Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (CHIA SẺ TỔN THẤT, GIẢM SẠT LỞ ĐẤT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT) Ở CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CỦA TỈNH QUẢNG NAM VÀ VÙNG TRUNG TRUNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 78 trang )


1
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ
  


DỰ ÁN P1-08-VIE



Chuyên đề 16
XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG (CHIA SẺ TỔN THẤT,
GIẢM SẠT LỞ ĐẤT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT) Ở CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CỦA TỈNH
QUẢNG NAM VÀ VÙNG TRUNG TRUNG BỘ

Chủ trì nhiệm vụ: TS. NCVCC Nguyễn Đình Kỳ
Tham gia: ThS. Nguyễn Mạnh Hà
NCS. Đào Đình Châm
NCS. Lưu Thế Anh
ThS. Nguyễn Văn Dũng
ThS. Phan Thị Dung
ThS Nguyễn Thị Thủy
CN. Hoàng Thị Huyền Ngọc



Hà Nội - 2011




2
MỞ ĐẦU
1. Tên chuyên đề: “Xác định các giải pháp thích ứng (chia sẻ tổn thất, giảm sạt lở
đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất) ở các khu vực nghiên cứu cụ thể của tỉnh
Quảng Nam và vùng Trung Trung Bộ
2. Thời gian thực hiện: Từ 01/11/2010 đến 30/04/2011
3. Đơn vị chủ trì thực hiện và các đơn vị phối hợp:
- Đơn vị chủ trì: Viện Địa lý – Viện KH&CNVN
4. Họ và tên những người tham gia thực hiện chính
1. TS. Nguyễn Đình Kỳ Phòng Địa lý Thổ nhưỡng Chủ nhiệm chuyên đề
2. ThS. Nguyễn Mạnh Hà Phòng Địa lý Thổ nhưỡng Tham gia
3. CN. Nguyễn Văn Dũng Phòng Địa lý Thổ nhưỡng Tham gia
4. ThS. Phan Thị Dung Phòng Địa lý Thổ nhưỡng Tham gia
5. CN Hoàng Huyền Ngọc Phòng Địa lý Thổ nhưỡng Tham gia
6. NCS. Đào Đình Châm Phòng Cửa sông và biển Tham gia
5. Mục tiêu của chuyên đề
- Điều tra, đánh giá hiện trạng, nguyên nhân sạt lở đất, qui hoạch sử dụng đất hiện
có của khu vực nghiên cứu
- Xác định các giải pháp thích ứng (chia sẻ tổn thất, điều chỉnh qui hoạch sử dụng
đất, giảm sạt lở) ở khu vực nghiên cứu
6. Nội dung nghiên cứu:
6.1. Điều tra khảo sát, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, tình hình quản lý và bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ các điểm sạt lở của khu vực nghiên cứu
6.2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ đã thu thập và điều tra ban
đầu
6.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động sự dụng đất khu vực
nghiên cứu
6.4. Xây dựng phương án điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất phù hợp với phương
hướng, nhiệu vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu

của tỉnh Quảng Nam.
6.5 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của Dự án về đánh giá hiện trạng sạt lở đất, trượt
lở, phạm vi và phân bố ở tỉnh Quảng Nam
6.6. Cảnh báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến quá trình sạt lở, trượt lở đất thông
qua kịch bản biến đổi khí hậu của khu vực
6.7. Đề xuất các giải pháp ứng phó giảm sạt lở, trượt lở (biện pháp công trình và biện
pháp phi công trình)


3
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
*1. Phương pháp tích hợp thông tin viễn thám, bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
(GIS)
*2. Phương pháp đánh giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống
*3. Phương pháp thống kê - toán lý
*4. Phương pháp điều tra, khảo sát kiểm chứng ngoài thực địa.
*5. Phương pháp phỏng vấn và phương pháp chuyên gia.
8. Đặc điểm địa hình Quảng Nam
8.1. Địa hình núi đồi:
Bao gồm các dạng địa hình ở vùng đồi núi của tỉnh Quản Nam cùng với các
dạng địa hình bậc thềm có độ cao trên 20m dưới dạng các đồi thoải ở ven rìa các đồng
bằng, hay một số bãi bồi bậc, bậc thềm sông miền núi hoặc sát rìa miền núi. Đầy là
vùng mà những tác động biến đổi khí hậu có thể sẽ dẫn đến những biến đổi về các
dạng tai biến liên quan tới sự thay đổi chế độ mưa của khu vực. Trong đó cần đặc biệt
quan tâm tới các dạng tai biến trượt lở, lũ ống, lũ quét và cần chú trọng ở những địa
bàn phát triển hạ tầng giao thông, hay tại các khu vực dọc các thung lũng miền núi
được bố trí phát triển sản xuất nông nghiệp, hoặc các tụ điểm dân cư. Đặc điểm của
từng dạng địa hình trong nhóm địa hình đồi núi sẽ thể hiện khả năng gây nên hoặc chịu
ảnh hưởng tác động do tai biến ở các mức độ rất khác nhau.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đới uốn nếp Trường Sơn ở phía Bắc và địa khối

Kon Tum ở phía Nam, địa hình khu vực nghiên cứu phát triển có sự phân hoá tương
phản theo cả hai chiều bắc - nam và đông - tây.
Ở phía tây, lãnh thổ nghiên cứu tựa vào gờ núi Trường Sơn Nam, giống như
một bức tường thành có dạng hơi vòng cung chạy theo hướng chung TB-ĐN, từ phía
nam đèo Hải Vân cho tới tận thung lũng sông Đà Rằng. Ở phía bắc, do mạch núi này
nối với dãy núi Hải Vân đâm thẳng ra biển, nên bức thành chắn lại có dạng một vành
móng ngựa khổng lồ.Gờ núi Trường Sơn Nam tại đây có đường sống núi liên tục cheo
leo hiểm trở, thỉnh thoảng lại tạo ra những nhánh ngang nhỏ hơn chạy về phía đông.
Một đường nét sơn văn như vậy có hệ quả to lớn trong sự hình thành chế độ khí hậu
nói chung và sự phân hoá khí hậu của vùng nói riêng.
Vùng núi thuộc tỉnh Quảng Nam được bắt đầu từ vùng đồi - núi thấp Sông
Bung có dạng của một vịnh lớn được vây quanh từ ba phía bằng những dãy núi trung
bình, mở ra phía biển, là phần thượng nguồn của các dòng sông Bung, Ngọn Thu Bồn
và ái Nghĩa. Tuy vậy, ở phía bắc vẫn gặp những ngọn núi granit khá cao, như đỉnh A
Tuất - 2500m (trên biên giới Việt Lào), núi Mang và núi Bà Nà - 1467m.
Vùng đồi - núi sông Bung được cấu tạo bằng cát kết, đá phiến và cuội kết, tạo
thành những dãy dài chạy theo hướng đông - tây, có đỉnh cao sàn sàn nhau với hai bậc
800 và 500m, trong đó bậc 500m nằm ôm lấy các cánh đồng Duy Xuyên, Quế Sơn và
Tam Kỳ, bị sông suối chia cắt dữ dội (như tại vùng Mỹ Sơn, Trà Kiệu).

4
Tiếp đến, về phía nam là các khối núi thượng Quảng Ngãi và thượng Kon Tum
với các đỉnh núi trên đá granit cao nhất vùng, như Núi Chùa - 1362m (bên cạnh mỏ
vàng Bồng Miêu), đỉnh Ngọc Lĩnh - cao 2598m, Ngọc Le Pheo - 2047m, Ngọc Pan -
2251m. Các khối núi hình thành trên đá phiến mica và gơ nai thường thoải và thấp
hơn, đỉnh tròn hơn, không mấy khi vượt quá 1500m.
Bên cạnh sự phân hoá theo chiều bắc - nam, điểm nổi bật của địa hình các lưu
vực sông miền Trung Việt Nam nói chung và của sông Thu Bồn nói riêng là có sự
phân hoá rõ rệt giữa các phần thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Chỉ trên một dải đất
hẹp, chừng vài chục kilômet, đã có thể gặp đầy đủ các nhóm địa hình núi, đồi và đồng

bằng phân bố thành những bậc rõ ràng, thấp dần về phía biển, phù hợp với tính trẻ dần
của các thành tạo địa chất. Đặc biệt, men theo bờ biển còn có một dải cồn cát kéo dài
hầu như liên tục, chỉ bị chọc thủng tại những vị trí cửa sông, nổi cao hơn phía trong
trên dưới 10m, khiến cho phần đồng bằng có dạng trũng. Đối với dòng chảy mặt, sự
tương phản này rất có ý nghĩa, bởi vì địa hình núi ở thượng lưu thì quá dốc, đồng bằng
hạ lưu quá thoải, còn dải đồi trung du lại rất hẹp, thậm chí nhiều nơi không có, nên
đoạn trung lưu của các dòng sông ngắn. Với cấu trúc địa hình như vậy, khu vực nghiên
cứu thực sự ẩn chứa nhiều hiểm hoạ của tai biến lũ lụt, trượt lở dẫn đến trượt lở đất.
8.2. Hệ thống dòng chảy
Hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia là một trong những lưu vực lớn của miền
Trung, có diện tích khoảng 10350 km
2
. Đây là một trong 9 hệ thống sông lớn nước với
chiều dài sông chính 205 km, chảy qua đồng bằng Quảng Nam - Đà Nẵng và đổ ra
biển Cửa Đại và Đà Nẵng (hình 1). Vào đoạn cuối của sông có nhiều chi lưu ngang
dọc đan xen nhau tạo thành một mạng lưới thuỷ văn vô cùng phức tạp [22].

Hình 1. Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn

5
+ Sông Thu Bồn: Có thượng nguồn là sông Tranh hay sông Tỉnh Gia bắt nguồn
từ sườn Đông Nam dãy Ngọc Linh với độ cao trên 2000 m. Sông chảy theo hướng Bắc
Nam qua các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, đến Giao Thuỷ sông
chảy qua vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An. Chiều dài sông
chính đến cửa Đại là 198 km, diện tích lưu vực tính đến Giao Thuỷ là 3825 km
2
.
Thượng lưu sông Thu Bồn có các nhánh lớn như sông Khang, sông Vang, sông Tranh,
sông Gềnh. Hạ lưu sông Thu Bồn có mạng lưới phân lưu, nhập lưu phức tạp và cuối
cùng chảy ra cửa Đại. Khi sông chảy về đồng bằng nhận một lượng nước từ sông Vu

Gia chảy qua sông Quảng Huế đổ vào tại Giao Thuỷ, nhưng cách Giao Thuỷ về phía
hạ lưu khoảng 16 km lại có phân lưu sông Vĩnh Điện dẫn nước từ sông Thu Bồn trả lại
sông Vu Gia tại sông Hàn rồi đổ ra cửa Đà Nẵng.
+ Sông Vu Gia: Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn và là
sông lớn thứ hai của tỉnh. Lưu vực sông Vu Gia nằm bên trái sông Thu Bồn thuộc địa
phận của các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc,
Điện Bàn, Hoà Vang (thuộc Đà Nẵng) và gồm nhiều nhánh sông hợp thành như
sông Cái, sông Bung, sông Côn. Chiều dài tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Đà
Nẵng là 204 km. Tổng diện tích lưu vực tính đến Ái Nghĩa là 5180 km (thượng nguồn
sông Vu Gia có một đoạn nằm trên đất Kon Tum, với chiều dài 38 km, tương ứng với
diện tích là 500 km ). Phần hạ lưu, khi chảy đến Ái Nghĩa có phân lưu là sông Quảng
Huế mang nước từ sông Vu Gia đổ vào sông Thu Bồn. Dòng chính trước khi chảy qua
địa phận Đà Nẵng được chia ra hai phân lưu chính là Sông Yên và sông Chu Bái. Sông
Yên chảy về phía An Trạch sau đó nhập lưu với sông Tuý Loan chảy vào sông Hàn rồi
đổ ra cửa Đà Nẵng. Phần hạ lưu sông Vu Gia có nhiều phân lưu như sông Yên, sông
La Thọ, sông Quá Giáng, sông Thanh Quýt.
Ở khu vực cửa vào của đồng bằng duyên hải, nằm trong phạm vi 2 xã Đại
Cường, Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, sông Vu Gia và sông Thu Bồn được
nối với nhau bằng sông Quảng Huế với chiều dài uốn khúc khoảng 5km. Tình hình
dòng chảy, chế độ thủy lực và diễn biến lòng dẫn của sông Quảng Huế quyết định rất
lớn tới tỷ lệ phân lưu, chế độ dòng chảy lũ và kiệt giữa hai sông Vu Gia và Thu Bồn.
Sông Vu Gia và các nhánh ở hạ lưu của nó có nhiệm vụ cung cấp nước tưới và
nước sinh hoạt cho khu vực kinh tế và dân cư rộng lớn phía Bắc Quảng Nam và thành
phố Đà Nẵng (bao gồm khoảng 10.000 ha đất canh tác và hơn 1.000.000 dân).


6
CƠ CẤU, DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI NĂM 2010
ĐẤT PHI NÔNG
NGHIỆP,

87765.00,
8,41%
ĐẤT NÔNG
NGHIỆP,
798790.08,
76,52%
ĐẤT CHƯA SỬ
DỤNG,
157281.88,
15,07%
PHẦN 1
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, TRƯỢT LỞ, SẠT LỞ ĐẤT
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

I. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
I.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng
Nam là 1.043.836,96 ha [33] trong đó:
- Đất nông nghiệp : 798.790,08 ha, chiếm Error! Not a valid
link.%.
- Đất phi nông nghiệp: Error! Not a valid link.ha, chiếm Error!
Not a valid link.%.
- Đất chưa sử dụng : Error! Not a valid link. ha, chiếm Error!
Not a valid link.%.





I.1.1. Đất nông nghiệp

Bảng 1. diện tích, cơ cấu các loại đất trong đất nông nghiệp Error! Not a valid link.
I.1.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
Diện tích113.047,15ha, chiếm 14,15% đất nông nghiệp, bao gồm:
a. Đất trồng lúa: Diện tích 56.435,64ha, trong đó chia ra các loại:
+ Đất chuyên lúa nước: 41.173,41ha
+ Đất trồng lúa còn lại: 8.140,71ha
+ Đất trồng lúa nương: 7.121,51ha
Đất trồng lúa nước chiếm Error! Not a valid link.% đất trồng lúa phân bố tập
trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, vùng trung du chủ động nước tưới như ở các
huyện Tam Kỳ, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế sơn, Tiên Phước, Thăng Bình

7
Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2009 đạt 86.664 ha, năng suất lúa trung bình
năm đạt 45,51tạ/ha. Hệ số sử dụng đất trung bình 1,50-1,56 lần.
b. Đất cây lâu năm:
Diện tích25.599,65ha, chiếm 22,65% đất sản xuất nông nghiệp. Gồm diện tích các
loại cây lâu năm như: cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây nguyên liệu, dược liệu và
các loại cây lâu năm khác. Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
12.000 ha chiếm khoảng 47%, còn lại là các loại đất trồng cây lâu năm khác.
I.1.1.2. Đất lâm nghiệp
Theo số liệu điều tra hiện trạng sử dụng đất năm 2010, Quảng Nam có
681.432,99ha đất lâm nghiệp, chiếm 65,28% diện tích tự nhiên và chiếm 85,31% so
với đất nông nghiệp. Trong đó:
a. Đất rừng sản xuất: Diện tích242.498,21ha, chiếm 35,59% đất lâm nghiệp.
Trong đó đất có rừng 115.280 ha, diện tích còn lại là đất rừng nghèo, cây bụi.
b. Đất rừng phòng hộ: Diện tích 309.306,40ha, chiếm 45,39% diện tích đất lâm
nghiệp. Trong đó diện tích có rừng 233.177 ha, diện tích còn lại là rừng nghèo, cây bụi
rải rác.
c. Đất rừng đặc dụng: Diện tích129.628,38ha, chiếm 19,02% đất lâm nghiệp,
trong đó 99.424 ha đất có rừng, còn lại là diện tích rừng nghèo, cây bụi rải rác.

I.1.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung
Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.549,78ha, chưa kể diện tích nuôi
kết hợp trong các hồ chứa, công trình thuỷ lợi, mặt nước chuyên dùng: 3.788,22 ha. Diện
tích đất nuôi trồng tập trung có diện tích 3.390,08 ha, chiếm khoảng 95%, tập trung
chủ yếu ở các huyện Núi Thành, Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên, Hội An
I.1.1.4. Đất khu bảo tồn thiên nhiên
Tổng diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên toàn Tỉnh: 104.607 ha được thống kê
từ các khu bảo tồn thiên nhiên đã được hình thành trên địa bàn Tỉnh

I.1.2. Đất phi nông nghiệp
Bảng 2. Diện tích cơ cấu đất phi nông nghiệp

STT Chỉ tiêu
Năm 2010
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Đất phi nông nghiệp 87.765,00

100

Trong đó:



2.1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự
nghi
ệp


379,71

0,43

2.2 Đất quốc phòng 4.486,17

5,11


8
2.3 Đất an ninh 2.235,81

2,55

2.4 Đất khu công nghiệp 1.166,15

1,33

2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 1.557,76

1,77

2.6 Đất di tích danh thắng 178,92

0,20

2.7 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 67,83

0,08


2.8 Đất tôn giáo tín ngưỡng 297,61

0,34

2.9 Đất nghĩa trang nghĩa địa 5.537,10

6,31

2.10 Đất phát triển hạ tầng 21.655,03

24,67

2.11
Các loại đất phi nông nghiệp còn lại
( Đất ở, Đất cơ sở sản xuất kinh doanh,
đất sản xuất VLXD gốm sứ, đất sông suối
và MNCD)
50.202,91

57,20

Nguồn: [33]
I.1.2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Hiện trạng diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 379,71 ha, bao gồm
diện tích xây dựng trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trụ sở của
các tổ chức xã hội - xã hội nghề nghiệp; các công trình sự nghiệp không thuộc phạm vi
phục vụ công cộng.
I.1.2.2. Đất quốc phòng
Theo kết quả kiểm kê đất đất quốc phòng đến tháng 05/2009 do đơn vị quân đội

quản lý sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, toàn Tỉnh có 168 vị trí với diện tích
Error! Not a valid link.ha, bao gồm: Sân bay Chu Lai; đất sử dụng làm nơi đóng
quân của quân đội, căn cứ quân sự, các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa; đất xây
dựng công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng; kho tàng quân
sự, trường bắn, thao trường, bệnh viện, nhà công vụ của quân đội; trại giam giữ, đất sử
dụng xây dựng các công trình quốc phòng khác.
I.1.2.3. Đất an ninh
Hiện trạng sử dụng đất năm 2010, đất an ninh toàn Tỉnh có diện tích Error! Not
a valid link.ha sử dụng vào mục đích an ninh bao gồm: Trại giam An Điềm, Trại giam
Tiên Lãnh, đất sử dụng làm nơi đóng quân của công an;
I.1.2.4. Đất khu công nghiệp
Diện tích 1.166,15ha, gồm đất các khu, cụm công nghiệp, trên địa bàn Tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có 5/8 khu công nghiệp đã và đang triển khai xây
dựng cơ sở hạ tầng; đã phê duyệt quy hoạch chi tiết và triển khai xây dựng được
36/105 cụm công nghiệp.
I.1.2.5. Đất cho hoạt động khai thác khoáng sản
Diện tíchError! Not a valid link.ha, chiếm 1,76% đất phi nông nghiệp, gồm diện tích các
khu khai thác khoáng sản như: Mỏ than Nông Sơn, mỏ than Ngọc Kinh, vàng Bông Miêu,
vàng Pu Nếp, quặng Titan
I.1.2.6. Đất di tích danh thắng

9
Tổng diện tích178,92ha, bao gồm Di sản văn hoá Mỹ Sơn, 48 di tích cấp quốc
gia, 223 di tích cấp tỉnh và 134 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ. Các di
tích này được phân bổ ở 15 huyện, thành phố.
I.1.2.7. Đất để xử lý, chôn lấp chất thải
Diện tích kiểm kê hiện trạng năm 2010 có 67,83ha từ 15 khu vực chôn lấp, xử
lý rác thải ở các địa phương, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư Việc quy
hoạch và mở rộng các khu vực xử lý chôn lấp chất thải trong sinh hoạt đời sống, sản
xuất là rất cần thiết.

I.1.2.8. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Diện tích hiện có trên địa bàn toàn Tỉnh 297,61ha, phân bố hầu hết ở các huyện
đồng bằng trung du, bao gồm đất các công trình tôn giáo: chùa, nhà thờ, thánh thất,
thánh đường, tu viện, đất trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo
được Nhà nước cho phép hoạt động; các công trình tín ngưỡng dân gian gồm đình,
đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ, tộc
I.1.2.9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích5.537,10ha, phân bố hầu hết ở các địa phương.
I.2.10. Đất phát triển hạ tầng: Diện tích 21.655,03ha chiếm 24,67% DTTN
I.1.3. Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích 157.128,88ha, chiếm15,07% tổng DTTN. Trong đó:
a. Đất bằng chưa sử dụng: 13.671,87ha. Phân bố rải rác ở các huyện, chủ yếu là
các bãi cát ven sông, ven biển, các khu vực thấp trũng, các thung lũng ven các triền đồi,
chân núi…Khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp rất hạn chế do điều kiện về
đất đai, tưới tiêu, xa vùng khu dân cư.
b. Đất đồi núi chưa sử dụng: Diện tích141.554,25ha. Tập trung chủ yếu ở các
huyện trung du, miền núi, phân bố ở những nơi có địa hình hiểm trở, núi cao chia cắt,
đi lại khó khăn, xa dân cư; ở vùng trung du chủ yếu còn lại diện tích đất có độ dốc lớn,
bị xói mòn, tầng đất cạn có nơi trơ sỏi đá… Do vậy khả năng khai thác đưa vào sản
xuất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi phải đầu tư lớn, chỉ phù hợp với các loại cây
lâu năm, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
c. Núi đá không có rừng cây: 2.055,76ha, tập trung nhiều ở các huyện Duy
Xuyên, Quế Sơn, Nam Giang, Hiệp Đức, Phước Sơn
I.1.4. Đất đô thị
Đất đô thị bao gồm diện tích đất thuộc nội thị 02 thành phố Tam Kỳ, Hội An và đất
trong phạm vi 13 thị trấn của các huyện.
Thành phố Tam Kỳ: Thành phố Tam Kỳ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật và dịch vụ của tỉnh Quảng Nam, có vị trí đặc biệt quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Quy mô dân số dự kiến đến năm
2025 là 260.000 người.


10
Thành phố Hội An: Hội An là đô thị cổ được công nhận là Di sản văn hóa Thế
giới, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du
lịch, góp phần quan trọng phát triển kinh tế của Tỉnh.
Các đô thị khác:
Toàn Tỉnh có 13 thị trấn hiện có đóng vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh
tế, xã hội của các huyện. Đối với các huyện mới thành lập chưa có thị trấn: huyện Tây
Giang, Nam Trà My và Nông Sơn.
I.1.5. Đất du lịch
Đến nay diện tích đất đã được quy hoạch sử dụng cho mục đích phát triển du
lịch của Tỉnh là Error! Not a valid link.ha, trong đó diện tích đã giao cho các dự án
4.427 ha.
I.2. Phân tích đánh giá biến động các loại đất
I.2.1. Biến động tổng quỹ đất
Giai đoạn từ năm 2001-2005 tổng diện tích tự nhiên tăng 131 ha, giai đoạn 2006-
2010 biến động tăng Error! Not a valid link.ha. Nguyên nhân do một số địa phương
tiến hành đo đạc thành lập bản đồ theo tọa độ địa chính nên có sự sai lệch về diện tích,
biến động nhiều ở các huyện miền núi như: Phước Sơn, Nam Trà My, Hiệp Đức, Bắc
Trà My, Đại Lộc
I.2.2. Biến động các loại đất
Bảng 3. Tình hình biến động đất đai thời kỳ 2001 - 2010
Đơn vị tính: haError! Not a valid link. Nguồn: [33]
I.2.2.1. Đất nông nghiệp
Giai đoạn 2001-2010 đất nông nghiệp tăng Error! Not a valid link. ha. Trong
đó đất lúa nước tăng Error! Not a valid link. ha, đất lâm nghiệp tăng Error! Not a
valid link. ha, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng Error! Not a valid link. ha và các loại đất
hàng năm khác giảm Error! Not a valid link. ha. Giai đoạn 2006-2010 đất nông
nghiệp tăng Error! Not a valid link. ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp tăng
Error! Not a valid link. ha.

I.2.2.2. Đất phi nông nghiệp
BIẾN ĐỘNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2001-2010











0,00
20.000,00
40.000,00
60.000,00
80.000,00
100.000,00
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Đất phi NN

11
Trong thời kỳ 2001- 2010, nhu cầu thực tế đất phi nông nghiệp tăng trung bình
hàng năm khoảng 1960 ha. Tuy nhiên theo số liệu trên, giai đoạn 2001-2005 diện tích
tăng lên đột biến Error! Not a valid link. ha chủ yếu do kết quả kiểm kê đất đai năm
2005. Cả thời kỳ 2001-2010, đất phi nông nghiệp tăng lên Error! Not a valid
link.Error! Not a valid link. ha. Trong đó:
- Đất quốc phòng tăng Error! Not a valid link. ha
- Đất khu công nghiệp tăng Error! Not a valid link. ha.

- Đất phát triển hạ tầng tăng Error! Not a valid link. ha (Trung bình
hàng năm tăng Error! Not a valid link. ha). Và các loại đất khác tăng
17.751,65Error! Not a valid link. ha.

I.2.3. Đất chưa sử dụng
Trong thời kỳ 2001-2010 đất chưa sử dụng giảm 286.016,12ha, trung bình hàng
năm giảm 28.601,6ha. Riêng giai đoạn 2005 đến 2010 đất chưa sử dụng giảm nhiều,
nguyên nhân do rà soát quy hoạch 3 loại rừng, một số diện tích đất chưa có rừng
chuyển sang đất lâm nghiệp.
BIẾN ĐỘNG ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG QUA CÁC NĂM

Biến động đất chưa sử dụng qua các năm







I.3. Tồn tại trong hiện trạng sử dụng đất
Thời gian qua Tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế văn hóa - xã
hội gắn liền với việc khai thác sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai. Tuy nhiên ở một số địa
phương việc sử dụng bố trí đất ở và một số công trình còn mang tính chủ quan, tự phát,
chưa phù hợp theo xu thế phát triển chung như bố trí các công trình, đất ở còn đơn lẻ, tập
trung dọc theo các trục giao thông chính, chỉ chú ý đến lợi thế trước mắt ảnh hưởng đến
thực hiện quy hoạch chung và hạn chế hiệu quả sử dụng đất lâu dài.
Vấn đề khai thác sử dụng đất đai khu vực miền núi cũng cần quan tâm. Việc khai
thác quá mức đất đồi núi cho sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng trái phép, chế độ canh
tác chưa hợp lý, quản lý sản xuất chưa chặt chẽ đã có tác động tiêu cực đến môi trường đất,
đến hệ sinh thái động thực vật tự nhiên.

- Đầu tư khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
Một số khu vực còn bị động trong thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
0,00
50.000,00
100.000,00
150.000,00
200.000,00
250.000,00
300.000,00
350.000,00
400.000,00
450.000,00
500.000,00
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2010
Series1

12
- Phương thức sản xuất lạc hậu còn tồn tại ở một số vùng núi cao của Tỉnh, đặc biệt
là vấn đề canh tác trên đất dốc, du canh của đồng bào dân tộc thiểu số ảnh hưởng lớn đến
diện tích rừng, thảm thực vật che phủ và gây xói mòn, sạt lở đất.
- Sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ tạo ra khí thải, rác thải, nước
thải gây nên tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước. Ở Quảng Nam mức độ ô
nhiễm chưa lớn, chỉ ô nhiễm cục bộ một số khu vực nhưng cũng cần quan tâm và có
giải pháp hạn chế ô nhiễm.
- Quá trình sản xuất nông nghiệp gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đất,
nguồn nước, gây xói mòn, làm thoái hóa đất do việc sử dụng các loại phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, chế độ canh tác chưa hợp lý
Để giảm thiểu tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất cần tăng
cường công tác quản lý môi trường, thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi
trường trong sản xuất kinh doanh, trong y tế, hạn chế sử dụng các loại hóa chất độc hại

trong nông nghiệp. Tăng cường đầu tư kinh phí cho quản lý môi trường, xây dựng các hệ
thống xử lý chất thải, rác thải hiện đại.
II. HIỆN TRẠNG NGẬP LỤT
Bảng 4. Diện tích ngập lụt ở khu vực Trung Trung Bộ ứng với kịch bản nước biển
dâng (kịch bản trung bình)
Vùng
Diện tích ngập lụt ứng với các kịch bản (km
2
)

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Mực n.biển (cm) 11,7 17,1 23,2 30,1 37,6 45,8 54,5 63,8 73,7
Huế 233 237 242 250 259 267 278 288 304
Đà Nẵng 2,17 2,33 2,59 2,85 3,10 3,35 3,74 4,05 4,37
Quảng Nam 1,94 2,08 2,23 2,44 2,75 2,97 3,29 3,60 4,03
Quảng Ngãi 7,14 7,35 7,62 7,98 8,39 8,87 9,34 9,79 10,3
Bình Định 18,4 19,3 20,3 21,3 22,4 23,6 24,8 26,0 27,4
Phú Yên 3,46 3,79 4,32 4,91 5,48 6,17 6,95 7,77 8,65


13

Mức ngập
năm 2007
Diện
tích (ha)
0
-
1m


202.5

1m-2m 148.2

2m-3m 138.7

3m
-
4m

75.1

>4m 19.23

T
ổng (km
2
)

583.7

% tăng so
v
ới HT



Tên huyện Diện tích
(ha)


Đại lộc 4343.7

Điện Bàn 14212.6

Duy Xuyên

8374.9

Núi Thành 10628.4

Qu
ế S
ơn

2355.5

TX. Hội An 2469.2

TX. Tam Kỳ 6743.8

Thăng Bình 9242.0

Tổng 58370


Diện tích ngập lụt năm 2007 ở các huyện tỉnh Quảng Nam
Theo hiện trạng ngập lụt năm 2007, tỉnh Quảng Nam có diện tích ngập
58.370ha, trong đó: Chiếm diện tích ngập lụt lớn nhất là huyện Điện Bàn 14.212,6ha
và thấp nhất là huyện Quế Sơn 2355,5ha
III. HIỆN TRẠNG CÁC TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT, SẠT LỞ VÀ XÓI LỞ BỜ

III.1. Hiện trạng trượt lở đất
Đánh giá về lũ quét và trượt lở đất trong khu vực ở đây chủ yếu dựa vào các
báo cáo phòng chống lụt bão đã thu thập được ở các cơ quan chức năng và của các
huyện trong tỉnh. Qua các chuyến khảo sát thực địa và báo cáo chuyên đề 4 cho thấy
(bảng 4)
Bảng 5. Trượt đất qua các tài liệu thống kê
Năm Tai biến thiên nhiên Thiệt hại Người
Kinh tế
(tỷ đồng)

1998 4,5,6,7,8 từ 12/11 đến
16/12
Tài sản, nhà cửa bị cuốn trôi, xói lở
hàng ngàn ha đất nông nghiệp, hư
hỏng nhiều đoạn đường, kênh mương
cầu cống. Khối lượng đất đá trượt:
1.041.902m
3

Địa điểm xảy ra: Khu vực ven sông,
ven suối vùng tiếp giáp giữa trung du
và miền núi ở một số huyện như:
ĐạiLộc, Quế Sơn
54 390
1999 2 đợt mưa lũ lớn, lũ
quét mạnh nhiều noi ở
vùng núi
Mưa lũ làm ngập lụt, hư hỏng cầu,
đường. Trượt lở dọc theo các tuyến
giáo thông trong tỉnh. Khối lượng đất

đá trượt: 1,5 triệu m
3

188 758
2000 Có 4 đợt lũ báo động
cấp II-III
Gây ngập lụt nhiều hộ dân, Sạt lở xảy
ra ở nhiều nơi trên các huyện miền núi
gây sạt lở, vùi lấp nhiều đoạn quốc lộ
và tỉnh lộ: QL14, QL14B, QL14E,
DT616, DT604. Khối lượng đất đá


14
trượt: 360.863m
3
. Sạt lở đất, xói lở bờ
sông, bồi lấp đồng ruộng xảy ra ở
nhiều nơi trong tỉnh, tổng diện tích vùi
lấp 300ha
2001 Có 2 cơn bão và 4 trận

Làm sạt lở đường giao thông, xói lở
bồi lấp 523ha ruộng và xói lở bờ sông
với tổng chiều dài 2,5km. Khối lượng
sạt lở 185.680m
3

17 chết
11 bị

thương
75
2002 Có 3 đợt lũ nhỏ Thiệt hại do bão lụt gây ra năm 2002,
nhìn chung, là không đáng kể.

2003 7 đợt mưa lớn với 3
trận lũ
Lũ quét và sạt lở đất xảy ở nhiều nơi
trên Quốc lộ 14B, 14D, 14E, ĐT 616
(Trà My-Tak Pỏ) với tổng khối lượng
đất đá khoảng 150.000 m
3
. Nhiều công
trình cầu cống bị hư hỏng nặng. Tuyến
đư
ờng bị ách tắc trong nhiều ng
ày.

32 người
chết
104
2004 2 cơn bão và 3 đợt lũ
lớn
Tổng khối lượng sạt lở trên các tuyến
đường mà tỉnh quản lý khoảng
685.000 m
3
. Các tuyến đường Hồ Chí
Minh, quốc lộ 14B, 14D, 14E và tỉnh
lộ lên miền núi hầu hết bị ách tắc với

khối lượng sạt lở trên 400.000 m
3
.
Trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua
Quảng Nam có trên 150 điểm sạt lở
l
ớn nhỏ



157
2005 bão số 8 và 5 đợt lũ Gây sạt lở tổng cộng 448.684 m
3
đất
đá
12 chết,
14 bị
thương

110
2006 bão số 1 và số 6 Khối lượng đất đá bị sạt lở do bão lũ
số 6 khoảng 470.000 m
3
.
172 chết,
550 bị
thương

1900
2007 2 cơn bão, mưa lũ xảy

ra liên tiếp
Hiện tượng sạt lở đất, lũ quét xảy ra
nhiều nơi trên miền núi, xói lở bờ
sông, bồi lấp ruộng vườn khá nghiêm
trọng Các tuyến đường QL1A, đường
Hồ Chí Minh, QL14B, QL14D,
DT604, DT616 sạt lở nghiêm trọng
47 chết,
339 bị
thương
2000
2008 5 đợt mưa lũ lớn Vùi lấp nhà cửa, sạt lở đất đe dọa. Sạt
lở vùi lấp, ngập đường làm ách tắc
giao thông tại các tuyến đường ĐT604,
ĐT616, QL14B, QL14D
23 chết
04 bị
thương
150
2009 2 cơn bão vào cuối
tháng 9 và đầu tháng
11
Ngập lụt, sạt lở trong khu vực. Lớn
nhất tại dốc Kiền trên đường DT 604,
dài trên 500m, Khối lượng trượt lên tới
hàng chục ngàn. Đặc biệt bão số 9 làm
13 3500

15
trượt lở nhiều đoạn đường gây ách tắc

giao thông
2010 Sạt lở, trượt lở đất xảy ra ở nhiều điểm
trên tuyến QL 618. Theo ước tính,
tổng khối lượng đất đá sạt lở khoảng
trên 3.000m³.
4 chết


Hình 2. Sạt lở tại dốc Kiền trên tỉnh lộ ĐT604
(Vietnamnet 7/9/2009)
Hình 3. Trượt lở phá hủy khu nội trú học
sinh trường Trà Nam, 1 học sinh chết, 3
em khác bị thương nặng.
(
Ảnh: Ho
àng Th

-
baoquangnam.com.vn
)

Một số hình ảnh sạt lở, trượt lở năm 2009

Hình 4. Các vết sạt lở ngày càng lớn tại đồi

Hố Nước.
Hình 5. Nhiều rãnh dẫn nước mưa (cả đất
đá) trên đỉnh đồi đều hướng chảy xuống
dưới nhà dân.
Một số hình ảnh sạt lở, trượt lở năm 2010

Bên cạnh việc thu thập các tài liệu liên quan đến trượt đất, công việc khảo sát
ngoài thực địa cũng đã được tiến hành 316 điểm trượt đất đã được xác định dọc theo
một số tuyến giao thông chính trong tỉnh: Tỉnh lộ ĐT 616 ; Quốc lộ QL 14E, Quốc lộ
QL 14B, Đường Hồ Chí Minh, Tỉnh lộ ĐT 604, và được thể hiện ở bảng 6:
Bảng 6. Trượt lở, sạt lở đất qua khảo sát thực địa
Tuy
ến

Đi
ểm
Đ
ịa điể
m
Đ
ịa h
ình,
đ
ịa
Th
ực vật

Đ
ất

M
ức độ


16
sạt khảo sát mạo

Tỉnh lộ
ĐT 616
70 X.Trà Mai,

H.Trà My
Sườn dốc dài,
VPH dày. Đá
magma axit,
phiến sét
Thưa thớt,
cây bụi
Fa, Fs,
Rất
mạnh
Quốc lộ
QL14E
4 Kh
ảo sát
đoạn từ H
à
Lam đi Tân
An

Vùng đồi, trên
đá magma axit
Cây bụi, keo Fa, Fs, t
ầng
dày, TPCG
nhẹ
Ít trượt

Quốc lộ
14B
30 Nối TP Đ
à
N
ẵng với
đư
ờng HCM
t
ại Thạnh Mỹ

Xảy ra chủ yếu
trên đá trầm
tích, biến chất,
đ
ộ dốc > 30
0

Thưa thớt,
cây bụi, rừng
trồng
Fa, Fv, Fq
Trung
bình
Đường
HCM
145 T
ừ Thạnh
M
ỹ đến ranh

gi
ới Quảng
Nam
Đo
ạn từ
Th
ạnh Mỹ đi
Prao
Độ dốc > 600,
trên các đá cát
kết, bột kết,
Thưa thớt,
cỏ, cây bụi
và ít cây gỗ
nhỏ
Fa, t
ầng đất
70-100cm,
TPCG nhẹ
Rất
mạnh,
ĐT 604 67
Thôn Ka
Tum, Anh
Tinh
Đá phiến thạch
anh, sườn dốc,
độ dốc > 500
Cây bụi thấp
Fs, Fa

TPCG nh
ẹ,
tầng d
ày
<70cm
Trung
bình



Hình 6. Các điểm trượt đất trên tuyến đường ĐT
616
Hình 7. Phân bố trượt lở dọc tuyến QL 14B


17


Hình 8. Phân bố trượt lở dọc theo tuyến đường
Hồ Chí Minh
Hình 9. Phân bố trượt lở trên tuyến ĐT 604
* Một số nhận xét về trượt lở Quảng Nam
Tổng hợp các số liệu cho thấy trong từ năm 1998 đến 2008 đã có khoảng 51
trận mưa bão lũ đáng kể ở Quảng Nam, trung bình khoảng 4 – 5 trận/năm (bảng 7)
Bảng 7. Tổng hợp trượt lở trên các tuyến giao thông do Quảng Nam quản lý
Năm
Số trận
mưa lũ
Khối lượng
sạt lở (m3)

Sạt lở trung bình
1 trận (m
3
)
Ghi chú
1998

5

1041902

208380


1999

2

1517840

758920


2000

4

360863

90216



2001

6

185680

30947


2002

3

-

-


2003

7

150000

21429


2004


3

684960

228320


2005

6

448684

74781


2006

2

470000

470000

số liệu sạt lở của 1 trận số 6
2007

8


-

-


2008

5

-

-


Tổng 51

4859929

142939

Sạt lở trung bình tính theo số
trận có số liệu
Khối lượng sạt lở dọc theo các tuyến giao thông trong những năm 1998, 1999
lớn hơn rất nhiều so với những năm sau. Điều này có thể là do về sau đã có thêm
nhiều các công trình phòng chống sạt lở. Nếu tính cường độ sạt lở trung bình thì năm
1999 là lớn nhất (759.000 m
3
/trận) lớn hơn hẳn,gấp 1,6 lần so với năm đứng thứ nhì,

18

năm 2006 (470.000 m
3
/trận). Tính trung bình cường độ sạt lở trong thời gian 1998 –
2008 khoảng 143.000 m
3
/trận/năm.
Các đánh giá này ở đây chưa tính tới lượng mưa và cường độ mưa trong thời
gian mưa lũ. Đây là thông số quan trọng cần được bố sung để đánh giá sạt lở. Cũng
cần lưu ý rằng các số liệu ở đây chưa phản ánh đủ sạt lở giao thông trên toàn tỉnh do
tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến có mức độ sạt lở cao nhất lại không thuộc quyền
quản lý tỉnh. Số liệu này cần được bổ sung để có được đánh giá chính xác hơn.
Về phân bố sạt lở, công việc khảo sát mới chỉ tiến hành dọc theo các một số
tuyến giao thông nên chưa phản ánh hoàn toàn được tình hình trượt lở trong khu vực.
Các huyện miền núi phía tây nơi có nhiều sạt lở chưa có điều kiện để khảo sát. Đánh
giá khảo sát sơ bộ cho thấy trượt đất trong khu vực thường xảy ra ở khu vực có:
- Địa hình sườn dài, dốc
- Lớp phủ thực vật thưa chủ yếu là cây bụi, cây gỗ nhỏ
- Các đá trầm tích cát kết, bột kết bị nứt nẻ mạnh; các đá magma xâm nhập
granit, granođiorit, điorit dạng gneis; và các đá trầm tích bị biến chất như đá
phiến sericit, phiến thạch anh, gneis biotit. . . Độ nứt nẻ của đá, đứt gãy cũng có
ảnh hưởng tới trượt đất.
- Hoạt động của các dòng chảy trong một số trường hợp cũng đóng vai trò gây
trượt đất
Như vậy khi đánh giá trượt đất cần phải có số liệu về các yếu tố này.
III.2. Hiện trạng sạt lở, xói lở bờ sông bờ biển
III.2.1. Hiện trạng sạt lở bờ sông Vu Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam
Trên sông Thu Bồn, hoạt động xói lở xảy ra rất mạnh ở cả bờ trái và bờ phải
đoạn Giao Thuỷ. Trong năm 1998 - 1999 đã bị dòng chảy tác động mạnh xói sâu vào
bờ đến 50 m trên đoạn dài 200 - 500m [27].
Theo kết quả nghiên cứu [26] cho thấy: Đoạn sông từ Giao Thuỷ đến Cửa Đại

thường bị xói lở ở phía bờ lõm của các khúc uốn có cấu tạo địa chất bờ bằng các trầm
tích mềm rời với tính chất kháng xâm thực thấp như cát, cát pha, sét pha Những khu
vực bờ lõm thường bị xói lở mạnh trên đoạn sông này như ở Đại Cường, Đại Hoà,
Duy Châu, Điện Thọ, Điện Quang, bờ Nam Câu Lâu, Cẩm Nam Đa số các đoạn bờ
xói lở nêu trên cho đến nay đã được xây dựng các công trình chỉnh trị nhằm giảm thiểu
quá trình xói lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây.
Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy: Đoạn bờ khu vực Đại Đồng - Đại
Nghĩa trên sông Vu Gia, đoạn Phú Đa - Cẩm Lâu, chỗ ngã ba sông Thu Bồn - Vĩnh
Điện đều xẩy ra quá trình sạt lở, bồi lấp lòng sông nghiêm trọng đặc biệt là trong các
năm có lũ lớn như 1998, 1999, 2004, 2006, 2007, 2009. Trước hết phải kể đến đoạn
sông uốn khúc chảy theo hướng BTB - NĐN đoạn Đại Nghĩa (sông Quảng Huế).
Sau các trận lũ lớn năm 1999 và 2000, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
xuất hiện hiện tượng đặc biệt là sông Quảng Huế bị cắt dòng ở khu vực Đại Cường.
Tại đây hình thành thêm một lạch sông mới từ sông Vu Gia. Cửa vào lạch Quảng Huế

19
mới nằm tại vị trí cách cửa sông Quảng Huế cũ khoảng 1,7km về phía thượng lưu,
thuộc địa phận xã Đại Cường.

Hình 10: Lũ sông Vu Gia tiếp tục phá bờ tạo dòng Quảng Huế mới trong năm 2001
Sau khi xuất hiện lạch sông Quảng Huế mới, lạch Quảng Huế cũ bị yếu dần và
chỉ sau 2 năm đã bồi lấp gần như hoàn toàn. Sông Quảng Huế mới được hình thành
ngày càng mở rộng và gây xói lở mạnh khu vực ven sông. Nhiều nhà cửa bên bờ sông
phải di dời, hàng trăm hecta đất canh tác thuộc các thôn 8,9, Ô Gia Bắc, Thanh Vân -
xã Đại Cường - huyện Đại Lộc bị sạt lở cuốn trôi. Hệ thống điện 110KV cung cấp cho
xã Đại Cường bị hư hại nặng, đường giao thông liên huyện bị cắt đứt v.v…

Hình 11: Lũ sông Vu Gia phá công trình chỉnh trị trong năm 2007 [2]

20

Năm 2007, hiện tượng sạt lở bờ sông của tỉnh Quảng Nam xảy ra rất mạnh mẽ.
Hơn 40.000 m
3
đất đã bị sạt lở tại hai bờ sông thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Sạt lở
đã đe dọa tính mạng và đời sống của hàng chục nghìn hộ dân sống ven sông.

Hình 12: Sạt lở nghiêm trọng tại Duy Xuyên (năm 2007) đe dọa đến đời
sống của hàng chục nghìn hộ dân [35]
Khu vực ven sông Thu Bồn bị sạt lở nặng nhất tại địa bàn xã Duy Phước huyện
Duy Xuyên.
Trong hai đợt lũ năm 2007, nước từ thượng nguồn đổ về cộng với triều cường
đã gây sạt lở nghiêm trọng. Nước lũ đã làm xói lở một đoạn bờ sông, dài gần 2 km, có
đoạn xâm thực vào đất liền hơn 20 m.
Theo kết quả điều tra cho thấy, liên tục trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, mùa
lũ nào cũng xảy ra sạt lở, làm mất đi hàng chục héc ta đất canh tác và đất ở của dân.
Trong các năm gần đây hiện tượng sạt lở bờ sông Thu Bồn vẫn diễn ra phổ biến
và mạnh mẽ.
Năm 2008, Sở NN PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện có trên 10.000 hộ dân
tại 44 điểm sạt lở ven sông bị ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống và nguy cơ
đe dọa do thiên tai, lũ lụt.
Nghiêm trọng là những điểm sạt lở ven sông tại thôn Lạc Thành, xã Điện Hồng
(Điện Bàn); thôn 5, xã Duy Phước và thôn Thanh Châu, xã Duy Châu (Duy Xuyên);
thôn Tân Bình, xã Điện Trung, và thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong (Điện Bàn).
Các tuyến kè và đập Đại Cường ở các thôn 8, thôn 9, thôn 10, Ô Gia, Thanh
Vân, Quảng Đại, xã Đại Cường (Đại Lộc), thôn 3, xã Cẩm Kim (TP Hội An), tuyến kè
bờ tả sông Thu Bồn ở xã Điện Phương (Điện Bàn) hư hỏng trầm trọng, mái kè bị sạt
lở và bị cuốn trôi.

21
Năm 2009, dọc bờ sông Thu Bồn địa phận thôn Đông Khương, xã Điện

Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nhiều đoạn tiếp tục sạt lở đe doạ tính mạng
người dân và có nguy cơ xoá sổ cụm làng nghề truyền thống ở địa phương nếu không
có phương án đối phó kịp thời.
Sạt lở không chỉ có nguy cơ xóa sổ nhiều cụm dân cư phía hạ nguồn sông Thu
Bồn, mà nó còn có thể ảnh hưởng nhiều địa chỉ văn hóa truyền thống dọc theo triền
sông, trong đó có cụm làng nghề truyền thống của huyện Điện Bàn đã quy hoạch tập
trung ở địa phương. Đến nay, tình trạng sạt lở bờ sông Thu Bồn tiếp tục xâm thực vào
đất sản xuất và đất ở của nhiều hộ dân, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp khắc phục
tạm thời như: dùng tre, vật liệu khác che chắn nhưng tình trạng sạt lở vẫn diễn ra mạnh
mẽ.
Khác với đoạn trung lưu, sông Thu Bồn từ ngã ba Vĩnh Điện đến Cửa Đại lòng
sông phân nhánh và uốn khúc phức tạp. Quá trình xói lở bờ sông, bồi lấp lòng sông
xảy ra có tính chất luân phiên và có quy mô vừa phải.
Tình trạng sạt lở vẫn còn đang tiếp diễn, nhưng vẫn chưa có biện pháp phòng
chống. Nguy cơ đe doạ đời sống người dân trong khu vực hiện đang là vấn đề nóng
bỏng ở tỉnh Quảng Nam.
III.2.2. Hiện trạng sạt lở bờ biển, cửa sông tỉnh Quảng Nam
Dựa trên các tài liệu điều tra nghiên cứu tổng hợp khu vực nghiên cứu và vùng
phụ cận từ năm 1999 đến 2010 cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đã
được công bố [29] cho thấy: Hiện trạng sạt lở bờ biển, cửa sông đang diễn ra hầu khắp
ven biển Quảng Nam với mức độ và thời gian xảy ra không đồng nhất. Chúng liên
quan chặt chẽ với địa hình, cấu tạo vật chất đới bờ và các yếu tố động lực sông - biển
(trong đó: sóng và dòng chảy là yếu tố đóng vai trò quan trọng).
Theo số liệu điều tra thì từ năm 1964 cho đến nay, dọc bờ biển tỉnh Quảng Nam
có 9 khu vực bị sạt lở trong đó 18 đoạn bị sạt lở (bảng 7). Có những đoạn bờ bị sạt lở
với chiều dài hàng nghìn mét như ở xã Tam Hoà, Tam Hải - huyện Núi Thành và tốc
độ xói lở trung bình năm đạt tới vài chục mét /năm như ở xã Tam Thanh - TP. Tam
Kỳ, Tam Xuân, Tam Hải - huyện Núi Thành, hai bên bờ cửa Đại thuộc xã Duy Hải -
huyện Duy Xuyên) và thuộc phường Cửa Đại, TP. Hội An làm cho nhiều đoạn bờ lùi
sâu vào đất liền đến vài trăm mét ảnh hưởng lớn đến kinh tế dân sinh của khu vực.

Quá trình sạt lở bờ biển gia tăng nhanh với cường độ mạnh rất nguy hiểm đã gây nên
những thiệt hại to lớn cho các xã ven biển của tỉnh Quảng Nam. Hiện tượng sạt lở bờ
xảy ra ngay cả những nơi có các công trình chỉnh trị như kè chắn sóng, trồng cây và
các biện pháp chống sạt lở khác như ở cửa Lở (Tam Hải - huyện Núi Thành), cửa Đại
thuộc phường Cửa Đại, TP. Hội An, An Lương (huyện Duy Xuyên).
Bảng 7. Hiện trạng xói lở bờ biển tỉnh Quảng Nam
TT
Khu vực
Năm xảy ra
xãi lở
Vị trí
(b
ờ biển, cửa
sông)
Số
đoạn
bờ xói
lở
Chiều
dài bị
xói lở
(km)
Tốc độ
xói lở
trung
bình n
ăm
(m/năm)

Huyện Xã


22
1 Tam Kỳ Tam Thanh 1998 Bờ biển 4 35,0
2 Núi Thành Tam Xuân 1

1999 Bờ biển 1 46,7
3 1964 Cửa Hoà An


4 Tam Xuân 2

1978 Bờ biển 4 0,4 0,68
5 1978 Sông Ba 1 0,5
6 Tam Hải 1964 Bờ biển 2 3,0 35,0
7 Tam Giang 1994 Cửa An Hoà


8 Tam Hoà 1997 Bờ biển 3 1,0 3,9
9 1997
Sông
Trường
Giang


22

Hình 13. Sơ đồ hiện trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tỉnh Quảng Nam

23


Khu vực bị xói lở mạnh và rất mạnh xảy ra ở bờ biển lồi, thẳng hướng sóng gió
và vật chất tạo bờ chủ yếu là cát.
Quá trình xói lở bờ diễn ra với tốc độ khác nhau. Khu vực có địa hình khúc
khuỷu, răng cưa nhiều vũng vịnh và bán đảo, đá gốc, các vùng cửa sông, hiện tượng
xói lở diễn ra với qui mô nhỏ, cường độ yếu đến trung bình. Khu vực bị xói lở mạnh
và rất mạnh xảy ra ở bờ biển lồi, thẳng hướng sóng gió và vật chất tạo bờ chủ yếu là
cát.
* Phân bố cường độ xói lở theo kích thước chiều dài của đoạn bờ: Chia kích
thước của đoạn bờ bị xói lở ra 5 cấp :
- Ngắn: có độ dài xói lở < 200 m.
- Đáng kể: 200 - 1000 m.
- Trung bình: 1000 - 2000 m.
- Lớn: 2000 - 6000 m.
- Rất lớn: > 6000 m.
Bảng 8. Số đoạn bờ bị xói lở phân theo kích thước tỉnh Quảng Nam
Sè ®o¹n bê bÞ xãi lë ph©n theo kÝch thíc (m)
< 200 200 - 1000 1000- 2000 2000- 6000 > 6000
2 6 6 3 1
Theo số liệu điều tra khảo sát các đoạn bờ bị xói lở dài có kích thước trên 1000
m trở lên chiếm 56%.
Bờ biển tỉnh Quảng Nam có 16 km bị xói lở, quá trình xói lở diễn ra chủ yếu ở
khu vực bờ biển, chiếm 4,1% tổng chiều dài bị xói lở. Các đoạn bờ bị xói lở lấn sâu
vào đất tiêu biểu nhất là khu vực Tam Hải - Núi Thành lấn sâu vào đất liền tới 2500 m.
* Dựa vào tốc độ xói lở sâu vào đất liền trung bình mỗi năm (m/năm), ta có thể chia
ra 4 cấp như sau:
- Chậm: có tốc độ xói lở lấn sâu vào đất liền < 5 m/năm chiếm 22,0%
- Trung bình: có tốc độ xói lở lấn sâu vào đất liền 5 - 15 m/năm chiếm 17,0%.
- Nhanh: có tốc độ xói lở lấn sâu vào đất liền 15 - 30 m/năm không có.
- Rất nhanh: có tốc độ xói lở lấn sâu vào đất liền > 30 m/năm chiếm 39,0%,
Các đoạn bờ có tốc độ xói lở nhanh là khu vực Tam Hải - Núi Thành (Quảng

Nam) có tốc độ xói lở trung bình năm là trên 30 m/năm. Đặc biệt có những khu vực
hiện tượng xói lở mới chỉ xảy ra trong thời gian gần đây (năm 1999, 2000, 2008 -
2010) nhưng với tốc độ khá lớn từ 40 - 60 m/năm là Duy Hải - Duy Xuyên, Bình Minh
- Thăng Bình, Tam Tiến - Núi Thành, cửa Đại, cửa Lở

24


Hình 14. Đoạn bờ biển bị sạt lở ở gần Cửa Đại đang được gia cố
Quá trình sạt lở đang diễn ra trên hầu hết bờ biển, tại địa bàn của tất cả các
huyện có bờ biển, cửa sông mặc dù với mức độ (cường độ và tốc độ) khác nhau. Các
khu vực bị xói lở mạnh nhất tập trung ở duyên hải đồng bằng Duy Xuyên, Thăng
Bình, Tam Kỳ, Núi Thành.
Qua số liệu về hiện trạng xói lở của tỉnh Quảng Nam cho thấy: Quá trình xói lở
- bồi tụ diễn ra khá phức tạp, song quá trình xói lở chiếm ưu thế. Quá trình xói lở diễn
ra với qui mô, cường độ, tốc độ khác nhau ở các khu vực và ngày càng gia tăng, đặc
biệt từ những năm 1990 trở lại đây. Quá trình xói lở chủ yếu xảy ra ở những đoạn bờ
biển thẳng với hướng sóng gió, vật chất cấu tạo bờ chủ yếu là những vật liệu bở rời và
các khu vực chưa có các công trình gia cố phòng chống.
III.2.3. Hiện trạng và nguy cơ gia tăng tai biếnthiên nhiên qua biểu hiện BĐKH
Những thiên tai – biểu hiện của BĐKH đã tác động mạnh và gây thiệt hại nặng
nề nhất đối với con người, tài sản và cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, bão, lũ là thiên tai diễn ra hàng năm với
mức độ nghiêm trọng rất cao, những năm gần đây có xu hướng ngày càng gia tăng,
mức độ tàn phá ngày càng khốc liệt.
Bảng 9. Thống kê số lượng bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt qua các năm


Năm
Loại hình thiên tai

Bão ATNĐ Lũ lụt
Biển
Đông
Tỉnh
Biển
Đông
Tỉnh Tỉnh
1997 5 1 3

×