Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÀI TIỂU LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.77 KB, 23 trang )

BÀI TIỂU LUẬN:
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
MỤC LỤC
Mở đầu
Nội dung
Chương i: đăc điểm đỒng bẰng sông cỬu long và phát triỂn bỀn vỮng
I.phát triỂn bỀn vỮng là gì
1.khái niệm:
2. Việt nam và phát triển bền vững
Ii. ĐẶc điỂm đỒng bẰng sông cỬu long
1.đặc điểm tự nhiên
2.tài nguyên:
3.nông nghiệp
4.công nghiệp
5.dịch vụ:
Chương ii: vùng kinh tẾ trỌng điỂm đỒng bẰng sông cỬu long:
I. Đóng góp cỦa đbslc
1. Nông nghiệp
2. Công nghiệp
3. Dịch vụ
II. NhỮng tác đỘng đẾn môi trưỜng tỰ nhiên
1, tích cực
3
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2, tiêu cực
Chương iii: thưc trẠng và giẢi pháp phát triỂn bỀn vỮng đỒng bẰng sông
cỬu long


I,thỰc trẠng
1. ThỰc trẠng nghành nông nghiỆp
2. ThỰc trẠng nghành công nghiỆp
3. ThỰc trẠng nghành dỊch vỤ
• Ii. ĐỀ xuẤt giẢi pháp khẮc phỤc
Iii kẾt luẬn
4
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Mục Lục
I Mở đầu 2
II. Nội dung 4
1.Định nghĩa phát triển bền vững
4
2. Về mặt kinh tế ở Việt Nam 4
2.1 Tăng trưởng kinh tế: ta đánh giá ở 2 khía cạnh 4
2.1.1Quy mô sản lượng quốc gia
4
2.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
5
2.2 Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam giai đoạn (2000-
2007) 5
2.2.1 Thực trạng về quy mô
5
2.3 Cơ cấu kinh tế 5
2.4 Cơ cấu xuất nhập khẩu: 6
3. Tiến bộ xã hội 7
3.1 Tuổi thọ 7
3.1.1 khái niệm” 7
3.1.2 Yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ: 7
3.1.3 Ở Việt Nam: 8

3.2 Trình độ dân trí giáo dục: 8
3.3 Chỉ số GDP bình quân đầu người: 9
3.4 Chỉ số phát triển con người 9
3.4.1 Khái Niệm: 9
5
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.4.2 Đối với Việt Nam: 9
3.4.3 Thế Giới: 10
4.Cải thiện môi trường: 11
4.1 Môi trường sống: 11
4.1.1 Thực trạng tại Việt nam: 11
4.1.2 Nguyên nhân: 11
4.1.3 Giải pháp cải thiện môi trường: 12
III. Kết luận 13
6
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LỜI MỞ ĐẦU
Từ vài năm nay, trước sự khai thác bừa bải thiên nhiên dẫn đến sự ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng, người ta bắt đầu đưa ra khái niệm Phát Triển Bền Vững,
đây là khái niệm thuần kinh tế: phát triển ở đây là phát triển kinh tế . Ý niệm "phát triển
bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra
những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên.
Việt Nam trong tiến trình hội nhập, phát triển đã và đang tích cực hưởng ứng xu
thế này .Vùng KTTĐ ĐBSCL cùng với 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Miền Trung,
Phía Nam đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Vùng kinh tế
trọng điểm đã biết khai thác những lợi thế khác nhau để tạo được bước phát triển khá cao
Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, môi trường ở ĐBSCL đang chịu những ô nhiễm
đáng lo ngại. Trong bối cảnh chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, công tác bảo vệ môi trường đang được đặt ra những nhiệm vụ rất lớn.
7

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
I.PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀ GÌ:
1.Khái niệm:
Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài người
nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới phát triển, chuyển
hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân
loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu
tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987.Khái niệm nêu rõ:
"Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và
không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá
trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình
sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc
sống của con người, động vật và thực vật".
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả,
xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các
thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực
hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
8
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.Việt Nam và phát triển bền vững:
Việt Nam đã xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-2010 và đưa
công tác bảo vệ môi trường trở thành một mục tiêu quan trọng trong số tám Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ mà Chính phủ cam kết thực hiện cho đến năm 2015. Bộ Chính
trị đã có Chỉ thị về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước", khẳng định: "bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của
đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh
xóa đói, giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi
toàn thế giới".
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 được Quốc hội thông
qua tại kỳ họp thứ hai vừa qua, đã nêu rõ các chỉ tiêu môi trường mà chúng ta phải thực
hiện. Theo đó, "cung cấp nước sạch cho 75% dân số nông thôn và cho 85% dân số đô thị;
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn
môi trường đạt 60%; Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom: 80%; Tỷ lệ xử lý chất thải nguy
hại: 64%; Tỷ lệ xử lý chất thải y tế: 86%; Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng: 60% ".
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam
Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn
gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố:
• An Giang
• Bến Tre
• Bạc Liêu
• Cà Mau
• Đồng Tháp
• Hậu Giang
• Kiên Giang
• Long An
• Sóc Trăng
• Tiền Giang
• Trà Vinh
• Vĩnh Long
9
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
• Thành phố Cần Thơ

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùng Đồng bằng sông Cửu
Long là 17.178.871 người.
1.Đặc điểm tự nhiên:
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện
tích 39 734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia,
phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông
Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua
những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành
những giồng cát dọc theo bờ biển.
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình
hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào
khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa khiến cho vùng trở
thành đồng bằng lớn nhất của nước ta.
2.Tài nguyên:
Khu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam
Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu quy đổi.Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu
xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi.
3.Nông nghiệp:
Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang , Kiên Giang , Long An , Đồng Tháp ,
Sóc Trăng , Tiền Giang . Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả
nước . Bình quân lương thực đầu người gấp 3 lần so với lương thực trung bình cả nước.
Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước.
Ngoài ra vùng này còn trồng mía , rau đậu , xoài , dừa , sầu riêng , cam , bưởi
10
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nghề chăn nuôi cũng khá phát triển như trâu,bò,vịt Trâu chỉ được dùng nhiều
cho cày cấy,bò dùng để lấy thịt.
Do có bờ biển dài và có sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông,khí hậu thuận
lợi cho sinh vật dưới nước,kênh rạch chặt chịt,nhiều sông ngòi,lũ đem lại nguồn thủy sản
và thức ăn cho cá,có nhiều nước ngọt và nước lợ nên thích hợp cho việc nuôi trồng và

đánh bắt thủy sản
4.Công nghiệp:
Phát triển rất thấp chỉ chiếm khoảng 20% GDP cả nước (2002).Chế biến lượng
thực chiếm nhiều nhất của cả vùng.Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các
ngành : nhiệt điện,chế biến lương thực,luyện kim đen, cơ khí,hóa chất,dệt may và vật liệu
xây dựng.
5.Dịch vụ:
Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ
yếu : xuất nhập khẩu , vận tải thủy , du lịch . Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước , đồ
đông lạnh và hoa quả . Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất.
Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước , vườn , các hòn
đảo.Tuy nhiên chất lượng và cạnh tranh của du lịch còn hạn chế. Đồng bằng sông Cửu
Long đang được đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực.
CHƯƠNG II: VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG:
11
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL được thành lập theo quyết định 492 ngày
16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL cùng với 3 vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Miền Trung, Phía Nam đóng vai trò động lực cho phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước.
Vùng nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc bao gồm: TP Cần Thơ, tỉnh Cà Mau, Kiên
Giang và An Giang với tổng diện tích hơn 16.600 km2, dân số khoảng 6,4 triệu người.
I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐBSLC:
Trong 5 năm 2001 - 2005 GDP đạt 10,96%/năm (trong khi cả nước 7,5%), từ năm
2006 - 2008 là 13,57%/năm (cả nước 7,5%),6 tháng đầu năm 2009 các tỉnh đã vượt qua
được khủng hoảng và phát triển ổn định.Tổng mức bán lẻ hàng hóa (2005) 92,6 nghìn tỉ
đồng, bằng 19,3% của cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (2006) 4,2 tỉ USD, bằng
5% so cả nước (XK 3,1 tỉ USD, NK 1,1 tỉ USD). FDI từ 1988-2006 (chỉ tính phần vốn
còn hiệu lực) là 1,8 tỉ USD bằng 3% tổng FDI cả nước.

1.Nông nghiệp:
Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng cây
ăn trái, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, công nghệ sau thu hoạch, đào tạo nhân lực cho
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),tín dụng ưu đãi cho nông dân, hỗ trợ nông dân
nghèo vượt khó…là những việc làm nằm trong mục tiêu để ĐBSCL phát triển bền vững.
Là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, ĐBSCL chiếm đến 35% trong giá trị sản xuất
nông nghiệp, 66% giá trị sản xuất thủy sản cả nước,50% sản lượng lúa, 70% sản lượng
trái cây,52% sản lượng thuỷ sản,90% sản lượng gạo XK và 60% kim ngạch XK thuỷ sản
của cả nước.
12
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Với gần 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó 32% là đất nông nghiệp, ĐBSCL đã đóng
góp cho đất nước 50% sản lượng lúa,70% sản lượng trái cây, 90% sản lượng gạo xuất
khẩu,gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Năm 2009,tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn
vùng ước tăng 10,12%, giảm 2,48% so với cùng kỳ năm 2008 (năm 2008 tăng 12,60%).
Một số tỉnh có mức tăng khá như: Cần Thơ 15%,Hậu Giang 12,6%,Kiên Giang 10,4%,
Cà Mau 12%,Đồng Tháp 11,02%
Hoạt động nông nghiệp tiếp tục phát triển khá cao và ổn định theo hướng sản xuất
hàng hóa,gắn với biến động của thị trường thế giới.Vùng lúa gạo ĐBSCL vẫn là kho dự
trữ lương thực cho an ninh quốc gia.Năm 2009 sản lượng lúa toàn vùng ước đạt khoảng
20,6 triệu tấn,tăng 1,6 triệu tấn so với năm 2008.Sản lượng thủy hải sản ước đạt 2,64
triệu tấn, tăng 340 ngàn tấn, tăng 14,78% so với năm 2008 (2,3 triệu tấn), trong đó sản
lượng nuôi trồng ước đạt trên 1,93 triệu tấn, tăng 130 ngàn tấn so với năm 2008.
2.Công nghiệp:
Theo số liệu thống kê đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có
51 khu và cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 13.000ha. 12/51 KCN đã đi vào hoạt
động, thu hút 153 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 400 triệu USD và 1.335 tỷ đồng, trong
đó có 44 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 109 đầu tư trong nước.
Năm 2009 trong vùng xuất hiện thêm mặt hàng khí và điện thương phẩm, nhưng
nếu loại trừ công nghiệp khai thác dầu khí và điện, cơ cấu kinh tế chủ yếu của vùng vẫn

là công nghiệp chế biến hàng nông sản,gạo và thủy sản. Giá trị sản xuất công nghiệp trên
địa bàn ước đạt 107.000 tỷ đồng, tăng 17,9% so năm 2008 (90.728 tỷ đồng). Kim ngạch
xuất khẩu ước đạt 5,53 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2008 (5,097 tỷ USD).
13
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.Dịch vụ:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ước 229.000 tỷ đồng, tăng 26,4% so
năm 2008 (181.036 tỷ đồng.Công tác xúc tiến thương mại,đầu tư và du lịch được tăng
cường.
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN:
1. Tích cực:
Con người cải tạo môi trường tự nhiên thông qua việc cải tạo đất, nguồn nước,
trồng cây xanh, trồng rừng, bảo vệ các loài động thực vật quí hiếm,giúp khôi phục một số
tài nguyên đang bị hao hụt và ô nhiễm.
2.Tiêu cực:
 Chặt phá rừng,chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động,
thực vật quý hiếm,tăng xói mòn đất,thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí
hậu
 Gây ô nhiễm môi trường do các loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
 Các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví
dụ đắp đập,xây nhà máy thuỷ điện,phá rừng đầu nguồn Việc này có thể gây ra ứng ngập
hoặc khô hạn nhiều khu vực,thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước
 Gây mất cân bằng sinh thái thông qua việc: Săn bắn quá mức,đánh bắt quá mức.
Săn bắt các loài động vật quý hiếm như rái cá,sếu đầu đỏ,lợn rừng có thể dẫn đến sự
tuyệt chủng.
14
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHƯƠNG III: THƯC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
Trong cơ cấu kinh tế của ĐBSCL hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư chiếm 48%,

khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22%; khu vực dịch vụ chiếm 30%. Điều đó cho
thấy kinh tế ở đây vẫn chủ yếu là nền kinh tế phụ thuộc sinh thái, trong đó trạng thái và
chất lượng môi trường nước, môi trường đất và các hệ sinh thái có tính chất quyết định
đến các chất lượng và sản lượng các sản phẩm nông- lâm- ngư. Là vùng sản xuất nông
nghiệp lớn nhất toàn quốc, thế nhưng, ĐBSCL lại đang phải đối mặt với một số vấn đề
cần giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững trong khu vực.
I. THỰC TRẠNG
1. THỰC TRẠNG NGHÀNH NÔNG NGHIỆP
Những thách thức ĐBSCL đang phải đối mặt như:
• Nguồn lợi thủy sản có nguy cơ cạn kiệt; tình trạng xâm nhập mặn sâu vào nội
đồng; phèn hóa cục bộ; mưa lũ, hạn hán …và nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu ngày càng diễn biến phức tạp.
• Tình trạng cơ giới hóa nông nghiệp còn yếu và manh mún, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất và chất lượng còn hạn chế; Chất lượng
nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo tại vùng ĐBSCL còn thấp kém và chính điều
này là một hạn chế cho nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững ở ĐBSCL;
• Tình trạng phát triển thiếu quy hoạch dẫn đến được mùa mất giá, được giá mất
mùa, sâu bệnh, dịch hại ảnh hưởng đến năng suất, các cảnh báo và áp đặt rào cản
phi ngoại thương cho nông thủy sản luôn là vấn đề nóng tác động trực tiếp đến
người nông dân, doanh nghiệp ĐBSCL.
2. THỰC TRẠNG NGHÀNH CÔNG NGHIỆP
• Khi nhắc đến công nghiệp hoá ĐBSCL, nhiều người thường kể đến tình trạng hạ
tầng yếu kém: đường bộ, hải cảng nước sâu, sân bay đều thiếu nghiêm trọng. Đó
là một thách thức rất lớn đối với toàn vùng. Nhưng trong nhiều vấn đề, ĐBSCL
khó có thể chủ động khắc phục được vì các giải pháp cụ thể đòi hỏi những khoản
15
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
tiền rất lớn, phải trông chờ sự đầu tư của Nhà nước như: xây dựng cảng biển nước
sâu phục vụ xuất nhập khẩu cho tầu trên 10.000 tấn; xây dựng đường cao tốc
Thành phố Hồ Chí Minh- Thành phố Cần Thơ; nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Cần

Thơ- Cà Mau và Cần Thơ- Kiên Giang; nâng cấp sân bay Cần Thơ và sân bay Phú
Quốc thành sân bay quốc tế.
• Ngay nội bộ ngành công nghiệp ĐBSCL cũng đặt ra nhiều vấn đề rất gay gắt liên
quan đến tiếp tục phát triển. Điểm nổi bật nhất đối với ĐBSCL là sự mất cân đối
nghiêm trọng trong phát triển công nghiệp của các địa phương trong nhiều năm
qua: ngành công nghiệp chế biến (chế biến lương thực, thuỷ hải sản, thức ăn gia
súc) chiếm hơn 98% GTSXCN của toàn ngành; các ngành công nghiệp chế tạo,
công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chưa phát triển
được bao nhiêu.
3. THỰC TRẠNG NGHÀNH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ
• Có thể liệt kê ra đây hàng loạt những hạn chế, bất cập như: Cơ s) hạ tầng và cơ
s) vật chất (bao gồm hệ thống giao thông-vận tải, hệ thống các cơ sở lưu trú và
dịch vụ du lịch,…) thiếu và xuống cấp; Tầm nhìn quy hoạch – đầu tư thấp, chưa
ổQn định, thiếu tính lâu dài; Sản phẩm du lịch chưa phong phú, trSng lặp; Chất
lư8ng sản phẩm thấp, không đạt chuẩn; Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; Công
tác quảng bá, xúc tiến du lịch ra nước ngoài còn nhiều còn nhiều hạn chế,.v.v
Nhìn chung nhược điểm cơ bản của sự phát triển du lịch hiện nay tại ĐBSCL có
thể tóm tắt trong các từ sau: t8 phát – manh m@n, việc đầu tư phát triển du lịch
chỉ dựa trên cái mà mình sẵn cA và làm theo cách dễ nhất, chưa chú trọng đến
nhu cầu của khách du lịch.
4. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Ở ĐBSCL:
Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công
nghiệp, đô thị hóa làm biến đổi đất, suy thoái đất gây ô nhiễm môi trường. Diện tích
nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha, đến năm 2006 đã là
699.200 ha, với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng 1.171.001 tấn, chiếm trên 70% sản
16
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
lượng nuôi trồng và trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Diện tích
trồng lúa cả năm giảm dần: Năm 2000 là 3.945.800 ha, đến năm 2006 là 3.773.200 ha
(trồng lúa mùa, lúa đông xuân và lúa hè thu).

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm ngập úng ở khu vực ĐBSCL đã bị
suy giảm do quá trình khai hoang phát triển canh tác nông nghiệp, phá rừng nuôi trồng
thủy sản. Đến nay, diện tích đất lâm nghiệp trong khu vực chỉ còn khoảng 356.200 ha -
trong đó, rừng tự nhiên chỉ chiếm khoảng 15% và còn lại 85% là rừng trồng tái sinh. Tại
vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá được ghi nhận và rất nhiều loại nhuyễn thể, giáp
xác sinh sống.Tuy nhiên hệ sinh thái ở đây đã bị suy giảm nghiêm trọng.
ĐBSCL có bờ biển dài 740 km kéo dài từ bờ biển phía Đông sang bờ biển phía
Tây vịnh Thái Lan có tiềm năng kinh tế và an ninh quốc phòng to lớn của cả nước. Các
hoạt động thăm dò khai thác dầu khí có nguy cơ gây sự cố môi trường. Các hoạt động
nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và đời sống
có các nguồn thải chưa xử lý triệt để tác động ra vùng ven biển, cửa sông làm cho chất
lượng môi trường bị suy giảm. ĐBSCL hiện có ít nhất 81 vị trí xói lở bờ sông, bờ biển và
37 khu bồi lắng có nguy cơ gây sự cố môi trường. Sự cố tràn dầu vào bờ biển diễn ra kéo
dài năm 2007 tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang đã gây
thiệt hại kinh tế và môi trường ở khu vực ven biển.
Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở khu vực ĐBSCL đã có bước phát triển rất
nhanh chóng cũng đã có nhiều tác động đến môi trường. Đến năm 2006, toàn vùng có
14.258 cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang hoạt động. Năm 2007, có 151 khu
công nghiệp và cụm công nghiệp sản xuất tập trung. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt
khoảng 606.267 tấn/năm, nước thải sinh hoạt 102 triệu m
3
/năm, chất thải rắn công nghiệp
47,2 triệu m
3
/năm, rác thải y tế 3.800 tấn/năm. Các nguồn thải này hầu hết chưa được xử
lý triệt để đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
17
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Hình2: Ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL
Nguồn nước trên sông Tiền, sông Hậu và các cửa sông thông ra biển đã có các

dấu hiệu nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh. Quan trắc môi trường nước cho thấy các chỉ
tiêu bị nhiễm bẩn là: BOD, COD, Coliform, H
2
S, NH
4
, phèn sắt do các nguồn thải sản
xuất công nghiệp, đô thị và các khu dân cư, nguồn thải nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông
nghiệp chưa xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải vào hệ thống sông rạch trong khu vực.
Nguồn nước ngầm được khai thác và sử dụng cho sinh hoạt đời sống, sản xuất công
nghiệp, canh tác nông- lâm- ngư chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây tác động làm sụt
giảm mực nước ngầm ở một số nơi, nhiễm bẩn tầng nước ngầm.
Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm Asen cũng đã được phát hiện ở Đồng Tháp, Long
An, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu Hiện nay, ở ĐBSCL,ước tính còn
khoảng 20-30% số hộ gia đình chưa có nước sạch để sử dụng trong đời sống và sinh hoạt,
tác động đến sức khỏe của nhân dân và đặc biệt là diễn biến dịch bệnh đối với con người
và nhiều loại vật nuôi.
18
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Cần tiến hành thực hiện Quy hoạch Bảo vệ môi trường gắn liền với phân vùng sinh thái
và Quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL. Trong đó chú trọng các vấn đề: Sử dụng
hợp lý và bền vững tài nguyên nước ngọt sông Mê Công; phân vùng quy hoạch và sử
dụng hiệu quả vùng ngập mặn cho phát triển thủy sản, hệ sinh thái rừng ngập mặn với
vấn đề Bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển; đẩy nhanh công tác quy hoạch thủy
lợi cho canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bảo đảm yêu cầu cung cấp và thoát
nước gắn liền với nhiệm vụ xử lý môi trường nước trong các hệ canh tác nông-lâm-ngư
Vấn đề nhận thức đúng, đủ việc cân đối hài hòa giữa bảo vệ môi trường với phát triển
kinh tế và công bằng xã hội sẽ là yếu tố quan trọng với Việt Nam và nhiều quốc gia trên
thế giới. Nhưng trước hết các ban ngành lien quan cần cùng rà xoát, kiểm tra, đánh giá
những “cái được, cái mất” chung trong các dự án quy hoạch của mình, để có được một

quy hoạch đồng bộ, đảm bảo cho sự phát triển bền vững chung.
Hình 6: Quy hoạch tổng thể đảm bảo phát triển bền vững
Để đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và
hiện đại hóa ĐBSCL, trên cơ sở của đặc điểm địa hình tự nhiên, kinh tế-xã hội và phân
19
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
vùng sinh thái thiết nghĩ, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng cần tập trung
thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây:
 Quy hoạch phát triển nông- lâm- ngư đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ hệ
sinh thái đất ngập nước đặc thù ở ĐBSCL. Phát triển sản xuất công nghiệp, các khu, cụm
công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch môi trường trong mối quan hệ chiến lược phát
triển vùng ĐBSCL.
 Quy hoạch phát triển đô thị và các khu dân cư, cụm dân cư gắn liền với quy hoạch
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái gắn liền với
đặc điểm vùng đất ngập nước đặc thù của các hệ sinh thái trong mối quan tâm bảo vệ môi
trường. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường thủy để tạo cơ sở hạ tầng thuận
lợi cho phát triển kinh tế- xã hội và giải quyết hài hòa các vấn đề ngập mặn, ngập lũ- đặc
biệt là đối phó với tình trạng nước biển dâng cao ở khu vực ven biển ĐBSCL.
 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các cấp chính
quyền và các ngành chức năng trong việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường và giải quyết
các vấn đề môi trường đặt ra. Giám sát chặt chẽ quy trình lập và thẩm định đánh giá tác
động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
 Giám sát các dự án đầu tư,từ ngay khi xây dựng dự án, thẩm định dự án, đầu tư dự
án và đưa vào hoạt động, kiên quyết xử lý triệt để các hình thức vi phạm Luật Bảo vệ môi
trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ dự án đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ đầu tư
sản xuất, vốn đầu tư cho công nghệ xử lý môi trường và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường tại cơ sở.
 Nâng cao năng lực trong việc quan trắc chất lượng môi trường, ứng cứu xử lý kịp
thời các sự cố môi trường, suy thoái môi trường và ô nhiễm môi trường. Tăng cường
năng lực hoạt động nghiên cứu khoa học môi trường, ứng dụng công nghệ môi trường và

chuyển giao công nghệ môi trường vào thực tiễn nền KT-XH. Đảm bảo ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở khu vực ĐBSCL.
20
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
 Tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao hiệu quả các công nghệ xử lý môi
trường như: Công nghệ xử lý rác thải, nước sinh hoạt ở vùng đất ngập nước ở ĐBSCL.
Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Công nghệ xử lý chất thải y
tế và bệnh viện. Công nghệ xử lý chất thải trong chế biến và nuôi trồng thủy sản. Công
nghệ sinh học trong xử lý môi trường. Công nghệ cung cấp nước sạch hợp vệ sinh. Các
công nghệ sản xuất và canh tác hợp sinh thái với vùng đất ngập nước ở ĐBSCL
 Xây dựng cơ chế chính sách hữu hiệu để tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ xử lý môi trường, mở rộng thị trường công nghệ môi
trường ở ĐBSCL đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường
trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ở khu vực ĐBSCL.
Muốn giữ gìn chất lượng môi trường, việc phát triển công nghiệp ĐBSCL phải
quyết định dựa trên cơ sở khoa học và nhận thức về vai trò tối quan trọng của nguồn
nước đối với hệ sinh thái. Phát triển công nghiệp ĐBSCL vội vã, chúng ta sẽ mất nguồn
lợi thủy sản và nông nghiệp, có khi đánh đổi cả chất lượng cuộc sống.
21
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn vừa qua, vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL tiếp tục tăng
trưởng , vùng đã biết khai thác những lợi thế khác nhau để tạo được bước
phát triển khá cao. Ngoài nông nghiệp trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, các
tỉnh trong vùng đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng
ngành dịch vụ, nhưng thành tựu đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng, lợi thế của vùng. Liên kết vùng còn nhiều hạn chế. Khu vực nông
nghiệp chưa cho thấy sự phát triển bền vững, sức cạnh tranh thấp. Công
nghiệp, dịch vụ và doanh nghiệp dân doanh phát triển chậm so với tiềm năng,

chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tóm lại, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, cần hài hòa 3 mặt: kinh
tế, xã hội và môi trường. hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn
2006-2010, tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của
toàn vùng, từng tỉnh, thành và từng sản phẩm chủ lực… tạo mọi điều kiện thu
hút vốn ODA cho vùng; tập trung đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đầu tư
mạnh cho bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao.Tuy nhiên song
song phải giữ gìn chất lượng môi trường, xây dựng đề án bảo vệ môi trường,
giao thông, thủy lợi hoàn chỉnh. việc phát triển nông, công nghiệp ĐBSCL
phải quyết định dựa trên cơ sở khoa học và nhận thức về vai trò tối quan
trọng của nguồn nước đối với hệ sinh thái. Phát triển công nghiệp ĐBSCL
vội vã, chúng ta sẽ mất nguồn lợi thủy sản và nông nghiệp, có khi đánh đổi cả
chất lượng cuộc sống
22
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.mekongdelta.com.vn/mekongdelta/forum.asp
www.niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=5912
www.baomoi.com/ / Dong - bang - song - Cuu - Long phat - trien - ben - vung /4249137.epi
www.mdec.vn/index.php?cgi
vi.wikipedia.org/wiki/Đồng_bằng_sông_Cửu_Long
www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx? bằng+sông+Cửu+Long
www.travelhome.com.vn/ /79- phat - trien -du-lich- ben - vung - dong - bang - song - cuu -
long .html
www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=41&sub=71&article
23

×