Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận môn định giá đất Ảnh hưởng của nhân tố quốc tế đến giá đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.56 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN
ĐỊNH GIÁ ĐẤT
Đề tài: Ảnh hưởng của nhân tố quốc tế đến giá đất
Giáo viên hướng dẫn: BÙI NGUYÊN HẠNH
Danh sách nhóm: 1, NGUYỄN THỊ THANH HÀ
2, HOÀNG THỊ VÂN
3, NGUYỄN THỊ HUỆ
Lớp: QLĐĐA-K52
1
I – Mở Đầu
Từ xưa đến nay, đất đai vẫn là một trong những vấn đề quan trọng được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Đây cũng là vấn đề phức tạp và
nhạy cảm vì nó liên quan đến quyền lợi của mọi người dân, tổ chức kinh tế -
chính trị - xã hội và cả quốc tế. Đất đai là “tài sản quốc gia” và là một nguồn
lực hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Nó luôn là vấn đề mang
tính thời sự. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực này là một trong những nội
dung quan trọng trong chiến lược phát triển mỗi nước.
Cùng với sự phát triển của thế giới hiện nay, đất đai cũng có sự biến động
theo để phù hợp với sự phát triển đó. Một trong những vấn đề được quan tâm
nhiều nhất và gây ảnh hưởng lớn cho xã hội đó là sự tăng giảm về giá đất. Nếu
như trước đây đất đai chưa đuợc khai thác và sử dụng nhiều thì ngày nay đã
được khai thác một cách triệt để dưới nhiều hình thức nhằm thu được lợi
nhuận tối đa. Mặt khác đất đai là sản phẩm phi lao động, bản thân nó không
có giá trị, nên đối với đất đai mà nói, giá cả đất đai phản ánh tác dụng của đất
đai trong hoạt động kinh tế, là cầu nối giữa mối quan hệ về đất đai-thị trường-
sự quản lý của Nhà nước.
Hiện nay, trên thế giới đang xuất hiện những “cơn sốt” giá liên quan đến
bất động sản ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế - chính trị thế giới.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giá đất ổn định và đất đai được sử dụng theo
chiều hướng tốt nhất ? Nghiên cứu định giá đất là một trong những phương
pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, định giá đất là công việc rất


khó khăn, là hoạt động chuyên môn mang tính kinh tế-kỹ thuật, tính pháp lý,
vừa mang tính xã hội, tính nghệ thuật. Giá cả giao dịch trên thị trường bất
động sản được quy định bởi nhiều nhân tố. Khi đó việc định giá đất cần phải
xem xét, cân nhắc một cách đầy đủ, toàn diện, chính xác tất cả các thông tin
về các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất.
2
Sự phát triển và hoàn thiện của thị trường Nhà đất là không thể tách rời
ảnh hưởng của hoàn cảnh quốc tế. Sự ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh
tế thế giới tới giá đất được phản ánh gián tiếp thông quả ảnh hưởng đến tình
hình kinh tế, chính trị trong nước. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng
của nhân tố quốc tế đến giá đất là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và thế giới nói chung.
3
II- Nội Dung
1.Tình hình kinh tế thế giới
Hiện nay, tình hình bất động sản bị chi phối bởi điều kiện kinh tế toàn cầu.
Sự phát triển kinh tế của một quốc gia ngoài việc không thể cô lập và tách rời
với sự phát triển của kinh tế thế giới ra, nói chung hoặc ít hoặc nhiều đều có
quan hệ với sự phát triển kinh tế của quốc gia khác. Thị trường thế giới càng
mở rộng thì mối quan hệ này càng trở nên mật thiết. Cho nên, sự thịnh suy
kinh tế của mỗi quốc gia đều liên quan đến sự phát triển hay suy thoái của
kinh tế thế giới, tình trạng thị trường, đất đai cũng không có ngoại lệ.
Ví dụ, khi bùng phát nguy cơ kinh tế có tính toàn cầu năm 1929 giá đất ở
nước Mỹ hạ thấp nhanh chóng, từ đỉnh cao năm 1925 rớt thẳng xuống theo
đường thẳng đứng, đến năm 1933 thì rớt xuống đến điểm đáy, cho đến sau khi
kinh tế thế giới phục hồi thì giá đất mới tăng lên lại.
1.1. Thị trường bất động sản thế giới
Thị trường đất đai có liên quan đến lượng tài sản lớn trong nền kinh tế
quốc dân của mỗi nước, do đó thị trường đất đai có vị trí và vai trò quan trọng
trong nền kinh tế. Cũng như nhiều thị trường khác, ngày nay thị trường đất đai

không chỉ mang tính khu vực mà còn mang tính quốc gia và tính quốc tế.
Trong mỗi cấp độ phát triển của thị trường bất động sản, quá trình vận
động của thị trường đều có chu kỳ dao động như nhiều thị trường khác đó là
gồm 4 giai đoạn: phồn vinh, suy thoái, tiêu điều (đóng băng), và phục hồi
(nóng dần lên có thể gây sốt). Chẳng hạn như thị trường bất động sản nước
Mỹ trong một thế kỷ (1870 -1973) trải qua 6 chu kỳ dao động, mỗi chu kỳ dao
động khoảng 18 năm.
Thị trường bất động sản mang tính vùng, tính khu vực sâu sắc và không
tập trung, trải rộng trên khắp các vùng miền của đất nước. Do điều kiện kinh
tế-xã hội khác nhau nên quy mô và trình độ phát triển của thị trường bất động
4
sản là khác nhau. Thị trường bất động sản ở các đô thị có sự sôi động hơn so
với vùng nông thôn.
Thị trường bất động sản chịu sự chi phối của yếu tố pháp luật. Bất động
sản là tài sản lớn của mỗi quốc gia, các giao dịch về bất động sản tác động
mãnh mẽ đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội. do đó các vấn đề về bất
động sản đều chịu sự chi phối và điều chỉnh chặt chẽ của hệ thống pháp luật.
Chính phủ các nước trên thế giới đều quan tâm đến bất động sản và thị trường
bất động sản, luôn điều chỉnh các chính sách để bất động sản phục vụ tốt cho
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Một đặc điểm rất quan trọng của thị trường đất đai trên thế giới là thị
trường này đã vượt ra ngoài khuôn khổ một quốc gia, trở thành thị trường đầu
tư hấp dẫn của tư bản nước ngoài. Những nước và lãnh thổ có dự trữ ngoại tệ
lớn như Nhật Bản, Đài Loan đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
trên thế giới. Ở Việt Nam, trong năm tháng đầu năm 2010, vốn đầu tư kinh
doanh bất động sản là 1,28 tỉ USD, chiếm 17% tổng vốn FDI. Hiện tượng sốt
đất diễn ra chủ yếu tại thành phố Hồ chí minh và Hà nội là hai điểm nóng về
kinh tế, tốc độ đô thị hóa, và tập trung dân số. Đây cũng chính là hai thị
trường có độ nhạy cao đối với từng sự đổi thay của nền kinh tế.
Ví dụ: Tp.HCM tiếp tục khẳng định là trung tâm đầu tàu của cả nước, và

Phía Nam về kinh tế, tài chính với các chỉ tiêu GDP, và thị trường chứng
khoán HCM. Hiện Tp. HCM tiếp tục đứng đầu về thu hút vốn đầu tư FDI với
số vốn 1.1 tỷ USD(Cục đầu tư nước ngoài, bộ KH&ĐT). Mới đây ,tập đoàn
Allrgeen, một trong những công ty phát triển bất động sản lớn của Singapore
đã vào Việt Nam với dự án đầu tiên căn hộ cao cấp Regency Park tại
Tp.HCM.
5
Theo các báo cáo của Price
Waterhouse Cooper và tổ chức nghiên
cứu Urban Land Institute có trụ sở tại
Mỹ, Tp.HCM nằm trong top 10 thị
trường bất động sản triển vọng của
khu vực Châu Á Thái Bình Dương
(Tp.Hồ Chí Minh dẫn đầu trong các chỉ tiêu đầu tư KS, VP, Căn hộ cho thuê,
BĐS lẻ, Công nghiệp và phân phối) (Báo Dân trí&Khuyến học) với các dự án
lớn về BĐS như ĐTM Thủ Thiêm, Đô Thị Cảng Hiệp Phước, ĐTM Nam Sài
Gòn, xây dựng các KS 5 sao, các liên hợp thương mại-KS-VP-CH tại các khu
đất vàng của Tp.[5; 6]
1.2. Xu hướng phát triển toàn cầu hóa
Từ thập niên 90, đặc biệt là sau năm 2000 hầu hết các xu hướng phát triển
kinh tế chủ yếu của thế giới đều vận động theo chiều hướng để tạo dựng nền
kinh tế toàn cầu thống nhất. Hội nhập kinh tế trên quy mô khu vực và toàn cầu
là xu thế tất yếu của kinh tế mỗi nước. Khi ra nhập WTO đã tạo cơ hội, môi
trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của các nước thảnh viên, kéo theo
đó là sự sôi động của thị trưòng bất động sản. Trong khi nguồn cung ở tất cả
các khu vực đều rất hạn chế thì lượng cầu tăng rất cao. Khi Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của WTO thì thị trường Việt Nam trở thành điểm
đến hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2007, cả nước thu hút
được 9,6 tỷ USD vốn FDI trong đó đa số các dự án có quy mô lớn đều nằm
trong lĩnh vực BĐS, chủ yếu là nhu cầu xây dựng khách sạn, các tập đoàn

công ty, văn phòng, cửa hàng…rất lớn làm cho giá đất đã tăng từ 80-200% ở
các quận 2,7 và 9 ở Tp. Hồ Chí Minh; giá các căn hộ chung cư cao cấp đã
tăng gấp 2 lần so với mức giá ban đầu mà các nhà đầu tư đã thông báo.[6]
6
Với xu thế toàn cầu như hiện nay thì trong vài thập kỷ tới, một thị trường
toàn cầu không biên giới sẽ xuất hiện. Số nước trong WTO đã vượt con số
150 thành viên. Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ hàng rào bảo hộ thương mại
trong khối. Các tổ chức khác như: APEC, ASEAN+3, ASEM, khối Nam Á
đều là các hình thức liên kết, khu vực hóa, quốc tế hóa của nhiều nên kinh tế.
Trong thế giới phẳng ngày nay, nếu sự phụ thuộc lẫn nhau có tác dụng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia vào những thời điểm tốt đẹp, thì chính
những ràng buộc thương mại và tài chính còn gây cả tác động ngược, bởi lẽ
suy thoái ở những nước mạnh sẽ “ truyền nhiễm ” sang các nước khác theo
mức độ khác nhau.
Những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng
suy thoái trầm trọng. Mỹ không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới có tình
trạng bong bóng xảy ra trên thị trường bất động sản. Hoạt động tín dụng lỏng
lẻo, mức lãi suất thấp và dài hạn cũng diễn
ra ở nhiều quốc gia khác, nhất là châu Âu.
Mỹ không phải là nước duy nhất chứng
kiến bong bóng bất động sản đang tan vỡ.
Các nước Anh, Iceland và Tây Ban Nha
cũng đang rất lo lắng vì họ chỉ đứng sau
Mỹ chút ít về tốc độ mất giá của nhà đất.
Các nước khác có nguy cơ nổ bong bóng là Pháp, Hy Lạp, Hungary, Italia, Bồ
Đào Nha, Thổ Nhỹ Kỳ và các nước vùng Baltique. Trong đó, Iceland là nước
đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Cơn bão khủng hoảng tài
chính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn chìm hệ thống
ngân hàng của quốc gia từng có thu nhập đầu người cao nhất thế giới. Tại các
khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Úc, Trung Quốc, New Zealand và

7
Singapore đều đã xảy ra những vụ nổ bong bóng nhà đất tại một số khu vực.
Cả Ấn Độ
cũng xảy ra tình trạng bong bóng địa
ốc. Những bong bóng này chắc chắn sẽ
vỡ một khi tình trạng thắt chặt tín dụng và
lãi suất cao chích vào. Điều đó cho
thấy sự suy thoái kinh tế ảnh hưởng
rất lớn đến thị trường bất động sản và ngược lại.
1.3. Tăng trưởng kinh tế thế giới
Mức độ tăng trưởng GDP cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
kinh tế. Sự tăng trưởng GDP càng cao thì nền kinh tế càng phát triển từ đó tác
động đến sự biến động của giá đất trên thị trường. Chỉ số GDP sẽ là yếu tố
làm cho trạng thái tài chính tiền tệ mạnh, kinh tế phồn vinh, tăng cơ hội có
việc làm, tổng đầu tư xã hội tăng khiến cho giá bất động sản tăng nhanh.
Cụ thể năm 2009 thị trường bất động sản sôi động dẫn đến mức tăng mạnh
về doanh thu bán đất của Trung Quốc. Theo số liệu chính thức năm 2009,
Chính phủ Trung Quốc đã thu được gần 1.600 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 234 tỷ
USD) từ bán đất, tăng mạnh 63,4% so với một năm trước. Doanh thu này trở
thành nguồn thu nhập chính với các chính quyền địa phương, nhất là khi
những nguồn thu khác giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.
Khu vực bất động sản giờ chiếm 20% đầu tư tài sản cố định và khoảng 10%
GDP của Trung Quốc. Điều này khiến cho giá bất động sản tăng lên rất cao.
Số liệu chính thức cho thấy sự đáng lo ngại về tốc độ leo thang chóng mặt của
giá bất động sản. Tại 70 thành phố quy mô lớn ở Trung Quốc tốc độ tăng giá
đất đạt tới 7,8% trong tháng 12/2009 so với một năm trước, mức tăng trưởng
nhanh nhất trong vòng 18 tháng.[7]
8
Sự gia tăng thu nhập của dân cư, sau khi giải quyết vấn đề ăn no mặc ấm,
con người sẽ có nhu cầu mới. Trong đó nhu cầu về nhà ở là nhu cầu thiết yếu

cơ bản không thể thiếu với mỗi người dân. Nhu cầu này tỷ lệ thuận với mức
tăng thu nhập. Thu nhập bình quân hàng năm của người dân trong vùng (thuộc
nhóm cao, trung bình hay thấp) so với các vùng khác cũng ảnh hưởng đến giá
bất động sản. Thu nhập trung bình thì giá nhà sẽ tăng chậm và ngược lại. Ví
dụ, trong 10 năm qua, Trung Quốc có thu nhập bình quân tăng cao làm tăng
nhu cầu về bất động sản khiến giá nhà đất tăng vọt.
1.4. Tình hình lạm phát trên thế giới
Mức độ lạm phát chung cũng ảnh hưỏng không nhỏ đến sự phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia qua đó ảnh hưởng đến giá bất động sản. Từ năm 2008 thế
giới bước vào một nền kinh tế với một viễn cảnh không hề sáng sủa. Những
nền kinh tế lớn như Mỹ và EU đang phải đối phó với tình trạng lạm phát và
thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng kinh tế đình đốn dẫn tới sự khủng hoảng nhà
đất hiện nay, các nhà kinh doanh bất động sản đang phải xoay sở trong thời
buổi lạm phát, khi vay vốn phải chịu lãi suất cao, các mức lãi suất ngày càng
tăng đã gây ảnh hưởng đến giá bất động sản. Cụ thể ở Hoa Kỳ, một báo cáo
từ các tạp chí Barron’s cho biết giá trung bình của ngôi nhà mới đã giảm
khoảng 3% kể từ tháng riêng năm 2006. Các kinh tế gia trưởng của NAR
( hiệp hội các quốc gia Realtors), David Lereah dự báo rằng giá nhà sẽ giảm
5% trên toàn quốc.
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo
sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng
khoán khuynh đảo. Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các
nền kinh tế để chống chọi với "bão". Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài
chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất
động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín
9
dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm, cho vay
dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất.
Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng
chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001

lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước
tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là
tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi.

Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1%
vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở
thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm
này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm. Trước tình hình trên, các
ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính đã mua lại các hợp đồng thế
chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị
trường. Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rùi ro cho những
khoản vay bất động sản. Tuy nhiên, trái lại nó lại tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây
chuyền và khiến rủi do bị đẩy lên cao hơn. Những bất ổn từ hoạt động cho
10
vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng.
[8]
Ở Việt Nam, sau một thời gian tăng trưởng thì tới năm 2008, thị trường
bất động sản Việt Nam lại có dấu hiệu bất ổn, gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ
lạm phát tăng nhanh, giá xây dựng tăng, bắt buộc phải thắt chặt tín dụng nên
tốc độ hoàn vốn của các dự án chậm. Tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng
tài chính trên thế giới tiếp tục làm thị trường giá nhà đất giảm mạnh, giao
dịch diễn ra cầm chừng trong bối cảnh thực hiện các chính sách kiềm chế lạm
phát của Chính phủ. Năm 2009, nhiều nhà đầu tư rút khỏi Việt Nam hoặc tạm
dừng dự án của mình do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Cho nên thị
trường bất động sản giảm hẳn các giao dịch và đi xuống.
Hiện nay trên thế giới tình hình lạm phát vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế
thế giới chưa ổn định, đặc biệt là sự bất ổn định của thị trường đất đai.
2.Nhân tố chính trị quốc tế
Mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia thường là tổng hợp của quan hệ
kinh tế. Cho nên, mối quan hệ tốt đẹp giữa quốc gia này với quốc gia khác,

giao lưu đối ngoại nhộn nhịp, môi trường ngoại giao cởi mở, hòa hoãn thì có
lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, khiến cho nhu cầu đất tăng, từ đó đẩy nhanh
giá đất lên cao và ngược lại.
Thực tế thì thị trường bất động sản toàn thế giới rất nhạy cảm, bởi vì đây
là thị trường tác động rất lớn đến xã hội của quốc gia. Sự thay đổi về đường
lối chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương có thể có những tác
động đến hoạt động của thị trường bất động sản nói chung và sự đầu tư vào
lĩnh vực bất động sản nói riêng. Cụ thể ở Việt Nam là:
11
+ Các chính sách có tác động gián
tiếp như khuyến khích sự đầu tư bên
ngoài vào địa phương làm tăng nhu
cầu về bất động sản qua đó làm cho
giá bất động sản tăng. Chính sách
chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo ra tình
trạng thay đổi liên tục những nhu cầu về không gian, diện tích để phát triển
các ngành sản xuất, phân phối và dich vụ nhằm thu hút đầu tư. Sự chuyển đổi
này có liên quan đến quá trình tiến triển toàn cầu hóa cũng như các hiệp định
thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Một vài
loại hình bất động sản tham gia trực tiếp vào thị trường bất động sản thế giới
(siêu thị, văn phòng, resort .v.v ).
+ Các chính sách tác động trực tiếp:
-Trên thế giớ tại các nước tư bản phát triển quá trình tích tụ đất đai đã đạt
tới đỉnh cao,các quốc gia này thường áp dụng luật thuế đối với việc mua bán
BĐS chứ không áp đặt giới hạn hành chính với thị trường đất đai. Ở các nước
đang phát triển, trong giai đoạn tăng trưởng nhanh thường có các cơn sốt tăng
giá đất làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Do đó, Chính phủ áp dụng
các luật thuế can thiệp vào thị trường đất đai. Như ở Việt Nam, Chính phủ
Việt Nam tiến hành đánh thuế lũy tiến để giảm đầu cơ, chính sách thuế đối với
nhà thầu nước ngoài (thông tư số 134/2008/ TT-BTC ngày 31/12/2008).

- Nhu cầu về nhà ở , đất ở cũng tăng rất cao sau khi có những sửa đổi,
nới lỏng hơn các quy định về nhập khẩu trong luật cư trú, làn sóng nhập cư
vào các thành phố tăng mạnh như:
Chính sách tài chính áp dụng đối với những người được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất;
12
++ chính sách cho phép Việt kiều được mua nhà gắn liền với quyền sử
dụng đất tại Việt Nam quy định trong Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày
23/6/2010.
++Từ ngày 1/1/2009, chúng ta bắt đầu thực hiện Nghị quyết về việc
thí điểm cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở có thời hạn tại Việt
Nam nhằm tạo ra tác động tích cực vào thị trường bất động sản khắc phục tình
trạng khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh
tế thế giới gây ra.
Chính sách tín dụng với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bất động
sản như giải pháp thắt chặt tín dụng của Nhà nước trong thời gian qua đối với
BĐS đã làm cho thị trường chững lại, khi mà các ngân hàng đã phải kiểm soát
chặt chẽ việc cho vay, đầu tư, kinh doanh bất động sản, tăng lãi suất cho vay
lên 14-16% / năm dẫn đến giá nhà đất giảm 15-20%.
Chính sách kinh doanh sản phẩm nhà đất phải qua sàn giao dịch để
hướng thị trường BĐS phát triển minh bạch và chuyên nghiệp.
Mặt khác, sự bất ổn định về chính trị làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư
đến thị trường bất động sản. Khi xảy ra xung đột quân sự thì tình trạng đó
ngày càng nghiêm trọng, kết quả là nhu cầu về đất xuống thấp nên giá đất rớt
theo.
13
Ảnh: Khủng hoảng chính trị Thái Lan
Cụ thể ở Thái Lan, khi chính phủ bị lật
đổ quân sự năm 2006, kết quả là đầu tư
vào bất động sản thấp, rủi ro đầu tư cao. Sự

suy giảm của giá bất động sản trong
năm 2006 là 1,4% do sự bất ổn chính trị
tăng cao bởi tham nhũng của Thủ
tướng Thaksin Shinawatra và trở nên tồi tệ
sau khi Thaksin bị lật đổ.
Năm 2007, công ty Tư vấn Rủi ro chính trị và kinh tế (PERC) ở Hong
Kong vừa công bố kết quả điều tra cho biết, mức độ rủi ro kinh doanh tại
Thái Lan tăng vọt, do các vấn đề chính trị trong nước, làm cho Thái Lan
gia tăng kiểm soát tiền tệ và hạn chế đầu tư nước ngoài.[9]

Ảnh AFP : Khủng hoảng Chính trị ở Thái Lan năm 2006
14

Trung tâm mua sắm Central World phóng hỏa
trong cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan năm 2006. Ảnh: AFP.
15
III- Kết Luận
Kinh tế BĐS là một thành phần quan trọng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong
nền kinh tế của tất cả các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển,
kinh tế BĐS có vai trò tạo nên tích lũy tài chính ban đầu của quá trình phát
triển kinh tế đất nước.
Điểm qua các cơn sốt của thị trường BĐS có thể nhận thấy yếu tố then chốt
ảnh hưởng đến thị trường này là phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi
quốc gia như môi trường an ninh, chính trị ổn định, các cam kết của Chính
phủ, hệ thống luật pháp, các định chế, chính sách mở, khuyến khích đầu tư,
kinh doanh, sự gia nhập WTO, sự xuất hiện và phát triển của thị trường vốn…
Thị trường bất động sản là một thị trường lớn và quan trọng trong bất cứ
một nền kinh tế nào. Nếu được điều tiết tốt, thị trường này có khả năng tạo
công ăn việc làm lớn, góp phần an cư xã hội, chuyển dịch nguồn vốn đầu tư
vào những lĩnh vực có hiệu suất kinh tế cao hơn.

Qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố quốc tế đến giá đất cho thấy
sự tác động qua lại và phụ thuộc của thị trường BĐS đối với sự phát triển
kinh tế, tình hình chính trị trên thế giới. Vì hầu hết các cuộc suy thoái kinh tế
thế giới đều bắt nguồn từ thị trường bất động sản. Khi một xã hội có nền chính
trị ổn định, có sự phát triển cao và ổn định của nền kinh tế sẽ là nền tảng cho
thị trường BĐS phát triển. Việc giữ ổn định thị trường BĐS là vô cùng quan
trọng nhưng cũng rất khó khăn. Ở nước ta, trong những năm gần đây, kinh tế
bất động sản đã thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trong xã hội và
đóng góp ngày càng tăng cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế bất động
sản ở nước ta nhìn chung đã phát triển một cách tự phát, phần lớn hoạt động
ngoài sự kiểm soát của Nhà nước, mang nhiều yếu tố đầu cơ, đặc biệt là hoạt
động không đúng hướng.
16
Vì vậy, đối với Việt Nam cần nắm được tình hình phát triển của thế giới để
có biện pháp nhằm hướng thị trường bất động sản phát triển theo chiều hướng
ổn định và bền vững. Nhà nước cần tạo mối quan hệ chính trị tốt với các quốc
gia khác để thu hút hơn nữa dòng vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế nói
chung, thị trường BĐS nói riêng. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước
cần tập trung phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện các cơ chế, chính sách quan
trọng nhằm lành mạnh hóa thị trường BĐS.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng định giá, dùng cho đại học ngành Quản lý đất đai – HN 2002
– ThS. Nguyễn Văn Quân.
2. Giáo trình định giá đất – TS. Hồ Thị Lam Trà, ThS. Nguyễn Văn
Quân /NXB Nông Nghiệp Hà Nội 2006.
3. Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010
4. Thông tư số 134/2008/ TT-BTC ngày 31/12/2008.
5. /
6.

7.
8.
te/2008/12/3BA09AE7/
9.
ro/50774280/411
18
19

×