• Hỗ trợ trong ký kết hợp đồng: KTS và KSTV cần chuẩn bị tài liệu hợp
đồng cho tất cả các bộ phận liên quan, xác định và đánh giá yêu cầu, phối hợp
và khái quát hóa công việc của các chuyên gia tham gia ký kết hợp đồng, thực

hiện đàm phán với những người bỏ thầu và thực hiện các hỗ trợ khác liên
quan đến việc ký kết hợp đồng.
Giám sát
Trong báo cáo này, việc giám sát chỉ đề cập đến giám sát thi công công
trình liên quan đến các chi tiết thiết kế. Trong đó, giám sát thi công công trình
là việc xem xét xem thiết kế có tuân theo giấy phép hoặc phê chuẩn xây dựng
SV: Trần Hoàng Mai
14
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
hay không cũng như việc thực hiện bản vẽ thi công và các chi tiết kỹ thuật có
đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật được công nhận và các quy định
tương ứng hay không.
Công việc giám sát bao gồm cả việc kiểm soát và sửa chữa các chi tiết
của những điểm có sẵn, việc chuẩn bị và giám sát kế hoạch thực hiện, kiểm
tra số lượng cùng với các đơn vị thi công, cùng với sự hỗ trợ từ phía các
chuyên gia lập kế hoạch cân nhắc quyết định có chấp nhận việc thi công công
trình hay không. Ngoài ra, xem xét các hóa đơn, xác định các chi phí, đăng ký
để có được sự chấp nhận của chính quyền và hỗ trợ trong các thủ tục tương
ứng.
Công việc giám sát cũng bao gồm việc hoàn thiện công trình, bao gồm
việc biên soạn và chuyển giao các tài liệu theo yêu cầu, ví dụ như các chỉ dẫn
hoạt động, các tài liệu thử nghiệm. Liệt kê theo danh sách về các giai đoạn
bảo hành. Tiến hành giám sát việc dỡ bỏ các thiếu sót được xác định trong khi
công nhận công trình xây dựng và thực hiện kiểm soát chi phí.
Nhìn chung, công việc giám sát cần sự phối hợp công việc giữa các
chuyên gia khác nhau cùng tham gia giám sát công trình.
Nghiên cứu tiền khả thi.
Nghiên cứu tiền khả thi bao gồm: các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội,
pháp luật có ảnh hưởng đến các dự án; nghiên cứu thị trường; nghiên cứu kỹ

thuật; nghiên cứu về tổ chức các chuyên gia, công nhân; nghiên cứu tài chính;
nghiên cứu các lợi ích kinh tế-xã hội.
Nghiên cứu khả thi.
Nghiên cứu khả thi là công việc bao gồm các hoạt động diễn ra trong hai
bước đầu tiên được vạch ra trong “Thiết kế” nghĩa là: Thứ nhất, xác định các
cơ sở. Thứ hai, chuẩn bị lập dự án (chuẩn bị dự án và chuẩn bị lập kế hoạch).
Về bản chất, nghiên cứu khả thi chính là “phân tích” và “tổng hợp”.
SV: Trần Hoàng Mai
15
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
Về phân tích, mục đích cơ bản của phân tích là nhận diện, phân tích,
khẳng định và sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ thể
được thiết kế. Để thực hiện nhiệm vụ này, các dữ liệu có được nhờ phân tích
tính khả thi kinh tế, lập chương trình và phân tích địa điểm phải được thực
hiện và tổ chức thành một mẫu cho phép sử dụng trong việc thiết kế dự án
tương ứng.
Những tài liệu này trong nhiều trường hợp có thể được người chủ cung
cấp hoặc được người tư vấn hay KTS/KSTV phát triển trong quá trình cung
cấp dịch vụ phân tích trước khi thiết kế hoặc phân tích địa điểm.
Về tổng hợp, tổng hợp là việc kết hợp tất cả các thực tế có trong phân
tích vào một giải pháp thống nhất hoặc các giải pháp có thể, mà cuối cùng nó
cho phép chủ đầu tư quyết định việc thực hiện dự án.
Khảo sát số lượng và chất lượng.
Khảo sát số lượng và chất lượng là một quy trình riêng, việc này bao
gồm các hoạt động sau, trong đó có một số hoạt động đã được mô tả trong
phần “Thiết kế” và “Giám sát”: Dự toán chi phí và các chi tiết thiết kế thi
công; chuẩn bị hóa đơn về các chi tiết thiết kế thi công; đưa ra chi phí sơ bộ
và lập kế hoạch chi phí; lập hồ sơ dự thầu; kiến nghị loại hợp đồng; kiến nghị
về việc trúng thầu; thỏa thuận với các chủ thầu; đánh giá công việc đang tiến

hành.
Kiểm soát chi phí và lập các báo cáo tài chính: Về thực chất, đó là việc
thanh toán chi phí xây dựng cuối cùng với các nhà thầu và nhà thầu phụ.
1.4.2. c i m b o hi m TNNN KTS & KSTVĐặ để ả ể
1.4.2.1. i t ng b o hi m v i t ng tham gia b o hi mĐố ượ ả ể àđố ượ ả ể
Đối tượng bảo hiểm
Việc áp dụng chế độ bảo hiểm được thực hiện khi nào? Thông thường
trách nhiệm pháp lý phát sinh khi xuất hiện hành vi trái pháp luật của các cá
SV: Trần Hoàng Mai
16
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
nhân hay tổ chức và các hành vi này là nguyên nhân gây thiệt hại cho bên thứ
ba. Như vậy, bảo hiểm được thực hiện chỉ khi có đủ ba điều kiện sau:
- Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba;
- Có hành vi trái pháp luật của các cá nhân hay tổ chức
- Có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của cá nhân hay tổ
chức và thiệt hại của bên thứ ba.
Đối tượng của BHTNNN KTS & KSTV là trách nhiệm pháp lý đối với
những tổn thất hoặc bất kỳ khiếu nại nào được lập ra để chống lại NĐBH
trong thời hạn hiệu lực của đơn bảo hiểm phát sinh từ những lỗi, thiếu sót
hoặc sự bất cẩn của NĐBH hoặc nhân viên của NĐBH trong khi thực hiện
công việc chuyên môn của mình.
Đối tượng tham gia bảo hiểm
Đối tượng tham gia bảo hiểm là các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, thực hiện công việc tư vấn, giám sát, lập
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi…
BHTNNN KTS & KSTV được thiết kế cho những người thực hiện các
công việc lập kế hoạch, tư vấn, giám sát trong lĩnh vực xây dựng. Vì thế, các
KTS và kỹ sư xây dựng là những đối tượng chính thụ hưởng loại hình dịch vụ

này. Ngoài ra, còn có các KSTV thuộc các lĩnh vực khác mà công việc của họ
cũng liên quan mật thiết đến ngành xây dựng: các chuyên gia thống kê, các kỹ
sư điện, kỹ sư lắp đặt hệ thống sưởi, điều hòa, thiết bị vệ sinh và các chuyên
gia về cách âm…
Tại Việt Nam, BHTNNN KTS & KSTV là loại hình bảo hiểm bắt buộc
áp dụng đối với các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn của nhà nước như vốn
ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước, vốn phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra,
các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, gồm các dự án liên doanh với
SV: Trần Hoàng Mai
17
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
nước ngoài hay các dự án 100% vốn nước ngoài cũng nằm trong nhóm bắt
buộc áp dụng hình thức bảo hiểm này.
1.4.2.2. Ph m vi b o hi mạ ả ể
Phạm vi bảo hiểm xác định phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, trong
đó nêu rõ trong trường hợp nào thì người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm sẽ được bồi
thường, và trong trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường.
Đây là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm trước khi ký
kết hợp đồng bảo hiểm. Sự thoả thuận này là để tránh khiếu nại không cần thiết từ phía
người tham gia bảo hiểm khi phát sinh tổn thất mà người bảo hiểm từ chối bồi thường với
lý do tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm Bảo hiểm TNNN cho KTS & KSTV ra đời
góp phần ổn định tài chính cho các KTS & KSTV khi phát sinh trách nhiệm pháp lý phải
bồi thường. Các công ty bảo hiểm khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này đều quy định
phạm vi được bảo hiểm và các điểm loại trừ một cách rõ ràng. Các quy định này buộc các
đối tượng tham gia bảo hiểm có trách nhiệm đề phòng hạn chế các rủi ro mà họ có thể gặp
phải, đồng thời giúp cho các công ty tránh được những rủi ro do trục lợi bảo hiểm. Trách
nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm được xác định dựa vào rủi ro xảy ra có thuộc rủi ro
được bảo hiểm của công ty bảo hiểm hay thuộc phạm vi các điểm loại trừ.

1.4.2.3. Gi i h n trách nhi m b i th ng.ớ ạ ệ ồ ườ
BHTNNN KTS & KSTV được triển khai theo dự án và theo năm. Do đó,
giới hạn bồi thường tiêu chuẩn có thể là của từng dự án hoặc của nhiều dự án
trong một năm. Tại Việt Nam, giới hạn bồi thường tiêu chuẩn của BHTNNN
KTS & KSTV theo dự án là 2 tỷ đồng cho mỗi khiếu nại và 2 tỷ đồng tổng
cộng cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm, còn của BHTNNN KTS & KSTV theo
năm là 2 tỷ đồng cho mỗi khiếu nại và 5 tỷ đồng tổng cộng cho cả thời hạn
bảo hiểm.
Người bảo hiểm đồng ý bồi thường cho NĐBH tới một giới hạn trách
nhiệm nhất định theo nguyên tắc sau:
Một là, tổng cộng tiền bồi thường không được vượt quá giới hạn bồi
SV: Trần Hoàng Mai
18
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
thường. Giới hạn bồi thường được ghi rõ trong Giấy chứng nhận bảo hiểm
của Đơn bảo hiểm (gọi tắt sau đây là Giấy chứng nhận bảo hiểm) đối với bất
kỳ số tiền nào mà NĐBH có thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý thanh
toán phát sinh từ bất kỳ khiếu nại nào được lập chống lại NĐBH trong thời
hạn ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là hậu quả trực tiếp của bất kỳ hành
động bất cẩn, sai sót hoặc thiếu sót nào (mà NĐBH mắc phải hoặc bị quy cho
là mắc phải trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm và thời hạn hồi tố, nếu có)
trong khi NĐBH hoặc người làm thuê cho họ thực hiện các công việc đã được
xác định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Hai là, tổng cộng tiền bồi thường không vượt quá các chi phí và phí tổn
phát sinh được NBH chấp nhận bằng văn bản nhằm bào chữa và/hoặc giải
quyết bất kỳ khiếu nại nào. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải thanh toán
một số tiền cao hơn giới hạn bồi thường thưo Đơn bảo hiểm này để có một
khiếu nại nào đó từ bên thứ ba được hủy bỏ thì trách nhiệm của NBH đối với
các chi phí và phí tổn phát sinh như đề cập ở trên sẽ được tính theo tỷ lệ giữa

hạn mức bồi thường theo Đơn bảo hiểm này và tổng số tiền cần phải thanh
toán để khiếu nại được hủy bỏ.
Mức giới hạn bồi thường tiêu chuẩn là căn cứ cho việc tính toán tỷ lệ phí
bảo hiểm cơ bản. Khách hàng có thể lựa chọn mức giới hạn bồi thường tiêu
chuẩn này để tham gia bảo hiểm hoặc mức cao hơn với điều kiện thanh toán
cho NBH một khoản phí bảo hiểm bổ sung.
Trong mọi trường hợp, NBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường đối với
những khiếu nại mà vượt quá mức khấu trừ tối thiểu mà NĐBH phải tự chịu
như đã ghi trong Đơn bảo hiểm.
Mức khấu trừ là khoản tiền mà NĐBH phải tự gánh chịu khi phát sinh
khiếu nại phải bồi thường, nghĩa là họ sẽ không được NBH thanh toán toàn bộ
số tiền bồi thường. Điều này có nghĩa là việc bảo hiểm chỉ được giới hạn
SV: Trần Hoàng Mai
19
Lớp: CQ48/03.02
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Hữu Hạnh
trong những trường hợp khiếu nại lớn và đồng ý tự bảo hiểm đối với những
khiếu nại nhỏ. Như vậy, mức khấu trừ chủ yếu nhằm tránh cho NBH những
rắc rối và chi phí khi giải quyết những khiếu nại nhỏ. Thậm chí, mức khấu trừ
còn tránh cho họ khỏi những khiếu nại trung bình, nếu KTS hoặc KSTV tin
rằng anh ta có đủ khả năng tài chính tự chịu được các rủi ro đó. Ngoài ra, mức
khấu trừ cũng giúp NBH cương quyết hơn trong việc từ chối những khiếu nại
không thỏa đáng. Về phía NĐBH, khi áp dụng mức khấu trừ, phí bảo hiểm sẽ
được giảm một phần, tùy thuộc vào mức khấu trừ cụ thể. Hơn nữa, việc áp
dụng mức khấu trừ cũng làm cho NĐBH có trách nhiệm hơn đối với công
việc và chuyên môn của mình đảm nhận do đó có thể giúp giảm bớt rủi ro.
Đối với BHTNNN KTS & KSTV theo năm và theo dự án, Việt Nam quy
định mức khấu trừ tiêu chuẩn hiện nay là 5% số tiền bồi thường mỗi vụ tổn
thất, tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 5% giới hạn bồi thường của Đơn
bảo hiểm. Trong mọi trường hợp, NBH chỉ chịu trách nhiệm đối với những

khiếu nại được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm này đối với khiếu nại mà theo
điều khoản này được xem là bao gồm tất cả các chi phí và phí tổn mà NBH đã
thanh toán nhằm điều tra và bào chữa khiếu nại, vượt quá mức khấu trừ tối
thiểu được nêu trong Giấy chứng nhận bảo hiểm mà NĐBH phải tự chịu. Đối
với các khiếu nại vượt quá mức khấu trừ tối thiểu, NĐBH sẽ tự chịu trách
nhiệm theo một tỷ lệ phần trăm được quy định rõ trong Giấy chứng nhận bảo
hiểm. Nếu bất kỳ chi phí nào NBH đã bỏ ra mà sau đó được xác định là nằm
trong mức khấu trừ mà NĐBH phải có trách nhiệm thanh toán như đề cập ở
trên thì NĐBH phải hoàn trả lại số tiền đó cho NBH ngay sau khi được yêu
cầu.
1.4.2.4. Phí b o hi mả ể
Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho nhà bảo
hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước rủi ro chuyển sang cho NBH. Khoản phí
SV: Trần Hoàng Mai
20
Lớp: CQ48/03.02

×