TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN THANH SƠN –
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN ĐIỂU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
ĐẾN NĂM 2020
Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Thanh Sơn
Người hướng dẫn : TS. Phạm Anh Tuấn – Trường ĐH
Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Thanh sơn, ngày 25 tháng 04 năm 2016
Thanh sơn, ngày 13 tháng 04 năm 2016
Thanh Sơn, tháng năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình đào
tạo sinh viên của nhà trường. Đây là khoảng thời gian sinh viên được tiếp cận thực tế,
đồng thời củng cố những kiến thức đã được học trong nhà trường.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường
Hà Nội và Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý đất đai, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất tại huyện Thanh
Sơn – tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020”. Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo, các bạn lớp DH2DC, gia đình, các cô chú và các anh chị nơi em
thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tài Nguyên và Môi
trường Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đai, và đặc biệt là thầy giáo – TS.
Phạm Anh Tuấn người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu còn ngắn mặc dù đã rất cố gắng song
bài báo cáo tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để đề tài
tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Sơn,ngày
tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Hà
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt
Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt
CNH – HĐH
Công ngiệp hóa – hiện đại hóa
CP
Chính phủ
HĐND
Hội đồng nhân dân
NĐ
Nghị định
NQ
Nghị quyết
QĐ
Quyết định
QH
Quốc hội
QHSDĐ
Quy hoạch sủ dụng đất
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Đất là sản
phẩm của thiên nhiên đã trao tặng cho con người, là nguồn gốc của mọi của cải vật
chất trong xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được đối với sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
cơ cấu kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Nhận thấy tầm quan trọng của đất
đai Mác đã khái quát rằng: “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật
chất”.
Khi xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho đất đai
ngày càng chịu áp lực nặng nề hơn, nhu cầu về đất ở cho các hoạt động phục vụ con
người ngày càng tăng trong khi quỹ đất của chúng ta lại có giới hạn. Nước ta với 3/4
diện tích là đồi núi nên việc khai thác và sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, phần diện
tích đất bằng thì nhỏ, việc sử dụng còn chưa hợp lý, chồng chéo thiếu khoa học nên hiệu
quả chưa cao. Do vậy, vấn đề quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai là vấn đề
cấp thiết hiện nay.
Trong quá trình CNH - HĐH, nhu cầu về đất đai trong xã hội ngày một tăng,
biến động về đất đai ngày càng nhiều. Do vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai đã
và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, đưa ra những chính sách nhằm sử dụng đất
đai một cách bền vững và có hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất đai có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất của các
lĩnh vực một cách hợp lý trên cơ sở dự báo nhu cầu phát triển của các lĩnh vực và định
hướng phát triển kinh tế của từng vùng cũng như toàn lãnh thổ. Đồng thời quy hoạch
sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nông nghiệp nhằm tổ chức lại việc sử dụng
đất đai, phát huy ngành và lãnh thổ, hạn chế sự chồng chéo tránh gây lãng phí đất đai,
tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện làm giảm nghiêm trọng quỹ đất trong nông
nghiệp.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, huyện Thanh Sơn với sự
phát triển kinh tế và gia tăng dân số đã và đang gây áp lực lớn trong quá trình sử dụng
đất đai. Nắm rõ được tình hình địa phương, UBND huyện Thanh Sơn, Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện, đã xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai
đoạn 2010 - 2020. Trong quá trình thực hiện quy hoạch đã tạo ra những chuyển biến
lớn, kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và làm mới phục vụ tốt cho phát
triển sản xuất và đời sống. Tuy vậy cũng phát sinh nhiều vấn đề nằm ngoài phương án
7
quy hoạch. Để việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất các giai đoạn sau tốt hơn các giai
đoạn trước là nội dung quan trọng.
Chính vì vậy được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đai, sự giúp
đỡ của Phòng tài nguyên và môi trường huyện Thanh Sơn, đặc biệt là sự hướng dẫn
tận tình của thầy TS. Phạm Anh Tuấn, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá
kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất tại huyện Thanh Sơn – tỉnh
Phú Thọ đến năm 2015 và đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020”
2.
3.
Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của huyện.
Nghiên cứu phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Sơn.
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Sơn
năm 2011-2015, tìm ra những yếu tố tích cực, những hạn chế bất cập trong quá trình tổ
chức thực hiện phương án quy hoạch.
Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả phương án quy
hoạch sử dụng đất cho kỳ sau, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn,
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Huyện Thanh Sơn.
Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướng phát triển
không gian lâu dài, đồng thời đáp ứng yêu cầu sử dụng đât của các nghành đến năm
2020.
Yêu cầu của đề tài.
Thu nhập và xử lý số liệu. Số liệu thu được phải khách quan, trung thực và chính xác.
Từ kết quả nghiên cứu phải đưa ra nguyên nhân của tồn tại, khó khăn , từ đó đưa ra
những giải pháp khắc phục cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
Cơ sở khoa học, lý luận của quy hoạch sử dụng đất và thực hiện quy hoạch sử
dụng đất.
1.1.1. Một số khái niệm.
1.1.1.1.
Khái niệm quy hoạch sử dụng đất.
Đất đai là một vùng lãnh thổ nhất định ( vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất,
miếng đất) có vị trí, hình thể, diện tích với những tích chất tự nhiên hoặc mới tạo thành
( đặc tính, thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước, nhiệt độn,
ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hóa tính....) tạo ra điều kiện nhất định cho
việc sử dụng các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy
hoạch – đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm phân định ý nghĩa, mục
đích của tường phần lãnh thổ và đề suất một trật tự sử dụng đất nhất định.
Về bản chất: Đất đai là đối tượng của mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vự sử
dụng đất ( gọi là mối quan hệ đất đai) và tổ chức sử dụng đất như “ tư liệu sản xuất đặc
biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một
hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất: kinh tế, kĩ thuật và phát
chế. Trong đó cần hiểu:
- Tính kinh tế: Thể hiện ở hiệu quả đất đai.
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo
sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo
quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng đất đai đúng pháp luật.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm: Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện
pháp của Nhà nước và quản lý và tổ chức sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, khoa học thông
qua việc phân bố các cấp lãnh thổ, các nghành, tổ chức và người sử dụng đất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thực hiện đường lối kinh tế của Nhà nước trên cơ
sở dự báo theo quan điểm sinh thái bền vững.
Theo FAO : “ Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng đất và
nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội nhằm lựa
chọn ra phương án sử dụng tốt nhất. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là lựa chọn
và đưa ra phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của con người một
cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên cho tương lai. Yêu cầu cấp
thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu của con người và điều kiện thực tế sử dụng đất
thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng sử dụng đất”.
9
Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, xét duyệt là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt là chuyển diện tích trồng lúa có
hiệu quả cao sang các mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây
lâu năm. Như vậy, mục đích của quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo ra những điều kiện
về tổ chức lãnh thổ, thúc đẩy các đơn vị sản xuất thực hiện đạt và vượt mức kế hoạch
Nhà nước giao.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng , là cơ sở để Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Nó được xây dựng trên
định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, yêu cầu bảo vệ môi
trường, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; Hiện trạng quỹ đất và nhu
cầu sử dụng; Định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học kĩ thuật; Kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. Những năm gần đây, quy hoạch đã góp phần
không nhỏ tạo ra kết quả đáng khích lệ, giúp khai thác, sử dụng đúng mục đích, tiết
kiệm và có hiệu quả, phát huy tiềm năng, nguồn lực và đất, mở rộng diện tích canh tác,
nâng cao chất lượng, đảm bảo an toang lương thực.
Như vậy, về thực chất hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết định
nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất,
thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử
dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã
hội, kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến
hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất chi tiết của mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý
Nhà nước về đất đai; làm cơ sở tiến hành cấp đất và đầu tư phát triển sản xuất, đảm
bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa – xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm
tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí
đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất
nông nghiệp( đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng) ; Ngăn chặn
các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái
gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển
kinh tế - xã hội và hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng
ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi sang nề kinh tế thị trường.
10
1.1.1.2.
Đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng nghành và từng
lĩnh vực, quyết định đến từng hậu quả sản xuất và sự sống còn của từng người dân
cũng như vận mệnh của quốc gia. Quy hoach, kế hoạch sử dụng đất là một trong các
nội dung quan trọng về quản lý Nhà nước đã được luật đất đai quy định. Và kết quả
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng vô cùng quan trọng, thông qua kết
quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã góp phần đảm bảo tính thống
nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo sử
dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái. Tuy
nhiên trong việc thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập, hạn chế dẫn đến quy hoạch
không được hoàn thành tốt như yêu cầu đề ra. Vì vậy cần đến công tác đánh giá thực
hiện quy hoạch sử dụng đất giúp thấy được những bất cập, hạn chế còn gặp phải.
Đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất là quá trình phân tích, đánh giá tình
hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất, biến động
sử dụng đất qua các thời kỳ, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ
trước, xác định những bất hợp lý cần được giải quyết trong quy hoạch, kế hạch sử
dụng đất. Đánh giá tiềm năng đất đai về số lượng, chất lượng, mức độ tập chung, vị trí
phân bố và khả năng đáp ứng cho các mục đích sử dụng đất.
Công tác đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất được thể hiện bằng một bản
báo cáo là Báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 50 của Luật đất
đai năm 2013 có quy định rõ về bản báo cáo này như sau:
1. Trách nhiệm báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được quy định như sau:
a) UBND cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đến UBND cấp trên trực tiếp; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm gửi
báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh đến
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội
vào kì họp cuối năm.
2. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với năm cuối của kế
hoạch sử dụng đất phải kèm theo báo cáo tổng hợp về thực hiện cả kỳ kế hoạch sử
dụng đất.
11
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với năm cuối của
kỳ quy hoạch sử dụng đất phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kế hoạch
sử dụng đất kỳ cuối và báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ quy hoạch sử dụng đất.
1.1.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất.
Điều 40 – Luật đất đai 2013 quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
bao gồm:
Định hướng sử dụng đất 10 năm;
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từngđơn vị hành chính
cấp xã;
- Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành
chính cấp xã;
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
1.1.3. Quy định về thực hiện quy hoạch, kê hoạch sử dụng đất.
-
Điều 49 – Luật đất đai 2013 có quy định về việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất như sau:
1. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất cấp
quốc gia đã được Quốc hội quyết định.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trên địa bàn cấp xã.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất quốc phòng, an ninh.
2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được
thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử
dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch
được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng
12
mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo,
sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép theo quy định của pháp luật.
3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được
công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà
sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử
dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải
điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển
mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất
không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều
chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại
khoản 2 Điều này.
4. Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ
tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
1.2.
Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch ở nước ngoài.
Quy họach sử dụng đất luôn có vị trí quan trọng trong thực hiện công tác quản lý
đất đai của mỗi quốc gia và được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào điều kiện của mỗi nước mà phương pháp và quan điểm quy hoạch sử dụng
đất có đặc thù khác nhau và quá trình thực hiện cũng vậy.
Ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ quy hoạch sử dụng đất luôn gắn liền với
việc giải quyết nhiều yêu cầu về môi trường, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả bền vững.
Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ở các nước này có tính khả thi cao. Những quy tắc về
sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ năm 1916 đến những năm 30 và
hầu hết các Bang của nước Mỹ tuân thủ theo nguyên tắc này. Đến những năm 70, các
Bang ngày gặp phải một số vấn đề về môi trường và sự bảo tồn các di tích lịch sử nên
đòi hỏi phải có các nguyên tắc và tầm nhìn xa hơn. Từ đòi hỏi trên, Luật đất đai mới
của Mỹ đã hình thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất mới.
Ở Đức, điển hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được
xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn nhất lãnh thổ đất nước,
năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỉ lệ 1:50.000.
13
Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù hợp với sự thay
đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên.
Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Berlin nói riêng, của Đức nói
chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà
cho sự phát triển nền kinh tế.
Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình hóa
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và lao động,
áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, thúc đẩy nề kinh tế
phát triển.
Ở Campuchia, do nền kinh tế kém phát triển, có xuất phát điểm thấp, tình hình
chính trị rối loạn, nhiều nhà khoa học đã bị giết, nên trước những năm 2000, công tác
quản lý đất đai chưa được quan tâm, chưa hình thành được hệ thống Luật đất đai và
quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2000, Bộ quy hoạch đất đai và xây dựng đã hoàn
thiện luật đất đai, nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, kế
hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương không rõ ràng nên việc sủ dụng đất kém hiệu
quả và làm suy thoái đất. Mặc dù vậy, nhờ có sức cố gắng tìm hiểu, học hỏi, nghiên
cứu công tác quản lý, sử dụng đất đai của các nhà khoa học nên Campuchia đã xây
dựng được hệ thống Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai ở các nước phát triển tương đối hoàn
thiện nên công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất được triển khai tốt, sử
dụng đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Ở nhiều nước kém phát
triển, do thiếu kinh phí, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, nên hệ thống Luật đất
đai không đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả không cao, ảnh hưởng
đến sự phát triển của nền kinh tế.
1.2.2. Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch ở trong nước.
Ở Việt Nam, từ năm 1994, Chính phủ đã triển khai xây dựng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010. Năm 1997, Quốc hội có Nghị quyết số:
01/1997/QH9 về sử dụng đất cả nước 5 năm 1996 – 2000 và được Quốc hội khóa XI
phê duyệt tại kỳ họp thứ 5.
Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất của nước ta được triển khai theo lãnh thổ hành
chính ở 3 cấp (Quốc gia, tỉnh, huyện) và thực hiện theo các quy định tại Luật đất đai
năm 2013.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Đến nay có 60/64 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hoàn thanh việc lập quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 được thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
14
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: có 450/668 đơn vị hành chính cấp huyện,
chiếm 66,57% hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị của hầu hết các
tỉnh, thành phố chưa lập quy hoạch đô thị.
Như vậy, công tác quy hoạch sử dụng đất của nước ta mới được triển khai cơ
bản hoàn thành ở mức khái quát, mang tính định hướng ( quy hoạch sử dụng đất cả
nước, cấp tỉnh và cấp huyện.
Việc lập quy hoạch sử dụng đất đã góp phần xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý
và tiến hành thực hiện theo căn cứ, trình tự mà các văn bản hiện hành có liên quan đến
Luật đất đai quy định. Điều này đã làm tăng hiệu lực và ngày càng hiệu quả cao trong
quản lý, sử dụng đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng
trong quá trình phát triển đất nước, góp phần làm thay đổi cuộc sống nhân dân.
Quy hoạch sử dụng đấy đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005
của cả nước: nhờ có quy hoạch và chính sách hợp lý để khuyến khích việc khai hoang,
phục hóa, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát triển rừng nên diện tích đất
nông nghiệp, lâm nghiệp đã tăng lên đáng kể, mỗi năm đưa ra gần 500 nghìn ha đất
trống, đồi núi trọc vào sử dụng và năng xuất tăng từ 31,9 tạ/ha lên 42,5 tạ/ha (năm
2000).
Đồng thời chủ trương giao đất nông nghiệp ổn định cùng các chính sách đẩy
mạnh sản xuất hàng hóa, làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cây trồng, vật
nuôi, khôi phục và phát triển vườn cây ăn trái, cây công nghiệp có giá trị cao, phát
triển nuôi trồng thủy sản tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế được
chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác.
Theo TS Nguyễn Quang Học : “Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường
hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý sử dụng đất, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá... đã góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp,
nông thôn, đất đai được sử dụng phát triển công nghiệp theo hướng hàng hóa. Đất
nông thôn được cải tạo, chỉnh trang phát triển theo hướng đô thị hóa. Đất có mục đích
công cộng được quy hoạch đồng bộ và kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng khả
năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân...”
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai công tác Quy hoạch sử dụng đất ở
nước ta cho thấy còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; Quy hoạch chồng chéo giữa địa
phương và Trung ương, thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng quá chậm, đặc biệt
với các dự án khu công nghiệp, khu đô thị mới. Diện tích đất thực tế đã sử dụng xây
15
dựng nhà xưởng so với diện tích đã giao, cho thuê tại các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ
thấp, so với diện tích quy hoạch đã thu hồi còn thấp hơn nữa.
Theo số liệu của Ban quản lý các khu công nghiệp, cả nước có 12 khu công
nghiệp, Khu công xưởng (với tổng diện tích gần 2.000 ha) được thành lập từ năm
1998 trở về trước, nhưng tỷ lệ lấp đầy vẫn chưa đạt được 50%. Tuy nhiên, nhiều địa
phương vẫn tiếp tục lập mới các khu công nghiệp mà không quan tâm đến khả năng
thu hút các nhà đầu tư, việc chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp chưa tuân
theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp, ở nhiều nơi có quá nhiều
khu công nghiệp, nhiều địa phương sử dụng diện tích đất chuyên trồng lúa, đất có ưu
thế sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, khu công xưởng đã làm mất đi
ngày càng nhiều đất màu mỡ trồng cây lương thực.
Chất lượng quy hoạch sử dụng đất ở nước ta còn thấp, sự phối hợp giữa quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch phát
triển các ngành, địa phương chưa đồng bộ. Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu dừng lại ở
việc giải quyết, sắp xếp quỹ đất theo mục đích sử dụng, chưa căn cứ vào tiềm năng
đất, chưa thực sự tính toán đầy đủ tới mục tiêu, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Vấn đề này dẫn đến thực trạng sản xuất nông nghiệp còn manh mún, rừng tiếp tục bị
tàn phá, diện tích đất trồng đồi núi trọc, đất bị sói mòn còn lớn. Đặc biệt là sử dụng đất
tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, đô thị, công trình hạ tầng ở tình trạng vừa thừa,
vừa thiếu quỹ đất, nhiều nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng
hoặc sử dụng không hiệu quả gây lãng phí quỹ đất.
1.2.3. Tình hình quy hoạch sử dụng đất và thực hiện quy hoạch huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ.
Quy hoạch sử dụng đất là nội dung được các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ nói
chung và huyện Thanh Sơn nói riêng rất quan tâm. Phú Thọ đã hoàn thành công tác
quy hoạch sử dụng đất cho cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về đất đai cấp tỉnh. Quy
hoạch , kế hoạch sử dụng đất được duyệt là phương tiện để các cấp chính quyền định
hướng việc sử dụng đất đai, làm tang lợi ích cộng đồng. Nhờ có quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, huyện Thanh Sơn đã kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp đã có để sử dụng vào các mục đích khác; chủ động trong việc khai hoang
mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai góp phần giúp cho huyện Thanh Sơn đánh giá chính xác tiềm năng đất đai
của mình.
16
Tuy nhiên, thực tế triển khai công tác thực hiện quy hoach, kế hoạch sử dụng đất
tại địa phương còn nhiều bất cập, hạn chế. Các cấp chính quyền còn xem nhẹ vai trò
của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như công tác quản lý, thực
hiện quy hoạch, kế hoạch đề ra. Một số địa phương khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất
đai chưa tổ chức tốt việc đăng ký kế hoạch sử dụng đất các cấp, các ngành nên nhiều
dự án có nhu cầu sử dụng đất nhưng không đăng ký được, có dự án đã đăng ký nhưng
không khả thi do nguồn vốn thiếu, chưa điều tra xử lý tốt nguồn thông tin… Vì vậy
tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, nội dung quy hoạch chưa
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế và môi
trường trong sử dụng đất, hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất không cao.
Công tác phối hợp giữa các ngành trong việc lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất chưa chặt chẽ, đồng bộ, còn chồng chéo giữa các quy hoạch ngành và giữa
quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị. Trong khi quy hoạch sử dụng
đất phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch các
ngành, do vậy việc cập nhật thông tin, tài liệu, số liệu khá khó khăn, từ đó việc điều
chỉnh bổ sung vào phương án quy hoạch sử dụng đất không đạt hiệu quả như yêu cầu.
Từ tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng đất của các thành phần
kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời kỳ mới, UBND huyện Thanh
Sơn đã lập quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Sơn đến năm 2020 và được quyết định
phê duyệt tại Quyết định số 3447/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc phê duyệt QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
.
17
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.
2.2.
2.3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010- 2020 Huyện Thanh Sơn.
Kết quả thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
Phạm vi nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 07/03/2016 – 15/04/2016.
Không gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại Phòng tài nguyên và môi trường
Huyện Thanh Sơn- tỉnh Phú Thọ.
Nội dung nghiên cứu.
Điều tra sơ lược về tình hình cơ bản Huyện Thanh Sơn.
Điều tra sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai.
Giới thiệu phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010- 2020 huyện Thanh Sơn.
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010- 2015.
Đánh giá nguyên nhân tồn tại, yếu kém và đề xuất những giải pháp trong công tác thực
hiện quy hoạch sử dụng đất của Huyện Thanh Sơn trong giai đoạn 2010-2015.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu.
Phương pháp thu thập tài liệu và điều tra, khảo sát thực địa: Đây là phương pháp
được dùng để thu thập các tài liệu, liệt kê các số liệu, bản đồ, thông tin về toàn bộ các
nội dung của dự án làm cơ sở để điều tra, thu thập bổ sung dữ liệu, đối soát số liệu đã
có về: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu, hiện trạng sử
dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi chuyển mục đích
sử dụng đất, giao đất cho thuê đất, bồi thường, giải tỏa, tái định cư,… theo phương án
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được UBND Tỉnh phê duyệt.
Phương pháp kế thừa, chọn lọc tài liệu đã có: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu, bản
đồ đã thu thập được ở nội nghiệp và ngoại nghiệp tiến hành phân loại, chọn lọc, hệ
thống các tài liệu có giá trị sử dụng sẽ được sử dụng.
Phương pháp thống kê, so sánh.
Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm toàn bộ
các đối tượng điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu,
phân tích tương quan giữa các yếu tố. Về đối tượng nghiên cứu, phương pháp thống kê
đề cập đến các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu tình hình sử dụng đất, cơ cấu đất, các đặc tính về lượng và chất.
+ Phân tích đánh giá về diện tích, vị trí và khoảng cách.
+ Đánh giá các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật.
18
Phương pháp này có nhược điểm cơ bản là do số lượng đối tượng nghiên cứu
lớn nên kết quả thu được đôi khi không phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của các
sự kiện và hiện tượng.
Phương pháp minh họa bằng bản đồ.
Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch đất đai. Mọi thông tin cần
thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành tập bản đồ gồm: Bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch đất đai, …
19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Thanh Sơn.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1.
Vị trí địa lý.
Thực hiện Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn – Tỉnh
Phú Thọ. Thanh sơn là một huyện miền núi hiện tại nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ và
có điều kiện tự nhiên như sau:
-
Tọa độ: 21° 12′ 33″ N, 105° 11′ 17″ E ( WGS84 )
Phía đông giáp huyện Thanh Thủy và Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình, phía đông nam).
Phía tây giáp các huyện Yên Lập ( tây bắc) và Tân Sơn.
Phía bắc giáp các huyện Tam Nông, Yên Lập ( tây bắc).
Phía nam giáp các huyện và thành phố của tỉnh Hòa Bình như Đà Bắc (nam và tây
nam), Hòa Bình (đông nam), Kỳ Sơn(đông nam).
Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên
địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và
317B. Với tuyến quốc lộ và 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận
tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa
đồng bằng với trung du và miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thương với các huyện
lân cận như Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác
như Hoà Bình, Yên Bái và Hà Nội.
Với vị trí địa lý đó, huyện Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng,
cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi tạo những tiềm năng cho phát
triển thị trường, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực...
3.1.1.2.
Địa hình, địa mạo.
Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm
nhô trong hệ phức hợp vùng núi thấp có độ cao trung bình từ 500 đến 700m. Đây là
vùng thượng lưu của sông Bứa địa hình nghiêng dần về vùng trũng phía Đông (Địch
Quả, Sơn Hùng) rồi đổ ra Sông Hồng ở địa phận huyện Tam Nông. Theo địa hình, có
thể chia huyện Thanh Sơn thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng miền núi: Bao gồm các xã Thượng Cửu, Đông Cửu, Khả Cửu, ..với
những ngọn núi cao từ 500 - 700m và có độ dốc ≥ 250.
- Tiểu vùng đồi núi cao xen lẫn đồi núi thấp: Tập trung ở các xã phía Bắc và
Trung của huyện như Văn Miếu, Võ Miếu và Thục Luyện với độ dốc trung bình từ 5 20
250. Tiểu vùng này có những thung lũng hẹp, ít dốc xen lẫn, cũng có những ngọn đồi
cao phù hợp với cây công nghiệp và lúa nương.
- Tiểu vùng đồng bằng: Xen lẫn đồi thấp tập trung chủ yếu ở những xã phía
Đông và Đông Nam giáp với Thanh Thuỷ và Hoà Bình. Tiểu vùng này có độ dốc dưới
5 độ.
3.1.1.3. Khí hậu.
Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau:
Địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi thấp, cấu tạo theo kiểu bát úp, nằm
trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc
dãy Hoàng Liên Sơn.
Do địa hình chi phối, khí hậu của huyện Thanh Sơn có những đặc trưng của
khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông
ẩm ướt và mưa phùn, nhiệt độ thấp và nhiệt độ trung bình năm là 20 - 21 0C. Số giờ
nắng bình quân các năm là 1453 giờ, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850 1950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình qua các năm là 86,8%, tốc độ gió trung
bình 1,8m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam.
Một số hiện tượng bất thường về thời tiết vẫn xảy ra tại huyện Thanh Sơn như
quá lạnh về mùa Đông, thậm chí có băng giá và sương muối, ngược lại mùa hè nhiệt
độ lại quá cao, khô nóng, hạn hán và thậm chí còn có gió Phơn Tây Nam (gió Lào);
gió bão thường xảy ra quanh năm tuy sức gió không lớn nhưng hay xảy ra hiện tượng
lốc xoáy kèm theo mưa rất to và mưa đá,... gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông
nghiệp.
3.1.1.4. Thuỷ văn.
Huyện Thanh Sơn có hàng trăm con suối lớn nhỏ đều tập trung đổ về Sông Bứa,
các dòng suối lớn nhỏ có lượng nước lớn tập trung chính vào mùa hè, địa hình dốc nên
thường có hiện tượng mưa lũ lớn gây sói mòn, rửa trôi đất, lụt lội cho một số vùng,
phá huỷ các tuyến đường, chia cắt hệ thống giao thông liên xã và liên huyện..
3.1.1.5. Giao thông.
Huyện Thanh Sơn Có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Quốc
lộ 70B từ Thanh Sơn đi Hòa Bình, trên địa bàn huyện Thanh Sơn có các tuyến đường
tỉnh 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317. Với tuyến quốc lộ và các tuyến đường tỉnh,
huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao
thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi, có thể
mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập,
21
Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hoà Bình, Yên Bái và Hà Nội. Với vị trí địa
lý đó, huyện Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp
của khu vực trung du và miền núi tạo những tiềm năng cho phát triển thị trường, giao
lưu hàng hoá giữa các khu vực...
3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên:
A, Tài nguyên đất.
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014, tổng diện tích tự nhiên huyện Thanh Sơn
là 62.110,40 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp 56.659,96 ha, chiếm 91,22% diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp 5.121,33 ha, chiếm 8,25% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng 329,11 ha, chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên.
Thanh Sơn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có
độ phì tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp.
Ngoài ra, huyện còn có một phần diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng
năm.
Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc Quy hoạch các
cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du
lịch sinh thái, các trung tâm thương mại dịch vụ, phát triển các đô thị trung tâm huyện
lỵ, các thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã, trung tâm xã.
B, Tài nguyên nước.
Về tài nguyên nước, hệ thống các sông suối lớn nhỏ là nguồn tài nguyên nước
dồi dào cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên do địa
hình dốc bị chia cắt nên tài nguyên nước vẫn chỉ là tự nhiên, rất khó khăn trong việc
bố trí các công trình khai thác nước để phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt.
Lượng mưa thường tập trung vào mùa hè, địa hình dốc nên thường có hiện
tượng mưa lũ lớn gây sói mòn, rửa trôi đất, lụt lội cho một số vùng, phá huỷ các tuyến
đường, chia cắt hệ thống giao thông liên xã và liên huyện.
C, Tài nguyên rừng.
Đất lâm nghiệp của huyện có diện tích 43.134,30 ha, độ che phủ của rừng hiện
tại khoảng 62,4%. Huyện Thanh Sơn là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn với
nhiều nguồn tài nguyên rừng phong phú.
D, Tài nguyên khoáng sản.
22
Huyện Thanh Sơn có một số loại khoáng sản như: pizít, quắc zít, cao lanh,
fenpats, sắt, than, limonits... Ngoài ra còn có nhiều mỏ đá tạo điều kiện tốt cho công
nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cho đến nay nguồn tài
nguyên này chưa được điều tra, thăm dò và đánh giá chính xác trữ lượng và khả năng
khai thác.
E. Tài nguyên nhân văn.
Thanh Sơn là vùng đất cổ, nhiều hiện vật khảo cổ bằng đá (rìu, bôn, cuốc, vòng,
khuyên...) được phát hiện, thể hiện sự có mặt của con người từ thời kỳ đầu Đồ đá mới.
Nằm trong bộ Văn Lang là trung tâm của người Việt thời kỳ dựng nước, là vùng đất
Thanh Sơn được người Việt khai phá và định cư từ rất sớm. Nhiều hiện vật từ gốm thô
đến gốm có hoa văn và men đẹp thời nhà Lý - Trần, có niên đại hàng nghìn năm đã
phát lộ. Đặc biệt, nhiều nơi trên địa bàn huyện như: Tất Thắng, Sơn Hùng, Võ Miếu,
Lương Nha... đã phát hiện hàng chục chiếc trống đồng có niên đại từ hơn 200 năm đến
trên 2.500 năm, chứng tỏ sự có mặt liên tục của các thế hệ người Việt trên vùng đất
này.
Huyện Thanh Sơn có nhiều di sản văn hóa có giá trị. Hiện tại, trên địa bàn huyện
có trên 11 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích lịch sử cấp Quốc gia (đình
Thạch Khoán) và 8 di tích cấp tỉnh: Đình Cả, Đình Tế (xã Tất Thắng), Đình Lương
Nha (xã Lương Nha), Đình Lưa (xã Tân Lập), Đình Vỏ Trong (xã Yên Lương), Đình
Chung (xã Giáp Lai), Đình Khoang (xã Hương Cần), Đình Thủ Rồng (xã Yên Lãng);
02 di tích đang lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh: Đền Nhà Bà
(Thị trấn Thanh Sơn) và Đình Bản Thôn (xã Yên Sơn). Hàng năm tại các di tích này
đều tổ chức lễ hội truyền thống, bước đầu thu hút được nhân dân trong huyện và các
vùng lân cận. Ngoài ra, Thanh Sơn là vùng tiếp giáp với Văn hóa Mường Hòa Bình,
Văn hóa Thái Sơn La và Nghĩa Lộ nổi tiếng, đồng thời là một trong những chiếc cầu
nối chuyển tiếp giữa hai nền Văn hóa Việt - Mường, nên Thanh Sơn có nhiều sắc thái
văn hóa đặc trưng, đan xen và giao thoa rõ nét.
Cùng với những giá trị văn hoá vật chất các giá trị văn hoá truyền thống, các loại
hình văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc trong huyện tiếp tục được phục hồi:
Hội dân ca, hát ru, tết nhảy, múa lập tĩnh của người Dao, hát vì hát giang của người
Mường, các giai điệu cồng chiêng; việc phục hồi nghề dệt thổ cẩm, văn hoá nhà
sàn...với những cố gắng đó Thanh Sơn đã tích cực góp phần làm cho đời sống tinh
thần của nhân dân trong huyện trở nên phong phú, sinh động gắn bó với cội nguồn,
qua đó nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và khám phá, khai thác các giá trị
văn hoá truyền thống phục vụ cho các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.
23
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội.
3.1.2.1.
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
Năm 2015 nền kinh tế trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục tăng trưởng cao hơn
năm trước. Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) năm 2015 đạt 3.385 tỷ, tăng 12,1%
so năm 2014. GDP bình quân tăng 10,17%, GDP đầu người tăng từ 3,25 triệu đồng lên
6,5 triệu đồng. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn năm 2015
(Đơn vị tính: %)
STT
Nhóm ngành
Năm 2014
Năm 2015
Tăng (+)
Giảm (-)
1
Nông nghiệp
37,06
20,24
-16,82
2
Công nghiệp - xây dựng
25,77
52,12
26,35
3
Dịch vụ
37,17
24,64
-12,53
Tổng
100,00
100,00
(Nguồn: UBND huyện Thanh Sơn)
Số liệu ở bảng trên cho thấy, nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng và
phát triển đúng hướng và thu được những kết quả đáng khích lệ, nhất là trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp,
tăng tỷ trọng của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm.
A. Đặc điểm dân số.
Theo số liệu thống kê, dân số huyện Thanh Sơn tính đến hết năm 2015 dân số
có khoảng 127.760 người. Dân số tập trung không đều, đông nhất là thị trấn Thanh
Sơn với 13.688 người; đơn vị có số dân số thấp nhất là xã Tinh Nhuệ 2.793người.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,2%. Trên địa bàn huyện có 14 dân tộc cùng
sinh sống.
B. Lao động - việc làm
- Lao động: Lực lượng lao động trong huyện chiếm 57,22% dân số. Số lao động
trong độ tuổi là 69.165 người. Nguồn lao động được phân bố trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động huyện Thanh Sơn năm 2015
STT
Số người
(người)
Chỉ tiêu
24
Tỷ lệ (%)
1
Đang làm việc trong các ngành kinh tế
17.575
25,41
2
Đang làm việc trong cơ quan nhà nước
1.463
2,12
3
Nông, Lâm, Thủy Sản
50.127
72,47
69.165
100
Tổng
(Nguồn: UBND huyện Thanh Sơn)
Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn vì vậy vẫn
còn nhiều lao động thiếu công ăn việc làm lúc thời vụ nông nhàn. Nhìn chung, năng
suất lao động thấp do đó tỷ lệ lao động được đào tạo quá nhỏ bé.
3.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng huyện Thanh Sơn.
3.1.3.1.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Giao thông:
-
Tuyến đường quốc lộ 32A và tuyến đường tỉnh lộ đều được tu sửa, làm mới lại,
tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia giao thông được an toàn và đi lại dễ
dàng hơn.
Các tuyến đường trong các khu dân cư được tu bổ thường xuyên đáp ứng được
một phần nhu cầu đi lại của người dân nhưng trong tương lai cần mở rộng hơn nữa để
đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Năng lượng:
Nguồn điện cung cấp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu từ lưới điện
Quốc gia 110 Kv với các trạm biến áp và hệ thống đường dây 35 Kv (135km), đường
dây 1v0 Kv (35km), đường dây 6 Kv (20km), đường dây 0,4 Kv (100km), ngoài ra
còn nguồn điện mua của Trung Quốc. Hiện nay đã có 100% số hộ dùng điện. Nhìn
chung nguồn cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt.
Bưu chính viễn thông:
Những năm qua ngành bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay 100% các
cơ quan, xí nghiệp, công sở, trường học, đã lắp điện thoại. Nhờ vậy, việc thông tin liên
lạc đảm bảo nhah chóng, kịp thời, chính xác đã góp phần tích cực trong điều hành sản
xuất, kinh doanh của nhân dân.
3.1.3.2.
Cơ sở hạ tầng xã hội.
Giáo dục – đào tạo:
Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên: Trẻ mẫu giáo 5 tuổi
hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%; kết quả xét tốt nghiệp THCS
25